Mở nhà hàng rượu vang cần chuẩn bị thủ tục gì? Quy trình mở nhà hàng rượu vang? Tất cả có trong bài viết dưới đây.
Nhà hàng rượu vang từ lâu đã là lựa chọn quen thuộc của tín đồ yêu thích ẩm thực phương Tây. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức hương vị nồng nàn của ly vang đỏ bên khung cảnh lãng mạn và sang trọng. Đây càng là môi trường phù hợp để tiếp những vị khách quý, cùng nhau bàn công việc hệ trọng lẫn thư giãn, trò chuyện bên gia đình. Bởi lẽ đó, nhu cầu của thực khách tăng lên nhanh chóng. Nhiều người lựa chọn mở nhà hàng rượu vang như một hình thức khởi nghiệp đầu tiên. Mà nhóm khách hàng mục tiêu là giới thượng lưu giàu có. Đây là một ý tưởng khởi nghiệp đầy táo bạo và cũng dự kiến có nhiều tiềm năng đáng mong đợi.
Nội dung
1. Rượu vang – Thức uống dành cho giới quý tộc
Trong các thước phim kể về tập đoàn tài phiệt, những bữa tiệc với rượu vang không còn là điều xa lạ. Rượu vang đã quá nổi tiếng bởi hương vị, giá trị xa xỉ và cả lớp áo sang trọng bên ngoài của nó. Rượu vang là một thức uống được lên men theo công thức đặc biệt của những hầm ủ rượu Châu Âu. Vì vậy, rượu vang kết hợp với những món ăn phương Tây sẽ tạo ra hương vị tuyệt vời cho ẩm thực. Hiểu được nhu cầu tất yếu đó, nhà hàng rượu vang ra đời trên khắp thế giới. Trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, nhà hàng rượu vang trở thành địa điểm lý tưởng của khách hàng yêu ẩm thực phương Tây. Họ thích không gian sang trọng, lãng mạn và sự yên tĩnh trong nhà hàng. Nắm bắt được điều này, mở cửa hàng rượu vang được nhiều người lựa chọn thành mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh này dự kiến thu được lợi nhuận cao, mặc dù thủ tục tương đối rườm rà.
Rượu vang xuất xứ từ xứ sở ôn hòa Châu Âu. Nên điều kiện bảo quản rượu vang là điều đặc biệt cần lưu ý khi mở cửa hàng rượu vang. Để đạt điều kiện bảo quản, trước hết đạt những tiêu chuẩn nhất định. Rượu vang phải được bảo quản trong điều kiện căn hầm có độ ẩm và nhiệt đảm bảo tiêu chuẩn. Tuyệt đối không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.
2. Để mở cửa hàng rượu vang cần đáp ứng điều kiện gì?
Trước tiên, bạn cần hiểu được các điều kiện cần để mở nhà hàng rượu vang. Bởi vì ở nước ta, quy định kinh doanh các mặt hàng này có thủ tục tương đối phức tạp. Để kinh doanh nhà hàng rượu vang, có ba hình thức chủ nhà hàng thường hướng tới. Đó là phân phối rượu vang; bán buôn rượu vang và bán lẻ rượu vang.
2.1. Về điều kiện phân phối
Để có thể phân phối rượu vang, chủ nhà hàng phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đó phải phân phối rượu trên 2 tỉnh thành trở lên. Ở mỗi địa bàn, phải có ít nhất một đại lý bán buôn rượu. Trong trường hợp doanh nghiệp đã đi vào vận hành. Nếu thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh mới thì không cần xác nhận của thương nhân bán buôn.
Người muốn phân phối rượu phải có văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất rượu. Trong trường hợp không có, phải có hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất/thương nhân phân phối khác hoặc nhà cung cấp ở nước ngoài.
2.2. Về điều kiện bán buôn
Bán buôn rượu là hoạt động nhập rượu từ thương nhân phân phối hoặc thương nhân buôn rượu khác để bán cho thương nhân bán lẻ rượu. Nếu bạn muốn mở cửa hàng rượu để “buôn”, trước tiên phải thành lập doanh nghiệp/công ty theo quy định của pháp luật ban hành.
Tiếp theo, chủ doanh nghiệp cần có hệ thống buôn rượu trên địa bàn tỉnh/thành phố. Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cũng phải có ít nhất 1 thương nhân bán lẻ rượu. Nếu trong trường hợp thương nhân buôn rượu mở chi nhánh mới từ trụ sở chính, không cần xác nhận của thương nhân bán lẻ.
Cuối cùng, thương nhân buôn rượu phải có văn bằng giới thiệu của một trong ba người sau: người sản xuất, người phân phối hoặc người bán buôn khác. Nếu không có văn bằng, hợp đồng nguyên tắc của ba nhóm đối tượng kia vẫn được công nhận.
Người muốn mở cửa hàng rượu là có thể thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh theo hình thức hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam. Đồng thời, chủ doanh nghiệp/cơ sở đó phải quyền sử dụng hợp pháp, được pháp luật công nhận về địa điểm kinh doanh đó.
