Home Blog Page 56

Bí kíp mở quán cafe mang đi “hái ra tiền” với chi phí tiết kiệm nhất

mở quán cafe mang đi

Mở quán cafe mang đi được lựa chọn hàng đầu khi khởi nghiệp bởi ít vốn lời nhiều cùng các rủi ro được hạn chế tối đa

Mở quán cafe mang đi không còn là một mô hình xa lạ ở Việt Nam. Thậm chí, ngày càng có nhiều người quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh này. Vậy nó có những ưu điểm vượt trội gì? Khi mở quán cần thực hiện những bước nào và lưu ý ở đâu? Có tips nào để tăng hiệu quả bán hàng và đột phá doanh thu? Cùng Nhà Hàng Số trả lời ngay những thức mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nội dung

1. Kinh doanh cafe mang đi là gì?

Giữa cuộc sống bộn bề, cafe mang đi là đồ uống không thể thiếu. Bạn sẽ không khó để tìm kiếm các quán cafe take away vì chúng thường được bố trí ở các lề đường. Vừa tiện lợi lại vừa nhanh chóng. Thông thường, các chủ kinh doanh thường mở quán cafe mang đi với diện tích nhỏ, ngay bên lề đường. Họ chỉ bố trí rất ít bàn ghế để một số khách có thể ngồi (nếu cần). Ngoài ra, còn có quầy pha chế, bảng hiệu, menu, hệ thống đèn,… Khách hàng sẽ lựa chọn, order, thanh toán tiền và nhận đồ uống ngay tại quầy một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất.
Đây được xem như mô hình có tiềm năng phát triển mạnh mẽ hậu Covid. Bởi nó đáp ứng nhu cầu và việc thay đổi hành vi, thói quen người tiêu dùng. Đó là ưu tiên mua và bán hàng online. Do đó, ngày càng có nhiều người khởi nghiệp cũng như chuyển đổi mô hình sang kinh doanh cafe mang đi. Hiện nay, một số thương hiệu cafe lớn và uy tín hàng đầu cũng đang phát triển mạnh mẽ mô hình này.
trang trí quán cafe ấn tượng

2. Ưu điểm vượt trội khi mở quán cafe mang đi

Không phải lẽ dĩ nhiên mà mô hình này lại được quan tâm nhiều đến vậy. Cùng tìm hiểu ngay những ưu điểm vượt trội khiến mô hình này có thể phá đảo thị trường F&B hiện nay nhé!

2.1. Tệp khách hàng đa dạng

Trong nhịp sống hối hả hiện nay, nhiều người không có nhiều thời gian cho việc ngồi nhâm nhi một ly cà phê. Vì vậy, mô hình kinh doanh này sẽ tiện lợi cho khách. Cuộc sống hối hả kéo theo con người cũng ngày càng bận rộn. Vì vậy, cafe take away sẽ là sự lựa chọn hàng đầu. Chất lượng đồ uống tuyệt hảo lại tiết kiệm thời gian. Do đó, những người yêu cafe, học sinh, sinh viên, dân văn phòng,… không thể bỏ qua.

2.2. Tiết kiệm số vốn bỏ ra

Mở quán cafe mang đi không tốn quá nhiều diện tích, chi phí mặt bằng, chi phí cơ sở vật chất,… Do đó, bạn sẽ không phải bỏ ra số vốn quá lớn. Vì vậy, với những người có nhu cầu kinh doanh khởi nghiệp, đây sẽ là mô hình ít vốn, lời nhiều. Rủi ro trong kinh doanh cũng sẽ được hạn chế tối đa.

2.3. Tiện lợi và dễ mang đi

Sự tiện lợi là ưu điểm lớn của mô hình kinh doanh này. Rất nhiều người không có quá nhiều thời gian để nhâm nhi cafe. Thay vào đó, họ có thể sở hữu một ly cafe tuyệt hảo chỉ từ 5-7 phút. Việc gọi đồ và thanh toán cũng vô cùng nhanh chóng. Chưa kể, ở hai bên đường xuất hiện rất nhiều quán cafe take away. Vì vậy, mọi người có thể mua một cách dễ dàng mà không phải đi quá xa.

2.4. Phong cách hiện đại, sáng tạo

Mô hình này khá mới tại Việt Nam. Chưa kể, diện tích khá nhỏ nên không có quá nhiều không gia để đầu tư trang trí. Do đó, để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp không gian thoáng đãng, phong cách hiện đại được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh đó, sáng tạo là yếu tố không thể thiếu để gây ấn tượng với người qua đường. Bạn có thể tạo điểm nhấn ở bảng hiệu, màu sắc quán, hệ thống đèn, loa đài,…

2.5. Menu đồ uống đa dạng

Mặc dù diện tích quầy pha chế và không gian quán nhỏ nhưng vẫn được trang bị đầy đủ các nguyên liệu và dụng cụ. Do đó, quán cafe take away vẫn đảm bảo được thực đơn đa dạng. Ngoài cafe, các quán vẫn cung cấp thêm các món đồ uống khác như trà sữa, nước ép, smoothie, bánh ngọt… Bởi vậy, các khách hàng có thể yên tâm rằng mọi nhu cầu của họ đều sẽ được đáp ứng.

2.6. Giá cả phải chăng

Như đã nói ở trên, khi mở quán cafe mang đi sẽ không tốn quá nhiều chi phí. Đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng, đầu tư cơ sở vật chất, nhân viên,… Do đó, giá cả đồ uống tại đây thường khá rẻ. Đây cũng chính là yếu tố cạnh tranh giữa mô hình cafe tại chỗ và take away.
ưu điểm cafe mang đi

3. Các mô hình kinh doanh cafe take away

Trên thị trường, có rất nhiều mô hình cafe mang đi. Mỗi một mô hình sẽ có những ấn tượng đặc biệt riêng. Do đó, đừng quên theo dõi những thông tin đã được Nhà Hàng Số tổng hợp dưới đây. Nhờ vậy, bạn sẽ có căn cứ để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp và hiệu quả nhất.

3.1. Mô hình kinh doanh xe cafe take away

Đây được xem là mô hình tiêu biểu của hình thức kinh doanh take away. Vốn ít nhưng siêu lợi nhuận. Chỉ một chiếc xe lưu động cùng vị trí “đắc địa”, bạn đã có thể tiếp cận khách hàng hiệu quả. Thông thường, để dễ nhìn nhất, các quán thường được bố trí ở ngay lề đường, ngã tư, trường học… đông người qua lại. Ước tính chi phí kinh doanh xe cafe take away như sau:

  • Chi phí mua xe: 5 – 12 triệu
  • Chi phí trang trí xe: 300.000 – 500.000 đồng
  • Chi phí mua nguyên liệu, thiết bị: 3.000.000 đồng – 5.000.000 đồng

xe lưu động cafe mang đi

3.2. Mô hình quán cà phê take away

Cũng là take away nhưng bạn có thể chọn mở quán để bán. Với mô hình này, bạn sẽ cần đầu tư thêm về không gian cũng như lựa chọn được mặt bằng cố định. Nó sẽ ít linh hoạt hơn so với mô hình xe đẩy. Tuy nhiên, nó sẽ thể hiện được sự chuyên nghiệp cũng như đảm bảo tệp khách hàng cố định cho quán. Bởi khách hàng có thể tán gẫu cũng như thưởng thức ngay tại chỗ nếu muốn. Với mô hình này, bạn chỉ cần 1 địa điểm khoảng 12m2 – 15m2 và có thể thu hồi vốn sau khoảng 1 – 3 tháng.
quán cafe mang đi nhỏ

3.3. Mô hình cafe take away nhượng quyền

Đây là mô hình cao cấp nhất của hình thức kinh doanh cafe take away. Bởi các thương hiệu cà phê nhượng quyền thường đã có tên tuổi cùng lượng khách hàng nhất định. Do đó, chủ kinh doanh cần đầu tư trong khá nhiều cũng như tuân thủ nghiêm ngặt một số yếu tố. Tuy nhiên, bạn sẽ được đảm bảo sự ổn định về công thức, phong cách không gian, quy trình quản lý… Nhượng quyền cafe Trung Nguyên lên tới 3 – 4 tỷ đồng và yêu cầu mặt bằng phải rộng trên 150m2. Còn Highlands là trên 4 tỷ đồng và một loại phí hàng tháng.
nhượng quyền cafe mang đi
Xem thêm:

4. Tổng hợp chi tiết các bước quan trọng để mở quán cafe mang đi

Dù quy mô lớn hay nhỏ, để kinh doanh một mô hình không hề dễ dàng. Đặc biệt là với quán cafe take away. Vì vậy, để kinh doanh thành công, bạn cần chú ý một số bước quan trọng dưới đây. Những tips giúp bạn đột phá doanh thu ngay từ những tháng đầu tiên.

4.1. Xác định khách hàng mục tiêu khi mở quán

Mô hình take away hướng đến tệp khách hàng không có nhiều thời gian rảnh rỗi. Họ không có quá nhiều thời gian để ngồi nhâm nhi cafe. Khi xác định đúng khách hàng mục tiêu, bạn sẽ lựa chọn được phong cách không gian, menu phù hợp. Nhóm đối tượng mà mô hình này hướng đến là học sinh, sinh viên, công chức, công chức…
khách hàng cafe mang đi

4.2. Chọn mô hình kinh doanh cafe take away

Như đã nói ở trên, hiện nay, có một số mô hình take away với ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Do đó, bạn nên cân nhắc một số yếu tố để lựa chọn mô hình phù hợp. Chẳng hạn như số vốn, địa điểm, hình ảnh quán hướng đến…

  • Mô hình xe bán cafe lưu động phù hợp với số vốn hạn chế và linh động trong địa điểm.
  • Mô hình quán cafe take away sẽ đáp ứng được nhu cầu muốn làm chủ, khẳng định bản thân cũng như sáng tạo theo ý muốn của chủ kinh doanh.
  • Mô hình quán cafe lưu động sẽ phù hợp với hướng kinh doanh cao cấp với nền tảng sẵn có, chỗ đứng trong thương hiệu cùng tệp khách hàng tiềm năng.

4.3. Chọn địa điểm “đắc địa” mở quán cà phê mang đi

Ưu điểm của mô hình take away là sự tiện lợi và nhanh chóng. Nếu như mô hình xe take away linh động địa điểm bán thì các mô hình khác lại yêu cầu mặt bằng cố định. Vì vậy, địa điểm được lựa chọn cần dễ tìm và dễ thấy để tiếp cận lượng khách hàng. Do đó, chủ kinh doanh nên chọn những nơi đông người, giao thông thuận lợi như ngã tư, công ty, doanh nghiệp,…

4.4. Nghiên cứu kỹ về cafe

Cafe là thức uống được coi như “tinh hoa” của Việt Nam. Có rất nhiều người đam mê, thậm chí “sành sỏi” về chất lượng và hương vị. Vì vậy, khách hàng thường yêu cầu khá cao về loại đồ uống này. Chưa kể, đây còn là điểm khiến khách hàng ấn tượng và lựa chọn quán của bạn so với hàng trăm, hàng nghìn đối thủ khác. Thế nên, trước khi mở quán cafe mang đi, chủ doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ cũng như sáng tạo nên những hương vị mới lạ và độc đáo để phục vụ khách hàng.
nguyên vật liệu quán cafe

4.5. Chuẩn bị số vốn phù hợp

Bất kể có ý định kinh doanh mô hình quán cafe nào, bạn cũng cần chuẩn bị số vốn nhất định. Và kinh doanh cafe mang đi cũng không ngoại lệ. Mặc dù chi phí ít hơn nhưng bạn cũng cần cân nhắc chi tiết một số khía cạnh. Cũng như tùy mô hình kinh doanh mà sẽ tương ứng với số vốn nhất định.

  • Chi phí ban đầu cho mô hình xe cà phê mang đi là khoảng 10 – 15 triệu đồng.
  • Chi phí ban đầu cho mở quán cà phê mang đi là khoảng 30 – 100 triệu đồng.
  • Chi phí ban đầu cho mô hình kinh doanh chuyển nhượng thương hiệu sẽ nhiều hơn và còn phụ thuộc vào định giá thương hiệu.

Tính toán kỹ lưỡng chi phí và số vốn hiện có sẽ giúp bạn lựa chọn được mô hình phù hợp. Đồng thời, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra trong thời gian đầu.

4.6. Lựa chọn phong cách thiết kế ấn tượng

Đâu sẽ là yếu tố quan trọng để khách hàng quyết định dừng xe tại quán của bạn? Câu trả lời chính là việc thiết kế và trang trí xe, quán cafe take away. Đây là yếu tố quan trọng để khách hàng bị thu hút ngay từ những giây đầu. Trước tiên, cần đảm bảo tính thẩm mỹ trong lựa chọn bố cục, màu sắc, hình ảnh,… Sau đó, hãy tạo điểm nhấn riêng cho quán bằng những sáng tạo khác biệt. Nó là yếu tố quan trọng nhằm gây ấn tượng cũng như tăng tính cạnh tranh so với những quán khác.

4.7. Chuẩn bị trang thiết bị, dụng cụ cần thiết

Dù là mô hình take away, bạn cũng cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ và trang thiết bị cần thiết. Bởi yếu tố tiên quyết tạo nên ấn tượng trong lòng khách hàng chính là hương vị đồ uống. Ngoài ra, mô hình này thường yêu cầu tốc độ pha chế nhanh. Do đó, bạn nên chuẩn bị những dụng cụ chất lượng để đảm bảo hiệu quả cũng như vấn đề an toàn vệ sinh. Thông thường, các quán cafe sẽ không thể thiếu 4 nhóm dụng cụ sau:

  • Dụng cụ pha chế: máy xay, pha cà phê, máy đánh kem, máy tạo bọt sữa,…
  • Dụng cụ trưng bày: ly nhựa, nắp nhựa, ống hút, túi đựng,…
  • Dụng cụ trang trí như: lọ hoa, khăn trải, menu giấy…
  • Một số dụng cụ khác: nĩa, ống hút, thìa, dao, khuôn, ly đong, đồ lọc, tủ lạnh, hộp giữ nhiệt,…

Bạn nên lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo chất lượng, độ bền với chi phí tối ưu.
thiết bị cafe mang đi

4.8. Chọn lọc nhà cung cấp nguyên liệu uy tín

Nếu muốn kinh doanh lâu dài, bạn cần lựa chọn được đơn vị cung cấp nguyên liệu uy tín. Đối với các loại đồ uống, đặc biệt là cafe, chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị. Do đó, cần lựa chọn cũng như kiểm tra kỹ lưỡng nguồn hàng để đảm bảo về chất lượng cũng như vấn đề sức khỏe. Thường các quán sẽ lựa chọn cafe nguyên chất để giữ nguyên được chất dinh dưỡng cũng như vị của đồ uống.

4.9. Hoàn thiện hồ sơ mở quán cafe mang đi

Để đảm bảo tính pháp lý và được pháp luật bảo hộ các quyền lợi và nghĩa vụ. Bạn cần nhanh chóng tiến hành đăng ký kinh doanh với đầy đủ các giấy tờ theo quy định. Bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Giấy khai báo thuế.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Một số giấy tờ khác (Tùy từng trường hợp đặc biệt).

4.10. Xây dựng thực đơn cho quán cafe

Lên thực đơn cho quán cafe mang đi chưa bao giờ là dễ dàng. Bên cạnh sự đa dạng và phong phú của các món đồ ăn và đồ uống. Chủ kinh doanh cần cân nhắc đến giá cả, mô tả cũng như phong cách thiết kế menu. Ngoài yêu cầu thông tin đầy đủ, thực đơn còn được trang trí bắt mắt để kích thích nhu cầu mua hàng của khách. Về giá, bạn nên cân nhắc kỹ các bên đối thủ cạnh tranh. Sau đó, quyết định mức giá phù hợp để vừa mang tính cạnh tranh, vừa đảm bảo lợi nhuận sau kinh doanh.

4.11. Nhân viên quán cafe mang đi chuyên nghiệp

Thông thường, các mô hình quán cafe take away không cần đến quá nhiều nhân viên. Đôi khi chủ quán cũng đồng thời là nhân viên. Tuy nhiên, trong trường hợp mở rộng mô hình và cần tuyển thêm nhân viên. Bạn nên lựa chọn kỹ càng cũng như thường xuyên có những buổi tập huấn cho các bạn. Nhân viên quán cafe take away cần nhanh nhẹn, nhiệt tình, vui vẻ và tôn trọng khách hàng. Chất lượng phục vụ có tốt thì cửa hàng mới có thể giữ chân khách.

4.12. Tăng cường truyền thông, quảng cáo quán trước khi mở

Giữa thị trường kinh doanh cafe gay gắt hiện nay, làm thế nào để quán của bạn có thể cạnh tranh được không phải điều dễ dàng. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi tệp khách hàng còn chưa ổn định. Đây cũng chính là lúc cần chú trọng quảng cáo và tăng cường truyền thông quán trước khi khai trương. Ngoài những hình thức truyền thống như phát tờ rơi, treo băng rôn,… Bạn nên tận dụng sức mạnh của Internet để quảng bá trên mạng xã hội. Điều này sẽ làm tăng lượng tiếp cận cũng như mức độ phổ biến của quán. Bạn nên đánh vào các chương trình khuyến mãi để kích thích nhu cầu trải nghiệm của khách hàng.

4.13. Học hỏi cách vận hành quán cafe

Dù là mô hình nhỏ nhưng để vận hành trơn tru quán cafe không phải điều dễ dàng. Vì vậy, chủ kinh doanh cần trang bị nền tảng kinh doanh vững chắc để vận hành và quản lý thuận lợi. Ngoài xây dựng thương hiệu, bán hàng, quản lý,… bạn cần chú tâm đến khâu sản phẩm và quản lý dòng tiền. Có rất nhiều yếu tố liên quan, nếu không nắm vững sẽ ảnh hưởng đến tiến độ cũng như doanh thu.
hương vị độc đáo chất lượng đồ uống

5. Mẹo mở quán cafe mang đi đột phá doanh thu ấn tượng

Mỗi một mô hình kinh doanh cafe take away sẽ có những đặc điểm riêng. Và người chủ kinh doanh cần tận dụng để thu hút khách hàng và tăng doanh thu.

5.1. Mô hình xe bán cafe lưu động

  • Trang trí xe lưu động bắt mắt

Một chiếc xe bán lưu động bắt mắt và chuyên nghiệp sẽ khiến khách hàng không thể rời mắt. Hiện nay, có rất nhiều người khởi nghiệp lựa chọn mô hình này. Do đó, bạn cần tạo được dấu ấn riêng, độc đáo cho riêng mình.

  • Đảm bảo chất lượng và hương vị đồ uống tuyệt hảo

Nhiều người nghĩ rằng các quán hàng rong sẽ không đảm bảo chất lượng cũng như an toàn vệ sinh. Vì vậy, nhiều khách hàng còn e ngại và phân vân khi quyết định mua hàng. Vì vậy, các chủ kinh doanh cần chú ý tuyệt đối đến vấn đề vệ sinh cũng như hương vị độc đáo của đồ uống. Đây sẽ là điểm cộng lớn nếu quán của bạn đáp ứng được điều này.

  • Chiến lược giá cả phải chăng

Giá cả luôn là yếu tố khiến các chủ kinh doanh phải đau đầu rất nhiều. Do đó, bạn nên tham khảo giá cả trên thị trường của các đối thủ khác. Đồng thời, điều chỉnh giá sao cho phù hợp. Không nên quá thấp vì nó có thể nguy hại trực tiếp đến lợi nhuận. Đồng thời, cũng không nên quá cao vì đặc trưng của mô hình xe lưu động này.

5.2. Mô hình quán cafe mang đi và nhượng quyền

  • Lựa chọn địa điểm kinh doanh phù hợp

Thay vì có thể linh hoạt địa điểm bán như các mô hình xe lưu động, mô hình quán cafe mang đi và nhượng quyền lại yêu cầu vị trí cố định. Do đó, chủ kinh doanh cần cân nhắc thật kỹ khi chọn lựa. Bạn nên ưu tiên những khu vực đông dân cư để tiếp cận khách hàng tốt nhất.

  • Chiến lược marketing hiệu quả

Để tăng khả năng tiếp cận của khách hàng, đầu tư marketing là giải pháp tối ưu nhất. Nó giống như một công cụ để truyền tải thông tin giữa thương hiệu và khách hàng. Hiện nay, bên cạnh các phương thức quảng cáo truyền thống, bạn có thể quảng bá trên đa dạng các phương tiện. Đặc biệt là các trang mạng xã hội. Bởi số lượng người dùng khổng lồ và tốc độ lan truyền mạnh mẽ.

  • Tận dụng các sàn thương mại điện tử

Sàn thương mại điện tử, nói rõ hơn là các ứng dụng giao đồ ăn tiện lợi trở thành kênh thông tin không thể thiếu. Dịch bệnh kéo dài đã thay đổi thói quen người dùng. Đó là họ có thiên hướng hướng tới các dịch vụ mua sắm online tại nhà. Do đó, bạn có thể đăng sản phẩm lên các ứng dụng này để tiếp cận với lượng khách hàng tiềm năng lớn.
mẹo bán cafe take away hiệu quả
Xem thêm:

6. Một số địa chỉ quán cafe mang đi nổi tiếng trên toàn quốc

Dưới đây là TOP những địa chỉ quán cafe mang đi nổi tiếng mà bạn không nên bỏ lỡ.

  • Twitter Bean Coffee – 225 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà Nội
  • Passio Coffee – 83 Minh Khai, Vĩnh Phú, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • AHA Cafe – 136 Vũ Phạm Hoàng, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Ka – 8 ngõ 198B Nguyễn Tuân, Hà Nội
  • The Coffee Bean and Tea Leaf – 16 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Kafa Cafe – 24 Tuệ Tĩnh, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Cộng Cà Phê – 94 đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội
  • NOMAD Cold Brew Coffee – 93B Võ Văn Tần, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
  • Herbalist Bakery Coffee – 3 Đường 9, Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh
  • Daily Dose – Coffee & Plants – 23 Đường Huỳnh Thúc Kháng, Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
  • Soul Specialty Coffee – 386/11 Lê Văn Sỹ, Phường 14, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
  • Hometown Coffee – 31/40 Ung Văn Khiêm, P.25 Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Miyama Cafe – Saigon Center, L3-01, 65 Đ. Lê Lợi, TP Hồ Chí Minh
    Bosgaurus Coffee Roasters – 1D5, 92, Villa, Nguyễn Hữu Cảnh, Saigon Pearl, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

cafe mang đi the coffee house
Trên đây là tất tần tật những thông tin về mở quán cafe mang đi. Mô hình này không quá mới. Tuy nhiên, nó vẫn là thị trường ngách “béo bở” mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng các bạn có thể tận dụng và phát triển nên những quán cafe thật thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp quán cafe.

Chiến lược marketing của Jollibee giúp thương hiệu chinh phục thế giới

chiến lược marketing của jollibee

Chiến lược marketing của Jollibee có những điểm sáng khôn ngoan giúp thương hiệu chinh phục thế giới và đối đầu với “ông lớn” trong ngành

Jollibee đã có mặt tại Việt Nam từ hơn một thập kỷ trước. Thương hiệu thuần châu Á này trở thành cái tên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng Việt với sản phẩm đặc trưng là “gà giòn vui vẻ” và “mì Ý sốt bò bằm”. Không chỉ dừng lại ở thị trường lục địa, Jollibee đã thành công trong việc toàn cầu hóa thương hiệu của mình. Trong bài viết này, cùng Nhà Hàng Số “giải mã” chiến lược marketng của Jollibee giúp thương hiệu này đạt được thành công trên trường quốc tế.

1. Tổng quan về thị trường đồ ăn nhanh

thức ăn nhanh jollibee
Chiến lược marketing khôn ngoan là chiến lược được xây dựng dựa trên thực tế thị trường. Chiến lược marketing của Jollibee cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Thị trường đồ ăn nhanh –  QSR là một miếng bánh lớn. Theo số liệu nghiên cứu của Zion Market Research, tổng dung lượng thị trường QSR toàn cầu đạt mức 647,7 tỷ USD vào năm 2021. Đồng thời, họ cũng dự báo rằng thị trường này sẽ có khả năng vượt ngưỡng 998 tỷ USD vào cuối năm 2028. Lãi suất kép hàng năm trong giai đoạn 2021 – 2028 được dự đoán đạt mức 4,6%/năm.
Tại Việt Nam, QSR lại có vẻ chật vật hơn do mạng lưới đồ ăn đường phố phát triển mạnh và phong phú. Tuy nhiên, các ông lớn như KFC, Jollibee, Lotteria,… khi đến Việt Nam vẫn tìm được chỗ đứng cho mình. Đặc biệt, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, hệ thống các cửa hàng đồ ăn đường phố buộc phải đóng cửa. Các hãng đồ ăn nhanh đã nhanh chóng có cơ hội tăng quy mô của mình.

2. Tổng quan về thương hiệu Jollibee

thương hiệu jollibee
Jollibee là một thương hiệu đến từ Philippines. Thương hiệu thuần châu Á này thuộc sở hữu của ông Tony Tan. Ban đầu, Jollibee xuất phát từ 2 cửa hàng kem nhỏ tại Philipipines. Tony Tan mở hai cửa hàng kem nhượng quyền của hàng Magnolia Dairy Ice Cream vào năm 1975. Về sau, khi nhận thấy tiềm năng của việc kinh doanh các mặt hàng khác, năm 1978, tập đoàn Jollibee chính thức được thành lập.
sản phẩm của jollibeeJollibee cung cấp các sản phẩm đa dạng. Bao gồm: bánh ngọt, pizza, gà rán, khoai tây chiên, mì Ý.v.v. Sản phẩm đặc trưng gắn với thương hiệu là gà giòn vui vẻ và mì Ý sốt bò bằm. Thương hiệu phải cạnh tranh trực tiếp với những gã khổng lồ đến từ Mỹ như KFC, Mc Donald’s. Xong, nhờ chiến lược marketing của Jollibee rất khôn ngoan mà thương hiệu này có thể đứng vững, thậm chí là một trong những thương hiệu đồ ăn nhanh hàng đầu thế giới.

3. Khách hàng mục tiêu của Jollibee là ai?

Chiến lược marketing của Jollibee nhắm đến nhóm khách hàng mục tiêu là người trẻ và những gia đình trẻ. Đây là nhóm đối tượng năng động, chiếm phần đa dân số của các nước châu Á. Họ là những người thích và sẵn sàng thử điều mới. Đặc biệt, hương vị của các món ăn tại Jollibee rất được các bạn nhỏ yêu thích. Chính vì vậy, giới trẻ là đối tượng mục tiêu của thương hiệu này.
khách hàng muc tiêu của jollibee
khách hàng mục tiêu trong chiến lược marketing của jollibee

4. Tình hình kinh doanh của Jollibee

Một chiến lược marketing hiệu quả phải được đánh giá bằng những con số thực tế. Chiến lược marketng của Jollibee cũng vậy. Những chỉ số kết quả kinh doanh, độ phủ thương hiệu là câu trả lời rõ ràng nhất về sự hiệu quả của chiến lược này.
Thành lập năm 1978, nhưng bắt đầu từ năm 1979, Jollibee mới phát triển mô hình nhựng quyền. Tính đến năm 1981, từ 2 cửa hàng, thương hiệu đã phát triển thành 10 cửa hàng. Doanh thu trong giai đoạn từ 1987 – 1989 tăng gấp 2 lần. Và đặc biệt, vào năm 1996, doanh thu ghi nhận mức tăng trưởng 300%. Năm 1993, Jollibee chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Philippinies.
mốc phát triển của jollibee
Năm 2010, doanh số của Jolliibee tăng trưởng 70%. Đồng thời, lợi nhuận đạt mức 5,4 tỷ pesos. Năm 2021, tổng doanh thu đạt 153.58 triệu pesos, tăng 18.76% so với năm 2020. Lợi nhuận sau thế đạt 5982 triệu pesos, tăng trưởng 151,97% so với năm 2020. Tính đến tháng 5/2021, Jollibee sở hữu 5185 cửa hàng trên 34 quốc gia. Mục tiêu Jollibee đặt ra là mở thêm 500 cửa hàng mới trong năm 2022.
doanh thu của jollibee giai đoạn 2014 - 2021

5. Chiến lược marketing của Jollibee: Phân tích SWOT

SWOT là viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình SWOT là ma trận phân tích cho mọi doanh nghiệp nhằm nhìn ra những đặc điểm nội bộ và những yếu tố tắc động bên ngoài. Trước khi đi sâu vào phân tích chiến lược marketing của thương hiệu, hãy cùng Nhà Hàng Số điểm qua những điểm mạnh, điểm yếu của Jollibee cùng những cơ hội, thách thức mà thương hiệu này phải đối mặt.
swot của jollibee

5.1. Điểm mạnh của Jollibee (Strengths)

  • Đa dạng sản phẩm

Thực đơn của Jollibee rất phong phú. Khách hàng có nhiều lựa chọn khác nhau khi đến với Jollibee. Đặc biệt, trong chiến lược marketing của Jollibee, thương hiệu chú trọng việc phát triển sản phẩm, đem lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

  • Thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng ở châu Á

Là một thương hiệu thuần châu Á, Jollibee không mất công sức để bản địa hóa sản phẩm như KFC. Đặc biệt, người dân Philippinies rất trung thành với thương hiệu.

  • Vị trí thuận tiện, mạng lưới phân phối dày đặc

Sở hữu mạng lưới phân phối rộng khắp, nằm ở những vị trí đắc địa thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thương hiệu.

  • Phát triển thương hiệu gia đình

Jollibee định vị mình là thương hiệu thức ăn nhanh dành cho gia đình số một Philippinies. Trọng tâm phát triển thương hiệu gia đình giúp Jollibee được nhiều khách hàng ưa chuộng.

5.2. Điểm yếu của Jollibee (Weaknesses)

  • Quá phụ thuộc vào thị trường Philippinies

Hiện tại, khoảng 1/5 số cửa hàng (1150) của Jollibee nằm ở Philippinies. Mặc dù lớn mạnh ở thị trường nội địa. Xong, Jollibee đang quá phụ thuộc vào sân nhà và chưa làm được điều này tại thị trường quốc tế.

  • Không ứng dụng công nghệ trong chế biến

Theo những đánh giá gần nhất, Jollibee vẫn sử dụng phương pháp chế biến truyền thống. Điều này khiến thương hiệu tốn thời gian và chi phí nhiều hơn trong khâu chế biến sản phẩm.

  • Ngân sách marketing thấp

So với các thương hiệu QSR khác, Jollibee chi khá ít tiền cho việc marketing. Chính vì vậy mà độ nhận diện thương hiệu của Jollibee không quá cao. Khảo sát của Q&Me thực hiện vào tháng 8/2020 tại Việt Nam cho thấy chỉ 40% người tiêu dùng biết đến thương hiệu, thấp hơn rất nhiều so với KFC và các hãng QSR khác.

  • Giá cao hơn trung bình

Mặc dù chất lượng sản phẩm vượt trội. Xong, một điều không thể phủ nhận rằng Jollibee có giá khá cao.
combo của jollibee

5.3. Cơ hội của Jollibee (Opportunities)

Cơ hội sẽ là những căn cứ để phát triển những điểm mới trong chiến lược marketing của Jollibee, thúc đẩy thêm nhiều khách hàng đến với thương hiệu.

  • Xu hướng tiêu dùng nhanh

Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh mang lại cơ hội cho các hãng thức ăn nhanh. Người trẻ ngày càng bận rộn và có xu hướng lựa chọn tiêu dùng nhanh, giúp tiết kiệm thời gian.

  • Xu hướng mua hàng online

Mua hàng online là xu thế tất yếu của thời đại. Khảo sát do Q&Me thực hiện vào năm 2021 cho thấy đến 87% người tiêu dùng đã đặt thực phẩm trực tuyến từ các chuỗi cửa hàng ăn nhanh.

5.4. Thách thức của Jollibee (Threats)

  • Đối thủ cạnh tranh

Jollibee phải đối mặt với nhiều ông lớn trong ngành QSR. Đó là một trong những thách thức lớn nhất của thương hiệu. Các thương hiệu như KFC, Mc Donald’s đều có sức ảnh hưởng đáng gờm trên thị trường quốc tế.

  • Xu hướng ăn uống lành mạnh

Trong tiềm thức người tiêu dùng, thức ăn nhanh được mặc định là không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng lựa chọn thực phẩm lành mạnh tốt cho sức khỏe. Báo cáo của Nielsen cho biết có 32% người tiêu dùng trong khu vực APAC (châu Á – Thái Bình Dương) lựa chọn thực phẩm tốt cho sức khỏe trong vòng 2 năm qua.

6. Chiến lược marketing của Jollibee: Marketing mix 7P

Jollibee phải đối mặt với những đối thủ đáng gờm như KFC, Lotteria, Mc Donald’s. Xong, thương hiệu này vẫn có được những thành công vang dội nhờ chiến lược tiếp thị độc đáo, hiệu quả. Bên cạnh đó, sự hiệu quả và chuyên nghiệp trong quy trình sản xuất, bán hàng cũng góp phần tạo nên những thành công của thương hiệu. Chiến lược marketing của Jollibee có thể được phân tích bằng mô hình marketing mix 7P.

6.1. Chiến lược sản phẩm của Jollibee (Product)

Chiến lược sản phẩm của Jollibee có thể được khái quát như sau:

  • Đa dạng hóa sản phẩm.
  • Chú trọng chất lượng sản phẩm.
  • Phát triển sản phẩm đặc trưng.

Sản phẩm của Jollibee rất đa dạng và phong phú. Khách hàng được đáp ứng hầu hết nhu cầu với thực đơn của Jollibee. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm đặc biệt được chú trọng. Thương hiệu sở hữu nhà máy sản xuất riêng biệt, khép kín, đạt chuẩn quốc tế ISO 22000:2018.

nhà máy jollibee

Nhà máy Jollibee (nguồn: Báo Thanh Niên).

Thêm vào đó, thương hiệu sở hữu những sản phẩm đặc trưng (signature) hấp dẫn. Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Jollibee, ông Francis Flores từng chia sẻ.

“Chickenjoy được khéo léo tẩm bột để tạo độ giòn, vị ngon và thật tuyệt vời khi dùng với nước chấm pha chế từ công thức bí mật của chúng tôi. Đây cũng là sản phẩm chủ lực của Jollibee khi vươn ra sân chơi toàn cầu. Vì đây là món ăn mà khách hàng tại mọi thị trường có thể dễ dàng chấp nhận nhất”.

6.2. Chiến lược giá của Jollibee (Price)

Cũng tương tự KFC, Jollibee áp dụng chiến lược giá rất khéo léo.

  • Định giá theo gói.

Jollibee cũng tạo ra các combo giúp khách hàng cảm giác rằng mua combo sẽ có lợi hơn. Đó là chiến thuật tâm lý về sự chênh lệch giá trong kinh doanh.

  • Định giá tùy chọn.

Khách hàng có thể lựa chọn các món ăn kèm, món tráng miệng trong combo. Điều này tạo ra cho khách hàng quyền lựa chọn, giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi chi tiêu.

chiến lược giá trong chiến lược marketing của jollibee

6.3. Chiến lược con người của Jollibee (People)

Trong chiến lược marketing của Jollibee, con người đóng vai trò thiết yếu. Dịch vụ của Jollibee luôn được đánh giá cao nhờ thái độ phục vụ của nhân viên. Thương hiệu chú trọng việc đào tạo và phát triển nhân sự. Từ đó thúc đẩy phát triển chất lượng dịch vụ.
nhân viên của jollibee
Ngoài ra, Jollibee chú trọng đến đặc điểm khách hàng ở từng khu vực để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

6.4. Chiến lược phân phối của Jollibee (Place)

Chiến lược phân phối là điểm sáng trong chiến lược marketing của Jollibee. Chiến lược phân phối khôn ngoan giúp thương hiệu từng bước chiếm lĩnh thị phần trên trường quốc tế. “Chậm mà chắc” là chiến lược quốc tế hóa của thương hiệu này.
Năm 1987, Jollibee bắt đầu có cửa hàng đầu tiên tại Brunei. Tiếp đó, năm 1995, thương hiệu bắt đầu xuất hiện tại hàng loạt quốc gia như Dubai, Ả Rập Saudi. Cùng với đó, năm 1998, Jollibee bắt đầu “Mỹ tiến” và chiếm lĩnh một số thị trường lớn khác như Singapore, Bahrain, Italia, Anh.
vị trí cửa hàng jollibee

Jollibee có chiến lược phân phối khôn ngoan. Tại một số thị trường, thương hiệu này mua lại các cửa hàng, thương hiệu đang có sức phát triển tốt chứ không tự mở. Ví dụ như ở Trung Quốc, năm 2004, thương hiệu mua lại Yonghe King. Tương tự tại Mỹ, Jollibee mua lại 40% cổ phần Smashburger vào năm 2015 và mua đứt doanh nghiệp này vào năm 2020. Giám đốc tiếp thị toàn cầu của Jollibee từng chia sẻ.

“Khi chúng tôi gia nhập một thị trường mới, chúng tôi mang đến đó những sản phẩm nổi tiếng nhất của mình: gà rán, mỳ spaghetti và bánh burger. Qua thời gian, chúng tôi sẽ bổ sung những món ăn đậm chất địa phương. Tại Việt Nam, chúng tôi có gà giòn cay, còn ở Brunei chúng tôi có cơm nasi lemak”.

Năm 1994, Jollibee mua lại Greenwich Pizza. Hiện tại, công ty cũng đang sở hữu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh Chowking, Red Ribbon và chuỗi nhà hàng nướng Mang Inasal của Trung Quốc. Đồng thời, Jollibee cũng là cổ đông của Highlands Coffee.
Bên cạnh đó, Jollibee cũng có app và website đặt hàng riêng. Khách hàng cũng có thể đặt hàng qua các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến.

6.5. Quy trình phục vụ của Jollibee (Process)

Jollibee có một quy trình phục vụ và vận hành hoàn thiện. Quy trình được kiểm soát nghiêm ngặt giúp mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Quy trình phục vụ của Jollibee được khái quát như sau: Khách đặt món -> Chờ món -> Lấy đơn hàng. Nếu khách hàng đặt món online, đơn hàng sẽ được vận chuyển thông qua một đơn vị thứ ba.

6.6. Chiến lược quảng cáo của Jollibee (Promotion)

Ban đầu, thương hiệu chỉ đơn thuần là Jolibe. Năm 1975, cái tên Jollibee chính thức được chọn. Phát âm không thay đổi nhưng ý nghĩa được gắn với hình ảnh chú ong vui vẻ. Cũng từ những năm 1980, công ty bắt đầu đầu tư vào marketing. Khởi đầu với những loại hình truyền thống như TVC.
linh vật jollibee được đặt trước cửa hàng
Quảng cáo ngoài trời bằng hình ảnh linh vật của công ty cũng được đầu tư. Các bức tượng kích thước lớn của chú ong vui vẻ được trưng bày tại nhiều cửa hàng. Năm 2008, Jollitown, một series phim hoạt hình dành cho trẻ em được sản xuất. Series này đã đạt được thành công vang dội tại Philippinies.
series phim hoạt hình jollitown
Đặc biệt, thương hiệu này chú trọng đến trách nhiệm xã hội đối với trẻ em. Năm 2004, quỹ từ thiện Jollibee Group Foundation được thành lập. Động thái này đã giúp Jollibee gây dựng được hình ảnh tốt với khách hàng.
Bên cạnh đó, Jollibee cũng liên tục tung ra các khuyến mãi nhằm thúc đẩy hành vi của khách hàng.

6.7. Bằng chứng hiện hữu (Physical Evidence)

Các cửa hàng của Jollibee được thiết kế tạo cảm giác ấm cúng cho gia đình. Đồng thời, mặt bằng của Jollibee được đặt tại các vị trí trung tâm, đông đúc dân cư hoặc những nơi đông đúc như trung tâm thương mại.
Bằng nhiều cách, Jollibee cũng xây dựng được sự nhận diện thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Riêng tại Việt Nam, Jollibee đứng thứ năm trong TOP 5 chuỗi đồ ăn nhanh được lựa chọn nhiều nhất.
thương hiệu thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất

7. Chiến lược marketing của Jollibee tại Việt Nam

Jollibee bắt đầu vào thị trường Việt Nam năm 2005. Trải qua hơn một thập kỷ phát triển, hiện tại, thương hiệu sở hữu 150 cửa hàng tại Việt Nam. Tổng Giám đốc Jollibee Việt Nam, ông Jojo Subido từng chia sẻ.

“Chúng tôi nhận thấy rằng thị trường Việt Nam và Philippines có những quy luật phát triển tương đồng. Đặc biệt, riêng trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, chúng ta biết rằng các cửa hàng kinh doanh chỉ có thể thành công khi tạo ra nét văn hóa riêng, không chỉ là nơi để mọi người ăn uống mà đó còn là địa điểm giúp mọi người gặp gỡ, gắn bó tình cảm với nhau. Đây cũng chính là thế mạnh và kinh nghiệm của Jollibee.
Ngay bây giờ, chúng tôi đang đầu tư mạnh vào thị trường Việt Nam thông qua phương thức đầu tư trực tiếp và nhượng quyền thương hiệu (franchise). Nhìn chung, cũng như bất cứ nơi nào mà Jollibee đặt nền tảng kinh doanh, chúng tôi mong muốn thực hiện các chuẩn mực kinh doanh thực phẩm an toàn và chất lượng phục vụ hoàn hảo (FSC – Food, Service and Cleanliness)”.

jollibee việt nam

Jollibee Việt Nam (nguồn: Báo Thanh Niên).sự phát triển của jollibee việt nam

Nguồn: Báo Thanh Niên

Cũng tương tự chiến lược chung của thị trường quốc tế, Jollibee có những bước đi hết sức khôn ngoan và dần trở thành một thương hiệu đồ ăn nhanh quen thuộc với nhiều người Việt. Chiến lược giá của Jollibee tại Việt Nam cũng được áp dụng tương tự như chiến lược chung. Các combo được tạo ra với nhiều khuyến mãi hấp dẫn người tiêu dùng.

8. Tạm kết

Tuy không phổ biến bằng KFC, nhưng xét về sự thành công trong chiến lược thì Jollibee đã đạt được những thành công đáng nể. Nhờ chiến lược marketing khôn ngoan mà thương hiệu này đã có thể cạnh tranh với những đối thủ đáng gờm. Ngay cả với thương hiệu lớn như Mc Donald’s khi vào Philippinies cũng không thể phát triển mạnh như Jollibee.
chương trình khuyến mãi của jollibee
Xem thêm: Chiến lược marketing của KFC: Sản phẩm là giá trị cốt lõi
Chiến lược marketing của Jollibee mang đến những bài học đáng giá trong việc phân phối sản phẩm, phát triển và mở rộng thị trường. “Tùy cơ ứng biến” là cách để phát triển khi quốc tế hóa thương hiệu. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số mang đến những phân tích chi tiết và tổng quát nhất xoay quanh các thương hiệu F&B. Đăng ký nhận tin ngay!

Mô hình D2C là gì? Xu hướng kinh doanh “hot” trong kỷ nguyên 4.0

mô hình d2c là gì

Mô hình D2C là gì? Mô hình chuyển đổi hoạt động kinh doanh tiên phong đầy tiềm năng trong thời đại công nghệ mới

D2C là khái niệm không quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây chính là xu hướng tạo nên thành công vượt bậc cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện nay. Vậy mô hình D2C là gì? Các tips áp dụng thành công?… Vô vàn câu hỏi xoay quay mô hình này sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Mô hình D2C là gì?

Mô hình D2C là gì? D2C là viết tắt của từ Direct to Customer. Đây là hình thức bán hàng trực tiếp không thông qua bên thứ trung gian. Chẳng hạn như nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ,… Hay nói cách khác, các sản phẩm, dịch vụ sẽ được chính doanh nghiệp phân phối đến người tiêu dùng thông qua website, cửa hàng chính hãng. Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng. Nhân viên sẽ xác nhận đơn và giao hàng.
Các thương hiệu D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống, dữ liệu khách hàng cũng như quy trình. Từ nghiên cứu, phát triển, sản xuất đến marketing và phân phối sản phẩm. Bởi vậy, đây là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu và tiềm năng.
mô hình d2c

2. Đánh giá tiềm năng của D2C

Một số ngành hàng có thể kinh doanh hiệu quả với mô hình này phải kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng, chăm sóc sức khỏe… Trong năm 2017, mô hình này tăng trưởng 34%. Với mức độ phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiện D2C chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce. Có tới hơn 40% người sử dụng mong muốn mua sản phẩm theo hình thức D2C. Và theo Shopify, 81% người có ý định trở lại mua hàng.
Đặc biệt, năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của mô hình D2C tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhanh nhạy triển khai mô hình này trong giai đoạn 2019-2021 đã thu về những kết quả vượt mong đợi, cả về mặt doanh số lẫn giá trị thương hiệu. Chẳng hặn như Canifa, Juno, Vitayes, Saffron…
số liệu về d2c

3. Ưu điểm vượt trội của mô hình D2C

3.1. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về trải nghiệm dịch vụ

Thị trường không ngừng thay đổi. Các sản phẩm ngày càng nhiều, đa dạng nên người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Bởi vậy, các yêu cầu về chất lượng và dịch vụ ngày càng cao và khắt khe hơn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần nhanh chóng nâng cao chất lượng mọi mặt. Bởi chỉ một vài trải nghiệm không tốt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ uy tín của thương hiệu.
Và mô hình D2C là giải pháp hữu hiệu để hoàn thành điều đó. Khi áp dụng, mô hình này cho phép chủ kinh doanh có thể trực tiếp đánh giá trải nghiệm và mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi họ thực hiện giao dịch trên hệ thống. Qua đó, họ có thể hiểu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, điều chỉnh và đưa ra các chiến lược tiếp cận và tiếp thị phù hợp.

3.2. Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng

D2C giúp doanh nghiệp làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm trong tất cả các khâu. Bởi vậy, họ có thể chủ động kiểm soát và điều chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ dễ dàng. Chưa kể, mô hình này còn giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng. Từ đó, giúp các thương hiệu thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời, nâng cao uy tín và có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới.
Kênh nghiên cứu thị trường hiệu quả
Dữ liệu khách hàng là “mỏ vàng” quyết định phần lớn thành công của các chiến dịch. Dữ liệu ở đây có thể hiểu là trải nghiệm mua sắm, mức độ hài lòng, nhu cầu hay hành vi người tiêu dùng. Ví dụ như xu hướng mua, cá nhân hóa người dùng. Mà điểm mạnh của D2C là nó có thể thu thập, kiểm soát và lưu giữ dữ liệu khách hàng lớn. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá một cách sát nhất các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng. Cũng như cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ đó, đưa ra các chiến lược đúng đắn nhất.

3.3. Cơ sở để cải thiện chất lượng

Khách hàng luôn là gốc rễ và là đích đến để các thương hiệu không ngừng nghiên cứu và cải thiện chất lượng. Với khả năng thu thập dữ liệu khách hàng cũng như chủ động trong các khâu. Mô hình D2C có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Hay nói cách khác, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, đánh trúng thị trường và khách hàng mục tiêu.

3.4. Quản lý tình hình kinh doanh một cách chính xác

Làm chủ quy trình và tập trung vào nguồn lực hiện có giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh. Đặc biệt là các kênh phân phối chính hãng như các cửa hàng, chi nhánh và website. Từ số lượng hàng hóa được bán ra, doanh thu, lợi nhuận hoặc một số chi phí phát sinh. Qua đó, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, triển khai các kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp.

3.5. Đột phá doanh thu

Áp dụng mô hình D2C, các doanh nghiệp sẽ không phân phối sản phẩm đến các bên trung gian. Đồng nghĩa với việc, lợi nhuận của bạn là của riêng bạn. Doanh nghiệp sẽ không phải cắt giảm giá bán cho một mạng lưới các nhà bán lẻ.Từ đó, loại bỏ được tác động của bên thứ ba. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể chủ động trong quản lý và phân phối dòng tiền của thương hiệu mình.
so sánh d2c với mô hình truyền thống

4. Cơ hội và thách thức của mô hình D2C

Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng sẽ có những cơ hội và thách thức. Và mô hình D2C cũng vậy. Nó đã giúp doanh nghiệp giải quyết được phần lớn các vấn đề. Đặc biệt là marketing và phương hướng phân phối sản phẩm hiệu quả trên các nền tảng. Nhờ đó, có thể tăng tỉ lệ kiểm soát và đột phá lợi nhuận. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả và tăng tỷ lệ kinh doanh thành công nếu doanh nghiệp có thể khắc phục và biến thách thức thành cơ hội.

4.1. Cơ hội

  • Giảm thiểu được tối đa ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các bên trung gian. Ngoài ra, còn đảm bảo độ uy tín và tin cậy của người tiêu dùng về sản phẩm chính hãng.
  • Làm chủ, nắm rõ hệ thống dữ liệu khách hàng về nhân khẩu học thói quen tiêu dùng. Từ đó, chủ động trong nghiên cứu và thu thập được dữ liệu chính xác nhất để phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng.
  • Dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý để nâng cao trải nghiệm khách hàng và giá trị thương hiệu.
  • Tối ưu hóa hiệu quả quản lý và hoạt động của các kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn.

4.2. Thách thức

  • Mô hình mới nên chưa được nhiều thương hiệu tin tưởng và áp dụng.
  • Dễ gặp rắc rối, rủi ro trong quá trình triển khai ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi.
  • Tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt là về khả năng tiếp cận và độ phủ của doanh nghiệp.

cơ hội và thách thức mô hình d2c

5. Một số lưu ý cần nhớ khi triển khai mô hình D2C

D2C là mô hình kinh doanh tiềm năng mà rất nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có thể áp dụng thành công. Bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, đặc điểm khách hàng,… Bởi vậy, các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố trước khi triển khai. Từ đó, có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và mang lại kết quả tốt nhất.

5.1. Ngành kinh doanh

Như đã nói ở trên, không phải ngành hàng nào cũng có thể áp dụng thành công mô hình này. Bởi nếu áp dụng không khéo có thể gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian. Một số ngành có nhiều lợi thế để tận dụng hiệu quả D2C nhất phải kể đến như: chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Bởi chúng có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng trên đa dạng nền tảng. Từ cửa hàng cho đến các kênh truyền thông online. Người mua không bắt buộc phải trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng như các sản phẩm khác. Để hạn chế rủi ro, chủ kinh doanh cần cân nhắc kỹ ngành hàng cũng như sản phẩm của mình để đảm bảo kinh doanh hiệu quả nhất.

5.2. Luôn quan tâm đến quản lý đơn hàng và giao hàng

Do không phân phối qua các kênh trung gian nên bạn không thể nào tách khỏi hoạt động bán hàng online. Bởi vậy, doanh nghiệp cần trú trọng đầu tư nâng cao về các hoạt động bán hàng trên nền tảng này. Đồng thời, quản lý sát sao khâu giao hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.

5.3. Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu

Bất kể kinh doanh mô hình nào, không riêng về D2C, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là yếu tố tiên quyết để thành công. Doanh nghiệp có thể không phải lo lắng quá nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình D2C, chất lượng của khâu này cần phải được đặt lên hàng đầu. Bởi đây mới là yếu tố giúp bạn thu hút và “giữ chân” khách hàng hiệu quả nhất.

5.4. Tận dụng đa dạng các kênh bán hàng

Tăng độ phủ của thương hiệu không phải là vấn đề với các mô hình tận dụng kênh trung gian. Tuy nhiên, với D2C, doanh nghiệp phải tự mình mở rộng kinh doanh trên các kênh bán. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn và phát triển bán hàng hiệu quả trên các nền tảng đó. Chẳng hạn như tại cửa hàng, website, mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Đừng quên xây dựng và triển khai giải pháp marketing hợp lý. Đây sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tăng độ phủ và bán hàng hiệu quả.

5.5. Lựa chọn một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

Để quản lý các hoạt động kinh doanh hiệu quả khi mô hình không ngừng mở rộng là điều vô cùng khó khăn. Bởi các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các nền tảng bán hàng. Do đó, sử dụng ứng dụng quản lý kinh doanh toàn diện là điều cần thiết. Các tính năng đặc biệt cùng khả năng đồng bộ giữa các kênh sẽ giúp chủ kinh doanh kiểm soát tình hình dễ dàng.
một số lưu ý với d2c

6. TIP giúp các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng mô hình D2C thành công

Thương mại điện tử đang là xu hướng hot nhất nhì hiện nay. Bởi vậy, các doanh nghiệp bán lẻ phải nắm bắt, tận dụng hiệu quả dữ liệu và đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 64% người tiêu dùng thấy nhà bán lẻ không hiểu được nhu cầu của họ. Do đó, D2C là giải pháp hữu hiệu để họ cá nhân hóa và phát triển hiệu quả.
Trước tình hình đó, Affiliate Marketing là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây được xem là trend mà rất nhiều người áp dụng trên các nền tảng, đặc biệt là TikTok. Nó là sự kết hợp của các kênh digital khác nhau. Ví dụ như SEO, Social, Email, Google Ads, Email, Native Ads,… Tuy nhiên, đây là hình thức quảng cáo dựa vào các publisher giới thiệu sản phẩm. Họ có thể sử dụng các hình thức Digital Marketing với nền tảng traffic lớn như website, mạng xã hội,…. Và khi khách hàng mua sản phẩm thông qua link tiếp thị của họ thì họ sẽ được nhận hoa hồng. Giá trị cốt lõi của Affiliate Marketing:

  • Ảnh hưởng tới hành trình khách hàng
  • Thấu hiểu và tận dụng hiệu quả insight khách hàng
  • Áp dụng công nghệ vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp
  • Đo lường hiệu quả các chiến lược marketing và có điều chỉnh kịp thời
  • Công cụ chăm sóc và hỗ trợ Khách hàng

tác động của affiliate marketing

7. TOP thương hiệu D2C hot nhất trên thế giới hiện nay

Nhận thấy tiềm năng của mô hình này, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng D2C. Và mô hình này đã phát huy hiệu quả khi giúp các doanh nghiệp lớn này đột phá doanh thu với lợi nhuận lớn. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay!

7.1. Nike

Nhắc đến top thương hiệu hàng đầu về sản phẩm thời trang thể thao, Nike là cái tên không thể bỏ qua. Và xét đến thành công hiện tại, đây là ví dụ điển hình trong việc ứng dụng mô hình D2C hiệu quả. Nhờ mô hình này, Nike có thể thu thập dữ liệu dễ dàng. Từ đó, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường. Bởi vậy, thương hiệu này mới có thể phát triển và duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường.
Cụ thể hơn, vào năm 2020, doanh thu của Nike tăng 35%. Đồng thời, được dự đoán sẽ tăng đến 50% trong 5 năm tiếp theo. Cụ thể, từ năm 2010 đến đầu năm 2021, doanh thu đã tăng từ 2,5 tỷ đô la lên 16,4 tỷ đô la. Trong 12 tháng đó, công ty đã tạo ra tổng doanh thu đáng kinh ngạc với 46,2 tỷ đô la, tạo bước đệm vững chắc cho 50 tỷ đô la vào năm 2022.

7.2. HIMS

HIMS là một trong những thương hiệu D2C tốt nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chủ yếu dành riêng cho phái mạnh. Chẳng hạn như kích ứng da, trị hói đầu và rối loạn cương dương. Tất cả đều được HIMS cung cấp trực tiếp và được đóng gói tinh tế. Điều này giúp hãng dễ dàng tiếp cận khách hàng nhẹ nhàng và cởi mở về các vấn đề nhạy cảm. Từ đó, tạo sự tin tưởng và giúp người tiêu dùng thoải mái trong việc chia sẻ các trải nghiệm. Không ngoa khi HIMS là điển hình trong thiết kế bao bì ấn tượng và chuyên gia tư vấn.

7.3. Away

Kích cầu du lịch là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu liên quan như Away tăng trưởng. Thương hiệu này chuyên cung cấp các sản phẩm về túi du lịch cá nhân, vali cỡ trung. Thậm chí, còn sẵn sàng cho phép khách hàng dùng thử bất kỳ chiếc vali nào trong 100 ngày. Sau đó, còn cung cấp bảo hành trọn đời cho mỗi sản phẩm. Tận dụng mô hình D2C, Away dễ dàng nâng sản phẩm mà không phải cắt giảm lợi nhuận. Bởi vậy, đây là một trong những thương hiệu áp dụng thành công mô hình D2C không thể bỏ qua.

7.4. Reformation

Reformation là thương hiệu quần áo phụ nữ tại Mỹ với phong cách hiện đại và thời trang. Các sản phẩm được làm từ vật liệu hữu cơ hoặc tái chế. Cũng như được phân phối trong bao bì chắc chắn. Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh, Reformation đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sang D2C. Điều này giúp nhãn hàng tiếp cận và “giữ chân” được lượng lớn khách hàng thân thiết dựa trên các giá trị mà nó đại diện.

7.5. Nanit

Nanit là minh chứng cho một phân khúc hiệu quả khi áp dụng D2C với người dùng. Nó cung cấp các sản phẩm chính là thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé. Loại hàng hóa này nhanh chóng được đón nhận khi đáp ứng đúng nhu cầu của các ông bố, bà mẹ. Với nguồn vốn 30 triệu đô la, công ty áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cấp chất lượng sản phẩm. Bằng cách kết hợp dịch vụ được cá nhân hóa với một sản phẩm chủ lực trong một thời gian dài, Nanit xứng đáng nằm top thương hiệu D2C thành công trên thế giới.
doanh thu của nike
Trên đây là tất tần tật những thông tin để giải đáp thắc mắc “Mô hình D2C là gì?” . Có thể thấy, đây là mô hình mới nhưng những giá trị to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp không thể phủ nhận. Bởi vậy, các chủ kinh doanh cần cân nhắc kỹ mô hình này để tạo bước đệm đột phá doanh thu. Chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo.

Chiến lược marketing của KFC: Sản phẩm là giá trị cốt lõi

chiến lược marketing của kfc

Bản địa hóa sản phẩm, nhắm đúng tệp khách hàng là điểm mấu chốt trong chiến lược marketing của KFC giúp thương hiệu được lòng người Việt

KFC là cái tên không còn xa lạ khi nhắc đến gà rán, đồ ăn nhanh tại Việt Nam. Với câu chuyện thương hiệu hấp dẫn, chiến lược marketing khôn ngoan, KFC được biết đến như một ông lớn của ngành thức ăn nhanh đánh đâu thắng đó. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Hàng Số “giải mã” chiến lược marketing của KFC, để hiểu hơn cách mà KFC đã trở thành “người khổng lồ” trong ngành thức ăn nhanh của thế giới!

1. Tổng quan thị trường đồ ăn nhanh

Bất kỳ chiến lược marketing nào cũng được xây dựng dựa trên thị trường và thực tế của thương hiệu. Chiến lược marketing của KFC cũng vậy.
Theo nghiên cứu của Zion Market Research, quy mô thị trường thức ăn nhanh toàn cầu được định giá 647,7 tỷ đô la vào năm 2021. Thị trường này có khả năng vượt qua 998 tỷ đô la vào cuối năm 2028. Dự đoán lãi suất kép hàng năm (CAGR) là 4,6% trong giai đoạn 2021 – 2028. Ngành thức ăn nhanh gặt hái được nhiều thành công từ Mỹ, châu Âu đến châu Á. Tuy nhiên, tại Việt Nam, thị trường tưởng chừng rất tiềm năng nhưng lại không có được sự phát triển như kỳ vọng.
các loại đồ ăn nhanh
Trong những năm gần đây, các nhà hàng thức ăn nhanh bắt đầu có sự tăng trưởng quy mô tại Việt Nam. Những ảnh hưởng của văn hóa phương Tây ngày càng làm nảy sinh nhu cầu tiêu thụ thức ăn nhanh. Theo nghiên cứu của Statista, thị phần tiêu dùng thực phẩm phương Tây của người Việt chiếm khoảng 35%.

2. Tổng quan về thương hiệu KFC

Trước khi tìm hiểu chiến lược marketing KFC, một vài nét tổng quan sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về thương hiệu này.
logo KFC
KFC là viết tắt của Kentucky Fried Chicken. Đây là một thương hiệu thuộc sở hữu của Yum! International Restaurant Group (Hoa Kỳ). Thương hiệu được thành lập bởi Harland Sanders, thường được gọi là Colonel Sanders. Nhà hàng đầu tiên được mở với tên Kentucky Fried Chicken vào năm 1952 tại Thành phố Salt Lake, Utah. Tên chính thức được đổi thành KFC vào những năm 1990 với nỗ lực tạo ra một hình ảnh thương hiệu lành mạnh hơn.
gà rán kfc
Bất chấp nỗ lực của chuỗi nhà hàng để có vẻ lành mạnh hơn cho người tiêu dùng, các món ăn nổi tiếng nhất của KFC vẫn là gà rán. Theo Statists, tính đến năm 2021, KFC đã hoạt động tại 149 quốc gia trên toàn cầu với khoảng 27.000 cửa hàng.
KFC tham gia vào thị trường Việt Nam năm 1997. Nhà hàng KFC đầu tiên tại Việt Nam được khai trương tại TP.HCM. Tính đến tháng 4/2022, theo báo cáo của Q&Me, KFC có 153 cửa hàng trải dài trên 36 tỉnh thành của Việt Nam.

3. Phân tích SWOT của KFC

Việc nhìn tổng thể SWOT của KFC giúp chúng ta hiểu hơn về những căn cứ xây dựng chiến lược marketing của KFC. SWOT là mô hình phân tích phổ biến nhằm đánh giá điểm mạnh (strengths), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunities) và thách thức (threats) đối với mỗi doanh nghiệp.
swot của kfc

3.1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Độ phủ thương hiệu lớn: Theo Statista, KFC là thương hiệu lớn thứ 2 trên thế giới trong thị trường thức ăn nhanh.
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp: Tính đến 2021, KFC có mặt tại 149 quốc gia với hơn 27.000 cửa hàng. Riêng tại Việt Nam, KFC có 153 cửa hàng phân bổ trên 36 tỉnh thành.
  • Sản phẩm đạt chất lượng quốc tế: Tất cả sản phẩm được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, đạt chuẩn quốc tế của tập đoàn Yum! Brand Inc.
  • Dịch vụ khách hàng tốt: KFC thường xuyên có chương trình khuyến mãi, quy trình phục vụ hoàn thiện.
  • Vị trí cửa hàng thuận tiện: Cửa hàng của KFC được đặt tại các địa bàn có mật độ dân cư đông đúc, hoặc các trung tâm thương mại lớn.

3.2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Giá cao: Mức giá KFC khá cao so với thu nhập của người Việt, thường từ 35.000VND đến 200.000 VND.
  • Nguồn nhân lực không ổn định: Vòng đời nhân sự khá ngắn, tốn thời gian cho đào tạo nhưng thời gian sử dụng không lâu.
  • Nguyên liệu là gà công nghiệp, đồ chiên rán bị cho là không tốt với sức khỏe.

3.3. Cơ hội (Opportunities)

  • KFC là thương hiệu gà rán đầu tiên tại Việt Nam, được coi là thương hiệu tiên phong trong thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam.
  • Thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam có tiềm năng phát triển, dung lượng thị trường khá lớn.
  • Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đang tăng dần, nhu cầu tiêu thụ đồ ăn phương Tây ngày càng cao.
  • Nhà nước Việt Nam có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài.

3.4. Thách thức ( Threats )

  • KFC phải cạnh tranh với nhiều đối thủ lớn như Lotteriia, Jollibee, Texas Chicken, Mc Donald’s và các thương hiệu gà rán Hàn Quốc.
  • Đồ ăn nhanh bị coi là không có lợi cho sức khỏe.
  • Giá thuê mặt bằng tại Việt Nam tương đối cao.

4. Chiến lược Marketing của KFC đã thành công như thế nào?

Tất cả những con số là kết quả đánh giá hiệu quả cuối cùng của những chiến lược marketing. Doanh thu toàn cầu của KFC có mức tăng trưởng khá ổn định. Năm 2021, doanh thu toàn cầu của KFC đạt 2,79 tỷ USD.
doanh thu kfc 2014 - 2021
Khảo sát do Q&Me thực hiện vào tháng 8/2020 cũng cho thấy, KFC là thương hiệu được nhiều người lựa chọn nhất khi muốn mua thức ăn nhanh.
thương hiệu thức ăn nhanh được sử dụng nhiều nhất

5. Chiến lược Marketing của KFC: Tổng quan mục tiêu của KFC

Với thực trạng thị trường, cùng những nghiên cứu về khách hàng, KFC đã đặt ra những mục tiêu tổng quan của chiến lược marketing.

5.1. Định vị thương hiệu KFC

Trong chiến lược marketing của mình, KFC định vị thương hiệu với mục tiêu không phân biệt. KFC cố gằng tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau phù hợp với từng nhóm đối tượng khách hàng. Chính vì vậy, có thể thấy, KFC hướng đến trở thành thương hiệu phục vụ mọi đối tượng. Hiện tại, KFC đã bản địa hóa thực đơn trên nhiều quốc gia.

5.2. Khách hàng mục tiêu của KFC

Nhóm khách hàng mục tiêu của KFC là người trẻ. Mặc dù, thương hiệu cố gắng để phục vụ mọi lứa tuổi. Nhóm khách hàng trẻ là những người trực tiếp ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực phương Tây. Ngoài ra, tại Việt Nam, KFC còn là một nơi lui đến yêu thích của trẻ em. Cũng vì vậy mà các combo gia đình được phát triển tại KFC nhằm phục vụ khách hàng.
đối tượng khách hàng mục tiêu của kfc

6. Chiến lược Marketing 7P của KFC

Tổng quan về chiến lược marketing của KFC nói chung có thể được phân tích và lý giải bằng mô hình marketing 7P: Product (sản phẩm), Price (giá), Place (địa điểm), Promotion (quảng bá), People (con người), Process (quy trình), Physical Evidence (cơ sở vật chất).

6.1. Chiến lược sản phẩm của KFC (Product)

Sản phẩm luôn là cốt lõi cuối cùng để níu giữ khách hàng đối với thương hiệu F&B. Trong chiến lược marketing của KFC, sản phẩm được phát triển bản địa hóa ở mỗi quốc gia. Hiện tại, KFC đã có gần 300 món trong thực đơn toàn cầu. Thương hiệu không ngừng cải tiến, điều chỉnh để hương vị trở nên phù hợp với đa số khách hàng.

  • Ở Việt Nam, menu KFC là sự kết hợp ẩm thực Đông – Tây. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như gà rán, KFC cung cấp cơm gà, salad bắ cải.
  • Ở các nước Hồi giáo và Trung Đông: KFC phục vụ gà halal để phù hợp với văn hóa và tôn giáo.
  • Ở Ấn Độ: KFC cung cấp các loại bánh kẹp, suất cơm chay nhằm phù hợp với văn hóa ăn chay tại Ấn Độ.

sản phẩm kfc ở ấn độ
Đặc biệt, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm được KFC cam kết đảm bảo 100%. Điều này cũng giúp xây dựng niềm tin thương hiệu trong lòng khách hàng.

6.2. Chiến lược về giá của KFC (Price)

Theo khảo sát của Q&Me, giá nằm trong TOP 3 yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng thức ăn nhanh. Thương hiệu KFC đã rất thành công trong việc định giá sản phẩm. Trong chiến lược marketing của KFC, giá sản phẩm được chia ra thành những mức khác nhau. Các chiến lược định giá của KFC bao gồm.

  • Giá theo COMBO: KFC nhóm các sản phẩm tạo thành các COMBO khác nhau. Điều này giúp khách hàng cảm thấy mua theo combo vừa tiện, vừa rẻ hơn gọi lẻ.

menu kfc

  • Định giá tùy chọn: KFC cho phép khách hàng tự chọn các món có trong COMBO. Ngoài ra, khách có thể chọn đồ ăn kèm. Chiến lược này tạo cho khách hàng vẫn có cảm giác được lựa chọn khi mua COMBO. Đồng thời, chúng thúc đẩy khách hàng tiêu nhiều tiền hơn cho các món ăn kèm.

Bằng cách tạo ra combo, KFC mang lại cảm giác chênh lệch về giá cho khách hàng. Từ đó thúc đẩy khách hàng mua combo nhiều hơn. Bên cạnh đó, KFC áp dụng chiến lược giá theo địa lý. Nghĩa là, giá cả giữa các quốc gia là khác nhau vì sở dĩ mỗi quốc gia đều có mức thuế suất khác nhau.
Ngoài ra, KFC áp dụng chiến lược giá hớt váng thị trường. Ban đầu, các sản phẩm được định giá phù hợp với các tầng lớp trên. Sau đó, KFC hạ giá để phù hợp với tầng lớp thấp hơn. Có thể thấy, KFC có những chiến lược giá cực kỳ khôn ngoan, phù hợp với từng quốc gia và đặc điểm tâm lý người tiêu dùng.

6.3. Chiến lược kênh phân phối của KFC (Place)

Chiến lược phân phối của KFC rất khôn ngoan. Mạng lưới cửa hàng phủ khắp. Tính đến thời điểm hiện tại, KFC có mặt trên 149 quốc gia với khoảng 27.000 cửa hàng. Đây cũng chính là điểm sáng trong chiến lược marketing mix của KFC. Các cửa hàng của KFC đều được đặt ở khu vực đông dân cư hoặc những khu vực đông đúc như trung tâm thương mại. Khách hàng có thể dễ dàng mua các sản phẩm của KFC.
Bên cạnh đó, KFC cũng không bỏ qua các kênh phân phối online. Khi đặt hàng online trở thành xu hướng, đặc biệt sau khi đại dịch COVID-19 bùng nổ. Khách hàng có thể dễ dàng đặt KFC thông qua nhiều ứng dụng như Shopeefood, Baemin, Grabfood…hoặc website và app KFC Việt Nam.
giao diện website kfc việt nam
Chiến lược bán hàng đa kênh omi-channel là xu thế tất yếu. Và là chiến lược thiết yếu đối với bất kỳ doanh nghiệp F&B nào trong thời đại công nghệ số.

6.4. Chiến lược quảng bá của KFC (Promotion)

Ở mỗi giai đoạn, KFC tung ra những chiến lược quảng bá khác nhau phù hợp với nhu cầu của thị trường.
TVC với slogan “Vị ngon trên từng ngón tay” của KFC đã từng là một trong những chiến dịch hàng đầu. Câu sloagan trở nên phổ biến và nổi tiếng trong suốt một thời gian dài. Các quảng cáo ngoài trời cũng được sử dụng nhằm thúc đẩy nhận diện thương hiệu.
Bên cạnh đó, KFC cũng tận dụng triệt để sức mạnh của các nền tảng số trong quá trình phát triển. Các chương trình ưu đãi cũng được thương hiệu triển khai nhằm thúc đẩy hành vi khách hàng.

  • Phiếu giảm giá.
  • Chương trình tặng sản phẩm theo giá trị đơn hàng.

khuyến mãi combo kfc
khuyến mãi trung thu của kfc

6.5. Chiến lược về nhân lực của KFC (People)

Nhân sự của KFC đều được trải qua quá trình huấn luyện trước khi làm việc. Chính vì vậy, nhân viên luôn được đảm bảo rằng sẽ mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, KFC có chiến lược sử dụng nhân sự hợp lý theo từng vị trí. Chính sách làm việc rõ ràng giúp thúc đẩy nhân viên phát triển.
nhân viên kfc

6.6. Quy trình của KFC (Process)

KFC là một thương hiệu quốc tế. Chính vì vậy, trong chiến lược marketing của KFC, quy trình đã được hoàn thiện. KFC có một quy trình vận hành hoàn thiện. Quy trình đặt món khá đơn giản. Khách hàng có thể order tại cửa hàng, sau đó chờ lấy đồ. Hoặc, khách hàng cũng có thể dễ dàng đặt món qua các phần mềm đối tác của KFC.

6.7. Cơ sở vật chất của KFC (Physical Evidence)

KFC là thương hiệu chú tâm đến việc đầu tư cơ sở vật chất. Tại mỗi quốc gia, thương hiệu  đều có những cải tiến khác biệt đối với không gian. Năm 2014, ý tưởng “nhà bếp bán không gian mở” cùng nội thất thân mật và phong cách được giới thiệu tại một số nhà hàng. Điều này giúp không gian của KFC trở nên thân thiện hơn với gia đình.
cửa hàng kfc
nội thất kfc
không gian kfc

7. Chiến lược Marketing của KFC tại thị trường Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, các hãng đồ ăn nhanh đều gặp khó khăn khi tiếp cận. Bởi lẽ, đồ ăn đường phố Việt Nam quá tiện lợi và phong phú. KFC không nằm ngoài khó khăn chung đó. Thời gian đầu, tốc độ tăng trưởng số lượng cửa hàng khá chậm. Sau 7 năm gia nhập, KFC chỉ có 17 cửa hàng. Tuy nhiên, KFC vẫn là kẻ dẫn đầu khi chiếm tới 79% thị phần tại thời điểm đó.
cửa hàng kfc việt nam
Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, quy mô của KFC lại bắt đầu có những tăng trưởng đáng kể. Điều này xảy ra là do những cửa hàng địa phương bị đóng cửa do dịch. Hiện tại, KFC có mặt tại 36 tỉnh thành với 153 cửa hàng.

7.1. Chiến lược về sản phẩm (Product)

Tại thị trường Việt Nam, chiến lược marketing của KFC đã có những điểm vô cùng khéo léo. Sản phẩm cũng được áp dụng chiến lược bản địa hóa như chiến lược marketing quốc tế của KFC. Sự khác biệt của sản phẩm nằm ở sự pha trộn của 11 loại gia vị, tạo nên vị ngon đặc biệt cho món gà rán.
Tại Việt Nam, bên cạnh sản phẩm truyền thống như gà rán, burger, KFC cung cấp thêm các món như gà giòn lá chanh, bắp cải trộn, cơm gà. Đây là những món ăn phù hợp với văn hóa ẩm thực Việt.
cơm gà kfc

7.2. Chiến lược về giá (Price)

Bước đầu thâm nhập thị trường Việt Nam, KFC đưa ra chiến thuật giá hợp lý, thận trọng. Thương hiệu để mức giá phù hợp với giới trẻ để thu hút phần lớn thị phần. Dần dần, KFC mới phân khúc lại. Điều này tạo ra sự thích ứng cho thị trường, tiếp cận đúng nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu.
chiến lược giá của kfc việt nam

7.3. Chiến lược phân phối (Place)

Ban đầu, KFC tập trung mở rộng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,… Năm 2006 đánh dấu sự tăng trưởng đột phá về quy mô cửa hàng của KFC tại Việt Nam.
số lượng cửa hàng thức ăn nhanh năm 2022

KFC đứng thứ hai tại thị trường Việt Nam về số lượng cửa hàng năm 2022

Đi cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, KFC cũng bắt tay với các đối tác giao đồ ăn để không bỏ lỡ xu hướng tiêu dùng online của người Việt. Điều này giúp khách hàng tiện lợi hơn trong việc đặt  sản phẩm của KFC.

7.4. Chiến lược quảng bá (Promotion)

Chiến lược quảng bá trong chiến lược marketing của KFC tại Việt Nam sử dụng kết hợp nhiều loại hình. Bên cạnh những loại hình truyền thống như TVC, quảng cáo ngoài trời, KFC tận dụng sức mạnh của mạng xã hội. Trang Facebook chính thức của KFC Việt Nam tính tới thời điểm hiện tại đạt 58 triệu lượt thích.
trang facebook của kfc việt nam

8. Tạm kết

Chiến lược marketing của KFC về tổng quan là một chiến lược khôn ngoan, thông minh. KFC biết cách bản địa hóa sản phẩm, chiều theo khẩu vị của người tiêu dùng, lấy giá trị sản phẩm làm cốt lõi. Là một ông lớn tiên phong trong thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam, có thể nói, hiện tại, KFC vẫn đang nắm giữ tốt thị phần và có những bước phát triển ổn định.
sản phẩm của kfc
Mặc dù về mảng quảng bá (promotion), KFC có một vài cú “trượt chân”. Xong, không thể phủ nhận rằng về tổng thể, thương hiệu này đã là rất tốt. Chiến lược marketing của KFC là một yếu tố quan trọng giúp KFC thành công tại nhiều thị trường. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số mang đến cho bạn những phân tích tổng quan xoay quanh các doanh nghiệp F&B. Đăng ký nhận tin ngay!

Mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu vốn? – Giải đáp chi tiết từ A – Z

mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu vốn

Mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu vốn? Danh sách chi tiết các khoản chi phí và bí quyết đột phá doanh thu, tăng lợi nhuận

Mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn là câu hỏi mà bất kể chủ kinh doanh nào khi khởi nghiệp đều phải giải quyết. Xác định cụ thể, chi tiết các khoản chi phí cùng số vốn hiện có sẽ giúp bạn dễ dàng cân đối thu chi. Từ đó, xác định được phương hướng kinh doanh hiệu quả và ấn tượng. Vậy thì còn chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Tiềm năng của kinh doanh quán nhậu hải sản bình dân

1.1. Lượng tiêu thụ hải sản ở Việt Nam và trên thế giới

Hải sản là nguyên liệu được rất nhiều người yêu thích. Bởi vậy, lượng tiêu thụ hải sản trong nước và trên thế giới luôn có xu hướng tăng cao. Báo cáo triển vọng nông nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cho biết thêm. Trong giai đoạn 2018-2020, lượng tiêu thụ thủy hải sản bình quân đầu người trên thế giới vào khoảng 20,5 kg. Và dự kiến lượng tiêu thụ còn tăng đến 21,2kg vào năm 2030. Tương đương với mức tăng 3,6% trong giai đoạn 2020-2030.
Việt Nam có mức tiêu thụ bình quân đầu người khoảng 35kg thủy hải sản/năm. Con số gần gấp đôi lượng tiêu thụ bình quân của thế giới. Chưa kể, theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), giá trị tiêu thụ sản phẩm thủy hải sản của người tiêu dùng trong nước lên đến 22.000 tỷ đồng/năm (tương đương 1 tỷ USD). Bởi vậy, có thể thấy tiềm năng thị trường cũng như nhu cầu của tệp khách hàng rất lớn.

1.2. Đặc điểm của hải sản

Hải sản là loại thực phẩm ở phân khúc khá cao. Bởi nó là một trong những loại đồ ăn cao cấp, quý hiếm và có giá trị dinh dưỡng cao. Chẳng hạn như tôm, cua, bào ngư,… Chưa kể, để cung cấp nguyên liệu tươi ngon nhất, cần đầu tư phương thức vận chuyển chuyên nghiệp. Các bể chứa hải sản đều được trang bị các thiết bị lọc nước và oxy tối tân hoạt động suốt ngày đêm.
Đối với các món hải sản, độ tươi ngon và dinh dưỡng là điều cần cân nhắc hàng đầu khi chế biến. Bởi vậy, với phong cách cầu kỳ và phức tạp trong các công đoạn. Các món ăn này luôn mang đến sự sang trọng và đẳng cấp. Đó cũng chính là một trong những lý do khiến thực khách sẵn sàng chi trả mức giá cao để thưởng thức. Nhìn chung, nhắc đến hải sản, sẽ nghĩ ngay đến “cao cấp và chất lượng”.
tiềm năng kinh doanh nhà hàng hải sản

2. Tệp khách hàng của các mô hình kinh doanh hải sản

Vì là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nên hải sản được lòng hầu hết tất cả mọi người. Ở mọi giới tính, lứa tuổi, công việc… Ngoài ra, hương vị hải sản còn vô cùng đặc biệt, dễ ăn kèm với độ tươi ngon nhất định. Bởi vậy, khi kinh doanh hải sản, bạn có thể tiếp cận tệp khách hàng đa dạng với thị trường tiêu thụ rộng lớn. Chưa kể, Việt Nam luôn đứng top những quốc gia sản xuất và xuất khẩu hải sản hàng đầu. Do đó, giá thành cũng sẽ phải chăng và phù hợp với đại đa số khách hàng.
tệp khách hàng nhà hàng hải sảm

3. Mở nhà hàng hải sản cần bao nhiêu vốn?

Khi mở nhà hàng hải sản, chi phí cần chuẩn bị khá tốn kém. Bởi bất kể khâu nào cũng cần được đầu tư kỹ lưỡng. Thông thường, một quán nhậu hải sản bình dân, số vốn tối thiểu cũng lên đến 100 triệu đồng. Đương nhiên, tùy số vốn mà có thể phân bổ nguồn chi phù hợp. Để mở một quán nhậu hải sản bình dân có quy mô nhỏ, số vốn tối thiểu bạn cần chuẩn bị rơi vào khoảng 100 triệu đồng.
Bài toán về vốn mở nhà hàng hải sản chưa bao giờ dễ dàng. Do đó, để đảm bảo tiết kiệm chi phí để mở cũng như duy trì hoạt động. Bạn cần cân nhắc kỹ hình thức kinh doanh, quy mô quán và phân khúc đối tượng khách hàng hướng đến. Càng dự trù cụ thể, chi tiết các khoản, bạn sẽ càng chuẩn bị được đầy đủ số vốn. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay các khoản phí phải chi trả dưới đây nhé!

3.1. Chi phí thuê mặt bằng

Bất kể mô hình kinh doanh nào, mặt bằng vẫn là yếu tố quan trọng để quyết định thành công. Các quán thường khá đông và đi theo đoàn. Do đó, có rất nhiều thời điểm nhà hàng chật kín khách. Bởi vậy, không gian cần rộng rãi, có mặt tiền thông thoáng. Đặc biệt là có bãi đỗ xe an toàn. Khách thường sẽ không hài lòng với những nơi không đủ chỗ để xe hoặc phải để xe xa.
Ngoài ra, các nhà hàng này sẽ tập trung hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng là những người có thu nhập khá cao. Do đó, việc đầu tư mặt bằng vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn những địa điểm đông dân cư, trung tâm thương mại, đô thị, văn phòng,… Nhất là ngay cạnh mặt đường với tuyến đường giao thông thuận lợi. Vị trí đắc địa sẽ nâng tầm trải nghiệm ấn tượng cho thực khách. Tùy vào quy mô và vị trí, giá thuê sẽ giao động trong khoảng từ 20 triệu – 100 triệu/ 6 tháng.

3.2. Chi phí đầu tư trang thiết bị

Hải sản là nguyên liệu luôn ưu tiên độ tươi hàng đầu. Bởi nó quyết định đến 80% chất lượng món ăn. Tuy nhiên, để bảo quản chúng cũng không hề dễ dàng. Bởi vậy, đây cũng là khoản mà bạn nhất định phải đầu tư kỹ lưỡng. Một số trang thiết bị mà bạn có thể tham khảo:

  • Bể kính nuôi hải sản tươi: Đây là vật dụng đặc trưng trong các nhà hàng hải sản. Bên trong sẽ có thiết bị lọc nước, bơm oxy để đảm bảo độ pH và độ mặn theo tiêu chuẩn.
  • Thiết bị nhà bếp: bếp công nghiệp, các dụng cụ nấu ăn như nồi, chảo, thiết bị hút mùi…
  • Thiết bị bảo quản: tủ đông, tủ mát công nghiệp
  • Thiết bị quản lý bán hàng: Máy bán hàng, máy in hóa đơn, quét mã,…
  • Dụng cụ ăn uống: bát, đũa,…
  • Nội thất: bàn ghế, quạt, điều hòa, hệ thống đèn,…
  • Một số chi phí khác: in ấn menu, biển quảng cáo,…

Để tiết kiệm chi phí trang thiết bị, bạn có thể mua từ các quán khác. Sau đó, nếu kinh doanh thuận lợi, bạn có thể trích lợi nhuận để đầu tư cho các vật dụng mới. Bạn có thể giảm mức chi phí đầu tư cho khoản này từ 20-40%. Tổng số vốn bỏ ra để mua sắm vật dụng sẽ dao động từ 12-50 triệu.
bể nuôi hải sản

3.3. Chi phí trang trí, thiết kế quán

Không gian quán ấn tượng là điểm cộng lớn giúp thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có rất nhiều phong cách thiết kế quán cho các bạn tha hồ chọn lựa. Thường các mô hình quán này sẽ ưu tiên cảm giác ấm cúng, thoáng mát và thoải mái cho khách hàng. Không cần quá cầu kỳ. Tuy nhiên, nó phải thể hiện được phong cách cũng như cá tính riêng. Bởi nó là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp khách hàng nhớ đến quán của bạn.
Mỗi không gian, mỗi ngóc ngách của quán phải thể hiện được những nét đặc trưng của quán. Từ cách lựa chọn đồ trang trí, cách sắp xếp cho đến bảng hiệu, menu,… Tất cả đều phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Tùy quy mô và phong cách thiết kế được lựa chọn, số tiền đầu tư khá lớn. Thường chiếm 25% vốn, khoảng từ 25 – 100 triệu.
không gian nhà hàng hải sản

3.4. Chi phí hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục kinh doanh

Chi phí hoàn thiện các giấy tờ, thủ tục kinh doanh không quá cao. Tuy nhiên, đây lại một trong những khoản vô cùng quan trọng. Bất kể mô hình nào cũng đều cần phải đăng ký kinh doanh. Bởi đây là trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với Nhà nước. Qua đó, Nhà nước có thể bảo hộ cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, bạn cần tập trung hoàn thiện các giấy tờ và thủ tục liên quan. Các chi phí hoàn thiện giấy tờ khoảng 1 triệu động.

3.5. Chi phí nhập nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là yếu tố cần được chú trọng đầu tư hàng đầu. Bởi nguồn hải sản tươi sống sẽ quyết định phần lớn đến chất lượng món ăn. Mà hương vị món ăn lại quyết định thành bại cho nhà hàng. Với tầm quan trọng như vậy, 25% số vốn sẽ là khoản chi phí đầu tư cho nhập hàng. Bởi giá hải sản khá đắt. Chưa kể, còn có chi phí bảo quản và vận chuyển để đảm bảo chất lượng tốt nhất. Thường sẽ rơi vào khoảng 25 – 30 triệu.
Nói về độ tươi của hải sản, những tín đồ sành ăn sẽ dễ dàng nhận ra ngay. Chưa kể, khi chế biến các món hải sản, đầu bếp sẽ không sử dụng quá nhiều gia vị hoặc các đồ đi kèm. Do đó, không quá khó để khách hàng có thể nhận định được độ tươi ngon của nguyên liệu. Bởi vậy, việc đảm bảo nguồn nguyên liệu tươi sống là ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt là trong kinh doanh quán nhậu hải sản.
Tuy nhiên, giá thành nguyên liệu khá cao. Do đó, bài toán cân đối giữa lợi nhuận và chi phí được đặt ra. Chưa kể, chủ kinh doanh cũng khó có thể mua với số lượng lớn. Bởi bảo quản lâu sẽ làm giảm độ ngon và tươi của nguyên liệu. Bởi vậy, hãy cân nhắc lựa chọn những đơn vị cung cấp uy tín với giá tốt để đảm bảo lợi nhuận thu được.

3.6. Chi phí thuê nhân viên

Để vận hành một nhà hàng hải sản, cần một số lượng nhân viên lớn. Họ sẽ được phân chia phụ trách từng bộ phận. Chẳng hạn như: quản lý nhà hàng, phục vụ, bếp trưởng, nhân viên bếp, lễ tân, bảo vệ,… Hiện nay, mức lương trung bình cho các vị trí cao cấp sẽ vào khoảng trên 10 triệu đồng. Còn các vị trí còn lại sẽ vào khoảng trên 7 triệu đồng. Tùy quy mô quán mà số nhân viên thay đổi. Trung bình khoảng 4 – 5 người thì mức lương phải trả sẽ là khoảng 45 – 50 triệu.
Nói về chi phí, các nhà hàng cần cân nhắc kỹ đến lương đầu bếp chính. Riêng về ẩm thực, đặc biệt là hải sản, để làm nên một món ăn ngon không phải dễ. Do đó, đừng ngần ngại mà hãy chi một khoản phù hợp để thuê những người đầu bếp có kỹ năng và kinh nghiệm.

3.7. Chi phí marketing, quảng cáo nhà hàng

Để “giữ chân” và thu hút khách hàng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khi quán mới khai trương. Các giải pháp marketing, quảng cáo quán là yếu tố không thể bỏ qua. Nó giúp nhà hàng được phổ biến rộng rãi với số lượng tiếp cận khách. Chủ kinh doanh có thể cân nhắc chi phí có thể bỏ ra để lựa chọn phương pháp phù hợp. Một số hoạt động marketing truyền thống như phát tờ rơi, standee, bảng hiệu, chương trình ưu đãi, giảm giá,… Còn nếu muốn tiếp cận tệp khách hàng lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Chủ kinh doanh có thể bỏ ra 1 khoản tiền để chạy các chiến dịch quảng cáo, marketing trên các trang mạng xã hội cũng như sàn thương mại điện tử. Tùy nhu cầu và quy mô, chi phí có thể chiếm từ 3-10 triệu đồng mỗi tháng.

3.8. Một số khoản chi phí khác

Để mở và duy trì quán ổn định, bạn không thể không chuẩn bị chi phí dự phòng. Đột phá doanh thu và thu về lợi nhuận khó có thể diễn ra trong giai đoạn đầu. Do đó, bạn cần có một số tiền nhất định để chi trả một số khoản như: khai trương, tiền nước, tiền điện, internet,… Ngoài ra, để phòng trừ những tháng bị lỗ, bạn cũng nên dành riêng khoản dự phòng để duy trì quán nếu có phát sinh. Bạn nên dự trì khoảng 20 triệu đồng.
chi phí mở nhà hàng hải sản
Nói tóm lại, số vốn để mở nhà hàng hải sản sẽ rơi vào khoảng từ 200 triệu trở lên. Tùy quy mô và định hướng phát triển mà số tiền có thể dao động.
Xem thêm:

4. Kinh nghiệm mở nhà hàng hải sản thành công

Rủi ro trong kinh doanh là điều không ai muốn. Tuy nhiên, cũng không thể tránh khỏi. Do đó, để kinh doanh nhà hàng suôn sẻ nhất, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau. Nó là kinh nghiệm của những người đi trước đã được Nhà Hàng Số tổng hợp. Bởi vậy, đây sẽ là hành trang không thể thiếu cho những chủ nhà hàng tương lai.

4.1. Menu đa dạng và hấp dẫn

Hải sản là thực phẩm mà những người sành ăn vô cùng ưa thích. Hương vị đặc biệt cùng cách chế biến tinh tế. Sao cho giảm được độ tanh mà không làm mất đi mùi vị đặc trưng. Chính vì thế, để vừa đảm bảo độ tươi ngon, vừa mang đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Nhà hàng cần cung cấp menu với nguyên liệu và cách chế biến đa dạng và hấp dẫn.

4.2. Đồ ăn đảm bảo vệ sinh

Như đã nói ở trên, hải sản rất khó để bảo quản. Chưa kể, nếu không sơ chế và chế biến kỹ càng có thể khiến món ăn có mùi khó chịu. Thậm chí, ảnh hưởng đến trải nghiệm và sức khỏe của thực khách. Đặc biệt là những người có hệ tiêu hóa kém, Do đó, bạn phải đầu tư thiết bị bảo quản từ bể tươi sống đến thiết bị bảo quản lạnh. Ngoài ra, nên lựa chọn những đơn vị uy tín trong cung cấp nguyên liệu. Từ đó, đảm bảo nguồn hàng luôn sẵn sàng để cung cấp hàng ngày với mức giá ưu đãi nhất.

4.3. Kinh doanh đồ uống

Nhắc đến nhà hàng hải sản, chắc hẳn, mọi người sẽ nghĩ ngay đến từ “nhậu”. Do đó, kinh doanh thức uống đi kèm là giải pháp hoàn hảo để tăng doanh thu và lợi nhuận. Đây cũng có thể coi là nguồn lợi nhuận ổn định cho quán. Một số loại đồ uống phải kể đến như rượu, bia, rượu, nước ngọt… Thậm chí, một số nhà hàng còn có doanh thu đồ uống cao gấp 2 – 3 lần các loại hải sản. Khách hàng sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn để tăng chất lượng trải nghiệm.
Ngoài ra, khi nhập các loại đồ uống này, bạn cần lựa chọn những nhà cung cấp uy tín, ổn định với giá thành hợp lý. Và đừng quên tìm hiểu trước thị hiếu của khách hàng để kinh doanh các loại đồ uống với mức giá phù hợp.

4.4. Chất lượng phục vụ khách hàng

Chất lượng phục vụ là yếu tố quan trọng giúp mang đến trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Do đó, chất lượng đội ngũ nhân sự là khâu bạn cần chú trọng đầu tư. Từ đó, đảm bảo khách hàng sẽ được phục vụ chuyên nghiệp và hài lòng nhất. Bởi vậy, ngay từ khâu tuyển dụng, chủ kinh doanh cần lựa chọn kỹ lưỡng. Sau đó, xây dựng một số quy tắc, quy trình phục vụ để nhân viên có thể làm việc bài bản nhất. Ngoài ra, bạn nên thường xuyên tổ chức những buổi đào tạo. Thậm chí là tạo cơ hội cho các bạn tham gia các khóa training về cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Nhân viên cần có thái độ lịch sự, tôn trọng, vui vẻ và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào.

4.5. Quản lý nhà hàng

Trong thời đại 4.0 hiện đại ngày nay, xu hướng chuyển đổi số phát triển mạnh mẽ. Và phần mềm quản lý nhà hàng là giải pháp toàn diện và uy tín cho các chủ kinh doanh F&B. Chưa kể, với hải sản, các món sẽ không chế biến sẵn. Thay vào đó, chúng sẽ được chế biến ngay sau khi khách yêu cầu để đảm bảo hương vị. Chưa kể, có những thời điểm khách sẽ rất đông. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu bàn hoặc khó kiểm soát. Do đó, để khách hàng không phải chờ lâu cũng như tránh tình trạng khách vào trước lại bị phục vụ sau. Hoặc nhầm, sai món. Bởi vậy, bạn nên tận dụng các công cụ quản lý đặt bàn, ưu tiên chế biến món ăn cho 1 – 2 bàn trước, sắp xếp số lượng nhân viên phụ trách phù hợp. Nhanh nhẹn và chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng lớn khiến khách hàng quay lại quán của bạn nhiều lần nữa.
kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng hải sản
Xem thêm:

Trên đây là tất tần tật những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi mở nhà hàng cần bao nhiêu vốn. Hy vọng, các chủ kinh doanh có thể chuẩn bị số vốn đầy đủ để mở và duy trì quán thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Quy trình phục vụ rượu vang chuẩn nhà hàng 5 sao

quy trình phục vụ rượu vang

Quy trình phục vụ rượu vang (các loại) chuyên nghiệp giúp đảm bảo hương vị rượu, từ đó, nâng cao trải nghiệm và nâng tầm đẳng cấp cho nhà hàng

Quy trình phục vụ rượu vang (các loại) là điều không thể thiếu trong các nhà hàng sang trọng. Nó cũng là một trong những yếu tố quan trọng giúp nâng tầm đẳng cấp và gây ấn tượng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Do đó, khi làm việc tại đây, các nhân viên cần “nằm lòng” quy trình cũng như những nguyên tắc phục vụ rượu vang. Thông qua bài viết dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích về quy trình này. Đừng bỏ qua!

1. Một số thông tin về rượu vang

Rượu vang là một loại thức uống có cồn xa xỉ nên thường xuất hiện trong những bữa tiệc quan trọng. Nó được lên men tự nhiên 100% từ một số loại hoa quả. Tuy nhiên, ngành rượu vang quy định từ “rượu vang” chỉ để nói duy nhất đến loại rượu lên men từ nho. Điểm độc đáo của loại rượu này được tạo nên từ quy trình sản xuất kỹ thuật nghiêm ngặt. Khi đạt đến một mức độ nhất định, nó mới cho ra hương vị rượu thơm ngon đúng chuẩn. Bởi vậy, loại rượu này thường có giá khá cao trên thị trường.
Không đơn thuần là một loại thức uống thông thường trong các thực đơn. Khi kết hợp với các món ăn, nó giúp tăng hương vị và chất lượng của bữa ăn. Món ăn trở nên tinh tế, đậm đà và bùng nổ hơn rất nhiều. Đồng thời, nó mang lại bầu không khí sang trọng và lãng mạn cho người thưởng thức. Từ đó, kích thích vị giác của họ. Chưa kể, đây còn là loại rượu đặc biệt khi tốt cho sức khỏe.
thông tin về rượu vang

2. Quy trình chuẩn bị trước khi phục vụ rượu vang

Trước khi phục vụ rượu vang, nhân viên cũng cần tuân theo quy chuẩn nghiêm ngặt. Đây là những bước quan trọng để mang đến trải nghiệm trọn vẹn nhất cho khách hàng trước khi thưởng thức rượu. Bởi một chút sai sót cũng có thể ảnh hưởng đến hương vị và chất lượng rượu vang.

2.1. Giới thiệu, trình bày về rượu vang (các loại)

Đầu tiên, nhân viên sẽ giới thiệu danh sách rượu bên phía tay phải của khách hàng. Bạn cần hiểu rõ về một số loại rượu để có thể gợi ý cho khách nếu cần thiết. Chẳng hạn như tên loại rượu, mùa vụ thu hoạch, vùng sản xuất, hương vị đặc trưng). Lưu ý, bạn nên đọc tên lợi rượu vang theo nguyên tắc sau: Tên nhà sản xuất + tên loại nho + vùng sản xuất. Ví dụ: “SAUVIGNON BLANC Bordeaux 2006” hay “MAS LA MOLA 2007”.
Nếu khách hàng đã lựa chọn được loại rượu ưng ý, bạn cần bảo quản tốt với nhiệt độ phù hợp. Điều này giúp đảm bảo hương vị cho rượu vang. Để nâng tầm đẳng cấp, bạn nên đặt rượu vang trong thùng đã được đánh bóng. Ngoài ra, cần lưu ý thêm cách cầm để làm tăng giá trị của đồ uống. Đồng thời, lau sạch phần thân và cổ để chai rượu luôn sáng bóng và sang trọng.
giới thiệu trình bày về rượu vang

2.2. Lựa chọn loại ly và cách sắp xếp

Thông thường, rượu vang được phục vụ trong các loại ly có kiểu dáng bầu với tay cầm và chân cao. Trong khi ly uống champagne là loại ly cao và thon dài hơn. Mỗi nhà hàng sẽ có cách sắp xếp bàn tiệc khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số quy tắc mà các nhà hàng phải tuân theo. Chẳng hạn như ly uống vang đỏ đặt bên trái ly uống vang trắng. Nếu chỉ sử dụng một loại vang thì ly rượu được đặt bên phải ly uống nước. Một điều cần lưu ý là không nên đặt quá 4 loại ly trên một bàn tiệc, trừ trường hợp đặc biệt. Bởi nó sẽ khiến bàn tiệc trở nên lộn xộn, rối mắt và gây bất tiện cho thực khách.
lựa chọn loại ly

2.3. Kiểm tra rượu và chuẩn bị dụng cụ

Sau khi khách order rượu, nhân viên cần nhanh chóng kiểm tra và lấy đúng loại rượu trong tủ, hầm rượu. Tuy nhiên, trước đó, cần kiểm tra nhiệt độ của chai rượu. Bởi nhiệt độ rất dễ làm thay đổi hương vị rượu. Do đó, cần đảm bảo để khách hàng được thưởng thức mùi vị lý tưởng nhất. Ngoài ra, cần kiểm tra kỹ càng xem bầu ly có có dấu vân tay hoặc bụi hoặc thành ly có bị nứt hay mẻ không.
Nhân viên có thể hỏi ý kiến khách rồi dọn bớt những ly không sử dụng. Chỉ để lại ly tương ứng với loại rượu khách chọn. Còn nếu bàn trống, bạn cần mang đúng loại ly và đủ số lượng cho khách hàng. Ngoài ra bạn cũng phải chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như khăn đặt rượu, ly uống, đĩa nhỏ (đặt nút bần rượu), đồ khui rượu, xô ngâm rượu,…
kiểm tra rượu và chuẩn bị dụng cụ
Xem thêm:

3. Quy trình phục vụ rượu vang (các loại) chi tiết nhất

Khi đã chuẩn bị đầy đủ, nhân viên cần nhanh chóng phục vụ rượu vang cho khách hàng. Đây là quy trình quan trọng nhất và có ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của thực khách. Do đó, nhân viên cần nắm chắc cũng như thường xuyên trau dồi, luyện tập để làm hài lòng mọi thực khách khó tính nhất.

3.1. Trình rượu vang cho khách

Chủ tiệc (người order) thường sẽ nếm thử chai rượu đầu tiên. Bởi vậy, trước khi phục vụ, nhân viên nên đưa chai rượu ngang mặt bàn với nhãn của chai quay về phía khách. Nhờ vậy, khách hàng có thể kiểm duyệt thông qua tem. Hơn nữa, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về chai rượu vang (Nếu là loại rượu gợi ý cho khách). Lưu ý rằng bạn sẽ luôn đứng về phía tay phải của khách hàng.
Sau khi khách hàng xác nhận rượu, nhân viên sẽ xin phép khách hàng khui rượu. Nếu khách không hài lòng hay muốn đổi rượu. Bạn cần nhanh chóng đáp ứng nhu cầu của họ đến khi khách đồng ý. Chi khi khách ra tín hiệu phục vụ thì bắt đầu thực hiện các bước tiếp theo.
trình rượu vang

3.2. Cách mở chai rượu

Mở nút chai là công đoạn mà nhiều bạn nhân viên luống cuống nhất. Bởi vậy, để không làm mất thời gian của khách. Bạn cần mở chúng một cách thành thạo, chuyên nghiệp và nhanh nhất có thể. Hãy nhớ đứng và sắp xếp một số dụng cụ ở vị trí thuận lợi với tầm mắt và không gây bất tiện khi khách dùng bữa. Chẳng hạn như xô đá ướp rượu và trụ đỡ.
Đầu tiên, dùng dao cắt một vòng tròn xung quanh nút thiếc và gỡ ra. Sau đó, chuyển qua mở nút bần. Đây là nút thường làm bằng gỗ và dùng để bịt kín miệng của chai. Dùng dụng cụ chuyên dụng như cắm dây xoắn vào chính giữa nút bần. Xoay vài vòng theo phương thẳng đứng rồi kéo nút bần ra và đặt lên chiếc đĩa nhỏ để khách kiểm tra. Cuối cùng, dùng khăn lau kỹ cổ chai bên trong, bên ngoài rồi mới rót rượu.
cách mở chai

3.3. Thử hương vị của rượu

Ly đầu tiên khi được rót ra sẽ dành cho chủ nhân của bữa tiệc. Hoặc người order thưởng thức. Bạn thực hiện rót 30ml rượu (khoảng 10%) vào ly để mời họ thử. Khi rót gần xong, xoay chai rượu để tránh rượu nhỏ ra. Sau khi thử và đồng ý, bạn xin phép rót rượu tiếp cho những người còn lại trong bàn tiệc. Nếu khách không hài lòng, hãy cất chai đó đi và phục vụ chai khác.
thử hương vị rượu

3.4. Rót rượu

Sau khi phục vụ chủ nhân bữa tiệc, khách order, bạn sẽ tiến hành rót cho những người khác. Theo thứ tự sẽ là nữ trước nam sau, già trước trẻ sau. Tùy thuộc vào kích thước và kiểu dáng ly mà có mức rót phù hợp. Với vang đỏ, bạn nên rót ½ ly và vang trắng là ⅓ ly. Nếu ly cỡ lớn, bạn cũng không nên rót quá nhiều. Mức quy định chung sẽ tầm 30ml. Cuối cùng trở lại rót cho chủ tiệc và rót thêm vào ly.
Lưu ý:

  • Khi rót rượu, nhân viên cần chuẩn bị khăn napkin và quấn quanh chai rượu. Ngoài việc để lau những giọt rượu chảy ra ngoài miệng chai sau mỗi lần rót rượu. Nó còn khiến hơi ấm từ tay không làm ảnh hưởng đến nhiệt độ rượu.
  • Khi rót rượu, tránh để cổ chai chạm vào miệng ly
  • Không rót rượu đến cạn chai vì rất có thể trong chai sẽ có cặn.
  • Đối với vang sủi và champagne, nhân viên phải rót 2 lần. Chờ bọt tan ở lần thứ nhất rồi rót tiếp ở lần hai.
  • Khi rót gần chạm đến mức tiêu chuẩn, bạn nhẹ nhàng xoay chai rượu theo chiều kim đồng hồ một chút. Sau đó, hướng miệng chai thẳng lên để rượu không bị nhỏ giọt.
  • Khoảng cách tiếp xúc phù hợp với khách, không đưa cánh tay và khuỷu tay vào mặt khách.
  • Để rót rượu vang không tạo bọt (trừ Sparking), khi rót, đặt miệng chai gần, chứ không chạm miệng ly. Tập trung điều chỉnh lực rót sao cho dòng chảy rượu đều và không quá mạnh.
  • Không lắc, đẩy mạnh chai rượu vang trước khi mở.

rót rượu

3.5. Tiếp rượu

Theo quy tắc, khi khách hàng uống gần hết rượu trong ly, nhân viên cần nhanh chóng và chủ động bổ sung thêm rượu. Hãy đồng loạt tiếp rượu cho cả bàn tiệc. Và bạn chỉ nên ngừng rót khi khách yêu cầu. Tuy nhiên, để tạo thiện cảm, bạn nên hỏi khách xem có muốn rót thêm rượu không. Nó thể hiện sự tinh tế, lịch sự cũng như sự quan tâm mà bạn dành cho họ.
Nếu khách gọi một chai rượu mới khác loại, bạn nên thay toàn bộ ly trên bàn tiệc cho khách. Bởi nếu rót các loại rượu vang vào cùng một ly sẽ khiến mùi vị bị trộn lẫn. Và khách hàng sẽ không cảm nhận được trọn vẹn hương vị. Từ đó, ảnh hưởng xấu tới trải nghiệm của khách hàng. Khi hết rượu mà khách không yêu cầu thêm, bạn cần mang chai và bình đựng rượu ra khỏi khu vực bàn ăn của khách.
tiếp rượu

4. Những lưu ý trong cách phục vụ rượu vang

Như đã nói ở trên, rượu vang không phải thức uống dễ phục vụ. Nó có một số yêu cầu khắt khe mà bất kỳ nhân viên phục vụ nào cũng cần tuân thủ. Không những thể hiện sự chuyên nghiệp, bài bản, nó còn giúp đảm bảo hương vị. Đồng thời nâng tầm đẳng cấp cho nhà hàng. Để mang đến trải nghiệm trọn vẹn cho khách hàng, bạn cần cân nhắc một số lưu ý.

4.1. Lưu ý trong quy trình phục vụ rượu vang đỏ

Khi phục vụ vang đỏ, lưu ý không phục vụ chung với các món salad có trộn dầu dấm. Vào mùa đông, bạn không cần ngâm lạnh rượu trong quá trình sử dụng. Đồng thời, không nên ngâm quá lâu hoặc quá lạnh sẽ làm mất mùi hương của rượu. Nhiệt độ tiêu chuẩn để phục vụ loại rượu này là khoảng từ 16 – 18 độ.
Một lưu ý nữa là trước khi dùng vang đỏ, nên mở chai từ 15 tới 30 phút để men dại thoát ra ngoài. Khi đó, lượng rượu trong chai được tiếp xúc trực tiếp với không khí. Điều này giúp mùi vị của vang đỏ thêm đậm vị, rõ hương thơm. Ngoài ra, cần loại bỏ cặn rượu trước khi phục vụ với những loại lâu năm.

4.2. Lưu ý trong quy trình phục vụ rượu vang trắng

Khi phục vụ rượu vang trắng, hãy luôn để chai rượu trong thùng đứng, có kèm dụng cụ mở rượu và khăn ăn. Chú ý nhiệt độ tiêu chuẩn để phục vụ vang trắng là 8 – 12 độ.

4.3. Lưu ý trong quy trình phục vụ rượu Champagne

Đối với rượu Champagne, trước khi mở và sau khi rót phục vụ, phải đảm bảo luôn được ướp lạnh (tối thiểu vài tiếng). Nhân viên có thể sử dụng xô đá, tủ mát hoặc tủ lạnh để bảo quản. Bởi nhiệt độ ấm hoặc nhiệt độ phòng có thể làm chai Champagne nổ tung và bắn rượu ra ngoài. Ngoài ra, không lắc mạnh chai trước khi mở nắp. Việc tăng áp suất bên trong khiến nút chai bật ra với lực lớn vô cùng nguy hiểm. Nếu không may lắc mạnh, để ổn định rượu, bạn nên để rượu yên từ 1 đến 2 giờ để rượu ổn định lại. Điều này sẽ giúp CO2 trong rượu được hấp thụ ngược trở lại nhanh chóng nếu rượu được ướp lạnh.
những lưu ý khi phục vụ
Xem thêm:

5. Quy tắc thứ tự trong quy trình phục vụ rượu vang

Mỗi loại rượu sẽ có những đặc trưng riêng và hương vị, nồng độ. Đặc biệt, chúng rất dễ bị mất đi những đặc trưng đó nếu trộn lẫn các hương vị rượu với nhau. Hoặc loại rượu này sẽ lấn át loại rượu kia. Do đó, để khách hàng có thể thưởng thức trọn vẹn các tầng hương vị. Nhân viên phục vụ cần nắm rõ thứ tự phục vụ rượu sau:

  • Phục vụ loại vang thường trước khi dùng vang ngon
  • Phục vụ vang nhẹ trước vang nặng.
  • Phục vụ vang trắng trước vang đỏ.
  • Phục vụ vang chua trước vang ngọt.
  • Các loại champagne luôn cũng phục vụ vào đầu bữa tiệc. Còn vang ngọt được phục vụ vào cuối bữa tiệc.
  • Tuyệt đối không phục vụ các loại rượu vang có độ cồn cao vào đầu bữa ăn.

thứ tự phục vụ rượu

6. Cách bảo quản rượu vang

Thông thường, để đảm bảo độ ổn định, khi bảo quản, rượu vang thường được đặt nằm ngang. Nhờ vậy, rượu sẽ luôn tiếp xúc và giúp nắp chai ẩm ướt. Nếu bị khô, nút chai sẽ co lại khiến không khí lọt vào trong. Đây là điều cấm kỵ bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị rượu.
Các chuyên gia khuyên nên sử dụng rượu tốt nhất từ 3-4 tiếng sau khi mở. Bởi để lâu ngoài không khí khiến mùi vị không còn đạt chuẩn. Tùy mỗi loại rượu sẽ có nhiệt độ bảo quản khác nhau. Nhưng trung bình sẽ khoảng từ 15-17 độ C. Ưu tiên những nơi ẩm, tối và tránh ánh sáng mặt trời.
cách bảo quản
Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết về quy trình phục vụ rượu vang (các loại) đạt chuẩn. Có thể thấy, để khách hàng được trải nghiệm những giọt rượu vang với hương vị thơm ngon, hấp dẫn nhất. Sự chuyên nghiệp trong cách phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng quan trọng hàng đầu. Vì vậy, các chủ kinh doanh cần chú trọng và đầu tư mạnh vào khâu này. Từ tuyển dụng cho tới đào tạo và quản lý. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Công ty công nghệ chất thải thực phẩm Afresh gọi vốn 115 triệu USD

afresh

Số vốn gọi được trong vòng Series B giúp Afresh giải quyết những vấn đề nằm trong chiến lược phát triển của công ty

Afresh là một công ty công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo để giúp giảm lãng phí thực phẩm tại các cửa hàng tạp hóa. Mới đây, họ đã huy động được 115 đô la trong vòng Series B. Dẫn đầu là Spark Capital theo một thông cáo báo chí vào tuần trước. Walter Robb, đối tác điều hành cấp cao tại S2G Ventures và cựu đồng Giám đốc điều hành của Whole Foods Market cũng tham gia vào vòng này.

Kế hoạch sử dụng vốn đầu tư của Afresh

Afresh cho biết họ sẽ sử dụng nguồn tài trợ mới để “mở rộng quy mô trên hàng nghìn cửa hàng khác” và mở rộng Hệ điều hành Fresh của mình sang các danh mục mới như thịt và bánh mì. Công ty công nghệ có trụ sở tại California này cũng cho biết, họ có kế hoạch sử dụng khoản đầu tư để phát triển đội ngũ và mở rộng ở châu Âu.

Vòng tài trợ diễn ra vào thời điểm các cửa hàng tạp hóa đang phải đối mặt với áp lực cắt giảm chi phí và khiến cho hoạt động của họ bền vững hơn. Trong đó giảm thiểu chất thải thực phẩm là một trong những lĩnh vực quan trọng cần giải quyết.

chất thải thực phẩm là vấn đề cần giải quyết kịp thời

Vòng tài trợ mới nhất có thể giúp Afresh tiến gần hơn đến việc đạt được mục tiêu hợp tác với 10% cửa hàng tạp hóa ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2022.

Vòng Series B nâng tổng số tiền tài trợ của Afresh lên 148 triệu đô la. Công ty trước đó đã huy động được 13 triệu đô la vào cuối năm 2020, đồng thời thông báo rằng cựu Giám đốc điều hành Ahold USA James McCann đã tham gia vào hội đồng quản trị.

Mục tiêu và định hướng phát triển của Afresh

Được thành lập vào năm 2017 và có trụ sở chính tại San Francisco, công ty công nghệ này cung cấp Hệ thống điều hành tươi được hỗ trợ bởi AI để giúp những người bán tạp hóa xử lý rác thải thực phẩm trong quá trình sản xuất của họ. Hệ thống cung cấp các giải pháp để dự báo cũng như kiểm kê, đặt hàng và vận hành cửa hàng – các lĩnh vực mà Afresh cho biết là “các quy trình rời rạc” đối với các nhà bán lẻ.

Các cửa hàng sử dụng Afresh nhận được các đề xuất đặt sản phẩm do AI hỗ trợ để giúp cân bằng giữa việc giữ cho các kệ được dự trữ và thực phẩm dư thừa sẽ bị loại bỏ. Công nghệ của Afresh cũng cho phép các nhà bán lẻ theo dõi doanh số bán hàng ở cấp độ mặt hàng, dữ liệu thu nhỏ và bán hàng.

giao diện quản lý của afresh

Theo Afresh, trung bình các cửa hàng sử dụng giải pháp của họ giảm được 25% chất thải thực phẩm trở lên.

Vì đặt mục tiêu mở rộng quy mô số lượng cửa hàng sử dụng công nghệ của mình, nên Afresh cũng đang tìm cách mở rộng ngoài sản phẩm sang các danh mục tươi sống khác, như thịt và bánh mì để giúp ngăn lãng phí thực phẩm ở đó. Công ty tuyên bố rằng, họ đang đi đúng hướng để giúp các nhà bán lẻ tránh tạo ra 34 triệu pound chất thải thực phẩm vào cuối năm nay.

Afresh cho biết họ đã tăng gấp ba lượng khách hàng kể từ năm 2021. Trong đó có những tên tuổi như Albertsons, Cub Foods, WinCo Foods và Heinen’s.

TOP 5 nhà hàng đạt sao Michelin “lạ” trên thế giới

Nhà hàng đạt sao Michelin thế giới

Có gì ấn tượng trong top các nhà hàng đạt sao Michelin trên thế giới? Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá top 5 nhà hàng đạt sao Michelin độc lạ sẽ khiến bạn phải trầm trồ

Michelin là “danh hiệu cao quý” dành trong lĩnh vực ẩm thực thế giới. Để đạt sao Michelin, nhà hàng và đầu bếp phải đạt những tiêu chí khắt khe nhất. Các nhà hàng đạt sao Michelin trên thế giới luôn ẩn chứa những điều thú vị.
Hôm nay, hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá 5 nhà hàng đạt sao Michelin “lạ lùng” hàng đầu thế giới nhé.

1. Sao Michelin: danh hiệu danh giá làng ẩm thực thế giới mơ ước

Trong nền ẩm thực thế giới, Michelin được cho là giải thưởng danh giá bậc nhất. Với âm nhạc có giải thưởng Grammy, nhắc đến điện ảnh có giải Oscar thì ẩm thực có danh hiệu Michelin.
Ngày nay, sao Michelin không đơn giản chỉ là một danh hiệu, nó khuôn mẫu vàng đánh giá chất lượng của nhà hàng và tay nghề của đầu bếp hàng đầu thế giới.
Sao Michelin bắt đầu được trao trên tạp chí ẩm thực nổi tiếng The Michelin Guide vào đầu thế kỷ XX. The Michelin Guide sẽ tổ chức xét duyệt thường niên các nhà hàng từng đạt sao Michelin. Nếu nhà hàng không duy trì chất lượng được chất lượng, danh hiệu này có thể bị tước bỏ.
michelin là danh hiệu mọi đầu bếp hàng đầu thế giới mơ ước

2. Koks: Nhà hàng đạt sao Michelin xa xôi nhất thế giới

Nhà hàng Michelin đạt sao Michelin hẻo lánh bậc nhất thế giới tọa lạc tại làng Ilimanaq ở Greenland. Nơi đây chỉ vỏn vẹn 53 người sinh sống. Bếp trưởng là Poul Andrias Ziskal. Ông và nhà hàng đã xây dựng một thực đơn hoàn toàn mới.Thực đơn hướng đến sự mới lạ và thú vị cho người dân và du khách. Tận dụng tối đa những điều kiện có sẵn mang tính chất “độc đáo ẩm thực vùng miền” là nét đặc trưng ở đây.
koks được bình chọn là nhà hàng đạt sao michelin xa xôi nhất thế giới
Koks lần đầu đoạt sao Michelin vào năm 2017 và lần thứ hai vào năm 2019. Nhà hàng nổi tiếng với ẩm thực Bắc Âu, nổi bật là các món ăn được lên men.
Địa điểm mới đã buộc Ziska phải thử nghiệm các nguyên liệu địa phương. Trong đó tập trung vào các nguyên liệu ở vùng Greenland. Cá bơn Nauy, cua tuyết, gà gô đá, bò xạ hương đến rong biển hoa và thảo mộc hoang đã trở thành nguyên liệu chính.
Koks hiện phục vụ thực đơn nếm thử gồm hơn 20 món. Giá thực đơn khoảng 280 USD chưa bao gồm đồ uống đi kèm. Thực đơn nếm thử có đa dạng món ăn cho khách thưởng thức, chẳng hạn như da cá voi sống. Nhà hàng đã phá cách, thay đổi công thức truyền thống bằng cách cắt nó thành khối vuông, sau đó ướp với dầu lá lý chua.
nhà hàng michelin xa xôi nhất khai thác tối đa nguồn nguyên liệu địa phương
Để di chuyển đến Koks, du khách phải bay từ Đan Mạch hoặc Iceland tới sân bay Ilulissat. Sau đó đi thuyền hoặc trực thăng từ sân ban Ilulissat, qua vịnh băng mới tới làng Ilimanaq. Nhà nghỉ ở Ilimanaq chỉ cho phép mỗi khách đặt phòng cho một đêm.
nhà hàng đạt sao michelin kỳ lạ nhất
koksXem thêm:

3. Liao Fan: Nhà hàng đạt sao Michelin “rẻ nhất thế giới”

“Liao Fan Hong Kong Soya Sauce chicken rice & noodle” là tên đầy đủ của nhà hàng. Nó có địa chỉ tại khu chợ phức hợp và ẩm thực Trung Hoa, 335 đường Smith, Singapore.
Nhà hàng chỉ phục vụ một vài món nhưng cũng đủ để thực khách chờ đợi nửa ngày. Thực đơn của nhà hàng tập trung vào món nướng. Cụ thể là gà, xá xíu, thịt lợn quay hoặc sườn. Khách hàng có thể ăn cùng các món bình dân như cơm, mỳ,… Bếp trưởng của nhà hàng nhấn mạnh tinh túy của nhà hàng là công thức nướng gà và cách pha chế nước sốt.
liao fan là nhà hàng đạt sao michelin rẻ nhất nổi tiếng với các món nướngMột suất cơm ở đây chỉ có giá hơn 2 USD tức gần 50 nghìn đồng. Các món thịt có giá cụ thể như: cơm heo quay ( 2,50 USD), cơm sườn heo (3 USD), cơm gà (2,3 USD). Các món mì, sủi cảo ở mức khoảng 3 USD. Giá đỗ và lá xanh nấu dầu hào từ 4 đến 5 USD.
Từ một nhà hàng bình dân, Liao Fan trở nên nổi tiếng và thu hút thực khách trên toàn thế giới. Dù số lượng khách hàng ngày càng đông, nhưng Chan Hon Meng không tăng giá các món ăn. Đó như một lời tri ân bếp trưởng gửi gắm đến thực khách đã ủng hộ và tin tưởng nhà hàng.
liao fan
nhà hàng đạt sao michelin rẻ nhất

4. Nhà hàng đạt sao Michelin đắt đỏ nhất thế giới

4.1 Giá thành đắt đỏ nhất

Vừa qua, trang web ẩm thực Chef’s Pencil đã công bố bảng danh sách 450 nhà hàng Michelin có giá cao nhất. Nằm trên hòn đảo Ibiza của Tây Ban Nha, nhà hàng Sublimotion đứng top 1 với một bữa ăn có giá lên đến 1,740 USD (gần 45 triệu VNĐ). Đây được mệnh danh là “buổi biểu diễn ẩm thực” đầu tiên trên thế giới.
Thực đơn nếm thử đắt nhất của nó có đến 1.740 USD/người cho 20 món ăn nhỏ. Nhà hàng này có tuổi đời tương đối trẻ (8 năm). Bếp trưởng Paco Roncerco từng đạt sao Michelin vận hành và phát triển nhà hàng. Mặc dù bữa ăn rất đắt đỏ, nhưng không gian ở đây tương đối nhỏ, tối đa chỉ có 12 ghế ngồi.
mỗi bữa ăn ở sublimotion có giá khoảng 1740 usd

4.2 Chất lượng phục vụ trong nhà hàng đạt sao Michelin đắt đỏ nhất thế giới?

Người sáng lập Sublimotion – Eduardo Gonzales đặc biệt chú trọng đến không gian nhà hàng. Công nghệ thực tế ảo và các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng chú trọng sử dụng trong bữa ăn. Đây cũng là nét độc đáo, sáng tạo làm nên chất riêng của nhà hàng đắt đỏ này.
Các nhóm kỹ sư, nhà ảo thuật và đội ngũ viết kịch bản, nhà soạn nhạc được mời về bên cạnh các đầu bếp. Đội ngũ nhà hàng luôn hướng đến những dịch vụ sang trọng, đẳng cấp nhất. Chất lượng của Sublimotion đã nhất quán với tất cả các tiêu chí của đội ngũ Michelin, nên đây được coi là nhà hàng đắt đỏ nhất là điều dễ hiểu.
không gian một bữa ăn tại sublimotiontrải nghiệm xứng tầm nhà hàng đắt đỏ bậc nhất thế giớisự xa hoa bậc nhất của sublimotion

5. La Maison 1888: Nhà hàng đạt sao Michelin có kiến trúc độc đáo trên thế giới

La Maison 1888 nổi tiếng từ thực đơn giao thoa đến độ hoàn hảo giữa ẩm thực Pháp và tinh hoa ẩm thực Việt Nam. Qua bàn tay của bếp trưởng Pierre Gagnaire, La Maison trở thành nhà hàng đầu tiên và duy nhất ở Việt Nam có ba sao Michelin.

5.1 Sự kết hợp hoàn hảo của ẩm thực Á – Âu

Tại nhà hàng La Maison 1888, thực khách được thưởng thức trọng vẹn sự hòa quyện và giao thoa của ẩm thực Việt – Pháp. Sự phối hợp giữa tinh hoa ẩm thực phương tây và nền ẩm thực mang màu sắc Á Đông đã tạo tiếng vang lớn trong làng ẩm thực thế giới.
Sự kết hợp hoàn hảo của ẩm thực Á - Âu
Năm 2015, La Maison 1888 vinh dự đứng trong hàng ngũ 10 nhà hàng tốt nhất thế giới do CNN bình chọn. Dưới bàn tay phù phép của “phủ thuỷ đầu bếp” Pierre Gagnaire, ẩm thực Pháp kết hợp với nguyên liệu bản địa được thăng hoa. Từ đó tạo nên những món ăn vô cùng tinh tế.

5.2 Nét độc đáo trong ý tưởng kiến trúc nhà hàng La Maison 1888 là gì?

Nét độc đáo của La Maison 1888 là vị trí và kiến trúc của nhà hàng. Nhà hàng tọa lạc trên sườn đồi thoai thoải của bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Cụ thể là khu nghỉ dưỡng Inter Continental Danang Sun Peninsula Resort.
Kiến trúc sư Bill Bensley – người được mệnh danh là “ông hoàng resort” đã lấy cảm hứng từ một căn biệt thự Pháp có thật. Từ đó, La Maison 1888 ra đời mang đậm chất Pháp cổ kính những năm 1888.
Kiến trúc của nhà hàng tái hiện lại câu chuyện về một gia đình thượng lưu ở Pháp thời bấy giờ. Mỗi phòng gắn với một câu chuyện giả tưởng về các thành viên trong gia đình.
Từng nội thất, kiến trúc và đồ trang trí được cá nhân hoá theo từng sở thích của các thành viên trong nhà. Nhà hàng La Maison 1888 có 3 phòng ăn, mỗi căn phòng mô phỏng nét tính cách khác biệt của từng thành viên.
kiến trúc của la maison 1888 lấy ý tưởng từ câu chuyện có thật ở pháp cuối thể kỷ xix
Phòng cho Công tước – người cha với thiết kế quyền lực, thâm trầm, lấy màu đen làm màu chủ đạo. Phòng con gái công tước lấy màu đỏ là màu chủ đạo, thể hiện sự kiêu sa, lộng lẫy, quyền quý… Trong mỗi không gian, nét độc đáo riêng biệt đã tạo nên một La Maison 1988 sự cuốn hút và hấp dẫn.
Một trong những lưu ý không thể bỏ qua khi ghé La Maison 1888 là hầm rượu. Đây là nơi cất giữ “những báu vật” thuộc hàng “độc nhất vô nhị” và danh giá. Nhà hàng trở thành nơi chứa đựng bộ sưu tập rượu vang quý hiếm nhất tại Việt Nam.
la maison 1888 kiệt tác kiến trúc
nhà hàng đạt sao michelin có kiến trúc độc đáo
nhà hàng pháp ở đà nẵng
Xem thêm:

5.3 Quy định về trang phục nhà hàng đạt sao Michelin trên thế giới?

Nhà hàng đạt sao Michelin này có quy định nhất định đối với trang phục khách hàng. Trang phục của các quý ông là âu phục nam, quần tây và không yêu cầu áo vest. Đối với quý cô và các phu nhân, nhà hàng khuyến khích trang phục váy dài, chân váy hoặc quần tây. Đối với gia đình có trẻ em (dưới 10 tuổi), nhà hàng sẽ có sự sắp xếp vào căn phòng dành riêng cho gia đình. Thực khách từ 10 tuổi sẽ được thưởng thức tại phòng La Veranda.

6. Azurmendi Restaurant : ẩm thực đi kèm trải nghiệm

6.1 Phong cách thân thiện với môi trường

Azurmendi Restaurant đạt 3 sao Michelin tọa lạc tại thành phố Larrabetzu (Tây Ban Nha). Eneko Atxa là bếp trưởng, cũng là người điều hành của nhà hàng. Vị đầu bếp nổi tiếng thế giới này lấy trải nghiệm độc đáo nhất cho du khách làm tôn chỉ hoạt động và phát triển.
Du khách đến đây đặc biệt ấn tượng với không gian và trải nghiệm trong bữa ăn. Khách hàng được tham quan các khu vườn – nơi trồng các nguyên liệu sạch của nhà hàng. Các khu vườn này nằm trên sân thượng, thân thiện và bảo vệ môi trường.
azurmendi restaurant là nhà hàng đạt sao michelin nổi tiêng thân thiện với môi trường

6.2 Trải nghiệm khách hàng là tôn chỉ hoạt động

Nhà hàng đạt sao Michelin hàng đầu thế giới cho khách hàng có đầy đủ trải nghiệm thú vị qua từng món ăn. Nét độc đáo ở đây khách hàng không chỉ ngồi thưởng thức tại bàn. Đó là việc thực khách di chuyển đến nhiều địa điểm khác nhau trong nhà hàng.
Các món khai vị được phục vụ ở ngoài sảnh, nơi thực khách được “hòa mình vào thiên nhiên”. Khách hàng sẽ vừa ăn vừa tham quan trong vườn. Thậm chí khách hàng còn thưởng thức món ăn trực tiếp nóng sốt trong gian bếp.
azurmendi restaurant ẩm thực đi cùng trải nghiệmTrong danh sách thực đơn, có phần nước uống miễn không tính vào thực đơn. Các món ăn nhẹ nổi tiếng sẽ được thưởng thức trong khu vực nhà kính. Các món chính sẽ được phục vụ trong khu vực nhà hàng chính với thực đơn thịnh soạn. Hơn cả thưởng thức ẩm thực, Azurmendi Restaurant là không gian đầy chất thơ mộng, trong lành của xứ sở Tây Ban Nha xinh đẹp.
không gian bên ngoài azurmendi restaurant
azurmendi restaurant lấy thiên nhiên làm kiến trúc chủ đạo

7. Tổng kết

Trên đây là top 5 nhà hàng đạt sao Michelin thế giới độc lạ nhất được Nhà Hàng Số tổng hợp. Để có được vị trí này, những nhà hàng này đã trang bị cho mình những điểm nhất khó quên và đặc biệt nhất. Chuyên mục TOP địa điểm của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin thú vị. Các bạn tiếp tục theo dõi để không bỏ lỡ những thông tin mới nhất nhé!

Quy trình phục vụ buffet chuyên nghiệp và chi tiết nhất

quy trình phục vụ buffet

Quy trình phục vụ buffet chuyên nghiệp và bài bản là điểm cộng lớn khiến khách hàng hài lòng và sẵn sàng quay trở lại trải nghiệm

Quy trình phục vụ buffet là mô hình được nhiều khách hàng ưu tiên chọn lựa. Chưa kể, với những ưu điểm vượt trội, rất nhiều nhà hàng đã tận dụng nó và đạt được hiệu quả đáng kể về doanh thu. Đặc biệt là đầu tư về quy trình cũng như nhân viên phục vụ. Còn chần chừ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay bí quyết tăng doanh thu nhờ quy trình này nhé!

1. Tiệc buffet là gì?

Buffet, theo tiếng Pháp mang nghĩa “tự chọn”. Nói đơn giản hơn thì đây là hình thức tự chọn đồ ăn, thức uống và tự phục vụ. Hay còn có tên gọi khác là tiệc đứng. Để được áp dụng hình thức này, thực khách sẽ phải chi trả mức phí theo đầu người đã được quy định. Sau đó, họ có thể tha hồ lựa chọn món ăn với số lượng tùy theo nhu cầu mà không bị giới hạn. Đây là điểm khác biệt lớn so với hình thức Alacarte.
buffet là gì

2. Ưu điểm vượt trội của tiệc buffet

Thực đơn buffet vô cùng đa dạng với rất nhiều món cho các bạn lựa chọn. Số lượng có thể lên đến vài chục, thậm chí cả trăm món. Nhà hàng sẽ liên tục cung cấp thêm lượng thức ăn để đảm bảo các món không bị hết. Với một mức giá cố định mà có thể thưởng thức các món không giới hạn về số lượng và thời gian. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái và chủ động tận hưởng trải nghiệm hơn rất nhiều.
Chất lượng trải nghiệm khách hàng là điều mà bất cứ nhà hàng nào cũng ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, đây cũng là mô hình được tận dụng hiệu quả để đột phá doanh thu. Hình thức này giúp nhà hàng thu hút được lượng lớn khách hàng. Bởi họ thường sẽ đi thành các đoàn với số lượng người lớn. Đồng thời, khách hàng sẽ tự phục vụ nên quy trình cũng không quá phức tạp.
ưu điểm tiệc buffet

3. Một số loại hình tiệc buffet phổ biến hiện nay

Có rất nhiều hình thức tiệc buffet với các đặc điểm khác nhau. Do đó, để phân biệt, Nhà Hàng Số đã tổng hợp và so sánh dựa trên một số tiêu chí sau:

3.1. Phân loại theo hình thức phục vụ

Phân loại theo hình thức phục vụ được biết đến phổ biến hơn cả. Nó được xác định dựa trên phương thức cũng như không gian dùng bữa. Có thể chia làm 3 hình thức sau:

  • Sitdown buffet (Tiệc buffet ngồi)

Đây là loại hình thường được các nhà hàng áp dụng. Tận dụng không gian sẵn có, các nhà hàng sẽ bố trí thêm bàn ăn để khách hàng có thể ngồi thưởng thức một cách thoải mái. Thực khách sẽ phải tự di chuyển đến khu vực quầy line với rất nhiều món ăn. Sau khi lựa chọn xong, họ sẽ đem lại bàn để thưởng thức.

  • Standing buffet (Tiệc buffet đứng)

Tiệc buffet đứng là mô hình linh hoạt được tổ chức tại đa dạng địa điểm. Chẳng hạn như khách sạn, nhà hàng, tổ chức sự kiện,… Thực khách có thể đi lại dễ dàng và thưởng thức món ăn ở bất kỳ đâu. Điều này sẽ giúp cho họ dễ dàng trò chuyện, giao lưu với rất nhiều người. Từ đó, tạo điều kiện mở rộng mối quan hệ. Tuy nhiên, thực khách thường sẽ phải tự cầm đĩa thức ăn và dụng cụ trên tay để thưởng thức.

  • Cocktail buffet (Tiệc rượu buffet)

Nhắc đến các buổi ngoại giao, khiêu vũ hoặc tiệc tùng, tiệc cocktail là hình thức không hề xa lạ. Nó thường được tổ chức trong không gian hội trường hoặc sân vườn. Với loại tiệc này, thực khách sẽ được thưởng thức với đa dạng đồ uống khác nhau, Chẳng hạn như cocktail, rượu vang, champagne, bia, rượu mạnh pha soda… Bởi vậy, thực khách thường sẽ uống và trò chuyện nhiều hơn là ăn các món ăn. Thông thưởng, khách có thể tự lấy đồ uống tại quầy buffet được bố trí sẵn. Tuy nhiên, một số nơi sẽ có nhân viên phục vụ bưng khay đồ uống đến để khách chọn lựa ngay tại chỗ.
phân loại tiệc buffet

3.2. Phân loại theo hình thức chế biến

Thông thường, tiệc buffet ở các nhà hàng thường rất đa dạng. Từ số lượng cho đến hình thức chế biến. Bởi vậy, nhiều người sẽ lựa chọn tiệc buffet không theo địa điểm mà sẽ theo phương thức chế biến. Bạn có thể tham khảo một số cách phân chia sau:

  • Phân loại dựa theo văn hóa ẩm thực quốc gia:

– Tiệc buffet Hàn Quốc
– Tiệc buffet Nhật Bản
– Tiệc buffet Pháp
– Tiệc buffet Singapore…

  • Phân loại dựa theo hình thức chế biến món ăn:

– Buffet nướng
– Buffet lẩu
– Buffet lẩu nướng kết hợp

  • Phân loại dựa theo các món ăn đặc trưng

– Buffet hải sản
– Buffet chay
– Buffet ốc
– Buffet hoa quả
– Buffet trà sữa
– Buffet bánh ngọt…

  • Phân loại dựa theo phong cách nhà hàng

– Buffet hiện đại
– Buffet truyền thống
– Buffet đồng quê…

  • Phân loại dựa theo mức giá:

– Buffet 99k
– Buffet 119k
– Buffet 149k
– Buffet 199k…
phong cách tiệc bufet thôn quêXem thêm: Quy trình phục vụ Alacarte chuẩn chi tiết từ A – Z

4. Quy trình phục vụ buffet đúng chuẩn chi tiết

Buffet là hình thức mà khách hàng tự phục vụ. Do đó, nhiều nhà hàng bỏ qua mà không tập trung đầu tư đến quy trình phục vụ. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của khách hàng. Bởi tự phục vụ chỉ là một phần nhỏ trong cả một quy trình. Vậy để nâng tầm và thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như ghi điểm trong lòng khách hàng, đừng bỏ qua quy trình phục vụ buffet chi tiết dưới đây nhé!

4.1. Đảm bảo mọi thứ đúng chuẩn trước khi khách đến

  • Bày trí, sắp xếp bàn ăn theo quy chuẩn.
  • Dọn dẹp, lau chùi sạch sẽ khu vực bàn ăn phụ trách, các quầy line,…
  • Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng được sử dụng trong bữa ăn của thực khách. Đặc biệt trong trường hợp phải thay mới như đĩa, chén, bát, ly, dao, nĩa, đũa, khăn,… Thường sẽ được đặt ngay tại bàn cũng như quầy line.
  • Thường xuyên quan sát và phối hợp với bộ phận bếp để bổ sung các món ăn vào đúng vị trí với bảng tên được sắp sẵn. Bên cạnh còn có một số dụng cụ để lấy món (đũa, muôi, tong,…). Đồng thời, đặt các loại nước chấm, gia vị ăn kèm tại các vị trí phù hợp kèm bảng tên hoặc hướng dẫn sử dụng.

không gian nhà hàng buffet

4.2. Tiếp khách và dẫn khách đến vị trí bàn

  • Nhân viên cần niềm nở, vui vẻ chào đón khách. Sau đó, lịch sự hỏi thăm một số thông tin về số lượng người cũng như bàn đặt trước.
  • Nếu khách đã đặt bàn rồi thì nhân viên xác nhận lại một số thông tin. Chẳng hạn như tên người đặt bàn, số lượng người,…
  • Nếu khách chưa đặt bàn thì hỗ trợ bố trí bàn phù hợp. Một số thông tin cần thu thập: số người dùng bữa, vị trí bàn yêu thích, các yêu cầu khác…).
  • Đưa khách đến vị trí bàn, chủ động mời khách ngồi và kéo ghế cho khách. Thứ tự phục vụ ưu tiên: người cao tuổi – trẻ nhỏ – phụ nữ có thai – nữ giới – đàn ông.

4.3. Tư vấn và phục vụ khách hàng

  • Giới thiệu, tư vấn một số thực đơn về gói buffet, mức giá, các thành phần trong set buffet (nếu có), đồ uống có trong hoặc ngoài gói. Ngoài ra, cần giới thiệu khái quát về vị trí quầy thức ăn, đồ uống,…), một số món “best seller”,… Nhân viên có thể hỏi xem khách hàng có yêu cầu gì không. Nếu có thì note lại và chuyển đến bộ phận chế biến, thu ngân. Sau đó, mời khách dùng bữa ngon miệng.
  • Nhân viên đặt khăn bên cạnh dụng cụ ăn để đánh dấu bàn đã có người. Trong trường hợp khách đi lấy đồ ăn.
  • Lịch sự xin phép thu dọn và dọn dẹp một số dụng cụ bị dơ hoặc không dùng nữa. Đồng thời, nhanh chóng thay thế cho khách dụng cụ ăn uống mới.

Một số lưu ý:

  • Nhân viên cần thường xuyên theo dõi để hỗ trợ khu vực quầy line cũng như khách hàng bất cứ khi nào cần.
  • Báo ngay cho bộ phận bếp để bổ sung các món gần hoặc đã hết.
  • Bổ sung thêm dụng cụ ăn uống trên quầy đồ ăn khi gần hết.
  • Thay mới một số dụng cụ khi bị dơ.
  • Đảm bảo cho quầy line sạch sẽ và gọn gàng.
  • Thực khách sẽ tự lấy đồ ăn. Nhân viên chỉ phục vụ đồ uống khi có yêu cầu của khách.
  • Nếu khách có các yêu cầu đặc biệt nào khác thì nhân viên cần ghi nhận. Sau đó, chủ động phục vụ khách ngay nếu có thể. Còn không phải phối hợp với bộ phận khác để đáp ứng yêu cầu của khách..

Đây là bước quan trọng nhất trong quy trình phục vụ buffet. Bởi nhân viên có thể ghi điểm tuyệt đối trong thời điểm này.
bàn ăn buffet

4.4. Thanh toán và đưa khách ra về

  • Nếu khách có nhu cầu thanh toán, nhân viên cần xác nhận lại một số thông tin. Ví dụ như số người, dịch vụ sử dụng thêm,… Sau khi khách hàng xác nhận, báo cho thu ngân soát và in hóa đơn.
  • Nhân viên hỗ trợ, hướng dẫn khách hoàn thành các thủ tục thanh toán. Chẳng hạn như vị trí quầy thu ngân, loại thẻ ngân hàng,… Nếu thanh toán tại bàn sẽ xác nhận lại số tiền mà khách đưa. Sau đó, nhanh chóng mang đến quầy thu ngân để hoàn thành thanh toán cũng như đưa lại khách tiền thừa (nếu có).
  • Nhân viên có thể ân cần hỏi thêm khách hàng về trải nghiệm dịch vụ tại quán. Tế nhị kéo ghế khi họ có nhu cầu ra về. Và cuối cùng là cười tươi để cảm ơn quý khách. Và mong họ có thể quay trở lại nhà hàng vào các lần sau để dùng bữa.

4.5. Bước 5: Thu dọn và setup lại không gian

  • Thu dọn những đồ bị dơ. Dọn dẹp, lau dọn sạch sẽ lại bàn ghế và khu vực xung quanh như mặt bàn, gầm bàn, gầm ghế.
  • Nhanh chóng bày trí lại bàn ăn đúng tiêu chuẩn của nhà hàng.
  • Sau khi hết giờ phục vụ, nhân viên các bộ phận cần hỗ trợ nhau thu dọn khi quầy đồ ăn. Bao gồm các khay đựng thức ăn, đồ gắp, dĩa lót. Dọn sạch quầy line gọn gàng, đảm bảo vệ sinh.
  • Thu gom một số đồ dùng còn lại về vị trí theo đúng quy định. Kiểm tra lại số lượng và trạng thái các vật dụng ban đầu để tránh làm mất, hư hỏng. Sau đó, giao cho các bộ phận liên quan xử lý.
  • Bố trí và lau dọn lại toàn bộ không gian và bàn mới theo tiêu chuẩn nhà hàng.
  • Tắt hết các thiết bị bếp, vệ sinh, chiếu sáng, hút khói,… trước khi đóng cửa và ra về.

quy trình phục vụ tiệc buffet

5. Bí quyết quy chuẩn hóa quy trình phục vụ buffet chuyên nghiệp

Phục vụ buffet không phải là một quy trình đơn giản. Bởi nhân viên phục vụ cần nắm bắt vừa chi tiết, vừa bao quát khách hàng cũng như quầy line để đảm bảo mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Chưa kể, với số lượng khách đông trong cùng một thời điểm rất khó để kiểm soát mọi hoạt động. Hiểu được điều đó, chúng tôi sẽ giới thiệu một số bí kíp giúp nhà hàng quy chuẩn quy trình. Từ đó, có thể phục vụ khách hàng hiệu quả nhất.

5.1. Tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự

Đội ngũ nhân sự vẫn là yếu tố tiên quyết để xây dựng quy chuẩn quy trình phục vụ. Họ cũng chính là người trực tiếp tác động đến chất lượng trải nghiệm của khách hàng. Do đó, ngay từ khâu tuyển chọn, nhà hàng cần cân nhắc thật kỹ. Trước tiên là đánh giá về thái độ phục vụ luôn niềm nở, vui vẻ và nhẹ nhàng. Ngoài ra, cần đảm bảo về lời nói cũng như hành động thể hiện sự lịch sự, tôn trọng và sẵn sàng hộ trợ khách hàng. Tiếp đó, tập trung đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng phục vụ. Đặc biệt là khả năng ứng biến và phối hợp giữa các bộ phận. Nhiều nhà hàng còn đầu tư cho một số khóa học ngắn hạn cho nhân viên.
đào tạo nhân viên phục vụ buffet

5.2. Sử dụng các phần mềm quản lý hiện đại

Để kiểm soát cũng như quản lý trong quá trình phục vụ buffet không hề dễ dàng. Nhất là với số lượng khách hàng lớn và liên tục trải nghiệm dịch vụ. Bởi vậy, để tránh sai sót cũng như luống cuống trong quá trình thống kê số liệu. Những con số có thể ảnh hưởng đến doanh thu cũng như việc đánh giá hiệu quả kinh doanh. Các nhà hàng nên đầu tư các phần mềm quản lý hiện đại. Vừa giúp chủ kinh doanh có thể kiểm tra và nắm bắt tình hình từ xa. Các nhân viên cũng sẽ tự tin và hạn chế tối đa được sai sót có thể xảy ra.
phần mềm quản lý nhà hàng

5.3. Thiết kế không gian quầy buffet

Có hàng chục, thậm chí hàng trăm món ăn được bày biện tại quầy line. Chưa kể, còn có rất nhiều các dụng cụ và vật dụng đi kèm. Do đó, các nhà hàng cần đầu tư thiết kế quầy đồ ăn. Trước tiên là bố trí không gian đủ rộng để bày trí toàn bộ các món và vật dụng đi kèm gọn gàng và tiện lợi nhất. Nếu có điều kiện, bạn cũng có thể trang trí bắt mắt hoặc thiết kế theo một phong cách nhất định. Sao cho có thể nâng tầm nhà hàng cũng như tạo ấn tượng và kích thích khách hàng thưởng thức món ăn.
thiết kế quầy lineXem thêm:

Trên đây là tất tần tật về quy trình phục vụ buffet chi tiết và chuẩn nhất. Hy vọng rằng, nhà hàng cùng đội ngũ nhân viên sẽ nắm vững quy chuẩn và phục vụ khách hàng chuyên nghiệp nghiệp nhất. Từ đó, tăng lượng khách hàng và đột phá doanh thu. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Mở quán trà sữa bánh ngọt chi tiết, hút khách “nườm nượp”

mở quán trà sữa bánh ngọt

Mở quán trà sữa bánh ngọt là mô hình khởi nghiệp được lựa chọn hàng đầu bởi vốn đầu tư tiết kiệm nhưng lợi nhuận lớn và ít rủi ro

Mở quán trà sữa bánh ngọt có lẽ là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong ngành F&B. Số lượng khởi nghiệp từ ngách thị trường béo bở này đang không ngừng tăng. Vậy đâu là ưu điểm vượt trội khiến mô hình kinh doanh này chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt? Còn chần chừ gì mà không cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quán trà sữa bánh ngọt là gì?

Quán trà sữa bánh ngọt trở thành mô hình kinh doanh khởi nghiệp hàng đầu hiện nay. Bất kỳ ai cũng khó có thể chối từ sức hấp dẫn của các món đồ tại đây. Nhâm nhi trà sữa cùng chút bánh ngọt sẽ là trải nghiệm ấn tượng mà bạn không thể bỏ qua. Hiện nay, ở bất kỳ đâu, bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức chúng. Bởi vậy, có thể thấy mức độ “phủ sóng” của mô hình này phổ biến như thế nào.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng lớn với loại đồ ăn và thức uống này cũng chính là điểm cộng giúp bạn có được tệp khách hàng tiềm năng. Cũng như an toàn hơn rất nhiều so với các mô hình khởi nghiệp ngành F&B khác. Tất nhiên cũng sẽ có những rủi ro nhất định mà bạn không thể chủ quan.
quán trà sữa bánh ngọt

2. Đánh giá tiềm năng kinh doanh trà sữa bánh ngọt

Kết hợp trà sữa và bánh trở thành xu hướng kinh doanh “hot” trên thị trường. Đây là đồ uống có lượng tiêu thụ lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Theo Allied Market Research (Mỹ), thị trường trà sữa toàn thế giới đạt gần 2 tỷ USD. Và giá trị được dự đoán có thể lên đến 3,2 tỷ USD vào năm 2023. Vận tốc tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước tính là 7,4% (2017 – 2023). Trong khi đó, tại Việt Nam, nó trở thành mỏ vàng béo bở để khai thác. Quy mô thị trường đạt được đã lên đến hơn 300 triệu USD. Theo thống kê dự đoán tốc độ tăng trưởng rơi vào khoảng 20%/năm. Việt Nam nằm top những nước đứng đầu về lượng tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á.
báo cáo tiêu thụ trà sữa tại việt nam
thói quen sử dụng trà sữa một số dữ liệu về trà sữaQuán trà sữa bánh ngọt đã trở thành điểm đến của yêu thích của mọi người, ở mọi lứa tuổi và công việc. Các quán này không chỉ là nơi thưởng thức đồ uống đơn thuần. Đứng hơn, nó là nơi thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện, check-in,… Và trong một khoảng thời gian dài như vậy, đồ ăn như bánh ngọt là yếu tố không thể thiếu. Với sự kết hợp hoàn hảo 2 trong 1, rất nhiều thương hiệu lớn hiện nay cũng phát triển mô hình này. Điển hình như Starbuck, Highlands, The Coffee House, Phúc Long, Givral, Paris Gâteaux, Tous les Jours,…
tiềm năng quán trà sữa bánh ngọt

3. Mở quán trà sữa bánh ngọt – Mô hình với sức hút độc đáo

Trà sữa bánh ngọt – Mô hình “2 trong 1” với giá cả phải chăng. Đâu là những lý do khách hàng lựa chọn nó trở thành điểm đến quen thuộc? Yêu thích hương vị trà sữa, muốn có không gian check in mới mẻ, hiện đại, điểm đến họp mặt, gặp gỡ thoải mái… Có vô vàn lý do để khách hàng ưu tiên mô hình quán này hàng đầu. Và sẽ càng thuyết phục hơn khi vừa nói chuyện lại còn được nhâm nhi bánh ngọt nữa. Một yếu tố quan trọng giúp cuộc vui thêm trọn vẹn. Bạn có thể tha hồ lựa chọn các loại bánh mình yêu thích. Cùng với trà sữa, nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo mà bạn khó cưỡng. Bên cạnh đó, giá cả cũng vô cùng phải chăng, phù hợp với đa số khách hàng.
sức hút của quán trà sữa bánh ngọt

4. Chi tiết các bước mở quán trà sữa bánh ngọt hiệu quả

Mở quán trà sữa bánh ngọt không quá khác so với các mô hình kinh doanh khác. Chẳng hạn như kinh doanh đồ ăn vặt, cafe,… Tuy nhiên, để kinh doanh thành công không phải điều dễ dàng. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay các bước quan trọng để kinh doanh quán đột phá doanh thu nhé!

4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Đây là bước quan trọng đầu tiên nhưng thường bị quả bỏ. Tuy nhiên, nó chính là nền tảng giúp bạn định hướng kinh doanh một cách rõ ràng. Từ đó, xây dựng các chiến dịch, chiến lược hiệu quả. Ở bước này, bạn cần xác định:

  • Đối thủ cạnh tranh: Có vô vàn quán trà sữa bánh ngọt hiện nay. Thậm chí, có rất nhiều đơn vị đã có thương hiệu và phát triển ổn định. Vậy làm thế nào để mô hình của bạn có thể cạnh tranh được? Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm yếu cũng như điểm mạnh. Khi đó, bạn sẽ tìm được hướng đi hiệu quả.
  • Mục tiêu từng giai đoạn: Đâu chỉ cứ mở quán là có thể kinh doanh hiệu quả và đạt được doanh thu. Thay vì kinh doanh tù mù, bạn nên xác định rõ các mục tiêu hướng đến cụ thể. Chẳng hạn 3 tháng, 1 năm, 3 năm,… Với tầm nhìn xa như vậy, bạn có thể đánh giá bao quát sự phát triển cũng như có sự thay đổi khi cần thiết. Từ đó, giảm thiểu tối đa khủng hoảng và rủi ro có thể xảy ra.
  • 4.2. Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ số vốn

    Sự trù nguồn vốn là yếu tố tiên quyết khi kinh doanh bất kỳ mô hình nào. Đặc biệt là mô hình trà sữa bánh ngọt. Dự trù kinh phí phù hợp ban đầu giúp bạn lựa chọn được quy mô, hình thức và cách phân phối dòng tiền trong kinh doanh. Đồng thời, đánh giá được mức độ hiệu quả về lợi nhuận thu được. Một số chi phí cần cân nhắc như:

    • Chi phí thuê mặt bằng: Tùy theo vị trí mà chi phí thuê mặt bằng khác nhau. Tuy nhiên, thường phải ký hợp đồng thuê từ 6 tháng nên kinh phí sẽ không hề nhỏ. .
    • Chi phí trang trí quán: Ngoài chất lượng sản phẩm, giá cả thì trải nghiệm khách hàng là yếu tố không thể bỏ qua. Đây cũng chính là yếu tố giúp quán của bạn cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phong cách cũng như đồ dùng trang trí để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
    • Chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị: Vì đặc thù là đồ ăn nhanh nên nguyên liệu cần nguyên liệu, trang thiết bị cần được đảm bảo kỹ lưỡng. Qua đó, tạo uy tín về chất lượng hương vị cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
    • Chi phí duy trì hoạt động: Để duy trì quán hoạt động, bạn còn cần dự trù một số chi phí sau. Chẳng hạn như lương nhân viên, tiền điện, tiền nước,… Do vậy, bạn cần chuẩn bị chi phí từ 3-6 tháng để đảm bảo hoạt động kinh doanh.

    4.3. Bước 3: Xác định tệp khách hàng

    Khách hàng là đích đến hàng đầu và cũng là cuối cùng của kinh doanh. Mọi hoạt động đều hướng tới nhóm đối tượng này. Do đó, xác định cụ thể, đúng đắn sẽ giúp bạn định hình được kế hoạch chi tiết, phong cách phù hợp và xác định giá bán để giữ chân khách hàng. Bởi bạn sẽ có dữ liệu để xác thực như đặc điểm nhân khẩu học, tần suất tiêu thụ, thu nhập trung bình, khả năng chi trả,… Từ đó, nhắm trúng đến nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đó.
    Khi mở quán trà sữa bánh ngọt, khách hàng mục tiêu thường là nhóm học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng này tiêu thụ lượng trà sữa, bánh ngọt lớn, ưa thích check in với giá phải chăng. Bên cạnh đó, còn có dân văn phòng, các cặp đôi, gia đình, người trẻ từ 23 tuổi… Nhóm này đã có thu nhập ổn định và thường lựa chọn các quán này là điểm đến gặp gỡ, nghỉ ngơi hoặc làm việc.

    4.4. Bước 4: Xây dựng menu cho quán

    Sau khi tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần xây dựng thực đơn hiệu quả. Trong đó, trà sữa và bánh ngọt không thể thiếu và bạn cần ghi điểm ở hai sản phẩm này. Hãy xây dựng menu đa dạng các món để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng. Menu trước hết phải thể hiện được thông tin các món, giá bán một cách rõ ràng và tinh gọn. Ngoài ra, bạn không thể không bổ sung hình ảnh minh họa cũng như thiết kế menu đẹp mắt. Điều này sẽ là điểm cộng lớn cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
    menu đa dạng bánhNgoài ra, trên menu nên có thêm các thông tin về quán để khách hàng có thể nhớ và liên hệ nếu cần. Ví dụ như tên quán, logo, slogan (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, các chương trình ưu đãi…

    4.5. Bước 5: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

    Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận của khách hàng chính là địa điểm kinh doanh. Mặt bằng dễ tìm kiếm, thuận lợi trong việc di chuyển thường sẽ thu hút khách hàng hơn. Họ sẽ không phải tốn quán nhiều thời gian và công thức để đến quán của bạn. Chưa kể, để tăng độ phủ, bạn nên lựa chọn những nơi giao thông thuận lợi và dân cư đông đúc. Chẳng hạn như gần các trường học, khu dân cư, xí nghiệp, văn phòng… Dĩ nhiên, vị trí càng đẹp, càng đắc địa thì chi phí càng cao. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ chi phí sao cho phù hợp và hiệu quả. Chi phí thuê mặt bằng thường khá tốn kém bởi bạn phải đặt cọc từ 3 hoặc 6 tháng. Tức khoảng 15 triệu – 30 triệu.

    4.6. Bước 6: Hoàn tất các giấy tờ, thủ tục pháp lý

    Không phải quán nhỏ là không cần đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, dù quy mô nhỏ nhưng khi mở quán cũng cần phải hoàn thành đủ thủ tục. Khi đó, quán của bạn mới có để điều kiện để kinh doanh lâu dài và được pháp luật bảo hộ. Một số giấy tờ cần thiết gồm giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng thuế… Do đó, hãy tranh thủ thời gian hoàn thiện các thủ tục để tránh các vấn đề rắc rối khác. Bạn sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 1 triệu để hoàn thiện các giấy tờ.

    4.7. Bước 7: Thiết kế, thi công quán

    Để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng thì thiết kế phong cách quán là bước không thể thiếu. Nó sẽ quyết định đến việc lựa chọn nội, ngoại thất. Trước tiên, nếu mới mua mặt bằng thì bạn cần tiến hành thi công. Còn nếu mua dựa trên quán có sẵn thì bạn có thể tu sửa theo ý muốn. Có hai phương án mà bạn có thể tham khảo:

    • Tự thiết kế, thi công: Lựa chọn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí. Ngoài ra, bạn còn có thể trang trí theo ý muốn và sự sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên, nó yêu cầu bạn cần có kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Chi phí có thể rơi vào khoảng 5-7 triệu.
    • Thuê đơn vị thiết kế, thi công: Đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Khi thuê các đơn vị chuyên nghiệp thì bạn không cần quá lo về chất lượng không gian. Bởi họ sẽ đảm bảo concept cũng như tính thẩm mỹ cho quán. Tuy nhiên, bạn có thể phải bỏ ra chi phí tương đối lớn. Chi phí tùy theo mức độ cũng như đơn vị thiết kế. Thường rơi vào khoảng 10 – 15 triệu.

    4.8. Bước 8: Chuẩn bị nguyên vật liệu và trang thiết bị

    Để kinh doanh quán một cách hiện đại và tinh gọn thì máy móc, trang thiết bị là điều không thể thiếu. Sở hữu các máy móc này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian. Đồng thời gia tăng chất lượng trải nghiệm cho khách hàng. Thông thường, bạn nên chuẩn bị máy ủ trà, đảo trà, máy làm đá, tủ lạnh, máy làm bánh, máy đánh kem,.…
    Các đồ ăn, thức uống đều là thức ăn nhanh. Do đó, việc để lâu không những ảnh hưởng đến mùi vị mà có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, bạn cần nhập số lượng hàng vừa đủ, tránh bảo quản lâu. Nên ưu tiên nguồn nguyên liệu tươi ngon từ những cơ sở uy tín. Bạn nên để dành 30% vốn để đầu tư cho các trang thiết bị và nguyên liệu. Với số vốn khoảng 100 triệu, chi phí cho chúng sẽ vào khoảng 30 triệu.

    4.9. Bước 9: Tuyển dụng nhân viên

    Một mô hình kinh doanh sẽ không hoạt động hiệu quả nếu thiếu các nhân viên. Thông thường sẽ có quản lý, pha chế, phục vụ… Tùy quy mô mô hình mà bạn có thể quyết định số lượng nhân viên hợp lý. Trung bình, tiền lương hàng tháng với nhân viên full time là 7 triệu, part time là 3 triệu. Khi đã tuyển chọn được những người phù hợp, bạn cần có quy trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Những người luôn vui vẻ, niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Nếu cần thiết, bạn có thể đầu tư các khóa học ngoài cho nhân viên. Bởi suy cho cùng, chất lượng phục vụ vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết để giữ chân khách hàng.

    4.10. Bước 10: Vận hành bước đầu

    Để đo lường mức độ hiệu quả, bạn cần tiến hành khai trương và đưa quán vào hoạt động. Tuy nhiên, tệp khách hàng ban đầu chưa nhiều và chưa ổn định. Do đó, bạn cần tập trung quảng bá để thu hút khách hàng ngay từ ban đầu bằng mạng xã hội cũng như các chương trình ưu đãi.

    4.11. Bước 11: Xây dựng chiến dịch Marketing

    Để tăng độ phủ và uy tín cho quán, marketing là bước không thể không nhắc đến. Nó sẽ là yếu tố tiên quyết để mô hình có thể phát triển bền vững. Mức phí dự kiến từ 3 – 10 triệu đồng, tùy quy mô chiến dịch. Một số hình thức marketing truyền thống nhưng hiệu quả ấn tượng phải kể đến như phát tờ rơi, băng rôn, standee, voucher, xây dựng các booth sampling,…
    Ngoài ra, hình thức quảng cáo marketing online hiện nay đang là vũ khí lợi hại để tiếp cận khách hàng nhanh chóng với quy mô rộng lớn. Chẳng hạn như: quảng cáo trên google ads, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok… ),… Ngoài ra, bạn có thể triển khai chương trình tích điểm hoặc thẻ thành viên cho khách để giữ chân và kích thích nhu cầu của khách hàng.
    bánh ngọt

    5. Bí quyết mở quán trà sữa bánh ngọt thành công

    Thành công tạo nên từ sự khác biệt. Với một mô hình giống với hàng ngàn mô hình khác khiến bạn rất khó để cạnh tranh. Do đó, hãy khiến cho mô hình của bạn thật ấn tượng với những bí kíp “vàng” dưới đây.

    5.1. Chất lượng đồ uống và bánh ngọt

    Vì quán phục vụ trà sữa và bánh ngọt là chủ yếu nên không thể không chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Đây đều là thức ăn nhanh. Do đó, hãy lưu ý đến hạn sử dụng cũng như hương vị của đồ ăn, đồ uống. Chưa kể, bạn nên nghiên cứu và phát triển thêm các công thức độc đáo để tạo nên sự bùng nổ trong hương vị cũng như lý do để khách hàng nhớ mãi quán của bạn.

    5.2. Liên tục cập nhật xu hướng

    Khách hàng thường có xu hướng muốn thử, trải nghiệm các trend “hot” trên thị trường. Do đó, cửa hàng cần nhanh chóng cập nhật những điều mới đó cho menu của mình. Mặc dù mang hiệu quả tức thời, tuy nhiên, đây chính là giải pháp hiệu quả để kéo khách hàng đến với quán của bạn.

    5.3. Cung cấp, điều chỉnh menu theo mùa

    Xây dựng menu theo mùa có lẽ là bí quyết không phải mô hình nào cũng áp dụng. Sự thay đổi giữa các mùa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như khẩu vị người tiêu dùng. Chẳng hạn mùa hè, họ sẽ chọn những thức uống tươi mát và đã khát. Còn mùa đông, họ sẽ ưu tiên các đồ uống nóng để làm ấm cơ thể và bảo vệ họng. Vì vậy tùy vào từng mùa, bạn cần điều chỉnh menu phù hợp để khách hàng có thể thưởng thức những món đồ uống ưng ý.
    kinh nghiệm ở quán trà sữa bánh ngọt
    Trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về mở quán trà sữa bánh ngọt. Hy vọng rằng, mọi người có thể thành công với mô hình khởi nghiệp được săn đón hàng đầu này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp quán trà sữa.