Home Blog Page 37

Tiêu chuẩn HACCP là gì? Những điều cần biết về HACCP

tiêu chuẩn haccp là gì

Tiêu chuẩn HACCP là gì? Cần lưu ý gì khi tham gia tiêu chuẩn HACCP? Tất cả những băn khoăn đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Hiện nay, tiêu chuẩn HACCP ngày càng phổ biến. Vậy tiêu chuẩn HACCP là gì? Có nên áp dụng tiêu chuẩn này hay không? Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ tổng hợp và phân tích chi tiết về tiêu chuẩn HACCP để các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn này.

1. Tiêu chuẩn HACCP là gì?

Tiêu chuẩn HACCP là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng. Cụm từ đầy đủ của HACCP là Hazard Analysis and Critical Control Point. Dịch sang tiếng Việt là “hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn”. Tiêu chuẩn này giúp doanh nghiệp, tổ chức kiểm soát giới hạn các mối nguy hình thành trong quá trình sản xuất chế biến thực phẩm.
ý nghĩa của tiêu chuẩn haccp

1.1. Lịch sử hình thành tiêu chuẩn HACCP

Bộ tiêu chuẩn HACCP được cho là hình thành từ Chiến tranh Thế giới thứ II. Vào những năm 1960, khái niệm HACCP xuất hiện khi cơ quan nghiên cứu hàng không Mỹ (NASA) yêu cầu công ty Pillsbury nghiên cứu, chế tạo các loại thực phẩm an toàn cho chương trình du hành không gian của họ. Do đó, HACCP đã được Pillsbury thiết kế để giảm thiểu các rủi ro về các mối nguy an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, HACCP được thế giới công nhận như một biện pháp tối ưu để kiểm soát an toàn thực phẩm.
Năm 1973, tổ chức như FDA đã áp dụng và phổ biến tiêu chuẩn này. Sau đó vào năm 1994, Tổ chức Liên minh HACCP quốc tế được thành lập. Ban đầu tổ chức này chỉ thành lập cho ngành cho ngành công nghiệp chế biến thịt và gia cầm của Mỹ. Sau đó, HACCP được áp dụng trong nhiều ngành khác nữa. Ngày nay, HACCP đã trở thành tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm.

1.2. Tiêu chuẩn HACCP Codex

Bên cạnh tiêu chuẩn HACCP, ta còn hay bắt gặp tiêu chuẩn HACCP Codex. Vậy tiêu chuẩn HACCP Codex là gì?
Có thể hiểu, tiêu chuẩn HACCP Codex là hệ thống HACCP theo tiêu chuẩn của Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (Codex). Bởi vì, hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn HACCP vào quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm. Mục đích để đảm bảo thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Codex khuyến cáo các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất thực phẩm nên kết hợp HACCP với điều kiện sản xuất (GMP) để tăng hiệu quả đảm bảo chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm.

1.3. Chứng nhận HACCP

Chứng nhận HACCP là chứng nhận dành cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có thể kiểm soát, đánh giá được những mối nguy về an toàn thực phẩm trong toàn bộ quy trình sản xuất. Đồng thời doanh nghiệp đã có các biện pháp để phòng ngừa và kiểm soát các mối nguy đó. Tại Việt Nam, chứng nhận HACCP được cấp bởi các đơn vị đã được Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ định cấp phép.

2. Các nguyên tắc của tiêu chuẩn HACCP là gì?

nguyên tắc của tiêu chuẩn haccpHACCP đã đặt ra 7 nguyên tắc cốt lõi để quản lý hệ thống của mình. Nhằm để hệ thống HACCP có hiệu lực và đạt được những mục tiêu như kỳ vọng của doanh nghiệp. 7 nguyên tắc của HACCP cụ thể như sau:

2.1. Nhận diện và phân tích mối nguy

Tiến hành nhận diện và phân tích mối nguy là việc quan trọng. Đặc biệt, khi xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP. Các mối nguy có thể xuất hiện trong bất kỳ khâu nào của quá trình sản xuất. Vì vậy doanh nghiệp cần nhận diện và lập danh sách tất cả mối nguy có thể gặp phải. Bao gồm tất cả các mối nguy tiềm ẩn về vật lý, hóa học và sinh học có khả năng xuất hiện. Nguyên tắc này cần thực hiện xuyên suốt quá trình sản xuất. Sau đó cần thực hiện phân tích, đánh giá để tìm ra các biện pháp kiểm soát phù hợp.phân tích mối nguy

2.2. Xác định các Điểm kiểm soát tới hạn (CCP – Critical Control Points)

Doanh nghiệp cần xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn trong chuỗi sản xuất. Bước này giúp xác định được các điểm, các bước của quá trình hoạt động.Từ đó có thể kiểm soát, loại bỏ các mối nguy có thể xuất hiện.

2.3. Xác định ngưỡng tới hạn cho các CPP

Doanh nghiệp cần thiết lập một giới hạn tối đa hoặc tối thiểu cho các đặc tính chế biến. Như nhiệt độ, thời gian, độ pH, mức độ clo… để kiểm soát các mối nguy. Đảm bảo không vượt quá giới hạn này, nếu vượt quá phải thực hiện khắc phục. Việc làm này nhằm khống chế các điểm kiểm soát tới hạn hiệu quả.

2.4. Thiết lập các thủ tục giám sát CCP

Là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để xây dựng chương trình HACCP. Việc giám sát diễn ra tại các điểm tới hạn (CCP) là điều cần thiết. Giám sát CCP giúp cho việc đảm bảo giới hạn luôn được đảm bảo, không có vi phạm. Chương trình theo dõi sẽ thực hiện bằng các phép đo vật lý hoặc quan sát theo trình tự.

2.5. Thiết lập kế hoạch hành động khắc phục khi giới hạn tới hạn bị phá vỡ

Nguyên tắc được đặt ra nhằm loại bỏ mọi sản phẩm không đạt đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất, chế biến. Khi có một giới hạn bị phá vỡ, doanh nghiệp phải thiết lập hành động khắc phục phù hợp. Hành động khắc phục cần phải kiểm soát, ngăn chặn được các sản phẩm không đạt an toàn thực phẩm. Đồng thời phải tìm ra nguyên nhân và loại bỏ nó, ngăn tình trạng tái diễn.

2.6. Xây dựng thủ tục thẩm tra hệ thống HACCP

Các thủ tục thẩm tra, xác minh là một phần của kế hoạch HACCP. Các thủ tục này nhằm khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động hiệu quả. Đồng thời kiểm tra các sản phẩm xem chúng cáp được áp dụng theo đúng kế hoạch hay không.

2.7. Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP

Việc thiết lập hồ sơ lưu trữ là điều cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp chứng minh các giới hạn quan trọng được đáp ứng và hệ thống được kiểm soát theo kế hoạch. Các hoạt động HACCP của doanh nghiệp phù hợp với các nguyên tắc được đề ra.

3. Các bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP cho doanh nghiệp

3.1. 12 bước xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP cho doanh nghiệp

xây dựng hệ thống tiêu chuẩn haccpĐể xây dựng hệ thống tiêu chuẩn HACCP. Doanh nghiệp cần thực hiện 12 bước, bao gồm 7 nguyên tắc HACCP như sau:

  • Bước 1: Thành lập nhóm HACCP trong doanh nghiệp.
  • Bước 2: Mô tả về sản phẩm thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Bước 3: Xác định mục đích sử dụng thực phẩm.
  • Bước 4: Xây dựng sơ đồ quy trình sản xuất, chế biến thực phẩm của doanh nghiệp.
  • Bước 5: Rà soát, đối chiếu kiểm tra sơ đồ quy trình so với thực tế.
  • Bước 6: Thực hiện phân tích mối nguy.
  • Bước 7: Xác định các CCP.
  • Bước 8: Thiết lập các điểm giới hạn tới hạn.
  • Bước 9: Xây dựng hệ thống giám sát CCP.
  • Bước 10: Xây dựng kế hoạch khắc phục, sửa chữa.
  • Bước 11: Thiết lập thủ tục thẩm tra, đánh giá.
  • Bước 12: Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ HACCP.

3.2. Những vấn đề doanh nghiệp cần chuẩn bị

Khi xây dựng và áp dụng HACCP theo 12 bước trên. Doanh nghiệp cần cân nhắc, đáp ứng các yếu tố sau đây:

  • Về ban lãnh đạo: Cần phải có sự tham gia và cam kết của ban lãnh đạo. Đảm bảo hệ thống HACCP được triển khai, duy trì và kiểm soát có hiệu lực.
  • Về nhân lực: Khi tham gia vào hệ thống HACCP cần phải có đủ trình độ, năng lực trong hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.
  • Nhà xưởng và các trang thiết bị: phải đáp ứng yêu cầu của các quy định, luật định hiện hành về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đọc thêm:

4. Các đối tượng áp dụng của tiêu chuẩn HACCP

đối tượng áp dụngThực tế, mọi doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm đều có thể áp dụng hệ thống HACCP. Cụ thể như một số loại hình sau:

  • Các doanh nghiệp, tổ chức có hoạt động kinh doanh sản xuất thực phẩm, đồ uống;
  • Các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sản xuất và chế biến các mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thủy sản…
  • Các cơ sở ăn uống, cung cấp dịch vụ ăn uống như: Nhà hàng, các cửa hàng đồ ăn nhanh…

5. Lợi ích đối với doanh nghiệp khi áp dụng HACCP

Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP đem lại rất nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, ngành công nghiệp, cho chính phủ… Vậy lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn HACCP là gì?

  • Nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất. Áp dụng tiêu chuẩn HACCP vào sản xuất giúp hạn chế các mối nguy trong quá trình sản xuất. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó tăng tính cạnh tranh và khả năng mở rộng thị trường. Đặc biệt là tạo được ưu thế đối với các sản phẩm xuất khẩu.
  • Tạo lòng tin với khách hàng. Việc sản phẩm được in dấu chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP sẽ giúp tạo niềm tin với người tiêu dùng. Vì các sản phẩm được đảm bảo an toàn chất lượng.
  • Là cơ sở cho các chính sách ưu tiên. Khi có chứng nhận tiêu chuẩn HACCP, doanh nghiệp sẽ được ưu tiên trong các chính sách đầu tư, đào đạo của Nhà nước và các cơ quan nước ngoài.
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khi đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong nước hay hoạt động xuất khẩu.
  • Giảm thiểu chi phí khắc phục hậu quả. Tiêu chuẩn HACCP giúp doanh nghiệp hạn chế những rủi ro có thể xuất hiện trong quá trình sản xuất. Từ đó có thể tiết kiệm được chi phí cho hoạt động khắc phục hậu quả. Giảm thiểu sự phàn nàn, khiếu nại về chất lượng sản phẩm của khách hàng.

Xem thêm:

6. Việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP tại Việt Nam

Thực tế, tại Việt Nam, tiêu chuẩn HACCP đã được áp dụng từ sớm. Năm 1990, ngành chế biến thủy sản đã áp dụng HACCP theo yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Cho đến thời điểm hiện tại, tiêu chuẩn này đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực chế biến và sản xuất thực phẩm.
áp dụng tiêu chuẩn haccpCác doanh nghiệp, đơn vị chế biến, sản xuất thực phẩm có thể nhận chứng nhận TCVN 5603:2008 hoặc tiêu chuẩn HACCP code 2003 của Australia. Ngoài ra, áp dụng tiêu chuẩn HACCP cũng là một phần của tiêu chuẩn ISO 22000. Do đó việc áp dụng tiêu chuẩn HACCP cũng là một điều kiện để đạt được chứng chỉ ISO 22000.

7. Tạm kết

Trên đây là tất cả thông tin về tiêu chuẩn HACCP mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng với bài viết “Tiêu chuẩn HACCP là gì” đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi chuyên mục Thuật ngữ của Nhà Hàng Số để tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo nhé!

Quản trị điều hành là gì? Chức năng và vai trò của quản trị điều hành

quản trị điều hành là gì

Quản trị điều hành là gì? Các chức năng của quản trị điều hành là gì? Sự khác nhau giữa quản trị điều hành và quản lý là gì? Tất cả sẽ có trong bài viết này.

Quản trị điều hành là gì mà có vai trò quyết định đến tầm nhìn chiến lược, đến sự phát triển của công ty, doanh nghiệp? Thuật ngữ quản trị điều hành tương đối trừu tượng. Tuy nhiên, nhìn chung, đây là cấp bậc cao nhất của một tổ chức, công ty, doanh nghiệp. Bài viết hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ cập nhật các kiến thức liên quan đến thuật ngữ “quản trị điều hành”.

1. Khái niệm quản trị

Quản trị là một trong những khái niệm có rất nhiều định nghĩa. Nhưng nhìn chung khi nói về quản trị, ta có thể tóm tắt lại như sau. Quản trị là việc tạo ra và duy trì một môi trường làm việc mà trong đó các thành viên cùng làm việc hài hòa và hỗ trợ lẫn nhau.
Nhiều người thắc mắc bản chất của quản trị là gì, và câu trả lời là “tạo ra giá trị gia tăng”. Có nghĩa là những người thực hiện quản trị có trách nhiệm ra “quyết định” về các hoạt động của mình theo phạm vi quản trị của mình. Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm tìm giải pháp, tìm cách vận hành tiết kiệm chi phí nhất. Mục tiêu cuối cùng là thúc đẩy toàn bộ tổ chức phát triển. Có ba yếu tố tạo nên bản chất của quản trị.
quản trị là gì
Bạn cần một bộ phận để quản lý. Quản lý là người đưa ra quyết định, vì vậy họ cần một bộ phận, cá nhân lắng nghe quyết định của họ. Phải có mục đích rõ ràng: Các quyết định quản lý không nên mơ hồ. Nó phải có tính nhất quán và các tiêu chuẩn hoàn hảo để quản lý không tạo ra sự bất công trong nội bộ. Tài nguyên đóng vai trò là nội dung cho phép quản trị viên sử dụng tài nguyên. Mục đích để giúp phát triển tổ chức của họ.

2. Chức năng quản trị

Quản trị là một khái niệm có nhiều định nghĩa, nhưng nhìn chung quản trị có nghĩa là phải thực hiện các trách nhiệm sau:

  • Quản lý và tổ chức các hoạt động để các phân khu trở thành mục tiêu công việc trước
  • Phối hợp các bộ phận làm việc với nhau sao cho hài hòa nhất
  • Phối hợp các nguồn lực của công ty và tập đoàn cho các mục tiêu phát triển chung
  • Tất cả các quá trình lập kế hoạch, thực hiện, quản lý và kiểm soát của bộ phận

chức năng của quản trị là gì

Vì vậy, các chức năng chi tiết của quản trị là:

Lập kế hoạch: Xác định các mục tiêu cụ thể, phác thảo kế hoạch. Lập kế hoạch hành động và đề xuất các phương pháp kiểm soát
Tổ chức: Bao gồm 3 bước: lập sơ đồ tổ chức, lập mục tiêu công việc cho từng bộ phận và lập các tiêu chuẩn để tuân theo.
Lãnh đạo: ra mệnh lệnh, động viên nhân viên. Tạo mối quan hệ tốt giữa cấp quản lý và nhân viên. Tạo mối quan hệ tốt giữa nhân viên với nhân viên, tạo mối quan hệ tốt giữa công ty và các nhân viên khác
Kiểm soát: Nắm rõ các tiêu chí để kiểm tra chính xác nhất. Lên lịch kiểm tra định kỳ, hiểu rõ tình hình và tìm ra giải pháp tốt nhất khi có vấn đề phát sinh.
Để giải quyết các quy trình nghiệp vụ một cách nhanh chóng và ổn định, chắc hẳn trong một công ty, văn phòng không thể thiếu vắng bộ phận quản trị. Một nhà quản lý giỏi phải có tư duy, hiện đại và chịu trách nhiệm cao nhất. Một người quản lý chu đáo và kinh nghiệm có thể làm rất ít để đảm bảo rằng một kế hoạch tốt sẽ hoạt động.

3. Quản trị điều hành là gì?

Quản trị điều hành là cách một người hoặc bộ phận tổ chức các kế hoạch hoạt động cho tất cả các phân khu. Hoạt động chủ yếu liên quan đến cả sản xuất và con người. Quản trị điều hành là ai đó cung cấp các chính sách và kế hoạch hành động ở cấp độ triển khai.
khái niệm quản trị điều hành là gì
Và cá nhân/bộ phận chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả cuối cùng. Họ sẽ là người đưa ra các chế tài, cơ sở thưởng phạt để hệ thống nhân sự hoạt động hiệu quả nhất. Đồng thời, đưa ra kế hoạch hành động khi có sự cố xảy ra. Trong phần tiếp theo, Nhà Hàng Số sẽ tổng hợp các nhiệm vụ của người làm quản trị điều hành.

4. Nhiệm vụ chính của người quản trị điều hành là gì?

4.1. Nắm bắt rõ ràng các mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược chính là khuôn khổ, là mục tiêu cuối cùng của bất kỳ công ty nào. Là một nhà quản trị điều hành, bạn nên nhận thức rõ điều này. Đôi khi có những thay đổi về mục tiêu dẫn đến một số yếu tố cần được thay đổi. Mục đích là đảm bảo đạt được các mục tiêu và chiến lược. Các bộ phận cần biết chỉ đạo của bộ phận quản trị điều hành là gì để tiến hành thực hiện.
quản trị điều hành nắm rõ ràng các mục tiêu chiến lược

4.2. Đánh giá và lựa chọn dự án

Lựa chọn dự án là trách nhiệm của Quản trị viên điều hành ngay từ đầu. Do đó, vị trí này đòi hỏi những nhân sự tài năng và giàu kinh nghiệm. Xác định cả điểm mạnh và điểm yếu mà dự án cần khắc phục. Khi có nhiều dự án được lên lịch cùng lúc nhưng không đủ nhân sự để phân bổ. Nhà quản lý sẽ đưa ra quyết định chọn lọc dựa trên nhiều yếu tố.
đánh giá và lựa chọn dự án
Cụ thể bao gồm: Lợi ích của công ty sau dự án, các mối quan hệ thành công, những khó khăn khi triển khai,… Ví dụ, hiện tại có một số dự án giả định và tiềm ẩn rủi ro. Điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai. Nên nhiệm vụ của người quản trị điều hành là dự đoán và chuẩn bị cho các trường hợp có thể xảy ra.

4.3. Lập kế hoạch dự án

Vai trò của nhà quản lý trong việc lập kế hoạch dự án là gì? Sau khi một dự án đã được lựa chọn để thực hiện, nhiệm vụ tiếp theo là triển khai một kế hoạch chi tiết. Điều này cho phép cấp thực thi biết những gì cần phải được thực hiện.
Một kế hoạch dự án đòi hỏi nhiều yếu tố. Bao gồm: Phân tích lộ trình đầu tư và dự đoán thời điểm thích hợp cho từng sự kiện. (Ví dụ: họp báo khởi công, mở bán dự án bất động sản).
lập kế hoạch dự án
Bên cạnh kế hoạch chính, nhà quản trị điều hành cũng nên xây dựng kế hoạch dự phòng cho mọi vấn đề phát sinh. Kể cả trường hợp xấu nhất và đề xuất hướng giải quyết.

