Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao? Khi số lượng ngày càng tăng nhanh. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh lớn.
Nội dung
1. Tổng quan tình hình ngành F&B
Tại kỳ đầu tiên của AFAQS (Hội nghị thượng đỉnh về thương hiệu khởi nghiệp). Các tham luận viên đã thảo luận về cách họ đối mặt với các thách thức trong ngành F&B. Đặc biệt là khi họ cạnh tranh với những doanh nghiệp đã có tiếng tăm trong ngành.
Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến một loạt StartUps tham gia vào thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B). Họ cạnh tranh với các công ty đã có tiếng tăm. Từ đồ ăn nhẹ đến cà phê, rượu, thực phẩm đóng gói sẵn (RTC). Các StartUps đã thực sự làm xáo trộn ngành F&B. Những thương hiệu này cố gắng có cho mình các vị trí kệ siêu thị và trong giỏ hàng trực tuyến. StartUps đang phải đối mặt với những thách thức mới hàng ngày.
Gần đây, có một cuộc thảo luận hội thảo về xu hướng của các StartUps F&B trong tương lai trong ấn bản đầu tiên của afaqs! Hội nghị thượng đỉnh về thương hiệu khởi nghiệp. Các tham luận viên gồm: Aditya Sanghavi (Founder và CEO Snackible); Isha Dhoble (VP – marketing và chiến lược); Epigamia và Sohil Wazir (Giám đốc thương mại Blue Tribe Food). Cuộc thảo luận về cách các StartUps đối mặt với những thách thức này để phát triển từ một công ty nhỏ trở thành một công ty lớn trên toàn quốc.
Ba StartUps đầu bảng đều cho mình là đơn vị cung phẩm thực phẩm tốt “Lành mạnh”. Trong đại dịch COVID, nhiều người đã chuyển sang lối sống lành mạnh và ý thức được những gì họ đã tiêu thụ. Nhưng khi hết đại dịch, trở lại cuộc sống bình thường, liệu thói quen đó có duy trì được không? Người tiêu dùng có còn quan tâm đến sự “Lành mạnh” của thương hiệu không?
2. Thương hiệu Snackible
Sangvi của Snackible nói rằng: “Một khi có được kiến thức về lối sống lành mạnh, rất khó để họ quay lại thói quen cũ. Kiến thức sẽ không bị mất đi. Các bậc cha mẹ trẻ đang đưa ra những quyết định lành mạnh hơn cho gia đình của họ. Đây chính là thế hệ mới. Họ sẽ tiếp tục mua hàng từ các thương hiệu D2C. Đồng thời đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn.”
Sự xuất hiện của thương mại nhanh (q-commerce) đã tạo động lực mạnh mẽ cho ngành F & B. Đặc biệt là đối với các hạng mục đồ ăn nhẹ. Những người tham gia hội thảo đã chia sẻ quan điểm của họ về vai trò của kênh này đối với thương hiệu.
Xem thêm:
- Cách 5 công ty F&B chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế
- 4 cách giúp thúc đẩy thương hiệu của các nhà bán lẻ
3. Thương hiệu Epigamia
Dhoble của Epigamia cho biết người tiêu dùng sẽ không chung thành với thương hiệu. Trong trường hợp có sự thay thế thuận tiện hơn. Nghĩa là, nếu Epigamia không có sẵn trên một nền tảng, người tiêu dùng sẽ mua bất cứ thứ gì có sẵn nếu họ muốn nó gấp.
Dhoble nói thêm: “Các thương hiệu mới luôn mong muốn được xuất hiện trên điện thoại của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ không cần đến các cửa hàng như trước đây. Họ tìm mọi thứ thông qua điện thoại của họ. Đây chính là cách để người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm ngày nay.”
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược đa kênh. “Đó là con đường hướng về tương lai bền vững. Q-commerce mới chỉ thâm nhập vào một số bộ phận nhất định. Nếu bạn muốn cung cấp cho một lượng lớn khách hàng và xây dựng một thương hiệu bền vững. Bạn cần phải có mặt ở khắp mọi nền tảng. Bạn không thể chỉ dựa vào một kênh”
4. Thương hiệu Blue Tribe Food
Wazir của Blue Tribe Food cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đa kênh. Đặc biệt là trong những sản phẩm có gốc thực vật. “Đây là một danh mục mới. Mọi người e ngại thử các loại thịt có nguồn gốc thực vật vì sợ hương vị của nó. Với đồ ăn, chỉ khi bạn xuất hiện tại điểm bán, bạn mới có thể khiến mọi người nếm thử.”
Blue Tribe Food bắt đầu là một thương hiệu D2C sau COVID. Họ đã thực hiện rất nhiều hoạt động nếm thử và bán hàng tại chỗ. “Chiến lược của chúng tôi là khiến mọi người nếm thử và sau đó mua nó. Kênh đa kênh có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với các thương hiệu thực phẩm, ”Wazir nói thêm.
Hội thảo cũng thảo luận về những đổi mới độc đáo. Vai trò của hợp tác thương hiệu để mở rộng đối tượng mục tiêu. Các kế hoạch theo dõi giúp những StartUps này trong việc giữ chân khách hàng.
Nhà Hàng Số hy vọng bài viết: “StartUps ngành F&B- Tương lai nào cho họ?” đã mang lại nhiều giá trị. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những bài viết liên quan, hãy đón đọc chuyên mục Chuyển động F&B nhé!