Người kinh doanh rượu cần có văn bản giới thiệu từ ba nhóm đối tượng: người sản xuất/phân phối/bán buôn rượu. Trong trường hợp không có, cần có hợp đồng nguyên tắc của ba đối tượng trên.
3. Hồ sơ xin giấy phép mở nhà hàng rượu vang
3.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu gồm các thủ tục sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao); trường hợp không có, cần có giấy tờ pháp lý tương đương
Về giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu:
- Đối với nhà cung cấp rượu là người nước ngoài: Văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu/phân phối/nhà cung cấp rượu ngoài nước (Bản sao). Trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến sẽ kinh doanh phù hợp với hoạt động của nhà cung cấp rượu.
- Nhà cung cấp rượu là người trong nước: Giấy phép sản xuất rượu/Giấy phép phân phối rượu (Bản sao)
3.2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy tờ có giá trị tương đương (Bản sao)
Về phía giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu là người nước ngoài:
- Văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác (Bản sao)
- Trường hợp không có văn bản trên không có, cần có văn bản/hợp đồng nguyên tắc của nhà cung cấp rượu ở nước ngoài (Bản sao)
Lưu ý: trong văn bản phải làm rõ các loại rượu dự kiến sẽ kinh doanh đã phù hợp với các hoạt động của nhà cung cấp rượu.
Về phía giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu là người trong nước: Giấy phép sản xuất rượu/Giấy phép phân phối rượu (Bản sao)
3.3. Hồ sơ/Thủ tục đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ bao gồm các thủ tục, giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (Theo mẫu)
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh (Bản sao)
- Hợp đồng thuê/mượn
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (Trường hợp không có hợp đồng thuê/mượn)
- Bản sao văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu/thương nhân bán buôn rượu
4. Thủ tục cấp phép kinh doanh khi mở nhà hàng rượu Vang
Sau khi trải qua các bước xin cấp giấy cấp phép bán buôn/bán lẻ/phân phối rượu, tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp qua đường bưu điện/đường trực tuyến (nếu đủ điều kiện)
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép cho thương nhân (Thời hạn: 15 ngày). Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối, phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung (03 ngày).
Hồ sơ nộp về: Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc UBND cấp Quận/Huyện nơi cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp hoạt động.
Xem thêm:
- Mở cửa hàng rượu – Quy trình từ A-Z và những điều cần lưu ý
- Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng “Đầy đủ A-Z”
5. Quy trình mở nhà hàng rượu vang từ A-Z
Để mở nhà hàng rượu vang, bạn cần chú ý đến kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn, thiết kế hầm bảo quản rượu vang, kế hoạch marketing,… Cụ thể thể hiện qua các bước sau:
5.1. Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu
Đối với kinh doanh rượu vang, khách hàng tiềm năng của mặt hàng này hướng đến nhóm thượng lưu. Đây là nhóm nằm trong thu nhập tầm cao, từ loại B trở lên. Nhóm đối tượng này hướng đến giá trị sang trọng, tinh tế và chất lượng sản phẩm hàng đầu. Họ chú trọng không chỉ đến chất lượng của rượu. Rượu phải ngon và đảm bảo, nhưng không gian nhà hàng cũng phải sang trọng bậc nhất.
Phong cách phục phụ cần tính chuyên nghiệp, nhã nhặn và lịch sự. Những người bán hàng đòi hỏi phải có vốn kiến thức, hiểu biết chuyên sâu thuộc vào hàng uyên thâm về rượu vang. Bởi lẽ nhóm khách hàng này là những người có học thức, tri thức và trình độ. Bạn không thể “múa rìu qua mắt thợ” bằng kiến thức qua loa đại khái.
Hiểu được insight khách hàng, bạn mới có thể bắt tay vào việc lên menu và thiết kế nội thất, lựa chọn nhân viên phu hợp.
5.2. Tìm kiếm mặt bằng
Sau khi nghiên cứu khách hàng, bước tiếp theo bạn tìm kiếm mặt bằng. Đặc thù nhà hàng rượu vang cần có mặt bằng có phần tầng hầm bảo quản rượu. Nên bạn cần tìm một mặt bằng rộng hơn thông thường. Mục đích là sau quá trình thi công, nhà hàng sẽ bắt mắt và sang trọng hơn.
Khi thuê mặt bằng cần chú ý đến các yếu tố: mặt đường, tập trung nhóm khách hàng tiềm năng, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đó là trạng thái lý tưởng, còn nếu không được, chỉ cần đáp ứng một trong những yêu cầu trên đã rất tốt rồi. Bạn nên lựa chọn vị trí thật sáng suốt, tốt nhất là gần trục đường chính và gần các khu kinh tế, tòa nhà lớn, khu chung cư,… Nơi đây sẽ tập trung khách hàng tiềm năng cho nhà hàng của bạn.
5.3. Cân đối và đảm bảo nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất khi mở nhà hàng rượu vang. Bởi mở nhà hàng rượu vang khá đặc thù. Nó không phải là mô hình khởi nghiệp cơ bản như quán cafe, trà sữa. Với mặt hàng dành cho giới thượng lưu, số vốn nhập hàng đã tính đến hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, chi phí là điều cần phải tính toán trước tiên.
