Mở quán cà phê rang xay, ngách thị trường tiềm năng để kinh doanh khi khai thác thành công USP với bí quyết đột phá doanh thu ngay tháng đầu tiên
Mở quán cà phê rang xay là mô hình kinh doanh được rất nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn khởi nghiệp. Tuy nhiên, đi kèm cơ hội là những thách thức lớn từ việc cạnh tranh gay gắt trên thị trường F&B. Nếu bạn có nhu cầu kinh doanh mô hình ấn tượng này, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Nhà Hàng Số sẽ cùng bạn khám phá và trả lời mọi thắc mắc trong quá trình triển khai quán cafe rang xay này nhé!
Nội dung
- 1. Quán cà phê rang xay là gì
- 2. Đánh giá tiềm năng kinh doanh quán cà phê rang xay
- 3. Đặc điểm độc đáo của quán cà phê rang xay
- 4. Các mô hình quán cà phê rang xay phổ biến hiện nay
- 5. Có nên lựa chọn mở quán cà phê rang xay?
- 6. Một số kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay thành công
- 7. Mở quán cà phê rang xay cần bao nhiêu vốn?
- 7.1. Chi phí thuê mặt bằng
- 7.2. Chi phí trang thiết bị quán cà phê
- 7.3. Chi phí thiết kế quán
- 7.4. Chi phí nguyên vật liệu
- 7.5. Chi phí nhân sự
- 7.6. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh
- 7.7. Phí duy trì hoạt động
- 7.8. Chi phí phát sinh
- 7.9. Chi phí marketing, quảng bá thương hiệu
- 7.10. Chi phí đầu tư phần mềm quản lý
1. Quán cà phê rang xay là gì
Quán cafe rang xay là mô hình quán chuyên phục vụ đồ uống cafe được chế biến từ 100% hạt cafe nguyên chất được chọn lọc kỹ lưỡng. Nó không chứa chất bảo quản và được xay trực tiếp tại cửa hàng. Bởi vậy, khách hàng sẽ được trọn vẹn hương vị cafe thơm ngon nhất. Bởi đều pha chế dựa trên các hạt cafe nguyên chất. Do đó, để tạo nên hương vị khác biệt, mỗi nhà rang xay cafe sẽ có công thức, tuyệt kỹ riêng trong từng các công đoạn.
Ngoài kinh doanh đồ uống cafe rang xay, những quán cafe này còn bán cafe hạt hoặc rang xay luôn nếu khách có nhu cầu. Hầu hết những thương hiệu cafe lớn đều sử dụng cafe rang xay độc quyền. Điển hình như Starbucks Coffee, The Coffee House, Highlands Coffee,… Bạn sẽ không khó để bắt gặp những kệ trưng bày cafe đã xay sẵn với giá tùy từng thương hiệu.
2. Đánh giá tiềm năng kinh doanh quán cà phê rang xay
Bất kể khi khởi nghiệp kinh doanh mô hình nào, bạn cũng cần xem xét kỹ tiềm năng phát triển của nó. Qua đó, có thể đầu tư hiệu quả cũng như có kế hoạch kinh doanh phù hợp. Khoảng 3 năm trở lại đây, rất nhiều quán cà phê rang xay nhỏ mọc lên. Không chỉ có những thương hiệu lớn dần chuyển đổi mô hình. Còn có rất nhiều thương hiệu cà phê rang xay ra đời như Milano Coffee, Revo Coffee, 1864 Cafe, Light Coffee, Shin Coffee, Phúc Nguyên, The Kaffeine Coffee,…
2.1. Lượng tiêu thụ cà phê rang xay tại Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về sản lượng cà phê xuất khẩu. Cafe là thức uống có lượng tiêu thụ lớn. Hiện nay, hàng loạt mô hình kinh doanh cafe được mở ra. Tính đến tháng 06/2022, số lượng quán cafe mới đã tăng 24,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 04/2022, trung bình có 139,67 quán cafe khai trương. Từ đó, nâng số lượng quán hiện tại lên đến 26.000 cửa hàng cafe với hơn 100 thương hiệu. Hàng loại các thương hiệu cafe trong nước và quốc tế phát triển và liên tục mở rộng quy mô.
