4 Startups định hình ngành FoodTech (Công nghệ thực phẩm)

Date:

4 Startups định hình ngành FoodTech (Công nghệ thực phẩm). Những câu chuyện của họ là gì? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay!

Sự xuất hiện của các công nghệ mới đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành thực phẩm. Đồng thời cũng tạo một ngành công nghiệp kỹ thuật số mới “FoodTech”. Những đổi mới của công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Bao gồm: Sự tiện lợi, sản phẩm tươi mới và thân thiện môi trường.

1. Cook My Grub

Doanh nhân Shabbir Mookhtiar và Dinesh Patil đã lên tưởng cho Cook My Grub vào tháng 12 năm 2019. Đây là lúc họ phát hiện ra lỗ hổng trên thị trường thực phẩm. Những thực phẩm được nấu tại nhà có thể giao đến tận nhà của mọi người thông qua ứng dụng di động một cách dễ dàng.
ceo cook my grub
Khách hàng có thể chọn món ăn từ những đầu bếp đã thành lập “Nhà bếp ảo” của riêng họ. Bên cạnh đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi biết rằng món ăn của họ đáp ứng các tiêu chuẩn của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm.
Trước đây, cả hai nhà đồng sáng lập đều làm việc với vai trò quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Cả hai đều có gia đình trẻ và có cuộc sống bận rộn. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bữa ăn tươi mới ở nhà.

thương hiệu cook my grub

Mookhtiar nói: “Tại tiệc Giáng sinh 2019, chúng tôi đã nói về đầu bếp tại gia địa phương. Những người đã nấu và bán đồ ăn trong khu vực lân cận. Họ được đánh giá cao bởi những món ăn dân tộc rất chính thống, chỉ có ở các vùng cụ thể của Ấn Độ. ”

Đó là khoảnh khắc “Eureka” của họ. Sau khi nhận được khoản đầu tư ban đầu từ bạn bè, họ đã dành chín tháng để phát triển, thử nghiệm sản phẩm và tung ra dịch vụ của mình. Khi doanh số bán hàng bắt đầu tăng cao, Shabbir Mookhtiar và Dinesh Patil đã khởi động một chiến dịch huy động vốn cộng đồng vượt 250% mục tiêu và huy động được 750.000 bảng Anh.

đầu bếp cook my grub

Ứng dụng có 10.000 người dùng và hơn 400 đầu bếp. Mookhtiar nói: “Theo lời cam kết ban đầu, mọi đầu bếp mới đều được đào tạo về nhận thức về dị ứng và Vệ sinh Cấp độ 2. Ngoài ra, các đầu bếp cũng được hỗ trợ đăng ký với hội đồng địa phương.”

2. HIER

Công ty khởi nghiệp HIER của Đức cung cấp một ứng dụng cho phép các cửa hàng và cửa hàng tạp hóa xử lý đơn hàng. Các đơn hàng này sẽ đến từ tất cả các nhà cung cấp địa phương và tập chung lại một nơi. HIER được thành lập vào năm 2019 bởi Lara Hämmerle và Mark Jäger. Nó có mục đích kết nối các nhà cung cấp thực phẩm và các nhà bán lẻ trên cùng một nền tảng.

Giám đốc điều hành Hämmerle cho biết: “Chúng tôi không chỉ đặt thương mại thực phẩm địa phương ngang với toàn cầu, mà còn tạo điều kiện cho một chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Điều quan trọng là thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi ngày càng lớn nông nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.”

ceo hier

Hai nhà sáng lập đã sớm nhận ra rằng nhiều công ty FoodTech là các doanh nghiệp B2C. Họ giao thực phẩm cho những người sống ở khu vực đô thị, sẵn sàng chả phí giao hàng đắt cao. Hämmerle nói: “Đó không phải là một thị trường có thể mở rộng. Khoảng 95% người mua thực phẩm của họ từ cửa hàng bán lẻ thực phẩm truyền thống. Chúng tôi nhận ra hiệu quả là mang thực phẩm địa phương tươi ngon đến cho người tiêu dùng.”

Doanh nghiệp được tài trợ từ trước bởi các VC Pale Blue Dot, Speedinvest, Entrepreneur First và Yes VC. Cùng lúc đó, HIER đang làm việc với các cửa hàng tạp hóa riêng lẻ trong các hợp tác xã lớn của Đức và tạp hóa chuyên biệt như tiệm bánh và cửa hàng thịt. Họ được yêu cầu cung cấp những thực phẩm khác nhau, bao gồm trái cây và rau, sữa, thịt, rượu và không – đồ uống có cồn.

startup hier

3. Gardin

Được thành lập vào năm 2020, công nghệ của Gardin nhằm mục đích trao quyền cho các nhà sản xuất thực phẩm. Nó hoạt động bằng cách theo dõi và cung cấp thông tin chi tiết về sức khỏe thực vật trong điều kiện môi trường tăng trưởng. Điều này nhằm giảm thiểu chất thải và làm cho thực phẩm phát triển bền vững hơn.

Giải pháp full-stack của công ty được thiết kế để đo các đặc điểm sinh lý cây trồng. Bao gồm: Quang hợp, vấn đề sinh học, phi sinh học và mật độ dinh dưỡng. Đồng thời thúc đẩy mối tương quan giữa sinh lý của cây trồng và môi trường tăng trưởng. Điều này giúp các nhà sản xuất thực phẩm can thiệp ngay khi cần thiết.

công nghệ của gardin

Doanh nghiệp được thành lập bởi doanh nhân Sumanta Talukdar. Vốn là một người ăn kiêng, ông ấy đã cố gắng tự trồng trọt những sản phẩm của riêng mình. Tuy nhiên, kết quả lại không mấy khả quan. Ông ấy trở nên thất vọng vì không có khả năng trồng những loại rau tươi tại nhà. Trong khi NASA có thể trồng các sản phẩm tươi trong không gian.

Sumanta Talukdar phát hiện ra rằng vấn đề đến từ nhiều phía. Các vấn đề gây ra bởi những người trồng ít kinh nghiệm và toàn ngành công nghiệp thực phẩm. Điều này đã thôi thúc Gardin đưa mô hình thực phẩm sạch vào chuỗi cung ứng.

Gardin đã nhận được tài trợ tiền hạt giống từ LDV Capital, Seedcamp & MMC Ventures cùng với các nhà đầu tư Angel. Đây cũng là một trong 32 công ty công nghệ được Net Zero Growth của Tech Nation tài trợ.

Xem thêm:

4. ShelfNow

Ra mắt vào năm 2019, ShelfNow là thị trường trực tuyến B2B. Nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà sản xuất thực phẩm và những người mua hàng. Doanh nghiệp được thành lập bởi Giám đốc điều hành Philip Linardos và COO Sajid Ghani. Linardos cho biết: “Lĩnh vực F&B bán buôn của Vương quốc Anh là rất lớn, và chỉ riêng EU, đã đạt doanh thu hơn 100 tỷ euro. Các doanh nghiệp nhỏ hơn chiếm khoảng 50% doanh thu này”.

shelfnow

Các cuộc thảo luận với doanh nghiệp cho thấy điều thú vị. Cả thương hiệu SME và người mua đều không có thời gian để nghiên cứu và mua hàng trực tiếp. Linardos nói: “Thay vào đó, họ dựa vào những người bán hàng truyền thống. Những người bán thực phẩm kém chất lượng và thiếu minh bạch.”

Các nhà đồng sáng lập đã tạo ra một nền tảng B2B hiện đại. Nó giúp người sản xuất và người mua giao dịch trực tiếp. Đồng thời giảm chi phí và thiết lập mối quan hệ giữa người mua và người bán. Công ty sẽ xử lý tất cả các khoản thanh toán và các hóa đơn.

startup shelfnow

Số vốn ban đầu là tự thân của những người sáng lập. Sau đó họ đã nhận lại nguồn vốn của “Angel Investor” (Nhà đầu tư thiên thần). ShelfNow cũng đã huy động vốn từ một số “Angel Investor” ba lần. Hiện tại, một vòng Seed hiện đang được tiến hành.

Nhà Hàng Số hy vọng bài viết vừa rồi 4 StartUps hình thành FoodTech đã mang lại tin hữu ích. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những thông tin về hay về F&B hãy tham khảo ngay danh mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số nhé!

4.9/5 - (14 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP 8 mô hình số hóa FnB và cách áp dụng trong kinh doanh nhà hàng

Mô hình số hóa Fnb là một giải pháp...

Chủ chuỗi nhà hàng Kichi-Kichi, Gogi đóng cửa 39 chi nhánh

Theo thông báo chính thức, ông lớn ngành F&B...

Đợt IPO của Zomato: “Cú hích” ấn tượng

Đợt IPO của Zomato thành công giúp Startup trở...

Tương lai của StartUps ngành F&B sẽ ra sao?

Tương lai của các StartUps ngành F&B ra sao?...