Home Blog Page 36

Sang nhượng là gì? Kinh nghiệm & lưu ý sang nhượng cửa hàng

sang nhượng

Sang nhượng là gì? Đây là hình thức đổi quyền sở hữu tài sản (mặt bằng, cơ sở vật chất,…) phổ biến tại các đơn vị kinh doanh.

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh đã lựa chọn hình thức sang nhượng mặt bằng, cơ sở vật chất. Đây là việc làm giúp các chủ đầu tư giảm thiểu chi phí mở mới. Vậy bạn có hiểu sang nhượng là gì không? Để lý giải rõ hơn về chủ đề này, Nhà Hàng Số mời bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Tìm hiểu chung về sang nhượng

1.1. Sang nhượng là gì?

Sang nhượng là việc đổi quyền sở hữu tài sản cho một bên khác theo đúng trình tự pháp luật. Khi đó, người được chuyển nhượng sẽ có quyền hưởng thụ và sử dụng toàn bộ quyền lợi của chủ sở hữu trước đó. Quy trình chuyển nhượng phải đảm bảo minh bạch theo quy định luật pháp Việt Nam hiện hành.

sang nhượng là gì

1.2. Sang nhượng trong kinh doanh

Sang nhượng nhà hàng, quán ăn, quán cafe,… để kinh doanh là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cho đơn vị khác. Những quyền này bao gồm sở hữu mặt bằng, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị máy móc…

Hiện nay, nhiều đơn vị kinh doanh nói chung và kinh doanh lĩnh vực F&B nói riêng đều sử dụng hình thức sang nhượng. Đây là hình thức sở hữu tài sản giúp chủ đầu tư tiết kiệm tối đa chi phí. Khi thuê lại một mặt bằng đã có sẵn cơ sở vật chất bạn sẽ giảm được một phần khoản chi, tiết kiệm ngân sách cho việc khác.

sang nhượng trong kinh doanh

2. Các đơn vị kinh doanh có nên chọn hình thức sang nhượng?

Khi bắt đầu kinh doanh, điều đầu tiên mà các chủ đầu tư quan tâm đó là tiền vốn bỏ ra để thuê mặt bằng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị,… Một giải pháp hữu hiệu lúc này đó chính là thuê mặt bằng bằng hình thức sang nhượng quyền. Nhờ những lợi thế như sở hữu lượng khách hàng quen thuộc, cơ sở vật chất đầy đủ,… Sang nhượng mặt bằng kinh doanh giúp các nhà đầu tư tiết kiệm chi phí và công sức so với việc mở mới hoàn toàn.

Việc sang nhượng quán ăn, nhà hàng, quán cafe còn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với người chưa có kinh nghiệm. Vì việc nhượng quyền còn liên quan đến luật pháp nên nếu bạn sẽ dễ gặp phải nhiều vướng mắc và khó khăn. Bởi vậy bạn cần phải nghiên cứu kỹ và tìm hiểu nhiều nguồn thông tin để không bị người bán hét giá với mức quá cao.

đơn vị kinh doanh có nên sang nhượng

Đọc ngay: Mô hình D2C là gì? Xu hướng kinh doanh “hot” trong kỷ nguyên 4.0

3. Kinh nghiệm tìm mặt bằng sang nhượng

3.1. Kinh nghiệm trả giá

Thông thường, các chủ sở hữu sẽ “hét” với mức giá chênh tương đối lớn. Vì vậy bạn phải tỉnh táo, đánh giá thực trạng của quán ăn, nhà hàng đó. Dựa vào tình hình cơ sở vật chất của quán mà định giá theo mức giá thanh lý. Từ đó bạn có thể thương lượng với chủ sở hữu để hạ mức giá phù hợp túi tiền của mình.

kinh nghiệm trả giá khi chuyển nhượng

3.2. Tìm hiểu lý do chủ sở hữu nhượng mặt bằng

Theo nhiều thông tin chuyển nhượng được đăng trên các diễn đàn, cửa hàng như: chủ đi nước ngoài, đổi lĩnh vực kinh doanh,… Bạn không nên tin tưởng tuyệt đối vào những lý do này. Hãy tìm hiểu thật kỹ từ nhiều nguồn thông tin để biết được lý do thực sự nằm ở đâu. Có thể do kinh doanh thua lỗ vì quán “ế” khách nên chủ sở hữu cần sang nhượng.

tìm hiểu lý do chủ sở hữu sang nhượng mặt bằng

3.3. Nghiên cứu kỹ trước khi lựa chọn

Bạn có thể dành thêm thời gian đến tận quán để tìm hiểu tình hình kinh doanh. Tuỳ thuộc vào lượng khách ra vào, doanh thu kiếm được để đánh giá xem đây có thật sự là mặt bằng tốt không. Ngoài ra, bạn hãy tìm hiểu thêm từ những hộ kinh doanh, buôn bán xung quanh để có cái nhìn đúng nhất trước khi đưa ra quyết định.

Xem thêm: F&B là gì? Ngành kinh doanh “hái ra tiền” được săn đón nhất hiện nay

4. Những lưu ý khi sang nhượng cửa hàng

4.1. Kiểm tra hồ sơ, giấy tờ cẩn thận

Việc chuyển nhượng hay sang nhượng cửa hàng phải tuân thủ theo luật pháp. Cho nên bất cứ giấy tờ, ký kết bạn đều phải xem và đọc thật cẩn thận. Để tránh bị lừa đảo, bạn nên tìm đến người có chuyên môn giúp bạn kiểm tra và đối chiếu đảm bảo đúng pháp lý.

kiểm tra hồ sơ hợp đồng

4.2. Thiết lập các đều khoản hợp đồng

Sau khi đã thống nhất và ra quyết định chuyển nhượng, hai bên có nghĩa vụ đưa ra các thoả thuận hợp tác. Việc tiến hành soạn thảo hợp đồng cần có sự tham gia của người am hiểu về luật. Những điều khoản phải rõ ràng và cụ thể, đảm bảo đạt được sự thoả thuận từ đôi bên. Quy định bao gồm: số tiền sang nhượng, thời hạn, các tài sản kèm theo, quyền lợi và nghĩa vụ của 2 bên… Khi bạn lập các điều khoản chi tiết và cụ thể sẽ giúp tránh được những tranh chấp sau này.

ký hợp đồng sang nhượng

4.3. Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật

Trong suốt quá trình sang nhượng bạn cần tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết. Thời hạn áp dụng đúng bằng số năm 2 bên đã thống nhất. Để thực hiện đúng quá trình bạn cần tìm đến Luật sư hỗ trợ hoàn tất thủ tục pháp lý. Sau khi ký kết hợp đồng bạn cần tiến hành làm các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…

tuân thủ theo quy định của pháp luật

Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chủ đề sang nhượng là gì? Vì vậy, nếu bạn đang có nhu cầu tìm mặt bằng chất lượng để kinh doanh thì hãy nghiên cứu thật kỹ càng để tránh gặp phải các vấn đề không đáng có. Tham khảo thêm chuyên mục Thuật ngữ của Nhà Hàng Số để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực F&B.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s – Đế chế vững mạnh

chiến lược kinh doanh quốc tế của mcdonald's

Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s thành công từ sự cân bằng phù hợp giữa tiêu chuẩn hóa và “bản địa hóa” theo nhu cầu địa phương

Đối đầu với hàng loạt “ông lớn” như KFC, Pizza Hut, Burger King, Dunkin’ Donuts, Jollibee, Lotteria,… những chiến lược kinh doanh quốc tế ấn tượng của McDonals’s không ngừng được tung ra. Từ đó, giành được phần lớn thị trường và dẫn đầu thế giới. Sự hòa hợp và cân bằng trong các giải pháp mang đến sự thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, tại mỗi quốc gia, thương hiệu này đều gây được tiếng vang và độ uy tín lớn trên thị trường. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay chìa khóa thành công này của McDonald’s.

Nội dung

1. Tổng quan về thị trường đồ ăn nhanh

Thị trường đồ ăn nhanh là miếng bánh tiềm năng mà cũng nhiều thách thức. Theo Zion Market, tổng dung lượng thị trường đạt 647,7 tỷ đô la Mỹ. Dự đoán mức lãi suất kép đạt 4,6%/ năm trong giai đoạn 2021 – 2028. Đồng thời, ước tính tổng giá trị đạt 998 tỷ USD vào cuối năm 2028. Không chỉ trên thế giới, tại Việt Nam, sức cạnh tranh của thị trường này cũng vô cùng lớn.
doanh thu thị trường thức ăn nhanh toàn cầuNgoài các thương hiệu lớn nhỏ thì ẩm thực đường phố cũng có sức hút lớn hiện nay. Điều này đe dọa trực tiếp đến thị trường thức ăn nhanh. Tuy nhiên, nó vẫn có sức hút với mức tăng trưởng ấn tượng. Năm 2019, một số báo cáo ghi nhận ba chuỗi KFC, Jollibee và Lotteria đạt tổng 4300 tỷ đồng. Với mối đe dọa lớn như vậy, những chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s liên tục được đưa ra để giành vị thế.
lý do lựa chọn chuỗi ăn nhanhđộ nhận diện thương hiệu của chuỗi đồ ăn nhanh tại việt nam

2. Tổng quan về McDonald’s

McDonald’s là thương hiệu hàng đầu về thức ăn nhanh. Cùng tìm hiểu ngay.

2.1 Đôi nét về McDonals’s

McDonald’s là tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh quốc tế thành lập năm 1940. Nó được ra đời bởi hai anh em Richard và Maurice (“Mick & Mack”) McDonald. Sau đó, Ray kroc đã mua lại và phát triển doanh nghiệp đầy mạnh mẽ hiện nay. Nó có khoảng 40.000 nhà hàng tại hơn 120 quốc gia. Đồng thời, phục vụ hàng chục triệu khách hàng mỗi ngày. Ngoài toàn cầu hóa thương hiệu đồ ăn nhanh, mô hình này còn kinh doanh bất động sản.
thương hiệu mcdonald'sNhắc đến McDonald’s, không thể thiếu hamburger và khoai tây chiên. Ngoài đối tượng khách hàng chủ yếu là trẻ em, hiện thương hiệu ngày càng thu hút các nhóm đối tượng khác. Thương hiệu mong muốn mang đến những bữa ăn nhanh hợp vệ sinh, đầy đủ dinh dưỡng với quy trình phục vụ chuyên nghiệp nhất. Đồng thời, McDonald’s hướng tới trở thành thương hiệu hàng đầu và thiết lập chuẩn mực cho ngành công nghiệp thức ăn nhanh.
sản phẩm của mcdonald's

2.2 Tình hình kinh doanh của McDonals’s

Xét về doanh thu, McDonald’s được coi là chuỗi nhà hàng lớn nhất thế giới. Vào năm 2021, McDonald’s được xếp hạng TOP 100 công ty lớn nhất thế giới. Đồng thời, giá trị thương hiệu của McDonald’s được xếp hạng cao nhất. Tính đến thời điểm hiện tại, nó đã có mặt trên 40.000 điểm bán trải dài 120 quốc gia. Đồng thời, sở hữu mức tăng trưởng đáng nể về doanh thu. Năm 2021, doanh thu đạt mức 23,22 tỷ USD. Phần lớn doanh thu đến từ Hoa Kỳ với 8,71 tỷ USD. Ngoài ra, còn có một số nước đóng góp doanh thu đáng kể như Úc, Pháp, Canada và Anh.
doanh thu của mcdonald's giai đoạn 2005 - 2021 doanh thu theo khu vực của mcdonald'sNgoài bánh mì kẹp thịt và khoai tây chiên, nó còn phục vụ các sản phẩm khác như sữa lắc, nước ngọt, món tráng miệng, đồ ăn sáng, các sản phẩm làm từ thịt gà và các món cuốn. Với những chiến lược kinh doanh quốc tế khôn ngoan của McDonald’s, nó ngày càng vươn lên dẫn đầu thế giới và chiếm lĩnh thị phần trong thị trường thức ăn nhanh.
báo cáo thường niên của mcdonald's năm 2021

2.3 Triết lý kinh doanh và sản phẩm

“Kinh doanh là nghệ thuật phục vụ khách hàng theo cách của bạn”. Không chỉ có những sáng tạo, đổi mới trong phong cách ẩm thực của toàn thế giới. Nó còn đại diện cho sự hiện đại, trẻ trung và năng động. Nhờ nghiên cứu hành vi và thói quen khách hàng, ông đã tạo ra một chiến lược phục vụ “đồng nhất”. Qua đó, duy trì chất lượng sản phẩm và phục vụ tuyệt vời nhất. Đồng thời, tạo dựng lòng tin tuyệt đối cho khách hàng và dễ dàng thu hút lòng tin của khách hàng dù ở bất kỳ chi nhánh nào.

3. SWOT của McDonald’s

Mô hình SWOT là nền tảng vững tạo nên những chiến lược kinh doanh quốc tế hiệu quả và ấn tượng của McDonald’s.

3.1 Strengths – Điểm mạnh

  • Giá trị thương hiệu lớn: McDonald’s lọt TOP 100 thương hiệu có giá trị lớn nhất thế giới năm 2021.
  • Mạng lưới quốc tế rộng: McDonald’s sở hữu sức mạnh về mạng lưới phân phối khi trải dài khắp thế giới. Nó chỉ đứng thứ hai trên thế giới, sau Subway nếu so về số lượng cửa hàng.
  • Sản phẩm chất lượng: McDonald’s cung cấp các sản phẩm đạt chuẩn chất lượng với hương vị ấn tượng. Đặc biệt là hamburger và khoai tây chiên.
  • Đế chế bất động sản: Đây được coi là đế chế bất động sản trị giá hàng tỷ USD. Nó mang lại nguồn thu ổn định từ mức chi trả của các đối tác mua nhượng quyền thương hiệu.
  • Ứng dụng công nghệ hiện đại: McDonald’s liên tục áp dụng và đổi mới với công nghệ hiện đại. Từ đó, gia tăng trải nghiệm khách hàng.
  • Quy trình quản lý chuỗi nghiêm ngặt: Các sản phẩm và quy trình phục vụ được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn tại mọi cửa hàng. Chưa kể, còn có riêng một Hội đồng Cố vấn An toàn thực phẩm.

3.2 Weaknesses – Điểm yếu

  • Phụ thuộc nhiều vào nhượng quyền thương mại: 90% cửa hàng của McDonald’s là nhượng quyền thương mại. Bởi vậy, thương hiệu sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn nếu không kiểm soát tốt.
  • Chất lương nhân viên chưa được đảm bảo: Những năm gần đây, thương hiệu liên tục vướng phải những lùm xùm về các chính sách dành cho nhân viên. Điều này khiến uy tín và hình ảnh thương hiệu bị ảnh hưởng ít nhiều.

3.3 Opportunities – Cơ hội

  • Vấn đề an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng có xu hướng quan tâm đến chất lượng và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây cũng là yếu tố quan trọng để thương hiệu cạnh tranh với các cửa hàng đường phố.
  • GDP các nước là thị trường của McDonald’s tăng trưởng mạng. Thu nhập bình quân tăng lên nên mức tiêu dùng cũng tăng. Đặc biệt là tiêu thụ thức ăn nhanh.
  • Chính phủ hỗ trợ tạo điều kiện cho doanh nghiệp nước ngoài. Các chính sách mở cửa phát triển tạo điều kiện cho sự thâm nhập vào các quốc gia.

3.4 Threats – Thách thức

  • Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh: người tiêu dùng thường mặc định thức ăn nhanh không tốt cho sức khỏe. Chưa kể, sau đại dịch, người tiêu dùng ưu tiên những sản phẩm lành mạnh hơn. Đây là thách thức lớn với thương hiệu.
  • Sự cạnh tranh đến từ các đối thủ khác: Sự phát triển từ các đối thủ cũng như ngách thị trường thức ăn đường phố đe dọa trực tiếp đến thị phần của McDonald’s.
  • Sự khác biệt văn hóa: McDonald’s cũng phải đối mặt với vấn đề chung khi thâm nhập thị trường toàn cầu – văn hóa địa phương

swot của mcdonald's

Xem thêm:

4. Chiến lược kinh doanh quốc tế cốt lõi của McDonald’s

Từ một cửa hàng đồ ăn rất nhỏ và phát triển thành một chuỗi nhà hàng lớn nhất nhì trên thế giới với doanh thu lên đến hàng tỷ USD. Trong đó, bánh hamburger và khoai tây chiên vẫn là sản phẩm “cốt lõi” mang lại thành công cho thương hiệu. Điển hình chính là món bánh sandwich File-O-Fish, Big Mac, McSalad, Shaker, Fruit N Yogurt Parfaits,… Một số nơi còn có cả bia, gà, cá, salad, các món ăn chay, món tráng miệng, thức uống nóng, lạnh,… Chưa kể, thương hiệu còn chính thức công khai trên toàn thế giới về danh sách toàn bộ thành phần, nguyên liệu và giá trị dinh dưỡng.
Tuy có thể có sự khác nhau về sản phẩm do văn hóa giữa các nước. Nhưng họ vẫn giữ được nét đồng nhất nhờ đảm bảo mọi tính đặc trưng của sản phẩm về nguyên liệu, hình dáng và kích thước. Ngoài ra, McDonald’s luôn đảm bảo rằng cấu trúc kinh doanh phù hợp với toàn cầu. Tuy nhiên, vẫn đảm bảo sự linh hoạt tại từng địa phương.
chiến lược sản phẩm của mcdonald's tại việt namXem thêm:

5. Chiến lược thâm nhập thị trường của McDonald’s

Những bước phát triển vững chắc của McDonald’s trong lịch sử cho thấy ông lớn này luôn sẵn sàng học hỏi từ mọi đối thủ ở tầm quốc tế cũng như địa phương để hoàn thiện và mở rộng đế chế của “Cánh cổng vàng”. Trong quá trình thâm nhập, cần chú ý đến chuỗi giá trị về văn hóa địa phương, môi trường pháp lý-chính trị và kinh tế. Đồng thời, hạn chế những rủi ro về chính trị. Ngoài ra, còn phải đảm bảo thân thiện với môi trường về quy trình xử lý chất thải, nguồn cung,… để phát triển bền vững.

5.1 Quản lý chặt chẽ về chất lượng tại cửa hàng nhượng quyền

Cửa hàng đầu tiên của McDonald’s mở tại nước ngoài là vào năm 1967, tại Canada và Puerto Rico. Ngày nay đã phổ biến hơn 200 quốc gia. Thế nhưng, có đến 90% là cửa hàng nhượng quyền. Do đó, một trong những thành công của McDonald’s đến từ sự quản lý chặt chẽ về chất lượng của các cửa hàng nhượng quyền. Tất cả đều phải tuân thủ các nguyên tắc về “Chất lượng, Phục vụ, Sự sạch sẽ và Giá trị cốt lõi”. Thậm chí, Đại học Hamburger tại Illinois (Mỹ) năm 1961 được mở ra để đào tạo cho các chủ cửa hàng tất cả yêu cầu về quản lý của McDonald’s. Ngoài đảm bảo sự đồng nhất về thương hiệu. McDonald’s cũng thường xuyên thay đổi để thích nghi và đáp ứng nhu cầu của từng quốc gia.

5.2 Chuỗi cung ứng hiệu quả

McDonald’s sở hữu chuỗi cung ứng hiệu quả. Nhờ đó, đảm bảo chất lượng, doanh thu và lợi nhuận tối đa. McDonald’s đã tự xây dựng hệ thống cung với các nhà sản xuất theo hợp đồng về nguyên liệu và vận chuyển. McDonalds’ còn mua lại các bất động sản và giải quyết tối ưu chi phí thuê mặt bằng cho các đối tác. Năm 2016,chuỗi cung ứng của McDonald’s đã được xếp hạng số 2 trong Chuỗi cung ứng hàng đầu của Gartners. Sánh vai với Apple, P&G và Amazon.
Chưa kể, mô hình lợi ích được đầu tư này không chỉ thúc đầy giá trị cho các nhà hàng mà còn cho cả những nhà cung cấp theo nguyên lý “win-win”. Từ đó, tạo nên chiếc kiềng ba chân vững chắc cho nhân viên, chủ sở hữu nhà hàng và các đối tác. Các đối tác thường đồng hành từ những bước đầu tiên nên đảm bảo sự tin tưởng và đổi mới để giữ chi phí thấp nhất. Điển hình là Martin-Brower Company LLC, đồng hành từ năm 1956. Doanh nghiệp đã cung cấp vật tư cho hầu hết tất cả 15.000 địa điểm của công ty ở Bắc Mỹ.

5.3 Thành công mô hình kinh doanh

Bắt nguồn từ một cửa hiệu nhỏ bán bánh mì kẹp xúc xích tại California vào năm 1940. Để phát triển, họ buộc phải thay đổi để tạo nên sự khác biệt. Và những chiếc hamburger được ra đời. McDonald’s nhanh chóng vươn mình trở thành “hệ thống phục vụ nhanh”. Đây cũng chính là mô hình tạo nên thành công cho thương hiệu. Khách hàng chọn đồ với một menu được ấn định sẵn. Quy trình khoa học, hiệu quả khiến món ăn được hoàn thành với tốc độ cực nhanh. Khách hàng chọn món, trả tiền ngay tại quầy thu ngân và cũng nhận đồ ăn luôn tại đó.

5.4 Thành công trong cuộc chiến thương hiệu

Với tiềm năng khủng như vậy, Ray Kroc lập tức cùng founder của McDonald’s không ngừng mở rộng và phát triển ra toàn bộ nước Mỹ. Và hiện nay là toàn thế giới. Sự phát triển rực rỡ, vượt quá sức tưởng tượng khiến anh em nhà McDonald muốn dừng lại. Khi đó, Ray Kroc đã mua lại toàn bộ chuỗi McDonald’s với giá kỷ lục 2,7 triệu USD. Mặc dù mô hình bị sao chép khá nhiều. Tuy nhiên, hiểu rõ sức mạnh và lợi thế của mình, McDonald’s đã đối đầu với từng cuộc chiến một cách hiệu quả. Với sự làm chủ trong cuộc chiến này, thương hiệu vẫn đứng vững vị trí thống trị và làm nên đẳng cấp trong ngành công nghiệp ăn nhanh.

