Mở cửa hàng rượu – Quy trình từ A-Z và những điều cần lưu ý

Date:

Mở cửa hàng rượu cần những thủ tục giấy tờ gì? Quy trình mở cửa hàng rượu như thế nào? Cùng Nhà Hàng Số khám phá qua bài viết dưới đây.

Mở cửa hàng rượu là lựa chọn đầy táo bạo nhưng có nhiều tiềm năng và dự kiến thu về nguồn lợi nhận khổng lồ. Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới. Điều này dự báo một thị trường tiềm năng khi bạn mở cửa hàng rượu để kinh doanh.

1. Tại sao bạn nên mở cửa hàng rượu kinh doanh?

Theo các báo cáo về doanh thu thường niên, kinh doanh bia rượu luôn dẫn đầu doanh thu các loại hình kinh doanh đồ uống. Theo dữ liệu mới nhất từ Kirin Holdings, Việt Nam nằm trong top những quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất trên thế giới.
tại sao bạn nên mở cửa hàng rượu kinh doanh
Nhìn vào những số liệu thống kê trên, có thể hiểu vì sao kinh doanh rượu tuy nhiều chính sách ngặt nghèo nhưng lại là thị trường “béo bở”.

1.1 Rượu là một phần văn hóa của Việt Nam

Rượu là một thức uống lâu đời của người dân Việt Nam. Người dân thường có thói quen nhâm nhi chén rượu lúc ăn. Thói quen này tượng trưng cho sự tương sinh tương hòa.  Các cụ ngày xưa còn giải thích theo nguyên lý “âm dương phối triển”. Rượu là một phần văn hóa không thể thiết của nước ta. Đặc biệt là các dịp tụ họp, ngày lễ, hội, tết,…
rượu là một phần văn hóa của Việt Nam
Các nghiên cứu đã chỉ ra, 1-1,2 lít rượu/tháng là số lượng bình quân một người trưởng thành uống. Con số này như một lời khẳng định cho thị trường tiềm năng và nguồn khách hàng nếu bạn có ý định mở cửa hàng rượu.

1.2 Đa dạng về mẫu mã và chủng loại, giá thành hợp lý

Thị trường rượu bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam rất đa dạng. Người bán có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm, hương vị mình muốn. Cùng một loại rượu, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về giá cả và thương hiệu.
Vì vậy, chủ cửa hàng rượu sẽ có nguồn khách hàng tiềm năng lớn. Nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với nhu cầu và mức thu nhập khác nhau.
thị trường rượu đa dạng về mẫu mã và giá cả
Nắm bắt được vấn đề này, bạn có thể bắt đầu kế hoạch mở cửa hàng rượu một cách hiệu quả, thu hút khách hàng.

1.3 Quà tặng sang trọng trong dịp lễ, tết

Trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, rượu là thức quà ưu tiên số một trong ngày lễ, tết. Một chén rượu đi kèm lời chúc sức khỏe, chúc may mắn và thành công là món quà hoàn hảo nhất. “Văn hóa trên bàn rượu” cũng thể hiện tầm quan trọng và sức nặng của rượu đối công việc người Việt.
rượu là món quà phổ biến ngày tết
Như vậy, rượu vừa đóng vai trò bồi đắp tình cảm về tinh thần, cũng là chìa khóa trong giải quyết vấn đề trong công việc. Kinh doanh rượu là hoàn toàn tiềm năng và hợp lý.

1.4 Rượu để càng lâu sẽ càng ngon

Mở cửa hàng rượu, chủ cửa hàng sẽ không bao giờ lo rượu bị quá date hoặc hỏng hóc. Ưu điểm vượt trội của rượu là rượu để càng lâu sẽ càng ngon. Và đặc biệt, hương vị của rượu sẽ chỉ đậm hơn chứ không biến đổi và nhạt đi theo thời gian.
Điều này cũng giải thích cho việc có những chai rượu có tuổi đời hàng trăm năm có giá trị lên đến hàng triệu USD. Những thương hiệu rượu này đứng đầu trong làng rượu vang thế giới.
Còn trường hợp rượu kinh doanh, chủ nhà hàng phải đảm bảo được nguồn nhập vào chất lượng. Sản phẩm rượu không được thay đổi vị theo thời gian. Đó mới là nguồn rượu uy tín.
rượu để càng lâu càng ngon

1.5 Kinh doanh rượu là một mảnh đất màu mỡ

Các mặt hàng ăn uống, thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện gần như đã đạt đến độ “bão hòa” và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngược lại, sản phẩm chứa nồng độ cồn này chưa được khai thác nhiều và dự báo vẫn còn là mảnh đất màu mỡ ít ai khai thác.
kinh doanh rượu là một mảnh đất màu mỡ
Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặt hàng này tương đối khó kinh doanh ở Việt Nam. Phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao mới có thể đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nhìn thấy được tiềm năng dồi dào của mặt hàng này. Họ “ngại” với các giấy tờ thủ tục hành chính mà quên đi những lợi nhuận khổng lồ có thể thu về từ việc kinh doanh rượu.
Có hai hình thức kinh doanh cửa hàng rượu. Kinh doanh rượu truyền thống và kinh doanh rượu nhập khẩu.

2. Kinh doanh rượu truyền thống

Mặt hàng kinh doanh rượu truyền thống sẽ là các loại rượu ngâm và rượu tự sản xuất. Rượu ngâm có nhiều loại: táo mèo, chuối tiêu, nhân sâm, … Rượu tự sản xuất sẽ nấu từ các nguyên liệu chính trong nền nông nghiệp như rượu gạo, rượu nếp, rượu ngô,…

2.1 Các giấy tờ, hồ sơ bắt buộc

Kinh doanh rượu truyền thống này sẽ không đòi hỏi quá nhiều thủ tục pháp lý và giấy tờ như kinh doanh rượu nhập khẩu. Bởi vì đây là hình thức kinh doanh hộ gia đình. Tuy nhiên, so với các mặt hàng khác, bạn cũng phải hoàn thiện một số thủ tục bắt buộc sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công
  • Giấy chứng nhận đảm bảo quy định bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy
  • Giấy chứng nhận và kiểm nghiệm chứng minh rượu đạt chất lượng
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2 Trình tự và thủ tục nhận giấp phép kinh doanh rượu

Bước 1: Nộp 2 bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại phòng Công thương. Đây là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công.
kinh doanh rượu truyền thống
Bước 2: Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ được công nhận là hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép theo mẫu của bộ Công thương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thủ tục giấy tờ cho phép, Phòng Công thương sẽ trả lời rõ bằng văn bản từ chối cấp giấy phép. Trong văn bản sẽ nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày công dân nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, phòng Công thương phải có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh rượu là 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực 40 ngày, chủ sở hữu rượu phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh, gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

2.3 Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh rượu truyền thống

Để mở cửa hàng rượu truyền thống, hồ sơ của bạn phải đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ sau

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu với mục đích kinh doanh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản photo)
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Bản photo)
  • Danh sách danh mục các sản phẩm hàng hóa đính kèm nhãn hiệu hàng hóa dự kiến sản xuất
  • Nơi nộp hồ sơ: Phòng Công Thương, thuộc UBND quận/huyện nơi bạn muốn xây dựng và tổ chức sản xuất, kinh doanh, mở cửa hàng rượu.

    3. Kinh doanh rượu nhập khẩu

    Mô hình kinh doanh thứ hai là kinh doanh theo hình thức công ty, doanh nghiệp. Chủ cửa hàng/công ty sẽ nhập rượu ngoại thượng hạng như rượu vang, rượu nho,… với số lượng lớn.
    kinh doanh rượu nhập khẩu

    3.1 Thủ tục, giấy tờ bắt buộc

    Với cơ sở kinh doanh quy mô lớn, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phức tạp hơn. Cụ thể, bạn phải hoàn thiện đầy đủ những giấy tờ sau:

    • Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • Giấy phép kinh doanh
    • Bản sao giấy chứng nhận mở cửa hàng kinh doanh rượu
    • Hồ sơ chủ sở hữu doanh nghiệp (bản sao có công chứng)

    3.2 Hoàn thiện và nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh

    Sau khi hoàn tất những giấy tờ trên, bạn tiến hành đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký bằng cách nộp trực tiếp hồ sơ đến cơ sở có thẩm quyền trên địa bàn cư trú. Phương án số hai là bạn gửi trực tiếp hồ sơ lên Bộ Công thương đăng ký. Hai cách đều được.
    Sau 5 ngày, bạn nhận được kết quả. Tiếp theo, bạn tiếp tục chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh
    • Giấy chứng nhận kinh doanh (photo)
    • Hợp đồng trao đổi, mua bán rượu với cơ sở kinh doanh hợp lệ theo luật pháp (photo có công chứng)
    • Giấy phép phòng cháy chữa cháy tại địa điểm
    • Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
    • Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

    Hồ sơ này tiếp tục gửi lên cơ quan ban đầu bạn gửi, và sau 20 ngày sẽ được thông báo kết quả.
    Xem thêm:

    4. Những lưu ý khi mở cửa hàng rượu

    Sau khi thực hiện xong thủ tục giấy tờ, bạn có thể yên tâm sẽ mở cửa hàng rượu để kinh doanh. Tuy nhiên, đây là mặt hàng “khó vượt qua điều kiện tiêu chuẩn”, nên phải đảm bảo được những nguyên tắc nhất định.
    những lưu ý khi mở cửa hàng rượu

    4.1 Nguồn hàng nhập về uy tín và đảm bảo

    Để kinh doanh và nhận được sự tín nhiệm của cơ quan cũng như khách hàng, nguồn cung cấp rượu là quan trọng nhất. Bạn bắt buộc phải tìm nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
    Tuyệt đối không nhìn thấy quảng cáo phân phối rượu “siêu rẻ” mà tin lời và nhập hàng kém chất lượng về.
    Trong quá trình bàn bạc và ký kết hợp đồng, bên cửa hàng của bạn phải đảm bảo kiểm tra kỹ các giấy tờ kiểm định chất lượng để tránh bị lừa. Tham khảo giá cả và đàm phán. Bạn nên chọn loại rượu có danh tiếng từ trước.
    nguồn rượu nhập về uy tín và đảm bảo
    Đối với sản phẩm rượu truyền thống, bạn phải chọn cơ sở cung cấp rượu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được nhà nước bảo hộ quyền lợi.
    Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định đến việc quán rượu của bạn có đi được lâu dài hay không? Có uy tín, đảm bảo hay không? Khách hàng có tin tưởng quán rượu của bạn hay không?

    4.2 Lựa chọn vị trí mặt bằng “đắc địa”

    Để khách hàng dễ dàng nhìn thấy thương hiệu của bạn, bạn nên lựa chọn mặt bằng nằm ở khu vực rộng rãi, thoáng mát. Không nằm trên trục đường một chiều, càng gần khu chung cư càng tốt.

    4.3 Chuẩn bị sẵn hầm bảo quản rượu

    Sau khi xác định chắc chắn rằng, bạn sẽ mở cửa hàng rượu, hãy chuẩn bị cho cửa hàng một hầm để rượu “thật hoành tráng”. Đây là điều không thể thiếu, bởi lẽ, rượu tốt để ở ngoài không khí càng lâu càng bị giảm hương liệu và chất lượng rượu.
    Hầm rượu vừa là nơi chứa đựng rượu, cũng là điều chứng minh sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn. Tính chuyên nghiệp phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé đến lớn lao nhất. Hãy để chuyên nghiệp gọi tên cửa hàng rượu của bạn.

    4.4 Lên kế hoạch marketing hiệu quả

    Marketing là bước không thể thiếu sau khi chuẩn bị xong tất cả các bước ở cửa hàng. Để cửa hàng của bạn vận hành một cách tốt nhất và tiếp cận được với lượng khách hàng đông đảo nhất, hãy tận dụng nền tảng số.
    Bạn có thể bán hàng, quảng cáo trên Mạng Xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây là mặt hàng giới hạn độ tuổi, vì vậy sẽ có những hạn chế nhất định trong việc quảng cáo.
    marketing cho quán rượu
    Bên cạnh nền tảng số, bạn có thể tổ chức các chương trình kỷ niệm, nhân dịp khai trương, sinh nhật, khuyến mãi. Chương trình khuyến mãi có thể là uống thử loại rượu sang trọng nào đó. Ngoài ra có thể tặng quà lưu niệm từ nhà hàng. Tặng phiếu tri ân khách hàng cho lần mua tiếp theo cũng là lựa chọn hợp lý,…
    Tất cả những việc đó nhằm mục đích truyền thông cho quán rượu của bạn.

    5. Một số cửa hàng rượu sang trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội

    • Nhà hàng Hầm Lã Vọng: 2C Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Gruzia Restaurant – Wine House: 150 Nguyễn Chánh, Khu A10 Nam Trung Yên, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • HL’s Restaurant – Wine & Steak: Số 2 Ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Nhà Hàng Huyền Thư Wine Cellar & Steakhouse: Số 8, 8D Phố Hàm Long, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Nhà hàng rượu vang Paula’s Wines: B1 Mandarin Garden – Hoà Phát, Phố Hoàng Minh Giám, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Mapa Cafe & Restaurant: 124 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Nhà Hàng rượu vang nhập khẩu Red Apron Fine Wines and Spirits: 28 Xuân Diệu, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
    • Moo Beef Steak: 2F Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

    cửa hàng rượu nổi tiếng bậc nhất ở hà nội</
    tổng kết
    Xem thêm:

    6. Tổng kết

    Tóm lại, kinh doanh cửa hàng rượu đang là thị trường nhiều tiềm năng và thu được nhiều lợi nhuận. Lựa chọn kinh doanh loại mặt hàng này, bạn sẽ đối mặt với giấy tờ thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, khi có kế hoạch và vốn hiểu biết nhất định, đây là cơ hội chính bạn phát hiện và nắm giữ được.
    Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã cung cấp cho các bạn các thông tin cụ thể về các kiến thức cần có khi mở cửa hàng rượu. Chuyên mục khởi nghiệp nhà hàng sẽ tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích trong kinh doanh và khởi nghiệp trong các bài viết tiếp theo.

    4.7/5 - (12 bình chọn)
    Tung Ngo
    Tung Ngo
    Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
    Để lại một câu trả lời

    Share bài viết:

    Bài viết nổi bật

    5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
    Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

    Mọi người đang đọc
    Related

    15+ cách giới thiệu nhà hàng độc đáo, hấp dẫn bậc nhất

    Tăng cường thu hút, tiếp cận khách hàng tiềm...

    Cách hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả từ A-Z

    Tìm hiểu bí quyết hạch toán kế toán nhà...

    TOP 7+ mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng nhất

    Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống thu...

    Hướng dẫn đăng ký nhà hàng Gojek chi tiết từ A – Z

    Hướng dẫn cách đăng ký nhà hàng Gojek chi...