Mở nhà hàng cơm tấm vốn ít lời nhanh chỉ với tips này

Date:

Hướng dẫn cách mở nhà hàng cơm tấm “hái ra tiền” từ các bước đơn giản cùng những bí quyết “vàng” hút khách nườm nượp

Mở nhà hàng cơm tấm không quá khó. Thế nhưng, để kinh doanh hiệu quả và lâu dài không phải điều dễ dàng. Bởi đi kèm với tiềm năng “béo bở” là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số bí quyết kinh doanh cơm tấm lãi lớn, lời nhanh. Vì vậy, nếu bạn có ý định khởi nghiệp mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết này.

1. Cơm tấm là gì?

Cơm tấm là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Hương vị độc đáo, dễ ăn cùng sự kết hợp giữa các món ăn kèm tạo nên một món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua. Do đó, không quá ngạc nhiên nếu nó trở thành mô hình kinh doanh được nhiều người ưu tiên hiện nay. Và để kinh doanh hiệu quả, bạn nhất định phải tìm hiểu trước tất tần tật những thông tin liên quan đến cơm tấm. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thôi.

1.1. Nguồn gốc của cơm tấm

Cơm tấm là món ăn từ thời xa xưa của Việt Nam. Và có nguồn gốc tại Sài Gòn. Trong đó, nguyên liệu chính tạo nên cái tên cho món ăn chính là hạt tấm. Thay vì dùng gạo thì ông cha đã lấy hạt tấm để nấu ăn cứu đói. Nó là những hạt gạo vụn,nở ít và còn nguyên cám. Loại hạt này vẫn đảm bảo được chất lượng dinh dưỡng mà lại để được lâu cùng giá thành rẻ. Hiện nay, cùng sự kết hợp ấn tượng với các món ăn kèm, cơm tấm trở thành một trong những món ăn đặc sản với giá thành khá cao.

1.2. Khám phá những thứ món ăn kèm trong cơm tấm

Hiện nay, một đĩa cơm tấm được chế biến khá “thịnh soạn” với đa dạng các món ăn kèm. Thông thường, sẽ có: cơm tấm, sườn nướng, bì heo, chả trứng, rau (nộm chua ngọt), mỡ hành và nước mắm chua ngọt.

  • Cơm tấm

Gạo tấm là những hạt gạo bị vỡ vụn ra trong quá trình xay xát. Do đó, nó khá nhỏ tạo nên ăn khá thú vị và không bị dính. Mặc dù ít nở những hạt gạo vẫn có độ bở, bùi cùng hương vị đặc trưng. Phía trên sẽ có một chút mỡ hành để tăng độ ngậy và tơi cho hạt cơm.

  • Sườn nướng

Một trong những combo làm nên thương hiệu cho cơm tấm là “Sườn – Bì – Chả”. Sườn được chọn thường là phần thịt cốt lết hoặc sườn cây. Sườn đã được ướp cho đậm vị và nướng trên than hoa thơm phức. Một số loại sốt ướp phải kể đến như: mật ong, sốt me, sốt roti,… Ngoài sườn, một số nơi có thể thay sườn bằng sườn non, xá xíu, cá, gà,…

  • Chả trứng

Hương vị bùi bùi, béo ngậy, xốp xốp và thơm phức của chả trứng sẽ khiến bạn khó quên. Nó là hỗn hợp của trứng, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, miến và một số gia vị. Sau đó, được đem hấp chín và cắt miếng vừa ăn.

  • Bì lợn

Đây là một trong những món ăn kèm khiến nhiều thực khách bất ngờ nhất. Da heo làm sạch, luộc chín. Sau đó, được thái mỏng thành từng sợi. Cuối cùng, trộn với thính bắp và gia vị. Khi ăn, mọi người sẽ cảm nhận được độ dai giòn, thơm phức và bùi bùi của các hương vị. Đây là một trong những món ăn giúp bạn giải ngấy khi thưởng thức cơm tấm.

  • Nước chấm

Các món ăn kèm khác đều được nêm nếm gia vị vừa miệng. Tuy nhiên, để món cơm thêm đậm đà, bạn có thể rưới phần nước mắm được pha chế lên cơm. Tùy mỗi nhà hàng mà có công thức và độ sệt khác nhau.
cơm tấm là gì

2. Tiềm năng của mô hình kinh doanh cơm tấm

Xét về nguồn gốc, cơm tấm là món ăn Việt đã có từ xa xưa. Qua quá trình phát triển, nó dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vậy, có thể thấy, đây là món cơm hợp khẩu vị của đại đa số người Việt. Vừa dễ ăn, vừa thú vị lại đảm bảo chất dịnh dưỡng cho người dùng. Chưa kể, xét về các món ăn đi kèm thì mức giá ở mức bình dân và phù hợp với túi tiền của nhiều phân khúc khách hàng.
tiềm năng nhà hàng cơm tấm

3. Các bước mở quán cơm tấm chi tiết nhất

Sau khi đã tìm hiểu thật kỹ về món cơm này, cùng bắt tay ngay vào các bước mở quán cơm tấm thôi. Có thể nói, để kinh doanh hiệu quả bất kỳ nhà hàng nào không phải điều dễ dàng. Chủ kinh doanh sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng rất nhiều bước. Vì vậy, nếu bạn có ý tưởng kinh doanh mô hình này, đừng bỏ qua một số thông tin hữu ích về cách lập kế hoạch kinh doanh thành công dưới đây nhé!

3.1. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi kinh doanh bất kỳ mô hình này, bạn nhất định phải nghiên cứu kỹ thị trường. Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng của nó. Từ đó, đưa ra quyết định có kinh doanh hay không. Ở bước này, bạn cần xác định được chân dung khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, còn có cơ hội và rủi ro khi mở nhà hàng cơm tấm.
Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nhờ vậy, có thể “giữ chân” và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho họ. Hơn nữa, từ những mô hình đối thủ, bạn có thể xây dựng những phương án, quy trình kinh doanh hiệu quả và chiến lược phát triển bền vững. Chẳng hạn như phong cách không gian, chất lượng món ăn, quy trình phục vụ,…

3.2. Chuẩn bị đầy đủ số vốn

Để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đầu đủ số vốn cần thiết. Đây là một trong những bước quan trọng quyết định thành bại khi kinh doanh. Việc thiếu vốn, chi tiêu hạn hẹp hay quá mức sẽ ảnh hưởng đến bài toán doanh thu cũng như cách sử dụng và phân bố dòng tiền. Đồng thời, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và hoạt động của quán. Do đó, tùy nhu cầu và quy mô, bạn nên có phương án tài chính hợp lý. Ngoài một số mức chi phí cố định, bạn nên dành ra một khoản dự trù vốn để nhà hàng duy trì hoạt động những tháng đầu.

3.3. Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng cơm tấm

Chọn địa điểm kinh doanh là bước quan trọng không kém. Bởi nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tiếp cận khách hàng. Dù quán bạn có chất lượng đến đâu nếu ở nơi vắng vẻ, cách xa khách hàng cũng khó thu hút. Do đó, bạn nên lựa chọn mặt bằng ở gần những nơi dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi. Chẳng hạn như gần các khu chung cư, công nghiệp, xí nghiệp lớn, trường học, bệnh viện,… Tất nhiên, mặt bằng càng đẹp cùng vị trí thuận lợi thì giá thuê cũng sẽ cao hơn.

3.4. Xác định phong cách thiết kế

Để nhà hàng cơm tấm của bạn tạo được dấu ấn riêng cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh. Còn điều gì hiệu quả bằng cách đầu tư vào phong cách thiết kế. Ngoài việc thu hút và kích thích khách hàng trải nghiệm quán. Nó còn thể hiện được đẳng cấp của nhà hàng. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn, thậm chí sáng tạo riêng theo nhu cầu của mình. Và hãy chắc chắn về lựa chọn đó. Bởi phong cách sẽ ảnh hưởng đến lối thiết kế, kiểu dáng nội thất, màu sắc không gian cùng một số vật dụng trang trí.

3.5. Chuẩn bị nguồn nguyên liệu, dụng cụ và một số thiết bị

Sạch và ngon là yếu tố mà các nhà hàng nhất định cần chú ý khi kinh doanh nhà hàng ẩm thực. Ngoài việc nâng tầm chất lượng hương vị món ăn tuyệt hảo để hấp dẫn và “giữ chân” khách hàng. Nó còn phải lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho thực khách. Nguyên liệu chất lượng sẽ đi kèm với giá thành cao. Tuy nhiên, đây chính là lý do để khách hàng tin tưởng và tiếp tục trải nghiệm tại nhà hàng của bạn.
Bên cạnh đó, để kinh doanh hiệu quả và tối ưu nhất, chủ kinh doanh cần trang bị những công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho công việc. Chẳng hạn như tủ cấp đông, tủ đá, hệ thống bếp, máy hút mùi,…
Xem thêm:

3.6. Tuyển dụng nhân sự và tiến hành đào tạo

Một nhà hàng cơm tấm bình thường không yêu cầu quá nhiều nhân viên. Tất nhiên, cần tùy vào quy mô và định hướng phát triển để cân đối số lượng nhân viên phù hợp. Sao cho nhà hàng được vận hành tối ưu và hiệu quả nhất. Mỗi bộ phận nhân viên sẽ có những vai trò và trách nhiệm riêng. Tuy nhiên, ai cũng cần chăm chỉ, nhiệt tình, tôn trọng và niềm nở khách hàng. Bởi chất lượng món ăn và sự chuyên nghiệp trong quy trình phục vụ vẫn là điểm cộng lớn cho bất kỳ nhà hàng nào. Ngoài ra, một số nơi có thể tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên.

3.7. Đăng ký kinh doanh và xin giấy an toàn thực phẩm

Một bước quan trọng khi kinh doanh chính là đăng ký kinh doanh. Đồng thời, với ngành F&B, đặc biệt là về ẩm thực, bạn không thể thiếu giấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vừa nâng cao độ uy tín và tạo dựng niềm tin ở khách hàng. Vừa đảm bảo nhà hàng sẽ được Nhà nước và Pháp luật bảo hộ. Một số giấy tờ cần chuẩn bị như: giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên vật liệu, sơ yếu lý lịch của nhân viên. Khi đó, bạn sẽ phải hoạt động theo sự quy định của Nhà nước cũng như hoàn thành một số nghĩa vụ và trách nhiệm như đóng thuế đầy đủ.

3.8. Lập kế hoạch Marketing hiệu quả

Trước kỷ nguyên số như hiện nay, không khó để nhà hàng có thể tiếp cận và tăng độ phủ đáng kể cho nhà hàng của mình. Bởi vậy, trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần vạch ra kế hoạch tiếp thị, quảng bá rõ ràng và chi tiết. Bạn có thể đầu tư chi phí để chạy quảng cáo cũng như xây dựng các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,… Nó sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, băng rôn, standee,… Tùy vào quy mô cũng như mục đích mà bạn nên lựa chọn hình thức, chi phí phù hợp để đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí.
các bước kinh doanh nhà hàng cơm tấm

4. Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách chỉ với 200 triệu

Với con số 200 triệu, số vốn không quá nhỏ nhưng cũng không quá lớn. Và điều quyết định sự thành công khi kinh doanh, đó là cách phân bổ vốn hợp lý. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm, bài toán về vốn luôn khiến họ đau đầu nhất. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số tips giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu phù hợp và hiệu quả nhất.

4.1. Chi phí thuê mặt bằng

Tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn diện tích mặt bằng và địa điểm thích hợp. Và đương nhiên, vị trí đẹp và thuận lợi thì giá thành sẽ cao hơn. Theo khảo sát, giá thuê mặt bằng trung bình rơi vào khoảng từ 7 – 20 triệu/tháng. Tuy nhiên, thường sẽ phải đóng cọc ít nhất 3 tháng. Do đó, số tiền thuê sẽ dao động từ 20 – 60 triệu. Đừng quên nghiên cứu thật kỹ đọa điểm và các điều khoản trong hợp đồng thuê để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

4.2. Chi phí nội thất, trang thiết bị, dụng cụ

Với một nhà hàng cơm tấm, bạn phải chuẩn bị khá nhiều trang thiết bị và dụng cụ. Ngoài ra, nội thất cũng không thể thiếu khi kinh doanh mô hình này. Bạn có thể tham khảo mức giá một số đồ dùng dưới đây:

  • Vật dụng nấu nướng như tủ nấu cơm, hệ thống bếp, máy hút mùi,.. Chi phí khoảng 20 – 40 triệu.
  • Vật dụng trưng bày và bảo quản món ăn, nguyên liệu như như tủ, xe bán, tủ lạnh, tủ hâm nóng,… Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.
  • Vật dụng trang trí không gian. Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.
  • Một số vật dụng khác như bàn ghế, quạt, máy lạnh, bát đũa, rổ giá đựng,… Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.

4.3. Chi phí mua nguyên liệu thực phẩm

Các nguyên liệu để chế biến món cơm tấm khá đơn giản và dễ tìm. Do đó, chi phí nhập nguồn hàng không quá lớn. Bạn có thể nhập số lượng lớn với giá ưu đãi. Tuy nhiên, bạn nên nhập đủ số lượng hàng ngày để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xác định giá bán các món nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Mức chi phí sẽ rơi vào khoảng 5 – 10 triệu.

4.4. Chi phí thuê nhân công

Để nhà hàng cơm tấm hoạt động hiệu quả không thể thiếu các nhân viên. Với mô hình này, thường các giờ cao điểm như trưa hoặc tối sẽ đón lượng khách khá đông. Do đó, bạn nên thuê phục vụ chạy bàn, phụ bếp để hỗ trợ công việc bếp núc. Bởi vậy, đòi hỏi nhân viên parttime (15 – 20k/ giờ) hoặc fulltime (3 – 6 triệu/ tháng). Do đó, chi phí sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu.

4.5. Chi phí dự trù và một số chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí cố định, nhà hàng sẽ phải chi trả một số mức phí khác. Chẳng hạn như chi phí sửa chữa, tiền điện, tiền nước… Bởi giai đoạn đầu khá khó để kinh doanh thu ngay lợi nhuận. Bởi vậy, bạn nên dự trù khoảng 10 – 20 triệu để duy trì hoạt động quán.
kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm

5. Bí quyết kinh doanh nhà hàng cơm tấm thành công

Để thu hút khách hàng và tăng doanh thu, tham khảo ngay tips kinh doanh dưới đây.

5.1. Phục vụ chuyên nghiệp

Ngoài chất lượng món ăn và không gian, để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn nhất cho khách hàng. Chủ kinh doanh cần xây dựng quy trình phục vụ chuẩn, bài bản cùng thái độ nhân viên chuyên nghiệp. Nhân viên cần nhanh nhẹn, lễ phép và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần. Khi nhà hàng quá đông, phục vụ không khéo léo, thời gian đợi chờ lâu sẽ khiến khách hàng khó chịu. Và đương nhiên, rất khó để họ quyết định quay trở lại dùng bữa. Họ có quá nhiều lựa chọn. Bởi vậy, để cạnh tranh, mọi khía cạnh đều phải được đảm bảo hoàn hảo nhất.

5.2. Mở rộng các kênh bán hàng đa nền tảng

Một trong những xu hướng mà bất kỳ nhà hàng kinh doanh ăn uống nào cũng đều áp dụng và tận dụng hiệu quả. Đó là việc kết hợp với các sàn thương mại, ứng dụng giao đồ ăn nhanh. Hiện nay, Grab, Be, Shopee, Baemin,… là những ứng dụng giao đồ ăn nhanh với số lượng người dùng lớn. Khách hàng có thể thưởng thức những đĩa cơm tấm thơm ngon ngay tại nhà với giá siêu ưu đãi. Bởi vậy, khó có lý do nào có thể khiến họ chối từ. Bởi vậy, phát triển mô hình giao hàng nhanh hoặc bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn sẽ giúp bạn tiếp cận hiệu quả với lượng lớn khách hàng mục tiêu.

5.3. Xây dựng công thức chế biến độc đáo với menu đa dạng

Có vô vàn những quán cơm tấm vô cùng thơm ngon xung quanh. Và để cạnh tranh cũng như lôi kéo khách hàng, hương vị cơm phải thật xuất sắc và có nét riêng khiến họ nhớ mãi. Và để làm được điều đó, không thể thiếu một công thức chế biến riêng cho mình. Chẳng hạn như ở cách ướp sườn, làm chả trứng, bì heo hay vị nước chấm…
Ngoài ra, để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và tăng chất lượng trải nghiệm. Bạn có thể cung cấp thêm hoặc thay đổi menu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Bởi một thực đơn mới mẻ và đa dạng sẽ kích thích sự tò mò và nhu cầu muốn trải nghiệm của thực khách. Và đương nhiên, bạn có thể dễ dàng đáp ứng đa dạng mong muốn và khẩu vị của tệp khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế menu bắt mắt để nâng tầm đẳng cấp nhà hàng.

5.4. Không gian nhà hàng thoáng mát, sạch sẽ

Những quán ăn như vậy thường sẽ thu hút các loại côn trùng. Đặc biệt là không gian bị ám mùi. Chưa kể, mỗi lượt khách đi sẽ để lại khá nhiều rác và thức ăn rơi vãi. Do đó, nhà hàng cần liên tục dọn dẹp, lau chùi để đảm bảo không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát. Hiện nay, hầu hết các quán đều bố trí thùng rác ngay bên dưới để thực khách có thể bỏ luôn rác dưới đó.

5.5. Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi

Để thu hút và kích thích quyết định dùng bữa của thực khách, nhà hàng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi. Đặc biệt là vào các ngày, dịp lễ đặc biệt. Điển hình như giảm giá, tặng kèm quà, thẻ tích điểm. Đây cũng là cách hiệu quả để thể hiện sự quan tâm và tri ân dành cho khách hàng.
Xem thêm:

5.6. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng cơm tấm

Kinh doanh nhà hàng ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt là nếu bạn có dự định mở rộng thêm quy mô quán. Do đó, để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm soát, hạn chế tối đa sai sót. bạn nên đầu tư cho nhà hàng của mình phần mềm quản lý nhà hàng. Nó sẽ giúp bạn quản lý chi tiết doanh thu, lãi lỗ và một số loại chi phí khác. Từ đó, có thể đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả cũng như có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
bí quyết kinh doanh nhà hàng cơm tấmTrên đây là toàn bộ những thông tin về cách mở nhà hàng cơm tấm đắt khách ai cũng muốn đến. Hy vọng rằng, bạn có thể kinh doanh thành công mô hình “siêu lãi” mà rủi ro thấp này. Đặc biệt, có thể phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

4.8/5 - (6 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

15+ cách giới thiệu nhà hàng độc đáo, hấp dẫn bậc nhất

Tăng cường thu hút, tiếp cận khách hàng tiềm...

Cách hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả từ A-Z

Tìm hiểu bí quyết hạch toán kế toán nhà...

TOP 7+ mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng nhất

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống thu...

Hướng dẫn đăng ký nhà hàng Gojek chi tiết từ A – Z

Hướng dẫn cách đăng ký nhà hàng Gojek chi...