4.4. Nắm rõ quy trình triển khai dự án

Công việc cuối cùng của quản trị điều hành là gì? Nói cách khác, bạn cần hiểu quy trình triển khai của các dự án mà bạn quản lý. Chúng ta cần biết dự án đã đi đến đâu. Những bước hành động tiếp theo cần thiết để thúc đẩy việc thực hiện kế hoạch về phía trước. Ngoài ra, biết quy trình có nghĩa là các nhà quản lý biết lý do tại sao các dự án gặp khó khăn. Cố gắng tìm ra giải pháp phù hợp.
nắm rõ quy trình triển khai dự án

5. Vai trò của quản trị điều hành là gì?

Quản trị điều hành đóng vai trò gì trong một dự án hoặc công ty? Câu trả lời là họ đóng vai trò chủ chốt trong khâu lựa chọn dự án, đưa ra quyết định đầu tư cho từng hạng mục. Họ sẽ là những người đặt ra khuôn mẫu ban đầu mà các trưởng bộ phận phải tuân theo.
vai trò của quản trị điều hành là gì?
Mục đích là để đảm bảo thực hiện đúng quy trình phân bổ. Tuy nhiên trách nhiệm trước hết thuộc về cấp quản lý cấp cao. Do đó, giám đốc điều hành phải giám sát chặt chẽ tiến độ ngay từ đầu của dự án.
Xem thêm: Fine dining là gì? Cách để thưởng thức “Fine dining đúng điệu”

6. Sự khác biệt giữa quản trị điều hành và quản lý

Nhiều người chưa hiểu quản trị điều hành là gì và nhầm lẫn giữa hai khái niệm quản lý và quản trị.

6.1. Về đối tượng

Mục đích của quản lý là gì? Đó là con người và cách tổ chức sắp xếp các vai trò công việc, sắp xếp con người. Mục đích của quản trị điều hành là gì? Công việc của họ là tạo ra các kế hoạch và thủ tục nền tảng; đưa ra những quyết định mấu chốt.
khác biệt về đối tượng
Các chức năng của quản trị điều hành là gì? Đó là đưa ra quyết định trong quá trình làm việc. Xác định các mục tiêu và hướng dẫn của công ty. Các chức năng của quản lý xử lý các tác vụ quản lý do quản trị viên yêu cầu.

6.2. Về quy trình

Quy trình làm việc của quản trị điều hành là việc liên tục đi tìm trả lời cho câu hỏi “Làm gì, làm như thế nào”. Còn quy trình làm việc của quản lý là cung cấp câu trả lời cho câu hỏi, “Ai làm việc đó?”

6.3. Về cấp bậc

Về cấp bậc, quản trị điều hành cấp cao xếp hạng cao hơn quản lý cấp cao. Điều này có nghĩa là cấp hội đồng quản lý lắng nghe theo sự chỉ đạo, phân phối hội đồng quản trị.
khác biệt về cấp bậc

6.4. Về chức năng

Để thực hiện đúng vai trò của mình, cần phân biệt giữa chức năng quản lý và quản trị điều hành. Ngoài những chức năng khác, chức năng của quản lý là thực hiện, chỉ đạo và kiểm soát các hoạt động của nhân viên. Chức năng của quản trị điều hành là lập kế hoạch và xây dựng các chính sách cần thiết mang tính chiến lược dài hạn.
khác biệt về chức năng
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến các quyết định của ban quản lý và hội đồng quản trị? Đối với các nhà quản lý, đó là kế hoạch của nhà quản trị điều hành. Các quyết định của quản trị điều hành lại chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như luật pháp, tôn giáo, v.v.

6.5. Về tổ chức

Theo quy định, các công ty mới thành lập hoặc các cơ quan nhà nước phúc lợi có các vị trí quản trị điều hành. Ngoài ra, quản trị điều hành rất dễ tìm thấy trong các doanh nghiệp nhỏ.
khác biệt về tổ chức
Quản trị điều hành, bao gồm cả lãnh đạo, phải giải quyết các vấn đề kinh doanh và tài chính. Đưa ra một tầm nhìn vững chắc, chiến lược cho công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, quản lý cấp cao sẽ là một nhóm nhỏ sẽ giải quyết các vấn đề về khâu quản lý tổ chức. Người quản lý là những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý vận hành. Họ có nhiều kiến ​​thức về kỹ thuật.
Xem thêm: F&B là gì? Ngành kinh doanh “hái ra tiền” được săn đón nhất hiện nay

7. Tạm kết

Thuật ngữ quản trị điều hành chỉ những nhóm người đứng đầu công ty, cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp. Những người này đóng vai trò quan trọng quyết định đến chiến lược phát triển, tầm nhìn của cơ sở kinh doanh. Quản trị điều hành phải là những hạt nhân vững chắc, có tầm nhìn dài hạn. Bài viết hôm nay đã giải đáp cho câu trả lời quản trị điều hành là gì. Tiếp tục đón đọc những bài viết tiếp theo để không bỏ lỡ những thông tin hấp dẫn.

Continental breakfast là gì? Một số loại đặc trưng trên thế giới

continental breakfast là gì

Continental breakfast là gì? Có gì thú vị trong các Continental breakfast của các quốc gia trên thế giới? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

Continental breakfast là thuật ngữ xuất phát từ phương tây dành cho lĩnh vực nhà hàng – khách sạn. Đằng sau một bữa ăn ẩn chứa nhiều điều thú vị. Đặc biệt, ở mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ Continental breakfast có đặc trưng riêng mang đậm bản sắc văn hóa từng khu vực. Vậy, Continental breakfast là gì? Cùng theo dõi qua bài viết dưới đây.

1. Continental breakfast là gì?

Continental breakfast là thuật ngữ chuyên môn cho bữa sáng kiểu phương Tây mà khách sạn cung cấp cho khách của mình, chủ yếu là khách nước ngoài muốn giữ bữa sáng hàng ngày đơn giản.
khái niệm continental breakfast là gì
Continental breakfast tiêu chuẩn thường bao gồm bánh mì cắt lát, bơ, pho mát, mứt, bánh sừng bò, bánh ngọt Đan Mạch, ngũ cốc, nước trái cây, trà và cà phê. Tùy theo văn hóa của mỗi quốc gia và đối tượng khách hàng của mỗi khách sạn, continental breakfast sẽ có nhiều biến thể để đáp ứng nhu cầu của du khách nhưng hãy đảm bảo dựa trên tiêu chuẩn hiện có.

2. Nguồn gốc của Continental breakfast

Thuật ngữ “continental breakfast” được sử dụng lần đầu tiên ở Anh vào năm 1896, cuối thế kỷ 19. Đối với người Anh, “Continental breakfast” có nghĩa là các quốc gia trên lục địa châu u. “Continental breakfast” vì thế có nghĩa là bữa sáng tiêu chuẩn của các vùng, đặc biệt là ẩm thực Pháp và Địa Trung Hải.
Đó là một sự thay thế nhẹ nhàng, tinh tế cho bữa sáng toàn kiểu Anh gồm trứng, thịt xông khói, xúc xích, bánh mì nướng, đậu, nấm nướng và một đĩa cà chua.
nguồn gốc của continental breakfast
Tuy nhiên, một số tài liệu khác cho rằng khi các khách sạn ở Bắc Mỹ bắt đầu quan tâm đến sở thích của khách hàng và cố gắng thu hút những khách hàng thuộc tầng lớp trung lưu mới của Mỹ, họ sẽ giới thiệu “continental breakfast”. bữa sáng nhẹ) mà còn cả khách du lịch từ châu u (ở đây ghi nhận hương vị mới của bữa sáng nhẹ chỉ bao gồm cà phê, cà phê hoặc trà, bánh ngọt và trái cây).
Từ đó, các khách sạn nhanh chóng học cách thích nghi và tạo ra những bữa sáng đáp ứng nhu cầu của khách. Kết quả là continental breakfast ra đời.

3. Continental breakfast cần trả phí không?

Khách sạn cung cấp continental breakfast “miễn phí” cho hầu hết các khách lưu trú tại khách sạn. Trên thực tế, chi phí cho bữa ăn này đã được bao gồm trong giá phòng. Nghĩa là, tại thời điểm thanh toán, khách hàng đã trả một số tiền bao gồm một loạt các dịch vụ miễn phí, bao gồm tiền phòng và tiền ăn.
continental breakfast có cần trả phí không
Trước đó, nhiều khách sạn đã tính giá phòng bao gồm dịch vụ ăn uống. Tuy nhiên, hầu hết các khách sạn hiện nay đều tách thành hai dịch vụ riêng biệt. Điều này có nghĩa là bắt đầu từ khi áp dụng hình thức, khách hàng chỉ phải trả tiền phòng và bữa sáng, không phải trả bất kỳ bữa ăn nào khác và có thể chọn ăn (thanh toán riêng) hoặc không ở khách sạn nếu muốn tiết kiệm.
Xem thêm:

4. Một số kiểu continental breakfast điển hình

Các quốc gia khác nhau có khẩu vị ẩm thực khác nhau. Do đó, bữa sáng trong nước cho khách nước ngoài khác nhau giữa các quốc gia. Bữa sáng

4.1. Bữa sáng kiểu Anh

  • Thịt hun khói (nướng hoặc chiên)
  • Xúc xích (nướng hoặc chiên)
  • Cà chua (nướng hoặc sống)
  • Nấm (nướng hoặc chiên bơ)
  • Đậu luộc
  • Ốp lết
  • Bánh mì mới nướng

bữa sáng kiểu anh
Bánh pía đen: Là loại thực phẩm được làm từ tiết lợn, mỡ lợn, hành tây, bột yến mạch… được xay nhuyễn và nhồi vào trong lòng lợn. Món ăn này rất giống với món giò heo của Việt Nam. Một số người Anh uống cà phê vào buổi sáng, nhưng nhiều người uống trà. Tách trà buổi sáng của bạn thường được đựng trong một chiếc cốc kiểu dáng đẹp và sang trọng. Người Anh gọi bữa sáng của họ là “full English breakfast”, có nghĩa là bữa sáng kiểu Anh.

4.2. Bữa sáng kiểu Mỹ (ABF)

Mỹ là một quốc gia của những người nhập cư và có nhiều nhóm dân cư khác nhau. Tuy nhiên, Bữa sáng kiểu Mỹ có một số công thức khá đơn giản, phù hợp với bản chất nhanh, nhịp độ nhanh của đất nước này. Bữa sáng kiểu Mỹ bao gồm:

  • 2 trứng tráng
  • Bánh mì mới nướng
  • Khoai tây nghiền
  • Thịt lợn muối xông khói
  • Bánh mì kẹp xúc xích
  • Mứt, bơ (để trang trí bánh mì)

Đồ uống trong bữa sáng của người Mỹ thường là trà, cà phê hoặc nước trái cây. Ngày nay, các khách sạn thường cung cấp nhiều loại bữa sáng khác nhau cho khách thay vì chỉ phục vụ một loại bữa sáng.

bữa sáng ở mỹ
Những loại bữa sáng này được gọi là bữa sáng tự chọn. Bữa sáng tự chọn thường bao gồm 20-40 món và nhiều loại đồ uống. Ở nhiều khách sạn, búp bê ăn sáng không chỉ phục vụ khách của khách sạn mà còn bán vé dịch vụ

4.3. Continental breakfast kiểu Nhật

Bữa sáng rất quan trọng đối với người Nhật. Do đó, bữa sáng thường bao gồm các loại thực phẩm giàu protein như thịt, rau, trứng, cá và súp miso để cung cấp năng lượng cần thiết cho bạn bắt đầu ngày mới.
continental breakfast kiểu nhật

4.4. Bữa sáng kiểu Trung Hoa

Đối với người Trung Quốc, bữa sáng thay đổi theo vùng. Tuy nhiên, sữa đậu nành và đồ xào được coi là món ăn sáng phổ biến ở quốc gia này. Ngoài ra, điểm tâm và súp nóng cũng là lựa chọn continental breakfast của người dân địa phương.
bữa sáng kiểu trung hoa

4.5. Bữa sáng kiểu Pháp

Bữa sáng kiểu Pháp thể hiện sự sang trọng và lịch sự. Đó không phải là một bữa ăn quá no hay quá bổ dưỡng. Bữa sáng đơn giản với bánh mì nướng hoặc bánh sừng bò và cà phê là cách người Pháp thưởng thức bữa ăn đầu tiên trong ngày.
continental breakfast là gì

4.6. Continental breakfast Brazil

Người Brazil thích bữa sáng kiểu Mỹ nên continental breakfast thường bao gồm bánh mì, thịt nguội và pho mát. Món súp truyền thống có tên là feijoada cũng là một món ăn rất phổ biến trên bàn ăn sáng của người Brazil.
continental breakfast brazil

4.7. Continental breakfast kiểu Thụy Sĩ

Trong bữa sáng của người Thụy Sĩ, Birchermüesli là tên của món ăn sáng. Món ăn này được làm bằng yến mạch cán mỏng và ngũ cốc nguyên hạt, bên trên phủ một lớp trái cây tươi hoặc khô. Thưởng thức cùng sữa chua hoặc sữa tươi rất ngon.
continental breakfast thụy sĩ

4.8. Continental breakfast Thổ Nhĩ Kỳ

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, bữa sáng rất phong phú và đa dạng. Bánh mì, cà chua, bơ, trứng, những món ăn vẫn quen thuộc ngày nay được chế biến độc đáo tạo nên hương vị hấp dẫn. Điểm đặc biệt là nước sốt Sucuk truyền thống ăn kèm với trà nóng kiểu Thổ Nhĩ Kỳ.
bữa sáng thổ nhĩ kỳ

4.9. Continental breakfast Úc

Bữa sáng điển hình của người Úc rất nhẹ và bao gồm bánh mì nướng Vegemite và ngũ cốc. Vegemite là loại bơ màu nâu có vị mặn đặc trưng đến từ Úc.
bữa sáng kiểu úc

5. Tổng kết

Continental breakfast là gì? Bài viết này đã giải mã câu hỏi này chi tiết nhất. Hy vọng với những thông tin mà Nhà Hàng Số vừa chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này. Đồng thời, giúp khám phá phong cách bữa sáng bản địa đặc trưng của một số quốc gia trên thế giới.

Món khai vị là gì? Lựa chọn món khai vị cho bữa tiệc hoàn hảo

món khai vị ngon

Món khai vị là gì? Khi nhắc đến những bữa tiệc đều không thể thiếu các món ăn mở màn. Những món ăn này được gọi là món khai vị.

Món khai vị là những món ăn có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Đây là món ăn được phục vụ ngay khi bắt đầu các bữa tiệc. Thông thường, món ăn nhẹ này được coi như lời chào giữ chân thực khách và cũng để kích thích vị giác trước khi vào món chính. Để bạn hiểu rõ hơn về món khai vị là gì thì hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Món khai vị là gì?

Khai vị là món không thể thiếu trong các bữa tiệc. Vậy bạn đã bao giờ tự hỏi món khai vị là gì? Trong tiếng anh, món khai vị (appetizer) có nghĩa là món ăn nhẹ được phục vụ đầu tiên trong bữa ăn. Thông thường, đây đều là những món ăn có khẩu phần nhỏ, không quá nổi bật. Có thể là món nóng hoặc món lạnh tuỳ thuộc menu của mỗi nhà hàng. Thêm vào đó, những món ăn này sẽ được dùng trước khi ăn bữa chính nhằm giúp kích thích vị giác của thực khách.

món khai vị là gì

Với nền văn hoá ẩm thực phương Tây, món khai vị đóng vai trò quan trọng. Và tuỳ thuộc vào mỗi quốc gia lại có những món khai vị đặc trưng để tạo nên nét riêng biệt. Một vài món khai vị nổi tiếng tại Pháp là súp À L’oignon, tại Ý là món Bruschetta hay tại Nga là súp Solyanka… Tại các nước châu Á như Việt Nam, món khai vị có phần cầu kỳ hơn. Các đầu bếp thường kết hợp nhiều món ăn với nhau giúp tạo màu sắc cuốn hút và hương vị hấp dẫn.

món khai vị của phương tây

2. Các món khai vị thường thấy tại Việt Nam

Không giống như các nước châu Âu khi lựa chọn các loại bánh, soup làm món khai vị. Văn hoá ẩm thực Việt Nam được thể hiện rõ nét ở việc sử dụng nhiều món ăn đa dạng. Đây được coi là sự khác biệt làm nên màu sắc riêng khi thưởng thức các bữa tiệc tại Việt Nam.

Một yếu tố không kém phần quan trọng tạo nên một bữa tiệc hoàn hảo còn nằm ở món khai vị. Thông thường những món ăn nhẹ sẽ được chuẩn bị chu đáo để nhằm tạo cảm giác thèm ăn cho thực khách. Vì vậy mỗi món khai vị được chuẩn bị công phu, bắt mắt chính là “chìa khoá” để níu chân khách hàng. Một số món khai vị phổ biến tại Việt Nam có thể kể đến như:

2.1. Món salad

Món salad đều là các món ăn chủ yếu từ rau củ được sơ chế sạch sẽ sau đó trộn với các loại thịt, hải sản, sốt,… Một số loại salad như: salad rau củ quả, salad hải sản, salad hoa quả…

món salad khai vị

2.2. Món nộm/gỏi

Gỏi hay nộm đều là món ăn kích thích vị giác và chống ngán hiệu quả. Món ăn này được làm từ các loại rau, hoa quả được thêm gia vị, thịt, hải sản… và trộn đều với nhau. Các món nộm, gỏi thường thấy như: ngó sen tôm thịt, xoài hải sản, đu đủ bò khô,…

món nộm khai vị

2.3. Món soup

Soup là món ăn bắt nguồn từ châu Âu. Đây là món ăn bổ dưỡng và rất “lôi cuốn” khẩu vị của thực khách. Soup nấu nhuyễn từ các nguyên liệu như: thịt, cá, gà, ngô… Một số món soup nổi tiếng như: soup cua, soup hải sản, soup rau củ,…

món soup khai vị

2.4. Món chiên

Trong nhiều bữa tiệc, các đầu bếp còn sử dụng các món chiên như: khoai tây chiên, tôm chiên, bánh bao chiên,… làm món khai vị. Những món ăn này được trang trí bắt mắt sẽ đánh thức vị giác của nhiều thực khách.

món khoai tây chiên khai vị

Xem ngay:

3. Một số lưu ý khi lựa chọn món khai vị

Theo một số nghiên cứu về tác động của món khai vị tới cảm nhận của cả bữa tiệc. Nếu món ăn nhẹ không ngon, không bắt mắt sẽ khó kích thích vị giác của thực khách. Điều này khiến bữa tiệc mất đi ấn tượng ban đầu trong lòng thực khách. Hay thậm chí nếu món khai vị “quá ngon” lại làm ảnh hưởng đến các món kế tiếp. Lúc này thực khách sẽ không còn hứng thú với món chính mà chỉ tập trung vào các món ăn nhẹ. Chính vì thế, các đầu bếp thường nghiên cứu và lựa chọn những món ăn đơn giản cả về nguyên liệu và cách chế biến.

lưu ý khi chọn món khai vị

Vậy nên, tại mỗi bữa tiệc hay nhà hàng sẽ có đội ngũ nghiên cứu để lựa chọn ra những món khai vị phù hợp nhất. Món khai vị sẽ được lựa chọn cẩn thận để đáp ứng tiêu chí “Ngon – Bổ – Hấp dẫn”.

