Bếp trên mây GrabKitchen trên GrabFood bùng nổ khắp châu Á

Date:

Bếp trên mây GrabKitchen, tương lai sống còn của Grab giúp GrabFood hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững và chiếm lĩnh thị trường

Bếp trên mây (Cloud Kitchen) GrabKitchen là cái tên gây bão ngành F&B khi xuất hiện trên GrabFood những năm gần đây. Nó là một giải pháp kinh doanh thông minh giúp tối ưu chi phí và giảm thiểu tối đa rủi ro. Chưa kể, đây còn là “nhân tố bí ẩn” giúp Grab hiện thực hóa xu hướng phát triển bền vững. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình này qua bài viết dưới đây nhé!

1. “Bếp trên mây” – Cloud Kitchen là gì?

Nhà sáng lập Uber ví von “bếp trên mây” là “the next big thing” (điều lớn lao tiếp theo). Bởi mô hình này ngay từ khi mới được ra mắt đã nhanh chóng bùng nổ khắp châu Á. Thay vì dùng bữa tại chỗ thì họ sẽ gọi đồ ăn về nhà hoặc nơi làm việc. Bởi nó là một nhà hàng vô cùng đặc biệt. Không có không gian, địa điểm ăn uống hoặc take away như các mô hình truyền thống. Cloud Kitchen hoàn toàn dựa vào tích hợp của bên thứ ba hoặc đơn đặt hàng giao hàng tận nhà thông qua các ứng dụng, nền tảng để vận hành và hoạt động. Một nhà hàng có thể cung cấp đa dạng các món ăn hoặc các thương hiệu khác nhau. Từ đó, đảm bỏ sự linh hoạt và tối ưu các khoản chi phí nhất.
Đổi mới mô hình bếp trên mây

2. Tiềm năng mô hình Cloud Kitchen

Không phải ngẫu nhiên mà một mô hình kinh doanh mới lạ như vậy lại phát triển bùng nổ. Đặc biệt là trở thành xu hướng hàng đầu hiện nay. Để giải mã hiện tượng này, cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay các lý do dưới đây nhé!

2.1. Số lượng người sử dụng điện thoại thông minh tăng mạnh với độ phủ lớn

Theo báo cáo “Thị trường quảng cáo số Việt Nam” của Adsota (2020), tính đến cuối năm 2019, số người sử dụng thiết bị thông minh ở Trung Quốc là 851,2 triệu người, Ấn Độ với 345,9 triệu người, Hoa Kỳ là 260,2 triệu người. Và với 43,7 triệu người, Việt Nam cũng lọt top 15 thị trường có số lượng người dùng cao nhất thế giới. Với tổng dân số 97,4 triệu dân, con số này cho thấy độ phủ khắp cả nước đã đạt tới 44,9%. Và con số này chưa có xu hướng dừng lại, thậm chí tăng ngày càng mạnh mẽ.

2.2. Dịch vụ giao đồ ăn đa nền tảng

Theo IMARC Group, giá trị thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu đã đạt 84,6 tỷ USD năm 2018. Và dự kiến đạt mức 161,74 tỷ USD năm 2023 và 200 tỷ USD năm 2025 theo Adroit Market Research. Trong đó, thị trường châu Á – Thái Bình Dương đặt mức giá trị ước tính lên đến 90,95 tỷ USD năm 2023.
Tại Việt Nam, theo số liệu từ Statista, thị trường giao nhận thức ăn trực tuyến tại Việt Nam ước tính đạt mức doanh thu lên đến 302 triệu USD vào năm 2020. Và vào năm 2024 là 557 triệu USD vào năm 2024.

