Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola chiếm lĩnh toàn cầu

Date:

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola thành công thâm nhập toàn cầu nhờ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa, tối ưu hệ thống kinh doanh

Coca Cola là thương hiệu nước giải khát nổi tiếng toàn cầu. Không dễ gì mà hình ảnh thương hiệu có thể định vị vững chắc hình ảnh trên thị trường gay gắt. Chưa kể, còn có thể thủ đáng gờm là PepsiCo. Để lý giải sự thành công đó, không thể không kể đến các chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola. Với định hướng trở thành công ty nước giải khát toàn diện, hướng đến người tiêu dùng từng địa phương, công ty không ngừng điều chỉnh và áp dụng các chiến lược hiệu quả. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

1. Tổng quan về thị trường kinh doanh nước giải khát

Nước giải khát luôn nằm trong top đầu nhóm ngành FMCG về lượng tiêu thụ. Và có những đóng góp lớn cho GDP toàn cầu. Theo thống kê năm 2020, tại Việt Nam, lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát mỗi năm chiếm 85%. Trung bình, mỗi người tiêu thụ trên 23 lít/ người/ năm. Từ năm 2015, ngành nước giải khát nội địa chiếm 4,5% về kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Tốc độ tăng trưởng từ 6-7%. Góp 20% vào thị phần ngành tiêu dùng nhanh và 50 nghìn tỷ đồng tiền thuế nhà nước. Mục tiêu đến năm 2021, sản lượng tiêu thụ đạt từ 8,3 – 9,2 tỷ lít/năm. Dự kiến đến năm 2025, doanh thu cán mốc gần 6 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân 6,3%/năm. Hiện cả nước có khoảng gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát.
doanh thu và sự phát triển nước giải khát
biểu đồ phần trăm sự thay đổi về sản lượng thị trường tiêu thụ nước giải khát ở các nước đông nam á từ 2015 đến 2020

2. Đôi nét về tập đoàn Coca Cola

Coca-Cola là một tập đoàn lớn và uy tín hàng đầu thế giới về đồ uống. Theo Interbrand, năm 2015, Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại dựa trên nghiên cứu về “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” doanh thu của coca cola. Thương hiệu luôn dẫn đầu dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga từ thế kỷ XX đến nay. Hiện nay, tập đoàn cũng phát triển đa dạng các sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Ví dụ: Nước có gas, nước trái cây, nước tăng lực, nước suối, trà…
thị phần nước giải khát Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Nó sở hữu khoảng 15 nhãn hiệu trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng toàn cầu. Mỗi ngày, hơn 1 tỷ loại nước uống được bán ra. Mỗi giây có hơn 10.000 người tiêu thụ. Nó còn được nhận ra bởi 94% dân số thế giới và phân phối tại hàng trăm quốc gia. Coca-Cola chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1964. Hiện các nhà máy được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
doanh thu của coca cola

3. Nhãn hiệu đồ uống top 1 thế giới – Coca Cola

Coca hoặc Coke là sản phẩm giúp Coca Cola gây dựng tên tuổi. Nó cũng là sản phẩm giúp nhãn hiệu này đánh bật mọi đối thủ. Hiện, tập đoàn ngày càng mở rộng nó với các hương vị ấn tượng. Đó là: Caffeine-Free Coca-Cola, Coca-Cola Starlight, Byte và Dreamworld, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, chanh dây, chanh và cà phê,… Các sản phẩm chủ yếu hướng đến giới trẻ bởi nguồn năng lượng sảng khoái và mới mẻ. Đồng thời, có nhu cầu lớn về hội họp, ăn uống, gặp gỡ bạn bè…
Doanh thu của Coca Cola đạt khoảng 8,6 tỷ USD vào quý I năm 2020. Và có xu hướng ngày càng tăng. Đây chính là sản phẩm có những đóng góp hàng đầu cho doanh thu của tập đoàn Coca Cola. Thương hiệu đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD.
đôi nét về coca cola

4. Chiến lược kinh doanh quốc tế

Chiến lược kinh doanh quốc tế là chiến lược doanh nghiệp thực hiện trên tất cả các thị trường trong và ngoài nước. Bằng cách đưa các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cho thị trường nước ngoài. Những thứ mà các đối thủ cạnh tranh nội địa thiếu. Tất cả đều được nghiên cứu, sản xuất và phát triển từ công ty mẹ. Vai trò của chiến lược kinh doanh quốc tế đối với doanh nghiệp toàn cầu:

