Những kinh nghiệm đắt giá khi thuê mặt bằng mở quán ăn

Date:

Lựa chọn thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp sẽ giúp thành công trong quá trình kinh doanh, nhanh chóng thu hồi vốn và sinh lợi nhuận.

Khi bắt đầu lấn sân vào lĩnh vực khởi nghiệp bằng mô hình kinh doanh F&B, các bạn sẽ lo lắng những điều gì? Bên cạnh quá trình chuẩn bị vốn đầu tư, quá trình tìm thuê mặt bằng mở quán ăn để chuẩn bị kinh doanh cũng vô cùng quan trọng. Liệu các bạn đã biết hết những lưu ý “đắt giá” trong việc thuê mặt bằng mở quán ăn, nhà hàng… Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tầm quan trọng của việc thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp

Muốn việc kinh doanh quán ăn được thuận lợi, việc lựa chọn mặt bằng thích hợp sẽ giúp thu hút số lượng lớn khách hàng và đạt được lợi nhuận cao hơn. Đồng thời, việc này cũng giúp nâng cao khả năng nhận diện của quán ăn đối với khách hàng. Thông thường, những quán ăn nằm ở mặt đường sẽ thu hút khách hàng hơn hẳn so với những nhà hàng nằm trong ngõ du điều kiện cơ sở vật chất và món ăn tương đương nhau.

tầm quan trọng của thuê mặt bằng mở quán ăn phù hợp

Theo phong thuỷ, việc lựa chọn mặt bằng quán ăn sẽ quyết định đến sự thành công của quán. Khi lựa chọn cần xem xét đến yếu tố vị trí, đảm bảo thiên thời địa lợi nhân hoà nhằm giúp công việc làm ăn, kinh doanh được thuận buồm xuôi gió.

Ngoài ra, yếu tố vị trí mặt bằng cũng chi phối lượng chi phí thường xuyên mỗi tháng. Với những ai có nguồn vốn thấp hay muốn tiết kiệm chi phí thì việc lựa chọn mặt bằng sẽ ít lựa chọn hơn, phải chấp nhận những vị trí không gần trục đường chính, giao thông đi lại khó khăn. Ngược lại, mặt bằng đẹp tuy mất nhiều chi phí hơn nhưng cũng giúp mang lại nhiều lợi ích như thu hút khách hàng một cách dễ dàng như đã đề cập ở trên.

Xem thêm:

2. Những điều cần đặc biệt lưu ý khi thuê mặt bằng mở quán ăn

Quá trình tìm thuê mặt bằng mở quán ăn sẽ trở nên vô cùng khó khăn nếu các bạn chưa biết đến những lưu ý quan trọng sau:

2.1. Khảo sát địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn

Việc lựa chọn mặt bằng mở quán ăn quyết định đến 50% sự thành công cho chủ kinh doanh. Trước khi bắt đầu lựa chọn mặt bằng, các bạn cần khảo sát địa điểm kinh doanh đó. Một số vấn đề mà các chủ quán ăn cần lưu ý trong quá trình khảo sát địa điểm:

khảo sát địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn

  • Mặt bằng đã có người khác thuê hay chưa?
  • Mặt bằng kinh doanh mở quán ăn có đang nằm trong khu vực quy hoạch hay không?
  • Hệ thống đường điện, ống thoát nước có an toàn hay không?
  • Chủ quán không nên thuê mặt bằng mở quán ăn có vị trí nằm tại các con ngõ/hẻm cụt, đường xá hay kẹt xe hoặc không có chỗ để xe. Điều này sẽ gây bất tiện và khó chịu cho khách hàng khi đến thưởng thức tại quán ăn.

2.2. Khảo sát thị trường xung quanh

Quá trình nghiên cứu thị trường xung quanh mặt bằng mở quán ăn được hiểu là phân tích tình hình kinh doanh cũng như mật độ phủ sóng của các đối thủ cạnh tranh. Các bạn cần xác định chính xác đối thủ cạnh tranh của nhà hành mình đang buôn bán mặt hàng sản phẩm nào nổi bật, mức giá chung và mức độ sử dụng. Thế mạnh của đối thủ là những gì? Từ đó, các chủ quán có thể vạch ra được hướng đi thành công cho nhà hàng của mình.