2.3. Thay đổi sở thích, hành vi, thói quen ăn uống của người tiêu dùng

Những năm trở lại đây, việc tiêu dùng trực tuyến dường như trở thành một phương tiện hiện đại và tiện ích được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, từ sau dịch bệnh Covid, nó mới thực sự trở thành thói quen tiêu dùng. Dịch bệnh căng thẳng, giãn cách xã hội liên tục khiến nhu cầu tại chỗ tăng nhanh chóng mặt. Số lượng người dùng của các app giao hàng tăng lên chóng mặt. Mặc dù, hiện nay, cả xã hội đã đi bình thường hóa, tuy nhiên, đó vẫn là giải pháp được lựa chọn hàng đầu. Nhất là khi mọi người ngày càng bận rộn. Ngoài ra, các phương thức giao dịch đa dạng, hiện đại và được ưu tiên tích hợp giữa các ứng dụng cũng thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng online tăng cao.
tiềm năng cloud kitchen

3. Sự phát triển đáng kinh ngạc của mô hình Cloud Kitchen

Cloud Kitchen xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2015 ở New York (Mỹ). Và theo thống kê hiện nay, Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ đang dẫn đầu số lượng bếp trên mây với số lượng lần lượt là khoảng 1.500, 7.500 và 3.500 bếp. Theo Businesswire, thị trường bếp đám mây toàn cầu được dự kiến sẽ đạt 118,5 tỷ USD vào năm 2027. Với tốc độ CAGR tăng trưởng mạnh 13,5% và quy mô ước tính khoảng 1,05 tỷ USD vào năm 2023. Hằng năm, doanh thu mà các app giao hàng đạt được là khoảng 120 tỷ USD. Thậm chí, có thể chạm ngưỡng 230 tỷ USD vào 2025.
Tại Việt Nam, dù đã xuất hiện từ lâu nhưng lại không quá phổ biến. Cách đây 9 năm, Flyfood đã áp dụng mô hình kinh doanh ăn uống online. Hiện tại, đây là thương hiệu kinh doanh mô hình Cloud Kitchen thành công nhất TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2017, Now đã cho ra mắt Now Station, khá giống Cloud Kitchen. Tuy nhiên, chỉ thử nghiệm mà không tiếp tục phát triển. Và chỉ đến năm 2019, bếp trên mây mới thực sự được biết đến rộng rãi qua mô hình Grab Kitchen mà Grab ra mắt. Có thể nói, Grab là đơn vị đã đi tiên phong trong việc phát triển và lan tỏa mô hình này.
Mới đây, Cloud Cook được phát triển dựa trên mô hình Cloud Kitchen của anh Hoàng Tùng đã nhận được sự đầu tư của Shark Liên và Shark Bình. Ngoài ra, một số thương hiệu như Chef Station, Tasty Kitchen hay Food Ngon cũng được phát triển mạnh.
phát triển cloud kitchen

4. Vài nét về Grab

Grab là một trong những siêu ứng dụng đa dịch vụ lớn nhất Đông Nam Á. Gia nhập thị trường từ năm 2012, Grab dần phát triển và trở thành đơn vị cung cấp một dịch vụ hàng đầu. Chẳng hạn như Grab Food (đặt đồ ăn, đồ uống), mua thực phẩm tươi sống, Grab Mart (đi chợ hộ), Grab Express (giao hàng), thanh toán – ví điện tử Moca…

4.1. Những con số ấn tượng

Các mô hình kinh doanh hiện nay, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ luôn biến động không ngừng. Chưa kể, nó còn làm thay đổi mạnh mẽ phương thức và định hình lại thị trường các lĩnh vực khác. Do đó, yêu cầu đổi mới là điều không thể tránh khỏi. Và Grab chính là minh chứng điển hình cho mô hình kinh doanh đột phá. Hiện nay, nó đang là nền tảng xe công nghệ lớn nhất thế giới. Đồng thời, là công ty đi tiên phong phát triển hình thức di chuyển mới tại khu vực Đông Nam Á.
Với tốc độ tăng trưởng như vũ bão, Grab hiện đã phủ rộng khắp 8 quốc gia và 195 thành phố. Theo thống kê, có tới 90 triệu thiết bị sử dụng với hơn năm triệu người sử dụng mỗi năm. Ngoài ra, còn có hơn 2 triệu tài xế, chiếm tới 95% thị trường xe ôm công nghệ trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, nó đã phá vỡ sự thành công của mô hình kinh doanh của taxi truyền thống trước đây với doanh thu sụt giảm nghiêm trọng. Ứng dụng xe công nghệ của Grab chiếm 90,67% số lượng xe được phép hoạt động trên địa bàn thành phố. Theo ABI, Grab đang được khoảng 40 tỷ USD, chiếm phần lớn thị phần gọi xe công nghệ. Công ty thu về doanh số hơn 1 tỷ USD vào năm 2018 với các dịch vụ được mở rộng.

4.2. GrabFood

Vào tháng 5/2018, Grab chính thức ra mắt GrabFood. Một dịch vụ giao hàng thực phẩm được tích hợp trong Grab Food. Đồng thời, là một phần trong chiến lược trở thành siêu ứng dụng thường nhật. Mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường giao đồ ăn tại Đông Nam Á. Dự kiến đạt mốc 13 tỷ USD, tăng thêm gấp 6 lần vào năm 2020. Tại Việt Nam, trong nửa đầu năm 2019, GrabFood có tổng giá trị giao dịch tăng 400%. Số lượng đơn hàng trung bình mỗi ngày lên đến 300.000 đơn.
Theo khảo sát của Q&Me, 79% người tham gia khảo sát cho biết họ thường xuyên sử dụng GrabFood để gọi món. Và khi phát sinh nhu cầu đặt đồ ăn, 55% số người lựa chọn GrabFood nhất. Ngoài ra, theo Kantar, 87% người tiêu dùng Việt Nam được khảo sát chọn đây là dịch vụ giao nhận thức ăn họ sử dụng thường xuyên nhất. Bởi ngoài chất lượng và rất nhiều tiện ích đi kèm, Grab có thể tận dụng hệ sinh thái người dùng đông đảo từ mảng gọi xe để áp đảo các đối thủ khác.
ứng dụng đặt đồ ăn grab food
Xem thêm: Cách đăng ký bán hàng trên Grab Food đầy đủ và chi tiết nhất

5. Đi tiên phong với mô hình GrabKitchen

5.1. GrabKitchen là gì?

Nếu như Uber, WeWork chú trọng chiếm lĩnh thị trường bằng mọi giá để đạt được lợi nhuận. Cùng với đó là sự trỉ trích nặng nề. Thì Grab lại chuyển sang phát triển mảng kinh doanh đồ ăn, đồ uống. Với sự bùng nổ của mảng kinh doanh giao đồ ăn ở Đông Nam Á, bếp trên mây là xu hướng Grab không thể bỏ qua.
GrabKitchen là cửa hàng dịch vụ của Grab, nằm trong Grab Food. Mô hình bếp này tập trung đa thương hiệu với sự kết hợp offline và online đầu tiên tại Việt Nam. Nó thường nằm ở những nơi có ít quán ăn và có lượng người dùng đặt nhiều. Đồng thời, mời các thương hiệu làm đối tác để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng. Có thể nói, đây là mô hình mang lại tiện lợi rất lớn cho khách hàng, chủ thương hiệu và doanh nghiệp. Và Grab thực sự nỗ lực trong việc mang đến nhiều giải pháp, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thiết yếu mỗi ngày của người dùng Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung.

5.2. Quá trình mở rộng quy mô của GrabKitchen

Bếp trên mây của GrabFood được đặt đầu tiên tại Indonesia vào tháng 9/ 2018. Nó đã thu hút thu hút 10 nhà hàng thực tế ảo. Bao gồm cả Waboru – một chuỗi đồ ăn kiểu Nhật, Playmade – một nhà sản xuất trà sữa và Thai Dynasty. Sau đó, được mở rộng sang Việt Nam, Thái Lan và Singapore. Tính tới tháng 4/2019, Grab đã phát triển được 10 GrabKitchen tại Indonesia. Dự kiến, vào cuối năm 2019, số lượng GrabKitchen tại Indonesia sẽ lên con số 50. Việt Nam là quốc gia thứ 2 được Grab cho ra mắt dịch vụ này..
Đến giữa tháng 10/2020, mạng lưới Cloud Kitchen được mở rộng lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Có khoảng 57 GrabKitchen tại 5 quốc gia. Đó là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan, Singapore và Philippines.

