Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Date:

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc dân thành công tạo dựng sự tín nhiệm với người dùng và tiếp cận đa dạng thị trường

Acecook có thể tập trung vào việc xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán. Từ hình ảnh đó, họ có thể truyền tải thông điệp về chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm đến khách hàng. Không ngừng phát triển đa dạng sản phẩm và hương vị nhằm phù hợp với mọi đối tượng. Nhờ đó, Acecook trở thành thương hiệu quốc dân, “ông lớn” trong thị trường mỳ ăn liền. Đây cũng chính là yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing của Acecook.

1. Tổng quan về thị trường Acecook

1.1 Acecook trên thế giới

Acecook được thành lập vào năm 1957 tại Nhật Bản và từ đó đã mở rộng sang nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hiện tại, Acecook đã có mặt tại hơn 90 quốc gia cùng nhiều vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong ngành mì ăn liền. Theo báo cáo của Euromonitor International, Acecook đã đạt doanh thu trên toàn cầu khoảng 600 triệu USD vào năm 2022. Các thị trường chính của Acecook ở Châu Á, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

1.2 Acecook tại Việt Nam

Acecook đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1993, và hiện tại được xem là công ty sản xuất mì ăn liền lớn nhất tại Việt Nam. Đến nay, Acecook Việt Nam là một trong những thị trường lớn và quan trọng nhất của công ty này. Theo báo cáo của Nielsen, Acecook chiếm khoảng 60% thị phần trong ngành mì ăn liền tại Việt Nam vào năm 2021. Ngoài ra, Acecook cũng đã phát triển các dòng sản phẩm khác như bánh kẹo và nước uống. Công ty này đã mở rộng mạng lưới phân phối của mình tới hơn 300.000 điểm bán trên toàn quốc.
tổng quan về acecook tại việt nam Acecook tại Việt Nam không ngừng phát triển theo thời gian. Với dân số đông đúc và nhu cầu tiêu dùng tăng cao, người Việt Nam ngày càng trở nên quan tâm đến việc tiết kiệm thời gian và tận hưởng những bữa ăn ngon lành. Sản phẩm mì gói của Acecook đã trở thành một trong những món ăn phổ biến và ưa thích của người dân Việt.
Tuy nhiên, thị trường Acecook tại Việt Nam cũng đối mặt với nhiều thách thức. Cạnh tranh khốc liệt từ các công ty trong và ngoài nước. Đòi hỏi Acecook phải không ngừng cải tiến và đổi mới để duy trì vị thế của mình. Ngoài ra, yêu cầu về chất lượng và an toàn thực phẩm ngày càng được quan tâm. Đồng thời, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và tiêu chuẩn.

2. Tổng quan về Acecoo

tổng quan về acecook

2.1 Giới thiệu về Acecook

Acecook là một công ty hàng đầu trong sản xuất mì ăn liền tại Nhật Bản, được thành lập vào năm 1957. Công ty này đã phát triển sang nhiều quốc gia khác nhau và trở thành một trong những công ty sản xuất mì ăn liền hàng đầu thế giới.

2.2 Tình hình kinh doanh của Acecook

Theo báo cáo tài chính của công ty, Acecook đã đạt doanh thu khoảng 200 tỷ JPY (khoảng 1,8 tỷ USD). Lợi nhuận ròng khoảng 7,5 tỷ JPY (khoảng 68 triệu USD) vào năm 2021.

2.3 Đối thủ cạnh tranh

  • Công ty Uni-president: Là một tập đoàn công nghiệp thực phẩm đa quốc gia của Đài Loan. Chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thực phẩm như mì ăn liền, nước mắm, đồ ăn nhanh và nhiều sản phẩm khác. Ít ai ngờ, một nhãn hiệu hàng hóa chỉ sau chưa đầy 5 năm ra đời. Đã thống thị trường trong nước và đủ sức “đi Tây”.
  • Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam(gọi tắc là VIFON): Được thành lập từ năm 1963. Hơn 40 năm qua, thương hiệu Vifon với bộ lư màu đỏ cùng những sản phẩm mang hương vị Việt Nam, đã có mặt ở hơn 40 quốc gia trên toàn thế giới, kể cả những thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Nhật, EU…
  • Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu: Thành lập năm 1995 trên địa bàn huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương, Việt Nam. Sản phẩm chính của Thực Phẩm Á Châu là Mì ăn liền, Cháo ăn liền và Phở ăn liền với các nhãn hiệu uy tín.
  • Công ty cổ phần thực phẩm Masan: Tại TP. Hồ Chí Minh, vào ngày 18/04/2009 Masan vinh dự có 5 thương hiệu được nhận giải tại buổi lễ trao tặng Giải thưởng An toàn vệ sinh thực phẩm. Do Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) tổ chức, đó là: Chinsu, Tam Thái Tử, Nam Ngư, Omachi và Tiến Vua.

3. Thị trường mục tiêu

nhà máy acecook
Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu về thị trường mục tiêu của Acecook nhé!

3.1 Theo vị trí địa lý

Acecook có mục tiêu tập trung vào thị trường địa lý nhất định để phù hợp với nhu cầu và ưu tiên của khách hàng. Cụ thể, Acecook tập trung vào các thị trường sau:

  • Thị trường nội địa Nhật Bản: Như là một công ty có trụ sở chính tại Nhật Bản, Acecook dành sự chú trọng đặc biệt cho thị trường trong nước. Với dân số đông đúc và nhu cầu tiện lợi cao của người dân Nhật Bản. Acecook cung cấp các sản phẩm ăn liền và đồ ăn tiện lợi. Phù hợp với lối sống bận rộn của người tiêu dùng trong nước.
  • Thị trường khu vực châu Á: Acecook đã mở rộng hoạt động kinh doanh của mình sang các thị trường khu vực châu Á khác như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia…Các thị trường này có dân số đông đúc và đang trải qua tăng trưởng kinh tế nhanh chóng. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành. Tiêu thụ các sản phẩm ăn liền và đồ ăn tiện lợi.
  • Thị trường toàn cầu: Ngoài thị trường trong nước và khu vực châu Á. Acecook cũng hướng đến mở rộng quy mô kinh doanh của mình trên thị trường toàn cầu. Công ty đã xuất khẩu sản phẩm của mình đến nhiều quốc gia trên thế giới, như Mỹ, Châu Âu, Úc

3.2 Theo nhân khẩu

Acecook hướng đến nhiều đối tượng khách hàng khác nhau từ các nhóm nhân khẩu học. Dưới đây là một số thị trường mục tiêu của Acecook dựa trên nhân khẩu học:

  • Gia đình có trẻ nhỏ: Sản phẩm ăn liền và đồ ăn tiện lợi của Acecook thích hợp cho phụ huynh bận rộn muốn cung cấp bữa ăn nhanh chóng cho con cái mình. Các sản phẩm như mì ăn liền, cháo ăn liền và canh đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và tiện lợi khách hàng.
  • Người độc thân và người sống một mình: Acecook cũng hướng đến những người có lối sống bận rộn hoặc không có nhiều thời gian nấu nướng. Sản phẩm tiện lợi của Acecook cung cấp sự thuận tiện và đa dạng hương vị cho những người này.
  • Sinh viên và người trẻ: Với đặc tính tiện lợi và nhanh chóng. Các sản phẩm ăn liền và đồ ăn tiện lợi của Acecook phù hợp với nhu cầu của sinh viên và người trẻ tuổi. Họ thường có lịch trình bận rộn. Thường xuyên tìm kiếm các món ăn nhanh và dễ dàng để tiêu dùng.
  • Người lao động văn phòng: Acecook cũng nhắm đến người lao động văn phòng. Những người có thời gian hạn chế trong việc chuẩn bị và nấu nướng. Sản phẩm ăn liền của Acecook đáp ứng nhu cầu tiện lợi và đa dạng cho những người này.

Xem thêm:

4. SWOT của Acecook

swot của acecook

4.1 Điểm mạnh (Strength)

  • Thương hiệu nổi tiếng: Acecook đã có một thương hiệu uy tín. Được nhiều người tiêu dùng biết đến trên toàn thế giới.
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp: Với hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Acecook đã có một mạng lưới phân phối rộng khắp. Đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau.
  • Sản phẩm đa dạng và chất lượng: Acecook luôn đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Để cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đa dạng và chất lượng.

