Mở quán trà sữa bánh ngọt chi tiết, hút khách “nườm nượp”

Date:

Mở quán trà sữa bánh ngọt là mô hình khởi nghiệp được lựa chọn hàng đầu bởi vốn đầu tư tiết kiệm nhưng lợi nhuận lớn và ít rủi ro

Mở quán trà sữa bánh ngọt có lẽ là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong ngành F&B. Số lượng khởi nghiệp từ ngách thị trường béo bở này đang không ngừng tăng. Vậy đâu là ưu điểm vượt trội khiến mô hình kinh doanh này chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt? Còn chần chừ gì mà không cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Quán trà sữa bánh ngọt là gì?

Quán trà sữa bánh ngọt trở thành mô hình kinh doanh khởi nghiệp hàng đầu hiện nay. Bất kỳ ai cũng khó có thể chối từ sức hấp dẫn của các món đồ tại đây. Nhâm nhi trà sữa cùng chút bánh ngọt sẽ là trải nghiệm ấn tượng mà bạn không thể bỏ qua. Hiện nay, ở bất kỳ đâu, bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm và thưởng thức chúng. Bởi vậy, có thể thấy mức độ “phủ sóng” của mô hình này phổ biến như thế nào.
Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng lớn với loại đồ ăn và thức uống này cũng chính là điểm cộng giúp bạn có được tệp khách hàng tiềm năng. Cũng như an toàn hơn rất nhiều so với các mô hình khởi nghiệp ngành F&B khác. Tất nhiên cũng sẽ có những rủi ro nhất định mà bạn không thể chủ quan.
quán trà sữa bánh ngọt

2. Đánh giá tiềm năng kinh doanh trà sữa bánh ngọt

Kết hợp trà sữa và bánh trở thành xu hướng kinh doanh “hot” trên thị trường. Đây là đồ uống có lượng tiêu thụ lớn trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam. Theo Allied Market Research (Mỹ), thị trường trà sữa toàn thế giới đạt gần 2 tỷ USD. Và giá trị được dự đoán có thể lên đến 3,2 tỷ USD vào năm 2023. Vận tốc tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước tính là 7,4% (2017 – 2023). Trong khi đó, tại Việt Nam, nó trở thành mỏ vàng béo bở để khai thác. Quy mô thị trường đạt được đã lên đến hơn 300 triệu USD. Theo thống kê dự đoán tốc độ tăng trưởng rơi vào khoảng 20%/năm. Việt Nam nằm top những nước đứng đầu về lượng tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á.
báo cáo tiêu thụ trà sữa tại việt nam
thói quen sử dụng trà sữa một số dữ liệu về trà sữaQuán trà sữa bánh ngọt đã trở thành điểm đến của yêu thích của mọi người, ở mọi lứa tuổi và công việc. Các quán này không chỉ là nơi thưởng thức đồ uống đơn thuần. Đứng hơn, nó là nơi thỏa mãn nhu cầu gặp gỡ, trò chuyện, check-in,… Và trong một khoảng thời gian dài như vậy, đồ ăn như bánh ngọt là yếu tố không thể thiếu. Với sự kết hợp hoàn hảo 2 trong 1, rất nhiều thương hiệu lớn hiện nay cũng phát triển mô hình này. Điển hình như Starbuck, Highlands, The Coffee House, Phúc Long, Givral, Paris Gâteaux, Tous les Jours,…
tiềm năng quán trà sữa bánh ngọt