5.5 Đồng bộ hóa hình ảnh thương hiệu

McDonald’s đạt được lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tiết kiệm chi phí. Trong đó, chiến lược tiêu chuẩn hóa và đóng gói là chìa khóa thành công hàng đầu. Năm 2003, tất cả các cửa hàng đều sử dụng cùng 1 bao bì. Đặc biệt, nó sẽ in những tấm ảnh người thực đang làm các hoạt động. Thông điệp thương hiệu đơn lẻ nhưng được sử dụng song hành trên khắp thế giới.
Ngoài ra, các sản phẩm được cung cấp giống hệt nhau ở mọi cửa hàng. Chẳng hạn như McFlurry, McNuggets, McChicken, Happy Meal hoặc Filet-O-Fish. Ngoài ra, có đảm bảo hình ảnh thương hiệu vững mạnh và ổn định tại mọi nơi. Từ đó, giúp gia tăng định vị, mở rộng quy mô kinh tế với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất.
sự tăng trưởng số lượng cửa hàng của mcdonald's

6. Chiến lược địa phương hóa dựa vào thích ứng và đổi mới

Hiện McDonald’s sở hữu hệ thống cửa hàng nhượng quyền vững mạnh. Ngoài tiết kiệm chi phí, chiến lược thích nghi và môi trường địa phương mới là chìa khóa thành công. Trước hết, đó là thay đổi menu theo xu hướng tiêu dùng. Chẳng hạn, McDonald’s đã phục vụ trái cây, sinh tố, các món cá và salad tốt cho sức khỏe. Đa dạng các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng văn hóa các nước được đưa ra. Từ đó, thể hiện sự tôn trọng văn hóa và tuân thủ các chính sách của từng nước.
Chiến lược này dựa trên các yếu tố về người tiêu dùng, kinh tế và địa phương. Tuy nhiên, chiến lược này lại đòi hỏi chi phí sản xuất và truyền thông cao hơn. Bởi các hoạt động tiếp thị cần được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu của địa phương về vị trí phân phối, kế hoạch khuyến mãi và giá cả. Ngoài ra, còn áp dụng các chiến thuật về phân khúc và thử nghiệm sản phẩm.
sản phẩm salad của mcdonald's

6.1 “Địa phương hóa” về thực đơn

  • McDonald’s tại Nhật Bản

Gia nhập thị trường Nhật Bản từ năm 1971 khi thị trường chỉ giới hạn mì tô hay súp miso. Với lợi thế đi tiên phong, McDonald’s đã dẫn đầu tại đây. McDonald’s đã thực hiện chiến lược địa phương hóa của mình bằng cách mở rộng menu theo khẩu vị người Nhật. Bao gồm gà Tasuda, gà Teriyaki, Teri Tama Burger, Tsukimi Burger và McBurger Teriyaki. Thức uống bao gồm cà phê đá, kem Trà xanh, Burger gạo, Shaker rong biển và súp ngô. Các khẩu phần ăn cũng được bố trí nhỏ hơn.
mcdonald's nhật bản

  • McDonald’s tại Ấn Độ

McDonald’s mở cửa hàng đầu tiên tại Ấn Độ vào năm 1996. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, có đến 40% dân số ăn chay. Còn đa số những người ăn thịt thì lại không ăn thịt bò, thịt heo, cá hay thịt ướp lạnh. Ngoài ra, còn ưa những món ăn đậm đà gia vị và rất cay. Vì vậy, menu cho món Big Mac được thay bằng món Maharaja Mac. Chúng không có thịt bò và được thay thế bằng thịt cừu. Ngoài ra, còn có bánh mì gạo hương vị rau quả rất đậm đà. Để phục vụ cho người ăn chay, McDonald’s ở Ấn Độ cung cấp Masala Grilled Veggie Burger, McAllo Tikki và McVeggie. Ngoài ra, còn mở cửa hàng ăn chay đầu tiên tại địa phương. Trong đó, McCurry Pan là món ăn đặc trưng.
menu của mcdonalds tại ấn độ

  • McDonald’s tại Trung Quốc

Trung Quốc là một thị trường lớn của McDonald’s. Thay vì thịt từ ức gà, McDonald’s sử dụng thịt từ đùi gà. Burger gà nướng được cung cấp trong dịp Tết Nguyên đán cùng khoai tây chiên và tử vi Trung Quốc với 12 con giáp. Ngoài các loại sốt thông thường như Honey Mustard, Sweet and Sour và BBQ, Chicken McNuggets, McDonald’s Trung Quốc còn có Sốt tỏi ớt. Súp ngô và Súp rau và hải sản cùng “burger teriyaki” cũng được ưa chuộng hiện nay.
mcdonald's trung quốc

  • McDonald’s tại Anh

Hình ảnh những người nông dân Anh cung cấp thức ăn cho McDonald’s, xuất hiện trên những tờ giấy đặt trên khay của khách hàng. Một số món mới được giới thiệu như Little Tasters cùng các món ăn từ thịt trắng như thịt gà để tốt cho sức khỏe hơn.

  • Chiến lược thích nghi tại những quốc gia khác

Tại những quốc gia nhiệt đới, nước ổi được thêm vào menu của McDonald’s. McDonald’s tại Đức cũng ghi nhận doanh số ấn tượng với bia và McCroissants. Hoặc McRaclette chỉ được phục vụ tại các cửa hàng McDonald’s ở Thụy Sĩ. Đó là bánh mì kẹp thịt bò với phô mai raclette, sốt raclette độc ​​đáo, hành tây và dưa chua dưa chuột. Ngoài ra, bánh mì kẹp thịt tại đâu còn được kết hợp với xúc xích Nürnberger và thịt bò. Bánh chuối được ưa chuộng tại Mỹ Lantin. Hay mì McSpaghetti trở thành món ăn chính tại Phillippines. Ngoài ra, còn có hamburger thịt heo Samurai với vị ngọt tại Thái Lan. Hoặc McDonald’s tại Indonesia lại thay thịt lợn bằng cá. Đồng thời, phục vụ thêm cơm hơn bánh mì cùng với một số món cay ưa thích.
McDonald’s tại New Zealand còn giới thiệu Kiwiburger với củ dền và bánh mơ tự chọn trong menu. Tại Singapore, bánh rán kèm nước sốt ớt, điểm tâm gà Kiasuburger bán chạy nhất. Đây còn là một trong những nơi đầu tiên mà thương hiệu cung cấp dịch vụ giao hàng đến tận nhà. Còn McDonald’s tại Saudi Arabia lại thường đóng cửa 5 lần một ngày cho những lời cầu nguyện của người Hồi giáo. Đồng thời, không cung cấp bất kỳ mặt hàng thịt lợn nào.
mndonald's tại một số nước

6.2 “Địa phương hóa” về kiến trúc và địa điểm độc đáo

McDonald’s rất đầu tư cho mặt bằng. Đặc biệt ưa chuộng một số địa điểm tuyệt đẹp trên khắp thế giới. Đặc biệt là sử dụng các kiến ​​trúc bản địa, các tòa nhà cũ và một số kiệt tác kiến ​​trúc. Ở Bergen, Na Uy, cửa hàng được đặt trong một trong những tòa nhà bằng gỗ truyền thống lâu đời nhất. Ở Madrid, Tây Ban Nha, nó lại nằm trong một tòa nhà tráng lệ với bức tường đá cẩm thạch, đèn chùm và cầu thang lớn. Tại quảng trường Piazza de Spagna ở Rome , McDonald’s nằm ở cuối Bậc thang Tây Ban Nha. Một trong những vị trí tuyệt đẹp. Hoặc McDonald’s ở Taupo, New Zealand được bố trí trong một chiếc máy bay đã ngưng hoạt động. Cửa hàng ở Dallas, Texas có hình dạng giống như một chiếc túi vận chuyển Happy Meal khổng lồ. Một đặc điểm ấn tượng là chúng thường được thiết kế bởi chính những nghệ nhân địa phương.
mcdonald's cửa hàng trên máy bay cửa hàng mcdonald's

7. Một số chiến lược kinh doanh quốc tế quan trọng khác của McDonald’s

Ngoài chiến lược quốc tế kép về thâm nhập và “địa phương hóa”, một số các chiến lược khác cũng được áp dụng nhằm đạt được hiệu quả tối đa.

7.1 Chuẩn hóa hệ thống và quy trình

Là một công ty xuyên quốc gia và hướng đến phân bố khắp toàn cầu. Để đảm bảo kinh doanh ổn định và bền vững, hệ thống và quy trình sản xuất, phục vụ cần được tiêu chuẩn hóa giữa các nước. Ngoài ra, việc triển khai và tích hợp hệ thống ERP giữa các doanh nghiệp và đối tác cũng sẽ chuẩn hóa quy trình kinh doanh của họ. Nhờ vậy, McDonald’s có thể giảm chi phí, các công việc thủ công, đáp ứng tốt hơn cho các bên liên quan,…

7.2 Chiến lược giá

Tùy mỗi quốc gia sẽ được áp dụng các mức giá khác nhau và tương ứng. Bên cạnh việc dựa trên chi phí thành phẩm. Mcdonald’s còn dựa vào thu nhập bình quân, mức chi tiêu, tỷ giá hối đoái, mức tiêu dùng và lạm phát địa phương. Ngoài ra, giữa các địa phương trong cùng một nước cũng có sự phân hóa. McDonald’s chủ yếu tiếp cận tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các thành phố lớn vì họ có thể mua được giá cao. Sau đó, nhắm mục tiêu vào các công dân thuộc tầng lớp trung lưu thấp hơn.
menu của mcdonald's

7.3 Chiến lược tăng trưởng

Chiến lược tăng trưởng của McDonald dựa trên ba yếu tố:

  • Gia tăng số lượng nhà hàng. Điều này thể hiện sự nâng tầm định vị thương hiệu, chiếm lĩnh thị phần và hạn chế rủi ro.
  • Tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận tại các nhà hàng hiện có. Nó được thực hiện thông qua tối ưu hoạt động kinh doanh, tái đầu tư, phát triển, sàng lọc sản phẩm, tiếp thị hiệu quả và giảm chi phí vận hành.
  • Cải thiện lợi nhuận quốc tế. Nó được thực hiện khi các thị trường riêng lẻ đạt hiệu quả kinh tế theo quy mô. Và tỷ trọng thu nhập từ nước ngoài đang tăng lên nhanh chóng.

7.4 Chiến lược gia nhập và mô hình kinh doanh

Mặc dù McDonald’s không thể xuất khẩu sản phẩm của mình. Tuy nhiên, nó lại lựa chọn những phương thức khác với độ cam kết cao hơn. Cụ thể như mở cửa hàng nhượng quyền thương mại hoặc liên doanh với một đối tác địa phương. Đi cùng với đó là mức đầu tư khác nhau. Thế nhưng, trên tất cả, McDonald’s đều kiểm soát hiệu quả số lượng cửa hàng và sự tăng trưởng ở mỗi thị trường.

7.5 Mô hình nhượng quyền của McDonald’s

“Nhượng quyền kinh doanh” (Franchising) là chìa khóa dẫn đến thành công cho thương hiệu. Số cửa hàng nhượng quyền chiếm tới 90% trong hệ thống cửa hàng của tập đoàn. Từ đó, họ có thể vượt qua rào cản văn hóa. Cản trở lớn nhất của bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn mở rộng kinh doanh trên toàn cầu. Doanh nghiệp nhượng quyền McDonald’s sẽ nhận được rất nhiều quyền lợi hấp dẫn. Và đương nhiên, thương hiệu này cũng có một số yêu cầu khắt khe với đối tác của mình.
Với mô hình này, McDonald’s còn đảm bảo nguồn thu dưới hai hình thức: Phí dịch vụ (4,0% doanh thu hàng tháng) và tiền thuê (Thương hiệu sở hữu hầu hết các bất động sản). Sự thành công của giải pháp này phụ thuộc vào 3 yếu tố: Tiêu chuẩn hóa sản phẩm và dịch vụ; Nhận dạng cao thông qua quảng cáo; Kiểm soát chi phí hiệu quả.
mcdonald's địa phương hóa sản phẩm

8. Bài học rút ra từ chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s

Chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonal’s đã mang đến cho thương hiệu này rất nhiều thành công. Bởi vậy, case study chính là nguồn tham khảo hữu ích với những bài học giá trị.

8.1 Trao quyền làm chủ cho các đối tác kinh doanh

Để đảm bảo tiêu chuẩn cùng nền văn hóa, McDonald’s thường xuyên kiểm tra chất lượng đầu ra. Do đó, yếu tố cần thiết là để những chủ chi nhánh cửa hàng tại địa phương tự làm chủ. Bởi chính họ sẽ là người thấu hiểu khách hàng và nền văn hóa địa phương. Từ đó, thương hiệu vừa in đậm màu sắc toàn cầu, vừa mang tính địa phương. Ngoài ra, việc họ tự xây dựng, triển khai các hoạt động về doanh thu, tiếp thị sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và trách nhiệm của họ.

8.2 Kinh doanh những sản phẩm chất lượng cao và ổn định

Các cửa hàng tại McDonald’s có sự đồng nhất về sản phẩm và chất lượng. Sự tương đồng này góp phần duy trì hệ thống và tạo nên thương hiệu riêng. Qua đó, mang lại cảm giác an toàn và sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng. Đồng thời, mở rộng sự phổ biến của thương hiệu.

8.3 Đầu tư và đào tạo kỹ càng, cẩn thận

Có rất nhiều cửa hàng McDonald’s trên khắp thế giới. Do đó, nguồn nhân lực chất lượng và có trách nhiệm là yếu tố quan trọng để đảm bảo kinh doanh. Chưa kể, thương hiệu này còn trao quyền cho các chủ kinh doanh tự quản lý hầu hết các hoạt động. Do đó, việc huấn luyện và đào tạo nhân lực là điều cần thiết. Đồng thời, duy trì hình ảnh đẹp mắt của McDonald’s. Thường khóa huấn luyện sẽ kéo dài ít nhất 9 tháng bao gồm quản trị kinh doanh, làm việc nhóm, dữ liệu khách hàng, quy trình sản xuất, phục vụ,… Khi đó, mới đảm bảo chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
nhân viên của mcdonald's

8.4 Không ngừng đổi mới

Ngoài thay đổi theo địa phương, khẩu vị của khách hàng còn thay đổi hàng ngày. Vì vậy, nghiên cứu và đổi mới giúp thương hiệu xác định được thói quen và hành vi ăn uống của khách hàng. Qua đó, lựa chọn được sản phẩm tiềm năng để phát triển và thu hút khách hàng. Thế nhưng, vẫn phải giữ được màu sắc riêng của McDonald’s. Đặc biệt là tôn trọng truyền thống văn hóa mỗi nơi để hạn chế tối đa các rủi ro.

8.5 Duy trì và đảm bảo nguồn cung cấp

Với một doanh nghiệp quốc tế, việc đảm bảo nguồn cung là một vấn đề nhạy cảm, Ngoài nỗi lo về chi phí, chất lượng và an toàn thực phẩm là những yếu tố không thể bỏ qua. Chưa kể, sản phẩm mới là yếu tố làm nên thương hiệu. Do đó, McDonald’s cần đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe cho nhà cung cấp. Đồng thời, thắt chặt và duy trì mối quan hệ với nhà cung cấp đáng tin để đảm bảo chất lượng, công nghệ với chi phí phù hợp nhất.

8.6 Thiết lập sự hiện diện của thương hiệu

Thiết lập sự hiện diện thương hiệu là bài học tuyệt vời mà McDonald’s mang lại. Thương hiệu này đã tạo ra những trải nghiệm cảm xúc giúp chúng ta trở lại thời thơ ấu. Những món ăn với hương vị ấn tượng đã đi cùng rất nhiều thế hệ. Với sự đồng nhất ấn tượng, khi thưởng thức, sự khác biệt không có nhiều. Có thể nói, sự hiện diện mạnh mẽ này đã giúp doanh nghiệp tạo dựng niềm tin và dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Những người trung thành sẵn sàng ủng hộ thương hiệu suốt đời.

8.7 Sẵn sàng dấn thân và mạo hiểm

McDonald’s luôn duy trì sự đồng nhất và ổn định. Tuy nhiên, không thể không phủ nhận sự mạo hiểm của thương hiệu khi liên tục đưa ra các sản phẩm mới. Đặc biệt là khác nhau tại mỗi địa phương. Ngoài menu nguyên bản chỉ gồm hamburger, cheeseburger, khoai tây rán kiểu Pháp, sữa trứng đã khuấy và các loại đồ uống. McDonald’s còn bổ sung các món ăn sáng, the Happy Meal, McNuggets, Filet-O-Fish, salad và McRibs. Tuy thất bại nhiều với McLobster và McPizza, nhưng thương hiệu vẫn không ngừng dấn thân và trở thành gã khổng lồ hiện nay.

8.8 Nghệ thuật bán hàng chéo ấn tượng

Bán hàng chéo là chiến lược được các ông lớn thường xuyên sử dụng. Và McDonald’s đang sở hữu hệ thống bán hàng chéo nổi tiếng nhất mọi thời đại. Từ đó, tăng doanh số bán hàng với lợi nhuận lớn mà không khiến khách hàng choáng ngợp.
máy gọi đồ tự động của mcdonald's

9. Kết luận

Doanh thu khổng lồ, danh tiếng hàng đầu và số lượng nhà hàng lớn chứng minh cho sự thành công và đúng đắn trong chiến lược kinh doanh quốc tế của McDonald’s. Một cấu trúc hoàn hảo cho sự pha trộn giữa kinh doanh quốc tế và các đặc tính địa phương. Từ đó, đảm bảo sự lâu dài và bền vững cho McDonald’s trong tương lai. Và những bài học kinh nghiệm của McDonald’s sẽ là những giá trị quan trọng cho các công ty đa quốc gia muốn xâm nhập và phát triển thương hiệu trên thị trường thị trường thế giới. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Tea break là gì? Lưu ý để set up tea break chuyên nghiệp

tea break là gì

Tea break là gì? Tea break là quãng nghỉ ngắn để thưởng thức đồ uống, đồ ăn nhẹ. Tea break ngày càng phổ biến trong các sự kiện, hội nghị,…

Tea break là một khái niệm được du nhập từ nước ngoài. Hình thức tiệc này ngày càng phổ biến và được ưa chuộng trong các sự kiện, hội nghị. Trong bài viết này Nhà hàng số sẽ cùng giải đáp Tea break là gì? Cũng như những lưu ý để set up một buổi tea break chuyên nghiệp tại nhà hàng, khách sạn.

1. Tea break là gì?

Tea Break (còn gọi là tiệc trà) là một quãng thời gian ngắn mà mọi người dừng công việc và thưởng thức đồ uống, đồ ăn nhẹ. Tea break thường diễn ra vào giữa buổi để mọi người có thời gian nghỉ ngơi, trò chuyện, giảm căng thẳng trước khi bắt đầu công việc.
Tuy gọi là tiệc trà (tea break) nhưng đồ uống được phục vụ không nhất thiết chỉ có trà. Tùy theo thời gian, địa điểm, người tham dự mà có thể phục vụ các loại đồ uống, thức ăn khác nhau. Ví dụ như nước hoa quả, coffee, bánh ngọt, snack,… đều là những món thường có trong tiệc trà.

tea break

2. Vai trò của tea break là gì?

Đúng như tên gọi tea break là khoảng thời gian để giải lao (break). Giúp mọi người nạp năng lượng bằng đồ ăn nhẹ, đồ uống. Đây cũng là thời gian thích hợp để trò chuyện làm quen, giúp mọi người kết nối với nhau.
Đặc biệt trong các sự kiện hoặc cuộc họp diễn ra trong thời gian dài, tea break rất quan trọng. Vì nó sẽ giúp mọi người giảm mệt mỏi và quay lại công việc với nhiều năng lượng hơn.

vai trò tea break la giDù không phải bắt buộc nhưng các quán cafe, nhà hàng, khách sạn, nên có các dịch vụ set up tea break cho khách hàng cần tổ chức sự kiện. Một tea break chỉn chu không chỉ giúp đa dạng hóa dịch vụ mà còn tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Xem thêm:

3. Lưu ý khi set up tea break

3.1 Lựa chọn địa điểm, không gian.

Địa điểm là yếu tố đầu tiên cần cân nhắc khi set up tea break. Tùy theo diện tích phòng sự kiện, số lượng người tham gia để lựa chọn khu vực phù hợp. Ngoài ra, vị trí khu vực tea break cần đặt ở khoảng cách phù hợp với không gian sự kiện. Nếu đặt quá xa sẽ gây bất tiện do người tham dự sự kiện phải di chuyển quá nhiều. Ngược lại nếu ở quá gần, sẽ chiếm dụng không gian sự kiện. Và có thể gây vướng víu khi tổ chức các hoạt động cần nhiều không gian.
Ngoài ra khu vực tea break còn cần có các backdrop, bảng hướng dẫn, đồ trang trí,…giúp khách hàng dễ dàng nhận biết khu vực tổ chức tea break.

không gian tea break

3.2 Sắp xếp thời gian tổ chức

Dựa theo yêu cầu của khách hàng mà tea break có thể được tổ chức vào trước – trong hoặc sau sự kiện. Phía đơn vị tổ chức có thể gọi ý cho khách hàng thời điểm tổ chức tea break phù hợp. Ví dụ nếu sự kiện diễn ra cả ngày có thể tổ chức hai lần tea break vào hai buổi. Vào khoảng 9h30-10h vào buổi sáng và khoảng 15h-15h30 vào buổi chiều. Mỗi đợt tea break sẽ kéo dài trong khoảng 15-30 phút, tùy theo timeline của sự kiện.
Với các hoạt động có thời gian biểu cụ thể như hội nghị, workshop,…tea break cần được bày biện hoàn thiện đúng thời gian yêu cầu. Còn với các hoạt động tự do hơn như lễ khai trương, ra mắt sản phẩm thì tea break có thể được bày biện sớm hơn.

3.3 Lên menu cho tea break

Trái cây, bánh ngọt và đồ uống nhẹ là những món cơ bản trong thực đơn tea break. Thực đơn cũng có thể thay đổi theo thời gian tổ chức cũng như đối tượng tham dự. Ví dụ như tea break tổ chức vào buổi sáng có thể bổ sung thêm sandwich hoặc các loại bánh mì ngọt, để phục vụ những người tham dự chưa kịp ăn sáng. Ngược lại tea break tổ chức vào buổi chiều thì nên sử dụng các loại snack, trái cây,…

tea break buổi sángTuy thực đơn tea break khá linh động nhưng vẫn cần lưu ý những điều sau:

  • Lựa chọn các món ăn nhẹ, dễ ăn, tránh các loại đồ ăn nặng mùi, dễ dính rớt.
  • Đồ ăn nên được chia thành khẩu phần nhỏ, có thể ăn hết trong một đến hai miếng.
  • Nên hạn chế các món ăn cần dùng nhiều dụng cụ ăn uống

đồ ăn tea break

  • Tránh các loại đồ uống có cồn. Trừ trường hợp tiệc chúc mừng hoặc khai trương có thể sử dụng rượu champagne nồng độ nhẹ. Và nên ghi rõ để tránh người tham dự uống nhầm.
  • Trong thực đơn nên có ít nhất hai loại đồ uống. Trong đó một loại có caffein (trà, coffee) và một loại không có (nước hoa quả). Điều này nhằm phục vụ hai nhóm đối tượng, những người cần đồ uống giúp tỉnh táo và những người không thích sử dụng đồ có caffein.
  • Đồ ăn và đồ uống cần được bố trí một cách gọn gàng, bắt mắt, có thể trang trí thêm bằng hoa tươi, các loại kệ decor.

thực đơn tea break

Xem thêm:

3.4 Các yếu tố khác

Ngoài ba yếu tố quan trọng nhất là thời gian, địa điểm, thực đơn. Một đơn vị tổ chức chuyên nghiệp sẽ cần chú ý rất nhiều yếu tố để có một buổi tea break hoàn hảo. Ví dụ như âm nhạc. Tiệc trà là thời gian mọi người nghỉ ngơi và trò chuyện do đó cần chọn các bản nhạc nhẹ nhàng, nhạc không lời với âm lượng vừa đủ. Từ việc bố trí các khu vực phụ như bàn ngồi nghỉ, khu rửa tay, khu hút thuốc,.. Hay những dụng cụ nhỏ như khăn ăn, đá lạnh, giấy ướt lau tay, khay đựng đồ….cũng là những điều mà đơn vị tổ chức cần chú ý.

các yếu tố khác tea break

4. Tạm kết

Tại Việt Nam, tea break được coi là thời gian nghỉ giải lao giữa buổi trong các sự kiện hội nghị. Hiểu rõ tea break là gì cũng như những lưu ý khi set up tea break sẽ giúp các nhà hàng, khách sạn ghi điểm trong mắt khách hàng. Điều này giúp khẳng định thương hiệu, giữ chân khách hàng lâu dài và tăng doanh thu. Theo dõi Nhà hàng số để tiếp tục cập nhật những Thuật ngữ mới nhất trong ngành F&B.

Đợt IPO của Zomato: “Cú hích” ấn tượng

đợt ipo của zomato

Đợt IPO của Zomato thành công giúp Startup trở thành kỳ lân công nghệ trong thị trường với màn chào sân ấn tượng

Cổ phiếu đóng cửa ở mức 125,85 Rs (Rupee) trên BSE, tăng 65,59% so với giá phát hành. Trong khi đó trên NSE, cổ phiếu đóng cửa ở mức 125,30 Rs, tăng 64,87% so với giá phát hành của cổ phiếu là 76 Rs. Đợt IPO của Zomato đạt được những kết quả ấn tượng, càng chứng tỏ thị trường công nghệ tại Ấn Độ ngày càng nóng và trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
zomato

1. Giá cổ phiếu trong đợt IPO của Zomato

Công ty giao đồ ăn hàng đầu của Ấn Độ Zomato đã có màn ra mắt xuất sắc trên phố Dalal vào ngày 23 tháng 7 khi cổ phiếu mở cửa ở mức 116 Rs trên NSE, cao hơn 52,63% so với giá chào bán cuối cùng là 76 Rs. Giá niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay là 115 Rs, tăng 51,32%.
Cổ phiếu đóng cửa ở mức 125,85 Rs trên BSE, tăng 65,59% so với giá phát hành. Trong khi đó, trên NSE, cổ phiếu đóng cửa ở mức 125,30 Rs, tăng 64,87% so với giá phát hành của cổ phiếu là 76 Rs.
“Trong khi các nhà đầu tư có thời gian hạn chế ngắn hơn có thể bán nếu họ thấy lợi nhuận niêm yết. Triển vọng của chúng tôi đối với Zomato là tích cực trong dài hạn, ” nhà phân tích nghiên cứu tại Choice Broking cho biết.
Giá cổ phiếu tăng lên 138 Rs trong ngày sau khi niêm yết ở mức 116 Rs so với giá chào bán cuối cùng là 76 Rs.
giá cổ phiếu trong đợt ipo của zomato

2. Kết quả trong đợt IPO của Zomato

Giá trị vốn hóa thị trường của công ty đã vượt mốc 1 vạn Rs (khoảng 15 tỷ USD) sau màn ra mắt xuất sắc trên Phố Dalal, vượt lên trên IOC, BPCL, Shree Xi măng.
Đợt chào bán lần đầu ra công chúng trị giá 9.375 Rs, được mở để đăng ký từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 7, đã nhận được phản hồi xuất sắc từ các nhà đầu tư với 38,25 lần đăng ký – cao nhất trong 13 năm qua trong số các đợt IPO trị giá hơn 5.000 Rs mỗi đợt.
Phần lớn, việc niêm yết phù hợp với kỳ vọng của các nhà phân tích mặc dù được định giá cao. Niêm yết lần đầu trong phân khúc giao đồ ăn, tâm lý thị trường tích cực, nhu cầu lành mạnh từ các nhà đầu tư, tính nhất quán trong việc giành thị phần và hiệu quả tài chính dự kiến ​​được cải thiện nhờ vào phí bảo hiểm lần đầu.
Con số 186 nhà đầu tư đã mua vào đợt IPO của Zomato là biểu trưng cho sức nóng của thị trường chứng khoán Ấn Độ. Những công ty công nghệ như Zomato đang mang lại những bước ngoặt trong thị trường IPO Ấn Độ. Đợt IPO này của Zomato đã lọt TOP 10 thương vụ IPO hàng đầu của Ấn Độ.đợt ipo của zomato nằm trong top 10 thương vụ hàng đầu tại ấn độ

3. Sức hút của thị trường công nghệ tại Ấn Độ

Mặc dù cổ phiếu được niêm yết tại sàn giao dịch trong nước, nhưng đợt IPO của Zomato đã thu hút chủ yếu là các nhà đầu tư nước ngoài. Những ông lớn như BlackRock và Fidelity của Mỹ. Phần lớn nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu của Zomato đều là người nước ngoài.
Sau thương vụ IPO bom tấn của DoorDash tại Mỹ vào năm 2021, các nhà đầu tư dần chuyển hướng sang Ấn Độ. Đây là quốc gia sở hữu hàng chục kỳ lân trong lĩnh vực công nghệ như Zomato. Mặc dù theo Zomato, công ty này đã chỉ đốt tiền để có được người dùng và không trả cổ tức trong ba năm tài chính vừa qua.
Đối với nhiều doanh nghiệp, đợt IPO thành công là một sự trông đợi. Đợt IPO của Zomato được hỗ trợ bởi các ngân hàng toàn cầu. Việc niêm yết cổ phiếu của Zomato thành công là tiền đề, đồng thời là minh chứng cho sức hút thị trường công nghệ tại Ấn Độ.

4. Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Ấn Độ

Thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Ấn Độ được kỳ vọng sẽ đạt mức 21,4 tỷ USD vào năm 2026. Con số này lớn gấp 5 lần so với năm 2020. Việc trải qua đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu giao đồ ăn tăng cao.
Gaurav Gupta, co-founder của Zomato từng chia sẻ trong một buổi họp báo.
“Yếu tố cản trở thị trường giao đồ ăn trực tuyến là thói quen ăn thức ăn tự nấu của người Ấn Độ. Có khoảng trống lớn để gia tăng việc áp dụng giao đồ ăn. Chỉ có 8% những người truy cập Internet đặt đồ ăn trực tuyến. Trong khi đó, ở một số thị trường khác, con số này ở mức 38 – 53%. Vì vậy, chúng tôi ‘rất vui mừng với cơ hội ở phía trước của chúng tôi”.
gaurav gupta cofounder của zomato

Gaurav Gupta – Co-founder của Zomato

Các nhà phân tích cho biết thị trường FoodTech đã cho thấy triển vọng to lớn và thu hút các khoản đầu tư lớn như thị trường giao đồ ăn trực tuyến của Ấn Độ. Do đó, họ tin rằng Ấn Độ đang trải qua một giai đoạn cách mạng trong vài quý vừa qua.
Xem thêm:

5. Bối cảnh thị trường đợt IPO của Zomato

Zomato tiến hành niêm yết cổ phiếu trong bối cảnh các cơ quản quản lý ở Trung Quốc – một nguồn chính cho các đợt IPO công nghệ đã bắt đầu đàn áp các công ty công nghệ địa phương niêm yết tại Mỹ.
Bối cảnh này đã giúp các công ty công nghệ như Zomato thuận lợi đứng vững trên thị trường chứng khoán. Đợt IPO của Zomato đã đứng trong TOP 10 IPO hàng đầu Ấn Độ. Đồng thời, One 97 Communications, công ty mẹ của Paytm, dịch vụ thanh toán liên kết của Zomato gần đây cũng đã đệ trình bản dự thảo cho đợt IPO để huy động khoảng 166 tỷ Rs, vượt qua kỷ lục của Coal India vào năm 2010 là 154 tỷ Rs.

6. Mục đích trong đợt IPO của Zomato

Trong lần niêm yết này, Zomato hướng đến việc sử dụng số tiền thu được để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của mình. Gã khổng lồ giao đồ ăn sẽ sử dụng số tiền thu được ròng từ đợt phát hành mới để tài trợ cho các sáng kiến ​​​​tăng trưởng hữu cơ và vô cơ.
mục đích trong đợt ipo của zomato
Zomato đã liên tục giành được thị phần trong bốn năm qua để trở thành công ty dẫn đầu danh mục ở Ấn Độ về tổng giá trị đơn hàng (GOV) từ tháng 10 năm 2020 đến tháng 3 năm 2021. Zomato tạo ra phần lớn doanh thu từ giao đồ ăn và các khoản hoa hồng liên quan được tính cho các đối tác nhà hàng của mình để sử dụng nền tảng.

7. Sự cạnh tranh giữa Zomato và Swiggy

Trong thị trường giao đồ ăn trực tuyến tại Ấn Độ, Swiggy là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Zomato. Cuộc chiến giữa Zomato và Swiggy trong đợt IPO là một cách để kiểm chứng liệu rằng việc trở thành một công ty đại chúng có mang lại lợi thế hơn hay không.
Vài ngày trước khi đợt IPO của Zomato diễn ra, Swiggy đã thông báo rằng họ huy động được 1.25 tỷ USD từ các nhà đầu tư.
sự cạnh tranh giữa swiggy và zomato
Sau khi gây quỹ mới, cả hai công ty vẫn đang đốt tiền mặt. Zomato đã báo lỗ ròng 8.1 tỷ Rs (khoảng 109 triệu USD) vào năm 2020. Ở Swiggy, con số này là 37.7 tỷ Rs vào năm 2019. Lý do cho sự sụt giảm này là do thị trường dịch vụ kỹ thuật số tại Ấn Độ còn non trẻ. Tuy nhiên, thị trường này đang có những bước phát triển đáng kể. Tỷ lệ sở hữu điện thoại thông minh tại Ấn Độ đã tăng vọt từ 5% dân số vào năm 2013 lên 40% vào năm 2020. Điều này cùng với chi phí dữ liệu thấp đã tạo điều kiện cho các dịch vụ ứng dụng phát triển.

8. Tạm kết

Sự can thiệp của chính phủ Ấn Độ cũng trở thành tâm điểm của các nhà đầu tư, trong bối cảnh Trung Quốc đàn áp những gã khổng lồ công nghệ ngoại quốc. Zomato đã đưa ra nhận định rằng việc thay đổi chính sách là một yếu tố rủi ro trong các giấy tờ IPO của công ty. Trong đợt IPO của Zomato, Gaurav Gupta đồng thời cho biết cả nhà hàng và đối tác giao hàng của họ là nhân tố cốt lõi trong hệ sinh thái của doanh nghiệp. Chính vì vậy, công ty cam kết giải quyết các vấn đề.
Đợt IPO của Zomato là một “cú hích” ấn tượng đối với thị trường công nghệ Ấn Độ nói riêng, và thị trường châu Á nói chung. Giá trị vốn hoá cao giúp Zomato gây ấn tượng lớn. Chuyên mục Chuyển động F&B sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức xoay quanh các doanh nghiệp F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo.

 

Chiến lược kinh doanh của Acecook – Tự hào hương vị Việt

chiến lược kinh doanh của acecook

Chiến lược kinh doanh của Acecook thành công khi luôn đặt quyền lợi người tiêu dùng và sự tự hào về hương vị Việt lên hàng đầu

Acecook là công ty thực phẩm ăn liền hàng đầu tại Việt Nam. Hơn 30 năm, vị thế đó ngày càng được củng cố. Và chiến lược kinh doanh của Acecook đã đóng góp một phần không nhỏ cho thành công đó. Phục vụ người tiêu dùng bằng tất cả trách nhiệm và nhiệt huyết là yếu tố thôi thúc Acecook không ngừng nỗ lực. Đồng thời, mang đến những bước đi đầy tự tin và vị thế trên thị trường Việt Nam và quốc tế. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

1. Tổng quan thị trường mì gói

Dư địa ngày càng mở rộng của ngành mì ăn liền chính là cơ hội tiềm năng để Acecook tự tin chinh phục thị trường trong và ngoài nước.

1.1 Thị trường mì gói toàn cầu

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), doanh thu mì gói toàn cầu đạt 45,67 tỷ USD năm 2020. Dự đoán năm 2026 sẽ tăng gấp đôi là 73.55 tỷ USD. Nhu cầu sử dụng sản phẩm này đã tăng 14,79% vào năm 2020. Tăng trưởng gấp 4 lần so với năm 2019 (3.45%). Mức tăng trưởng mạnh mẽ dự báo doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm. Theo thống kê của WINA, thị trường châu Á có lượng tiêu thụ mì gói lớn nhất. Trong đó, Đông Bắc Á chiếm 56,45% và Đông Nam Á chiếm 25,24% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020.
xếp hạng thị trường mì gói

1.2 Thị trường mì gói Việt Nam

Trong năm 2021 người Việt Nam đã tiêu thụ 8.5 tỷ gói mì, tăng 22%. Theo WINA, Việt Nam hiện đứng thứ 3 về sản lượng tiêu thụ mì gói với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Chỉ sau Trung Quốc và Indonesia. Vị thế của Việt Nam càng được củng cố khi vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường tiêu thụ mì ăn liền tính trên đầu người cao nhất thế giới. Trung bình, mỗi người Việt tiêu thụ khoảng 87 gói mì mỗi năm. Tăng gấp 1.6 lần so với năm 2019. Hiện trong nước có khoảng 50 công ty sản xuất mì gói tại Việt Nam. Trong đó, 3 ông lớn là Acecook, Masan Consumer và Asia Food chiếm phần lớn thị phần. Chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.
Acecook chiếm thị phần nhiều nhất với mỳ quốc dân “Hảo Hảo”. Thứ hai là Masan Consumer với Omachi và Kokomi. Đứng thứ ba là Asia Food với Gấu đỏ. Ngoài ra còn có một số thương hiệu như Uniben (thương hiệu mì 3 Miền), Vifon, Paldo Vina, Nongshim,…
thị phần mì ăn liền theo giá trị
doanh thu của các doanh nghiệp mì ăn liền

2. Tổng quan về Acecook

Acecook được mệnh danh là thương hiệu “mỳ quốc dân” khi mang đến những sản phẩm in đậm dấu ấn hàng bao thế hệ.

2.1 Đôi nét về Acecook

Acecook Nhật Bản là tập đoàn đa quốc gia chuyên sản xuất mì gói, gia vị, thực phẩm. Năm 1993, Acecook Nhật Bản đầu tư thành lập công ty Cổ phần Acecook Việt Nam. Sau hành trình gần 30 năm phát triển, Acecook đã thâu tóm phần lớn thị phần mì ăn liền Việt Nam. Có thời điểm chiếm đến 50% thị phần. Tuy nhiên, do sự xuất hiện của một số đối thủ, Acecook ước tính chỉ còn khoảng ⅓ thị phần tiêu thụ mì gói trong nước cuối năm 2021.
nhà máy acecook
Thế nhưng, doanh thu của Acecook vẫn dẫn đầu và có xu hướng tăng. Từ 2019, doanh thu tăng từ 10.000 tỷ lên 12.200 tỷ vào năm 2021. Tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt khoảng 7,3%/năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 11.4% (2021). Chưa kể, Acecook hiện có 11 nhà máy quy mô lớn khắp cả nước. Các sản phẩm của thương hiệu Acecook chất lượng cao được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản tiên tiến. Nó đã có mặt khắp 63 tỉnh thành và được xuất khẩu sang khoảng 40 quốc gia. Với mục tiêu trở thành Tập đoàn thực phẩm hàng đầu, Acecook không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, đạt được rất nhiều thành tựu như: Hàng Việt Nam chất lượng cao, Giải thưởng sao vàng đất Việt, Huân chương lao động hạng và hiện đang trở thành thành viên của hiệp hội mì thế giới.
doanh thu cua cac doanh nghiep mi goi

2.2 Triết lý kinh doanh

Acecook Việt Nam sẽ thông qua con đường ẩm thực để cống hiến cho xã hội Việt Nam.

2.3 Tầm nhìn và sứ mệnh

Acecook Việt Nam muốn trở thành “doanh nghiệp sản xuất thực phẩm hàng đầu Việt Nam có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”. Đồng thời, thực hiện sứ mệnh “cung cấp sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, mang đến SỨC KHỎE – AN TOÀN – AN TÂM cho Khách hàng”…
Xem thêm:

3. Mô hình SWOT của Acecook

Mô hình SWOT là nền tảng để Acecook hoạch định những chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả.

3.1 Điểm mạnh (Strength)

  • Acecook là thương hiệu có độ phủ sóng rộng và ưa chuộng ngay từ những năm đầu.
  • Hương vị thơm ngon phù hợp với đa số khẩu vị người Việt Nam.
  • Tiện lợi, linh hoạt và dễ sử dụng.
  • Công nghệ sản xuất tiên tiến, đạt chuẩn quốc tế.
  • Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi với giá trị lớn, thu hút lượng lớn người tham gia.
  • Giá thành phải chăng, phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Một số phân khúc sản phẩm chưa có sự khác biệt đủ để thu hút và cạnh tranh.
  • Thiết kế bao bì chưa ấn tượng và không được đầu tư quá nhiều.

3.3 Cơ hội (Opportunity)

  • Thị trường mì ăn liền tại Việt Nam ngày càng phát triển mạnh mẽ với quy mô mở rộng.
  • Nhu cầu sử dụng và lượng người tiêu dùng ngày càng lớn.
  • Cơ hội tăng trưởng và mạng lưới phân phối sản phẩm mì ăn liền ra ngoài thế giới ngày càng mở rộng.

3.4 Thách thức (Threat)

  • Xu thế bão hòa thị trường mì ăn liền đẩy mạnh tính cạnh tranh. Tạo ra thách thức và yêu cầu lớn về sự đổi mới sản phẩm trong tương lai.
  • Với một sản phẩm ăn liền như mì tôm xảy ra rất nhiều tranh cãi về độ an vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, thông điệp về bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng lại chưa được Acecook đẩy mạnh.
  • Phải thường xuyên sử dụng và chi trả chi phí lớn cho các phương tiện truyền thông, hình thức quảng cáo mới để giành thị phần như giảm giá hoặc khuyến mãi,…

swot acecookXem thêm: Chiến lược Marketing của Lay’s nâng tầm trải nghiệm ăn vặt

4. Các chiến lược kinh doanh của Acecook

Sau gần 30 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, trở thành công ty thực phẩm tổng hợp hàng đầu tại Việt Nam với vị thế vững chắc trên thị trường. Chuyên cung cấp các sản phẩm ăn liền chất lượng, giá thành rẻ. Đồng thời, còn có hệ thống phân phối mạnh mẽ và các hoạt động xúc tiến hiệu quả. Acecook sở hữu lượng khách hàng lớn với doanh thu và lợi nhuận ổn định. Đằng sau những thành tựu lớn ấy là rất nhiều công sức, nỗ lực cũng như chiến lược kinh doanh hiệu quả của Acecook.
Trước sức ép và cạnh tranh gay gắt từ thị phần. Đặc biệt là xu thế bão hòa trong tiêu thụ mì gói. Nó buộc Acecook Việt Nam phải định hướng lại bài toán chiến lược. Từ đó, có thể giữ vững vị thế và thị phần.
acecook kiểm tra chất lượng

4.1 Chiến lược về kinh doanh các sản phẩm

  • Định hướng phát triển sản phẩm

Acecook trở thành thương hiệu mì quốc dân ở Việt Nam, gắn liền với thế hệ tuổi thơ của rất nhiều người. Đặc biệt phải nhắc đến cái tên Hảo Hảo. Một sản phẩm trở thành một biểu tượng quen thuộc cho các loại mì tôm tại Việt Nam. Nó có lượng tiêu thụ nhiều nhất Việt Nam trong 18 năm liên tiếp (từ năm 2000 đến năm 2018) với gần 20 tỷ gói mì đến với người tiêu dùng. Đồng thời, là một trong 04 thương hiệu mì gói lọt top 10 thương hiệu thực phẩm được bình chọn nhiều nhất tại nông thôn và là thương hiệu mì gói duy nhất được người tiêu dùng thành thị bình chọn.
Chiến lược kinh doanh của Acecook về sản phẩm không chỉ giới hạn ở mì gói. Thương hiệu còn phát triển rất nhiều sản phẩm ăn liền khác. Bao bì cũng đa dạng với túi, ly, tô. Người dùng hoàn toàn có thể thưởng thức mì tôm ở mọi nơi, mọi lúc một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Từ đó, đáp ứng nhịp sống ngày càng hối hả và nhu cầu tiêu dùng nhanh của con người. Ngoài ra, còn có muối chấm Hảo Hảo, Mì Doraemon, Hảo Hảo mini handy, snack mì Nà Ní,… Các sản phẩm đều phải đạt chuẩn quy trình kiểm soát và an toàn vệ sinh chuẩn quốc tế. Chúng đều đạt chứng nhận ISO 9001 không chứa chất gây hại cho sức khỏe, thân thiện môi trường.

  • Đa dạng các sản phẩm

Mì gói: Mì Hảo Hảo, Thế Giới Mì, Mì Doraemon, Mì Đệ Nhất, Mì Siukay, Mì Udon Sưki Sưki, Mì Mikochi, Mì Bốn Phương, Mì không chiên block, Mì Spaghetti Bistro Good, Mì Hảo 100, Mì Số Đỏ, Mì nấu Maxkay.
Phở – hủ tiếu – bún: Hủ tiếu khô nhịp sống Nam Vang, Phở Xưa & Nay, Đệ nhất phở, Phở trộn Đệ nhất, Hủ tiếu Nhịp Sống, Phở Khô Xưa & Nay, Bún Hằng Nga, Phở Xưa & Nay
Miến: Miến Trộn Phú Hương, Miến Phú Hương Yến Tiệc, Miến Phú Hương.
mì samurai

4.2 Chiến lược kinh doanh về giá

Chiến lược giá là yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng mua hàng. Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận. Do đó, nếu thương hiệu mang đến mức giá phải chăng sẽ làm tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong chiến lược kinh doanh của Acecook đã áp dụng định giá sản phẩm thâm nhập thị trường. Các đối thủ cạnh tranh như Vifon, Masan, Asiafood,… cũng có mức giá cạnh tranh. Do đó, Acecook đã áp dụng hiệu quả chiến lược này để giữ vững thị phần số 1 của mình.
Trong lần chào đầu tiên, Acecook sẽ thu hút mạnh mẽ với mức giá thấp hơn so với thị trường trong lần chào bán đầu tiên. Từ đó, có thể lôi kéo, thu hút khách hàng dùng thử. Thậm chí là khách hàng từ đối thủ cạnh tranh. Đồng thời, mong muốn giữ chân họ nếu mức giá tăng bình thường trở lại. Các sản phẩm của Acecook được mọi đối tượng khách hàng ưa chuộng. Do đó, để đảm bảo mức tiếp cận chung, mức giá sản phẩm thường rẻ hơn so với các thương hiệu khác. Tuy nhiên, gần đây, để phân khúc khách hàng, Acecook đã bắt đầu nhắm tới phân khúc cao hơn. Mở màn là mì Spaghetti Bistro (từ 12.000 đồng – 21.000 đồng).

4.3 Chiến lược kinh doanh qua hệ thống phân phối

Để tăng doanh số hiệu quả và ổn định trong một thời gian dài, Acecook đã đưa ra chiến lược phân phối ấn tượng. Hệ thống phân phối được xây dựng dựa trên việc xác định đúng hướng đi, đúng thời điểm và đúng khách hàng mục tiêu. Hiện Acecook đã có hơn 11 nhà máy hoạt động theo hệ thống khép kín với dây chuyền tự động. Tất cả đều được kiểm soát khắt khe. Từ đó, nhằm đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế.
Hệ thống phân phối vững mạnh và sâu rộng sẽ đảm bảo khả năng tiếp cận và định vị thương hiệu tốt. Các sản phẩm của Acecook có mặt khắp các cửa hàng bán lẻ, đại lý, siêu thị lớn nhỏ ở hầu hết các tỉnh thành. Mỗi tỉnh, thành phố đều có một văn phòng chi nhánh để đảm bảo quy trình phân phối tốt nhất. Ngoài hơn 700 đại lý cấp 1, Acecook cũng đẩy mạnh xuất khẩu đến hơn 46 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhờ độ phủ lên đến 95% điểm bán lẻ cả nước, mức độ nhận diện sản phẩm tăng từ 80 – 100%. Chưa kể, các sản phẩm hiện còn có mặt trên các sàn thương mại điện tử và ứng dụng giao hàng. Đặc biệt, hiện nay còn bán lẻ mì ly dưới dạng buffet. Khách hàng có thể tìm thấy dễ dàng trong các trung tâm mua sắm.
phân phối sản phẩm acecook

4.4 Chiến lược kinh doanh về xúc tiến hỗn hợp

  • Hoạt động quảng cáo

Acecook không tập trung đầu tư quá nhiều vào các hoạt động quảng cáo, truyền thông. Tuy nhiên, để giữ vững thị phần và tăng khả năng định vị. Các chiến lược xúc tiến mà Acecook triển khai đều đã đạt được những hiệu quả nhất định. Trước hết, thương hiệu đã tận dụng rất nhiều nền tảng khác nhau để quảng cáo sản phẩm. Điển hình là kênh truyền hình với số lượng người xem đông đảo. Một số kênh như HTV7, HTV9, radio,… Ngoài ra, còn quảng cáo bằng các áp phích trên đường phố, website. Hoặc trên các nền tảng truyền thông với những TVC phổ biến. Đó là: Niềm vui sẵn sàng trong ly Handy Hảo Hảo, Phở Đệ Nhất – Ngon như phở quán, ngày mới đã, Cùng Modern,…’


Trong đó, chiến dịch “Từ Việt Nam ra thế giới” kết hợp với đội tuyển U23 Việt Nam năm 2018 đã gây ấn tượng mạnh mẽ. Acecook đã khôn ngoan khi nhanh chóng chớp lấy thời điểm nhạy cảm. Đó là năm lịch sử bóng đá Việt Nam khi vươn tầm châu lục với những thành tích ngoạn mục. 6 TVC quảng cáo liên tục được tung ra với tên gọi “Từ Việt Nam ra thế giới” từ giữa năm 2018 đến đầu năm 2019. Chưa kể, trên bao bì còn in hình các cầu thủ bóng đá. Việc khơi gợi niềm tự hào và lòng tự tôn dân tộc của mỗi người dân Việt Nam đã giúp hình ảnh thương hiệu được lan tỏa một cách đẹp nhất và tự hào nhất.
acecook sản phẩm sport

  • Các chương trình khuyến mãi

Acecook được biết đến là thương hiệu “chịu chi” cho các chương trình khuyến mãi. Phần thưởng có giá trị lớn với rất nhiều giải khác nhau. Chẳng hạn như giá trị thẻ cào, xe máy, xe ô tô, TV, vàng,… Từ đó, tăng cơ hội trúng giải khiến người tiêu dùng không thể không thử vận may. Một số sản phẩm được áp dụng các chương trình khuyến mãi bao gồm: Mì ly ăn liền Handy Hảo, Hảo Vị Tôm Chua Cay, Mì ly Modern Hương Vị Lẩu Thái Tôm, Mì ly cay Ăn Liền Cay Kay Hương Vị Bò, Mì ăn liền Nhớ Mãi Mãi Hương Vị Lẩu Thái.
Bao bì các sản phẩm được thiết kế là hình ảnh cầu thủ của đội U23 Việt Nam đầy ấn tượng. Tổng trị giá giải thưởng của chương trình lên đến gần 3,9 tỷ đồng. Trong đó, 15 giải nhất là Phiếu quà tặng trọn chuyến du lịch bất kỳ với tổng trị giá 100.000.000 VNĐ kết hợp với Công ty TNHH Một Thành Viên Dịch Vụ Lữ Hành Saigontourist tổ chức. 30 giải nhì là Xe moto Suzuki GSX – R150. Và 1500 giải ba là Thẻ cào điện thoại trị giá 100.000VNĐ.
acecook chương trình khuyến mãi

  • Các hoạt động xã hội

Tết đến thường là dịp mà Acecook đẩy mạnh được các hoạt động xã hội. Điển hình như chương trình “Tết sum vầy”. Công ty đã phối hợp cùng Báo Thanh Niên và Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên TP.HCM để tổ chức chương trình Chuyến xe Tết sum vầy. Qua đó, hỗ trợ 2.500 vé xe miễn phí cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn từ TP. Hồ Chí Minh trở về quê ăn tết. Trong vòng 5 năm qua, Acecook còn tổ chức chương trình học bổng. Số lượng sinh viên có hoàn cảnh khó khăn với thành tích học tập tốt nhận học bổng Acecook đã lên đến con số 560. Phần quà giá trị này đã tiếp thêm động lực cho rất nhiều hoàn cảnh ở các ngành học và độ tuổi khác nhau. Hoặc đồng hành cũng quỹ bảo trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, các chương trình thiện nguyện hay giải trí,…
Chiến lược kinh doanh của Acecook đã rất thành công khi lấy khách hàng làm trọng tâm. Từ đó, mang đến cơ hội tiếp cận cho mọi đối tượng khách hàng với sản phẩm chất lượng cao, mức giá phải chăng cùng các hoạt động khuyến mãi, quảng cáo hấp dẫn. Đồng thời, nâng tầm hình ảnh thương hiệu khi liên tục có những hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội.
vinacafe tổ chức lễ hội cafe buôn ma thuột cup acecook 2019

5. Yếu tố làm nên thành công cho chiến lược kinh doanh của Acecook Việt Nam

Cùng tìm hiểu ngay những yếu tố làm nên thành công cho chiến lược kinh doanh của Acecook. Đây đều là những giá trị mang tính cốt lõi để hoạch định nên hướng đi chắc chắn nhất.

5.1 Chiến lược sản phẩm khác biệt

Thị trường mở cửa, người tiêu dùng Việt bắt đầu làm quen và ưa chuộng các sản phẩm văn hóa ngoại quốc. Tuy nhiên, Acecook lại đi theo một hướng khác với chiến lược kinh doanh độc đáo. Đó là mang văn hóa mì ăn liền từ Nhật Bản tới Việt Nam. Tuy nhiên, không dùng công thức và hương vị nước ngoài đó để thu hút người tiêu dùng. Thay vào đó, Acecook lựa chọn thích nghi với văn hóa bản địa. Đồng thời, chinh phục khẩu vị của người Việt bằng chính hương vị Việt.
Mì sợi phở là sản phẩm được bán ra đầu tiên. Kế tiếp là mì Hảo Hảo tôm chua cay lấy cảm hứng từ món canh chua. Acecook hàng năm đều không ngừng nghiên cứu và phát triển. Chưa kể, Việt Nam còn là đất nước nổi tiếng với các món ăn chế biến từ gạo, đặc biệt là phở. 30 nhãn hàng từ mì, phở, bún, hủ tiếu… Mỗi sản phẩm đều là kết tinh sáng tạo nguồn nguyên liệu nội địa. Có thể nói, thành công nhất chính là có được lòng tin yêu của khách hàng. Đặc biệt là làm nên những sản phẩm chứa đựng văn hóa và bản sắc Việt Nam.
đệ nhất phở bò tái lăn mì ly sport

5.2 Hướng đến sự phát triển chung

Acecook luôn hoạt động dựa trên giá trị cốt lõi là 3 chữ Happy. Đó là Happy Customers, Happy Employees, Happy Society. Từ những ngày đầu gia nhập, Acecook luôn chủ động tạo ra các thay đổi tích cực cho ngành công nghiệp chế biến mỳ ăn liền tại Việt Nam. Tất cả đều phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo chất lượng với kỹ thuật công nghệ hiện đại. Từ đó, quy trình kinh doanh và văn hóa được dung hòa. Vừa tạo nên được những sản phẩm đậm bản sắc Việt. Vừa mang chất lượng an toàn với quy trình chuẩn Nhật.
Không những nâng cao giá trị ngành hàng, mang đến các sản phẩm đảm bảo nhất cho người tiêu dùng. Thương hiệu còn đóng góp cho nền kinh tế nói chung. Đồng thời, tạo việc làm ổn định cho hơn 6.000 lao động. Các hoạt động thể hiện trách nhiệm với xã hội cũng luôn được doanh nghiệp chú trọng và quan tâm thực hiện.
vinacafe tái định vị thương hiệu

5.3 Kiên định với tầm nhìn và xu hướng phát triển

Có thể nói, để phát triển và ngày càng vững mạnh trong suốt một hành trình dài, Acecook vẫn luôn chứng tỏ tầm nhìn chiến lược dài hạn của mình. Đặc biệt là hướng đến sự phát triển chung cho toàn xã hội. Đó là “Hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe người tiêu dùng”. Bởi vậy, bằng sự nỗ lực và nghiên cứu không ngừng, Acecook đã phát triển nên những sản phẩm tốt cho sức khỏe. Đồng thời, tạo ra nhiều xu hướng, đa dạng cách sử dụng. Đặc biệt là cần cân bằng dinh dưỡng. Vì những sản phẩm ăn liền như mì tôm thường không được khuyến khích sử dụng.
Từ đó, giá trị ngành hàng cũng không ngừng được mở rộng và gia tăng. Song song đó, Acecook vẫn tích cực tham gia các hoạt động nâng cao nhận thức cho cộng đồng về dinh dưỡng, thể thao, sức khỏe… Không những vậy, Acecook còn thực hiện chuyển đổi số, số hóa với gian hàng thực tế ảo 3D.
mỳ acecook trên gian hàng ảo 3d

5.4. Trạm Mì Acecook – Nơi trải nghiệm vị lạ món quen chính

Trạm Mì Acecook là cửa hàng bán các món ăn “lạ mà quen”. Quen ở đây là việc sử dụng nguyên liệu chính là sợi mì trong các gói mì quen thuộc của Acecook. Tuy nhiên, nó sẽ được chế biến công phu, cầu kỳ và sáng tạo. Qua đó, mang đến những tô mì thơm ngon và độc đáo. Nó được chế biến phù hợp với cả người ăn chay và ăn mặn. Mức giá dao động từ 38.000 đồng đến 69.000 đồng. Ngoài ra, cửa hàng còn có một số lựa chọn combo món ăn và thức uống. Hiện nay, ngoài cửa hàng, Trạm Mì Acecook đã có mặt trên ShopeeFood và Baemin nhằm tiếp cận lượng khách hàng lớn.
trạm mỳ acecook
menu trạm mì acecook

6. Tạm kết

Một trong những chìa khóa quan trọng giúp công ty luôn dẫn đầu thị trường mì ăn liền chính là những chiến lược kinh doanh dài hạn của Acecook. Đồng thời, không ngừng định vị thương hiệu ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng. Hàng ngàn thế hệ qua đều không hề xa lạ với các sản phẩm của Acecook. Đặc biệt là “mỳ tôm quốc dân” – Hảo Hảo. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Tương lai của StartUps ngành F&B sẽ ra sao?

startups ngành fb

Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao? Khi số lượng ngày càng tăng nhanh. Điều này đã gây ra sự cạnh tranh lớn.

1. Tổng quan tình hình ngành F&B

Tại kỳ đầu tiên của AFAQS (Hội nghị thượng đỉnh về thương hiệu khởi nghiệp). Các tham luận viên đã thảo luận về cách họ đối mặt với các thách thức trong ngành F&B. Đặc biệt là khi họ cạnh tranh với những doanh nghiệp đã có tiếng tăm trong ngành.
startups ngành fb
Trong vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến một loạt StartUps tham gia vào thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B). Họ cạnh tranh với các công ty đã có tiếng tăm. Từ đồ ăn nhẹ đến cà phê, rượu, thực phẩm đóng gói sẵn (RTC). Các StartUps đã thực sự làm xáo trộn ngành F&B. Những thương hiệu này cố gắng có cho mình các vị trí kệ siêu thị và trong giỏ hàng trực tuyến. StartUps đang phải đối mặt với những thách thức mới hàng ngày.
các startups cần được ủng hộ
Gần đây, có một cuộc thảo luận hội thảo về xu hướng của các StartUps F&B trong tương lai trong ấn bản đầu tiên của afaqs! Hội nghị thượng đỉnh về thương hiệu khởi nghiệp. Các tham luận viên gồm: Aditya Sanghavi (Founder và CEO Snackible); Isha Dhoble (VP – marketing và chiến lược); Epigamia và Sohil Wazir (Giám đốc thương mại Blue Tribe Food). Cuộc thảo luận về cách các StartUps đối mặt với những thách thức này để phát triển từ một công ty nhỏ trở thành một công ty lớn trên toàn quốc.
Ba StartUps đầu bảng đều cho mình là đơn vị cung phẩm thực phẩm tốt “Lành mạnh”. Trong đại dịch COVID, nhiều người đã chuyển sang lối sống lành mạnh và ý thức được những gì họ đã tiêu thụ. Nhưng khi hết đại dịch, trở lại cuộc sống bình thường, liệu thói quen đó có duy trì được không? Người tiêu dùng có còn quan tâm đến sự “Lành mạnh” của thương hiệu không?

2. Thương hiệu Snackible

Sangvi của Snackible nói rằng: “Một khi có được kiến thức về lối sống lành mạnh, rất khó để họ quay lại thói quen cũ. Kiến thức sẽ không bị mất đi. Các bậc cha mẹ trẻ đang đưa ra những quyết định lành mạnh hơn cho gia đình của họ. Đây chính là thế hệ mới. Họ sẽ tiếp tục mua hàng từ các thương hiệu D2C. Đồng thời đưa ra những lựa chọn lành mạnh hơn.”
Snackible
Sự xuất hiện của thương mại nhanh (q-commerce) đã tạo động lực mạnh mẽ cho ngành F & B. Đặc biệt là đối với các hạng mục đồ ăn nhẹ. Những người tham gia hội thảo đã chia sẻ quan điểm của họ về vai trò của kênh này đối với thương hiệu.
qcommerce
Xem thêm:

3. Thương hiệu Epigamia

Dhoble của Epigamia cho biết người tiêu dùng sẽ không chung thành với thương hiệu. Trong trường hợp có sự thay thế thuận tiện hơn. Nghĩa là, nếu Epigamia không có sẵn trên một nền tảng, người tiêu dùng sẽ mua bất cứ thứ gì có sẵn nếu họ muốn nó gấp.
Dhoble nói thêm: “Các thương hiệu mới luôn mong muốn được xuất hiện trên điện thoại của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ không cần đến các cửa hàng như trước đây. Họ tìm mọi thứ thông qua điện thoại của họ. Đây chính là cách để người tiêu dùng tìm kiếm sản phẩm ngày nay.”
epigamia
Tuy nhiên, bà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chiến lược đa kênh. “Đó là con đường hướng về tương lai bền vững. Q-commerce mới chỉ thâm nhập vào một số bộ phận nhất định. Nếu bạn muốn cung cấp cho một lượng lớn khách hàng và xây dựng một thương hiệu bền vững. Bạn cần phải có mặt ở khắp mọi nền tảng. Bạn không thể chỉ dựa vào một kênh”

4. Thương hiệu Blue Tribe Food

Wazir của Blue Tribe Food cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đa kênh. Đặc biệt là trong những sản phẩm có gốc thực vật. “Đây là một danh mục mới. Mọi người e ngại thử các loại thịt có nguồn gốc thực vật vì sợ hương vị của nó. Với đồ ăn, chỉ khi bạn xuất hiện tại điểm bán, bạn mới có thể khiến mọi người nếm thử.”
Blue Tribe Food bắt đầu là một thương hiệu D2C sau COVID. Họ đã thực hiện rất nhiều hoạt động nếm thử và bán hàng tại chỗ. “Chiến lược của chúng tôi là khiến mọi người nếm thử và sau đó mua nó. Kênh đa kênh có rất nhiều ý nghĩa, đặc biệt là đối với các thương hiệu thực phẩm, ”Wazir nói thêm.
blue tribe food
Hội thảo cũng thảo luận về những đổi mới độc đáo. Vai trò của hợp tác thương hiệu để mở rộng đối tượng mục tiêu. Các kế hoạch theo dõi giúp những StartUps này trong việc giữ chân khách hàng.
Nhà Hàng Số hy vọng bài viết: “StartUps ngành F&B- Tương lai nào cho họ?” đã mang lại nhiều giá trị. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những bài viết liên quan, hãy đón đọc chuyên mục Chuyển động F&B nhé!

Bếp trên mây GrabKitchen trên GrabFood bùng nổ khắp châu Á

bếp trên mây grabfood

Bếp trên mây GrabKitchen, tương lai sống còn của Grab giúp GrabFood hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và chiếm lĩnh thị trường

Bếp trên mây (Cloud Kitchen) GrabKitchen là cái tên gây bão ngành F&B khi xuất hiện trên GrabFood những năm gần đây. Nó là một giải pháp kinh doanh thông minh giúp tối ưu chi phí và giảm thiểu tối đa rủi ro. Chưa kể, đây còn là “nhân tố bí ẩn” giúp Grab hiện thực hóa xu hướng phát triển bền vững. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!

1. “Bếp trên mây” – Cloud Kitchen là gì?

Nhà sáng lập Uber ví von “bếp trên mây” là “the next big thing” (điều lớn lao tiếp theo). Bởi mô hình này ngay từ khi mới được ra mắt đã nhanh chóng bùng nổ khắp châu Á. Thay vì dùng bữa tại chỗ thì họ sẽ gọi đồ ăn về nhà hoặc nơi làm việc. Bởi nó là một nhà hàng vô cùng đặc biệt. Không có không gian, địa điểm ăn uống hoặc take away như các mô hình truyền thống. Cloud Kitchen hoàn toàn dựa vào tích hợp của bên thứ ba hoặc đơn đặt hàng giao hàng tận nhà thông qua các ứng dụng, nền tảng để vận hành và hoạt động. Một nhà hàng có thể cung cấp đa dạng các món ăn hoặc các thương hiệu khác nhau. Từ đó, đảm bỏ sự linh hoạt và tối ưu các khoản chi phí nhất.
Đổi mới mô hình bếp trên mây

2. Tiềm năng mô hình Cloud Kitchen

Không phải ngẫu nhiên mà một mô hình kinh doanh mới lạ như vậy lại phát triển bùng nổ. Đặc biệt là trở thành xu hướng hàng đầu hiện nay. Để giải mã hiện tượng này, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay các lý do dưới đây nhé!

2.1. Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh tăng mạnh với độ phủ lớn

Theo báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam” của Adsota (2020), tính đến cuối năm 2019, số người sử dụng thiết bị thông minh ở Trung Quốc là 851,2 triệu người, Ấn Độ với 345,9 triệu người, Hoa Kỳ là 260,2 triệu người. Và với 43,7 triệu người, Việt Nam cũng lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng cao nhất thế giới. Với tổng dân số 97,4 triệu dân, con số này cho thấy độ phủ khắp cả nước đã đạt tới 44,9%. Và con số này chưa có xu hướng dừng lại, thậm chí tăng ngày càng mạnh mẽ.

2.2. Dịch vụ giao đồ ăn đa nền tảng

Theo IMARC Group, giá trị thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu đã đạt 84,6 tỷ USD năm 2018. Và dự kiến đạt mức 161,74 tỷ USD năm 2023 và 200 tỷ USD năm 2025 theo Adroit Market Research. Trong đó, thị trường châu Á – Thái Bình Dương đặt mức giá trị ước tính lên đến 90,95 tỷ USD năm 2023.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Statista, thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến tại Việt Nam ước tính đạt mức doanh thu lên đến 302 triệu USD vào năm 2020. Và vào năm 2024 là 557 triệu USD vào năm 2024.

2.3. Thay đổi sở thích, hành vi, thói quen ăn uống của người tiêu dùng

Những năm trở lại đây, việc tiêu dùng trực tuyến dường như trở thành một phương tiện hiện đại và tiện ích được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, từ sau dịch bệnh Covid, nó mới thực sự trở thành thói quen tiêu dùng. Dịch bệnh căng thẳng, giãn cách xã hội liên tục khiến nhu cầu tại chỗ tăng nhanh chóng mặt. Số lượng người dùng của các app giao hàng tăng lên chóng mặt. Mặc dù, hiện nay, cả xã hội đã đi bình thường hóa, tuy nhiên, đó vẫn là giải pháp được lựa chọn hàng đầu. Nhất là khi mọi người ngày càng bận rộn. Ngoài ra, các phương thức giao dịch đa dạng, hiện đại và được ưu tiên tích hợp giữa các ứng dụng cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng online tăng cao.
tiềm năng cloud kitchen

3. Sự phát triển đáng kinh ngạc của mô hình Cloud Kitchen

Cloud Kitchen xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015 ở New York (Mỹ). Và theo thống kê hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn đầu số lượng bếp trên mây với số lượng lần lượt là khoảng 1.500, 7.500 và 3.500 bếp. Theo Businesswire, thị trường bếp đám mây toàn cầu được dự kiến sẽ đạt 118,5 tỷ USD vào năm 2027. Với tốc độ CAGR tăng trưởng mạnh 13,5% và quy mô ước tính khoảng 1,05 tỷ USD vào năm 2023. Hằng năm, doanh thu mà các app giao hàng đạt được là khoảng 120 tỷ USD. Thậm chí, có thể chạm ngưỡng 230 tỷ USD vào 2025.
Tại Việt Nam, dù đã xuất hiện từ lâu nhưng lại không quá phổ biến. Cách đây 9 năm, Flyfood đã áp dụng mô hình kinh doanh ăn uống online. Hiện tại, đây là thương hiệu kinh doanh mô hình Cloud Kitchen thành công nhất TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2017, Now đã cho ra mắt Now Station, khá giống Cloud Kitchen. Tuy nhiên, chỉ thử nghiệm mà không tiếp tục phát triển. Và chỉ đến năm 2019, bếp trên mây mới thực sự được biết đến rộng rãi qua mô hình Grab Kitchen mà Grab ra mắt. Có thể nói, Grab là đơn vị đã đi tiên phong trong việc phát triển và lan tỏa mô hình này.
Mới đây, Cloud Cook được phát triển dựa trên mô hình Cloud Kitchen của anh Hoàng Tùng đã nhận được sự đầu tư của Shark Liên và Shark Bình. Ngoài ra, một số thương hiệu như Chef Station, Tasty Kitchen hay Food Ngon cũng được phát triển mạnh.
phát triển cloud kitchen

4. Vài nét về Grab

Grab là một trong những siêu ứng dụng đa dịch vụ lớn nhất Đông Nam Á. Gia nhập thị trường từ năm 2012, Grab dần phát triển và trở thành đơn vị cung cấp một dịch vụ hàng đầu. Chẳng hạn như Grab Food (đặt đồ ăn, đồ uống), mua thực phẩm tươi sống, Grab Mart (đi chợ hộ), Grab Express (giao hàng), thanh toán – ví điện tử Moca…

4.1. Những con số ấn tượng

Các mô hình kinh doanh hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ luôn biến động không ngừng. Chưa kể, nó còn làm thay đổi mạnh mẽ phương thức và định hình lại thị trường các lĩnh vực khác. Do đó, yêu cầu đổi mới là điều không thể tránh khỏi. Và Grab chính là minh chứng điển hình cho mô hình kinh doanh đột phá. Hiện nay, nó đang là nền tảng xe công nghệ lớn nhất thế giới. Đồng thời, là công ty đi tiên phong phát triển hình thức di chuyển mới tại khu vực Đông Nam Á.
Với tốc độ tăng trưởng như vũ bão, Grab hiện đã phủ rộng khắp 8 quốc gia và 195 thành phố. Theo thống kê, có tới 90 triệu thiết bị sử dụng với hơn năm triệu người sử dụng mỗi năm. Ngoài ra, còn có hơn 2 triệu tài xế, chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, nó đã phá vỡ sự thành công của mô hình kinh doanh của taxi truyền thống trước đây với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Ứng dụng xe công nghệ của Grab chiếm 90,67% số lượng xe được phép hoạt động trên địa bàn thành phố. Theo ABI, Grab đang được khoảng 40 tỷ USD, chiếm phần lớn thị phần gọi xe công nghệ. Công ty thu về doanh số hơn 1 tỷ USD vào năm 2018 với các dịch vụ được mở rộng.

4.2. GrabFood

Vào tháng 5/2018, Grab chính thức ra mắt GrabFood. Một dịch vụ giao hàng thực phẩm được tích hợp trong Grab Food. Đồng thời, là một phần trong chiến lược trở thành siêu ứng dụng thường nhật. Mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á. Dự kiến đạt mốc 13 tỷ USD, tăng thêm gấp 6 lần vào năm 2020. Tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2019, GrabFood có tổng giá trị giao dịch tăng 400%. Số lượng đơn hàng trung bình mỗi ngày lên đến 300.000 đơn.
Theo khảo sát của Q&Me, 79% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên sử dụng GrabFood để gọi món. Và khi phát sinh nhu cầu đặt đồ ăn, 55% số người lựa chọn GrabFood nhất. Ngoài ra, theo Kantar, 87% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát chọn đây là dịch vụ giao nhận thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất. Bởi ngoài chất lượng và rất nhiều tiện ích đi kèm, Grab có thể tận dụng hệ sinh thái người dùng đông đảo từ mảng gọi xe để áp đảo các đối thủ khác.
ứng dụng đặt đồ ăn grab food
Xem thêm: Cách đăng ký bán hàng trên Grab Food đầy đủ và chi tiết nhất

5. Đi tiên phong với mô hình GrabKitchen

5.1. GrabKitchen là gì?

Nếu như Uber, WeWork chú trọng chiếm lĩnh thị trường bằng mọi giá để đạt được lợi nhuận. Cùng với đó là sự trỉ trích nặng nề. Thì Grab lại chuyển sang phát triển mảng kinh doanh đồ ăn, đồ uống. Với sự bùng nổ của mảng kinh doanh giao đồ ăn ở Đông Nam Á, bếp trên mây là xu hướng Grab không thể bỏ qua.
GrabKitchen là cửa hàng dịch vụ của Grab, nằm trong Grab Food. Mô hình bếp này tập trung đa thương hiệu với sự kết hợp offline và online đầu tiên tại Việt Nam. Nó thường nằm ở những nơi có ít quán ăn và có lượng người dùng đặt nhiều. Đồng thời, mời các thương hiệu làm đối tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng. Có thể nói, đây là mô hình mang lại tiện lợi rất lớn cho khách hàng, chủ thương hiệu và doanh nghiệp. Và Grab thực sự nỗ lực trong việc mang đến nhiều giải pháp, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của người dùng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

5.2. Quá trình mở rộng quy mô của GrabKitchen

Bếp trên mây của GrabFood được đặt đầu tiên tại Indonesia vào tháng 9/ 2018. Nó đã thu hút thu hút 10 nhà hàng thực tế ảo. Bao gồm cả Waboru – một chuỗi đồ ăn kiểu Nhật, Playmade – một nhà sản xuất trà sữa và Thai Dynasty. Sau đó, được mở rộng sang Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Tính tới tháng 4/2019, Grab đã phát triển được 10 GrabKitchen tại Indonesia. Dự kiến, vào cuối năm 2019, số lượng GrabKitchen tại Indonesia sẽ lên con số 50. Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Grab cho ra mắt dịch vụ này..
Đến giữa tháng 10/2020, mạng lưới Cloud Kitchen được mở rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Có khoảng 57 GrabKitchen tại 5 quốc gia. Đó là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

5.3. Cơ chế hoạt động của GrabKitchen

Bếp trên mây GrabFood không yêu cầu quá nhiều về diện tích. Mỗi căn bếp rộng từ 12 – 21 m2. Đồng thời, được trang bị bồn rửa và những thiết bị khác. Các chủ bếp sẽ tự bổ sung và hoàn thiện thêm căn bếp của họ. Dù vẫn có một khoảng không gian nhỏ tại. Tuy nhiên, GrabKitchen chủ yếu hoạt động như một cơ sở giao đồ ăn.

5.4. Tính năng khác biệt của GrabKitchen

Để sử dụng GrabKitchen, bạn cần cập nhật phiên bản mới nhất của Grab. Và GrabKitchen là danh mục nằm trong GrabFood.

  • Đa dạng mặt hàng với tốc độ giao nhanh chóng

Nhờ có mô hình bếp trên mây GrabKitchen, thời gian giao hàng trung bình của GrabFood sẽ giảm tới 20%. Bởi khách hàng có thể đặt nhiều món trên một đơn hàng nên sẽ tiết kiệm được phí ship và thời gian đáng kể. Các món ăn chất lượng mà thời gian giao hàng lại nhanh. Vậy là mô hình bếp trên mây của GrabFood đã giải quyết được hai mối bận tâm lớn nhất của khách hàng.

  • Nâng cao nguồn thu nhập, đáp ứng nhu cầu việc làm

Ngoài thu nhập từ các chuyến đi, các đối tác của Grab còn có thêm 40% từ các đơn đặt hàng của GrabFood. Nhờ vậy, các tài xế có thể tối ưu số lượng đơn hàng và gia tăng thu nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu của Grab tăng trưởng đáng kể.
Điều kiện di chuyển, địa điểm miễn phí thuê: So với việc mở rộng quán sang các địa điểm mới. Đây là giải pháp rẻ nhất và ít rủi ro nhất. Bởi các cửa hàng trên Grab Kitchen không phải trả tiền để thuê không gian sử dụng nhà bếp. Điều này giúp cho họ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng ngày càng cao hiện nay.

  • Thực phẩm an toàn, chất lượng hơn

Các món ăn tại GrabKitchen đều được kiểm soát và chọn lọc kỹ càng. Nó phải đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động khép kín. Đồng thời, không thể thiếu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm riêng biệt cho khu vực gian nấu. Từ đó, đảm bảo chất lượng cho từng đơn vị cơ sở.

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí với đa dạng món trên một đơn

GrabKitchen là mô hình bếp trên mây của GrabFood hiếm hoi giải được bài toán mà chưa công ty chuyên về dịch vụ giao thức ăn nào ở Việt Nam. Và đương nhiên, không thể thiếu GrabFood. Đó là khách hàng có thể đặt nhiều món trong một đơn hàng. Chưa kể, tất cả các món đều trong cùng một địa điểm. Vì vậy, khách hàng sẽ không phải chờ quá lâu cũng như tiết kiệm được phí ship nhiều lần.

5.5. Trách nhiệm và quyền lợi của Grab, các đối tác và khách hàng từ GrabKitchen

Grab có trách nhiệm dùng công nghệ như Big Data, AI, Cloud… đang phát triển cho GrabFood. Từ đó, tối ưu công suất và hiệu quả hoạt động hoạt động của đối tác nhà hàng/quán ăn và tài xế. Từ đó, tiết kiệm thời gian, tối ưu lượng đơn và gia tăng doanh thu, thu nhập cho họ. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ gia tăng trải nghiệm dịch vụ cá nhân hóa. Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng món ăn và tiết kiệm chi phí cho thực khách.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được tham gia vào GrabKitchen. Bởi Grab có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các thương hiệu muốn hoặc đã ở được cho phép kinh doanh trên GrabKitchen cần đảm bảo chất lượng món ăn tuyệt hảo, có quy trình nấu ăn chuẩn, được nhiều khách hàng ưa chuộng,… Khi đó, bạn mới có thể kinh doanh lâu bền và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, với những nhà hàng/ cửa hàng tham gia vào GrabKitchen, trách nhiệm của họ là tập trung nấu ăn. Bởi Grab sẽ lo cho bạn đầy đủ các việc còn lại như marketing – sale, logistic, mặt bằng, giao hàng. Đồng thời, tự sắm những dụng cụ trong nhà bếp mà Grab giao. Còn Grab sẽ cung cấp một máy POS để kiểm soát việc nhận đơn và giao đơn.
đi tiên phong với grabkitchen

6. GrabKitchen, tương lai sống còn của Grab

Với những ưu điểm vượt trội và tiện ích của GrabKitchen, nó đã giải quyết được rất nhiều bài toán nan giải. Không chỉ Grab phải đối mặt mà rất nhiều nhà hàng đối tác khác cũng đang giải quyết.

6.1. Giải pháp tối ưu chi phí, tối thiểu hóa rủi ro

  • Chi phí thuê địa điểm

Để phát triển mô hình mới này, Grab đã phân tích lịch sử tìm kiếm GrabFood để xác định nhu cầu người tiêu dùng. Chẳng hạn xem món ăn hay đặc sản nào nổi tiếng ở địa phương đó nhưng lại thiếu nguồn cung. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm, tối ưu hóa địa điểm và quy trình hoạt động để giảm thiểu rủi ro cho đối tác nhà hàng.
Địa điểm là yếu tố hàng đầu cần chú ý để kinh doanh thành công. Và đương nhiên, với độ hiếm và tiện lợi thì mức thuê không hề nhỏ. Chưa kể, để mở một nhà hàng cần rất nhiều chi phí phát sinh khác.

  • Chi phí thuê nguồn nhân lực

Với mô hình bếp trên mây, bạn không cần lo quá nhiều về nguồn nhân lực. Đó cũng là điều mà GrabKitchen cam kết rằng. Bởi mô hình này giúp giảm chi phí startup và giảm bớt nhu cầu giao tiếp vật lý với khách hàng. Chưa kể, dù không may thử nghiệm thất bại thì bạn cũng không tốn quá nhiều tiền. Từ đó, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Và các chủ đầu tư chỉ cần tập trung đầu tư vào món ăn để tăng trải nghiệm khách hàng. Đây chính là giải pháp tối ưu cho những hàng quán quy mô nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs). Những mô hình kinh doanh hạn chế về tài chính, chưa thể mở rộng kinh doanh.

  • Mang món ngon – quán đỉnh đến gần hơn với người dùng

Với việc chọn lọc khắt khe, các quán ăn được đăng ký tại GrabKitchen đều là các thương hiệu nổi tiếng về độ uy tín. Bởi vậy, khách hàng có thể dễ dàng thưởng thức những món ăn chất lượng với chi phí tiết kiệm đáng kể. Chưa kể, bạn còn có thể phối trộn bữa ăn theo sở thích từ nhiều quán đỉnh với danh mục Foodcourt by GrabKitchen.

6.2. Phát triển bền vững với GrabKitchen

GrabKitchen là một phần chiến lược của Grab để mở rộng thị phần thực phẩm. Người dùng GrabFood tại 7 quốc gia đã chi tiêu nhiều hơn 420% so với năm ngoái. Và số lượng người dùng đã tăng gấp 3 trong cùng kỳ. Chưa kể, biên lợi nhuận trên mỗi khách hàng còn lớn hơn cả mảng gọi xe. Grab nhận 30 – 35% hoa hồng từ các khách hàng cá nhân cho một đơn hàng vận chuyển. Cao hơn nhiều so với mức hoa hồng cho một chuyển xe là 20%. Chưa kể, giữa thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhiều thương hiệu sẵn sàng chi tiền để quảng cáo thương hiệu trên Grab.
Đặc biệt là trong dịch bệnh Covid. Theo dữ liệu từ Grab, các đối tác GrabKitchen đã hồi phục ngang bằng giai đoạn trước Covid-19 ngay từ tháng 6/2020. Đồng thời, vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định đến thời điểm này.
Có thể nói, GrabKitchen, mô hình bếp trên mây GrabFood, với nguồn doanh thu mang lại trên đã góp phần tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp. Bởi bên cạnh các đối thủ ứng dụng xe truyền thống, Grab phải đối mặt và cạnh tranh với rất nhiều ứng dụng công nghệ khác. Bởi vậy, bắt buộc Grab phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Vô hình chung, nó trở thành một trở ngại không hề nhỏ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, GrabKitchen cũng giúp Grab “phát huy tối đa sứ mệnh “Grab vì cộng đồng”, mang đến ngày càng nhiều tiện ích cho người dùng cũng như đối tác”. Giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim chia sẻ.
tầm quan trọng của grabkitchen

7. Đẩy mạnh phát triển bếp trên mây GrabKitchen trên GrabFood tại Việt Nam

Sau thử nghiệm, sáng ngày 8/10, Grab chính thức đưa GrabKitchen đi vào hoạt động tại quận Thủ Đức. Mô hình quy tụ rất nhiều thương hiệu nhà hàng, quán ăn được yêu thích trên GrabFood. Điển hình như: Bánh Mì Pewpew, Cơm Văn Phòng Rio, Gà Nướng Ò Ó O, Mẹt Tre Bún Đậu Mắm Tôm, Say Coffee, Mộc Vị Quán, Bánh Cuốn Ba Miền, Mì Quảng 3 Anh Em, Bún Thịt Nướng Anh Ba, Otoké Chicken… Tất cả đều được hiển thị trên một menu duy nhất nên khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng trên cùng 1 đơn.
Sau 1 năm hoạt động, GrabKitchen đã chứng tỏ hiệu quả khi mang đến lợi ích thiết thực và lâu dài. Đặc biệt là cho các đối tác trong hệ sinh thái Grab. Chưa kể, số lượng người dùng mới đã tăng gấp 5 lần. Bởi vậy, Grab Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới Cloud Kitchen mới tại khu dân cư Trung Sơn, TP. Hồ Chí Minh. Với 14 đối tác cửa hàng, quán ăn, nó đã thể hiện độ phủ ấn tượng của mạng lưới Cloud Kitchen khi có mặt tại quận Thủ Đức, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh. Đây cũng là GrabKitchen đầu tiên tại Việt Nam có phục vụ ăn tại chỗ. Nhờ vậy, người dùng sẽ có đa dạng trải nghiệm và lựa chọn hơn.
đẩy mạnh grabkitchenXem thêm: Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng mới ngành F&B
Trên đây là tất tần tật những thông tin về mô hình bếp trên mây GrabFood- GrabKitchen. Hy vọng, bạn có thể hiểu rõ thêm những tiềm năng, xu hướng phát triển. Đặc biệt là những lợi ích không thể bỏ qua của mô hình bếp trên mây. Đặc biệt là những case thành công như GrabKitchen. Và những mô hình khởi nghiệp, hoặc kinh doanh nhỏ với số vốn hạn chế không nên bỏ qua nó. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục blog.

Chiến lược marketing của Vinacafé Biên Hòa và “canh bạc” tái định vị

vinacafe biên hòa

Chiến lược marketing của Vinacafé Biên Hòa nhằm mang đến các sản phẩm tiện dụng và đi sâu vào đời sống hàng ngày như một thói quen tiêu dùng

Cà phê Việt Nam luôn được đánh giá cao trên thế giới bởi hương vị thơm ngon và đậm đà bậc nhất. Với uy tín thương hiệu nội địa và nguồn lực mạnh mẽ, Vinacafe Biên Hòa tự tin và tự hào đưa sản phẩm vươn tầm thế giới. Và một trong những chìa khóa tạo nên thành công chính là từ chiến lược Marketing bài bản của Vinacafé Biên Hòa. Tuy nhiên, một số bước đi cũng không tránh khỏi những lùm xùm. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay.

1. Tiềm năng thị trường cafe Việt Nam

Giai đoạn 2018 – 2019, Việt Nam tiêu thụ khoảng 162.000 tấn cà phê. Tuy nhiên, so với 5 – 10 năm trước, tỷ lệ tiêu thụ nội địa chỉ đạt 6 -7% sản lượng cả nước với 0,5kg/người/năm. Tuy nhiên, đến nay, lượng tiêu thụ đã tăng mạnh trên dưới 13% sản lượng, tương đương khoảng 200.000 tấn/năm với khoảng 2kg/người/năm. Tính chung 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cà phê ước đạt 825 nghìn tấn, trị giá 1,52 tỷ USD. Tính riêng trong quý II, theo Tổng Cục Hải quan, lượng xuất khẩu cà phê đạt gần 425 nghìn tấn, trị giá 720 triệu USD, tăng 8,8% về lượng và tăng 2%về giá trị. Thị trường cà phê quý III/2021 nổi bật khi giá cà phê tiếp tục thiết lập đỉnh mới.

chỉ số thị trường kinh doanh cafe thị trường cafe qua một số nămĐạt mục tiêu đến năm 2030, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 6 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Trong đó, xuất khẩu cà phê rang xay, hoà tan tăng 30%. Lượng tiêu thụ cà phê bình quân đầu người được dự báo sẽ tăng lên hơn 2,6 kg/người vào năm 2024. Ngoài mức doanh thu ổn định với những tín hiệu phát triển đáng mừng. Hiện nay, tất cả các thị trường mà Việt Nam đã ký kết các FTA đều mở cửa cho các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam ở mức thuế ưu đãi từ 0 đến 5%. Riêng EVFTA cam kết bỏ thuế cà phê xuống 0%. Đây chính là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho ngành cà phê Việt Nam. Đặc biệt là cafe hòa tan.
tiềm năng thị trường cafe việt nam

2. Tổng quan về Vinacafé Biên Hòa

Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển, Vinacafé Biên Hòa trở thành cái tên hàng đầu trong ngành đồ uống cà phê tại thị trường Việt. Thậm chí còn ghi dấu ấn trên thị trường quốc tế. Đây được coi là thương hiệu cà phê hòa tan hàng đầu Việt Nam

2.1 Đôi nét về Vinacafe

Vinacafé (Vinacafe) là một thương hiệu sản phẩm cà phê hòa tan nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Nó thuộc Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa. Thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp nổi tiếng hàng đầu tại Việt Nam. Năm 1969, ông Marcel Coronel người Pháp, có vợ người Việt là bà Trần Thị Khánh đã cho khởi công Nhà máy Cà phê Coronel tại Khu Kỹ nghệ Biên Hòa. Qua đó, tối ưu chi phí vận chuyển cà phê về Pháp. Công suất sản xuất lên đến 80 tấn cà phê hòa tan/năm với máy móc được nhập khẩu từ Đức. Đây cũng là nhà máy chế biến cà phê hòa tan đầu tiên tại Đông Dương.
cafe wake upMãi đến năm 1983, “Vinacafé” với ý nghĩa cà phê do Việt Nam sản xuất mới có trên các bao bì sản phẩm cà phê hòa tan xuất khẩu sang thị trường Đông Âu. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự ra đời của Vinacafé. Và ghi dấu những bước đi đầu tiên vươn mình ra khu vực. Năm 2004, công ty được đổi thành Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa.
Cuối năm 2013, Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã bán lại phần lớn cổ phiếu tại Vinacafe của mình. Hiện 90% cổ phần của Vinacafe Biên Hòa thuộc sở hữu của 3 tổ chức. Đó là Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) với 53,2%, Quỹ Gaoling (Gaoling Fund) (23,3%) và Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (12,8%). Năm 2020, Vinacafé Biên Hòa lọt Top 10 Công ty đồ uống uy tín năm 2020 – Nhóm ngành: Đồ uống không cồn theo Vietnam Report.
đôi nét về vinacafe biên hòa

2.2 Cafe gói đầu tiên được sản xuất

Năm 1977, Việt Nam sản xuất thành công cà phê hoà tan đầu tiên. Một năm sau, nước ta đã xuất khẩu được lô cà phê hoà tan đầu tiên đến các nước thuộc Liên Xô cũ và Đông u. Và năm 1983 thương hiệu Vinacafé ra đời. Năm 1993, sản phẩm cà phê hoà tan 3 trong 1 ra đời (Cafe, bột kem và đường). Bước ngoặt lớn trong thói quen tiêu dùng của người Việt dần được đón nhận.
Công ty sử dụng công nghệ sấy phun – spray drying kết hợp bí quyết “thu hương”. Từ đó, tạo nên những gói cafe có hương vị đậm đà và chất lượng. Ngay từ những ngày đầu, hệ thống phân phối của Vinacafé Biên Hòa đã trải dài khắp cả nước. Năm 2004 Vinacafé Biên Hoà chính thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp – Mô hình công ty cổ phần. Vốn điều lệ ban đầu 80 tỷ đồng. Những năm sau đó, công ty đã 5 lần tăng vốn lên đến 265,79 tỷ đồng năm 2010. Ngoài cà phê, Vinacafé Biên Hoà còn phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm khác như ngũ cốc dinh dưỡng,…
cafe nguyên chất vinacafe

2.3 Chỉ số kinh doanh của Vinacafe

Vinacafé Biên Hoà cũng là số ít doanh nghiệp không chạy theo tiến trình tăng vốn ồ ạt. Do đó, doanh nghiệp này thường kinh doanh ổn định, lãi lớn hàng năm. Hơn chục năm trên sàn, công ty vẫn giữ nguyên vốn điều lệ. Khi nhắc đến Vinacafé Biên Hoà nhà đầu tư cũng không quên ấn tượng về một doanh nghiệp thường xuyên đạt chỉ số EPS cao. Năm 2020 đạt mức cao nhất trên 27.2000. Chỉ số PE thường cao trên 15. Doanh thu duy trì đều đặn từ 2.100 tỷ đồng đến 3.400 tỷ đồng. Lợi nhuận cũng duy trì từ 300 tỷ đồng lên trên 700 tỷ đồng năm 2020. Và giảm về mức 430 tỷ đồng năm 2021.
Vinacafe công bố doanh thu thuần đạt được năm 2020 là 2.901 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2019. Tuy nhiên, lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt 724 tỷ đồng, tăng 7,94% so với năm 2019 nhờ chi phí giá vốn giảm, doanh thu tài chính tăng, và các chi phí khác được tiết giảm. Đầu năm 2021, doanh thu thuần quý I của Vinacafe Biên Hòa đạt gần 399 tỷ đồng, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2020. Biên lãi gộp còn 25,14%, trong khi cùng kỳ năm 2020 là 28,76%. Bước sang 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu Vinacafé Biên Hoà đạt mức tăng 18,5% lên 954 tỷ đồng. Lãi sau thuế hơn 190 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ.
doanh thu vinacafe biên hòa kết quả kinh doanh vinacafe biên hòa

3. SWOT của Vinacafé Biên Hòa

SWOT của Vinacafé Biên Hòa với những phân tích tổng quan về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Đây là nền tảng quan trọng để đưa ra các chiến lược đúng đắn và phù hợp nhất.

3.1 Điểm mạnh (Strength)

  • Giống cafe tốt. có nguồn nguyên liệu ổn định từ các công ty, các đối tác lâu năm trong nước.
  • Sản phẩm chủ lực là cà phê hòa tan chiếm thị phần lớn trong nước.
  • Thương hiệu lâu năm và uy tín trên thị trường Việt Nam do là một đơn vị đầu tàu của ngành cà phê Việt Nam.
  • Am hiểu thị trường Việt Nam.
  • Nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ.

3.2 Điểm yếu (Weakness)

  • Xuất chủ yếu qua các văn phòng, công ty, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam.
  • Cơ sở vật chất yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu.
  • Xuất chủ yếu dưới dạng thô, chất lượng chưa cao.
  • Chưa đầu tư mạnh cho công tác truyền thông, quảng cáo sản phẩm. Ngân sách cho truyền thông chỉ chiếm khoảng 2% tổng doanh thu. Đây không phải là mức cao đối với một công ty chuyên sản xuất hàng thực phẩm, nhất là nước uống.

3.3 Cơ hội (Opportunity)

  • Hội nhập quốc tế, Việt Nam được hưởng những lợi ích của tự do hóa thương mại.
  • Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin.
  • Nhu cầu cafe trên thế giới ngày càng tăng. Trong khi, Việt Nam là nước có sản lượng cà phê lớn top đầu thế giới. Tuy nhiên, lượng tiêu thụ cà phê còn khiêm tốn. Do đó, dư địa tiềm năng của thị trường cà phê ở Việt Nam còn rất lớn. Hơn nữa, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ cà phê hàng năm của Việt Nam lại ở mức cao.
  • Cà phê là nông sản được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện phát triển..

3.4 Thách thức (Threat)

  • Áp lực cạnh tranh gay gắt trên thị trường cà phê Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh phải kể đến như G7, Nescafe, Birdy… và sắp có như Starbucks.
  • Yêu cầu về chất lượng cafe ngày càng cao.
  • Giá nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết.

swot vinacafe

Xem thêm: Chiến lược Point of life của Masan làm nên bước ngoặt lịch sử

4. Chiến lược Marketing của Vinacafe – Hành trình định vị thương hiệu

Với trọng tâm đặt vào người dùng, Vinacafé Biên Hòa định hướng phát triển nhiều sản phẩm mới. Biến cafe thành thức uống được ưa chuộng và phổ biến khắp Việt Nam và tiến tới thị trường quốc tế. Đồng thời, sáng tạo và ứng dụng các giải pháp mới, đột phá về công nghệ. Từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, tỷ lệ thu hồi và phát triển sản phẩm mới.

4.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

Vinacafe nổi tiếng là thương hiệu cafe thuần Việt, đậm chất Việt. Đây cũng chính là chìa khóa thành công giúp thương hiệu giữ vững hình ảnh trong lòng khách hàng. Mặc dù đứng trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trường cafe. Với lợi thế “sân nhà”, Vinacafe mang đến sự thấu hiểu và đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng Việt. Đặc biệt là về hương vị hợp khẩu vị. Hương vị cafe Robusta mạnh đặc trưng và phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới. Từ đó, đánh trúng vị giác và in dấu ấn sâu đậm trong lòng khách hàng. Chưa kể, để phục vụ đa dạng nhu cầu khác nhau, Vinacafe còn sáng tạo và tung ra đa dạng các sản phẩm cafe để người tiêu dùng tha hồ chọn lựa.
Với nhiều chủng loại cà phê hòa tan, Vinacafe đã tiếp cận và lấy lòng được nhiều đối tượng khách hàng. Chẳng hạn như:

  • Classic
  • Bésame 3 in 1
  • Vinacafé 4 in 1, Vinacafé 8 loại hạt cà phê ngon nhất VN
  • Wake-Up Saigon 3 in 1 (dạng thanh), café Sài Gòn, café hương Chồn

wake up vinacafe

Với dạng cafe rang xay thì có những sản phẩm như:

  • Cafe hạt rang thông dụng, hảo hạng
  • Cafe xay Natural, Absolute Heritage, Heritage Crown, Vinacafe Selected, Vinacafe Natural

Hơn nữa, Vinacafe còn mở rộng hệ sinh thái sản phẩm với nước tăng lực vị cafe Wake-up 247, hay Vinacafe chất – Sài gòn cafe sữa đá… Mọi đối tượng khách hàng ở nhiều phân khúc khác nhau đều được thưởng thức và thỏa mãn. Đây cũng chính là yếu tố giúp thương hiệu này giữ vững tên tuổi và vị thế trên thị trường.
các sản phẩm của vinacafe

4.2 Chiến lược về Giá (Price)

Các sản phẩm của Vinacafe có mức giá cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Đặc biệt, mỗi dòng sản phẩm lại có giá bán khác nhau nhưng đều phải chăng. Và phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng. Do đó, đây là lợi thế cạnh tranh không hề nhỏ giúp Vinacafe Biên Hòa dần chiếm lĩnh thị trường.

4.3 Chiến lược về Kênh phân phối (Place)

Vinacafe sở hữu hệ thống phân phối dày đặc và vững mạnh. Bất kể đâu, người tiêu dùng cũng có thể tiếp cận với các sản phẩm của thương hiệu. Nó gia tăng độ phủ khắp các cửa hàng bán lẻ truyền thống và hiện đại. Đây còn là sản phẩm tiện dụng và có thể sử dụng hàng ngày. Do đó, tính sẵn có luôn được đảm bảo. Vì vậy, Vinacafe phát triển kênh phân phối với 121 đối tác, 7.000 điểm bán hàng và hơn 59.000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm, 1.000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối khắp cả nước. Qua đó, còn có thể gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Các sản phẩm mới nhanh chóng được tiếp thị và có mặt khắp các kênh phân phối chỉ sau ít ngày.
Điều này đã khẳng định hiệu quả của kênh phân phối. Đồng thời, là lợi thế của Vinacafe so với Trung Nguyên hay Nescafe. Chưa kể, hiện nay, Vinacafe còn hiệp lực với hệ thống phân phối rộng lớn của Masan Consumer. Một trong những mạng lưới phân phối thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam. Nó sở hữu hơn 160.000 điểm bán lẻ đồ uống; 3.000 nhân viên bán hàng; 08 trung tâm phân phối trên 63 tỉnh thành. Nhờ đó, công tác bán hàng, phân phối sản phẩm của cả 2 trở nên thuận tiện, giảm thiểu chi phí, đồng thời tạo thành một hệ thống chung phát triển, rộng khắp và hiệu quả. Từ đó, tận dụng sức cộng hưởng mạnh mẽ từ WinMart/WinMart+.

giá và kênh phân phối vinacafeVinacafé Biên Hòa tiếp tục củng cố lợi thế về chuỗi phân phối sâu rộng và ổn định. Chưa kể, Vinacafé còn được đăng ký thương hiệu ở 70 quốc gia. Và xuất khẩu thường xuyên đến 20 quốc gia trên thế giới. Trong đó, phải kể đến Mỹ, Nhật, châu Âu.
khách hàng lựa chọn vinacafe

4.4 Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Vinacafe áp dụng đa dạng các công cụ truyền thông. Từ quảng cáo truyền hình, báo đài, bán hàng trực tiếp đến tiếp thị truyền thống ấn tượng. Chưa kể, thương hiệu cũng sở hữu nền tảng mạng xã hội với lượng người tiếp cận hiệu quả. Các hình thức PR chính là điểm khiến Vinacafe xây dựng được ấn tượng trong lòng khách hàng suốt hành trình dài phát triển. Chưa kể, Vinacafe còn gây bão thị thường với cuộc chiến với “đối thủ truyền kiếp” Trung Nguyên. Cuộc chiến “vì thương hiệu Việt” thể hiện mạnh mẽ khát khao chiếm lĩnh thị phần. Đồng thời, đưa thương hiệu Việt sánh ngang tầm với thương hiệu nước ngoài. Chiến lược này đã phủ sóng truyền thông hiệu quả khi rất nhiều trang báo nước ngoài cũng nhắc đến Vinacafe.
Ngoài các chiến lược truyền thông đại chúng, Vinacafe cũng tổ chức rất nhiều các cuộc thi để gia tăng uy tín thương hiệu. Cũng như tạo môi trường thuận lợi để tương tác với khách hàng. Hơn nữa, đây còn là thương hiệu tài trợ cho rất nhiều cuộc thi, chương trình với những đóng góp và trách nhiệm với xã hội.

  • Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột
  • Cuộc thi Đệ nhất pha chế Cà phê tại Việt Nam
  • Nhà tài trợ chính “Chương trình Đi bộ vì Sức khỏe Cộng đồng”

vinacafe tổ chức lễ hội cafe buôn ma thuột

Xem thêm: Chiến lược Marketing của Highlands Coffee – “Ông lớn” ngành cafe

5. Chiến dịch quảng cáo của Vinacafé: “Yêu thương thành lời”

Chiến dịch “Yêu thương thành lời” được đánh giá là nội dung quảng cáo thành công nhất Việt Nam trên Youtube dịp Tết 2015. Đây là campaign Tết đầu tiên. Tuy nhiên, với số view cao nhất trong các clip được coi dịp Tết, thường xuyên có mặt trong Youtube Trend Dashboard cho Most viewed, Most shared, Most popular. Kết quả bất ngờ những hoàn toàn xứng đáng với cả một chiến lược bài bản với insight đắt giá.

5.1 Bối cảnh thực hiện chiến dịch

Sau dự án Vinacafé Heritage, Vinacafé đã phần nào xây dựng thành công hình ảnh thương hiệu. Tuy nhiên, nhóm khách hàng trẻ tiềm năng vẫn chưa có kết quả khả quan. Đồng thời, chưa thấy mình gần gũi với thương hiệu. Trong khi đó, Tết là thời gian gắn kết mọi thành viên. Chưa kể, cà phê luôn nằm trong TOP 3 quà Tết được ưa thích nhất. Nhận thấy cơ hội kết nối khách hàng, đặc biệt là giới trẻ, Vinacafé quyết định xây dựng chiến dịch định vị “top-of-mind” trong mỗi người tiêu dùng.

5.2 Insight

Nhóm đối tượng hướng đến của chiến dịch là người trẻ 18-25 tuổi, tại Hà Nội, Hồ Chí Minh. Những người coi trọng gia đình, muốn nói lời yêu thương với bố mẹ nhưng ngại ngùng không dám nói ra. Càng lớn những lời thương càng ít dần. Trong khi trong mắt bố mẹ, họ vẫn mãi là những đứa con bé bỏng. Do đó, những người trẻ muốn tìm kiếm một “thức quà” thay họ nói ra những điều luôn giấu kín.

5.3 Ý tưởng lớn bao trùm

Để mọi người dễ dàng bắt chuyện, ý tưởng lớn “Vinacafé – Cup of love” ra đời. Đây là một phần của hộp quà Tết Vinacafé mà người trẻ có thể dễ dàng dùng làm quà tặng ba mẹ. Mỗi chiếc cốc đều được in những “lời tỏ tình” của người con. Đó là sự tri ân tình yêu thương, quan tâm và chăm sóc của ba mẹ. Bởi Vinacafé hiểu, món quà mà ba mẹ mong muốn nhất chính là con cái có thể hiểu được tấm lòng của họ. Những câu từ không nặng nề, cứng nhắc mà có phần tinh nghịch, đáng yêu. Nó sẽ khiến bầu không khí trở nên vui vẻ và dễ chịu hơn.

5.4 Triển khai thực hiện

Chiến dịch được triển khai qua 3 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1

Trong giai đoạn 1, thông điệp “Thật ngượng ngùng để nói lời yêu thương ba mẹ” được truyền tải thông qua Viral Clip “Những màn tỏ tình khó đỡ”. Chỉ trong thời gian ngắn, nó đã đạt gần 2,5 triệu lượt xem. Nó thể hiện những khoảnh khắc khi người con cố gắng nói lời yêu thương. Nhưng nhận lại là sự nghi ngờ và khó hiểu của ba mẹ. Thậm chí, có phần xa lạ. Video hài hước, dí dỏm nhưng ý nghĩa. Với sự góp mặt của rất nhiều người trẻ nổi tiếng, clip dễ dàng thu hút được đông đảo người xem. Đặc biệt là thử thách gọi điện thoại bày tỏ tình cảm của Chi Pu, Trấn Thành, Robbey hay JV,…
Thương hiệu đã đẩy mạnh độ viral nhờ Masthead trên Youtube 1 ngày, các status được boost trên fanpage Chất, cùng KOLs & influencer chia sẻ câu chuyện. Đồng thời, đưa ra những góc nhìn, tranh cãi về việc “lời yêu thương có nhất thiết phải nói ra bằng lời?” thu hút đông đảo dư luận.

  • Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 đẩy mạnh thông điệp “Hãy để Vinacafé giúp bạn vượt ngại ngùng nói yêu thương với ba mẹ”. TVC với sự góp mặt của Trấn Thành, Thái Trinh cho thấy hiệu quả của hộp quà Tết Vinacafé và Cốc yêu thương giúp việc bày tỏ tình cảm trở nên dễ dàng hơn. 500.000 hộp quà Tết cùng lúc đã được phủ sóng rộng rãi trên các kênh bán lẻ toàn quốc. Thông qua chia sẻ trên facebook của 10 người nổi tiếng, 1500 cốc yêu thương được Vinacafé thay mặt những người con chuyển đến tận nhà cho ba mẹ. Trong thời gian ngắn, người tiêu dùng đã đổ xô đi săn lùng hộp quà Tết Vinacafé. Các hộp quà được bán hết nhanh chóng. 2 TVC của Vinacafé cũng lọt vào danh sách Top View của Youtube trong nhiều ngày liên tiếp với hơn 5,000,000 views.

  • Giai đoạn 3

PR clip “Hãy nói lời yêu thương khi còn có thể” đưa đến những câu chuyện thật, nhân vật thật. Tình huống gần gũi và insightful với người Việt. Đó là câu chuyện về cậu con trai ân hận vì đã làm buồn lòng ba mẹ. Người mẹ trẻ vừa sinh con thấu hiểu tình yêu và nỗi đau mà mẹ phải chịu. Ông lão 85 tuổi thấy mình hạnh phúc và may mắn khi được ở bên và chăm sóc mẹ. Những câu chuyện xúc động thu về nhiều phản hồi tích cực. Tỉ lệ view-through-rate hơn 80%. Và nhanh chóng lọt vào Top Shared trên Youtube trong 3 ngày liên tiếp.

5.5 Kết quả chiến dịch

Chiến dịch quảng cáo Vinacafé Tết 2015 đã đạt được hiệu quả truyền thông vượt xa mức mong đợi với hiệu ứng xã hội ấn tượng.

6. Màn tái định vị thương hiệu của Vinacafe

Rất nhiều tranh cãi xoay quanh chiến lược “tái định vị” lại thương hiệu Vinacafe. Nó đánh dấu cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cà phê Việt đang chuyển hóa sang một giai đoạn mới. Liệu đây sẽ là thất bại thảm hại hay một lá bài chiến lược?

6.1 Bối cảnh ra đời

Mẫu quảng cáo này được ra mắt tại thời điểm các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đáng báo động. Với riêng ngành cafe, người tiêu dùng lo sợ sản phẩm họ dùng bị trộn với các nguyên liệu khác. Với một đất nước có văn hóa cafe độc đáo, hương vị cafe nguyên chất được ưu tiên hàng đầu. Do đó, Vinacafe đã sử dụng chiến lược này nhằm khẳng định và tái định vị thương hiệu. Đồng thời, tái định vị cả những đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

6.2 Thông điệp truyền thông mới của VinaCafe

“Từ 1/8, trong mỗi ly cà phê từ Vinacafe là cà phê nguyên chất”. Mẫu quảng cáo với thông điệp này đã gây ra không ít tranh cãi trái chiều. Đặc biệt là sự chỉ trích thậm tệ rằng VinaCafe đã lừa dối họ suốt 50 năm qua. Trong khi, đón sóng thực phẩm sạch ngày 23/8/2016 ông Nguyễn Tân Kỷ – Tổng giám đốc Vinacafe Biên Hòa thừa nhận: “Năm 2012, sức ép của thị trường, sức ép của gout thưởng thức cà phê mới, chúng tôi đã làm ra hai sản phẩm Wake -up và Phinn có trộn đậu nành vào cà phê”.

6.3 Chi tiết chiến lược quảng cáo

Vào năm 2016, Vinacafe tung ra một chiến dịch quảng cáo “cà phê nguyên chất” với nhiều tranh cãi trái chiều. Vinacafe đã theo đuổi chiến lược này từ năm 2013 với TVC “Cà phê chỉ làm từ cà phê”. Tuy nhiên, một loạt tranh cãi xảy ra: Liệu trước 1/8 cafe Vinacafe không phải là cà phê thật? Đây được cho là “lỗi” cố ý của Vinacafe. Bởi lẽ trước đó, đại diện Vinacafe đã thừa nhận cà phê họ bán ra thị trường có pha trộn đậu nành. Vinacafe tiếp tục đẩy tranh cãi lên đỉnh điểm khi tung ra chiến dịch quảng cáo gắn cột mốc mang tính cam kết chỉ bán cà phê nguyên chất từ 1/8. Tại thời điểm nhạy cảm về chất lượng sản phẩm như vậy, vấn đề này càng “gây bão”.
Vinacafe không hẳn vô ý. Bởi với ông lớn “sành sỏi” về truyền thông như Masan, những lỗi truyền thông vô ý sẽ rất hiếm. Họ thể hiện sự khôn ngoan khi chớp thời cơ để tái định vị thương hiệu trong lúc thị trường đang lung lay. Đồng thời, marketing sản phẩm mới. Tuy nhiên, “canh bạc” này vẫn còn là ẩn số khi chưa tính toán đủ phản ứng thị trường. Do đó, sự am hiểu về cà phê của người tiêu dùng vô cùng quan trọng.

6.4 Rủi ro cần đối mặt

Sự liều lĩnh này khiến chiến lược tái định vị thương hiệu của Vinacafe phải đối mặt với một số rủi ro.
Thứ nhất, tuyên bố “bán cà phê trộn đậu nành” khiến bộ phận lớn người tiêu dùng mất niềm tin. Thậm chí, có thể dẫn đến tẩy chay.
Thứ hai, nội dung thông điệp “kiên định” cung cấp “cà phê chỉ là cà phê” chưa đủ sâu sắc. Cũng như chưa trả lời được các thắc mắc của khách hàng một cách trọn vẹn. Sạch đến đâu? Nguyên chất như thế nào và chứng minh ra sao. Bởi trước đó, cùng tuyên bố “kiên định” những trong một giai đoạn, Vinacafe đã bán cafe trộn đậu nành.