5.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Tỷ lệ quy mô sản xuất thấp: So với một số đối thủ khác trong ngành. Tỷ lệ quy mô sản xuất của Acecook hiện tại khá thấp.
  • Thị phần tại một số thị trường chưa cao: Mặc dù đã có mặt tại nhiều quốc gia. Nhưng Acecook vẫn đang cố gắng để tăng thị phần của mình tại một số thị trường mới.

5.3 Cơ hội (Opportunity)

  • Nhu cầu tiêu dùng đang tăng: Ngành sản xuất mì ăn liền đang có xu hướng tăng trưởng. Và nhu cầu tiêu dùng đang tăng theo thời gian.
  • Mở rộng thị trường: Với kinh nghiệm và mạng lưới phân phối rộng khắp. Acecook có thể mở rộng thị trường sang các quốc gia mới.

5.4 Các mối đe dọa (Threat)

  • Đối thủ cạnh tranh mạnh: Trên thị trường mì ăn liền, Acecook đang gặp nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.
  • Biến động giá nguyên liệu: Giá các nguyên liệu chính để sản xuất mì ăn liền có thể thay đổi theo thời gian, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Xem thêm:

5. Chiến lược marketing Mix 4P của Acecook

5.1 Chiến lược sản phẩm – Product

  • Đa dạng sản phẩm

Acecook đã thiết lập một chiến lược sản phẩm tinh vi và đa dạng. Nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Công ty không chỉ tập trung vào một loại sản phẩm duy nhất. Mà còn mang đến một loạt sản phẩm ăn liền và đồ ăn tiện lợi. Bao gồm mì ăn liền, cháo ăn liền, canh ăn liền và nhiều loại ăn vặt khác.
– Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế Giới Mì, Mì Doraemon, Mì Đệ Nhất, Mì Siukay, Mì Udon Sưki Sưki, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương, Mì Spaghetti Bistro Good, Mì Hảo 100, Mì Số Đỏ,…
– Phở – hủ tiếu – bún: Hủ tiếu khô nhịp sống Nam Vang, Phở Xưa & Nay, Đệ nhất phở, Phở trộn Đệ nhất, Hủ tiếu Nhịp Sống, Phở Khô Xưa & Nay, Bún Hằng Nga,…
– Miến: Miến Phú Hương, Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc,…

chiến lược kinh doanh của acecook

  • Mỳ quốc dân: Mỳ Hảo Hảo

Nhắc đến Acecook, không thể không kể đến mì Hảo Hảo. Nó nhanh chóng phổ biến và trở thành biểu tượng quen thuộc cho các loại mì tôm tại Việt Nam. Hương vị thơm ngon, phong phú cùng giá thành rẻ là những ưu điểm lớn của loại mỳ này. Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục “Sản phẩm mì gói có số lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong liên tiếp 18 năm” (từ 2000 đến 2018) của mì Hảo Hảo. Có gần 20 tỷ gói mì đến tay khách hàng.
Theo Kantar Worldpanel năm 2019, Hảo Hảo là một trong 04 thương hiệu mì gói lọt top 10 thương hiệu thực phẩm được bình chọn nhiều nhất tại nông thôn. Đây cũng là thương hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn.

  • Sản phẩm chất lượng, tiện lợi và phù hợp với đa dạng đối tượng

Các sản phẩm của Acecook đều trải qua quy trình kiểm soát chất lượng chuẩn quốc tế. Trước khi đóng gói để đến tay người tiêu dùng, mỗi sản phẩm đều được kiểm định kỹ lưỡng. Tất cả phải đảm bảo tuân thủ quy trình an toàn vệ sinh thực phẩm chuẩn quốc tế.
Nhịp sống hối hả, bận rộn khiến người dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm “ăn liền”. Nắm bắt điều đó, Acecook liền tung ra thị trường các sản phẩm được mì ly, mì tô tiện lợi. Người tiêu dùng có thể thưởng thức mì tôm ở mọi lúc mọi nơi, đáp ứng mọi điều kiện.
Vào năm 2020, Acecook còn cho ra mắt muối chấm Hảo Hảo thỏa mãn nhu cầu của người Việt Nam, với thói quen dùng muối mì tôm chấm trái cây. Ngoài ra, thương hiệu cũng chú trọng hơn vào phân khúc trẻ em khi cho ra mắt các sản phẩm phù hợp với lứa tuổi này. Chẳng hạn như: Hảo Hảo mini handy, Mì Doraemon hay snack mì Nà Ní.

