Mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen thành công cách tân Cloud Kitchen nhằm mang đến trải nghiệm thăng hoa của ẩm thực ngay tại gia
Nhắc đến Cloud Kitchen, không thể bỏ qua cái tên “Tasty Kitchen”. Ngay khi vừa gia nhập thị trường, nó đã gây bão với những điều chỉnh và đổi mới ấn tượng trong mô hình kinh doanh. Làm mới một xu hướng mới là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, Tasty Kitchen đang dần khẳng định sự thành công của những bước đi đầy mạo hiểm đó. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình kinh doanh độc đáo và sáng tạo của Tasty Kitchen thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là khái quát về cách thức hoạt động và kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hướng con đường cũng như từng bước phát triển. Đồng thời, đưa ra các ý tưởng và giải pháp kinh doanh tốt nhất.
Muốn phát triển bền vững và có chỗ đứng thì doanh nghiệp cần xây dựng mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh. Độc đáo, sáng tạo và khả thi là những yếu tố cần cân nhắc hàng đầu. Hiện nay, mô hình kinh doanh hiệu quả nhất khi có sự kết hợp hoàn hảo giữa việc tạo ra giá trị bền vững, tạo ra lợi nhuận cao, lợi tức đầu tư hợp lý, và thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.
2. Tiềm năng kinh doanh mô hình Cloud Kitchen – Bếp trên mây
Cloud Kitchen/ Bếp trên mây là mô hình nhà hàng không sở hữu địa điểm ăn uống hay cơ sở vật chất phục vụ thưởng thức tại chỗ. Mô hình này chỉ đầu tư không gian chế biến. Do đó, nhiều thương hiệu có thể cùng chế biến tại Cloud Kitchen. Từ nhận đơn đến giao hàng đều phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba hoặc các đơn vị giao hàng. Một số nơi còn cho phép khách hàng tự lấy đồ ăn tại bếp. Bởi vậy, hầu hết doanh thu đều phụ thuộc vào nền tảng trực tuyến.
Hậu Covid, xu hướng đặt hàng trực tuyến của con người ngày càng tăng cao. Số lượng người sử dụng ứng dụng giao đồ ăn ngày càng gia tăng với tần suất đặt hàng lớn. Chưa kể, hầu hết các nhà hàng, quán ăn hiện nay đều chuyển sang kết hợp kinh doanh online trên đa dạng nền tảng. Bởi vậy, Cloud Kitchen đã trở thành xu hướng kinh doanh trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam.
Theo Businesswire, dự báo thị trường bếp đám mây toàn cầu được dự đoán sẽ cán mốc 118,5 tỷ USD vào năm 2027. Tốc độ tăng trưởng mạnh là 13,5%. Quy mô dự kiến đạt 1,05 tỷ USD vào năm 2023. Hằng năm, các app giao hàng thu về 120 tỷ USD, có thể lên đến 230 tỷ USD vào 2025. Ở Việt Nam, số lượng nhà bếp trên mây ngày càng tăng. Đặc biệt sự có mặt của các ông lớn càng khẳng định tiềm năng kinh doanh của mô hình này. Chẳng hạn như Grab Kitchen, Cloud Kitchen, Food Ngon, Tasty Kitchen,…
3. Đôi nét về Tasty Kitchen
Tasty Kitchen ra đời vào năm 2020. Đây có thể nói là thời điểm nhạy cảm, căng thẳng và thách thức. Tuy nhiên, sự có mặt và phát triển không ngừng của nó là minh chứng rõ ràng cho sự cần thiết cần đổi mới và thích ứng kịp thời với các thay đổi của thị trường. Và đó chính là chìa khóa then chốt giúp doanh nghiệp giữ vững được vị trí tiên phong.
Hiện, nó đang sở hữu 2 bếp tại quận 1 và quận Bình Thạnh. Nó là một dự án của Đại Việt Group nhằm mang ẩm thực cao cấp đến tận nhà. Đại Việt Group đã có 14 năm hoạt động với mạng lưới các dự án xe hơi trực tuyến, marketing và digital media network uy tín. Bởi vậy, các dự án mà công ty triển khai và xây dựng đều rất nổi tiếng và đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể như batdongsan.com.vn, oto.com.vn, tinxe.vn… Hiện Đại Việt Group đang sở hữu 2 công ty thành viên là NextGen và Next Wave.
Hiện tại, Tasty Kitchen đã có mặt ở rất nhiều nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu là 20 nhà bếp hiện hữu, Tasty Kitchen sẽ phủ khắp ngóc ngách tại thành phố này. Trong tương lai gần, Tasty Kitchen sẽ hướng đến tệp khách hàng cá nhân tại một số quận của TP.HCM. Từ đó, gia tăng khả năng mở rộng thị phần và len lỏi vào mỗi gia đình nơi đây.
4. Tasty Kitchen – Theo đuổi xu hướng Bếp trên mây/Cloud Kitchen
Tasty Kitchen là nhà hàng trực tuyến Cloud Kitchen. Một mô hình kinh doanh F&B kiểu mới. Đây là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp bữa ăn cao cấp đến bàn ăn mọi gia đình. Thương hiệu không chỉ mang đến các món ăn. Nó còn rất đa dạng, tinh tế, đẹp mắt, chất lượng, sức khỏe và ngày càng đáng trải nghiệm hơn.
Để giảm thiểu tối đa chi phí, đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng. Tasty Kitchen đã tối thiểu hóa sự đầu tư về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất. Thay vào đó là tối ưu hóa về sản phẩm và bắt kịp xu hướng công nghệ. Từ đó, Tasty Kitchen chú trọng mở rộng tiếp cận, nghiên cứu từ khẩu vị tới hành vi. Từ đó, mang đến những thực đơn thơm ngon cùng trải nghiệm dịch vụ thân thiện. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển đa dạng kênh đặt hàng trực tuyến. Nhờ vậy, có thể dễ dàng kết nối với khách hàng ở các khu vực khác nhau.
Tasty Kitchen sau một thời gian hoạt động đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Thậm chí, nhiều gia đình còn lựa chọn nó trở thành giải pháp về bữa ăn dinh dưỡng, chất lượng và an toàn hàng đầu của họ.
Xem thêm: Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng mới ngành F&B
5. Điểm mới trong mô hình Cloud Kitchen của Tasty Kitchen
Mô hình của Tasty Kitchen hoàn toàn khác so với mô hình của Grab, Chef Station… Với mô hình cũ, các doanh nghiệp này chỉ đơn thuần là bên thứ 3, trung gian. Họ có trách nhiệm tìm kiếm và kết nối khách hàng với nhà hàng. Thế nhưng, với Tasty Kitchen, nó trực tiếp nắm giữ, điều hành và chịu trách nhiệm mọi quy trình. Từ nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư đội ngũ đầu bếp, đến tìm kiếm khách hàng và giao hàng.
Tasty Kitchen cũng giống Food Ngon khi tự mình thực hiện từ A đến Z. Tuy nhiên, nó chỉ bán online chứ không có offline. Ngoài ra, Tasty Kitchen còn nhắm đến tệp khách hàng khác hẳn với thị trường giao món ăn và đồ uống. Đó là nhắm đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Sản phẩm cũng là các món ăn theo dạng bữa cơm gia đình. Do đó, có thể thấy sự đầu tư lớn và kỹ lưỡng của Tasty Kitchen. Bởi vậy, thương hiệu đã ngay lập tức in đậm dấu ấn trên thị trường.
6. Mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen
Tasty Kitchen xây dựng mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas). Do Alexander Osterwalder và Yves Pigneur thiết kế. Nó là một bản vẽ trực quan 9 yếu tố quan trọng để định hình và duy trì tồn tại của một doanh nghiệp. Đây là mô hình được ưa chuộng và áp dụng phổ biến tại Việt Nam.
6.1 Khách hàng
Tasty Kitchen hướng đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Những người giàu trải nghiệm, có thu nhập tầm trung và cao ở các đô thị lớn.
Ngoài ra, thương hiệu còn hướng đến phục vụ các dịp ăn uống. Từ đó, tạo sự thống nhất và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Bao gồm: Bữa ăn văn phòng, Tiệc hướng đến sự tiện lợi, Bữa ăn gia đình.
6.2 Đề xuất giá trị
Để tạo nên thiện cảm cũng như thu hút khách hàng. Đặc biệt là định vị dấu ấn trên thị trường. Các doanh nghiệp cần đề xuất giá trị về mục tiêu, sứ mệnh,… Từ đó, lựa chọn và triển khai các chiến lược kinh doanh đúng đắn.
-
USP của Tasty Kitchen
USP (Điểm bán hàng độc đáo): Tasty Kitchen nỗ lực trở thành thương hiệu tiên phong mang ẩm thực cao cấp đến tận nhà. Nền tảng xây dựng và định hình USP:
– Nguyên liệu tươi ngon, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo.
– 8 bếp trưởng 5 sao nghiên cứu và phát triển.
– Ứng dụng công nghệ AI hiện đại trong kiểm soát chất lượng.
– Bao bì thân thiện với môi trường.
– Giao hàng nhanh chóng, cẩn thận và nhiệt tình.
– Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
– Hệ thống xử lý nước hiện đại, cam kết xả thải ra môi trường an toàn.
-
Thực đơn
Tasty Kitchen đa dạng với phong cách ẩm thực Việt Fusion. Bao gồm các món ăn thuần Việt và các món được sáng tạo dựa trên sự giao thoa với ẩm thực quốc tế.
– Phân loại theo nhóm sản phẩm: Khai vị; Cơm – Mì – Cháo; Món chính; Canh – Tiềm – Súp; Combo; Tráng miệng; Thức uống.
– Phân loại theo nhu cầu sử dụng: Ăn no; Ăn chơi.
– Phân loại theo hình thức phân phối: Trực tiếp (Món ăn, Thức uống), Gián tiếp (Voucher, coupon).
– Phân loại theo đặc tính sản phẩm: Món ăn gia đình; Cơm văn phòng (cơm văn phòng + mini set); Tiệc (tiệc teabreak, tiệc Canapes, tiệc buffet, tiệc tại gia/công ty theo set menu,…); Đồ ăn đóng gói (ready to cook); Alacarte; Đồ uống.
-
Giá trị cốt lõi
Tasty Kitchen tiên phong cho concept ” Nhà hàng tại gia” ở Việt Nam. Nói cụ thể hơn, đó là thương hiệu muốn nâng tầm các món ăn tại gia trở nên cao cấp nhất như nhà hàng vậy. Đặc biệt là mang đến cho thực khách những món ăn độc đáo và mới lạ. Để làm được điều đó, Tasty Kitchen hướng đến dẫn đầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. “Tận tâm, Am hiểu, Sáng tạo, Tinh tế, Yêu thương” là kim chỉ nam xuyên suốt hoạt động của thương hiệu này. Với niềm đam mê với ẩm thực, Tasty Kitchen muốn mang đến cho khách hàng hương vị độc đáo cùng những trải nghiệm thú vị nhất.
– Bữa ăn ngon, dinh dưỡng và an toàn.
– Trải nghiệm đa dạng ẩm thực nhà hàng tại gia.
– Giao diện nền tảng đặt món thân thiện và thanh toán tiện lợi
– Giải pháp ăn uống tiết kiệm và uy tín mỗi ngày.
Khách hàng chỉ cần order và yên tâm thư giãn trong quá trình chờ đợi. Tasty Kitchen sẽ nhanh chóng mang đến những món ăn ngon và chất lượng nhất cho các bạn thưởng thức.
– Nguyên liệu tự nhiên, tươi ngon, chất lượng được tuyển chọn từ những nông trại uy tín hàng đầu mang đến hương vị trọn vẹn, thuần khiết cho từng món ăn.
– Hệ thống bếp được đầu tư và mở rộng không ngừng.
– Nâng cao trải nghiệm những bữa ăn từ giao hàng nhanh bởi sự tinh tế, chất lượng và đa dạng trải nghiệm.
– Những đầu bếp giàu kinh nghiệm, sáng tạo với những công thức chế biến độc đáo.
– Không ngừng nâng cao trải nghiệm món ăn với mạng lưới bếp được đầu tư đạt chuẩn và gần bạn nhất.
6.3 Kênh truyền thông và bán hàng
- Website: tastykitchen.vn
- Fanpage: TASTY Kitchen (https://www.facebook.com/TASTYkitchen.vn)
- Instargram: tastykitchen.restaurant
- Hotline: 1900.633.818
- Các ứng dụng giao đồ ăn: Grab, Now, Baemin, Gofood, Loship, Utop, Ahamove
- Điểm chế biến phân bố rộng khắp TP.HCM thuận tiện cho việc giao hàng: Quận 1, Quận 7, Bình Thạnh, Quận 2, Tân Bình… và định hướng mở rộng ra toàn thành phố.
- Đối tác: Khai thác uy tín thương hiệu đối tác.
- Phát triển, mở rộng điểm phân phối: Cafe, khách sạn, toà nhà…; Sàn thương mại điện tử: Lazada, Shopee…; Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối.
6.4 Mối quan hệ khách hàng
Với mô hình Cloud Kitchen, việc chăm sóc khách hàng khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi các thương hiệu thường tập trung chế biến tại một khu vực. Shipper sẽ nhận đơn và giao cho khách hàng. Do đó, cơ hội tiếp xúc và gắn kết với khách hàng bị hạn chế nghiêm trọng. Thế nên, rất nhiều thương hiệu kinh doanh dạng Cloud Kitchen thường bỏ qua. Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh của Tasty kitchen, đây là yếu tố cần được chú trọng. Do đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Tasty được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đồng thời, được phân bố phục vụ các nhóm khách hàng riêng. Từ đó, đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn nhất cho mọi hu cầu của thực khách. Ngoài ra, còn có các chương trình tri ân khách hàng thân thiết.
Đánh giá từ khách hàng:
- Món ngon, đặc biệt
- Bao gói chỉn chu
- Tư vấn nhiệt tình
- Giá hợp lý
- Giao hàng đúng hẹn
6.5 Dòng doanh thu
Tasty Kitchen triển khai bán hàng trên đa dạng nền tảng. Bởi vậy, dòng doanh thu cũng phong phú, ổn định và hiệu quả hơn nhiều. Ước tính doanh thu mỗi bếp khoảng 20-40 triệu đồng/ngày. Dưới đây là một số kênh hoạt động đem lại doanh thu:
- Từ đặt hàng trực tiếp qua các kênh sở hữu. Điển hình như: website, hotline, mạng xã hội.
- Từ các đối tác trung gian như các app giao hàng và Pito (kênh trung gian đặt tiệc tại văn phòng doanh nghiệp).
- Từ bán voucher của các đối tác (Phí hoa hồng từ các đối tác phân phối).
6.6 Cơ cấu chi phí
- Chi phí nguyên vật liệu (khoảng 40-45%)
- Chi phí nhân sự (khoảng 20%)
- Chi phí truyền thông marketing: Quảng cáo, PR, Khuyến mãi, Chương trình khách hàng thân thiết, Chi phí hoa hồng đối tác phân phối…
- Chi phí hoạt động: Chi phí hạ tầng công nghệ, nhiên liệu, viễn thông, chi phí quản lý, duy trì,…
- Chi phí đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất trang thiết bị: Ước tính 2,5-4 tỷ đồng/điểm.
6.7 Nguồn lực chính
- Nguồn tài chính mạnh mẽ từ Đại Việt Group.
- Đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư chuyên nghiệp và hiện đại.
- Hạ tầng công nghệ chất lượng và tiên tiến nhất.
- Tiềm năng từ các công ty thành viên của Đại Việt Group
– Next Gen: đơn vị phát triển các cổng thông tin điện tử trong lĩnh vực xe hơi, truyền thông và marketing.
– Next Wave: đơn vị ung cấp dịch vụ Marketing – Digital Media Network với nền tảng công nghệ 4.0 cho các thương hiệu & doanh nghiệp.
6.8 Hoạt động chính
- Nghiên cứu và phát triển thực đơn:
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của khách hàng, Tasty Kitchen đã xây dựng bếp nghiên cứu riêng. Căn bếp có diện tích 200m2 ở Quận 2 được đầu tư bài bản. Ngoài ra, còn sở hữu 8 bếp trưởng 5 sao giàu kinh nghiệm và sáng tạo.
- Truyền thông marketing
- Xây dựng hệ thống website chuyên nghiệp và chất lượng khi thường xuyên đăng tải những kiến thức bổ ích, thú vị về ẩm thực.
- Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối:
– 1 bếp nghiên cứu rộng 200m2.
– 2 bếp sản xuất lớn rộng 600-1000m2.
– 1 bếp sản xuất nhỏ rộng 200-400m2.
– 1 bếp sản xuất nhỏ sắp đi vào hoạt động.
– Khoảng 100 nhân sự bếp, 8 bếp trưởng. Đáp ứng công xuất 200 phần/ 30 phút.
– Phân bố rộng khắp các quận: Quận 1, Quận 7, Bình Thạnh, Quận 2, Tân Bình… và định hướng mở rộng ra toàn thành phố.
6.9 Quan hệ đối tác
Mở bán từ cuối năm 2020, hiện tại, TASTY Kitchen đã phục vụ hơn 4.000 khách hàng tại TPHCM. Công suất sản xuất mỗi ngày lên đến 200-500 suất thức ăn/ thức uống. Để phục vụ và mở rộng thị phần với số đơn ngày càng lớn, Tasty Kitchen đã triển khai những chiến lược hợp tác hiệu quả. Từ nền tảng bán hàng đến các ứng dụng giao hàng. Tất cả đều được thương hiệu “chọn mặt gửi vàng” một cách kỹ lưỡng.
- Nền tảng vận chuyển: Lalamove, Ahamove và phát triển đội ngũ Tasty ship riêng cho mình.
- Nền tảng thương hiệu, mạng xã hội: Website, Fanpage, Instagram,…
- Aspire: cung cấp đặc quyền cao cấp cho tập khách hàng VIP của các ngân hàng, công ty bảo hiểm.
- Ngân hàng ACB: cung cấp đặc quyền cao cấp cho tập khách hàng ưu tiên của ACB
- Pito: Phối hợp cung cấp giải pháp tiệc tại văn phòng doanh nghiệp
- Gotit & Zalopay: Phối hợp cung cấp giải pháp quà tặng online
- Đối tác delivery app: Grab/ Now/ Beamin/ Loship/ Gojek/ Utop
7. Tạm kết
Sự điều chỉnh, đổi mới độc đáo trong mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen vô cùng ấn tượng. Nó là chìa khóa quan trọng để thương hiệu này ngày càng phát triển bùng nổ hiện nay. Điểm mới trong mô hình giúp Tasty Kitchen dễ dàng kiểm soát và chủ động nâng cao chất lượng trải nghiệm và dịch vụ. Các món ăn của thương hiệu dường như trở nên quá đỗi quen thuộc trên bàn ăn của rất nhiều gia đình. Nếu bạn đang có nhu cầu theo đuổi xu hướng kinh doanh mô hình Cloud Kitchen, đây chính là một case study không thể bỏ qua. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.