Thêm vào đó, những đột phá trong hương vị, khâu chế biến, cách bày trí món ăn đều cần được chú trọng. Đầu bếp cần quan tâm đến cả hai yếu tố bắt mắt, ngon miệng để tạo dấu ấn sâu đậm với khách hàng.

món ăn khai vị hấp dẫn

4. Lời kết

Như vậy, bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn món khai vị là gì và một số món khai vị phổ biến tại Việt Nam. Tuy đây chỉ là món ăn xuất hiện đầu của bữa tiệc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng giúp tạo nên bữa ăn hoàn hảo. Vì vậy nếu bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu thêm về chủ đề nhà hàng nói riêng và các chủ đề thuộc lĩnh vực F&B nói chung thì hãy theo dõi Nhà Hàng Số ngay nhé. Đồng thời đón đọc thêm chuyên mục Thuật ngữ để có thêm nhiều kiến thức bổ ích.

Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Quy trình phục vụ nhà hàng chi tiết

nghiệp vụ nhà hàng là gì-quy trình cụ thể

Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Quy trình phục vụ nhà hàng trải qua mấy bước? Nhà Hàng Số sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây

Bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất cả vấn đề xoay quanh câu hỏi nghiệp vụ nhà hàng là gì và quy trình phục vụ trong nghiệp vụ nhà hàng.

1. Nghiệp vụ nhà hàng là gì?

Nghiệp vụ nhà hàng là những kỹ năng và kiến ​​thức cơ bản cần có của mọi sinh viên chuyên ngành Quản trị Nhà hàng và Quản trị Ẩm thực – Khách sạn. Tất cả nhân viên ở tất cả các bộ phận của nhà hàng đều phải biết và thực hành nó hàng ngày. Đây được coi là kiến ​​thức cơ bản và cấp thiết cần có ở mọi cấp độ của nhà hàng.
Mỗi cấp độ có kỹ năng và yêu cầu riêng. Tại mỗi bộ phận, nhân viên đều được đào tạo và thực hành trước những kỹ năng cơ bản này để mang đến sự hài lòng tối đa cho khách hàng sử dụng dịch vụ. Mỗi bộ phận phải nắm rõ các quy chuẩn, tiêu chuẩn và thực hiện chúng một cách phù hợp. Sự hài lòng của khách hàng là yếu tố quyết định một nhà hàng có lợi nhuận hay không. Tạo ấn tượng tốt, giao tiếp với khách hàng và quảng bá nhà hàng của bạn là nhiệm cụ của nhân viên nhà hàng.
nghiệp vụ nhà hàng là gì
Tính chuyên nghiệp của nhân viên là một trong những công việc quan trọng nhất để một nhà hàng thành công. Do đó, nghiệp vụ nhà hàng của nhân viên phải được thực hiện nghiêm túc. Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn những kỹ năng cơ bản của một người hoạt động trong nhà hàng. Mỗi cấp độ có một kỹ năng cụ thể.

2. Nhân viên nhà hàng gồm những thành phần nào?

2.1. Quản lý nhà hàng

Quản lý là một trong những vị trí quan trọng nhất trong quản lý nhà hàng và quản lý nguồn nhân lực trong ngành dịch vụ ăn uống và khách sạn. Kỹ năng cơ bản đầu tiên cần có để thành công ở vị trí này là khả năng lãnh đạo. Một nhà quản lý giỏi phải là một nhà lãnh đạo giỏi.
quản lý nhà hàngMột quản lý nhà hàng cần sắp xếp được hệ thống nhân viên bộ phận của mình làm việc phù hợp và hiệu quả. Hơn thế, quản lý không chỉ có quản công việc của mọi người. Người quản lý tốt là người biết gắn kết các nhân viên trong nhà hàng với nhau. Những tình huống bất ngờ nhân viên không giải quyết được, quản lý cần chắc về chuyên môn, cứng về kinh nghiệm giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề là kỹ năng đặc biệt trọng với cấp độ quản lý.
Song song với đó, người quản lý cần nắm được “nghệ thuật đàm phán” và kỹ năng giao tiếp tốt. Như vậy họ mới đủ “độ chín” để ứng phó với những trường hợp khách hàng khó tính hoặc bất lợi cho nhà hàng.

2.2. Nhân viên phục vụ nhà hàng

Nhân viên phục vụ là một trong những thành phần nòng cốt của bộ phận nghiệp vụ nhà hàng. Hơn hết, nhân viên phục vụ cần có thái độ chuyên nghiệp, nắm vững quy tắc phục vụ của nhà hàng. Cần phản ứng nhanh và linh hoạt với các tình huống khó khăn, bất ngờ.
Dưới sự chỉ đạo của quản lý, các nhân viên phối hợp với nhau để triển khai và hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh nhiệm vụ của mình, nhân viên nhà hàng cần có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả. Phải biết kết nối giữa các bộ phận và vị trí khác nhau trong nhà hàng.
nhân viên phục vụ nhà hàng

2.3. Nhân viên quầy bar

Nhân viên quầy bar, hay còn gọi là Bartender trong nhà hàng cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe. Họ phải có sự chuẩn bị và sử dụng vật dụng pha chế tại quầy. Không những vậy, để tạo ấn tượng tốt với khách hàng, nhân viên quầy bar cần có kỹ năng và kiến thức pha chế sâu rộng.
Trong quá trình làm việc, nhân viên pha chế không tránh khỏi giao tiếp với khách hàng. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp tốt là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một kỹ năng quan trọng cần có.
nhân viên quán bar

3. Nghiệp vụ nhà hàng cần những kỹ năng nào?

Muốn trở thành một nhân viên có nghiệp vụ nhà hàng chuyên nghiệp và mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và hấp dẫn nhất. Cần đáp ứng được yêu cầu cơ bản và một số kỹ năng sau:

3.1. Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh

Bất kỳ bộ phận nào trong nhà hàng cũng có lúc đòi hỏi phải giao tiếp với khách nước ngoài. Nếu bạn làm việc trong nhà hàng khách sạn thì tiếng Anh là bắt buộc. Nếu bạn muốn thành công và có cơ hội thăng tiến trong công việc thì hãy trau dồi tiếng Anh ngay từ bây giờ.
kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh
Bên cạnh ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp cần phải rèn luyện và trau dồi thường xuyên. Bạn phải nắm vững quy tắc phục vụ từ khách hàng VIP đến khách hàng cơ bản. Từ đó đưa dịch vụ của nhà hàng lên một tầm cao mới. Nhiệm vụ của một nhân viên nhà hàng là cho khách hàng thấy sự chuyên nghiệp, hiếu khách của nhà hàng.

3.2. Ngoại hình rất quan trọng

Nhìn bề ngoài, ngành nhà hàng là một trong những ngành kén chọn nhất. Nhân viên nhà hàng phải ưa nhìn và cao ráo. Ăn mặc gọn gàng, đầu tóc tai sạch sẽ. Nhân viên nhà hàng phải tuân thủ đầy đủ đồng phục và trang phục. Vệ sinh cá nhân là bắt buộc. Kế đến là tác phong phục vụ khách hàng, đồng phục, sự hiếu khách mà nhân viên nên biết.
ngoại hình quan trọng trong kỹ năng nghiệp vụ nhà hàng

3.3. Thái độ phục vụ chuyên nghiệp

Tất cả các ngành nghề đều yêu cầu sự trung thực, chính trực và nghiêm cấm gian lận trong quá trình làm việc. Tính trung thực sẽ tạo niềm tin cho khách hàng đối với đơn vị nhà hàng của bạn.
Sự lịch sự và tế nhị cũng rất quan trọng và cần thiết. Lịch sự, tế nhị sẽ tạo hảo cảm rất lớn cho khách hàng. Thúc đẩy hành động quay lại của họ nhiều hơn. Khi sử dụng dịch vụ của nhà hàng, bạn phải luôn giữ thái độ niềm nở với khách hàng. Bạn cần đảm bảo hướng dẫn nhẹ nhàng để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất có thể.
thái độ phục vụ chuyên nghiệp
Luôn mỉm cười ngọt ngào và xử lý mọi tình huống một cách chính xác. Không tranh cãi với khách hàng. Bám sát phương châm khách hàng là thượng đế. Hòa nhã và hợp tác là yếu tố quan trọng khi làm việc với khách hàng và đồng nghiệp. Là một nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp, trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng luôn phải đặt lên hàng đầu.

4. Nhân viên nhà hàng cần rèn luyện đức tính gì?

4.1. Kiên trì

Trong ngành dịch vụ nói chung và mảng nghiệp vụ nhà hàng nói riêng đòi hỏi việc giao tiếp với khách hàng liên tục. Hầu như thời điểm nào bạn cũng phải tiếp xúc và làm việc, giao tiếp với khách hàng. Có những khách hàng rất dễ phục vụ. Tuy nhiên cũng có không ít khách hàng yêu cầu cao trong quá trình phục vụ. Việc của bạn là phải kiên trì, giữ được bình tĩnh và sự nhã nhặn trong quá trình phục vụ.
đức tính kiên trì trong nghiệp vụ nhà hàng
Khách hàng không hiểu về hoạt động/dịch vụ hoặc vấn đề liên quan đến nhà hàng, cần nhẫn nại giải thích. Bởi vì ngành dịch vụ là ngành “làm dâu trăm họ”. Vì vậy không thể tránh được gặp nhiều nhóm khách hàng không có thiện chí hợp tác. Sẽ có lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, nhưng đừng biến khách hàng của mình thành trò cười. Bạn phải kiên trì giải quyết từng vấn đề. Thực hành sự kiên nhẫn theo tình huống sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

4.2. Tính trung thực

Tập trung trong công việc là điều cần thiết ở mọi vị trí và ngành nghề. Trong công việc kế toán và các công việc khác, nếu không cẩn thận, bạn có thể viết sai các con số, hoặc có thể phải trả giá đắt. Bạn thậm chí có thể đi tù.
tính trung thực trong nghiệp vụ nhà hàng
Đối với nhân viên nhà hàng, trọng tâm công việc của họ là quan tâm đến khách hàng và cung cấp cho họ những gì họ cần. Lắng nghe khách hàng của bạn và tìm hiểu những gì họ cần và muốn. Đức tính trung thực sẽ giúp khách hàng tin tưởng bạn hơn. Từ đó, tin tưởng nhà hàng và xác suất quay lại của khách hàng sẽ cao hơn. Hãy xây dựng cho mình trở thành một người trung thực, kiên trì và chuyên nghiệp.

4.3. Tính chuyên nghiệp

Khi đã hiểu về thuật ngữ nghiệp vụ nhà hàng là gì, càng phải rèn luyện sự chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ. Ngành bạn đang kinh doanh nằm trong nhóm ngành dịch vụ, vì vậy, tính chuyên nghiệp là yếu tố quan trọng và tiên quyết. Sự chuyên nghiệp thể hiện trong nhiều khía cạnh. Từ tác phong, hoạt động, thái độ phục vụ đến giờ giấc làm việc.
tính chuyên nghiệp
Mỗi một nhân viên trong nhà hàng phải đảm bảo tính chuyên nghiệp nhất quán. Tất cả hình thành văn hóa Nhà hàng – Khách sạn được xây dựng bài bản. Tính chuyên nghiệp cần được học tập từ trong các nhà trường, khóa học về nghiệp vụ nhà hàng. Đây là một đức tính không thể thiếu trong ngành dịch vụ, khiến khách hàng hài lòng và nhớ đến sản phẩm, dịch vụ, con người nơi bạn kinh doanh.
Xem thêm:

5. Quy trình và hoạt động trong nghiệp vụ nhà hàng

5.1. Trước khi khách đến

Kiểm tra vệ sinh của khu vực ăn uống và các bàn bạn phục vụ. Cần kiểm tra từ trên xuống dưới bàn ghế và các nội thất trong phòng đã sắp xếp ổn thỏa chưa. Sắp xếp bàn ghế theo tiêu chuẩn và nội quy của nhà hàng (đúng số lượng nếu khách đã đặt trước), trải khăn bàn, áo ghế (nếu có). Tất cả các dụng cụ ăn uống (dao, nĩa, nĩa, lọ muối tiêu, lọ hoa…) phải được chuẩn bị đầy đủ, sạch sẽ theo đúng tiêu chuẩn.
trước khi khách đến
Lưu ý: Hãy nhớ luôn chuẩn bị sẵn vật dụng dự phòng để bạn có thể thay thế chúng trong trường hợp cần thiết. Kiểm tra cơ sở vật chất xung quanh và trong toàn bộ nhà hàng như máy lạnh, ánh sáng, nhà vệ sinh…
Xem lại thông tin đặt phòng và xem xét các yêu cầu của khách (nếu có).

5.2. Khi khách đến nhà hàng

Khi khách hàng đến, hãy đảm bảo chào đón những vị khách của mình bằng trái tim ấm áp và nụ cười rạng rỡ nhất. Nếu lễ tân không có mặt thì lập tức đến chỗ khách đang đứng và hỏi những thông tin cơ bản. Cụ thể như: thông tin đặt bàn, số lượng khách nếu khách chưa đặt bàn. Vị trí chỗ ngồi, vali và đồ dùng của khách hàng cần bảo quản cẩn thận.
nghiệp vụ nhà hàng khi khách đến
Nhanh chóng hướng khách vào vị trí ngồi và kéo ghế cho khách theo thứ tự ưu tiên người già, phụ nữ, trẻ em và nam giới.
Lưu ý: Khi hướng dẫn khách, lòng bàn tay mở và hướng về vị trí bàn. Hạn chế hướng lòng bàn tay về phía của khách. Khi khách vào bàn, để khách ngồi ổn định và giới thiệu về các dịch vụ của nhà hàng. Thực đơn cần đưa đến khách hàng nhanh chóng. Khoảng cách với khách hàng cần đảm bảo 1-1,5 mét trong khi chờ gọi món của khách. Nhân viên sẽ đưa menu nghiêng 30 độ về bên tay phải của khách.

5.3. Quá trình từ nhận order đến phục vụ món ăn

Nhân viên sẽ cung cấp các gợi ý và thông tin thành phần trong khi khách chọn món ăn của họ. Khi khách đã sẵn sàng đặt món, nhân viên sẽ ghi lại cẩn thận việc này trên đơn hàng và xác nhận lại với khách lần cuối.
Lưu ý: Nhân viên quan tâm đến các yêu cầu đặc biệt của khách hàng về thông tin, thức ăn và đồ uống. Trong một sảnh tiệc đông khách, nhân viên phải hết sức cẩn thận để không làm sai món ăn. Chuyển order cho các bộ phận liên quan (bếp, bar, tính tiền,…).
Trong khi chờ lấy đồ ăn, nhân viên có trách nhiệm trải khăn ăn và phục vụ đồ ăn nhẹ (nếu có). Ví dụ: món ăn của bạn có bánh mì và bơ, đồ ăn châu Á có đủ loại snack…
quy trình từ nhận order đến phục vụ món ăn
Nhân viên đứng cách bàn đủ xa và luôn trong tầm nhìn của khách. Điều này nhằm đáp ứng và hỗ trợ các yêu cầu của khách hàng nhanh chóng và chuẩn xác nhất.
Khi món ăn đã sẵn sàng, nhân viên kiểm tra xem đã đúng thứ tự chưa. Sau đó mang đến bàn của khách theo thứ tự như trước. Khi khách đã ăn 1/3 suất ăn và nói chuyện xong, bạn có thể hỏi lại về tình trạng món ăn.
Trong khi khách thưởng thức bữa ăn, nhân viên sẽ đứng phía sau quan sát. Tuy nhiên, không nhìn chằm chằm vào bàn của khách. Nhiệm vụ của nhân viên là hỗ trợ nếu khách hàng có nhu cầu. Đồng thời, giới thiệu và gợi ý các món ăn khác như trà, cà phê, v.v.
Cuối cùng, nhân viên tiếp nhận thông tin thanh toán từ khách và chuyển đến bộ phận thanh toán.

5.4. Chào tạm biệt khách và dọn bàn

Nếu khách muốn ra về, hãy giúp kéo ghế, cúi chào và cảm ơn. Sau đó dẫn họ ra cửa. Sau đó, bạn quay trở lại bàn ăn để kiểm tra những món đồ bị bỏ quên. Dọn dẹp bát đĩa và dụng cụ ăn uống. Bạn chuẩn bị một bàn ăn mới và đặt nó cho khách hoặc ca tiếp theo.
quy trình chào tạm biệt khách và dọn bàn

6. Tổng kết

Bài viết trên đây đã giải quyết câu hỏi Nghiệp vụ nhà hàng là gì? Quy trình phục vụ nhà hàng và các kỹ năng cần có để trở thành một nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp. Thuật ngữ nhà hàng này tuy không còn xa lạ nhưng để trở thành một nhân viên nhà hàng chuyên nghiệp, cần có thời gian, môi trường đào tạo bài bản và đúng quy trình . Tiếp tục theo dõi Nhà Hàng Số để không bỏ lỡ những thông tin bổ ích nhé.

Nhượng quyền thương hiệu kem tươi – Khởi nghiệp mô hình mới

nhượng quyền thương hiệu kem tươi

Nhượng quyền thương hiệu kem tươi là gì? Tiềm năng và quy trình tiến hành như thế nào? Cần lưu ý điều gì? Theo dõi qua bài viết dưới đây.

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi đang được nhiều startup lựa chọn bởi tiềm năng hình thức này mang lại. Bài viết ngày hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ làm rõ các vấn đề xoay quanh vấn đề nhượng quyền thương hiệu kem tươi. Đồng thời, bài viết cũng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi xoay quanh vấn đề này.

1. Nhượng quyền thương hiệu kem tươi là gì?

Kinh doanh nhượng quyền không còn là khái niệm xa lạ ở thị trường Việt Nam. Đã có nhiều thương hiệu kinh doanh nhượng quyền nổi tiếng và thu nguồn lợi khổng lồ. Cụ thể như: KFC, trà sữa Tocotoco, Lotteria,…
Kinh doanh nhượng quyền hiểu đơn giản là bên sở hữu sẽ cho phép bên nhận nhượng quyền được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo mô hình bên sở hữu. Thời gian kinh doanh nhượng quyền này sẽ được quy định trong hợp đồng của hai bên. Trong thời gian cụ thể, bên nhận nhượng quyền hoàn toàn được sở hữu và kinh doanh thương hiệu của bên nhượng quyền.
nhượng quyền thương hiệu kem tươi là gì
Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi là hình thức kinh doanh cho phép người kinh doanh sử dụng thương hiệu kem tươi trong khoảng thời gian nhất định. Ở một địa điểm nhất định. Đi kèm với quyền lợi, bên nhận nhượng quyền phải chi trả khoản phí theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên.

2. Tổng quan về thị trường kinh doanh Kem ở Việt Nam năm 2022

Thị trường Kem nói chung và Kem tươi ở Việt Nam năm 2022 có sự tăng trưởng vượt bậc. Sản lượng bán lẻ kem năm nay ước đạt 26.600 tấn, mang về hơn 300 tỷ đồng cho doanh nghiệp bán kem và món tráng miệng. Doanh số bán lẻ kem và món tráng miệng năm nay ước đạt 26.600 tấn, tăng 7% so với năm ngoái. Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor thống kê.
quyền lợi khi kinh doanh mô hình nhượng quyền kem tươi
Trung bình mỗi ngày người Việt Nam tiêu thụ khoảng 72,8 tấn sản phẩm này bao gồm kem đóng gói và kem tươi. Giá bán lẻ của nó vào khoảng 3,033 tỷ đồng. Tăng 15% theo năm và gấp đôi so với 5 năm trước. Có được mức tăng trưởng ấn tượng này là do thu nhập của người dân ngày càng tăng. Chất lượng cuộc sống của người dân cũng ngày càng được nâng cao.
Chính vì vậy, mô hình kinh doanh kem tươi đang “nở rộ”. Đặc biệt là mô hình kinh doanh nhượng quyền kem tươi.

3. Ưu điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi

3.1. Về phía bên nhận nhượng quyền

Khi ký kết vào hợp đồng nhượng quyền thương hiệu kem tươi, bạn được toàn quyền sử dụng và kinh doanh tên thương hiệu đó. Thương hiệu đó kem tươi đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường, bạn được toàn quyền sử dụng nó trong thời gian ký kết hợp đồng. Điều này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và thời gian marketing cho thương hiệu rất lớn so với việc kinh doanh từ đầu.
Bên nhượng quyền cần có trách nhiệm chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn trong quá trình kinh doanh. Điều này sẽ hạn chế được những rủi ro không đáng có trong quá trình kinh doanh. Điều này không khác gì bạn được cầm tay chỉ việc trong quá trình kinh doanh.
Khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi, bạn đã có một thương hiệu lớn đồng hành và hỗ trợ đắc lực. Bên nhượng quyền sẽ có trách nhiệm hỗ trợ các khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh. Cụ thể: thực đơn, máy móc thiết bị đến các chương trình quảng cáo, marketing cho sản phẩm.

3.2. Về phía thương hiệu nhượng quyền

Nhượng quyền thương hiệu kem tươi là mô hình kinh doanh đôi bên cùng có lợi. Việc bạn ký kết hợp đồng với bên thương hiệu đồng nghĩa với việc bạn đang phát triển thương hiệu đó rộng lớn hơn. Bên nhượng quyền vừa nhận được một khoản lợi nhuận, vừa mở rộng thương hiệu mà chi phí bỏ ra không quá lớn.
về phía thương hiệu nhượng quyềnĐây là hình thức kinh doanh tiềm năng mà bạn nên lựa chọn nếu trong tay có sẵn nguồn vốn. Bởi các thương hiệu hầu hết đều đã có danh tiếng trên thị trường. Khách hàng đã quen thuộc với những thương hiệu đó rồi. Vì vậy, bạn sẽ không chật vật, loay hoay đi tìm nhóm khách hàng tiềm năng cho mình nữa.

4. Mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi cần bao nhiêu vốn?

4.1. Tổng số vốn

So với kinh doanh từ đầu, nguồn vốn khi mở mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi cần số vốn lớn hơn. Cũng là các khoản chi phí như kinh doanh kem thông thường, bạn cộng thêm một khoản mua lại thương hiệu trong thời gian nhất định nữa.
số vốn trong nhượng quyền thương hiệu kem tươi
Số vốn nhượng quyền ban đầu sẽ phụ thuộc vào độ nhận diện thương hiệu của bên nhượng quyền. Thương hiệu càng lớn, càng nổi tiếng thì số vốn mua thương hiệu sẽ càng nhiều. Tuy nhiên, đổi lại, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận được lượng khách hàng tiềm năng/tin cậy của thương hiệu mà không tốn nhiều thời gian, công sức.
Đối với thương hiệu lớn, chi phí bỏ ra để mua thương hiệu sẽ khoảng 200-500 đồng để mua bản quyền. Bù lại, số vốn sẽ được bù đắp, thậm chí là lợi nhuận gấp đôi số vốn đầu tư. Đối với nhà hàng nhượng quyền kem tươi, cần có nguồn vốn ít nhất từ 350-500 triệu đồng.

4.2. Chi phí cụ thể

Tùy thuộc vào thương hiệu nhượng quyền, số vốn cần chuẩn bị sẽ dao động khác nhau. Tuy nhiên, trên đây là những chi phí cơ bản cần chuẩn bị để mở một cửa hàng kem tươi nhượng quyền:

Tên chi phí

Chi phí dự trù

Chi phí thuê mặt bằng 15-25 triệu/tháng
Nội thất của nhà hàng 25 triệu
Máy làm kem 10-20 triệu
Tủ đông 7-15 triệu
Nguyên vật liệu làm kem 5 triệu/tháng
Nhân viên 6 triệu/tháng/người
Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh doanh 5-15 triệu
Chi phí khác 15-30 triệu

Đối với cửa hàng quy mô vừa và nhỏ thì số vốn yêu cầu khoảng 70 triệu đến 150 triệu. Nếu bạn muốn kinh doanh một cửa hàng nhượng quyền kem tươi lớn, chưa tính chi phí nhượng quyền, cần vốn đầu tư xấp xỉ 200 triệu đồng.
chi phí trong nhượng quyền thương hiệu kem tươi
Mẹo nhỏ khi mua nguyên liệu làm kem là bạn nên lên danh sách chi tiết những thứ cần mua và tra cứu giá trên các trang web, diễn đàn,… Sau đó chọn nhà cung cấp giá tốt nhất và uy tín để hợp tác lâu dài.

5. Các bước tiến hành kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi

Bước 1: Quyết định thương hiệu kem bạn muốn kinh doanh

Làm thế nào để chọn một thương hiệu kem? Ngày nay, có rất nhiều thương hiệu kem nổi tiếng có chính sách nhượng quyền với tiềm năng lợi nhuận rất cao và nhiều ưu đãi đặc biệt. Vì vậy, nếu bạn có ý tưởng kinh doanh trong lĩnh vực này và muốn biết nhượng quyền kinh doanh kem phù hợp với tiêu chí của mình, bạn nên cân nhắc:
Đầu tiên, bạn cần xác định số vốn của mình. Tiếp theo, hãy xem phí nhượng quyền của các thương hiệu kem và tổng chi phí dự kiến ​​để mở cửa hàng kem đó. Chỉ khi đó thương hiệu nhượng quyền kinh doanh kem tốt nhất mới được xác định.
tìm kiếm thương hiệu kem tươi

Bước 2: Chất lượng kem cần đảm bảo

Nguyên liệu đóng vai trò rất quan trọng để làm nên ly kem ngon. Để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu đầu vào với mức giá hợp lý, việc thu thập thông tin chi tiết là rất cần thiết. Tham khảo nhiều nhà cung cấp khác nhau để lựa chọn nhà cung cấp tốt nhất cho thỏa thuận hợp tác lâu dài.
Việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi, bạn sẽ được cung cấp sẵn nhà phân phối kem tươi. Tuy nhiên, bạn cũng phải học cách bảo quản kem trước khi mở quán kem tươi. Điều này sẽ đảm bảo luôn có những ly kem tốt nhất phục vụ khách hàng.
chất lượng kem tươi cần đảm bảo

Bước 3: Tìm nhà cung cấp “an toàn” và ổn định

Khi tìm nhà kinh doanh, bạn cần tìm thương hiệu đảm bảo uy tín, an toàn và chất lượng. Trên thị trường, có rất nhiều thương hiệu kem tươi đảm bảo uy tín. Bạn có thể lựa chọn một thương hiệu đảm bảo.
Thương hiệu đó cần đảm bảo về số lượng cửa hàng chi nhánh, về doanh số ở cả hiện tại và tiềm năng trong tương lai. Thương hiệu đảm bảo sẽ đảm bảo cho việc nguyên liệu đầu vào của bạn chất lượng. Trên thị trường hiện tại có nhiều thương hiệu kem tươi không đảm bảo. Bạn cần đàm phán, tìm hiểu thật kỹ lưỡng tránh nhầm thương hiệu không hiệu quả.
tìm nhà cung cấp kem tươi
Máy móc, nguyên vật liệu cũng cần cân nhắc. Để đảm bảo được chất lượng và giá cả so với thị trường. Tủ lạnh, kệ bàn ghế, tủ bảo quản cũng cần nghiên cứu kỹ.

Bước 4: Xác định địa điểm kinh doanh và đối tượng kinh doanh

Về địa điểm kinh doanh: Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thuộc nhóm đối tượng nào? Trẻ em, người lớn, học sinh, sinh viên hay người đi làm? Kem tươi là sản phẩm được nhiều nhóm đối tượng ưa chuộng. Vì vậy, bạn có thể chọn địa điểm gần các trường học, công viên, khu vui chơi giải trí. Đây là địa điểm kinh doanh lý tưởng cho những mặt hàng này.
địa điểm kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi
Về nhóm khách hàng mục tiêu: Đối tượng khách hàng mục tiêu của bạn thuộc nhóm đối tượng nào? Trẻ em, người lớn, học sinh, sinh viên hay người đi làm? Khách hàng mục tiêu của kem tươi tương đối rộng. Tuy nhiên, bạn cần xác định rõ nhóm khách hàng tiềm năng mình hướng đến. Từ đó lựa chọn vị trí và chiến lược kinh doanh phù hợp.

Bước 5: Lên thực đơn thật độc đáo và hấp dẫn

Thực đơn khi kinh doanh nhượng quyền kem tươi thường sẽ được bê nguyên từ thương hiệu gốc. Trong khâu thiết kế thực đơn và menu cũng sẽ có sẵn để bạn bán hàng được tiện lợi và đỡ tốn thời gian hơn.
thực đơn trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi
Tuy nhiên, nếu bạn có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực kem tươi, bạn có thể sáng tạo thêm menu với món tủ của riêng mình. Menu nhà hàng cần có hương vị độc quyền, thực đơn càng đa dạng càng dễ để khách hàng lựa chọn. Bên cạnh kem tươi là sản phẩm không thể thay thế, bạn có thể thiết kế menu đa dạng với nhiều sản phẩm khác. Có thể là nước ép, sinh tố, các loại trà sữa,…

Bước 6: Học về kinh nghiệm, kiến thức kinh doanh

Kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi cũng cần có kiến thức quản lý, kinh doanh nhà hàng. Mặc dù bạn được hỗ trợ về mọi mặt, nhưng thực chất bạn vẫn là người làm chủ. Để thu được lợi nhuận cao, bạn phải trang bị thêm kiến thức kinh doanh và quản lý, vận hành nhà hàng.
kinh nghiệm và kiến thức kinh doanh
Bạn cần nắm rõ những kiến thức và kinh nghiệm để quá trình hoạt động diễn ra suôn sẻ. Cách tính lợi nhuận hàng tháng cũng dễ dàng hơn. Từ đó có chiến lược marketing thêm cho thương hiệu hợp lý hơn.

Bước 7: Thiết kế, trang trí nội thất cửa hàng

Sau khi lựa chọn địa điểm phù hợp, việc của bạn là thiết kế, decor cửa hàng. Vì đặc điểm là kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi, nên phong cách thiết kế phải đồng nhất với thương hiệu. Bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết cách trang trí, decor nhà hàng kem tươi.
Tuy nhiên, bởi đặc thù nhà hàng dành cho trẻ em và giới trẻ nên bạn có thể sáng tạo một số không gian để khách hàng check-in. Không gian cần có sự trẻ trung hoặc năng động sẽ thu hút giới trẻ. Đối với nhóm khách hàng là trẻ em, bạn có thể decor một không gian ngộ nghĩnh, đáng yêu cho bọn trẻ.
nội thất cửa hàng kem tươi
Không gian nhà hàng luôn luôn phải đảm bảo sạch sẽ và thoáng mát. Còn gì tuyệt vời hơn khi bạn chill cùng một chút âm nhạc phù hợp với thị hiếu của thị trường?

Bước 8: Hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh

Sau khi hoàn tất các bước trên, bạn cần hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh của mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi tương đối đơn giản. Bao gồm

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đóng thuế: Hình thức hộ kinh doanh cá thể
  • Ý tưởng kinh doanh chi tiết
  • Vị trí nộp hồ sơ: sở kế hoạch đầu tư và sở y tế tỉnh/thành phố

thủ tục hồ sơ pháp lý

Xem thêm:

6. Lưu ý khi kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi

6.1. Về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu kem tươi, việc đảm bảo an toàn thực phẩm đã được bên nhượng quyền đảm bảo. Tuy nhiên, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm vẫn là vấn đề nhạy cảm. Bên cạnh vấn đề lợi nhuận, an toàn vệ sinh thực phẩm luôn là vấn đề cần chú ý.
Quá trình làm việc, tác phong làm việc, không gian của cửa hàng phải đảm bảo sạch sẽ. Chỉ cần một hành động nhỏ thôi cũng đủ khiến cho khách hàng nghi ngờ sản phẩm của bạn không đảm bảo. Dù cho thương hiệu có nổi tiếng, nhưng quá trình làm kem thể hiện chất lượng của kem. Hãy lưu ý về quá trình này đảm bảo vệ sinh.
vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

6.2. Sáng tạo trong thực đơn tạo nên sự khác biệt

Mỗi một thương hiệu kem tươi đều có sản phẩm “độc quyền” làm nên tên tuổi của cửa hàng. Đây là món ruột mà nhiều thực khách không thể bỏ qua khi nhắc đến sản phẩm của bạn. Để khách hàng ấn tượng hơn, bạn có thể sáng tạo ra những món ăn mới độc đáo hơn. Mà “chỉ ở cửa hàng của bạn” mới có được. Điều này sẽ khiến khách hàng ghi nhớ cửa hàng của bạn.
Bạn có thể cập nhật vị kem theo mùa, theo ngày lễ, theo khu vực. Ví dụ kem Ý, kem Mỹ, hương kem đa dạng như: dâu, chocolate, vanilla, cacao, matcha,…
sáng tạo trong menu

6.3. Học thêm kinh nghiệm về kem tươi

Không bao giờ là đủ cho học tập, phát triển. Bạn kinh doanh kem tươi, vì vậy cần có kiến thức cơ bản về sản phẩm này. Từ cơ bản, bạn học dần lên nâng cao, hiểu về quy trình, cách thức làm kem,…
Bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, về các nguyên liệu làm kem theo thị hiếu của khách hàng. Các nguyên liệu làm kem không chỉ ở trong nước, bạn có thể cập nhật các nguyên liệu từ ngoài nước, vùng châu lục khác,…
Có những đầu bếp làm kem nổi tiếng sẽ tổ chức những buổi khóa học, buổi trao đổi kiến thức. Bạn có thể đăng ký tham gia để có thêm kinh nghiệm kiến thức cho mình.

7. Một số thương hiệu kem tươi nhượng quyền uy tín

7.1. Kem tươi Đức Phát

Đức Phát là hãng kem tươi nổi tiếng có trụ sở tại TP.HCM với nhiều năm kinh nghiệm trên thị trường kem. Kem Đức Phát chuyên cung cấp các sản phẩm kem chất lượng cao, an toàn với nguồn nguyên liệu và kỹ thuật phù hợp. Mang đến nhiều hương vị được khách hàng yêu thích.
kem tươi đức phát

7.2. Kem tươi GOOFOO

GOOFOO là cái tên tiếp theo trong danh sách những thương hiệu kem tươi nổi tiếng trên thị trường hiện nay. Đây là thương hiệu nhượng quyền với nhiều lợi thế trong mô hình kinh doanh. Dòng sản phẩm nhượng quyền đảm bảo chất lượng. Nó đa dạng và phong phú về hương vị. Mô hình nhượng quyền hỗ trợ bên nhượng quyền trong suốt quá trình kinh doanh;…
nhượng quyền kem tươi goofoo

7.3. Kem tươi Soft Gelato

Soft Gelato là thương hiệu kem nổi tiếng của Ý với nhiều cơ sở thành công trên khắp đất nước. Quy trình nhượng quyền Soft Gelato, đối tác sẽ nhận hỗ trợ về máy bán hàng tự động, máy làm kem. Nhận hỗ trợ đào tạo quy trình bán hàng, bàn giao công cụ, bàn giao nguyên liệu và hỗ trợ truyền thông trong quá trình nhượng quyền.
Đối với mô hình nhượng quyền soft gelato sẽ hỗ trợ toàn bộ từ việc phổ biến công nghệ sản phẩm đến quảng bá thương hiệu sau khi ký kết hợp đồng.

kem tươi soft gelato
7.4. Mixue

Đến với Mixue, khách hàng không chỉ được mua kem mà còn được thưởng thức các loại thức uống đặc sắc khác, đặc biệt là trà sữa. Nhận thấy đặc điểm trẻ trung, Mixue đã kết hợp thêm các sản phẩm đồ uống khác trong quán kem để đa dạng hóa sự lựa chọn và phục vụ tốt nhất cho khách hàng.
Hiện Mixue có chính sách nhượng quyền không thu phí cho nhà đầu tư để hỗ trợ phát triển hậu dịch. Phí đặt cọc 70 triệu đồng và phí quản lý 13 triệu đồng/năm. Toàn bộ thiết bị cơ khí trị giá 246 triệu đồng (máy làm kem, máy làm đá, hệ thống lọc nước,…). Chi phí xây dựng cơ bản từ 200-300 triệu đồng, tùy theo cơ sở của chủ đầu tư.
mixue

8. Tổng kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp các kiến thức cần có khi kinh doanh mô hình nhượng quyền thương hiệu kem tươi. Đây là một mô hình kinh doanh có nhiều tiềm năng, lợi thế và đôi bên cùng có lợi. Với tất cả những kiến thức, lưu ý trên đây, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mở nhà hàng kem tươi từ mô hình này.
Tiếp tục đón đọc những bài viết khác trong chuyên mục Khởi nghiệp của Nhà Hàng Số để có thêm những thông tin bổ ích nhé.

Domino’s Pizza chuyển đổi số: thay đổi để dẫn đầu

domino's pizza chuyển đổi số

Từng trên bờ vực phá sản, nhờ chuyển đổi số Domino’s Pizza đã vươn lên, trở thành một trong những chuỗi pizza lớn nhất thế giới.

Domino’s Pizza là một cái tên quen thuộc trong thị trường pizza. Tuy nhiên, dù thành lập từ năm 1960, nhưng chỉ khi Domino’s Pizza chuyển đổi số, thương hiệu này mới thực sự có những phát triển vượt bậc. Trở thành chuỗi nhà hàng lớn thứ 2 thế giới khi xét về số lượng cửa hàng và số 1 thế giới về doanh thu.

1. Tổng quan thị trường Pizza

Trước khi tìm hiểu chi tiết hơn về Case study Domino’s Pizza chuyển đổi số, hãy cùng Nhà Hàng Số điểm qua thị trường pizza nói chung và thị trường pizza tại Việt Nam nói riêng.
Theo thống kê của Statista, giá trị thị trường pizza toàn cầu đạt 160 tỷ USD trong năm 2020. Trong đó, thị trường pizza của khu vực châu Á – Thái Bình Dương đạt 12,7 tỷ USD. Là thị trường đứng thứ 3 sau Bắc Mỹ và Châu Âu. The Business Research Company cũng cho biết, thị trường pizza được dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,96%. Đồng thời sẽ tiếp tục phát triển tốt sau đại dịch.
thị trường pizza toàn cầuViệt Nam là một thị trường tiềm năng của các hãng thức ăn nhanh nói chung và pizza nói riêng. Dù tiềm năng các thương hiệu thức ăn nhanh vẫn gặp phải không ít thách thức khi đến Việt Nam. Mặc dù đến nay các hãng pizza vẫn chịu lỗ lũy kế. Nhưng, trong những năm trở lại đây, doanh thu của các cửa hàng pizza đang tăng trưởng mạnh mẽ. Trong báo cáo năm 2019, Euromonitor định giá thị trường pizza tại Việt Nam đạt quy mô đạt gần 120 triệu USD. Và các chuỗi nhà hàng pizza sẽ tiếp tục có sự tăng trưởng vượt bậc trong tương lai.

2. Tổng quan thương hiệu Domino’s Pizza

Domino’s Pizza là một chuỗi nhà hàng pizza đến từ Mỹ. Có trụ sở tại Domino Farms Office Park (hội sở thuộc sở hữu của nhà đồng sáng lập Domino’s Pizza Tom Monaghan) tại Ann Arbor, Quận Washtenaw, Michigan, Mỹ. Thương hiệu được sáng lập vào năm 1960 bởi Tom Monaghan với tên gọi ban đầu là Dominick.
tổng quan về dominos pizzaTính đến năm 2020, Domino’s Pizza có khoảng 17.000 cửa hàng tại hơn 80 quốc gia trên thế giới. Là một trong những chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh lớn nhất thế giới. Tại thị trường Mỹ Domino’s là chuỗi nhà hàng pizza lớn thứ 2 sau Pizza Hut.

3. Domino’s Pizza trước khi chuyển đổi số

Trước khi chuyển đổi số, Domino’s luôn cố gắng giành lợi thế trên thị trường bằng cách giới thiệu nhiều ưu đãi độc đáo khác nhau. Từ những năm 70, Domino’s Pizza cung cấp dịch vụ giao hàng trong 30 phút sau khi đặt hàng. Domino’s đã cam kết nếu thời gian giao hàng không đúng hẹn, khách hàng sẽ nhận được pizza miễn phí. Tuy nhiên, vào năm 1978, lời cam kết này đã thay đổi từ tặng pizza miễn phí thành giảm 3 USD. Domino’s được cho là đã tập trung vào chiến dịch này hơn là chú trọng vào sản phẩm. Dẫn đến sự đóng cửa của tiệm bánh pizza vào những năm 2000. Công ty lâm vào cảnh nợ nần và giá cổ phiếu lao dốc.
dominos pizza trước khi chuyển đổi sốĐến khoảng năm 2008, uy tín của thương hiệu Domino’s rất tệ. Pizza của Domino’s thời điểm đó không được người tiêu dùng đánh giá cao. Thậm chí còn bị các nhà phê bình nhận xét là pizza khô, dai như cao su, có vị như bìa cứng và nước sốt giống như “ketchup” (sốt cà chua ăn liền)…
Về mặt kinh doanh, chuỗi pizza rơi vào khó khăn vì chất lượng và dịch vụ. Giá cổ phiếu của Domino’s Pizza đạt mức thấp nhất mọi thời đại. Họ còn bị đối thủ cạnh tranh là Pizza Hut vượt mặt trên thị trường phân phối pizza. Điều này dẫn đến nhu cầu cần chuyển đổi. Cần phải nâng cao chất lượng và dịch vụ của mình. Vì vậy, Domino’s Pizza đã bắt tay vào việc củng cố hình ảnh của mình, nhằm trở thành một nhà phân phối pizza hàng đầu.

4. Thay đổi của Domino’s Pizza

Để giải quyết các vấn đề của mình, Domino’s dưới sự dẫn dắt của Patrick Doyle đã xoay chuyển tình thế bằng cách thừa nhận bánh pizza của họ dở tệ. Domino’s đã phát động chiến dịch “Oh Yes We Did”. Chiến dịch nhằm cho người tiêu dùng thấy rằng thương hiệu này thực sự đã lắng nghe những gì họ nói. Đồng thời cho khách hàng thấy Domino’s đã có sự thay đổi.

Tuy nhiên, thay đổi thực sự đến khi Domino’s Pizza chuyển đổi số. Những bước đi trong hành trình chuyển đổi số đã thay đổi hoàn toàn nhận thức về thương hiệu Domino’s. Đưa thương hiệu này trở thành một công ty dẫn đầu về công nghệ phân phối pizza.

5. Các chiến dịch chuyển đổi số của Domino’s Pizza

Domino’s Pizza theo đuổi tham vọng trở thành doanh nghiệp có tầm nhìn xa và khả năng kỹ thuật số đáp ứng được những thay đổi của người tiêu dùng. Do đó Domino’s đã đầu tư rất nhiều công nghệ, kỹ thuật phần mềm và nhân sự tiếp thị. Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu này. Hãy cùng Nhà Hàng Số điểm qua những chiến dịch nổi bật trong hành trình chuyển đổi kỹ thuật số của Domino’s Pizza.

5.1. Sử dụng định vị GPS

Domino’s là một thương hiệu luôn đi đầu trong việc đổi mới. Domino’s Pizza đã giới thiệu dịch vụ đặt hàng trực tuyến vào năm 2007. Đến năm 2008, chuỗi này tiếp tục cho ra mắt công nghệ “Pizza Tracker”. Cho phép khách hàng theo dõi tiến trình đặt hàng của họ và có thể biết được chiếc pizza của họ đang ở đâu. Từ đó có thể sắp xếp thời gian nhận hàng phù hợp.
pizza tracker của dominos pizzaBên cạnh đó, Domino’s cũng thêm vào dịch vụ giao hàng của mình khoảng 150.000 địa điểm. Đảm bảo khách hàng có thể đặt bánh pizza đến bất kỳ địa chỉ nào họ muốn như bãi biển, công viên hay thậm chí cả bảo tàng.
Với tiền đề này, năm 2011, Domino’s ra mắt ứng dụng đặt hàng trên iPhone. Cho phép khách hàng đặt hàng khi đang di chuyển. Sau đó, đặt hàng qua thiết bị di động nhanh chóng trở thành kênh đặt hàng chiếm ưu thế.

5.2. Sử dụng trí tuệ nhân tạo

Không dừng lại ở việc đặt hàng trên thiết bị di động. Quá trình Domino’s Pizza chuyển đổi số luôn nỗ lực cải tiến quy trình đặt hàng của mình. Theo đó, vào năm 2014, Domino’s cho ra mắt Dom, một Bot đặt hàng trí tuệ nhân tạo (AI).
bot đặt hàng trí tuệ nhân tạo của dominos pizzaVới sự ra mắt của Dom, khách hàng đã có thể order bằng giọng nói, giúp việc đặt hàng trở nên dễ dàng và nhanh gọn hơn. Nhờ sáng kiến kỹ thuật số này, doanh thu trên toàn cầu của Domino’s Pizza đã tăng lên đáng kể. Tính riêng tại Mỹ, hơn 65% doanh số của Domino’s được phát sinh từ các kênh điện tử.

5.3. Thực hiện đa nền tảng

Để bao phủ tất cả các kênh mà khách hàng có thể sử dụng để đặt hàng. Năm 2015, Domino’s Pizza cho ra mắt AnyWare Ordering. Cho phép khách hàng đặt hàng từ mọi nơi và mọi lúc thông qua một thiết bị. Khách hàng có thể đặt hàng qua Đồng hồ thông minh, TV thông minh, Siri, hệ thống Ford SYNC AppLink… Đến năm 2016, Domino’s tiếp tục hỗ trợ thêm Amazon Echo và Alexa, Facebook Messenger và Google Home.
anyware ordering của dominos pizzaCũng trong năm 2016, Domino’s Pizza cho ra mắt ứng dụng Zero Click, đơn giản hóa quy trình đặt bánh pizza. Ứng dụng cho phép người dùng chạm một lần vào màn hình điện thoại thông minh để đặt một chiếc bánh pizza, giúp tiết thời gian của khách hàng.

5.4. Áp dụng công nghệ tối ưu quy trình giao hàng

Domino’s Pizza đã đầu tư vào các sáng kiến chuyển đổi số để quy trình giao hàng trở nên hiệu quả hơn. Vào năm 2015, thương hiệu này bắt đầu giao hàng bằng xe điện và xe tự lái. Đến năm 2016, Domino’s đã gây chấn động thế giới với lần đầu tiên giao bánh pizza bằng máy bay không người lái ở New Zealand.
Năm 2019, Domino’s hợp tác với Ford ra mắt dịch vụ giao hàng tự động. Chiếc xe không người lái này mang tên Nuro R2, di chuyển với tốc độ khoảng 40km/giờ. Xe phục vụ trong các khu vực tại Houston, thuộc bang Texas (Mỹ). Khi chọn hình thức giao hàng này, khách hàng sẽ được cấp một mã nhận hàng, mã này sẽ được nhập vào màn hình gắn trên xe.
xe giao hàng không người lái nuro r2 của dominos pizzaCùng năm đó, Domino’s bắt tay với Rad Power Bikes cho ra mắt dịch vụ giao hàng bằng xe đạp điện. Một chiếc xe đạp điện có thể chở tối đa 12 pizza cỡ lớn. Với vận tốc di chuyển khoảng 35km/giờ. Chiếc xe đạp điện này có thể giúp shipper vượt qua những địa hình phức tạp, giúp tiết kiệm về chi phí. Từ đó giúp cung cấp dịch vụ tốt hơn, đồng thời duy trì tinh thần tích cực cho người lao động.
dịch vụ giao hàng tận nơi của dominosTháng 6 năm 2020, Domino’s đã ra mắt “Domino’s Carside Delivery service”. Dịch vụ như một cách Domino’s dùng để chống lại Covid thông qua việc áp dụng kỹ thuật số. Khách hàng có thể chọn dịch vụ giao hàng Domino’s Carside trong app hoặc trang web. Việc phát triển dịch vụ này giúp toàn bộ quá trình giao hàng không tiếp xúc, thuận tiện và an toàn trong mùa dịch.

6. Kết quả của quá trình chuyển đổi số của Domino’s Pizza

Có thể thấy Domino’s Pizza chuyển đổi số, đã giúp thương hiệu này có những bước phát triển vượt bậc. Với những thay đổi tích cực, doanh thu trong năm của Domino’s Pizza đã tăng đáng kể. Báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng kép hàng năm đạt gần 11%, từ hơn 1,5 tỷ USD trong năm 2010 lên 3,4 tỷ USD trong năm 2018. Giá cổ phiếu của công ty này cũng đã tăng đến 32 lần, với 3.200%.
Trong giai đoạn dịch Covid, nhờ công nghệ giao hàng tốt, Domino’s đã chiếm ưu thế lớn và vượt lên nhanh chóng. Năm 2019 Domino’s Pizza đạt doanh thu 3,61 tỷ USD. Trở thành chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 8 trên thế giới và đứng đầu trong chuỗi nhà hàng pizza.
giá trị thị trường của dominos pizza 2019-2020Theo CNBC năm 2020, doanh thu hàng năm của Domino’s Pizza đạt $4,11 tỷ, tăng 13,78% so với năm 2019. Cũng trong năm 2020, mức vốn hóa thị trường của Domino’s Pizza đạt tới 15 tỷ USD. Vào tháng 10/2020, giá cổ phiếu của hãng cũng chạm mức đỉnh kỷ lục 433 USD/cổ, cao hơn 81% so với 1 năm trước đó.
Xem thêm:

7. Yếu tố làm nên thành công của Domino’s Pizza chuyển đổi số

7.1. Đầu tư có tổ chức từ trên xuống dưới

Đây là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến thành công của một chiến dịch. Năm 2012, hai giám đốc kỹ thuật số là Kelly và Dennis Maloney đã đến gặp Hội đồng quản trị và nêu ra những rủi ro của doanh nghiệp. Họ đã đề xuất phát triển công ty như một “Doanh nghiệp thương mại điện tử bán bánh pizza”. Đề xuất này đã được giám đốc điều hành (CEO) và Hội đồng quản trị ủng hộ. Do đó, chiến lược công nghệ đã được tài trợ vốn để phát triển.
Có thể thấy, điều quan trọng để phát triển là phải thiết lập được một văn hóa doanh nghiệp tốt. Bên cạnh đó cần có sự ủng hộ, hỗ trợ từ cấp trên xuống. Giống như cách mà Domino’s đã làm. Họ dùng tầm nhìn “Doanh nghiệp thương mại điện tử bán bánh pizza” như một cách thức quảng bá để tuyển dụng nhân tài. Vậy nên, tinh thần của toàn doanh nghiệp luôn được gắn kết. Công việc được triển khai một cách có tổ chức, có hệ thống từ trên xuống dưới.

7.2. Quan tâm đến mối quan hệ giữa tiếp thị và công nghệ

Một yếu tố quan trọng khác đó là mối quan hệ tương hỗ giữa tiếp thị và công nghệ trong quá trình chuyển đổi số. Ngoài việc gắn kết với khách hàng bằng cách thông tin về các sản phẩm kỹ thuật số mới. Domino’s Pizza còn triển khai các kênh để duy trì liên hệ hai chiều trong công ty. Kelly cho biết, điều quan trọng là phải thúc đẩy một không gian làm việc chung. Ở đó 2 bộ phận tiếp thị và công nghệ thông tin có thể phối hợp với nhau một cách đồng bộ và có chiến lược.

7.3. Sự tận tâm trong công việc

Một yếu tố quan trọng nữa trong quá trình Domino’s Pizza chuyển đổi số đó là sự tận tâm. Để các giải pháp công nghệ đáp ứng, phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp cần phải có sự lắng nghe và nghiên cứu. Domino’s đã không ngừng thử nghiệm để đo lường kết quả để các giải pháp công nghệ phát huy tốt nhất.sự tận tâm khi dominos pizza chuyển đổi số

8. Tạm kết

Với câu chuyện chuyển đổi số của Domino’s Pizza, có thể thấy thương hiệu này đã tìm được hướng đi đúng đắn. Chuyển đổi số với Domino’s Pizza vừa là một cách marketing vừa giúp nâng cao trải nghiệm của người dùng. Những quyết định đúng đắn đã giúp Domino’s Pizza vừa thoát khỏi khó khăn, vừa giúp thương hiệu vươn lên, trở thành doanh nghiệp đứng đầu thị trường phân phối pizza toàn cầu.
Tính đến thời điểm hiện tại, câu chuyện Domino’s Pizza chuyển đổi số là một mô hình thành công. Quá trình chuyển đổi có lẽ vẫn sẽ tiếp tục theo sự phát triển của các thành tựu khoa học công nghệ, để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.
Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất và những case thú vị của ngành F&B trong và ngoài nước. Hãy theo dõi ngay để không bỏ lỡ những thông tin hữu ích cho doanh nghiệp của bạn!

Chiến lược Marketing của Vinamilk – Thống lĩnh thị trường sữa

chiến lược marketing của vinamilk

Chiến lược Marketing của Vinamilk thành công giúp gia tăng khả năng tiếp cận, mức độ uy tín và thúc đẩy giá trị thương hiệu

Một trong những quảng cáo thành công nhất không thể không kể đến của Vinamilk. Ngoài dẫn đầu ngành công nghiệp sữa về thị phần. Sản phẩm chất lượng và uy tín thương hiệu. Những chiến lược marketing hiệu quả và độc đáo của Vinamilk cũng không thể bỏ qua. Đây cũng chính là yếu tố cốt lõi làm nên giá trị thương hiệu. Đồng thời, giúp Vinamilk dễ dàng len lỏi thói quen hàng ngày của mỗi gia đình. Cùng Nhà Hàng Số giải mã ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam

Theo khảo sát của Euromonitor, năm 2020, thị trường sữa Việt Nam đạt 135.000 tỷ đồng. So với năm 2019, nó đã tăng hơn 8%. Và dự kiến cán mốc 119.300 tỷ đồng năm 2021. Sản lượng sữa nước dự đoán đạt hơn 1.770 triệu lít năm 2021. Tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020. Đồng thời, được dự đoán sẽ đạt mức tăng trưởng kép 7,7% về doanh số trong 2021-2025. Đây cũng là dòng sản phẩm đóng góp giá trị lớn nhất cho ngành sữa Việt Nam. Với thị phần sữa này, Vinamilk đang chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Các sản phẩm dinh dưỡng, đặc biệt là sữa là xu hướng tiêu dùng hàng đầu hiện nay. Con người ngày càng chú trọng đến những sản phẩm tốt cho sức khỏe, đặc biệt là sau Covid. Chính phủ và Nhà nước cũng có những chính sách quan tâm và tạo điều kiện nâng cao thể lực và trí tuệ cho trẻ em. Do đó, để đáp ứng và tạo điều kiện phát triển bền vững, các thương hiệu đã có những bước đột phá ấn tượng về sản phẩm.
cơ cấu doanh thu thị trường sữa việt nam

2. Tổng quan về Vinamilk

Vinamilk là thương hiệu nổi tiếng hàng đầu trong thị trường sữa. Nó chiếm vị thế không hề nhỏ với mạng lưới phân phối rộng lớn và lượng tiêu thụ lớn.

2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Vinamilk là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Doanh nghiệp hàng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa. Xét về thị phần, sữa nước (54,5%), sữa bột (40,6%), sữa chua uống (33,9%), sữa chua ăn (84,5%) và sữa đặc (79,7%). Ngoài ra, Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm từ sữa chiếm thị phần lớn trên thị trường. Thương hiệu có mặt tại 63 tỉnh thành với hơn 220.000 điểm bán. Hơn 250 loại sản phẩm đạt chuẩn chất lượng được xuất khẩu sang hơn 56 quốc gia. Điển hình như Nhật Bản, Philippines, Campuchia, Australia, Mỹ, Pháp, Đức, Ba Lan,… và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu.
Đến năm 2011, Vinamilk còn bắt đầu kinh doanh trái cây và rau củ. Tại các kênh bán lẻ như siêu thị, nó chiếm đến 25%. Năm 2012, kinh doanh nước trái cây dành cho trẻ em. Hiện Vinamilk sở hữu 14 nhà máy sản xuất, 2 xí nghiệp kho vận, 3 chi nhánh văn phòng bán hàng, 1 nhà máy sữa tại Campuchia (Angkor Milk), 1 văn đại diện tại Thái Lan. Ngoài ra, còn lọt Top 200 công ty có doanh thu trên 1 tỷ đô tốt nhất Châu Á Thái Bình Dương năm 2018.
nhà máy sữa vinamilk

2.2 Những con số ấn tượng

Dù có rất nhiều biến động nhưng tổng doanh thu thuần của Vinamilk và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 42.277 tỷ đồng và 8.967 tỷ đồng năm 2010. Tăng lần lượt 7,4% và 7,0% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Năm 2021, Vinamilk đạt tổng doanh thu là 61.012 tỷ đồng, tăng 2,2% so với cùng kỳ. Vượt mốc 60.000 tỷ đồng. Cuối tháng 11/2021, giá trị thị phần toàn ngành sữa của Vinamilk tăng 0,9%. Công ty hướng tới mức tăng trưởng hơn 7%/năm trong 5 năm tới. Cụ thể, đến năm 2026, Vinamilk dự kiến đạt 86.200 tỷ đồng tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Bên cạnh đó, độ phủ của thương hiệu cũng tăng ấn tượng. Theo Kantar Worldpanel, 99% các hộ gia đình ở thành thị và 90% hộ gia đình nông thôn sử dụng các sản phẩm của Vinamilk năm 2021.
vinamilk trong 2 năm covid
doanh thu vinamilk 2017 - 2020

2.3 Đa dạng sản phẩm

Hiện Vinamilk kinh doanh và phát triển một số ngành hàng sau: Sữa nước (ADM GOLD, Flex, Super SuSu), Sữa chua (SuSu, Probi, ProBeauty), Sữa bột trẻ em và người lớn (Dielac, Alpha, Pedia. Grow Plus, Optimum Gold, Diecerna đặc trị tiểu đường, Sureprevent, Canxipro, Mama Gold), Sữa đặc (Ngôi sao Phương Nam, Ông Thọ), Kem và phô mai (Subo, Delight, Twin Cows, Nhóc kem, Nhóc Kem Oze, phô mai Bò Đeo Nơ), Sữa đậu nành – nước giải khát (Vfresh, GoldSoy, Icy).
sản phẩm vinamilk

2.4 Phương châm hoạt động

Vinamilk hướng tới chiếm lĩnh thị phần hàng đầu trong nước và xuất khẩu. Và sự tín nhiệm của khách hàng là yếu tố then chốt hàng đầu. Bởi vậy, thương hiệu luôn hoạt động với tôn chỉ: làm ăn trung thực, đảm bảo chất lượng sản phẩm tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất với giá thành phải chăng.

2.5 Tầm nhìn và sứ mệnh

Vinamilk muốn trở thành biểu tượng về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe được tin tưởng hàng đầu. Bởi vậy, các sản phẩm luôn đảm bảo chất lượng với giá trị dinh dưỡng cao cho mọi lứa tuổi.
bảng xếp hạng vinamilk

3. SWOT của Vinamilk

Nền tảng giúp Vinamilk xác định và triển khai hiệu quả các chiến lược marketing là mô hình SWOT. Nó mang đến cái nhìn tổng quan và giúp thương hiệu xác định đúng đắn các bước đi.
swot của vinamilk

4. Marketing Vinamilk theo STP

Chiến lược STP là bước không thể thiếu trước khi xây dựng các chiến lược Marketing chính xác của Vinamilk. Nó bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phân khúc thị trường, lựa chọn mục tiêu và thông điệp. Từ đó, mang đến hiệu quả tiếp thị và định vị thương hiệu cao nhất. Nhu cầu được đáp ứng sẽ khiến khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm. Đảm bảo doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

4.1 Phân khúc thị trường (Segmentation)

Vinamilk cung cấp đa dạng các sản phẩm với những đặc trưng phù hợp riêng cho từng nhóm đối tượng. Do đó, phân khúc thị trường đúng đắn sẽ giúp Vinamilk triển khai các chiến dịch Marketing tương ứng. Từ đó, chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Vinamilk hướng tới các sản phẩm chất lượng cho mọi người tiêu dùng, Do đó, các sản phẩm cũng hướng đến mọi đối tượng với lứa tuổi khác nhau.
Vinamilk chia phân khúc thị trường của mình thành hai nhóm:

  • Tổ chức: các đại lý buôn và bán lẻ, siêu thị, cửa hàng. Có nhu cầu chiết khấu, thưởng doanh số. Số lượng đơn hàng ổn định và đúng tiến độ.
  • Cá nhân: người có nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Vinamilk. Phân khúc này khá đa dạng, yêu cầu chất lượng tốt và đa dạng mẫu mã.

Dưới đây là chân dung các đối tượng được tổng hợp chi tiết:

phân khúc thị trường vinamilk

Phương pháp phân khúc thị trường của Vinamilk

  • Theo nhân khẩu học: Vinamilk lựa chọn phân khúc theo độ tuổi, phân loại sữa cho cá nhân và gia đình.
  • Theo hành vi khách hàng: Dựa trên trạng thái sức khỏe của khách hàng. Chẳng hạn như còi xương, người béo phì, người suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường, người bình thường,…
  • Theo địa lý: Phân chi theo mức độ tiêu thụ và mật độ dân số. Có thể chia thành hai phân khúc chính là nông thôn và thành thị.

4.2 Nhắm mục tiêu (Targeting)

Chiến lược Marketing tập trung của Vinamilk được áp dụng hiệu quả để chiếm lĩnh phân khúc người thu nhập cao. Đối tượng nhắm đến là trẻ em từ 5 đến 14 tuổi (Vinamilk 2014). Qua đó, nâng cao thể chất và trí tuệ cho thế hệ phát triển tương lai của đất nước (Vinamilk 2016). Nhóm đối tượng này chiếm khoảng 23,2% dân số (Statistic 2020). Những người dân có thu nhập tầm trung và cao quan tâm hơn đến chất lượng thay vì giá cả. Từ đó, sản phẩm có thể tiếp cận nhiều khách hàng hơn. (Euromonitor 2020).
người tiêu dùng vinamilk

4.3 Định vị (Positioning)

  • Bản đồ định vị 1: Giá và Miligam canxi trong sữa tươi

Về giá cả, Meadow Fresh cung cấp mức canxi cao nhất với mức giá cao nhất. Rơi vào khoảng 43,5 đồng/ 4 hộp. Còn Hà Lan có mức giá thấp nhất (29,5đ / 4 hộp). Còn Vinamilk có mức giá khá hợp lý (31,5 đồng / 4 hộp). Phù hợp với khả năng chi trả của người tiêu dùng Việt Nam. Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy những sản phẩm của Vinamilk trong các siêu thị, chợ, cửa hàng tạp hóa, bán lẻ.

  • Bản đồ định vị 2: Nhận thức về thương hiệu và thị phần

Vinamilk dẫn đầu về cổ phiếu công ty cao và nhận diện thương hiệu với 40% (Euromonitor, 2020). Còn Meadow Fresh và Love In Farm chỉ mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam. TH True Milk gia nhập khá muộn nhưng tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững.

  • Đề xuất giá trị

Từ hai bản đồ định vị, giá trị của Vinamilk được đề xuất là “Cùng chất lượng, giá thành ít hơn”. Và giá cả phải chăng là yếu tố cạnh tranh vượt trội so với các thương hiệu khác. Trên hết, Vinamilk tự xác định mình là công ty lớn nhất trong ngành sữa Việt Nam.
định vị vinamilkXem thêm:

5. Chiến lược Marketing Mix 4Ps của Vinamilk

Để Vinamilk gia tăng thị phần và phổ biến rộng khắp cả nước và thành công thâm nhập thế giới. Các chiến lược Marketing Mix 4Ps của Vinamilk là yếu tố tiên quyết hàng đầu.
cửa hàng vinamilk

5.1 Chiến lược về sản phẩm (Product)

Nhắc đến sản phẩm, Vinamilk luôn nỗ lực mở rộng danh mục với dòng sữa tươi sạch, tự nhiên và an toàn nhất. Các dòng sản phẩm tối ưu nhất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của người tiêu dùng Việt Nam. Mỗi sản phẩm đều được đảm bảo chất lượng quốc tế với nguồn giá trị dinh dưỡng cao nhất. Bao gồm vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khoẻ và sự phát triển. Ngoài ra, còn củng cố xây dựng và phát triển một hệ thống các thương hiệu mạnh để đảm bảo phát triển bền vững. Đồng thời, phát triển thành thương hiệu dinh dưỡng có uy tín khoa học và đáng tin cậy nhất với mọi người dân Việt Nam.
vinamilk đa dạng sản phẩmThơm ngon, bổ dưỡng với hương vị vô cùng thơm ngon. Từ sữa dạng nước, bột, đặc, sữa chua, sữa hạt và nước ép trái cây Vfresh,… Phát triển toàn diện các danh mục sản phẩm sữa và từ sữa đáp ứng lượng khách hàng tiêu thụ rộng lớn. Các dòng sản phẩm có giá trị cũng được đầu tư nhằm làm tăng tỷ suất. Với xu thế hướng ngoại, Vinamilk đầu tư đạt chuẩn hệ thống theo tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, đã xua tan phần nào khoảng cách so với sữa ngoại nhập. Đồng thời, nâng cao lòng tin và uy tín thương hiệu trên thị trường.
sản phẩm mới vinamilk

5.2 Chiến lược về giá (Price)

Giá là yếu tố cạnh tranh hàng đầu trong chiến lược mỗi doanh nghiệp. Định giá phù hợp giúp Vinamilk gia tăng lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, triển khai các chiến lược marketing hiệu quả nhất. Đều đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá lại thấp hơn nhiều so với các dòng sữa ngoại nhập. Sữa bột dành cho trẻ em của Vinamilk chỉ bằng 1/3 giá của những dòng sữa khác.
Với mức độ cạnh tranh đặc biệt gay gắt cùng tâm lý sính ngoại. Nếu Vinamilk tăng giá, thị phần sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực. Chưa kể, thu nhập bình quân của người Việt Nam không quá cao nên mức chi tiêu còn hạn chế. Do đó, thương hiệu thường sẽ giữ vững giá ở mức thấp nhất. Điều này đòi hỏi thương hiệu phải cắt giảm chi phí nguyên liệu. Thay vì nhập khẩu, thương hiệu này đã tự chủ nguồn cùng trong nước với chất lượng được đảm bảo. Vừa đảm bảo doanh thu, lợi nhuận. Vừa có thể chủ động đưa ra các chiết khấu hấp dẫn.
giá sản phẩm vinamilk

5.3 Chiến lược về hệ thống phân phối (Place)

Vinamilk có hệ thống phân phối rộng lớn khắp cả nước. Ba hình thức phân phối chính là bán buôn, bán lẻ với 240.000 điểm bán và cửa hàng phân phối trực tiếp với 575 cửa hàng. Sản phẩm đã có mặt tại hơn 1.500 siêu thị lớn nhỏ và gần 600 cửa hàng tiện lợi.

  • Kênh siêu thị: Vinamilk chia làm các siêu thị lớn như Big C, Metro,… và loại nhỏ như Fivimart, Citimart, Intimex… Chúng đặt hàng trực tiếp với đại diện chi nhánh của Vinamilk.
  • Kênh key accounts: Nó bao gồm nhà hàng, khách sạn, trường học, cơ quan,… Các đơn vị này cũng trực tiếp đặt hàng với đại diện chi nhánh của Vinamilk với số lượng lớn.
  • Kênh truyền thống: Bản chất của nó là kênh VMS – Vertical Marketing System. Kênh phân phối có chương trình trọng tâm và quản lý chuyên nghiệp. Trong đó, Vinamilk quản lý các nhà phân phối thông qua các hợp đồng được ký kết. Ngoài ra, còn áp dụng hệ thống quản lý bán hàng trực tuyến (DMS One) để cập nhật thường xuyên các thông tin liên quan đến hàng hóa. Nó còn được đánh giá là hệ thống phân phối ERP đồng nhất và lớn nhất Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, thương mại điện tử (eCommerce) www.giacmosuaviet.com và bán hàng trực tiếp (D2C) cũng cũng đang được hướng tới.
  • Thị trường xuất khẩu nước ngoài: Vinamilk không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài nhằm duy trì và phát triển doanh thu xuất khẩu. Hệ thống và chất lượng phân phối luôn được cải tiến và nâng cao nhằm chiếm lĩnh phần lớn thị phần không chỉ trong mà còn ngoài nước.

hệ thống phân phối vinamilk
sữa vinamilk tại siêu thị singapore

5.4 Chiến lược về xúc tiến hỗn hợp (Promotion)

Để tăng độ nhận diện thương hiệu và thu hút khách hàng, Vinamilk không ngừng đẩy mạnh các chiến lược về xúc tiến hỗn hợp. Thông qua các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi và các chương trình, hoạt động vì xã hội. Vinamilk ngày càng được lòng và nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Thương hiệu gia tăng độ nhận diện với các chiến lược marketing hiệu quả trên phạm vi rộng. Trọng tâm đặt ở phân khúc gia đình Việt Nam.

  • Quảng cáo

Vinamilk đã tiến hành quảng cáo sản phẩm trên đa dạng nền tảng. Phải kể đến các kênh như fanpage, truyền hình, các chiến dịch PR, quảng cáo ngoài trời, YouTube,… Vinamilk cũng không ngừng sáng tạo và làm mới nội dung để thu hút khách hàng.
– TVC: Vinamilk gây ấn tượng với các TVC có dung lượng ngắn. Chúng thường được phát trên các kênh truyền hình lớn như VTV1, VTV3. Các quảng cáo tự tin, sôi động, vui tai khiến trẻ em thích thú.
– Video: Thương hiệu thành công gây ấn tượng với các thước phim quảng cáo ngắn chứa hình ảnh và âm thanh thú vị.

quảng cáo vinamilk

  • Khuyến mãi

Để kích cầu, Vinamilk thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
– Khóa học tiếng Anh
– Miễn phí sử dụng sản phẩm trong một năm
– Tích điểm đổi quà
– Giảm giá lớn vào các dịp lễ quan trọng
– Tăng dung tích giá không đổi
– Tặng kèm đồ chơi trẻ em
– Giảm giá sản phẩm
– Bốc thăm trúng thưởng
vinamilk khuyến mãi

  • PR

Các chiến lược CSR gây tiếng vang lớn khi truyền tải thông điệp giàu ý nghĩa với lý tưởng cao đẹp. Ngoài ra, còn đẩy mạnh các chương trình dùng thử tại các siêu thị, trường học,… Chưa kể, các hoạt động xã hội, từ thiện cũng được quan tâm. Chẳng hạn như quỹ khuyến học, tài trợ và phát động chương trình từ thiện. Một số chiến dịch “go viral” điển hình như:
– 6 ly sữa cho trẻ em nghèo
– 1 triệu cây xanh cho Việt Nam
– “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo trị giá 10 tỷ đồng”
– Vinamilk dành 3.1 tỷ đồng cho Quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ
– Giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.
– Tham gia cứu trợ bão lũ và các hoạt động khác 1.6 tỉ
– Nhận phụng dưỡng suốt đời 20 bà mẹ Việt Nam Anh Hùng ở Bến Tre, Quảng Nam từ năm 1997 đến nay còn 13 bà mẹ.
vinamilk tài trợ

Xem thêm:

6. TOP chiến lược Marketing của Vinamilk thành công nhất tại Việt Nam

Cùng tham khảo ngay những chiến lược Marketing của Vinamilk làm mưa làm giá tại thị trường Việt Nam.

6.1 Chiến lược quảng cáo sản phẩm đa kênh

Như đã nói ở trên, Vinamilk đã tận dụng đa dạng các kênh để truyền thông. Đó là TV, báo đài, billboard, fanpage, truyền hình,… Mỗi phương tiện lại được áp dụng các chiến dịch khác nhau để đảm bảo tối ưu chi phí với hiệu quả cao nhất. Đó là nhắm đúng tệp khách hàng tại mỗi nền tảng. Độ phủ sóng đã kênh đã giúp cho Vinamilk triển khai thành công các chiến dịch Marketing của mình.

  • Quảng cáo sản phẩm qua fanpage

Fanpage chính thức của Vinamilk hiện đã có 661.610 người thích trang và 680.720lượt người theo dõi. Ngoài ra, thương hiệu cũng phát triển rất nhiều kênh fanpage vệ tinh cho từng dòng sản phẩm với lượng tương tác lớn. Chẳng hạn như: Vinamilk Baby Care (452K người thích), Vinamilk Chung Tay Vì Cộng Đồng (65K người thích), Giấc Mơ Sữa Việt – Vinamilk eShop (49K người thích),… Từ đó, có thể lan tỏa đến tệp khách hàng rộng lớn.
Vinamilk cũng thường xuyên đăng tải các bài post để quảng cáo sản phẩm, triển khai các chương trình khuyến mãi, cuộc thi… Nội dung trọng tâm, đều là lợi ích khách hàng. Ngoài ra, còn có những hình ảnh thu hút, độc đáo và bắt mắt là USP của Vinamilk.

  • Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua billboard ngoài trời (OOH)

Đây là cách quảng cáo được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Vừa mang tính lâu dài, vừa tiếp cận được đa dạng tệp khách hàng. Người tiêu dùng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh thương hiệu tại các giao lộ lớn, đông người qua lại. Với phương thức này, hình ảnh phải thực sự thú vị, bắt mắt và ấn tượng. Một số thương hiệu đặt hình ảnh quảng cáo trong thang máy, các tòa nhà hay trên xe buýt. Ngoài ra, cần xác định vị trí khách hàng mục tiêu để có chiến lược hợp lý, tiết kiệm chi phí mà vẫn hiệu quả. và Vinamilk đã rất thành công khi quảng cáo sản phẩm bằng billboard ngoài trời.
vinamilk quảng cáo ngoài trời

  • Chiến lược quảng cáo sản phẩm qua truyền hình

Vinamilk là cái tên thường xuất hiện trong các quảng cáo trên truyền hình. Không những tần suất lớn mà còn tại các khung giờ vàng. Ưu điểm của nó là phát được cả âm thanh và hình ảnh. Nhờ đó, khách hàng sẽ dễ dàng bị thu hút bởi thông điệp và ý nghĩa truyền tải. Xuyên suốt các quảng cáo của Vinamilk luôn lồng ghép các hình ảnh tươi sáng, gần gũi với thiên nhiên với cánh đồng xanh bát ngát. Ngoài ra, còn có những chú bò sữa mạnh khỏe vui nhộn, năng động. Đặc biệt là sự thỏa mãn và hài lòng của người tiêu dùng khi thưởng thức.
Một chiến dịch quảng cáo TVC điển hình của Vinamilk có thể kể đến chiến dịch “6 triệu ly sữa”. Hình ảnh những quả bóng mang những hộp sữa Vinamilk đến cho trẻ em nghèo giàu tính nhân văn. Đồng thời, gia tăng vẻ đẹp của hình ảnh thương hiệu.

6.2 Tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng

Một trong những hoạt động làm nên hình ảnh đẹp và uy tín của Vinamilk trong lòng khách hàng là sự tài trợ cho các cuộc thi và chương trình học bổng. Các hoạt động, chương trình đều được những cơ quan báo chí, người dân, trường học, chính phủ ủng hộ. Trong các chương trình phải kể đến “Chương trình 3 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” trị giá 10 tỷ đồng. Chưa kể, Vinamilk còn dành 3.1 tỷ đồng cho quỹ học bổng “ Vinamilk ươm mầm tài năng trẻ”. Ngoài ra, còn có các hoạt động giúp đỡ người nghèo trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trị giá 2.8 tỷ.
vinamilk trao học bổng

6.3 Phát triển nội dung hiệu quả với mô hình Hero – Hub – Help

Bằng việc đầu tư chỉn chu vào nội dung của video, Vinamilk đã tăng độ nhận diện thương hiệu. Đồng thời, trở thành thương hiệu thuộc ngành hàng tiêu dùng đóng gói (CPG) đầu tiên tại Đông Nam Á đạt gần 2 triệu lượt theo dõi trên YouTube tính đến tháng 8 năm 2021.
Một trong những “chìa khóa” làm nên thành công của Vinamilk là mô hình 3H: Hero – Hub – Help. Ngoài những nội dung về sản phẩm còn cung cấp một số thông tin giá trị. Mô hình này được triển khai dựa trên 3 loại nội dung chính: nội dung Hero, nội dung Hub và nội dung Help. Tương ứng với 3 mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp.
– Nội dung Hero: Nhằm làm tăng lượt tiếp cận và cải thiện nhận thức về thương hiệu. Tập trung nhiều vào các hình thức như Viral Marketing và KOL.
– Nội dung Hub: Duy trì tần suất tiếp cận nội dung với nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến. Qua đó, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu bán hàng.
– Nội dung Help: Hỗ trợ đáp ứng khi người dùng phát sinh nhu cầu và tìm kiếm về một vấn đề liên quan trên Internet. Các dạng thông tin như blogs, các bài review,…

  • Chiến lược Content Marketing Hero

Các bà mẹ Việt Nam chính là nhóm khách hàng quyết định đến hành vi mua hàng. Họ đặc biệt quan tâm đến nội dung gia đình như các thực phẩm, sản phẩm tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, Vinamilk thường triển khai các nội dung xoay quanh các thông điệp về gia đình và sức khỏe. Từ đó, nhấn mạnh đến những giá trị mà Vinamilk có thể mang lại. Để đảm bảo khả năng hiển thị, mỗi video đều được đẩy mạnh bằng quảng cáo YouTube Masthead và TrueView.
Với chiến dịch “Bí quyết nuôi con phát triển toàn diện”, Vinamilk đã thể hiện câu chuyện liên quan đến mẹ chồng – nàng dâu và sự lo lắng của cả gia đình cho thể chất của con cháu. Với phiên bản “Vợ Người Ta” dễ nhớ, dễ thuộc, người xem và khách hàng mục tiêu là các bà mẹ và phụ nữ lại càng háo hức theo dõi. Sự kết hợp ăn ý và hài hước của bộ 3: Phan Mạnh Quỳnh, Thu Trang và Huỳnh Lập càng mang đến sức lan tỏa mạnh mẽ. Thông điệp về “Bí quyết chăm con phát triển toàn diện” đã thu hút hơn 200 triệu lượt xem.

  • Chiến lược Content Marketing Hub

Để duy trì sự quan tâm của mẹ và bé, Vinamilk đã phát triển các chuỗi video. Chẳng hạn như series video “Nhạc thiếu nhi”, “Trang trại Vinamilk”, “ “Quảng cáo cho bé ăn ngon”,… Các bé còn thường có thói quen xem video trong khi ăn. Với hình ảnh hoạt hình vui nhộn, lời bài hát ngộ nghĩnh, nhí nhảnh, các video của Vinamilk thành công thu hút trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn có các cuộc thi cover về hát hoặc nhảy, cuộc thi Cover đại tiệc EDM Gold Chuối, chương trình giáo dục,…
Chưa kể, còn có các bài đăng liên quan đến các sản phẩm. Điển hình là “Vũ điệu bụng khỏe đón năm mới cùng Probi”; “Bộ ba Sữa Hạt Vinamilk”; “Sữa chua cốm Vinamilk Love Yogurt”; “Đón Tết an khang cùng sữa tươi Vinamilk chứa tổ yến”,… Qua đó, nhằm duy trì tương tác.

  • Chiến lược Content Marketing Help

Để đa dạng hóa nội dung và đáp ứng nhu cầu khách hàng, Vinamilk thường xuyên đăng tải những video thú vị. Nó liên quan đến hướng dẫn chi tiết cách nấu ăn, những mẹo hay hoặc chế biến những món ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất cho trẻ. Từ đó, truyền đi thông điệp rằng Vinamilk luôn có mặt khi khách hàng cần đến. Và gắn bó mật thiết với cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như: “Bí quyết chọn sữa mát giúp tiêu hóa và hấp thu tốt cho bé yêu”; “Đạm Whey – Loại đạm tối ưu cho sự phát triển đầu đời của trẻ nhỏ”; “Bật mí tuyệt chiêu ‘chọn mặt gửi vàng’ khi mua thực phẩm Organic”,…
Vinamilk đã tối ưu SEO tốt khi chỉ cần gõ các từ khóa liên quan đến “thực phẩm Organic”, “bí quyết chọn sữa”. Những bài viết của Vinamilk sẽ hiện lên hàng đầu. Còn với video, Vinamilk cũng tối ưu hóa tiêu đề, thumbnail, thẻ metadata và tạo danh sách phát trên kênh của mình để tăng lượt xem tự nhiên của video.

7. Tạm kết

Khách hàng chỉ xem hoặc đọc những nội dung liên quan đến họ. Hoặc giúp họ giải quyết được vấn đề của mình. Đây cũng chính là kim chỉ nam giúp các chiến lược Marketing của Vinamilk được triển khai thành công. Một ví dụ điển hình khi áp dụng các chiến lược đúng người, đúng nội dung và đúng thời điểm. Qua đó, còn có thể tận dụng dữ liệu người tiêu dùng để xây dựng các chiến lược phù hợp. Nhờ vậy, thành công thúc đẩy độ nhận diện thương hiệu, tăng lượng tương tác. Một case study điển hình sẽ mang đến cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quan và bí quyết hiệu quả để xây dựng các chiến lược phù hợp nhất cho mình. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Chiến lược marketing của Cholimex Food: ông trùm gia vị Việt

chiến lược marketing của cholimex food

Sự thành công trong chiến lược marketing của Cholimex Food cho thấy hiệu quả trong việc chú trọng phát triển sản phẩm và kênh phân phối.

Cholimex Food là một thương hiệu rất quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt. Năm 2021 vơi kết quả kinh doanh thành công đã kéo dài chuỗi tăng trưởng liên tục 7 năm của Cholimex Food. Điều gì trong chiến lược marketing của Cholimex Food đã giúp thương hiệu này đạt đến thành công như hiện nay?

1. Tổng quan thị trường nước chấm Việt Nam

Theo báo cáo từ Euromonitor, quy mô thị trường ngành hàng gia vị Việt Nam khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng. Trong đó 64% đóng góp đến từ từ nước chấm tương đương hơn 21,4 nghìn tỷ.
Trong đó nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tổng quy mô đạt 15.000 tỷ đồng. Đứng thứ hai là nước tương với quy mô 2.800 tỷ đồng. Ngay sau đó là tương ớt với 2.600 tỷ đồng.
Thị trường gia vị Việt Nam là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực mạnh với các doanh nghiệp bản địa giàu kinh nghiệm. Trong khi thị trường bột nêm bị thống trị bởi các thương hiệu nước ngoài, như Knorr (Unilever), Maggi (Nestle), Aji-Ngon (Ajinomoto) và Miwon. Thì thị trường nước chấm, tương ớt lại là sân chơi của các doanh nghiệp Việt. Những cái tên quen thuộc như Masan Consumer, Cholimex Food, Trung Thành, Nam Dương đang cùng chia sẻ thị phần.
Masan consumer (thuộc Masan Group) là doanh nghiệp chiếm thị phần lớn nhất trong phân khúc nước chấm (chiếm 43%). Những thương hiệu quen thuộc như Chinsu, Nam Ngư đã đem về cho Masan doanh thu hơn 10.000 tỷ đồng (2021).
Đứng thứ hai trong phân khúc nước, tương chấm là Cholimex Food. Thương hiệu này hiện đang chiếm khoảng 37% thị phần. Trong những năm gần đây Cholimex đang phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bình quân hàng năm xấp xỉ 30%.
Ngoài ra trong thị trường còn khá nhiều các thương hiệu nhỏ hơn như Nam Dương, Trung Thành và các cơ sở sản xuất nước chấm truyền thống.

thị trường gia vị nước chấm

 

2. Tổng quan về Cholimex Foods

Cholimex Food có tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Thực Phẩm Cholimex. Năm 1983, Xí nghiệp chế biến Hải sản và thực phẩm xuất khẩu Cholimex (tiền thân của Cholimex Food) được thành lập. Lúc bấy giờ công ty chủ yếu chế biến, sơ chế các mặt hàng hải sản đông lạnh, nông sản. Đến 1989, Cholimex Food bắt đầu khẳng định vị thế khi cho ra mắt sản phẩm tương ớt cay ngọt. Năm 2006, Công ty được cổ phần hóa và chính thức hoạt động với tên mới là Công ty cổ phần thực phẩm Cholimex. Năm 2009, Cholimex Food tiếp tục tiến công vào thị trường gia vị với các dòng sản phẩm nước tương và nước mắm.

logo cholimex food
Đến nay sau gần 40 năm hoạt động, Cholimex Food hiện đang sản xuất và phân phối hơn 100 sản phẩm đa dạng. Từ tương ớt, tương cà, nước mắm, nước tương đến các loại thực phẩm đông lạnh. Cholimex Food đã trở thành một thương hiệu không thể thiếu trong căn bếp của người Việt.
Cholimex Foods hiện đang sở hữu vốn điều lệ 81 tỷ đồng. Với cơ cấu cổ phần gồm:

  • Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu và Đầu Tư Chợ Lớn (CHOLIMEX): 40,72%
  • Công ty Nichirei Foods Inc. (Nhật Bản): 19,00 %
  • Các thành viên công ty Tonkin Products Ltd. (Anh Quốc): 5,21%
  • Các cổ đông khác: 35,07%

tổng quan cholimex food

3. Tình hình kinh doanh của Cholimex Food

Nhìn chung, nhờ những bước đi khôn ngoan trong chiến lược marketing của Cholimex Food, tình hình kinh doanh của công ty cho thấy nhiều dấu hiệu khả quan. Trong giai đoạn gần đây, tốc độ tăng trưởng trung bình của Cholimex Food đạt hơn 15%/ năm.
Năm 2021 Cholimex Food đạt doanh thu 2.500 tỷ đồng, tăng 11% so với năm 2020. Đây cũng là năm thứ bảy liên tiếp trong mạch tăng trưởng về doanh thu của Cholimex Foods. Trung bình mỗi ngày Cholimex Food thu gần 7 tỷ đồng từ các sản phẩm tương ớt, tương cà, nước mắm,…Trong đó thị trường nội địa chiếm phần lớn cơ cấu doanh thu (73%), còn lại đến từ xuất khẩu. Mức doanh thu này tăng gần 11% so với cùng kỳ 2020 và kéo dài mạch đi lên năm thứ bảy liên tiếp. Theo đó, thị trường nội địa chiếm tỷ trọng gần 73% trong cơ cấu doanh thu, còn lại đến từ xuất khẩu. Tỷ suất sinh lời gộp năm 2021 đạt 27% tương đương 670 tỷ. Lợi nhuận sau thuế tăng 4% so với năm 2020 lên mức 186 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm 2020, Cholimex Food có mặt ở 80.000 cửa hàng bán lẻ, 4000 nhà hàng, chuỗi thức ăn cùng 5000 siêu thị. Ở thị trường xuất khẩu, thương hiệu Cholimex Food đã có mặt tại hơn 30 quốc gia. Trong đó có nhiều thị trường khó tính ở khu vực Châu Âu và Bắc Mỹ.
doanh thu cholimex

4. Khách hàng mục tiêu của Cholimex Food

Hiện nay Việt Nam có hơn 26 triệu hộ gia đình. Đây chính là nhóm đối tượng tiêu thụ các sản phẩm gia vị, nước chấm thường xuyên. Để có thể đưa sản phẩm của mình vào bếp ăn của các hộ gia đình, Cholimex Food phải thuyết phục được những người quản lý việc nấu nướng, bếp núc. Do đó khách hàng mục tiêu của Cholimex Food chủ yếu là các bà nội trợ trong gia đình. Nhóm khách hàng này phần lớn là phụ nữ độ tuổi từ 25 đến 65.
khách hàng mục tiêu cholimex foodNgoài ra chiến lược marketing của Cholimex Food còn nhắm tới khách hàng mục tiêu của là các thương hiệu đồ ăn nhanh, nhà hàng. Đây cũng là nhóm đối tượng có sức tiêu thụ rất lớn.

5. Đối thủ cạnh tranh của Cholimex Food

Hoạt động chủ yếu trong thị trường gia vị đầy tiềm năng, Cholimex Food có một danh sách dài đối thủ cạnh tranh. Đầu tiên phải kể đến Masan – đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Cholimex Food. Masan và Cholimex Food là hai ông lớn đang cạnh tranh vị trí dẫn đầu về thị phần nước chấm. Chiến lược marketing của Cholimex Food cần chú ý nghiên cứu các biện pháp để cạnh tranh với Masan. Các thương hiệu nội địa như Thành Trung, Nam Dương, Ông Tây,…cũng là những đối thủ đáng gờm. Ngoài ra đối thủ cạnh tranh của Cholimex Food còn có các công ty nước ngoài có tiềm lực mạnh như Knorr, Nestle cũng đang đẩy mạnh xây dựng các thương hiệu nước chấm.
đối thủ cạnh tranh cholimex food

6. Swot của Cholimex Food

6.1 Điểm mạnh

  • Sản phẩm đa dạng: Cholimex Food hiện đang cung cấp 7 dòng sản phẩm gia vị và 3 dòng thực phẩm chế biến sẵn. Chỉ tính riêng tương ớt đã có đến 22 sản phẩm với nhiều hương vị và khối lượng khác nhau. Sản phẩm đa dạng sẽ giúp khách hàng của Cholimex Food dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.

ưu điểm cholimex

  • Giá thành hợp lý: Nhìn chung khi so sánh với các thương hiệu phổ biến như Chinsu, Nam Dương, Trung Thành, Vifon các sản phẩm của Cholimex Food đều có giá thành rẻ hơn. Ngoài ra Cholimex Food còn cung cấp các sản phẩm dung tích lớn với giá thành cực kì ưu đãi.
  • Phù hợp khẩu vị người Việt: Là một thương hiệu với hơn 40 năm hoạt động, Cholimex Food đã nghiên cứu rất kĩ khẩu vị của người Việt Nam. Từ đó đưa ra các sản phẩm có hương vị cân bằng, phù hợp khẩu vị của người Việt. Đây cũng chính là lợi thế của các thương hiệu nội địa trong thị trường nước chấm.

cholimex food phù hợp khẩu vị

  • Có hệ thống phân phối rộng rãi: Với hơn 80.000 điểm bán lẻ phân bố trên khắp toàn quốc, người tiêu dùng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của Cholimex Food ở bất cứ đâu. Đây là một điểm sáng làm nên thành công trong chiến lược marketing của Cholimex Food.

6.2 Điểm yếu

  • Bao bì chưa bắt mắt: Các sản phẩm của Cholimex Food thường có thiết kế bao bì khá đơn giản. Đặc biệt là các sản phẩm ra đời sớm có rất ít sự cải tiến trong bao bì sản phẩm. Điều này khiến bao bì của một bộ phận các sản phẩm của Cholimex Food khá lỗi thời và không bắt mắt.
  • Khó tiếp cận các phân khúc cao cấp: Từ trước đến nay Cholimex Food rất phát triển trong phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên điều này khiến thương hiệu khó tiếp cận các phân khúc cao cấp. Do hình ảnh thương hiệu bình dân đã ăn sâu vào tâm trí của phần đông người tiêu dùng.

6.3 Cơ hội

  • Sức tiêu thụ của thị trường tăng: Thị trường gia vị luôn được đánh giá là một trong những thị trường nhộn nhịp với tiềm năng phát triển tốt. Theo báo cáo từ Nielsen, thị trường gia vị có tốc độ tăng trưởng từ 25-32% mỗi năm trong giai đoạn từ 2021-2022. Sức tiêu thụ gia vị tăng do sự thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Đây là một cơ hội lớn để các doanh nghiệp như Cholimex Food phát triển.
  • Phát triển thêm đa dạng các dòng sản phẩm: Cuộc sống ngày càng phát triển khiến các loại nguyên liệu và gia vị được sử dụng trong bữa cơm cũng ngày càng đa dạng. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp trong thị trường gia vị có thể đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Ví dụ như với sản phẩm tương ớt. Từ một hương vị ban đầu Cholimex Food đã phát triển thêm tương ớt Sriracha, tương ớt gừng, tương ớt xí muội,…
  • Lối sống hiện đại bận rộn: Lối sống hiện đại bận rộn khiến người nội trợ có ít thời gian cho công việc nấu nướng. Điều này dẫn đến sự gia tăng của nhu cầu sử dụng các sản phẩm gia vị, nước chấm sẵn cũng như các sản phẩm đông lạnh.
  • Tiềm năng từ thị trường xuất khẩu: Ẩm thực châu Á ngày càng được đón nhận trên khắp thế giới. Điều này dẫn đến cơ hội xuất khẩu các sản phẩm có hương vị truyền thống như nước mắm, xì dầu, các loại thực phẩm đông lạnh (chả giò, ram tôm,…).

6.4 Thách thức

  • Sự cạnh tranh từ đối thủ: Thị trường phát triển sẽ đi kèm với sự gia tăng áp lư từ các đối thủ cạnh tranh. Hiện nay trong thị trường gia vị, Cholimex Food phải cạnh tranh với nhiều ông lớn như Masan, Knorr, Nestle,…Ngoài ra còn có các doanh nghiệp nội địa nhỏ hơn cũng đang phát triển mạnh và gây sức ép không nhỏ.
  • Xu hướng ăn uống lành mạnh, ít muối, ít gia vị: Càng ngày khi khoa học sức khỏe phát triển, người dân càng có ý thức về sự nguy hại của việc tiêu thụ quá nhiều muối. Điều này đã dẫn đến làn sóng ăn uống lành mạnh, giảm muối, giảm các loại gia vị công nghiệp. Đây là một thách thức lớn đối với Cholimex Food. Vì các sản phẩm của thương hiệu này phần lớn đều là các loại gia vị tăng độ đậm đà như nước mắm, nước tương, tương ớt…Hiện nay, chiến lược marketing của Cholimex Food đã có một số động thái để bắt kịp xu hướng này. Tuy nhiên hiệu quả chưa thực sự rõ rệt.
  • Phong trào sử dụng gia vị được sản xuất theo phương pháp truyền thống: Hiện nay một bộ phận người tiêu dùng có xu hướng tìm kiếm các sản phẩm gia vị được sản xuất theo phương pháp truyền thống. Họ cho rằng các sản phẩm này có hương vị đậm đà và “đúng chuẩn” hơn. Để bắt kịp xu hướng này Cholimex Food cũng đã cho ra mắt dòng sản phẩm Hương Việt được chế biến theo phương pháp truyền thống. Tuy nhiên xu hướng này cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến doanh thu của Cholimex Food.

7. Chiến lược marketing của Cholimex Food (marketing mix 4P)

7.1 Chiến lược sản phẩm của Cholimex Food (Product)

Sản phẩm là yếu tố quan trọng nhất để tạo nên sự khác biệt trong chiến lược marketing của Cholimex Food. Nhìn chung, chiến lược sản phẩm của Cholimex Food đang hướng tới phát triển đa dạng các dòng sản phẩm. Hiện nay Cholimex Food đang sản xuất và phân phối tổng cộng 113 sản phẩm. Trong đó tính riêng dòng gia vị tiện lợi và nước chấm đã có 91 sản phẩm. Đa dạng nhất là các sản phẩm tương ớt với 22 loại, nước mắm 10 loại, sa tế 8 loại,…Ngoài ra còn có 22 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm đông lạnh.

Dung tích của các sản phẩm cũng rất đa dạng. Hầu hết các sản phẩm đều được đóng gói theo các khối lượng khác nhau phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng. Ví dụ như sản phẩm tương cà Cholimex Food có tới 5 dung tích. Bao gồm gói nhỏ, chai 270g, chai 830g, can 2.1kg và can 5kg.
Không chỉ đa dạng các sản phẩm của Cholimex Food được đánh giá khá hợp với khẩu vị của người Việt. Hương vị các loại nước chấm đều cân bằng, không bị quá ngọt hay quá mặn.
Tuy nhiên ở các sản phẩm của Cholimex Food có một yếu tố chưa được đánh giá cao. Đó chính là bao bì. Phong cách bao bì của Cholimex Food khá đơn giản, ít bắt mắt và không có sự khác biệt rõ ràng giữa các dòng sản phẩm. Tuy ở các dòng sản phẩm mới, Cholimex Food đã có sự thay đổi về phong cách thiết kế bao bì hiện đại hơn. Nhưng vẫn chưa có sự cải tiến phù hợp ở các sản phẩm cũ.

chiến lược sản phẩm cholimex food

7.2 Chiến lược giá của Cholimex Food (Price)

Trong chiến lược marketing của Cholimex Food, chiến lược giá đang được phát triển theo hai hướng.

  • Thứ nhất, tối ưu chi phí để duy trì giá thành ưu đãi đối với các sản phẩm trong phân khúc bình dân. Khi so sánh với các thương hiệu khác như Chinsu, Nam Dương, Knorr, Maggi,… Cholimex Food thường có giá thành thấp hơn. Đây là chiến lược giúp Cholimex Food duy trì vị thế của thương hiệu ở thị trường bình dân.
  • Thứ hai, phát triển các dòng sản phẩm ở phân khúc cao cấp với giá thành cao hơn. Đây là xu hướng phát triển mà Cholimex Food đang thực hiện để mở rộng thị trường tới các phân khúc cao hơn. Tuy các sản phẩm giá rẻ dễ bán, có sức tiêu thụ nhanh nhưng cũng đồng nghĩa với lợi nhuận thấp. Do đó việc mở rộng lên các phân khúc cao cấp hơn là xu thế tất yếu. Có thể kể đến một số sản phẩm trong phân khúc cao cấp của Cholimex Food như Tương cà Ketchup, Nước mắm cao đạm, Tương ớt tự nhiên,… Các sản phẩm này thường có giá cao gấp 2 lần so với các sản phẩm tương tự thuộc phân khúc bình dân.

sản phẩm cao cấp cholimex food

6.3 Chiến lược phân phối của Cholimex Food (Place)

Trong giai đoạn năm 2009, Cholimex Food đã có một cuộc thay đổi ngoạn mục để cải thiện mô hình phân phối sản phẩm. Trước khi cải tiến, một chai tương ớt của Cholimex Food cần 1-2 tuần để có thể đến tay người tiêu dùng. Do phải thông qua một quy trình từ nhà máy – đại lý lớn – đại lý nhỏ – cửa hàng lớn – cửa hàng nhỏ – người tiêu dùng. Đại lý mua đứt sản phẩm và tự định giá cũng như cách thức phân phối. Điều này khiến Cholimex Food khó bình ổn giá sản phẩm, thậm chí còn bị đại lý gây sức ép ngược lại.
Để thay đổi tình hình này Cholimex Food thay đổi hệ thống phân phối theo mô hình Unilever. Đầu tiên là tinh giản số lượng đại lý xuống còn ⅓. Đồng thời chuyển đổi từ mô hình đại lý thành các nhà phân phối. Các nhà phân phối sẽ là các mắt xích hoàn thiện hệ thống phân phối của Cholimex Food. Họ sẽ bán hàng theo chính sách giá đồng nhất, hỗ trợ Cholimex Food quản lý các cấp phân phối thấp hơn, xử lý khiếu nại. Mô hình mới này giúp quá trình phân phối sản phẩm diễn ra hiệu quả, có quản lý và giảm thất thoát chi phí.

chiến lược phân phối của cholimex food

Ngoài ra trong chiến lược phân phối của Cholimex Food có một điểm sáng rất đáng chú ý. Đó chính là chiến lược thâm nhập vào các nhà hàng, chuỗi đồ ăn nhanh. Đây là một kênh phân phối ổn định, có sức tiêu thụ rất lớn. Nhà hàng số sẽ có những phân tích chuyên sâu hơn về sự xâm nhập của Cholimex vào các chuỗi đồ ăn nhanh ở phần cuối bài viết.

6.4 Chiến lược quảng bá của Cholimex Food (Promotion)

Chiến lược quảng bá của Cholimex Food gồm ba hình thức chính là quảng cáo, khuyến mãi và quan hệ công chúng.
Đầu tiên về quảng cáo, có thể thấy người tiêu dùng không thường xuyên bắt gặp quảng cáo của Cholimex. Cholimex chỉ chủ yếu thực hiện quảng cáo trực tiếp ở các điểm trưng bày sản phẩm, trong các gian hàng tiếp thị. Ngoài ra Cholimex Food còn quảng cáo thông qua các bài viết trên báo chí. Tuy nhiên hình thức này chủ yếu được thực hiện khi có các sự kiện quan trọng. Ví dụ như ra mắt dòng sản phẩm mới hoặc khai trương nhà máy. Nhìn chung, Cholimex không đầu tư nhiều vào quảng cáo mà chú trọng phát triển hệ thống phân phối hơn.
Hình thức thứ hai trong chiến lược quảng bá của Cholimex Food là khuyến mại. Tuy nhiên thực tế, Cholimex chú trọng việc bình ổn và hạ thấp giá thành nên có rất ít chương trình khuyến mại lớn. Chủ yếu là các đợt khuyến mại nhỏ do các chuỗi siêu thị tự chủ trương.
Thứ ba là các hình thức quan hệ công chúng. Các hoạt động quan hệ công chúng của Cholimex hầu hết đều trong lĩnh vực ẩm thực. Bao gồm tài trợ cho các cuộc thi, chương trình truyền hình về ẩm thực.
cholimex food tài trợ
Nhìn chung chiến lược quảng bá của Cholimex khá đơn giản, không có nhiều điểm nổi bật.

8. Đánh giá chiến lược marketing của Cholimex Food

Trong chiến lược marketing của Cholimex Food có thể thấy sản phẩm, giá và phân phối là ba yếu tố đặc biệt được chú trọng. Sản phẩm đa dạng, chất lượng ổn định, giá thành hợp lý và kênh phân phối tốt đã giúp Cholimex Food giữ vững vị thế trên thị trường Việt Nam. Nhờ những thành công trên Cholimex Food hiện đang được đánh giá là công ty có tiềm năng với triển vọng phát triển tốt.
Tuy nhiên chiến lược quảng bá của Cholimex Food chưa thực sự tốt. Đây là một lỗ hổng cần được khắc phục sớm trong chiến lược marketing của Cholimex Food.
Khi so sánh với chiến lược quảng bá khi ra mắt sản phẩm mới của thương hiệu Chinsu của Masan có thể thấy rõ sự chênh lệch trong mức đầu tư vào quảng bá giữa hai thương hiệu. Khi ra mắt dòng sản phẩm Tương ớt phở, Chinsu đầu tư rất nhiều vào quảng cáo, đặc biệt là trên nền tảng mạng xã hội. Điều này giúp công chúng nắm rõ hơn về Hương vị, đặc tính của sản phẩm mới. Ngoài ra Chinsu còn hợp tác với các food reviewer để giới thiệu sản phẩm đến người yêu ẩm thực.

@eatwpeach

Phá đảo các món nước từ Bắc vô Nam #Master2022byTikTok #bungviphobunmien #vanmonngonbungvi #eatwpeach #wezmedia #ancungtiktok #vtmgr #LearnOnTikTok

♬ original sound – Pít Ham Ăn – Pít Ham Ăn

Video quảng bá sản phẩm tương ớt phở Chinsu.

Ngược lại, Cholimex Food cho ra mắt khá nhiều sản phẩm mới độc đáo, nhưng lại không quảng bá đủ. Khiến người tiêu dùng không biết đến hoặc còn e ngại khi dùng thử sản phẩm mới. Đây là yếu tố mà Cholimex Food cần khắc phục sớm đặc biệt là khi mong muốn xâm nhập thị trường cao cấp với các sản phẩm mới.

9. Chiến lược thâm nhập các chuỗi đồ ăn nhanh của Cholimex Food

Các chuỗi đồ ăn nhanh phát triển mạnh mẽ và liên tục mở rộng đến những thị trường mới. Và Việt Nam là cũng là một trong những thị trường mà các chuỗi đồ ăn nhanh nhắm đến. Có thể kể đến một số cái tên tiêu biểu như KFC (1997), Jollibee (2005), Pizza hut (2006), Popeyes (2013),…
Khi gia nhập nhập thị Việt Nam, các hãng đồ ăn nhanh phải thực hiện một số thay đổi để phù hợp với thói quen của người Việt. Một trong số đó là thói quen ăn đồ ăn nhanh kèm tương ớt và tương cà. Ở các thị trường phương Tây, các hãng đồ ăn hiếm khi cung cấp tương chấm kèm đồ ăn. Do đó khi bước vào thị trường Việt Nam các thương hiệu này gặp lúng túng khi tìm kiếm đối tác cung cấp tương ớt và tương cà. Một số thương hiệu lựa chọn các đối tác đến từ Malaysia, Indonesia. Tuy nhiên điều này làm phát sinh thêm chi phí cho việc vận chuyển.
thói quen của người tiêu dùng việt
Cholimex Food là thương hiệu nội địa duy nhất được các chuỗi đồ ăn nhanh lựa chọn kí hợp đồng cung cấp các sản phẩm tương ớt, tương cà. Theo thông tin từ website của Cholimex Food, công ty hiện đang là đối tác của các công ty như Pizza Hut, Popeyes, Jollibee, The Pizza Company, Subway,…Việc thâm nhập vào các chuỗi đồ ăn nhanh, nhà hàng là điểm khác biệt trong chiến lược marketing của Cholimex Food mà các đối thủ cạnh tranh chưa thể làm được.

9.1 Cung cấp sản phẩm với dung tích phù hợp

Với thế mạnh về sự đa dạng trong sản phẩm, Cholimex đã cung cấp cho đối tác các sản phẩm với dung tích đa dạng tùy theo mục đích sử dụng. Ví dụ như với Pizza Hut, Cholimex cung cấp sản phẩm dạng chai 270g để phục vụ tại bàn ăn và dạng gói cho các đơn hàng mang đi. KFC lại sử dụng dạng can to để chiết sang bình bơm để phục vụ khách hàng ăn tại chỗ.

Xem thêm:

9.2 Riêng biệt hóa sản phẩm theo yêu cầu của đối tác

Khi cung cấp sản phẩm cho các đối tác lớn, Cholimex Food luôn sẵn sàng hỗ trợ thay đổi một số đặc điểm của sản phẩm theo yêu cầu của đối tác. Đầu tiên là yếu tố dễ nhận thấy như bao bì. Với mỗi hàng đồ ăn nhanh khác nhau, bao bì sẽ được thay đổi sao cho phù hợp. Ngoài ra hương vị của sản phẩm cũng được điều chỉnh cho phù hợp với hương vị của món ăn hơn. Ví dụ như tương ớt Cholimex cung cấp cho KFC được thực khách nhận xét là có vị ngọt vừa và ít cay hơn.
cholimex food bao bì cho đối tác

Gói tương cà của Cholimex Food đang lưu hành trên thị trường (trái) và gói tương cà Cholimex Food cung cấp cho Popeyes (phải).

10. Tạm kết

Dù không đẩy mạnh quảng bá nhưng chiến lược marketing của Cholimex Food vẫn thành công chinh phục khách hàng nhờ vào chiến lược tốt về sản phẩm, giá và phân phối. Đây là ba yếu tố cốt lõi giúp Cholimex Food trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong ngành gia vị. Theo dõi chuyên mục Nhà hàng số để cập nhật thêm những phân tích chi tiết về các Case Study nổi bật trong ngành F&B.

Tiếp thực là gì? Những kỹ năng cần có của nhân viên tiếp thực

tiếp thực

Tiếp thực là gì? Những công việc chính của nhân viên tiếp thực giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại nhà hàng.

Tiếp thực là gì sẽ là câu hỏi khó với những ai chưa từng được tiếp xúc với các quy trình phục vụ tại nhà hàng, khách sạn. Có thể hiểu đơn giản, tiếp thực là bộ phận hỗ trợ đắc lực cho nhân viên phục vụ làm các công việc liên quan đến chăm sóc và phục vụ khách hàng. Chính vì vậy, để có thể hiểu rõ hơn về công việc của nhân viên tiếp thực là làm những gì bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số.

1. Tiếp thực là gì?

Tiếp thực là một thuật ngữ phổ biến được dùng trong các nhà hàng, khách sạn để nói về công việc hỗ trợ khách hàng, nhân viên phục vụ hay các bộ phận liên quan. Công việc này đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Có thể hiểu đơn giản, tiếp thực là hỗ trợ nhân viên phục vụ set up đầy đủ các dụng cụ cơ bản trên bàn ăn. Đồng thời còn là bộ phận tiếp nhận order của khách và cũng là người đưa đồ ăn tới khách hàng.

tiếp thực là gì

2. Nhân viên tiếp thực là gì?

Nhân viên tiếp thực còn được gọi là Busboy hay Food Runner trong Tiếng Anh. Công việc của nhân viên tiếp thực là người chuyên làm nhiệm vụ chuyển đồ ăn, thức uống, các vật dụng cần thiết trên bàn ăn đến khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đồng thời, nhân viên tiếp thực còn là người chuyên vệ sinh khu vực giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại khách sạn, nhà hàng đó.

Thêm vào đó, nhân viên tiếp thực còn đóng vai trò quan trọng, giúp liên kết giữa các bộ phận trong nhà hàng. Bộ phận này sẽ kết nối với bếp, nhân viên phục vụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Bằng cung cách phục vụ tận tình, chuyên nghiệp, nhân viên tiếp thực sẽ giúp nhà hàng khẳng định được sự cao cấp và chuyên nghiệp.

nhân viên tiếp thực là gì

Xem thêm: Phục vụ bàn là gì? Tìm hiểu về nhân tố tạo nên hình ảnh nhà hàng

3. Mô tả công việc chính của nhân viên tiếp thực

3.1. Dọn dẹp vệ sinh khu vực tiếp thực và setup nhà hàng

Nhiệm vụ đầu tiên của một nhân viên tiếp thực sẽ là tiến hành dọn dẹp vệ sinh khu vực tiếp thực được sạch sẽ và gọn gàng. Tiếp đó sẽ làm các công việc set up gồm:

  • Chuẩn bị nước chấm: đảm bảo nước chấm, nước sốt được pha theo chuẩn tỷ lệ và đúng vị trước khi đưa tới khách hàng.
  • Bảo quản nước chấm: thường xuyên kiểm tra nhằm đảm bảo chúng vẫn còn sử dụng được.

dọn dẹp vệ sinh và setup nhà hàng

3.2. Nhận order của khách hàng từ nhân viên phục vụ

Khi tiếp nhận thông tin order của khách hàng, nhân viên tiếp thực sẽ tiến hành kiểm tra lại để xác nhận đầy đủ các yêu cầu về số lượng món ăn, ghi chú riêng,… Sau đó, thông tin order sẽ được chuyển giao cho bộ phận bếp để chế biến và nấu nướng.

tiếp nhận order của khách hàng từ nhân viên phục vụ

3.3. Chuyển món ăn tới khu vực tiếp thực

Tại bước này, nhân viên tiếp thực sẽ tiến hành một số thao tác như sau:

  • Kiểm tra hình thức, chất lượng món ăn và đảm bảo món ăn được chuẩn bị đúng như ghi chú và yêu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị các loại nước sốt, nước chấm kèm theo và phục vụ đúng bàn.

vận chuyển món ăn tới khu vực tiếp thực

3.4. Tiếp nhận và giải đáp những câu hỏi của khách hàng

Trong quá trình bếp chế biến món ăn, nhân viên tiếp thực cần quan sát và nắm bắt những thông tin cơ bản về thành phần, nguyên liệu,… để có thể giải đáp những thắc mắc của khách hàng khi có nhu cầu. Lưu ý, chỉ nên trả lời khi thông tin đó chính xác.

3.5. Luôn hỗ trợ các bộ phận có liên quan

Nhân viên tiếp thực cần bao quát công việc của mình và của nhà hàng trong quá trình phục vụ. Khi nhà hàng đông khách, nhân viên tiếp thực có thể hỗ trợ nhân viên phục vụ order, bê món ăn và các công việc khác nếu quản lý hay khách hàng có yêu cầu. Ngoài ra, bạn cần phối hợp với bộ phận thu ngân, bếp, quản lý trong trường hợp khách hàng muốn huỷ món, hay thanh toán.

nhân viên tiếp thực hỗ trợ các bộ phận liên quan

Đọc ngay: Nhân viên order là gì? “Giải mã” người truyền tải thông điệp của khách hàng

4. Kỹ năng cần thiết của nhân viên tiếp thực

Công việc tiếp thực không đòi hỏi quá cao về tính chuyên môn và bằng cấp, tuy nhiên để trở thành một nhân viên tiếp thực chuyên nghiệp bạn cần trau dồi những kỹ năng sau:

Kỹ năng giao tiếp và thuyết phục: đây là kỹ năng quan trọng với bất kể ngành nghề phục vụ nào. Nhân viên tiếp thực là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Vì vậy bạn cần nâng cao kỹ năng giao tiếp để thuyết phục khách hàng từ đó giúp khách hàng hài lòng với những trải nghiệm tại chính nhà hàng mình.

kỹ năng giao tiếp và thuyết phục

Kỹ năng phục vụ: để trau dồi được khả năng này bạn sẽ được theo học các khoá học tại nhà hàng để hiểu và học được các kỹ năng cần thiết trong ngành phục vụ. Quy trình cơ bản bao gồm: tiếp đón khách hàng, tư vấn và hướng dẫn chi tiết về dịch vụ của nhà hàng, hỗ trợ xử lý các yêu cầu của khách hàng, thanh toán và chào khách hàng. Bởi vậy, để nâng cao kỹ năng phục vụ bạn cần chú trọng hơn trong suốt quá trình phục vụ và tiếp nhận những ý kiến của cấp trên để hoàn thiện bản thân.

kỹ năng phục vụ

Kỹ năng xử lý tình huống: trong suốt quá trình phục vụ sẽ khó tránh khỏi những sự cố bất ngờ có thể xảy ra, vì vậy nhân viên tiếp thực cần nhanh nhạy dựa trên tình hình thực tế để đưa ra những phương án xử lý theo đúng chuẩn mực. Nếu trong trường hợp ngoài quyền hạn thì bạn nên báo cáo cho cấp trên để được giải quyết kịp thời.

5. Mức lương của nghề tiếp thực có cao không?

Nếu bạn đang thắc mắc về mức lương của nghề này có cao không thì câu trả lời là mức lương nghề tiếp thực không quá cao, chỉ dao động từ 4 đến 5 triệu/tháng. Tuy nhiên, nhân viên tiếp thực còn được hưởng các khoản phụ cấp, tiền tips. Vì vậy để đánh giá mức lương của họ có hậu hĩnh hay không sẽ còn phụ thuộc nhiều vào tiền tips của khách hàng.

mức lương của nghề tiếp thực

Ngoài ra, công việc tiếp thực cũng có nhiều cơ hội thăng tiến trong tương lai nếu bạn cố gắng trau dồi và nâng cao các nghiệp vụ tại nhà hàng. Như vậy, với những thông tin mà Nhà Hàng Số cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn tiếp thực là gì và những công việc chính của một nhân viên tiếp thực. Đón đọc những thông tin hữu ích tại chuyên mục thuật ngữ nhà hàng để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức.