Mô hình cafe sân thượng là một ý tưởng kinh doanh mới mẻ, độc đáo, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.
Hiện nay, khởi nghiệp từ quán cafe không còn là điều xa lạ. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào những mô hình quán cafe cơ bản đã quá phổ biến, bạn hoàn toàn có thể thử sức với những mô hình kinh doanh cafe mới lạ, độc đáo hơn. Mô hình cafe sân thượng chính là một trong số đó. Vậy mô hình cafe sân thượng là gì? Nó có gì đặc biệt? Làm sao để bắt đầu kinh doanh quán cafe sân thượng thành công? Tất cả những câu hỏi này sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp trong bài viết dưới đây.
Nội dung
- 1. Tổng quan thị trường kinh doanh cafe tại Việt Nam
- 2. Mô hình cafe sân thượng là gì?
- 3. Điểm khác biệt của mô hình cafe sân thượng
- 4. Ưu và nhược điểm của mô hình cafe sân thượng
- 5. Các bước chuẩn bị khi mở mô hình cafe sân thượng
- 6. Lên kế hoạch marketing cho quán
- 7. Một số mô hình quán cafe sân thượng thành công
1. Tổng quan thị trường kinh doanh cafe tại Việt Nam
Hiện nay, F&B là một trong những ngành vẫn còn dư địa phát triển và có cơ hội bứt phá tại Việt Nam. Trong đó, thị trường cà phê là một trong những thị trường hot nhất thời hiện nay. Do nhu cầu ăn uống, hội họp giải trí ngày càng cao, nên không khó để bắt gặp những quán cafe từ các thương hiệu lớn đến nhỏ trên các con đường.
Theo thống kê về tần suất sử dụng cà phê và trà sữa của người tiêu dùng Việt Nam của Q&Me cho thấy: Tần suất ghé các quán cafe của người Việt khá cao. Với tần suất chủ yếu là 2-3 lần/tuần. Trong đó, 2 nhóm tuổi là 24-29 và 30-39 có tần suất ghé quán cafe cao hơn cả. Còn nhóm tuổi 18-23 lại thường đến các quán trà sữa hơn.
Qua đó, có thể thấy việc kinh doanh quán cafe là một lĩnh vực khá tiềm năng. Đặc biệt là trong bối cảnh thị trường mà tệp khách hàng ngày càng mở rộng như hiện nay.
2. Mô hình cafe sân thượng là gì?
Cafe sân thượng hay cafe rooftop là mô hình kinh doanh cafe trên khu vực sân thượng của một tòa nhà. Những quán cafe rooftop này thường tận dụng những khoảng trống trên sân thượng của các tòa nhà cao tầng hoặc trung tâm thương mại để kinh doanh. Vì quán được đặt ở trên cao nên sẽ mang lại trải nghiệm khác biệt cho khách hàng. Đến với quán, khách hàng có thể thưởng thức đồ uống, ngắm nhìn khung cảnh từ sân thượng. Có thể nói mô hình cafe sân thượng là mô hình kinh doanh tiềm năng, thu hút thực khách.
3. Điểm khác biệt của mô hình cafe sân thượng
Ngày nay, mô hình kinh doanh cafe ngày càng nở rộ. Các quán cafe ngày càng nhiều, nhưng không gian, thiết kế, thậm chí là menu cũng không có nhiều sự khác biệt. Do đó, mô hình cafe sân thượng có thể coi là làn gió mới trong ngành kinh doanh cafe.
Điểm làm nên sự khác biệt cho mô hình cafe này là không gian. Không gian mở, tạo cho khách hàng cảm giác thoáng đãng. Đứng từ quán khách hàng có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố hoặc thiên nhiên xung quanh. Với mô hình này, khách hàng sẽ được trải nghiệm không gian mới mẻ và cảm giác thư giãn. Đến đây có thể ngắm cảnh, check-in sống ảo, hoặc trò chuyện cùng bạn bè.
4. Ưu và nhược điểm của mô hình cafe sân thượng
4.1. Ưu điểm
- Ưu điểm đầu tiên của cafe sân thượng là luôn thoáng đãng và tự do. Không như những quán mặt đất, cafe sân thượng đem lại cho khách hàng một không gian yên tĩnh hơn. Giúp khách hàng có một không gian thư giãn, thoải mái hơn để tận hưởng cuộc sống. Giải tỏa sự căng thẳng của cuộc sống thường nhật.
- Không gian rộng, kết hợp với thiết kế đẹp, mô hình cafe sân thượng cung cấp background lý tưởng để khách hàng đến check-in “sống ảo”. Mỗi thời điểm trong ngày, quán lại có một vẻ đẹp riêng. Vậy nên khách hàng có thể đến quán vào nhiều thời điểm khác nhau để cảm nhận trọn vẹn không gian.
- Mang lại cho khách hàng trải nghiệm độc đáo, mới lạ vào buổi đêm. Hệ thống đèn chiếu sáng của quán, cùng với ánh sáng của thành phố mang đến cho khách hàng một không gian lung linh, huyền ảo. Cùng với không khí dịu mát ban đêm sẽ mang lại không gian tuyệt vời để nhâm nhi ly cafe thơm ngon.
Những điểm kể trên giúp khách hàng có trải nghiệm tuyệt vời. Cho họ cảm giác được thoát khỏi những ngột ngạt, khói bụi của thành phố để thưởng thức không gian, cảnh đẹp. Giúp kích thích tâm lý khiến khách hàng muốn cho tiêu nhiều hơn. Bởi vậy, mô hình cafe sân thượng thu hút rất nhiều khách hàng đến tham quan, trải nghiệm. Từ đó tạo ra nguồn lợi nhuận lớn hơn.
4.2. Nhược điểm
Bên cạnh những thuận lợi, quán cafe sân thượng cũng có nhược điểm. Chính những ưu điểm về không gian đôi khi cũng trở thành nhược điểm của quán.
- Quán cafe sân thượng sử dụng nhiều không gian ngoài trời nên chịu nhiều sự chi phối của thời tiết. Vào mùa mưa hoặc mùa đông, khách hàng đến quán cafe sẽ ít hơn. Do đó, đòi hỏi nhà đầu tư phải thiết kế các không gian phù hợp. Đối với không gian ngoài trời có thể lắp thêm mái che di động và chắn gió để hỗ trợ việc che nắng, che mưa cho khách hàng.
- Vị trí tầng thượng cũng gây khó khăn cho khách hàng khi di chuyển đến. Nếu không được hướng dẫn hoặc có biển chỉ dẫn chi tiết thì đôi khi khách hàng sẽ gặp khó khăn khi tìm đến quán
- Ngoài ra việc bố chỉ chỗ gửi xe cho khách hàng cũng khó hơn so với những quán cafe ở mặt đất.
Xem thêm:
- Mở quán cà phê mèo: Đặc điểm, các bước và những lưu ý đặc biệt
- Hướng dẫn mở quán cà phê rang xay thành công chi tiết từ A – Z
5. Các bước chuẩn bị khi mở mô hình cafe sân thượng
5.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Khách hàng mục tiêu là một yếu tố quan trọng, cần phải cân nhắc khi quyết định mở quán. Đối với mô hình quán cafe sân thượng, nhóm khách hàng mục tiêu thường là giới trẻ. Là những người thích khám phá và trải nghiệm cái mới. Họ thích không gian đẹp, nhưng không quá đông đúc, mang lại sự thư giãn.
Một tệp khách hàng tiềm năng khác đó là những khách hàng trung tuổi. Họ thích trải nghiệm những không gian lịch sự, riêng tư. Do đó, nếu chọn concept thiết kế phù hợp. Đây hoàn toàn là tệp khách hàng phù hợp.
5.2. Chuẩn bị nguồn vốn
Để mở một quán cafe sân thượng, vốn là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến thành công của quán. Khi quyết định mở quán cafe sân thượng, bạn cần xác định cần một nguồn vốn không nhỏ. Một số khoản chi phí bạn cần chuẩn bị gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Chi phí decor, thiết kế
- Chi phí cho trang thiết bị và nguyên liệu quán cafe
- Chi phí cho nhân sự
- Chi phí triển khai marketing
- Chi phí cho các khoản chi khác như điện, nước, chi phí dự phòng rủi ro…
5.3. Tìm kiếm, lựa chọn mặt bằng
Sau khi đã có đủ nguồn vốn, việc tiếp theo cần chuẩn bị là lựa chọn mặt bằng, địa điểm kinh doanh. Nếu bạn lựa chọn được một mặt bằng tốt, việc kinh doanh của bạn sẽ hiệu quả và thuận lợi hơn nhiều.
một số địa điểm bạn có thể tham khảo như: sân thượng của các tòa nhà cao tầng tại trung tâm thành phố, tòa nhà văn phòng, khách sạn hay các trung tâm thương mại… Ngoài trung tâm thành phố, bạn có thể chọn những nơi có khung cảnh đẹp như view biển, bờ hồ, công viên…
5.4. Lựa chọn phong cách và thiết kế không gian
Sau khi đã có mặt bằng, việc tiếp theo bạn phải làm đó là thiết kế nội thất cho quán. Để tăng tính đồng bộ và thẩm mỹ cho quán. Bạn nên chọn concept thiết kế phù hợp với đặc thù của quán từ trước.
Một số không gian:
- Với không gian ngoài trời. Bạn nên chọn bàn ghế đơn giản, không quá cầu kỳ. Tạo cho khách hàng cảm giác thoải mái, thư giãn, gần gũi với không khí, thiên nhiên. Để đối phó với thời tiết mưa, nắng bạn nên trang bị thêm đồ dùng che chắn như ô dù, mái che di động…
- Không gian trong nhà. Ngoài việc tăng thêm lựa chọn cho khách, đây sẽ là nơi giúp quán bạn duy trì kinh doanh trong những ngày mưa hay ngày đông giá rét. Bên cạnh đó, bạn có thể chọn những thiết kế có nhiều cửa sổ hoặc tường bằng kính để khách có thể ngắm cảnh bên ngoài.
- Ngoài ra, nếu quán của bạn có không gian rộng. Bạn có thể thiết kế thêm các không gian khác như khu vực xem phim, hay khu vực tổ chức party…
Tùy theo diện tích không gian, hãy cân nhắc thiết kế sao cho phù hợp và nhìn tổng thể hài hòa nhất. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bố trí thêm cây xanh cho quán. Cây xanh vừa giúp lọc không khí lại tăng thêm tính thẩm mỹ, khiến quán của bạn trở nên gần gũi và dễ chịu hơn. Ngoài ra, hãy chú trọng đến ánh sáng. Đây là nhân tố quan trọng giúp quán của bạn trở nên đẹp hơn. Đặc biệt là khi màn đêm buông xuống, ánh đèn sẽ giúp quán của bạn càng lung linh, đẹp đẽ hơn.
5.5. Lên thực đơn
Để quán cafe chuyên nghiệp và hoạt động tốt nhất, hãy lên thực đơn đồ uống. Trong quán cafe, bạn có thể phục vụ các loại thức uống như cafe, trà, các loại nước ép và sinh tố; Các loại đồ uống đá xay… Việc đa dạng thực đơn này sẽ giúp bạn tiếp cận với nhiều nhóm đối tượng khách hàng hơn. Bên cạnh đó, để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng. Bạn có thể bổ xung các món ăn vặt vào thực đơn.
Ngoài ra, nếu nhóm đối tượng mục tiêu của bạn là những người có thu nhập cao. Thích sự sang trọng thì bạn có thể hướng tới mô hình như quán pub. Với thực đơn được bổ xung thêm những đồ uống như cocktail, mocktail…
5.6. Chuẩn bị về mặt nhân sự
Nhân sự cũng là một yếu tố quan trọng cần được quan tâm. Khi bắt đầu mở quán, hãy xây dựng một đội ngũ nhân sự có chuyên môn tốt và đáng tin cậy. Ngoài ra, bạn nên phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân sự, đảm bảo họ hoàn thành tốt công việc của mình. Tránh làm mọi việc trở nên phức tạp và lộn xộn.
Nhân viên pha chế và phục vụ là những nhân viên cốt cán của quán bạn. Đối với 2 vị trí này, bạn có thể đào tạo luân chuyển vị trí. Để trong tình huống thiếu người, ai cũng có thể đảm nhiệm được công việc một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn có thể bố trí thêm bảo vệ hoặc làm việc với bảo vệ tòa nhà. Để họ có thể giúp đỡ khách hàng ngay từ những bước đầu tiên như gửi xe, hướng dẫn cách di chuyển đến quán.
6. Lên kế hoạch marketing cho quán
Kế hoạch marketing là một phần quan trọng để đưa quán đến gần hơn với khách hàng. Nhưng đặc điểm của mô hình cafe sân thượng không quá phù hợp để kinh doanh online. Do thế mạnh của quán không phải là đồ uống, cũng không phù hợp với sự vội vàng, nhanh chóng. Vì vậy mô hình này không phù hợp với các ứng dụng đặt món trực tuyến. Tuy nhiên, để tiếp cận với nhiều khách hàng hơn, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:
6.1. Quảng cáo qua những bài review
Ngày nay, việc hợp tác với các KOLs, các blogger ẩm thực đến quán trải nghiệm không gian, đồ uống là một việc không quá xa lạ. Những người này thường đã có sẵn một lượng fan nhất định trên các nền tảng mạng xã hội. Fan của họ đều là tệp khách hàng tiềm năng của bạn. Vì đa phần họ là những người trẻ, luôn sẵn sàng đến và trải nghiệm.
Ngoài ra, nếu bạn hợp tác với những blogger ẩm thực có chuyên môn. Bạn còn có thể nhận được những đánh giá, góp ý, đề xuất để cải thiện chất lượng, dịch vụ của mình.
6.2. Tăng cường quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội
Các nền tảng như Facebook, TikTok, Instagram… đều là những kênh marketing hiệu quả. Bạn có thể tạo lập các kênh riêng, thường xuyên chia sẻ thông tin, hình ảnh của quán để thu hút khách hàng. Từ đó nhắc nhở người dùng ghé thăm và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của quán.
Ngoài ra bạn cũng có thể tận dụng chức năng chạy quảng cáo của các nền tảng. Đây là một cách giúp bạn tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu một cách hiệu quả. Nếu biết cách tận dụng các lợi thế của mỗi mạng xã hội. Việc quảng cáo quán của bạn sẽ có những kết đem lại những kết quả rõ rệt.
6.3. Thực hiện Google My Business cho quán
Khi muốn tìm đến một địa điểm, điều đầu tiên ta thường làm là tìm kiếm địa chỉ trên Google. Vì vậy để đảm bảo kết quả tìm kiếm của khách hàng có tên quán của mình. Bạn hãy thực hiện Google My Business.
6.4. Thực hiện các chương trình ưu đãi
Ngoài những hoạt động kể trên, ưu đãi cũng là một hoạt động hiệu quả trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Hãy thực hiện các chương trình ưu đãi như tặng voucher giảm giá, tích điểm đổi quà, ưu đãi thành viên… sẽ giúp tạo hứng thú với khách hàng.
Ngoài ra, đối với những khách hàng thân thiết hoặc giới thiệu thêm bạn bè đến quán. Bạn cũng có thể tặng những voucher đặc biệt để tri ân, cảm ơn họ. Bởi vì đây là những vị khách thực sự chất lượng của bạn. Đồng thời họ cũng sẽ là những vị khách có thể bỏ qua những sơ sót nhỏ của quán. Thậm chí họ góp ý giúp bạn cải thiện chất lượng dịch vụ.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm mở quán cafe bóng đá hút khách nườm nượp
- Chi phí mở quán cafe sân vườn | Cập nhật đầy đủ, chi tiết A-Z
7. Một số mô hình quán cafe sân thượng thành công
Có thể nói cafe sân thượng là một mô hình còn khá mới mẻ và hấp dẫn với khách hàng. Để xây dựng được một quán cafe thành công, bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh cafe sân thượng thành công do Nhà Hàng Số gợi ý sau đây nhé!
7.1. Trill Rooftop Cofe
Nhắc đến mô hình cafe sân thượng nổi bật ở thủ đô, không thể không nhắc đến quán Trill Rooftop Cofe. Quán nằm trên tầng 26 của tòa nhà Hei Tower thuộc quận Thanh Xuân. Đây là một quán cafe có diện tích lớn với tổng diện tích lên tới 420m2. Sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu vui chơi, thư giãn, làm việc, thậm chí tổ chức sự kiện… của khách hàng.
Quán có thiết kế không gian cực “chill” với sắc xanh của bầu trời và của cây, lá trang trí trong quán. Từng ngóc ngách của quán đều được chau chuốt tỉ mỉ tạo nên một tổng thể hoàn hảo. Đặc biệt, khi vào đông, quán còn chuẩn bị sẵn những chiếc khăn thổ cẩm xinh xắn để khách hàng giữ ấm cơ thể. Vậy nên, nếu đến Trill vào mùa đông, bạn có thể vừa đắp chăn, vừa thưởng thức một ly cafe nóng và ngắm nhìn thành phố. Ngoài ra, giữa lòng quán còn có một bể bơi khá rộng. Mang đến cho khách hàng một không gian giải nhiệt lý tưởng vào mùa hè.
Menu đồ uống của Trill không quá đa dạng với các loại thức uống chủ yếu là cafe, trà và nước ép. Ngoài ra quán cũng phục vụ một số món đồ ăn nhẹ như: Mì trộn sốt bò băm (Mixed Noodles Bolognese); Mì nui sốt bò băm (Macaroni Bolognese)…
7.2. Paradise Rooftop
Một mô hình cafe sân thượng độc đáo khách ở Hà Nội đó là Paradise Rooftop, quán cafe nằm trên sân thượng tầng 9, tại Thụy Khuê. Đây là một quán cafe sân thượng sở hữu view xịn sò. Với một mặt bao trọn Hồ Tây, một mặt hướng về những tòa chung cư hiện đại, lung linh về đêm. Quán tương đối rộng với 2 tầng, được decor thêm đèn led vừa đủ để khách hàng có thể ngồi chill. Điểm cộng lớn của quán là dù có không gian và view đẹp, nhưng lại nằm ở phân khúc bình dân. Với mức giá cả phù hợp với cả dân văn phòng và học sinh, sinh viên.
Menu của Paradise Rooftop tương đối đa dạng, có đi kèm cả các món ăn nhẹ, luôn được bổ sung và cải tiến liên tục. Ngoài ra, một số buổi tối, Paradise còn tổ chức đêm nhạc acoustic với phụ thu chỉ 30.000 đồng.
7.3. Chênh Vênh Rooftop
Ngoài Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng là một thành phố sở hữu nhiều mô hình cafe sân thượng. Nổi bật trong số đó có thể kể đến quán Chênh Vênh Rooftop. Đây là một quán không quá rộng. Nhưng nhờ decor, xắp xếp hợp lý nên nhìn tổng thể vẫn thoáng. Ngoài ra quán còn sở hữu backgroud siêu xịn. Đó là tòa Landmark 81 gần đó và một góc thơ mộng của sông Sài Gòn.
Menu của Chênh Vênh khá đa dạng các loại đồ uống như bia, cocktail, nước trái cây, soda… Được decor tinh xảo, đáp ứng được nhu cầu sống ảo của giới trẻ. Cùng với đó quán được mở từ 4h chiều. Vậy nên từ phong cảnh tới đồ uống đều là một địa điểm lý tưởng để mọi người đến check-in sống ảo.
Trên đây là những thông tin hữu ích về mô hình cafe sân thượng mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích bạn trong việc mở quán cafe sân thượng. Hãy ấn theo dõi chuyên mục khởi nghiệp quán cafe để cập nhật thêm những thông tin hữu ích cho việc kinh doanh của mình nhé!