5.3. Cơ chế hoạt động của GrabKitchen

Bếp trên mây GrabFood không yêu cầu quá nhiều về diện tích. Mỗi căn bếp rộng từ 12 – 21 m2. Đồng thời, được trang bị bồn rửa và những thiết bị khác. Các chủ bếp sẽ tự bổ sung và hoàn thiện thêm căn bếp của họ. Dù vẫn có một khoảng không gian nhỏ tại. Tuy nhiên, GrabKitchen chủ yếu hoạt động như một cơ sở giao đồ ăn.

5.4. Tính năng khác biệt của GrabKitchen

Để sử dụng GrabKitchen, bạn cần cập nhật phiên bản mới nhất của Grab. Và GrabKitchen là danh mục nằm trong GrabFood.

  • Đa dạng mặt hàng với tốc độ giao nhanh chóng

Nhờ có mô hình bếp trên mây GrabKitchen, thời gian giao hàng trung bình của GrabFood sẽ giảm tới 20%. Bởi khách hàng có thể đặt nhiều món trên một đơn hàng nên sẽ tiết kiệm được phí ship và thời gian đáng kể. Các món ăn chất lượng mà thời gian giao hàng lại nhanh. Vậy là mô hình bếp trên mây của GrabFood đã giải quyết được hai mối bận tâm lớn nhất của khách hàng.

  • Nâng cao nguồn thu nhập, đáp ứng nhu cầu việc làm

Ngoài thu nhập từ các chuyến đi, các đối tác của Grab còn có thêm 40% từ các đơn đặt hàng của GrabFood. Nhờ vậy, các tài xế có thể tối ưu số lượng đơn hàng và gia tăng thu nhập. Điều đó đồng nghĩa với việc doanh thu của Grab tăng trưởng đáng kể.
Điều kiện di chuyển, địa điểm miễn phí thuê: So với việc mở rộng quán sang các địa điểm mới. Đây là giải pháp rẻ nhất và ít rủi ro nhất. Bởi các cửa hàng trên Grab Kitchen không phải trả tiền để thuê không gian sử dụng nhà bếp. Điều này giúp cho họ tiết kiệm được chi phí thuê mặt bằng ngày càng cao hiện nay.

  • Thực phẩm an toàn, chất lượng hơn

Các món ăn tại GrabKitchen đều được kiểm soát và chọn lọc kỹ càng. Nó phải đảm bảo tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động khép kín. Đồng thời, không thể thiếu giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm riêng biệt cho khu vực gian nấu. Từ đó, đảm bảo chất lượng cho từng đơn vị cơ sở.

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí với đa dạng món trên một đơn

GrabKitchen là mô hình bếp trên mây của GrabFood hiếm hoi giải được bài toán mà chưa công ty chuyên về dịch vụ giao thức ăn nào ở Việt Nam. Và đương nhiên, không thể thiếu GrabFood. Đó là khách hàng có thể đặt nhiều món trong một đơn hàng. Chưa kể, tất cả các món đều trong cùng một địa điểm. Vì vậy, khách hàng sẽ không phải chờ quá lâu cũng như tiết kiệm được phí ship nhiều lần.

5.5. Trách nhiệm và quyền lợi của Grab, các đối tác và khách hàng từ GrabKitchen

Grab có trách nhiệm dùng công nghệ như Big Data, AI, Cloud… đang phát triển cho GrabFood. Từ đó, tối ưu công suất và hiệu quả hoạt động hoạt động của đối tác nhà hàng/quán ăn và tài xế. Từ đó, tiết kiệm thời gian, tối ưu lượng đơn và gia tăng doanh thu, thu nhập cho họ. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ gia tăng trải nghiệm dịch vụ cá nhân hóa. Ngoài ra, còn nâng cao chất lượng món ăn và tiết kiệm chi phí cho thực khách.
Tuy nhiên, không phải ai cũng được tham gia vào GrabKitchen. Bởi Grab có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng cũng như vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Do đó, các thương hiệu muốn hoặc đã ở được cho phép kinh doanh trên GrabKitchen cần đảm bảo chất lượng món ăn tuyệt hảo, có quy trình nấu ăn chuẩn, được nhiều khách hàng ưa chuộng,… Khi đó, bạn mới có thể kinh doanh lâu bền và hiệu quả nhất.
Ngoài ra, với những nhà hàng/ cửa hàng tham gia vào GrabKitchen, trách nhiệm của họ là tập trung nấu ăn. Bởi Grab sẽ lo cho bạn đầy đủ các việc còn lại như marketing – sale, logistic, mặt bằng, giao hàng. Đồng thời, tự sắm những dụng cụ trong nhà bếp mà Grab giao. Còn Grab sẽ cung cấp một máy POS để kiểm soát việc nhận đơn và giao đơn.
đi tiên phong với grabkitchen

