Chiến lược marketing của bia Tiger: Xứng tầm bản lĩnh “hổ châu Á”

Date:

Chiến lược marketing của bia Tiger thành công chiếm lĩnh phân khúc bia cao cấp tại châu Á nhờ insight đúng, trúng và chạm

Tiger là thương hiệu bia nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Hương vị đậm đà cùng cảm giác mạnh trong từng giọt bia nhằm khẳng định sự dũng mãnh và bản lĩnh mà thương hiệu đang xây dựng. Không chỉ là dòng bia cao cấp được yêu thích trên thế giới, nó còn là “con cưng” của người tiêu dùng Việt. Các bạn trẻ không ngừng được truyền cảm hứng thông qua các chiến lược Marketing ấn tượng của bia Tiger. Đó chính là chìa khóa lý giải sức hút cũng như vị thế của thương hiệu này hiện nay.

1. Tiềm năng thị trường bia

Bia là sản phẩm có lượng tiêu dùng lớn tại Việt Nam. Mỗi năm, người dân tiêu dùng 5 tỷ đô cho rượu bia. Lượng tiêu thụ trung bình là 43,3 lít. Con số này đưa Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á và đứng thứ 3 châu Á. Theo báo cáo, năm 2018, tổng sản lượng tiêu thụ là 4,2 tỷ lít. Mức tiêu thụ tăng trưởng hằng năm vào khoảng 4-5%. Năm 2019, 90% thị trường bia Việt Nam thuộc về Sabeco (41%), Heineken (23%), Habeco (18%) và Carlsberg (8%).
thị trường bia Năm 2020 và 2021, thị trường chịu tác động kép từ quy định phòng chống tác hại của rượu bia và dịch Covid-19. Phải đến quý IV/2021, ngành bia mới ghi nhận tăng trưởng dương. Doanh thu tháng 7 năm nay ước đạt 486.000 tỷ đồng. Tăng 2,4% so với tháng trước và tăng 42,6% so với cùng kỳ năm 2021. Theo số liệu thống kê 7 tháng đầu năm, doanh thu ước đạt 3,205 triệu tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ.
sản lượng sản xuất bia

2. Bia Tiger

2.1 Đôi nét về bia Tiger

Để hiểu chính xác và toàn diện hơn về chiến lược marketing của bia Tiger, cần có cái nhìn tổng quan về sản phẩm này. Tiger được ra đời từ năm 1930 tại Singapore. Trong đó, phải đặc biệt nhấn mạnh đến tầm quan trọng của Heineken. Vào năm 1931, tập đoàn đồ uống Hà Lan này đã liên doanh với công ty đồ uống Neave và Farser của Singapore thành lập lên Malayan Breweries Limited (MBL). Sự hợp tác này giúp nâng cao tỷ lệ chi phối của Heineken quốc tế khi chiếm đến 95,3% cổ phần. Tháng 10/1932, Singapore có thương hiệu bia đầu tiên ra mắt là Tiger Beer, thuộc Heineken Asia Pacific. Mỗi chai đều là tinh hoa được chắt lọc từ những nguyên liệu chất lượng, công thức ủ độc đáo với quy trình nghiêm ngặt.
Năm 1990, MBL đổi tên thành Asia Pacific Breweries (APB). Mục đích là nhằm thống lĩnh thị trường châu Á. Nhờ việc khai thác và thấu hiểu thị trường và văn hóa châu Á, bia Tiger đã thành công tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Biểu tượng chú hổ, động vật châu Á mạnh mẽ, nam tính càng khẳng định hình ảnh thương hiệu đúng chất bia, đậm chất châu Á. Không những đúng vững trên thị trường này, nó còn được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới. Đồng thời, trở thành thương hiệu độc quyền hàng đầu của APB. Có thể nói, đây là một trong những nhãn hiệu bia lớn nhất trên thế giới.
bia tiger singapore
mức tăng trường hàng tháng của bia tiger năm 2021

2.2 Tầm nhìn, giá trị cốt lõi và sứ mệnh

  • Tầm nhìn: Tại Việt Nam, bia Tiger được sản xuất bởi Heineken Việt Nam. Tầm nhìn mà thương hiệu này đặt ra là trở thành nhà máy sản xuất bia hàng đầu tại Việt Nam, đầy tự hào và có trách nhiệm.
  • Giá trị cốt lõi: Tôn trọng Con người và Hành tinh, Chất lượng, Tận hưởng cuộc sống, Khát vọng thành công.
  • Sứ mệnh: Ngay từ khi mới bắt đầu hoạt động kinh doanh, kinh doanh bền vững và có trách nhiệm chính là kim chỉ nam xuyên suốt của Heineken Việt Nam. Nó được thể hiển qua cam kết “Vì một Việt Nam tốt đẹp hơn”.

3. SWOT của bia Tiger

Để có cái nhìn tổng quan về chiến lược marketing của Tiger, cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay mô hình SWOT dưới đây.

3.1 Điểm mạnh (Strengthens)

  • Danh tiếng của thương hiệu

Vào năm 1932, thế giới sục sôi trước “tinh hoa và sự sôi động đầy sức sống” với hương vị đậm đà đặc trưng của bia Tiger. 90 năm sau, nó trở thành một trong những thương hiệu bia được yêu thích nhất thế giới. Đồng thời, không ngừng ghi dấu ấn khi trở thành mẻ bia đầu tiên được ủ bằng năng lượng mặt trời thông qua hơn 8.000 tấm pin trên mái nhà máy. Có thể nói, giá trị thương hiệu của Tiger Beer ngày càng mạnh ở châu Á, đặc biệt là Singapore. Từ năm 1989, bia Tiger đã phát triển vượt bậc khi sở hữu đến 25 nhà máy bia tại 19 quốc gia trên toàn châu Á.

  • Sở hữu nhiều giải thưởng danh giá

Bia Tiger sở hữu 40 giải thưởng danh giá quốc tế, trở thành niềm tự hào của “mãnh hổ Á châu” suốt 9 thập kỷ chinh phục thế giới. Trong đó, hai lần đạt Huy chương vàng tại Giải thưởng quốc tế ngành công nghiệp bia diễn ra ở vương quốc Anh – ví như giải Oscar của ngành công nghiệp bia. Tại thế vận hội của ngành Bia – Cúp bia thế giới, Tiger giành cú đúp huy chương vàng năm 2004 và 2010 cho hạng mục bia Pilsner phong cách châu u và bia Lager. Còn năm 2013, giành Á quân giải thưởng Bia thế giới tiếp tục chứng kiến sự lên ngôi của Tiger.

  • Định giá thương hiệu

Là một trong những thương hiệu thành công nhất Singapore và lớn trên thế giới. Hiện thương hiệu bia Tiger được nâng định giá lên đến 820 triệu đô la Singapore.

  • Khách hàng địa phương

Bia Tiger đã triển khai tốt chiến lược địa phương hóa. Tại mỗi quốc gia đặt chân đến, thương hiệu này đều xây dựng được mạng lưới khác hàng và đối tác địa phương vững mạnh. APB có ưu thế vượt trội về sự thấu hiểu thị trường, thói quen tiêu dùng và đặc trưng ẩm thực từng khu vực. Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của Tiger và tạo đà tăng trưởng bền vững tại thị trường địa phương và khu vực. Chưa kể, hương vị đặc biệt của nó cũng làm nức lòng người dân châu Á.

  • Mạng lưới phân phối rộng khắp

Với sự liên kết của hai cổ đông là Fraser and Neave, Limited (F&N) và Heineken International cùng thị phần vững mạnh. Tiger Beer sở hữu mạng lưới phân phối vững mạnh và rộng khắp. Heineken International là thương hiệu lâu đời và có độ phủ sóng rộng nhờ mạng lưới đối tác toàn cầu và 115 nhà máy bia tại hơn 65 quốc gia. Bởi vậy, bia Tiger có thể được xuất và nhập khẩu đến các thị trường lớn và tiềm năng trên khắp thế giới.

  • Thương hiệu quan trọng nhất của tập đoàn mẹ Heineken

Tiger là thương hiệu quan trọng nhất trong chiến lược kinh doanh của Heineken. Cả Tiger và Tiger Crystal chiếm tổng cộng hơn 1/4 lượng bia bán ra tại thị trường Việt Nam, thuộc phân khúc cao cấp.

  • Chiến lược Marketing mạnh mẽ

Tiger Beer đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu của Tiger – đặc biệt là giới trẻ châu Á. Với sogan hấp dẫn “Its Time for a Tiger”, Tiger lan tỏa sức mạnh của người dẫn đầu khi chiếm lĩnh dòng bia cao cấp châu Á. Ý tưởng lớn trong chiến dịch Marketing của Tiger là “Uncage” với key message slogan của bia Tiger “Don’t live in a cage”. Với những câu chuyện khác nhau, nó đã “Đánh thức bản lĩnh” khác nhau tại mỗi quốc gia. Đồng thời, thúc đẩu các bạn trẻ phải bước ra khỏi vùng an toàn và thể hiện mình.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Xu hướng đổi mới

Các loại rượu ngày càng được ưa chuộng bởi cám giác mạnh cùng sự kết hợp đa dạng. Ngoài ra, với tiềm năng kinh doanh bia, rất nhiều đối tác liên tục “rót vốn” nên khả năng cạnh tranh rất khốc liệt.

  • Sức khỏe

Tiêu thụ rượu, bia là hành động mà Đảng và Nhà nước luôn khuyến cáo và ngăn cấm. Đặc biệt có những chế tài xử lý mạnh nếu vi phạm. Bởi loại thức uống chưa chất kích thích như cồn này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Chẳng hạn như gan, tim,… Tuy nhiên, số lượng tiêu thụ vẫn trên múc khuyến nghị.

  • Tai nạn giao thông

Tỷ lệ tại nạn giao thông với rất nhiều vụ tử vong do uống rượu bia khi lái xe ngày càng tăng. Mặc dù rất nhiều biện pháp được áp dụng nhưng số vụ vấn chưa giảm thiểu. Điều này sẽ dẫn tới các chế tài nghiêm khắc hơn trong việc sản xuất và buôn bán bia rượu từ Chính phủ. Từ đó, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận bán hàng.

  • Đại dịch COVID-19

Đại dịch COVID-19 ảnh hưởng rất nhiều đến xu hướng tiêu dùng. Khách hàng thường hướng tới các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Do đó, việc tiêu thụ rượu, bia gần như bị hạn chế hoàn toàn.

3.3 Cơ hội (Oppotunities)

  • Sự gia tăng thu nhập cá nhân

Mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng dẫn đến mức chi tiêu cũng được nâng cao. Nhìn chung, thị trường bia vẫn được đánh giá là phát triển ngày càng sôi động. Chưa kể, bia vẫn là đồ uống có cồn phổ biến trong văn hóa của người Việt. Thứ thức uống không thể thiếu trong những dịp quan trọng.

  • Sự gia tăng dân số

Sự gia tăng dân số cũng mang lại cơ hội lớn kinh doanh lớn cho các nhà sản xuất bia như APB. Nhiều người đồng nghĩa với lượng tiêu thụ bia tăng cao. Từ đó, gia tăng nhu cầu với bia Tiger.

  • Thị trường bia tại Việt Nam tiềm năng

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam, nước ta xếp thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 3 châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Ước tính vào năm 2016, một người Việt Nam tiêu thụ trung bình 8,3 lít cồn nguyên chất, tương đương 170 lít bia mỗi năm với xu hướng ngày càng gia tăng. Theo cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, tỷ lệ uống rượu bia ở người trưởng thành, đặc biệt là nam giới tại Việt Nam ở mức cao. Việc uống rượu bia ngày càng phổ biến ở tuổi vị thành niên tại Việt Nam và số tuổi sử dụng ngày càng trẻ hóa.

3.4 Thách thức (Threatens)

  • Đa dạng hóa sản phẩm

Mặc dù ra đời từ những năm 1932 nhưng hiện tại, bia Tiger cũng chỉ có 4 sản phẩm. Trong khi các đối thủ cạnh tranh ngay càng mở rộng phân khúc sản phẩm. Đặc biệt là sự xuất hiện của những sản phẩm thay thế khiến Tiger đối mặt với sự cạnh tranh lớn. Đây thực sự là một hạn chế lớn đối với thương hiệu đã có tên tuổi trên thị trường.

  • Sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ

Trong thị trường nước giải khát như bia, cạnh tranh giữa các thương hiệu là điều khó tránh khỏi. Mà lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu mới là tiền đề giúp thương hiệu phát triển bền vững. Đứng trước các lựa chọn, sự mới mẻ lại thu hút người dùng trải nghiệm hơn. Do đó, để có thể tồn tại được, bia Tiger cần định vị người dùng tốt với các thông điệp truyền cảm xúc.
Bất kể tình hình kinh doanh khó khăn năm 2020, Heineken Việt Nam vẫn cho ra mắt Bia Việt. Hai tháng sau, Sabeco tung Bia Lạc Việt cùng phân khúc. Tiếp đó là các dòng sản phẩm bia dành cho giới trẻ của Heineken và Saigon Chill của Sabeco cùng xuất hiện. Carlsberg cũng không hề kém cạnh khi mở rộng hệ thống phân phối bia Huda tại miền Bắc.
thị phần bia việt nam 2021

Xem thêm:

4. Thị trường và định vị thương hiệu bia Tiger

4.1 Thị trường mục tiêu

Bia Tiger giờ đây hướng đến phân khúc mới và rộng hơn. Đó chính là thế hệ Y tại châu Âu hay còn gọi là Millennials – thế hệ thời 8x, 9x theo cách nói của Việt Nam. Đối tượng khách hàng hướng đến chính là giới trẻ, tuổi từ 24-35 (thế hệ Y). Nhóm này thường không thích trải nghiệm nhiều thứ mới lạ và trung thành với lựa chọn nào đó. Họ không dễ dàng bị tác động và thay đổi thói quen. Tuy nhiên, họ có mối quan hệ rộng và có nhu cầu giao tiếp theo nhóm với thu nhập cố định… Ngoài mục đích giải khát, uống bia chính là trải nghiệm và khẳng định cái “tôi” bên trong.
họp mặt bàn bè vui vẻ cùng tiger

4.2 Định vị thị trường

Bia Tiger đã khẳng định tốt định vị thương hiệu trên thị trường. Đặc biệt là nhấn mạnh và kết hợp khép léo với yếu tố văn hóa. Cụ thể là biểu tượng về “Tinh thần nam giới Á Đông”. Nhiều người tiêu dùng chọn mua loại bia này vì sự cá tính cũng như giá cả và chất lượng. Không đơn thuần là một loại đồ uống, nó còn là cách thể hiện “Bản lĩnh nam giới” đầy sáng tạo và in đậm dấu ấn trong nhận thức người tiêu dùng. Tại Việt Nam, Tiger được đánh giá là thương hiệu có tầm phủ sóng tốt với 46% (top 1 tại thành phố Hồ Chính Minh) và 16% (top 3 tại thủ đô Hà Nội).

5. Chiến lược Marketing mix của bia Tiger

Một trong những chìa khóa làm nên thành công chính là chiến lược marketing của bia Tiger. Trong đó, thương hiệu tập trung phát triển 4 yếu tố: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Phân phối (Place), Xúc tiến (Promotion). Cùng tìm hiểu chiến lược Marketing Mix của bia Tiger theo mô hình 4P dưới đây.

5.1 Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm là yếu tố quan trọng hàng đầu trong chiến lược marketing mix. Không chỉ là sản phẩm thông thường. Nó còn là giá trị thương hiệu của bia Tiger cùng cảm giác đẳng cấp khi thưởng thức. Thay vì mở rộng phân khúc sản phẩm như các đối thủ, Tiger lại chú trọng thay đổi hệ thống thương hiệu. Từ đó, hướng đến chiếm lĩnh dòng bia cao cấp. Bộ nhận diện mang tinh thần năng động và trẻ trung.

  • Dòng sản phẩm
Tiger Original

Ra đời năm 1932, bia Tiger nổi tiếng quốc tế về hương vị và chất lượng. Mỗi chai Tiger được ủ nghiêm ngặt trong 500 giờ với nguyên liệu chất lượng nhất. Từ đó, chắt lọc nên những giọt bia mang hương vị đậm đà, sảng khoái, tràn đầy sức sống. Bia Tiger thường có nồng độ cồn là 5%.
tiger original trong các bữa tiệc

Tiger Crystal

SKU chính của bia Tiger giờ là dòng Tiger Crytal. Dòng bia mới này được sản xuất theo quy trình Cold Suspension. Dòng bia được tinh lọc với kỹ thuật làm lạnh sâu đến -1C cùng hoa bia được tinh chế đặc biệt giúp lưu giữ hương vị tuyệt hảo. Nhờ vậy, Tiger Crytal không chỉ mang chất lượng hàng đầu thế giới mà còn đem đến cảm giác sảng khoái, dễ uống.

Tiger White

Tiger White mang đến sự tươi mát với bọt sủi nhẹ nhàng khi rót. Tiger White có vị cay ấn tượng của cây đinh hương, rau mùi và vỏ cam. Thức uống này giúp đánh bay mọi cơn khát.

Tiger Black

Dòng bia Tiger Black được ủ bằng gạo đen mang đến hương vị đậm đà cho người uống.

  • Bao bì, kiểu dáng thiết kế

Tiger sở hữu kiểu dáng chai tiện lợi và sang trọng với dung tích khác nhau. Chai thủy tinh trong suốt, cổ chai thon, cao kết hợp với sắc bạc nổi bật. Điều này đã tạo nên nét đẹp trẻ trung, hiện đại và cuốn hút. Kiểu dáng này cũng làm bật nên chất bia vàng óng, trong suốt như pha lê. Trên mỗi bao bì đều xuất hiện ký tự “g” trong logo của Tiger khá giống số “8”. Biểu tượng của may mắn và sung túc. Trên bao bì được in đầy đủ các thông tin về nồng độ cồn, thể tích, đơn vị sản xuất, thời hạn sử dụng… Tất cả đều được thống nhất cùng màu sắc và logo.
đa dạng bao bì bia tigerCó thể thấy, chiến lược marketing về sản phẩm của bia Tiger không có nhiều sáng tạo nổi bật. Tuy nhiên, sự thay đổi diện mạo này đã khẳng định được hình ảnh hiện đại, mạnh mẽ. Đặc biệt là biểu tượng bản lĩnh, nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chưa kể, chiến lược marketing về sản phẩm còn cực kỳ tinh tế khi khai thác nền văn hóa châu Á mà hãng hướng tới.

5.2 Chiến lược giá (Price)

Chiến lược marketing về giá của bia Tiger được định giá dựa trên phương pháp định giá cạnh tranh. Đồng thời, định vị sản phẩm ở phân khúc cao cấp. Trong đó, Saigon Special – Sabeco chính là đối thủ lớn nhất của bia Tiger khi cạnh tranh trong phân khúc này. Việc định giá cao hơn giá sản phẩm của các đối thủ đã góp phần khẳng định thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Mức chênh lệch cũng không quá lớn. Thương hiệu có thể dùng mức giá này để chống lại và ngăn cản các đối thủ mới gia nhập thị trường. Do đó, mức giá thực tế của bia Tiger có thể biến động linh hoạt.
Ngoài ra, Tiger còn linh hoạt với nhiều chính sách hỗ trợ và thao túng các kênh phân phối. Cụ thể là các chiết khấu thương mại hay chiết khấu thời vụ. Bên cạnh đó, Tiger cũng sử dụng chiến lược định giá khuyến mại tại một số thời điểm “vàng” khiến doanh thu tăng vọt. Phân khúc khách hàng thị trường Bia tiger thường mua chủ yếu ở mức giá khoảng 200.000đ – 500.000đ. Phân khúc giá phổ biến của Bia tiger là 200.000đ – 500.000đ và 500.000đ – 1.000.000đ.
thống kê phân khúc giá bia tiger

5.3 Chiến lược phân phối (Place)

Chiến lược marketing về phân phối của bia Tiger sử dụng hai kênh phân phối. Đó là phân phối truyền thống ngay tại điểm bán và phân phối hiện đại cho khách mang về. Đồng thời, thiết lập được hệ thống phân phối rộng khắp cả nước. Với kênh phân phối truyền thống, bia Tiger hướng đến phủ khắp mọi địa điểm. Cụ thể là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, bar, pub, các quán cafe, quán karaoke, câu lạc bộ thể thao, hội chợ, vườn bia, trung tâm bia,… Đây đều là những nơi tiêu thụ chính và tiềm năng.
Kênh phân phối hiện đại chủ yếu nhắm vào đối tượng khách hàng mua số lượng lớn hay bán buôn. Tuy nhiên, những năm gần đây, ngày càng có nhiêu người có điều kiện mua bia về để nhâm nhi. Thường mua với số lượng lớn từ một két, một thùng trở lên nên doanh thu khá lớn. Mọi người có thể dễ dàng mua được sản phẩm bia Tiger ở bất cứ cửa hàng tạp hóa khắp cả nước cũng như các trang thương mại điện tử. Nhờ chiến lược marketing của bia Tiger, mọi người có thể dễ dàng tiếp cận để thưởng thức sản phẩm.

5.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Bia Tiger quảng bá sản phẩm trên đa dạng nền tảng. Mỗi chiến dịch đều hướng tới truyền cảm hứng, năng lượng để giới trẻ sẵn sàng đối mặt và theo đuổi đam mê. Tiger lựa chọn hình ảnh “chú hổ dũng mãnh”, biểu tượng cho tinh thần và sức mạnh châu Á. Chiến lược marketing của bia Tiger sẽ là nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua rào cản văn hóa và sẵn sàng trải nghiệm thử thách mới. Đồng thời, tái định vị bia Tiger năng động và hiện đại.

  • Facebook

Bia Tiger khá chú trọng đến phát triển nền tảng facebook. Hoạt động tích cực với các bài mới được lên thường xuyên. Qua đó, kết nối và gia tăng tương tác với khách hàng thông qua các chương trình khuyến mãi hoặc bài PR thương hiệu. Tín hiệu tiếp cận và khả năng tương tác được đánh giá khá tốt và ổn định. Hiện cả lượng người thích và theo dõi trên trang fanpage của Tiger Việt Nam đã lên đến khoảng 3,2 triệu người.

  • YouTube

YouTube cũng là một kênh truyền thông tiềm năng với lượng người dùng lớn. Bia Tiger cũng sử dụng hiệu quả YouTube khi sở hữu hơn 3,6 triệu người đăng ký. Một con số khá lớn so với trung bình tại Việt Nam. Bia Tiger sử dụng YouTube như một nền tảng để đăng tải các video cùng hoạt động mà thương hiệu đang tham gia.

  • Tiktok

Tiktok là kênh truyền thông bùng nổ những năm gần đây với lượng người dùng tăng vọt. Bởi vậy, Tiger không thể bỏ qua kênh truyền thông này. Đặc biệt kết hợp với các Influencers và KOLs nổi tiếng khiến các video có lượng tương tác lớn. Ví dụ, vào năm 2020, clip “Optimistic Dance” của Tiger kết hợp với vũ công Quang Đăng đã được rất nhiều người nổi tiếng và các bạn trẻ hưởng ứng.

  • Quảng cáo truyền hình

Không khó để nhận ra hình ảnh của thương hiệu này trên các kênh truyền hình. Đây là một kênh giao tiếp quan trọng giúp mở rộng phạm vi ảnh hưởng, thị phần. Đồng thời, đạt được số lượng khán giả tiềm năng tối đa. Tại Việt Nam, Tiger thường xuyên tổ chức các chương trình Đại nhạc hội với lượng người tham gia đông khủng khiếp. Hoặc xuất hiện trong các chương trình quảng cáo trong dịp Tết, mùa bóng đá, thể thao. Đáng nói, Tiger còn không ngần ngại đầu tư “chịu chơi” khi hợp tác với Sơn Tùng MTP trong show: Dừng lại hay bứt phá | Sơn Tùng MTP x Tiger Beer. Danh tiếng của Sơn Tùng giúp bia Tiger kết nối mạnh mẽ với cộng đồng người tiêu dùng Việt.

  • Sàn thương mại điện tử

Bia Tiger được phân phối trên sàn thương mại điện tử. Hiện có hơn 260 nhà bán trên sàn TMĐT với hơn 359 mặt hàng. Shopee chiếm 92.5% tổng doanh số và 86.8% về sản lượng. Tiki chiếm 6.4% tổng doanh số và 11.5% về sản lượng. Lazada chiếm 1.1% tổng doanh số và 1.7% về sản lượng. Doanh số trong tháng 03/2022 đạt mức cao nhất với 5 tỉ đồng và 14 nghìn về sản lượng. Quy mô thị trường bia Tiger tháng 10/2022 đạt 2 tỷ doanh số. Tăng trưởng thấp hơn so với tháng 09/2022 là 24.6%. Nhận xét trung hạn trong 6 tháng gần nhất, bia tiger tăng trưởng doanh thu 6.3 % so với 6 tháng liền kề. Tệp khách hàng lớn và tiềm năng trên sàn thương mại điện tử giúp hãng bia này đột phá doanh thu.

  • Sự kiện offline

Tiger Beer là thương hiệu có sự đầu tư mạnh mẽ cho các sự kiện offline. Đồng thời, nhận được sự quan tâm và tham gia của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Các sự kiện được tổ chức mang phong cách hiện đại, mới mẻ và hấp dẫn. Trong đó, nhất định phải kể đến chuỗi đại tiệc ấm nhạc hoành tráng với sự tham gia của các ca sĩ, nghệ sĩ hàng đầu cả nước. Gần đây nhất là chương trình Tiger Remix 2023. đại nhạc hội do tiger tổ chức
tiger tổ chức sự kiện

Xem thêm:

6. Bản lĩnh xứng tầm bia của người châu Á trong chiến lược marketing của bia Tiger

6.1 Từ bia địa phương trở thành thương hiệu toàn cầu

Tiger Beer đã khai thác mạnh mẽ giá trị châu Á. Qua đó, đã thu hút được nhiều đối tượng khách hàng mục tiêu – đặc biệt là giới trẻ. Câu khẩu hiệu của thương hiệu là “Its Time for a Tiger” (Tạm dịch: Đây chính là thời đại của hổ). Nó thể hiện sức mạnh, bản lĩnh cùng tham vọng chiếm lực thị trường bia. Thắng thế trên thị trường quê hương, nó tiếp tục phát triển tại các nước khác. Có thể nói, Tiger Beer đã chiếm lĩnh dòng bia cao cấp Châu Á.
Từ bia địa phương đến biểu tượng nổi tiếng toàn cầu. Tiger đã được ủ ở 11 quốc gia với lượng tiêu thụ phủ rộng trên toàn thế giới. Vào tháng 8/2012, Heineken đã thôn tính thành công thương hiệu bia Tiger. Thương vụ thâu tóm lớn nhất trong ngành bia và nước giải khát khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Heineken đã phải cạnh tranh gay gắt với các hãng bia của Thái Lan và Nhật Bản để giành quyền kiểm soát APB và thế chủ động trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
tiger original trong các bữa tiệc

6.2 Chiến dịch truyền cảm hứng cho các bạn trẻ toàn Châu Á

Những chiến lược marketing độc đáo của bia Tiger giúp tiếp cận tối đa tệp khách hàng mục tiêu – bạn trẻ châu Á. “Uncage” không chỉ là phép ẩn dụ mô tả về cách thương hiệu này mang sự dũng cảm tới cho toàn Châu Á. Đây cũng chính là bước tiến lớn cũng là bước đi đầu tiên trong hành trình đưa Tiger trở thành biểu tượng bia châu Á toàn cầu. Giới trẻ châu Á được tiếp cận với tư tưởng phương Tây cùng rất nhiều tham vọng và khao khát được thể hiện mình. Tuy nhiên, bản thân họ vẫn còn chịu rất nhiều gò bó. Xây dựng chiến dịch cùng thông điệp “đánh thức bản lĩnh”, Tiger đã đánh trúng insight tệp khách hàng này. .
Insight chính là “chúng ra luôn sống với cái “gông” của chính mình để phù hợp với sự mong đợi của gia đình, thuần phong mỹ tục nơi sinh sống. Điều này cực kỳ chính xác với các bạn trẻ châu Á”. Tiger muốn trở thành biểu tượng khuyến khích, cổ vũ họ thể hiện bản thân và dám bứt phá khỏi vòng an toàn. Ý trưởng lớn được khai thác chính là “Uncage” với key message slogan của bia Tiger “Don’t live in a cage”. Hiểu rõ sự khác biệt về văn hóa tại mỗi quốc gia, “Uncage” đã viết nên những câu chuyện khác nhau qua thông điệp “Đánh thức bản lĩnh” tại từng quốc gia khác nhau. Qua đó, Tiger muốn truyền tải đến giới trẻ châu Á rằng hãy là chính mình và sẵn sàng theo đuổi những gì mình chọn.
tiger uncage tại trung quốc

6.3 Chiến dịch “Uncaged Heroes” mang tầm cao mới

Tiger Uncage là bước đi đầu tiên trong chiến lược marketing của bia Tiger nhắm đến khách hàng mục tiêu châu Á. Chiến dịch được bắt đầu tại Singapore với key message “Don’t live in a cage” (tạm dịch là “đừng sống trong một chiếc lồng”). Hiểu rõ sự khác biệt về văn hóa ở mỗi đất nước, “Uncage” đã viết nên những câu chuyện khác nhau đằng sau thương hiệu với thông điệp “Đánh thức bản lĩnh”. Bia Tiger muốn thúc đẩy các bạn trẻ hãy phá bỏ giới hạn và làm những điều mình muốn.
Chiến dịch Uncaged Heroes được phát động trên toàn cầu. Nó tập trung vào các nhà sáng tạo trẻ với các cách tiếp cận nghề táo bạo. Điều này chứng tỏ bất cứ ai trong số chúng ta cũng chính là những anh hùng đang tự giải phóng chính bản thân mình. Các quốc gia mà thương hiệu hoạt động gồm Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Đức. Chiến dịch được giới thiệu trên trang web của họ. Sau đó, kết thúc trong một sự kiện toàn cầu tại Nhạc viện Benedetto Marcello vào tháng 9 năm 2018 được bia Tiger tổ chức tại Venice, Ý.
hình ảnh cho chiến lược của tigerThông qua chiến dịch này, bia Tiger muốn làm nổi bật lên tác động của sự sáng tạo. Đồng thời, truyền cảm hứng cho những người đang thực sự định hình tương lai. Sự kiện ra mắt kèm bộ phim kể về những câu chuyện của những anh hùng, được chia sẻ trên các kênh social media, landing page. Nền tảng này giúp chiến dịch tiếp cận thị trường mục tiêu của bia Tiger tốt. Đồng thời, để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất là đối với các bạn trẻ Châu Á.
giới trẻ yêu thích bia tiger

7. Tạm kết

Chiến lược marketing của bia Tiger đã phần nào khẳng định được sức mạnh khủng khiếp của “chú hổ dũng mãnh” của làng bia Châu Á. Với niềm tự hào của một thương hiệu bia châu Á rạng danh trên toàn thế giới, Tiger không ngừng làm mới mình về mọi mặt. Đồng thời, thể hiện một hình ảnh mới mạnh mẽ và hiện đại. Tuy nhiên, vẫn giữ được hương vị tinh hoa, vẹn nguyên và đẳng cấp. Qua đó, ngày càng khẳng định vị trí dẫn đầu trong lựa chọn của giới trẻ Châu Á. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

4.9/5 - (18 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...