  • Giúp các doanh nghiệp đưa lợi thế ra thị trường nước ngoài. Tức là mô hình sản xuất, marketing ở thị trường nước ngoài giống với trong nước.
  • Dễ dàng tận dụng kinh nghiệm sản xuất trước đó và ưu thế về sản phẩm, dịch vụ để cạnh tranh.
  • Nghiên cứu, khám phá tình hình tổng quan về thị trường và khai phá thị trường tiềm năng mới.

5. Mô hình SWOT của Coca Cola

Mô hình SWOT là cơ sở, nền tảng vững chắc để Coca Cola xây dựng và triển khai các chiến dịch Marketing thành công nhất.

5.1 Điểm mạnh (Strengths)

  • Hương vị thơm ngon, dễ uống, kích thích ngon miệng và tăng cường hiệu quả hệ tiêu hóa.
  • Thương hiệu nổi tiếng với uy tín và định vị hàng đầu ngành nước giải khát. Theo Interbrand, năm 2021, Coca Cola đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các thương hiệu tốt nhất toàn cầu. Giá trị thương hiệu đạt mức 57 tỷ đô la Mỹ.
  • Chiếm lĩnh phần lớn ngành đồ uống toàn cầu khi có mặt tại hơn 200 quốc gia. Đồng thời, chiếm đến 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày của công ty.
  • Nghiên cứu kỹ lưỡng, đầu tư chỉn chu mang đến những sản phẩm chiều lòng khách hàng khó tính nhất. Coca Cola là thức uống được yêu thích và khó thay thế ở nhiều người.
  • Coca Cola là nhãn hiệu có tính kết nối cảm xúc nhất tại Mỹ. Nó luôn mang đến sự sảng khoái, hạnh phúc mỗi khi được nhắc đến.
  • Sở hữu mạng lưới phân phối rộng lớn và hiệu quả nhất ngành công nghiệp nước giải khát. Công ty đã hợp tác với 225 đối tác đóng chai và gần 900 nhà máy đóng chai toàn cầu. Từ đó, tăng khả năng thâm nhập thị trường và độ nhận diện ở bất cứ đâu.

5.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Mức độ đa dạng hóa các dòng sản phẩm còn thấp. Trong khi, Pepsi không ngừng kinh doanh những dòng sản phẩm chất lượng. Chẳng hạn như ngũ cốc, thức ăn nhanh,…
  • Hàm lượng đường lớn gây ra một số tác động không tích cực đến sức khỏe người tiêu dùng. Điển hình như tình trạng béo phì, tiểu đường,…
  • Số lượng chai nhựa lớn khiến môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Theo TearFund năm 2020, Coca Cola là một trong bốn thương hiệu gia tăng sự nóng lên toàn cầu và lượng khí thải carbon. Mặc dù đã sử dụng bao bì thủy tinh, lon thay thế. Tuy nhiên, số lượng chai nhựa vẫn vô cùng lớn.

5.3 Cơ hội (Opportunity)

  • Tiếp tục mở rộng khai thác tại các thị trường tiềm năng như Trung Đông, châu Phi,… Với Khí hậu nắng nóng và nhu cầu giải khát cao, Coca Cola đã khai thác thành công và tiếp tục đứng đầu tại đây.
  • Nhanh nhạy nắm bắt và liên tục đổi mới để đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt là người tiêu dùng nội địa tại các thị trường thế giới. Đồng thời, ứng dụng các công nghệ hiện đại và tiên tiến.
  • Hợp tác với TikTok giúp Coca tăng độ phủ, độ nhận diện và khẳng định thương hiệu.
    Tập trung nghiên cứu và phát triển các loại đồ uống có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn, Coca phát triển các dòng sản phẩm ít hoặc không chứa calo.
  • Kết hợp với các thương hiệu nổi tiếng khác để tăng số lượng tiêu thụ và độ nhận diện cho cả 2 bên. Điển hình như KFC, McDonald, Lotte, rạp chiếu phim, nhà hàng, khách sạn, các mô hình kinh doanh đồ nướng, lẩu,…

