Những rủi ro trong kinh doanh quán trà sữa cần tránh

Date:

Những rủi ro trong kinh doanh trà sữa khiến các quán trở tay không kịp khi phải đối mặt với nguy cơ đóng cửa nếu không có giải pháp kịp thời

Những rủi ro trong kinh doanh trà sữa là điều không ai mong muốn nhưng cũng khó tránh khỏi. Hàng hoạt quán kinh doanh liên tục đứng ngồi không yên. Bởi vậy, trước khi rủi ro ập đến, hãy trang bị kỹ càng những giải pháp thực tế và nhanh chóng tối ưu nhất. Và bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số sẽ giúp bạn giải quyết điều đó.

1. Kinh doanh trà sữa là gì?

Kinh doanh trà sữa là mô hình được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Vừa đáp ứng nhu cầu tệp khách hàng tiềm năng đa dạng cùng số lượng đông đảo. Vừa có thể khai thác thị trường béo bở và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Do đó, có thể thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của mô hình kinh doanh này. Có rất nhiều mô hình kinh doanh trà sữa hiện nay như trà sữa take away, xe đẩy, quán,…
kinh doanh trà sữa

2. Tiềm năng mô hình kinh doanh trà sữa

2.1 Ngách thị trường “vàng” với lượng tiêu thụ tăng mạnh

Trà sữa là thức uống có lượng tiêu thụ lớn thứ hai tại Việt Nam. Sở hữu số lượng người quan tâm hàng đầu, nó đã trở thành xu hướng của ngành giải khát nước ta. Thị trường trà sữa không ngừng tăng trưởng hàng năm. Tốc độ tăng trưởng được dự đoán rơi vào khoảng 20%/năm. Theo số liệu thống kê, hơn 300 triệu USD là quy mô thị trường này đạt được. Con số này đưa Việt Nam nằm top những nước đứng đầu về lượng tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á.
Hiện nay, có khoảng 1500 quán trà sữa cùng khoảng 100 thương hiệu đang phát triển tại Việt Nam. Một số thương hiệu nổi tiếng đã gây bão thị trường hiện nay phải kể đến như GongCha, Koi,…một số dữ liệu về trà sữa

2.2 Tệp khách hàng đa dạng, nhắm trúng USP

Quán trà sữa kinh doanh thực phẩm được lòng hầu hết khách hàng ở mọi lứa tuổi, nghề nghiệp. Đây là điểm đến quen thuộc của giới trẻ, dân văn phòng, cặp đôi và các gia đình.  Ngon, đa dạng và rẻ là điều hầu hết tất cả mọi người đều đánh giá về trà sữa. Bởi vậy, nó được xem là mô hình kinh doanh tối ưu chi phí nhưng đem lại doanh thu khủng.
nghiên cứu thị trường trà sữa tại việt namthói quen sử dụng trà sữa

3. Những rủi ro trong kinh doanh trà sữa là gì?

Rủi ro trong kinh doanh luôn tiềm tàng khiến các doanh nghiệp khó tránh khỏi. Bởi có rất nhiều yếu tố cả chủ quan và khách quan tác động. Đặc biệt với ngành dịch vụ, cụ thể là F&B thì bạn càng phải đối mặt với vô vàn rủi ro rắc rối hơn. Đôi khi chỉ một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng đến cả mô hình. Thậm chí, nếu không được xử lý thông minh sẽ khiến quán hàng phải đóng cửa.
Như trên đã nói, bất kỳ ngành nào cũng không thể tránh khỏi những rắc rối. Kinh doanh trà sữa cũng vậy. Cơ hội thường song hành với rủi ro. Do có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, chỉ cần bạn lơ là một chút, việc thất bại là điều không thể tránh khỏi. Kể cả đối với những người đã có kinh nghiệm.
rủi ro khi kinh doanh trà sữa

4. TOP những rủi ro trong kinh doanh nhất định phải lưu ý

4.1 Chọn sai địa điểm mở quán

Chọn địa điểm sai khiến quán của bạn kém thu hút khách hàng. Điều này rất khó để quán của bạn tiếp cận được lượng khách nhất định. Từ đó, doanh thu thấp. Nếu tình trạng này kéo dài, thất bại là điều không thể tránh khỏi.địa điểm quán trà sữalựa chọn đúng địa điểm

4.2 Thiếu vốn

Rất nhiều người đã phải đối mặt với tình trạng rủi ro này. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp khiến các cửa hàng phải đóng cửa. Chi phí mở quán và duy trì bao gồm rất nhiều khoản khác nhau. Và những người đã có kinh nghiệm cũng khó kiểm soát đầy đủ. Đôi khi, có thể do bạn thường thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình theo quán tính hay cuốn chiếu. Tức làm tới đâu tính tới đó mà không có kế hoạch. Điều này khiến bạn dễ phân bổ chi không cân đối. Ví dụ như dồn tiền đầu tư vào mặt bằng quá nhiều. Đến khi mua trang thiết bị thì không đủ.
thiếu vốn khi mở quán

4.3 Ý tưởng thiết kế bị sao chép

Sao chép ý tưởng thiết kế là rủi ro khiến đa số chủ cửa hàng phải bó tay. Nhất là những mô hình kinh doanh trà sữa quy mô nhỏ. Thông thường, các chủ quán sẽ bỏ qua. Bởi vấn đề tác quyền tại Việt Nam chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, đây chính là lợi thế cạnh tranh. Nó sẽ giúp bạn giữ chân được khách hàng. Đồng thời tạo nên thương hiệu riêng cho quán.
bị sao chép thiết kế mở quánsao chép thiết kế

4.4 Thất thoát nguyên liệu

Đây là một trong những rủi ro mà các chủ quán mới thường gặp phải. Những người chưa có quá nhiều kinh nghiệm trong quản lý. Nhiều nhân viên có thể cắt giảm nguyên liệu so với công thức. Hoặc cũng có thể do bên đối tác cung cấp thiếu số lượng hàng, nguyên liệu. Khi đó, chủ cửa hàng lại quá tin tưởng nên kiểm tra hời hợt. Thậm chí không kiểm tra. Điều này khiến họ không thể kiểm soát các chỉ số dẫn đến tổn thất nặng nề. Không những vậy, trải nghiệm khách hàng bị ảnh hưởng.nguyên liệu thất thoát

4.5 Bị sao chép công thức

Trong kinh doanh ăn uống, công thức chế biến chính là vũ khí đắc lực giúp quán trà sữa hạ gục các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, với những chủ quán non kinh nghiệm thường chủ quan trong trường hợp này. Họ không yêu cầu nhân viên ký các cam kết bảo mật như các thương hiệu lớn. Đồng thời cũng không đăng ký quyền sở hữu và bảo vệ độc quyền về công thức đồ uống. Bởi họ nghĩ rằng quy mô nhỏ nên không cần thiết. Thế nhưng, chính lỗ hổng này khiến bạn gặp phải rất nhiều vấn đề về sau.công thức sao chép

4.6 Chiến lược định giá sai

Giá cả là yếu tố giúp quán của bạn cạnh tranh trên thị trường. Định giá không hề dễ dàng. Bởi nó liên quan rất nhiều đến chất lượng sản phẩm, giá trị thương hiệu, giá trung bình của thị trường, tệp khách hàng hướng đến,… Chỉ cần một vài chiến lược định giá kém, thất bại là điều hiển nhiên. Điển hình là việc Highlands tăng giá khiến doanh thu sụt giảm nghiêm trọng.định giá saichiến lược định giá

4.7 Phản hồi hoặc đánh giá tiêu cực

Một trong những rủi ro nghiêm trọng nhưng thường xảy ra nhất hiện nay. Đó chính là khủng hoảng truyền thông. Cách xử lý không thỏa đáng đã khiến rất nhiều cửa hàng, thương hiệu phải đóng cửa. Chẳng hạn như về chất lượng đồ ăn, đồ uống, không gian quán cùng một số dịch vụ khác. Thay vì phản hồi trực tiếp điều chưa hài lòng với chủ quán. Một số người lại lựa chọn đăng tải, bóc phốt lên mạng xã hội. Nếu bị thổi phồng với tốc độ lan truyền chóng mặt, quán sẽ gặp rất nhiều khó khăn nghiêm trọng. Đặc biệt là nguy cơ khủng khiếp với những quán nhỏ, mới mở.
trà sữa có vật thể lạ

4.8 Không cập nhật xu hướng

Hiện nay, con người thường có xu hướng quan tâm những điều mới mẻ. Chẳng hạn như đổi mới menu bằng những món đang trend, trang trí không gian bằng xu hướng mới nổi nào đó… Điều này sẽ kích thích sự tò mò và đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của khách hàng. Tuy nhiên, nhiều quán trà sữa còn thiếu tinh tế, nhạy bén nên không theo kịp thị trường. Điều này dự báo sớm hay muộn cửa hàng của bạn có thể sẽ bị đào thải.không cập nhật xu hướng

4.9 Thiếu kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh

Bất kể kinh doanh mô hình nào cũng cần có kiến thức chuyên môn. Nền tảng kiến thức là yếu tố hàng đầu để bạn xây dựng hướng đi đúng đắn. Ngoài ra, có thể nhìn nhận những rủi ro và giải quyết nó nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều chủ kinh doanh cứ thế mở quán, thậm chí bắt chước mà không tìm kiểu hoặc lên kế hoạch cụ thể. Cũng không biết quản lý dòng tiền, nhân sự,… Xét về lâu dài, kinh doanh tù mù như vậy khó có thể thành công.kiến thức kinh doanh quán

4.10 Vấn đề về đào tạo và quản lý nhân viên

Vấn đề về nhân sự là rủi ro thường gặp ở bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Bên cạnh chất lượng, dịch vụ là điều không thể xem nhẹ. Đồ uống ngon, view đẹp mắt. Thế nhưng, thái độ nhân viên thiếu chuyên nghiệp, cáu kỉnh, không tôn trọng thực khách. Chắc chắn một điều rằng, họ sẽ không quay lại lần thứ hai. Với khả năng lan truyền nhanh chóng hiện nay, 1 khách hàng không hài lòng có thể kéo theo 10 đến 100 người. Hoặc trường hợp phổ biến hơn là nhân viên nghỉ đột xuất khiến cửa hàng thiếu nhân lực. Thậm chí, có những trường hợp nhân viên gian dối, bòn rút doanh thu của quán.
đào tạo nhân viên

5. Cách giải quyết khi gặp rủi ro trong kinh doanh trà sữa

Rủi ro là điều không tránh khỏi, Như đã nói ở trên, mỗi vấn đề gặp phải đều có thể khiến cửa hàng của bạn phải đóng cửa. Tuy nhiên, để phòng tránh rủi ro, hoặc giải quyết để tránh hậu quả nghiêm trọng. Bạn đừng bỏ qua một số bí quyết dưới đây nhé. Đây sẽ là cơ sở để bạn có thể giải quyết phù hợp với tình hình thực tế.

5.1 Lên kế hoạch kinh doanh bài bản, cụ thể

Hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết về kinh doanh. Sau đó, lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Đặc biệt là số vốn chính xác để chuẩn bị để thành lập cũng như duy trì quán sau này. Theo kinh nghiệm, bạn nên để một khoản chi phí dự phòng để duy trì trong vòng 3 đến 6 tháng. Vì khoảng thời gian này phải tiêu nhiều mà doanh thu chưa ổn định. Đây có thể coi là số tiền bù vào khoản lỗ để tiếp tục phát triển quán. Nhiều quán, do không chuẩn bị đủ khiến chủ kinh doanh phải cắt giảm chi phí. Từ đó, trải nghiệm của khách hàng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
kế hoạch kinh doanh quán trà sữa

5.2 Học hỏi kinh nghiệm người đi trước

Đối mặt với những rủi ro bất ngờ, rất nhiều chủ kinh doanh không kịp trở tay. Khi đó, kinh nghiệm từ những người đi trước sẽ mang đến những giải pháp xử lý hiệu quả nhất. Họ có thể gợi ý, tư vấn cho bạn. Hoặc bạn có thể chủ động tìm hiểu những người đã từng thất bại để biết được những phương án lý tưởng. Từ đó, có thể đối mặt và dễ dàng xử lý rủi ro khi mở quán trà sữa.
học hỏi kinh nghiệm

5.3 Kiểm soát, chủ động nắm bắt quy trình vận hành và quản lý

Chủ động kiểm soát, nắm bắt toàn bộ quy trình. Qua đó, chủ kinh doanh có thể biết được tình hình hoạt động, lời lỗ. Cũng như sớm phát hiện và khắc phục những lỗ hổng, vấn đề gặp phải. Chẳng hạn như thất thoát nguyên liệu, cách làm việc của nhân viên,… Hiện nay, thay vì quản lý thủ công, phần mềm hệ thống quản lý là trợ thủ đắc lực. Máy móc hiện đại sẽ giúp bạn thống kê chính xác các số liệu. Đừng quên lắp đặt thêm camera an ninh để dễ nắm bắt tình hình quán hơn nhé!
phần mềm quản lý trà sữa

5.4 Hoàn thiện một số giấy tờ cần thiết

Hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ quan trọng giúp mô hình kinh doanh được pháp luật bảo hộ. Trước tiên, đó là các giấy tờ đăng ký kinh doanh để xác định kinh doanh hợp pháp. Ngoài ra, để đảm bảo lợi ích cho quán, bạn cũng nên đăng ký bảo hộ tác quyền cho thiết kế hoặc công thức. Điều này đặc biệt quan trọng với những thương hiệu lớn. Hoặc có thể phác thảo, ghi lại ý tưởng dưới dạng hình ảnh. Nhờ đó, bạn sẽ có bằng chức xác thực trong quá trình xảy ra tranh chấp, cạnh tranh không lành mạnh. Đừng quên chuẩn bị đầy đủ hợp đồng lao động cho nhân viên.
giấy tờ pháp lý

5.5 Quy trình tuyển dụng, đào tạo chuyên nghiệp

Trước rủi ro về thái độ nhân viên, bạn nên lập sẵn kế hoạch để có thể tìm kiếm nhân sự hàng quý hay sau khoảng 6 tháng. Cũng như thuê dư nhân viên để có phương án dự phòng. Bên cạnh đó, có thể tạo các cơ hội thăng tiến hoặc các chính sách đãi ngộ phù hợp cho nhân viên. Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra chất lượng nhân viên. Cúng như tham khảo ý kiến của khách hàng để có những điều chỉnh phù hợp về đội ngũ nhân sự.nhân viên quán trà sữa nhỏ

5.6 Xử lý khủng hoảng truyền thông nhanh, gọn

Dịch vụ được ví như ngành “làm dâu trăm họ”. Vì thế, chỉ một hành động không phù hợp cũng đủ khiến khách hàng không hài lòng. Trong trường hợp gặp phải đánh giá xấu, việc đầu tiên bạn cần làm là nhanh chóng xin lỗi khách hàng và nhận lỗi về quán. Đồng thời, cần có thái độ tích cực, thiện chí trong đàm phán giải quyết. Tuy nhiên, đây là một trong những rủi ro nghiêm trọng mà bạn cần hạn chế tối đa.
xử lý khủng hoảng truyền thông

5.7 Sẵn sàng đổi mới và thay đổi

Sự hấp dẫn của các cửa hàng trà sữa phải không ngừng được cải thiện. Từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ. Điều này sẽ giúp bạn thu hút lượng lớn khách hàng. Những thay đổi này vừa đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vừa thể hiện được thiện chí cũng như mong muốn mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
sáng tạo menu trà sữaTrên đây là thông tin chi tiết về những rủi ro trong kinh doanh trà sữa cần tránh. Tuy nhiên, một khi đã chuẩn bị đầy đủ tinh thần và hành trang cần thiết, việc giải quyết nhanh chóng và hiệu quả không còn quá khó khăn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn kinh doanh quán ổn định và thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp.

5/5 - (1 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Trang trí quán trà sữa vỉa hè thu hút mọi ánh nhìn

Trang trí quán trà sữa vỉa hè độc đáo,...

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...