6. GrabKitchen, tương lai sống còn của Grab

Với những ưu điểm vượt trội và tiện ích của GrabKitchen, nó đã giải quyết được rất nhiều bài toán nan giải. Không chỉ Grab phải đối mặt mà rất nhiều nhà hàng đối tác khác cũng đang giải quyết.

6.1. Giải pháp tối ưu chi phí, tối thiểu hóa rủi ro

  • Chi phí thuê địa điểm

Để phát triển mô hình mới này, Grab đã phân tích lịch sử tìm kiếm GrabFood để xác định nhu cầu người tiêu dùng. Chẳng hạn xem món ăn hay đặc sản nào nổi tiếng ở địa phương đó nhưng lại thiếu nguồn cung. Sau đó, họ sẽ tìm kiếm, tối ưu hóa địa điểm và quy trình hoạt động để giảm thiểu rủi ro cho đối tác nhà hàng.
Địa điểm là yếu tố hàng đầu cần chú ý để kinh doanh thành công. Và đương nhiên, với độ hiếm và tiện lợi thì mức thuê không hề nhỏ. Chưa kể, để mở một nhà hàng cần rất nhiều chi phí phát sinh khác.

  • Chi phí thuê nguồn nhân lực

Với mô hình bếp trên mây, bạn không cần lo quá nhiều về nguồn nhân lực. Đó cũng là điều mà GrabKitchen cam kết rằng. Bởi mô hình này giúp giảm chi phí startup và giảm bớt nhu cầu giao tiếp vật lý với khách hàng. Chưa kể, dù không may thử nghiệm thất bại thì bạn cũng không tốn quá nhiều tiền. Từ đó, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra. Và các chủ đầu tư chỉ cần tập trung đầu tư vào món ăn để tăng trải nghiệm khách hàng. Đây chính là giải pháp tối ưu cho những hàng quán quy mô nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs). Những mô hình kinh doanh hạn chế về tài chính, chưa thể mở rộng kinh doanh.

  • Mang món ngon – quán đỉnh đến gần hơn với người dùng

Với việc chọn lọc khắt khe, các quán ăn được đăng ký tại GrabKitchen đều là các thương hiệu nổi tiếng về độ uy tín. Bởi vậy, khách hàng có thể dễ dàng thưởng thức những món ăn chất lượng với chi phí tiết kiệm đáng kể. Chưa kể, bạn còn có thể phối trộn bữa ăn theo sở thích từ nhiều quán đỉnh với danh mục Foodcourt by GrabKitchen.