5.4 Thách thức (Threat)

  • Các mối đe dọa cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tiêu biểu là đối thủ đáng gờm hàng đầu – Pepsi. Ngoài ra, hiện nay còn có rất nhiều thương hiệu khác đang phát triển mạnh.
  • Con người ngày càng chú trọng đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Do đó, mức tiêu thụ và lợi nhuận của Coca Cola có thể bị ảnh hưởng nặng nề. Khi Coca Cola còn phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước giải khát, đây sẽ là thách thức chí mạng.
  • Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ có thể ảnh hưởng rất nhiều đến giá các dòng sản phẩm. Trong khi thương hiệu tập trung giữ mức giá thấp và ổn định nhất. Đây sẽ là mối đe dọa lớn đến doanh thu và lợi nhuận.

swot của coca cola

6. Cơ sở lựa chọn chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola

Những nền tảng, cơ sở dưới đây là yếu tố quan trọng để thương hiệu thâm nhập thị trường ổn định và hiệu quả suốt ngần ấy năm. Đây cũng chính là chìa khóa quan trọng để xây dựng và triển khai thành công các chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola.

6.1 Áp lực giảm chi phí

Sự khác biệt giữa các sản phẩm trong thị trường nước giải khát không quá nhiều. Bởi vậy, giá cả là yếu tố cạnh tranh quan trọng của Coca Cola. Chưa kề, thị trường hiện nay ngày càng cạnh tranh thị phần gay gắt. Do đó, hầu hết các thương hiệu đều chịu áp lực giảm chi phí để giữ vững doanh số và thị phần.
Tuy nhiên, Coca Cola chi khá nhiều tiền cho các hoạt động sản xuất, marketing và R&D. Một phần là do nguyên liệu có giá thành cao. Mặt khác, thương hiệu cần đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới cùng dây chuyền sản xuất tối ưu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từng địa phương. Ngoài ra, cần mở rộng mạng lưới phân phối để sản phẩm đến tay người tiêu dùng dễ dàng nhất. Chưa kể, để gây ấn tượng và định vị hình ảnh thương hiệu, chi phí về marketing không hề nhỏ. Có thể thấy, áp lực giảm chi phí của Coca-cola khá cao. Và thương hiệu bắt buộc phải đáp ứng để tồn tại trên thị trường.
Xem thêm:

6.2 Áp lực đối với yêu cầu của địa phương

  • Sự khác biệt về nhu cầu

Người tiêu dùng ngày càng ý thức cao và chú trọng hơn về vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, tùy mỗi địa phương lại có khẩu vị và nhu cầu cung cấp các dưỡng chất khác nhau. Do đó, các nhà sản xuất toàn cầu không thể xem thường những biến đổi này. Chẳng hạn như Bắc Mỹ mong muốn nước giải khát cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất có lợi. Mỹ Latinh ưu tiên tiêu dùng các loại nước cốt trái cây như nước ép rau quả, đồ uống có hương vị trái cây.
Châu Âu có xu hướng sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên như stevia để giảm lượng đường và calorie trong các loại nước giải khát. Người Đức và Anh ưu tiên nước trái cây, rau quả nguyên chất. Còn người Pháp tránh tiêu thụ chất làm ngọt nhân tạo nhưng lại ưa chuộng các loại nước giải khát có nhiều gas. Thế nhưng, với châu Phi, các thức uống chứa nhiều calo được sử dụng nhiều hơn vì họ cần năng lượng. Tuy nhiên, cùng đang dần chuyển hướng sang có lợi cho cơ thể.

  • Sự khác biệt về kênh phân phối và cơ sở hạ tầng

Mỗi quốc gia sẽ có những đặc điểm riêng về địa lý. Do đó, mạng lưới phân phối và cơ sở hạ tầng cũng khác nhau. Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc để mang sản phẩm đến tay người tiêu dùng thuận tiện và sẵn sàng cung cấp bất cứ lúc nào. Chẳng hạn như ở Bắc Mỹ có hệ thống bán lẻ hiện đại. Các nước Mỹ Latinh, tiêu biểu là Mexico lại phát triển mạnh hệ thống siêu thị, đại siêu thị hơn so với các cửa hàng thực phẩm độc lập. Ở châu u, các đại lý được bảo vệ chặt chẽ. Siêu thị với mức giá thấp, dịch vụ tốt lại được ưa chuộng tại Úc. Còn tại Pháp, các máy bán hàng tự động được sử dụng phổ biến.
Các nước Âu – Á và Trung Đông lại chú trọng mối quan hệ gắn kết chặt chẽ giữa nhà nhập khẩu/người bán buôn. Do đó, các cửa hàng nhỏ, độc lập được ưu ái hơn và chiếm tỉ trọng cao hơn so với các cửa hàng bán lẻ hiện đại hay siêu thị. Còn tại châu Phi, các nhà bán lẻ, đặc biệt là siêu thị được ưa chuộng hơn.
nhà máy coca