3. Mở quán trà sữa bánh ngọt – Mô hình với sức hút độc đáo

Trà sữa bánh ngọt – Mô hình “2 trong 1” với giá cả phải chăng. Đâu là những lý do khách hàng lựa chọn nó trở thành điểm đến quen thuộc? Yêu thích hương vị trà sữa, muốn có không gian check in mới mẻ, hiện đại, điểm đến họp mặt, gặp gỡ thoải mái… Có vô vàn lý do để khách hàng ưu tiên mô hình quán này hàng đầu. Và sẽ càng thuyết phục hơn khi vừa nói chuyện lại còn được nhâm nhi bánh ngọt nữa. Một yếu tố quan trọng giúp cuộc vui thêm trọn vẹn. Bạn có thể tha hồ lựa chọn các loại bánh mình yêu thích. Cùng với trà sữa, nó sẽ là sự kết hợp hoàn hảo mà bạn khó cưỡng. Bên cạnh đó, giá cả cũng vô cùng phải chăng, phù hợp với đa số khách hàng.
sức hút của quán trà sữa bánh ngọt

4. Chi tiết các bước mở quán trà sữa bánh ngọt hiệu quả

Mở quán trà sữa bánh ngọt không quá khác so với các mô hình kinh doanh khác. Chẳng hạn như kinh doanh đồ ăn vặt, cafe,… Tuy nhiên, để kinh doanh thành công không phải điều dễ dàng. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay các bước quan trọng để kinh doanh quán đột phá doanh thu nhé!

4.1. Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh

Đây là bước quan trọng đầu tiên nhưng thường bị quả bỏ. Tuy nhiên, nó chính là nền tảng giúp bạn định hướng kinh doanh một cách rõ ràng. Từ đó, xây dựng các chiến dịch, chiến lược hiệu quả. Ở bước này, bạn cần xác định:

  • Đối thủ cạnh tranh: Có vô vàn quán trà sữa bánh ngọt hiện nay. Thậm chí, có rất nhiều đơn vị đã có thương hiệu và phát triển ổn định. Vậy làm thế nào để mô hình của bạn có thể cạnh tranh được? Bạn hãy nghiên cứu thật kỹ các đối thủ cạnh tranh để tìm ra điểm yếu cũng như điểm mạnh. Khi đó, bạn sẽ tìm được hướng đi hiệu quả.
  • Mục tiêu từng giai đoạn: Đâu chỉ cứ mở quán là có thể kinh doanh hiệu quả và đạt được doanh thu. Thay vì kinh doanh tù mù, bạn nên xác định rõ các mục tiêu hướng đến cụ thể. Chẳng hạn 3 tháng, 1 năm, 3 năm,… Với tầm nhìn xa như vậy, bạn có thể đánh giá bao quát sự phát triển cũng như có sự thay đổi khi cần thiết. Từ đó, giảm thiểu tối đa khủng hoảng và rủi ro có thể xảy ra.
  • 4.2. Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ số vốn

    Sự trù nguồn vốn là yếu tố tiên quyết khi kinh doanh bất kỳ mô hình nào. Đặc biệt là mô hình trà sữa bánh ngọt. Dự trù kinh phí phù hợp ban đầu giúp bạn lựa chọn được quy mô, hình thức và cách phân phối dòng tiền trong kinh doanh. Đồng thời, đánh giá được mức độ hiệu quả về lợi nhuận thu được. Một số chi phí cần cân nhắc như:

    • Chi phí thuê mặt bằng: Tùy theo vị trí mà chi phí thuê mặt bằng khác nhau. Tuy nhiên, thường phải ký hợp đồng thuê từ 6 tháng nên kinh phí sẽ không hề nhỏ. .
    • Chi phí trang trí quán: Ngoài chất lượng sản phẩm, giá cả thì trải nghiệm khách hàng là yếu tố không thể bỏ qua. Đây cũng chính là yếu tố giúp quán của bạn cạnh tranh trên thị trường. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng trong việc lựa chọn phong cách cũng như đồ dùng trang trí để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian.
    • Chi phí nguyên vật liệu, trang thiết bị: Vì đặc thù là đồ ăn nhanh nên nguyên liệu cần nguyên liệu, trang thiết bị cần được đảm bảo kỹ lưỡng. Qua đó, tạo uy tín về chất lượng hương vị cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm.
    • Chi phí duy trì hoạt động: Để duy trì quán hoạt động, bạn còn cần dự trù một số chi phí sau. Chẳng hạn như lương nhân viên, tiền điện, tiền nước,… Do vậy, bạn cần chuẩn bị chi phí từ 3-6 tháng để đảm bảo hoạt động kinh doanh.

