Home Blog Page 32

Chiến lược marketing của Shopee – Ưu thế người dẫn đầu

chiến lược marketing của shopee

Chiến lược marketing của Shopee tập trung đến chiến thuật cá nhân hóa và địa phương hóa nhằm tối ưu trải nghiệm người dùng

Thương mại điện tử ngày càng phát triển bùng nổ mạnh mẽ, đe dọa trực tiếp đến mua sắm truyền thống. Trong đó, Shopee là “ông lớn” đáng gờm trong lĩnh vực này. Dù ra mắt sau nhưng nó đã nhanh chóng vượt qua các đối thủ lớn trong cuộc đua thương mại điện tử. Đồng thời, vươn lên thống trị thị trường nội địa Việt Nam. Và một trong những yếu tố cốt lõi làm nên thành công này chính là chiến lược Marketing của Shopee.

1. Tổng quan về sàn thương mại điện tử

Thương mại điện tử là một ngành công nghiệp trẻ tại Việt Nam. Xu hướng mua sắm online ngày càng tăng làm đòn bẩy mang đến sự phát triển vượt bậc cho thị trường này. Trước ảnh hưởng nặng nề của Covid, ngành này vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định 16%. Tỷ trọng doanh thu bán lẻ thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng 27% so với cùng kỳ năm 2020. Theo nghiên cứu nửa đầu năm 2022 của Metric.vn, thương mại điện tử Việt Nam đã vươn lên thành thị trường lớn thứ hai Đông Nam Á.
doanh thu sàn thương mại điện tử
doanh thu từ sàn thương mại điện tử giai đoạn 2014 - 2025Theo Statista, tốc độ phát triển thương mại điện tử toàn cầu là 16,24% năm 2021. Dự kiến đạt 24.5% vào năm 2025. Con số này tại Việt Nam là hơn 20% với quy mô 16 tỷ USD năm 2021. Dự đoán tốc độ phát triển của thương mại điện tử nước ta có thể lên đến 29%, đạt 39 tỷ USD năm 2025. Quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ (B2C) của Việt Nam sẽ tăng trưởng 20% so với năm trước, đạt 16,4 tỷ USD năm 2022.
Bốn sàn thương mại điện tử có thị phần lớn nhất tại Việt Nam lần lượt là Shopee, Lazada, Tiki và Sendo. Dẫn đầu thị phần là Shopee. Ngay sau đó là Lazada là chiếm 20% thị phần, tương ứng với doanh thu 9,7 nghìn tỷ, bằng khoảng 1/3 doanh số Shopee. Phía sau là Tiki và Sendo với thị phần doanh thu lần lượt là 5,8% và 1,4%.
sàn thương mại điện tử ở việt nam

2. Tổng quan về Shopee

Shopee là nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và Đài Loan. Nó được thành lập vào năm 2009 bởi Forrest Li. Sàn giao dịch TMĐT Shopee do Sea Ltd (trước đây là Garena) sở hữu và có trụ sở đặt tại đất nước Singapore. Ra mắt lần đầu năm 2015, nền tảng này nhanh chóng mang đến trải nghiệm mua sắm dễ dàng, tiện lợi và an toàn thông qua hỗ trợ thực hiện và thanh toán trực tuyến. Shopee hiện đang chiếm lĩnh tại các thị trường lớn như Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Đài Loan, Việt Nam và Philippines. Đồng thời, không ngừng mở rộng thị phần mới trên khắp Châu Mỹ Latinh và Châu Âu.
shopee

3. Khái quát về Shopee tại Việt Nam

3.1 Đôi nét về Shopee tại Việt Nam

Shopee hiện là sàn thương mại điện tử phổ biến nhất Việt Nam. Tại đây, Shopee hoạt động theo mô hình C2C Marketplace. Nó sẽ là trung gian cho quá trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee tại Việt Nam đã chuyển qua mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng). Shopee sẽ tính phí của người bán/hoa hồng và chi phí đăng bài quảng cáo sản phẩm.
Tính đến Quý 3/2021, Shopee hiện đang là sàn thương mại điện tử đứng đầu Việt Nam. Số lượng người truy cập lên tới 77.826.700 mỗi tháng từ Android đến iOS. Trong quý IV/2021, có gần 90 triệu lượt truy cập web mỗi tháng. Với sự tăng trưởng theo cấp số nhân, nền tảng này hiện có hơn 160 triệu danh sách đang hoạt động với khoảng 6 triệu người bán. Nó có hơn 7.000 thương hiệu (Brand) và nhà phân phối hàng đầu.
tổng quan về shopee

3.2 Doanh thu

Hiện tại, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh số 4 sàn, tương ứng với khoảng 33,5 nghìn tỷ. Theo Bộ Tài chính, năm 2020, doanh thu của Shopee đạt hơn 2.300 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2020, tổng tài sản lên đến hơn 3.400 tỷ đồng. Tăng gần 1.800 tỷ đồng so với năm 2019. Năm 2021, doanh thu thuần của Shopee Việt Nam là gần 5.700 tỷ đồng, gấp gần 2,5 lần con số của năm 2020 và gấp 7 lần năm 2019.
doanh thu shopee
lượng truy cập hàng tháng các sàn thương mại điện tử

3.3 Một số nền tảng chính

  • Shopee Mall

Tương tự các sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Tiki hay Sen Đỏ với những gian hàng chính hãng như Lazada Mall, Tiki Trading,… Shopee Mall là giãn hàng chính hãng của Shopee. Các sản phẩm đều hàng chính hãng từ các thương hiệu và nhà bán hàng uy tín và nổi tiếng như Samsung, Xiaomi, Oppo, Pampers, Maybelline, Unilever,… Shopee đã giải quyết được nỗi lo của mỗi người khách hàng khi trải nghiệm mua sắm trực tuyến. Do đó, khách hàng có thể yên tâm mua sắm.
shopee mall

  • Shopee 4H

Shopee 4H là dịch vụ giao hàng hỏa tốc chỉ trong 4 tiếng tại 1 số quận nội thành Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Một số điểm nổi bật đáng chú ý của Shopee bao gồm:
– Giao diện thân thiện, thường xuyên được nâng cấp để mang đến trải nghiệm nhanh chóng và trực quan cao.
– Trò chuyện trực tiếp trên Shopee trong thời gian thực.
– Shopee cho phép giữ thanh toán cho đến khi nhận được đơn đặt hàng.
– Shopee sở hữu hệ thống hậu cần/vận chuyển tích hợp hàng đầu. Nó cho phép người dùng có thể dễ dàng chọn đơn vị hậu cần ưa thích sau khi đặt hàng.
– Miễn phí cho tất cả mọi người sử dụng mà không có chi phí ẩn.
– Có sẵn để tải xuống miễn phí trên App Store và Google Play.
shopee 4h

3.4 Tầm nhìn, mục tiêu và định vị

Nền tảng thương mại điện tử Shopee muốn mang đến cho khách hàng trải nghiệm mua sắm trực tuyến dễ dàng, an toàn và tiện lợi. Hơn nữa, Shopee cũng tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Nhận biết sức bật và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, Shopee luôn nỗ lực cải thiện, phát triển và mở rộng nền tảng cộng đồng để gia tăng kết nối. Trong đó, gần gũi, vui vẻ và đồng lòng là ba yếu tố cốt lõi của cộng đồng này.

3.5 Thị trường mục tiêu

Trong chiến lược Marketing của Shopee, Shopee tập trung hướng đến thị trường mục tiêu là khu vực Đông Nam Á. Sau đó mở rộng ra châu Á. Nếu hiệu quả, trong tương lại, thương hiệu này muốn phủ sóng khắp khu vực phương Tây. Đồng thời, chiếm thị phần lớn trên toàn cầu.

3.6 Khách hàng mục tiêu

Để xây dựng và triển khai chiến lược Marketing của Shopee hiệu quả, cần xác định được đối tượng mục tiêu. Nhóm này nằm trong khoảng 18 đến 35 tuổi. Phân khúc này chứa lượng lớn người dùng internet tại Việt Nam. Đồng thời, quen thuộc với các thiết bị điện tử và mong muốn có đa dạng trải nghiệm mới mẻ. Đặc biệt, tập trung chuyên sâu vào những ai có nhu cầu về thời trang, thẩm mỹ, làm đẹp,… Tuy nhiên, hiện nay, Shopee cũng phát triển đa nền tảng nhằm định hướng được đối tượng khách hàng chính xác hơn. Từ đó, dễ dàng đáp ứng tốt nhu cầu từng nhóm khách hàng.

3.7 Đối thủ cạnh tranh

Nhu cầu mua sắm và trải nghiệm trực tuyến ngày càng tăng cao. Do đó, sàn thương mại điện tử là lĩnh vực đầu tư lớn. Ngoài những đối thủ trong nước như Sendo, Chotot, Shopee còn phải đối mặt với hai đối thủ “đáng gờm” với sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ các “ông lớn” như Lazada và Tiki. Đáng nói, Lazada còn là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại châu Á. Ở Indonesia, Shopee phải cạnh tranh với Tokopedia, Bukalapak. Còn đối thủ cạnh tranh ở Philippines là Zalora.

3.8 Lợi thế cạnh tranh

Shopee chiếm lĩnh thị phần lớn hàng đầu tại Việt Nam. Lượng truy cập áp đảo Lazada, Tiki và Sendo. Theo iPrice Group từ Kuala Lumpur, lượng truy cập có những cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2019-2020. Duy trì vị trí đứng đầu bảng xếp hạng và thu hút lượng truy cập khổng lồ. Ở Đông Nam Á, Shopee dẫn đầu thị trường thương mại điện tử về lượng người dùng tích cực. Còn tại Việt Nam, tỷ lệ người dùng tích cực của Shopee, Lazada trong quý đầu tiên năm 2021 lần lượt là 36,9 và 31,8%. Bỏ xa Tiki và Sendo.

4. SWOT Shopee

4.1 Điểm mạnh (Strengths)

  • Thương hiệu danh tiếng với độ nhận diện hàng đầu. Đứng đầu về lượng truy cập website vào quý I/ 2021.
  • Nắm giữ thị trường cao nhất trong ngành thương mại điện tử tính đến năm 2021.
  • Nguồn tài chính dồi dào với sự hỗ trợ từ công ty mẹ Sea Group. Sea đã mạnh tay tăng vốn điều lệ thêm 50 triệu USD.
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp với 11 đơn vị vận chuyển và dịch vụ chuyển phát nhanh.
  • Sở hữu 3 kho hàng lớn tại Việt Nam: 2 tại TP. HCM và 1 tại Hà Nội.
  • Có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • Có chương trình tiếp thị liên kết riêng từ năm 2019. Đặc biệt là chương trình Affiliate rõ ràng, minh bạch.

4.2 Điểm yếu (Weaknesses)

  • Dù doanh thu 2020 đều tăng gấp đôi. Nhưng cuối năm Sea Group vẫn ghi nhận khoản lỗ lớn.
  • Không kiểm soát các trường hợp bán phá giá và các sản phẩm kém chất lượng tràn lan.
  • Hàng hóa quá nhiều khiến người tiêu dùng dễ bị phân tâm.
  • Phí ship cao, phức tạp, phải tải các ứng dụng liên kết mới có nhiều ưu đãi.
  • Dễ bị kẻ xấu giả mạo, hàng hóa dễ bị lừa đảo.

4.3 Cơ hội (Opportunities)

  • Việt Nam là thị trường tiềm năng để phát triển Thương mại điện tử. Theo APPOTA, khoảng 70% dân số Việt Nam sử dụng điện thoại di động. 70% dân số sử dụng Internet, 95% trong số đó sử dụng Internet qua điện thoại di động. Thời gian sử dụng Internet trung bình lên đến khoảng 6,5 giờ/ ngày.
  • Xu hướng mua sắm trực tuyến: Nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng cao. Đặc biệt là sau dịch Covid. Đây chính là cơ hội để Shopee hiểu người tiêu dùng và phát huy lợi thế của mình.
  • Thị trường khách hàng tiềm năng.
  • Hàng hóa đa dạng, phong phú, dễ tìm thấy thị trường ngách.
  • Hợp tác trực tiếp với shopee mà không cần bên thứ 3.

4.4 Thách thức (Threats)

  • Ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.
  • Mặc dù Marketplace mang lại nhiều cơ hội cho sự phát triển của Shopee. Tuy nhiên, việc kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu vào khó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
  • Chi phí duy trì website, kho hàng, dịch vụ khách hàng lớn mà lãi ít.
  • Các sàn TMĐT khác cũng đang làm Affiliate, dễ bị phân tán tư tưởng
  • Cần sáng tạo không ngừng để tìm cách tiếp cận khách hàng.

swot shopee siêu sale khuyến mãi
Xem thêm:

5. Chiến lược Marketing của Shopee tại thị trường Việt Nam

Trải nghiệm của khách hàng là yếu tố cốt lõi để Shopee triển khai các chiến lược marketing. Đặc biệt là với một nền tảng mua sắm trực tuyến. Đó là lý do tại sao tất cả các chiến lược marketing của Shopee đều lấy khách hàng làm mục tiêu trung tâm. Các chiến lược Marketing mix 4P của Shopee hướng đến đáp ứng mọi nhu cầu và mang đến không gian, dịch vụ chất lượng nhất.

5.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

Sản phẩm cốt lõi của Shopee là nền tảng Thương mại điện tử, một thị trường trực tuyến. Ở đây, người tiêu dùng tham gia mua sắm trực tuyến. Và người bán (công ty, nhà bán lẻ, thương hiệu địa phương, v.v.) tham gia để đăng, bán các sản phẩm của họ. Shopee sẽ cung cấp không gian để người mua và người bán có thể dễ dàng tìm kiếm nhau. Từ đó, thực hiện giao dịch hàng hóa. Bởi vậy, chiến lược Marketing về sản phẩm của Shopee là phát triển tốt các ứng dụng để thu hút khách hàng.
sản phẩm của shopeeỨng dụng Shopee được tạo dựa trên 3 cấp độ của sản phẩm: lợi ích cốt lõi, sản phẩm thực tế và sản phẩm tăng cường:

  • Lợi ích cốt lõi

Shopee không chỉ là nơi bán buôn. Nó còn muốn mang lại không gian trải nghiệm với những giá trị tuyệt vời cho người bán và người mua. Các đối tác buôn bán trên Shopee có thể đáp ứng xu hướng mua hàng trực tuyến, cắt giảm chi phí mặt bằng và hạn chế một số rủi ro liên quan. Shopee cũng nghiên cứu và phát triển các tính năng như Shopee Live, Shopee Feed, Shopee Business insight. Nhờ đó, mang lại nhiều lợi ích nhất cho người bán. Đối với người mua, Shopee muốn mang đến trải nghiệm mua sắm thoải mái, thú vị và tiện lợi nhất. Đặc biệt là trong cuộc sống ngày càng bận rộn.

  • Tập trung vào các tính năng quan trọng

Shopee là sàn thương mại điện tử đầu tiên ở Việt Nam sở hữu sàn thương mại điện tử có cả phiên bản mobile app và online website, dẫn đầu xu hướng thương mại điện tử trên nền tảng di động. Tuy nhiên, 95% đơn hàng Shopee phục vụ được thực hiện qua các nền tảng di động. Càng ngày, Shopee càng phát triển và bổ sung những tính năng hữu ích. Qua đó, người bán có thể dễ dàng phân tích dữ liệu và bắt đầu quảng cáo trên Shopee. Nếu so sánh với Lazada, giao diện của Shopee chiếm ưu thế lớn.
Ngoài những tính năng cơ bản mà mọi sàn thương mại điện tử khác cung cấp như Shopee Mall (nơi cung cấp hàng chính hãng 100%), Flash Sale (ưu đãi khuyến mãi, số lượng có hạn theo khung giờ), danh mục mọi ngành hàng, nạp thẻ và dịch vụ, ưu đãi đối tác, đặt vé máy bay và vé xem phim, thanh toán tiền điện, tiền điện thoại, tiền nước và tiền internet, đánh giá sản phẩm,… Shopee còn cung cấp một số tính năng độc đáo và độc quyền.
khung giờ săn sale shopee

– Shopee Business insight

Shopee Business insight dành cho trung tâm thương mại và người bán cập nhật các thông tin và chỉ số kinh doanh. Người bán hàng có thể tự mình theo dõi và đánh giá hiệu quả, doanh thu của cửa hàng mình.

– Shopee Feed

Shopee Feed cho phép người bán đăng nội dung hấp dẫn và trực quan về sản phẩm của họ để thu hút người dùng. Người mua có thể xem sản phẩm qua hình ảnh hoặc video, dễ dàng truy cập vào trang sản phẩm bằng cách bấm vào hình ảnh, lấy voucher của Shop, tìm kiếm sản phẩm bằng hashtag, xem đánh giá từ người mua khác… Nhờ đó, Shopee ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn thiện hóa sàn thương mại điện tử của mình. Nâng cấp và phát triển Shopee thành một mạng xã hội. Nơi người mua, người bán và cả những đại sứ thương hiệu được kết nối, tương tác.

– Shopee Live

Tính năng phát trực tiếp Shopee Live trực quan cho phép người bán chia sẻ sản phẩm và trò chuyện với người mua. Nhờ đó, người bán có thể gia tăng sự tương tác và tối đa hóa nhận thức về thương hiệu để tăng doanh thu. Shopee Live đã đạt được những con số ấn tượng tư cộng đồng người dùng với hơn 200 triệu lượt xem trên toàn khu vực tính đến thời điểm hiện tại.
shopee live

– Shopee Chat

Shopee phát triển thêm tính năng trò chuyện Shopee Chat để thuận tiện chăm sóc khách hàng. Yếu tố quan trọng để tăng doanh thu, xây dựng tệp khách hàng trung thành và giảm tỷ lệ đổi/trả hàng. Hơn thế nữa, Shopee Chat có thêm công cụ trả giá duy nhất chỉ có ở Shopee.

– Shopee Pay

Đây là ví điện tử được phát triển dành riêng cho ứng dụng Shopee. Nó được liên kết với các ngân hàng giúp người dùng có thể thanh toán nhanh chóng và tiện lợi nhất. Chưa kể, Shopee còn thường xuyên tri ấn khách hàng với những khuyến mãi hấp dẫn khi thanh toán qua Shopee Pay. Chẳng hạn như miễn phí vận chuyển, giảm giá tiền, tặng 80.000đ cho khách hàng thanh toán qua ví điện tử này lần đầu.
shopee pay

  • Tiếp cận bản địa hóa theo thị trường

Có mặt tại nhiều quốc gia và hướng đến phát triển trở thành sàn thương mại mang tính toàn cầu. Chiến lược Marketing của Shopee sử dụng để giải quyết vấn đề trên là “bản địa hóa”. Từ đó, tối ưu khả năng tiếp cận thị trường địa phương và thu hút khách hàng. Trước tiên, đó là phát triển các ứng dụng dành riêng cho từng quốc gia để bản địa hóa nền tảng. Thông qua đó, có thể dễ dàng tiếp cận và thu hút người tiêu dùng địa phương.
Tại Việt Nam, Shopee cung cấp hai ngôn ngữ là tiếng Việt và tiếng Anh. Ngoài ra, giao diện được thiết kế đơn giản, tiện lợi và hấp dẫn. Hình ảnh sản phẩm được chăm chút kỹ lưỡng. Khách hàng có thể mua sắm dễ dàng và nhanh chóng nhất. Với chiến lược cá nhân hóa theo từng thị trường, Shopee đã đạt được thành công đáng mơ ước ở từng quốc gia. Chưa kể, còn có những đề xuất theo nhu cầu và thói quen mua sắm của khách hàng.

5.3 Chiến lược phân phối (Place)

  • Hệ thống đối tác và người dùng

Shopee là một thị trường thương mại điện tử trực tuyến liên kết thông qua một ứng dụng và website duy nhất. Với nền tảng mua sắm trực tuyến, công ty chỉ tập trung phát triển trên các ứng dụng dành riêng cho điện thoại thông minh, máy tính. Thậm chí, trình duyệt máy tính. Do đó, mọi người có thể truy cập và mua hàng mọi lúc mọi nơi. Kể từ khi có mặt tại Việt Nam, số lượt tải xuống ứng dụng Shopee đã đạt hơn 5 triệu lượt.
Tính đến nay, Shopee có hoạt động ở 7 quốc gia châu Á, với tổng cộng 40 triệu lượt tải về. Cộng đồng người bán hợp tác đã tăng lên gấp ba lần chỉ trong một năm. Đồng thời, kết hợp với các đối tác vận chuyển uy tín với mạng lưới tốt nhất tại mỗi quốc gia. Điều này đảm bảo cho khách hàng nhận được sản phẩm, dịch vụ chất lượng và nhanh chóng nhất.

  • Nâng cao trải nghiệm trên thiết bị di động

Hiện nay, chiến lược marketing của Shopee về phân phối là tập trung vào trải nghiệm trên thiết bị di động. Cụ thể là tập trung tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và mức độ tương tác thông qua thiết bị di động, đáp ứng nhu cầu của người dùng trẻ tuổi. Người mua có thể khám phá, duyệt sản phẩm, đặt hàng, thanh toán và theo dõi tình trạng giao hàng. Còn người bán có thể chụp ảnh, tạo danh sách sản phẩm, theo dõi hoạt động của cửa hàng, nhận thanh toán và theo dõi việc giao hàng thông qua các công cụ.
giao diện shopee

  • Tối ưu phí vận chuyển

Phí vận chuyển là rào cản thường thấy trong hoạt động mua sắm trực tuyến. Ảnh hưởng đến cả người mua hàng và người bán hàng. Hàng hóa nằm sẵn ở kho của website sẽ hiệu quả hơn cho khách mua nhưng lại gây ra vấn đề cho người bán. Bởi họ phải nhanh chóng phân phối sản phẩm tới mọi kho. Nếu chỉ chuyển đến các kho ở thành phố lớn thì việc giao hàng ở các địa phương sẽ chậm hơn. Do đó, để giảm thiểu chi phí cho người bán, Shopee đã để người bán chủ động hoàn thiện đơn hàng thay vì phụ thuộc vào các kho của website. Chưa kể, nó còn là bước đi khôn ngoan để Shopee chiếm lĩnh thị phần nông thôn.
Shopee đã “bắt tay” với các đơn vị vận chuyển cả quốc tế và nội địa. Tính đến hết năm 2019, Shopee đã hợp tác với 7 đối tác vận chuyển. Trong đó, có Vietnam Post, Viettel Post, Giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, giao hàng chuẩn, J&T express và Grab Express. Nhờ đó, Shopee có thể tiết kiệm thời gian và chi phí xây dựng đơn vị vận chuyển riêng cho mình. Hơn nữa, còn tận dụng ngay được hệ thống sẵn có của đối tác có chuyên về vận chuyển, số lượng kho bãi khổng lồ trải dài cả nước. Chưa kể, còn đảm bảo vận chuyển tiết kiệm với các đơn hàng khối lượng nhỏ, giao vận chuyển nhanh,… Các hình thức thanh toán trực tuyến, thanh toán khi nhận hàng,… cũng được áp dụng.
giao diện shopee máy tính

5.2 Chiến lược về giá (Price)

  • Tổng quan về chiến lược giá

Chiến lược Marketing về giá của Shopee hoàn toàn vượt trội và rất cạnh tranh. Nó tập trung vào các thông tin từ thị trường hơn là chi phí sản xuất (định giá theo chi phí) và giá trị của sản phẩm (định giá dựa trên giá trị). Đồng thời, thường xuyên có những chính sách hỗ trợ trợ giá. Mỗi ngày bán hàng lớn, Shopee cung cấp một lượng lớn mã miễn phí giao hàng, phiếu giảm giá và sản phẩm giảm giá cho người tiêu dùng để khuyến khích họ tương tác và mua hàng. Có thể nói, đây là một trong những chiến lược ấn tượng và hiệu quả của Shopee. Một “nước cờ” khôn ngoan tạo sức hút từ mức giá bán.
Shopee cũng khuyến khích các cá nhân, tổ chức kinh doanh hay doanh nghiệp bán sản phẩm với giá tốt. Cụ thể, khi chủ Shop đăng ký trở thành thành viên hay hỗ trợ tối đa về phí Ship, Cod Freeship,… Từ đó, khách hàng có thể tận dụng chính sách áp mã Freeship để xây dựng tệp người dùng đông đảo. Việc liên kết với các đối tác vận chuyển có mạng lưới tốt nhất ở mỗi quốc gia cũng giúp khách hàng nhận được hàng nhanh chóng với phí ship rẻ nhất. Từ đó, tối đa hóa lợi nhuận và dẫn đầu thị phần trên thị trường thương mại điện tử. Theo Iprice, Shopee đứng đầu về lượt truy cập trong 9 quý liên tiếp và chiếm hơn 50% tổng lượt truy cập của tất cả các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam.

  • Chiến lược định giá sản phẩm mới

Shopee thực hiện chiến lược thâm nhập giá. Với cùng sản phẩm với chất lượng tương đương nhưng giá thấp hơn. Nhờ đó, kích cầu thành công tâm lý người mua. Ngoài ra, còn chú trọng áp dụng một số lĩnh vực như thời trang và mỹ phẩm. Shopee luôn đưa ra mức giá thỏa đáng và các dịch vụ ưu đãi hấp dẫn với các sản phẩm này. Shopee còn dành nhiều ưu đãi cho người mua khi đăng ký với Shopee. Ngoài ra, tạo điều kiện thuận lợi nhất để người bán đăng ký gian hàng. Chỉ cần Email và xác minh số điện thoại. Người bán không phải trả phí hay % hoa hồng khi tung sản phẩm. Chưa kể, còn được hưởng các chính sách ưu đãi như hỗ trợ chi phí tối đa, nhận mã hàng miễn phí và chiết khấu sản phẩm.

  • Chiến lược điều chỉnh giá

Tất cả các sản phẩm được bán trên Shopee đều được cung cấp từ nhiều nhà bán hàng khác nhau. Do đó, Shopee không thể tự điều chỉnh giá sản phẩm. Tuy nhiên, Shopee đã sử dụng 3 trong 7 chiến lược điều chỉnh giá để thỏa mãn nhu cầu. Nhờ vậy, đánh trúng tâm lý mua hàng của khách hàng.

– Định giá theo phân đoạn

Shopee đã tung ra Shopee Reward để phân khúc khách hàng bình thường và khách hàng thân thiết. Đối với hội viên đạt thứ hạng Vàng và Kim cương sẽ nhận được ưu đãi Voucher mua sắm khác từ các thương hiệu năng động. Như có thể thấy trong Định giá theo phân đoạn của Shopee, khách hàng sẽ phải trả các mức giá khác nhau cho cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ.
thẻ thành viên shopee

– Giá khuyến mãi

Shopee không ngừng khuyến khích và thúc giục mua hàng thông qua các khung giờ siêu sale 0H, 9H, 12H, 18H, 20H, 22H. Rất nhiều khuyến mãi voucher hot được tung ra với số lượng có hạn. Chưa kể, Shopee còn tạo ra các sự kiện đặc biệt hàng tháng như Ngày hội mua sắm Shopee, Ngày siêu mua sắm 9.9, Sinh nhật Shopee siêu sale 12.12… Với những ưu đãi lớn về giá, Shopee thành công thu hút khách hàng, gia tăng nhận diện, doanh thu và giảm hàng tồn kho. Shopee cũng liên kết với các ví điện tử để kích thích khách hàng mua sản phẩm. Bởi họ có thể thanh toán nhanh chóng, ngay lập tức với những ưu đãi hấp dẫn được áp dụng.
shopee sale 12.12

– Giảm giá và trợ cấp

Shopee luôn biết “làm mới” với những ưu đãi như giảm giá sản phẩm, tặng xu hoặc freeship khi thanh toán qua Shopee Pay. Đồng thời, tạo điều kiện hết mực để người bán điều chỉnh giá. Chẳng hạn như giảm giá sản phẩm, tạo Voucher để thu hút thông qua Shopee Marketing.
shopee ưu đãi cho bạn mới lấy mã shopee

5.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Chiến lược Marketing xúc tiến của Shopee tập trung đến quảng bá thương hiệu với những TVC viral và thực hiện nhiều chương trình khuyến mại giảm giá. Qua đó, kích cầu khách hàng. Những chiến lược này đơn giản nhưng giúp Shopee đạt thành công ở từng thị trường hướng đến. Điểm mạnh lớn nhất chính là dựa vào những campaign truyền thông ấn tượng, tạo ra được hiệu ứng rất tốt cho thị trường.

  • Quảng bá

Về quảng cáo, chiến lược Marketing của Shopee hướng đến truyền thông chiêu thị với các hoạt động quảng bá hình ảnh tích cực. Những TVC viral giúp thương hiệu gia tăng tiếp cận với lượng khách hàng lớn. Ngoài ra, còn  giảm giá để khuyến khích khách hàng mua số lượng lớn. Shopee đã không ngừng đẩy mạnh truyền thông trên đa dạng nền tảng. Phải kể đến như truyền hình, Google, Facebook, Youtube, Instagram, Tiktok,…
Các quảng cáo của Shopee còn xuất hiện với tần suất lớn trên phố, các phương tiện giao thông công cộng… Hoặc qua hình thức Affiliate Marketing mới mẻ hiện nay. Đặc biệt là trên Tiktok. Chưa kể, Shopee cũng chạy mạnh những chiến dịch Sale trong dịp lễ quan trọng để hấp dẫn khách hàng. Có thể nói, các chiến lược marketing của Shopee rất thành công về mặt gia tăng độ phủ.
Quảng cáo dẫn người tiêu dùng đến một Landing Page, chẳng hạn như trang đích về ngày siêu mua sắm. Nó cho phép họ thêm vào giỏ hàng ngay và đặt lời nhắc thông báo để hoàn tất việc mua hàng vào ngày sale. Ngoài màn hình kỹ thuật số, Shopee còn quảng cáo dưới dạng phương tiện in hoặc dưới dạng trải nghiệm quảng cáo phong phú lớn. Shopee còn sử dụng sự chứng thực của người nổi tiếng trên banner, áp phích, bảng quảng cáo trên xe buýt, taxi, tàu hỏa.

quảng cáo shopee trên xe bus

  • Khuyến mại

Hàng năm, Shopee là một trong những nền tảng thường xuyên triển khai khuyến mãi bậc nhất. Thông thường, để kích thích khách hàng, Shopee tung rất nhiều khuyến mãi. Hầu hết các dịp lễ, sự kiện lớn trong năm đều là cơ hội tốt để “săn sale”. Hàng tháng, Shopee còn sale vào mùng 1.1, mùng 3.3, mùng 12.12,… Hay ngày 15 hàng tháng. Thời điểm tốt nhất để khuyến khích mua hàng. Bởi họ có xu hướng mua sắm sau khi nhận lương. Khuyến mãi hấp dẫn khiến doanh số Shopee tăng đột biến. Những chương trình khuyến mãi này của Shopee đã thu hút cả người bán lẫn người mua. Người bán có cơ hội kích cầu, thu hút người mua. Còn người mua có cơ hội mua được mặt hàng với nhiều lợi ích đi kèm.
ưu đãi shopee chỉ số kinh doanh sale shopee 11.11

  • Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết được xem là sự kết hợp thu nhỏ của tất cả các kênh kỹ thuật số. Digital marketing bao gồm các hình thức SEO, Google Ads, Facebook Ads, Social, PPC, Display, Email, Native ads và cả Affiliate. Thay vì đầu tư quá nhiều vào hình thức này, Shopee lại đi theo hướng khác. Đó là tìm kiếm khách hàng tiềm năng mới và biến khách hàng cũ thành KOLs. Họ sẽ tiếp thị cho Shopee và nhận 11% hoa hồng. Đây là cách chiếm lĩnh thị trường hiệu quả và mới mẻ của Shopee. Từ đó, họ sẽ có quyền tăng giá, giảm lợi cho người tiêu dùng nhưng vẫn có doanh thu khủng vì toàn bộ thị trường đã là của họ.
Nhìn chung, Shopee có nhiều chiến dịch tiếp thị và thực sự nhanh chóng bắt kịp các xu hướng. Chiến lược tiếp thị của Shopee dần dần nhằm mục đích đẩy mạnh hơn nữa mức độ phủ sóng của thương hiệu và tăng cường khả năng hiển thị.
shopee kol affiliate

Xem thêm:

6. Một vài chiến dịch truyền thông nổi bật của Shopee

6.1 Bắt Trend cực đỉnh với TVC Campaign

Một trong những thành công trong chiến lược marketing của Shopee là sử dụng TVC campaign và quảng cáo bắt trend nhanh nhạy, chính xác. Từ đó, tận dụng sức nóng để gia tăng mức độ tiếp cận quảng cáo và thu hút người dùng tự nhiên nhất. Hầu hết các TVC đều đạt triệu view. Một số TVC bắt Trend của Shopee “gây bão” như: Bản Hit triệu View “DDU-DU DDU-DU” của Blackpink hay TVC kết hợp giữa Bùi Tiến Dũng và Bảo Anh trong bài hát Baby Shark,… Nó đã tạo cứ nổ lớn trên toàn Đông Nam Á.
Ngoài ra còn có TVC với slogan quen thuộc “Gì cũng có, mua hết ở Shopee” kết hợp của Bảo Anh và Tiến Dũng. Đây được xác định là một trong các chiến dịch Marketing lâu dài của công ty. Việc tạo ra làn sóng viral đã thu hút các cuộc thảo luận mạnh mẽ trên mạng. Nhờ đó, tạo tỉ lệ chuyển đổi cao và đột phá ở một số thời điểm. “Thích shopping, lướt shopee” là câu slogan hay, ngắn gọn, vui nhộn và bắt tai. Đây cũng chính là những thông điệp mà shopee muốn gửi đến người dùng.

6.2 Nội địa hoá các nội dung Marketing

“Nội địa hóa” luôn được ưu tiên trong các chiến dịch của Shopee. Ngoài “nội địa hóa” về giao diện, Shopee còn tận dụng nó hiệu quả trong nội dung. Một trong những bước đi khôn ngoan chính là sử dụng Influencers theo độ hot và độ ưu thích của dân bản địa. Đây chính là minh chứng rõ nhất. Shopee cũng sẵn sàng điều chỉnh để đáp ứng nhu cầu từng khu vực. Với chiến lược nội địa hoá thông minh, Shopee đã chiếm trọn niềm tin và gia tăng khả năng thấu hiểu khách hàng ở nhiều khu vực.
Chưa kể, Shopee còn thuê người bản địa làm nhân viên. Từ đó, họ có thể hiểu thêm về văn hóa và phong tục địa phương đó. Đồng thời, Shopee còn hợp tác với các ngân hàng tại địa phương để mang đến trải nghiệm mua sắm, giao hàng hoàn hảo nhất. Việc tận dụng hệ thống mạng lưới vận chuyển nội địa cũng mang lại các gói Ship tốc độ cao, phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.

6.3 Tận dụng Influencers

Influencer Marketing không còn quá xa lạ trong các chiến lược Marketing của Shopee tại Việt Nam. Shopee rất khôn khéo trong việc lựa chọn người đại diện để quảng bá thương hiệu. Shopee “chịu chi” và “chơi lớn” với những người nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và trên thế giới. Phải kể đến Sơn Tùng MTP, Ronaldo hay Blackpink với lượng fan khủng. Thường các kênh ngoại tuyến với người nổi tiếng chỉ khởi động trong thời gian ngắn khoảng 2-3 tháng. Shopee cũng rất nhanh nhạy khi linh hoạt và sử dụng những người mới nổi để quảng bá thương hiệu.
shopee hợp tác với sơn tùng shopee và ông park hang seoKhi U23 Việt Nam trở thành nhà vô địch seagame, Shopee thuê một số cầu thủ bóng đá nổi tiếng của U23 cho chiến dịch marketing. Hay Hoa hậu Việt Nam cũng trở thành hình ảnh thương hiệu của Shopee. Tận dụng ưu thế về hình ảnh thương hiệu, Shopee đã kết hợp với rất nhiều celebs hay Influencers và tạo ra nhiều chiến dịch Sale thành công. Với tầm ảnh hưởng và sức hút của họ, Shopee thành công gia tăng sức ảnh hưởng và vị thế.

7. Bài học từ các chiến lược marketing của Shopee

Sự thành công của shopee không chỉ đến từ định hướng kinh doanh mà còn xuất phát từ sự thấu hiểu khách hàng mục tiêu và đầu tư cho các chiến dịch marketing bài bản.

7.1 Thấu hiểu tâm lý khách hàng mục tiêu

Khách hàng của shopee chủ yếu có độ tuổi từ 18 – 35. Trong đó, nữ chiếm phần lớn. Những người thường xuyên sử dụng và sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ, thích bắt trend và cập nhật các thông tin mới nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là nhóm khách hàng thường xuyên sử dụng mạng xã hội. Họ thích mua sắm những công việc bận rộn và tâm lý e ngại khi đi mua. Không những thế, tâm lý chung của họ là thích đồ rẻ nhưng chất lượng tốt. Ngoài ra, họ cũng thích săn sale, chia sẻ cùng bạn bè, được tặng quà,…

7.2 Đặt khách hàng làm trọng tâm

Điểm cộng lớn của Shopee là khả năng cung cấp trải nghiệm xã hội và cá nhân hóa cho người dùng. Về mặt cá nhân hóa, Shopee tận dụng dữ liệu và AI để phân tích hành vi mua hàng của người dùng. Đồng thời sử dụng các công nghệ mới như AI, AR để mang đến trải nghiệm mua sắm khác biệt. Nếu tận dụng thành công, đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ. Điển hình là Shopee đã tích hợp mua sắm và xã hội hóa. Qua đó, xây dựng cộng đồng mạnh mẽ cho phép người dùng kết nối và tương tác với nhau.

7.3 Hỗ trợ người bán

Chiến lược marketing của Shopee là đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp với tất cả các doanh nghiệp, nhà bán lẻ và thương hiệu. Chẳng hạn vào ngày siêu mua sắm Shopee. Tất cả người bán đã đăng ký Gói hỗ trợ người bán của Shopee trong tháng 4 sẽ được giới thiệu trong suốt các ngày siêu giảm giá 9.9, 10.10 và 11.11. Người bán đã báo cáo số lượng đơn đặt hàng cao gấp 6 lần trong khoảng thời gian đó.
shopee hỗ trợ đối tác shopee hỗ trợ người bán mới

7.4 Kết nối quốc tế

Với chiến lược tiếp thị toàn cầu hóa của Shopee, Các thương hiệu quốc tế và địa phương được kết nối chặt chẽ. Đồng thời, kết nối họ với những người mua sắm kỹ thuật số đầu tiên trong khu vực. Vào đầu năm 2020, Shopee đã kết nối thành công 600 thương hiệu tên tuổi như Samsung, Disney và L’Oreal. Nhờ đó, tạo ra doanh số gấp 2,5 lần trong ngày bán hàng 10.10.
Chiến lược Marketing tập trung vào trải nghiệm người mua và hỗ trợ người bán của Shopee là mắt xích quan trọng. Yếu tố hàng đầu góp phần tạo nên sự thành công về mặt thương hiệu cũng như doanh số bán hàng. Trong đó, đặc biệt hướng đến chuyển đổi số và số hóa để tối ưu trải nghiệm.

7.5 Tối ưu quản trị quan hệ khách hàng

Một trong những điểm thành công khi triển khai các chiến lược marketing của shopee là quản trị trải nghiệm khách hàng trước, trong và sau mua. Nó luôn cố gắng tạo ra sự hài lòng nhờ việc chinh phục các điểm chạm với khách hàng. Đồng thời, nhanh chóng hỗ trợ khách hàng nhanh nhất khi cần thiết. Tất nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót trong quá trình vận chuyển và chất lượng hàng hóa. Bởi một doanh nghiệp lớn cùng lượng người dùng truy cập khổng lồ như shopee, việc đảm bảo quản trị quan hệ khách hàng một cách hoàn hảo là điều rất khó.
Ngoài việc chăm chú vào giá cả cạnh tranh, rất nhiều phương thức được áp dụng để tạo các mối quan hệ với người mua hàng. Shopee tích hợp việc mua sắm, xã hội hóa giúp khách hàng và người bán có thể kết nối tương tác trực tiếp với nhau thông qua tính năng:

  • Phát trực tiếp
  • Chơi game trong phần mềm
  • Cung cấp dữ liệu cho phép người tiêu dùng chia sẻ nội dung về giá.
  • Nói chuyện trực tiếp với người kinh doanh.

game trên shopee shopee thú cưng

7.6 Áp dụng thành công chiến thuật của Lazada

Shopee tung ra tính năng tương tự với Shoppertainment của Lazada. Đó là Shopee Live. Không dừng lại ở đó, Shopee liên tục dẫn đầu thị trường khi đưa ra các tính năng mới. Điển hình là tung ra “Shopee Quiz” cùng với chức năng phát trực tiếp. Để có thêm lưu lượng truy cập, họ đã tặng Shopee Xu và nhiều sản phẩm từ các thương hiệu cũng như cho phép người dùng mời người tham gia. Sau đó, họ giới thiệu Shopee Feed, cho phép các thương hiệu tổ chức quà tặng, người dùng bình luận và thích bài đăng.

7.7 Áp dụng linh hoạt tại Đông Nam Á

Trong bài báo cáo về Shopee ra hồi tháng 3, Econsultancy đã nhận định: “Chiến lược marketing của Shopee tập trung vào ứng dụng di động ngay từ đầu và xây dựng giao diện người dùng xung quanh mục tiêu này. Điều này khiến cho trải nghiệm mua sắm trên di động với Shopee trở nên rất nhanh và trực quan”. Đáng nói, Shopee còn áp dụng “bản địa hóa” các chiến dịch trên di động tại mỗi quốc gia. Điều này được thể hiện ở cách lựa chọn KOLs, Influencer Marketing, nhân viên,…
Với thị trường Thái Lan, Shopee lại chọn hai diễn viên mang dòng máu lai Á-Âu. Bởi người dân đất nước Chùa Vàng có cảm tình đặc biệt với những người có gốc con lai. Trong khi đó tại Malaysia, sau khi có nghiên cứu chỉ ra rằng người dân ở quốc gia này rất thích flash sale thì Shopee ngay lập tức mở chương trình giảm giá sốc diễn ra hàng ngày.

8. Tạm kết

Chiến lược marketing của Shopee đã gây tiếng vang lớn khi thể hiện được sự khôn khéo, chắc chắn và bản lĩnh trong từng bước đi. Và yếu tố then chốt làm nên thành công đó chính là chiến thuật “cá nhân hóa” và “bản địa hóa” trải nghiệm khách hàng. Bằng cách tạo ra những chiến dịch và phát triển các tính năng đặc biệt để theo sát nhằm đáp ứng nhu cầu và tâm lý của từng khách hàng. Shopee đã mang đến sự hài lòng cao nhất cho mọi khách hàng. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Quán Bar là gì? Đặc điểm, cách phân biệt các loại hình quán Bar

quán bar là gì

Quán Bar là gì? Nó có gì đặc biệt mà ngày càng phổ biến và được mọi người yêu thích? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Ngày nay, quán Bar đã không còn xa lại với chúng ta. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu quán Bar là gì? Nó có những đặc điểm gì? Bar, Pub và Lounge có giống nhau không? Những câu hỏi này sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Quán Bar là gì?

Quán Bar là một cơ sở kinh doanh, chuyên phục vụ các loại đồ uống có cồn như: rượu, rượu vang, cocktail, bia… Ngoài ra, bar cũng cung cấp các loại đồ uống khác như nước khoáng, nước trái cây. Cùng với đồ uống, bar cũng phục vụ các loại thức ăn nhanh hoặc các loại thức ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng.
Thuật ngữ “Bar” còn đề cập đến quầy và khu vực phục vụ đồ uống. Thường được gọi là quầy bar hay quầy pha chế.

2. Đặc điểm của quán Bar là gì?

Đặc điểm nổi bật của quán Bar là quán thường có các loại bàn ghế cao. Được sắp xếp xung quanh quầy bar. Để khách hàng có thể quan sát quá trình pha chế của Bartender và trò chuyện cùng họ. Bên cạnh đó, quán cũng có thể sắp xếp thêm một vài bộ bàn ghế cố định khác trong quán.
đặc điểm của quán bar
Ngoài phục vụ đồ uống và thức ăn, quán Bar còn phục vụ các dịch vụ giải trí khác. Ví dụ như: các chương trình nhạc sống với vũ công, ca sĩ; các trò chơi điện tử, bàn bi-da…
Vì cung cấp đồ uống có cồn nên khách hàng đến quán bar cũng bị giới hạn độ tuổi. Thường các quán bar chỉ phục vụ những người thuộc độ tuổi được phép uống rượu trở lên. Ở Việt Nam bar sẽ phục vụ khách từ 18 tuổi trở lên.

3. Các loại hình quán Bar phổ biến

Tùy theo nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu và loại hình dịch vụ kèm theo, bar được phân chia thành nhiều loại khác nhau. Trong đó, bạn có thể dễ bắt gặp ba loại hình cơ bản sau:

3.1. Loại hình quán Bar bình dân

Đây là loại hình quán Bar phổ biến nhất, thường được bố trí đơn giản. Loại hình quán Bar này cũng có thể coi như một quán rượu nhỏ. Nó không quá đông đúc và nhộn nhịp, thường phục vụ khách địa phương hoặc các khu vực xung quanh.
Đến với loại quán bar này, khách hàng có thể vừa uống rượu, giao lưu cùng nhau. Hoặc có thể đến thưởng thức âm nhạc hoặc tham gia các hoạt động, trò chơi như phi tiêu, bi-da… Với những đặc điểm trên, bạn sẽ không mất quá nhiều vốn đầu tư cho quán.

3.2. Loại hình quán Bar thể thao

Đây cũng là một loại hình được phổ biến ở nhiều nơi. Các quán này sẽ được bố trí bàn ghế đơn giản và được trang bị nhiều màn hình TV lớn để chiếu các chương trình thể thao phục vụ khách hàng. Ở loại hình quán Bar này, khách hàng không chỉ được thưởng thức đồ uống và âm nhạc mà còn được theo dõi các chương trình thể thao yêu thích
mô hình quán bar thể thao
Với đặc điểm như vậy, nên nếu kinh doanh loại hình này, bạn sẽ phải tiêu tốn khá nhiều chi phí cho việc lắp đặt các màn hình. Ngoài ra, nếu có điều kiện, bạn có thể thiết kế nội thất quán bar của mình theo phong cách thể thao để tạo không khí.

3.3. Loại hình quán Bar đặc biệt

Loại hình quán Bar này không quá phổ biến ở nước ta. Bởi vì chúng thường được xây dựng trong các khu dân cư cao cấp với diện tích nhỏ. Phong cách thường mang xu hướng ấm cúng và hoài cổ. Khách hàng mục tiêu của loại hình này thường là dân cư trong khu vực. Để khách hàng đến đây cảm nhận được giá trị khác biệt, không thể tìm thấy ở một nơi khác. Quán thường phục vụ một loại đồ uống chuyên biệt, độc đáo riêng của mình.
Đọc thêm: 

4. Một số thiết bị quán bar

  • Các thiết bị lạnh quầy bar. Đây là thiết bị không thể thiếu trong khu vự quầy bar. Dùng để bảo quản thực phẩm, nguyên liệu sử dụng trong pha chế. Những thiết bị này gồm nhiều loại như: Tủ mát, tủ đông, bàn mát… và thường được làm bằng inox để dễ dàng vệ sinh.
  • Thùng đá inox. Đây là nơi để đá lạnh. Bên trong thùng đá cũng được thiết kế để bảo quản các loại trái cây, đồ uống lạnh. Bên ngoài gồm các kệ để các thức uống không cần lạnh và các nguyên liệu pha chế. Ngoài ra, ở phía dưới của thùng được thiết kế van xả nước tiện lợi.
    Kệ trưng bày rượu và các nguyên liệu khác. Đây là loại kệ dùng để trưng bày các loại rượu, nguyên liệu dùng cho pha chế. Thường được thiết kế để làm quầy bar trở nên đẹp và sang trọng hơn.
  • Quầy tủ tại quầy bar. Thường là quầy inox, được dùng để chứa, cất giữ các loại rượu, thực phẩm, dụng cụ pha chế… Bên cạnh tủ thường được lắp thêm chậu rửa hoặc kệ để tiết kiệm không gian cho quầy bar.

thiết bị quầy tủ quán bar
Xem thêm: Pub là gì? Những điều mà các “Dân chơi” nên biết

5. Phân biệt Bar, Pub và Lounge

Có nhiều mô hìnhcó các đặc điểm tương đồng với Bar như Pub và Lounge. Các mô hình này cũng thường bị nhầm lẫn với nhau, thậm chí còn lầm tưởng chúng là 1. Tuy nhiên chúng là những mô hình khác nhau và có những đặc điểm khác biệt. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ phân biệt ba mô hình này bằng một số tiêu chí như sau:

5.1. Về menu phục vụ

  • Menu tại quán Bar: Chuyên phục vụ các loại bia, rượu, cocktail do Bartender thực hiện. Ngoài ra còn phục vụ một số loại thức ăn nhanh hoặc món ăn như trong nhà hàng.
  • Menu tại Pub: Giống một quán rượu. Chuyên phục vụ đồ uống có cồn như rượu, bia, cocktail… Ngoài ra còn có các đồ uống không cồn và thức ăn nhẹ.
  • Menu tại Lounge: Là sự pha trộn giữa quán cafe và bar. Chuyên phục vụ các đồ uống có cồn và không cồn.

menu của quán bar

5.2. Về âm nhạc

  • Quán Bar: Âm nhạc được sử dụng thường theo phong cách hướng đến sự thưởng thức, thư giãn. Âm nhạc thường có phần sôi động có thể để mọi người nhảy cùng nhau.
  • Pub và Lounge: thường có âm nhạc nhẹ nhàng.

5.3. Về không gian

  • Quán bar: Có khá nhiều bàn ghế. Được bố trí thêm các khu giải trí như: bàn bi-da, chỗ phi tiêu… Có không gian cho khách có thể đứng, nhảy theo nhạc. Ngoài ra, quán bar thường có không gian kín và có khả năng cách âm với bên ngoài.
  • Pub và Lounge: Bố trí nhiều bộ ghế sofa rộng, để khách hàng có nhiều không gian trò truyện cùng nhau.

không gian của quán bar

5.4. Về phong cách

  • Quán bar. Thường có phong cách nhẹ nhàng, thoải mái. Khách hàng đến bar thường dễ làm quen với nhau, dễ kết bạn và hòa nhập với những người lạ. Do đó, quán bar được đánh giá là nơi giải trí lý tưởng.
  • Tại Pub: Thường được thiết kế theo phong cách truyền thống với không gian mở. Là địa điểm để thư giãn, gặp gỡ bạn bè; ăn uống trò chuyện cùng gia đình.
  • Lounge: Không gian thường thiên về sự sang trọng, tinh tế mà vẫn nhẹ nhàng, dễ chịu. Với âm nhạc nhẹ nhàng, giai điệu bay bổng, lãng mạn. Không gian có nhiều sofa rộng để tạo cảm giác thoải mái cho khách khi trò chuyện, gặp gỡ với bạn bè.

phong cách của lounge
Trên đây là những thông tin tổng quan về quán Bar mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết “Quán Bar là gì?” sẽ giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn mô hình quán bar phù hợp để phát triển. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục thuật ngữ và Nhà Hàng Số để cập nhật thêm những thông tin hữu ích cho việc xây dựng nhà hàng của bạn nhé!

TOP 11+ nhà hàng ngon tại Hà Nội bạn nhất định phải thử

Hà Nội – thủ đô mang nét đẹp nghìn năm, ẩm thực tại đây cũng mang nhiều nét riêng. Cùng xem top 11 nhà hàng ngon tại hà nội bạn nhất định phải thử khi đến Hà Nội dưới đây nhé!

1. Bò Tơ Quán Mộc

bò tơ quán mộc

Phong cách quán

Nhà hàng ngon nổi tiếng tại Hà Nội với phong cách cổ xưa của những năm thập niên 80. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn từ không gian quán đến chất lượng phục vụ và cách bày trí. Không gian các quán trong hệ thống nhà hàng đều khá rộng rãi được trang trí theo phong cách những căn nhà cổ Hà Nội. Các quán với đèn vàng lung linh, gạch hoa quen thuộc, bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm trên bất kì con phố nào. Tổng thể sẽ đem đến cho bạn cảm giác gần gũi, ấm cúng ngay giữa lòng phố.

Thực đơn

Nhà hàng chuyên phục vụ các món về bò với hơn 40 món ẩm thực. Thực đơn Bò Tơ Quán Mộc cực kỳ đặc sắc và hấp dẫn chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng. Trong đó bạn nhất định phải thử các món ăn như: Dẻ sườn nướng, Lẩu bò tươi xanh, Bò tơ tái chanh, Bò tơ hấp cuốn bánh trang, Bò thần công……

Địa chỉ

Chuỗi nhà Bò Tơ Quán Mộc có 11 cơ sở:

Cơ sở 1: 102 Thái Thịnh

Hotline: 0941958899

Cơ sở 2: Biệt Thự D17, Ngõ 76 Nguyễn Phong Sắc

Hotline: 094.165.3399

Cơ sở 3: B52 – Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 094.165.8899

Cơ sở 4: Số 2 Hoa Lư – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hotline: 094 581 3355

Cơ sở 5: 88 Ngã tư Vạn Phúc – Hà Đông

Hotline: 094 195 3399

Cơ sở 6: 47 Nguyên Hồng, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 094 296 3355

Cơ sở 7: 14 BT7 KĐT Văn Quán, Hà Đông

Hotline: 094 851 3355

Cơ sở 8: 02 Đặng Dung Ba Đình

Hotline: 0825042288

Cơ sở 9: 1A Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0827432288

Cơ sở 10: B2BT5 Lưu Hữu Phước – KĐT Mỹ Đình

Hotline: 0829542288

Cơ sở 11: 84 Ngọc Khánh – Ba Đình

Hotline: 0823142299

2. Rice Bistro

Rice Bistro

Phong cách

Rice Bistro là nhà hàng ngon đem lại hương vị ẩm thực truyền thống Việt Nam. Với cách bố trí sang trọng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn nổi tiếng Việt Nam trong một không gian sang trọng.

Thực đơn

Thực đơn tại nhà hàng cũng vô cùng phong phú, hương vị vừa ăn và bố trí vô cùng bắt mắt. Những món ăn được trang trí vô cùng tinh tế với hương vị thanh đạm của ẩm thực Việt. Chắc chắn bạn sẽ có bữa ăn đáng nhớ với ẩm thực nổi tiếng của các vùng miền khắp mọi miền tổ quốc.

Địa chỉ

Nhà hàng có 1 địa chỉ duy nhất tại 32 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hotline liên hệ đặt bàn: 02439288912.

3. Nét Huế

nét huế

Phong cách

Là chuỗi nhà hàng ngon hội tụ tinh hoa ẩm thực Huế với phong cách bài trí hay thiết kế vô cùng đẹp bắt và giản dị. Nơi đây gợi nhớ những nét đặc trưng tại Huế. Bạn có thể trải nghiệm những nét thanh khiết, giản dị mà tinh tế như khi ở Huế tại ngay lòng thủ đô.

Thực đơn

Với những nét đặc trưng nổi bật của ẩm thực Huế như chua, cay, mặn, ngọt…bạn có thể được trải nghiệm ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội chân thực và hấp dẫn nhất. Những niêu cơm, tô bún, phở cuốn, bánh khoái, lẩu..tất cả sẽ làm nên những nét đặc biệt khiến bạn khó quên.

Địa chỉ

Cơ sở 1: 198 Hàng Bông, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hotline: 024.3938.1795

Cơ sở 2: 43 Mai Hắc Đế – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hotline: 024.3944.9769

Cơ sở 3: 57 Lạc Trung – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hotline: 024.3877.5757

Cơ sở 4: B1- D9-13 Times City – Q. Hai Bà Trưng – Hà Nội

Hotline: 024.3201.6123

Cơ sở 5: 36 Thái Hà – Q. Đống Đa – Hà Nộ

Hotline: 024.3834.3636

Cơ sở 6: 153 Láng Hạ – Q. Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 024.3562.7532

Cơ sở 7: BH 06-07 – TTTM Vincom Nguyễn Chí Thanh – 54A Nguyễn Chí Thanh – Q. Đống Đa – Hà Nội

Hotline: 024.3202.3099

Cơ sở 8: Ngã tư Nguyễn Văn Huyên và Nguyễn Khánh Toàn – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 024.3766.1515

Cơ sở 9: Tầng 1 – shop 27 TTTM BigC Thăng Long – 222 Trần Duy Hưng – Q. Cầu Giấy – Hà Nội

Hotline: 024.3203.2055

Cơ sở 10: L3 -12 – Tầng 3 – Vincom Sky Lake Phạm Hùng – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline: 024.3200.0546

Cơ sở 11: Nét Huế B2-R6-41 Royal City – 72 Nguyễn Trãi – Q. Thanh Xuân – Hà Nội

Hotline: 024.6664.2970

Cơ sở 12: Tầng 1 -Khu Ẩm Thực – Aeon Mall Hà Đông – Dương Nội – Q. Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 024.6652.2997

Cơ sở 13: L4 – 02 TTTM Vincom Ocean Park- Q. Gia Lâm – Hà Nội

Hotline: 0243.203.6995

Cơ sở 14: TTTM Savico Megamall – 7 – 9 Nguyễn Văn Linh – Q. Long Biên – Hà Nội

Hotline: 0243.202.1980

Cơ sở 15: TTTM Vinsmart – Đại Lộ Thăng Long – Q. Nam Từ Liêm – Hà Nội

Cơ sở 16: Lot T316 – 1 & T311 – 3 Aeon Mall Long Biên, 27 Cổ Linh, Long Biên, Hà Nội.

4. Chen By NamChen

Chen By NamChen

Phong cách

Với bề dày đi cùng lịch sử thủ đô, đây là nhà hàng được nhiều người yêu ẩm thực ở Hà Nội yêu thích. Nằm trong top những nhà hàng ngon 5 sao tại thủ đô, bạn sẽ được trải nghiệm không gian sang trọng khi đến. Với phong cách nướng không khói của Nhật cùng đội ngũ đội ngũ đầu bếp tuyệt hảo, bạn sẽ được thưởng thức hương vị tuyệt vời cùng view xịn xò.

Thực đơn

Với khẩu hiệu nổi tiếng “Hãy nấu như nấu cho người bạn yêu thương nhất”. Đây là lí do để giải thích cho món ăn tại đây đều vô cùng thơm ngon và đặc biệt. Đó đều là tâm huyết của đội ngũ đầu bếp chuyên nghiệp. Các món ăn được làm ra từ tình yêu của chính người đầu bếp. Do đó chắc chắn bạn sẽ khó quên hương vị nơi đây khi đến với quán.

Địa chỉ

Nhà hàng có địa chỉ tại: 116 Hoàng Ngân, Hà Nội

Hotline: 0978235091/ 0917146956

5. Nhà hàng Hải Cảng

nhà hàng hải cảng

Phong cách quán

Nhà hàng với phong cách Hong Kong sang trọng, thiết kế theo kiến trúc cung đình sẽ cho trải nghiệm tuyệt vời. Với 12 phòng Vip được đánh giá đạt chuẩn 5 sao, không gian rộng rãi sẽ giúp bạn thỏa sức bày tiệc, hẹn hò, hay những buổi gặp gỡ quan trọng. Từ đồ đạc, nội thiết cùng thiết kế tạo nên không gian vương giả, đậm chất thời xưa. Bạn yêu những nét kiến trúc cổ thì nên ghé nhà hàng nhé.

Thực đơn

Cùng kiến trúc sang trọng hoài cổ, thực đơn ở đây cũng sẽ làm hài lòng nhiều thực khách. Không chỉ là ẩm thực Hồng Kông mà ẩm thực Châu Á ở đâu đề vô cùng ngon. Những nguyên liệu tươi ngon, quý hiếm bạn đều có thể dễ dàng tìm kiếm tại đây. Cùng thử những nguyên liệu cao cấp như hải sâm, bào ngư, tổ yến…tại đây nhé.

Địa chỉ:

Cơ sở 1: Tầng 7, tòa nhà M5, 91 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội

Hotline: 0246.268.9988

Cơ sở 2: Tầng 12, Tòa nhà Sun City, số 13 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Hotline: 0243.824.9988

Cơ sở 3: Tầng 4, Nhà ga T2, Sân bay Nội Bài

Hotline: 0243.587.668

6. Nhà hàng Long Vĩ

nhà hàng long vĩ

Phong cách

Nhà hàng với khuôn viên rộng rãi được thiết kế theo kiến trúc hiện đại cùng cách bày trí nội thất trang nhã sẽ đem đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời. Bên cạnh đó nhà hàng còn được bao phủ bởi những hàng cây xanh thân thiện với thiên nhiên, giúp bạn hòa mình vào với thiên nhiên khi dùng bữa. Nói chung khi đến với nhà hàng bạn sẽ có cảm giác tươi mát, trang nhã mà không kém phần lộng lẫy. Ngoài ra tại nhà hàng còn có nhiều lựa chọn cho bạn như sảnh chung, hòng Vip, quầy bar…giúp bạn thỏa sức lựa chọn và trải nghiệm.

Thực đơn

Những món ăn ở đây thì vô cùng tươi ngon và đầy đủ. Các hương vị hội tụ đủ cả 3 miền Bắc Trung Nam. Nguyên liệu được chọn kỹ càng, chế biến cẩn thận và làm hài lòng nhiều thực khách. Những đầu bếp tại đây đều có tay nghề vô cùng cao cùng nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Do đó bạn sẽ vô cùng hài lòng khi thưởng thức tại nhà hàng. Khi đến đây bạn không nên bỏ lỡ: Tôm Mũ ni Đỏ, Xanh, Alaska, cá lưỡi trâu, cá thờn bơn Nhật, Tu Hài Canada, cua Huỳnh Đế, ốc móng tay…Cùng đến và thưởng thức ngay hương vị hải sản tươi ngon trong không gian sang trọng ngay nhé.

Địa chỉ

Địa chỉ: 3A Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: 02435778889/ 0947884646

7. Nhà hàng L’Annam Buffet

nhà hàng L’Annam Buffet

Phong cách

Nhà hàng với phong cách Châu u cổ xưa pha chút nét Châu Á tạo nên không gian độc đáo và thu hút. Không gian rộng rãi, bạn có thể ăn cùng người thân, đồng nghiệp hay nhiều đối tác vì sức chứa lên tới 250 khách. Thiết kế quầy bar, khi chế biến và thưởng thức đồ ăn độc lạ mang lại trải nghiệm khác lạ tới cho khách hàng khi đến đây.

Thực đơn

Menu của nhà hàng cực kì phong phú với hơn 100 món, bạn có thể thỏa sức lựa chọn. Mỗi món đều được làm từ những nguyên liệu tươi sống. Do đó mỗi món ăn ở đây đều có độ tươi ngon, hấp dẫn, hương vị tuyệt hảo khiến bạn say mê. Các loại hải sản nổi tiếng tại nhà hàng: ốc vòi vòi, baba, tôm hùm, cá trình, sò, ngao…

Địa chỉ

Nhà hàng có địa chỉ tại 117 Bùi Thị Xuân, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 0984 901 157 – 0912 032 100 – 04 62659333

8. Nhà hàng Sơn Thiên

nhà hàng sơn thiên

Phong cách

Nhà hàng mang phong cách pha giữa nét cổ điển và hiện đại, với không gian trên 2000m2. Ở đây bạn sẽ bắt gặp những thiết kế mang nét cổ điển như tường gạch, nón lá, cây tre cây trúc. Bạn sẽ gợi nhớ lại những nét đẹp truyền thống, những kỉ niệm về một thời thơ ấu.

Thực đơn

Tại đây hội tụ những nét ẩm thực từ 3 miền Bắc Trung Nam với những nguyên liệu dân dã, bình dị nhất. Bạn cũng có thể thưởng thức những món tinh hoa ẩm thực hiện đại từ những đầu bếp tài hoa. Những món ăn ở đây đều vô cùng an toàn bởi nguồn nguyên liệu và chế biến. Đến và thưởng thức ẩm thực với sự giao thoa truyền thống và hiện đại tại Sơn Thiên.

Địa chỉ

Địa chỉ: 37 Trần Kim Xuyến, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 096 142 91 58

9. Sen Tây Hồ

sen tây hồ

Phong cách nhà hàng

Tọa lạc tại khu phố sầm uất và nổi tiếng tại Hà Nội, khi đến với Sen Tây Hồ bạn có thể ngắm hồ Tây tuyệt đẹp khi thưởng thức bữa ăn. Nhà hàng rộng rãi, thoáng mát nằm cạnh Hồ Tây sẽ là trải nghiệm tuyệt vời cho bạn. Khuôn viên nhà hàng chia thành nhiều khu với thiết kế trang trọng mang những nét đặc trưng riêng của Châu u. Với những bạn thích sống ảo thì đến đây bạn sẽ có thêm hàng trăm tấm ảnh sống ảo cực sang xịn đấy. Ngoài không gian lụa là, nến hoa, bạn còn được thưởng thức bữa ăn cùng âm nhạc du dương cổ điển đầy lãng mạn.

Thực đơn

Menu của nhà hàng hội tụ tinh hoa ẩm thực từ Bắc vào Nam với những món ăn vô cùng hấp dẫn. Tiệc buffet thì vô cùng đa dạng với nhiều món ăn được làm từ đội ngũ đầu bếp hàng đầu. Với khẩu hiệu: “Vị ngọt trong khẩu vị, vị ngọt trong tinh thần” bạn sẽ có trải nghiệm vô cùng tuyệt vời với bữa ăn tại đây.

Địa chỉ

Địa chỉ: 614 Lạc Long Quân, Quận Tây Hồ, Hà Nội

Hotline: 024 3719 9242

10. Nhà hàng Vietnamese Cuisine Restaurant

Vietnamese Cuisine Restaurant

Phong cách nhà hàng

Với view toàn cảnh Hồ Gươm từ trên cao bạn sẽ có trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Vietnamese Cuisine Restaurant. Không gian ngoài trời mênh mông, thơ mộng, đây là điểm đến được nhiều người yêu thích. Ngoài ra tại nhà hàng còn có Cầu Gỗ mang tới cho thực khách những trải nghiệm vô cùng thoải mái, mới lạ.

Thực đơn

Các món ăn truyền thống được chế biến cầu kỳ cùng việc trang trí công phu là điểm tạo nên nét đặc biệt của nhà hàng. Khi bạn ghé thăm, bạn sẽ được thưởng thức hương vị vừa quen thuộc vừa lạ lẫm tại đây.

Địa chỉ

Nhà hàng có địa chỉ tại: 9 Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội

11. Nhà hàng Ngự Uyển Hà Nội

nhà hàng ngự uyển hà nội

Phong cách quán

Thêm 1 nhà hàng nữa để bạn có thể trải nghiệm không gian, nét đẹp Huế tại lòng thủ đô. Khi đến đây bạn có thể thấy những nét kiến trúc thân thuộc, nét đẹp mang sự bình dị và nhẹ nhàng. Tường có tranh hoa sen, đèn đóm long lanh đậm chất xứ Huế.

Thực đơn

Thực đơn đa dạng với nhiều lựa chọn: bún bò Huế, bánh bột lọc, bánh nậm, nem lụi, cơm Huế. Đặc biệt nhất ở đây là bún bò Huế trứ danh. Sợi bún to đều, dai, thịt bò thơm ngon, chả lụa giòn thơm, huyết chắc mọng nước, chân giò mềm, nước dùng đủ vị chua cay đặc trưng. Ngoài ra món chè ở đây cũng rất ngon miệng, phù hợp với thời tiết tại Hà Nội nóng bức.