6.5 Những mâu thuẫn liên tục nổ ra

Ông Nguyễn Tân Kỷ, TGĐ Vinacafe lý giải: Cà phê sạch của Vinacafe không phải organic (hữu cơ) và không theo các tiêu chuẩn 4C, UTZ, SAN. Mà dựa trên chất lượng từng hạt cà phê Robusta và Arabica do các chuyên gia lâu năm thực hiện. Nguyên chất cũng chính là khái niệm mang nội hàm chung là 100% hai loại hạt.
Tuy nhiên, khái niệm này liên tục có ý kiến trái chiều. Bởi lẽ dòng “Café de Nam” của Vinacafe công bố thành phần có hương cà phê giống tự nhiên dùng trong thực phẩm và đường caramel. Thành phần được công bố chi tiết như vậy là do Vinacafe hướng tới sự minh bạch và đáp ứng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Thế nhưng, hương cà phê giống tự nhiên về bản chất vẫn là hóa chất. Còn đường caramel ở đây thực tế là đường gia công chế biến hay là chất tạo màu caramel (E150D)? Do đó, đây là nguyên chất toàn phần (100%) hay chỉ nguyên chất 2 loại hạt?
Với dòng sản phẩm này, Vinacafe cũng đưa ra 4 hương vị “Thơm-Đen-Đậm-Đắng”. Ngoài trích xuất chất bơ trong cà phê thay chất tạo bọt và vị béo hấp dẫn từ công nghệ trích ly-pha phin điện riêng biệt. Màu đen quan sát được bằng thị giác của cà phê trích ly. Vậy đó là do “lỗi cố ý” nhờ màu đường caramel. Hay cà phê rang cháy? Hoặc cả hai? Nó có mâu thuẫn với nhận định của chuyên gia về “cafe nguyên chất rang đúng độ chín, dậy mùi, sẽ chỉ có màu nâu cánh gián”…?

6.6. Chiến thuật “cũ” liệu có hiệu quả?

Chiến lược marketing này dựa trên chiến thuật đánh vào nỗi sợ hãi. Một công cụ và giải pháp kinh điển mà Masan đã làm rất thành công với nước tương, nước mắm Chinsu. Về thương hiệu, đây là bài học về lý thuyết chiến lược tái định vị. Nắm bắt thời cơ nhạy cảm, Vinacafe tha hồ diễn trong khi các đối thủ khác đều nằm im.
Thế nhưng Vinacafe đã sai lầm trong slogan. Một thời điểm nhạy cảm cũng như Vinacafe chưa “dọn sạn” trước đó. Tái định vị với concept “cà phê sạch” chưa chắc đã là một lựa chọn tối ưu. Bởi nhận thức của khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để một chiến dịch thành công hay không. Trong khi, trước, trong và sau chiến dịch, rất nhiều khách hàng có ý kiến trái chiều. Thậm chí là chỉ trích.
Điều này đưa Vinacafe đứng trước 2 bối cảnh. Nếu Vinacafe chia sẻ thật với khách hàng, có thể một lượng lớn khách hàng sẽ quay lưng. Thế nhưng, nếu làm tốt, uy tín của thương hiệu sẽ mang lại giá trị lâu dài. Ngược lại, nếu chỉ muốn thu hút bằng cách đánh trúng nỗi sợ hãi của thị trường để marketing sản phẩm, tái định vị thương hiệu. Về lâu dài, thất bại và rủi ro là điều đương nhiên. Từ đó, đưa đến bài toán muôn thuở về chất lượng sản phẩm.
vinacafe tái định vị thương hiệu

7. Tạm kết

Vinacafe có những hướng đi rất rõ ràng trong các chiến lược Marketing. Tuy nhiên, một số bước đi được đánh giá là chưa phù hợp, thậm chí chưa đúng. Điển hình là màn tái định vị mạo hiểm năm 2016 của Vinacafe. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến niềm tin và uy tín thương hiệu. Đặc biệt nguy hiểm khi định vị lại tại một thị trường nhạy cảm với sự am hiểu ấn tượng về cafe như tại Việt Nam. Do đó, trước bất kỳ chiến lược nào, nhu cầu và nhận thức của khách hàng phải được ưu tiên hàng đầu. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Chiến lược Point of life của Masan làm nên bước ngoặt lịch sử

chiến lược point of life của masan

Chiến lược Point of Life của Masan hướng đến nền tảng đa lợi ích, xuyên suốt từ offline đến online, đem lại tiện ích tối đa cho khách hàng

Chặng đường 2020-2030 được đánh dấu bằng thương vụ sáp nhập WinCommerce, thành lập The CrownX. Ít ai ngờ rằng, bước ngoặt khiến Masan bị lỗ nặng lại đang có những dấu hiệu phục hồi và phát triển đáng kinh ngạc. Và một trong những chìa khóa làm nên thành công chính là chiến lược “Point of life” chuyển hóa từ The CrownX của Masan. Masan đã xây dựng nền móng trụ cột vững chắc. Qua đó, có thể phục sự và thỏa mãn người tiêu dùng. Một điểm đến lý tưởng để kết nối mọi nhu cầu của người tiêu dùng và tích hợp các dịch vụ trong một. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

Nội dung

1. Đôi nét về Masan

Masan sở hữu hàng loạt công ty hàng đầu ngành tiêu dùng. Các công ty thành viên của Masan Group liên tục được vinh danh trong bảng xếp hạng uy tín Top đầu Doanh nghiệp Thực phẩm – Đồ uống và Bán lẻ uy tín. Năm 2020, Masan xếp vị trí thứ 10 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam theo VNR500. Điển hình như Masan Consumer (MCH), Masan MEATLife (MML), WinCommerce, Vinacafe Biên Hòa (VCF), Phúc Long… Hoặc các thương hiệu FMCG vững mạnh, được tin dùng như Omachi, Kokomi, CHINSU, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Heo Cao Bồi, Xúc xích Ponnie, nước tăng lực Wake-up, Compact, bia Red Ruby, Sư tử trắng…
tập đoàn masanDoanh thu thuần trong 6 tháng đầu năm 2022 của Masan đạt 36.023 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 3.110 tỷ đồng, tăng trưởng 122,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi ròng đạt 2.577 tỷ đồng. Masan Consumer lọt Top 3 nhà sản xuất sở hữu các thương hiệu được chọn mua nhiều nhất tại thành thị và nông thôn theo Kantar Worldpanel trong 8 năm liền. Đồng thời, còn có hàng chục phát kiến mới trên tất cả các ngành hàng được ra mắt hàng năm. Doanh thu của WCM đạt 14.305 tỷ đồng và EBITDA đạt 315 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2021. Còn The CrownX đạt doanh thu thuần 26.092 tỷ đồng. Tăng trưởng 2,2% so với cùng kỳ.
một số nhãn hàng của masan top doanh nghiệp tư nhân việt nam năm 2021

2. SWOT của Masan

Mô hình SWOT là nền tảng để xây dựng các chiến lược của Masan đúng đắn và hiệu quả nhất.

2.1 Strengths – Điểm mạnh

  • Sở hữu nguồn lực tài chính lớn khi các công ty còn và ngành hàng kinh doanh đều tăng trưởng ổn định. Thậm chí, một số ngành hàng còn dẫn đầu về doanh thu và lợi nhuận.
  • Hoạt động sáp nhập và mua lại mạnh mẽ với các “ông lớn” trong cùng lĩnh vực.
  • Quy trình chiến lược “khép kín” của Masan tạo nên mô hình đa nền tảng và đa trải nghiệm. Từ đó, đáp ứng tốt mọi nhu cầu của khách hàng.

cơ cấu doanh thu masan

2.2. Weaknesses – Điểm yếu

  • Mở rộng quá mức nhiều ngành hàng với các lĩnh vực khác nhau. Từ đó, việc quản lý trở nên khó và phức tạp. Chưa kể, Masan vẫn đang quản trị theo phong cách truyền thống.
  • Bị nghi ngờ về chất lượng sản phẩm do hàng loạt các vụ tai tiếng.

2.3 Opportunities – Cơ hội

  • Thu nhập cá nhân và dân số gia tăng kéo theo mức tiêu thụ cũng tăng.
  • Ghi nhãn rõ ràng và chính xác về thành phần sản phẩm tạo nên mức độ uy tín và gia tăng lòng tin của khách hàng.
  • Nguồn nguyên liệu sản xuất minh bạch là tiền đề đáp ứng thị hiếu của khách hàng và đảm bảo phát triển bền vững.
  • Số lượng công ty khởi nghiệp thực phẩm nhỏ tăng cao là cơ hội lớn để đầu tư.
  • Thị trường trà và cafe pha sẵn phát triển mạnh.

2.4 Threats – Thách thức

  • Sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ nhóm ngành FMCG với các ông lớn như Vinamilk, Unilever.
  • Nhu cầu tiêu dùng mỗi thế hệ, mỗi đối tượng ngày càng phức tạp.

doanh thu của masan group các chỉ số kinh doanh masan

3. Tổng quan về chiến lược “Point of Life” của Masan

Chiến lược “Point of Life” của Masan là chìa khóa quan trọng tạo nên những thay đổi tích cực về tình trạng kinh doanh của tập đoàn gần đây.

3.1 Mô hình “3 vòng tròn làm trung tâm”

Masan là nơi tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng có quy mô thị trường lớn. Thực tế, các công ty thành viên và liên kết của Tập đoàn Masan đều dẫn đầu các lĩnh vực thực phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình, sản xuất hóa chất công nghiệp và dịch vụ tài chính,…. Không chỉ là những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng cao, đây còn là nhóm sản phẩm thuộc nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người tiêu dùng. Nó chiếm khoảng 50% chi tiêu của người tiêu dùng Việt Nam, theo số liệu từ Masan.
Không chỉ mở đường cho hàng tiêu dùng tiến vào kênh bán lẻ hiện đại có quy mô lớn nhất Việt Nam. Tập đoàn này còn xây dựng lộ trình tạo ra ngành hàng tiêu dùng thế hệ mới theo mô hình “Point of Life”. Dựa vào lý thuyết 3 vòng tròn nhu cầu. Đó là nhu cầu về ngành hàng nhu yếu phẩm, sản phẩm tài chính và nhu cầu xã hội (kết nối hay giải trí). Để thực hiện, các chiến lược tái cấu trúc và giao dịch M&A của Masan đã được thực hiện.
cvlife của masan

3.2 Chiến lược “Point of life” đa diện ích của Masan

Cùng với các đối tác chiến lược, các trụ cột kinh doanh của Masan mang đến cho khách hàng đa tiện ích. Cụ thể gồm: The CrownX (MasanConsumerHoldings (MCH) – kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu và WinCommerce (WCM) – kinh doanh bán lẻ), Masan MEATLife (MML) và công ty liên kết là Ngân hàng Techcombank (TCB). Có thể nói, Masan đã thành công tích hợp chuỗi F&B, dịch vụ tài chính vào WinMart+
“Point of Life” là điểm đến “tất cả trong một” (one-stop shop), xuyên suốt từ online đến offline. Qua đó, nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu về tài chính, giáo dục, xã hội, giải trí, chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng. Ghé cửa hàng WinMart+, người tiêu dùng có thể thực hiện cùng lúc việc mua sắm hàng thiết yếu, dược phẩm Phano, dịch vụ tài chính cơ bản của Techcombank (mô hình CVLife), mua thức uống Phúc Long và hòa mạng di động mới Reddi với tiêu chí “Sóng khỏe – Giá rẻ – Vui vẻ”.
chiến lược point of life masan

3.3 Sự cần thiết của chiến lược “Point of Life”

Tốc độ đô thị hóa đạt 50% và tầng lớp trung lưu xuất hiện. Nó khiến cuộc cách mạng về bán lẻ hiện đại ngày càng bùng nổ mạnh mẽ tại Việt Nam. Các hình thức mua sắm hiện đại dự kiến chiếm 30% thị trường bán lẻ sắp tới. So với mức khoảng 8% như hiện nay. Đặc biệt là người tiêu dùng hiện nay hướng đến những sản phẩm, dịch vụ tiện ích, đa dạng. Đồng thời, họ sẵn sàng “trả giá cao” để có những trải nghiệm đáng giá nhất.
Chưa kể, Masan còn đang sở hữu chuỗi cửa hàng bán lẻ có quy mô và doanh thu lớn nhất cả nước. Một số ngành hành mà Masan đang sở hữu thậm chí còn đứng đầu cả nước về thị phần. Ngoài ra, còn có đa dạng hệ thống các dịch vụ khác cũng phát triển không kém. Do đó, đây là nền tảng quan trọng để tập đoàn phát triển chiến lược này. Và hiện tại, Masan đang có những bước đi vững chắc để sẵn sàng đồng hành và phục vụ người tiêu dùng. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa ngành bán lẻ. Sự “thay da đổi thịt” của WCM từ khi về tay Masan khiến người tiêu dùng liên tưởng đến Walmart.
sản phẩm tại winmart

3.4 The CrownX thu hút mạnh mẽ giới đầu tư

Trong năm 2022, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group ước tính sẽ đạt từ 90 – 100 nghìn tỷ đồng. Và The CrownX chính là động lực lớn nhất. Bởi vậy, đây được coi là bước đi đầu tiên trong hành trình ‘Point of Life’ của Masan. Hoạt động từ tháng 6.2020, The CrownX là doanh nghiệp hợp nhất mảng tiêu dùng và bán lẻ. Ngày 11.11, SK Group và Masan công bố ký kết thỏa thuận mua lại cổ phần của TCX. Trong đó SK Group đầu tư 340 triệu USD. Dưới sự “mát tay” của Masan, WinCommerce từng bước cải thiện hiệu quả kinh doanh. Và ghi nhận lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao EBITDA dương đầu tiên trong quý 4/2020.
Qua đó, Masan dần khẳng định vị thế và thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư nước ngoài. Tháng 4.2021, Tập đoàn SK của Hàn Quốc đầu tư 410 triệu USD mua lại 16,15% cổ phần của VCM. Tiếp đó là Alibaba và Baring Private Equity Asia (BPEA) mua cổ phần phát hành mới của The CrownX với 400 triệu USD. Đây là thương vụ PE có giá trị cao nhất thời điểm đó. Sau giao dịch, TCX được định giá 6,9 tỉ USD (trước phát hành) cho 100% vốn chủ sở hữu. Masan tiếp tục khẳng định năng lực vận hành doanh nghiệp khi WCM đạt lãi ròng trong quý đầu tiên của năm 2021. Điều này cũng đã khẳng định hướng đi đúng đắn của Masan. Đồng thời, tăng cường niềm tin của các đối tác.
tích hợp tại masan

3.5 Mô hình mini-mall: “át chủ bài” bán lẻ của Masan

Mini-mall là chìa khóa mở rộng quy mô, hướng đến mốc doanh thu kỷ lục 100.000 tỷ đồng năm 2022. Nó được phát triển để đáp ứng đa dạng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người tiêu dùng ngay trên cùng một điểm chạm. Tăng khả năng đáp ứng nhu cầu chi tiêu tiêu dùng từ 25% lên 60 – 80%. Bắt đầu thí điểm mô hình mini-mall từ tháng 6.2021. Cửa hàng đầu tiên đặt tại WinMart+ Udic (Hà Nội) nhắm đến các các gia đình và khu dân cư. Nó được tích hợp kiosk Phúc Long, quầy giao dịch Techcombank. Khách hàng có thể tiếp cận nhiều tiện ích mà không phải đi xa. Sau đó, gần 2.500 siêu thị/cửa hàng WinMart/WinMart+ sẽ dẫn đầu và tạo xu hướng bán lẻ hiện đại, đa tiện ích, đa trải nghiệm.
Từ lúc triển khai mô hình, lượng khách hàng và lợi nhuận tại các WCM đều tăng đáng kể. Vì vậy, tập đoàn nhanh chóng mở rộng và chinh phục tệp khách hàng tiềm năng. Kiosk Phúc Long biến WinMart+ thành điểm đến yêu thích của giới trẻ. Thậm chí, còn đóng góp 5 triệu đồng doanh thu mỗi ngày. Đây là động lực lớn để Masan nhanh chóng nhân rộng quy mô của mini-mall. Ngoài ra, còn tích hợp thêm quầy dược phẩm Phano và mạng di động mới Reddi. Chưa kể, còn cung cấp thêm các chương trình khách hàng thân thiết và hệ thống thanh toán tiện ích. Qua đó, mang đến giá trị dài hạn cho người tiêu dùng và duy trì quy mô với chi phí thấp nhất.
cửa hàng win của masan
Xem thêm: 

4. Masan từng bước tăng tốc xây dựng và phát triển “Point of Life”

Masan có những bước định hình rõ ràng trong các bước xây dựng và phát triển “Point of Life”. Từ nền tảng vững chắc đến những yếu tố thúc đẩy trong tương lai hứa hẹn sẽ thành công.

4.1 Ưu tiên xây dựng nền móng hơn tốc độ

Masan bắt tay tái cấu trúc hệ thống bán lẻ và chuỗi cung ứng nhằm tiết kiệm thời gian nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu người tiêu dùng. Lấy khách hàng làm trọng tâm thay vì doanh số. Nhờ quá trình “thay da đổi thịt” này, WinCommerce (WCM) đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV/2020, có lãi sau 7 quý dưới trướng Masan. Quý III/2021, WCM ghi nhận mức lợi nhuận thuần phân bố cho cổ đông dương (đạt 137 tỷ đồng). Nó được thúc đẩy bởi doanh thu thuần tăng trưởng 21,2% và biên EBITDA đạt 5,5% so với mức âm 3% cùng kỳ năm 2020.
Kết thúc năm 2021, EBITDA của WCM cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020. Đây là bước nhảy vọt quan trọng. Bởi trước đó, thương vụ thâu tóm VinCommerce” đã khiến Masan lỗ hơn 100 triệu USD và chưa có nhiều kinh nghiệm về bán lẻ.

4.2 Tiền đề mở rộng kinh doanh, đặc biệt là kênh online

Sau 3 năm tiếp quản WCM, nền tảng bán lẻ hiện đại và tích hợp được phát triển để phục vụ 30-50 triệu người dùng. Từ đó, tăng khả năng tiếp cận thị trường của Masan từ mức 1% ngân sách tiêu dùng lên gần 25%. Theo kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng do tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền. Xây dựng mô hình chuỗi cung ứng, tối ưu hóa hệ thống phân phối thông qua “chuyển đổi số”.
Về dài hạn, các cửa hàng WinMart, WinMart+ cũng có thể trở thành điểm nhận hàng cho khách mua sắm trên Lazada. Cùng với sự kết hợp với Lazada và Alibaba để phát triển kênh bán hàng trực tuyến, The CrownX đang hoàn thiện mảnh ghép để trở thành nhà bán lẻ Offline to Online (O2O) số 1 Việt Nam. Masan hoàn toàn có cơ sở để tự tin về thành công của mô hình bán lẻ O2O.
Theo McKinsey, Kantar World Panel và Asia Plus Inc, tỷ lệ thâm nhập mua sắm hàng bách hóa, thực phẩm trực tuyến ở Việt Nam mới ở mức 2%. Khá thấp so với Trung Quốc (10%) và Hàn Quốc (20%). Điều này cho thấy Việt Nam còn nhiều dư địa cho kênh bán hàng nhu yếu phẩm trực tuyến phát triển. Ngay trong giai đoạn 2021-2025, Masan kỳ vọng kênh online sẽ đóng góp tỷ trọng 15% tổng doanh thu bán lẻ của The CrownX.

4.3 Mục tiêu vì khách hàng và cổ đông

Ngoài mục tiêu vì khách hàng, cổ đông của Masan cũng sẽ nhận về giá trị gia tăng trên từng đồng vốn đầu tư của mình. VDSC dự báo việc phát triển kênh bán hàng online cùng Lazada sẽ tiếp tục tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và biên lợi nhuận cho hệ thống bán lẻ của The CrownX. Cùng với đó, chiến lược phát triển hệ thống kiosk Phúc Long cũng giúp tăng tỷ suất sinh lời của WinCommerce.
Với thương vụ rót vốn 400 triệu USD của Alibaba vào The CrownX đang được định giá 6,9 tỷ USD. Giá trị The CrownX sẽ còn tăng từ 3 đến 5 lần trong những năm tới. Đây chính là minh chứng cụ thể cho niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước về tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh này.

4.4 Nền tảng ngân hàng bán lẻ O2

MSN sở hữu một lượng dữ liệu giao dịch khổng lồ của người tiêu dùng. Đây cũng chính là lợi thế trong việc tìm hiểu và định giá nhu cầu tài chính của người tiêu dùng. Thị phần này chịu sự chi phối của khả năng tiếp cận và mức độ uy tín. Nhờ mạng lưới bán lẻ, MSN hướng tới xây dựng quy trình đơn giản để khách hàng mới dễ dàng sử dụng thông qua một dịch vụ tích hợp. Chẳng hạn một ID duy nhất sẽ tự động đồng bộ thông tin tài khoản của khách hàng mua sắm tại WCM vào một nền tảng tài chính dựa trên công cụ AI – ML.
Trong năm 2022, MSN còn bắt đầu triển khai các kiosk ngân hàng số. Mọi người có thể nạp, rút, vay tiền, bảo hiểm,… Các điểm bán offline được tích hợp thành điểm cung cấp dịch vụ và cổng thông tin online. Công ty đặt mục tiêu tiếp cận 1 triệu khách hàng chưa có tài khoản ngân hàng vào năm 2022. Bằng cách mang đến giải pháp tiêu dùng thông qua thẻ tín dụng với mức phí hợp lý. Đây là cột mốc quan trọng để phát triển nền tảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ số O2.

4.5 B2B, B2C, phương thức chuyển đổi số hạ tầng

MSN đang thực hiện chuyển đổi và số hóa nền tảng B2C. Đồng thời, đảm bảo hoạt động của B2B trong thời gian tới và hơn 300.000 cửa hàng bán lẻ truyền thống. Bao gồm các kho hoàn thiện đơn hàng và dark store (trung tâm thực hiện đơn hàng online, không phục vụ khách hàng mua trực tiếp) trong các siêu thị ứng dụng công nghệ AI và ML.
Nhờ cơ chế tập trung hóa, ứng dụng công nghệ và chu kỳ quy mô hiệu quả, MSN đã tối ưu hóa mức tồn kho trong chuỗi giá trị tiêu dùng. Từ đó, đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng mà không cần dự trữ quá nhiều. Các sáng kiến về chuỗi cung ứng kết hợp với mạng lưới offline cũng được chú trọng nhằm cải thiện khả năng đáp ứng đơn hàng và giao hàng.
Trong năm 2022, MSN đặt mục tiêu phục vụ 50% nhu cầu nội bộ và mở rộng quy mô lên 100%. Mục tiêu dài hạn là đưa giải pháp đến các đối tác thương mại để khắc phục những bất cập của hạ tầng tiêu dùng. Ngoài ra, còn cung cấp các giải pháp bán lẻ mới cho đối tác thương mại truyền thống để giảm giá các mặt hàng thiết yếu từ 5-10%. Đặc biệt, khi kênh phân phối này chiếm đến 90% thị trường bán lẻ.

4.6 Ứng dụng công nghệ để giải quyết các nhu cầu lớn

Xuất phát điểm là công ty sản xuất các mặt hàng FMCG số một tại Việt Nam. Masan đang từng bước phát triển và đón đầu xu hướng công nghệ số. Với tập đoàn, nền tảng tiêu dùng bán lẻ chính là cơ sở tối ưu để tận dụng những công nghệ tiên tiến nhất. Qua đó, giải quyết các vấn đề và đáp ứng lợi ích vượt trội của người dùng. Masan đã bắt đầu thay đổi từ văn hóa nội tại đến cách thức đề ra chiến lược và thực hiện mục tiêu. Và hành trình gần 30 năm là minh chứng rõ nhất cho những thay đổi đó.

4.7 Triển vọng tương lai

Có 3 hoạt động chủ đạo mà Masan đang tập trung. Thứ nhất là cung cấp dịch vụ tín dụng cho đại đa số người tiêu dùng phổ thông thông qua Trusting Social. Thứ hai, là ứng dụng AI và ML để thấu hiểu và cung cấp những ưu đãi phù hợp với từng cá nhân. Và cuối cùng là xây dựng nền tảng vững chắc để trao quyền. Trong vòng 1-2 năm đầu, Masan sẽ triển khai và hoàn thiện hệ sinh thái. Sau đó, sẽ tận dụng để đo lường, thấu hiểu khách hàng hiệu quả. Và mang đến các giải pháp hữu hiệu cho 300.000 đối tác thương mại truyền thống. Đây là cách tốt nhất để phục vụ 100 triệu người tiêu dùng và hoàn thành mục tiêu chiến lược “Point of Life” của Masan.
Xem thêm:

5. Hiệu quả chiến lược “Point of Life” được chứng minh

Sau khoảng thời gian triển khai, chiến lược này của Masan đã mang đến những tín hiệu đáng mừng. Hứa hẹn những thành tựu ấn tượng trong tương lai không xa.

5.1 “Tái định nghĩa” không gian bán lẻ, đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại

Trong năm 2021, Masan đặt kế hoạch đưa số lượng cửa hàng WinMart+ lên 3.001 điểm bán. Từ đó, đáp ứng các nhu cầu về sản phẩm tươi sạch, uy tín và nhiều dịch vụ tiện ích đi kèm. WinMart+ và WinMart còn được phát triển thành “điểm phân phối” cho các đơn hàng online. Sau thỏa thuận với Alibaba và Baring, Masan đang tăng tốc đẩy mạnh kênh WinMart online qua hợp tác với Lazada. Doanh số của kênh online đã tăng gấp 3 lần vào tháng 6-2021, đóng góp 6,8%. Tại 4 siêu thị tại TP.HCM, nó còn đóng góp hơn 10% vào doanh số trong tháng 7-2021.
Chỉ sau 6 tháng triển khai, doanh thu của kênh bán hàng này đã chiếm 0,5% doanh thu của VCM vào tháng 7-2021. Mỗi ngày, có 1.300 đơn hàng được xử lý thành công trong tổng số gần 3.000 đơn hàng. Chưa kể, VCM còn đang xây dựng mô hình dark-store. Từ đó, hướng đến mục tiêu phục vụ 10.000 đơn hàng mỗi ngày.

5.2 Tính hiện thực và tiềm năng thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh

  • Kết quả kinh doanh khả quan

Năm 2021, doanh thu của Masan đạt mức 88.629 tỷ đồng doanh thu, tăng 14,8%. Lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông tăng cao gấp 7 lần, 593,9%, đạt kỷ lục 8.563 tỷ đồng. The CrownX đạt doanh thu thuần 58.000 tỷ đồng, tăng trưởng 6,9% cùng kỳ năm 2020. Đặc biệt, với WinCommerce đạt doanh thu thuần 30,9 ngàn tỷ đồng năm 2021. EBITDA của WCM năm 2021 đã cải thiện 2.334 tỷ đồng, đạt lợi nhuận 1.100 tỷ đồng từ mức lỗ 1.234 tỷ đồng trong năm 2020. WCM đã có lợi nhuận sau thuế trong 6 tháng cuối năm 2021, đánh dấu nửa năm đầu tiên có lãi. 6 tháng đầu năm 2022, WinMart đạt doanh thu hơn 4.700 tỷ đồng, WinMart+ đạt hơn 9.500 tỷ đồng và sở hữu hơn 3.000 siêu thị và siêu thị mini trên cả nước.
Chỉ tính riêng năm 2021, tổng số vốn Masan nhận được ước tính gần 2,3 tỷ USD. Gần bằng tổng vốn đầu tư Masan nhận được trong suốt 11 năm kể từ khi lên sàn chứng khoán. Khoảng 2,4 tỷ USD. Cuối năm 2021, The CrownX còn được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu. Tăng 12% so với vòng huy động vốn trước đó. Thậm chí, nó còn thu hút 1,5 tỷ USD từ các nhà đầu tư hàng đầu thế giới. Đặc biệt là các quỹ đầu tư sừng sỏ như SeaTown, TPG và ADIA vào JIO, Reliance Mart và Indonesia Tech.

  • Tiềm năng phát triển kinh doanh

Sau thí điểm thành công, Masan đặt mục tiêu nhân rộng mô hình “mini mall” lên 30.000 cửa hàng trước năm 2025. Trong đó, phát triển 20.000 cửa hàng nhượng quyền, 10.000 cửa hàng tự sở hữu. Nhằm phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng vào năm 2025. Tập đoàn cũng muốn bổ sung 2 mảnh ghép còn thiếu trong hệ sinh thái của MSN. Đó là nội dung và giải trí. Việc bổ sung, hoàn thiện sớm giúp tăng cường tương tác và gắn kết mạnh mẽ với người tiêu dùng. Nhờ vậy, có thể phục vụ được 100 triệu người dùng mà không cần “đốt tiền” như các sàn thương mại điện tử.
Masan còn đặt mục tiêu sẽ IPO The CrownX trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 – 2024 với 3 KPIs chủ chốt. Đó là tăng thị phần trong chi tiêu tiêu dùng bằng cách mở rộng hệ thống. Số hóa toàn bộ nền tảng để trở thành công ty tiêu dùng công nghệ. Đạt biên lợi nhuận hai chữ số.
masan thu hút đầu tư

5.3 Những mảnh ghép hoàn hảo

Dù chỉ mới ở giai đoạn đầu, chiến lược “Point of Life” của Masan đã có những mảnh ghép chiến lược cần thiết để thu hút người tiêu dùng với chi phí hiệu quả. Họ có thể sử dụng đa dịch vụ, sản phẩm với chi phí rẻ hơn so với hiện tại.

  • Phúc Long

Nhờ mở rộng mạng lưới kiosk trong hệ thống WinCommerce, Chuỗi Phúc Long dự kiến đạt doanh thu 2.500 – 3.000 tỷ đồng. Đồng thời, đa dạng hóa danh mục menu. Sau chưa đầy 1 năm hợp tác, Phúc Long đã nâng tổng số cửa hàng lớn và kiosk lên tới 721 cửa hàng, đứng đầu về số lượng tại Việt Nam trong mảng F&B. Hiện Masan đang nắm giữ 51% cổ phần Công ty CP Phúc Long Heritage.

phúc long tại winmart phuc long hợp tác masan

  • Reddi

Masan mua 70% cổ phần Mobicast với thương hiệu Reddi. Reddi đặt mục tiêu sẽ thu hút 500.000 – 1.000.000 thuê bao. Với tiềm năng lớn, nó hoàn toàn có thể mở rộng sang lĩnh vực thanh toán. Tập trung hướng đến đối tượng người dùng chưa có tài khoản ngân hàng khi mobile money vừa được cấp phép hoạt động. Chưa kể, khách hàng hòa mạng Reddi còn được tích lũy điểm khi chi tiêu tại WinMart, WinMart+, Phúc Long và được hoàn tiền từ 1 – 3%. Đây là bước đầu số hóa hệ sinh thái tiêu dùng “Point of Life”. Từ đó, nhằm cá nhân hóa hành trình trải nghiệm của khách hàng.
mạng di động reddi khách hàng của reddi

  • Alibaba với Lazada

Tiếp đó, mạnh tay gọi vốn ngoại và lựa chọn Alibaba làm nhà đầu tư với số vốn góp đến 400 triệu USD. Từ đó tạo tiền đề đẩy nhanh tiến trình tích hợp từ offline đến online cho toàn bộ chuỗi bán lẻ của Masan. Ở Đông Nam Á, Lazada còn là một trong những sàn thương mại điện tử dẫn đầu khu vực. Riêng tại Việt Nam, đây còn là một trong ba nhà bán lẻ trực tuyến hàng đầu thị trường. Có hơn 20 triệu người dùng khắp cả nước.
Ngay sau thương vụ đầu tư của Alibaba, VinCommerce và Lazada sẽ trở thành đối tác chiến lược của Masan. Người tiêu dùng có thể mua sắm hàng nhu yếu phẩm của WinMart trên LazMall. Những giao dịch M&A hàng trăm triệu USD là cú hích lớn hơn cả để kỳ lân ngành tiêu dùng – bán lẻ của Việt Nam tăng tốc.

  • Một số mảnh ghép khác

Ngoài ra, WinMart đang có mặt trên ứng dụng VinID với 9 triệu người dùng. Và trên Techcombank với 5 triệu người dùng và nhiều ứng dụng khác. Nguồn dữ liệu khách hàng quý giá này là tài sản giá trị mà tập đoàn có được. Từ đó, họ có thể thấu hiểu và phục vụ người tiêu dùng tốt hơn. Có thể nói, đây đều là những mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái tiêu dùng.

6. Chiến lược Point of Life thay đổi bộ mặt ngành bán lẻ Việt Nam

Chiến lược này của Masan còn tạo ra những tác động đáng kể đến bộ mặt ngành bán lẻ Việt Nam. Đáng kể đến là những xu hướng không thể thiếu để phát triển ngách thị trường này sắp tới.

6.1 Mẫu hình bán lẻ thành công từ Walmart

Walmart là chuỗi bán lẻ hàng đầu thế giới với hơn 10.000 cửa hàng trên toàn cầu. Với lợi thế quy mô, Walmart có khả năng cung cấp đa dạng sản phẩm với mức giá cạnh tranh. Đặc biệt là xây dựng được “hệ sinh thái tiêu dùng” khép kín. Ba nhóm kinh doanh chính trong hệ sinh thái của Walmart là các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, các sản phẩm và dịch vụ tiện ích, đáp ứng phong cách sống hiện đại và dịch vụ tài chính. Nó cũng dần chuyển hướng sang mô hình offline-to-online với mảng Thương mại điện tử ngày càng phát triển.
Tại Mỹ, thị phần mảng kinh doanh online của Walmart đã tăng từ mức 3,5% vào năm 2018 lên 6,2% vào năm 2021 và chỉ đứng sau Amazon. Giá trị vốn hóa của Walmart tăng trưởng bứt phá. Thậm chí, có lúc đạt mức 401 tỷ USD vào năm 2021. Với sự độc đáo và hiệu quả, đây cũng chính là mô hình mà Masan đang theo đuổi.

6.2 Từ tiêu dùng truyền thống mở rộng sang bán lẻ hiện đại

Năm 2019, Masan đã mua chuỗi bán lẻ WinCommerce để phát triển toàn diện từ sản xuất đến bán lẻ. Đây có thể nói là bước ngoặt lịch sử đúng đắn. Tương lai của ngành hàng tiêu dùng nằm trong tay các nhà bán lẻ hiện đại. Do đó, Masan đã xây dựng cho mình một nền móng trụ cột vững chắc với hệ thống siêu thị/ cửa hàng tiện lợi. Nó đã giúp Masan vừa giữ vững vị thế hàng đầu thị thường về quy mô điểm bán offline. Vừa tăng tốc với mô hình online dẫn đầu xu hướng.
Ngoài hợp tác với Lazada, WinCommece, Masan còn đẩy mạnh bán hàng đa kênh thông qua các siêu app mua sắm, website với thời gian giao hàng được rút ngắn. Mới đây, Masan ra mắt hệ sinh thái WINLife “Trọn Vẹn Điều Bạn Cần” với chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích đầu tiên mang thương hiệu WIN.
mô hình offline to online masan

6.3 Gia tăng trải nghiệm khách hàng

Xu hướng đô thị hóa và cơ cấu dân số rất trẻ đã đóng góp vào sự phát triển của quy mô các cửa hàng tiện lợi hiện đại tại Việt Nam. Tiện lợi và hiện đại là nhu cầu mà hầu hết người tiêu dùng tiềm năng đang theo đuổi. Chưa kể, để thấu hiểu khách hàng hơn, Masan đã đầu tư 65 triệu USD mua 25% cổ phần Công ty Trusting Social. Giúp ngân hàng và tổ chức tài chính cung cấp các sản phẩm trên quy mô lớn. Từ đó, đáp ứng và mang lại lợi ích vượt trội, phụng sự người tiêu dùng.

6.4 Chuyển đổi số là xu hướng thiết yếu

Chi phí đầu tư, năng lực ứng dụng công nghệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn,… Những rào cản lớn đối với chuyển đổi số Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại là xu hướng quan trọng để phát triển kinh doanh và mở rộng tệp khách hàng. Với những ưu thế nhất định, Masan đã đi tiên phong khi chuyển đổi mô hình cung cấp nhu yếu phẩm thuần túy sang mini-mall đa tiện ích. Mục tiêu sắp tới của Masan là chuyển đổi The CrownX thành nền tảng tiêu dùng, công nghệ hàng đầu. Trong năm 2022, Masan sẽ số hóa mọi quy trình để phục vụ 100 triệu người Việt.
khu trải nghiệm hệ sinh thái tiêu dùng masan

7. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chiến lược “Point of Life” của Masan. Đây là chiến lược quan trọng giúp tập đoàn này thay đổi cục diện. Đặc biệt là tạo nên nền tảng vững chắc để duy trì vị trí dẫn đầu ngành hàng bán lẻ tại Việt Nam. Trên hết, nó là sự thấu hiểu khách hàng và xu hướng thị trường. Đừng bỏ qua case study ấn tượng và giàu giá trị tham khảo này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Chiến lược cạnh tranh là gì? Cách xác định chiến lược phù hợp

chiến lược cạnh tranh là gì

Chiến lược cạnh tranh là gì? Tại sao nó lại quan trọng? Các loại chiến lược cạnh tranh và cách xác định chiến lược cho doanh nghiệp của bạn

Chiến lược cạnh tranh là một khái niệm quan trọng trong marketing. Các công ty sử dụng chiến lược cạnh tranh để gia tăng lợi nhuận và mở rộng hoạt động. Hiểu rõ chiến lược cạnh tranh là gì có thể giúp bạn đối mặt với sự cạnh tranh từ các đối thủ và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

1. Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh là một hệ thống các chính sách, hành động mà một doanh nghiệp thực hiện để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Hiểu đơn giản đó là quá trình xác định và xây dựng kế hoạch hành động dài hạn nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sử dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau để nâng cao giá trị sản phẩm và dịch vụ của họ. Đồng thời chiến lược này cũng giúp đem lại cho doanh nghiệp nguồn doanh thu bền vững.
chiến lược cạnh tranh

2. Phân biệt chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh và chiến lược kinh doanh là hai khái niệm được sử dụng rất nhiều trong marketing. Trong kinh doanh cần nắm rõ khác biệt giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh là gì.
Chiến lược kinh doanh là một khái niệm rộng hơn nhiều so với chiến lược cạnh tranh. Chiến lược kinh doanh gói gọn tất cả các hành động và chiến lược mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Bao gồm cách quản lý, giải quyết các vấn đề chiến lược, chống lại sự cạnh tranh từ đối thủ,…
Trong khi chiến lược kinh doanh nhằm đem gia tăng lợi nhuận, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Trong khi đó chiến lược cạnh tranh chỉ là kế hoạch hành động nhằm cung cấp giá trị vượt trội trong thị trường mục tiêu và ngăn chặn sự cạnh tranh.

3. Vai trò của chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến các chiến lược tổng thể của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp không có chiến lược cạnh tranh, sẽ rất khó để tìm thấy lợi thế độc đáo so với các đối thủ. Chiến lược cạnh tranh cũng có vai trò quan trọng trong việc phát triển những ý tưởng mới cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Ngoài ra chiến lược cạnh tranh còn giúp:

  • Khám phá và khai thác các cơ hội mới.
  • Duy trì sự trung thành của khách hàng với doanh nghiệp.
  • Thúc đẩy sự đổi mới để theo kịp những phát triển công nghệ trên thị trường.\

vai trò của chiến lược cạnh tranh

4. Các loại chiến lược cạnh tranh

Về cơ bản có ba loại chiến lược cạnh tranh phổ biến thường được các doanh nghiệp sử dụng. Bao gồm: Chiến lược dẫn đầu chi phí,Chiến lược khác biệt hóa, Chiến lược tập trung.

4.1 Chiến lược dẫn đầu chi phí

Chiến lược dẫn đầu chi phí hướng tới giữ mức giá thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Từ đó khuyến khích khách hàng lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp để tiết kiệm tiền. Tuy nhiên hạ thấp chi phí không đồng nghĩa với việc cung cấp các sản phẩm chất lượng kém. Để chiến lược dẫn đầu chi phí thành công, doanh nghiệp cần cung cấp sản phẩm với chất lượng tối thiểu ở mức “có thể chấp nhận được”.
Chiến lược này hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, công suất sản xuất cao và có nhiều kênh phân phối. Việc sản xuất số lượng lớn sản phẩm sẽ giúp hạ thấp chi phí thông qua việc mua sỉ nguyên liệu, áp dụng công nghệ giúp tăng năng suất. Nhờ đó sản phẩm của doanh nghiệp duy trì được giá thành thấp hơn so với các đối thủ.
chiến lược dẫn đầu chi phí
Xem thêm:

4.2 Chiến lược khác biệt hóa

Chiến lược khác biệt hóa hoàn toàn đối lập với chiến lược dẫn đầu chi phí. Không phải tất cả các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường đều cần một mức giá thấp để thu hút khách hàng. Trong chiến lược này, doanh nghiệp cố gắng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách tăng thêm giá trị cho chúng. Giá trị này có thể được thể hiện qua thiết kế hoặc chức năng của sản phẩm. Chiến lược khác biệt hóa nhằm thu hút những khách hàng sẵn sàng chi nhiều hơn để sử dụng các sản phẩm đem đến trải nghiệm tốt hơn. Đồng thời ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh giành mở rộng thị phần.
Đổi mới, các hoạt động nghiên cứu và phát triển, chú trọng dịch vụ khách hàng, tiếp thị sáng tạo đều có thể là một phần của chiến lược khác biệt hóa.
chiến lược khác biệt hóa

4.3 Chiến lược tập trung

Một số doanh nghiệp chọn tập trung vào một hoặc nhiều phân khúc thị trường hẹp để giảm sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn. Chiến lược tập trung giúp các công ty có nguồn lực hạn chế vẫn có thể đạt được lợi thế cạnh tranh. Chiến lược tập trung có thể triển khai theo hai hướng: chi phí tập trung hoặc khác biệt hóa tập trung.

  • Chiến lược chi phí tập trung có phần tương tự như chiến lược dẫn đầu về chi phí. Tuy nhiên chiến lược chi phí tập trung hướng đến việc phục vụ cho một thị trường cụ thể. Chiến lược này vẫn cố gắng đưa ra mức giá thấp nhất, nhưng ở trong một phân khúc thị trường duy nhất với các sở thích và nhu cầu cụ thể.
  • Chiến lược khác biệt hóa tập trung tương tự như chiến lược biệt hóa. Cả hai chiến lược đều cố gắng làm nổi bật các thuộc tính hoặc tính năng độc đáo của sản phẩm. Tuy nhiên trong khi chiến lược khác biệt hóa nhằm thu hút một thị trường rộng lớn hơn. Thì chiến lược khác biệt hóa tập trung lại chú trọng thu hút một phân khúc thị trường cụ thể. Chiến lược này thường không ưu tiên hạ thấp giá thành của sản phẩm. Mà sẽ cố gắng làm nổi bật sự độc đáo trong sản phẩm của doanh nghiệp khi so với các đối thủ cạnh tranh.

chiến lược tập trung

5. Các yếu tố cần xem xét khi lựa chọn chiến lược cạnh tranh

Để quyết định chiến lược cạnh tranh phù hợp với doanh nghiệp cần thử nghiệm và cân nhắc cẩn thận. Dưới đây là một số yếu tố cần xem xét để xác định chiến lược cạnh tranh là gì sẽ phù hợp với công ty bạn:

  • Quy mô của doanh nghiệp: Các công ty có quy mô nhỏ nên lựa chọn các chiến lược nhắm vào thị trường ngách. Vì đây là thị trường với sức tiêu thụ vừa phải, ít cạnh tranh phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Ngược lại các công ty có quy mô lớn có thể chọn chiến lược khác biệt hóa hoặc chiến lược dẫn đầu chi phí để mở rộng thị trường.
  • Các nguồn lực hiện có của công ty: Nguồn lực của công ty sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược cạnh tranh. Nguồn lực phải bao gồm khả năng tài chính và nhân sự. Ví dụ khi tiến vào thị trường Việt Nam, Haidilao đã lựa chọn chiến lược khác biệt hóa. Vì công ty đã có sẵn quy trình phục vụ cùng hệ thống đào tạo nhân viên rất tốt. Nhờ đó Haidilao đã tạo ra sự khác biệt với khả năng “chiều khách” số một.
  • Danh tiếng hiện có của một công ty: Đây cũng là một yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi xây dựng chiến lược cạnh tranh. Một công ty có danh tiếng lâu đời có thể xem xét thực hiện một trong những chiến lược khác biệt hóa khi công ty cố gắng mở rộng sang các thị trường khác nhau.

xác định chiến lược cạnh tranh
Ngoài ra còn có thể để xác định chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp còn cần cân nhắc đến nhiều yếu tố khác.

6. Tạm kết

Chiến lược cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng, có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết này của Nhà hàng số bạn đã có đáp án cho câu hỏi Chiến lược cạnh tranh là gì. Đồng thời có những nhận định để lựa chọn chiến lược cạnh tranh phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh sẽ tiếp tục giải đáp những câu hỏi xoay quanh các kiến thức chuyên sâu mới nhất trong ngành F&B.