    4.3. Bước 3: Xác định tệp khách hàng

    Khách hàng là đích đến hàng đầu và cũng là cuối cùng của kinh doanh. Mọi hoạt động đều hướng tới nhóm đối tượng này. Do đó, xác định cụ thể, đúng đắn sẽ giúp bạn định hình được kế hoạch chi tiết, phong cách phù hợp và xác định giá bán để giữ chân khách hàng. Bởi bạn sẽ có dữ liệu để xác thực như đặc điểm nhân khẩu học, tần suất tiêu thụ, thu nhập trung bình, khả năng chi trả,… Từ đó, nhắm trúng đến nhu cầu và mong muốn của nhóm khách hàng đó.
    Khi mở quán trà sữa bánh ngọt, khách hàng mục tiêu thường là nhóm học sinh, sinh viên. Nhóm đối tượng này tiêu thụ lượng trà sữa, bánh ngọt lớn, ưa thích check in với giá phải chăng. Bên cạnh đó, còn có dân văn phòng, các cặp đôi, gia đình, người trẻ từ 23 tuổi… Nhóm này đã có thu nhập ổn định và thường lựa chọn các quán này là điểm đến gặp gỡ, nghỉ ngơi hoặc làm việc.

    4.4. Bước 4: Xây dựng menu cho quán

    Sau khi tìm hiểu nhu cầu, sở thích của nhóm đối tượng mục tiêu, bạn cần xây dựng thực đơn hiệu quả. Trong đó, trà sữa và bánh ngọt không thể thiếu và bạn cần ghi điểm ở hai sản phẩm này. Hãy xây dựng menu đa dạng các món để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng. Menu trước hết phải thể hiện được thông tin các món, giá bán một cách rõ ràng và tinh gọn. Ngoài ra, bạn không thể không bổ sung hình ảnh minh họa cũng như thiết kế menu đẹp mắt. Điều này sẽ là điểm cộng lớn cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.
    menu đa dạng bánhNgoài ra, trên menu nên có thêm các thông tin về quán để khách hàng có thể nhớ và liên hệ nếu cần. Ví dụ như tên quán, logo, slogan (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, các chương trình ưu đãi…

    4.5. Bước 5: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

    Một trong những yếu tố quyết định đến khả năng tiếp cận của khách hàng chính là địa điểm kinh doanh. Mặt bằng dễ tìm kiếm, thuận lợi trong việc di chuyển thường sẽ thu hút khách hàng hơn. Họ sẽ không phải tốn quán nhiều thời gian và công thức để đến quán của bạn. Chưa kể, để tăng độ phủ, bạn nên lựa chọn những nơi giao thông thuận lợi và dân cư đông đúc. Chẳng hạn như gần các trường học, khu dân cư, xí nghiệp, văn phòng… Dĩ nhiên, vị trí càng đẹp, càng đắc địa thì chi phí càng cao. Do đó, bạn nên cân nhắc kỹ chi phí sao cho phù hợp và hiệu quả. Chi phí thuê mặt bằng thường khá tốn kém bởi bạn phải đặt cọc từ 3 hoặc 6 tháng. Tức khoảng 15 triệu – 30 triệu.

    4.6. Bước 6: Hoàn tất các giấy tờ, thủ tục pháp lý

    Không phải quán nhỏ là không cần đăng ký kinh doanh. Theo quy định của pháp luật, dù quy mô nhỏ nhưng khi mở quán cũng cần phải hoàn thành đủ thủ tục. Khi đó, quán của bạn mới có để điều kiện để kinh doanh lâu dài và được pháp luật bảo hộ. Một số giấy tờ cần thiết gồm giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng thuế… Do đó, hãy tranh thủ thời gian hoàn thiện các thủ tục để tránh các vấn đề rắc rối khác. Bạn sẽ chỉ phải bỏ ra khoảng 1 triệu để hoàn thiện các giấy tờ.

