Mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền? “Chiến thuật” nào giúp nhà hàng hoạt động hiệu quả? Chi tiết có trong bài viết dưới đây.
Mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có ý định khởi nghiệp. Trước khi kinh doanh, bạn cần hoạch định bảng kê khai chi phí rõ ràng và cụ thể. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp tất cả thông tin về chi phí mở nhà hàng.
Nội dung
1. Mở một nhà hàng cần những khoản chi phí nào?
Để một nhà hàng đi vào vận hành tốt cần rất nhiều bước, trong đó dự trù nguồn vốn chi tiết là một trong những bước quan trọng nhất. Để trả lời cho câu hỏi, mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền, trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu những khoản chi phí cần phải chi trả nếu khởi nghiệp từ nhà hàng.
1.1. Chi phí mặt bằng
Chi phí mặt bằng bao nhiêu tùy thuộc vào diện tích và vị trí của nhà hàng bạn thuê. Diện tích để mở một nhà hàng tối thiểu khoảng 50-100m2. Theo đó, khoản tiền bạn phải để ra để kinh doanh sẽ rơi vào khoảng 30-60 triệu đồng.
Tính cụ thể ra, bình quân mỗi tháng bạn sẽ phải bỏ ra 10-20 triệu đồng để thuê mặt bằng. Mức chi phí này còn dựa vào vị trí mặt bằng, mức giá theo thời gian và diện tích cụ thể. Nếu bạn mở quán ăn bình dân, chi phí rẻ hơn nhiều. Chỉ khoảng 5-6 triệu đồng/quán.
Một lưu ý đặc biệt quan trọng để bạn có được mặt bằng kinh doanh giá tốt là vị trí mặt bằng phải đẹp. Trong chi phí mặt bằng, bạn phải tính toán cả các hạng mục công trình phụ có sẵn nữa. Các hạng mục cần phải cải tạo cũng cần lưu ý để làm điều kiện deal giá mặt bằng có lợi nhất.
Tuy nhiên, bạn cần xem xét nếu vị trí này “đắc địa” và nhiều người đang hỏi thuê thì nên chốt nhanh trước khi đối thủ ra tay trước.
Thông thường, nên đặt cọc vị trí mặt bằng khoảng 3-6 tháng trước khi ký hợp đồng. Như vậy, bạn sẽ mất khoảng 60 triệu đến 120 triệu đồng. Sau khi đã tìm được mặt bằng như ý, bạn hãy bàn bạc và ký hợp đồng với chủ mặt bằng.
1.2. Chi phí thiết kế, trang trí nội thất nhà hàng
Để đi vào hoạt động, bạn phải thiết kế lại toàn bộ không gian nhà hàng phù hợp với thương hiệu của bạn. Chi phí tối thiểu rơi vào khoảng 80-100 triệu đồng.
Các chi phí cụ thể gồm:
- Tiền sơn hoặc trang trí, vẽ, dán tường: Khoảng 10-20 triệu
- Tiền mua bàn ghế: 25-35 triệu đối với bộ bàn ghế nhựa, inox hoặc gỗ. Với diện tích từ 80-100m2 cần khoảng 20-30 bộ bàn ghế.
- Quạt/Điều hòa: 7 – 12 triệu/chiếc
- Hộp đựng bát đũa, giấy ăn, gia vị: 2-4 triệu
- Rèm cửa, thảm lau chân: 2-5 triệu
- Tiền thuê nhân công: Tùy theo giá các đội thi công, trọn gói ước lượng khoảng 50-100 triệu
1.3. Chi phí vật dụng trong nhà bếp
Bạn nên tìm hiểu và mua sản phẩm ở những thương hiệu uy tín. Bởi số chi phí đầu tư tương đối lớn nên bạn cần xác định mua những vật dụng đòi hỏi độ bên cao và lâu dài. Cụ thể:
- Tủ đông, tủ lạnh: 20 – 40 triệu
- Tủ đựng bát đũa, xoong nồi: 15 – 25 triệu
- Bát đũa, xoong nồi, vật dùng nấu nướng và ăn uống: 15 – 35 triệu
- Hệ thống khử mùi và làm mát: 15 triệu
- Bếp gas, bếp điện, bếp nướng: 20-30 triệu
Tổng chi phí cho riêng khu vực nhà bếp sẽ khoảng 100- 150 triệu. Trước khi đầu tư hãy liệt kê cụ thể ra những mặt hàng, dụng cụ cần mua. Cần liệt kê cụ thể và chi tiết số lượng, giá cả để có dự trù kinh phí tốt nhất.
1.4. Chi phí mua nguyên liệu
Chi phí nguyên liệu là khâu tương đối tốn kém. Bởi nguyên liệu chế biến thường dễ bị hư hỏng. Vì vậy, bạn cần phải đảm bảo bảo quản đúng cách để không gây lãng phí trong kinh doanh. Chi phí nguyên liệu chiếm khoảng 40% doanh thu nhà hàng kiếm ra.
Mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền nguyên liệu? Chi phí dự trù sẽ được tính toán như sau:
- Thực phẩm tươi sống và nguyên liệu chế biến hàng ngày: khoảng 2-5 triệu/ngày. Tần suất mua theo ngày.
- Gia vị: 3 triệu/tháng. Mỗi tháng mua một lần.
Nên tính toán chi phí nguyên liệu sau khi nhà hàng vận hành được tuần đầu tiên để sát với thực tế. Bạn nên lập danh sách nguyên liệu cụ thể để tiện cho việc phân loại nguyên liệu.
Nguyên liệu bảo quản được thời gian dài nên nhập với số lượng lớn để tiết kiệm chi phí.
1.5. Chi phí thuê nhân viên
Đối với quy mô nhà hàng lớn như hiện tại, thuê nhân viên là một điều tất yếu. Nhân viên bao gồm nhân viên phục vụ và đầu bếp. Giá cả nhân viên phục vụ toàn thời gian theo mặt bằng chung là 6 triệu/tháng. Như vậy, mỗi tháng bạn cần chuẩn bị khoảng 18-30 triệu đồng để chi trả cho nhân viên phục vụ. Đối với đầu bếp đòi hỏi số lương cao hơn, khoảng 7-8 triệu đồng/tháng fulltime.
Bếp trưởng vừa là người quản lý nhân viên ở khu vực chế biến, cũng là người phân bổ công việc cho nhân viên. Bạn cần tìm người có kỹ năng bao quát và lãnh đạo tốt. Trong trường hợp quán có quy mô lớn, bạn có thể cân nhắc thuê dịch vụ đào tạo chuyên sâu cho nhân viên.
Chi phí nhân sự nói chung bao gồm chi phí tuyển dụng và đào tạo. Tuy nhiên, bạn có thể tiết kiệm một khoản kha khá bằng việc tuyển dụng người nhà. Bạn cũng có thể đăng tuyển nhân viên với yêu cầu đã có kinh nghiệm làm việc ở nhà hàng.
1.6. Phần mềm quản lý nhà hàng
Nếu xác định kinh doanh nhà hàng lớn và có thể mở rộng quy mô ra nhiều chi nhánh, đây là chi phí cần thiết. Phần mềm quản lý nhà hàng giúp bạn quản lý nhà hàng hiệu quả từ xa nhưng chi phí tương đối thấp. Cụ thể giá giao động từ 200-300 nghìn/tháng.
Phần mềm này bạn có thể yên tâm vì tính năng ưu việt. Nó giúp bạn quản lý doanh thu, vấn đề tài chính cũng như nguyên vật liệu từ xa mà bạn không cần phải có mặt ở quán. Bên cạnh đó, nhân viên phục vụ cũng có thể gọi món tại bàn qua các thiết bị thông minh như ipad, điện thoại. Điều này sẽ tiết kiệm được thời gian di chuyển và nâng cao chất lượng phục vụ.
1.7. Chi phí Marketing nhà hàng
Mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền quảng cáo marketing? Điều này tùy thuộc vào việc bạn muốn đầu tư bao nhiêu tiền cho việc quảng bá nhà hàng. Những chi phí như in tờ rơi, băng rôn, khẩu hiệu nhân dịp khai trương không phải là vấn đề đáng kể. Nó sẽ rơi vào khoảng 1-2 triệu đồng.
