Mô hình D2C là gì? Xu hướng kinh doanh “hot” trong kỷ nguyên 4.0

Date:

Mô hình D2C là gì? Mô hình chuyển đổi hoạt động kinh doanh tiên phong đầy tiềm năng trong thời đại công nghệ mới

D2C là khái niệm không quá quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, đây chính là xu hướng tạo nên thành công vượt bậc cho nhiều doanh nghiệp trong thời đại công nghệ hiện nay. Vậy mô hình D2C là gì? Các tips áp dụng thành công?… Vô vàn câu hỏi xoay quay mô hình này sẽ được Nhà Hàng Số giải đáp ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Mô hình D2C là gì?

Mô hình D2C là gì? D2C là viết tắt của từ Direct to Customer. Đây là hình thức bán hàng trực tiếp không thông qua bên thứ trung gian. Chẳng hạn như nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ,… Hay nói cách khác, các sản phẩm, dịch vụ sẽ được chính doanh nghiệp phân phối đến người tiêu dùng thông qua website, cửa hàng chính hãng. Ngoài ra, khách hàng có thể truy cập vào link phân phối sản phẩm và đặt mua hàng. Nhân viên sẽ xác nhận đơn và giao hàng.
Các thương hiệu D2C sẽ sở hữu toàn bộ hệ thống, dữ liệu khách hàng cũng như quy trình. Từ nghiên cứu, phát triển, sản xuất đến marketing và phân phối sản phẩm. Bởi vậy, đây là mô hình tối ưu chi phí và mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp. Đặc biệt là trong quá trình thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đặc biệt là nhóm khách hàng mục tiêu và tiềm năng.
mô hình d2c

2. Đánh giá tiềm năng của D2C

Một số ngành hàng có thể kinh doanh hiệu quả với mô hình này phải kể đến như giày, mỹ phẩm, đồ gia dụng, chăm sóc sức khỏe… Trong năm 2017, mô hình này tăng trưởng 34%. Với mức độ phát triển ngày càng mạnh mẽ, hiện D2C chiếm 13% tổng thị trường E-Commerce. Có tới hơn 40% người sử dụng mong muốn mua sản phẩm theo hình thức D2C. Và theo Shopify, 81% người có ý định trở lại mua hàng.
Đặc biệt, năm 2021 chứng kiến sự bùng nổ của mô hình D2C tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp nhanh nhạy triển khai mô hình này trong giai đoạn 2019-2021 đã thu về những kết quả vượt mong đợi, cả về mặt doanh số lẫn giá trị thương hiệu. Chẳng hặn như Canifa, Juno, Vitayes, Saffron…
số liệu về d2c

3. Ưu điểm vượt trội của mô hình D2C

3.1. Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về trải nghiệm dịch vụ

Thị trường không ngừng thay đổi. Các sản phẩm ngày càng nhiều, đa dạng nên người tiêu dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn. Bởi vậy, các yêu cầu về chất lượng và dịch vụ ngày càng cao và khắt khe hơn. Bởi vậy, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần nhanh chóng nâng cao chất lượng mọi mặt. Bởi chỉ một vài trải nghiệm không tốt cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ uy tín của thương hiệu.
Và mô hình D2C là giải pháp hữu hiệu để hoàn thành điều đó. Khi áp dụng, mô hình này cho phép chủ kinh doanh có thể trực tiếp đánh giá trải nghiệm và mức độ hài lòng của người tiêu dùng khi họ thực hiện giao dịch trên hệ thống. Qua đó, họ có thể hiểu hơn về hành vi và nhu cầu của khách hàng. Từ đó, điều chỉnh và đưa ra các chiến lược tiếp cận và tiếp thị phù hợp.

3.2. Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng

D2C giúp doanh nghiệp làm chủ chuỗi cung ứng sản phẩm trong tất cả các khâu. Bởi vậy, họ có thể chủ động kiểm soát và điều chỉnh chất lượng sản phẩm, dịch vụ dễ dàng. Chưa kể, mô hình này còn giúp doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng. Từ đó, giúp các thương hiệu thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng. Đồng thời, nâng cao uy tín và có những điều chỉnh kịp thời đáp ứng xu hướng và thị hiếu tiêu dùng mới.
Kênh nghiên cứu thị trường hiệu quả
Dữ liệu khách hàng là “mỏ vàng” quyết định phần lớn thành công của các chiến dịch. Dữ liệu ở đây có thể hiểu là trải nghiệm mua sắm, mức độ hài lòng, nhu cầu hay hành vi người tiêu dùng. Ví dụ như xu hướng mua, cá nhân hóa người dùng. Mà điểm mạnh của D2C là nó có thể thu thập, kiểm soát và lưu giữ dữ liệu khách hàng lớn. Nhờ đó, doanh nghiệp cũng có thể đánh giá một cách sát nhất các vấn đề liên quan đến người tiêu dùng. Cũng như cái nhìn khách quan hơn về sản phẩm và dịch vụ của mình. Từ đó, đưa ra các chiến lược đúng đắn nhất.