2.3. Xác định chính xác khách hàng mục tiêu trước khi lựa chọn mặt bằng

Để lựa chọn địa điểm thuê mặt bằng mở quán ăn thích hợp nhất, các bạn cần xác định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu đối tượng chính là dân văn phòng, các bạn nên mở quán ăn gần văn phòng. Nếu đối tượng là giới trẻ, sinh viên, học sinh thì các bạn nên mở quán ăn gần khu vui chơi, trường học… Có như vậy, các bạn mới có thể khoanh vùng được địa điểm thuê mặt bằng nhà hàng. Tránh được việc mở quán ăn lạc lõng giữa những người không có nhu cầu.

2.4. Khảo sát chức năng, diện tích mặt bằng kinh doanh quán ăn

khảo sát chức năng, diện tích mặt bằng mở quán ăn

Diện tích thuê mặt bằng mở quán ăn không cần quán rộng. Tuy nhiên, để mang đến hiệu quả tối đa nhất, các bạn nên lựa chọn những nơi sở hữu mặt tiền đẹp, có chỗ gửi xe rộng rãi cũng như giao thông đi lại thuận lợi. Đây được coi là thế mạnh đầu tiên mà các chủ kinh doanh cần có. Đồng thời, không gian bên trong có đủ để phân chia các khu vực nhỏ hay không? Chức năng từng khu vực liệu có được đảm bảo? Là những vấn đề mà các bạn cũng cần quan tâm.

2.5. Tham khảo mức giá cho thuê mặt bằng kinh doanh quán ăn

Vấn đề tiếp theo mà các bạn cần lưu ý khi thuê mặt bằng mở quán ăn chính là giá thuê. Các bạn nên tham khảo giá thuê mặt bằng tại khu vực đó. Việc nắm bắt được thông tin giá thành cũng sẽ dễ dàng thương lượng giá thành mặt bằng cho mình. Khi đã thương lượng thành công, các bạn cần bắt buộc xem xét kỹ lưỡng hợp đồng buôn bán. Thời gian thuê mặt bằng lý tưởng sẽ rơi vào khoảng 3 năm. Sau khoảng thời gian đó, quán ăn của bạn dần ổn đỉnh và phát triển thì có thể tăng thời gian lên 5 – 10 năm.

3. 5 nguyên tắc “đắt giá” lựa chọn mặt bằng kinh doanh mở quán ăn

Một mặt bằng mở quán ăn sẽ được coi là lý tưởng nếu đáp ứng đủ 5 nguyên tắc sẽ được liệt kê ở bên dưới. Vì một số lý do bất khả kháng như điều kiện kinh tế, môi trường mà một số chủ kinh doanh không thể đáp ứng được. Tuy nhiên, họ sẽ áp dụng những biện pháp khắc phục hay nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ thiết kế thi công chuyên nghiệp để thiết kế không gian quán ăn đẹp mắt và khoa học nhất:

3.1. Áp dụng nguyên tắc “50 – 30 – 20” trong lựa chọn mặt bằng mở quán ăn

nguyên tắc - 50 - 30 - 20 trong lựa chọn mặt bằng mở quán ăn

Nguyên tắc hàng đầu khi các chủ kinh doanh lựa chọn mặt bằng chính là áp dụng công thức “50 – 30 – 20”. Đây là nguyên tắc giúp đảm bảo trong quá trình phân bổ diện tích từng khu vực bên trong quán ăn. Cụ thể: 50% diện tích cho khu vực ăn uống của thực khách (Dining area), 30% diện tích cho khu vực bếp (Kitchen), 20% diện tích còn lại cho khu vực phục vụ.

3.2. Một số yêu cầu quan trọng về diện tích khu vực ăn uống cho thực khách

Theo nguyên tắc “50 – 30 – 20”, diện tích dành cho khu vực ăn uống của thực khách sẽ chiếm phần lớn và được chú trọng trong quá trình thiết kế nội thất. Đối với không gian này, diện tích sử dụng sẽ được phân chia thành 2 hướng khách hàng: Thực khách dùng một mình và thực khách dùng bữa tập thể. Đối với cách đặt bàn cho khách hàng đi từ 2 người trở lên thì khoảng cách giữa các bàn sẽ là 0.5 – 1m. Các sắp xếp nội thất này sẽ đảm bảo được tính riêng tư cho thực khách. Đồng thời tạo thuận tiện cho việc di chuyển của đội ngũ nhân viên và thực khách:

  • Nhà hàng sang trọng có quy mô lớn: 1,8 – 2m/thực khách.
  • Nhà hàng có vòng xoay chỗ ngồi cao: 1 ghế vòng xoay phục vụ từ 2 – 3 thực khách, 1,4 – 1,6m/thực khách.
  • Nhà hàng có quy mô vừa và nhỏ: 1,6 – 1,8m/thực khách.

