F&B là gì? Ngành kinh doanh “hái ra tiền” được săn đón nhất hiện nay

Date:

F&B là gì? Giải mã ngành kinh doanh tiềm năng hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc cùng tỷ suất lợi nhuận cao

F&B là cái tên hot nhất nhì trên thị trường kinh doanh hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của nó tạo nên sức cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Bởi vậy, để thực sự thành công và có chỗ đứng trong ngành F&B không hề đơn giản. Do đó, trước tiên, bạn cần hiểu rõ tất tần tật các thông tin để lý giải “F&B là gì?”. Vì vậy, nếu có dự định khởi nghiệp ngành F&B, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số nhé!

1. Khái niệm F&B là gì?

F&B là gì? F&B được viết tắt từ cụm từ Food and Beverage. Đây là loại hình cung cấp dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… Hiện nay, nó trở nên vô cùng phổ biến và là xu hướng kinh doanh được săn đón hàng đầu hiện nay. Hai biến thể chính của F&B có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp F&B độc lập: Hoạt động chủ yếu về mảng ẩm thực. Chẳng hạn như quán ăn, quán cafe, nhà hàng, khách sạn,…
  • Bộ phận F&B trong doanh nghiệp: F&B có thể là một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Hay được hiểu là một phòng ban trong cơ cấu tổ chức. Nhiệm vụ của bộ phận này là đáp ứng các nhu cầu ẩm thực theo sự chỉ đạo của ban quản lý. Điển hình như, trong một khách sạn, sẽ có một bộ phận F&B chuyên đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho thực khách.

khái niệm fnb

2. Tiềm năng mô hình F&B tại Việt Nam

F&B là xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Vậy tại sao nó lại “được lòng” các chủ đầu tư như vậy? Sau khi đã hiểu định nghĩa “F&B là gì?” trên, cùng xem ngay giải đáp dưới đây.

2.1. Những con số biết nói

Theo D’Corp, hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, có 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn. Nhìn chung, quy mô nhỏ vẫn chiếm số lượng lớn hơn cả.
Con số trên phần nào cho thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Một thị trường rộng lớn cho chủ doanh nghiệp thỏa sức khai thác. Tại đây, người dân sẽ chi tiêu 361 USD/tháng cho ngành dịch vụ ăn uống. Nó chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP cả nước. Và con số này được sụ đoán sẽ càng tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Bởi vậy, có thể thấy, F&B chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt. Và cao hơn một số nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng con số một lần nữa khẳng định “F&B là gì?” tại Việt Nam.

2.2. Cơ hội và thách thức khi lựa chọn kinh doanh ngành F&B

Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Đặc biệt là ngành F&B. Cùng sự kết hợp nền tảng công nghệ 4.0, F&B ngày càng trở thành “miếng mồi ngon” với tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn. Chỉ với nguồn vốn nhỏ, nếu biết cách kinh doanh, bạn có thể “hái ra tiền”. Ngày càng có nhiều người lựa chọn mô hình này dẫn đến thị trường ngày càng rộng mở. Đồng thời, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao. Và F&B sẽ nằm TOP nhóm ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội đương nhiên sẽ tồn tại một số thách thức. Với những giá trị vượt trội mà nó mang lại thì càng có nhiều người theo đuổi mô hình này. Khi đó, thị trường F&B luôn căng thẳng hơn bao giờ hết với tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh chóng. Đồng thời, rất nhiều thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến hành vi khách hàng. Từ đó, những rủi ro có thể xảy ra không hề nhỏ.
tiềm năng ngành fnb

3. Vai trò của ngành F&B

Với con số như đã đưa ra ở trên, có thể thấy, ngành F&B chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người dân. Từ đó, đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước. Vì vậy, tầm quan trọng to lớn của F&B là điều không thể phủ nhận. Vậy vai trò của F&B là gì?

3.1. Thúc đẩy doanh thu

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu mà ai cũng cần được đáp ứng. Do đó, việc khách hàng chi mạnh tiền vào ngành F&B là điều dễ hiểu. Chưa kể, nhu cầu của họ cũng ngày càng tăng đi đôi với sự phát triển của xã hội khiến. Các món ăn ngày càng đa dạng và được đầu tư, chăm chút tỉ mỉ. Hoặc việc tổ chức các bữa tiệc trong các nhà hàng, khách sạn lớn quá quen thuộc hiện nay. Điều này sẽ mang lại cho ngành F&B nguồn doanh thu lớn và ổn định.

3.2. Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường F&B. Bởi vậy, đa số các doanh nghiệp đều nỗ lực để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu ăn uống càng khắt khe của thực khách. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút và nhận được sự đánh giá cao của khách hàng. Và không có lý do gì để họ tiếp tục quay lại lựa chọn và trải nghiệm.

3.3. Gia tăng độ nhận diện thương hiệu và khẳng định thương hiệu

Có rất nhiều mô hình kinh doanh khai thác chung một ngách thị trường trong F&B. Do đó, không thể tránh khỏi việc khách hàng so sánh chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Bởi vậy, cách tốt nhất để có thể duy trì phát triển và có được vị thế trong ngành là không ngừng cải thiện. Đương nhiên, giá cả hợp lý, không gian ấn tượng, ẩm thực độc đáo và dịch vụ chất lượng tốt sẽ chinh phục được khách hàng dễ dàng. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Đây cũng chính là những yếu tố khiến khách hàng luôn nghĩ lựa chọn đến đầu tiên. Ddieuf này đặc biệt quan trọng với những mô hình kinh doanh lớn có F&B là lĩnh vực bộ phận như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,…

3.4. Công cụ marketing hiệu quả

Nếu như doanh nghiệp của bạn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. Khách hàng sẽ tự động trở thành người truyền thông, quảng bá cho bạn. Và hiện nay, xu hướng đăng tải và chia sẻ quan điểm trên mạng xã hội ngày càng phát triển. Chưa kể, họ còn có thể giới thiệu với người quen, bạn bè đang có nhu cầu tới các địa điểm du lịch mà có khách sạn bạn đã trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể nghiễm nhiên marketing cho mình mà không tốn chi phí. Trong khi, hiệu quả mang lại không hề nhỏ, đặc biệt là trong việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, F&B chính là một trong những cách thực hiện chiến dịch marketing 0 đồng hiệu quả.

3.5. Bán “chéo” các dịch vụ khác

Những nhà hàng, khách sạn kinh doanh bao gồm rất nhiều dịch vụ khác nhau. Trong đó, F&B sẽ là lĩnh vực bạn nhất định phải đầu tư. Bởi nó sẽ là chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp bạn thu hút và “giữ chân” khách hàng. Nói một cách dễ hiểu, F&B là một yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn doanh nghiệp. Đến đó, họ sẽ dễ dàng tiếp cận và quyết định sử dụng các trải nghiệm được tích hợp tại doanh nghiệp đó. Điển hình như spa, karaoke, shopping,…
vai trò ngành fnb

4. Xu hướng phát triển – chuyển đổi số ngành F&B là gì?

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển đầy triển vọng của F&B. Trong kỷ nguyên số hiện nay, công nghệ là yếu tố mà các ngành dịch vụ không thể không áp dụng. Chẳng hạn như thiết bị IoT (Internet of Things), AI, Big Data,… Nó sẽ giúp các mô hình kinh doanh phát triển bền vững và gia tăng doanh thu đáng kể. Bao gồm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản lý vận hành, cải thiện hiệu suất phục vụ. Từ đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