3.3. Cơ sở để cải thiện chất lượng

Khách hàng luôn là gốc rễ và là đích đến để các thương hiệu không ngừng nghiên cứu và cải thiện chất lượng. Với khả năng thu thập dữ liệu khách hàng cũng như chủ động trong các khâu. Mô hình D2C có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng điều chỉnh và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Hay nói cách khác, bạn có thể dễ dàng thấu hiểu và duy trì mối quan hệ với khách hàng. Từ đó, đánh trúng thị trường và khách hàng mục tiêu.

3.4. Quản lý tình hình kinh doanh một cách chính xác

Làm chủ quy trình và tập trung vào nguồn lực hiện có giúp các doanh nghiệp có thể đảm bảo được khả năng quản lý toàn bộ tình hình kinh doanh. Đặc biệt là các kênh phân phối chính hãng như các cửa hàng, chi nhánh và website. Từ số lượng hàng hóa được bán ra, doanh thu, lợi nhuận hoặc một số chi phí phát sinh. Qua đó, doanh nghiệp có thể đo lường được hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, triển khai các kế hoạch sản xuất và phát triển phù hợp.

3.5. Đột phá doanh thu

Áp dụng mô hình D2C, các doanh nghiệp sẽ không phân phối sản phẩm đến các bên trung gian. Đồng nghĩa với việc, lợi nhuận của bạn là của riêng bạn. Doanh nghiệp sẽ không phải cắt giảm giá bán cho một mạng lưới các nhà bán lẻ.Từ đó, loại bỏ được tác động của bên thứ ba. Hay nói cách khác, doanh nghiệp có thể chủ động trong quản lý và phân phối dòng tiền của thương hiệu mình.
so sánh d2c với mô hình truyền thống

4. Cơ hội và thách thức của mô hình D2C

Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng sẽ có những cơ hội và thách thức. Và mô hình D2C cũng vậy. Nó đã giúp doanh nghiệp giải quyết được phần lớn các vấn đề. Đặc biệt là marketing và phương hướng phân phối sản phẩm hiệu quả trên các nền tảng. Nhờ đó, có thể tăng tỉ lệ kiểm soát và đột phá lợi nhuận. Tuy nhiên, sẽ hiệu quả và tăng tỷ lệ kinh doanh thành công nếu doanh nghiệp có thể khắc phục và biến thách thức thành cơ hội.

4.1. Cơ hội

  • Giảm thiểu được tối đa ngân sách khi phân phối sản phẩm tới các bên trung gian. Ngoài ra, còn đảm bảo độ uy tín và tin cậy của người tiêu dùng về sản phẩm chính hãng.
  • Làm chủ, nắm rõ hệ thống dữ liệu khách hàng về nhân khẩu học thói quen tiêu dùng. Từ đó, chủ động trong nghiên cứu và thu thập được dữ liệu chính xác nhất để phát triển các sản phẩm mới phù hợp với xu hướng tiêu dùng.
  • Dễ dàng điều chỉnh chiến lược kinh doanh hợp lý để nâng cao trải nghiệm khách hàng và giá trị thương hiệu.
  • Tối ưu hóa hiệu quả quản lý và hoạt động của các kênh truyền thông mà doanh nghiệp lựa chọn.

4.2. Thách thức

  • Mô hình mới nên chưa được nhiều thương hiệu tin tưởng và áp dụng.
  • Dễ gặp rắc rối, rủi ro trong quá trình triển khai ở giai đoạn bắt đầu chuyển đổi.
  • Tăng khả năng cạnh tranh, đặc biệt là về khả năng tiếp cận và độ phủ của doanh nghiệp.

cơ hội và thách thức mô hình d2c

5. Một số lưu ý cần nhớ khi triển khai mô hình D2C

D2C là mô hình kinh doanh tiềm năng mà rất nhiều doanh nghiệp theo đuổi. Tuy nhiên, không phải ngành nào cũng có thể áp dụng thành công. Bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, đặc điểm khách hàng,… Bởi vậy, các chủ doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố trước khi triển khai. Từ đó, có thể giảm thiểu tối đa rủi ro và mang lại kết quả tốt nhất.

5.1. Ngành kinh doanh

Như đã nói ở trên, không phải ngành hàng nào cũng có thể áp dụng thành công mô hình này. Bởi nếu áp dụng không khéo có thể gây ra xung đột với các kênh bán hàng trung gian. Một số ngành có nhiều lợi thế để tận dụng hiệu quả D2C nhất phải kể đến như: chăm sóc sức khỏe, bán lẻ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng,… Bởi chúng có thể tiếp cận khách hàng một cách dễ dàng trên đa dạng nền tảng. Từ cửa hàng cho đến các kênh truyền thông online. Người mua không bắt buộc phải trải nghiệm sản phẩm trước khi quyết định mua hàng như các sản phẩm khác. Để hạn chế rủi ro, chủ kinh doanh cần cân nhắc kỹ ngành hàng cũng như sản phẩm của mình để đảm bảo kinh doanh hiệu quả nhất.

5.2. Luôn quan tâm đến quản lý đơn hàng và giao hàng

Do không phân phối qua các kênh trung gian nên bạn không thể nào tách khỏi hoạt động bán hàng online. Bởi vậy, doanh nghiệp cần trú trọng đầu tư nâng cao về các hoạt động bán hàng trên nền tảng này. Đồng thời, quản lý sát sao khâu giao hàng để khách hàng cảm thấy hài lòng nhất.

5.3. Chất lượng dịch vụ đặt lên hàng đầu

Bất kể kinh doanh mô hình nào, không riêng về D2C, chất lượng dịch vụ vẫn luôn là yếu tố tiên quyết để thành công. Doanh nghiệp có thể không phải lo lắng quá nhiều đến dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp. Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình D2C, chất lượng của khâu này cần phải được đặt lên hàng đầu. Bởi đây mới là yếu tố giúp bạn thu hút và “giữ chân” khách hàng hiệu quả nhất.

5.4. Tận dụng đa dạng các kênh bán hàng

Tăng độ phủ của thương hiệu không phải là vấn đề với các mô hình tận dụng kênh trung gian. Tuy nhiên, với D2C, doanh nghiệp phải tự mình mở rộng kinh doanh trên các kênh bán. Do đó, bạn cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn và phát triển bán hàng hiệu quả trên các nền tảng đó. Chẳng hạn như tại cửa hàng, website, mạng xã hội hay các sàn thương mại điện tử. Đừng quên xây dựng và triển khai giải pháp marketing hợp lý. Đây sẽ là công cụ đắc lực giúp bạn tăng độ phủ và bán hàng hiệu quả.

5.5. Lựa chọn một giải pháp quản lý bán hàng toàn diện

Để quản lý các hoạt động kinh doanh hiệu quả khi mô hình không ngừng mở rộng là điều vô cùng khó khăn. Bởi các doanh nghiệp phải tận dụng tối đa các nền tảng bán hàng. Do đó, sử dụng ứng dụng quản lý kinh doanh toàn diện là điều cần thiết. Các tính năng đặc biệt cùng khả năng đồng bộ giữa các kênh sẽ giúp chủ kinh doanh kiểm soát tình hình dễ dàng.
một số lưu ý với d2c

6. TIP giúp các doanh nghiệp bán lẻ tận dụng mô hình D2C thành công

Thương mại điện tử đang là xu hướng hot nhất nhì hiện nay. Bởi vậy, các doanh nghiệp bán lẻ phải nắm bắt, tận dụng hiệu quả dữ liệu và đặt trải nghiệm khách hàng lên hàng đầu. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy 64% người tiêu dùng thấy nhà bán lẻ không hiểu được nhu cầu của họ. Do đó, D2C là giải pháp hữu hiệu để họ cá nhân hóa và phát triển hiệu quả.
Trước tình hình đó, Affiliate Marketing là giải pháp được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Đây được xem là trend mà rất nhiều người áp dụng trên các nền tảng, đặc biệt là TikTok. Nó là sự kết hợp của các kênh digital khác nhau. Ví dụ như SEO, Social, Email, Google Ads, Email, Native Ads,… Tuy nhiên, đây là hình thức quảng cáo dựa vào các publisher giới thiệu sản phẩm. Họ có thể sử dụng các hình thức Digital Marketing với nền tảng traffic lớn như website, mạng xã hội,…. Và khi khách hàng mua sản phẩm thông qua link tiếp thị của họ thì họ sẽ được nhận hoa hồng. Giá trị cốt lõi của Affiliate Marketing:

  • Ảnh hưởng tới hành trình khách hàng
  • Thấu hiểu và tận dụng hiệu quả insight khách hàng
  • Áp dụng công nghệ vào kế hoạch marketing của doanh nghiệp
  • Đo lường hiệu quả các chiến lược marketing và có điều chỉnh kịp thời
  • Công cụ chăm sóc và hỗ trợ Khách hàng

tác động của affiliate marketing

7. TOP thương hiệu D2C hot nhất trên thế giới hiện nay

Nhận thấy tiềm năng của mô hình này, rất nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới đã áp dụng D2C. Và mô hình này đã phát huy hiệu quả khi giúp các doanh nghiệp lớn này đột phá doanh thu với lợi nhuận lớn. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay!

7.1. Nike

Nhắc đến top thương hiệu hàng đầu về sản phẩm thời trang thể thao, Nike là cái tên không thể bỏ qua. Và xét đến thành công hiện tại, đây là ví dụ điển hình trong việc ứng dụng mô hình D2C hiệu quả. Nhờ mô hình này, Nike có thể thu thập dữ liệu dễ dàng. Từ đó, thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu thị trường. Bởi vậy, thương hiệu này mới có thể phát triển và duy trì vị thế hàng đầu trên thị trường.
Cụ thể hơn, vào năm 2020, doanh thu của Nike tăng 35%. Đồng thời, được dự đoán sẽ tăng đến 50% trong 5 năm tiếp theo. Cụ thể, từ năm 2010 đến đầu năm 2021, doanh thu đã tăng từ 2,5 tỷ đô la lên 16,4 tỷ đô la. Trong 12 tháng đó, công ty đã tạo ra tổng doanh thu đáng kinh ngạc với 46,2 tỷ đô la, tạo bước đệm vững chắc cho 50 tỷ đô la vào năm 2022.

7.2. HIMS

HIMS là một trong những thương hiệu D2C tốt nhất trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Thương hiệu chuyên cung cấp các sản phẩm chủ yếu dành riêng cho phái mạnh. Chẳng hạn như kích ứng da, trị hói đầu và rối loạn cương dương. Tất cả đều được HIMS cung cấp trực tiếp và được đóng gói tinh tế. Điều này giúp hãng dễ dàng tiếp cận khách hàng nhẹ nhàng và cởi mở về các vấn đề nhạy cảm. Từ đó, tạo sự tin tưởng và giúp người tiêu dùng thoải mái trong việc chia sẻ các trải nghiệm. Không ngoa khi HIMS là điển hình trong thiết kế bao bì ấn tượng và chuyên gia tư vấn.

7.3. Away

Kích cầu du lịch là cơ hội tuyệt vời cho các thương hiệu liên quan như Away tăng trưởng. Thương hiệu này chuyên cung cấp các sản phẩm về túi du lịch cá nhân, vali cỡ trung. Thậm chí, còn sẵn sàng cho phép khách hàng dùng thử bất kỳ chiếc vali nào trong 100 ngày. Sau đó, còn cung cấp bảo hành trọn đời cho mỗi sản phẩm. Tận dụng mô hình D2C, Away dễ dàng nâng sản phẩm mà không phải cắt giảm lợi nhuận. Bởi vậy, đây là một trong những thương hiệu áp dụng thành công mô hình D2C không thể bỏ qua.

7.4. Reformation

Reformation là thương hiệu quần áo phụ nữ tại Mỹ với phong cách hiện đại và thời trang. Các sản phẩm được làm từ vật liệu hữu cơ hoặc tái chế. Cũng như được phân phối trong bao bì chắc chắn. Tuy nhiên, để tạo nên sự khác biệt và tăng tính cạnh tranh, Reformation đã chuyển đổi mô hình kinh doanh sang D2C. Điều này giúp nhãn hàng tiếp cận và “giữ chân” được lượng lớn khách hàng thân thiết dựa trên các giá trị mà nó đại diện.

7.5. Nanit

Nanit là minh chứng cho một phân khúc hiệu quả khi áp dụng D2C với người dùng. Nó cung cấp các sản phẩm chính là thiết bị theo dõi giấc ngủ của em bé. Loại hàng hóa này nhanh chóng được đón nhận khi đáp ứng đúng nhu cầu của các ông bố, bà mẹ. Với nguồn vốn 30 triệu đô la, công ty áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cấp chất lượng sản phẩm. Bằng cách kết hợp dịch vụ được cá nhân hóa với một sản phẩm chủ lực trong một thời gian dài, Nanit xứng đáng nằm top thương hiệu D2C thành công trên thế giới.
doanh thu của nike
Trên đây là tất tần tật những thông tin để giải đáp thắc mắc “Mô hình D2C là gì?” . Có thể thấy, đây là mô hình mới nhưng những giá trị to lớn mà nó mang lại cho doanh nghiệp không thể phủ nhận. Bởi vậy, các chủ kinh doanh cần cân nhắc kỹ mô hình này để tạo bước đệm đột phá doanh thu. Chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo.

5/5 - (6 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...

Medium Rare là gì? Cách tư vấn Beefsteak cho khách hàng

Medium Rare là gì? Hiểu đúng về beefsteak medium...

Kỹ thuật khăn trải bài là gì? 5 bước thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn đúng cách

Kỹ thuật khăn trải bàn là gì? Quy trình...