Tuy nhiên, nhiều nhà hàng lớn còn đầu tư vào khoản chạy quảng cáo trên Mạng xã hội (Facebook, Tiktok, Instagram,…). Chi phí này bạn cần cân đối theo nguồn vốn kinh phí ban đầu. Tuy nhiên, phải cân nhắc chi phí quảng cáo không quá 5%/tháng trong tổng vốn hiện có.
Ví dụ, bạn có số vốn 400 triệu đồng để mở một nhà hàng, bạn chỉ có thể chi tối đa 20 triệu tiền quảng cáo cho thương hiệu.
1.8. Chi phí khác
Đây là một khoản chi phí không thể thiếu trong dự trù kinh phí kinh doanh nhà hàng. Chi phí này bao gồm các khoản chi phí điện, nước, vệ sinh, an ninh,… Tiền để đăng ký kinh doanh, đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm,… Bạn cũng cần phòng trường hợp dụng cụ hỏng hóc phải sửa chữa hoặc thay mới trong quá trình mới hoạt động nữa.
Không có con số cụ thể, tuy nhiên, hãy ước lượng và dự trù khoảng 20-30 triệu đồng để đảm bảo không bị hụt nguồn vốn.
Xem thêm:
- Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel – Chi tiết lãi lỗ
- Kế hoạch khai trương nhà hàng đầy đủ và chi tiết nhất
2. Mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền?
Như vậy, theo những tính toán chi tiết trên đây, để bạn mở được một nhà hàng có diện tích từ 80-100m2 cần khoảng 400-600 triệu đồng tiền vốn. Số tiền đó đã bao gồm tất cả các chi phí bắt buộc và chi phí phát sinh.
Số tiền này không hề nhỏ, nên bạn phải cân nhắc và phân bố chi tiêu phù hợp. Phải biết rằng, để kinh doanh nhà hàng tốn chi phí hơn quán ăn, quán cafe đồ uống rất nhiều. Nhà hàng hướng đến nhóm đối tượng khách hàng tầm trung, đòi hỏi cả không gian, chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ.
Vì vậy, năm bắt được những điều đó, khi xác định kinh doanh nhà hàng, hãy lập bảng kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, bài bản và tính toán cẩn thận. Lưu ý, hãy liệt kê từ những khoản nhỏ nhất, càng chi tiết càng tốt. Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi, mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền. Tiếp theo, cùng đến với một số nhà hàng tiêu biểu nhé!
3. Mở một nhà hàng buffet cần bao nhiêu tiền?
Nhà hàng buffet đang nở rộ ở Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực các thành phố lớn. Bởi chỉ với một mức giá cố định, khách hàng có thể ăn thỏa thích, nên ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn đi ăn buffet. Đó là lý do nhiều người muốn khởi nghiệp bằng mô hình nhà hàng buffet. Vậy, mở một nhà hàng buffet cần những chi phí nào? Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu dưới đây!
3.1. Chi phí mặt bằng
Nhà hàng buffet cần phải có diện tích mặt bằng rộng rãi và thoải mái. Vị trí mặ bằng thuận tiện nhất vẫn nên nằm ở mặt đường chính, gần với khu dân cư, trường học hoặc khu công nghiệp. Giá thuê mặt bằng sẽ rơi vào 50-70 triệu/tháng cho diện tích 400-500m2.
Vị trí đỗ xe cho khách hàng cũng là một điều lưu ý trong lựa chọn mặt bằng. Bạn nên lựa chọn vị trí mặt bằng có chỗ để xe rộng và thoải mái. Nên thuê cả chi phí nhân viên trông xe, nhân viên bảo vệ. Và điều đặc biệt là không được lấy tiền giữ xe của khách hàng.
3.2. Chi phí trang trí nhà hàng Buffet
Khách hàng đi ăn buffet là những khách hàng đòi hỏi không gian sạch sẽ và thông thoáng. Bên cạnh đồ ăn ngon, không gian là yếu tố giữ chân khách hàng rất tốt. Vì vậy, hãy dành thời gian và bỏ ra nguồn vốn khoảng 10-15% số vốn để cải tạo lại toàn bộ nhà hàng.
Nội thất và trang trí nhà hàng sẽ theo concept của thương hiệu nhà hàng định hướng. Tuy nhiên, sự tối giản, tinh tế và yếu tố ánh sáng vừa phải sẽ được ưa chuộng hơn phong cách màu mè và chói mắt. Sự đơn giản và tiện nghi sẽ càng dễ dàng thay hoặc sửa khi có vật dụng bị hỏng hóc.
3.3. Chi phí trang thiết bị
Đặc điểm của nhà hàng buffet truyền thống là những bàn ăn gắn với bếp lớn. Hãy trang bị những bếp lớn, tủ đông và kho đông để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon. Phần mềm quản lý nhà hàng cũng là lựa chọn không tồi bởi chi phí của nó không quá đắt đỏ. Chi phí thiết bị bếp rơi vào khoảng 100 triệu đồng.
3.4. Chi phí nguyên vật liệu
Nhà hàng buffet cần lượng lớn nguyên liệu hàng ngày. Vì vậy, cần đầu tư nguồn nguyên liệu đảm bảo từ số lượng đến chất lượng sản phẩm. Điều quan trọng nhất là độ tươi sạch và địa chỉ nhập nguyên liệu uy tín. Chi phí bạn cần cho nhà hàng buffet sẽ khoảng 15-20 triệu đồng/ngày.
3.5. Chi phí nhân viên
Nhà hàng buffet cần khoảng 3-4 nhân viên bếp để thay phiên nhau chế biến. Nhân viên phục vụ, lễ tân, thu ngân, bảo vệ/trông xe cũng là khoản bắt buộc phải có để phục vụ khách hàng được tốt nhất. Chi phí nhân viên rơi vào khoảng 6 triệu đồng/người. Như vậy, mỗi tháng bạn cần chuẩn bị 60 triệu để trả cho nhân viên.
3.6. Chi phí Marketing
Marketing là hoạt động không thể thiếu trong việc kinh doanh nhà hàng. Việc này phục vụ cho việc quảng bá và thu hút khách hàng về với cơ sở của bạn. Về lâu dài, nhiều nhà hàng sẽ lựa chọn quảng cáo nhà hàng của mình trên các nền tảng mạng xã hội. Chi phí hằng tháng sẽ giao động từ 20-30 triệu đồng.
4. Mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu tiền?
Mở nhà hàng hải sản đòi hỏi một nguồn vốn lớn, chất lượng đầu vào của nguyên liệu phải đảm bảo. Đây là mô hình kinh doanh hướng đến nhóm khách hàng tầm cao, nên các yếu tố chất lượng, không gian và phục vụ phải đảm bảo chuyên nghiệp.
4.1. Chi phí mặt bằng
Địa điểm lý tưởng của bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng là gần với khu dân cư đông đúc, vị trí mặt đường lớn,… Tuy nhiên, khác với nhà hàng buffet, nhà hàng hải sản không đòi hỏi diện tích quá rộng lớn.
Tham khảo bảng giá thuê nhà thì giá mặt bằng có diện tích khoảng 40m2 ở Hồ Chí Minh sẽ dao động khoảng 6-34 triệu đồng/tháng tùy vị trí. Bạn cần đặt cọc ít nhất từ 6-12 tháng. Thêm chi phí sửa chữa lại nhà hàng khoảng 100-150 triệu đồng nữa.
4.2. Chi phí vật dụng và trang thiết bị
Nếu không có nguồn vốn dư giả trong tay, bạn có thể tìm những cửa hàng đã đóng cửa và mua lại đồ thanh lý của họ. Điều này sẽ tiết kiệm được giúp bạn khoảng 20-45% chi phí vật liệu và trang thiết bị.
Đối với bát đũa, thìa, cốc, nếu nhập ở xưởng với số lượng lớn, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí. Số tiền để mua trang thiết bị vật dụng sẽ rơi vào khoảng 40-50 triệu đồng.
4.3. Chi phí nguyên liệu
Nguyên liệu của nhà hàng hải sản là yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành công của nhà hàng. Tùy vào mô hình và quy mô nhà hàng, bạn cần có nguồn nhập nguyên liệu uy tín, tươi ngon. Nhà hàng hải sản thường có hai loại nguyên liệu: hải sản đông lạnh và hải sản tươi sống.
Hãy tìm hiểu và lựa chọn nơi nhập hàng ít qua trung gian nhất. Ví dụ liên hệ nhập hải sản tươi sống trực tiếp từ vùng biển Hải Phòng hoặc Quảng Ninh. Bạn cũng có thể liên hệ với các trang trại nuôi hải sản lớn và nhập về để đảm bảo độ tươi sống của nguyên liệu. Chi phí hải sản tương đối cao, bạn hãy tham khảo giáo cả của những người đi trước.
4.4. Chi phí nhân lực
Cũng tương tự như nhà hàng buffet, nhà hàng hải sản cũng cần có nhân viên bếp, nhân viên phục vụ, thu ngân và bảo vệ. Đầu bếp là linh hồn quan trọng nhất, quyết định thành công của nhà hàng. Đặc biệt là trong khâu chế biến hải sản đòi hỏi nhiều chuyên môn, kỹ thuật và kinh nghiệm.
Vì vậy, đừng ngần ngại thuê đầu bếp có kinh nghiệm và chuyên môn lành nghề. Bởi lẽ đó sẽ quyết định đến thành công của nhà hàng. Mỗi nhân viên phục vụ lương sẽ khoảng 5-6 triệu đồng/tháng. Đầu bếp và phụ bếp sẽ dao động 7-15 triệu đồng/tháng. Tùy theo quy mô nhà hàng, bạn hãy tính số lượng và số tiền thích hợp.
Xem thêm:
- Kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết từ A-Z
- Mẫu kiểm kê hàng tồn kho excel dành cho nhà hàng mới nhất
5. Mở nhà hàng lẩu nướng tốn bao nhiêu tiền?
5.1. Địa điểm kinh doanh
Vị trí lý tưởng cho một nhà hàng lẩu nướng là ở mặt đường lớn, gần với khu chung cư đông đúc,… Diện tích cần có cho một nhà hàng lẩu nướng thông thường sẽ khoảng 200m2. Với diện tích này, số tiền phải bỏ ra sẽ khoảng 50-60 triệu đồng.
5.2. Chi phí nội thất, nguyên vật liệu và quảng cáo
Một nhà hàng lẩu nướng sẽ cần nhiều chi phí trang thiết bị. Đây là khoản đầu tư tương đối tốn kém nhưng lại tạo ấn tượng tốt và thu hút khách hàng. Những thực khách có quay lại nhà hàng của bạn hay không một phần không nhỏ nằm ở không gian nhà hàng. Chi phí cụ thể như sau:
Tên trang thiết bị |
Chi phí (Đơn vị: VNĐ) |
Thiết kế nội thất (lên 3D, decor, …..) | 5-10 triệu |
Sửa chữa và sơn mới mặt bằng | 10 triệu |
Nguyên vật liệu trang trí | 15 triệu |
Biển bảng, logo, đèn led trang trí | 5 triệu |
Bàn ghế hệ thống hút khói và bát đĩa | 80-100 triệu |
Tủ đông, tủ bảo quản rau củ, máy lạnh, các vật dụng nhà bếp khác | 50-70 triệu |
Nguyên liệu | 10-15 triệu/ngày |
Marketing, quảng cáo | 20-30 triệu/tháng |
5.3. Chi phí thuê nhân viên phục vụ
Nhân viên của nhà hàng lẩu nướng gồm có: đầu bếp, bếp trưởng, số phụ bếp, lễ tân, phục vụ, thu ngân… Chi phí nhân viên giao động từ 5-6 triệu/người/tháng. Đối với bếp trưởng và phụ bếp, chi phí từ 7-12 triệu/người/tháng. Ước lượng tổng chi phí nhân viên khoảng 40-60 triệu/tháng.
6. Tổng kết
Như vậy, bài viết vừa rồi là câu trả lời cho câu hỏi mở một nhà hàng cần bao nhiêu tiền. Để mở một nhà hàng, bạn cần có kế hoạch kinh doanh hoàn thiện và chu toàn. Bảng kê khai các danh mục chi phí cần liệt kê càng đầy đủ càng chi tiết càng tốt.
Nhà Hàng Số cũng cung cấp một số bài toán chi phí khi bạn có ý định khởi nghiệp bằng việc xây dựng nhà hàng hải sản, nhà hàng buffet và nhà hàng lẩu nướng kết hợp. Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ không còn băn khoăn về khoản kinh phí khi mở nhà hàng nữa. Tiếp tục theo dõi Nhà Hàng Số để đón đọc những thông tin hữu ích nhé.