Có thể thấy, nước ta nổi tiếng với văn hóa thưởng thức cafe độc đáo và ấn tượng. Thói quen uống cafe mỗi sáng đi sâu vào tiềm thức của đại bộ phận người dân Việt Nam. Thế nên, mở quán cà phê rang xay chính là mảnh đất màu mỡ cho những người yêu thích kinh doanh.
2.2. Ưu điểm mô hình quán cà phê rang xay
- Chiếm trọn sự yêu thích của những người đam mê cafe bởi hương vị nguyên bản, đậm đà và tinh tế với hương thơm nồng nàn khó cưỡng.
- Màu sắc nâu đậm bắt mắt. Khi thả đá vào, màu cafe sẽ chuyển sang nâu hổ phách quyến rũ.
- Cho phép khách hàng chọn lựa hạt rang đậm hay vừa, chứa ít hay nhiều caffein theo sở thích.
- Tạo lòng tin và uy tín cho khách hàng khi thưởng thức. Bởi nó đáp ứng nhu cầu sử dụng cà phê sạch, nguyên chất cũng như khách hàng có thể tận mắt trải nghiệm quy trình rang xay cafe tại chỗ.
2.3. Nhược điểm mô hình quán cà phê rang xay
- Quy trình rang xay và pha chế phức tạp đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao từ người thực hiện. Sao cho hạt cà phê sau khi rang xay phải giữ nguyên được hương vị và chất lượng ban đầu.
- Phải lựa chọn kỹ càng từng hạt cafe. Bởi chỉ một chút sai sót hoặc một số ít hạt kém chất lượng. Một khối lượng lớn cafe rang xay sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là chất lượng và hương vị cafe.
- Giá thành khá cao do chi phí đầu vào tương đối lớn.
Bên cạnh hàng loạt ưu điểm vượt trội, mô hình này vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Vì vậy, khi quyết định mở quán cà phê rang xay, bạn cần cân nhắc kỹ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất.
3. Đặc điểm độc đáo của quán cà phê rang xay
Không phải tự nhiên mà các chủ khởi nghiệp ưu tiên lựa chọn mở quán cà phê rang xay. Nó được xem là ngách thị trường “béo bở” và tiềm năng không thể không khai thác. Điểm mạnh của mô hình này là “sạch, nguyên chất, chất lượng”. Do đó, khách hàng sẽ được thưởng thức những ly cafe chất lượng tuyệt hảo, đậm đà bùng nổ mọi giác quan. Chưa kể, mùi hương ngây ngất khiến bất cứ ai cũng khó cưỡng lại được. Ngoài ra, khi cafe giả với chất lượng kém tràn lan trên thị trường. Những ly cafe nguyên chất, đảm bảo an toàn vệ sinh như vậy giúp khách hàng an tâm thưởng thức và thỏa mãn đam mê hơn bao giờ hết.
4. Các mô hình quán cà phê rang xay phổ biến hiện nay
4.1. Mô hình cà phê take-away
Cafe take-away là mô hình được nhiều người lựa chọn khi mở quán cà phê rang xay. Nguồn vốn bỏ ra ít nhưng tính linh động cao là ưu điểm vượt trội của mô hình này. Bởi nó không quá đòi hỏi hay có yêu cầu cao về mặt bằng cố định, trang thiết bị, nội thất cùng nhân sự. Bạn có thể bảo quản tươi sau khi tự rang và xay cafe tại nhà để có thể bán suốt cả ngày. Tuy nhiên, việc bảo quản và chất lượng vệ sinh là vấn đề khiến khách hàng khó an tâm. Ngoài ra, khách hàng sẽ không có chỗ ngồi để thưởng thức nếu lựa chọn mô hình này. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm và phục vụ là điều mà chủ kinh doanh nhất định phải chú trọng và đầu tư.
4.2. Mở quán cà phê rang xay theo mô hình quán cóc
Chất lượng cà phê vẫn là yếu tố quyết định phần lớn thành công của quán. Bởi vậy, nếu khách hàng muốn thưởng thức những ly cafe thơm ngon tại chỗ mà không quá chú trọng tới không gian quán. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho bạn. Không gian của quán cafe cóc cũng chỉ cần khoảng 20-30m2 là đủ. Ngoài ra, bạn còn có thể tối giản một số thiết bị, vật dụng trong quán.