swot acecookVới cam kết chất lượng cao, Acecook sử dụng các nguyên liệu tươi ngon và quy trình sản xuất tiên tiến. Đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm. Sự sáng tạo và tính thân thiện với người tiêu dùng là yếu tố cốt lõi trong chiến lược sản phẩm của Acecook. Nhờ đó, có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và hương vị của khách hàng.

acecook kiểm tra chất lượng

5.2 Chiến lược về giá – Price

Acecook áp dụng một chiến lược giá cạnh tranh trong ngành công nghiệp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Công ty luôn đặt mức giá cạnh tranh để thu hút khách hàng. Tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, đồng thời, Acecook cũng mang đến sự đa dạng về mức giá để phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.
Công ty cung cấp các sản phẩm với mức giá phù hợp cho khách hàng có nguồn lực hạn chế. Từ các sản phẩm giá rẻ và tiết kiệm cho các đối tượng khách hàng có ngân sách hạn chế. Đồng thời, Acecook cũng cung cấp các sản phẩm cao cấp và đặc biệt dành cho khách hàng có khả năng tài chính. Mang đến trải nghiệm ẩm thực đa dạng và chất lượng.
Chiến lược đa dạng mức giá của Acecook cho phép công ty phục vụ đối tượng khách hàng rộng lớn. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của họ. Khách hàng có thể lựa chọn từ các sản phẩm tiện lợi với giá trị kinh tế cao. Đến các sản phẩm cao cấp với chất lượng và hương vị đặc biệt. Điều này giúp tạo sự linh hoạt và đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời củng cố vị thế của Acecook trên thị trường ăn liền và đồ ăn tiện lợi.

5.3 Chiến lược phân phối – Place

Chiến lược phân phối của Acecook tập trung vào việc đảm bảo sự tiếp cận và hiệu quả đến các điểm bán hàng. Acecook đã xây dựng một mạng lưới phân phối rộng rãi với hơn 700 đại lý. Bao gồm các kênh bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng trực tuyến. Điều này giúp công ty đạt được sự tiếp cận đa dạng và tiện lợi đến khách hàng trong nhiều địa điểm khác. Đây cũng là thương hiệu dẫn đầu thị trường mì ăn liền với độ phủ chiếm trên 95% các điểm bán lẻ cả nước. Mức độ nhận diện dao động từ 80% đến 100%.

phân phối sản phẩm acecookChiến lược marketing của AcecookMối quan hệ đối tác được thiết lập chặt chẽ với nhà phân phối, bán lẻ và nhập khẩu. Nhờ đó, đảm bảo việc phân phối sản phẩm hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, Acecook cũng đẩy mạnh việc phân phối sản phẩm qua kênh trực tuyến. Từ đó, mang đến trải nghiệm mua hàng thuận tiện cho khách hàng. Ngoài ra, Acecook cũng đẩy mạnh việc tiêu thụ và xuất khẩu đến hơn 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

mỳ acecook trên gian hàng ảo 3d

5.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp – Promotion

  • Quảng cáo

Chiến lược marketing xúc tiến hỗn hợp của Acecook là sự kết hợp đa chiều và sáng tạo giữa các yếu tố. Nhằm tạo sự nhận biết thương hiệu mạnh mẽ và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Acecook tận dụng mạnh mẽ các phương tiện truyền thông và kỹ thuật tiếp thị hiện đại. Các sản phẩm được quảng bá trên các kênh truyền hình như HTV7, HTV9, radio,…
Bên cạnh đó, Acecook cũng sử dụng áp phích quảng cáo và triển khai TVC. Một số TVC phổ biến của Acecook có thể kể đến như: Niềm vui sẵn sàng trong ly Handy Hảo Hảo, Phở Đệ Nhất – Ngon như phở quán, Cùng Modern, ngay mới đã,… Trong đó, “Từ Việt Nam ra thế giới” kết hợp với đội tuyển U23 Việt Nam vào năm 2018 được coi là chiến dịch thành công nhất. Đây là năm Việt Nam ghi dấu ấn mạnh khi vươn mình thi đấu ra tầm cỡ châu lục với những thành công ở các giải như ASIAD 18, U23 Châu Á, AFF Cup.
Tận dụng tinh thần đó, Acecook đã cho ra mắt liên tục 6 TVC “Từ Việt Nam ra thế giới”. Chiến dịch này đã khơi dậy niềm tự hào và tự tôn dân tộc. Từ đó, hình ảnh thương hiệu của Acecook được lan tỏa rộng rãi.

acecook sản phẩm sport

  • Khuyến mãi

Cùng với đó, Acecook sử dụng các hoạt động bán hàng như chương trình khuyến mãi, giảm giá. Và đặc điểm nổi bật của sản phẩm để tăng cường doanh số bán hàng. Chưa kể, Acecook còn thường xuyên triền khai các chương trình với giải thưởng hấp dẫn. Tổng trị giá giải thưởng của chương trình “Từ Việt Nam ra thế giới” là gần 3,9 tỷ đồng. 15 giải nhất là Phiếu quà tặng trọn chuyến du lịch bất kỳ với tổng trị giá 100.000.000 VNĐ kết hợp với Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist tổ chức. 30 giải nhì là Xe moto Suzuki GSX – R150. 1500 giải ba là Thẻ cào điện thoại của các nhà mạng trị giá 100.000VNĐ.
acecook chương trình khuyến mãi

  • Quan hệ công chúng

Chú trọng đến việc xây dựng quan hệ công chúng tích cực. Thể hiện cam kết xã hội và tạo lòng tin trong lòng khách hàng. Thông qua hoạt động xã hội, tổ chức sự kiện và việc hỗ trợ cộng đồng. Công ty tạo dựng hình ảnh đáng tin cậy và gần gũi với khách hàng. Acecook đẩy mạnh các hoạt động xã hội hướng đến người lao động nghèo như chương trình “Tết sum vầy” vào mỗi dịp Tết đến. Ngoài ra, còn phối hợp cùng Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM và Báo Thanh Niên tổ chức. 2.500 vé xe miễn phí được trao đến sinh viên và những người có hoàn cảnh khó khăn từ TP.HCM về quê ăn tết.
Chưa kể, Acecook cũng tổ chức nhiều chương trình học bổng thường niên dành cho thế hệ trẻ. Tính đến năm 2020, trải qua 5 mùa học bổng, Acecook Việt Nam trao tặng đến 560 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập trên toàn quốc. Cuối cùng, Acecook thực hiện các chương trình chăm sóc khách hàng, khảo sát và lắng nghe. Từ đó, nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

6. Chiến dịch “Làm gói đỡ thèm” của Acecook

Cuộc thi cover điệu nhảy “Làm gói đỡ thèm” của Hảo Hảo là hoạt động marketing ấn tượng. Được tổ chức nhằm tăng cường hình ảnh thương hiệu và định vị lại thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Bằng cách sử dụng các nền tảng xã hội như trang fanpage chính thức và TikTok. Hảo Hảo mong muốn lan toả điệu nhảy này và thu hút sự tham gia của đông đảo người chơi.
chiến lược marketing làm gói đỡ thèm của acecookĐiệu nhảy “Làm gói đỡ thèm” được Trúc Nhân, một người nổi tiếng. Hướng dẫn và chia sẻ trên các nền tảng trực tuyến. Cuộc thi cho phép người chơi tự do sáng tạo hiệu ứng và hình ảnh để cover lại điệu nhảy này. Sự tham gia của những KOL đình đám như Quang Đăng, Phương Ly, Misthy, Ali Hoàng Dương, Quang Trung…Đã góp phần thu hút sự quan tâm từ hàng nghìn người tham gia.

7. Tạm kết

Chiến lược marketing của Acecook cho thấy rằng công ty đã có một vị thế tốt trong ngành sản xuất mì ăn liền. Tuy nhiên, công ty cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ. Để duy trì và tăng trưởng thị phần, Acecook cần tiếp tục đầu tư nghiên cứu và phát triển. Theo dõi chuyên mục Case Study tại Nhà Hàng Số để cập nhật những tin tức mới nhất về doanh nghiệp trong ngành F&B.

4.2/5 - (6 bình chọn)
Huyền Phùng
Huyền Phùng
Là người có niềm yêu thích với lĩnh vực F&B, Huyền Phùng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về lĩnh vực này. Hiện nay, Huyền đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Richy – Bước ngoặt khẳng định tên tuổi

Quy trình bài bản, chất lượng sản phẩm làm...