    4.7. Bước 7: Thiết kế, thi công quán

    Để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng thì thiết kế phong cách quán là bước không thể thiếu. Nó sẽ quyết định đến việc lựa chọn nội, ngoại thất. Trước tiên, nếu mới mua mặt bằng thì bạn cần tiến hành thi công. Còn nếu mua dựa trên quán có sẵn thì bạn có thể tu sửa theo ý muốn. Có hai phương án mà bạn có thể tham khảo:

    • Tự thiết kế, thi công: Lựa chọn này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản lớn chi phí. Ngoài ra, bạn còn có thể trang trí theo ý muốn và sự sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên, nó yêu cầu bạn cần có kinh nghiệm cũng như hiểu biết để đảm bảo tính thẩm mỹ cho không gian. Chi phí có thể rơi vào khoảng 5-7 triệu.
    • Thuê đơn vị thiết kế, thi công: Đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Khi thuê các đơn vị chuyên nghiệp thì bạn không cần quá lo về chất lượng không gian. Bởi họ sẽ đảm bảo concept cũng như tính thẩm mỹ cho quán. Tuy nhiên, bạn có thể phải bỏ ra chi phí tương đối lớn. Chi phí tùy theo mức độ cũng như đơn vị thiết kế. Thường rơi vào khoảng 10 – 15 triệu.

    4.8. Bước 8: Chuẩn bị nguyên vật liệu và trang thiết bị

    Để kinh doanh quán một cách hiện đại và tinh gọn thì máy móc, trang thiết bị là điều không thể thiếu. Sở hữu các máy móc này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian. Đồng thời gia tăng chất lượng trải nghiệm cho khách hàng. Thông thường, bạn nên chuẩn bị máy ủ trà, đảo trà, máy làm đá, tủ lạnh, máy làm bánh, máy đánh kem,.…
    Các đồ ăn, thức uống đều là thức ăn nhanh. Do đó, việc để lâu không những ảnh hưởng đến mùi vị mà có liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm. Do đó, bạn cần nhập số lượng hàng vừa đủ, tránh bảo quản lâu. Nên ưu tiên nguồn nguyên liệu tươi ngon từ những cơ sở uy tín. Bạn nên để dành 30% vốn để đầu tư cho các trang thiết bị và nguyên liệu. Với số vốn khoảng 100 triệu, chi phí cho chúng sẽ vào khoảng 30 triệu.

    4.9. Bước 9: Tuyển dụng nhân viên

    Một mô hình kinh doanh sẽ không hoạt động hiệu quả nếu thiếu các nhân viên. Thông thường sẽ có quản lý, pha chế, phục vụ… Tùy quy mô mô hình mà bạn có thể quyết định số lượng nhân viên hợp lý. Trung bình, tiền lương hàng tháng với nhân viên full time là 7 triệu, part time là 3 triệu. Khi đã tuyển chọn được những người phù hợp, bạn cần có quy trình đào tạo bài bản và chuyên nghiệp để cung cấp các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nhân viên. Những người luôn vui vẻ, niềm nở, nhẹ nhàng, tôn trọng và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Nếu cần thiết, bạn có thể đầu tư các khóa học ngoài cho nhân viên. Bởi suy cho cùng, chất lượng phục vụ vẫn là yếu tố quan trọng và cần thiết để giữ chân khách hàng.

    4.10. Bước 10: Vận hành bước đầu

    Để đo lường mức độ hiệu quả, bạn cần tiến hành khai trương và đưa quán vào hoạt động. Tuy nhiên, tệp khách hàng ban đầu chưa nhiều và chưa ổn định. Do đó, bạn cần tập trung quảng bá để thu hút khách hàng ngay từ ban đầu bằng mạng xã hội cũng như các chương trình ưu đãi.