Do đó, chi phí mở quán cà phê rang xay quán cóc khá tiết kiệm. Nguồn vốn dự tính chủ từ 50 – 70 triệu đồng. Tuy nhiên, doanh thu mang lại ổn định hơn so với cafe take-away bởi tệp khách hàng có phần ổn định hơn. Tuy nhiên, chi phí ban đầu thấp, giá thấp nên tỷ suất lợi nhuận cũng sẽ thấp. Sản phẩm chủ yếu là bán cafe đen và sữa đá với giá chỉ dao động từ 15,000 đến 20,000 đồng/ ly. Một mức giá phù hợp với phần đông người lao động, sinh viên. Bởi vậy, những người sành cafe sẽ không thể bỏ qua mô hình này.
4.3. Mô hình Coffee Factory
So với hai mô hình trên, Coffee Factory được đầu tư mạnh về cả chất lượng cafe và không gian quán rộng lớn, có phong cách riêng. Từ hình ảnh đến thương hiệu quán đều được chú trọng kỹ lưỡng. Với lợi thế và khả năng cạnh tranh như vậy, mô hình này có thể thu hút lượng khách hàng lớn cùng những đột phá trong doanh thu.
Với thiết bị hiện đại, khách hàng sẽ được thưởng thức hương vị cafe ngon nhất. Ngoài ra, còn có một số sản phẩm khác đi kèm như bánh ngọt, trà sữa,… Chưa kể, còn được xem quá trình pha chế trong một không gian hiện đại và mới mẻ. Quả là một trải nghiệm thú vị không thể bỏ lỡ. Tuy nhiên, vì vậy mà mô hình này yêu cầu nguồn vốn tương đối lớn. Chủ kinh doanh cần cân nhắc kỹ càng các chi phí từ mặt bằng, trang thiết bị, phong cách thiết kế, hệ thống quản lý chuyên nghiệp, chi phí marketing,… Và đương nhiên, khả năng rủi ro là khá cao. Do đó, để an toàn, bạn có thể lựa chọn mô hình kinh doanh nhượng quyền từ các thương hiệu lớn.
5. Có nên lựa chọn mở quán cà phê rang xay?
Cafe rang xay là ngách thị trường “vàng” ngày càng được khai thác mạnh. Cơ hội kinh doanh béo bở khiến các chủ kinh doanh đua nhau đầu tư. Từ đó gia tăng mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các thương hiệu. Nếu không nghiên cứu kỹ thị trường, lựa chọn mô hình và chiến lược kinh doanh khôn ngoan sẽ rất mô hình có thể trụ lại được. Điều này còn phụ thuộc vào một số nguồn lực như nguồn vốn, mục đích kinh doanh, kinh nghiệm…
Xem thêm:
- Mở quán cà phê mèo: Đặc điểm, các bước và những lưu ý đặc biệt
- Kinh nghiệm mở quán cafe bóng đá hút khách nườm nượp
6. Một số kinh nghiệm mở quán cà phê rang xay thành công
Mở quán cafe rang xay thành công chưa bao giờ là điều dễ dàng. Tuy nhiên, không gì là không thể với những bí quyết đã được Nhà Hàng Số tổng hợp dưới đây.
6.1. Xác định đúng tệp khách hàng
Nhóm khách hàng khá rộng với các đặc điểm nhân khẩu học và nhu cầu khác nhau. Bởi vậy, việc xác định tệp khách hàng mục tiêu sẽ giúp bạn thu hút lượng khách hàng tiềm năng. Tiết kiệm các chi phí cũng như đảm bảo hiệu quả kinh doanh về lâu dài. Nhắc đến cafe rang xay, nhất định phải chú trọng đến những người sàng, yêu thích và am hiểu về cafe. Họ thường bị hấp dẫn đặc biệt bởi cafe nguyên chất. Họ thường là những người lớn tuổi, trung tuổi hoặc một bộ phận nhỏ các bạn trẻ yêu cafe. Khi đó, bạn sẽ thu gọn được phạm vị lựa chọn địa điểm, Chẳng hạn như nên tìm nơi dân cư đông đúc, có nhiều đối tượng cao tuổi, hay những tầng lớp trí thức cao… thay vì các gần trường học.
6.2. Nghệ thuật rang xay cà phê
Hương vị cuối cùng của cafe phụ thuộc rất nhiều vào thời gian và nhiệt độ khi rang. Để cafe chín đều và có hương vị đậm đà đúng chuẩn, thường yêu cầu nhiệt độ cao và thời gian lâu hơn. Tuy nhiên, không phải giống hạt nào cũng đảm bảo được yếu tố đó. Thông thường những loại hạt được trồng ở các khu vực cao Tây Nguyên sẽ có chất lượng đạt chuẩn do chịu nhiệt tốt hơn.
Ngoài ra, người rang cần kết hợp mọi giác quan để phán đoán chất lượng cafe rang xay. Ở lần nổ thứ nhất, cafe đã chín và có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, quá trình này cần được kéo dài đến lần nổ đều thứ hai sau đó vài chục giây và phải kết thúc trước khi hoàn toàn im tiếng. Để nhờ đó, có thể đảm bảo hương vị đậm đà. Nếu để lâu, hạt cafe có thể bị cháy khét, mất mùi vị và không sử dụng được nữa.
6.3. Lựa chọn đúng loại cà phê phù hợp để rang xay
Không phải loại cafe nào cũng có thể được sử dụng để rang xay. Bởi nó có yêu cầu rất cao về chất lượng dựa trên một số thông số. Những điều có thể ảnh hưởng lớn đến hương vị của các tách cafe. Thường các loại cafe sẽ được trộn với nhau để tăng hương vị thơm ngon cho từng tách cafe. Có 4 loại cafe được ưa chuộng nhiều trên thị trường như:
- Robusta: vị đắng của cafe khá mạnh, nhiều cafein. Nó không quá thơm, thường chỉ có mùi của gỗ và đất. Tuy nhiên, do lượng cafein lớn nên dễ dẫn đến nhức đầu, có thể gây sốt và mệt tim. Mức giá khoảng 100.000đ/kg. Đây được coi là loại cafe được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
- Arabica: vị chua thanh, không đắng gắt hòa quyện cùng hương thơm ngọt dịu quyến rũ. Hạt Arabica dài, được trồng tập trung chủ yếu ở Brazil. Có hai loại là moka và catimor. Mức giá khoảng 180.000đ/kg.
- Cherry (cà phê mít): đây là loại cafe khá lạ và được trồng chủ yếu tại cao nguyên. Cafe cherry có màu vàng, sáng bóng với mùi hương dịu nhẹ tạo cảm giác hưng phấn và sảng khoái. Mức giá khoảng 140.000đ/kg
6.4. Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng hạt cà phê rang xay
Cafe rang xay đạt chuẩn khi không bị pha bất kỳ phụ gia nào. Ngoại trừ bơ là phụ gia có thể thêm để tăng độ thơm, béo.
- Độ chua: Cafe phải chua thanh, tươi và không bị vướng hậu vị ở lưỡi. Trong vị chua đó còn cần có mùi của hương các loại hoa hoặc các loại trái cây. Đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp nó được đánh giá cao hơn và được thị trường ưa chuộng.
- Độ dầu: Khi nếm thử cafe phải cảm nhận được độ béo và nặng trên đầu lưỡi. Không phải béo đến ngấy mà nó phải nhanh chóng chuyển dần từ thanh nhẹ đến béo, dầu và đậm kẹo. Khi đó, hạt cafe đó mới được coi là đạt chuẩn độ dầu.
- Hương thơm: Tuỳ loại hạt, cách thu hoạch và cách rang,…, mà cafe sẽ có hương thơm khác nhau. Thông thường, chúng cần có mùi một loại hoa, bơ dầu, mùi đất, trái cây hoặc hạnh nhân…
- Hương vị: Cafe rang xay phải đạt độ đắng thanh tự nhiên. Không nhẫn, không chát và không bị khét. Bởi khi đó, hương vị khác của cafe sẽ bị mất đi hoàn toàn.
Với quy chuẩn khắt khe như vậy, rất khó để tìm được quán cafe rang xay đạt chuẩn. Hầu hết đều bị biến chất từ màu sắc đến mùi vị để thu được lợi nhuận cao. Trong khi, chất lượng sản phẩm là chìa khóa thành công hàng đầu để phát triển lâu dài. Không chỉ đơn thuần là câu chuyện hương vị, thương hiệu. Nó còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dùng.
6.5. Lưu ý về bảo quản hạt cà phê
Vì là cafe nguyên chất, không có chất bảo quản nên các phương pháp bảo quản thủ công cần được cân nhắc kỹ càng. Điều này giúp bạn lưu giữ được độ tươi ngon và mùi vị cần có. Bạn có thể cân nhắc một số phương pháp hiệu quả dưới đây:
- Tự rang cà phê hạt trước rồi cất giữ và bảo quản trong hũ đựng cà phê khi nào sử dụng xong thì hãy lấy ra.
- Nếu mua cafe đã rang sẵn cần kiểm tra kỹ lưỡng ngày ràng. Qua đó, có thể đánh giá được độ tươi mới cũng như có phương pháp bảo quản phù hợp. Khoảng từ 5 ngày cho đến 2 tuần là thời gian rang xay cafe có thể chọn.
- Tránh tuyệt đối nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và không khí để đảm bảo hương vị vẹn nguyên của cafe.
- Bảo quản hạt cafe trong túi zipper hoặc túi hút chân không. Rồi gói bằng giấy bạc và để trong ngăn đá tủ lạnh để bảo quản được lâu hơn. Nếu muốn sử dụng, chỉ cần để ở nhiệt độ phòng và cho hạt cafe tan hết trước khi xay ra bột.
6.6. Đào tạo nhân viên chuyên nghiệp
Linh hồn làm nên thành công của mô hình này chính là chất lượng đồ uống. Do đó, nhân viên pha chế phải có kiến thức chuyện mô và kỹ năng nghiệp vụ để pha chế những ly cafe thơm ngon hảo hạng. Bạn có thể đầu tư các khóa học ngắn cho nhân viên để nâng cao tay nghề. Ngoài ra, tất cả nhân viên cần có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, niềm nở và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Nếu đầu tư hiệu quả, khách hàng có được trải nghiệm tốt sẽ là điểm cộng lớn giúp họ ưu tiên quán của bạn.
7. Mở quán cà phê rang xay cần bao nhiêu vốn?
7.1. Chi phí thuê mặt bằng
Mặt bằng chiếm khoảng 50% thành công của quán. Theo như nghiên cứu, khách hàng thường ưu tiên lựa chọn những quán có địa điểm dễ tìm và giao thông thuận lợi. Đặc biệt là có thể gây ấn tượng ngay với khách. Dĩ nhiên, địa điểm càng “đắc địa” thì chi phí thuê càng cao. Thông thường, diện tích mặt bằng cần tối thiểu 60 – 80m2. Khi đó, mức giá cho thuê sẽ từ 10 – 15 triệu/tháng. Tuy nhiên, bạn sẽ mất thêm một khoản tiền đặt cọc trong ít nhất 3 tháng. Vì vậy, 50 – 60 triệu là chi phí vốn ban đầu cần chuẩn bị.
7.2. Chi phí trang thiết bị quán cà phê
Vì là nguyên liệu nguyên chất, không chất bảo quản nên các giải pháp thủ công cần được đầu tư kỹ lưỡng. Bạn cần chọn những hũ thủy tinh kín để đảm bảo cafe không bị ẩm mốc. Bởi nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng. Ngoài ra, chủ kinh doanh cũng nên đầu tư trang thiết bị, máy móc, dụng cụ hiện đại để tối ưu hóa các công việc và gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Chẳng hạn như máy xay cafe, phin cafe, bàn ghế, tủ lạnh, máy xay,… Do đó, chi phí sẽ dao động khoảng 50 – 70 triệu. Con số này còn tùy thuộc vào quy mô và ngân sách của bạn.
7.3. Chi phí thiết kế quán
Một trong những điểm nhấn giúp thu hút và “níu chân” khách hàng chính là không gian quán. Do đó, bên cạnh chất lượng, tính thẩm mỹ, quán cần thể hiện được phong cách thương hiệu riêng. Về phần trang trí, chỉ từ 15 – 20 triệu, bạn đã có thể mở quán cà phê rang xay với dấu ấn của riêng mình. Dù hiện đại, tối giản hay cổ điển, sự hài hòa trong không gian vẫn phải được đặt lên hàng đầu để đem lại sự thoải mái nhất cho khách hàng.
7.4. Chi phí nguyên vật liệu
Nguyên liệu là yếu tố làm nên ưu điểm vượt trội giúp mô hình này ghi điểm tuyệt đối. Nó quyết định phần lớn mức độ uy tín của quán. Chưa kể, nó còn là thể hiện chất lượng và hương vị tuyệt hảo của đồ uống. Cũng chính là USP cần được khai thác tuyệt đối từ mô hình này. Cafe càng chất lượng thì giá thành càng cao. Tuy nhiên, 10 – 15 triệu là khoản chi phí trung bình để tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu uy tín và chất lượng.
7.5. Chi phí nhân sự
Tùy thuộc vào quy mô quán mà số lượng nhân viên có thể thay đổi. Tinh gọn hoặc bổ sung bộ máy nhân sự. Thời gian đầu khi quán mới đi vào hoạt động, một nhân viên có thể đảm nhận một số vị trí nhất định. Tuy nhiên, khi quy trình kinh doanh đã ổn định, bạn cần thuê thêm nhân viên để đảm bảo trải nghiệm tuyệt nhất cho khách hàng. Thông thường, tiền lương nhân viên quán cà phê full-time sẽ khoảng 5 – 7 triệu/tháng. Tuy nhiên, tùy từng vị trí và một số yếu tố khác mà số tiền có thể thay đổi. Nhân viên quán cà phê part-time sẽ khoảng từ 12 – 25k/h.
Xem thêm:
- Chi phí mở quán cafe sân vườn | Cập nhật đầy đủ, chi tiết A-Z
- Mô hình cafe sân thượng: Tiềm năng từ mô hình độc đáo
7.6. Chi phí đăng ký giấy phép kinh doanh
Mở quán cà phê rang xay dù nhỏ hay lớn đều cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Bước này sẽ đảm bảo cho quán được hoạt động và bảo hộ của nhà nước và pháp luật. Nếu muốn kinh doanh lâu dài, bạn nhất định không nên bỏ qua bước này. Mức chi phí để hoàn thiện các thủ tục, giấy tờ kinh doanh thường vào khoảng 1 – 1,2 triệu đồng.
7.7. Phí duy trì hoạt động
Trong giai đoạn đầu, doanh thu, lợi nhuận sẽ không quá nhiều. Do đó, để duy trì quán hoạt động ổn định tiếp theo, bạn cần dự trù thêm chi phí một số hoạt động hàng tháng. Chẳng hạn như:
- Tiền điện: 2,5 – 3 triệu (Tùy diện tích mặt bằng)
- Tiền nước: 1,5 – 2 triệu
- Tiền internet (nếu có): 500.000 – 700.000 đồng
- Tiền thưởng cho nhân viên: 2 – 3 triệu.
7.8. Chi phí phát sinh
Mặc dù là một số khoản lặt vặt nhưng bạn nên cân nhắc cả những chi phí phát sinh này. Ví dụ như:
- Chi phí sửa chữa hỏng hóc: 10 – 15 triệu
- Chi phí duy trì quan hệ với khách hàng, đối tác,…: 5 – 10 triệu
- Chi phí dự phòng để duy trì hoạt động: 100 – 150 triệu
7.9. Chi phí marketing, quảng bá thương hiệu
Để thu hút lượng lớn khách hàng tiềm năng và đột phá doanh thu, các khoản đầu tư lớn về marketing là điều không thể thiếu. Tùy theo chiến dịch, quy mô quán, lượng tiếp cận mục tiêu mà bạn có thể lựa chọn phương thức với chi phí phù hợp. Một số giải pháp marketing truyền thống như phát tờ rơi, booth, standee, voucher, các chương trình ưu đãi,… Hoặc marketing hiện đại như chạy quảng cáo trên các trang mạng xã hội, sàn thương mại điện tử,…
7.10. Chi phí đầu tư phần mềm quản lý
Với những mô hình quán lớn, các phần mềm quản lý là chi phí không thể bỏ qua. Công nghệ hiện đại này giúp quy trình quản lý, kinh doanh được tiến hành và kiểm soát dễ dàng. Nhờ đó, hạn chế tối đa những rủi ro và sai sót có thể xảy ra. Chủ kinh doanh có thể dựa vào những số liệu thu thập được để điều chỉnh chiến lược kinh doanh nếu cần thiết.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về mở quán cà phê rang xay chi tiết và hiệu quả nhất. Hy vọng rằng, bài viết có thể hữu ích và giúp chủ kinh doanh thành công với mô hình này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp.