Cẩm nang chi phí điện nước cho quán cà phê

Date:

Chi phí điện nước cho quán cà phê gồm chi phí thi công điện nước và chi phí tiêu thụ hàng tháng. Chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết này.

Để kinh doanh quán cà phê cần rất nhiều chi phí: chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị và nguyên vật liệu, chi phí phát sinh,… Nếu địa điểm chưa có hệ thống điện nước cần lắp đặt hệ thống điện nước. Hôm nay, Nhà Hàng Số cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về các loại chi phi cần thiết khi mở quán cà phê, đặc biệt là chi phí điện nước cho quán cà phê.

1. Chi phí cho quán cà phê gồm những khoản nào?

Để mở một quán cà phê, chủ cửa hàng phải dự trù kinh phí, từ đó có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Chi phí cố định chiếm phần lớn trong việc mở một quán cà phê.
Chi phí cố định là là những khoản chi phí buộc phải chi trả, không thể thay đổi trong khoảng thời gian nhất định. Chi phí cố định chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí phải chi tiêu. Trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận giữa chủ mặt bằng và người thuê có sự thay đổi, chi phí cố định mới thay đổi.

1.1 Chi phí mặt bằng

Nếu không có sẵn mặt bằng, đây là khoản phí đầu tiên chủ quán cà phê phải tính đến. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, diện tích, tính chất quán mà chủ cửa hàng hướng đến, giá cả sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, dù là mua hay thuê địa điểm kinh doanh bạn vẫn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để setup, bố trí lại không gian theo phong cách của mình.
chi phí mặt bằng mở quán cà phê
Trong tổng chi phí phải chi trả khi mở quán cafe, chi phí mặt bằng và chi phí cố định không được quá 15% doanh thu hàng tháng. Nếu không, nhà hàng sẽ bị lỗ. Vị trí và diện tích, quy mô quán cà phê quyết định đến chi phí mặt bằng.
Đồng thời, quy mô quán cà phê quyết định đến các chi phí khác trong khoản chi phí cố định. Nếu lựa chọn một vị trí “mặt đường”, chi phí mặt bằng của quán cà phê sẽ cao hơn bình thường. Đổi lại, lượng khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận được quán của bạn, chi phí quảng cáo cho cửa hàng cũng thấp hơn đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy khách hàng với những quán mặt đường khoảng 80% đến 100% đặc biệt vào những khung giờ từ 19h đến 22h.
Ngoài ra, với những địa điểm là chân chung cư hay nơi đông đúc dân văn phòng tỷ lệ lấp đầy khách hàng cũng rất cao, dao động từ 75% đến 100% và khách đồng đều cả ngày.

1.2 Chi Phí Nhân Viên

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần trả lương cho nhân viên là đủ. Nhưng không hề, bên cạnh tiền lương còn các khoản tiền khác: Phúc lợi, thưởng ngày lễ, thưởng KPI, thuế và các dịch vụ kế toán khác. Bạn cũng nên tính cả tiền lương của bạn vào khoản chi phí nhân viên. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, chi phí lao động phải thấp hơn 35% tổng doanh thu của quán cà phê trong một tháng.chi phí nhân viênChi phí dễ làm cho ngân sách thâm hụt nhất là tiền lương và phúc lợi dành cho nhân viên pha chế. Một quán cà phê có được nét độc đáo và chất riêng cần phải có một nhân viên pha chế lành nghề.
Và đương nhiên, phúc lợi và lương thưởng phải xứng đáng với kinh nghiệm và trình độ của nhân viên đó. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc chi phí trong tổng chi phí cố định để lựa chọn nhân viên phù hợp với tình hình kinh tế của quán.

1.3 Chi phí cho trang thiết bị

Chi phí thiết bị chiếm tỉ lệ lớn chất trong phần chi phí cố định khi mở quán cà phê. Để mở một quán cà phê hoàn toàn mới, bạn phải mua tất cả các trang thiết bị từ đầu. Và các trang thiết bị như bàn ghế, máy xay, pha cà phê, máy đánh kem, bộ dụng cụ đựng đồ uống,…ngốn một khoản không nhỏ trong tổng kinh phí bạn có.
Tuy nhiên, đừng vì giá cả mà hời hợt trong khâu chuẩn bị này. Bởi vì việc kinh doanh lâu dài, các thiết bị máy cần được tỉ mỉ, chất lượng đảm bảo để có được những đồ uống đảm bảo hương vị và an toàn cho khách hàng.

1.4 Biến Phí

Mỗi tháng, doanh số của quán cà phê có nhiều sự biến động. Ví dụ tháng này bạn bán được nhiều hơn tháng trước, tiền nguyên vật liệu, tiền điện, nước sẽ tăng lên. Số tiền tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo từng tháng đó là biến phí.
Đối với những người đi trước, họ cho rằng chi phí mua nguyên vật liệu không nên vượt quá 40% doanh thu. Đối với các vật liệu sử dụng một lần, chỉ được phép chiếm không quá 5% doanh thu.

1.5 Các chi phí khác

Bên cạnh chi phí cố định là các khoản chi phí Marketing, quảng cáo, sắp đặt và sửa chữa các vật dụng hỏng hóc,… Nếu lượng khách tăng dần theo thời gian, cần thêm một khoản nâng cấp chất lượng, thiết bị trong nhà hàng. Nếu quán mới mở, để chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội và cả bằng những chương trình khuyến mãi trực tiếp tại quán, chi phí dao động cũng rơi vào khoảng từ 10 đến 15 triệu/ ngày.
chi phí khácChi phí điện, nước, wifi, quà tặng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu mà bạn phải tính toán thật phù hợp, chi phí này có thể rơi vào khoảng 8 đến 10 triệu/ tháng. Chi phí phát sinh: Có rất nhiều khoản phát sinh không thể lường trước được như việc in thêm thực đơn, thẻ card, may thêm đồng phục nhân viên, tiền vệ sinh, sửa chữa thiết bị hỏng hóc,…

2. Bảng dự trù chi phí cụ thể để chuẩn bị vốn cho quán cà phê

bảng chi phí mở quán cà phê
Đây là khoản dự trù chi phí cụ thể để có thể mở một quán cà phê tầm trung. Ở điều kiện thực tế, bạn có thể cân đối theo mô hình kinh doanh quán cà phê 100 triệu hoặc lớn hơn dựa trên mức phí này.
Lưu ý:

  • Chi phí địa điểm được tính trong thời gian nửa năm.
  • Chi phí trả lương cho nhân viên chỉ tính 1 tháng đầu. Bạn phải có sự chuẩn bị cho các chi phí tháng sau, trong trường hợp kinh doanh không có lãi.

Xem thêm:

3. Chi phí điện nước cho quán cà phê

Điện nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành quán cà phê. Chi phí điện nước quán cà phê bao gồm hai loại: chi phí thi công và chi phí tiêu thụ hàng tháng.

3.1 Hệ thống đèn điện chiếu sáng

hệ thống đèn chiếu sáng khi mở quán cà phê
Để lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, bạn phải xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng và không gian quan bạn muốn xây dựng. Màu sắc, hình dáng của đèn mang nét độc đáo của từng phong cách thiết kế: hiện đại, cổ điển hay phá cách là một trong những tiêu chí tiến hành thi công đèn chiếu sáng quán cà phê.
Một quán cà phê có hệ thống ánh sáng nổi bật và lung linh sẽ trở thành tâm điểm thu hút ánh mắt của khách hàng. Giờ đây, khách hàng đến quán cà phê không chỉ để “uống cà phê”. Họ yêu cầu view phải đẹp, đồ uống phải ngon, âm nhạc, chất lượng phục vụ phải chuyên nghiệp.
Sử dụng ánh sánh hợp lí tạo những điểm điểm nhấn riêng cho phong cách quán cà phê của bạn. Các kiến trúc sư tạo thi công hệ thống đèn chiếu sáng luôn đặt vấn đề lớp ánh sáng trong không gian quán lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là việc sử dụng các loại nguồn sáng khác nhau trong một không gian.
Để tiết kiệm chi phí, kiến trúc sư giỏi luôn biết tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để chiếu sáng. Ánh sáng chính và ánh sáng trên bàn được tạo hiệu ứng phù hợp với định hướng phong cách của quán. Ánh sáng chiếu rộng cũng là một yếu tố được đặc biệt chú ý.

3.2 Lắp đặt điều hòa và các quạt thông gió

Điều hòa, hệ thống quạt thông gió và khu vực công trình phụ là một phần đặc biệt quan trọng trong thi công điện nước mở quán cà phê. Để khách hàng đến quán của bạn và quay lại lần thứ hai, cần đảm bảo một không gian đủ thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi. Hiện nay, lắp đặt điều hòa trở thành một phần không thể thiếu khi mở quán cà phê. Ngoài ra khu vực nhà vệ sinh và công trình phụ cũng là yếu tố quan trọng.

3.3 Chi phí thi công điện nước cho quán cà phê

Thi công hệ thống điện nhẹ cho nhà hàng – quán cà phê là lắp đặt, thiết kế các hệ thống đèn chiếu sáng, các thiết bị công suất vừa, hệ thống điều hòa không khí cho quán cà phê … Hệ thống điện nhẹ còn bao gồm các hạng mục phân phối và cung cấp điện.
Dịch vụ viễn thông, thông tin liên lạc và hệ thống đo lường cũng nằm trong hạng mục này. Thi công điện nước đóng vai trò quan trọng, quyết định đến không gian và sự vận hành trơn tru của nhà hàng.
Bảng báo giá chi tiết thi công điện nước (tham khảo)

·      STT Thi công lắp đặt sửa chữa ĐVT Đơn giá

VNĐ

·      1 Lắp đặt điện hoàn thiện (cũ sửa lại thi công bằng ống ghen nổi trên tường) M2 70.000-90.000
·      2 Thi công điện  ( điện dán dây + hoàn thiện ) M2 80.000
·      3 Lắp đặt điện rút dây hoàn thiện (mới) M2 150.000
·      4 Lắp đặt điện nước dán dây + nước hoàn thiện (mới)

(không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

M2 160.000
·      5 Lắp đặt  điện rút dây + nước hoàn thiện (mới)

(không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

M2 220.000 – 270.000
·      6 Sửa chữa lắp đặt thay thế đường ống nước cũ

Bao gồm các hạng mục :

1.   Tháo thiết bị vệ sinh

2.    Cắt bỏ phần ống nước cũ

3.   Lắp thiết bị vệ sinh, bồn téc nước,

4.   (Quý khách lưu ý không bao gồm các hạng mục

5.   Xây chát, ốp lát ,chống thấm cổ ống xuyên sàn )

Phòng Sửa tổng thể = 5.000.000

Phần ống thoát không sửa lại – 700.000

·      7 Lắp đặt nước + hoàn thiện

(làm mới ,không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

Phòng 4.000.000
·      8 Lắp công tơ, lắp quạt trần, lắp đèn……… 150.000 – 500.000
·      9 Lắp bồn, éc nước, Thái Dương Năng, bình nóng lạnh, máy bơm nước,… 150.000-1.000.000

3.4 Lưu ý khi thi công hệ thống điện nước cho quán cà phê

Hệ thống điện trong quán cà phê cần đáp ứng được các tiêu chí cần thiết như:

  • Cường độ của đòng điện phải đạt công xuất để các thiết bị, máy móc hoạt động tốt
  • Hệ thống điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Đảm bảo thẩm mỹ cho không gian và phải được thi công thông minh
  • Giải pháp thi công tiết kiệm chi phí đầu tư và dễ dàng mở rộng trong tương lai

chi phí điện nước cho quán cà phê

3.5 Các bước lắp đặt hệ thống điện cho quán cà phê

  • Đơn giá thi công điện nước thường sẽ tính theo m2 (mét vuông mặt sàn của phòng)
  • Phần ống nước thường không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật
  • Báo giá sẽ dựa trên quy ước kỹ thuật chung. Với mỗi đơn giá thực tế sẽ có sự điều chỉnh khác nhau.
  • Đối với công trình nhà nhỏ và biệt thự thì báo giá sẽ phải đi kèm với khảo sát thực tế.

Phần hoàn thiện hệ thống điện nước gồm: bồn cầu, bình nước nóng, máy bơm nước, bồn cầu.

4. Cách tính chi phí điện nước tiêu thụ hàng tháng cho quán cà phê

4.1 Cách tính chi phí điện tiêu thụ

Cấp điện áp lớn hơn 22 kV

Cấp điện áp từ 6 kV – 22 kV 

Cấp điện áp dưới 6 kV
Giờ bình thường 2.125 2.287 2.320
Giờ thấp điểm 1.185 1.347 1.412
Giờ cao điểm 3.699 3.829 3.991

(Đơn vị: VNĐ/kW)

Bảng quy định giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm của tổng công ty điện:

Thứ 2 đến thứ 7 Chủ Nhật
4:00 – 9:30 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
9:30 – 11:30 Giờ Cao Điểm Giờ Bình Thường
11:30-17:00 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
17:00-20:00 Giờ Cao Điểm Giờ Bình Thường
20:00-22:00 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
22:00-4:00 Giờ Thấp Điểm Giờ Thấp Điểm

4.2 Cách tính chi phí nước tiêu thụ

Đối với chi phí nước sinh hoạt trong hoạt động kinh doanh quán cà phê, đơn giá chung được tổng hợp ở bảng sau:

Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư (m3/tháng/hộ gia đình) Giá bán nước (VND) Thuế GTGT (5%) Chi phí bảo vệ môi trường (10%) Giá thanh toán (VND)
10 m3 đầu  tiên 5.930 198,65 597,30 6.869
 

Từ trên 10m3 đến 20m3

7.052 352,60 705,20 8.110
Từ trên 20m3 đến trên 30m3 8.669 433,45 866,90 9.969
Trên 30m3 15.929 796,45 1.592,90 18.318

Cụ thể cách tính nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
• Bậc 1 = định mức sử dụng nước 10m3 đầu tiên (5.973VNĐ/M3) x 10
• Bậc 2 = định mức sử dụng nước 10 – 20m3 (7.052 VNĐ/M3) x 10
• Bậc 3 = định mức sử dụng nước 20 – 30m3 (8.669 VNĐ/M3) x 10
• Bậc 4 = định mức sử dụng nước 30m3 trở lên (15.929VNĐ/M3) x 4
Tổng số tiền nước tiêu thụ/tháng bằng tổng bốn bậc cộng lại.
Xem thêm:

5. Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết về chi phí mở quán cà phê, đặc biệt là chi phí điện nước cho quán cà phê. Kinh doanh quán cà phê là loại hình kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên cũng cần có nhiều lưu ý. Hy vọng với những thông tin mà Nhà Hàng Số cung cấp sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ nguồn vốn từ trước trong quá trình khởi nghiệp.
Chuyên mục khởi nghiệp quán cafe của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những kinh nghiệm bổ ích trong các bài viết tiếp theo.

5/5 - (20 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Bí kíp lựa chọn các loại ly trong quán cafe phù hợp

Các loại ly trong quán cafe bao gồm những...

Mô hình quán cafe cây xanh: Xu hướng kinh doanh hàng đầu

Mô hình quán cafe cây xanh: Sự kết hợp...

Khám phá các loại cafe hấp dẫn và được yêu thích nhất

Cùng khám các loại cafe phổ biến, được ưa...

7 phong cách cổng quán cafe đẹp thu hút khách hàng

Khám phá những phong cách cổng quán cafe đẹp...