  • Sản phẩm của địa phương có khả năng thay thế

Ngoài ra, tại thị trường nội địa của từng quốc gia cũng có những sản phẩm có thể thay thế. Từ đó, tăng áp lực cạnh tranh. Chằng hạn như tại Mỹ, một số công ty lớn với sản phẩm có khả năng thay thế. Ví dụ nước trái cây ướp lại tại Campbell Soup, nước rau ép tại Hain Celestial. Hangzhou Wahaha Group tại Trung Quốc còn cạnh tranh trực tiếp với Coca Cola ngay tại Mỹ khi đưa 170 nghìn chai Future Cola đến Los Angeles và New York.
Ở Nga, Ochakovo MPBK ZAO đối đầu gay gắt với Coca Cola do sự tín nhiệm của người dân với Kvas Ochakovo. Công ty nước giải khát Iran Zamzam cũng là đối thủ cạnh tranh đáng gờm tại Trung Đông. Hay dòng nước giải khát Est bởi SERM Suk tại Thái Lan. Còn ở Việt Nam, tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng là thách thức với cả Pepsi và Coca Cola khi chiếm thị phần lớn với mặt hàng đa dạng.

  • Yêu cầu của chính quyền từng quốc gia

Hiện tại, rất nhiều quốc gia đã đưa ra những chủ trương, chính sách chống lại đồ uống cacbonat và thức uống năng lượng. Bởi mọi người nhận thấy các tác động không mấy lành mạnh từ nó. Năm 2012, Pháp thông qua một thuế suất soda và năm 2013, Canada hạn chế lượng caffeine cho phép trong nước uống năng lượng. Các sản phẩm nước ngọt có đường bị một số nước đánh thuế cao như Pháp, Hungary,… Ở Mexico, các đồ uống kết hợp tăng lượng và rượu vẫn bị cấm vào năm 2011. Các chính phủ từ Vương quốc Anh đến Ấn Độ tất cả đang có một cái nhìn gần hơn về tác động của loại thức uống này đến sức khỏe. Thậm chí, việc bán Coke trong một số phần của Ấn Độ còn bị cấm trong một thời gian ngắn.
Mặc dù theo xu hướng tốt cho sức khỏe nhưng mỗi nơi lại có những nhu cầu khác nhau. Thậm chí, người tiêu dùng ở từng quốc gia dù trong cùng một khu vực cũng khác nhau. Chẳng hạn về độ ngọt và nồng độ gas. Đặc biệt là cần chú ý đến hệ thống kênh phân phối, sản phẩm thay thế và các yêu cầu của chính phủ địa phương để phù hợp nhất với thị trường hướng tới. Do đó, áp lực yêu cầu địa phương đối với Coca Cola ở mức cao.
coca cola tại máy bàn hàng tự động
Xem thêm: 

7. Một số chiến lược kinh doanh của Coca cola thành công nhất

Mỗi địa phương, mỗi giai đoạn sẽ có những đặc điểm và yêu cầu riêng. Từ đó, tương ứng với từng chiến lược kinh doanh quốc tế cụ thể của Coca Cola.