    4.11. Bước 11: Xây dựng chiến dịch Marketing

    Để tăng độ phủ và uy tín cho quán, marketing là bước không thể không nhắc đến. Nó sẽ là yếu tố tiên quyết để mô hình có thể phát triển bền vững. Mức phí dự kiến từ 3 – 10 triệu đồng, tùy quy mô chiến dịch. Một số hình thức marketing truyền thống nhưng hiệu quả ấn tượng phải kể đến như phát tờ rơi, băng rôn, standee, voucher, xây dựng các booth sampling,…
    Ngoài ra, hình thức quảng cáo marketing online hiện nay đang là vũ khí lợi hại để tiếp cận khách hàng nhanh chóng với quy mô rộng lớn. Chẳng hạn như: quảng cáo trên google ads, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok… ),… Ngoài ra, bạn có thể triển khai chương trình tích điểm hoặc thẻ thành viên cho khách để giữ chân và kích thích nhu cầu của khách hàng.
    bánh ngọt

    5. Bí quyết mở quán trà sữa bánh ngọt thành công

    Thành công tạo nên từ sự khác biệt. Với một mô hình giống với hàng ngàn mô hình khác khiến bạn rất khó để cạnh tranh. Do đó, hãy khiến cho mô hình của bạn thật ấn tượng với những bí kíp “vàng” dưới đây.

    5.1. Chất lượng đồ uống và bánh ngọt

    Vì quán phục vụ trà sữa và bánh ngọt là chủ yếu nên không thể không chú trọng đến chất lượng sản phẩm. Đây đều là thức ăn nhanh. Do đó, hãy lưu ý đến hạn sử dụng cũng như hương vị của đồ ăn, đồ uống. Chưa kể, bạn nên nghiên cứu và phát triển thêm các công thức độc đáo để tạo nên sự bùng nổ trong hương vị cũng như lý do để khách hàng nhớ mãi quán của bạn.

    5.2. Liên tục cập nhật xu hướng

    Khách hàng thường có xu hướng muốn thử, trải nghiệm các trend “hot” trên thị trường. Do đó, cửa hàng cần nhanh chóng cập nhật những điều mới đó cho menu của mình. Mặc dù mang hiệu quả tức thời, tuy nhiên, đây chính là giải pháp hiệu quả để kéo khách hàng đến với quán của bạn.

    5.3. Cung cấp, điều chỉnh menu theo mùa

    Xây dựng menu theo mùa có lẽ là bí quyết không phải mô hình nào cũng áp dụng. Sự thay đổi giữa các mùa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu cũng như khẩu vị người tiêu dùng. Chẳng hạn mùa hè, họ sẽ chọn những thức uống tươi mát và đã khát. Còn mùa đông, họ sẽ ưu tiên các đồ uống nóng để làm ấm cơ thể và bảo vệ họng. Vì vậy tùy vào từng mùa, bạn cần điều chỉnh menu phù hợp để khách hàng có thể thưởng thức những món đồ uống ưng ý.
    kinh nghiệm ở quán trà sữa bánh ngọt
    Trên đây là tất tần tật các thông tin cần biết về mở quán trà sữa bánh ngọt. Hy vọng rằng, mọi người có thể thành công với mô hình khởi nghiệp được săn đón hàng đầu này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp quán trà sữa.

    5/5 - (5 bình chọn)
    Ngọc Bích
    Ngọc Bích
    Editor at NHS Team
    Để lại một câu trả lời

    Share bài viết:

    Bài viết nổi bật

    5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
    Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

    Mọi người đang đọc
    Related

    Trang trí quán trà sữa vỉa hè thu hút mọi ánh nhìn

    Trang trí quán trà sữa vỉa hè độc đáo,...

    Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

    Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

    Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

    Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

    Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

    Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...