Địa chỉ

Cơ sở 1: 5 Kim Đồng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội

Cơ sở 2: 32 Lĩnh Nam, Q. Hoàng Mai, Hà nội

Cùng theo dõi Top địa điểm hot tại Nhà hàng số để biết thêm những quán ăn ngon tại mọi miền tổ quốc nhé!

Mở quán trà sữa take away – Vốn ít, lợi nhuận cao

mở quán trà sữa take away

Mở quán trà sữa take away trong những năm gần đây đang được ưa chuộng và trở thành xu hướng vì tính tiện dụng và hiện đại của chúng.

Là một mô hình kinh doanh vốn ít lời nhiều mở quán trà sữa take away đang là một mô hình được các nhà đầu tư ưa chuộng. Với ưu điểm là thuận tiện, thức uống đa dạng, trà sữa take away đang là lựa chọn của nhiều người. Vì vậy, nếu làm tốt mô hình này, bạn có thể thu hồi vốn nhanh chóng. Vậy nên bắt đầu mở quán trà sữa take away như thế nào? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tiềm năng của thị trường kinh doanh trà sữa tại Việt Nam

Báo cáo của Momentum Works và qlub cho biết, quy mô thị trường trà sữa Việt Nam xếp thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, doanh thu từ trà sữa ước tính đạt 362 triệu USD (tương đương 8.470 tỷ đồng). Bên cạnh đó, báo cáo phân tích ngành F&B của Reputa được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2022 cũng chỉ ra. Loại đồ uống được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội là trà sữa.
những loại đồ uống được thảo luận nhiều trên mạng xã hội
Có thể thấy, thị trường kinh doanh trà sữa tại Việt Nam hiện nay khá sôi động. Số lượng quán trà sữa trên cả nước ước tính lên tới hơn 1500 cửa hàng lớn nhỏ. Tuy nhiên, trong một cuộc khảo sát tần suất sử dụng trà sữa của các đối tượng vẫn cho thấy một kết quả khá lạc quan như sau:
Nhóm đối tượng từ 3 đến 24 tuổi xếp thứ nhất về mức độ tiêu thụ trà sữa với 24%. Tần suất uống trà sữa trung bình của nhóm này ít nhất là 1 lần/tuần. Trong đó, đối tượng là học sinh sinh viên có tần suất cao hơn. Rơi vào khoảng 2 đến 3 lần/tuần. Nhóm đối tượng xếp thứ 2 với tỷ lệ tiêu thụ chiếm 19% là nhóm từ 25 đến 38 tuổi. Nhóm này cũng có tần suất sử dụng khoảng 2 đến 3 lần/tuần.
Qua đó, có thể thấy nhu cầu sử dụng trà sữa của khách hàng vẫn khá cao. Vì vậy, hiện tại mở quán trà sữa vẫn được coi là “mỏ vàng” dành cho những người muốn tham gia ngành F&B.

2. Mô hình mở quán trà sữa take away là gì?

Trà sữa take away được hiểu theo đúng nghĩa đen của dịch nghĩa là trà sữa mang đi. Đây là mô hình trà sữa được phục vụ để khách hàng dễ dàng mang đi và dùng ở bất kỳ đâu. Do đó, mô hình này thường phục vụ cho các khách hàng có nhu cầu mua đồ uống mang đi thay vì dùng tại chỗ.
Đặc trưng dễ nhận thấy nhất của mô hình trà sữa take away đó là không cần mặt bằng rộng. Các quán trà sữa take away thường có không gian nhỏ, nhưng tiện lợi và phục vụ nhanh chóng. Phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách hàng, đặc biệt là với những người bận rộn. Ngoài ra, mô hình này cũng đáp ứng nhu cầu đặt hàng online, giao hàng tận nơi của khách hàng.
trà sữa take away là gì

3. Các dạng mô hình kinh doanh trà sữa take away

Hiện nay, mô hình kinh doanh trà sữa take away khá phổ biến. Tùy vào điều kiện kinh tế, sở thích bạn có thể lựa chọn một trong các hình thức kinh doanh take away sau:

  • Kinh doanh online: Đây là một hình thức kinh doanh khá phổ biến. Là loại hình kinh doanh chỉ thuần mang đi. Hình thức này sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa chi phí mặt bằng hay thậm chí cả nhân viên.
  • Kinh doanh xe đẩy (xe lưu động): Mô hình này bạn cần chọn địa điểm bán. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chuẩn bị thêm các dụng cụ pha chế cơ bản. Ưu điểm của hình thức này là khá linh động. Bạn có thể linh động di chuyển đến các địa điểm đông khách.
  • Kiosk/Mặt bằng nhỏ: Với loại hình này, bạn cần phải thuê địa điểm. Do đó, cần phải lựa chọn địa điểm cẩn thận để phù hợp với mục đích kinh doanh. Tuy nhiên, với hình thức này, bạn có thể kê thêm một vài bộ bàn ghế nhỏ để phục vụ thêm các khách hàng có nhu cầu dùng trà sữa tại chỗ.
    kinh doanh trà sữa take away mặt bằng nhỏ

4. Ưu và nhược điểm của mở quán trà sữa take away?

4.1. Ưu điểm

Là một mô hình khá được ưa chuộng, phù hợp với những người bắt đầu khởi nghiệp. Mô hình quán trà sữa take away có những ưu điểm sau:

  • Vốn đầu tư ban đầu thấp. Điểm nổi bật nhất của mô hình trà sữa take away là tiết kiệm chi phí. Do bạn không cần đầu tư nhiều về mặt không gian, nội thất mà chỉ cần tập chung vào khu vực quầy pha chế. Do đó mô hình này phù hợp với những bạn trẻ muốn kinh doanh nhưng chưa có nhiều vốn hoặc những người mới muốn tập kinh doanh.
  • Không tốn nhiều không gian. Với mô hình này, bạn chỉ cần bố trí không gian cho quầy pha chế và một khoảng không để khách ngồi đợi. Do đó mô hình này phù hợp với những quán có mặt bằng nhỏ. Bên cạnh đó, vì tiết kiệm không gian, nên có nhiều lựa chọn về địa điểm để bạn lựa chọn hơn.
  • Tiện lợi, dễ dàng di chuyển. Nếu bạn lựa chọn hình thức xe đẩy. Đây sẽ là lợi thế cho bạn, vì bạn có thể di chuyển đến những địa điểm đông đúc. Từ đó có thể tiếp cận tối đa các đối tượng khách hàng.
  • Phong cách hiện đại, tiện lợi, phù hợp với cuộc sống hiện tại. Hiện nay, nhu cầu phục vụ nhanh chóng, tiện lợi tăng lên. Vì vậy mô hình quán trà sữa take away đem đến cho khách hàng dịch vụ phù hợp. Phong cách cửa hàng take away mang lại cảm giác năng động, kết hợp với phục vụ nhanh chóng, chuyên nghiệp khiến khách hàng thích thú và yêu thích.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, mô hình kinh doanh trà sữa take away cũng có một số nhược điểm như sau:

  • Không phục vụ được tối đa nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm của trà sữa take away là phục vụ mang về hoặc ngồi tại chỗ trong thời gian ngắn. Không phục vụ được những đối tượng khách hàng có nhu cầu ngồi lại lâu. Vì vậy, khiến bạn giảm đi một lượng khá lớn khách hàng tiềm năng.
  • Bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Mô hình kinh doanh take away hầu hết đều diễn ra ở ngoài trời. Vì vậy việc kinh doanh của bạn sẽ chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thời tiết. Ngoài ra, để làm việc ở ngoài trời liên tục, bạn cũng cần phải đảm bảo về mặt sức khỏe.
  • Bị ảnh hưởng bởi quy hoạch của nhà nước. Hiện nay chính quyền đang ngày càng siết chặt các quy định về quy hoạch vỉa hè để đảm bảo mỹ quan đô thị. Do đó, nếu kinh doanh hình thức xe đẩy hoặc kiosk bạn sẽ phải tính toán kỹ lưỡng về vấn đề vị trí quán của mình.

5. Các bước chuẩn bị kinh doanh mô hình trà sữa take away

5.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Đây là một bước quan trọng, giúp bạn xác định hướng phát triển cho quán của mình. Giúp đảm bảo các bước sau đi đúng định hướng của bạn.
Ở đây, bạn nên chọn một nhóm đối tượng cụ thể để hướng tới. Ví dụ nhóm học sinh – sinh viên; hay những người đã đi làm… Khi bạn đã xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn sẽ xây dựng được những hoạt động, biện pháp phù hợp để thu hút những khách hàng đó đến với sản phẩm của mình.

5.2. Nghiên cứu, xây dựng menu trà sữa

Bước thứ hai bạn cần thực hiện, đó là xây dựng được menu chính thức của quán. Với những thương hiệu mới, bạn nên tập trung vào 1 hoặc 1 vài món đồ uống chính. Điều này sẽ giúp bạn tạo được “signature” (đặc trưng) cho quán của mình.
xây dựng menu trà sữa
Thay vì đầu tư vào số lượng các loại sản phẩm, hãy đầu tư vào pha chế, cải thiện chất lượng để có thức uống ngon nhất với hương vị độc đáo. Để từ đó thu hút và khiến khách hàng nhớ đến quán/ thương hiệu trà sữa của bạn. Ngoài ra, bên cạnh các thức uống chính, bạn hãy chú ý xây dựng thêm menu về topping. Điều này sẽ giúp các sản phẩm trà sữa của bạn trở nên đa dạng hơn.

5.3. Lựa chọn nguồn cung nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của sản phẩm. Do đó, bạn hãy lựa chọn nhà cung ứng nguyên vật liệu uy tín, đảm bảo các chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Để giảm thiểu các sai sót, hãy kiểm tra kỹ lưỡng các thông tin về cơ sở sản xuất trước khi quyết định nhập hàng. Ngoài ra, khi mới bắt đầu, bạn không nên vội vàng, nhập hàng với số lượng lớn để tránh các rủi ro có thể gặp.
lựa chọn nguyên liệu làm trà sữa

5.4. Lựa chọn hình thức và địa điểm kinh doanh

Sau khi thực hiện xong các bước ở trên, bạn cần lựa chọn được hình thức kinh doanh trà sữa take away phù hợp.

  • Nếu chọn kinh doanh online, bạn sẽ không cần lo lắng về mặt bằng. Tuy nhiên bạn sẽ phải chăm chút cẩn thận cho cửa hàng online của mình. Đảm bảo các thông báo, tin nhắn luôn được kiểm tra thường xuyên và phản hồi kịp thời. Vì nếu không phản hồi nhanh, rất có thể khách hàng sẽ chuyển qua thương hiệu online khác để order.
  • Đối với hình thức xe đẩy, bạn sẽ phải chăm chút hơn cho chiếc xe của mình. Đảm bảo nó đủ bắt mắt với người qua đường, menu cũng nên được thiết kế để người mua dễ dàng gọi món. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn sẵn các địa điểm phù hợp, tập trung đông các nhóm khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng không nên đổi địa điểm đặt xe quá nhiều. Để các khách hàng sẽ dễ dàng ghi nhớ và tìm kiếm quán của bạn.
  • Với kiosk/cửa hàng nhỏ, bạn cũng cần đầu tư về không gian. Ngoài ra, việc lựa chọn địa điểm để đặt quán cũng phải được tính toán kỹ càng. Đảm bảo tiếp cận tối đa với khách hàng mục tiêu.

lựa chọn mô hình quán trà sữa mặt bằng nhỏ

5.5. Hoàn tất các khâu chuẩn bị khác

Ngoài các bước trên, bạn cũng cần hoàn tất một số công việc như sau:

  • Chuẩn bị về trang thiết bị: Với mỗi hình thức kinh doanh, trang thiết bị sẽ có những yêu cầu riêng. Ví dụ: Nếu kinh doanh với hình thức xe đẩy, bạn hãy ưu tiên lựa chọn những trang thiết bị phù hợp, dễ dàng cho việc vận chuyển qua lại. Còn với cửa hàng/kiosk và kinh doanh online, bạn có thể chọn các thiết bị mang tính cố định hơn. Ngoài ra, nguồn điện, nước ở cửa hàng cũng cần được quan tâm khi lựa chọn mặt bằng.
  • Thiết kế không gian: Tuy mở quán trà sữa take away không yêu cầu quá cao vào không gian. Nhưng dù bạn thiết kế theo phong cách nào cũng phải đảm bảo sự phân định rõ ràng giữa các khu vực. Ngoài ra, dù kinh doanh theo hình thức nào, bạn cũng nên đầu tư, thiết kế không gian một cách đồng bộ và có bộ nhận diện thương hiệu riêng. Điều này sẽ giúp quán trở nên chuyên nghiệp và khiến khách hàng dễ ghi nhớ thương hiệu hơn.
  • Chuẩn bị về nhân sự: Với hình thức kinh doanh online, bạn có thể tự thực hiện. Tuy nhiên, với kinh doanh xe đẩy và cửa hàng nhỏ, bạn nên có 1-2 nhân viên để giúp đỡ bạn.

5.6. Lên kế hoạch marketing cho quán

Ngoài những yếu tố trên. Để mở quán trà sữa take away thành công, việc chuẩn bị kế hoạch marketing cũng là một yếu tố quan trọng. Bạn cần xây dựng một bản kế hoạch truyền thông rõ ràng, chi tiết cho từng giai đoạn. Từ khi chuẩn bị khai trương cho đến khi đi vào hoạt động.
lên kế hoạch marketing cho quán trà sữa
Trong thời đại công nghệ số như hiện nay, bạn có thể đẩy mạnh truyền thông trên các nền tảng số. Bằng một số hình thức như xây dựng website, fanpage; quảng bá trên các trang mạng xã hội… Bên cạnh marketing online, bạn cũng nên kết hợp với các hình thức marketing offline. Ví dụ như truyền miệng, phát tờ rơi, thực hiện các chương trình quà tặng… Mỗi giai đoạn nên có những chương trình phù hợp để kích thích người mua hàng. Một số chương trình bạn có thể tham khảo như: khuyến mãi khai trương, làm voucher cho những dịp đặc biệt… Kết hợp tối đa các hình thức marketing sẽ giúp hiệu quả tốt nhất cho quán của bạn.
Xem thêm:

6. Chi phí đầu tư để mở quán trà sữa take away

6.1. Kinh doanh online

Với hình thức kinh doanh này. Bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh. Mức chi phí đầu tư khá nhỏ khoảng 5-7 triệu. Các chi phí này chủ yếu dành cho nguyên vật liệu, cốc và túi đựng. Vì nguồn thu của bạn 100% đến từ các đơn hàng trực tuyến. Vì vậy bạn có thể đầu tư thêm cho các quảng cáo trực tuyến để thu hút khách hàng.

6.2. Kinh doanh xe đẩy

mô hình quán trà sữa xe đẩy
Với hình thức kinh doanh này, bạn không cần đầu tư thuê mặt bằng hay xây dựng quán. Do đó, mức đầu tư ban đầu cũng khá nhỏ với chi phí khoảng 15-20 triệu:

  • Chi phí đầu tư xe đẩy (đã trang trí, thiết kế đầy đủ): khoảng 7-10 triệu
  • Chi phí nguyên vật liệu pha chế: 2-5 triệu.
  • Chi phí cho dụng cụ pha chế (Thùng đá, ly, ống hút…): khoảng 2-5 triệu

Ngoài ra, nếu bạn đầu tư cho máy móc, dụng cụ pha chế chuyên nghiệp, mức chi phí sẽ lớn hơn, rơi vào khoảng 25-30 triệu. Tuy nhiên, trong thời gian đầu vận hành có thể sẽ phát sinh các lỗi. Do đó, bạn cần tìm ra chúng và khắc phục.

6.3. Kinh doanh mặt bằng nhỏ

Đối với hình thức kinh doanh này, bạn sẽ cần thuê mặt bằng. Tuy nhiên, vì mặt bằng nhỏ nên mức đầu tư ban đầu cũng sẽ không quá cao. Một vài loại phí bạn sẽ phải bỏ ra bao gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí thiết kế (bảng hiệu, quầy bar…)
  • Chi phí mua các thiết bị, dụng cụ pha chế (tủ lạnh, máy xay, nguyên vật liệu…)
  • Chi phí duy trì (gồm: tiền điện, nước, phí internet…)
  • Chi phí thuê nhân viên
  • Chi phí marketing…

thiết kế quầy bar và trang thiết bị pha chế
Xem thêm:

7. Một số kinh nghiệm mở quán trà sữa take away

Ngoài những thông tin đã đề cập ở trên. Bạn cũng nên lưu ý thêm một số vấn đề sau để việc kinh doanh trà sữa take away được thuận lợi và hiệu quả hơn.

  • Hãy sử dụng nguồn nguyên liệu đảm bảo. Chất lượng của trà sữa là yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến thành công của bạn. Vì vậy hãy ưu tiên lựa chọn nguồn cung cấp nguyên liệu đảm bảo, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận.
  • Luôn học hỏi, nâng cao tay nghề pha chế. Nếu có điều kiện, hãy học thêm các khóa đào tạo về pha chế. Điều này sẽ giúp bạn có thể mở rộng thêm menu của quán.

học hỏi nâng cao tay nghề pha chế trà sữa

  • Học hỏi thêm kiến thức kinh doanh. Điều này sẽ giúp bạn có sự nhìn nhận, đánh giá tốt hơn về thị trường kinh doanh. Từ đó có những chiến lược marketing phù hợp với từng thời điểm cụ thể.
  • Bắt trend, cập nhật menu thường xuyên. Thị trường luôn thay đổi, các thức uống theo mùa, theo phong trào luôn là một cơ hội tốt để kinh doanh. Vì vậy, hãy luôn cập nhật xu hướng thường xuyên. Từ đó cho ra mắt những thức uống mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về mô hình mở quán trà sữa take away mà bạn nên biết. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn có nền tảng ban đầu để khởi nghiệp thành công. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để cập nhật thêm những bài viết thú vị, hữu ích về khởi nghiệp quán trà sữa nhé!

Mô hình cafe sân thượng: Tiềm năng từ mô hình độc đáo

mô hình cafe sân thượng

Mô hình cafe sân thượng là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, độc đáo, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.

Hiện nay, khởi nghiệp từ quán cafe không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào những mô hình quán cafe cơ bản đã quá phổ biến, bạn hoàn toàn có thể thử sức với những mô hình kinh doanh cafe mới lạ, độc đáo hơn. Mô hình cafe sân thượng chính là một trong số đó. Vậy mô hình cafe sân thượng là gì? Nó có gì đặc biệt? Làm sao để bắt đầu kinh doanh quán cafe sân thượng thành công? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan thị trường kinh doanh cafe tại Việt Nam

Hiện nay, F&B là một trong những ngành vẫn còn dư địa phát triển và có cơ hội bứt phá tại Việt Nam. Trong đó, thị trường cà phê là một trong những thị trường hot nhất thời hiện nay. Do nhu cầu ăn uống, hội họp giải trí ngày càng cao, nên không khó để bắt gặp những quán cafe từ các thương hiệu lớn đến nhỏ trên các con đường.
tần suất đến quán cafe
Theo thống kê về tần suất sử dụng cà phê và trà sữa của người tiêu dùng Việt Nam của Q&Me cho thấy: Tần suất ghé các quán cafe của người Việt khá cao. Với tần suất chủ yếu là 2-3 lần/tuần. Trong đó, 2 nhóm tuổi là 24-29 và 30-39 có tần suất ghé quán cafe cao hơn cả. Còn nhóm tuổi 18-23 lại thường đến các quán trà sữa hơn.
Qua đó, có thể thấy việc kinh doanh quán cafe là một lĩnh vực khá tiềm năng. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường mà tệp khách hàng ngày càng mở rộng như hiện nay.

2. Mô hình cafe sân thượng là gì?

Cafe sân thượng hay cafe rooftop là mô hình kinh doanh cafe trên khu vực sân thượng của một tòa nhà. Những quán cafe rooftop này thường tận dụng những khoảng trống trên sân thượng của các tòa nhà cao tầng hoặc trung tâm thương mại để kinh doanh. Vì quán được đặt ở trên cao nên sẽ mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng. Đến với quán, khách hàng có thể thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn khung cảnh từ sân thượng. Có thể nói mô hình cafe sân thượng là mô hình kinh doanh tiềm năng, thu hút thực khách.

3. Điểm khác biệt của mô hình cafe sân thượng

Ngày nay, mô hình kinh doanh cafe ngày càng nở rộ. Các quán cafe ngày càng nhiều, nhưng không gian, thiết kế, thậm chí là menu cũng không có nhiều sự khác biệt. Do đó, mô hình cafe sân thượng có thể coi là làn gió mới trong ngành kinh doanh cafe.
quán cafe sân thượng có không gian đẹp để checkin
Điểm làm nên sự khác biệt cho mô hình cafe này là không gian. Không gian mở, tạo cho khách hàng cảm giác thoáng đãng. Đứng từ quán khách hàng có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố hoặc thiên nhiên xung quanh. Với mô hình này, khách hàng sẽ được trải nghiệm không gian mới mẻ và cảm giác thư giãn. Đến đây có thể ngắm cảnh, check-in sống ảo, hoặc trò chuyện cùng bạn bè.

4. Ưu và nhược điểm của mô hình cafe sân thượng

4.1. Ưu điểm

  • Ưu điểm đầu tiên của cafe sân thượng là luôn thoáng đãng và tự do. Không như những quán mặt đất, cafe sân thượng đem lại cho khách hàng một không gian yên tĩnh hơn. Giúp khách hàng có một không gian thư giãn, thoải mái hơn để tận hưởng cuộc sống. Giải tỏa sự căng thẳng của cuộc sống thường nhật.
  • Không gian rộng, kết hợp với thiết kế đẹp, mô hình cafe sân thượng cung cấp background lý tưởng để khách hàng đến check-in “sống ảo”. Mỗi thời điểm trong ngày, quán lại có một vẻ đẹp riêng. Vậy nên khách hàng có thể đến quán vào nhiều thời điểm khác nhau để cảm nhận trọn vẹn không gian.
  • Mang lại cho khách hàng trải nghiệm độc đáo, mới lạ vào buổi đêm. Hệ thống đèn chiếu sáng của quán, cùng với ánh sáng của thành phố mang đến cho khách hàng một không gian lung linh, huyền ảo. Cùng với không khí dịu mát ban đêm sẽ mang lại không gian tuyệt vời để nhâm nhi ly cafe thơm ngon.

quán cafe sân thượng có ưu điểm không gian thoáng
Những điểm kể trên giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời. Cho họ cảm giác được thoát khỏi những ngột ngạt, khói bụi của thành phố để thưởng thức không gian, cảnh đẹp. Giúp kích thích tâm lý khiến khách hàng muốn cho tiêu nhiều hơn. Bởi vậy, mô hình cafe sân thượng thu hút rất nhiều khách hàng đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn.

4.2. Nhược điểm

Bên cạnh những thuận lợi, quán cafe sân thượng cũng có nhược điểm. Chính những ưu điểm về không gian đôi khi cũng trở thành nhược điểm của quán.

  • Quán cafe sân thượng sử dụng nhiều không gian ngoài trời nên chịu nhiều sự chi phối của thời tiết. Vào mùa mưa hoặc mùa đông, khách hàng đến quán cafe sẽ ít hơn. Do đó, đòi hỏi nhà đầu tư phải thiết kế các không gian phù hợp. Đối với không gian ngoài trời có thể lắp thêm mái che di động và chắn gió để hỗ trợ việc che nắng, che mưa cho khách hàng.

thiết kế mái che cho quán cafe sân thượng

  • Vị trí tầng thượng cũng gây khó khăn cho khách hàng khi di chuyển đến. Nếu không được hướng dẫn hoặc có biển chỉ dẫn chi tiết thì đôi khi khách hàng sẽ gặp khó khăn khi tìm đến quán
  • Ngoài ra việc bố chỉ chỗ gửi xe cho khách hàng cũng khó hơn so với những quán cafe ở mặt đất.

Xem thêm:

5. Các bước chuẩn bị khi mở mô hình cafe sân thượng

5.1. Xác định khách hàng mục tiêu

Khách hàng mục tiêu là một yếu tố quan trọng, cần phải cân nhắc khi quyết định mở quán. Đối với mô hình quán cafe sân thượng, nhóm khách hàng mục tiêu thường là giới trẻ. Là những người thích khám phá và trải nghiệm cái mới. Họ thích không gian đẹp, nhưng không quá đông đúc, mang lại sự thư giãn.
xác định đối tượng khách hàng mục tiêu cho quán
Một tệp khách hàng tiềm năng khác đó là những khách hàng trung tuổi. Họ thích trải nghiệm những không gian lịch sự, riêng tư. Do đó, nếu chọn concept thiết kế phù hợp. Đây hoàn toàn là tệp khách hàng phù hợp.

5.2. Chuẩn bị nguồn vốn

Để mở một quán cafe sân thượng, vốn là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến thành công của quán. Khi quyết định mở quán cafe sân thượng, bạn cần xác định cần một nguồn vốn không nhỏ. Một số khoản chi phí bạn cần chuẩn bị gồm:

  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Chi phí decor, thiết kế
  • Chi phí cho trang thiết bị và nguyên liệu quán cafe
  • Chi phí cho nhân sự
  • Chi phí triển khai marketing
  • Chi phí cho các khoản chi khác như điện, nước, chi phí dự phòng rủi ro…

5.3. Tìm kiếm, lựa chọn mặt bằng

Sau khi đã có đủ nguồn vốn, việc tiếp theo cần chuẩn bị là lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh. Nếu bạn lựa chọn được một mặt bằng tốt, việc kinh doanh của bạn sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn nhiều.
một số địa điểm bạn có thể tham khảo như: sân thượng của các tòa nhà cao tầng tại trung tâm thành phố, tòa nhà văn phòng, khách sạn hay các trung tâm thương mại… Ngoài trung tâm thành phố, bạn có thể chọn những nơi có khung cảnh đẹp như view biển, bờ hồ, công viên…

5.4. Lựa chọn phong cách và thiết kế không gian

Sau khi đã có mặt bằng, việc tiếp theo bạn phải làm đó là thiết kế nội thất cho quán. Để tăng tính đồng bộ và thẩm mỹ cho quán. Bạn nên chọn concept thiết kế phù hợp với đặc thù của quán từ trước.
lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp cho quán
lựa chọn phong cách phù hợp
Một số không gian:

  • Với không gian ngoài trời. Bạn nên chọn bàn ghế đơn giản, không quá cầu kỳ. Tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thư giãn, gần gũi với không khí, thiên nhiên. Để đối phó với thời tiết mưa, nắng bạn nên trang bị thêm đồ dùng che chắn như ô dù, mái che di động…
  • Không gian trong nhà. Ngoài việc tăng thêm lựa chọn cho khách, đây sẽ là nơi giúp quán bạn duy trì kinh doanh trong những ngày mưa hay ngày đông giá rét. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những thiết kế có nhiều cửa sổ hoặc tường bằng kính để khách có thể ngắm cảnh bên ngoài.
  • Ngoài ra, nếu quán của bạn có không gian rộng. Bạn có thể thiết kế thêm các không gian khác như khu vực xem phim, hay khu vực tổ chức party…

Tùy theo diện tích không gian, hãy cân nhắc thiết kế sao cho phù hợp và nhìn tổng thể hài hòa nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bố trí thêm cây xanh cho quán. Cây xanh vừa giúp lọc không khí lại tăng thêm tính thẩm mỹ, khiến quán của bạn trở nên gần gũi và dễ chịu hơn. Ngoài ra, hãy chú trọng đến ánh sáng. Đây là nhân tố quan trọng giúp quán của bạn trở nên đẹp hơn. Đặc biệt là khi màn đêm buông xuống, ánh đèn sẽ giúp quán của bạn càng lung linh, đẹp đẽ hơn.

5.5. Lên thực đơn

Để quán cafe chuyên nghiệp và hoạt động tốt nhất, hãy lên thực đơn đồ uống. Trong quán cafe, bạn có thể phục vụ các loại thức uống như cafe, trà, các loại nước ép và sinh tố; Các loại đồ uống đá xay… Việc đa dạng thực đơn này sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Bạn có thể bổ xung các món ăn vặt vào thực đơn.
thêm đồ ăn vặt vào menu của quán
Ngoài ra, nếu nhóm đối tượng mục tiêu của bạn là những người có thu nhập cao. Thích sự sang trọng thì bạn có thể hướng tới mô hình như quán pub. Với thực đơn được bổ xung thêm những đồ uống như cocktail, mocktail…

5.6. Chuẩn bị về mặt nhân sự

Nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Khi bắt đầu mở quán, hãy xây dựng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn tốt và đáng tin cậy. Ngoài ra, bạn nên phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân sự, đảm bảo họ hoàn thành tốt công việc của mình. Tránh làm mọi việc trở nên phức tạp và lộn xộn.
Nhân viên pha chế và phục vụ là những nhân viên cốt cán của quán bạn. Đối với 2 vị trí này, bạn có thể đào tạo luân chuyển vị trí. Để trong tình huống thiếu người, ai cũng có thể đảm nhiệm được công việc một cách tốt nhất.
chuẩn bị về mặt nhân sự cho quán cafe
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn có thể bố trí thêm bảo vệ hoặc làm việc với bảo vệ tòa nhà. Để họ có thể giúp đỡ khách hàng ngay từ những bước đầu tiên như gửi xe, hướng dẫn cách di chuyển đến quán.

6. Lên kế hoạch marketing cho quán

Kế hoạch marketing là một phần quan trọng để đưa quán đến gần hơn với khách hàng. Nhưng đặc điểm của mô hình cafe sân thượng không quá phù hợp để kinh doanh online. Do thế mạnh của quán không phải là đồ uống, cũng không phù hợp với sự vội vàng, nhanh chóng. Vì vậy mô hình này không phù hợp với các ứng dụng đặt món trực tuyến. Tuy nhiên, để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

6.1. Quảng cáo qua những bài review

Ngày nay, việc hợp tác với các KOLs, các blogger ẩm thực đến quán trải nghiệm không gian, đồ uống là một việc không quá xa lạ. Những người này thường đã có sẵn một lượng fan nhất định trên các nền tảng mạng xã hội. Fan của họ đều là tệp khách hàng tiềm năng của bạn. Vì đa phần họ là những người trẻ, luôn sẵn sàng đến và trải nghiệm.
Ngoài ra, nếu bạn hợp tác với những blogger ẩm thực có chuyên môn. Bạn còn có thể nhận được những đánh giá, góp ý, đề xuất để cải thiện chất lượng, dịch vụ của mình.

6.2. Tăng cường quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội

Các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram… đều là những kênh marketing hiệu quả. Bạn có thể tạo lập các kênh riêng, thường xuyên chia sẻ thông tin, hình ảnh của quán để thu hút khách hàng. Từ đó nhắc nhở người dùng ghé thăm và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của quán.
tăng cường quảng cáo trên mạng xã hội
Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng chức năng chạy quảng cáo của các nền tảng. Đây là một cách giúp bạn tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Nếu biết cách tận dụng các lợi thế của mỗi mạng xã hội. Việc quảng cáo quán của bạn sẽ có những kết đem lại những kết quả rõ rệt.

6.3. Thực hiện Google My Business cho quán

Khi muốn tìm đến một địa điểm, điều đầu tiên ta thường làm là tìm kiếm địa chỉ trên Google. Vì vậy để đảm bảo kết quả tìm kiếm của khách hàng có tên quán của mình. Bạn hãy thực hiện Google My Business.
thực hiện google my business cho quán

6.4. Thực hiện các chương trình ưu đãi

Ngoài những hoạt động kể trên, ưu đãi cũng là một hoạt động hiệu quả trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy thực hiện các chương trình ưu đãi như tặng voucher giảm giá, tích điểm đổi quà, ưu đãi thành viên… sẽ giúp tạo hứng thú với khách hàng.
Ngoài ra, đối với những khách hàng thân thiết hoặc giới thiệu thêm bạn bè đến quán. Bạn cũng có thể tặng những voucher đặc biệt để tri ân, cảm ơn họ. Bởi vì đây là những vị khách thực sự chất lượng của bạn. Đồng thời họ cũng sẽ là những vị khách có thể bỏ qua những sơ sót nhỏ của quán. Thậm chí họ góp ý giúp bạn cải thiện chất lượng dịch vụ.
thực hiện chương trình ưu đãi tặng voucher
Xem thêm:

7. Một số mô hình quán cafe sân thượng thành công

Có thể nói cafe sân thượng là một mô hình còn khá mới mẻ và hấp dẫn với khách hàng. Để xây dựng được một quán cafe thành công, bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh cafe sân thượng thành công do Nhà Hàng Số gợi ý sau đây nhé!

7.1. Trill Rooftop Cofe

Nhắc đến mô hình cafe sân thượng nổi bật ở thủ đô, không thể không nhắc đến quán Trill Rooftop Cofe. Quán nằm trên tầng 26 của tòa nhà Hei Tower thuộc quận Thanh Xuân. Đây là một quán cafe có diện tích lớn với tổng diện tích lên tới 420m2. Sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu vui chơi, thư giãn, làm việc, thậm chí tổ chức sự kiện… của khách hàng.
bể bơi của trill rooftop cafe
Quán có thiết kế không gian cực “chill” với sắc xanh của bầu trời và của cây, lá trang trí trong quán. Từng ngóc ngách của quán đều được chau chuốt tỉ mỉ tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Đặc biệt, khi vào đông, quán còn chuẩn bị sẵn những chiếc khăn thổ cẩm xinh xắn để khách hàng giữ ấm cơ thể. Vậy nên, nếu đến Trill vào mùa đông, bạn có thể vừa đắp chăn, vừa thưởng thức một ly cafe nóng và ngắm nhìn thành phố. Ngoài ra, giữa lòng quán còn có một bể bơi khá rộng. Mang đến cho khách hàng một không gian giải nhiệt lý tưởng vào mùa hè.
Menu đồ uống của Trill không quá đa dạng với các loại thức uống chủ yếu là cafe, trà và nước ép. Ngoài ra quán cũng phục vụ một số món đồ ăn nhẹ như: Mì trộn sốt bò băm (Mixed Noodles Bolognese); Mì nui sốt bò băm (Macaroni Bolognese)…

7.2. Paradise Rooftop

Một mô hình cafe sân thượng độc đáo khách ở Hà Nội đó là Paradise Rooftop, quán cafe nằm trên sân thượng tầng 9, tại Thụy Khuê. Đây là một quán cafe sân thượng sở hữu view xịn sò. Với một mặt bao trọn Hồ Tây, một mặt hướng về những tòa chung cư hiện đại, lung linh về đêm. Quán tương đối rộng với 2 tầng, được decor thêm đèn led vừa đủ để khách hàng có thể ngồi chill. Điểm cộng lớn của quán là dù có không gian và view đẹp, nhưng lại nằm ở phân khúc bình dân. Với mức giá cả phù hợp với cả dân văn phòng và học sinh, sinh viên.
view hồ tây của paradise rooftop
Menu của Paradise Rooftop tương đối đa dạng, có đi kèm cả các món ăn nhẹ, luôn được bổ sung và cải tiến liên tục. Ngoài ra, một số buổi tối, Paradise còn tổ chức đêm nhạc acoustic với phụ thu chỉ 30.000 đồng.
đêm nhạc acoustic tại paradise rooftop

7.3. Chênh Vênh Rooftop

Ngoài Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng là một thành phố sở hữu nhiều mô hình cafe sân thượng. Nổi bật trong số đó có thể kể đến quán Chênh Vênh Rooftop. Đây là một quán không quá rộng. Nhưng nhờ decor, xắp xếp hợp lý nên nhìn tổng thể vẫn thoáng. Ngoài ra quán còn sở hữu backgroud siêu xịn. Đó là tòa Landmark 81 gần đó và một góc thơ mộng của sông Sài Gòn.
góc view xịn sò của chênh vênh rooftop

Menu của Chênh Vênh khá đa dạng các loại đồ uống như bia, cocktail, nước trái cây, soda… Được decor tinh xảo, đáp ứng được nhu cầu sống ảo của giới trẻ. Cùng với đó quán được mở từ 4h chiều. Vậy nên từ phong cảnh tới đồ uống đều là một địa điểm lý tưởng để mọi người đến check-in sống ảo.

đồ uống của chênh vênh rooftop được decor tinh xảo
Trên đây là những thông tin hữu ích về mô hình cafe sân thượng mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích bạn trong việc mở quán cafe sân thượng. Hãy ấn theo dõi chuyên mục khởi nghiệp quán cafe để cập nhật thêm những thông tin hữu ích cho việc kinh doanh của mình nhé!

Tiệc Canape là gì? Quy trình tổ chức tiệc Canape chuyên nghiệp

tiệc canape là gì

Giải nghĩa tiệc Canape là gì, khi nào nên tổ chức tiệc Canape, quy trình tổ chức tiệc Canape chuyên nghiệp.

Tiệc Canape ngày càng được ưa chuộng trong các buổi hội họp và sự kiện. Những món ăn tinh tế này không chỉ đẹp mắt mà còn có hương vị thơm ngon. Trong bài viết này Nhà hàng số sẽ giải đáp chi tiết Tiệc Canape là gì và cung cấp quy trình để tổ chức tiệc Canape chuyên nghiệp.

1. Tiệc Canape là gì?

Để hiểu tiệc Canape là gì, trước tiên cần làm rõ về định nghĩa Canape. Canape hay còn gọi là Canapé là một món ăn bắt nguồn từ Pháp vào giữa những năm 1800. Ban đầu, Canape là một loại món khai vị với một phần đế bánh và lớp đồ mặn ở trên. Phần đế bánh có thể là bánh mì, bánh bột hoặc bánh quy giòn. Phần đồ mặn ở bên trên thường là phô mai, jambon hoặc trứng cá muối.
canape là gìTuy nhiên qua thời gian, Canape đã được biến tấu theo rất nhiều phong cách khác nhau. Phần đế có thể sử dụng rất nhiều nguyên liệu như trứng, khoai tây, trái cây,…Phần nhân ở trên cũng có thể là đồ ngọt, trái cây, rau củ, hải sản,…Với món Canape hiện đại gần như không có giới hạn cho sự sáng tạo.

tiệc canapeTừ khái niệm trên, có thể hiểu một cách đơn giản, tiệc Canape là dạng tiệc nhẹ với những món ăn khai vị có kích cỡ nhỏ, có thể cầm nhấm nháp. Ngày nay, tiệc Canape dần trở thành một phần không thể thiếu trong các buổi hội họp.

2. Ưu điểm của tiệc Canape là gì?

  • Tiết kiệm thời gian chuẩn bị: Vì tiệc Canapes thường phục vụ các món ăn được chuẩn bị sẵn, nên quá trình nấu nướng sẽ không quá áp lực về thời gian.
  • Thể hiện phong cách: Các món ăn Canapes có thể tùy ý sáng tạo để thể hiện phong cách và tính chất của buổi tiệc. Các thực khách sẽ rất thích sự kết hợp đa dạng hương vị và cách trình bày đầy bắt mắt trong buổi tiệc Canapes.
  • Không cần dụng cụ ăn uống: Vì Canapes được cầm bằng tay và ăn trong một đến hai miếng. Do đó khi set up tiệc Canapes không cần chuẩn bị dụng cụ ăn uống, bát đĩa cho từng thực khách. Điều này sẽ giúp tiết kiệm công sức khi setup cũng như dọn dẹp sau buổi tiệc.
  • Tạo không gian giao lưu cho thực khách: Tính linh động của tiệc Canapes cho phép thực khách di chuyển xung quanh và trò chuyện một cách tự do.

ưu điểm của tiệc canape là gì

3. Dịp nào nên tổ chức tiệc Canape

Theo truyền thống, tiệc Canape thường được tổ chức trong các buổi tiệc rượu, tiệc cocktail. Những suất Canape được phục vụ giúp khuyến khích khách dự tiệc uống nhiều hơn. Tuy nhiên nhờ sự tiện lợi, linh hoạt tiệc Canape ngày càng được ưa chuộng trong các buổi liên hoan, hội họp thậm chí là đám cưới. Trong các buổi liên hoan, tiệc Canape sẽ được dọn ra đầu tiên với vai trò món khai vị. Hay trong các đám cưới, tiệc Canape sẽ giúp khách tham dự lót dạ trước khi bắt đầu buổi lễ. Nhìn chung tiệc Canape thường được tổ chức trong các sự kiện mang tính xã giao. Vì loại hình tiệc này cho phép thực khách thoải mái di chuyển và trò chuyện.
tổ chức tiệc canape
Xem thêm:

4. Nguyên tắc chuẩn bị một buổi tiệc Canape hoàn hảo

Tiệc Canape rất chú trọng đến sự tinh tế, khéo léo. Do đó để chuẩn bị một buổi tiệc Canape hoàn hảo cần lưu ý rất nhiều yếu tố:

  • Chuẩn bị đủ khẩu phần: Thông thường, một buổi tiệc Canape nên phục vụ khoảng 4-5 phần ăn cho mỗi người trong giờ tiệc đầu tiên. Sau đó có thể phục vụ thêm 2-3 món trong mỗi giờ tiếp theo. Ví dụ như tại một buổi tiệc cocktail kéo dài 4 tiếng, nên chuẩn bị tối thiểu 12 phần ăn cho mỗi người để đảm bảo thực khách không bị đói khi tham gia buổi tiệc. Nếu tiệc Canape được tổ chức trước tiệc cưới, chỉ cần chuẩn bị 3-4 phần ăn cho mỗi người.
  • Xây dựng thực đơn tiệc Canape đa dạng: Để lên thực đơn, đơn vị tổ chức cần nắm rõ tính chất của buổi tiệc Canape là gì. Nếu tiệc Canape được tổ chức trong buổi tiệc Cocktail thì nên lựa chọn menu chủ yếu là món mặn. Ngược lại menu kết hợp mặn ngọt phù hợp với tiệc Canape được tổ chức cùng đám cưới, liên hoan. Ngoài ra cũng cần đa dạng các loại nguyên liệu được sử dụng. Hãy đảm bảo rằng menu tiệc có thể đáp ứng được khẩu vị và sở thích của số đông người tham dự.

thực đơn tiệc canape là gì

  • Bày trí bắt mắt: Dù hương vị là yếu tố thường được đặt lên hàng đầu, nhưng với tiệc Canape hình thức cũng giữ vị trí quan trọng không kém. Mỗi món ăn trong tiệc Canape là một tác phẩm nghệ thuật tinh tế và bắt mắt. Đồng thời các loại nguyên liệu phải được gắn kết chặt chẽ, tránh rơi vãi khi ăn.

trang trí tiệc canape

 

5. Quy trình phục vụ tiệc Canape chuyên nghiệp

Tiệc Canape có thể được phục vụ theo một trong hai cách sau. Bày món ăn cố định ở một khu vực, hoặc có nhân viên phục vụ bưng món ăn đến vị trí của thực khách. Việc bày đồ ăn cố định giúp tiết kiệm không gian.Còn cách thứ hai phù hợp cho không gian có diện tích lớn và đông người tham dự. Mỗi cách phục vụ sẽ có những quy tắc khác nhau, nhưng về cơ bản cần lưu ý những yêu cầu sau:

  • Bày trí món ăn cẩn thận trên khay đựng, giá đỡ: Trong tiệc Canape, các phần ăn sẽ được đặt trên các khay, đĩa cỡ lớn. Các khay đựng cũng góp phần thể hiện phong cách của bữa tiệc Canape là gì. Vậy nên hãy chú ý đầu tư vào cách bày trí khay đựng trong tiệc Canape.

bày trí trên khay tiệc canape

 

  • Không nên để lẫn lộn các món Canape khác nhau trên cùng một đĩa: Mỗi khay chỉ nên có 1-2 loại Canape.
  • Nhân viên phục vụ không được chạm tay vào thức ăn: Thay vì đó, người phục vụ có thể bưng khay đến gần và để khách tự lấy thức ăn.

cách phục vụ tiệc canape

  • Trình bày rõ thành phần của từng món ăn: Các món Canape thường được phối kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu. Do đó cần có bảng thông tin hoặc người phục vụ để trình bày rõ về món ăn.
  • Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết: dù tiệc Canape không cần dụng cụ ăn uống như dao nĩa. Nhưng thực khách vẫn cần các loại đồ dùng như khăn ăn, dung dịch sát khuẩn tay, đĩa để đồ thừa,…

đồ dùng dự tiệc canape

 

6. Tạm kết

Tiệc Canape đang ngày càng trở nên phố biến hơn. Việc cung cấp các dịch vụ tổ chức tiệc Canape chuyên nghiệp sẽ giúp các nhà hàng, khách sạn đa dạng hóa dịch vụ đồng thời tạo dấu ấn riêng. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã hiểu tiệc Canape là gì, cũng như những lưu ý khi phục vụ tiệc Canape. Theo dõi Nhà hàng số để được giải đáp những Thuật ngữ mới nhất trong ngành F&B.

Chiến lược marketing của Unilever – Bá chủ đế chế FMCG

chiến dịch marketing của unilever

Chiến lược marketing của Unilever dựa trên 3 trụ cột: Con người, Thương hiệu, Trải nghiệm giúp củng cố vị trí “bá chủ” ngành FMCG

Unilever hiện đang là một trong những tập đoàn đa quốc gia danh tiếng. Nó chiếm thị phấn khá cao tại thị trường châu Âu với doanh thu đứng top đầu ngành. Suốt hơn 25 năm phát triển, Unilever không ngừng phát triển và đạt được những thành tựu ấn tượng. Góp nối thành công đó, không thể thiếu chiến lược marketing đúng đắn của Unilever. Nó được coi là một trong những chiến dịch tiếp thị vừa thông minh vừa sáng tạo bậc nhất trong ngành tiêu dùng hiện nay.

1. Tổng quan về thị trường ngành FMCG

Thị trường FMCG (Nhóm hàng tiêu dùng nhanh) toàn cầu được dự đoán sẽ đạt 15.361,8 tỷ USD vào năm 2025. Tốc độ CAGR đạt 5,4% từ năm 2018 đến năm 2025. Một số “ông lớn” hàng đầu ngành FMCG phải kể đến như: Johnson & Johnson, Neslté, Unilever, Procter & Gamble, Coca-Cola, Anheuser-Busch InBev,…
Có thể nói, FMCG là ngành hàng có quy mô thị trường lớn nhất hiện nay. Đặc biệt Châu Á. Trong đó có Việt Nam là thị trường mới nổi giàu tiềm năng Do đó, rất nhiều nhãn hàng muốn đầu tư phát triển thương hiệu. Bất chấp đại dịch, sức tăng trưởng của FMCG vẫn vô cùng mạnh mẽ. Theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm 2021, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng 4,9% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 giảm 1,1%). Doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 1.985,4 nghìn tỷ đồng. Chiếm 80,6% tổng mức và tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2020 tăng 3,6%). Việt Nam được đánh giá có thể lọt top 10 thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới vào năm 2030.
thị trường fmcg việt nam

2. Khái quát về thương hiệu Unilever

2.1 Đôi nét về Unilever

Unilever là một trong những thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh hàng đầu thế giới. Nó được xem như “ông vua” trong ngành này. Hiện tại giá trị của công ty Unilever đang đứng vị trí thứ 7 tại châu u. Unilever có hơn 400 tên thương hiệu nổi tiếng. Phải kể đến như Lipton, Knorr, Omo, Lux, Vim, Lifebuoy, Dove, Close-Up, Sunsilk, Clear, Pond’s, Hazeline, Vaseline, … Doanh thu trên hàng triệu đô cho mỗi nhãn hiệu. Đồng thời, có mặt tại hơn 190 quốc gia với doanh thu cao ngất ngưởng lên đến 50 tỷ Euro. Unilever hoạt động phổ biến nhất trong 4 lĩnh vực chính. Đó là: thức ăn, đồ uống giải khát, chăm sóc tại nhà, chăm sóc sắc đẹp. Rất nhiều nhãn hàng trở thành những hàng hóa được tiêu dùng nhiều nhất tại Việt Nam.
Những con số ấn tượng về doanh thu và quy mô đã và đang chứng tỏ Unilever là một trong những công ty thành công nhất thế giới trong lĩnh vực kinh doanh chăm sóc sức khỏe. Cùng với P&G, Unilever hiện đang thống trị khắp thế giới về các sản phẩm này. Và chiếm lĩnh thị trường toàn cầu là một trong những mục tiêu của Unilever. Unilever Việt Nam được thành lập năm 1995, là một bước đi trong chiến lược tổng thể của Unilever. Unilever Việt Nam thực chất là tập hợp cửa Liên doanh Lever Việt Nam, Elida P/S và Công ty Best Food.
unilever và đối thủ p&g

2.2 Chỉ số kinh doanh

Unilever đạt doanh thu ròng 13,5 tỷ euro trong quý 2 năm 2021. Tăng 1,2% so với cùng kỳ năm trước. Bộ phận chủ lực – chăm sóc cá nhân và sắc đẹp mang lại doanh thu ròng 5,36 tỷ euro, tăng 0,9% so với năm trước. Doanh thu thuần từ thực phẩm và đồ uống tăng 2,9%. Còn doanh thu dịch vụ chăm sóc tại nhà giảm 1,6% và. Tổng doanh thu ròng trong nửa đầu năm nay đạt 25,79 tỷ euro. Tăng 0,3% so với năm trước. Lợi nhuận ròng là 3,39 tỷ euro, giảm nhẹ so với nửa đầu năm 2020. Trên toàn cầu, châu u báo cáo mức tăng kim ngạch mạnh nhất trong quý 2 năm 2021, tăng 4,5%.Tổng tăng trưởng doanh số bán hàng cơ bản của Unilever là 5% và tăng 5,4% trong 6 tháng đầu năm 2021.
unilever top 10 thương hiệu mỹ phẩm doanh thu cao nhấtNăm 2017, doanh thu thuần của Unilever Việt Nam đạt hơn 25 nghìn tỷ đồng. Đây là mức doanh thu cao nhất trong lịch sử. Đồng thời, tăng trưởng khoảng 5% so với 24 nghìn tỷ đồng năm 2016. Tương đương với mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành FMCG Việt Nam. Hiện nay công ty đạt mức tăng trưởng khoảng 35-40%. Có thể nói, đây là một trong những công ty nước ngoài thành công nhất ở Việt Nam hiện nay.
doanh thu unilever và các doanh nghiệp trong thị trường tẩy rửa

3. SWOT của Unilever

3.1 Strengths (Điểm mạnh)

  • Thương hiệu toàn cầu lớn nhất: Theo báo cáo năm 2020, Unilever tự hào là một trong những công ty lớn nhất trên toàn cầu. Nó lọt Top 13 thương hiệu hàng đầu chiếm hơn 1 tỷ euro doanh thu tính đến năm 2016. Khách hàng có thể tìm bất kỳ sản phẩm nào mình muốn tại Unilever.
  • Có nhiều sáng kiến nghiên cứu và phát triển: Unilever có nguồn lực tài chính vững mạnh nên đầu tư lớn cho R&D sáng tạo sản phẩm mới. Từ đó, trở thành một trong những công ty được người tiêu dùng yêu thích nhất.
  • Mạng lưới phân phối rộng lớn: Unilever phát triển các kênh phân phối trên toàn thế giới.
  • Định giá linh hoạt: Với danh mục sản phẩm lớn, Unilever có thể áp dụng các chính sách linh hoạt về giá để bảo vệ thị phần.
  • Là “tay chơi” tạo trend: Unilever có thể tạo ra các xu hướng cho người tiêu dùng. Điều này khiến thương hiệu ngày càng lớn mạnh và có thể kiểm soát thị trường.
  • Kết hợp chiến lược toàn cầu và địa phương: Unilever nổi tiếng với những chiến lược vĩ mô, mang tính toàn cầu cũng như chiến lược “địa phương hóa” mang đến sự gần gũi cho người tiêu dùng.
  • Lực lượng lao động hùng hậu: Unilever hiệu có hơn 170.000 nhân viên trên khắp thế giới. Từ đó, tạo nên văn hóa môi trường làm việc đa dạng.

3.2 Weaknesses (Điểm yếu)

  • Sản phẩm dễ bị bắt chước và thay thế: Các sản phẩm tiêu dùng dễ bị bắt chước hoặc bị thay thế bởi các nhãn hàng tiêu dùng tương tự. Đặc biệt ở các thị trường châu Phi và châu Á khi ưu tiên các sản phẩm tự nhiên và truyền thống.
  • Đa dạng hoá các sản phẩm kinh doanh còn hạn chế.
  • Phụ thuộc lớn vào các nhà bán lẻ: Unilever đang phải phụ thuộc nhiều vào mạng lưới các nhà bán lẻ để phân phối. Từ đó, hành vi và quyết định mua hàng đang bị chi phối rất nhiều bởi tư vấn của các nhà bán lẻ.
  • Đối thủ cạnh tranh “đáng gờm”: Unilever đang phải đối đầu với những gã khổng lồ khác như P&G và Nestle. Các doanh nghiệp địa phương cũng gây ra sức ép lớn trên các thị trường nhỏ lẻ.

3.3 Opportunities (Cơ hội)

  • Sự bành trướng thương hiệu: Unilever thường xuyên triển khai các chiến lược đa dạng hoá, mua bán, sáp nhập nhằm chiếm lĩnh thị phần và hạn chế nguy cơ thay thế.
  • Khai thác các thị trường mới nổi: Qua quá trình toàn cầu hoá, Unilever giúp người dân địa phương tiếp cận với các mặt hàng mang thương hiệu quốc tế. Đặc biệt là với những “miền đất hứa” như Trung Quốc và Ấn Độ.
  • Xu hướng sử dụng sản phẩm lành mạnh và bền vững: Unilever có thể nắm bắt xu hướng và tiếp thị phân khúc thị trường mới nổi này để phát triển.
  • Đầu tư công nghệ và sản phẩm mới: Trong bối cảnh dịch bệnh Covid phức tạp, Unilever đã hợp tác với Microbac để chế tạo loại nước súc miệng có thể làm giảm tải 99.9% lượng virus. Từ đó, tạo được tiếng vang lớn về danh tiếng và sản phẩm của thương hiệu.
  • Đẩy mạnh ý thức về thương hiệu xanh: Unilever nổi tiếng với những hoạt động mang tính trách nhiệm với xã hội và môi trường. Từ đó, thu hút mạnh mẽ những người tiêu dùng thích mua sản phẩm của các nhà sản xuất có trách nhiệm về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

3.4 Threats (Thách thức)

  • Khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Hậu COVID-19, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng nặng nề. Thu nhập và mức tiêu dùng giảm đã gây ra sức ép về doanh thu giảm và chi phí ngày càng tăng với Unilever.
  • Nguy cơ tới từ các thương hiệu riêng: Các cửa hàng bán lẻ lớn đang có xu hướng xây dựng thương hiệu riêng của họ. Chưa kể, Unilever lại phụ thuộc vào các nhà bán lẻ.
  • Thị trường cạnh tranh khốc liệt: Các đối thủ như Nestle hoặc P&G đang không ngừng nghiên cứu các sản phẩm mới với giá cả cạnh tranh. Do đó, Unilever liên tục phải chạy đua trên con đường chinh phục thị trường thế giới.
  • Chỉ trích về an toàn môi trường: Unilever phải đảm bảo duy trì sự tập trung của mình vào ý thức bảo vệ môi trường. Chỉ một động thái nhỏ không phù hợp cũng khiến thương hiệu gặp phải những rắc rối lớn.
  • Người chơi mới nhập cuộc: Với sự cạnh tranh gay gắt toàn cầu, Unilever không chỉ phải đối mặt với những cơn sốt suy thoái tài chính mà còn cả những mối đe dọa đang nổi lên từ các tập đoàn mới vươn tầm thế giới.

swot unilever

4. Marketing Unilever: Tích hợp chiến lược toàn cầu và cộng đồng

Một trong những chiến lược Marketing tốt nhất của Unilever được sử dụng là tích hợp các chiến lược toàn cầu với cộng đồng địa phương. Qua đó, dễ dàng đáp ứng nhu cầu và gây thiện cảm lớn khi kết hợp hài hòa với văn hóa. Ví dụ, Hindustan Unilever, một công ty con của Unilever tại Ấn Độ khẳng định chắc chắn nó là một trong những tên thương hiệu được người dùng Ấn Độ yêu thích nhất. Bởi lẽ, nó có sự kết nối với những giá trị của những tầng lớp trung lưu và tinh hoa cổ kính.

5. 3 trụ cột tiếp thị Unilever: “Tạo dựng thương hiệu cho cuộc sống”

Chiến lược Marketing của Unilever là sự kết hợp của ba trụ cột chính:

  • Ưu tiên con người

“Đặt con người lên hàng đầu” là trụ cột, là gốc rễ đầu tiên. Có nghĩa là thương hiệu tập trung vào những con người thực với cuộc sống thực, nhu cầu và ước mơ.

  • Thương hiệu không thể thiếu

“Các thương hiệu cần có mục đích rõ ràng, có quan điểm rõ ràng”. Đây cũng chính là triết lý trong xây dựng thương hiệu. Tất cả các thương hiệu của Unilever đều có các chiến lược marketing riêng biệt. Tuy nhiên, bộ nhận diện, kế hoạch, hệ thống niềm tin và thông điệp là của Unilever.

  • Những trải nghiệm kỳ diệu

Unilever thúc đẩy sự khai phá cảm xúc, chia sẻ những trải nghiệm thương hiệu kỳ diệu đó trong suốt hành trình tiêu dùng. Trong đó, sức mạnh hợp tác, cộng tác, nguồn cung ứng cộng đồng là chìa khóa quan trọng hơn cả.
kế hoặc phát triển bền vững unileverXem thêm: Chiến lược Marketing của Costco – Gã “bán lẻ” khổng lồ

6. Phân tích chiến lược Marketing của Unilever – Ông Vua FMCG

Các chiến lược của Unilever được triển khi nhằm phù hợp với giá trị lâu dài, lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Đồng thời, đề cao sự cân bằng và lành mạnh trong mối quan hệ với các đối tác. Trong đó, tập trung nâng cao lợi thế cạnh tranh khi liên tục đẩy mạnh giá trị giữa người tiêu dùng cũng như đổi mới theo nhu cầu. Đây cũng là chìa khóa thành công trong chiến lược Marketing của Unilever.

6.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

  • Yếu tố cốt lõi

Đa dạng sản phẩm, tập trung nâng cao chất lượng và đổi mới với chiến lược “địa phương hóa”. Đây cũng chính là những yếu tố cốt lõi trong chiến lược marketing của Unilever về sản phẩm. Tại Việt Nam, tập đoàn này không ngừng mở rộng các sản phẩm. Chỉ trong vòng 1 thời gian ngắn kể từ khi hoạt động, Unilever đã tung ra sản phẩm đầu tiên là dầu gội Sunsilk. Sau đó là OMO, Clear, Vim… Nó đã nhanh chóng thu hút và được tin dùng để chăm sóc cho cá nhân và gia đình.

  • Đa dạng dòng sản phẩm

– Dòng thực phẩm dùng cho chế biến và ăn uống: Wall’s ice cream, Knorr, Lipton.
– Dòng sản phẩm vệ sinh và chăm sóc cá nhân: Lux, Vaseline, Hazeline, Dove, Sunsilk, Clear, Lifebuoy, Closeup, P/s.
– Dòng sản phẩm giặt tẩy cho quần áo và đồ dùng trong nhà: Omo, Viso, Surf, Comfort, Sunlight, Cif.
chiến lược marketing sản phẩm của unilever

  • Chất lượng sản phẩm

Nguyên liệu và quy trình sản xuất đạt chuẩn quốc tế được Unilever vận dụng hiệu quả. Qua đó, mang đến những sản phẩm chất lượng và phù hợp với nhu cầu của người Việt Nam. Unilever còn mua lại các thương hiệu uy tín của Việt Nam như Viso, P/S. Sau đó, cải tiến công thức chế tạo, bao bì và tiếp thị để gia tăng tiêu thụ.
Để đảm bảo uy tín thương hiệu, Unilever Việt Nam đặc biệt chú trọng đến việc chống hàng giả. Qua đó, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sở hữu trí tuệ và uy tín với thương hiệu hàng hoá. Các sản phẩm đều có “TEM BẢO ĐẢM HÀNG THẬT”, hay “LOGO CHỐNG HÀNG GIẢ BẢO ĐẢM HÀNG THẬT”. Khách hàng có thể dễ dàng phân biệt hàng giả, hàng nhái cũng như an tâm hơn khi sử dụng.

  • Chiến lược “địa phương hóa”

Để “Việt Nam hóa”, Unilever đã có những sáng tạo và đổi mới hiệu quả trong sản phẩm. Chẳng hạn như dầu gội Sunsilk chứa thêm chiết xuất bồ kết. Sản phẩm chiếm 80% doanh số của nhãn hiệu dầu gội Sunsilk. “Nghĩ như người Việt Nam chính là cách để hiểu người tiêu dùng Việt Nam thích gì, cần gì để từ đó làm ra những sản phẩm phù hợp với họ”. Để thỏa mãn thị hiếu người dùng, công ty còn xây dựng đội ngũ nhân viên bản địa chuyên nghiệp. Những người thấu hiểu văn hóa và sở thích người tiêu dùng Việt. Với trà và kem Wall’s, khó có thể tìm thấy các hương vị như trà xanh vị Bắc, trà lài Cây đa, kem đậu xanh, khoai môn dừa,… trên thế giới. Bởi đó là những hương vị đặc trưng của Việt Nam.
Điểm mạnh trong chiến lược marketing về sản phẩm của Unilever là liên tục cải tiến công thức, chế tạo bao bì nhằm đa dạng về tính năng. Ngoài ra, chú trọng phát triển đa dạng các loại sản phẩm và nâng cao chất lượng đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, cam kết chống hàng giả để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
kem walls chiến lược địa phương hóa unilever

6.2 Chiến lược về giá (Price)

  • Chiến lược giá linh động

Thương hiệu đã sử dụng chiến lược định giá sản phẩm linh động. Nghĩa là linh hoạt theo nhu cầu, biến động của thị trường và phân khúc khách hàng. Nhất là với tâm lý chi trả của người Việt Nam. Do vậy, để đưa ra mức giá hợp lý, chiến lược marketing của Unilever Việt Nam đề ra mục tiêu giảm giá thành sản xuất. Công ty đã dựa vào các doanh nghiệp nhỏ địa phương để tìm các nguyên liệu tại chỗ thay vì nhập khẩu. Qua đó, giảm được chi phí mua hàng và thuế nhập khẩu.

  • Mục tiêu trong chiến lược giá

Mục tiêu của Unilever là tiếp cận số lượng lớn khách hàng và chiếm lĩnh càng nhiều thị phần càng tốt. Do đó, chiến lược giá linh hoạt dựa theo biến động của thị trường, chiến lược của đối thủ cạnh tranh và theo hướng giá ngày càng giảm. Chẳng hạn với việc cạnh tranh về ngách thị trường bột giặt, khi P&G giảm 20% giá của bột giặt Tide từ 14.500VND cho gói 1,5 kg xuống còn 11.000 VND. Unilever Việt Nam đã ngay lập tức giảm giá từ 7.500 VND xuống còn có 5.500 VND cho 1/2 kg bột giặt.
Chiến lược giá của Unilever là thâm nhập (chất lượng cao, giá thấp). Unilever có rất nhiều loại sản phẩm phục vụ cho mọi phân khúc chi phí từ giá rẻ đến giá cao. Để đạt được mức giá cạnh tranh, công ty đã phân bố việc sản xuất, đóng gói cho các vệ tinh tại các khu vực Bắc, Trung, Nam. Từ đó, giảm chi phí vận chuyển và kho bãi. Ngoài ra, Unilever cũng thực hiện chính sách hỗ trợ tài chính để các doanh nghiệp địa phương có thể nâng cấp trang thiết bị sản xuất, chuyển giao kỹ thuật,… Điều này giúp tối ưu chi phí đầu tư mà chất lượng được đảm bảo đồng bộ.
chiến lược giá unilever

6.3 Chiến lược hệ thống phân phối (Place)

Các nhà máy của Unilever Việt Nam được đặt tại Hà Nội, Củ Chi, Thủ Đức và khu công nghiệp Biên Hoà. Hiện đang có khoảng 350 nhà phân phối với hơn 150.000 cửa hàng. Ngoài ra, công ty còn hợp tác với nhiều nhà máy xí nghiệp nội địa để gia công, cung ứng nguyên vật liệu sản xuất và bao bì thành phẩm. Đồng thời, công ty cũng hỗ trợ các đối tác Việt Nam phát triển sản xuất.
Đến thời điểm này, hệ thống phân phối của Unilever đã đạt được 2 mục tiêu đã đề ra. Đó là luôn luôn sẵn có và hiện hữu gần nhất. Để đạt được điều đó, không thể không kể đến sự tài tình trong chiến lược kinh doanh khi hợp tác với các đại lý phân phối của Việt Nam một cách hoàn hảo nhất. Bất cứ một chiến dịch Marketing nào của Unilever liên quan đến hệ thống phân phối đều được thực hiện thông suốt.
omo của unilever phân phối tại siêu thịUnilever còn xuất hiện tại các trung tâm thương mại, siêu thị. Thậm chí, hiện nay, nó còn có mặt trên các kênh thương mại điện tử. Nhờ những kho hàng được đặt tại các vị trí chiến lược, việc vận chuyển hàng hóa đến các kho dự trữ cũng như nhà bán lẻ dễ dàng hơn. Do đó, khách hàng tham gia mua sắm trực tuyến sẽ nhận được rất nhiều tiện ích. Có thể nói, Unilever thành công sở hữu mạng lưới phân phối vững mạnh với quy mô rộng lớn.
app unilever e store ứng dụng orderunow

6.4 Chiến lược xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Về chiến lược Marketing xúc tiến hỗn hợp của Unilever, Unilever đã tập trung triển khai các chiến dịch quảng cáo trên đa dạng nền tảng. Nó là một trong những công ty chi tiêu nhiều nhất cho hoạt động tiếp thị với khoảng 8 tỷ Euro/ năm. Chiến lược marketing của Unilever Việt Nam có hai mảng chính trong hệ thống chiến lược quảng bá. Đó là “Above-the-Line” (quảng bá trực tiếp) và “Below-the-Line” (quảng bá gián tiếp).

  • Quảng cáo
Quảng cáo trên truyền hình

Unilever đã thực hiện quảng cáo với tần suất cao trên hệ thống kênh truyền hình quốc gia và địa phương. Những thước phim quảng cáo, TVC bắt mắt, chuyên nghiệp và được đầu tư chỉn chu. Từ đó, thông điệp về sản phẩm dễ dàng truyền tải đến người tiêu dùng. Theo báo cáo của đài truyền hình Việt Nam, quảng cáo các sản phẩm của Unilever đã chiếm khoảng 35% tổng thu nhập mà đài nhận được từ các hoạt động quảng cáo. Nhiều hơn so với bất kỳ doanh nghiệp và đối thủ nào. Chỉ riêng Sunsilk, Clear, Lux, và Omo đã chiếm khoảng 56 tỷ VND. Trong khi, P&G đầu tư chi phí cho quảng cáo chỉ khoảng 28 tỷ VND. Do đó, trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình, Unilever Việt Nam không có đối thủ cạnh tranh.

Quảng cáo trên phương tiện kỹ thuật số

Unilever đã tận dụng hiệu quả social media để quảng cáo và thu hút khách hàng. Nhận thấy các phương tiện kỹ thuật số và thương mại điện tử được sử dụng ngày càng nhiều. Unilever đã tận dụng hiệu quả chúng để thúc đẩy doanh số bán hàng. Các chiến dịch kỹ thuật số phải kể đến như All Things Hair, Dove Self-Esteem,… Unilever còn kết hợp với rất nhiều người nổi tiếng như ngôi sao điện ảnh, vận động viên thể thao,… để quảng bá thương hiệu trên toàn cầu. Tại Việt Nam, Unileve thường xuyên tung ra các TVC, MC kết hợp với người nổi tiếng để gia tăng định vị thương hiệu. MV Nhà vệ “xinh” hợp tác với Trúc Nhân và Piggy nhằm truyền tải sứ mệnh cải thiện vệ sinh học đường suốt 14 năm của Unilever với nhãn hiệu Vim.

  • Khuyến mãi

Để thu hút khách hàng mua sản phẩm, Unilever cũng đã triển khai các chiến dịch khuyến mãi hấp dẫn bao gồm:
– Giảm giá sản phẩm
– Tặng coupon
– Tặng kèm dưới nhiều hình thức: đổi vỏ sản phẩm này được tặng sản phẩm khác, tặng mẫu dùng thử cho khách hàng,…
– Chương trình khuyến mãi rút thăm hoặc cào trúng thưởng những phần quà có giá trị.
khuyến mãi unilever khuyến mãi unilever dịp tết

  • Tuyên truyền và PR

– Tổ chức các sự kiện văn hóa – thể thao, các bài phát biểu, tổ chức hội nghị khách hàng, hội thảo, chương trình hướng về cộng đồng như ngày hội xuân “ Xuân từ triệu tấm lòng”, chương trình khuyến học “ Đèn đom đóm”,…
hội thảo unilever– Marketing trực tiếp: thường xuyên tổ chức các sự kiện ngoài trời. Qua đó, giới thiệu mặt hàng và thu hút nhiều người tiêu dùng. Ví dụ với Omo, sự kiện ngoài trời “Không ngại vết bẩn” chủ đạo là bí quyết tiếp cận tới người tiêu dùng tốt nhất. Qua đó, khách hàng có thể tự trải nghiệm và đánh giá sản phẩm.
– Các kênh quảng bá khác như in ấn, tích trữ, giảm giá và các mẫu dùng thử miễn phí. Hoardings và OOH media cũng đã giúp nâng tầm thương hiệu.
Chính nhờ chiến dịch xúc tiến đúng lúc, phù hợp, kịp thời, Unilever Việt Nam đã đi được những bước tiến dài trên thị trường mục tiêu chỉ trong thời gian ngắn.
chiến lược marketing unilever
chiến lược xúc tiến dùng thử của unilever

  • Chiến dịch “Unilever 25”

Ngoài ra, không thể không kể đến “Unilever 25”. Chiến dịch được triển khai thành công nhân dịp kỷ niệm 25 năm của công ty. Unilever đã tổ chức cuộc thi: “Gen Z Design, Thiết kế tương lai”. Tại đây, các bạn trẻ lan tỏa thông điệp đến cộng đồng thông qua những câu chuyện và mong muốn của mình về Việt Nam trong tương lai. Tác phẩm được thực hiện ngay trên chính bao bì những sản phẩm quen thuộc như nước giặt OMO, kem đánh răng P/S, chai sữa tắm Lifebuoy…
Sau đó, họ có thể chia sẻ thiết kế của mình lên mạng xã hội để lan tỏa. Đặc biệt, với mỗi lượt like/share, Unilever sẽ đóng góp 1.000 đồng vào Quỹ Vững vàng Việt Nam. Ngoài ra, 1000 bài dự thi có thông điệp ý nghĩa và có hơn 500 lượt tương tác do Unilever chọn ra sẽ nhận Bộ sưu tập giới hạn Unilever. Những chiến dịch như vậy đã giúp Unilever củng cố mức độ nhận diện thương hiệu, gắn kết với cuộc sống thường ngày của người Việt. Đặc biệt là cùng đồng hành để lan tỏa những giá trị sống nhân văn và tích cực.

6.5 Chiến lược về yếu tố con người (People)

  • Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Để thành công và ngày càng phát triển như hiện tại, Unilever Việt Nam luôn coi trọng yếu tố “con người”. Ngoài việc phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng nhằm phục vụ tốt cho người tiêu dùng. Unilever còn không ngừng xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đặc biệt, tập đoàn lấy phát triển nguồn nhân lực là bước đột phá về chất cho sự phát triển bền vững lâu dài. Đặc biệt là khi xã hội tiến vào nền “Kinh tế tri thức” hoặc “Kinh tế sinh học”.
Unilever đã xây dựng một đội ngũ nhân viên bản địa có đầy đủ chuyên môn khi thường xuyên được tham gia các chương trình đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp. Từ đó, có thể “hiểu thấu đáo người tiêu dùng Việt Nam” và phát triển “hệ thống rễ” giúp công ty có thể bám sâu vào thị trường. Quan điểm của Unilever là “Phát triển thông qua con người”. Do đó, nhân viên luôn được đảm bảo những quyền lợi tốt nhất. Đồng thời, luôn sẵn sàng hỗ trợ họ.

  • Trách nhiệm với con người, xã hội

Unilever luôn đi đầu với nhiều hoạt động nhân đạo và phát triển cộng đồng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, tập đoàn đã đồng hành và hỗ trợ không ít cho các cam kết nhân đạo, xóa đói giảm nghèo và phòng chống thiên tai hay cho các lĩnh vực y tế, giáo dục,… Một số chương trình phải kể đến như “P/S bảo vệ nụ cười Việt Nam”, chương trình “Lifebuoy” phòng chống bệnh phong hay chương trình “Vim” diễn đàn vệ sinh gia đình, phòng dịch,… Hàng năm, công ty đóng góp khoảng 2 triệu đô la vào hoạt động phát triển cộng đồng tại Việt Nam. Unilever còn được nhận bằng khen của thủ tướng chính phủ.
Thật không dễ dàng để trở thành người dẫn đầu thị trường trong một thế kỷ. Tuy nhiên, Unilever đã làm được khi giành được trái tim của người tiêu dùng. Với xây dựng chiến lược Marketing phù hợp theo mô hình 5P, tập trung vào 3 trụ cột chính (con người, thương hiệu và trải nghiệm), Unilever đã thành công chiếm hữu thị phần lớn trong ngành cũng như trở thành thương hiệu FMCG hàng đầu thế giới.
unilever bảo vệ môi trường unilever hỗ trợ dịp covid

7. Những khó khăn của Unilever gặp phải

Là một tập đoàn lớn và phát triển hùng mạnh hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, khi xây dựng và triển khai các chiến lược marketing của Unilever cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Thách thức phải đối mặt trước hết là cuộc khủng hoảng toàn cầu khiến cho giá các sản phẩm gia tăng. Thậm chí, rơi vào tình trạng lạm phát. Do đó, Unilever phải cắt giảm tiền lương để tăng doanh thu. Chưa kể, việc tăng giá nguồn nhiên vật liệu khiến chi phí đầu tư tăng mạnh. Từ đó, khó kiểm soát tình hình lạm phát. Điều này khiến Unilever phải gánh chịu rất nhiều áp lực về cạnh tranh sản phẩm với đối thủ.
Xem thêm: Chiến lược marketing của Vinacafé Biên Hòa và “canh bạc” tái định vị

8. Một số giải pháp khắc phục hiệu quả chiến lược marketing của Unilever

Để khắc phục được khó khăn trong chiến lược marketing của Unilever cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể. Tất cả đều dựa trên tình hình thực tế về hiệu quả marketing, các chỉ số kinh doanh và bối cảnh thị trường.

8.1 Điều hướng thay đổi danh mục theo nhu cầu

Trong thời buổi kinh tế khó khăn hiện nay, mức chi tiêu không những giảm sút. Thậm chí, nhu cầu và quyết định mua hàng cũng khắt khe hơn. Do đó, Unilever cần thay đổi danh mục dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, phát triển mạnh vào những lĩnh vực có tiềm năng để tối ưu chi phí. Chẳng hạn như các sản phẩm về chăm sóc sắc đẹp.

8.2 Ưu tiên các sản phẩm người tiêu dùng có nhu cầu cao

Unilever kinh doanh rất nhiều mặt hàng với các sản phẩm khác nhau. Và đương nhiên, mức độ tiêu thụ cũng khác nhau. Do đó, để tối ưu chi phí, cần tập trung ưu tiên vào những sản phẩm có lượng tiêu thụ cao. Ngoài việc duy trì các sản phẩm có mức tiêu thụ trung bình. Các sản phẩm có nhu cầu cao nên được ưu tiên như các ngành hàng vệ sinh, chăm sóc sắc đẹp.

8.3 Ra mắt sản phẩm mới

Trước tình hình dịch bệnh, Unilever đã nhanh chóng nghiên cứu và cho ra mắt những sản phẩm mới. Qua đó, đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như nước rửa tay sát khuẩn,…

8.4 Đánh trúng Insight khách hàng

Như đã nói ở trên, nhu cầu và mong muốn của khách hàng ngày càng đa dạng và phức tạp. Xu hướng tiêu dùng cũng thay đổi không ngừng. Do đó, Unilever cần đưa ra chiến lược cụ thể để thấu hiểu nhu cầu khách hàng. Sau đó, nắm bắt insight và đáp ứng tốt khách hàng.

8.5 Chiến lược Marketing 5C mới của Unilever

Một nền tảng với định hướng mới cho những chiến lược marketing của Unilever vừa được tiết lộ. Nó được kỳ vọng sẽ là khung xương sống cho các chiến lược trong tương lai. Với nền tảng 5C, chiến lược marketing của Unilever nỗ lực tập trung vào Consumers, Connect, Content, Community và Commerce. Cụ thể:

  • Consumers (Khách hàng tiêu thụ)

Yếu tố then chốt trong bất kỳ chiến dịch nào của Unilever là lấy khách hàng làm gốc. Unilever muốn mang đến cuộc sống tiện lợi, đầy đủ và thoải mái nhất cho mọi khách hàng.

  • Connect (Tương tác, kết nối)

Nhu cầu kết nối và tương tác ngày càng được khách hàng chú trọng. Ngày nay, họ muốn được kết nối ngay lập tức, đúng hoàn cảnh và thích hợp. Hệ sinh thái trực tuyến như website, các trang mạng xã hội cũng cần được dọn dẹp và nâng cấp. Để từ đó, nâng cao trải nghiệm và kéo khách hàng đến gần hơn với thương hiệu. Ngoài ra, những trải nghiệm quảng cáo cũng cần tinh gọn, ứng dụng các nền tảng công nghệ kỹ thuật thuật số để mang đến sự hài lòng và thú vị nhất.

  • Content (Nội dung)

Nội dung vẫn là yếu tố hàng đầu trong bất kể các chiến dịch marketing nài. Bởi lẽ, nó cũng chính là những thông điệp về sản phẩm mà thương hiệu muốn truyền tải. Qua đó, kêu gọi sự thấu hiểu, đồng cảm và quyết định lựa chọn sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, hiện nay, khách hàng đã có thể lọc thông tin tốt hơn bao giờ hết. Do đó, điều tiên quyết trong việc xây dựng nội dung là tính chính xác. Đồng thời, cần có sự sáng tạo và mang ý nghĩa nhất định. Hiểu được điều này, Unilever đã có sự thay đổi rất lớn trong cách kể chuyện và xây dựng quảng cáo.

  • Community (Cộng đồng)

Để có những chiến lược marketing hiệu quả, không thể không nghiên cứu và thấu hiểu cộng đồng. Những dữ liệu về chân dung khách hàng được tạo ra, lưu trữ. Từ đó, xây dựng được những mối quan hệ sâu hơn. Đồng thời, có thể dự đoán trước những xu hướng có thể xảy ra.

  • Commerce (Thương mại)

Thương mại không chỉ là mua bán, tạo doanh thu và lợi nhuận. Mà còn bao gồm vấn đề tìm kiếm, tiện lợi, có ích, trải nghiệm và thậm chí là giải trí. Đây cũng chính là mô hình kinh doanh mới có thể được phát triển trong tương lai. Nhờ vậy, có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.
unilever khắc phục khó khăn trong các chiến lược marketing

9. Kết luận

Các kế hoạch của Unilever đều được thực thi tương ứng với sự phát triển bền vững, doanh thu đạt được và sự tăng trưởng của công ty. Đồng thời, cân đối sự phát triển và lợi ích của các đối tác chiến lược. Chiến lược marketing của Unilever luôn chú trọng đến giá trị sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và xúc tiến. Qua đó, nâng cao lợi thế đối đầu trên toàn thế giới và phục vụ tốt thị trường địa phương. Chính hướng đi đúng đắn đã giúp tập đoàn này đi lên, thành công và phát triển vượt bậc như ngày hôm nay, xứng đáng để các doanh nghiệp học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Báo cáo dịch vụ ăn uống tại Việt Nam 2022

báo cáo ngành dịch vụ ăn uống việt nam 2022

6. Nội dung dành riêng cho Thành viên đăng ký

Vui lòng đăng ký để mở khóa nội dung bằng cách điền email của bạn vào form dưới đây.
Email của bạn sẽ được bảo vệ và không sử dụng cho mục đích spam

5. Báo cáo dịch vụ ăn uống tại Việt Nam năm 2022: Dịch vụ thực phẩm tiêu dùng năm 2021 suy giảm khi làn sóng COVID-19 thứ 4 tấn công cả nước

Vào mùa hè năm 2021, Việt Nam hứng chịu làn sóng COVID-19 thứ tư, có quy mô và tác động lớn hơn nhiều so với tất cả các đợt trước đó. Trong làn sóng này, hơn một triệu người đã bị nhiễm bệnh và đã có hơn 20.000 ca tử vong vào thời điểm viết báo cáo.

Để đối phó với làn sóng đại dịch mới, chính phủ đã ban hành lệnh phong tỏa nghiêm ngặt ở nhiều thành phố lớn trong vài tháng, bao gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Trong thời gian phong tỏa chặt chẽ nhất, ngay cả các dịch vụ giao hàng tận nhà và mang đi cũng bị cấm và doanh thu từ dịch vụ ăn uống tiêu dùng giảm xuống con số không. Ngoài ra, việc vận chuyển giữa các thành phố và tỉnh bị hạn chế trong vài tuần, dẫn đến gián đoạn chuỗi cung ứng. Do đó, ngành này đã chứng kiến sự sụt giảm giá trị hiện tại thậm chí còn mạnh hơn vào năm 2021 so với năm 2020.

Thậm chí, nhiều nhà khai thác đã phải đóng cửa vĩnh viễn các cửa hàng của họ vì họ không thể đối phó với tình trạng doanh số bán hàng liên tục sụt giảm. Đến quý 4 năm 2021, mặc dù việc ăn uống tại nhà hàng đã được cho phép trở lại sau thời gian phong tỏa, nhưng nhiều hạn chế đã được áp dụng. Nhiều thành phố lớn giới hạn số lượng khách dùng bữa ở mức một nửa công suất tối đa của nhà hàng. Ngoài ra, chỉ những người đã tiêm phòng mới được phép dùng bữa tại đây. Do đó, ngành dịch vụ ăn uống tiêu dùng vẫn còn nhiều thách thức vào cuối năm 2021.

4. Thay đổi sở thích của người tiêu dùng trong đại dịch và bình thường mới

Giao hàng tận nhà và mang đi là những thay đổi rõ ràng nhất trong sở thích của người tiêu dùng trong đại dịch. Tình hình phong tỏa khiến người dân đặt hàng giao hàng tận nhà, điều này giúp họ nhận thấy sự tiện lợi và lợi ích mà các dịch vụ này mang lại. Các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng bên thứ ba như Grab, Baemin, GoFood, ShopeeFood liên tục tung ra các chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Điều này đôi khi làm cho việc đặt hàng giao tận nhà thông qua các ứng dụng này thậm chí còn rẻ hơn so với mua trực tiếp tại các cửa hàng.

Bên cạnh đó, sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta của COVID 19 khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ lây nhiễm khi đi ăn ngoài, và thay vào đó họ chọn tụ tập tại nhà. Do đó, đặt hàng giao tận nhà trở thành thói quen mới của nhiều người. Cũng có sự thay đổi về sở thích đối với các địa điểm ngoài trời, vì mọi người nhận thấy rằng không gian trong nhà, có điều hòa không khí dễ lây lan vi-rút hơn. Đây là yếu tố nhiều nhà khai thác cân nhắc khi mở thêm cửa hàng mới trong năm 2021.

3. Báo cáo dịch vụ ăn uống tại Việt Nam năm 2022: Thực phẩm đóng gói phát triển, xu hướng take-away

Một số thương hiệu lớn cũng mở rộng bán lẻ để mở rộng nguồn doanh thu. Ví dụ, vào năm 2021, Golden Gate và Pizza 4P’s bắt đầu bán các sản phẩm chế biến sẵn và đông lạnh để khách hàng có thể chế biến các món ăn yêu thích của nhà hàng ngay tại nhà.

Các nhà thương hiệu chuỗi cũng điều chỉnh các chiến lược mở rộng cửa hàng của họ để phù hợp với trạng thái bình thường mới. Các quầy hàng/ki-ốt đường phố nổi lên như một phương pháp đa dạng hóa kênh cho nhiều nhà khai thác trong các quán cà phê/quán bar, nhà hàng phục vụ đầy đủ dịch vụ và nhà hàng phục vụ hạn chế. Với quy mô nhỏ, các quầy hàng/ki-ốt trên đường phố có chi phí chung thấp hơn, giúp các nhà khai thác duy trì lợi nhuận trong thời gian khó khăn mà vẫn có thể mở rộng mạng lưới của mình.

2. Phát triển dịch vụ thực phẩm độc lập

Chiếm phần lớn doanh thu dịch vụ thực phẩm tiêu dùng, các nhà khai thác độc lập đã ghi nhận một sự suy giảm ít nghiêm trọng hơn một chút vào năm 2021. Không giống như năm trước, nhiều thương hiệu đã chuẩn bị tốt hơn để hoạt động liên tục vào năm 2021. Họ đã bắt đầu đăng ký kinh doanh trên các ứng dụng giao hàng của bên thứ ba sau đợt phong tỏa vào năm 2020.

Do đó, khi đợt phong tỏa xảy ra lần nữa vào năm 2021, nhiều người trong số họ tiếp tục bán hàng thông qua hình thức giao hàng tận nhà hoặc mang đi, tương tự như các đối tác theo chuỗi của họ.

Hơn nữa, những người chơi độc lập thường linh hoạt hơn và các cửa hàng nhỏ hơn của họ nhiều hơn. có thể quản lý được. Khi chính phủ thường xuyên thay đổi các quy định vào năm 2021 để đối phó với số ca mắc COVID-19 ngày càng tăng, những người chơi độc lập dường như dễ thích nghi hơn với tình hình. Ví dụ: khi chính phủ yêu cầu tất cả nhân viên dịch vụ phải được tiêm phòng đầy đủ, nhiều người chơi độc lập do gia đình sở hữu không gặp vấn đề gì vì cả gia đình đã được tiêm phòng cùng nhau.

1. Dự đoán xu hướng phát triển của ngành F&B Việt Nam

Với sự xuất hiện của biến thể Delta và làn sóng COVID-19 thứ 4, Chính phủ đẩy mạnh tiến độ tiêm chủng để nhanh chóng thích ứng với trạng thái bình thường mới. Đến tháng 11 năm 2021, khoảng 43% dân số được tiêm chủng đầy đủ; một thành tích đáng kinh ngạc, xét trên thực tế là quốc gia này chỉ bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 đại trà từ giữa năm 2021.

Chính phủ cũng đã quyết định chung sống với đại dịch, đồng thời dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại nhiều thành phố lớn từ tháng 10/2021, bất chấp số ca mắc COVID-19 hàng ngày vẫn ở mức khá cao.

Có thể thấy rằng người tiêu dùng Việt Nam đang nhanh chóng thích nghi với trạng thái bình thường mới. Đeo khẩu trang đã trở thành thói quen từ lâu, thậm chí từ trước đại dịch và việc tiêm phòng được đa số người dân cả nước chấp nhận.

Đồng thời, các công ty trong ngành cũng đã thích nghi tốt với trạng thái bình thường mới. Đối với những điều trên lý do, dịch vụ thực phẩm tiêu dùng dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022 và 2023. Chính phủ cũng đã soạn thảo kế hoạch mở cửa biên giới và chào đón khách du lịch trong nước trở lại vào năm 2022, điều này sẽ góp phần hơn nữa vào sự phục hồi của ngành trong giai đoạn dự báo.

Đăng ký để tải báo cáo đầy đủ tại đây!

 

Thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu mà bạn cần biết

thiết bị bếp nhà hàng

Thiết bị bếp nhà hàng là những dụng cụ quan trọng trong cuộc chế biến và làm nên những món ăn thức uống. Vậy, thiết bị này gồm những gì?

Nếu bạn đang muốn kinh doanh mảng nhà hàng, điều mà bạn cần quan tâm nhất là thiết bị bếp. Đây là tổng hợp những dụng cụ và những nhóm dụng cụ dùng để kiến tạo những món ăn, mang đến sự trải nghiệm khó quên cho thực khách.
Tùy vào quy mô nhà hàng mà các thiết bị bếp nhà hàng cũng được đầu tư khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này Nhà Hàng Số mong muốn tập trung vào những thiết bị bếp cần thiết nhất trong một nhà hàng.

1. Vai trò của thiết bị bếp nhà hàng

Trong mỗi nhà hàng khách sạn, bếp là khu vực có vai trò không thể thay thế. Một nhà bếp sạch sẽ với đầy đủ các thiết bị được sử dụng là một điểm cộng cho nhà hàng này.
Khi cuộc sống phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, sự đa năng của nội thất nhà bếp không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình chế biến mà còn rút ngắn các bước sơ chế thủ công, phục hồi chất lượng cuộc sống. Phục vụ nhanh hơn và thuận tiện hơn.
các loại thiết bị bếp nhà hàng

2. Tìm kiếm thiết bị bếp ở đâu?

Nếu muốn tìm một đơn vị cung cấp nội thất bếp uy tín, bạn có thể tham khảo bằng cách tìm kiếm trên các nền tảng mạng xã hội. Tuy nhiên, bạn nên chọn khoảng 5-7 chỗ cao cấp. Liên hệ bên đó bạn sẽ biết giá các sản phẩm rồi so sánh xem bên nào có giá tốt nhất.
Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu đối thủ cạnh tranh nhập hàng từ đâu để có thể cân nhắc các phương án thay thế. Hoặc hỏi kinh nghiệm của bạn bè, người thân đã từng kinh doanh mặt hàng này.
mua thiết bị bếp ở đâu
Muốn nhập hàng giá rẻ thì nên mua trực tiếp từ Trung Quốc, tìm hiểu kỹ các xưởng bên đó. Sau đó thương lượng giá cả với chủ xưởng để có giá tốt nhất. Sau khi kết thúc đàm phán, các bên có thể hoàn tất các thủ tục để đưa hàng về Việt Nam. Nhưng không phải ai cũng nói được tiếng Trung để nói chuyện với chủ xưởng nên bạn phải có phiên dịch viên đi cùng.

3. Tổng hợp thiết bị bếp nhà hàng bạn cần biết

3.1. Bếp Á

Bếp Á công nghiệp là thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu cho nhà hàng của bạn. Bếp châu Á được chuẩn bị cho các món ăn châu Á như khoai tây và món hầm. Đó là lý do tại sao trong bếp Á có 2 loại bếp cơ bản là bếp dùng để hàm và bếp dùng để xào nấu:
Bếp dùng để hầm: thường có chân thấp, khung lớn bằng gang hoặc thép, phun lửa khuếch tán, dùng để ninh xương, hầm hoặc làm súp
Bếp dùng để xào nấu: đế làm bằng thép hợp kim, có núm điều chỉnh độ cao, chia lửa lớn, các miệng phun gas cách xa nhau, thuận tiện khi lắc chảo khi đang xào.
bếp á hai họng
Sàn bếp Á có vòi nước và ống thoát nước giúp việc vệ sinh bếp dễ dàng hơn. Bếp Á ngày nay có đầu đốt công suất cao giúp thức ăn chín nhanh và đều hơn. Tuy nhiên, nếu bạn không có nhu cầu sử dụng vòi lửa lớn, bạn có thể chọn vòi nhỏ hơn phù hợp với nhu cầu của mình.

3.2. Bếp Âu

Bếp Âu dùng để chế biến các món súp, món hầm, món canh và món Âu. Ẩm thực châu Âu đặc trưng bởi các loại nước sốt nên cần phải có đầu bếp được đào tạo để nấu và pha chế các loại nước sốt.
bếp âuHiện nay có 2 loại bếp âu công nghiệp là bếp âu tiêu chuẩn và bếp âu có lò nướng.
Bếp Âu thường gồm các loại như 4 lò đốt, 6 lò đốt, 8 lò đốt và 12 lò đốt gas.
Bếp Âu có lò nướng: bếp có các đầu đốt gas sát nhau, hệ thống lò nướng thực phẩm vô cùng tiện lợi cũng được tích hợp vào phần chân bếp. Bếp Âu có ống dẫn gas bằng thép đúc dày 3mm, đảm bảo an toàn cháy nổ.

3.3. Lò vi sóng

Lò vi sóng thường bị lãng quên trong tất cả các thiết bị nhà bếp cần thiết để điều hành một nhà hàng. Nhưng có lẽ bạn sẽ không nấu mọi thứ từ đầu trong bếp, bạn sẽ cần lò vi sóng.
lò vi sóngLò vi sóng rất hữu ích để hấp, hâm nóng hoặc rã đông thực phẩm đã nấu chín. Sau đó, cho vào bếp sẽ giúp bạn nấu đồ ăn nhanh hơn, ngon hơn và tiết kiệm công đoạn chờ giã đông thực phẩm.

3.4. Thiết bị nấu ăn, làm bếp

Bộ dao thớt nhà bếp: Mỗi loại dao nhà bếp được sử dụng cho những mục đích khác nhau, tránh sử dụng chung dao cho thực phẩm sống và chín. Dao phải có chiều dài phù hợp, sắc bén và không bị rỉ sét để quá trình tiền xử lý diễn ra nhanh chóng và dễ dàng.
Xoong nồi: Xoong nồi trong bếp nhà hàng, khách sạn thường có kích thước rất lớn. Chủ quán phải xác định rõ thực đơn nhà hàng của mình để chuẩn bị những loại xoong nồi có kích thước phù hợp.
bộ dụng cụ làm bếp nhà hàngBát đĩa: Khi thức ăn đã sẵn sàng, thức ăn được bày ra đĩa hoặc bát. Lưu ý nhà hàng phải chọn bát đĩa có màu sắc, chất lượng đồng đều, đầy đủ kích cỡ, chủng loại. Nên có các loại đĩa, đĩa ăn, đĩa bầu dục, đĩa gia vị, đĩa chiên, đĩa canh, đĩa trang trí…
Ngoài ra bạn cần chuẩn bị những dụng cụ khác như: thìa, kẹp, khăn mặt, vải lau,.. để quá trình làm bếp thuận tiện hơn.

3.5. Thiết bị bảo quản thực phẩm

Tủ đông là thiết bị nhà hàng cần thiết mà bạn phải có. Tủ đông công nghiệp ngày nay với thiết kế nhiều cửa giúp chứa được lượng thực phẩm, rau củ lớn hơn.
tủ đông bảo quảnBạn cũng có thể sử dụng tủ đông ở hai chế độ: chế độ làm đông và chế độ làm lạnh, tùy theo nhu cầu sử dụng và loại thực phẩm cần bảo quản.
Xem thêm:

3.6. Thiết bị vệ sinh

Các sản phẩm tẩy rửa được đặt trong nhà vệ sinh, nơi đồ dùng và bát đĩa được làm sạch. Đây là nơi thực sự đáng chú ý khi đánh giá tiêu chuẩn chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm của nhà bếp.
Các thiết bị vệ sinh như máy rửa bát, giá để bát đĩa, xoong nồi, xe đẩy, máy lọc không khí, máy hút khói,…
máy hút khói nhà hàngMáy hút khói là một trong những dụng cụ không thể thiếu trong bếp nhà hàng. Trong quá trình chế biến thực phẩm sẽ không thể tránh khỏi rất nhiều khói và mùi thức ăn nên hệ thống hút khói, xử lý thực phẩm là rất cần thiết.
Với hệ thống hút khói 90% lượng khói được hút ra ngoài đảm bảo không gian bếp của nhà hàng thông thoáng, không ngột ngạt.

3.7. Thiết bị đảm bảo an toàn

Khi mở nhà hàng, những thiết bị an toàn sau đây cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn trong quá trình kinh doanh nhà hàng:
• Bình chữa cháy
• Tủ thuốc
• Găng tay lò nướng
• Thảm trải sàn
• Kính bảo hộ
• Tạp dề
• Camera giám sát

3.8. Thiết bị chiếu sáng nhà bếp

thiết bị chiếu sáng bếpNhà bếp rất cần thiết cho ánh sáng. Căn bếp phải được bố trí hệ thống chiếu sáng để toàn bộ căn bếp luôn tràn ngập ánh sáng. Nên sử dụng đèn LED thay vì đèn sợi đốt hoặc đèn huỳnh quang. Những khu vực cần trang bị hệ thống chiếu sáng là bếp, bồn rửa, bàn làm việc và một số khu vực khác.
Xem thêm:

4. Tổng kết

Qua bài viết “Thiết bị bếp nhà hàng không thể thiếu mà bạn cần biết” đã cung cấp cho bạn tổng hợp mới nhất các thiết bị bếp nhà hàng. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Khởi nghiệp nhà hàng, Nhà Hàng Số sẽ liên tục gửi đến bạn những cập nhật mới nhất.

Mở quán nhậu cần gì để mang lại hiệu quả cao?

mở quán nhậu cần gì để đạt hiệu quả cao

Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết giúp bạn mở quán nhậu và kinh doanh thành công.

Quán nhậu có thể coi là một trong những mô hình kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận nhất mà không cần sử dụng quá nhiều vốn. Đáp ứng nhu cầu, sở thích ăn uống của nhiều người, vô số quán nhậu được mở ra. Nhưng mở quán nhậu cần gì để lượng doanh thu thu về cao nhất chắc chắn là câu hỏi của nhiều nhà khởi nghiệp trẻ. Chính vì vậy, Nhà Hàng Số sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ thắc mắc trong bài viết này.

1. Tại sao bạn nên lựa chọn kinh doanh quán nhậu?

Theo số liệu năm 2020, Việt Nam xếp thứ 9 thế giới với lượng tiêu thụ bia khủng. Với hơn 3,8 triệu kilô lít bia chiếm 2,2% toàn cầu. Tính tới tháng 7/2022, Việt Nam là nước đứng thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á và xếp thứ 3 toàn châu Á về mức tiêu thụ bình quân rượu bia/người. Bình quân mỗi năm, một người Việt Nam (trên 15 tuổi) tiêu thụ tới 170 lít bia. Tỷ lệ này ngày càng được tăng cao, đặc biệt ở giới trẻ.

mức độ tiêu thụ rượu bia việt nam năm 2020

Lượng tiêu thụ rượu bia tại Việt Nam tăng cao năm 2020

Đặc biệt, không chỉ nam giới mà tỷ lệ nữ giới ở Việt Nam sử dụng rượu bia cũng ở mức cao. Một cuộc điều tra thực hiện năm 2021 cho thấy rằng: có tới 64% nam giới và 10% nữ giới có uống rượu bia trong vòng 30 ngày.
Có thể thấy rằng, nhu cầu tiêu thụ rượu bia của người dân Việt Nam vô cùng cao, và con số này ngày một tăng cao qua từng năm. Điều này cũng lý giải lý do vì sao ngày càng nhiều mô hình quán nhậu được mở ra. Chính bởi thị trường nhậu là thị trường tiềm năng mang lại lợi nhuận và hiệu quả thành công vô cùng lớn.

mô hình quán nhậu

Mô hình kinh doanh quán nhậu

quán nhậu xiên khè

Quán nhậu Xiên Khè

2. 3 mô hình quán nhậu được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay

Trước khi bắt đầu quyết định kinh mở quán nhậu, bạn cần quyết định chính xác mô hình bạn hướng tới là gì để quá trình kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

2.1. Mô hình quán nhậu sân vườn

Khi đến với quán nhậu sân vườn, chắc chắn bạn sẽ có một trải nghiệm đặc biệt không thể tìm thấy ở bất cứ một mô hình quán nhậu nào khác. Thử tưởng tượng bạn đang được hòa mình vào thiên nhiên, dưới ánh đèn vàng, thưởng thức những món ăn ngon và nhậu cùng những người thân yêu nhất, chắc chắn đó sẽ là khoảnh khắc bạn không bao giờ quên.

quán nhậu sân vườn

Quán nhậu sân vườn

Mỗi một quán nhậu sân vườn sẽ mang một nét độc đáo riêng tùy vào cách biết tấu của chủ quán. Bạn không cần quá tập trung vào việc suy nghĩ thiết kế quán sao cho cầu kỳ vì hầu hết các quán nhậu sân vườn chỉ cần đáp ứng đủ các tiêu chí: không gian sạch sẽ, rộng rãi, thoáng mát; có tấm mái che rộng; ánh đèn đủ sáng;… thì nhà hàng quán nhậu của bạn vẫn sẽ thu hút được lượng lớn khách hàng ghé thăm mỗi ngày.

2.2. Mô hình quán nhậu vỉa hè

Là mô hình đòi hỏi ít vốn đầu tư nhất, quán nhậu vỉa hè trở nên vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Thông thường, chỉ mất chưa tới 100 triệu là bạn đã trở thành chủ nhân một cửa hàng quán nhậu vỉa hè. Vì chi phí mở quán không tốn quá nhiều tiền nên giá tiền bạn phải chi trả để trải nghiệm những bữa nhậu ở vỉa hè cũng vô cùng bình dân. Đây cũng chính là lý do vì sao mô hình quán nhậu này lại được nhiều người yêu thích như vậy.

quán nhậu vỉa hè

Quán nhậu vỉa hè 

2.3. Mô hình quán nhậu cao cấp

Nếu bạn là người yêu thích sự đẹp mắt, tinh tế, quan trọng chất lượng hơn giá cả thì mô hình quán nhậu cao cấp phù hợp với bạn hơn cả. Thông thường, các món ăn tại quán nhậu cao cấp sẽ được đầu tư từ vẻ ngoài tới hương vị, khiến khách hàng phải hài lòng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Chính vì vậy, mức giá bạn phải trả cho một bữa nhậu cao cấp cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung.

quán nhậu cao cấp

Quán nhậu cao cấp

3. Các yếu tố pháp lý cần có khi mở quán nhậu

3.1. Giấy phép kinh doanh

Đây được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong các thủ tục mở quán nhậu. Chủ cơ sở cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với mình. Bao gồm 2 hình thức kinh doanh: kinh doanh quán nhậu bình dân, quy mô vừa và kinh doanh nhà hàng quán nhậu quy mô lớn. Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, hộ kinh doanh sẽ có quyền hoạt động kinh doanh theo kế hoạch của mình.

3.2. Đăng ký thuế

Tùy vào số lượng vốn đầu tư và thu nhập trung bình hàng tháng, mỗi kinh doanh sẽ phải nộp mức thuế khác nhau. Sau khi thực hiện kê khai đầy đủ các khoản, bạn sẽ phải đóng thuế mỗi tháng hoặc mỗi năm tùy theo loại thuế.

đăng kí thuế

Đóng thuế hàng tháng

3.3. Các giấy tờ cần thiết khác

Ngoài các thủ tục pháp lý đã kể trên, bạn cần có trong tay một số loại giấy tờ cần thiết khác như: Giấy phép hoạt động, đăng ký thuế, giấy phép kinh doanh rượu, bia,… Đặc biệt là giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bởi chất lượng và sự an toàn là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một quán ăn.
Chính vì vậy, để con đường kinh doanh trở nên thuận lợi hơn, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố pháp lý trước khi chính thức kinh doanh quán nhậu.

4. Mở quán nhậu cần gì để cơ hội thành công cao?

Để giải đáp câu hỏi “Mở quán nhậu cần gì?” của nhiều người, chúng tôi đã liệt kê 7 điều bạn cần phải lưu ý trước khi quyết định mở quán nhậu để con đường kinh doanh của bạn dễ dàng, thuận lợi hơn.

4.1. Chuẩn bị vốn đầu tư

Việc vay vốn từ người thân, bạn bè sẽ khiến bạn trở nên bị động ngay từ khi mới chập chững kinh doanh. Vậy nên, để có thể tự thân chi trả các khoản tiền cho quán nhậu của mình như: tiền thuê mặt bằng; tiền thiết kế, sửa chữa; chi phí mua nội thất, thiết bị; tiền thuê nhân viên, phục vụ và các khoản dự phòng khác;… bạn nên có ít nhất 50 – 70 triệu đồng trong tài khoản.

4.2. Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh

Nếu bạn có sân nhà rộng rãi, thoáng mát, thích hợp để buôn bán thì bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho việc thuê nhà kinh doanh.
Trong trường hợp bạn có đủ chi phí để thuê địa điểm kinh doanh tại các khu dân cư đông đúc, việc kinh doanh của bạn sẽ trở nên thuận lợi hơn. Lợi thế này sẽ giúp quán nhậu của bạn đảm bảo số lượng khách hàng ổn định hàng tuần.

thuê mặt bằng kinh doanh rộng rãi

Chuẩn bị mặt bằng kinh doanh rộng rãi 

Tuy nhiên, dù mặt bằng kinh doanh có diện tích rộng hay quy mô không quá lớn, bạn cũng cần chú ý tới việc giữ không gian quán sạch sẽ, thoáng mát nhằm tăng thêm lượt đánh giá cao của các vị khách hàng.

4.3. Chuẩn bị thực đơn chi tiết cho quán nhậu

Đối với một quán nhậu, món ăn và thức uống chính là tâm hồn của quán, là yếu tố giúp quán giữ chân các thực khách. Vậy nên việc lên một thực đơn đầy đủ, chi tiết là bước vô cùng quan trọng trong quá trình chuẩn bị kinh doanh quán nhậu.
Tất cả công việc mà bạn phải làm ở khâu này chính là: liệt kê số lượng món ăn, thức uống; phân loại món chính, món phụ, tính định lượng món ăn, đồ uống; thiết lập giá thành hợp lý cho từng món ăn.

chuẩn bị thực đơn món ăn

Chuẩn bị thực đơn món ăn phong phú

Để có thể thực hiện tốt khâu chuẩn bị này, bạn nên đi trải nghiệm và tham khảo các quán nhậu có cùng mô hình kinh doanh với mô hình bạn hướng tới để nắm bắt chính xác nhu cầu tiêu thụ của khách hàng. Từ đó, lựa chọn giá thành thấp hơn hoặc bằng đối thủ cạnh tranh để thu hút được nhiều lượng khách hơn.

Xem thêm: 

Thiết kế menu quán nhậu “ngon mắt” khó cưỡng chỉ với tips này

Nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng tạo điểm nhấn

4.4. Mua sắm các vật dụng cần thiết

Sau khi đã thuê được mặt bằng, công việc tiếp theo bạn cần làm là mua sắm các vật dụng cần thiết, đồ nội thất cho quán nhậu của mình bao gồm:
Các vật dụng phục vụ khách hàng: bàn ghế, bát đũa, cốc, khăn giấy,…
Các vật dụng phục vụ việc chế biến: nồi, bếp, rổ rá,…
Vật dụng trang trí không gian quán: tranh ảnh, đèn nháy, lọ hoa,…

chuẩn bị vật dụng cần thiết

Mua sắm các vật dụng phục vụ khách hàng

Để có thể tiết kiệm chi phí, bạn có thể mua lại các vật dụng được thanh lý từ nhà hàng quán nhậu cũ. Khi lựa chọn mua lại các đồ vật cũ, bạn cần kiểm tra hàng hóa thật kỹ, tránh mua phải những món đồ chất lượng kém.

4.5. Lựa chọn đầu mối nguyên liệu giá rẻ, đáng tin cậy

Việc tiêu thụ một lượng lớn gia vị, nguyên liệu món ăn, thức uống mỗi ngày sẽ khiến bạn mất một khoản chi phí vô cùng lớn. Để tiết kiệm một khoản vốn lớn phải bỏ ra hàng tháng, bạn cần tìm cho quán nhậu của bạn một đầu mối buôn nguyên liệu uy tín, giá thành hợp lý nhưng chất lượng thực phẩm vẫn được đảm bảo.
Lò mổ là địa điểm lý tưởng dành cho bạn nếu bạn muốn mua các loại thịt gia súc, gia cầm như: thịt lợn, thịt dê, thịt gà, thịt cừu,… Đối với hải sản, bạn có thể tìm tới các hộ gia đình chuyên nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản để mua được các loại hải sản tươi ngon với giá thành rẻ.

lựa chọn đầu mối đáng tin cậy

Lựa chọn đầu mối cung cấp thực phẩm sạch 

4.6. Tuyển chọn nhân viên

Một trong những yếu tố quan trọng khác giúp nhà hàng quán nhậu của bạn nhận được sự yêu thích của mọi người nằm ở thái độ, cách chăm sóc khách hàng của nhân viên quán. Chính vì vậy, việc lựa chọn nhân viên quán từ vị trí đứng bếp tới thu ngân, phục vụ đều phải chọn lọc kỹ càng.
Bên cạnh đó, bạn cần xem xét số lượng nhân viên cần tuyển sao cho phù hợp với mô hình của quán. Nếu bạn hướng tới mô hình kinh doanh nhỏ, bạn chỉ cần một nhân viên cho mỗi vị trí khác nhau và tăng thêm số lượng đội ngũ nhân viên khi quy mô quán được mở rộng hơn.

4.7. Lên kế hoạch truyền thông, quảng cáo

Câu trả lời cuối cùng cho câu hỏi “Mở quán nhậu cần gì?” chính là cách bạn lên kế hoạch quảng bá quán nhậu của mình.
Một quán nhậu mới mở cần những cách thức khác nhau để có thể cạnh tranh với các nhà hàng, quán ăn khác. Bạn cần chuẩn bị một phương án pr, quảng cáo ngay từ khi có ý định mở quán nhậu để hạn chế gặp phải các rủi ro.
Ngoài việc đặt một cái tên thật độc đáo, bạn có thể áp dụng các chương trình khuyến mãi khác nhau vào dịp khai trương, các dịp lễ như: giảm 30% hóa đơn, đi ba tính tiền hai,… để thu hút khách hàng ghé thăm.

ưu đãi nhân dịp khai trương

Ưu đãi khuyến mãi nhân dịp khai trương

Xem thêm: Mẫu bài viết quảng cáo quán ăn hút khách không ngờ 

Bên cạnh đó, để trở thành một chủ quán tiềm lực, thành công, bạn nên trau dồi, cải thiện thêm các kiến thức liên quan đến việc điều hành, kinh doanh nhà hàng quán nhậu để có thể tự tin xử lý các vấn đề khác nhau một cách dễ dàng.

trau dồi kiến thức

Trau dồi kinh nghiệm, kiến thức

5. Các cách quảng cáo quán nhậu trên Facebook mang lại hiệu quả cao

Việc tạo ra một profile khủng trên Facebook sẽ giúp cho quán ăn của bạn tiếp cận các đối tượng khách hàng nhanh hơn. Bạn có thể thử các cách quảng cáo sau để trang Facebook của quán nhậu trở nên hấp dẫn, cuốn hút hơn.

5.1. Đầu tư về mặt hình ảnh

Để tạo được một bài viết hay, hấp dẫn người đọc phụ thuộc rất lớn vào mặt hình ảnh. Chính vì vậy, mỗi khi đăng bài lên fanpage, bạn nên chèn thêm các hình ảnh, video món ăn đẹp mắt để người xem cảm thấy tò mò về hương vị. Từ đó, nhiều khách hàng sẽ ghé thăm quán hơn. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo chất lượng món ăn tại quán cũng giống như hình ảnh khách hàng nhìn thấy trên video để tránh các phản hồi không tốt về quán nhậu.

đầu tư hình ảnh hấp dẫn

Hình ảnh món ăn hấp dẫn, sắc nét

5.2. Đăng tải hình ảnh hậu trường tại quán

Nhiều người cho rằng fanpage quán nhậu chỉ nên đăng tải những hình ảnh liên quan đến món ăn, thức uống nhưng những hình ảnh về nhân viên hay các thực khách đang trải nghiệm tại quán cũng là một nội dung thú vị, giúp cho trang Facebook của quán trở nên đa dạng, phong phú và mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, thân quen hơn.

đăng tải hình ảnh khách hàng lên fanpgae

Đăng tải hình ảnh khách hàng lên fanpage

5.3. Tổ chức minigame hàng tháng

Cách đơn giản nhất để tăng được hàng chục nghìn lượt theo dõi trong vòng một đêm là tổ chức những trò chơi có thưởng trên Facebook. Bạn có thể lựa chọn voucher hoặc một khoản tiền nho nhỏ để làm quà tổ chức minigame. Vậy là chỉ cần bỏ ra một ít chi phí, bạn đã có thể giúp tên tuổi của quán nhậu trở nên quen thuộc hơn, gần gũi với mọi người hơn.

tổ chức minigame hàng tháng

Vui chơi có thưởng

Vậy là Nhà Hàng Số đã giúp bạn giải đáp câu hỏi: “Mở quán nhậu cần gì?” cũng như mách bạn những mẹo hay giúp quán nhậu tiếp cận tới khách hàng nhanh hơn thông qua mạng xã hội Facebook. Chúc bạn luôn đạt được những thành tựu to lớn trên con đường khởi nghiệp quán ăn mà bạn đã lựa chọn.