7.1 Chiến lược khác biệt hóa

Để tăng lợi thế cạnh tranh, Coca Cola đã triển khai chiến lược khác biệt hóa. Qua đó, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, định vị thương hiệu hơn với người dùng. Thế nhưng, các sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu phải thực sự độc đáo và mới lạ. Khi đó, mới thực sự nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn như dưới tên một thương hiệu, Coca cola có thể cung cấp nhiều sản phẩm khác nhau trong từng phân khúc.
Bên cạnh đó, Coca cola cũng nghiên cứu sự khác biệt về văn hóa, phong tục, tập quán và ngôn ngữ của từng địa phương. Qua đó, mang đến các sản phẩm khác biệt nhưng phù hợp với khẩu vị người tiêu dùng. Điển hình nhất là thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, không có tên thương hiệu tiếng Trung cũng như sự bất đồng ngôn ngữ đã ảnh hưởng đến độ nhận diện thương hiệu quốc tế. Hoặc tại thị trường Maroc, Coca Cola đã mang đến thông điệp bằng tiếng Maroc “Dayman Coca Cola” (“luôn luôn là Coca Cola”). Từ đó, Cola đã tạo ra hiệu ứng kết nối và tăng khả năng tiếp cận với người dân nơi đây.
khác biệt coca cola

7.2 Chiến lược bản địa hóa và đa thị trường nội địa

Mỗi quốc gia sẽ có văn hóa khác nhau ảnh hưởng đến khẩu vị ẩm thực. Do đó. để tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng cần thỏa mãn nhu cầu về hương vị đồ ăn, thức uống. Sao cho dễ ăn và khiến khách hàng địa phương phải ấn tượng. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn triển khai các chiến dịch kinh doanh quốc tế hiệu quả đều cần chú ý đến chiến lược kích ứng và bản địa hóa. Từ đó, khách hàng sẽ tin tưởng và thương hiệu và sản phẩm.
Ngoài ra, Coca Cola cũng tùy biến sản phẩm và áp dụng các chiến lược marketing phù hợp với yêu cầu địa phương. Bởi mới thâm nhập thị trường nên Coca Cola cần thấu hiểu và gây ấn tượng mạnh với khách hàng. Những bước đi chắc chắn đầu tiên chính là nền tảng vững chắc để định vị thương hiệu khả thi tại mỗi quốc gia. Và điều tiên quyết là phải đáp ứng nhu cầu của dân bản địa.
coca cola và văn hóa trung quốc

7.3 Chiến lược phân phối toàn cầu

Để đáp ứng nguồn hàng sẵn có và tiện lợi nhất. Đặc biệt là đảm bảo chất lượng hàng hóa khi vận chuyển đến nhiều quốc gia, châu lục. Do đó, khi quyết định gia nhập thị trường, kênh phân phối và kênh vận chuyển hợp lý là yếu tố cần cân nhắc đầu tiên. Mỹ và Trung Quốc là hai thị trường phân phối lớn nhất của Coca Cola.
Các khâu sản xuất, đóng chai được thuê bên ngoài. Nước uống sẽ được vận chuyển từ nhà máy Coca Cola đến xưởng đóng chai. Sau đó, sản phẩm ở các trung tâm phân phối sẽ được chuyển đến các cửa hàng bán lẻ khắp mọi nơi. Tại Trung Quốc, Coca Cola có chút khác biệt trong phân phối. Và một công ty tư nhân sẽ điều hành hệ thống này. Các sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp đến các kênh bán lẻ. Chứ không cần phải qua nhà máy đóng chai. Và cách phân phối này rất hiệu quả.
vận chuyển coca

7.4 Chiến lược toàn cầu hóa

Đây là chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola được áp dụng từ năm 1981 – 2000. Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược này thường tung ra các sản phẩm giống nhau với cùng một giải pháp marketing trên tất cả thị trường. Nó được tập trung thực hiện ở một số ít địa điểm trên thế giới. Qua đó, có thể khai thác kinh tế quy mô và kinh tế địa điểm. Coca-Cola tập trung rất nhiều hoạt động tại Atlanta. Đồng thời, mua cổ phần sở hữu của các công ty đóng chai nước ngoài để có thể kiểm soát chiến lược nhiều hơn đối với họ.
Chiến lược toàn cầu hóa giúp Coca-Cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Tiêu chuẩn hóa các quy trình giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm cốt lõi và giảm chi phí. Đây là yếu tố tiên quyết để phát triển thương hiệu bền vững. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Chiến lược này đã giúp Coca-Cola thu được 67% trong tổng thu nhập và 77% lãi từ các quốc gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ.
chiến lược toàn cầu coca cola

7.5 Chiến lược hợp tác và sáp nhập

Để phát triển bền vững, Coca Cola cần đảm bảo khả năng kiểm soát hệ thống tại các thị trường nước ngoài. Các công ty có thể lựa chọn phương thức đầu tư cổ phần nước ngoài, thỏa thuận vốn phi chủ sở hữu. Hoặc đầu tư vốn doanh nghiệp FDI hoặc lập công ty liên doanh. Coca Cola ở Kenya đã hợp tác với 06 công ty liên doanh khác trong cùng lĩnh vực và hình thành nên Cola Juice Company (CCC). Đối thủ cạnh tranh lớn nhất là tập đoàn liên minh Inca Cola. Coca Cola đã mua lại 50% cổ phần của Inca và gần 40% cổ phần của công ty. Và công ty này đã trở thành nhà đóng chai duy nhất của Coca Cola. Tương tự, Coca Cola cũng mua lại Costa từ Whitbread PLC năm 2019.
coca cola việt nam hợp tác ippc

7.6 Chiến lược xuyên quốc gia

Chiến lược xuyên quốc gia nhằm gia tăng lợi nhuận thông qua cắt giảm chi phí trên toàn cầu. Đồng thời, đưa ra các sản phẩm thích ứng để gia tăng giá trị. Các đơn vị có quyền tự chủ cao trong các hoạt động kinh doanh. Đồng thời, có sự phối hợp chặt chẽ với nhau. Với áp lực lớn cả về chi phí và điều kiện địa phương, đây sẽ là chiến lược phù hợp và hiệu quả nhất.
Coca-Cola xem xét và hướng dẫn việc phát triển và tiếp thị sản phẩm từng địa phương. Mỗi nơi sẽ có những thay đổi để phù hợp riêng. Không chỉ định vị thương hiệu riêng biệt, Coca Cola còn đặc biệt chú tâm đến nhu cầu thị trường địa phương.
coca cola

7.7 Chiến lược tổ chức quốc tế

Để thấu hiểu nhu cầu địa phương và đảm bảo kiểm soát hệ thống chặt chẽ. Công ty đã áp dụng cấu trúc phân quyền. Nó bao gồm hai nhóm hoạt động là hoạt động đóng chai và kinh doanh. Trong đó, hoạt động kinh doanh được phân chia thành 5 khu vực: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu-Á và Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương. Trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia. Hội đồng quản trị gồm 17 thành viên với Chủ tịch là ông Muhtar Kent, kiêm Giám đốc điều hành của công ty. Nơi đặt ra các mục tiêu, phương hướng hoạt động của Coca-cola trên toàn cầu. Còn cấu trúc tổ chức địa phương được sắp xếp theo khu vực kết hợp tập trung hóa và địa phương hóa.
thị trường coca cola

7.8 Chiến lược Marketing quốc tế

  • Chiến lược sản phẩm: Gần 4.000 sản phẩm với đa dạng các dòng sản phẩm khác nhau. Hầu hết các sản phẩm đều được biết đến rộng rãi. Đồng thời, có những cải tiến kỹ thuật để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Từ đó, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng từng địa phương.
  • Chiến lược giá: Mức giá phải chăng, có tính cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đảm bảo lợi nhuận cao nhất.
  • Chiến lược phân phối: Coca Cola tự biến mình thành một công ty địa phương ở mỗi thị trường nó thâm nhập. Qua đó, khẳng định uy tín và khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương.
  • Chiến lược xúc tiến: Công ty không ngừng cải tiến các chiến lược quảng cáo, sản xuất, tài chính… Qua đó, phù hợp với từng đối tượng khách hàng và địa trường. Ngoài ra, thương hiệu cũng đẩy mạnh quảng cáo thông qua bộ nhận diện thương hiệu được triển khai khắp mọi nơi. Từ hai bên đường, sân bóng đến siêu thị, tiệm tạp hóa…

phân phối coca cola

8. Phân tích chi tiết việc thực thi các chiến lược kinh doanh quốc tế

Cùng Nhà Hàng Số khám phá “bí quyết” ứng dụng và triển khai các chiến lược cụ thể, chi tiết và hiệu quả nhất dưới đây.

8.1 Giải pháp chiến lược giá cạnh tranh sản phẩm

Coca Cola cần tập trung nghiên cứu từng phân khúc khách hàng, thị trường để xây dựng chiến lược giá tối ưu hơn. Có thể điều chỉnh giá theo chiết khấu để hoạt động phân phối hiệu quả. Chiến lược giá nên được xây dựng dựa trên sự hài hòa giữa các chiến lược kinh doanh của công ty. Đặc biệt, cần thường xuyên chú ý đến thị trường tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh để có những thay đổi nhanh chóng và phù hợp nhất. Bởi khách hàng thường rất nhạy cảm về giá.

8.2 Giải pháp nâng cao chất lượng chiến dịch quảng cáo

Coca Cola cần đầu tư xây dựng và triển khai các chiến lược quảng cáo tốt để tiếp cận khách hàng hiệu quả. Đặc biệt là ở mỗi quốc gia, công ty cần sáng tạo nên những chiến dịch truyền tải và phù hợp văn hóa. Từ đó, không những tạo thiện cảm mà còn in đậm dấu ấn trong lòng người tiêu dùng. Có rất nhiều thương hiệu bị ảnh hưởng danh tiếng nặng nề khi “đụng chạm” đến văn hóa một số nước. Do đó, Coca Cola cần nghiên cứu kỹ lượng và thận trọng triển khai các chiến dịch quảng cáo.

8.3 Nâng cao tiêu chuẩn cho hệ thống trung gian

Các hoạt động làm việc với hệ thống trung gian cần rõ ràng và được quy định chặt chẽ. Việc tuân thủ tuân thủ quy định nghiêm túc sẽ giúp cả hai hợp tác hiệu quả và lâu dài. Từ mức chiết khấu đến hệ thống phân phối cần minh bạch và cụ thể. Hiện nay tại Hà Nội, Cocacola đã phân phối hàng cho 1200 điểm bán lẻ. Với số lượng lớn như vậy, để đồng bộ về chất lượng, thương hiệu cần nâng cao tiêu chuẩn cho đại lý, tăng quy mô và nâng cao trình độ đội ngũ nhân viên.

8.4 Tận dụng quảng cáo tiếp thị lại

Tiếp thị lại là hoạt động quan trọng để giành lại khách truy cập lần đầu tiên. Không phải ai cũng quyết định mua hàng ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên. Coca Cola phải chi rất nhiều chi phí cho quảng cáo và marketing. Do đó, hãng cần tận dụng quảng cáo tiếp thị lại để thu hút và thuyết phục khách hàng. Qua đó, vừa tiết kiệm được chi phí truyền thông, vừa tiết kiệm được thời gian sáng tạo quảng cáo.

8.5 Liên kết với thương hiệu nổi tiếng

Để dễ dàng thâm nhập tại thị trường, một trong những giải pháp hiệu quả nhất là liên kết với các thương hiệu nổi tiếng tại địa phương. Từ đó, vừa gia tăng độ nhận diện, tăng độ uy tín và tiếp cận khách hàng của chính thương hiệu hợp tác. Công ty nước uống kết hợp với chuỗi cửa hàng, dịch vụ đồ ăn nhanh, rạp chiếu phim, trung tâm vui chơi,… để bán sản phẩm. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để xây dựng hệ thống phân phối rộng rãi đủ mạnh để lan tỏa sản phẩm.
coca cola hợp tác các nhà hàng

8.6 Điều chỉnh chi phí phù hợp

Có rất nhiều chi phí phải chi. Thế nhưng, thương hiệu phải đảm bảo mức giá cạnh tranh nhất. Do đó, để đảm bảo được lợi nhuận, công ty cần tối ưu hóa mọi quy trình và máy móc, thiết bị. Ngoài ra, cần có những kế hoạch, giải pháp về chi phí phù hợp để đối mặt với những rủi ro. Chẳng hạn như hợp tác với nhiều nhà cung ứng; tận dụng nguồn nhân công giá rẻ; truyền thông tiếp thị lại,…
giá bán coca cola

9. Tạm kết

Để trở thành một trong những thương hiệu nước giải khát nổi tiếng trên thế giới, các chiến lược kinh doanh quốc tế của Coca Cola được triển khai hiệu quả. Mỗi chiến lược được áp dụng có chọn lọc tùy theo đặc điểm và nhu cầu của mỗi quốc gia. Hy vọng, case study tiêu biểu và giá trị này sẽ là kênh tham khảo hữu ích để triển khai những chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

5/5 - (5 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...