3.3. Mặt bằng mở quán ăn khu vực bếp

Bếp là khu vực quan trọng thứ hai trong quán ăn kinh doanh. Chủ quán cần đảm bảo không gian bếp phải đủ cho các đầu bếp hoạt động, thực hiện các thao tác và công đoạn. Khi thiết kế khu vực bếp, các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

mặt bằng mở quán ăn khu vực bếp

  • Đảm bảo tiện nghi cho các khu vực nhỏ: Khu vực chuẩn bị, chế biến, sơ chế, trang trí, đóng gói, vệ sinh.
  • Lắp đặt hệ thống hút khói, thông giá tránh ám mùi.
  • Bố trí các khoảng trống cho lối đi nhằm tạo thuận tiện cho việc di chuyển của nhân viên.
  • Nhà vệ sinh nhân viên nên được thiết kế sau toà nhà, tránh đặt gần khu vực bếp.

Xem thêm:

3.4. Yêu cầu trong quá trình thiết kế nhà vệ sinh quán ăn

Khu vực vệ sinh của quán ăn cần phải thiết kế phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau: Người già, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Các bạn có thể dựa vào số lượng thực khách ghé đến tại một thời điểm mà có thể lựa chọn diện tích cho nhà vệ sinh sao cho phù hợp nhất:

  • Số lượng thực khách tại một thời điểm < 50 người: 1 buồng nữ và 1 buồng nam.
  • Số lượng thực khách tại một thời điểm 50 – 200 người: 2 buồng nữ và 2 buồng nam.
  • Số lượng thực khách tại một thời điểm 200 – 400 người: 3 buồng nữ và 3 buồng nam.

3.5. Phân chia diện tích mặt bằng quán ăn cho khu vực chông giữ xe

phân chia diện tích khu vực chông xe của quán ăn

Khu vực chông giữ xe dành cho quán ăn bao gồm diện tích đỗ xe, lối ra – vào, thiết kế trang trí, cây xanh:

  • Diện tích tối thiểu cho việc giữ xe không tính lối ra/vào hay chi tiết trang trí khác: 2.5m – 3m/xe máy, ô tô cứ 4 chỗ/25m.
  • Nếu các chủ quán phân chia thành 2 khu vực danh riêng thì khu vực đậu xe ô tổ sẽ tuỳ thuộc vào số lượng khách hàng đi ô tô để quyết định.

4. Kinh nghiệm trong quá trình đàm phán thuê mặt bằng mở quán ăn

Trong thực tế, có rất nhiều chủ quán sau khi chốt giao dịch, ký kết hợp đồng xong mới phát hiện ra mình bị thiệt. Do không để ý một số lưu ý bắt buộc khi đàm phán mặt bằng. Vì vậy, các bạn cần đặc biệt quan tâm những yếu tố sau:

4.1. Các điều khoản trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng

các điều khoản trong hợp đồng sang nhượng mặt bằng

Một số chủ kinh doanh lựa chọn nhận sang nhượng quá ăn đã từng hoạt động. Để tiếp tục kinh doanh, phát triển ổn định thì các điều kiện cần liệt kê rõ ràng chủ thể, thời gian, đối tượng… Các bạn cần làm rõ đang được nhận chuyển nhượng từ chủ nhà hay từ bên thứ ba – người kinh doanh đang thuê nhà. Giá chuyển nhượng bao gầm những khoản chi phí gì: tiền thuê nhà, cơ sở vật chất, tiền đặt cọc, bí mật kinh doanh, khách hàng…

4.2. Trao đổi thời gian thuê mặt bằng mở quán ăn

Chủ quán khi lựa chọn mặt bằng cần lường trước được ké hoạch trung hạn và dài hạn cho công việc kinh doanh của bản thân. Các bạn cần tính toán chính xác thời gian tối thiểu để quán ăn của bạn đi vào hoạt động ổn định, khi nào có thể hoàn vốn và sinh lời. Thông thường, các cuộc đàm phán mặt bằng thành công thường chốt thời hạn từ 2 năm trở lên. Tất nhiên tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà các bạn có thể thay đổi trong quá trình đàm phán.

4.3. Xác định mặt bằng không đang trong diện cầm cố, tranh chấp tài sản

xác định mặt bằng không trong diện cầm cố, tranh chấp tài sản

Tình huống này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn không kiểm tra kỹ lưỡng mặt bằng trước khi ký kết hợp đồng. Thử tưởng tượng sẽ thế nào khi quán ăn của bạn đang hoạt động tốt mà lại nhận được thông báo thu hồi hoàn trả mặt bằng để đền bù hay thế chấp? Chắc chắn các bạn sẽ vô cùng bàng hoàng đúng không nào. Thay vào đó, hãy kiểm tra thật lỹ lưỡng mặt bằng xem có nằm trong diện cầm cố, tranh chấp tài sản hay không để tránh được tình huống này nhé!

4.4. Đóng thuế mặt bằng

Việc kinh doanh quán ăn có cần đóng thuế hay không? Một số chủ quán chắc chắn sẽ thắc mắc về điều này. Trên thực tế, khoản tiền có được từ việc cho thuê mặt bằng được coi là một khoản thu nhập. Từ đó người cho thể mặt bằng mở quán ăn phải đóng một khoản thuế theo quy định của luật pháp. Các bạn khi ký kết hợp đồng cần làm rõ khoản này do ai chịu và được ghi rõ trong hợp đồng tránh trường hợp phát sinh những tranh chấp không đáng có.

4.5. Khảo sát không gian mặt bằng

khảo sát không gian mặt bằng mở quán ăn

Việc kiểm tra trực tiếp mặt bằng sẽ giúp chủ quán hiểu rõ được tình trạng của công trình. Quán ăn của bạn sẽ phải sửa chữa những gì, sẽ cần thiết kế như thế nào để phù hợp với địa hình có sẵn. Các điều kiện vật chất cơ bản như: khu chế biến, nhà vệ sinh, điều hoà… có còn đảm bảo chất lượng để sử dụng? Các bạn mong muốn chủ nhà sửa chữa gì thêm? Đây là điều vô cùng quan trọng mà các chủ quán không thể bỏ qua trước khi ký kết hợp đồng thuê mặt bằng.

4.6. Nhận tư vấn từ luật sư

nhận tư vấn từ luật sư khi thuê mặt bằng mở quán ăn

 

Các cuộc ký kết hợp đồng kinh doanh luôn cần đến sự tư vấn của người có chuyên môn. Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong đàm phán mặt bằng cũng như ký kết hợp đồng thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của luật sư có kinh nghiệm. Họ sẽ có trách nhiệm giúp bạn hiểu rõ các điều khoản trong hợp đồng, những quy định về pháp luật cũng như đưa ra những gợi ý có lợi cho bạn trước khi đàm phán với bên cho thuê đó nhé!

4.7. Lường trước các phát sinh

Các chủ quán khi thuê mặt bằng mở quán ăn cần lường trước những phát sinh trong quá trình đàm phán. Điều này là hết sức bình thường. Song các bạn chỉ cần nắm rõ mục đích của mình, giữ tâm thế lắng nghe, đổi bên cùng có lợi, lịch sự và chân thành thì mọi vấn đề đều có thể giải quyết hợp lý.

5. Tổng kết

Thuê mặt bằng mở quán ăn sẽ giúp quá trình khởi nghiệp quán ăn được thuận lợi và thành công nhất. Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Khởi nghiệp quán ăn của Nhà hàng số để nhận được nhiều thông tin hấp dẫn khác nhé!

5/5 - (4 bình chọn)
Đào Quỳnh
Đào Quỳnh
Với châm ngôn sống luôn tìm tòi và học hỏi, Đào Quỳnh đang giữ vai trò là một Content Writer tại Nhà Hàng số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Bí kíp kinh doanh quán ăn tự phục vụ hiệu quả hàng đầu hiện nay

Kinh doanh quán ăn tự phục vụ là mô...

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè: Bí quyết thành công

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè với...

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...