4.1. Tiêu dùng Online và mạng lưới ứng dụng giao đồ ăn phát triển

Tiêu dùng online, đặc biệt là sau dịch bệnh Covid, nó ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Rất nhiều ứng dụng công nghệ, đặc biệt là bán và giao đồ ăn như Grabfood, Baemin, Now, Gojeck, Loship… lên ngôi và phổ biến rộng khắp. Với sự uy tín, chất lượng và tiện lợi, các nền tảng này sở hữu số lượng người dùng khổng lồ. Ngoài ra, đây cũng là một trong những lý do quan trọng để mô hình Cloud Kitchen (Bếp trên mây) ra đời. Nó được coi là xu hướng thay đổi “cục diện” ngành F&B.
Bởi vậy, phân phối đa kênh chính là xu hướng tất yếu của mọi loại hình kinh doanh. Và F&B cũng không ngoại lệ. Qua đó, người dùng sẽ được tận hưởng những trải nghiệm tốt nhất. Họ có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm mình yêu thích ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào. Nếu khách hàng đã ưa chuộng các nền tảng đến vậy, không còn lý do gì để các chủ doanh nghiệp không nắm bắt xu hướng này.

4.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Kinh doanh bất cứ mô hình nào cũng không hề đơn giản. Đặc biệt là với F&B. Do đó, nếu không có phương pháp quản lý và vận hành phù hợp, sẽ rất khó để doanh nghiệp thành công. Bởi vậy, thay vì thủ công, các mô hình kinh doanh F&B đã, đang và sẽ từng bước chuyển đổi số dựa trên các phần mềm bán hàng, quản lý, tự động. Ngoài ra, còn cho phép sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán hiện đại hiện nay. Ví dụ như: thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử hay quét mã QR Code.

4.3. Mô hình bán hàng nhanh

Con người ngày càng bận rộn. Bởi vậy, họ thường hướng những dịch vụ tiện ích, thao tác đơn giản và tiết kiệm thời gian. Bởi vậy, cách thức mua hàng và thanh toán tại quầy đang dần trở thành 1 xu thế cho ngành F&B hiện nay. Vừa giúp tinh gọn nhân sự, vừa giảm thiểu được tối đa rủi ro.

4.4. Mô hình chuỗi bền vững

Trong những năm gần đây, mô hình chuỗi và giải pháp nhượng quyền không còn quá mới trong ngành F&B. Dịch bệnh Covid đã mở đường cho xu hướng mới này. Và nó cũng dần khẳng định được tiềm năng và tính bền vững của mô hình.

4.5. Ẩm thực xanh, sống xanh, tập trung cải thiện chất lượng

Con người ngày càng chú trong đến sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid. Và đồ ăn, đồ uống dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và có lợi cho sức khỏe là lựa chọn hàng đầu để cải thiện. Bởi vậy, thực khách cũng dần thay đổi và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Vì vậy, với sự đa dạng cũng như trở thành phương tiện hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu đó. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp F&B khai thác và tìm kiếm lợi nhuận. Họ cần phải nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng lại các chiến lược kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình vận hành. Nếu không, việc bị đào thải khỏi thị trường là điều không thể tránh khỏi.
xu hướng kinh doanh fnb

5. Tổng hợp các loại mô hình kinh doanh F&B phổ biến tại Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh ra đời. Nhằm khai thác tối ưu các ngách thị trường tiềm năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vậy những mô hình của F&B là gì?

5.1. Mô hình kinh doanh F&B trong khách sạn

Ngoài kinh doanh lưu trú, mô hình này còn cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng đến và ở lại. Các khách du lịch thường đi theo đoàn, thời gian ở lại lâu cùng khả năng chi trả tốt. Bởi vậy, mức lợi nhuận thu về không hề nhỏ.

5.2. Mô hình kinh doanh F&B công nghệ

Mô hình này mới phổ biến nhưng hiệu quả đem lại không hề nhỏ. Khách hàng có thể đặt đồ ăn ngay lập tức tại nhà với đa dạng các món cho bạn tha hồ chọn lựa. Sau đó, sẽ có một đơn vị vận chuyển giao đến tận nhà cho bạn nhanh chóng. Các bước thao tác cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng.

5.3. Mô hình hoạt động kinh doanh F&B phi thương mại

Mô hình này lại hạn chế về việc lựa chọn thức ăn và đồ uống. Đúng như cái tên, thay vì yếu tố thương mại, các doanh nghiệp này sẽ đề cao hơn các yếu tố về dinh dưỡng. Điển hình là các bếp ăn từ thiện, căng tin, quán nước trong các bệnh viện, ký túc xá…

5.4. Hoạt động kinh doanh F&B thương mại

Khác với hoạt động trên, các nhu cầu ăn uống của khách hàng ở mô hình này không còn bị giới hạn. Qua đó, sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư tăng doanh thu và lợi nhuận. Một số mô hình thương mại phổ biến phải kể đến như:

  • Nhà hàng hoạt động toàn phần

Với mô hình này, khách hàng sẽ được phục vụ đầy đủ các bước. Từ lúc họ bước chân vào nhà hàng cho đến khi thanh toán và rời khỏi nhà hàng. Đây là mô hình phổ biến mà hầu hết ai cũng đã từng trải nghiệm. Nó bao gồm một số loại nhà hàng sau:
– Bistro Restaurant: Mô hình này tổng hợp các quán cafe, nhà hàng, quán rượu trong cùng một không gian. Ngoài không khí ấm áp, gần gũi và sang trọng. Thực khách còn được phục vụ những món ăn đơn giản mang phong cách Châu Âu.
– Ethnic Restaurant: Nó là các nhà hàng phục vụ những món ăn đặc sản, mang đậm nét văn hóa ẩm thực của cả một quốc gia, dân tộc.
– Fine Dining Restaurant: Mô hình kinh doanh này vô cùng danh giá. Ngoài thức ăn đẳng cấp, Khách hàng còn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ siêu hạng.
– Upscale Restaurant: Mô hình này không quá xa hoa như các nhà hàng Fine Dining. Nó thường được áp dụng chủ yếu trong các khách sạn 5 sao tại nước ta.

  • Nhà hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh – Fast Food

Mô hình này thường tiếp cận được đa dạng phân khúc khách hàng bởi mức giá hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, không khó để thấy được sự phát triển như vũ bão của nó hiện nay. Mặc dù gặp một số hạn chế trong phục vụ và khả năng cung cấp một số dịch vụ. Đây vẫn là mô hình lợi nhuận lớn với mức đầu tư hạn hẹp.
Một số mô hình Fast Food phổ biến tại Việt Nam phải kể đến như: KFC, Lotteria, Starbuck, Highlands Coffee, The Coffee House… Đối tượng khách hàng của mô hình kinh doanh này thường không có yêu cầu cao về thưởng thức và tính mỹ vị.

  • Thức ăn đường phố – Street Food

Ở bất cứ đâu, Street Food cũng luôn là mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến nhất. Bởi nó lưu giữ và thể hiện rõ bản sắc của một quốc gia, dân tộc. Sự du nhập văn hóa giúp mô hình này ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Mọi người có thể dễ dàng thưởng thức và tiếp cận với mô hình này.
mô hình kinh doanh fnb

6. Một số ý tưởng kinh doanh F&B đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng trên hết, chúng đều có tiềm năng phát triển với doanh thu mang lại đáng kể. Bởi đáp ứng nhu cầu con người, đặc biệt là ăn uống chưa bao giờ là đủ cả. Tuy nhiên, để đột phá doanh thu và hạn chế tối đa rủi ro, bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh F&B dưới đây.

6.1. Quán cà phê, quán nước

Quán cafe, quán nước dường như là địa điểm quen thuộc của rất nhiều người. Vừa được thưởng thức đa dạng món ăn, thức uống tuyệt hảo trong một không gian rất “chill”. Vừa là nơi lý tưởng để có thể gặp gỡ, trò chuyện, làm việc của đa dạng khách hàng với độ tuổi, giới tính và công việc khác nhau. Từ học sinh, sinh viên, bạn bè cho đến các đối tác.

6.2. Nhà hàng đa ẩm thực

Một nhà hàng đa ẩm thực sẽ là điểm cộng lớn trong mắt khách hàng. Họ luôn có xu hướng muốn trải nghiệm những điều mới lạ. Do đó, việc cung cấp menu đa dạng sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là về khẩu vị. Họ sẽ dễ dàng lựa chọn được món ăn mình yêu thích. Từ đó, có thể tiếp cận được số lượng khách hàng lớn và phong phú.

6.3. Quán bar trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng

Ngoài kinh doanh nơi ở, ăn uống trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bạn có thể kết hợp thêm một số lĩnh vực kinh doanh khác. Chẳng hạn như các tiện ích giải trí như khu vui chơi, quán bar,… Đặc biệt là quán bar. Đối với người thích sự ồn ào, náo nhiệt, đây sẽ là một “thiên đường” không thể chối từ. Qua đó, nó sẽ mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ.

6.4. Phòng tiệc trong khách sạn

Vận dụng không gian sang trọng và rộng lớn tại các khách sạn. Nhiều chủ kinh doanh đã tận dụng để phát triển thêm một số hình thức kinh doanh. Chẳng hạn như kinh doanh phòng tiệc. Qua đó, đáp ứng một số nhu cầu cần thiết liên quan đến tổ chức lễ kỷ niệm, lễ cưới, liên hoan, hội nghị,…

6.5. Hợp tác với các thương hiệu F&B khác

Trong kinh doanh, “Đứng trên vai người khổng lồ” là một chiến lược rất hay được sử dụng. Vậy biểu hiện của nó trong ngành F&B là gì? Nói cụ thể hơn, đó là kết hợp, hợp tác với các thương hiệu lớn để tăng độ uy tín. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu hơn.

6.6. Nhượng quyền kinh doanh

Một mô hình kinh doanh F&B được rất nhiều chủ kinh doanh lựa chọn là nhượng quyền. Đây là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để phát triển một chuỗi F&B bền vững. Rất nhiều thương hiệu lớn đang áp dụng hiệu quả phương pháp này và đạt được những kết quả tốt đẹp. Chẳng hạn như Burger King, Mcdonald’s, KFC, Lotteria, Highland Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Cộng,… Do đó, nếu bạn muốn phủ sóng, chiếm lĩnh một thị trường ngách nào đó. Thế nhưng, ngân sách lại không cho phép. Vậy thì đây chính là giải pháp tối ưu để thâu tóm thị trường.

6.7. Xây dựng thương hiệu ngay từ đầu

Xây dựng thương hiệu không phải điều dễ dàng. Nó cần rất nhiều thời gian tại dấu ấn và khiến khách hàng nhớ đến giữa vô số doanh nghiệp khác. Chưa kể, tất cả đều cạnh tranh nhau từng chút một để giữ chỗ đứng trên thị trường. Do đó, ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần định hình sẵn được chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể. Trước tiên là sự đầu tư về bộ nhận diện thương hiệu. Khi đó, bạn mới được biết đến và gây sự chú ý với mọi người. Có rất nhiều hình thức tiếp thị online và marketing truyền thống giúp bạn truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Tất nhiên, tùy từng giai đoạn mà có những giải pháp, định hướng cụ thể. Nhưng hơn hết, nó phải phù hợp và thống nhất với triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
ý tưởng kinh doanh ngành fnb

Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải mã cho câu hỏi “F&B là gì?”. Hy vọng rằng, bạn có thể hiểu rõ ràng hơn cũng như có những định hướng kinh doanh phù hợp. Qua đó, có thể khai thác và phát triển thành công ngách thị trường tiềm năng này. Chuyên mục thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo.

5/5 - (8 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...

Medium Rare là gì? Cách tư vấn Beefsteak cho khách hàng

Medium Rare là gì? Hiểu đúng về beefsteak medium...

Kỹ thuật khăn trải bài là gì? 5 bước thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn đúng cách

Kỹ thuật khăn trải bàn là gì? Quy trình...