Trong tất cả các khâu, thiết kế nhà hàng là khâu tốn kém chi phí nhất. Bởi vì hầm rượu cần người có tay nghề, kinh nghiệm và kỹ nghệ. Yếu tố quyết định rượu vang mà bạn bán chất lượng có tốt hay không, trước là do nguồn nhập. Sau là do cách bảo quản. Hãy tìm một đội ngũ thi công lành nghề để không phải lo khoản này.
5.4. Lựa chọn nhà thầu thi công hầm rượu vang
Như đã đề cập ở trên, kinh doanh có đi vào hoạt động hay không là do chất lượng rượu của nhà hàng. Hầm bảo quản rượu chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ cơ sở thi công thiết kế lành nghề, có tuổi đời lâu năm và nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.
Bằng kinh nghiệm và nhãn quan của người trong nghề, họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp. Mục đích để hầm rượu vang thi công phù hợp nhất với kiến trúc nhà hàng. Mà bạn vẫn có thể yên tâm rằng chất lượng của rượu vang sẽ được đảm bảo tuyệt đối trong hầm rượu.
Đội thi công chuyên nghiệp cũng bao trọn gói từ đường ống nước đến hệ thống đèn sưởi, điều hòa, đèn trần và tường,… Hệ thống cách âm, cách nhiệt, điều hòa cũng đạt đến điều kiện tiêu chuẩn.
5.5. Marketing cho nhà hàng thật tốt
Trong thời đại số, marketing có kết quả bất ngờ và thu hút khách hàng nhanh chóng. Bạn có thể phát triển trên các nền tảng mạng xã hội. Thành lập những kênh cung cấp kiến thức về rượu vang, về những kiến thức cho người yêu văn hóa, ẩm thực phương tây. Từ đó hướng đến và quảng bá cho sản phẩm của bạn. Liên kết shoppe cũng là một lựa chọn hợp lý bởi các sàn thương mại điện tử giờ đây đang ngày càng lên ngôi so với chợ thông thường.
Bên cạnh đó, bạn nên đẩy mạnh các hoạt động thực tế như tổ chức sự kiện – event giao lưu giữa giới quý tộc. Bạn cũng có thể sử dụng các cách truyền thống như phát tờ rơi, quảng cáo bảng hiệu,…Tất cả những cách trên hi vọng sẽ thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh nổi trội.
5.6. Đăng ký giấy phép kinh doanh
Đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở nhà hàng rượu vang là bước không thể bỏ qua. Đây là một điều kiện cần không thể thiếu để nhà hàng của bạn được đi vào hoạt động. Các thủ tục giấy tờ cần thiết phải có là giấy đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại thuế, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC,… Cộng thêm các thủ tục ở mục 3, bạn đã có thể hoàn thành bước này.
5.7. Đào tạo nhân viên
Nhóm đối tượng khách hàng là nhóm người thượng lưu. Thu nhập của họ cao và trình độ kinh tế, học thức sâu rộng. Họ am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày cũng như kiến thức chuyên ngành. Do đó, nhân viên của bạn phải có vốn kiến thức sâu rộng về sản phẩm. Ở đây là rượu vang.
Vì vậy, hãy đảm bảo nhân viên của bạn là những người am hiểu về sản phẩm mình đang bán. Đó là bước chinh phục khách hàng đầu tiên. Tiếp theo, khách hàng của nhà hàng là nhóm thu nhập tầm cao. Họ đòi hỏi thái độ phục vụ cần sự tinh tế, sang trọng và lịch sự. Đây cũng là “văn hóa phục vụ” mà nhân viên cần làm.
Xem thêm:
- Cách bảo quản rượu vang cho nhà hàng chuẩn quy trình
- Quy trình phục vụ rượu vang chuẩn nhà hàng 5 sao
6. Một số nhà hàng rượu Vang nổi tiếng ở Hà Nội
- S1980 Wine Steak
- Nhà Hàng Hầm Rượu Vang Huyền Thư ( Huyen Thu Winecellar & Steakhouse )
- Hệ Thống Nhà Hàng rượu vang nhập khẩu Red Apron Fine Wines and Spirits
- Nhà hàng rượu vang Paula’s Wines
- Grand Vin de Bordeaux Wine House
- Nhà hàng Vườn Bia Hà Nội
- Nhà hàng Hầm Rượu Bulava 6 – Bách Tửu
- Nhà hàng Hầm Lã Vọng
- Moo Beef Steak
- Mapa C’s Wine Bar
7. Tổng kết
Để mở một nhà hàng rượu vang, bạn cần phải chuẩn bị các bước về thủ tục, giấy tờ phức tạp. Không chỉ vậy, các bước chuẩn bị nguồn vốn và lựa chọn mặt bằng cũng vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu và cân nhắc trước khi lựa chọn loại hình Khởi nghiệp nhà hàng này. Cùng theo dõi Nhà Hàng số qua các số tiếp theo để đón đọc những kinh nghiệm hữu ích nhé.