Home Blog Page 24

Hướng dẫn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng từ A – Z

cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng

Hướng dẫn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng – “vị cứu tinh” giúp quá trình vận hành nhà hàng được dễ dàng và ổn định nhất.

Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, hầu hết các nhà hàng có quy mô lớn hiện nay đều áp dụng phần mềm quản lý tự động nhằm mang đến hiệu quả kinh doanh cao cũng như tiết kiệm được chi phí thuê nhân sự. Tuy nhiên, cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng có thực sự dễ dàng. Nếu các bạn còn đang gặp khó khăn về phần mềm tự đồng này, hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Phần mềm quản lý nhà hàng là gì?

Trước khi tìm hiểu cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng, các bạn cần phải khám phá chính xác vậy phần mềm này là gì? Theo đó, phần mềm quản lý nhà hàng là một hệ thống tự động sở hữu nhiều tính năng nổi bật được xây dựng sẵn nhằm quản lý các hạng mục, hoạt động trong nhà hàng được dễ dàng hơn. Thông qua việc sử dụng phần mềm này, người chủ quán có thể nắm rõ được số lượng khách hàng đến và đi mỗi ngày, thu chi cũng như quy trình làm việc của nhân viên. Mọi thông tin đều được lưu trữ lại một cách chính xác nhất và có thể mở xem lại bất cứ lúc nào.
phần mềm quản lý nhà hàng
Đặc biệt, các phần mềm quản lý nhà hàng này còn dễ dàng cài đặt và thiết lập trên hệ thống nhà hàng nhằm quản lý thông tin. Các chủ kinh doanh chỉ cần mua bản quyền là sẽ được cung cấp và hướng dẫn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng chi tiết. Các đơn vị cung cấp sẽ có trách nhiệm đồng hành và giải quyết bất cứ sự cố nào liên quan đến lỗi phần mềm nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé!

2. Phân loại phần mềm quản lý nhà hàng

2.1. Phân loại theo chi phí

Câu nói “chất lượng đi đôi với giá thành” có lẽ sẽ phù hợp với tình huống này. Cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng miễn phí thường chỉ sở hữu một số tính năng cơ bản như bán hàng, thanh toán… Đồng thời, khả năng ổn định và độ bảo mật cũng không được đánh giá cao. Các hệ thống quản lý nhà hàng miễn phí chỉ nên áp dụng cho những mô hình quán ăn vỉa hè, nhỏ lẻ với mục đích tiết kiệm chi phí.
phân loại phần mềm quản lý nhà hàng theo chi phí
Trái lại, nếu quyết định cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng trả phí thì sẽ sở hữu nhiều tính năng hơn. Quá trình vận hành cũng ổn định và đảm bảo được tính bảo mật dữ liệu cho người dùng. Những hệ thống này thường phù hợp với những mô hình nhà hàng sở hữu nhu cầu quản lý phức tạp.

2.2. Phân loại theo nền tảng công nghệ

Nền tảng công nghệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng để có thể phân loại phần mềm quản lý nhà hàng. Chủ kinh doanh nhà hàng có thể dựa vào nhu cầu vận hành và khả năng của bản thân để lựa chọn nền tảng phần mềm quản lý sao cho phù hợp nhất.
phân loại phần mềm quản lý nhà hàng theo nền tảng công nghệ
Đối với phần mềm quản lý nhà hàng dạng On-premises, toàn bộ dữ liệu sẽ được lưu trữ tại chỗ, tiến hành theo dạng đóng gói cài đặt trên máy chủ của nhà hàng. Tuy tính ổn định được đánh giá cao những chi phí trả một lần và phí triển khai thường rất lớn.
Phần mềm tính tiền dạng Cloud lại lưu trữ dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây. Điều này giúp quá trình triển khai được đơn giản và tiện lợi trong quá trình sử dụng. Đồng thời, việc trả phí thuê bao theo tháng cũng khiến tiết kiệm được chi phí cho chủ kinh doanh nhà hàng nhưng tính ổn định lại không được đánh giá cao bằng dạng On-premisses.

2.3. Phân loại theo nguồn gốc xuất xứ phần mềm

Một số phần mềm quản lý nhà hàng được phát triển và đầu tư tại nước ngoài nhưng lại được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như DCorp R-Keeper. Các phần mềm “made in” nước ngoài thường sử hữu nhiều tính năng đa dạng và vượt trội. Tuy nhiên, giá thành lại vô cùng cao. Ngoài ra, việc kết nối với các đơn vị đặt hàng, giao hàng hay thanh toán điện tử trong nước là điều không thể.
phân loại phần mềm quản lý nhà hàng theo xuất xứ
Trong khi đó, phần mềm quản lý trong nước cũng rất được ưa chuộng bởi giao diện Tiếng Việt vô cùng thân thiện với người dùng. Đồng thời, khả năng am hiểu thị trường nội địa cũng được đánh giá cao. Một số cái tên phổ biến nhất hiện nay phải kể đến như: iPOS, Misa, CukCuk, Sapo, KiotViet…

3. Những loại hình kinh doanh nhà hàng cần phần mềm quản lý nhà hàng

Hiện nay, không khó để các bạn tìm kiếm một quán ăn ngoài thị trường. Tuy nhiên, không phải quán ăn, nhà hàng nào cũng sử dụng phần mềm quản lý do quy mổ và mục tiêu khác nhau. Hãy cùng Nhà hàng số điểm qua một số loại hình kinh doanh nhà hàng cần đến sự hỗ trợ của “vị cứu tinh” này nhé!

3.1. Nhà hàng ăn uống

kinh doanh nhà hàng
Từ cách đặt tên phần mềm, các bạn có thể thấy sự đóng góp của phần mềm này đối với sự thành công của các quán ăn bình dân hay cao cấp. Để vận hành nhà hàng được thuận lợi, một hệ thống quản lý nhà hàng tự đông là điều bắt buộc giúp chủ kinh doanh có thể quán xuyến tất cả các đầu việc khó nhằn. Tuỳ thuộc vào quy mô, địa điểm cũng như mức độ phục vụ trong các thời điểm khác nhau trong ngày, các bạn có thể lựa chọn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp nhất.

3.2. Hệ thống quán bar

kinh doanh quán bar
Không chỉ các quán ăn, nhà hàng, hệ thống quán bar cũng có thể sử dụng hệ thống quản lý nhà hàng. Luôn cập nhật số lượng rượu, nguyên liệu sẵn có cũng như các tab quầy bar là “chìa khoá” hoàn hảo để lấy lòng khách hàng. Điều này cũng giúp quy trình vận hàng quán bar của bạn trở lên liền mạch và thuận lợi hơn rất nhiều. Nếu nói, phần mềm quản lý nhà hàng, quán bar là “cánh tay phải” của các chủ kinh doanh cũng không ngoa.

3.3. Các cửa hàng kem

kinh doanh cửa hàng kemĐừng khiến kem của khách hàng chảy chỉ vì phục vụ chậm. Khi tìm hiểu và thực hiện cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng, các bạn có thể theo dõi hương vị “quốc dân” đang bán chạy và duy trì hoạt động của các đơn hàng nhanh chóng thông quá việc áp dụng hệ thống POS được thiết kế riêng cho mô hình kinh doanh độc đáo này.

3.4. Các quán ăn nhỏ trên vỉa hè

kinh doanh quán vỉa hè
Các mô hình kinh doanh quán nhỏ trên vỉa hè vẫn có thể hưởng lợi từ hệ thống quản lý. Bởi có lẽ, chúng cho phép bạn có thể quản lý các đơn hàng một cách nhanh chóng nhất, tăng doanh thu cũng như hạn chế được thời gian chờ đợi trong quá trình chế biến. Thậm chí, một phần mềm quản lý nhà hàng POS hiệu quả có thể giúp quán ăn tho dõi thông tin khách hàng và gửi tương tác trên mạng xã hội để duy trì kết nối với khách hàng.

4. Tại sao cần sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng?

Để duy trì hoạt động nhà hàng được thuận lợi và ổn định, mọi công việc, trách nhiệm quan trọng đều đổ lên vai chủ sở hữu hoặc người quản lý. Có hàng trăm đầu việc phát sinh mà người chủ phải giải quyết, chẳng hạn như:

  • Vốn hoạt động của tổ chức
  • Quản lý bếp, bàn ăn, mặt bằng
  • Quản lý nguồn doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
  • Quản lý chi tiêu, sổ quỹ hàng ngày

Tuy nhiên, mọi công việc sẽ được đơn giản hoá hơn bao giờ hết nếu các bạn biết cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng. Ví dụ như, nếu một nhân viên báo nghỉ và cần tìm đồng nghiệp khác để thay ca. Với phần mềm quản lý nhà hàng, nhân viên có thể dễ dàng đăng nhập vào tài khoản trong hệ thống để gửi thông báo xử lý ca làm việc của mình. Sau khi đồng nghiệp khác nhận ca làm, họ hoàn toàn có thể hoán đổi mà không cần sự can thiệp của bên quản lý. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa thời gian cũng như rủi ro trong quá trình làm việc.
Xem thêm:

5. Những tính năng ưu việt của phần mềm quản lý nhà hàng

Nhìn chung, phần mềm quản lý nhà hàng hội tụ đầy đủ các tính năng cơ bản mà một hệ thống quản lý nhà hàng nên có. Tuy các tính năng đó còn phụ thuộc vào quy mô nhà hàng cũng như nhu cầu cụ thể của bạn nhưng hầu hết phần mềm quản lý đều có những khả năng ưu việt sau:

5.1. Thực hiện thao tác order gọi món

order gọi món
Một trong những tính năng vượt trội nhất của phần nền quản lý nhà hàng chính là order tạo quán theo thời gian thực. Đối với tính năng năng này, nhân viên có thể sử dụng chính điện thoại của bản thân để thực hiện gọi món cho khách hàng. Các bước tiến hành vô cùng đơn giản, chỉ cần mở điện thoại lên, truy cập vào ứng dụng và bắt đầu thao tác. Ngay lập tức, những đơn hàng sẽ được tự động hoá chuyển đến khu vực nhà bếp. Điều này sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế tình trạng phục vụ nhầm món đến khách hàng.

5.2. Quản lý và kết nối thu ngân

Khi nhà bạn của bạn thực hiện được cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng, ngay tức khắc, quầy thu ngân sẽ có thể nắm bắt được chính xác mọi giao dịch, món ăn mà từng khách hàng đặt gọi. Từ đó có thể hỗ trợ lên hoá đơn dễ dàng, quá trình in bill cũng vô cùng tiện lợi. Phần mềm quản lý nhà hàng sẽ đảm bảo quá trình phục vụ được hoàn hảo nhất khi không bỏ sót món, không tính toán thiếu tiền và mọi giao dịch đều được minh bạch khi ghi nhận chính xác trên hệ thống.
phần mềm quản lý nhà hàng hỗ trợ thao tác lên hoá đơn
Ngoài ra, phần mềm còn hỗ trợ chủ quán quản lý chặt chẽ mọi phát sinh trong quá trình vận hành như khách hàng chuyển bàn, ghép bàn hay thanh toán một phần tiền trước. Đồng thời, app quản lý nhà hàng cũng có khả năng ghi nhận thanh toán bằng nhiều hình thức khác nhau như tiền mặt/thẻ/chuyển khoản…

5.3. Quản lý doanh thu, lợi nhuận từ xa

Phần mềm quản lý nhà hàng nhất định phải sở hữu tính năng quản lý từ xa giúp chủ kinh doanh có thể nắm chắc được doanh thu, lợi nhuận mọi lúc, mọi nơi chỉ bằng một cái chạm trên điện thoại. Người làm chủ quản lý có hàng vạn đầu việc phải giải quyết, việc không đến nhà hàng thường xuyên là điều vô cùng bình thường. Có lẽ vì vậy, một ứng dụng giúp quản lý vận hàng nhà hàng, báo cáo doanh thu từng giây, từng phút là điều vô cùng quan trọng và thiết thực.

5.4. Cài đặt bảo mật thông tin cho người dùng

Vấn đề đánh cắp thông tin, rò gỉ dữ liệu quan trọng sẽ được “đánh bay” nếu sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Một phần mềm quản lý chất lượng sẽ đáp ứng được các yêu cầu về bảo mật như:

  • Phân quyền đội ngũ nhân viên có thể xem và không xem được những mục quan trọng trên kho dữ liệu của phần mềm quản lý nhà hàng.
  • Thiết lập quyền quản trị độc nhất cho chủ quán – người sẽ trách nhiệm cấp quyền cho mọi người khác được sử dụng tính năng cần thiết trên phần mềm.
  • Lưu trữ và sắp xếp thông tin kinh doanh, thông tin khách hàng một cách cẩn thận.
  • Đường truyền kết nối luôn duy trì ổn định, chủ quán có thể lấy lại dữ liệu tổng nếu lỡ tay xoá các mục con trên hệ thống phần mềm một cách dễ dàng. Ngoài ra, hệ thống còn sở hữu tính năng hỗ trợ bán hàng khi mất kết nối internet những sau đó phần mềm quản lý vẫn tự động sau lưu dữ liệu chi tiết và chính xác.

5.5. Quản lý chính xác, chi tiết nguyên vật liệu

Tính năng quản lý chính xác và chi tiết nguồn nguyên liệu của phần mềm quản lý nhà hàng sẽ đóng vai trò cốt lõi trong việc giúp quá trình vận hành được trôi chảy. Thậm chí, với phần mềm này, các bạn có thể định lượng nguyên liệu thành phần theo từng công thức có sẵn khác nhau. Nếu có thể kiểm soát được chặt chẽ khâu quản lý này, chủ quán ăn, nhà hàng sẽ hạn chế được sự cố nhân viên gian lận, rút lõi nguyên liệu – vốn là một vấn đề nan giải.

5.6. Quản lý tồn kho

Với các nhà hàng, quán ăn, quán cafe thì vấn đề quản lý vật phẩm, nguyên liệu tồn kho luôn là “bài toán” khó cho các chủ kinh doanh. Từ bia, rượu, nước ngọt cho đến nguyên liệu nấu nướng, đồ pha chế đều phải được quản lý nghiêm ngặt. Phần mềm quản lý nhà hàng có thể giải quyết vấn đề này, giúp các chủ doanh nghiệp nắm bắt chính xác số lượng hàng tồn – hết.
quản lý nguyên vật liệu tồn kho dễ dàng
Thậm chí, hệ thống quản lý nhà hàng còn sở hữu tính năng cài đặt lượng hàng tồn tối thiểu cho phép, gửi thông báo hàng tồn sắp hết để người quản lý có kế hoạch nhập thêm. Điều này sẽ giúp hạn chế xảy ra tình huống hết nguyên liệu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hoạt động kinh doanh.

5.7. Lên kế hoạch, sắp xếp ca làm việc cho nhân viên

Bên cạnh việc theo dõi năng suất làm việc của từng nhân viên, khi học cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng, đội ngũ nhân viên có thể tự quản lý ca làm việc của họ. Chẳng hạn khi nhờ đồng nghiệp khác hỗ trợ, thay vì phải thông qua kiểm duyệt của quản lý, phần mềm quản lý nhà hàng cho phép họ có thể hoán đổi ca trực khi thực sự cần thiết.

5.8. Hỗ trợ các chứng năng phục vụ tiếp thị và reward & coupon

Các công cụ tiếp thị được thiết kế sẵn hoặc có thể tích hợp vào hệ thống phần mềm nhà hàng. Chẳng hạn như các chương trình chăm sóc khách hàng thân thiết. Đối với tính năng này, các bạn hoàn toàn có thể cho phép khách hàng đăng ký cũng như nhận phần thường thông qua các chương trình khuyến mãi. Nếu bạn là một người bắt kịp xu hướng, giải pháp tiếp thị khôn ngoan này sẽ giúp khuyến khích khách hàng quay lại nhà hàng của bạn nhiều hơn đó nhé!

5.9. Khả năng tích hợp

khả năng tích hợp crm
Học cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng sẽ tạo cơ hội cho phép phần mềm quản lý nhà hàng của bạn tích hợp với một số hệ thống của bên thứ ba. Cụ thể như, phần mềm quản lý nhà hàng có thể tích hợp với phần mềm tính toán tối ưu, phần mềm quản lý nhà bếp hay CRM. Khả năng tích hợp được cho là cơ hội tuyệt vời để tăng thêm sự tiện lợi cho người dùng.

6. Hướng dẫn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng

Mỗi một phần mềm quản lý nhà hàng sẽ có cách cài đặt riêng. Tuy nhiên, phần lớn cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng thường sẽ tuân theo quy trình sau:
cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng
Bước 1: Trước tiên, các bạn cần lựa chọn hệ thông phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng của nhà hàng mình. Với hàng trăm hệ thống phần mềm khác nhau, việc lựa chọn được hệ thống quá lý phù hợp sẽ giúp tránh xảy ra các sự cố đáng tiếc.
Bước 2: Các bạn cần chuẩn bị thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại thông minh để cài đặt phần mềm. Với mỗi loại thiết bị này sẽ có những phiên bản chuyên dụng khác nhau, Cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng cũng sẽ có sự khác biệt.
Bước 3: Sau khi mua bản quyền phần mềm quản lý nhà hàng, khách hàng sẽ được cung cấp tài khoản để đăng nhập vào hệ thống. Lưu ý, các bạn hãy lưu lại thông tin này và tiến hành đổi mật khẩu để đảm bảo an toàn thông tin nhé!
Bước 4: Tại bước thực hiện nay, hãy điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Để việc quản lý sau này được chính xác và ổn định nhất thì phụ thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của những số liệu mà bạn đã đăng ký trong hệ thống.
Bước 5: Cuối cùng, chủ kinh doanh hãy kết nối máy chủ đã được cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng với hệ thống máy in. Việc này sẽ giúp đội ngũ nhân viên có thể in hoá đơn một cách nhanh chóng và dễ dàng.

7. Top 3 phần mềm quản lý nhà hàng được “săn đón” nhất hiện nay

Hiện nay, phần mềm quản lý nhà hàng tại Việt Nam vô cùng đa dạng với nhiều phân khúc khác nhau. Mỗi phần mềm sở hữu những ưu – nhược điểm riêng nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng. Hãy cùng Nhà hàng số điểm qua top 3 phần mềm quản lý nhà hàng được “săn đón” và sử dụng nhiều nhất hiện nay nhé!

7.1. Phần mềm quản lý nhà hàng DCorp R-Keeper

DCorp R-Keeper là một trong những công ty đa quốc gia, cung cấp giải pháp quản lý nhà hàng cho hơn 100.000 chủ doanh nghiệp F&B tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong đó, không thể không nhắc đến Việt Nam. Là lựa chọn hàng đầu của các thương hiệu lớn, phần mềm DCorp R-Keeper sở hữu nền tảng cũng như công nghệ hiện đại khi cho phép hoạt động trên đa nền tảng.
phần mềm dcrop r keeper
Ngoài ra, DCorp R-Keeper cũng sở hữu mọi tính năng năng cần thiết của một phần mềm quản lý nhà hàng phức tạp và yêu cầu phân tích chuyên sâu. Một số tính năng nổi bật của DCorp R-Keeper như:

  • Hệ thống POS cho phép order nhanh chóng và ổn định trên mọi thiết bị.
  • Nền tảng bán hàng đa kênh dựa theo quy trình khép kín chuyên nghiệp từ order – sản xuất – giao hàng – thanh toán – xác nhận và chấm điểm.
  • Hệ thống hiển thị nhà bếp KDS với khả năng điều phối và xử lý các order hiệu quả hơn trong khu vực bếp.
  • Phần mềm cung cấp hệ thống quản lý kho chuyên dụng cho ngành F&B.
  • Hệ thống tự động quản lý và chăm sóc khách hàng thân thiết.
  • Phần mềm cung cấp tính năng quản lý đặt bàn chuyên dụng cho nhà hàng.

7.2. Phần mềm quản lý nhà hàng iPOS

Có thể nói, phần mềm quản lý iPOS đang là lựa chọn hàng đầu của các chủ kinh doanh nhà hàng. Được biết như là đơn vị cung cấp các giải pháp quản lý nhà hàng chuyên biệt và toàn diện cho ngành dịch vụ F&B hàng đầu tại Việt Nam, cho đến thời điểm hiện nay, iPOS đã có hơn 10 năm kinh nghiệm đồng hành cùng 50.000 thường hiệu nhà hàng, trà sữa, quán cafe lớn nhỏ. Trong đó, phải kể đến một số thương hiệu hàng đầu như The Coffee House, Lẩu Phan, Cộng Cà Phê…
phần mềm ipos
Ưu điểm hàng đầu giúp iPOS nhận được nhiều sự đón nhận từ các chủ kinh doanh chính là giao diện trực quan và dễ dàng sử dụng. Với mong muốn mang đến trải nghiệm thân thiện nhất cho người sử dụng, phần mềm hoạt động với các thao tác đơn giản và linh hoạt nhất. Đồng thời, người dùng còn có thể tự điều chỉnh để phù hợp với quy trình vận hành của nhà hàng.

7.3. Phần mềm quản lý nhà hàng CukCuk

CukCuk là phần mềm quản lý nhà hàng được phát triển bởi Công ty Cổ phần Misa – Đơn vị nổi tiếng trong việc cung cấp các giải pháp công nghệ cho lĩnh vực quản trịn doanh nghiệp hay kế toán. Dù chỉ mới được cho ra mắt từ năm 2017 nhưng CukCuk đã nhanh chóng nhận được sự đón nhận, tin tưởng của nhiều chủ kinh doanh tại Việt Nam. Phần mềm sở hữu giao diện đơn giản, mọi nhân viên đều có thể sử dụng và thao tác dễ dàng, nhanh chóng.
phần mềm cuk cuk
Đặc biệt, tính năng phân chia theo nghiệp vụ của CukCuk cũng là một trong những nguyên nhân giúp phần mềm được “săn đón”. Tất cả các bộ phận từ quản lý, nhân viên phục vụ, lễ tân, thu ngân, bếp hay phục vụ bàn đều sở hữu ứng dụng riêng và được cấp quyền tham gia trực tiếp vào việc sử dụng và quản lý nhà hàng bằng phần mềm CukCuk.

8. Tổng kết

Nắm bắt được cách cài đặt phần mềm quản lý nhà hàng sẽ giúp ích rất nhiều cho chủ kinh doanh trong việc vận hành và quản lý nhà hàng. Hy vọng những thông tin quý báu của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Giải pháp F&B của Nhà hàng số để nhận được nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!

Quản lý nhà hàng bằng Access giúp doanh nghiệp thành công

phần mềm quản lý nhà hàng bằng access

Hướng dẫn cách quản lý nhà hàng bằng Access giúp các doanh nghiệp thành công trong quá trình quản lý dữ liệu.

Nếu bạn là một khách hàng quen thuộc với hệ điều hành Windows thì chắc chắc đã nghe nhiều đến phần mềm Microsoft Access. Đây được coi là phần mềm giúp hỗ trợ quản lý nhà hàng, khách hàng hiệu quả nên được nhiều doanh nghiệp/công ty sử dụng. Nếu bạn đang thắc mắc về phần mềm ưu việt này, hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu cách quản lý nhà hàng bằng Access thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Những khó khăn khi quản lý nhà hàng hiện nay

Quản lý nhà hàng là vấn đề mà hầu hết các chủ kinh doanh đều phải đặc biệt chú trọng bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, không phải nhà quản lý nào cũng có thể hoàn thành tốt công việc này. Đa số mọi người đều gặp phải những khó khăn nhất định sau khi quản lý nhà hàng, thực khách:

1.1. Thông tin khách hàng vị phân tán và không được đồng nhất

Dữ liệu, thông tin chủ chốt của khách hàng không đồng nhất là tránh nhiệm của chủ nhà hàng. Điều này có thể gây cản trở trong việc khai thác và tìm hiểu về đối tượng khách hàng mục tiêu – Vốn là yếu tố hàng đầu quyết định đến thành công khi kinh doanh nhà hàng.
Hiện nay, nguồn data khách hàng thường đến từ nhiều kênh khác nhau như: mạng xã hội, website…
thông tin khách hàng
Tuy nhiên, điều này khiến nhà hàng gặp nhiều khó khăn trong việc tổng hợp, không biết những khách hàng này đã từng đến mô hình nhà hàng nào hay kiểu nhà hàng yêu thích. Qua đó, nhà hàng sẽ không thể có cái nhìn tổng quan cũng như không đánh giá được chính xác tình trạng khách hàng của nhà hàng.

1.2. Thực hiện báo cáo thống kê tốn thời gian

Khi tiến hành công việc báo cáo, thông kê theo chu trình thủ công, quá trình thực hiện sẽ tốn rất nhiều thời gian mà chưa chắc kết quả cuối cùng đã chính xá. Điều này khiến việc tối ưu thời gian quản lý của nhà hàng bị hạn chế. Nhân viên sẽ phải tự tay thống kê số lượng nguyên vật liệu, những thông tin/dữ liệu khách hàng và tổng hợp, phân tích chúng bằng tay. Điều này sẽ khiến người làm trở nên mệt mỏi, tối vô cùng nhiều thời gian nhưng không đảm bảo được độ chính xác tuyệt đối.

1.3. Dữ liệu cập nhật có phần chậm chạp

Trong kinh doanh nhà hàng, việc khó khăn nhất chính là không thể nắm bắt chính xác và kịp thời hành vi, sở thích của khách hàng. Từ đó dẫn đến việc trì trệ trong quá trình đổi mới, quản lý nên có thể mất khách hàng vào tay đối thủ.
dữ liệu khách hàng
Thói quen, hành vi của người dùng luôn thay đổi theo thời gian. Nếu không thể kịp thời cập nhật dữ liệu thì chắc chắn nhà hàng của bạn sẽ hiểu sai nhu cầu của họ, làm lệch chiến lượng quảng bá và dịch vụ của nhà hàng.

1.4. Khó khăn trong việc tìm kiếm đối tượng khách hàng tiềm năng

Tìm ra đối tượng khách hàng tiềm năng để tập trung vào là nỗi lo lắng của nhiều nhà kinh doanh nhà hàng. Việc không xác định được đâu là đối tượng khách hàng tiềm năng, đâu là sản phẩm chính có sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh thì sẽ vô cùng khó nổi bật trên thị trường. Từ đó doanh số bán hàng khó có thể tăng cao.

1.5. Không thể đào tạo tốt đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng

Quá trình chăm sóc khách hàng tưởng trừng như đơn giản nhưng lại vô cùng khó khăn. Nhà hàng của bạn cần phải có một nhân viên giỏi để thực hiện tốt công việc này. Với những nơi chưa có nhân sự nhiều kinh nghiệm thì cần phải được đào tạo thường xuyên để nâng cao kỹ năng chăm sóc khách hàng.
đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng
Tuy nhiên, không khải lúc nào quản lý nhà hàng cũng có nhiều thời gian để đào tạo, chia sẻ những kinh nghiệm cho đội ngũ nhân viên. Điều này vô tình khiến nhân việc gặp nhiều khó khăn trong những tình huống bất ngờ với khách hàng. Có thể khiến thực khách không hài lòng, có những trải nghiệm không vui vẻ.

2. Phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access

Quản lý nhà hàng bằng Access hay Microsoft Office Access là phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu do Microsoft nghiên cứu, được sử dụng rộng rãi cho hệ điều hành Windows. Đây được đánh giá là phần mềm giúp tạo ra cơ sở dữ liệu tốt nhất và có thể hỗ trợ điều hành nhà hàng/doanh nghiệp với khả năng bảo mật thông tin tuyệt đối. Sản phẩm có tích hợp phần mềm quản lý kho, phần mềm quản lý bán hàng phần mềm kinh doanh… nên vô cùng thích hợp trong lĩnh vực quản lý nhà hàng.
phần mềm access
Để giải quyết những khó khăn về quản lý nhà hàng đã kể ở phần trên, rất nhiều nhà hàng đã lựa chọn sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng hằng Access vì sự tiện lợi, giá cả phải chăng mà nó mang lại. Đặc biệt, nhiều người còn nhận định rằng đây như một hệ thống phần mềm CRM thu nhỏ giúp quản trị doanh nghiệp tối đa.

3. Những lợi ích khi sử dụng quản lý nhà hàng bằng Access

Khi sử dụng phương pháp quản lý nhà hàng bằng Access, người dùng sẽ nhận được những lợi ích vô cùng ưu việt sau:

3.1. Quản lý nhập – xuất tồn kho bằng Access

Phần mềm quản lý bằng Access là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu sở hữu nhiều tính năng vượt trội giúp các nhà hàng có thể dễ dàng quản lý kho hàng dựa trên cơ sở dữ liệu rộng lớn của nó. Trong quá trình sử dụng, phướng pháp quản lý nhà hàng bằng Access mang đến người dùng rất nhiều lợi ích. Trong đó phải kể đến một số ưu điểm nổi bật như:
quản lý nhập xuất tồn kho

  • Thuận lợi áp dụng cho các hệ thống nhỏ và phù hợp với nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
  • Tính năng bảo mật cực tốt nhờ công nghệ mã hoá cũng như tính năng mật khẩu cho cơ sở dữ liệu.
  • Có tính liên kết với nhiều nguồn dữ liệu bên ngoài như các tệp văn bản, các cơ sở dữ liệu khác, các sổ làm việc Excel. Điều này sẽ giúp các nhà hàng có thể dễ dàng và thuận lợi trong công việc.
  • Tính chính xác cực cao nhờ khả năng lọc, sắp xếp và phân tích nhiều loại dữ liệu.

3.2. Tạo thói quen, tác phong làm việc chuyên nghiệp cho nhân viên

Khi quản lý nhà hàng bằng Access, nhân viên sẽ không còn phải sử dụng nhiều giấy tờ, tốn kém nhiều thời gian để truy xuất dữ liệu bởi hầu hết chúng đã được lưu trữ trong phần mềm. Điều này sẽ tạo ra được tác phong, thói quen làm việc chuyên nghiệp, tiết kiệm chi phí cho nhà hàng.
Xem thêm:

3.3. Linh động hơn trong quá trình quản lý khách hàng nhà hàng

Với phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access, đội ngũ nhân viên sẽ có thể linh động hơn trong khâu chăm sóc, xử lý các vấn đề liên quan. Các bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin, giải quyết những sự cố, thắc mắc cho khách hàng trong thời gian ngắn nhất.

3.4. Tiết kiệm tối đa chi phí, nguồn lực

tiết kiệm chi phí và nguồn lực
Quản lý nhà hàng theo phương thức thủ công, chủ kinh doanh sẽ tốn nhiều chi phí in ấn, chi phí nhân sự cũng như nhiều chi phí liên quan khác. Nhưng với phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access, rất nhiều chi phí sẽ được tối giản, công ty cũng không cần quá nhiều nhân sự để quản lý nhà hàng. Hơn nữa, phần mềm cũng giúp tối ưu thời gian quản lý một cách hiệu quả.

3.5. Đơn giản hoá trong quá trình sử dụng

Access giúp cơ sở dữ liệu dễ dàng lưu trữ thông tin ở một nơi cố định nhờ việc lập cấu trúc bảng. Ví dụ, thông tin khách hàng có thể được lưu trữ tại một nơi rồi tham chiếc đến nhưng nơi khác. Nếu thông tin này thay đổi, các thông tin mới cũng sẽ được cập nhật tự động ở tất cả tham chiếu.

3.6. Rút ngắn thời gian hoàn thành công việc

Phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access có thể xử lý các dữ liệu một cách nhanh chóng. Các thao tác vô cùng mượt mà để chủ kinh doanh có thể tiết kiêm tối đa thời gian cũng như công sức. Các bạn sẽ không tiêu tốn quá nhiều thời gian tra cứu thông tin, hồi đáp khách hàng hoặc giải quyết các sự cố bất ngờ.

4. Liệu quá trình quản lý nhà hàng bằng Access có gặp khó khăn gì không?

Mặc dù sở hữu rất nhiều lợi ích vượt trội, tuy nhiên, quá trình quản lý nhà hàng bằng Access vẫn gặp không ít khó khăn khi dùng. Các khó khăn chủ yếu xuất phát tử không gian quản trị dữ liệu, kỹ năng của người dùng và cách triển khai hệ thống:

4.1. Gặp khó khăn khi quản trị cơ sở dữ liệu lớn

quản lý dữ liệu nhà hàng
Hiện nay, việc kinh doanh và quản lý nhà hàng ngày một phức tạp. Khi mở nhà hàng với quy mô rộng, số lượng khách hàng tăng, sản phẩm đa dạng hơn thì việc sử dụng Access sẽ gặp nhiều khó khăn do không có khả năng lưu trữ dữ liệu quá lớn. Quá trình tìm kiếm thông tin cũng không dễ dàng. Ngoài ra, Access cũng không thể quản lý kho nhà hàng, quản lý bán hàng một cách toàn diện nhất.

4.2. Khó khăn trong quá trình triển khai hệ thống Access thông qua Internet

Chất lượng cuộc sông luôn ngày một phát triển, nâng cao theo từng ngày. Việc áp dụng các phần mềm quản lý kho, quản lý bán hàng tích hợp công nghệ hiện đại cũng ngày một phổ biến. Trong khi đó, Access lại không thể kết nối trực tiếp với Internet. Điều này đã gây ra không ít sự bất tiện trong khâu quản lý nhà hàng cho doanh nghiệp.
quá trình triển khai hệ thống access thông qua internet
Các phần mềm quản lý online hiện nay đều có thể truy cập mọi lúc mọi nơi trên nhiều thiết bị khác nhau. Trong khi đó, Access lại không có được tính năng này. Nó chỉ nằm cố định trong máy tính mà không thể đưa chúng lên internet. Đây có lẽ là điểm yếu lớn nhất của phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access, thể hiện sự lạc hậu hơn hẳn so với thời đại công nghệ số hiện nay.

4.3. Đòi hỏi người dùng phải có sự hiểu biết về công nghệ

Đa số các chủ kinh doanh nhà hàng sẽ không có quá nhiều kiến thức về công nghệ. Nhân viên cũng sẽ vậy. Tuy nhiên, quá trình quản lý nhà hàng bằng Access lại đòi hỏi kỹ năng này. Điều này vô tình gây kho khăn cho nhân viên trong quá trình sử dụng. Thậm chí xuất hiện nhiều sai sót khó có thể sửa lỗi. Trong khi đó, trên thị trường lại có khá nhiều phần mềm thao tác đơn giản hơn Access rất nhiều nên khó có thể cạnh tranh.

5. Những tính năng cơ bản của phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access

Rất nhiều nhà hàng công ty sau khi sử dụng phần mềm Access đều vô cùng hài lòng bởi nhiều tính năng ưu việt. Theo thông tin từ nhà cung cấp, để hỗ trợ tối đa trong quá trình quản lý nhà hàng, phần mềm Access có những tính năng sau:

  • Chăm sóc khách hàng một cách toàn diện với Email Marketing, SMS một cách tự động nên không tốn nhiều thời gian và nhân lực.
  • Tương trợ với máy in nhằm hỗ trợ in ấn nhiều liên kết.
  • Tương tác dễ dàng với các phần cứng như máy in mã vạch, máy in bill để hỗ trợ tối đa hoạt động quản lý.
  • Truy xuất thống kê, báo cáo từ nhiều máy khác nhau hay truy xuất qua mạng.
  • Phân quyền nhân viên theo chức vụ. Điều này giúp đảm bảo quyền lợi mỗi người, hạn chế được tình trạng lạm quyền hoặc nhân viên tự ý thay đổi thông tin.
  • Tính năng bảo mật, sao lưu hay khôi phục dữ liệu một cách an toàn. Từ đó hạn chế được rủi ro trong quá trình bảo mật thông tin khách hàng.
  • Hỗ trợ quản lý thông tin của khách hàng, quản lý công nợ mỗi kỳ, điểm tích luỹ hay phiếu quà tặng.

6. Hướng dẫn các bước khởi tạo phần mềm quản lý nhà hàng bằng Access

Bước 1: Xác định chính xác ứng dụng sẽ sử dụng trong Access. Thông thường, quá trình quản lý nhà hàng thường dùng Excel bởi sự đơn giản và hiệu quả của nó. Hãy lựa chọn Excel để thiết lập nhiều cột, nhiều bảng và nhập nội dung tương ứng các hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Đó có thể là danh mục sản phẩm, giá dịch vụ, bảng phân phối, danh sách nhân viên…
Bước 2: Khi đã hoàn thành quá trình nhập toàn bộ dữ liệu, hãy tiến hành thực hiện quản lý với phần mềm Access bằng cách tạo ra nhiều truy cập hơn nhằm giải quyết dữ liệu. Bảng truy vấn tiếp tục đọc các mối quan hệ của thông tin có trong bảng. Từ đó hỗ trợ người sử dụng thuận tiện hơn trong quy trình quản lý.
Bước 3: Trong tất cả các bước tạo phần mềm Access, có lẽ các bạn cần đặc biệt lưu ý ở bước số 3 này. Hãy táp dụng hàm tính trong Excel để tạo nên những kết quả cần một cách nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi người sử dụng phải có kiến thức thực tiễn cùng kinh nghiệm sử dụng hàm Excel để đưa ra được kết quả tốt nhất.

7. Sử dụng phần mềm Access có phải trả phí hay không?

Liệu sử dụng quản lý nhà hàng bằng Access có mất chi phí hay không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, Access có hai phiên bản là có trả phí và miễn phí. Với phiên bản miễn phí, các bạn có thể tải trực tiếp phần mềm và cài đặt trên máy để sử dụng. Tuy nhiên, phiên bản này thường sẽ giới hạn tính năng. Người dùng cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi sử dụng.
sử dụng phần mềm access có cần trả phí hay không
Ngoài phiên bản phần mềm miễn phí, Access cũng cung cấp phần mềm trả phí với giá khoảng 4 triệu đồng/12 tháng sử dụng. Với phiên bản này, người dùng sẽ được sử dụng toàn bộ chức năng của phần mềm để phục vụ công việc quản lý nhà hàng.
Hiện nay, có rất nhiều phiên bản crank của Access trả phí trên thị trường. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên tải xuống những phiên bản phần mềm này vì nó có thể chứa nhiều mã độc, virus rất dễ dàng xâm nhập vào máy tính nhằm lấy trộm thông tin doanh nghiệp, khách hàng dẫn đến nhiều tồn thất không đáng có.

8. Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về quá trình quản lý nhà hàng bằng Access. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các chủ doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục khởi nghiệp nhà hàng của Nhà hàng số để cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!

Franchise là gì? Tiềm năng mô hình kinh doanh franchise

franchise là gì

Khám phá Franchise cùng những lưu ý trong việc xây dựng mô hình kinh doanh Franchise thành công, hoàn vốn nhanh chóng.

Trong những năm trở lại đây, mô hình kinh doanh Franchise đang ngày càng “nở rộ” tại thị trường Việt Nam với những thành công đáng kinh ngạc. Triển vọng là vậy nhưng không phải mọi cuộc nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam đều thành công bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc không biết Franchise là gì cũng như làm thế nào để nắm chắc thành công trong mô hình kinh doanh độc đáo nào, hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu Franchise là gì?

Franchise được hiểu mà hoạt động nhượng quyền kinh doanh, tức là cho phép một cá nhân hay tổ chức được tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức, phương phá kinh doanh đã được sử dụng trong thực tế của bên nhượng quyền trong một khu vực cụ thể nào đó. Ví dụ điển hành nhất mà bất ai cũng có thể thấy như những cửa hàng KFC, StarBucks… đều là những chuỗi cửa hàng được nhượng quyền thương hiệu.
mô hình nhượng quyền kinh doanh franchise
Bên cạnh đó, bên nhượng quyền được gọi là franchisor, bên nhận quyền sẽ là Franchisee. Thông thường, nhân lực, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đều do bên mua thương hiệu phụ trách. Doanh nghiệp bán franchise chỉ có trách nhiệm chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về quảng bá thương hiệu. Song song đó, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp chính xác, đủ và hỗ trợ bên nhận thương hiệu nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền cũng phải đảm bảo thực hiện chuẩn khuôn mẫu, quy trình kinh doanh, cách thức kinh doanh giống với bên nhượng quyền cung cấp trước đó.

2. Tiềm năng phát triển thị trường mô hình kinh doanh Franchise hiện nay

Theo thông tin mới nhất của Bộ Công Thương, tính đến 12/06/2020, Việt Nam đã tiếp hành cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, không thể không nhắc đến những thương hiệu lớn “phủ sóng” mọi vùng miền tổ quốc như: McDonalds, Pizza Hut, Burger King, Coast London, Baskin Robbins… Linh vực nhận thương hiệu nhượng quyền nước ngoài về Việt Nam nhiều nhất là các chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%, cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm, nội thất, hàng hoá tiêu dùng chiếc 15,49%, thời trang chiếm 14,08%, giáo dục – đào tạo chiếm 11,47%…
thị trường franchise tại việt nam
Có thể thấy, số lượng thương hiệu nhượng quyền xuất hiện tại thị trường Việt Nam vô cùng đa dạng và có dấu hiệu tăng lên theo từng năm. Điều này mở ra “cánh cổng” mới với nhiều lựa chọn cho các chủ kinh doanh có hứng thú mới mô hình kinh doanh Franchise vô cùng tiềm năng này.

3. Phân loại các loại hình kinh doanh nhượng quyền Franchise

3.1. Management Franchise – Nhượng quyền có tham gia quản lý

Trong mô hình nhượng quyền tham gia quản lý, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ thông qua việc cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp bên cạnh việc chuyển nhượng sở hữu và mô hình cùng công thức kinh doanh.
mô hình chuyển nhượng franchise có tham gia quản lý

3.2. Full Business Format Franchise – Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Full Business Format Franchise là gì? Đây là mô hình nhượng quyền mang tính toàn diện hơn hẳn với những yêu cầu tư hai bên mua – nhận thương hiệu. Bên nhượng quyền phải chia sẻ và chuyển nhượng tối thiểu 4 loại sản phẩm cơ bản:

  • Hệ thống: Những chiến lược, mô hình, chính sách quản lý, quy trình vận hành được chuẩn hoá, cẩm nang điều hành, huấn luỵện, hỗ trợ và tư vấn khai trương, hỗ trợ tiếp thị, kiểm soát, quảng cáo.
  • Bí quyết quy trình sản xuất, kinh doanh, công nghệ.
  • Hệ thống thương hiệu.
  • Sản phẩm, dịch vụ.

Trong khi đó, bên mua nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản chi phí cơ bản: Phí nhượng quyền ban đầu (up-front-fee) và phí hoạt động (royalty fee). Những khoản thu phí này thường được tính theo doanh số bán định kỳ.

3.3. Equity Franchise – Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

mô hình chuyển nhượng franchise có tham gia đầu tư vốn
Với mô hình kinh doanh nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn, người tham gia sẽ tiến hành đóng góp của cải với tỷ lệ nhỏ. Trong đó, cổ phần dưới dạng liên doanh sẽ được sử dụng như một công cụ để trực tiếp điều hành và kiểm soát hệ thống. Ngoài ra, các bạn sẽ trở thành thành viên của hội đồng quản trị với số cổ phiếu nhỏ. Việc lựa chọn mô hình đầu tư vốn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực quản ý, đặc trưng ngành cũng như sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Xem thêm:

3.4. Non-Business Format Franchise – Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Non-Business Format Franchise là gì? Đây được hiểu là mô hình chuyển nhượng không toàn diện. Đối với loại hình chuyển nhượng này, bên chuyển nhượng chỉ chia sẻ một số yếu tố như công thức, sản phẩm, chuỗi cung cấp quyền sử dụng hình thành thương hiệu hay tiếp thị sale. Khi áp dụng chiến lược Franchise này, phần thu nhập mà bên nhượng quyền được hưởng chủ yếu từ việc bán sản phẩm dịch vụ hay chi phí cung cấp thương hiệu.
Mô hình kinh doanh Non-Business Format Franchise thường mang nguyên tắc tương đối thoải mái và đơn giản, bao gồm một số trường hợp sau:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise).
  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Framchise).
  • Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademark License).
  • Kinh doanh khách sạn, nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

4. Những lợi ích mô hình Franchise mang lại

Thứ nhất, thương hiệu được đông đảo khách hàng biết đến do gắn “mác” từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điều này sẽ khiến việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới.
Thức hai, doanh nghiệp có thể dự trù được chi phí một cách đầy đủ nhất thông qua những mô hình thí điểm của công ty thương hiệu. Từ đó có thể giảm thiểu được tối đa nhất những rủi ro từ mô hình nhượng quyền này mang lại.
Thứ ba, trong quá trình chuyển nhượng thương hiệu, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa bên mua nhằm mục đích hoàn thiện mô hình kinh doanh hoàn hảo nhất: Chuyển giao y nguyên mô hình kinh doanh, hỗ trợ quảng bá… Nói đơn giản nhất, các bạn sẽ có được một người “support” từ xa, do đó tạo thêm được một sự an tâm cho bên mua thương hiệu.

5. Những yếu tố tạo nên sự thành công khi áp dụng mô hình Franchise

5.1. Sản phẩm/dịch có sự khác biệt và độc đáo

Yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành công của mô hình Franchise chính là phải đảm bảo sở hữu sản phẩm hay dịch vụ mang tính độc đáo và có sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng cần phải phù hợp với tập quán, văn hoá tiêu dùng của người bản địa.
thương hiệu cafe starbucks
Nói cách khác, bên nhận nhượng quyền cần phải trả lời được chính xác câu hỏi mà khách hàng hay hỏi: “Điểm khác biệt cơ bản của sản phẩm/dịch vụ là gì?”, “Tại sao chúng tôi phải lựa chọn sản phẩm của bạn chứ không phải một thương hiệu đối thủ khác?”. Ví dụ điển hình nhất là thương hiệu Starbucks – Thương hiệu có mặt tại 70 quốc gia trên thế giới với dòng sản phẩm cà phê đá tuyết Frappucino độc quyền tại chuỗi quán được gắn mác logo “Nàng tiên xanh”.

5.2. Lựa chọn sản phẩm mang tính đại chúng

Sản phẩm nhượng quyền cần mang tính đại chúng cao để có thể phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng có quy mô lớn, thoả mãn một nhu cầu hiện có hoặc tạo ra một nhu cầu mới. Nếu đối tượng tiêu dùng mục tiêu là thị trường có sức tiêu thụ đủ lớn, hiện diện trên thị trường địa lý rộng rãi thì mô hình đó có khả năng nhân rộng và áp dụng mô hình Franchise.

5.3. Mô hình dễ dàng nhân rộng sơ sở kinh doanh

Để nắm chắc thành công trong loại hình kinh doanh Franchise chính là mô hình đó cần dễ dàng nhân rộng, mang tính mở chứ không đóng. Theo đó, địa điểm kinh doanh được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc kinh doanh cũng như Franchise. Chính vì vậy, nếu mô hình nào dễ dàng tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp thì càng làm tăng cơ hội thành công trong quá trình xây dựng hệ thống chi nhanh nhượng quyền.
mô hình franchise dễ dàng nhân rộng cơ sở kinh doanh
Các bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh nhỏ như kiosk, cửa hàng kinh doanh nhỏ hoặc các loại hình dịch vụ không cần sự hiện diện của văn phòng tại những khu vực mặt bằng đắt giá được xác định là những mô hình dễ dàng nhân bản nhất, dễ kinh doanh và đầu tư do chi phí hoạt động rất thấp.

6. Tham gia mô hình nhượng quyền thương hiệu cần chuẩn bị những gì?

Đối với những người mới bắt đầu, chắc chắn việc tham gia vào mô hình nhượng quyền kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn. Không chỉ phải tìm hiểu rõ Franchise là gì, các bạn còn phải trang bị vô số thông tin nếu muốn “bước chân” vào mô hình kinh doanh này. Vậy khi tham mô hình nhượng quyền thương hiệu cần chuẩn bị những gì, hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!

6.1. Chuẩn bị số vốn đầu tư

Điều quan trọng nhất trong kinh doanh chính là khả năng vốn mà bạn có thể bỏ ra. Chi phí nhượng quyền thương hiệu của nhà sản xuất cao hay thấp tuỳ thuộc hoàn toàn vào thương hiệu mà các bạn muốn tham gia nhận chuyển nhượng. Nhìn chung, so với khi kinh doanh độc lập, số vốn nhà đầu tư phải bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều. Một số chi phí mà các bạn cần chuẩn bị như:
vốn đầu tư

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu sản phẩm.
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, thiết kế và trang chí cửa hàng.
  • Chi phí nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết đối với cửa hàng.
  • Chi phí thuê nhân viên.
  • Chi phí dự trù.

Đặc biệt, chi phí phát sinh rủi ro sẽ là điều chắc chắn các bạn không được bỏ qua. Điều này đóng vai trì duy trì hợp đồng mỗi tháng của bạn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tính toán một cách cẩn thận các nguồn chi phí cố định mỗi tháng trong khoảng thời gian đầu để tránh rủi ro nhé!

6.2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền, các bạn cần nắm rõ toàn bộ thông tin. Đóng vai trò là những nhà đầu tư, bên cạnh Franchise là gì, các bạn cần tìm hiểu kỹ lượng về thị trường kinh doanh mục tiêu. Liệu thương hiệu mà bạn đang hướng tới có đủ sức hot để phát triển so với thị trường gần như đã bão hoà như hiện nay hay không?
Xem thêm:

6.3. Áp dụng phần mềm quản lý

phần mềm quản lý
Phần mềm quản lý bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh Franchise. Công cụ thông minh này không chỉ giúp khách hàng kiểm soát được nguồn nguyên vật liệu, dữ liệu người dùng mà còn có thể quản lý hoạt động bán hàng một cách hiệu quả nhất. Thông qua những dữ liệu mà phần mềm quản lý phân tích, chủ đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh. Từ đó có thể kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu về kinh doanh của bên nhượng quyền thương hiệu.

7. Một số thương hiệu nhượng quyền nhà hàng tại Việt Nam

Franchise là gì mà lại có sự lan rộng mạnh mẽ đến vậy trên khắp thế giới và thị trường được đánh giá là “màu mỡ” như Việt Nam cũng không ngoại lệ. Xuất hiện từ những 90 của thế kỷ trước với sự hiện diện của hàng loạt các cửa hàng mang thương hiệu cafe Trung Nguyên.
Cách hoạt động của Trung Nguyên khi đó chưa hẳn là franchise nhưng đã có công trong việc khai phá mô hình kinh doanh này và khiến hầu hết giới kinh doanh tại Việt Nam phải “sáng mắt”. Cho tới thời điểm hiện nay, mô hình Franchise đang ngày càng nở rộ tại thị trường Việt Nam với những thương hiệu có độ phủ sóng cực cao:

7.1. Pizza Hut

Ứng cử viên đầu tiên xuất hiện sớm nhất tại thị trường Việt Nam phải kể đến thương hiệu Pizza Hut. Được thành lập vào năm 1958, cho đến thời điểm hiện nay, Pizza Hut là một trong những “ông lớn” máu mặt nhất trên thị trường với hơn 6000 tại Mỹ cùng 16000 cửa hàng trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh best seller là các món bánh Pizza tạo nên thương hiệu thì Pizza Hut còn cung cấp rất nhiều món ăn nhanh như mỳ ý, bánh mì bơ tỏi, xúc xích…
thương hiệu pizza hut
Pizza Hut không ngừng sáng tạo nhằm đưa ra những sản phẩm mới vô cùng chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng được coi là bí quyết thành công của Pizza Hut.

7.2. KFC

KFC đã là thương hiệu đồ ăn nhanh quá quen thuộc với người tiêu dùng trên khắp thế giới nói chung hay người tiêu dùng Việt Nam nói riêng. Với sản phẩm gà rán được chế biến độc quyền cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp đã giúp KFC nhanh chóng chiếm chọn được trái tim của khách hàng.
menu kfc đa dạng
Không ngừng cải thiện dịch vụ theo từng thời gian, cho đến thời điểm hiện nay, KFC đã chiếc 50% thị trường thức ăn nhanh trên thế giới với 13.846 cơ sở cửa hàng. Nếu lựa chọn thương hiệu KFC để nhượng quyền, các bạn chỉ cần tìm hiểu Franchise là gì. Còn lại KFC đã bảo hộ độc quyền trong vòng 1.5 năm để hướng dẫn cũng như đảm bảo quyền lợi kinh doanh cho tất cả các cửa hàng. Chi phí nhượng quyền thương hiệu KFC sẽ rơi và khoảng 1,3 triệu USD – 2,5 triệu USD – Một con số tương đối lớn với những nhà đầu tư trẻ.

7.3. Lotteria

đồ ăn nhanh lotteria
Nhắc đến cái tên Lotteria, chắc chẳn các bạn đều biết đây là thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện nay. Lấn sân sang thị trường Việt Nam từ những năm 1988 cho đến nay, Lotteria luôn là một thương hiệu dẫu đầu trong ngành công nghiệp ăn uống quốc nội khi có đến 210 cửa hàng tại hơn 30 tỉnh/thành trên toàn nước. Nhận thấy tiềm năng “màu mỡ” trong việc phát triển đồ ăn nhanh, chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 10/2014, Lotteria đã chính thức nhượng quyền thương hiệu với mức chi phí nhượng quyền lên đến 250.000USD.

7.4. Kichi Kichi

trải nghiệm đồ ăn tại kichi kichi
Kichi Kichi là chuỗi thương hiệu nhà hàng chuyên về buffet lẩu nổi tiếng tại Việt Nam được ra đời từ năm 2009 gồm nhiều món ăn vô cùng đa dạng và được phục vụ với hình thức băng chuyên độc đáo. Chỉ với mức giá cố định, khách hàng sẽ được thưởng thức gần 100 món ăn cực thơm ngon. Nhờ mô hình kinh doanh độc đáo mà lẩu băng chuyền Kichi Kichi đã chiếm trọn được tình cảm của khách hàng nhờ sự chuyên nghiệp, chất lượng trọng sản phẩm. Hiện nay, thương hiệu Kichi Kichi đã có 29 nhà hàng kinh doanh trên toàn quốc với mức giá nhượng quyền tối thiểu là 300.000USD.

7.5. Jollibee

gà rán jollibee
Jollibee được đánh giá là tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh có quy mô lớn nhất tại Châu Á khi sở hữu 12 thương hiệu cùng gần 3000 cửa hàng trên toàn cầu. Riêng thương hiệu đồ ăn nhanh Jollibee cũng đã có hơn 900 cửa hàng. Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2005 cho đến hiện nay, khi trở thành đối tác nhượng quyền, các bạn sẽ được tập đoàn Jollibee cung cấp phần mềm, máy móc thiết bị, dụng hỗ trợ cùng khoá tranning cho đội ngũ nhân viên thêm chuyên nghiệp hơn. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho đến hiện nay rơi vào khoảng từ 250.000 – 300.000USD.

7.6. Burger King

bánh hamburger burger king
Thương hiệu Burger King gia nhập vào thị trường nhượng quyền Việt Nam vào năm 2011 và cho đến thời điển hiện tại có đến gần 20 cửa hàng tại Hà Nội cũng như TPHCM. Tập đoàn Burger King diện có mặt trên 79 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Theo như tìm hiểu của Nhà hàng số, chi phí nhượng quyền thương mại sẽ rơi vào khoảng 50.000USD – 300.000USD. Khi đó, Burger King sẽ cung cấp cho bên mua khoá học đào tạo trong 70 ngày cực chuyên nghiệp và bổ ích.

8. Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về thuật ngữ Franchise là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các chủ đầu tư. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà hàng số để nhận được nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Nhượng quyền KFC – “Ông lớn” trong ngành thức ăn nhanh

nhượng quyền thương mại KFC

Nhượng quyền KFC mang lại cơ hội kinh doanh thương hiệu gà rán đáng giá triệu đô xứng tầm của “ông lớn” ngành thức ăn nhanh.

Hiện nay, KFC là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh chuyên về gà rán. Bằng việc sử dụng công thức đặc quyền, KFC đã khẳng định được vị thế trong ngành bằng việc mở liên tiếp các chuỗi cửa hàng tại nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngay tại Việt Nam, không khó để bắt gặp một cửa hàng KFC tại những con phố lớn nhỏ. KFC ngày càng phổ biến bởi hình thức kinh doanh nhượng quyền KFC đang phổ biến tại nước ta. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu rõ hơn về hình thức kinh doanh này trong bài viết dưới đây.

1. Tiềm năng của thị trường thức ăn nhanh

1.1. Tổng quan thị trường đồ ăn nhanh

Theo Precedence Research, quy mô thị trường thức ăn nhanh toàn cầu đạt 702,8 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến ​​sẽ đạt 964,6 tỷ USD vào năm 2030 với tốc độ CAGR đã đăng ký là 4,0% từ năm 2022 đến năm 2030. Thị trường thức ăn nhanh đang liên tục phát triển do nhu cầu ngày càng tăng đối với đồ ăn nhẹ, thực phẩm tiện lợi và bữa ăn sẵn. Lối sống bận rộn của giới trẻ và sự gia tăng số người đi làm trên toàn thế giới đã tác động đến việc tiêu thụ thức ăn nhanh. Một yếu tố khác góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường thức ăn nhanh toàn cầu là quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng.
thị trường đồ ăn nhanh dự kiến 2021 2030

1.2. Tiềm năng thị trường tại Việt Nam

Dựa trên nghiên cứu của Vietnam Report, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ngành F&B ước tính đạt 10% mỗi năm. Đây là minh chứng cụ thể cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường đồ ăn nhanh là lớn. Cuộc khảo sát do InterNations thực hiện cho thấy Việt Nam được xếp hạng thứ 10 trong số 59 quốc gia là nơi sinh sống tốt nhất cho người nước ngoài sống trên toàn thế giới vào năm 2021. Điều này đã thúc đẩy và hình thành các cơ sở kinh doanh F&B ngày một phát triển hơn.
KFC
Ngoài ra, trong những năm gần đây, tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm phương Tây ở nước ngoài của người Việt Nam chiếm khoảng 35%. Điều này được thúc đẩy bởi các chuỗi cửa hàng ở nước ngoài và các thương hiệu phương Tây đã khẳng định được thương hiệu của họ tại Việt Nam. Theo Bộ Đầu tư và Công nghiệp (MOIT), có hơn 183 thương hiệu nước ngoài đã được nhượng quyền thương mại tại Việt Nam. Các quốc gia chủ yếu đến từ Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc và Liên minh Châu Âu. Đây là minh chứng rõ nét cho việc Việt Nam là một thị trường tiềm năng để nhượng quyền của các thương hiệu F&B nói chung và thức ăn nhanh nói riêng.
tiềm năng thị trường fast food việt nam

2. Nhượng quyền thương mại thương hiệu KFC là gì?

KFC là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng trên toàn thế giới. Nhượng quyền KFC là một hoạt động thương mại, trong đó, bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận tự mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều khoản và điều kiện như sau:

  • Bên nhượng quyền quyết định việc mua bán hàng hoá, cung cấp các dịch vụ theo cách thức tổ chức kinh doanh. Thêm vào đó, bên kinh doanh được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu sản phẩm, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng, quảng cáo của bên nhượng.
  • Bên nhượng quyền được phép kiểm soát và giúp đỡ bên kinh doanh khi hoạt động.

nhượng quyền thương mại KFC

3. Tổng quan về KFC

3.1. Quá trình hình thành và phát triển của KFC

KFC (viết tắt của Kentucky Fried Chicken) hay còn gọi là Kentuky. Đây là thương hiệu thức ăn nhanh được thành lập tại Mỹ. Doanh nhân Colonel Harland Sanders là người thành lập nên chi nhánh đầu tiên của KFC. Với tầm nhìn vượt trội, năm 1952, Sanders đã lần đầu nhượng quyền nhà hàng này tại Utah. Đây chính là bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp chế biến thức ăn nhanh từ gà, có sức cạnh tranh mạnh mẽ với hamburger. Sanders đã tự mình thiết kế tên thương hiệu KFC với tên là Colonel Sanders và ông cũng chính là hình ảnh đại diện cho thương hiệu nổi tiếng này.
nhà sáng lập KFC doanh nhân Colonel Harland Sanders.
Giữa những năm 60 của thế kỷ trước, KFC là chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh tiên phong ra thị trường toàn cầu. Chuỗi cửa hàng lan rộng ra khắp các quốc gia như: Anh, Canada, Mexico, Jamaica. Một biến chuyển lớn là vào đầu những năm 70, KFC được bán cho Heublein trước khi sang nhượng cho PepsiCo.
Đặc biệt, năm 1987, KFC chính thức trở thành chuỗi nhà hàng phương Tây đầu tiên được mở tại Trung Quốc. Bước tiến này chính là dấu hiệu khởi sắc cho thị trường lớn nhất của công ty sau này. Sau này, Pepsico chuyển KFC cùng mạng lưới nhà hàng thức ăn nhanh đang quản trị về nhà hàng độc lập được gọi là Yum! Brand.
KFC thuộc Yum Brand

3.2. Tình hình hoạt động chung

Theo wikipedia, tính đến năm 2022, KFC hiện đang có hơn 25.000 cửa hàng tại 147 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Dựa theo Zippia, doanh thu của KFC là 6,6 tỷ đô la hàng năm.

  • Tăng trưởng doanh thu của KFC từ 2009 đến 2021 là -39,24%.
  • Doanh thu hàng quý cao nhất của KFC là 1,9 tỷ đô la vào năm 2021.
  • Doanh thu cao nhất của KFC là 13,6 tỷ đô la vào năm 2012.
  • Doanh thu hàng năm của KFC cho năm 2020 là 5,7 tỷ USD, tăng trưởng 0,98% so với năm 2019.
  • Doanh thu hàng năm của KFC cho năm 2021 là 6,6 tỷ USD, tăng trưởng 16,49% so với năm 2020.

KFC có mặt tại rất nhiều quốc gia vùng lãnh thổ

3.3. Tình hình kinh doanh tại thị trường Việt Nam

Chi nhánh đầu tiên của KFC tại Việt Nam có mặt vào năm 1996 tại TP. HCM. Cho đến nay, KFC đã dần khẳng định được vị thế của mình với liên tiếp 153 cửa hàng tại 36 tỉnh thành. Công ty nghiên cứu thị trường Q&Me đã thực hiện một cuộc khảo sát với 600 người dựa vào thói quen tiêu dùng để đưa ra kết luận như sau. KFC là chuỗi thương hiệu thức ăn nhanh phổ biến nhất cả nước với 45% người lựa chọn là họ thường xuyên ghé.
Trong số 600 người được hỏi, có đến 87% thường xuyên đặt đồ ăn theo phương thức trực tuyến và KFC là cái tên đứng đầu trong danh sách này. Khi được hỏi lý do lựa chọn KFC, họ cho biết đến với KFC vì thức ăn ngon, vị trí thuận tiện, menu đa dạng.
thương hiệu KFC tại việt nam
đồ ăn nhanh tại KFC

4. Chi phí nhượng quyền KFC

4.1. Chi phí nhượng quyền

Để được chấp thuận và tiếp nhận thương hiệu KFC, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải đáp ứng đủ khoản phí nhượng quyền này. KFC là thương hiệu gà rán nổi tiếng nên mức phí rơi vào khoảng 25.000 USD.

4.2. Chi phí mặt bằng

Chi phí tiếp theo cần phải kể đến đó chính là chi phí mặt bằng. Đối với nhà đầu tư chưa có sẵn cửa hàng thì cần tiến hành thuê mặt bằng để kinh doanh. Ưu tiên chọn những vị trí đẹp có mặt tiền rộng, gần đường lớn, khu vực đông dân cư. Việc lựa chọn địa điểm cẩn thận sẽ giúp công việc kinh doanh thuận lợi và dễ dàng hơn.
chi phí mặt bằng khi nhượng quyền KFC

4.3. Chi phí duy trì

Sau khi gia nhập thị trường đồ ăn nhanh KFC, nhà kinh doanh cần tính đến phương án hoạt động và duy trì của nhà hàng. Các thương hiệu nhận nhượng quyền cần chi trả một khoản cho thương hiệu mẹ để đảm bảo ngân sách. Đây là mức phí được áp dụng theo chính sách mà thương hiệu đó đưa ra. Tại KFC, thông thường khoản phí này rơi vào khoảng từ 4 đến 8% doanh thu và liên tục trong suốt thời gian hợp tác.

4.4. Chi phí quảng cáo

Trong quá trình hoạt động, KFC có nhiều chương trình khuyến mãi, quảng cáo nhằm tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy đơn vị nhận quyền kinh doanh cần chi trả thêm một khoản phí cho công ty mẹ để đảm bảo tính đồng nhất của toàn bộ hệ thống.
Như vậy, mức phí để có thể nhượng quyền KFC sẽ dao động từ 1 đến 2 triệu USD (khoảng 40 tỷ đồng).
chi phí quảng cáo của thương hiệu KFC
Xem thêm: Nhượng quyền gà rán uy tín, đột phá doanh thu hàng đầu hiện nay

5. Điều kiện để được phép nhượng quyền KFC

5.1. Có đủ nguồn vốn kinh doanh

Như đã đề cập ở trên, phí nhượng quyền KFC rơi vào khoảng 1-2 triệu USD. Trong đó đã bao gồm các khoản phí khác như: phí xây dựng cơ sở vật chất, phí mua sắm trang thiết bị… Đặc biệt, theo quy định, đơn vị nhận nhượng quyền sẽ chi trả đến 40% bằng nguồn vốn tự có. Còn lại 60%, đơn vị này có thể chuyển thành nguồn vốn của đối tác, nhà đầu tư, tài trợ…

5.2. Kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh

Đơn vị nhận nhượng quyền cần tính toán kỹ lưỡng về các chi phí được nêu rõ trong hợp đồng nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Các chi phí này cần được ghi cụ thể như chi phí bất động sản, chi phí đào tạo nhân viên và nhiều chi phí khác.
Đồng thời, nhà đầu tư còn cần có khả năng nắm bắt thị trường tốt. Dựa vào tình hình thực tế mà đưa ra những quyết định tốt nhất cho chi nhánh của mình. Đơn vị này cũng nên phân tích, đánh giá tiềm năng của khu vực đầu tư để đảm bảo đáp ứng đúng nhu cầu của khách hàng tại đó.
đồ ăn nhanh của KFC

6. Tổng kết

Năm 2020, công ty định giá thương hiệu Brand Finance nổi tiếng toàn cầu đã thực hiện các cuộc nghiên cứu về thương hiệu đồ ăn nhanh giá trị nhất. Kết quả, chuỗi cửa hàng KFC đã đứng vị trí thức 3 bằng món gà huyền thoại của mình. Với tiềm năng và lợi thế lớn tại thị trường Việt, KFC hứa hẹn sẽ là thương hiệu nhượng quyền thương mại giá trị cho các nhà đầu tư thử sức. Cùng tham khảo thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác tại chuyên mục Nhượng quyền Gà rán của Nhà Hàng Số nhé!

Chiến lược marketing của Nestlé – Thống lĩnh ngành FMCG

chiến lược marketing nestle

Chiến lược marketing của Nestlé gắn với từng sản phẩm thương hiệu nhằm đáp ứng đa dạng phân khúc khách hàng, địa phương

Nestlé được mệnh danh là “ông lớn lão làng” trong ngành FMCG. Sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và mạng lưới phân phối trên khắp toàn cầu. Tập đoàn đa quốc giá này nhanh chóng chiếm được vị thế trên thị trường và lòng tin người tiêu dùng. Một trong những chìa khóa tạo nên thành công đó chính là chiến lược marketing của Nestle. Định hướng đúng đắn và triển khai hiệu quả giúp thương hiệu phủ sóng toàn cầu.

1. Tiềm năng thị trường ngành FMCG

Thị trường FMCG toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 15.361,8 tỷ USD vào năm 2025. Tốc độ CAGR đạt 5,4% từ năm 2018 đến năm 2025. Johnson & Johnson, Neslté, Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola, Anheuser-Busch InBev,… là một số “ông lớn” của FMCG. Ngành hàng này có quy mô thị trường lớn nhất hiện nay. Đặc biệt tại Châu Á. Trong đó, Việt Nam là thị trường mới nổi giàu tiềm năng. Do đó, rất nhiều nhãn hàng muốn đầu tư phát triển thương hiệu. Bất chấp đại dịch, sức tăng trưởng của FMCG vẫn vô cùng mạnh mẽ.
thị trường fmcg việt namTheo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%. Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng. Chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Cùng kỳ năm 2020 tăng 3,6%. Việt Nam được đánh giá có thể lọt top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.

2. Tổng quan về Nestlé

2.1 Sơ lược về công ty Nestlé

Nestlé được sáng lập vào năm 1866 bởi Ông Henri Nestlé. Ông đã phát minh ra sữa bột dành cho trẻ sơ sinh không có sữa mẹ nhằm giảm tỷ lệ trẻ sinh tử vong vì suy dinh dưỡng. Nó được gọi là Farine Lactée Henri Nestlé. Sản phẩm này đã nhanh chóng được phổ biến tại Châu Âu, trụ sở chính tại Vevey, Thụy Sĩ. Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đã thực hiện nhiều vụ sáp nhập và mua lại. Từ đó, mở rộng tệp khách hàng và gia tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường. Với giá trị vốn hóa thị trường lớn, Nestlé được coi là một trong những công ty FMCG mạnh mẽ trên toàn cầu. Tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất thế giới hiện có mặt tại 191 nước với 328.000 nhân viên trên toàn cầu.
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự thành công của Nestlé. Tuy nhiên, một phần là do hãng nhắm đến phát triển mạnh ở một phân khúc nhất định. Đó là các sản phẩm dành cho trẻ em và những người trong gia đình. “Good Food, Good Life” chính là sứ mệnh và mục tiêu mà thương hiệu này hướng đến.
tập đoàn nestlenan supreme pro 3

2.2 Nestlé Việt Nam

Công ty TNHH Nestlé Việt Nam được thành lập năm 1995 với 100% vốn đầu tư nước ngoài, trực thuộc Tập đoàn Nestlé S.A. Nestlé đã không ngừng đầu tư xây mới, mở rộng dây chuyền sản xuất. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu về thực phẩm, dinh dưỡng và chất lượng sống của con người. Với tổng vốn đầu tư liên tục tăng đến 520 triệu đô la Mỹ, Nestlé Việt Nam trở thành một trong những công ty có vốn đầu tư nước ngoài thành công hàng đầu. Đồng thời, có những đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.
nestleTháng 11 năm 2017, Công ty Nestlé Việt Nam được vinh dự xếp hạng trong danh sách TOP 100 doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam. Đến năm 2021, Nestlé Việt Nam được vinh danh là Doanh nghiệp bền vững nhất và Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam.
nestle doanh nghiệp bền vững tại việt nam 2021

2.3 Chỉ số kinh doanh

Theo báo cáo, lợi nhuận ròng của Nestlé đạt 13,5 tỷ USD trong năm 2020. Nestlé dự kiến biên lợi nhuận hoạt động cơ bản năm 2021 sẽ tiếp tục tăng sau khi tập đoàn cải thiện tỷ suất lợi nhuận lên 17,7% vào năm ngoái. Năm 2021, doanh số bán hàng của tập đoàn là 94 tỷ đô la, cao hơn 3,3% so với 91 tỷ đô la kiếm được vào năm 2020. Lợi nhuận hoạt động giao dịch cơ bản tăng 1,4% lên đạt 16,4 tỷ đô la.
Trong năm 2016 và 2017, doanh thu thuần của Nestlé Việt Nam lần lượt đạt mức 11.493 tỷ đồng và 13.154 tỷ đồng. Lãi thuần tương ứng ở mức 1.107 tỷ đồng và 1.197 tỷ đồng. Năm 2019, 2 chỉ tiêu trên lần lượt đạt 15.967 tỷ đồng và 1.844 tỷ đồng với mức tăng trưởng 12% và 22% so với năm 2018. Tính đến cuối năm 2019, quy mô tổng tài sản của Nestlé Việt Nam đạt 8.281 tỷ đồng, giảm 6% so với thời điểm đầu năm trong khi vốn chủ sở hữu tăng 12% lên mức 3.106 tỷ đồng.
mức độ tăng trưởng của nestle

3. SWOT của Nestlé

Để hiểu rõ hơn về chiến lược marketing của Nestlé, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình SWOT.

3.1 Thế mạnh (Strengths)

  • Con người, văn hóa, giá trị và thái độ

Nestlé luôn hướng đến chinh phục toàn cầu. Do đó, các sản phẩm của thương hiệu này đều đảm bảo cao nhất về chất lượng. Từ đó, đáp ứng yêu cầu của mỗi quốc gia. Các sản phẩm mang giá trị dinh dưỡng cao nhằm phục vụ sức khỏe con người. Đây chính là điểm mạnh giúp thương hiệu gia tăng sức cạnh tranh.

  • Mạng lưới phân phối rộng lớn

Với bề dày lịch sử phát triển, Nestlé sở hữu mạng lưới phân phối và tiêu thụ rộng lớn từ khắp các nơi trên thế giới. Mỗi sản phẩm đều định vị được giá trị và có được vị thế lớn trong lòng người tiêu dùng địa phương đó. Nestlé là một tập đoàn đa quốc gia, có mặt trên 190 quốc gia trên thế giới, có hơn 400,000 nhân viên và mở 500 nhà máy.

  • Tiềm năng nghiên cứu và phát triển

Nestlé có những nhà khoa học xuất sắc nhất và mạng lưới tiên tiến nhất trong phân khúc thực phẩm với mức đầu tư lớn. Các chuyên gia và nhà khoa học không ngừng nghiên cứu và kiểm duyệt chặt chẽ. Từ đó, mang đến nhiều phát minh sản phẩm thành công. Bởi vậy, Nestlé có được uy tín và sự tin tưởng tuyệt đối từ người tiêu dùng.

  • Trung tâm nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng lớn nhất thế giới

Hiện tại có gần 5000 nhân sự làm việc tại trung tâm nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng của Nestlé. Họ không ngừng nghiên cứu, cải tiến và cho ra đời những sản phẩm giá trị. Các trung tâm nghiên cứu và phát triển của Nestlé có thể được tìm thấy ở hơn 20 quốc gia khắp thế giới.

  • Các sản phẩm cao cấp và có tên tuổi

Nestlé sở hữu hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và phong phú. Qua đó, đáp ứng nhu cầu của mọi nhóm tuổi với tệp khách hàng lớn. Cho đến nay, đã có đến 8000 thương hiệu thuộc của Nestlé. Trong đó, Nescafe, Maggi, Kitkat, Milky Bar, Nestea là những thương hiệu nổi tiếng hơn cả.

  • Phân quyền

Nestlé luôn tin tưởng vào nguồn gốc nguyên liệu mà họ lựa chọn. Các nguyên liệu có từ bất cứ cộng đồng địa phương nào họ có thể đến. Bởi vậy, Nestlé có thể cung cấp lợi ích kinh tế và góp phần giúp địa phương đó phát triển. Đây là điểm mạnh giúp nó xây dựng sự kết nối mạnh mẽ với từng địa phương.
sữa tươi nestledây chuyền sản xuất lavie

3.2 Điểm yếu (Weaknesses)

  • Thị trường “Cannibalization”

Nestlé sở hữu rất nhiều sản phẩm khác nhau. Bởi vậy, sản phẩm mới có thể tước đoạt doanh thu của các sản phẩm cũ. Nếu không có sự cân bằng tốt, doanh thu sẽ khó phát triển.

  • Thực phẩm bị thu hồi do nhiễm độc

Mặc dù Nestlé có quy trình kiểm duyệt nghiêm ngặt nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm cao nhất. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sản phẩm nhiễm độc được đưa ra thị trường. Điều này khiến danh tiếng thương hiệu bị ảnh hưởng nặng nề và mất đi lượng khách hàng lớn.

3.3 Cơ hội (Opportunities)

  • Nguồn nguyên liệu rõ ràng

Với lợi thế về nguyên liệu, thương hiệu này có thể gia tăng danh tiếng và uy tín bằng cách cởi mở hơn về nguồn nguyên liệu. Trước khi mua hàng, khách hàng sẽ cân nhắc kỹ vàng về nguyên liệu và thành phần. Do đó, đây là cơ hội để thương hiệu gia tăng niềm tiên và thuyết phục thành công khách hàng sử dụng sản phẩm.

  • Thị trường cho cả trà và cafe pha sẵn

Với nguồn lực khổng lồ của mình, Nestlé có thể dễ dàng chiếm lĩnh thị trường mới và tiềm năng này. Trà và cafe là hai thức uống có lượng tiêu thụ hàng đầu. Do đó, nếu nắm bắt tốt, nó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho Nestlé.

  • Một số cơ hội khác

– Sự đột phá của Maggi trong mảng ngũ cốc với sản phẩm Maggi Oats giúp phục hồi doanh tiếng thương hiệu sau thiệt hại.
– Bằng việc thích ứng trong phân phối chuỗi cung ứng, Nestlé có thể mở công ty ở các khu vực đang phát triển. Đồng thời, gia nhập phân khúc sản phẩm mới và mở rộng những mặt hàng hiện có trong thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
– Liên doanh với một số công ty nổi tiếng như: General Mills, Coca-cola, Lacta, Lactalis, Colgate-Palmolive, Snow Brad Mills Products, và Fronterra.

3.4 Thách thức (Threats)

  • Vi phạm bản quyền

Ngành tiêu dùng nhanh ngày càng phát triển và trở thành thị trường tiềm năng. Do đó, rất nhiều công ty mới tham gia nên có khả năng xuất hiện nhiều hàng giả hơn, vi phạm bằng sáng chế. Thậm chí tồn tại nhiều hình thức ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ khác trên thị trường.

  • Cuộc cạnh tranh khốc liệt trong ngành thực phẩm và đồ uống

Các thương hiệu nội địa lớn cùng rất nhiều thương hiệu kinh doanh khác mọc lên khiến Nestle phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt.

  • Chi phí nguyên liệu thô tăng

Hiệu ứng domino sẽ xảy ra đối với các giao dịch và trao đổi thương hiệu. Chi phí thu mua nguyên liệu thô cao hơn và lạm phát ngày càng tăng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược marketing của Nestle về giá.

  • Tác động của biến đổi khí hậu tới việc sản xuất cafe

Thị trường cafe bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Đặc biệt là sự biến đổi khí hậu. Vì vậy, Nestle phải tìm cách khắc phục điều này.
Với mô hình SWOT trên, có thể lý giải phần nào những chiến dịch marketing của Nestle. Nó đã trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trên thế giới. Mặc dù, vẫn còn tổn tại một điểm yếu và thách thức. Tuy nhiên, tiềm năng kinh doanh thành công của Nestle vẫn rất lớn. Đồng thời, có những điều chỉnh và kế hoạch cụ thể nhằm hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn toàn cầu hàng đầu.
swot của nestleXem thêm:

4. Chi tiết về chiến lược marketing của Nestle

4.1 Chiến lược về sản phẩm

Chiến lược “phủ kín” thị trường

Nestle là công ty chuyên về ngành FMCG với các sản phẩm chủ chốt liên quan đến thực phẩm, đồ dùng hàng ngày. Nhắm đến phục vụ và trở thành nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng. Chiến lược marketing của Nestle xác định sứ mệnh “mang từng sản phẩm đến với từng gia đình”. Bởi vậy, mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị và cần thiết với người dùng. Công ty thực phẩm lớn nhất thế giới này đang sở hữu khoảng 8.000 thương hiệu. “Hệ sinh thái” sản phẩm đa dạng và chất lượng cho khách hàng tha hồ lựa chọn. Họ tin rằng: “Thành công được xây dựng dựa trên chất lượng”. Do đó, Nestle nghiên cứu rất kỹ thói quen người tiêu dùng khi mang đến các sản phẩm bổ sung dưỡng chất và phát triển bền vững.
bột kem pha cà phê nestle coffee mate các sản phẩm thuộc maggi

Danh mục sản phẩm
  • Bánh kẹo: Kitkat, Munch, Éclairs, Polo và Milky Bar.
  • Bánh ngũ cốc ăn sáng: Corn Flakes, Honey Stars, Koko Krunch, Nestlé Milo,…
  • Cà phê: Nescafe – thương hiệu cà phê lớn nhất thế giới.
  • Kem: Milo, Kit Kat, Edy’s, Movenpick và Nestlé Super Chocpop.
  • Nước uống đóng chai: La Vie. Nhãn hàng dẫn đầu trong ngành hàng nước khoáng đóng chai tại Việt Nam.
  • Sản phẩm dinh dưỡng y học cho khách hàng đặc hiệu
    Chăm sóc sức khỏe:
    – Nutren Junior – Dinh dưỡng chuyên biệt cho trẻ nhẹ cân thấp còi
    – Boost Optimum – Dinh dưỡng chuyên biệt cho người lớn tuổi
    – Boost Glucose Control – Dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người đái tháo đường
    Dinh dưỡng Y học:
    – Peptamen Junior – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhi suy yếu đường tiêu hóa
    – Peptamen – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân nặng, chăm sóc đặc biệt, kém hấp thu
    – Oral Impact – Dinh dưỡng miễn dịch cho bệnh nhân trước và sau phẫu thuật, ung thư
    – ThickenUp Clear – Chất làm đặc hiệu quả, an toàn cho bệnh nhân mắc chứng khó nuốt
  • Sữa nước Nestlé & sữa chua Nestlé Yogu
    – Sữa tiệt trùng Nestlé với công thức Nutristrong bổ sung 25% nhu cầu Canxi 1 ngày cho xương chắc khỏe. Đa dạng hương vị cho bé tha hồ chọn lựa.
    – Sữa Chua Uống Dinh Dưỡng Nestlé Yogu có chứa Tổ Yến và 5 dưỡng chất thiếu yếu (Vitamin A, Vitamin D, Canxi, Kẽm & Chất Xơ).
  • Sản phẩm dinh dưỡng công thức: NAN Optipro 4, NAN Optipro 4 Hộp pha sẵn, Nestlé NAN Supreme 3.
  • Thực phẩm: Maggi có là cái tên mà rất nhiều người tiêu dùng quen thuộc.
  • Thực phẩm cho trẻ nhỏ: Gerber, Cerelac Bột ăn dặm, Cerelac Bánh dinh dưỡng.
  • Thức uống: Milo, Nestea, bột ngũ cốc Nestlé Nesvita.

các sản phẩm của nestle

bột ăn dặm nestle

4.2 Chiến lược định giá sản phẩm

Hướng đến các giá trị về sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Nestle luôn hi vọng sản phẩm có thể tiếp cận được số lượng khách hàng lớn nhất có thể. Bởi vậy, chiến lược định giá thấp là lựa chọn hàng đầu. Hơn nữa, Nestle cũng điều chỉnh linh hoạt giá bán nếu hãng thấy nó chưa phù hợp. Bởi vậy, mọi phân khúc khách hàng đều có thể tiếp cận sản phẩm của công ty này. Đây là một trong những kế hoạch trong chiến lược thâm nhập thị trường của Nestlé. Từ đó, dễ dàng thu hút và phát triển tệp khách hàng tiềm năng.

4.3 Phân đoạn thị trường rõ ràng

Phần lớn doanh thu của Nestle đến từ các nước châu Âu và châu Mỹ. Bởi vậy, chiến lược marketing của Nestle về phân phối cần linh hoạt và khai thác được lợi thế của từng địa phương. Thông thường, họ theo một kênh phân phối FMCG. Các sản phẩm của nestle số lượng lớn xuất xưởng và được gửi tới C&F để lưu giữ. Thông qua đó, gửi đến các nhà phân phối và nhà bán lẻ.
các sản phẩm của nestle tại cửa hàng tạp hóa sản phẩm milo của nestle tại siêu thịNgoài ra, Nestle còn rất khôn khéo khi phân đoạn thị trường. Đặc biệt trú trọng đầu tư mạnh đến những khu vực tiềm năng mang lại doanh thu lớn. Hãng đã thâm nhập rất nhiều thị trường và giành được độ phủ lớn trên thị trường nhiều nước, khu vực mà họ nhắm đến. Ngoài châu Âu và châu Mỹ, Châu Á là một thị trường tiềm năng mà Nestle phát triển. Nhờ đó, thị phần của Nestle đã tăng lên đáng kể. Đồng thời, thu về lợi nhuận lớn từ chính sự phân đoạn rõ ràng về tiềm năng thị trường Châu Á.

4.4 Truyền thông luôn gắn liền với sản phẩm thương hiệu

Nestle triển khai thành công chiến lược xúc tiến hiệu quả và khôn ngoan. Trong đó, truyền đạt thông điệp chính là lợi thế của Nestle. Từng sản phẩm lẻ đều được quảng cáo mạnh mẽ và chỉn chu. Chiến lược truyền thông gắn với từng sản phẩm riêng lẻ đã nâng cao mức độ nhận diện của Nescafe dù phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ nội địa.
Hoặc khi quảng bá Maggi, Nestle đã kết hợp với đồ ăn nhẹ 2 phút để khẳng định sự tiện lợi và đầy đủ dinh dưỡng của sản phẩm. Đây cũng chính là điều mà các bà mẹ luôn cần. Hoặc với Kitkat, Nestle truyền tải thông điệp về “Have a Break”. Tại Ấn Độ, Maggi được coi là sản phẩm “thần thánh” khi lượng sử dụng mì gói của người dân với sản phẩm này chiếm hơn 50% thị phần. Đó là bởi chiến lược marketing của Nestle đánh vào quảng cáo gắn liền với sản phẩm và thương hiệu của mình. Trong đó, tập trung truyền tải thông điệp của từng sản phẩm. Nestle còn tận dụng mọi nền tảng truyền thông như TV, in ấn, quảng cáo trực tuyến… Ngoài ra, thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi và tích cực hoạt động cộng đồng.
chương trình khuyến mãi của nestle nestle việt nam trao quà cho các em có hoàn cảnh khó khăn tại lào caiTrước đây, khi Nescafe bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, Nestle thành công in đậm dấu ấn với hình ảnh cốc cafe màu đỏ trên tay với mùi hương thơm khó quên. Việc truyền thông gắn với liền với sản phẩm riêng lẻ này giúp nâng cao mức độ nhận diện của Nescafe. Ở Việt Nam, Nescafe cũng đã chiếm một lượng thị phần không nhỏ mặc dù Việt Nam đang là một đất nước rất mạnh về cafe.

5. Thành công lớn từ chiến lược marketing sản phẩm của Nestlé

5.1 Thực hiện nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

Không ngừng cải tiến, đổi mới và phát minh các sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết để một mô hình kinh doanh phát triển bền vững. Không những đáp ứng nhu cầu thị trường mà còn phục vụ xu hướng tiêu dùng. Nắm bắt được mấu chốt của vấn đề đó, Nestlé đã không ngừng tập trung phát triển các sản phẩm mới mang tính đột phá cao. Với sản phẩm cafe, Nestle đưa ra thị trường nhiều loại cà phê hòa tan nhằm đáp ứng khẩu vị khác nhau của người tiêu dùng.
Chẳng hạn, Nescafé 3 in 1 giúp người dùng có thể tiết kiệm pha chế với hương vị đậm đà. Với khách hàng Ý, Nestlé còn sản xuất ra café Cappuccino. Tiếp theo, ra mắt Nestlé Protect Proslim tại Thái Lan. Sự thay đổi đa dạng giúp khách hàng chuyển đổi từ tiêu dùng thực dụng sang tiêu dùng hưởng thụ đa dạng sản phẩm. Nestlé thành công triển khai chiến lược “bản địa hóa” với sản phẩm mang đặc trưng riêng đáp ứng khách hàng và thị trường. Chẳng hạn tại Việt Nam có Nescafé. Mexico có cà phê có hương quế. Philippine có cà phê hương kem socola. Bản chất các sản phẩm của Nestlé luôn gắn liền với khách hàng và phổ biến được tại nhiều quốc gia khác. Vậy nên, chiến lược của Nestle cũng phải được toàn cầu hóa.

5.2 Liên kết sản xuất, mua lại

Để sở hữu lượng chi nhánh lớn trên khắp thế giới, Nestlé đã triển khai thành công chiến lược liên kết, mua lại trong khâu nghiên cứu phát triển và sản xuất. Nó không tốn nhiều nhân lực và vồn đầu tư. Vào đầu những năm 1990, Nestlé đã có mối liên kết với Coca Cola trong các loại trà và cà phê sẵn sàng để tận dụng hệ thống đóng chai trên toàn thế giới của Coca Cola. Cũng như kiến thức chuyên môn về đồ uống đã pha chế.
Tại châu Á, Nestlé thu thập, mua lại các công ty trong nước để thành lập đội ngũ nhân sự địa phương. Những người thấu hiểu văn hóa bản địa sâu sắc. Gần đây, Nestlé đã thực hiện việc mua lại Indofood. Nhà sản xuất mì lớn nhất của Indonesia. Trọng tâm là mở rộng doanh số bán hàng tại Indonesia và xuất khẩu sản phẩm sang các nước khác. Có thể thấy, tập đoàn đã sử dụng chiến lược diện rộng cho khu vực châu Á. Đó là sản xuất sản phẩm khác nhau cho mỗi quốc gia để cung cấp cho khu vực một sản phẩm nhất định từ một quốc gia.

5.3 Nghiên cứu phát triển bao bì

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Nestlé còn thiết kế bao bì hấp dẫn. Tại Việt Nam, trong cuộc chiến về bao bì với G7, Nestlé đã tung ra loại bao bì của Nescafe đánh trúng vào tâm lý của tiêu dùng Việt Nam. Đó là “người Việt dùng hàng Việt” với con dấu “100% cà phê Việt Nam”. Chiến lược của Nestlé đa dạng và sâu sắc trong khâu thiết kế để giữ chân các khách hàng khó tính. Đồng thời, dễ dàng đánh vào tâm lý người tiêu dùng.
bao bì các sản phẩm của nestle

6. Điều kiện thực hiện các chiến lược được thực hiện

6.1 Tổ chức quản lý của Tập đoàn Nestlé

Nestlé tổ chức quản lý theo mô hình phân quyền. Nghĩa là các chi nhánh tại địa phương sẽ tự chịu trách nhiệm về các hoạt động. Đồng thời, được quyền tự quyết một số vấn đề như giá, phân phối, tiếp thị cũng như nhân sự. Đồng thời, công ty sẽ thực hiện thành lập bảy đơn vị kinh doanh chiến lược trên toàn cầu (SBUs).. Những đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm để phát triển quá trình kinh doanh và đưa ra các quyết định chiến lược cấp cao.
Trong những năm gần đây, 2/3 việc tăng trưởng của Nestlé nhờ vào việc mua lại các công ty tại các quốc gia. Đây được coi là hành động quan trọng trong chiến lược phát triển của tập đoàn. Song song đó, Nestlé cũng thực hiện quản lý theo khu vực và chia thành 3 vùng địa lý chính. Đó là: Zone EMEA tại châu Âu, Trung Đông, Bắc Phi. Zone AMS là khu vực châu Mỹ. Zone AOA là khu vực châu Á, châu Úc, châu Phi. Tất cả sẽ cùng thống nhất, phát triển chiến lược chung và riêng.

6.2 Nghiên cứu và phát triển

Hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của Nestlé. Với định hướng phát triển toàn cầu, sự đồng nhất là yếu tố vô cùng quan trọng. Từ kỹ thuật tới mẫu mã sản phẩm đều phải được đồng bộ. Với nhiều phân khúc thị trường khác nhau và số lượng khách hàng khổng lồ, Nestlé phải đảm bỏ tuyệt đối trong quá trình sản xuất sản phẩm. Các hoạt động R&D đều được đồng bộ hàng ngày. Từ chất lượng an toàn, cảm nhận, nguồn dinh dưỡng, đến ưu đãi và cuối cùng là mạng lưới công nghệ, khoa học thực phẩm.
Nestlé cũng có các dự án phát triển các sản phẩm dài hạn bằng cách tập trung phát triển các nền tảng công nghệ mới. Điển hình là sử dụng protein không từ động vật, hoặc các sản phẩm công nghệ sinh học từ nông nghiệp.
Xem thêm:

7. Bài học kinh nghiệm rút ra cho các doanh nghiệp sữa Việt Nam

Trên thị trường cạnh tranh khốc liệt, có được vị thế vững chắc như hiện nay, Nestlé đã trải qua một quá trình dài tìm kiếm, nghiên cứu con đường kinh doanh. Chính vì thế, mỗi bước tiến đều là một minh chứng cho sự đúng đắn trong chiến lược kinh doanh nói chung và chiến lược marketing của Nestlé nói riêng. Bởi vậy, đây là case study mà các doanh nghiệp không thể bỏ qua.

7.1 Lấy chất lượng sản phẩm làm gốc

Chất lượng chính là cách nó thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng hau không. với Nestlé, thương hiệu này luôn đặt sức khỏe làm kim chỉ nam xuyên suốt các sản phẩm. Do đó, từ nghiên cứu, lựa chọn nguyên liệu, sản xuất,… đến phân phối. tất cả đều được Nestlé “chuẩn hóa” và tuân thủ nghiêm ngặt theo một công thức nhất định. Tuy nhiên, cần thay đổi linh hoạt theo xu hướng và đặc trưng người tiêu dùng tại địa phương đó.
dây chuyền sản xuất cafe gói sản phẩm sữa bột của nestle

7.2 Thay đổi theo hướng thích nghi hóa

Để thích ứng với các môi trường nội địa cạnh tranh khốc liệt tại từng địa phương. Đồng thời, áp dụng sự linh hoạt của các thương hiệu tại sân nhà. Nestlé đã triển khai chiến lược “địa phương hóa” về cả thông điệp truyền thông và hương vị của sản phẩm. Có thể thấy, phần lớn thành công lớn của Nestlé tại thị trường Việt Nam là do đáp ứng khẩu vị và nhu cầu nước ta. Một đất nước ngày càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe. Đồng thời, dám nhìn nhận chiến lược và đánh giá khả năng phù hợp với thị trường. Chưa kể, Nestlé còn luôn cho thấy quyết tâm và nỗ lực hoàn thiện chính mình để mang đến nhiều giá trị cho khách hàng.

7.3 Liên kết, mua lại, tăng cường khả năng thích nghi

Để nhanh chóng mở rộng sản phẩm và khiến nó tiếp cận nhanh hơn với nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, dễ dàng nắm mắt và đáp ứng người tiêu dùng. Trong quá trình xâm nhập, Nestlé đã thực hiện việc liên kết, mua lại trong sản xuất với hiệu quả lớn và thiết thực. Điều này còn giúp tập đoàn tiếp cận nhanh chóng với các công nghệ và kỹ thuật mới. Tiết kiệm nhân lực và vốn trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Đặc biệt là giảm thiểu được rủi ro trong kinh doanh.

8. Nestlé và chiến lược thay đổi văn hóa thưởng thức cà phê tại Nhật

8.1 Khởi đầu với nhiều bất lợi

Nhật Bản là quốc gia ngày càng phát triển và uy tín cao trên thị trường quốc tế. Bởi các sản phẩm của đất nước này được yêu cầu đòi hỏi khắt khe về chất lượng. Do đó, chiếm lĩnh được thị trường khó tính này sẽ mang lại ưu thế cạnh tranh vượt trội cho Nestlé. Nestlé bắt đầu có kế hoạch “tấn công” thị trường Nhật Bản vào thập niên 70. Lúc bấy giờ, Nestlé đang phát triển chủ đạo thức uống có ga và cà phê. Còn Nhật Bản vẫn xem trà là thức uống không thế thiếu mỗi ngày.
Tại Nhật, trà không chỉ mang giá trị văn hóa truyền thống và lối sống quốc dân với dạng thức uống. Nó còn len lỏi vào hầu hết các sản phẩm trên thị trường. Chẳng hạn như thành phần trong bánh kẹo, làm đẹp,… Chính vì vậy, dù đã từng bước tiếp cận một số khu vực lớn như Tokyo, Fukuoka,… thì Nestlé vẫn gặp không ít bất lợi. Từ đó, Nestlé nhận thấy cần phải có bước đi khác biệt để thành công chinh phục thị trường này.

8.2 Chiến lược marketing cao tay của Nestlé tại Nhật Bản

  • Tập trung vào đối tượng khách hàng nhỏ tuổi

Trà xanh trở thành văn hóa in đậm trong tâm trí người tiêu dùng Nhật ngay từ khi còn nhỏ. Do đó, để thay đổi cảm nhận về cà phê ngay từ khi còn nhỏ của người Nhật, Nestlé đã quyết định sản xuất sản phẩm kẹo mang hương vị cà phê. Những đứa trẻ Nhật Bản nhanh chóng bị thu hút và say mê hương vị cà phê. Ngoài ra, còn phát triển đồ uống có hương vị cà phê, latte,… Từ đó, hàng triệu sản phẩm làm từ cà phê của Nestlé đã được bán ra dù văn hóa cà phê vẫn chưa được hình thành rõ tại đây.

  • Bắt đầu hành trình mang cà phê từ ngoài vào ngõ

Khi “thảm họa kép” động đất và sóng thần xảy ra năm 2011, Công ty Nestlé đã hỗ trợ người bị nạn bằng cách mang đồ pha chế đến nơi tị nan và phân phát cà phê. Sự việc đó giúp nhà quản lý Nestlé nảy ra ý tưởng “bán những chiếc máy pha cà phê” phục vụ cho gia đình, công ty, văn phòng, công xưởng,… Nhờ có thiết bị này, mọi người có thể tự pha cafe. Đồng thời, tạo ra không gian chung để mọi người cùng ngồi và thưởng thức. Mùi hương cafe độc đáo nhanh chóng thu hút đông đảo fan cho Nescafe nói riêng và Nestlé nói chung.

  • Đánh vào giới công sở qua chiến lược “A Nescafe Ambassador”

Vào năm 2012, Nestlé Nhật Bản đã triển khai chiến lược “A Nescafe Ambassador” (Đại sứ cà phê Nestlé). Họ là những nhân viên văn phòng bình thường, đam mê cafe và sẵn sàng đại diện cho thương hiệu trong văn phòng. Nơi làm việc của họ sẽ được cung cấp một chiếc máy pha cà phê hòa tan. Những đại sứ sẽ đặt hàng cà phê từ công ty, pha chế cho những đồng nghiệp. Sau đó, thu tiền và thanh toán lại cho hãng. Chiến dịch này đánh trúng nhu cầu của giới công sở Nhật Bản. Đó là ưu tiên sự nhanh chóng, tiện lợi và khả năng kết nối với mọi người. “A Nescafe Ambassador” thành công đến mức từ tháng 11 năm 2012 đến đầu năm 2015, đã có khoảng 170.000 đại sứ.

  • Bán máy pha cà phê bằng rô-bốt thông minh

Vào năm 2014, Nestlé bắt đầu sử dụng rô-bốt thông minh có tên gọi Pepper để bán máy pha cà phê ở những cửa hàng điện máy. Với khả năng đọc hiểu biểu cảm con người, nó có thể tương tác với khách hàng, giới thiệu sản phẩm và giải thích về các dịch vụ cũng như sản phẩm. Pepper có thể pha chế và phục vụ đồ uống. Chiến dịch này nhanh chóng tạo nên một cú “hit” bởi ai cũng thích những rô-bốt đáng yêu. Năm 2015, “NESCAFE Gold Blend BARISTA” ra mắt và nhanh chóng trở thành chiếc máy pha cà phê bán chạy số 1 ở Nhật Bản. Nó có thể pha đến 5 loại cafe và mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho người dùng.
robot thông minh nestle

  • Kinh doanh các quán “cà phê ngủ”

Nắm bắt lối sống bận rộn và thường xuyên phải tăng ca của giới công sở ở Tokyo, năm 2019, Nestlé đã khai trương quán “cà phê ngủ” ở Tokyo. Nơi mọi người vừa có thể thưởng thức cafe với mức giá hợp lý, vừa nghỉ ngơi trên đệm, ghế.

8.3 Kết quả

Hiện Nhật Bản là đất nước nhập khẩu cà phê lớn thứ 3, với hơn 440.000 tấn mỗi năm. Và Nestlé chính là công ty dẫn đầu thị phần trong doanh số bán cà phê hòa tan. Theo thống kê công bố đầu năm 2020, mỗi người dân Nhật tiêu thụ trung bình 2kg cà phê mỗi năm. Điều mang mang đến cho Nestlé lợi nhuận không hề nhỏ. Bằng những chiến lược marketing “cao tay” của Nestlé dựa trên sự thấu hiểu về văn hóa, phong tục tập quán cũng như lối sống, cách sinh hoạt của người Nhật. Nestlé đã có những bước tiến vượt bậc khi dần thay đồi văn hóa uống cafe của một quốc gia vốn xem trà xanh là thức uống “quốc dân”.
sản phẩm cafe pha sẵn nestle tại nhật

9. Tạm kết

Nhìn chung, các chiến lược marketing của Nestlé luôn gắn với từng thương hiệu sản phẩm lẻ. Đồng thời, thấu hiểu văn hóa từng địa phương để có những bước thâm nhập thị trường chắc chắn và hiệu quả. Đây cũng là lý do giúp sản phẩm của Nestlé len lỏi vào cuộc sống hàng ngày. Đồng thời, thuộc top đầu trong ngành FMCG nổi tiếng toàn cầu. Chính sự khác biệt, làm cho tới của mình đã giúp Nestlé tạo được lòng tin và vị trí vững chắc trên thị trường cạnh tranh gay gắt bậc nhất này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Chiến lược marketing của bia Tiger: Xứng tầm bản lĩnh “hổ châu Á”

chiến lược marketing của bia tiger

Chiến lược marketing của bia Tiger thành công chiếm lĩnh phân khúc bia cao cấp tại châu Á nhờ insight đúng, trúng và chạm

Tiger là thương hiệu bia nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Hương vị đậm đà cùng cảm giác mạnh trong từng giọt bia nhằm khẳng định sự dũng mãnh và bản lĩnh mà thương hiệu đang xây dựng. Không chỉ là dòng bia cao cấp được yêu thích trên thế giới, nó còn là “con cưng” của người tiêu dùng Việt. Các bạn trẻ không ngừng được truyền cảm hứng thông qua các chiến lược Marketing ấn tượng của bia Tiger. Đó chính là chìa khóa lý giải sức hút cũng như vị thế của thương hiệu này hiện nay.

1. Tiềm năng thị trường bia

Bia là sản phẩm có lượng tiêu dùng lớn tại Việt Nam. Mỗi năm, người dân tiêu dùng 5 tỷ đô cho rượu bia. Lượng tiêu thụ trung bình là 43,3 lít. Con số này đưa Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á. Theo báo cáo, năm 2018, tổng sản lượng tiêu thụ là 4,2 tỷ lít. Mức tiêu thụ tăng trưởng hằng năm vào khoảng 4-5%. Năm 2019, 90% thị trường bia Việt Nam thuộc về Sabeco (41%), Heineken (23%), Habeco (18%) và Carlsberg (8%).
thị trường bia Năm 2020 và 2021, thị trường chịu tác động kép từ quy định phòng chống tác hại của rượu bia và dịch Covid-19. Phải đến quý IV/2021, ngành bia mới ghi nhận tăng trưởng dương. Doanh thu tháng 7 năm nay ước đạt 486.000 tỷ đồng. Tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt 3,205 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
sản lượng sản xuất bia

2. Bia Tiger

2.1 Đôi nét về bia Tiger

Để hiểu chính xác và toàn diện hơn về chiến lược marketing của bia Tiger, cần có cái nhìn tổng quan về sản phẩm này. Tiger được ra đời từ năm 1930 tại Singapore. Trong đó, phải đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Heineken. Vào năm 1931, tập đoàn đồ uống Hà Lan này đã liên doanh với công ty đồ uống Neave và Farser của Singapore thành lập lên Malayan Breweries Limited (MBL). Sự hợp tác này giúp nâng cao tỷ lệ chi phối của Heineken quốc tế khi chiếm đến 95,3% cổ phần. Tháng 10/1932, Singapore có thương hiệu bia đầu tiên ra mắt là Tiger Beer, thuộc Heineken Asia Pacific. Mỗi chai đều là tinh hoa được chắt lọc từ những nguyên liệu chất lượng, công thức ủ độc đáo với quy trình nghiêm ngặt.
Năm 1990, MBL đổi tên thành Asia Pacific Breweries (APB). Mục đích là nhằm thống lĩnh thị trường châu Á. Nhờ việc khai thác và thấu hiểu thị trường và văn hóa châu Á, bia Tiger đã thành công tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Biểu tượng chú hổ, động vật châu Á mạnh mẽ, nam tính càng khẳng định hình ảnh thương hiệu đúng chất bia, đậm chất châu Á. Không những đúng vững trên thị trường này, nó còn được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đồng thời, trở thành thương hiệu độc quyền hàng đầu của APB. Có thể nói, đây là một trong những nhãn hiệu bia lớn nhất trên thế giới.
bia tiger singapore
mức tăng trường hàng tháng của bia tiger năm 2021

2.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mệnh

  • Tầm nhìn: Tại Việt Nam, bia Tiger được sản xuất bởi Heineken Việt Nam. Tầm nhìn mà thương hiệu này đặt ra là trở thành nhà máy sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, đầy tự hào và có trách nhiệm.
  • Giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người và Hành tinh, Chất lượng, Tận hưởng cuộc sống, Khát vọng thành công.
  • Sứ mệnh: Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, kinh doanh bền vững và có trách nhiệm chính là kim chỉ nam xuyên suốt của Heineken Việt Nam. Nó được thể hiển qua cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

3. SWOT của bia Tiger

Để có cái nhìn tổng quan về chiến lược marketing của Tiger, cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay mô hình SWOT dưới đây.

3.1 Điểm mạnh (Strengthens)

  • Danh tiếng của thương hiệu

Vào năm 1932, thế giới sục sôi trước “tinh hoa và sự sôi động đầy sức sống” với hương vị đậm đà đặc trưng của bia Tiger. 90 năm sau, nó trở thành một trong những thương hiệu bia được yêu thích nhất thế giới. Đồng thời, không ngừng ghi dấu ấn khi trở thành mẻ bia đầu tiên được ủ bằng năng lượng mặt trời thông qua hơn 8.000 tấm pin trên mái nhà máy. Có thể nói, giá trị thương hiệu của Tiger Beer ngày càng mạnh ở châu Á, đặc biệt là Singapore. Từ năm 1989, bia Tiger đã phát triển vượt bậc khi sở hữu đến 25 nhà máy bia tại 19 quốc gia trên toàn châu Á.

  • Sở hữu nhiều giải thưởng danh giá

Bia Tiger sở hữu 40 giải thưởng danh giá quốc tế, trở thành niềm tự hào của “mãnh hổ Á châu” suốt 9 thập kỷ chinh phục thế giới. Trong đó, hai lần đạt Huy chương vàng tại Giải thưởng quốc tế ngành công nghiệp bia diễn ra ở vương quốc Anh – ví như giải Oscar của ngành công nghiệp bia. Tại thế vận hội của ngành Bia – Cúp bia thế giới, Tiger giành cú đúp huy chương vàng năm 2004 và 2010 cho hạng mục bia Pilsner phong cách châu u và bia Lager. Còn năm 2013, giành Á quân giải thưởng Bia thế giới tiếp tục chứng kiến sự lên ngôi của Tiger.

  • Định giá thương hiệu

Là một trong những thương hiệu thành công nhất Singapore và lớn trên thế giới. Hiện thương hiệu bia Tiger được nâng định giá lên đến 820 triệu đô la Singapore.

  • Khách hàng địa phương

Bia Tiger đã triển khai tốt chiến lược địa phương hóa. Tại mỗi quốc gia đặt chân đến, thương hiệu này đều xây dựng được mạng lưới khác hàng và đối tác địa phương vững mạnh. APB có ưu thế vượt trội về sự thấu hiểu thị trường, thói quen tiêu dùng và đặc trưng ẩm thực từng khu vực. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của Tiger và tạo đà tăng trưởng bền vững tại thị trường địa phương và khu vực. Chưa kể, hương vị đặc biệt của nó cũng làm nức lòng người dân châu Á.

  • Mạng lưới phân phối rộng khắp

Với sự liên kết của hai cổ đông là Fraser and Neave, Limited (F&N) và Heineken International cùng thị phần vững mạnh. Tiger Beer sở hữu mạng lưới phân phối vững mạnh và rộng khắp. Heineken International là thương hiệu lâu đời và có độ phủ sóng rộng nhờ mạng lưới đối tác toàn cầu và 115 nhà máy bia tại hơn 65 quốc gia. Bởi vậy, bia Tiger có thể được xuất và nhập khẩu đến các thị trường lớn và tiềm năng trên khắp thế giới.

  • Thương hiệu quan trọng nhất của tập đoàn mẹ Heineken

Tiger là thương hiệu quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của Heineken. Cả Tiger và Tiger Crystal chiếm tổng cộng hơn 1/4 lượng bia bán ra tại thị trường Việt Nam, thuộc phân khúc cao cấp.

  • Chiến lược Marketing mạnh mẽ

Tiger Beer đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của Tiger – đặc biệt là giới trẻ châu Á. Với sogan hấp dẫn “Its Time for a Tiger”, Tiger lan tỏa sức mạnh của người dẫn đầu khi chiếm lĩnh dòng bia cao cấp châu Á. Ý tưởng lớn trong chiến dịch Marketing của Tiger là “Uncage” với key message slogan của bia Tiger “Don’t live in a cage”. Với những câu chuyện khác nhau, nó đã “Đánh thức bản lĩnh” khác nhau tại mỗi quốc gia. Đồng thời, thúc đẩu các bạn trẻ phải bước ra khỏi vùng an toàn và thể hiện mình.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Xu hướng đổi mới

Các loại rượu ngày càng được ưa chuộng bởi cám giác mạnh cùng sự kết hợp đa dạng. Ngoài ra, với tiềm năng kinh doanh bia, rất nhiều đối tác liên tục “rót vốn” nên khả năng cạnh tranh rất khốc liệt.

  • Sức khỏe

Tiêu thụ rượu, bia là hành động mà Đảng và Nhà nước luôn khuyến cáo và ngăn cấm. Đặc biệt có những chế tài xử lý mạnh nếu vi phạm. Bởi loại thức uống chưa chất kích thích như cồn này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Chẳng hạn như gan, tim,… Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ vẫn trên múc khuyến nghị.

  • Tai nạn giao thông

Tỷ lệ tại nạn giao thông với rất nhiều vụ tử vong do uống rượu bia khi lái xe ngày càng tăng. Mặc dù rất nhiều biện pháp được áp dụng nhưng số vụ vấn chưa giảm thiểu. Điều này sẽ dẫn tới các chế tài nghiêm khắc hơn trong việc sản xuất và buôn bán bia rượu từ Chính phủ. Từ đó, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận bán hàng.

  • Đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng tiêu dùng. Khách hàng thường hướng tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Do đó, việc tiêu thụ rượu, bia gần như bị hạn chế hoàn toàn.

3.3 Cơ hội (Oppotunities)

  • Sự gia tăng thu nhập cá nhân

Mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng dẫn đến mức chi tiêu cũng được nâng cao. Nhìn chung, thị trường bia vẫn được đánh giá là phát triển ngày càng sôi động. Chưa kể, bia vẫn là đồ uống có cồn phổ biến trong văn hóa của người Việt. Thứ thức uống không thể thiếu trong những dịp quan trọng.

  • Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số cũng mang lại cơ hội lớn kinh doanh lớn cho các nhà sản xuất bia như APB. Nhiều người đồng nghĩa với lượng tiêu thụ bia tăng cao. Từ đó, gia tăng nhu cầu với bia Tiger.

  • Thị trường bia tại Việt Nam tiềm năng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, nước ta xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Ước tính vào năm 2016, một người Việt Nam tiêu thụ trung bình 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia mỗi năm với xu hướng ngày càng gia tăng. Theo cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, tỷ lệ uống rượu bia ở người trưởng thành, đặc biệt là nam giới tại Việt Nam ở mức cao. Việc uống rượu bia ngày càng phổ biến ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam và số tuổi sử dụng ngày càng trẻ hóa.

3.4 Thách thức (Threatens)

  • Đa dạng hóa sản phẩm

Mặc dù ra đời từ những năm 1932 nhưng hiện tại, bia Tiger cũng chỉ có 4 sản phẩm. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngay càng mở rộng phân khúc sản phẩm. Đặc biệt là sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế khiến Tiger đối mặt với sự cạnh tranh lớn. Đây thực sự là một hạn chế lớn đối với thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường.

  • Sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ

Trong thị trường nước giải khát như bia, cạnh tranh giữa các thương hiệu là điều khó tránh khỏi. Mà lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mới là tiền đề giúp thương hiệu phát triển bền vững. Đứng trước các lựa chọn, sự mới mẻ lại thu hút người dùng trải nghiệm hơn. Do đó, để có thể tồn tại được, bia Tiger cần định vị người dùng tốt với các thông điệp truyền cảm xúc.
Bất kể tình hình kinh doanh khó khăn năm 2020, Heineken Việt Nam vẫn cho ra mắt Bia Việt. Hai tháng sau, Sabeco tung Bia Lạc Việt cùng phân khúc. Tiếp đó là các dòng sản phẩm bia dành cho giới trẻ của Heineken và Saigon Chill của Sabeco cùng xuất hiện. Carlsberg cũng không hề kém cạnh khi mở rộng hệ thống phân phối bia Huda tại miền Bắc.
thị phần bia việt nam 2021

Xem thêm:

4. Thị trường và định vị thương hiệu bia Tiger

4.1 Thị trường mục tiêu

Bia Tiger giờ đây hướng đến phân khúc mới và rộng hơn. Đó chính là thế hệ Y tại châu Âu hay còn gọi là Millennials – thế hệ thời 8x, 9x theo cách nói của Việt Nam. Đối tượng khách hàng hướng đến chính là giới trẻ, tuổi từ 24-35 (thế hệ Y). Nhóm này thường không thích trải nghiệm nhiều thứ mới lạ và trung thành với lựa chọn nào đó. Họ không dễ dàng bị tác động và thay đổi thói quen. Tuy nhiên, họ có mối quan hệ rộng và có nhu cầu giao tiếp theo nhóm với thu nhập cố định… Ngoài mục đích giải khát, uống bia chính là trải nghiệm và khẳng định cái “tôi” bên trong.
họp mặt bàn bè vui vẻ cùng tiger

4.2 Định vị thị trường

Bia Tiger đã khẳng định tốt định vị thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt là nhấn mạnh và kết hợp khép léo với yếu tố văn hóa. Cụ thể là biểu tượng về “Tinh thần nam giới Á Đông”. Nhiều người tiêu dùng chọn mua loại bia này vì sự cá tính cũng như giá cả và chất lượng. Không đơn thuần là một loại đồ uống, nó còn là cách thể hiện “Bản lĩnh nam giới” đầy sáng tạo và in đậm dấu ấn trong nhận thức người tiêu dùng. Tại Việt Nam, Tiger được đánh giá là thương hiệu có tầm phủ sóng tốt với 46% (top 1 tại thành phố Hồ Chính Minh) và 16% (top 3 tại thủ đô Hà Nội).

5. Chiến lược Marketing mix của bia Tiger

Một trong những chìa khóa làm nên thành công chính là chiến lược marketing của bia Tiger. Trong đó, thương hiệu tập trung phát triển 4 yếu tố: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). Cùng tìm hiểu chiến lược Marketing Mix của bia Tiger theo mô hình 4P dưới đây.

5.1 Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược marketing mix. Không chỉ là sản phẩm thông thường. Nó còn là giá trị thương hiệu của bia Tiger cùng cảm giác đẳng cấp khi thưởng thức. Thay vì mở rộng phân khúc sản phẩm như các đối thủ, Tiger lại chú trọng thay đổi hệ thống thương hiệu. Từ đó, hướng đến chiếm lĩnh dòng bia cao cấp. Bộ nhận diện mang tinh thần năng động và trẻ trung.

  • Dòng sản phẩm
Tiger Original

Ra đời năm 1932, bia Tiger nổi tiếng quốc tế về hương vị và chất lượng. Mỗi chai Tiger được ủ nghiêm ngặt trong 500 giờ với nguyên liệu chất lượng nhất. Từ đó, chắt lọc nên những giọt bia mang hương vị đậm đà, sảng khoái, tràn đầy sức sống. Bia Tiger thường có nồng độ cồn là 5%.
tiger original trong các bữa tiệc

Tiger Crystal

SKU chính của bia Tiger giờ là dòng Tiger Crytal. Dòng bia mới này được sản xuất theo quy trình Cold Suspension. Dòng bia được tinh lọc với kỹ thuật làm lạnh sâu đến -1C cùng hoa bia được tinh chế đặc biệt giúp lưu giữ hương vị tuyệt hảo. Nhờ vậy, Tiger Crytal không chỉ mang chất lượng hàng đầu thế giới mà còn đem đến cảm giác sảng khoái, dễ uống.

Tiger White

Tiger White mang đến sự tươi mát với bọt sủi nhẹ nhàng khi rót. Tiger White có vị cay ấn tượng của cây đinh hương, rau mùi và vỏ cam. Thức uống này giúp đánh bay mọi cơn khát.

Tiger Black

Dòng bia Tiger Black được ủ bằng gạo đen mang đến hương vị đậm đà cho người uống.

  • Bao bì, kiểu dáng thiết kế

Tiger sở hữu kiểu dáng chai tiện lợi và sang trọng với dung tích khác nhau. Chai thủy tinh trong suốt, cổ chai thon, cao kết hợp với sắc bạc nổi bật. Điều này đã tạo nên nét đẹp trẻ trung, hiện đại và cuốn hút. Kiểu dáng này cũng làm bật nên chất bia vàng óng, trong suốt như pha lê. Trên mỗi bao bì đều xuất hiện ký tự “g” trong logo của Tiger khá giống số “8”. Biểu tượng của may mắn và sung túc. Trên bao bì được in đầy đủ các thông tin về nồng độ cồn, thể tích, đơn vị sản xuất, thời hạn sử dụng… Tất cả đều được thống nhất cùng màu sắc và logo.
đa dạng bao bì bia tigerCó thể thấy, chiến lược marketing về sản phẩm của bia Tiger không có nhiều sáng tạo nổi bật. Tuy nhiên, sự thay đổi diện mạo này đã khẳng định được hình ảnh hiện đại, mạnh mẽ. Đặc biệt là biểu tượng bản lĩnh, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chưa kể, chiến lược marketing về sản phẩm còn cực kỳ tinh tế khi khai thác nền văn hóa châu Á mà hãng hướng tới.

5.2 Chiến lược giá (Price)

Chiến lược marketing về giá của bia Tiger được định giá dựa trên phương pháp định giá cạnh tranh. Đồng thời, định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Trong đó, Saigon Special – Sabeco chính là đối thủ lớn nhất của bia Tiger khi cạnh tranh trong phân khúc này. Việc định giá cao hơn giá sản phẩm của các đối thủ đã góp phần khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Mức chênh lệch cũng không quá lớn. Thương hiệu có thể dùng mức giá này để chống lại và ngăn cản các đối thủ mới gia nhập thị trường. Do đó, mức giá thực tế của bia Tiger có thể biến động linh hoạt.
Ngoài ra, Tiger còn linh hoạt với nhiều chính sách hỗ trợ và thao túng các kênh phân phối. Cụ thể là các chiết khấu thương mại hay chiết khấu thời vụ. Bên cạnh đó, Tiger cũng sử dụng chiến lược định giá khuyến mại tại một số thời điểm “vàng” khiến doanh thu tăng vọt. Phân khúc khách hàng thị trường Bia tiger thường mua chủ yếu ở mức giá khoảng 200.000đ – 500.000đ. Phân khúc giá phổ biến của Bia tiger là 200.000đ – 500.000đ và 500.000đ – 1.000.000đ.
thống kê phân khúc giá bia tiger

5.3 Chiến lược phân phối (Place)

Chiến lược marketing về phân phối của bia Tiger sử dụng hai kênh phân phối. Đó là phân phối truyền thống ngay tại điểm bán và phân phối hiện đại cho khách mang về. Đồng thời, thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Với kênh phân phối truyền thống, bia Tiger hướng đến phủ khắp mọi địa điểm. Cụ thể là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bar, pub, các quán cafe, quán karaoke, câu lạc bộ thể thao, hội chợ, vườn bia, trung tâm bia,… Đây đều là những nơi tiêu thụ chính và tiềm năng.
Kênh phân phối hiện đại chủ yếu nhắm vào đối tượng khách hàng mua số lượng lớn hay bán buôn. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiêu người có điều kiện mua bia về để nhâm nhi. Thường mua với số lượng lớn từ một két, một thùng trở lên nên doanh thu khá lớn. Mọi người có thể dễ dàng mua được sản phẩm bia Tiger ở bất cứ cửa hàng tạp hóa khắp cả nước cũng như các trang thương mại điện tử. Nhờ chiến lược marketing của bia Tiger, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận để thưởng thức sản phẩm.

5.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Bia Tiger quảng bá sản phẩm trên đa dạng nền tảng. Mỗi chiến dịch đều hướng tới truyền cảm hứng, năng lượng để giới trẻ sẵn sàng đối mặt và theo đuổi đam mê. Tiger lựa chọn hình ảnh “chú hổ dũng mãnh”, biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh châu Á. Chiến lược marketing của bia Tiger sẽ là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua rào cản văn hóa và sẵn sàng trải nghiệm thử thách mới. Đồng thời, tái định vị bia Tiger năng động và hiện đại.

  • Facebook

Bia Tiger khá chú trọng đến phát triển nền tảng facebook. Hoạt động tích cực với các bài mới được lên thường xuyên. Qua đó, kết nối và gia tăng tương tác với khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc bài PR thương hiệu. Tín hiệu tiếp cận và khả năng tương tác được đánh giá khá tốt và ổn định. Hiện cả lượng người thích và theo dõi trên trang fanpage của Tiger Việt Nam đã lên đến khoảng 3,2 triệu người.

  • YouTube

YouTube cũng là một kênh truyền thông tiềm năng với lượng người dùng lớn. Bia Tiger cũng sử dụng hiệu quả YouTube khi sở hữu hơn 3,6 triệu người đăng ký. Một con số khá lớn so với trung bình tại Việt Nam. Bia Tiger sử dụng YouTube như một nền tảng để đăng tải các video cùng hoạt động mà thương hiệu đang tham gia.

  • Tiktok

Tiktok là kênh truyền thông bùng nổ những năm gần đây với lượng người dùng tăng vọt. Bởi vậy, Tiger không thể bỏ qua kênh truyền thông này. Đặc biệt kết hợp với các Influencers và KOLs nổi tiếng khiến các video có lượng tương tác lớn. Ví dụ, vào năm 2020, clip “Optimistic Dance” của Tiger kết hợp với vũ công Quang Đăng đã được rất nhiều người nổi tiếng và các bạn trẻ hưởng ứng.

  • Quảng cáo truyền hình

Không khó để nhận ra hình ảnh của thương hiệu này trên các kênh truyền hình. Đây là một kênh giao tiếp quan trọng giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thị phần. Đồng thời, đạt được số lượng khán giả tiềm năng tối đa. Tại Việt Nam, Tiger thường xuyên tổ chức các chương trình Đại nhạc hội với lượng người tham gia đông khủng khiếp. Hoặc xuất hiện trong các chương trình quảng cáo trong dịp Tết, mùa bóng đá, thể thao. Đáng nói, Tiger còn không ngần ngại đầu tư “chịu chơi” khi hợp tác với Sơn Tùng MTP trong show: Dừng lại hay bứt phá | Sơn Tùng MTP x Tiger Beer. Danh tiếng của Sơn Tùng giúp bia Tiger kết nối mạnh mẽ với cộng đồng người tiêu dùng Việt.

  • Sàn thương mại điện tử

Bia Tiger được phân phối trên sàn thương mại điện tử. Hiện có hơn 260 nhà bán trên sàn TMĐT với hơn 359 mặt hàng. Shopee chiếm 92.5% tổng doanh số và 86.8% về sản lượng. Tiki chiếm 6.4% tổng doanh số và 11.5% về sản lượng. Lazada chiếm 1.1% tổng doanh số và 1.7% về sản lượng. Doanh số trong tháng 03/2022 đạt mức cao nhất với 5 tỉ đồng và 14 nghìn về sản lượng. Quy mô thị trường bia Tiger tháng 10/2022 đạt 2 tỷ doanh số. Tăng trưởng thấp hơn so với tháng 09/2022 là 24.6%. Nhận xét trung hạn trong 6 tháng gần nhất, bia tiger tăng trưởng doanh thu 6.3 % so với 6 tháng liền kề. Tệp khách hàng lớn và tiềm năng trên sàn thương mại điện tử giúp hãng bia này đột phá doanh thu.

  • Sự kiện offline

Tiger Beer là thương hiệu có sự đầu tư mạnh mẽ cho các sự kiện offline. Đồng thời, nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Các sự kiện được tổ chức mang phong cách hiện đại, mới mẻ và hấp dẫn. Trong đó, nhất định phải kể đến chuỗi đại tiệc ấm nhạc hoành tráng với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu cả nước. Gần đây nhất là chương trình Tiger Remix 2023. đại nhạc hội do tiger tổ chức
tiger tổ chức sự kiện

Xem thêm:

6. Bản lĩnh xứng tầm bia của người châu Á trong chiến lược marketing của bia Tiger

6.1 Từ bia địa phương trở thành thương hiệu toàn cầu

Tiger Beer đã khai thác mạnh mẽ giá trị châu Á. Qua đó, đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu – đặc biệt là giới trẻ. Câu khẩu hiệu của thương hiệu là “Its Time for a Tiger” (Tạm dịch: Đây chính là thời đại của hổ). Nó thể hiện sức mạnh, bản lĩnh cùng tham vọng chiếm lực thị trường bia. Thắng thế trên thị trường quê hương, nó tiếp tục phát triển tại các nước khác. Có thể nói, Tiger Beer đã chiếm lĩnh dòng bia cao cấp Châu Á.
Từ bia địa phương đến biểu tượng nổi tiếng toàn cầu. Tiger đã được ủ ở 11 quốc gia với lượng tiêu thụ phủ rộng trên toàn thế giới. Vào tháng 8/2012, Heineken đã thôn tính thành công thương hiệu bia Tiger. Thương vụ thâu tóm lớn nhất trong ngành bia và nước giải khát khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Heineken đã phải cạnh tranh gay gắt với các hãng bia của Thái Lan và Nhật Bản để giành quyền kiểm soát APB và thế chủ động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
tiger original trong các bữa tiệc

6.2 Chiến dịch truyền cảm hứng cho các bạn trẻ toàn Châu Á

Những chiến lược marketing độc đáo của bia Tiger giúp tiếp cận tối đa tệp khách hàng mục tiêu – bạn trẻ châu Á. “Uncage” không chỉ là phép ẩn dụ mô tả về cách thương hiệu này mang sự dũng cảm tới cho toàn Châu Á. Đây cũng chính là bước tiến lớn cũng là bước đi đầu tiên trong hành trình đưa Tiger trở thành biểu tượng bia châu Á toàn cầu. Giới trẻ châu Á được tiếp cận với tư tưởng phương Tây cùng rất nhiều tham vọng và khao khát được thể hiện mình. Tuy nhiên, bản thân họ vẫn còn chịu rất nhiều gò bó. Xây dựng chiến dịch cùng thông điệp “đánh thức bản lĩnh”, Tiger đã đánh trúng insight tệp khách hàng này. .
Insight chính là “chúng ra luôn sống với cái “gông” của chính mình để phù hợp với sự mong đợi của gia đình, thuần phong mỹ tục nơi sinh sống. Điều này cực kỳ chính xác với các bạn trẻ châu Á”. Tiger muốn trở thành biểu tượng khuyến khích, cổ vũ họ thể hiện bản thân và dám bứt phá khỏi vòng an toàn. Ý trưởng lớn được khai thác chính là “Uncage” với key message slogan của bia Tiger “Don’t live in a cage”. Hiểu rõ sự khác biệt về văn hóa tại mỗi quốc gia, “Uncage” đã viết nên những câu chuyện khác nhau qua thông điệp “Đánh thức bản lĩnh” tại từng quốc gia khác nhau. Qua đó, Tiger muốn truyền tải đến giới trẻ châu Á rằng hãy là chính mình và sẵn sàng theo đuổi những gì mình chọn.
tiger uncage tại trung quốc

6.3 Chiến dịch “Uncaged Heroes” mang tầm cao mới

Tiger Uncage là bước đi đầu tiên trong chiến lược marketing của bia Tiger nhắm đến khách hàng mục tiêu châu Á. Chiến dịch được bắt đầu tại Singapore với key message “Don’t live in a cage” (tạm dịch là “đừng sống trong một chiếc lồng”). Hiểu rõ sự khác biệt về văn hóa ở mỗi đất nước, “Uncage” đã viết nên những câu chuyện khác nhau đằng sau thương hiệu với thông điệp “Đánh thức bản lĩnh”. Bia Tiger muốn thúc đẩy các bạn trẻ hãy phá bỏ giới hạn và làm những điều mình muốn.
Chiến dịch Uncaged Heroes được phát động trên toàn cầu. Nó tập trung vào các nhà sáng tạo trẻ với các cách tiếp cận nghề táo bạo. Điều này chứng tỏ bất cứ ai trong số chúng ta cũng chính là những anh hùng đang tự giải phóng chính bản thân mình. Các quốc gia mà thương hiệu hoạt động gồm Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Đức. Chiến dịch được giới thiệu trên trang web của họ. Sau đó, kết thúc trong một sự kiện toàn cầu tại Nhạc viện Benedetto Marcello vào tháng 9 năm 2018 được bia Tiger tổ chức tại Venice, Ý.
hình ảnh cho chiến lược của tigerThông qua chiến dịch này, bia Tiger muốn làm nổi bật lên tác động của sự sáng tạo. Đồng thời, truyền cảm hứng cho những người đang thực sự định hình tương lai. Sự kiện ra mắt kèm bộ phim kể về những câu chuyện của những anh hùng, được chia sẻ trên các kênh social media, landing page. Nền tảng này giúp chiến dịch tiếp cận thị trường mục tiêu của bia Tiger tốt. Đồng thời, để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất là đối với các bạn trẻ Châu Á.
giới trẻ yêu thích bia tiger

7. Tạm kết

Chiến lược marketing của bia Tiger đã phần nào khẳng định được sức mạnh khủng khiếp của “chú hổ dũng mãnh” của làng bia Châu Á. Với niềm tự hào của một thương hiệu bia châu Á rạng danh trên toàn thế giới, Tiger không ngừng làm mới mình về mọi mặt. Đồng thời, thể hiện một hình ảnh mới mạnh mẽ và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn giữ được hương vị tinh hoa, vẹn nguyên và đẳng cấp. Qua đó, ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu trong lựa chọn của giới trẻ Châu Á. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Top 11 nhà hàng ngon tại Hà Nội bạn nhất định phải thử

top 11 nhà hàng ngon tại hà nội

Ẩm thực tại thủ đô mang rất nhiều nét riêng. Cùng xem top 11 nhà hàng ngon tại Hà Nội bạn nhất định phải thử khi đến thủ đô dưới đây nhé!

Nhắc tới Thủ đô, chúng ta không chỉ nhớ đến vẻ đẹp nghìn năm văn hiến mà còn có thể mường tượng đến những món ăn ngon nức tiếng với hương vị gây lưu luyến cho vị giác. Và những món ăn đó được chế biến vô cùng hoàn hảo qua 11 nhà hàng mà Nhà Hàng Số giới thiệu tới bạn sau đây.

1. Danh sách 11 nhà hàng ngon nức tiếng tại Thủ đô Hà Nội

Nếu có dịp ghé thăm Hà Nội, đừng quên thử vị những nhà hàng ngon có tiếng tại thủ đô cùng gia đình và bạn bè bạn nhé!

1.1. Bò Tơ Quán Mộc

Nhà hàng ngon nổi tiếng tại Hà Nội với phong cách cổ xưa của những năm thập niên 80. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn từ không gian quán đến chất lượng phục vụ và cách bày trí. Không gian các quán trong hệ thống nhà hàng đều khá rộng rãi được trang trí theo phong cách những căn nhà cổ Hà Nội. Các quán với đèn vàng lung linh, gạch hoa quen thuộc, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên bất kì con phố nào. Tổng thể sẽ đem đến cho bạn cảm giác gần gũi, ấm cúng ngay giữa lòng phố.

không gian bò tơ quán mộcNhà hàng Bò Tơ Quán Mộc

Nhà hàng chuyên phục vụ các món về bò với hơn 40 món ẩm thực. Thực đơn Bò Tơ Quán Mộc cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Trong đó bạn nhất định phải thử các món ăn như: Dẻ sườn nướng, Lẩu bò tươi xanh, Bò tơ tái chanh, Bò tơ hấp cuốn bánh trang, Bò thần công……
Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: 102 Thái Thịnh
    Hotline: 094 195 8899
  • Cơ sở 2: Biệt Thự D17, Ngõ 76 Nguyễn Phong Sắc
    Hotline: 094 165 3399
  • Cơ sở 3: B52 – Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội
    Hotline: 094 165 8899
  • Cơ sở 4: Số 2 Hoa Lư – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Hotline: 094 581 3355
  • Cơ sở 5: 88 Ngã tư Vạn Phúc – Hà Đông
    Hotline: 094 195 3399
  • Cơ sở 6: 47 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội
    Hotline: 094 296 3355
  • Cơ sở 7: 14 BT7 KĐT Văn Quán, Hà Đông
    Hotline: 094 851 3355
  • Cơ sở 8: 02 Đặng Dung Ba Đình
    Hotline: 082 504 2288
  • Cơ sở 9: 1A Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội
    Hotline: 082 743 2288
  • Cơ sở 10: B2BT5 Lưu Hữu Phước – KĐT Mỹ Đình
    Hotline: 082 954 2288
  • Cơ sở 11: 84 Ngọc Khánh – Ba Đình
    Hotline: 082 314 2299

1.2. Rice Bistro

Rice Bistro là nhà hàng ngon đem lại hương vị ẩm thực truyền thống Việt Nam. Với cách bố trí sang trọng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn nổi tiếng Việt Nam trong một không gian sang trọng.

không gian rice bistroNhà hàng Rice Bistro

Thực đơn tại nhà hàng cũng vô cùng phong phú, hương vị vừa ăn và bố trí vô cùng bắt mắt. Những món ăn được trang trí vô cùng tinh tế với hương vị thanh đạm của ẩm thực Việt. Chắc chắn bạn sẽ có bữa ăn đáng nhớ với ẩm thực nổi tiếng của các vùng miền khắp mọi miền tổ quốc.
Thông tin liên hệ:
32 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Hotline: 024 3928 8912

1.3. Nét Huế

Là chuỗi nhà hàng ngon hội tụ tinh hoa ẩm thực Huế với phong cách bài trí hay thiết kế vô cùng đẹp bắt và giản dị. Nơi đây gợi nhớ những nét đặc trưng tại Huế. Bạn có thể trải nghiệm những nét thanh khiết, giản dị mà tinh tế như khi ở Huế tại ngay lòng thủ đô.
Với những nét đặc trưng nổi bật của ẩm thực Huế như chua, cay, mặn, ngọt…bạn có thể được trải nghiệm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội chân thực và hấp dẫn nhất. Những niêu cơm, tô bún, phở cuốn, bánh khoái, lẩu..tất cả sẽ làm nên những nét đặc biệt khiến bạn khó quên.

không gian nét huế

Nhà hàng Nét Huế

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: 198 Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Hotline: 024 3938 1795
  • Cơ sở 2: 43 Mai Hắc Đế – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Hotline: 024 3944 9769
  • Cơ sở 3: 57 Lạc Trung – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Hotline: 024 3877 5757
  • Cơ sở 4: B1- D9-13 Times City – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội
    Hotline: 024 3201 6123
  • Cơ sở 5: 36 Thái Hà – Q. Đống Đa – Hà Nội
    Hotline: 024 3834 3636
  • Cơ sở 6: 153 Láng Hạ – Q. Đống Đa – Hà Nội
    Hotline: 024 3562 7532
  • Cơ sở 7: BH 06-07 – TTTM Vincom Nguyễn Chí Thanh – 54A Nguyễn Chí Thanh – Q. Đống Đa – Hà Nội
    Hotline: 024 3202 3099
  • Cơ sở 8: Ngã tư Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Khánh Toàn – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
    Hotline: 024 3766 1515
  • Cơ sở 9: Tầng 1 – shop 27 TTTM BigC Thăng Long – 222 Trần Duy Hưng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội
    Hotline: 024 3203 2055
  • Cơ sở 10: L3 -12 – Tầng 3 – Vincom Sky Lake Phạm Hùng – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
    Hotline: 024 3200 0546
  • Cơ sở 11: Nét Huế B2-R6-41 Royal City – 72 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – Hà Nội
    Hotline: 024 6664 2970
  • Cơ sở 12: Tầng 1 -Khu Ẩm Thực – Aeon Mall Hà Đông – Dương Nội – Q. Hà Đông – Hà Nội
    Hotline: 024 6652 2997
  • Cơ sở 13: L4 – 02 TTTM Vincom Ocean Park- Q. Gia Lâm – Hà Nội
    Hotline: 024 3203 6995
  • Cơ sở 14: TTTM Savico Megamall – 7 – 9 Nguyễn Văn Linh – Q. Long Biên – Hà Nội
    Hotline: 024 3202 1980
  • Cơ sở 15: TTTM Vinmart – Đại Lộ Thăng Long – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội
  • Cơ sở 16: Lot T316 – 1 & T311 – 3 Aeon Mall Long Biên, 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội.

1.4. Chen By NamChen

Với bề dày đi cùng lịch sử thủ đô, đây là nhà hàng được nhiều người yêu ẩm thực ở Hà Nội yêu thích. Nằm trong top những nhà hàng ngon 5 sao tại thủ đô, bạn sẽ được trải nghiệm không gian sang trọng khi đến. Với phong cách nướng không khói của Nhật cùng đội ngũ đội ngũ đầu bếp tuyệt hảo, bạn sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời cùng view xịn sò.
Với khẩu hiệu nổi tiếng “Hãy nấu như nấu cho người bạn yêu thương nhất”. Đây là lí do để giải thích cho món ăn tại đây đều vô cùng thơm ngon và đặc biệt. Đó đều là tâm huyết của đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp. Các món ăn được làm ra từ tình yêu của chính người đầu bếp. Do đó chắc chắn bạn sẽ khó quên hương vị nơi đây khi đến với quán.

không gian chen by namchenNhà hàng Chen by Namchen

Thông tin liên hệ:
116 Hoàng Ngân, Hà Nội
Hotline: 097 823 5091/091 714 6956

1.5. Nhà hàng Hải Cảng

Nhà hàng với phong cách Hong Kong sang trọng, thiết kế theo kiến trúc cung đình sẽ cho trải nghiệm tuyệt vời. Với 12 phòng Vip được đánh giá đạt chuẩn 5 sao, không gian rộng rãi sẽ giúp bạn thỏa sức bày tiệc, hẹn hò, hay những buổi gặp gỡ quan trọng. Từ đồ đạc, nội thiết cùng thiết kế tạo nên không gian vương giả, đậm chất thời xưa. Bạn yêu những nét kiến trúc cổ thì nên ghé nhà hàng nhé.

không gian nhà hàng hải cảng Nhà hàng Hải Cảng

Cùng kiến trúc sang trọng hoài cổ, thực đơn ở đây cũng sẽ làm hài lòng nhiều thực khách. Không chỉ là ẩm thực Hồng Kông mà ẩm thực Châu Á ở đâu đề vô cùng ngon. Những nguyên liệu tươi ngon, quý hiếm bạn đều có thể dễ dàng tìm kiếm tại đây. Cùng thử những nguyên liệu cao cấp như hải sâm, bào ngư, tổ yến…tại đây nhé.
Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: Tầng 7, tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
    Hotline: 0246 268 9988
  • Cơ sở 2: Tầng 12, Tòa nhà Sun City, số 13 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Hotline: 0243 824 9988
  • Cơ sở 3: Tầng 4, Nhà ga T2, Sân bay Nội Bài
    Hotline: 0243 587 668

1.6. Nhà hàng Long Vĩ

Nhà hàng với khuôn viên rộng rãi được thiết kế theo kiến trúc hiện đại cùng cách bày trí nội thất trang nhã sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó nhà hàng còn được bao phủ bởi những hàng cây xanh thân thiện với thiên nhiên, giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên khi dùng bữa. Nói chung khi đến với nhà hàng bạn sẽ có cảm giác tươi mát, trang nhã mà không kém phần lộng lẫy. Ngoài ra tại nhà hàng còn có nhiều lựa chọn cho bạn như sảnh chung, hòng Vip, quầy bar…giúp bạn thỏa sức lựa chọn và trải nghiệm.

không gian nhà hàng long vĩNhà hàng Long Vĩ

Những món ăn ở đây thì vô cùng tươi ngon và đầy đủ. Các hương vị hội tụ đủ cả 3 miền Bắc Trung Nam. Nguyên liệu được chọn kỹ càng, chế biến cẩn thận và làm hài lòng nhiều thực khách. Những đầu bếp tại đây đều có tay nghề vô cùng cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Do đó bạn sẽ vô cùng hài lòng khi thưởng thức tại nhà hàng. Khi đến đây bạn không nên bỏ lỡ: Tôm Mũ ni Đỏ, Xanh, Alaska, cá lưỡi trâu, cá thờn bơn Nhật, Tu Hài Canada, cua Huỳnh Đế, ốc móng tay…Cùng đến và thưởng thức ngay hương vị hải sản tươi ngon trong không gian sang trọng ngay nhé.
Thông tin liên hệ:
3A Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 0243 577 8889/094 788 4646

1.7. Nhà hàng L’Annam Buffet

Nhà hàng với phong cách Châu u cổ xưa pha chút nét Châu Á tạo nên không gian độc đáo và thu hút. Không gian rộng rãi, bạn có thể ăn cùng người thân, đồng nghiệp hay nhiều đối tác vì sức chứa lên tới 250 khách. Thiết kế quầy bar, khi chế biến và thưởng thức đồ ăn độc lạ mang lại trải nghiệm khác lạ tới cho khách hàng khi đến đây.

không gian nhà hàng LAnnam BuffetNhà hàng L’Annam Buffet

Menu của nhà hàng cực kì phong phú với hơn 100 món, bạn có thể thỏa sức lựa chọn. Mỗi món đều được làm từ những nguyên liệu tươi sống. Do đó mỗi món ăn ở đây đều có độ tươi ngon, hấp dẫn, hương vị tuyệt hảo khiến bạn say mê. Các loại hải sản nổi tiếng tại nhà hàng: ốc vòi vòi, baba, tôm hùm, cá chình, sò, ngao…
Thông tin liên hệ:
117 Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Hotline: 098 490 1157/091 203 2100/046 265 9333

1.8. Nhà hàng Sơn Thiên

Nhà hàng mang phong cách pha giữa nét cổ điển và hiện đại, với không gian trên 2000m2. Ở đây bạn sẽ bắt gặp những thiết kế mang nét cổ điển như tường gạch, nón lá, cây tre cây trúc. Bạn sẽ gợi nhớ lại những nét đẹp truyền thống, những kỉ niệm về một thời thơ ấu.
Tại đây hội tụ những nét ẩm thực từ 3 miền Bắc Trung Nam với những nguyên liệu dân dã, bình dị nhất. Bạn cũng có thể thưởng thức những món tinh hoa ẩm thực hiện đại từ những đầu bếp tài hoa. Những món ăn ở đây đều vô cùng an toàn bởi nguồn nguyên liệu và chế biến. Đến và thưởng thức ẩm thực với sự giao thoa truyền thống và hiện đại tại Sơn Thiên.

không gian nhà hàng sơn thiênNhà hàng Sơn Thiên

Thông tin liên hệ:
37 Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 096 142 9158

1.9. Sen Tây Hồ

Tọa lạc tại khu phố sầm uất và nổi tiếng tại Hà Nội, khi đến với Sen Tây Hồ bạn có thể ngắm hồ Tây tuyệt đẹp khi thưởng thức bữa ăn. Nhà hàng rộng rãi, thoáng mát nằm cạnh Hồ Tây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Khuôn viên nhà hàng chia thành nhiều khu với thiết kế trang trọng mang những nét đặc trưng riêng của Châu u. Với những bạn thích sống ảo thì đến đây bạn sẽ có thêm hàng trăm tấm ảnh sống ảo cực sang xịn đấy. Ngoài không gian lụa là, nến hoa, bạn còn được thưởng thức bữa ăn cùng âm nhạc du dương cổ điển đầy lãng mạn.

không gian sen tây hồ

Nhà hàng Sen Tây Hồ

Menu của nhà hàng hội tụ tinh hoa ẩm thực từ Bắc vào Nam với những món ăn vô cùng hấp dẫn. Tiệc buffet thì vô cùng đa dạng với nhiều món ăn được làm từ đội ngũ đầu bếp hàng đầu. Với khẩu hiệu: “Vị ngọt trong khẩu vị, vị ngọt trong tinh thần” bạn sẽ có trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với bữa ăn tại đây.
Thông tin liên hệ:
614 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội
Hotline: 024 3719 9242

1.10. Nhà hàng Vietnamese Cuisine Restaurant

Với view toàn cảnh Hồ Gươm từ trên cao bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Vietnamese Cuisine Restaurant. Không gian ngoài trời mênh mông, thơ mộng, đây là điểm đến được nhiều người yêu thích. Ngoài ra tại nhà hàng còn có Cầu Gỗ mang tới cho thực khách những trải nghiệm vô cùng thoải mái, mới lạ.

không gian Vietnamese Cuisine RestaurantNhà hàng Vietnamese Cuisine Restaurant

Các món ăn truyền thống được chế biến cầu kỳ cùng việc trang trí công phu là điểm tạo nên nét đặc biệt của nhà hàng. Khi bạn ghé thăm, bạn sẽ được thưởng thức hương vị vừa quen thuộc vừa lạ lẫm tại đây.
Thông tin liên hệ:
9 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Xem thêm:

TOP 12 nhà hàng view đẹp Hà Nội “hút khách” nhất 2023

TOP 10 nhà hàng lẩu ngon ở Hà Nội cho các tín đồ sành ăn

1.11. Nhà hàng Ngự Uyển Hà Nội

Thêm 1 nhà hàng nữa để bạn có thể trải nghiệm không gian, nét đẹp Huế tại lòng thủ đô. Khi đến đây bạn có thể thấy những nét kiến trúc thân thuộc, nét đẹp mang sự bình dị và nhẹ nhàng. Tường có tranh hoa sen, đèn đóm long lanh đậm chất xứ Huế.
Thực đơn đa dạng với nhiều lựa chọn: bún bò Huế, bánh bột lọc, bánh nậm, nem lụi, cơm Huế. Đặc biệt nhất ở đây là bún bò Huế trứ danh. Sợi bún to đều, dai, thịt bò thơm ngon, chả lụa giòn thơm, huyết chắc mọng nước, chân giò mềm, nước dùng đủ vị chua cay đặc trưng. Ngoài ra món chè ở đây cũng rất ngon miệng, phù hợp với thời tiết tại Hà Nội nóng bức.

không gian nhà hàng ngự uyển hà nộiNhà hàng Ngự Uyển

Thông tin liên hệ:

  • Cơ sở 1: 5 Kim Đồng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Cơ sở 2: 32 Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà Nội

2. Ăn nhà hàng sao cho tiết kiệm nhất?

Ăn nhà hàng là việc mà chúng ta đều thích. Nhưng việc ăn nhà hàng một cách thường xuyên có thể khiến bạn bị “cháy túi”. Vậy hãy theo dõi tiếp bài viết để có thể vừa tiết kiệm được hầu bao lại có thể thỏa sức ăn hàng nhé!

2.1. Phiếu giảm giá trực tuyến ăn nhà hàng

Đừng vội lướt qua các chương trình ưu đãi và phiếu giảm giá trực tuyến chỉ vì nghĩ rằng mỗi lần như vậy, bạn sẽ chẳng thể tiết kiệm được bao nhiêu.
Nếu bạn thực sự sử dụng tất cả các phiếu thưởng đó, bạn sẽ cảm thấy rằng bạn đã tiết kiệm được một số tiền kha khá để sử dụng vào việc khác rồi đó!
Các trang web trực tuyến thường cung cấp rất nhiều chương trình giảm giá và ưu đãi lớn cho nhà hàng yêu thích của bạn. Các trang Facebook và phương tiện truyền thông khác cũng thường thông báo mã giảm giá từ 10 – 30% cho các giao dịch nếu bạn sử dụng mã giới thiệu của bạn. Vậy nên, đừng bỏ qua những cơ hội tiết kiệm tuyệt vời này nhé!

2.2. Câu lạc bộ khách hàng thân thiết của nhà hàng

Hầu hết các nhà hàng hiện nay đều có gói khách hàng thân thiết dành cho những ai thường xuyên ghé thăm nhà hàng của họ một cách thường xuyên. Gói đặc biệt này sẽ bao gồm: các ưu đãi lớn, các bữa ăn nhà hàng miễn phí, chương trình giảm giá đáng ngạc nhiên,… Ngoài ra, vào các dịp lễ hội, dịch vụ này sẽ giúp bạn giữ được chỗ mà không cần phải đặt bàn trước hay xếp hàng trong một khoảng thời gian dài.

chương trình khách hàng thân thiếtChương trình khách hàng thân thiết

Việc tham gia câu lạc bộ này thực sự sẽ giúp một người yêu thích đi ăn ngoài tiết kiệm được một số tiền rất lớn. Chính vì vậy, đừng ngần ngại tham gia gói ưu đãi này nếu bạn thường xuyên tới nhà hàng vào mỗi cuối tuần bạn nhé!

2.3. Uống nước khi ăn nhà hàng

Một phương pháp giúp bạn tiết kiệm tiền khi đi ăn nhà hàng ngon tại Hà Nội chính là đem theo đồ uống của riêng mình.
Hầu như các thức uống có trong menu nhà hàng đều được bán với giá cắt cổ, một lon coca có thể được độn giá lên gấp 3, 4 lần giá bán bên ngoài. Do đó, việc bỏ qua tất cả các lựa chọn về đồ uống là phương pháp tối ưu giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền không hề nhỏ. Thói quen này cũng sẽ giúp bạn tạo nếp sống lành mạnh, tránh xa các loại thức uống không chứa chất dinh dưỡng nào.

đồ uống tại nhà hàngMenu đồ uống tại nhà hàng

Đôi khi, các nhà hàng khác lại áp dụng các lựa chọn kết hợp, có thể là lựa chọn combo bít tết hay mì ống bao gồm cả đồ uống (thường là rượu) để đánh lừa khách hàng. Việc lựa chọn combo thay vì gọi riêng từng món sẽ tốt hơn nếu bạn thực sự không mang theo đồ uống. Nhưng nếu bạn có thể hy sinh không uống nước để bảo vệ ví tiền thì gọi mỗi đồ ăn vẫn là ưu tiên hàng đầu mà bạn nên chọn lựa.

3. Lời kết

Danh sách 11 nhà hàng ngon nổi tiếng tại Hà Nội mà chúng tôi gợi ý đã đủ làm vị giác của bạn cảm thấy thỏa mãn chưa? Nếu thấy bài viết này bổ ích, cùng theo dõi Top địa điểm hot tại Nhà hàng số để biết thêm những quán ăn ngon tại mọi miền tổ quốc nhé!

Thương hiệu cafe đình đám BTS Coffee và câu chuyện phía sau

bts coffee

BTS Coffee gây chấn động toàn cầu khi nhanh chóng “cháy hàng” và hành trình “đổ bộ” về Việt Nam được săn đón hàng đầu

Là sản phẩm gây chấn động toàn cầu, BTS Coffee đã chính thức “đổ bộ” về Việt Nam. Không những thỏa mãn những tín đồ yêu cafe, nó còn thỏa lòng mong đợi của fans hâm mộ BTS. Nhóm nhạc hàng đầu Hàn Quốc hiện nay. Tuy nhiên, trước sức cạnh tranh gay gắt của thị trường cafe đóng chai hiện nay, sản phẩm với mức giá “chát” này có thể lặp lại lịch sử khi cháy hàng ngay trước khi mở bán tại Việt Nam?

1. Thị trường cafe đóng chai

Cafe là thức uống được tiêu dùng phổ biến bậc nhất tại Việt Nam. Vào năm 2021, lượng chi tiêu cho đồ uống của người Việt đã tăng 6,6%. Dự kiến đạt mức 10% vào năm 2025. Statista dự báo doanh thu của ngành có thể cán mốc 408 tỷ USD năm 2023. Chưa kể, thức uống này còn đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành F&B. Theo Mordor Intelligence Inc dự đoán, F&B Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép hàng năm cán mốc 8,65% (2021 – 2026). Tính đến 06/2022, số quán mới mở đã tăng 24,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng 04/2022, có 139,67 quán mới, nâng tổng số lên đến 26.000 với hơn 100 thương hiệu.
chỉ số thị trường kinh doanh cafe

thị trường cafe việt nam
Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng Xuất Nhập khẩu thị trường cafe Việt Nam giai đoạn 2015-2021

Các quán ngày càng được đầu tư chỉn chu và toàn diện để đáp ứng nhu cầu của đa dạng tệp khách hàng. Người tiêu dùng ngày càng ưu tiên sự tiện lợi và nhanh chóng trong lựa chọn sản phẩm. Do dó, cafe đóng chai là ngách mới tiềm năng. Song song với hình thức bán cafe truyền thống hoặc take away. Bạn không phải chờ đợi quá lâu. Thậm chí, hương vị vẫn vẹn nguyên như ngoài quán và atwng thời gian bảo quản. Chưa kể, dạng đóng chai, lon còn có thể tái sử dụng để bảo vệ môi trường. Bởi vậy, “sân chơi” này không thể thiếu sự góp mặt của loạt thương hiệu lớn như VinaCafe, Nestle, Trung Nguyên G7, Highland Coffee, The Coffee House… BTS Coffee liệu sẽ tồn tại và canh tranh ra sao?
bts cafe đóng chai

2. BTS Coffee – Thương hiệu cà phê đình đám từ KPOP

2.1 Thời điểm xuất hiện tại Việt Nam

Nhận được nhiều kết quả tích cực từ các chiến dịch kết hợp với BTS, HY Fresh – công ty thực phẩm & sản xuất đồ uống tại Hàn Quốc đã hợp tác với Charles Babinski – nhà vô địch cuộc thi Barista Mỹ năm 2015. Từ đó, thương hiệu cà phê nổi tiếng Cold Brew By Babinski được ra đời. Sau đó là dòng sản phẩm BTS Coffee với hình tất cả các thành viên BTS được in lên thân chai.
bts coffee tại việt namQuay trở lại thị trường cà phê đóng lon vào tháng 7/2022, Dr. Sâm Nguyễn đã chính thức trở thành đại sứ phân phối độc quyền của thương hiệu cà phê đình đám BTS Coffee tại Việt Nam. Sự trở lại này giúp BTS Coffee tiếp tục cháy hàng từ khi mở pre-order khiến ai cũng phải săn lùng. Với sức ảnh hưởng đến văn hóa giới trẻ Châu Á cũng như thế giới, không khó hiểu tại sao dòng sản phẩm BTS Coffee lại “bùng nổ” đến vậy.
dr sam nguyenNgoài tiềm năng và cơ hội thành công lớn từ sức ảnh hưởng của nhóm nhạc BTS, bà chia sẻ thêm: “Việc BTS Coffee Cold & Hot Brew chính thức có mặt tại Việt Nam giúp các bạn trẻ và những người yêu thích hương vị này dễ dàng mua được sản phẩm chất lượng trong thời gian nhanh nhất và tiện lợi nhất. Với một đất nước trẻ trung, năng động và đầy năng lượng tích cực như Việt Nam, tôi tin rằng dòng sản phẩm cà phê hấp dẫn này sẽ tạo nên một làn gió mới và những cảm hứng sáng tạo đến không chỉ các bạn trẻ mà tất cả những ai mang tinh thần và năng lượng trẻ trung”.
bts coffee trưng bày

2.2 Người đem BTS Coffe đình đám về Việt Nam – Dr Sam Nguyen

Doanh nhân, bác sĩ Sam Nguyen chính thức trở thành đại sứ phân phối độc quyền thương hiệu cà phê này. Đây là mở đầu cho chuỗi hoạt động lan tỏa giá trị và xây dựng nền tảng lâu dài cho những trẻ em mà bà chăm sóc và bảo trợ. Dr Sam Nguyen là một trong những người Mỹ gốc Việt hiếm hoi được hai lần nhận giải thưởng Presidential Lifetime Achievement Award năm 2015 và 2022. Giải thưởng đề cao những cống hiến vì cộng đồng. Bà luôn dành trọn tâm huyết cho các hoạt động giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Qua đó, mang đến cuộc sống và tươi lai tốt đẹp hơn cho chúng. Đồng thời, phát triển những đứa trẻ ấy trở thành người có ích và đóng góp cho cộng đồng.
dr sam ra mắt bts coffeeĐể thực hiện hóa sức mệnh lâu dài này, Sam Nguyen chính thức đặt cột mốc mới. Cty HY Fresh Korea, tiền thân là Korea Yakult, một trong những công ty thực phẩm sản xuất đồ uống và các sản phẩm từ sữa lớn nhất Hàn Quốc đã lựa chọn Dr. Sam Nguyen là đại sứ và nhà phân phối độc quyền BTS Coffee tại Việt Nam. Sau đó, ra mắt của chuỗi thương hiệu nhượng quyền độc quyền Kpop. Tiếp nữa là các dòng sản phẩm chăm sóc sức khoẻ, làm đẹp uy tín do chính bà phát triển. Đây là nền tảng vững chắc tại Việt Nam cho các thế hệ trẻ em được tổ chức S.A.M Foundation do chị nhận làm con nuôi hoặc bảo trợ.

2.3 Lợi thế cạnh tranh

  • Sức ảnh hưởng của BTS trên toàn cầu

BTS là nhóm nhạc KPop nổi tiếng khắp châu Á và thế giới với những “cơn địa chấn” toàn cầu. BTS sở hữu lượng fan (Army) đông đảo bậc nhất. Với doanh số hơn 32 triệu bản album Map of the Soul: 7 bán ra trên bảng xếp hạng Gaon Music Chart, BTS là nghệ sĩ bán đĩa nhạc chạy nhất trong lịch sử Hàn Quốc. Đồng thời, đứng đầu bảng xếp hạng Billboard Hot 100 suốt 10 tuần năm 2021. Đạt “Favorite Pop Duo/Group”, “Favorite Pop Song” và “Artist of the Year” tại AMAs 2021. Đây là nhóm nhạc Hàn Quốc đầu tiên được đề cử giải Grammy. BTS còn được mời đến Nhà Trắng phát biểu và gặp gỡ Tổng thống Mỹ. Năm 2017, BTS trở thành nghệ sĩ Kpop đầu tiên được đề cử tại Billboard Music Awards và giành giải thưởng Top Social Artist.
Xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Time với tư cách là “Những nhà lãnh đạo thế hệ tương lai” và được mệnh danh là “Những chàng hoàng tử nhạc Pop“. BTS cũng được tạp chí này vinh danh trong danh sách 25 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên mạng xã hội (2017–2019) và 100 nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới (2019). Họ còn từng tham dự phiên họp của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc, cùng UNICEF hợp tác thành lập chiến dịch chống bạo lực Love Myself. BTS còn là những người trẻ tuổi nhất từng được Tổng thống Hàn Quốc trao tặng Huân chương Văn hóa. Với danh tiếng, sức lan tỏa và thành tích đáng ngưỡng mộ như vậy, BTS trở thành gương mặt thương hiệu được rất nhiều nhãn hàng hàng đầu thế giới săn đón.
in hình thành viên bts

  • Hương vị độc quyền

Dòng sản phẩm BTS Coffee được làm theo công thức cà phê độc quyền Cold & Hot Brew của Charles Babinski. Từ đó, mang đến hương vị với công thức độc quyền không thương hiệu nào có được. HY Fresh đặt ra quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Đặc biệt là luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và ưu tiên sức khỏe của người tiêu dùng lên hàng đầu. BTS Coffee có hương vị dịu nhẹ nhưng không quá đắng chát. Đến với phiên bản mới 2022, mỗi loại đều được cải tiến, đậm đà nhưng cuốn hút và đầy mê hoặc. BTS Coffee hiện nay có 3 loại: Mocha Latte, Americano và Vanilla Latte.
hot brew mocha lattehot brew vanilla lattecold brew americanoCold Brew vị Americano là sự pha trộn giữa hạt cà phê Ethiopia và hạt cà phê Honduras. Cùng với công thức pha chế độc đáo đem lại sự mềm mại, đậm đà và tươi mát của cà phê pha lạnh. Vanilla Latte ngọt béo vị sữa, vani xen lẫn hương cafe thơm nồng của cà phê Ethiopia và hạt cà phê Việt Nam. Nó được chiết xuất theo phương pháp espresso truyền thống với nhiệt độ cao (90 độ C). Còn Macadamia Mocha Latte là hương vị độc quyền mới ra mắt. Dòng sản phẩm Macadamia Mocha Latte đậm đà và ngọt ngào là sự kết hợp hài hoà của hạt Macadamia, hạnh nhân, sữa, cùng phương pháp espresso ở nhiệt độ cao.

  • Bao bì bắt mắt

BTS Coffee thu hút với thiết kế dạng lon cứng cáp dung tích 270ml. Chất liệu an toàn với sức khỏe và môi trường. Màu đen và nâu là màu chủ đạo. Thiết kế tối giản, đẹp mắt với hình ảnh thành viên BTS dạng Art Nouveau được in độc quyền. Sự lãng tử, sang chảnh và đậm chất nghệ sĩ khiến fan không thể rời mắt. Bởi vậy, ngay từ khi ra mắt, nó đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Việc quay trở lại Việt Nam với phiên bản 2022 là điều khiến ARMY và các bạn trẻ Việt Nam phấn khích hơn bao giờ hết. Khách hàng còn có thể sưu tập bao bì làm kỷ niệm, trang trí. Ngoài ra, với dạng đóng chai tiện lợi, bạn không cần phải chờ đợi quá lâu và thời gian bảo quản lâu hơn.
bao bì sản phẩm
Xem thêm:

3. Giải mã thực hư BTS Coffee 2022 có làm nên chuyện?

Phiên bản mới với sự quay trở lại năm 2022, BTS Coffee có tạo nên “lịch sử” một lần nữa trước sự cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu lớn tại Việt Nam? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

3.1 Kênh bán sản phẩm

Vào thời điểm ra mắt, sản phẩm BTS Coffee chỉ nhận Pre-order trên 2 kênh chính thức là Website và Facebook. Dự kiến đến tháng 8/2022, kênh phân phối sẽ được mở rộng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki và Tiktok và các cửa hàng.
bts coffee trên kệ hàng

3.2 Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận

Với sự thành công trước đây của BTS Coffee, khi chính thức quay lại Việt Nam, mức doanh thu và lợi nhuận lần này được kỳ vọng cao hơn trước nhiều. Sự cải tiến về sản phẩm là minh chứng cho thấy nỗ lực mạnh mẽ được đặt ra và thực hiện. Ngoài ra, không chỉ dừng lại ở việc tạo nên sự bủng nổ trong thời gian ngắn, dự án BTS Coffee Việt Nam còn mong muốn có thể duy trì sự thành công và tạo bứt phá trong thị trường đồ uống đóng chai RTD. Đồng thời, mang sản phẩm “cộp mác” thần tượng đến gần hơn với giới trẻ. Đặc biệt là fan của BTS và các tín đồ yêu thích cà phê.

3.3 Tiềm năng đưa BTS Coffee quay trở lại Việt Nam

Ở thị trường trong nước, vào năm 2020, BTS Coffee đã từng mở bán với số lượng có hạn và “cháy hàng” chỉ sau vài ngày. Độ nổi tiếng, số lượng khan hiếm và nhu cầu mua hàng khổng lồ khiến nhiều người hâm mộ tiếc vì không kịp mua. Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ các quốc gia như Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia…. Với đợt mở bán năm 2016 của BTS Coffee, có đến 100.000 sản phẩm cà phê Cold Brew được bán ra mỗi ngày trong mùa hè đầu tiên.

3.4 Lợi thế cạnh tranh lâu dài

Ngoài việc đưa BTS Coffee đến gần hơn với giới trẻ Việt, đặc biệt là những Army. Bà còn muốn mang đến những sản phẩm Hàn Quốc chất lượng, đặc biệt là những tín đồ yêu thích cafe. Bởi giới trẻ Việt rất yêu thích và muốn tìm hiểu văn hoá, ẩm thực Hàn Quốc. Và yếu tố cốt lõi giữ chân khách hàng chính là chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Do đó, đây mới là những điểu được ưu tiên hàng đầu và không ngừng nỗ lực để cải thiện. Do đó, không quá đặt nặng vấn đề hình tượng của BTS trong 5 năm hay 10 năm tới.
Công thức pha chế cà phê HY Fresh độc quyền bởi Charles Babinski – nhà vô địch cuộc thi Barista Mỹ năm 2015. Từ đó, mang lại những chai cà phê mang hương vị độc đáo. Bởi vậy, không chỉ giúp BTS Coffee trở thành “cơn sốt” cà phê với giới trẻ yêu thích thần tượng. Nó còn có sức hút mạnh mẽ với những tín đồ yêu cà phê. Chưa kể, sản phẩm còn do HY Fresh. Công ty thực phẩm và sản xuất đồ uống hàng đầu Hàn Quốc sản xuất. Từ đó, mang lại những chai cà phê thơm ngon cuốn hút, đồng nhất về chất lượng. Đây mới chính là điều kiện tiên quyết giúp thương hiệu này phát triển lâu dài.
chất lượng sản phẩm bts coffee

3.5 Phương án đối phó với thử thách về thị phần

Cà phê đóng chai là ngách thị trường tiềm năng hiện nay. Do đó, những “ông lớn” không ngừng đầu tư với sức cạnh tranh khủng khiếp. Thế nhưng, điểm khác biệt của BTS Coffee tạo nên lợi thế cạnh tranh nằm ở công thức độc quyền và quy trình đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Đây là những yếu tố quan trọng giúp thức uống này ghi điểm tuyệt đối. Không những thỏa mãn những tín đồ cafe. BTS Coffee với phiên bản giới hạn còn là sản phẩm “ghi dấu” các idol được yêu mến nhất. Sợi dây liên kết vô hình ngọt ngào giữa fan và idol. Do đó, sản phẩm này đã nghiễm nhiên chiếm được tệp khách hàng khủng.
dòng sản phẩm bts coffee

3.6 Thách thức từ mức giá sản phẩm cao?

So sánh cùng với dòng Cold Brew tại thương hiệu cà phê cao cấp hiện nay, giá thành cao nhất cũng 95.000 VNĐ/ly. Thế nhưng, BTS Coffee lại có giá lên đến 100.000đ. BTS Coffee sở hữu hương vị độc đáo với công thức pha chế độc quyền và đảm bảo chất lượng. Kiểu dáng lon vừa tiện lợi, vừa đảm bảo khả năng bảo quản lâu. Không những vậy, phía trên còn được in hình 7 chàng trai của BTS. Với danh tiếng và vị thế của nhóm nhạc này trên thế giới hiện nay, việc thương hiệu thành công sử dụng hình ảnh có giá trị vô cùng lớn. Bởi vậy, nếu xét đến tất cả yếu tố trên thì sản phẩm này không hề đắt so với thị trường.
ưu đãi giảm giá
Xem thêm: Star Kombucha – “Trà thần dược” thuần Việt đầu tiên tại Việt Nam

7. Từ lon cà phê BTS, nghĩ về thị trường “sản phẩm cảm xúc” Việt Nam

7.1 Từ lon rỗng cũng thành hàng sưu tập…

Cold Brew và Hot Brew là hai loại cafe đóng lon trong bộ sưu tập BTS Special Package. Nó có giá bán 79.000-89.000 đồng mỗi lon. Hết khuyến mãi, giá sẽ tăng thêm 10.000 đồng mỗi lon. Tuy nhiên, các sản phẩm vẫn cháy hàng nhanh chóng. Trước đó, vào năm 2020, khoảng 4.000 chai đã “cháy hàng” ngay tức khắc. Điều này đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới. Thậm chí, có những người sẵn sàng mua lại lon rỗng bằng bất cứ giá nào. Giá thông thường là 10.000 đồng. Có những người sẵn sàng trả đến 30.000. Nhìn chung, hình ảnh thần tượng BTS chính là yếu tố quan trọng làm nên sức hút khủng khiếp cho thức uống này.
Hiểu được điều này, Dr. Sam còn mong muốn mang đến cho người hâm mộ Việt Bam những sản phẩm khác trong bộ sưu tập hàng lưu niệm của thương hiệu BTS Special Package. Chẳng hạn như quần áo, mũ nón, mỹ phẩm,…
vỏ chai bts coffee

7.1 … Đến sản phẩm của cảm xúc

Theo Advertising Vietnam, các sản phẩm được in logo hoặc thiết kế mang đặc trưng của công ty nhằm quảng bá thương hiệu gọi là merchandise hay branded merchandise. Doanh nghiệp thường tặng kèm những vật phẩm gần gũi, cần thiết với đời sống hàng ngày. Nhờ vậy, giúp thương hiệu in đậm trong tâm trí người tiêu dùng. Từ đó, thôi thúc họ sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp.
Các thông điệp quảng cáo thương hiệu thường được in trên túi vải thô, bút, sổ, chai nước, móc khóa,… Từ sản phẩm đơn giản đến vật dụng đắt tiền mang đậm dấu ấn của thần tượng đại diện. Theo PPAI năm 2018, 81% số người dùng giữ chúng trong vòng hơn một năm. Điều này giúp hình ảnh thương hiệu dễ dàng in sâu trong tâm trí. Đồng thời, quảng bá và tiếp cận nhiều người hơn mà không tốn chi phí. Các sản phẩm khuyến mãi hay quảng bá thương hiệu (promotional product) trở thành sản phẩm của cảm xúc (emotional product). Hiện lựa chọn sản phẩm dựa trên đại sứ thương hiệu là xu hướng mua sắm phổ biến.

7.3 Merchandise Việt Nam là “promotional product” hay “emotional product”?

Theo nhiều chuyên gia, Merchandise Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của quảng bá cảm xúc (Emotional Product). Các sản phẩm quảng bá đã từng tồn tại ở miền Nam trước năm 1975 với xà bông Cô Ba, pin Con Ó, dầu nhớt con sò (Shell). Tuy nhiên, phải đến khi Mỹ chính thức bình thường hóa quan hệ ngoại giao, các sản phẩm này nhanh chóng xuất hiện trở lại. Điển hình là những chai nước giải khát Pepsi đầu tiên đạt tiêu chuẩn Mỹ được phát miễn phí cho người dân tại Tân Sơn Nhất và Nhà hát lớn Thành phố. Tiếp đó là móc khóa, áo thun, cờ phướn… của Pepsi, Coca-Cola và các hãng nước ngoài khác.
Dòng sản phẩm cảm xúc chỉ mới xuất hiện tại Việt Nam gần đây. Các chuỗi kinh doanh thức uống như The Coffee House, Highlands Coffee, Phúc Long… đều có những dòng sản phẩm riêng. Chẳng hạn như ly tách, trà, cà phê, bình đựng nước,… Tận dụng hình ảnh, rất nhiều chương trình hay ngôi sao nổi tiếng đã kinh doanh ngay những dòng sản phẩm cảm xúc. Chẳng hạn như ca sĩ Ngô Kiến Huy có chuỗi quán cà phê The Bunny. Hồ Ngọc Hà với series mỹ phẩm M.O.I. Trấn Thành với chuỗi nhà hàng A Mà Kitchen,… Và đương nhiên, độ nóng, sức hút của các mặt hàng merchandise cũng tùy thuộc vào việc duy trì cảm xúc người hâm mộ. Nhiều nghệ sĩ nổi tiếng còn phó thác hình ảnh cho những doanh nghiệp kinh doanh Merchandise.

7.4 Đằng sau merchandise là ai?

Các sản phẩm merchandise của Việt Nam khó tạo được chỗ đứng và sức hút lâu dài. Đó là bởi người nổi tiếng thường đu trend. Hoặc tự mình kinh doanh mà không có đội ngũ tư vấn phía sau. Không có vốn đầu tư lâu dài, không có chiến thuật đúng đắn. Lẽ dĩ nhiên, các sản phẩm cảm xúc này khó có thể phát triển lâu dài. Bà Sam Nguyễn cũng chia sẻ thêm rằng nhờ vào các mối quan hệ đối tác toàn cầu, Geo Consulting Việt Nam của bà mới thuyết phục được công ty quản lý của BTS và HY Fresh. Từ đó, giành được tư cách “đại lý độc quyền”.
Michelle Phan – một YouTuber người Mỹ gốc Việt nổi tiếng hợp tác với L’Oreal để cho ra mắt EM Cosmetics. Xét trên nhiều yếu tố, M.O.I. của Hồ Ngọc Hà đã đạt được “cảnh giới” của dòng sản phẩm cảm xúc hiếm có tại Việt Nam. Năm 2018, son môi M.O.I đầu tiên ra mắt với 300.000 sản phẩm đạt 30 tỉ đồng. M.O.I tăng trưởng vượt bậc trong năm 2019 và cả trong hai năm Covid khi mở rộng đa dạng sản phẩm. Đồng thời, hợp tác với nhà thiết kế Công Trí, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên,… Phía sau là công ty quản lý và doanh nhân Randy Dobson. Ông là chủ thương hiệu phòng tập California Fitness & Yoga tại Việt Nam. Đằng sau ông còn có các quỹ đầu tư nước ngoài.

8. Tạm kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về BTS Coffee, thương hiệu đình đám từ KPOP. Với những thành công gây “chấn động” từ khi mới ra mắt, nó nhanh chóng nhận được sự quan tâm. Trong đó, không thể không kể đến Việt Nam. Sự xuất hiện của nó tại nước ta cùng phiên bản 2022 ấn tượng chắc hẳn sẽ làm dậy sóng thị trường. Đặc biệt là mang đến những câu chuyện thú vị về Merchandise. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục brand story.

Kinh nghiệm mở quán bia hơi thành công

mở quán bia hơi

Mở quán bia hơi cần lưu ý đến chất lượng nguồn bia, quy trình phục vụ cùng nhiều yếu tố khác để kinh doanh thành công

Uống bia đã dần trở thành thú vui của giới trẻ Việt Nam. Họ uống bia trong nhiều dịp, mỗi dịp đều có ý nghĩa và thú vui riêng. Hãy nghỉ ngơi sau giờ làm việc, gặp gỡ bạn bè trong một dịp quan trọng hoặc chỉ uống một ly bia trong bữa tối gia đình để nạp lại năng lượng. Là thị trường rộng lớn, sức mua mạnh, mở quán bia hơi (bình dân hay cao cấp) mang đến nhiều cơ hội thành công và khả năng sinh lời cao. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm mở quán bia hơi qua bài viết dưới đây.

1. Tiềm năng kinh doanh bia hơi tại Việt Nam

Theo vietnamnet.vn, mức tiêu thụ rượu, bia tăng từ 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3 lít/người/tháng năm 2020. (Theo kết quả Tổng điều tra mức sống dân cư năm 2020). Trong đó, người dân thành thị tiêu thụ trung bình 1,2 lít/tháng. Còn người dân nông thôn tiêu thụ 1,4 lít/tháng. Có thể thấy mức tiêu thụ rượu, bia tại Việt Nam tiếp tục tăng mạnh (kể cả trong đợt dịch năm 2021), với mức tiêu thụ ở nông thôn cao hơn thành thị.
thị trường bia rượu việt nam
Tổng quan thị trường cho thấy mở quán bia luôn là ý tưởng kinh doanh khả thi. Kể cả mở quán bia bình dân ở nông thôn và thành thị. Bia là thức uống giải khát thường tăng đột biến vào mùa nắng nóng cao điểm. Vì vậy, để có lợi nhuận lớn, hãy chuẩn bị mở cửa hàng vào khoảng tháng 4 và tháng 5 cho những tháng hè nóng bức (6, 7, 8) và bùng nổ doanh số bán hàng của bạn. Nếu bạn muốn quán bia của mình khai trương thuận lợi và hiệu quả, hãy lên kế hoạch thuê, giới thiệu, khuyến mãi và chuẩn bị kỹ càng trước khoảng 15 đến 30 ngày.

2. Mở quán bia hơi cần bao nhiêu tiền?

Để ước tính chi phí, bạn cần tính toán một số chi phí cố định

2.1. Yếu tố mặt bằng quán bia

Bạn có không gian hoặc không gian cho thuê? Nếu đã có mặt bằng thì rất thuận lợi trong việc thiết kế rầm rộ và tiết kiệm chi phí đầu tư. Bởi nếu bạn thuê kinh doanh trong khu đô thị thì ngân sách cho khu đông dân cư tầm 10-20 triệu và thường bạn phải trả 3-6 tháng tiền nhà. Nếu bạn kinh doanh bia hơi bình dân tại địa phương thì giá thuê chỉ tầm 5 triệu đến 7 triệu. Tiền mặt kinh doanh bia khoảng 60-100 triệu đồng.
mặt bằng bia hơi rộng và thoáng mát

2.2. Vốn mở quán bia hơi

Bên cạnh việc trang trí lại căn phòng và trang trí bằng những bảng hiệu đơn giản, bạn còn phải mua sắm nội thất cho quán bia như tủ lạnh, kệ, bàn ghế, quầy thanh toán, kho chứa – đóng chai, thiết bị bếp…. Nếu quy mô nhỏ (10- 15 bàn), có thể là khoảng 50-60 triệu. Ngân sách dành cho các nhà hàng lớn, nhà hàng bia sang trọng lên tới hàng trăm triệu đồng.
vốn đầu tư mở quán bia hơi là bao nhiêu

2.3. Chi phí nhập nguyên vật liệu, thực phẩm, đồ uống

Thành phần mỗi ngày quay ít nhất 20-30 triệu đồng, quán bia đặc trưng với phong cách uống đa dạng. Tiếp theo, Nhà Hàng Số cung cấp thêm các thông tin về chi phí người lao động.

2.4. Chi phí nhân sự mở quán bia hơi

Có mức lương tương ứng tùy theo vị trí và hình thức làm việc toàn thời gian hay bán thời gian. Bạn có thể tham khảo thị trường và trả lương cho nhân viên của mình dựa trên ngân sách và công việc cho từng vị trí. Ví dụ, lương cơ bản của đầu bếp khoảng 10 triệu đến 12 triệu/tháng. Lương tháng của người phục vụ khoảng 5 triệu đến 6 triệu. Lương tháng của nhân viên bán thời gian khoảng 2,5 đến 3 triệu/tháng.
nhân viên quán bia hơi

2.5. Chi phí quảng cáo

Để thu hút khách hàng, các quán bia cần tổ chức các chương trình khuyến mại, quảng cáo trực tuyến, phát phiếu giảm giá, treo băng rôn. Ngân sách marketing khoảng 10-20 triệu mỗi tháng. Do đó, mở quán bia nhỏ cần vốn từ 100-300 triệu đồng.
tổ chức chương trình khuyến mãi bia hơi
Theo kinh nghiệm của nhiều chủ quán, thông thường một quán Bia hơi phải mất ít nhất 3-6 tháng mới bắt đầu có lãi. Do đó, khi bắt đầu kinh doanh, nên cân nhắc các khoản chi phí để tránh thực hư, tránh cạn vốn quay vòng.
Xem thêm: Mở quán nướng vỉa hè – Cơ hội “vàng” cho các chủ đầu tư nhỏ

3. Kinh nghiệm kinh doanh mở quán bia hiệu quả

3.1. Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Chọn địa điểm kinh doanh gần khu dân cư đông đúc, văn phòng lớn, khu công nghiệp sẽ có lợi là dễ dàng di chuyển, có chỗ để xe. Bạn nên quan tâm đến pháp lý hợp đồng, vấn đề thuê dài hạn để không phải trả tiền mua đất khi công việc kinh doanh mới ổn định. Nếu còn trống mặt bằng kinh doanh, bạn có thể tận dụng mặt bằng ở tầng 1 để dễ dàng thực hiện kế hoạch mở cửa hàng của mình.

3.2. Chọn thương hiệu bia ngon, uy tín

Bia hơi thường được bán và tiêu thụ trong vài ngày. Quá trình sản xuất bia tươi bao gồm quá trình thanh trùng nhanh với nhiệt độ cao và điều kiện bảo quản trong vài ngày. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, các sản phẩm bia như Bia Hơi Hà Nội, Bia Sài Gòn, Bia Việt Hà được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng.

thương hiệu bia hơi uy tín

Rất ít cửa hàng bia thường cung cấp sản phẩm từ hai nhà máy bia cùng một lúc. Vì vậy, để việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, bạn nên chủ động lựa chọn những nhà sản xuất uy tín, đảm bảo nguồn hàng chất lượng ổn định. Các thương hiệu bia lớn cũng có nhiều chương trình ưu đãi như: Chất hỗ trợ bảo quản – đóng chai, phát bom bia mừng khai trương, bảng hiệu,.. Bạn nên tham khảo những thông tin này để có những quyết định đúng đắn.
Xem thêm: Mở quán nhậu cần gì để mang lại hiệu quả cao?

3.3. Lựa chọn thiết bị đóng lon – đóng chai bia

Bia là một loại thực phẩm đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ. Do đó, khi kinh doanh quán bia cần phải lưu ý để bảo quản tối ưu nhất. Nước đá có thể được sử dụng để làm mát bom bia trong thùng cách nhiệt. Phương pháp này giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, về lâu dài, nên đầu tư thiết bị bảo quản và đóng chai chuyên dụng để đảm bảo chất lượng bia, tăng tốc độ phục vụ và giảm thiểu lãng phí từ bia chua, bia bọt.

3.4. Làm menu quán bia bình dân

Thực đơn quán rượu thường rất đơn giản và đa dạng. Lẩu, đồ nướng, cơm chiên, rau xào… Các món chính như lạc nướng, lạc luộc, chả giò 7 phút, đậu phụ, dưa leo, giá đỗ… Các món phụ hơi mặn hơn bình thường.
menu quán bia hơi

3.5. Lựa chọn phần mềm quản lý quán nhậu và thiết bị nhà cung cấp

Các quán bia giờ cao điểm thường đông khách, khó quản lý. Do đó, kinh nghiệm mở quán bia là bạn nên đầu tư phần mềm quản lý quán nhậu để quản lý nguồn nguyên liệu, quản lý món ăn và nâng cao chất lượng phục vụ. Phần mềm quản lý quán nhậu hỗ trợ các thao tác bán hàng của bạn: tạo bàn, chuyển bàn, thêm món, chia bàn… tất cả đều đơn giản và chính xác để đơn giản hóa công việc kinh doanh của bạn.
phần mềm quản lý nhà hàng quán nhậu

4. Những câu hỏi thường gặp khi mở quán bia

Xem thêm: Những kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn

4.1. Kinh doanh nhà hàng có cần đăng ký buôn bán

Nhà hàng nào cũng có cửa hàng nên văn phòng phẩm kinh doanh là điều cần thiết và bắt buộc các chủ cửa hàng phải trang bị cho cửa hàng của mình. Các cơ quan và các bên liên quan rà soát, giám sát. Việc thiếu tài liệu cấp phép đầy đủ có thể làm trì hoãn hoạt động kinh doanh của bạn. Đánh nhau ngoài ý muốn nổ ra không có gì mới, đặc biệt là trong quán rượu.

4.2 Mở quán bia có đáng không?

Trong 3 tháng đầu tiên của một doanh nghiệp kinh doanh ăn uống, thậm chí nhiều cửa hàng phải đóng cửa chưa đầy 6 tháng do quản lý thu-chi-lợi nhuận chưa khoa học, nhân viên bỏ việc không có khách, thậm chí sau đó rất khó khăn để tạo ra lợi nhuận. ..
quán bia hơi quy mô nhỏCó rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh nên việc xây dựng kế hoạch kinh doanh quán nhậu là vô cùng cần thiết. Mở quán bia có lãi ít hay không phụ thuộc vào khả năng kinh doanh, chất lượng món ăn, cách vận hành. Vì vậy, chuẩn bị xong các điều kiện trên, bạn hãy bắt tay vào thực hiện ý tưởng của mình.

5. Tạm kết

Trên đây là kinh nghiệm mở quán bia hơi và ước tính chi phí mở cửa hàng bia hơi. Hi vọng bài viết này giúp bạn có thêm ý tưởng cho hành trình khởi nghiệp quán ăn của mình. Theo dõi Nhà Hàng Số để không bỏ lỡ những tin bổ ích.

5+ Kinh nghiệm chọn mặt bằng quán cafe “đắc địa”

mặt bằng quán cà phê

Chọn mặt bằng quán cafe cần trải qua bao nhiêu bước? Có những lưu ý cụ thể nào? Chi tiết có trong bài viết dưới đây.

Mặt bằng quán cafe là yếu tố quan trọng, quyết định đến việc khách hàng sẽ tiếp cận khách hàng tiềm năng. Mặt bằng quán cafe cần đáp ứng được yếu tố vị trí, chi phí, thủ tục kinh doanh. Yếu tố giao thông cũng là điều cần lưu ý. Chi tiết cụ thể sẽ được bật mí trong bài viết.

1. Xác định khách hàng mục tiêu

Chỉ bằng cách xác định nhân khẩu học, thói quen và hành vi của khách hàng mục tiêu, bạn mới có thể tìm cách thu hút và làm hài lòng họ. Mặt bằng quán cà phê nên được đặt ở những khu vực có mật độ khách hàng cao. Có khả năng đáp ứng lượng khách hàng ngày và vị trí thuận tiện để ghé thăm. Trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm cơ sở để mở quán cafe của mình, hãy đi sâu vào phân tích khách hàng mục tiêu của bạn.
khách hàng mục tiêu của quán cafe

1.1. Nhân khẩu học

Giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp của khách hàng là ba yếu tố nhân khẩu học cần được xem xét trước khi quyết định chọn không gian quán cà phê.

  • Giới tính: Khách hàng nam thường có xu hướng thích quán rộng rãi thoáng mát. Còn khách hàng nữ thì chú trọng đến cách trang trí, thiết kế, diện tích cửa hàng không cần lớn.

yếu tố nhân khẩu học trong lựa chọn mặt bằng quán cafe

  • Độ tuổi: Khách hàng trong độ tuổi từ 16 đến 27 đang tìm kiếm những quán cà phê trên đường rộng, dễ tìm và gần trường học, nhà ở hoặc trung tâm mua sắm. Với nhóm 27+ thì ngược lại. Quán cà phê yêu thích không cần quá lớn, chỉ cần yên tĩnh và ấm cúng.
  • Nghề nghiệp: Nhân viên văn phòng và sinh viên là hai khách hàng thường xuyên của quán. Tuy nhiên, nhân viên văn phòng có xu hướng thích những quán cà phê rộng rãi gần các tòa nhà văn phòng. Và sinh viên có xu hướng thích những quán cà phê gần trường học và ký túc xá. Nhu cầu của học sinh, sinh viên không cao nên trang trí đẹp, bắt mắt là đủ. Không cần bãi đậu xe quá khổ.

Khi lên kế hoạch mở quán cà phê, bạn cần xác định rõ thông tin về khách hàng mục tiêu. Từ đó đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn, thấu hiểu tâm lý khách hàng, thu hút họ đến với quán cà phê của bạn.

1.2. Thói quen và Hành vi

Quán cafe chỉ trở thành điểm đến đáng tin cậy khi biết được thói quen và hành vi của khách hàng.
Một ví dụ đơn giản: Tập trung vào nhóm khách hàng freelancer, họ thường tìm đến những quán cà phê yên tĩnh, nơi họ “cắm rễ” hầu hết thời gian trong ngày.
thói quen và hành vi của khách hàngDiện tích của quán cà phê cũng cần phải rất rộng. Vì nhiều bàn cá nhân phải đặt cách xa nhau. Ngoài ra, cửa hàng không cần phải ở vị trí có thể nhìn thấy. Vì đối tượng đó thường không phải là khách truy cập và có khả năng sẽ tìm kiếm vị trí trên web trước khi ghé qua. Đôi khi ở trong một góc tránh khói bụi và tiếng ồn phù hợp với thói quen và sở thích của họ.

2. Dự kiến ​​kinh phí đầu tư

Trước khi bắt đầu kinh doanh, chi phí đầu tư nên được ước tính chi tiết. Mặt bằng quán nên xem xét cho thuê hàng tháng hoặc giá cố định dài hạn. Quyết định này phụ thuộc nhiều vào ngân sách và mô hình kinh doanh của bạn. Chẳng hạn với những mô hình có công năng thiết kế cao như quán cà phê sân vườn, quán cà phê sách. Hãy lựa chọn hình thức thuê trong khuôn khổ hợp đồng dài hạn.
tiền đầu tư mặt bằng quán cafeChi phí ban đầu tương đối cao. Nhưng bạn luôn có thể tránh được rủi ro bị tịch thu tài sản thế chấp.

3. Lựa chọn vị trí mặt bằng quán cà phê

Việc quyết định địa điểm mở quán cafe là rất quan trọng. Ngay cả khi không gian rộng rãi, thoáng mát và được thiết kế đẹp mắt. Sẽ không có ý nghĩa gì khi ở một nơi không có đối tượng mục tiêu của bạn. Trước khi chọn địa điểm thuê phòng mở quán cà phê, Nhà Hàng Số bật mí bạn tìm hiểu kỹ những thông tin sau.

3.1. Mật độ khách hàng

Những địa điểm có mật độ khách hàng mục tiêu cao sẽ mang lại một lượng khách nhất định cho quán cà phê của bạn. Tuy nhiên, những vị trí đắc địa thường đi kèm với chi phí ban đầu rất cao. Nếu không đủ khả năng chi trả, bạn có thể chọn một địa điểm yên tĩnh hơn. Nhưng thay vào đó, bạn cần gọi điện thoại và có chiến lược tiếp thị tốt để thu hút khách hàng. Có nhiều người hơn và cửa hàng có thể nằm ở phía sau hẻm. Nhưng bạn cần một bãi đậu xe rộng, yên tĩnh và mát mẻ.

3.2. Điều kiện giao thông

Quán cà phê của bạn nằm giữa ngã tư, mặt tiền bắt mắt nhưng giao thông xung quanh quá phức tạp, quá ồn ào và khói bụi. Đôi khi khiến khách hàng ngần ngại ghé qua. Do đó, mặt bằng quán cà phê nên đặt ở vị trí có lưu lượng giao thông vừa phải. Không tắc nghẽn và luôn dễ dàng tiếp cận.
điều kiện giao thông khi thuê mặt bằng quán cafe

3.3. Bãi đậu xe

Bãi đậu xe rộng rãi là một trong những ưu tiên khi lựa chọn không gian quán cafe. Đừng khiến khách hàng quay lưng vì không có chỗ đậu xe và ra vào rườm rà, mất thời gian. Tuy nhiên, nếu cửa hàng của bạn nằm gần trường học, trung tâm mua sắm hoặc tòa nhà văn phòng thì việc đỗ xe sẽ ít quan trọng hơn. Hầu hết khách hàng đến đây đều đi bộ hoặc đi chung xe.
chỗ để xe mặt bằng quán cà phêXem thêm: Kinh doanh cafe sách – Đặc điểm và quy trình mở quán chi tiết

3.4. Khu dân cư lân cận

Khi chọn phòng café, nhiều người chỉ quan tâm đến vị trí, diện tích mà bỏ qua thông tin về khu dân cư lân cận. Khách hàng không dám ghé quán khi quán nằm trong khu dân cư đông đúc, xung quanh là chợ. Hoặc bạn có thể gặp phải những người hàng xóm khó tính, thường xuyên gây khó dễ và ảnh hưởng đến hoạt động của cửa hàng.

4. Tính diện tích quán cà phê

Rất khó để tính toán diện tích lấp đầy toàn bộ sức chứa của nhà hàng. Không thể dự đoán chính xác lượng khách sẽ đến vào giờ cao điểm để tính toán mặt bằng phù hợp trước khi kinh doanh. Tuy nhiên, dựa vào vị trí của nhà hàng, chúng ta có thể suy ra đối tượng khách hàng và thói quen của họ.
diện tích mặt bằng quán cafeVí dụ, nếu khách hàng của bạn là sinh viên đại học với lịch trình thay đổi liên tục và thường xuyên lui tới trong ngày thì diện tích quán cà phê không cần quá rộng. Đối với những khách hàng trẻ tuổi mới đi học và đi làm, cửa hàng chủ yếu tập trung vào buổi tối và thường đông đúc trong khoảng thời gian từ 7h sáng đến 18h chiều. Điều này giúp dễ cải tạo và đầu tư diện tích khi trời tối.
Xem thêm: Mở quán cafe trong hẻm: Kinh nghiệm và lời khuyên chi tiết nhất

5. Tính toán rủi ro trong tìm kiếm mặt bằng quán cafe

Rủi ro là không thể tránh khỏi, nhưng bảo vệ tốt có thể giúp hạn chế tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh. Hãy cùng điểm qua ba rủi ro hàng đầu mà nhiều quán cà phê gặp phải.

5.1. Cải tạo không gian quán cafe có khó không

Mặc dù vị trí thuận tiện và diện tích hợp lý nhưng việc tân trang khu đất gặp nhiều khó khăn và nhiều nhà đầu tư đang loay hoay tìm giải pháp. Có nhiều không gian rất rộng rãi, thông thoáng. Tuy nhiên khi bắt tay vào thiết kế lại gặp nhiều vấn đề. Cụ thể như cửa sổ nhỏ, trần nhà thấp, khó kê bàn ​​ghế…
thiết kế không gian mặt bằng quán cà phê
Việc hạn chế những rủi ro này cần có sự đo lường và nghiên cứu kỹ càng trước khi thuê cơ sở. Chính xác hơn là liệt kê tất cả những vấn đề cần cải thiện. Nên phác thảo trước trên giấy và dễ dàng nhìn thấy những thiếu sót.

5.2. Lũ lụt

Ngập nước là tình trạng phổ biến ở nhiều quán cà phê do sự chủ quan trong việc chọn địa điểm. Đặc biệt khu vực phía Nam theo khảo sát thực tế vào mùa khô. Vào mùa mưa nước tràn vào nhà và mùi hôi của hệ thống nước thải bốc lên gây khó chịu cho khách hàng. Để phòng tránh rủi ro này, bạn nên hỏi thông tin các hộ dân xung quanh. Hoặc nếu đang thuê trọ thì được tư vấn cách khắc phục, hóa giải.

5.3. Các yếu tố khác

Một yếu tố đương nhiên nữa là tình hình an ninh trật tự, điện nước phải được đảm bảo khi thuê mặt bằng quán cafe. Trước khi đặt cọc, bạn nên kiểm tra chắc chắn các mối nối điện, nước, gas đảm bảo và phù hợp với công suất hoạt động của quán.
Nếu có thể, hãy hỏi chủ sở hữu bất động sản để biết thêm thông tin hoặc đến gặp người dân địa phương. Điều này sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng điện và nước tại địa phương. Đây là cách duy nhất để tránh những rủi ro không cần thiết.
lựa chọn mặt bằng quán cafeXem thêm: Chi tiết 12 ý tưởng mở quán cafe hút khách nhất 2023

6. Thủ tục pháp lý cần thiết

Phải hoàn thành giấy phép sử dụng đất. Giấy phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cải tạo thì quán cà phê mới được hoạt động. Thủ tục pháp lý thường được công bố trong các văn bản pháp luật. Vì vậy hãy tìm hiểu kỹ hơn về từng bước và cố gắng hoàn thành nó càng sớm càng tốt. Nếu thận trọng hơn, bạn cũng có thể nhờ chuyên gia pháp lý tư vấn. Mục đích giúp bạn điền vào các thủ tục giấy tờ và giúp trang web của bạn hoạt động nhanh chóng.
thủ tục pháp lý trong quán cafeTrên đây là toàn bộ các bước tìm và lựa chọn mặt bằng trong khởi nghiệp quán cafe để các bạn tham khảo và áp dụng. Chi phí cho mặt bằng quán cafe thường chiếm một phần lớn và đi kèm với đó là rất nhiều rủi ro tiềm ẩn. Cần phải hết sức thận trọng khi quyết định để tăng hiệu suất sử dụng và tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu.