Franchise là gì? Tiềm năng mô hình kinh doanh franchise

Date:

Khám phá Franchise cùng những lưu ý trong việc xây dựng mô hình kinh doanh Franchise thành công, hoàn vốn nhanh chóng.

Trong những năm trở lại đây, mô hình kinh doanh Franchise đang ngày càng “nở rộ” tại thị trường Việt Nam với những thành công đáng kinh ngạc. Triển vọng là vậy nhưng không phải mọi cuộc nhượng quyền kinh doanh tại Việt Nam đều thành công bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nếu các bạn vẫn còn thắc mắc không biết Franchise là gì cũng như làm thế nào để nắm chắc thành công trong mô hình kinh doanh độc đáo nào, hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu Franchise là gì?

Franchise được hiểu mà hoạt động nhượng quyền kinh doanh, tức là cho phép một cá nhân hay tổ chức được tiến hành kinh doanh hàng hoá, dịch vụ theo hình thức, phương phá kinh doanh đã được sử dụng trong thực tế của bên nhượng quyền trong một khu vực cụ thể nào đó. Ví dụ điển hành nhất mà bất ai cũng có thể thấy như những cửa hàng KFC, StarBucks… đều là những chuỗi cửa hàng được nhượng quyền thương hiệu.
mô hình nhượng quyền kinh doanh franchise
Bên cạnh đó, bên nhượng quyền được gọi là franchisor, bên nhận quyền sẽ là Franchisee. Thông thường, nhân lực, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng đều do bên mua thương hiệu phụ trách. Doanh nghiệp bán franchise chỉ có trách nhiệm chuyển giao mô hình kinh doanh, hỗ trợ về quảng bá thương hiệu. Song song đó, bên nhượng quyền phải đảm bảo cung cấp chính xác, đủ và hỗ trợ bên nhận thương hiệu nhượng quyền. Ngược lại, bên nhận nhượng quyền cũng phải đảm bảo thực hiện chuẩn khuôn mẫu, quy trình kinh doanh, cách thức kinh doanh giống với bên nhượng quyền cung cấp trước đó.

2. Tiềm năng phát triển thị trường mô hình kinh doanh Franchise hiện nay

Theo thông tin mới nhất của Bộ Công Thương, tính đến 12/06/2020, Việt Nam đã tiếp hành cấp phép cho 262 doanh nghiệp nước ngoài nhượng quyền tại Việt Nam. Trong đó, không thể không nhắc đến những thương hiệu lớn “phủ sóng” mọi vùng miền tổ quốc như: McDonalds, Pizza Hut, Burger King, Coast London, Baskin Robbins… Linh vực nhận thương hiệu nhượng quyền nước ngoài về Việt Nam nhiều nhất là các chuỗi thức ăn nhanh, nhà hàng chiếm 41,31%, cửa hàng bán lẻ mỹ phẩm, nội thất, hàng hoá tiêu dùng chiếc 15,49%, thời trang chiếm 14,08%, giáo dục – đào tạo chiếm 11,47%…
thị trường franchise tại việt nam
Có thể thấy, số lượng thương hiệu nhượng quyền xuất hiện tại thị trường Việt Nam vô cùng đa dạng và có dấu hiệu tăng lên theo từng năm. Điều này mở ra “cánh cổng” mới với nhiều lựa chọn cho các chủ kinh doanh có hứng thú mới mô hình kinh doanh Franchise vô cùng tiềm năng này.

3. Phân loại các loại hình kinh doanh nhượng quyền Franchise

3.1. Management Franchise – Nhượng quyền có tham gia quản lý

Trong mô hình nhượng quyền tham gia quản lý, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ thông qua việc cung cấp người quản lý và điều hành doanh nghiệp bên cạnh việc chuyển nhượng sở hữu và mô hình cùng công thức kinh doanh.
mô hình chuyển nhượng franchise có tham gia quản lý

3.2. Full Business Format Franchise – Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện

Full Business Format Franchise là gì? Đây là mô hình nhượng quyền mang tính toàn diện hơn hẳn với những yêu cầu tư hai bên mua – nhận thương hiệu. Bên nhượng quyền phải chia sẻ và chuyển nhượng tối thiểu 4 loại sản phẩm cơ bản:

  • Hệ thống: Những chiến lược, mô hình, chính sách quản lý, quy trình vận hành được chuẩn hoá, cẩm nang điều hành, huấn luỵện, hỗ trợ và tư vấn khai trương, hỗ trợ tiếp thị, kiểm soát, quảng cáo.
  • Bí quyết quy trình sản xuất, kinh doanh, công nghệ.
  • Hệ thống thương hiệu.
  • Sản phẩm, dịch vụ.

Trong khi đó, bên mua nhượng quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền hai khoản chi phí cơ bản: Phí nhượng quyền ban đầu (up-front-fee) và phí hoạt động (royalty fee). Những khoản thu phí này thường được tính theo doanh số bán định kỳ.

3.3. Equity Franchise – Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn

mô hình chuyển nhượng franchise có tham gia đầu tư vốn
Với mô hình kinh doanh nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn, người tham gia sẽ tiến hành đóng góp của cải với tỷ lệ nhỏ. Trong đó, cổ phần dưới dạng liên doanh sẽ được sử dụng như một công cụ để trực tiếp điều hành và kiểm soát hệ thống. Ngoài ra, các bạn sẽ trở thành thành viên của hội đồng quản trị với số cổ phiếu nhỏ. Việc lựa chọn mô hình đầu tư vốn tuỳ thuộc rất nhiều vào năng lực quản ý, đặc trưng ngành cũng như sự cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ hàng hoá.
Xem thêm:

3.4. Non-Business Format Franchise – Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện

Non-Business Format Franchise là gì? Đây được hiểu là mô hình chuyển nhượng không toàn diện. Đối với loại hình chuyển nhượng này, bên chuyển nhượng chỉ chia sẻ một số yếu tố như công thức, sản phẩm, chuỗi cung cấp quyền sử dụng hình thành thương hiệu hay tiếp thị sale. Khi áp dụng chiến lược Franchise này, phần thu nhập mà bên nhượng quyền được hưởng chủ yếu từ việc bán sản phẩm dịch vụ hay chi phí cung cấp thương hiệu.
Mô hình kinh doanh Non-Business Format Franchise thường mang nguyên tắc tương đối thoải mái và đơn giản, bao gồm một số trường hợp sau:

  • Nhượng quyền phân phối sản phẩm, dịch vụ (Product Distribution Franchise).
  • Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm và tiếp thị (Marketing Framchise).
  • Nhượng quyền thương hiệu (Brand Franchise/Trademark License).
  • Kinh doanh khách sạn, nhà hàng nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam.

4. Những lợi ích mô hình Franchise mang lại

Thứ nhất, thương hiệu được đông đảo khách hàng biết đến do gắn “mác” từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Điều này sẽ khiến việc kinh doanh trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với việc xây dựng một thương hiệu hoàn toàn mới.
Thức hai, doanh nghiệp có thể dự trù được chi phí một cách đầy đủ nhất thông qua những mô hình thí điểm của công ty thương hiệu. Từ đó có thể giảm thiểu được tối đa nhất những rủi ro từ mô hình nhượng quyền này mang lại.
Thứ ba, trong quá trình chuyển nhượng thương hiệu, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa bên mua nhằm mục đích hoàn thiện mô hình kinh doanh hoàn hảo nhất: Chuyển giao y nguyên mô hình kinh doanh, hỗ trợ quảng bá… Nói đơn giản nhất, các bạn sẽ có được một người “support” từ xa, do đó tạo thêm được một sự an tâm cho bên mua thương hiệu.

5. Những yếu tố tạo nên sự thành công khi áp dụng mô hình Franchise

5.1. Sản phẩm/dịch có sự khác biệt và độc đáo

Yếu tố đầu tiên quyết định đến sự thành công của mô hình Franchise chính là phải đảm bảo sở hữu sản phẩm hay dịch vụ mang tính độc đáo và có sự khác biệt. Tuy nhiên, chúng cần phải phù hợp với tập quán, văn hoá tiêu dùng của người bản địa.
thương hiệu cafe starbucks
Nói cách khác, bên nhận nhượng quyền cần phải trả lời được chính xác câu hỏi mà khách hàng hay hỏi: “Điểm khác biệt cơ bản của sản phẩm/dịch vụ là gì?”, “Tại sao chúng tôi phải lựa chọn sản phẩm của bạn chứ không phải một thương hiệu đối thủ khác?”. Ví dụ điển hình nhất là thương hiệu Starbucks – Thương hiệu có mặt tại 70 quốc gia trên thế giới với dòng sản phẩm cà phê đá tuyết Frappucino độc quyền tại chuỗi quán được gắn mác logo “Nàng tiên xanh”.

5.2. Lựa chọn sản phẩm mang tính đại chúng

Sản phẩm nhượng quyền cần mang tính đại chúng cao để có thể phục vụ cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng có quy mô lớn, thoả mãn một nhu cầu hiện có hoặc tạo ra một nhu cầu mới. Nếu đối tượng tiêu dùng mục tiêu là thị trường có sức tiêu thụ đủ lớn, hiện diện trên thị trường địa lý rộng rãi thì mô hình đó có khả năng nhân rộng và áp dụng mô hình Franchise.

5.3. Mô hình dễ dàng nhân rộng sơ sở kinh doanh

Để nắm chắc thành công trong loại hình kinh doanh Franchise chính là mô hình đó cần dễ dàng nhân rộng, mang tính mở chứ không đóng. Theo đó, địa điểm kinh doanh được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc kinh doanh cũng như Franchise. Chính vì vậy, nếu mô hình nào dễ dàng tìm kiếm địa điểm kinh doanh phù hợp thì càng làm tăng cơ hội thành công trong quá trình xây dựng hệ thống chi nhanh nhượng quyền.
mô hình franchise dễ dàng nhân rộng cơ sở kinh doanh
Các bạn có thể tham khảo các mô hình kinh doanh nhỏ như kiosk, cửa hàng kinh doanh nhỏ hoặc các loại hình dịch vụ không cần sự hiện diện của văn phòng tại những khu vực mặt bằng đắt giá được xác định là những mô hình dễ dàng nhân bản nhất, dễ kinh doanh và đầu tư do chi phí hoạt động rất thấp.

6. Tham gia mô hình nhượng quyền thương hiệu cần chuẩn bị những gì?

Đối với những người mới bắt đầu, chắc chắn việc tham gia vào mô hình nhượng quyền kinh doanh sẽ vô cùng khó khăn. Không chỉ phải tìm hiểu rõ Franchise là gì, các bạn còn phải trang bị vô số thông tin nếu muốn “bước chân” vào mô hình kinh doanh này. Vậy khi tham mô hình nhượng quyền thương hiệu cần chuẩn bị những gì, hãy tham khảo ngay dưới đây nhé!

6.1. Chuẩn bị số vốn đầu tư

Điều quan trọng nhất trong kinh doanh chính là khả năng vốn mà bạn có thể bỏ ra. Chi phí nhượng quyền thương hiệu của nhà sản xuất cao hay thấp tuỳ thuộc hoàn toàn vào thương hiệu mà các bạn muốn tham gia nhận chuyển nhượng. Nhìn chung, so với khi kinh doanh độc lập, số vốn nhà đầu tư phải bỏ ra sẽ ít hơn rất nhiều. Một số chi phí mà các bạn cần chuẩn bị như:
vốn đầu tư

  • Chi phí nhượng quyền thương hiệu sản phẩm.
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh, thiết kế và trang chí cửa hàng.
  • Chi phí nguyên vật liệu, thiết bị cần thiết đối với cửa hàng.
  • Chi phí thuê nhân viên.
  • Chi phí dự trù.

Đặc biệt, chi phí phát sinh rủi ro sẽ là điều chắc chắn các bạn không được bỏ qua. Điều này đóng vai trì duy trì hợp đồng mỗi tháng của bạn. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng cần tính toán một cách cẩn thận các nguồn chi phí cố định mỗi tháng trong khoảng thời gian đầu để tránh rủi ro nhé!

6.2. Nghiên cứu thị trường kinh doanh

Trước khi quyết định đầu tư vào lĩnh vực nhượng quyền, các bạn cần nắm rõ toàn bộ thông tin. Đóng vai trò là những nhà đầu tư, bên cạnh Franchise là gì, các bạn cần tìm hiểu kỹ lượng về thị trường kinh doanh mục tiêu. Liệu thương hiệu mà bạn đang hướng tới có đủ sức hot để phát triển so với thị trường gần như đã bão hoà như hiện nay hay không?
Xem thêm:

6.3. Áp dụng phần mềm quản lý

phần mềm quản lý
Phần mềm quản lý bán hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh Franchise. Công cụ thông minh này không chỉ giúp khách hàng kiểm soát được nguồn nguyên vật liệu, dữ liệu người dùng mà còn có thể quản lý hoạt động bán hàng một cách hiệu quả nhất. Thông qua những dữ liệu mà phần mềm quản lý phân tích, chủ đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về tình hình kinh doanh. Từ đó có thể kịp thời đưa ra những phương án điều chỉnh sao cho phù hợp nhất, đáp ứng nhu cầu về kinh doanh của bên nhượng quyền thương hiệu.

7. Một số thương hiệu nhượng quyền nhà hàng tại Việt Nam

Franchise là gì mà lại có sự lan rộng mạnh mẽ đến vậy trên khắp thế giới và thị trường được đánh giá là “màu mỡ” như Việt Nam cũng không ngoại lệ. Xuất hiện từ những 90 của thế kỷ trước với sự hiện diện của hàng loạt các cửa hàng mang thương hiệu cafe Trung Nguyên.
Cách hoạt động của Trung Nguyên khi đó chưa hẳn là franchise nhưng đã có công trong việc khai phá mô hình kinh doanh này và khiến hầu hết giới kinh doanh tại Việt Nam phải “sáng mắt”. Cho tới thời điểm hiện nay, mô hình Franchise đang ngày càng nở rộ tại thị trường Việt Nam với những thương hiệu có độ phủ sóng cực cao:

7.1. Pizza Hut

Ứng cử viên đầu tiên xuất hiện sớm nhất tại thị trường Việt Nam phải kể đến thương hiệu Pizza Hut. Được thành lập vào năm 1958, cho đến thời điểm hiện nay, Pizza Hut là một trong những “ông lớn” máu mặt nhất trên thị trường với hơn 6000 tại Mỹ cùng 16000 cửa hàng trên hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Bên cạnh best seller là các món bánh Pizza tạo nên thương hiệu thì Pizza Hut còn cung cấp rất nhiều món ăn nhanh như mỳ ý, bánh mì bơ tỏi, xúc xích…
thương hiệu pizza hut
Pizza Hut không ngừng sáng tạo nhằm đưa ra những sản phẩm mới vô cùng chất lượng, đáp ứng được nhu cầu khách hàng được coi là bí quyết thành công của Pizza Hut.

7.2. KFC

KFC đã là thương hiệu đồ ăn nhanh quá quen thuộc với người tiêu dùng trên khắp thế giới nói chung hay người tiêu dùng Việt Nam nói riêng. Với sản phẩm gà rán được chế biến độc quyền cùng phong cách phục vụ chuyên nghiệp đã giúp KFC nhanh chóng chiếm chọn được trái tim của khách hàng.
menu kfc đa dạng
Không ngừng cải thiện dịch vụ theo từng thời gian, cho đến thời điểm hiện nay, KFC đã chiếc 50% thị trường thức ăn nhanh trên thế giới với 13.846 cơ sở cửa hàng. Nếu lựa chọn thương hiệu KFC để nhượng quyền, các bạn chỉ cần tìm hiểu Franchise là gì. Còn lại KFC đã bảo hộ độc quyền trong vòng 1.5 năm để hướng dẫn cũng như đảm bảo quyền lợi kinh doanh cho tất cả các cửa hàng. Chi phí nhượng quyền thương hiệu KFC sẽ rơi và khoảng 1,3 triệu USD – 2,5 triệu USD – Một con số tương đối lớn với những nhà đầu tư trẻ.

7.3. Lotteria

đồ ăn nhanh lotteria
Nhắc đến cái tên Lotteria, chắc chẳn các bạn đều biết đây là thương hiệu nổi tiếng tại thị trường Việt Nam hiện nay. Lấn sân sang thị trường Việt Nam từ những năm 1988 cho đến nay, Lotteria luôn là một thương hiệu dẫu đầu trong ngành công nghiệp ăn uống quốc nội khi có đến 210 cửa hàng tại hơn 30 tỉnh/thành trên toàn nước. Nhận thấy tiềm năng “màu mỡ” trong việc phát triển đồ ăn nhanh, chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 10/2014, Lotteria đã chính thức nhượng quyền thương hiệu với mức chi phí nhượng quyền lên đến 250.000USD.

7.4. Kichi Kichi

trải nghiệm đồ ăn tại kichi kichi
Kichi Kichi là chuỗi thương hiệu nhà hàng chuyên về buffet lẩu nổi tiếng tại Việt Nam được ra đời từ năm 2009 gồm nhiều món ăn vô cùng đa dạng và được phục vụ với hình thức băng chuyên độc đáo. Chỉ với mức giá cố định, khách hàng sẽ được thưởng thức gần 100 món ăn cực thơm ngon. Nhờ mô hình kinh doanh độc đáo mà lẩu băng chuyền Kichi Kichi đã chiếm trọn được tình cảm của khách hàng nhờ sự chuyên nghiệp, chất lượng trọng sản phẩm. Hiện nay, thương hiệu Kichi Kichi đã có 29 nhà hàng kinh doanh trên toàn quốc với mức giá nhượng quyền tối thiểu là 300.000USD.

7.5. Jollibee

gà rán jollibee
Jollibee được đánh giá là tập đoàn kinh doanh thức ăn nhanh có quy mô lớn nhất tại Châu Á khi sở hữu 12 thương hiệu cùng gần 3000 cửa hàng trên toàn cầu. Riêng thương hiệu đồ ăn nhanh Jollibee cũng đã có hơn 900 cửa hàng. Xuất hiện tại Việt Nam vào năm 2005 cho đến hiện nay, khi trở thành đối tác nhượng quyền, các bạn sẽ được tập đoàn Jollibee cung cấp phần mềm, máy móc thiết bị, dụng hỗ trợ cùng khoá tranning cho đội ngũ nhân viên thêm chuyên nghiệp hơn. Chi phí nhượng quyền thương hiệu cho đến hiện nay rơi vào khoảng từ 250.000 – 300.000USD.

7.6. Burger King

bánh hamburger burger king
Thương hiệu Burger King gia nhập vào thị trường nhượng quyền Việt Nam vào năm 2011 và cho đến thời điển hiện tại có đến gần 20 cửa hàng tại Hà Nội cũng như TPHCM. Tập đoàn Burger King diện có mặt trên 79 quốc gia khác nhau trên khắp thế giới. Theo như tìm hiểu của Nhà hàng số, chi phí nhượng quyền thương mại sẽ rơi vào khoảng 50.000USD – 300.000USD. Khi đó, Burger King sẽ cung cấp cho bên mua khoá học đào tạo trong 70 ngày cực chuyên nghiệp và bổ ích.

8. Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về thuật ngữ Franchise là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các chủ đầu tư. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà hàng số để nhận được nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

5/5 - (13 bình chọn)
Đào Quỳnh
Đào Quỳnh
Với châm ngôn sống luôn tìm tòi và học hỏi, Đào Quỳnh đang giữ vai trò là một Content Writer tại Nhà Hàng số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...