6.2. Phát triển bền vững với GrabKitchen

GrabKitchen là một phần chiến lược của Grab để mở rộng thị phần thực phẩm. Người dùng GrabFood tại 7 quốc gia đã chi tiêu nhiều hơn 420% so với năm ngoái. Và số lượng người dùng đã tăng gấp 3 trong cùng kỳ. Chưa kể, biên lợi nhuận trên mỗi khách hàng còn lớn hơn cả mảng gọi xe. Grab nhận 30 – 35% hoa hồng từ các khách hàng cá nhân cho một đơn hàng vận chuyển. Cao hơn nhiều so với mức hoa hồng cho một chuyển xe là 20%. Chưa kể, giữa thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nhiều thương hiệu sẵn sàng chi tiền để quảng cáo thương hiệu trên Grab.
Đặc biệt là trong dịch bệnh Covid. Theo dữ liệu từ Grab, các đối tác GrabKitchen đã hồi phục ngang bằng giai đoạn trước Covid-19 ngay từ tháng 6/2020. Đồng thời, vẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng ổn định đến thời điểm này.
Có thể nói, GrabKitchen, mô hình bếp trên mây GrabFood, với nguồn doanh thu mang lại trên đã góp phần tạo ra sự bền vững cho doanh nghiệp. Bởi bên cạnh các đối thủ ứng dụng xe truyền thống, Grab phải đối mặt và cạnh tranh với rất nhiều ứng dụng công nghệ khác. Bởi vậy, bắt buộc Grab phải đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Vô hình chung, nó trở thành một trở ngại không hề nhỏ trong quá trình phát triển. Ngoài ra, GrabKitchen cũng giúp Grab “phát huy tối đa sứ mệnh “Grab vì cộng đồng”, mang đến ngày càng nhiều tiện ích cho người dùng cũng như đối tác”. Giám đốc Grab Việt Nam Jerry Lim chia sẻ.
tầm quan trọng của grabkitchen

7. Đẩy mạnh phát triển bếp trên mây GrabKitchen trên GrabFood tại Việt Nam

Sau thử nghiệm, sáng ngày 8/10, Grab chính thức đưa GrabKitchen đi vào hoạt động tại quận Thủ Đức. Mô hình quy tụ rất nhiều thương hiệu nhà hàng, quán ăn được yêu thích trên GrabFood. Điển hình như: Bánh Mì Pewpew, Cơm Văn Phòng Rio, Gà Nướng Ò Ó O, Mẹt Tre Bún Đậu Mắm Tôm, Say Coffee, Mộc Vị Quán, Bánh Cuốn Ba Miền, Mì Quảng 3 Anh Em, Bún Thịt Nướng Anh Ba, Otoké Chicken… Tất cả đều được hiển thị trên một menu duy nhất nên khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng trên cùng 1 đơn.
Sau 1 năm hoạt động, GrabKitchen đã chứng tỏ hiệu quả khi mang đến lợi ích thiết thực và lâu dài. Đặc biệt là cho các đối tác trong hệ sinh thái Grab. Chưa kể, số lượng người dùng mới đã tăng gấp 5 lần. Bởi vậy, Grab Việt Nam sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới Cloud Kitchen mới tại khu dân cư Trung Sơn, TP. Hồ Chí Minh. Với 14 đối tác cửa hàng, quán ăn, nó đã thể hiện độ phủ ấn tượng của mạng lưới Cloud Kitchen khi có mặt tại quận Thủ Đức, Bình Thạnh và huyện Bình Chánh. Đây cũng là GrabKitchen đầu tiên tại Việt Nam có phục vụ ăn tại chỗ. Nhờ vậy, người dùng sẽ có đa dạng trải nghiệm và lựa chọn hơn.
đẩy mạnh grabkitchenXem thêm: Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng mới ngành F&B
Trên đây là tất tần tật những thông tin về mô hình bếp trên mây GrabFood- GrabKitchen. Hy vọng, bạn có thể hiểu rõ thêm những tiềm năng, xu hướng phát triển. Đặc biệt là những lợi ích không thể bỏ qua của mô hình bếp trên mây. Đặc biệt là những case thành công như GrabKitchen. Và những mô hình khởi nghiệp, hoặc kinh doanh nhỏ với số vốn hạn chế không nên bỏ qua nó. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục blog.

5/5 - (9 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 20+ nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn đẳng cấp bậc nhất

Nhà hàng nổi tiếng ở Sài Gòn gây ấn...

Mê đắm với TOP 10+ quán cafe quận 10 siêu hot

TOP 10+ quán cafe quận 10 sở hữu không...

Top 11 nhà hàng ngon tại Hà Nội bạn nhất định phải thử

Ẩm thực tại thủ đô mang rất nhiều nét...

TOP 20 các món nhậu bình dân chiều lòng mọi dân chơi

Các món nhậu bình dân luôn là tiêu điểm...