Home Blog Page 51

Chiến lược Marketing của ToCoToCo: Bí quyết tăng độ phủ

chiến lược marketing tocotoco

Chiến lược Marketing của ToCoToCo thành công nhờ kết hợp giữa định vị thương hiệu mạnh và tận dụng hiệu quả các phương tiện truyền thông

Dù ra mắt muộn hơn so với các thương hiệu cùng ngành, ToCoToCo ngày càng khẳng định được vị thế cũng như sức hút mạnh mẽ. Bởi lẽ, thương hiệu này luôn không ngừng nỗ lực để mang đến cho khách hàng chất lượng sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm chất lượng nhất. Và để tiếp cận, lan tỏa những giá trị đó đến các nhóm đối tượng khách hàng. Không thể không nhắc tới những chiến lược Marketing ấn tượng của ToCoToCo. Để giải mã hiệu quả vượt trội mà nó mang lại, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số nhé!

1. Tổng quan tiềm năng mô hình kinh doanh trà sữa

1.1. Ngách thị trường “béo bở”, tiêu thụ mạnh mẽ

Theo một nghiên cứu mới (16/8) của Momentum Works và qlub, tại Đông Nam Á, trà sữa và các loại trà tương tự đã mang về doanh thu khổng lồ cho ngành thực phẩm. Con số lên tới 3,7 tỷ đô la Mỹ (khoảng 86.000 tỷ đồng)/năm. Và Việt Nam nằm top 3 doanh thu khủng, sau Indonesia và Thái Lan. Việt Nam là quốc gia chễm chệ nằm ở Top 3 với doanh thu khủng. Đây cũng là loại thức uống có lượng tiêu dùng lớn thứ hai tại nước ta. Bởi vậy, có thể thấy độ phủ, nhu cầu cũng như tiềm năng thị trường lớn đến mức nào.
báo cáo tiêu thụ trà sữa tại việt namChưa kể, với số lượng người quan tâm hàng đầu, nó trở thành xu hướng giải khát bùng nổ hiện nay. Tốc độ tăng trưởng không ngừng tăng mạng và được dự đoán rơi vào khoảng 20%/năm. Quy mô thị trường đạt hơn 300 triệu USD. Hiện nay, ở nước ta, có khoảng 1500 quán trà sữa cùng khoảng 100 thương hiệu đang phát triển. Trong đó, có rất nhiều thương hiệu có tiếng và gây bão thị trường như ToCoToCo, GongCha, Koi,…

thức uống ưa thích trà sữa

1.2. Tiềm năng mô hình kinh doanh trà sữa

Với đa dạng hương vị thơm ngon, béo ngậy, trà sữa được đông đảo mọi đối tượng yêu thích. Bất kể ở lứa tuổi, nghề nghiệp nào cũng khó cưỡng lại vị ngon của loại thức uống này. Chưa kể, không gian quán trà sữa được thiết kế đẹp mắt, rộng rãi và sạch sẽ. Do đó, nơi đây còn là điểm đến học tập, làm việc, hẹn hò và chuyện trò của giới trẻ, dân văn phòng, cặp đôi và các gia đình. Ngoài ra, giá thành cũng vô cùng phải chăng. Vì vậy, nếu kinh doanh hiệu quả thì mức doanh thu không hề nhỏ. Đặc biệt là xây dựng và phát triển thương hiệu sẽ không quá khó khăn.
tiềm năng kinh doanh trà sữa

2. Tổng quan về thương hiệu trà sữa ToCoToCo

2.1. Quá trình hình thành và phát triển

ToCoToCo là thương hiệu trà sữa Đài Loan ấn tượng được người tiêu dùng ưa chuộng và tin tưởng hàng đầu. Nó gồm chuỗi các chi nhánh cửa hàng trà sữa thuộc công ty Trách nhiệm Hữu Hạn Thương mại và Dịch vụ Taco. Thương hiệu được thành lập vào ngày 12/11/2013. Tính đến hiện nay, ToCoToCo dần chiếm lĩnh thị trường với hơn 400 cửa hàng phủ sóng cả nước. Đặc biệt hiệu quả với hình thức nhượng quyền.
số lượng cửa hàng của một số thương hiệu
Với những bước phát triển thần tốc, ToCoToCo dần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng thương hiệu trà sữa chuẩn Việt, đậm vị quê hương. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm và trải nghiệm khách hàng chính là kim chỉ nam mà hãng trà sữa này luôn hướng tới. Từ đó, dần khẳng định vị thế trên thị trường trà sữa và tính cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài như Mỹ, Úc, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Trong quá trình đó, ToCoToCo đã nhận được 3 giải thưởng của Cục sở hữu trí tuệ. Đó là: Dịch vụ hoàn hảo, Nhãn hiệu ưa dùng và Sản phẩm tin cậy.

2.2. Ý nghĩa thương hiệu ToCoToCo

ToCoToCo được viết nên từ 3 chữ cái T, O, C. T là ống hút, O là trân châu, C là việc thưởng thức trân châu như nhai, cắn. Ngoài tên thương hiệu, logo cũng là một yếu tố biểu tượng ấn tượng. Hình ảnh “ngôi sao mỉm cười” cũng chính là sứ mệnh mà ToCoToCo muốn mang tới cho thực khách. Đó là họ có thể tận hưởng niềm vui và hạnh phúc khi thưởng thức trà sữa của ToCoToCo. Ngoài ra, 63 ngôi sao nhỏ xếp xung quanh cũng tượng trưng cho 63 tỉnh thành của Việt Nam.
Với slogan “Fresh Is Attitude”, ToCoToCo muốn mang đến chất lượng dịch vụ và thức uống tươi ngon, mát lành nhất. Bởi vậy, nguồn nguyên liệu được sử dụng để chế biến đều được kiểm định nghiêm ngặt. Đồng thời, tuân thủ các quy tắc an toàn thực phẩm. Qua đó, có thể đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Bởi những đồ ăn, thức uống nhanh thường khiến người tiêu dùng lo lắng và ái ngại về độ an toàn.
tocotoco

3. Nỗi lo ban đầu và những bước đi đầu tiên

3.1. Kinh doanh trà sữa liệu có “hết thời”?

Trước đó, trà sữa là thức uống chưa được ưa chuộng rộng rãi và gặp nhiều vấn đề về chất lượng. Tuy nhiên, những năm gần đây, loại thức uống này bắt đầu quay trở lại thị trường Việt Nam với diện mạo hoàn toàn mới. Từ chất lượng sản phẩm, quy trình, dịch vụ đều được đầu tư hoành tráng và bài bản. Đặc biệt là các thương hiệu trà sữa Đài Loan xuất hiện ngày càng nhiều và thu hút tệp khách hàng lớn. Đồng thời, có những bước đi đầu tiên để khẳng định vị thế trên thị trường trà sữa nói riêng và F&B nói chung.
Với ngách thị trường “béo bở” như vậy, năm 2013, ToCoToCo mới xuất hiện. Mặc dù đây là thời điểm chín muồi vì ToCoToCo đã vững chắc về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, nỗi lo trà sữa “hết thời” vẫn là cản trở khiến thương hiệu này lo lắng. Cùng niềm tin mạnh mẽ trong sức mệnh giải quyết vấn đề đầu ra của nông sản Việt, ToCoToCo gây bão thị trường với sản phẩm hoàn toàn mới. Chừng nào các sản phẩm không ngừng được cải tiến và đáp ứng nhu cầu khách hàng thì nỗi lo “hết thời” sẽ không xảy ra.

3.2. Sự cạnh tranh từ các thương hiệu đi trước

Trước khi ToCoToCo ra mắt, khách hàng Việt vốn đã yêu thích hương vị trà sữa Đài Loan và một số thương hiệu khác. Do đó, để ToCoToCo có thể xây dựng và phát triển thương hiệu in đậm trong lòng khách hàng không phải điều dễ dàng. Chưa kể, một số người còn nghi ngờ cái mới và kiên định thưởng thức những món mình yêu thích trước đó.
Trước tình hình đó, đầu tiên, ToCoToCo đã mở một cửa hàng nhỏ để “thăm dò” khẩu vị của khách hàng. Qua đó, nắm bắt cũng như đáp ứng mong muốn, nhu cầu của họ. Sau khi nghiên cứu và thấu hiểu, ToCoToCo không ngừng phát triển và phục vụ danh sách đồ uống ngon, phục vụ chuyên nghiệp. Từ đó, sở hữu lượng khách hàng yêu thích nhất định. Khi đã có chút “tên tuổi”, ToCoToCo bắt đầu dấn thân và dần định vị thương hiệu trên thị trường. Bằng cách đưa ra hàng loạt chiến lược marketing rầm rộ, thương hiệu này đã đạt được những hiệu quả nhất định.
nỗi lo và những bước đi đầu tiên tocotoco

4. Thành công từ sự khác biệt

Để trụ vững, ToCoToCo bắt buộc phải tạo ra sự khác biệt. Mặc dù có nguồn gốc từ Đài Loan, những thương hiệu này lại đi theo hướng riêng độc đáo. Đó là trở thành thương hiệu trà sữa đầu tiên sử dụng nguồn nông sản Việt Nam. Một giải pháp hiệu quả để giải quyết đầu ra cho nông sản Việt thời bấy giờ. Từ đó, tạo nên một đồ uống đậm chất Việt Nam, trở thành đối thủ đáng gờm của các thương hiệu nước ngoài.
Những sản phẩm của ToCoToCo được làm từ những nguyên liệu chất lượng cao. Chẳng hạn như trà xanh, hồng trà, trân châu và các loại siro hay mứt trái cây. Sự tinh túy, thanh sạch do được chăm chút tỉ mỉ của nông sản Việt Nam. Qua kỹ năng pha chế điêu luyện với công thức đặc biệt tạo nên những ly đồ uống tuyệt hảo. Ngoài ra, bạn còn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ tốt nhất. Bởi nhân viên luôn vui vẻ, niềm nở và nhiệt tình phục vụ khách.
điểm khác biệt tocotoco

5. Doanh thu của ToCoToCo

Năm 2019, ToCoToCo có những bước tăng trưởng vượt bậc đáng chú ý. Doanh thu mỗi năm tăng gấp hơn hai lần, đạt 238 tỷ đồng 2019. Tuy nhiên, lãi không đáng kể. Mặc dù, biên lãi gộp với 50%, ở mức cao trong ngành đồ uống. Hiện ToCoToCo có khoảng 400 cửa hàng, trải dài ở 56/63 tỉnh thành trên toàn quốc. Trong đó, có tới 70% là mô hình nhượng quyền. ToCoToCo đặt mục tiêu đạt 1000 cửa hàng trà sữa nhượng quyền vào năm 2024. Nó như lời khẳng định về giá trị thương hiệu ToCoToCo trong thị trường F&B. Chưa kể, thương hiệu này cũng nhận được sự quan tâm của hơn 1000 đối tác trong và ngoài nước.
doanh thu tocotoco

6. Mô hình SWOT của ToCoToCo

6.1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Thương hiệu kinh doanh trà sữa nổi tiếng tại thị trường Việt Nam.
  • Số lượng cửa hàng nhượng quyền lớn, tăng độ phủ phổ biến khắp cả nước với nhiều cửa hàng, chi nhánh.
  • Mức giá phù hợp với đa dạng đối tượng khách hàng hướng đến. Điển hình như học sinh, sinh viên, những người có thu nhập thấp, trung bình,…
  • Đa dạng thức uống cho khách hàng tha hồ chọn lựa.
  • Là thương hiệu trà sữa đầu tiên sử dụng nguyên liệu từ nông sản Việt Nam.
  • Đầu tư mặt bằng đẹp, rộng lớn, gần các dân cư đông đúc đảm bảo khả năng tiếp cận hiệu quả.
  • Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, được tuyển chọn kỹ càng. Luôn lắng nghe, tiếp nhận ý kiến khách hàng một cách tích cực để hoàn thiện. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ tốt nhất và phục vụ khách hàng tận tâm nhất. Thường xuyên có những chương trình ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn để tri ân và thu hút khách hàng.
  • Hình ảnh thương hiệu được xây dựng chỉn chu, chuyên nghiệp. Việc tận dụng hiệu quả mạng xã hội càng nâng cao độ uy tín và chất lượng của thương hiệu này.

6.2. Điểm yếu (Weaknesses)

  • Hạn chế về tiềm lực tài chính nên chưa đẩy mạnh nhượng quyền thương hiệu.
  • Nhượng quyền trong kinh doanh còn nhiều vấn đề nan giải. Điển hình như phân phối, ổn định hệ thống đại lý, phong cách phục vụ,… Từ đó, ảnh hưởng đến hình ảnh và giá trị thương hiệu.
  • Khó kiểm soát, đảm bảo hình ảnh thương hiệu và tính cạnh tranh tại những đại lý ở xa hoặc nước ngoài.
  • Hệ thống cửa hàng chưa được thống nhất chặt chẽ về công thức, quy trình chế biến, decor không gian,…

6.3. Cơ hội (Opportunities)

  • Số lượng tiêu thụ trà sữa đứng thứ 2 trong ngành đồ uống Việt Nam, đứng thứ 3 tại thị trường Đông Nam Á. Và được giới trẻ ưa chuộng hàng đầu. Đây là cơ hội lớn để ToCoToCo phát huy thế mạnh và thu hút khách hàng tiềm năng.
  • Thị trường ngày càng được đầu tư mở rộng. Đặc biệt là tệp khách hàng tiềm năng. Từ đó, mô hình nhượng quyền, chi nhánh, đại lý của ToCoToCo có nhiều tiềm năng phát triển, mở rộng.
  • Dân số đông. Nhu cầu, mức sống và chất lượng sống của người tiêu dùng ngày càng được đầu tư nâng cao. Bởi vậy, họ sẵn sàng chi tiêu để thỏa mãn nhu cầu giải trí.
    ToCoToCo có nguồn gốc từ Đài Loan nên tạo được uy tín về chất lượng và hương vị. Bởi trà sữa Đài Loan luôn được lòng nhiều khách hàng bởi độ thơm ngon, béo ngậy đặc trưng.
  • Giới trẻ luôn muốn thưởng thức, trải nghiệm cái mới và cũng dễ dàng tiếp thu.
  • Xu hướng giải trí, gặp gỡ, tương tác với mọi người ngày càng được nâng cao. ToCoToCo cung cấp sản phẩm và không gian ấn tượng để thư giãn hiệu quả.
  • Chè Xueshan Đài Loan tạo nên sự khác biệt lớn khi duy nhất có mặt tại ToCoToCo. Điểm khác biệt lớn so với các thương hiệu trên thị trường là cơ hội tiềm năng để thu hút khách hàng.

6.4. Thách thức (Threats)

  • Rất nhiều thương hiệu có “tên tuổi” nổi tiếng trên thị trường. Chưa kể, số lượng và quy mô cũng ngày càng được mở rộng. Do đó, không thể tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường từ các thương hiệu đi trước. Đặc biệt là các thương hiệu trà sữa Đài Loan đã được ra mắt và nhiều khách hàng ưa chuộng trước đó. Chẳng hạn như Gongcha, Royal Tea, Ding Tea,… Đây là một thách thức không hề nhỏ với ToCoToCo. Bởi khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những mô hình kinh doanh trà sữa chuẩn vị Đài Loan.
  • Phân khúc khách hàng và giá cả cũng có nhiều cạnh tranh. Ngày càng có nhiều đồ uống hấp dẫn với hương vị độc đáo với vẻ ngoài bắt mắt xuất hiện. Chưa kể, giá thành rẻ cũng khiến các thương hiệu phải đau đầu cân đối.

swot của tocotoco

7. Chi tiết chiến lược Marketing của ToCoToCo thúc đẩy mở rộng hơn 400 cửa hàng

7.1. Chiến lược Marketing sản phẩm (Product) của ToCoToCo

  • Xây dựng và phát triển menu

Một trong những yếu tố tiên quyết mà ToCoToCo chú trọng đầu tư chính là sản phẩm. Sản phẩm chủ đạo của ToCoToCo là trà sữa. Tuy nhiên, điểm mạnh của thương hiệu này chính là tạo nên một hương vị mới mẻ, khác biệt mà không ở đâu có được. Đó là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại. Giữa hương vị Đài Loan và nguyên liệu đậm chất Việt Nam.
Tuy nhiên, thương hiệu không chỉ tập trung cung cấp các loại trà sữa. ToCoToCo còn kinh doanh mở rộng đa dạng các đồ ăn, thức uống khác nhau. Chẳng hạn như các loại trà hoa quả, trà xanh, yakult, ice blended, mousse,… đặc biệt là chè Đài Loan Xueshan. Ngoài ra, để nâng tầm hương vị và đẳng cấp món ăn, ToCoToCo còn sáng tạo nên nhiều loại topping khác nhau. Điển hình như trâu châu, thạch matcha, thạch lô hội, socola,… Sự sáng tạo này đáp ứng nhu cầu về khẩu vị ngày càng đa dạng của khách hàng. Từ đó, gia tăng số lượng bán ra, thu hút lượng khách hàng lớn và đột phá doanh thu.
Trong chiến lược Marketing của ToCoToCo, sản phẩm còn phân chia các danh mục và chủng loại. Đồng thời, điều chỉnh và bổ sung các thức uống phù hợp. Qua đó, có thể xác định và tiếp cận đúng đối tượng khách hàng tiềm năng hướng đến. Chẳng hạn như học sinh thường ưu tiên các sản phẩm trà sữa. Còn sinh viên, thanh niên, giới trẻ lại ưa chuộng các sản phẩm mới như ice blended, mousse, yakult,… Hoặc những người phụ nữ trưởng thành sẽ lựa chọn các thức uống về hoa quả để cải thiện da và sức khỏe.

  • Đặc trưng tạo nên khác biệt cho sản phẩm của ToCoToCo
Tận dụng nguồn nguyên liệu từ nông sản Việt Nam

Điểm đặc biệt cũng là điểm mạnh tạo nên hình ảnh thương hiệu đẹp cho ToCoToCo. Đó chính là việc tận dụng nguyên liệu sẵn có của Việt Nam. Để làm ra một ly trà sữa, thương hiệu này sẽ sử dụng lá trà Mộc Châu, trân châu từ sắn dây Nghệ An và mứt dâu tằm Đà Lạt. Một thương hiệu đậm chất Việt, phù hợp với khẩu vị của phần đông khách hàng Việt Nam. Chưa kể, ToCoToCo cam kết quy trình sản xuất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, sử dụng máy móc pha chế trà sữa hiện đại để mang lại những ly trà sữa thơm ngon nhất.

Tự sản xuất và cung cấp nguyên liệu

Mọi nguyên liệu trong trà sữa đều được ToCoToCo tự sản xuất. Ví dụ như trà, trân châu, thạch, topping khác… Từ đó, có thể chủ động trong khâu cung cấp nguyên liệu. Đồng thời, giảm thiểu được chi phí cũng như đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.

Menu đa dạng với hương vị tuyệt hảo

Khi đến với ToCoToCo, bạn sẽ phải choáng ngợp với sự đa dạng và phong phú của menu. Có 45 đồ uống kèm theo 14 loại topping, được phân chia thành 4 nhóm chính. Bao gồm: Trà sữa, Fresh Fruit Tea, Macchiato Cream Cheese, Sữa chua dẻo. Trong đó, trà sữa Panda, Ba anh em và trà sữa kim cương đen Okinawa là best seller của quán mà bạn không thể không thử. Nó đã có sẵn topping trong công thức pha chế. Do vậy, bạn chỉ cần điều chỉnh lượng đá, đường,… theo ý thích của bản thân.
menu tocotoco

7.2. Chiến lược Marketing giá (Price) của ToCoToCo

Xét theo thị trường, giá các đồ uống ở ToCoToCo khá phù hợp và có tính cạnh tranh. Nó có giá từ 25.000 đồng – 54.000 đồng. Tùy theo mỗi loại sản phẩm, size và topping đi kèm mà có giá khác nhau. Đặc biệt, định giá riêng từng loại topping giúp khách hàng chủ động hơn trong việc đa dạng hóa menu. Từ đó, giúp khách hàng trải nghiệm được nhiều sản phẩm với một mức giá phù hợp. Đồng thời, đột phá doanh thu và lợi nhuận cho thương hiệu. Sản phẩm chất lượng và mức giá khá mềm. Đây cũng chính là lợi thế trong quá trình tiếp thị sản phẩm.
Ngoài ra, để kích thích nhu cầu cung cầu, ToCoToCo thường xuyên đưa ra những chính sách ưu đãi, giảm giá. Có thể ở dạng combo, sự kiện, ngày đặc biệt, khung giờ đặc biệt… Ngoài ra, còn có những ưu đãi đặc biệt tích hợp trong thẻ thành viên dành cho những khách hàng thân thiết của ToCoToCo. Một số hình thức giảm giá thường xuyên tại ToCoToCo: mua 1 tặng 1, free trân châu, giảm giá trên tổng hóa đơn, các voucher giảm giá, ngày đồng giá trà sữa 28k, đồng giá 25k…
đồng giá tocotoco

7.3. Chiến lược Marketing hệ thống phân phối (Place) của ToCoToCo

  • Mục đích marketing hệ thống phân phối

Các chiến lược marketing của ToCoToCo được đẩy mạnh nhằm dần chiếm lĩnh thị trường bằng cách mở rộng điểm bán, tăng độ phủ. Qua đó, mang các sản phẩm của ToCoToCo đến hầu hết các tỉnh thành. Đồng thời, giúp tăng cường khả năng nhận diện và tin tưởng về một thương hiệu phát triển bền vững. Ngoài ra, còn mang đến nguồn doanh thu cao và ổn định cho ToCoToCo. Và nhượng quyền là giải pháp được thương hiệu này ứng dụng mạnh mẽ và hiệu quả.

  • Tổng quan về hiệu quả và tình hình của hệ thống phân phối

Hiện nay, ToCoToCo có tới 400 cửa hàng mang tên thương hiệu tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Trong đó, 70% là cửa hàng nhượng quyền và có xu hướng ngày càng tăng. Ngoài ra, ToCoToCo đã có mặt tại thành phố San Jose (Hoa Kỳ). Thương hiệu đã tạo được tiếng vang lớn khi dấn thân vào được một trong những thị trường khó tính khi kinh doanh F&B. Có thể thấy, chiến lược marketing phân phối của ToCoToCo rất thành công và hiệu quả.

  • Quyền lợi của đối tác nhượng quyền thương hiệu ToCoToCo

Khi trở thành đối tác nhượng quyền thương hiệu, ToCoToCo sẽ cung cấp rất nhiều tiện ích với chi phí đầu tư linh hoạt và chi phí ưu đãi hàng tháng. Điển hình như công thức pha chế độc quyền, hỗ trợ bán hàng, các chiến dịch truyền thông, Marketing thương hiệu và đồng hành xử lý khủng hoảng. Các cửa hàng nhượng quyền và thương hiệu ToCoToCo khi hợp tác sẽ đảm bảo độ nhận diện và độ phủ cho cả hai bên. Và sẽ không cần phải tốn quá nhiều chi phí để quảng cáo rầm rộ.
nhượng quyền tocotoco

7.4. Chiến lược Marketing xúc tiến hỗn hợp (Promotion) của ToCoToCo

Để có thể thành công và được nhiều khách hàng yêu mến như hiện nay, ToCoToCo đã xây dựng được mối quan hệ tốt với công chúng nhờ các chương trình nhân văn. Điển hình như “Trung thu cho em” tại khoa Nhi bệnh viện K Tân Triều, sự kiện Hiến máu nhân đạo cùng ToCoToCo của ĐH Bách Khoa, Hành trình Thương hiệu ToCoToCo đồng hành cùng chương trình The Greatest Show – Tài năng sinh viên 2018,…
ToCoToCo cũng xây dựng và thực thi các chiến lược đầu tư bài bản về xây dựng thương hiệu, cải tiến và ra mắt sản phẩm mới nhằm đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi tích hợp với các ứng dụng giao đồ ăn nhanh như Grab, Be, Baemin, Shopee Food, Go Việt, Now,…
tocotoco kết hợp baeminXem thêm: Phát triển Phúc Long: Thương hiệu thuần Việt và bước ngoặt lớn từ thương vụ “bạc tỷ”

8. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về chiến lược marketing của ToCoToCo. Với những thành công và hiệu quả ấn tượng mà nó mang lại, thương hiệu mới có thể phát triển và giữ được vị thế trên thị trường trà sữa cạnh tranh khốc liệt. Nếu như bạn đang có dự định kinh doanh trà sữa hoặc xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, đừng bỏ qua case study của ToCoToCo. Đặc biệt là mô hình nhượng quyền ấn tượng. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

CEO Lẩu Phan: Bỏ học để khởi nghiệp “mơ lớn hoặc đừng mơ”

ceo lau phan

Dám nghĩ khác, dám làm khác, ở tuổi 30, CEO Lẩu Phan – Phan Thanh Tùng đã tìm thấy thành công với chuỗi nhà hàng lẩu.

CEO Lẩu Phan – Phan Thanh Tùng là cái tên đứng sau một trong những chuỗi nhà hàng lẩu thành công nhất phân khúc giá rẻ. Tuy nhiên vị giám đốc trẻ sinh năm 1992 cũng đã từng có thời gian lạc lõng, mất phương hướng. Nhưng sau tất cả, quyết tâm theo đuổi đam mê cùng lối tư duy độc đáo đã giúp Thanh Tùng viết lên ước mơ lớn mà anh ấp ủ.

1. CEO Lẩu Phan: bước ngoặt quan trọng nhất cuộc đời

Từ khi còn trên ghế nhà trường, Phan Thanh Tùng đã định hướng cho mình một con đường khác biệt. Năm lớp 11, khi bạn bè đồng trang lứa còn mờ mịt về tương lai, anh đã quyết định rời xa gia đình, đến Canada du học. Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông,Tùng tiếp tục học lên đại học với chuyên ngành Marketing.
Tuy nhiên, khi ấy anh mới nhận ra kinh doanh mới là đam mê thực sự của mình. Sau 5 năm mất phương hướng, chàng trai trẻ quyết định đã đến lúc phải hiện thực hóa ước mơ. Bất chấp sự phản đối của gia đình, anh từ chối cơ hội tại môi trường lớn và chuyên nghiệp. Thanh Tùng trở về Việt Nam bắt đầu sự nghiệp từ một cửa hàng lẩu nhỏ. Lựa chọn khác biệt này có lẽ là bước ngoặt quan trọng nhất trong cuộc đời CEO Lẩu Phan.
chân dung ceo lẩu phan

Chân dung CEO Lẩu Phan – Phan Thanh Tùng

Thanh Tùng chia sẻ: “Nhiều người cho rằng, cứ đi du học về là phải làm trong tập đoàn lớn, công ty to, chức danh này nọ, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Với tôi cơ hội để phát triển một sản phẩm mang lại giá trị cho mọi người, cơ hội xây dựng một đội ngũ cùng chí hướng mới là điều tôi quan tâm nhất.”

CEO Lẩu Phan: Từ những bước tiến đầu tiên…

Cuối tháng 8 năm 2016, trên con đường Đào Duy Anh xuất hiện một quán lẩu Thái nhỏ. Đó chính là cửa hàng đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của Lẩu Phan. Hai tháng đầu, nhân lực ít ỏi, chưa tới 10 người, ngay cả Tùng cũng phải vào bếp bưng bê. Sáng thì làm phục vụ, đến tối anh cùng nhân viên ngồi lại thử món mới, cải tiến món cũ.
Sau 6 tháng cố gắng, nỗ lực của CEO Lẩu Phan và những cộng sự cũng đã được đền đáp. Hoạt động kinh doanh của cửa hàng đi vào quỹ đạo, lượng khách hàng ngày càng gia tăng. Điều này đã khiến Phan Danh Tùng tin tưởng mô hình này có thể phát triển và mở rộng.
Cuối năm 2018, cửa hàng Lẩu Phan thứ hai được mở trên đường Nguyễn Văn Cừ, Long Biên. Đây là bước đi đầu tiên trong chiến lược mở rộng, phát triển của lẩu Phan.
không gian nhà hàng lẩu phan

Không gian nhà hàng Lẩu Phan

Để đạt được bước tiến này, CEO trẻ tuổi đã mất hơn 1 năm chuẩn bị từng quy trình để đảm bảo cơ sở thứ hai có thể hoạt động trơn tru. Những quy trình này là nền móng quan trọng góp phần cho sự phát triển của Lẩu Phan sau này.

Đến tham vọng của CEO Lẩu Phan

Với nền tảng về marketing, CEO Lẩu Phan là người đưa ra một chiến lược tiếp thị đặc biệt. Tùng chọn một hướng đi liều lĩnh, “chui vào ngõ nhỏ” để tiết kiệm chi phí mặt bằng. Khoản chi phí tiết kiệm được sẽ để đầu tư vào hoạt động marketing online.
Nhờ chiến lược khôn ngoan, giai đoạn 2018 – 2019 là khoảng thời gian bùng nổ nhất của thương hiệu. 7 cơ sở mới liên tiếp được khai trương ở nhiều khu vực tại Hà Nội. Thậm chí Lẩu Phan còn vươn ra khỏi Hà Nội tới thành phố cảng Hải Phòng.
Đáng tiếc không lâu sau, dịch Covid-19 ập tới làm chao đảo mọi ngành hàng đặc biệt là F&B. Tùng nhanh chóng điều chỉnh quy trình của nhà hàng và cho ra mắt ứng dụng giao hàng Phan Express. Tuy nhiên dịch bệnh phức tạp đã khiến toàn bộ hệ thống Lẩu Phan phải tạm dừng hoạt động.
lẩu phan phải đón cửa do covid 19
Dù gặp khó khăn, chàng giám đốc trẻ vẫn luôn kiên định với mục tiêu của mình. “ Một là mơ thật lớn, hai là đừng mơ”. Phan Thanh Tùng theo đuổi một tham vọng lớn khi hướng đến thị trường miền Nam, thậm chí là thị trường Đông Nam Á. Tùng biết điều này không dễ dàng. Nhưng anh luôn trong tâm thế chủ động, cố gắng phát triển mọi nguồn lực để sẵn sàng chớp cơ hội vượt cửa ải khó khăn trong tương lai.
Chưa thỏa mãn với thành công từ Lẩu Phan, Thanh Tùng còn đang phát triển thêm 3 thương hiệu mới. Bao gồm: buffet nướng Làu, Meat Two (buffet nướng giấy nến), Tòng Live House (nhà hàng kết hợp ẩm thực và âm nhạc sống).
các thương hiệu thuộc sở hữu của ceo lẩu phan

Các thương hiệu thuộc sở hữu của CEO Lẩu Phan – Phan Thanh Tùng

Học được gì từ hành trình khởi nghiệp của CEO Lẩu Phan

Tin tưởng và tôn trọng cộng sự

Từ ngày đầu kinh doanh, Thanh Tùng đã đặt mình ở vị trí ngang hàng với những người cộng sự. Khi thiếu nhân lực, anh sẵn sàng vào bếp hỗ trợ, làm công việc phục vụ bưng bê. Tùng cũng luôn đề cao sự đóng góp của những cộng sự, những nhân viên đang làm việc cùng anh. Khi được hỏi về hành trình gây dựng thương hiệu thành công, Tùng khẳng định”…quan trọng nhất là yếu tố con người”. Tôi luôn trân trọng và ghi nhận mọi sự nỗ lực dù là nhỏ nhất của các bạn nhân sự. Đặc biệt là đội ngũ vận hành và marketing của tôi. Mặc dù đều là những bạn trẻ, nhưng sự nhiệt huyết, hết mình vì công việc của các bạn chưa bao giờ làm tôi thất vọng. ”
ceo lẩu phan tôn trọng và tin tưởng cộng sự
Không chỉ dành sự tôn trọng mà Tùng còn tin tưởng tuyệt đối vào những người đồng hành cùng mình. Anh “làm việc bằng niềm tin”, trao quyền, trao cơ hội thể hiện cho đội ngũ nhân sự. Anh cũng sẵn sàng chấp nhận sai lầm, nếu mọi người biết sửa đổi sau sai lầm đó.
Sự tôn trọng và tin tưởng mà Tùng dành cho đội ngũ nhân viên của mình là một chất kết dính đặc biệt, gắn kết Lẩu Phan thành một tập thể. Có lẽ nhờ đó mà nhân viên Lẩu Phan luôn dành cho Tùng một tình cảm đặc biệt. Như cách mà 500 nhân viên Lẩu Phan thể hiện trong video chúc mừng sinh nhật giám đốc.

Đặt giá trị, niềm vui của khách hàng lên trên lợi nhuận

Với tiêu chí “ all you can eat”, Tùng mong muốn khách hàng có thể trải nghiệm ẩm thực “sang chảnh” với giá thành thật bình dân. Do đó, dù thuộc phân khúc giá rẻ nhưng Lẩu Phan chưa bao giờ qua loa trong vấn đề chất lượng thực phẩm hay thái độ phục vụ khách hàng. Vì Tùng cho rằng ưu tiên hàng đầu của anh là giá trị, cảm xúc mà Lẩu Phan có thể đem tới cho khách hàng.
ceo lẩu phan đặt niềm vui của khách hàng lên trên lợi nhuận
Quan niệm của CEO Lẩu Phan có phần tương đồng với chiến lược “kinh doanh cảm xúc của khách hàng”. Đây cũng là chiến lược then chốt trong sự thành công những chuỗi nhà hàng nổi tiếng như Haidilao, GoldenGate. Bất cứ doanh nghiệp F&B nào cũng nên nắm chắc chiến lược này nếu muốn khách hàng gắn bó và đồng hành cùng thương hiệu lâu dài.

Mơ lớn để có tầm nhìn xa

Khi cửa hàng đầu tiên đi vào ổn định, Phan Thanh Tùng suy nghĩ đến cửa hàng thứ hai. Trong lúc chuẩn bị cho cơ sở thứ hai, Tùng cũng chuẩn bị cho rất nhiều cơ sở kế tiếp. Sau thành công ở khu vực Hà Nội, CEO trẻ tìm kiếm cơ hội ở thị trường miền Bắc, miền Nam và cả nước ngoài.
Dễ thấy Thanh Tùng luôn hướng tầm mắt về những mục tiêu rất xa. Nhưng không chỉ đặt ra những ước mơ lớn mà Tùng còn đang xây dựng một nền móng vững chắc để biến ước mơ lớn thành cơ hội trong tầm tay.
ceo lẩu phan mơ lớn để thành công
Xem thêm: CEO Vua Cua: Từ sinh viên khoa điều dưỡng thành CEO doanh nghiệp triệu đô

5 năm khởi nghiệp đi lên từ con số 0, vượt qua nhiều sóng gió để đi đến thành công. Chắc chắn hành trình của CEO Lẩu Phan – Phan Thanh Tùng đã truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ. Những thành tựu mà Tùng đạt được là kết quả của một kẻ dám mơ lớn và hết mình để biến giấc mơ thành hiện thực. Nếu bạn muốn biết những câu chuyện phía sau các thương hiệu tiêu biểu trong ngành F&B, đừng quên xem thêm ở chuyên mục Brand Story của Nhà hàng số nhé!

F&B là gì? Ngành kinh doanh “hái ra tiền” được săn đón nhất hiện nay

fnb là gì

F&B là gì? Giải mã ngành kinh doanh tiềm năng hàng đầu Việt Nam với tốc độ tăng trưởng vượt bậc cùng tỷ suất lợi nhuận cao

F&B là cái tên hot nhất nhì trên thị trường kinh doanh hiện nay. Sự phát triển mạnh mẽ của nó tạo nên sức cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết. Bởi vậy, để thực sự thành công và có chỗ đứng trong ngành F&B không hề đơn giản. Do đó, trước tiên, bạn cần hiểu rõ tất tần tật các thông tin để lý giải “F&B là gì?”. Vì vậy, nếu có dự định khởi nghiệp ngành F&B, đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số nhé!

1. Khái niệm F&B là gì?

F&B là gì? F&B được viết tắt từ cụm từ Food and Beverage. Đây là loại hình cung cấp dịch vụ ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,… Hiện nay, nó trở nên vô cùng phổ biến và là xu hướng kinh doanh được săn đón hàng đầu hiện nay. Hai biến thể chính của F&B có thể kể đến như:

  • Doanh nghiệp F&B độc lập: Hoạt động chủ yếu về mảng ẩm thực. Chẳng hạn như quán ăn, quán cafe, nhà hàng, khách sạn,…
  • Bộ phận F&B trong doanh nghiệp: F&B có thể là một lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Hay được hiểu là một phòng ban trong cơ cấu tổ chức. Nhiệm vụ của bộ phận này là đáp ứng các nhu cầu ẩm thực theo sự chỉ đạo của ban quản lý. Điển hình như, trong một khách sạn, sẽ có một bộ phận F&B chuyên đáp ứng nhu cầu về ăn uống cho thực khách.

khái niệm fnb

2. Tiềm năng mô hình F&B tại Việt Nam

F&B là xu hướng kinh doanh được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Vậy tại sao nó lại “được lòng” các chủ đầu tư như vậy? Sau khi đã hiểu định nghĩa “F&B là gì?” trên, cùng xem ngay giải đáp dưới đây.

2.1. Những con số biết nói

Theo D’Corp, hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống đang hoạt động tại Việt Nam. Trong đó, có 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn. Nhìn chung, quy mô nhỏ vẫn chiếm số lượng lớn hơn cả.
Con số trên phần nào cho thấy được tiềm năng phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Một thị trường rộng lớn cho chủ doanh nghiệp thỏa sức khai thác. Tại đây, người dân sẽ chi tiêu 361 USD/tháng cho ngành dịch vụ ăn uống. Nó chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP cả nước. Và con số này được sụ đoán sẽ càng tăng mạnh trong thời gian sắp tới. Bởi vậy, có thể thấy, F&B chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt. Và cao hơn một số nước như Thái Lan, Indonesia, Philippines, Malaysia. Nhưng con số một lần nữa khẳng định “F&B là gì?” tại Việt Nam.

2.2. Cơ hội và thách thức khi lựa chọn kinh doanh ngành F&B

Với cơ cấu dân số trẻ, nền kinh tế luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định. Đặc biệt là ngành F&B. Cùng sự kết hợp nền tảng công nghệ 4.0, F&B ngày càng trở thành “miếng mồi ngon” với tỷ suất lợi nhuận vô cùng lớn. Chỉ với nguồn vốn nhỏ, nếu biết cách kinh doanh, bạn có thể “hái ra tiền”. Ngày càng có nhiều người lựa chọn mô hình này dẫn đến thị trường ngày càng rộng mở. Đồng thời, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao. Và F&B sẽ nằm TOP nhóm ngành có ảnh hưởng lớn nhất đến nền kinh tế thị trường.
Tuy nhiên, đi kèm với cơ hội đương nhiên sẽ tồn tại một số thách thức. Với những giá trị vượt trội mà nó mang lại thì càng có nhiều người theo đuổi mô hình này. Khi đó, thị trường F&B luôn căng thẳng hơn bao giờ hết với tính cạnh tranh cao, tốc độ đào thải nhanh chóng. Đồng thời, rất nhiều thương hiệu sẽ ảnh hưởng đến hành vi khách hàng. Từ đó, những rủi ro có thể xảy ra không hề nhỏ.
tiềm năng ngành fnb

3. Vai trò của ngành F&B

Với con số như đã đưa ra ở trên, có thể thấy, ngành F&B chiếm tỷ trọng lớn trong chi tiêu của người dân. Từ đó, đóng góp đáng kể vào GDP của cả nước. Vì vậy, tầm quan trọng to lớn của F&B là điều không thể phủ nhận. Vậy vai trò của F&B là gì?

3.1. Thúc đẩy doanh thu

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu mà ai cũng cần được đáp ứng. Do đó, việc khách hàng chi mạnh tiền vào ngành F&B là điều dễ hiểu. Chưa kể, nhu cầu của họ cũng ngày càng tăng đi đôi với sự phát triển của xã hội khiến. Các món ăn ngày càng đa dạng và được đầu tư, chăm chút tỉ mỉ. Hoặc việc tổ chức các bữa tiệc trong các nhà hàng, khách sạn lớn quá quen thuộc hiện nay. Điều này sẽ mang lại cho ngành F&B nguồn doanh thu lớn và ổn định.

3.2. Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng

Cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường F&B. Bởi vậy, đa số các doanh nghiệp đều nỗ lực để cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Điều này hoàn toàn cần thiết để đáp ứng nhu cầu ăn uống càng khắt khe của thực khách. Qua đó, doanh nghiệp có thể thu hút và nhận được sự đánh giá cao của khách hàng. Và không có lý do gì để họ tiếp tục quay lại lựa chọn và trải nghiệm.

3.3. Gia tăng độ nhận diện thương hiệu và khẳng định thương hiệu

Có rất nhiều mô hình kinh doanh khai thác chung một ngách thị trường trong F&B. Do đó, không thể tránh khỏi việc khách hàng so sánh chất lượng dịch vụ giữa các doanh nghiệp. Bởi vậy, cách tốt nhất để có thể duy trì phát triển và có được vị thế trong ngành là không ngừng cải thiện. Đương nhiên, giá cả hợp lý, không gian ấn tượng, ẩm thực độc đáo và dịch vụ chất lượng tốt sẽ chinh phục được khách hàng dễ dàng. Qua đó, thu hút nhiều khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu. Đây cũng chính là những yếu tố khiến khách hàng luôn nghĩ lựa chọn đến đầu tiên. Ddieuf này đặc biệt quan trọng với những mô hình kinh doanh lớn có F&B là lĩnh vực bộ phận như nhà hàng, khách sạn, khu du lịch,…

3.4. Công cụ marketing hiệu quả

Nếu như doanh nghiệp của bạn đảm bảo được chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt. Khách hàng sẽ tự động trở thành người truyền thông, quảng bá cho bạn. Và hiện nay, xu hướng đăng tải và chia sẻ quan điểm trên mạng xã hội ngày càng phát triển. Chưa kể, họ còn có thể giới thiệu với người quen, bạn bè đang có nhu cầu tới các địa điểm du lịch mà có khách sạn bạn đã trải nghiệm. Doanh nghiệp có thể nghiễm nhiên marketing cho mình mà không tốn chi phí. Trong khi, hiệu quả mang lại không hề nhỏ, đặc biệt là trong việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu. Vì vậy, F&B chính là một trong những cách thực hiện chiến dịch marketing 0 đồng hiệu quả.

3.5. Bán “chéo” các dịch vụ khác

Những nhà hàng, khách sạn kinh doanh bao gồm rất nhiều dịch vụ khác nhau. Trong đó, F&B sẽ là lĩnh vực bạn nhất định phải đầu tư. Bởi nó sẽ là chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp bạn thu hút và “giữ chân” khách hàng. Nói một cách dễ hiểu, F&B là một yếu tố khách hàng quan tâm hàng đầu khi lựa chọn doanh nghiệp. Đến đó, họ sẽ dễ dàng tiếp cận và quyết định sử dụng các trải nghiệm được tích hợp tại doanh nghiệp đó. Điển hình như spa, karaoke, shopping,…
vai trò ngành fnb

4. Xu hướng phát triển – chuyển đổi số ngành F&B là gì?

Chuyển đổi số là xu hướng phát triển đầy triển vọng của F&B. Trong kỷ nguyên số hiện nay, công nghệ là yếu tố mà các ngành dịch vụ không thể không áp dụng. Chẳng hạn như thiết bị IoT (Internet of Things), AI, Big Data,… Nó sẽ giúp các mô hình kinh doanh phát triển bền vững và gia tăng doanh thu đáng kể. Bao gồm đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả quản lý vận hành, cải thiện hiệu suất phục vụ. Từ đó, nâng cao trải nghiệm khách hàng.

4.1. Tiêu dùng Online và mạng lưới ứng dụng giao đồ ăn phát triển

Tiêu dùng online, đặc biệt là sau dịch bệnh Covid, nó ngày càng phát triển với tốc độ chóng mặt. Rất nhiều ứng dụng công nghệ, đặc biệt là bán và giao đồ ăn như Grabfood, Baemin, Now, Gojeck, Loship… lên ngôi và phổ biến rộng khắp. Với sự uy tín, chất lượng và tiện lợi, các nền tảng này sở hữu số lượng người dùng khổng lồ. Ngoài ra, đây cũng là một trong những lý do quan trọng để mô hình Cloud Kitchen (Bếp trên mây) ra đời. Nó được coi là xu hướng thay đổi “cục diện” ngành F&B.
Bởi vậy, phân phối đa kênh chính là xu hướng tất yếu của mọi loại hình kinh doanh. Và F&B cũng không ngoại lệ. Qua đó, người dùng sẽ được tận hưởng những trải nghiệm tốt nhất. Họ có thể dễ dàng sử dụng sản phẩm mình yêu thích ở bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào. Nếu khách hàng đã ưa chuộng các nền tảng đến vậy, không còn lý do gì để các chủ doanh nghiệp không nắm bắt xu hướng này.

4.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại

Kinh doanh bất cứ mô hình nào cũng không hề đơn giản. Đặc biệt là với F&B. Do đó, nếu không có phương pháp quản lý và vận hành phù hợp, sẽ rất khó để doanh nghiệp thành công. Bởi vậy, thay vì thủ công, các mô hình kinh doanh F&B đã, đang và sẽ từng bước chuyển đổi số dựa trên các phần mềm bán hàng, quản lý, tự động. Ngoài ra, còn cho phép sử dụng đa dạng các hình thức thanh toán hiện đại hiện nay. Ví dụ như: thẻ ngân hàng, chuyển khoản, ví điện tử hay quét mã QR Code.

4.3. Mô hình bán hàng nhanh

Con người ngày càng bận rộn. Bởi vậy, họ thường hướng những dịch vụ tiện ích, thao tác đơn giản và tiết kiệm thời gian. Bởi vậy, cách thức mua hàng và thanh toán tại quầy đang dần trở thành 1 xu thế cho ngành F&B hiện nay. Vừa giúp tinh gọn nhân sự, vừa giảm thiểu được tối đa rủi ro.

4.4. Mô hình chuỗi bền vững

Trong những năm gần đây, mô hình chuỗi và giải pháp nhượng quyền không còn quá mới trong ngành F&B. Dịch bệnh Covid đã mở đường cho xu hướng mới này. Và nó cũng dần khẳng định được tiềm năng và tính bền vững của mô hình.

4.5. Ẩm thực xanh, sống xanh, tập trung cải thiện chất lượng

Con người ngày càng chú trong đến sức khỏe của bản thân. Đặc biệt là sau những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid. Và đồ ăn, đồ uống dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng và có lợi cho sức khỏe là lựa chọn hàng đầu để cải thiện. Bởi vậy, thực khách cũng dần thay đổi và xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh.
Vì vậy, với sự đa dạng cũng như trở thành phương tiện hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu đó. Đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp F&B khai thác và tìm kiếm lợi nhuận. Họ cần phải nhanh chóng nghiên cứu, điều chỉnh và xây dựng lại các chiến lược kinh doanh. Kiểm soát chặt chẽ toàn bộ quy trình vận hành. Nếu không, việc bị đào thải khỏi thị trường là điều không thể tránh khỏi.
xu hướng kinh doanh fnb

5. Tổng hợp các loại mô hình kinh doanh F&B phổ biến tại Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của ngành F&B hiện nay, có rất nhiều mô hình kinh doanh ra đời. Nhằm khai thác tối ưu các ngách thị trường tiềm năng và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Vậy những mô hình của F&B là gì?

5.1. Mô hình kinh doanh F&B trong khách sạn

Ngoài kinh doanh lưu trú, mô hình này còn cung cấp dịch vụ ăn uống cho khách hàng đến và ở lại. Các khách du lịch thường đi theo đoàn, thời gian ở lại lâu cùng khả năng chi trả tốt. Bởi vậy, mức lợi nhuận thu về không hề nhỏ.

5.2. Mô hình kinh doanh F&B công nghệ

Mô hình này mới phổ biến nhưng hiệu quả đem lại không hề nhỏ. Khách hàng có thể đặt đồ ăn ngay lập tức tại nhà với đa dạng các món cho bạn tha hồ chọn lựa. Sau đó, sẽ có một đơn vị vận chuyển giao đến tận nhà cho bạn nhanh chóng. Các bước thao tác cũng vô cùng đơn giản và dễ dàng.

5.3. Mô hình hoạt động kinh doanh F&B phi thương mại

Mô hình này lại hạn chế về việc lựa chọn thức ăn và đồ uống. Đúng như cái tên, thay vì yếu tố thương mại, các doanh nghiệp này sẽ đề cao hơn các yếu tố về dinh dưỡng. Điển hình là các bếp ăn từ thiện, căng tin, quán nước trong các bệnh viện, ký túc xá…

5.4. Hoạt động kinh doanh F&B thương mại

Khác với hoạt động trên, các nhu cầu ăn uống của khách hàng ở mô hình này không còn bị giới hạn. Qua đó, sẽ đảm bảo cho các nhà đầu tư tăng doanh thu và lợi nhuận. Một số mô hình thương mại phổ biến phải kể đến như:

  • Nhà hàng hoạt động toàn phần

Với mô hình này, khách hàng sẽ được phục vụ đầy đủ các bước. Từ lúc họ bước chân vào nhà hàng cho đến khi thanh toán và rời khỏi nhà hàng. Đây là mô hình phổ biến mà hầu hết ai cũng đã từng trải nghiệm. Nó bao gồm một số loại nhà hàng sau:
– Bistro Restaurant: Mô hình này tổng hợp các quán cafe, nhà hàng, quán rượu trong cùng một không gian. Ngoài không khí ấm áp, gần gũi và sang trọng. Thực khách còn được phục vụ những món ăn đơn giản mang phong cách Châu Âu.
– Ethnic Restaurant: Nó là các nhà hàng phục vụ những món ăn đặc sản, mang đậm nét văn hóa ẩm thực của cả một quốc gia, dân tộc.
– Fine Dining Restaurant: Mô hình kinh doanh này vô cùng danh giá. Ngoài thức ăn đẳng cấp, Khách hàng còn được trải nghiệm chất lượng dịch vụ siêu hạng.
– Upscale Restaurant: Mô hình này không quá xa hoa như các nhà hàng Fine Dining. Nó thường được áp dụng chủ yếu trong các khách sạn 5 sao tại nước ta.

  • Nhà hàng chuyên phục vụ thức ăn nhanh – Fast Food

Mô hình này thường tiếp cận được đa dạng phân khúc khách hàng bởi mức giá hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, không khó để thấy được sự phát triển như vũ bão của nó hiện nay. Mặc dù gặp một số hạn chế trong phục vụ và khả năng cung cấp một số dịch vụ. Đây vẫn là mô hình lợi nhuận lớn với mức đầu tư hạn hẹp.
Một số mô hình Fast Food phổ biến tại Việt Nam phải kể đến như: KFC, Lotteria, Starbuck, Highlands Coffee, The Coffee House… Đối tượng khách hàng của mô hình kinh doanh này thường không có yêu cầu cao về thưởng thức và tính mỹ vị.

  • Thức ăn đường phố – Street Food

Ở bất cứ đâu, Street Food cũng luôn là mô hình kinh doanh ẩm thực phổ biến nhất. Bởi nó lưu giữ và thể hiện rõ bản sắc của một quốc gia, dân tộc. Sự du nhập văn hóa giúp mô hình này ngày càng đa dạng và phát triển mạnh mẽ. Mọi người có thể dễ dàng thưởng thức và tiếp cận với mô hình này.
mô hình kinh doanh fnb

6. Một số ý tưởng kinh doanh F&B đem lại hiệu quả cao nhất hiện nay

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nhưng trên hết, chúng đều có tiềm năng phát triển với doanh thu mang lại đáng kể. Bởi đáp ứng nhu cầu con người, đặc biệt là ăn uống chưa bao giờ là đủ cả. Tuy nhiên, để đột phá doanh thu và hạn chế tối đa rủi ro, bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh F&B dưới đây.

6.1. Quán cà phê, quán nước

Quán cafe, quán nước dường như là địa điểm quen thuộc của rất nhiều người. Vừa được thưởng thức đa dạng món ăn, thức uống tuyệt hảo trong một không gian rất “chill”. Vừa là nơi lý tưởng để có thể gặp gỡ, trò chuyện, làm việc của đa dạng khách hàng với độ tuổi, giới tính và công việc khác nhau. Từ học sinh, sinh viên, bạn bè cho đến các đối tác.

6.2. Nhà hàng đa ẩm thực

Một nhà hàng đa ẩm thực sẽ là điểm cộng lớn trong mắt khách hàng. Họ luôn có xu hướng muốn trải nghiệm những điều mới lạ. Do đó, việc cung cấp menu đa dạng sẽ đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là về khẩu vị. Họ sẽ dễ dàng lựa chọn được món ăn mình yêu thích. Từ đó, có thể tiếp cận được số lượng khách hàng lớn và phong phú.

6.3. Quán bar trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng

Ngoài kinh doanh nơi ở, ăn uống trong khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bạn có thể kết hợp thêm một số lĩnh vực kinh doanh khác. Chẳng hạn như các tiện ích giải trí như khu vui chơi, quán bar,… Đặc biệt là quán bar. Đối với người thích sự ồn ào, náo nhiệt, đây sẽ là một “thiên đường” không thể chối từ. Qua đó, nó sẽ mang lại nguồn doanh thu không hề nhỏ.

6.4. Phòng tiệc trong khách sạn

Vận dụng không gian sang trọng và rộng lớn tại các khách sạn. Nhiều chủ kinh doanh đã tận dụng để phát triển thêm một số hình thức kinh doanh. Chẳng hạn như kinh doanh phòng tiệc. Qua đó, đáp ứng một số nhu cầu cần thiết liên quan đến tổ chức lễ kỷ niệm, lễ cưới, liên hoan, hội nghị,…

6.5. Hợp tác với các thương hiệu F&B khác

Trong kinh doanh, “Đứng trên vai người khổng lồ” là một chiến lược rất hay được sử dụng. Vậy biểu hiện của nó trong ngành F&B là gì? Nói cụ thể hơn, đó là kết hợp, hợp tác với các thương hiệu lớn để tăng độ uy tín. Đồng thời, giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nhanh chóng với khách hàng mục tiêu hơn.

6.6. Nhượng quyền kinh doanh

Một mô hình kinh doanh F&B được rất nhiều chủ kinh doanh lựa chọn là nhượng quyền. Đây là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để phát triển một chuỗi F&B bền vững. Rất nhiều thương hiệu lớn đang áp dụng hiệu quả phương pháp này và đạt được những kết quả tốt đẹp. Chẳng hạn như Burger King, Mcdonald’s, KFC, Lotteria, Highland Coffee, The Coffee House, Phúc Long, Cộng,… Do đó, nếu bạn muốn phủ sóng, chiếm lĩnh một thị trường ngách nào đó. Thế nhưng, ngân sách lại không cho phép. Vậy thì đây chính là giải pháp tối ưu để thâu tóm thị trường.

6.7. Xây dựng thương hiệu ngay từ đầu

Xây dựng thương hiệu không phải điều dễ dàng. Nó cần rất nhiều thời gian tại dấu ấn và khiến khách hàng nhớ đến giữa vô số doanh nghiệp khác. Chưa kể, tất cả đều cạnh tranh nhau từng chút một để giữ chỗ đứng trên thị trường. Do đó, ngay từ khi bắt đầu kinh doanh, bạn cần định hình sẵn được chiến lược phát triển thương hiệu cụ thể. Trước tiên là sự đầu tư về bộ nhận diện thương hiệu. Khi đó, bạn mới được biết đến và gây sự chú ý với mọi người. Có rất nhiều hình thức tiếp thị online và marketing truyền thống giúp bạn truyền tải thông điệp đến người tiêu dùng. Tất nhiên, tùy từng giai đoạn mà có những giải pháp, định hướng cụ thể. Nhưng hơn hết, nó phải phù hợp và thống nhất với triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.
ý tưởng kinh doanh ngành fnb

Trên đây là toàn bộ những thông tin để giải mã cho câu hỏi “F&B là gì?”. Hy vọng rằng, bạn có thể hiểu rõ ràng hơn cũng như có những định hướng kinh doanh phù hợp. Qua đó, có thể khai thác và phát triển thành công ngách thị trường tiềm năng này. Chuyên mục thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích trong các bài viết tiếp theo.

Mở quán trà sữa ở nông thôn – Vốn thấp, lợi nhuận cao

mở quán trà sữa ở nông thôn

Mở quán trà sữa ở nông thôn đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây thay vì kinh doanh ở thành phố tốn nhiều chi phí đắt đỏ.

Mở quán trà sữa ở nông thôn đang trở thành xu hướng trong những năm gần đây. Thay vì kinh doanh ở thành phố với các khoản chi phí đắt đỏ, nhiều người “về quê” để tiếp cận và tận dụng những tiềm năng ít được khai thác trước đây.
Vậy, Tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn? Chi phí mở quán trà sữa ở nông thôn cần bao nhiêu? Cần chuẩn bị những gì để quán trà sữa đi vào hoạt động? Hôm nay Nhà Hàng Số giải đáp cho bạn tất cả các vấn đề xoay quanh mở quán trà sữa ở nông thôn.

1. Tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn?

So với thành phố, mở quán trà sữa ở nông thôn có nhiều tiềm năng. Theo một báo cáo xuất bản ngày 16/8 vừa qua của Momentum Works và công ty giải pháp thanh toán kỹ thuật số Qlub cho thấy, niềm yêu thích với món trà sữa trân châu đã lan tỏa khắp Đông Nam Á và khiến ngành công nghiệp này chạm tới mức doanh thu 3,66 tỷ USD trong năm 2021.
Trong khi theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017. Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%). Đặc biệt, mở quán trà sữa ở nông thôn có những ưu điểm sau đây:

1.1 Chi phí thấp hơn so với thành phố

So với thành thị, chi phí mặt bằng, nguyên liệu và giá nhân công ở khu vực nông thôn thấp hơn nhiều. Đây là lý do nhiều bạn trẻ có thể kinh doanh dù nguồn vốn trong tay có hạn.

1.2 Hạn chế tối đa đối thủ cạnh tranh

Thị trường trà sữa ở thành thị hiện nay gần như đã đạt đến độ bão hòa. Nhiều thương hiệu trà sữa lớn như Phúc Long, Toco Toco, Higland Coffe,… trở thành lựa chọn đầu tiên của khách hàng.
Ngược lại, các thương hiệu nổi tiếng chưa thể khai thác thị trường trà sữa ở nông thôn. Vì vậy, lựa chọn nông thôn mở quán trà sữa, bạn sẽ không có quá nhiều đối thủ canh tranh. Đây được xem là một lợi thế giúp bạn dễ dàng thu hút được tệp khách hàng của mình.
tại sao bạn nên mở quán trà sữa ở nông thôn?

1.3 Khách hàng tiềm năng lớn

Trong những năm gần đây, mức sống của người dân đã đi lên rõ rệt. Nhu cầu chi tiêu cho các chi phí ăn uống được đầu tư hơn. Vì vậy, người dân ở nông thôn hiện tại không còn quá nhiều đắn đo khi mua một cốc trà sữa nữa.
Thay vì “thức uống xa xỉ”, trà sữa đã trở thành một loại đồ uống hấp dẫn đối với nhóm đối tượng từ 10-25 tuổi. Số lượng quán trà sữa ở nông thôn chưa nhiều. Nên việc bạn tiếp cận được với nhóm khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng là một ưu điểm vượt trội.

1.4 Chiến lược Marketing thuận lợi

Ở thành phố lớn, bạn đã quá quen với các quảng cáo chào mời, tờ rơi hay chương trình khuyến mãi. Tuy nhiên, hình thức này chưa phổ biến ở nông thôn. Vì vậy, công tác marketing có thể thuận lợi hơn nếu bạn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Xem thêm:

2. Xác định tệp khách hàng tiềm năng

2.1 Đối với tệp khách hàng từ 10 – 25 tuổi

Nhóm khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Nhóm khách hàng tiềm năng quán bạn có thể tiếp cận là gì? Bạn cần xác định được nhóm khách hàng đó.
Trước hết, bạn phải hiểu rõ nhu cầu, mong muốn, mục tiêu, nguyện vọng của khách hàng. Từ đó, bạn tiến tới các bước tiếp theo trong xây dựng thực đơn, không gian quán trà sữa.
xác định tệp khách hàng tiềm năng
Nhóm khách hàng mục tiêu không quá rộng. Ở nông thôn, nhóm khách hàng thích uống đồ uống không quá đắt đỏ nằm ở độ tuổi từ 10-25 tuổi. Độ tuổi chưa hoặc chưa hoàn toàn độc lập về kinh tế.
Nhóm khách hàng này hứng thú với điều mới lạ. Họ cũng thích khám phá, vui chơi, giải trí và đi theo nhóm hoặc đôi. Đối với nhóm đối tượng này, chủ quán trà sữa hướng tới hương vị trà sữa, toping và giá cả phù hợp với túi tiền.

2.2 Nhóm khách hàng độ tuổi 30-40

Nhóm khách hàng tiềm năng thứ hai ở nông thôn có độ tuổi khoảng 30-40 tuổi. Đây là nhóm khách hàng đã có thu nhập ổn định nhất định, làm chủ kinh tế gia đình. Nhóm đối tượng này có thể mua về cho gia đình hoặc chính bản thân họ uống. Vì vậy, nhu cầu của tệp khách hàng này sẽ cao hơn một bậc so với nhóm đối tượng trước.
Nếu nhóm đối tượng số hai nằm trong tệp khách hàng tiềm năng của bạn, bạn nên đầu tư kỹ hơn về không gian quán. Thương hiệu, vật dụng, nguyên liệu, giá cả và thực đơn đa dạng cũng là yếu tố quan trọng. Vì quán trà sữa của bạn đang hướng đến nhóm khách hàng tầm trung và tầm cao ở nông thôn. Những người đòi hỏi cao hơn về chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ so với nhóm số 1.

3. Xác định nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc mở quán trà sữa ở nông thôn của bạn có bắt đầu và duy trì hoạt động được hay không. Tùy theo nguồn vốn có sẵn hoặc vay, bạn phải cân đối được nguồn chi phí ở mức vừa phải và phù hợp.

3.1 Chi phí mặt bằng

Nếu chưa có, bạn phải thuê mặt bằng. Tùy theo vị trí địa lý, mặt bằng sẽ có các chi phí khác nhau. Nếu ở vị trí mặt đường, giao nhau của nhiều tuyến đường và nhiều xã, thị trấn sẽ cao hơn so với vùng thôn làng.
Ngược lại, khách hàng dễ dàng tiếp cận được quán của bạn hơn. Chi phí mặt bằng phải ký hợp đồng tối thiểu 6 tháng trở lên. Như vậy mới đảm bảo được quá trình hoạt động và sinh lời của quán.
chi phí mặt bằng
Sau khi thuê mặt bằng, bạn không thể đi ngay vào bán trà sữa. Bạn phải thiết kế và thi công lại không gian quán phù hợp với nhóm khách hàng tiềm năng của mình.

3.2 Chi phí nhân viên

Tùy theo quy mô quán trà sữa, bạn quyết định có thuê nhân viên phục vụ, nhân viên quản lý hoặc pha chế không. Nếu quán rộng, ít nhất phải có hai nhân viên. Nếu quán nhỏ, bạn có thể một mình kinh doanh mà chưa cần đến chi phí nhân viên. Tuy nhiên, bạn phải dự trù chi phí nhân viên, bao gồm cả lương của mình trong đó.

3.3 Chi phí trang thiết bị

Quán trà sữa của bạn có thực đơn như thế nào? Bạn chỉ bán trà sữa hay bán cả các loại nước ép, đồ uống khác nữa? Nếu chỉ bán thuần trà sữa, bạn chỉ cần sắm một máy pha và bảo quản trà sữa, tủ lạnh và các dụng cụ uống tại quán hoặc mang về. Đây là khoản chi phí chiếm tỉ lệ lớn nhất trong nguồn vốn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Trong trường hợp thực đơn đa dạng, bạn cần mua các máy xay sinh tố, máy ép hoa quả, máy đánh kem, máy pha cà phê,… Khoản chi phí này sẽ ngốn của bạn không ít chi phí. Tuy nhiên, để đi vào vận hành, đây là điều bắt buộc không thể thiếu.
thiết bị mở quán trà sữa

3.4 Chi phí nguyên vật liệu

Bạn nên tìm hiểu các nguồn hàng tại đại lý uy tín và chất lượng. Cơ sở này phải có giấy tờ đăng ký kinh doanh và giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bạn có thể tìm hiểu ở một số nguồn uy tín hoặc tham khảo ở các hội nhóm chuyên về trà sữa.

3.5 Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm tiền điện nước hàng tháng, chi phí phát sinh do máy móc hỏng, hoặc chi phí đăng ký kinh doanh. Các chi phí này không chiếm quá nhiều trong khoản tiền vốn. Tuy nhiên nếu cộng lại cũng là một khoản bạn cần tính toán.
Ngoài ra, một khoản chi phí dự trù phòng khi hai tháng đầu chưa có lời cũng rất cần thiết. Khoản chi phí này giống như bảo hiểm ngắn hạn. Nó giúp quán của bạn tiếp tục duy trì hoạt động trong thời gian đầu chưa ổn định.

4. Lựa chọn mặt bằng phù hợp

Sau khi lựa chọn tệp đối tượng khách hàng tiềm năng, bạn sẽ xác định được vị trí mặt bằng phù hợp. Mặt bằng lý tưởng khi mở quán trà sữa ở nông thôn là các tuyến đường chính. Đặc biệt là nơi giao nhau của nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã. Các khu vực chưa phổ biến quán trà sữa, đồ uống và thức ăn vặt.

4.1 Đối với nhóm khách hàng 10-25 tuổi

Nhóm đối tượng này có thể là học sinh, sinh viên, người mới đi làm. Bạn nên mở quán gần trường học, khu trọ, ký túc xá… Đây là một lợi thế vì có nhiều học sinh, sinh viên tụ tập.
khách hàng tiềm năng quán trà sữa

4.2 Đối tượng nhóm khách hàng 30 – 40 tuổi

Đối với nhóm khách hàng đã có gia đình, nên lựa chọn vị trí gần với khu vui chơi giải trí, gần các quán tạp hóa lớn, gần nhà văn hóa hoặc sân bóng,… Nhóm khách hàng này sẽ dễ dàng “nhìn thấy” được thương hiệu sản phẩm của bạn thường xuyên hơn.

5. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Bạn có thể đăng ký giấy phép kinh doanh hoặc không đăng ký. Tuy nhiên, nếu bạn muốn quán trà sữa hoạt động ổn định và mở thêm nhiều chi nhánh trong tương lai, bạn nên hoàn thiện giấy tờ cần thiết. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa những tranh chấp, rủi ro không đáng có về thương hiệu, sản phẩm, thuế ở thời gian dài hạn.
Nếu muốn phát triển thương hiệu trà sữa của riêng mình, đây chính là bước đầu tiên bạn phải thực hiện sau khi vận hành quán. Hoàn tất những thủ tục này rồi, bạn sẽ được pháp luật, các cơ quan chức năng bảo vệ quyền lợi.
giấy phép kinh doanh trà sữa

6. Học và trau dồi kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Xây dựng thực đơn và chất lượng sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút và giữ chân khách hàng. Người “bếp trưởng” phải đảm bảo được trình độ tay nghề và chuyên môn cao, sản phẩm của quán bạn mới chất lượng. Muốn như vậy, bạn phải có hệ thống kiến thức và thực tiễn về trà sữa sâu và rộng. Đồng thời, nhu cầu và khẩu vị của khách hàng phải nắm rõ.
Ngay từ khi đi vào hoạt động, bạn nên thống nhất “văn hóa phục vụ” cho quán trà sữa. Thân thiện, nhiệt tình; năng động, trang nhã; sang trọng, tinh tế,… hoàn toàn có thể là những phong cách mà bạn muốn xây dựng. Từ đó, trang phục, quá trình phục vụ sẽ có sự chuẩn chỉnh và thống nhất. Tất cả thể hiện tính chuyên nghiệp và tôn trọng đối với khách hàng.
chất lượng phục vụ là một tiêu chí quan trọng quyết định việc khách hàng có quay trở lại hay không

7. Các hình thức quán trà sữa ở nông thôn theo vốn ban đầu

Sau khi xác nhận số vốn ban đầu mà bình có, chủ quán lựa chọn hình thức quán trà sữa

7.1 Vốn 0 đồng

Nói là 0 đồng, nhưng thực tế bạn vẫn phải có chi phí nguyên vật liệu và dụng cụ cần thiết. Đây là hình thức kinh doanh online, quy mô nhỏ. Bạn không tốn tiền mặt bằng, chi phí nhân viên hay thiết kế lại không gian quán,…
Tuy nhiên, để khách hàng biết đến nhiều hơn, cần đầu tư thời gian và ý tưởng trong việc quảng cáo, marketing. Phát tờ rơi, dán quảng cáo, phát triển trên các nền tảng Mạng xã hội là một trong những ý tưởng hay ho.

7.2 Vốn từ 10 – 50 triệu đồng

Với số tiền này, bạn có thể lựa chọn kinh doanh trà sữa mang đi hoặc bán vỉa hè. Chi phí lớn nhất bạn phải chi là xe đẩy quán trà sữa. Điều lưu ý là vị trí đặt xe đẩy. Bạn phải nghiên cứu vị trí thu hút được nhiều khách hàng nhất.
Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức kinh doanh này là thiếu đi tính chủ động khi thời tiết không ủng hộ. Và với hình thức mở quán trà sữa ở nông thôn này đã vô tình hạn chế nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất định.
các hình thức quán trà sữa ở nông thôn

7.3 Vốn từ 100 triệu đồng

Bạn có thể mở một quán trà sữa quy mô nhỏ và trang trí theo phong cách mong muốn. Nắm giữ nguồn vốn tương đối lớn ở nông thôn, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một không gian phù hợp để mở quán trà sữa.
Việc tiếp theo là thiết kế không gian quán, thực đơn quán đa dạng và độc đáo. Nguồn vốn “rủng rỉnh” cho phép bạn được biến hóa và sáng tạo để khách hàng có những ấn tượng và ghi nhớ sản phẩm của bạn.

7.4 Vốn trên 200 triệu đồng

Hình thức kinh doanh phổ biến với số vốn này là nhượng quyền thương hiệu. Quán trà sữa của các bạn sẽ không phải là một cái tên “hoàn toàn xa lạ”. khi bạn mở quán trà sữa ở nông thôn.
Khách hàng sẽ tin tưởng và tìm đến bởi vì thương hiệu trà sữa này đã tương đối phố biến và chất lượng hoàn toàn có thể tin tưởng. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo giá nhượng quyền phù hợp vì mỗi thương hiệu sẽ có những mức chi phí và yêu cầu đi kèm khác nhau.

7.5 Chi phí cụ thể

Chi phí mặt bằng

Chi phí nhân viên

Trang thiết bị

Nguyên liệu

Thi công, lắp đặt

Chi phí khác

Vốn 10 triệu 8 triệu
Cốc, ống hút, ghế nhựa: 2 triệu
Xe đẩy:6 triệu
 Nguyên liệu pha chế: 2 triệu Trang trí xe đẩy: 500 nghìn
Vốn 50 triệu Từ 3-5 triệu/tháng
(Khoảng 25-30m2)
4 triệu/ người /tháng
(khoảng 2-4 người)
Bàn, ghế: 12 triệu
Quạt thông gió: 1 triệu/chiếc
Dụng cụ pha chế: 8-10 triệu
Ly thấp uống trà: 30 cái, 5000/cái
Ly thủy tinh cao, 30 chiếc. 30.000/cái
Máy dập nắp: 1 triệu/cái
Tủ lạnh: 5-7 triệu/cái
2-5 triệu
Trà, sữa tươi, trân châu các loại, hạt chia,
Trái cây các loại, hạt đác, nha đam, cà phê…
5-10 triệu
Lắp đặt hệ thống điện nước và đèn chiếu sáng,…
Thiết kế, thi công, sắp đặt lại quán
1 triệu/tháng
Wifi: 200 nghìn/tháng
Tiền điện, nước/tháng…
Tiền quảng cáo, marketing
Vốn 100 triệu Từ 5-10 triệu
(khoảng 25-50m2)
4 triệu /người /tháng
(khoảng 2-5 người)
Số vốn 100 triệu giống vốn 50 triệu nhưng số lượng nhiều hơn)
Nội thất: 30 triệu.
Máy móc: 13-15 triệu
4-6 triệu
Trà, sữa tươi, trân châu các loại, hạt chia,
Trái cây các loại, hạt đác, nha đam, cà phê, siro,…
10-15 triệu
Lắp đặt hệ thống điện nước; thiết kế nhà, trang trí nhà hàng, sơn tường,…
3 triệu/tháng
Wifi: 200 nghìn/tháng
Tiền điện, nước/tháng…
Tiền quảng cáo, marketing, chạy quảng cáo,…

Đối với nhà hàng có vốn trên 200 triệu, chi phí tương tự như 100 triệu nhưng quy mô rộng hơn. Chi phí thi công, thiết kế nội thất sang trọng hơn. Vị trí địa lý thuộc hàng “đắc địa” bậc nhất. Bạn có thể sắm những trang thiết bị sang trạng và đắt tiền hơn. Bạn cũng đẩy mạnh quảng cáo và marketing cho sản phẩm hơn.

Xem thêm:

8. Một số “mẹo” phát triển quán trà sữa

Trong quá trình hoạt động, các vấn đề phát sinh chắc chắn sẽ không tránh khỏi. Để hạn chế các vấn đề đó, Nhà Hàng Số lưu ý bạn một số vấn đề sau:

8.1 Liên tục cập nhật xu hướng thị trường

Sáng tạo và đổi mới trong hương vị bao giờ cũng là phương pháp hiệu quả để chinh phục thực khách. Bạn phải nắm được nhu cầu của khách hàng và xu hướng phát triển của thị trường. Đừng để quán trà sữa của bạn bị “lạc hậu” so với mặt bằng chung.
liên tục cập nhật xu hướng thị trường

8.2 Tận dụng tiềm năng marketing mở quán trà sữa ở nông thôn

Ở nông thôn, hình thức quảng cáo bằng tờ rơi, dán quảng cáo sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn ở thành phố. Bạn cũng có thể thỏa sức sáng tạo nội dung quán trà sữa của mình trên tiktok, facebook hoặc Instagram. Tất cả những hình thức đó nhằm mục đích đưa thương hiệu của bạn đến với nhóm khách hàng mục tiêu.

8.3 Đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm

Như đã đề cập ở trên, sản phẩm của quán bạn phải đảm bảo được yếu tố an toàn cho sức khỏe. Từ nguyên liệu đến vật dụng, không gian chế biết, điều đó sẽ tạo niềm tin cho khách hàng. Bạn có thể sử dụng tối đa các sản phẩm từ thiên nhiên. Giải pháp này sẽ củng cố thêm niềm tin cho khách hàng đối với quán của bạn.
bí kíp mở quán trà sữa ở nông thôn từ a-z

8.4 Học thêm kinh nghiệm từ các hội nhóm kinh doanh trà sữa, nước uống và đồ ăn vặt

Liên hệ với những người đã từng có kinh nghiệm để tham khảo. Những ý kiến của người đi trước sẽ giúp bạn hạn chế được những sai lầm không đáng có khi mở quán trà sữa ở nông thôn. Nếu hoàn toàn chưa có kiến thức, một khóa học kinh doanh quán trà sữa cũng là một gợi ý.

9. Tổng kết

Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã cung cấp cho bạn thông tin cần thiết để mở quán trà sữa ở nông thôn. Hi vọng những thông tin này đã giúp bạn tự tin bắt đầu hành trình khởi nghiệp quán trà sữa của mình.

Văn hóa ẩm thực Singapore – “Ẩm thực châu Á thu nhỏ”

Văn hoá ẩm thực Singapore

Văn hoá ẩm thực Singapore kích thích các du khách bởi sự đa dạng. Có thể nói Singapore mang sự giao thoa ẩm thực của cả châu Á.

Khi trải nghiệm ẩm thực của Singapore, chắc hẳn nhiều người sẽ thấy bất ngờ vì những món ăn ở đây được kết hợp giữa nhiều nền văn hoá khác nhau. Bạn có thể trải nghiệm ẩm thực của Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,… ngay tại Singapore. Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá ẩm thực tại “Đảo quốc Sư Tử” nhé!

1. Khái quát chung về Singapore

Singapore vẫn luôn là từ khoá điểm đến HOT trong các danh sách du lịch. Đảo quốc Cộng Hòa Singapore toạ lạc tại phía Nam châu Á. Quốc gia này bao gồm quốc đảo Singapore, 62 đảo nhỏ. Mặc dù có diện tích nhỏ nhưng về khía cạnh kinh tế, “Đảo quốc sư tử” lại rất cường thịnh.  Singapore cũng là nơi có sự đa dạng văn hoá.
Đôi nét về SIngapore

2. Đôi nét về văn hoá ẩm thực Singapore

Được mệnh danh là thủ đô ẩm thực của châu Á nên sẽ không sai nếu bạn bắt gặp được nhiều món ăn của quốc gia khác tại Singapore. Bạn có thể tìm được những món ăn hấp dẫn bất kể ngày hay đêm.
Thành phố này có sự kết hợp giữa tôn giáo và văn hoá của Trung Hoa, Malaysia, Ấn Độ, Ả Rập và cả Anh Quốc. Do chịu một phần lớn bởi ẩm thực Ấn Độ nên phần lớn các món ăn của Singapore sẽ mang nhiều loại gia vị đặc trưng như: Nghệ, me, nước dừa,…
Ẩm thực SingaporeTheo truyền thống, những người đến ở nhiều địa phương khác nhau ở Singapore thường ngồi ăn với nhau. Điều này sẽ giúp họ tìm cách hoà hợp giữa các nền văn hoá ẩm thực khác nhau và sẽ tìm được món ăn phù hợp với khẩu vị của tất cả mọi người.

Xem thêm: Văn hóa ẩm thực Pháp – Kết tinh nghệ thuật sang trọng bậc nhất

3. Đặc trưng trong văn hoá ẩm thực của Singapore

3.1. Ẩm thực Malaysia tác động đến Singapore

Hương vị truyền thống của người Malay bản địa đã tác động phần lớn lên ẩm thực của Singapore. Các món ăn sẽ thường được dùng các loại gia vị và thảo mộc đặc trưng như: Gừng, nghệ, riềng, ớt, lá chanh,… các nguyên liệu này sẽ được giảm tính nóng bởi sự kết hợp hài hoà với nước dừa.
Ẩm thực Malay ở Singapore
Không những vậy, nước xốt đậu phộng cũng là đặc trưng của người Malay khi xuất hiện trong các món ăn của Singapore. Bạn chắc chắn sẽ không khó bắt gặp loại xốt chấm này khi thưởng thức ẩm thực tại Singapore.
Đồ ăn Malaysia tại Singapore

3.2. Văn hoá Trung Hoa ảnh hưởng đến ẩm thực Singapore

Tại Singapore, người Hoa chiếm 3/4 dân số cả nước và sẽ không lạ gì nếu như ẩm thực Trung Hoa có tác động lớn đến văn hoá ẩm thực tại đây. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp và thưởng thức mì Phúc Kiến, Dimsum, canh sườn thuốc bắc hay cả vịt quay Bắc Kinh “Chuẩn vị” tại Singapore.
Ẩm thực Trung Hoa tại Singapore
Đặc trưng của các món ăn người Hoa là sự kết hợp các nguyên liệu sao cho hài hoà âm dương. Nét độc đáo này cũng được nhìn thấy rõ tại các món ăn Trung Hoa tại Singapore. Phần lớn các món ăn đều có những ý nghĩa riêng và sẽ tượng trưng cho sự may mắn, trường thọ, thịnh vượng hay sự phát đạt.

3.3. Ẩm thực Ấn Độ tác động lên các món ăn Singapore

Các món ăn Ấn Độ nổi tiếng tại Singapore có thể kể đến như Vadai, Thosai, trà sữa Teh tarik,… Người Singapore gốc Ấn đã góp phần vào nét ẩm thực tại khu vực này.
Đồ ăn Ấn Độ tại Singapore
Các món ăn Bắc Ấn có thường là ít cay và sử dụng thêm sữa chua. Ngược lại, các món ăn Nam Ấn có điểm nhấn là hương vị cay nồng, kèm theo là nước cốt dừa béo ngậy. Không những thế, các loại gia vị nặng mùi như: Đinh hương, thì là, rau mùi, bạch đậu khấu cũng là nét ẩm thực độc đáo của người Ấn tại Singapore.
Đồ ăn Nam Ấn Độ

3.4. Ẩm thực Peranakan ảnh hưởng tới Singapore

Nền ẩm thực Peranakan còn có tên gọi khác là Nyonya. Đây là nền ẩm thực góp phần làm cho văn hoá ẩm thực Singapore trở nên đa dạng, phong phú. Các món ăn nổi bật của Peranaka tại Singapore bạn nên thưởng thức đó là: Ayam Buah Keluak, Babi Pongteh và Rendang bò,…
Đồ ăn Peranakan tại Singapore

4. Một số món nổi tiếng tại Singapore

4.1. Cơm gà Hải Nam

Khi đến với quốc đảo Singapore, bạn chắc chắn không thể bỏ qua món cơm gà Hải Nam. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy món ăn này từ những quán ăn bình dân cho đến những nhà hàng cao cấp. Điểm nhấn cho món cơm gà Hải Nam đó là cơm được nấu từ nước luộc gà sẽ cho ra những hạt cơm mềm, tơi và có màu vàng óng ả. Cơm sẽ được ăn kèm với gà luộc, dưa leo và nước sốt gừng.
Cơm gà ẩm thực Singapore Cơm gà Hải Nam

4.2. Cua xốt ớt

Sẽ thật là thiếu sót nếu bạn bỏ qua món cua sốt ớt khi bạn đến Singapore. Đây là món ăn mà hầu hết các duy khách đến với Singapore sẽ đều trải nghiệm. Sự kết hợp tuyệt vời của cua tươi, chắc thịt với nước xốt ớt cay, sánh mịn đậm đà. Tất cả sẽ tạo nên một món ăn đầy tinh tế, chắc chắn sẽ khiến bạn nhớ mãi.
Cua sốt ớt Singapore

4.3. Cháo ếch

Cháo ếch tại Singapore là một niềm tự hào của ẩm thực nơi đây. Thậm chí món cháo này đã được du nhập vào Việt Nam khá lâu. Cháo ếch Singapore được phục vụ với hai thố: Một thố cháo trắng và một thố thịt ếch kho. Khi thưởng thức, thực khách sẽ cảm nhận được thịt ếch dai, ngọt, nước xốt hoà quyệt với cháo trắng tạo tổng thể hài hoà. Có thể nói cháo ếch là đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Singapore.
Cháo ếch tại Singapore

4.4. Súp Sườn Bak Kut Teh

Cái tên Bak Kut Teh có nghĩa là trà thịt sườn. Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Hoa và hiện rất phổ biến tại Singapore. Bak Kut Teh được chế biến từ sườn heo tươi và tẩm ướp với các loại gia vị, thảo mộc riêng biệt. Sau đó, món ăn sẽ được hầm với lửa nhỏ trong thời gian dài để cho ra hương vị thơm ngon, bổ dưỡng.
Món súp sườn Bak Kut Teh Singapore
Trên đây, Nhà Hàng Số đã chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về Văn hoá ẩm thực Singapore. Chúng tôi hy vọng rằng những thông tin trên đã mang lại cho bạn nhiều kiến thức ẩm thực hữu ích. Nếu bạn có muốn biết thêm các kiến thức ẩm thực tại các quốc gia hay nền văn hoá khác, đừng bỏ lỡ danh mục Blog tại Nhà Hàng Số.

Mở cửa hàng rượu – Quy trình từ A-Z và những điều cần lưu ý

mở cửa hàng rượu quy trình từ a đến z và những điều cần lưu ý

Mở cửa hàng rượu cần những thủ tục giấy tờ gì? Quy trình mở cửa hàng rượu như thế nào? Cùng Nhà Hàng Số khám phá qua bài viết dưới đây.

Mở cửa hàng rượu là lựa chọn đầy táo bạo nhưng có nhiều tiềm năng và dự kiến thu về nguồn lợi nhận khổng lồ. Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ rượu bia lớn nhất thế giới. Điều này dự báo một thị trường tiềm năng khi bạn mở cửa hàng rượu để kinh doanh.

1. Tại sao bạn nên mở cửa hàng rượu kinh doanh?

Theo các báo cáo về doanh thu thường niên, kinh doanh bia rượu luôn dẫn đầu doanh thu các loại hình kinh doanh đồ uống. Theo dữ liệu mới nhất từ Kirin Holdings, Việt Nam nằm trong top những quốc gia tiêu thụ bia rượu nhiều nhất trên thế giới.
tại sao bạn nên mở cửa hàng rượu kinh doanh
Nhìn vào những số liệu thống kê trên, có thể hiểu vì sao kinh doanh rượu tuy nhiều chính sách ngặt nghèo nhưng lại là thị trường “béo bở”.

1.1 Rượu là một phần văn hóa của Việt Nam

Rượu là một thức uống lâu đời của người dân Việt Nam. Người dân thường có thói quen nhâm nhi chén rượu lúc ăn. Thói quen này tượng trưng cho sự tương sinh tương hòa.  Các cụ ngày xưa còn giải thích theo nguyên lý “âm dương phối triển”. Rượu là một phần văn hóa không thể thiết của nước ta. Đặc biệt là các dịp tụ họp, ngày lễ, hội, tết,…
rượu là một phần văn hóa của Việt Nam
Các nghiên cứu đã chỉ ra, 1-1,2 lít rượu/tháng là số lượng bình quân một người trưởng thành uống. Con số này như một lời khẳng định cho thị trường tiềm năng và nguồn khách hàng nếu bạn có ý định mở cửa hàng rượu.

1.2 Đa dạng về mẫu mã và chủng loại, giá thành hợp lý

Thị trường rượu bán buôn, bán lẻ ở Việt Nam rất đa dạng. Người bán có thể tùy ý lựa chọn những sản phẩm, hương vị mình muốn. Cùng một loại rượu, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn về giá cả và thương hiệu.
Vì vậy, chủ cửa hàng rượu sẽ có nguồn khách hàng tiềm năng lớn. Nhiều nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng với nhu cầu và mức thu nhập khác nhau.
thị trường rượu đa dạng về mẫu mã và giá cả
Nắm bắt được vấn đề này, bạn có thể bắt đầu kế hoạch mở cửa hàng rượu một cách hiệu quả, thu hút khách hàng.

1.3 Quà tặng sang trọng trong dịp lễ, tết

Trong văn hóa phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, rượu là thức quà ưu tiên số một trong ngày lễ, tết. Một chén rượu đi kèm lời chúc sức khỏe, chúc may mắn và thành công là món quà hoàn hảo nhất. “Văn hóa trên bàn rượu” cũng thể hiện tầm quan trọng và sức nặng của rượu đối công việc người Việt.
rượu là món quà phổ biến ngày tết
Như vậy, rượu vừa đóng vai trò bồi đắp tình cảm về tinh thần, cũng là chìa khóa trong giải quyết vấn đề trong công việc. Kinh doanh rượu là hoàn toàn tiềm năng và hợp lý.

1.4 Rượu để càng lâu sẽ càng ngon

Mở cửa hàng rượu, chủ cửa hàng sẽ không bao giờ lo rượu bị quá date hoặc hỏng hóc. Ưu điểm vượt trội của rượu là rượu để càng lâu sẽ càng ngon. Và đặc biệt, hương vị của rượu sẽ chỉ đậm hơn chứ không biến đổi và nhạt đi theo thời gian.
Điều này cũng giải thích cho việc có những chai rượu có tuổi đời hàng trăm năm có giá trị lên đến hàng triệu USD. Những thương hiệu rượu này đứng đầu trong làng rượu vang thế giới.
Còn trường hợp rượu kinh doanh, chủ nhà hàng phải đảm bảo được nguồn nhập vào chất lượng. Sản phẩm rượu không được thay đổi vị theo thời gian. Đó mới là nguồn rượu uy tín.
rượu để càng lâu càng ngon

1.5 Kinh doanh rượu là một mảnh đất màu mỡ

Các mặt hàng ăn uống, thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện gần như đã đạt đến độ “bão hòa” và cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Ngược lại, sản phẩm chứa nồng độ cồn này chưa được khai thác nhiều và dự báo vẫn còn là mảnh đất màu mỡ ít ai khai thác.
kinh doanh rượu là một mảnh đất màu mỡ
Sở dĩ có sự khác biệt này là do mặt hàng này tương đối khó kinh doanh ở Việt Nam. Phải trải qua quá trình kiểm định gắt gao mới có thể đi vào hoạt động.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng nhìn thấy được tiềm năng dồi dào của mặt hàng này. Họ “ngại” với các giấy tờ thủ tục hành chính mà quên đi những lợi nhuận khổng lồ có thể thu về từ việc kinh doanh rượu.
Có hai hình thức kinh doanh cửa hàng rượu. Kinh doanh rượu truyền thống và kinh doanh rượu nhập khẩu.

2. Kinh doanh rượu truyền thống

Mặt hàng kinh doanh rượu truyền thống sẽ là các loại rượu ngâm và rượu tự sản xuất. Rượu ngâm có nhiều loại: táo mèo, chuối tiêu, nhân sâm, … Rượu tự sản xuất sẽ nấu từ các nguyên liệu chính trong nền nông nghiệp như rượu gạo, rượu nếp, rượu ngô,…

2.1 Các giấy tờ, hồ sơ bắt buộc

Kinh doanh rượu truyền thống này sẽ không đòi hỏi quá nhiều thủ tục pháp lý và giấy tờ như kinh doanh rượu nhập khẩu. Bởi vì đây là hình thức kinh doanh hộ gia đình. Tuy nhiên, so với các mặt hàng khác, bạn cũng phải hoàn thiện một số thủ tục bắt buộc sau:

  • Giấy đăng ký kinh doanh sản xuất rượu thủ công
  • Giấy chứng nhận đảm bảo quy định bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy
  • Giấy chứng nhận và kiểm nghiệm chứng minh rượu đạt chất lượng
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

2.2 Trình tự và thủ tục nhận giấp phép kinh doanh rượu

Bước 1: Nộp 2 bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại phòng Công thương. Đây là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công.
kinh doanh rượu truyền thống
Bước 2: Trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ được công nhận là hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và cấp giấy phép theo mẫu của bộ Công thương. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc thiếu thủ tục giấy tờ cho phép, Phòng Công thương sẽ trả lời rõ bằng văn bản từ chối cấp giấy phép. Trong văn bản sẽ nêu rõ lý do từ chối. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày công dân nộp hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, phòng Công thương phải có văn bản yêu cầu bổ sung, hoàn thiện.
Thời hạn hiệu lực của giấy phép kinh doanh rượu là 5 năm. Trước thời điểm hết hiệu lực 40 ngày, chủ sở hữu rượu phải có văn bản đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh, gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết.

2.3 Hồ sơ xin cấp giấy phép sản xuất kinh doanh rượu truyền thống

Để mở cửa hàng rượu truyền thống, hồ sơ của bạn phải đáp ứng đầy đủ các loại giấy tờ sau

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép sản xuất rượu với mục đích kinh doanh (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận mã số thuế hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản photo)
  • Giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (Bản photo)
  • Danh sách danh mục các sản phẩm hàng hóa đính kèm nhãn hiệu hàng hóa dự kiến sản xuất
  • Nơi nộp hồ sơ: Phòng Công Thương, thuộc UBND quận/huyện nơi bạn muốn xây dựng và tổ chức sản xuất, kinh doanh, mở cửa hàng rượu.

    3. Kinh doanh rượu nhập khẩu

    Mô hình kinh doanh thứ hai là kinh doanh theo hình thức công ty, doanh nghiệp. Chủ cửa hàng/công ty sẽ nhập rượu ngoại thượng hạng như rượu vang, rượu nho,… với số lượng lớn.
    kinh doanh rượu nhập khẩu

    3.1 Thủ tục, giấy tờ bắt buộc

    Với cơ sở kinh doanh quy mô lớn, thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh phức tạp hơn. Cụ thể, bạn phải hoàn thiện đầy đủ những giấy tờ sau:

    • Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    • Giấy phép kinh doanh
    • Bản sao giấy chứng nhận mở cửa hàng kinh doanh rượu
    • Hồ sơ chủ sở hữu doanh nghiệp (bản sao có công chứng)

    3.2 Hoàn thiện và nộp hồ sơ xin cấp phép kinh doanh

    Sau khi hoàn tất những giấy tờ trên, bạn tiến hành đăng ký kinh doanh. Bạn có thể đăng ký bằng cách nộp trực tiếp hồ sơ đến cơ sở có thẩm quyền trên địa bàn cư trú. Phương án số hai là bạn gửi trực tiếp hồ sơ lên Bộ Công thương đăng ký. Hai cách đều được.
    Sau 5 ngày, bạn nhận được kết quả. Tiếp theo, bạn tiếp tục chuẩn bị các giấy tờ sau:

    • Giấy đề nghị được cấp giấy phép kinh doanh
    • Giấy chứng nhận kinh doanh (photo)
    • Hợp đồng trao đổi, mua bán rượu với cơ sở kinh doanh hợp lệ theo luật pháp (photo có công chứng)
    • Giấy phép phòng cháy chữa cháy tại địa điểm
    • Giấy phép cam kết bảo vệ môi trường
    • Giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

    Hồ sơ này tiếp tục gửi lên cơ quan ban đầu bạn gửi, và sau 20 ngày sẽ được thông báo kết quả.
    Xem thêm:

    4. Những lưu ý khi mở cửa hàng rượu

    Sau khi thực hiện xong thủ tục giấy tờ, bạn có thể yên tâm sẽ mở cửa hàng rượu để kinh doanh. Tuy nhiên, đây là mặt hàng “khó vượt qua điều kiện tiêu chuẩn”, nên phải đảm bảo được những nguyên tắc nhất định.
    những lưu ý khi mở cửa hàng rượu

    4.1 Nguồn hàng nhập về uy tín và đảm bảo

    Để kinh doanh và nhận được sự tín nhiệm của cơ quan cũng như khách hàng, nguồn cung cấp rượu là quan trọng nhất. Bạn bắt buộc phải tìm nguồn cung cấp uy tín, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.
    Tuyệt đối không nhìn thấy quảng cáo phân phối rượu “siêu rẻ” mà tin lời và nhập hàng kém chất lượng về.
    Trong quá trình bàn bạc và ký kết hợp đồng, bên cửa hàng của bạn phải đảm bảo kiểm tra kỹ các giấy tờ kiểm định chất lượng để tránh bị lừa. Tham khảo giá cả và đàm phán. Bạn nên chọn loại rượu có danh tiếng từ trước.
    nguồn rượu nhập về uy tín và đảm bảo
    Đối với sản phẩm rượu truyền thống, bạn phải chọn cơ sở cung cấp rượu đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và được nhà nước bảo hộ quyền lợi.
    Chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm là yếu tố quyết định đến việc quán rượu của bạn có đi được lâu dài hay không? Có uy tín, đảm bảo hay không? Khách hàng có tin tưởng quán rượu của bạn hay không?

    4.2 Lựa chọn vị trí mặt bằng “đắc địa”

    Để khách hàng dễ dàng nhìn thấy thương hiệu của bạn, bạn nên lựa chọn mặt bằng nằm ở khu vực rộng rãi, thoáng mát. Không nằm trên trục đường một chiều, càng gần khu chung cư càng tốt.

    4.3 Chuẩn bị sẵn hầm bảo quản rượu

    Sau khi xác định chắc chắn rằng, bạn sẽ mở cửa hàng rượu, hãy chuẩn bị cho cửa hàng một hầm để rượu “thật hoành tráng”. Đây là điều không thể thiếu, bởi lẽ, rượu tốt để ở ngoài không khí càng lâu càng bị giảm hương liệu và chất lượng rượu.
    Hầm rượu vừa là nơi chứa đựng rượu, cũng là điều chứng minh sự chuyên nghiệp của cửa hàng bạn. Tính chuyên nghiệp phải bắt đầu từ những điều nhỏ bé đến lớn lao nhất. Hãy để chuyên nghiệp gọi tên cửa hàng rượu của bạn.

    4.4 Lên kế hoạch marketing hiệu quả

    Marketing là bước không thể thiếu sau khi chuẩn bị xong tất cả các bước ở cửa hàng. Để cửa hàng của bạn vận hành một cách tốt nhất và tiếp cận được với lượng khách hàng đông đảo nhất, hãy tận dụng nền tảng số.
    Bạn có thể bán hàng, quảng cáo trên Mạng Xã hội hoặc các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, đây là mặt hàng giới hạn độ tuổi, vì vậy sẽ có những hạn chế nhất định trong việc quảng cáo.
    marketing cho quán rượu
    Bên cạnh nền tảng số, bạn có thể tổ chức các chương trình kỷ niệm, nhân dịp khai trương, sinh nhật, khuyến mãi. Chương trình khuyến mãi có thể là uống thử loại rượu sang trọng nào đó. Ngoài ra có thể tặng quà lưu niệm từ nhà hàng. Tặng phiếu tri ân khách hàng cho lần mua tiếp theo cũng là lựa chọn hợp lý,…
    Tất cả những việc đó nhằm mục đích truyền thông cho quán rượu của bạn.

    5. Một số cửa hàng rượu sang trọng bậc nhất Thủ đô Hà Nội

    • Nhà hàng Hầm Lã Vọng: 2C Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Gruzia Restaurant – Wine House: 150 Nguyễn Chánh, Khu A10 Nam Trung Yên, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • HL’s Restaurant – Wine & Steak: Số 2 Ngõ 118 Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Nhà Hàng Huyền Thư Wine Cellar & Steakhouse: Số 8, 8D Phố Hàm Long, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Nhà hàng rượu vang Paula’s Wines: B1 Mandarin Garden – Hoà Phát, Phố Hoàng Minh Giám, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Mapa Cafe & Restaurant: 124 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội
    • Nhà Hàng rượu vang nhập khẩu Red Apron Fine Wines and Spirits: 28 Xuân Diệu, Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ, Hà Nội
    • Moo Beef Steak: 2F Nguyễn Khánh Toàn, Phường Quan Hoa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

    cửa hàng rượu nổi tiếng bậc nhất ở hà nội</
    tổng kết
    Xem thêm:

    6. Tổng kết

    Tóm lại, kinh doanh cửa hàng rượu đang là thị trường nhiều tiềm năng và thu được nhiều lợi nhuận. Lựa chọn kinh doanh loại mặt hàng này, bạn sẽ đối mặt với giấy tờ thủ tục phức tạp. Tuy nhiên, khi có kế hoạch và vốn hiểu biết nhất định, đây là cơ hội chính bạn phát hiện và nắm giữ được.
    Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã cung cấp cho các bạn các thông tin cụ thể về các kiến thức cần có khi mở cửa hàng rượu. Chuyên mục khởi nghiệp nhà hàng sẽ tiếp tục mang đến những thông tin hữu ích trong kinh doanh và khởi nghiệp trong các bài viết tiếp theo.

    Top 12+ quán cơm rang ngon “hết nước chấm” tại Hà Nội

    top 12+ quán cơm rang ngon hết nước chấm tại hà nội không thể bỏ qua

    Cơm rang là món ăn được nhiều bạn trẻ ưa thích. Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá top 12+ quán cơm rang ngon ở Hà Nội không thể bỏ qua nhé.

    Thủ đô Hà Nội chứa đựng cả một nền ẩm thực đặc sắc và tinh túy. Không phải ngẫu nhiên mà Ẩm thực Việt nói chung và ẩm thực Hà Thành nói riêng được giới ẩm thực thế giới đánh giá là một trong những đất nước có nền ẩm thực phong phú, độc đáo nhất thế giới. Hôm nay, cùng Nhà Hàng số khám phá nét độc đáo trong ẩm thực bình dân đất Hà Thành. Đó là các quán cơm rang ngon tại Hà Nội nhất định bạn phải thử một lần.

    1. Top những quán cơm rang truyền thống khách “đến là mê”

    1.1 Cơm rang đường Nguyễn Du

    Địa chỉ đầu tiên bạn không thể bỏ qua đó là cơm rang Nguyễn Du. Ấn tượng đặc biệt nhất ở quán cơm rang này là sự đậm đà về hương vị và đa dạng về nguyên liệu món ăn. Quán cơm luôn đảm bảo suất ăn của bạn nóng và giòn, đĩa cơm đầy ú ụ đảm bảo bạn ăn ngon và no sau buổi làm việc mệt mỏi. Đĩa cơm trang trí cực kỳ bắt mắt, hạt cơm vàng, béo ngậy và hạt cơm mũm mĩm.
    Bạn nên đến sớm đặc biệt là buổi chiều, bởi vì quán rất đông khách. Đến muộn sẽ phải chờ rất lâu.
    Thông tin chi tiết

    • Giá thành: khoảng 50-80 nghìn/suất tùy món ăn kèm.
    • Địa chỉ: số 7 Nguyễn Du, quận hai Bà Trưng, Hà Nội.
    • Giờ mở cửa: 6h-21h (nghỉ trưa từ 14h-17h)

    cơm rang đường nguyễn du hà nội

    1.2 Cơm rang 106 Nguyễn Khang

    Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến quán cơm rang này là sự nhiệt tình, thân thiện của chủ quán. Chủ quán khoảng 35 tuổi, trẻ trung và rất sắc sảo. Thực đơn cơm rang của nhà hàng gồm hai món: cơm rang dưa bò và cơm rang thập cẩm. Nếu muốn ăn cơm rang kèm với cải xào bò, bạn có thể order với chủ quán.
    Đĩa cơm nóng giòn, thơm phức, là sự kết hợp, hòa quyện của cơm, gia vị, bò và dưa. Hạt cơm không dẻo quá cũng không khô quá, vừa đạt đến độ đủ vị. Quán còn cho thêm bơ thực vật nên cơm có vị béo ngậy của bơ. Đó là nét riêng của quán. Quán có món dưa góp ăn kèm được làm rất khéo, là sự hòa quyện của vị chua, cay, mặn và ngọt. Là sự kết hợp tuyệt vời khi ăn kèm với cơm rang.
    Chủ quán còn tiết lộ, do không tốn chi phí thuê mặt bằng, nên quán có giá thành thấp hơn so với các quán cơm rang khác. Chỉ với 30-35 nghìn đồng, bạn đã thưởng thức một đĩa cơm rang đầy ú, đầy đủ cả bữa chính và bữa đi kèm. Quán cơm này hoàn toàn phù hợp với sinh viên, người mới đi làm hoặc thu nhập tầm trung. Thu nhập tầm cao cũng hoàn toàn thưởng thức được hương vị tuyệt vời của quán.
    Bên cạnh cơm rang, bạn có thể thưởng thức tinh hoa của phở bò truyền thống Hà Nội tại đây. Đây là quán chuyên về cơm rang, phở bò có giá cả phải chăng và chất lượng đảm bảo.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: Khoảng 30-40 nghìn/suất
    • Địa chỉ: Số 106, Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 6h-20h (nghỉ trưa từ 14h-17h)

    cơm rang dưa bò quán cơm rang 106 nguyễn khang cầu giấy

    1.3 Cơm rang “Dung quán”

    Đây là một quán cơm rang ngon tại Hà Nội. Nếu như phong cách truyền thống của cơm rang Hà Nội là trộn lẫn tất cả các món lại với nhau, thì Dung quán tách riêng từng món ra. Với một suất cơm rang dưa bò, cô chủ quán có thể bày ra cả một “mâm cơm” thịnh soạn cho bạn.
    Cơm ở đây rang đều, hạt gạo mẩy, hòa trộn với vị béo ngậy của dầu điều khiến món ăn càng đậm vị hơn. Cơm không đựng trong đĩa mà đựng trực tiếp trong bát sứ đầy. Trên bát cơm là một ít hạt tiêu xay để món ăn thêm dậy mùi. Suất cơm đầy đặn, dưa bò và nước canh đậm vị, hòa quyện giữa độ chua của dưa và hương thơm của bò tái.
    Thông tin chi tiết

    • Giá thành: khoảng 45 – 50 nghìn/suất
    • Địa chỉ: số 38 Mã Mây, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 8h-22h

    cơm rang thập cẩm dung quán
    cơm rang dưa bò quán cơm rang 106 nguyễn khang

    1.4 Cơm rang Khải Béo

    Đây là lựa chọn lý tưởng cho dân văn Phòng tại quận Ba Đình. Ưu điểm của quán là không gian rộng rãi, thoáng mát, có điều hòa mát lạnh. Bàn ăn đặt ở cả vỉa hè và trong cửa hàng, khách hàng tùy ý lựa chọn vị trí ngồi.
    Quán cơm cũng đầu tư cho việc bán cơm mang về. Hộp đựng, đũa thìa và khăn giấy, gia vị được chuẩn bị tươm tất, đầy đủ và sạch sẽ. Thực đơn món tương đối đa dạng: Cơm rang gà, Cơm rang dưa bò, cơm rang thập cẩm. Bên cạnh cơm, quán còn phục vụ bún và miến.
    Cơm rang ở quán mềm và dẻo, có cả nước dùng để tránh khô miệng. Món ăn được yêu thích nhất ở đây là cơm rang gà.
    Cơm rang mềm kết hợp với thịt gà nóng hổi, ngậy béo và mỡ màng nên nhiều thực khách yêu thích. Nhược điểm của quán là vào tầm trưa khách đông nên có thể thiếu chỗ ngồi hoặc phải chờ. Tuy nhiên, khách hàng sẽ không phải chờ quá lâu vì đội ngũ nhân viên đông, nhanh và rất thân thiện nhiệt tình.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 40-50 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 12 Vạn Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 6h-21h (nghỉ trưa 15-17h)

    cơm rang dung quán

    2. Những quán cơm rang có công thức mới lạ độc đáo

    2.1 Cơm rang cua Bà Thảo

    Đây là thực đơn đặc biệt và tương đối lạ trong các quán cơm rang ngon tại Hà Nội. Gạch cua được chế biến khéo léo để không bị tanh nhưng cũng không mất đi mùi vị nguyên bản. Sau đó, kết hợp với cơm rang, một ít hành khô, bạn sẽ được một suất cơm ngon “khó cưỡng” và mới lạ.
    Cơm rang cua Bà Thảo có sự kết hợp mới lạ và độc đáo của nhiều nguyên liệu, từ truyền thống đến sáng tạo: cơm, trứng, hành tây, hành khô và cua. Cua không phải là miếng thịt bản to mà là món cua được sơ chế, chế biến kỹ càng. Món cua gần như trở thành “ruốc cua” với đặc điểm: khô, vụn, đậm vị. Ăn vào vừa ngon vừa lạ miệng.
    Món cơm rang cua tương đối khô và đậm vị. Phần ruốc cua đậm đà, thơm, hòa quyện cùng phần cơm rang nóng dẻo, ngậy của trứng. Thi thoảng, bạn sẽ ăn được nguyên liệu giòn và ngọt từ hành phi cùng hành tây.
    Để thêm phong phú và đổi hương vị, bạn có thể gọi thêm thịt bò hoặc thịt gà kết hợp trong cơm rang cua. Cơm rang Bà Thảo nhận đặt hàng cả ngày và ship vào sáng hôm sau. Để đĩa cơm rang hấp dẫn hơn, thực khách có thể mix thêm cơm rang cua với thịt bò, thịt gà.  Bên cạnh cơm rang cua, quán cũng bán cả xôi là món nổi tiếng của quán. Bạn có thể thưởng thức thêm.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 40-45 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 41, Đường Thành, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 8h-20h

    cơm rang cua bà thảo2.2 Cơm rang kim chi K Food

    Nếu bạn đang tìm quán cơm rang giữa lòng Hà Nội, thì cơm rang kim chi F Food chính là địa điểm đáng đến. Cơm rang kim chi là sự kết hợp hòa quyện giữa văn hóa ẩm thực Hà Quốc với món ăn truyền thống Việt Nam.
    Điểm cộng đầu tiên của quán là không khí sạch sẽ, thoáng mát và sang trọng. Cách phục vụ hết sức chuyên nghiệp, không phải quán cơm nào cũng xây dựng. Đĩa cơm ở đây không vàng ruộm như các quán cơm rang truyền thống.
    Cơm rang kết hợp với màu vàng cam đậm của từng lát kim chỉ thái nhỏ, ướp chuẩn vị Hàn Quốc. Kết hợp với nhiều loại gia vị khác nhau, bạn như được cùng đĩa cơm phiêu du qua những miền văn hóa ẩm thực bình dân của Hàn Quốc.
    Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt, cay và đậm đà của kim chi. Vị bùi, dẻo và ngọt của cơm kết hợp với trứng ốp la đã cho bạn một bữa ăn hoàn hảo tuyệt vời.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 50 nghìn/suất
    • Địa chỉ ở tầng 1, nhà 17T3 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 8h-20h

    cơm rang kim chi ngon

    cơm rang kim chi

    2.3 Cơm rang cay

    Một quán cơm rang ngon tại Hà Nội bạn không thể bỏ qua là cơm rang cay 73 Phạm Hồng Thái. Quán này đã xuất hiện trên nhiều trang review ẩm thực.
    Tại đây, cơm rang vàng được rang cùng với dưa, thịt bò vừa vị. Bò xào dưa vừa chín tới, đạt đến độ “vừa đủ”. Mặc dù diện tích quán bé, chỉ ở một góc nhỏ trên đường Phạm Hồng Thái nhưng khách hàng lúc nào cũng đông.
    Thưởng thức món cơm rang, khách hàng nào cũng tấm tắc khen ngon. Đồ ăn và không gian chế biến tương đối sạch sẽ. Món tương ớt tự làm cũng khiến khách hàng phải “quay trở lại nhiều lần” với vị cay dịu, thơm nồng nhưng không đậm vị. Kết hợp với món cơm rang thì ngon hết sảy. Nếu bạn muốn ăn thêm trứng ốp hoặc phần lạp xưởng, hoàn toàn có thể order với chủ quán. Đây là một sự kết hợp tuyệt vời.
    Ngoài ra, quán lúc nào cũng phục vụ món bánh chưng rán cháy cạnh, nóng giòn bên ngoài, dẻo thơm bên trong. Để tránh mất đi vị ngon của bánh, món này chỉ phục vụ tại quán và không mang về.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 65 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 73, Phạm Hồng Thái, Ba Đình, Hà Nội
    • Fanpage: Cơm rang cay Phạm Hồng Thái
    • Giờ mở cửa: 09h – 22h

    cơm rang cay ngon hà nội

    2.4 Cơm rang gà quay phố Bà Triệu

    Đến với quán cơm rang gà quay phố Bà triệu, bạn sẽ đến với “thiên đường ẩm thực” đa dạng, đặc biệt là các món gà. Thực đơn cơm rang của quán tương đối đa dạng. Bên cạnh cơm rang gà, còn có cả cơm rang hải sản, cơm rang truyền thống như dưa bò, thập cẩm,…
    Chỉ cần khách hàng muốn, quán có sự kết hợp đa dạng nhưng vẫn đảm bảo vị ngon hoàn hảo cho thực khách.
    Món “tủ” của quán là cơm rang gà quay. Trên đĩa cơm rang nóng hổi còn bốc hơi nghi ngút, một đùi gà quay vàng béo ngậy được đặt lên như phần tinh túy tuyệt vời nhất của ẩm thực bình dân. Hạt cơm tơi, săn và không bị nhão hoặc dẻo quá. Trên đĩa cơm rang, Đùi gà lớn ăn ra cả má và lan đến phần lườn gà. Phần không thể thiếu là nước sốt cà chua rưới lên miếng thịt gà khiến khách hàng càng thêm ngon miệng. Trong lúc đang đói, cắn một miếng gà chua ngọt kèm thêm nước sốt càng dậy vị khiến chúng ta cảm nhận được sự tuyệt vời của ẩm thực.
    Miếng gà to nhưng thịt gà không hề bở. Bên ngoài quay giòn, bên trong vừa mềm vừa dai. Thịt gà được tẩm ướp gia vị nên không hề bị nhạt bên trong. Tất cả đạt đến độ “đủ” trong một món ăn ngon. Nhược điểm của cửa hàng này là cơm hơi khô do rang với trứng. Tuy nhiên, bạn có thể kết hợp với nước gà luộc và dưa góp để tránh khi ăn bị ngấy.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 40-65 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 29 Bà Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Fanpage: Cơm rang gà quay 29 Bà Triệu
    • Giờ mở cửa: 08h30 – 22h

    cơm rang gà quay
    cơm rang gà quay bà triệu
    cơm rang gà quay bà triệu hà nội
    Xem thêm:

    2.5 Cơm đảo gà rang Tống Duy Tân

    Phố Tống Duy Tân có nhiều quán gà, và quán nổi tiếng nhất là ở số 24, Tống Duy Tân. Nơi dây được nhiều thực khách lưu tới và có lời khen. Không gian quán sạch sẽ, sáng sủa. Một suất cơm ở đây gồm cơm rang đảo cùng thịt gà rang, dưa muối. Cơm rất giòn, không đảo cùng trứng nên không bị khô và tanh nếu như để nguội. Thịt gà rang nhưng rất mềm, nước gà sánh rưới lên tạo vị béo ngậy khiến món ăn càng thêm tuyệt vời.
    Thông tin chi tiết

    • Giá thành: 40-60 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 24 Tống Duy Tân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 9h-22h30

    cơm đảo gà rang tống duy tân
    cơm đảo gà rang tống duy tân hà nội

    3. Quán cơm rang vỉa hè ngon tại Hà Nội

    3.1 Cơm rang Cô Tám

    Ưu điểm của quán cơm rang không phải là mặt bằng thuận lợi. Đây chỉ là một không gian nhỏ phục vụ được khoảng 15 vị khách tối đa. Tuy nhiên, tinh túy của quán nằm ở món ăn và cách phục vụ quán rất nhiệt tình của nhân viên.
    Món cơm rang dưa bò là món ăn “tủ” ở đây. Cơm rang ở đây không phải rang đều, hạt nào ra hạt đó, mà có sự kết hợp giữa giòn và dẻo. Cơm được rang cháy cạnh. Vừa giòn nhưng cũng không mất đi vị béo, bùi, dẻo của cơm. Dưa bò xào hết sức vừa miệng, có cái gì đó thanh lịch, đằm thắm của người dân Hà Thành. Cơm được phối với nhiều món ăn kèm khác bạn có thể lựa chọn.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: Khoảng 30 – 50 nghìn/suất.
    • Địa chỉ :126 Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 7h-20h (nghỉ trưa 15-17h)

    cơm rang cô tám hai bà trưng
    cơm rang cô tám hai bà trưng hà nội

    3.2 Cơm rang Ngõ Tràng Tiền

    Tiếp tục là một quán có không gian thuộc hàng nhỏ hẹp. Nhưng chất lượng món ăn đã ăn đứt tất cả các tiêu chí khác. Quán cơm rang ngõ Tràng Tiền nằm ở ngay Hoàn Kiếm, nơi hội tụ tất cả các món ăn bình dân đến hiện đại ở Hà Nội.
    Thực đơn truyền thống, nhưng món ngon nhất ở đây là cơm rang dưa bò. Đĩa cơm đầy, hạt cơm vàng, dẻo và thơm ngậy của dầu điều kết hợp cùng trứng và hành khô nên cơm không bị khô. Dưa được xào chín tới, thịt mềm, thơm và không bị dai. Kết hợp với dưa bò chua đủ vị. Tất cả tạo nên một đĩa cơm rang rất vừa miệng.
    Nhược điểm của quán này là dưa và bò tương đối ít. Tuy nhiên, đổi lại, bạn sẽ có đĩa cơm đầy cùng bát canh ngon và dưa góp chuẩn vị. Thực đơn quán tương đối đa dạng: cơm rang gà, cơm rang xá xíu, cơm rang trứng, bạn có thể tùy ý lựa chọn.
    Thông tin chi tiết

    • Giá cả: 40-50 nghìn/suất
    • Địa chỉ: 8 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
    • Giờ mở cửa: 9h-18h

    cơm rang ngon tràng tiền hà nội
    cơm rang ngon trang tiền hoàn kiếm
    Xem thêm:

    4. Tổng kết

    Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã tổng hợp thành TOP địa điểm những quán cơm rang ngon tại Hà Nội không thể không ghé thăm trong mùa thu này. Giá thành vừa phải, hạt cơm nóng hổi, vừa dẻo vừa giòn kết hợp với vị chua chua vừa phải của dưa bò. Còn gì tuyệt vời hơn sau những giờ làm việc căng thẳng, chúng ta được thả mình trong dư vị của món cơm rang tuyệt phẩm? Hãy đến trực tiếp và thưởng thức để hiểu rõ hơn về hương vị tuyệt vời của các quán cơm rang này nhé.

    Setup quán trà sữa nhỏ đảm bảo “khách đến là mê”

    setup quán trà sữa nhỏ đảm bảo khách đến là mê

    Setup quán trà sữa nhỏ xinh đang thu hút nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ mong muốn khởi nghiệp nhưng có nguồn vốn hạn chế.

    Kinh doanh trà sữa rộ lên trong những năm gần đây và mang lại nguồn lợi nhuận rất lớn cho các chủ quán. Nếu bạn chỉ có trong tay một số vốn “vừa phải”, bạn nên lựa chọn setup quán trà sữa nhỏ xinh. Hôm nay Nhà Hàng Số sẽ cung cấp các tips setup quán trà sữa nhỏ tiết kiệm chi phí nhất.

    1. Ưu điểm khi kinh doanh quán trà sữa nhỏ

    Theo thống kê sơ bộ của cục quản lý thị trường, mỗi năm quy mô thị trường trà sữa ở nước ta đạt hơn 300 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm. Trong một cuộc khảo sát, có khoảng 53% khách hàng nữ yêu thích loại đồ uống này. Trẻ em và nam giới chiếm 35%. Với nguồn khách hàng tiềm năng đó, mở quán trà sữa trở thành lựa chọn ưu tiên cho các start-up.

    1.1 Tiết kiệm chi phí

    Khi quyết định kinh doanh quán trà sữa nhỏ, chi phí sẽ không còn là vấn đề quá lớn. Với khoảng 50-100 triệu đồng trở lại, bạn đã hoàn toàn có thể làm chủ quán trà sữa nhỏ của mình. Với nguồn vốn thấp, bạn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí.
    Tùy theo từng hình thức, chi phí mặt bằng sẽ giảm thiểu đáng kể. Nếu bạn có ý định kinh doanh online, thậm chí bạn còn không mất chi phí mặt bằng. Với 100 triệu đồng, bạn hoàn toàn cỏ thể mở được một quán trà sữa nho nhỏ với đầy đủ tiện nghi. Số lượng khách phục vụ có thể lên tới 20-30 người. Với chi phí này, bạn hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn phù hợp, đa dạng.
    quán trà sữa nhỏ tiết kiệm chi phí tối đa
    Có một điều lưu ý là vị trí mặt bằng. Với số vốn này ở thành phố, bạn sẽ không chọn được vị trí mặt đường thuận lợi quá. Không gian quán sẽ nhỏ khoảng 20-25 mét vuông. Điều bạn cần lưu ý là dành thời gian hoặc chi phí decor lại quán sao cho phù hợp và độc đáo.
    Mặc dù tiết kiệm chi phí, nhưng bạn vẫn phải cân đối và tính toán kỹ lưỡng. Mặt khác, mô hình kinh doanh nhỏ nên bạn cần có chiến lược lâu dài để quảng cáo và giữ chân khách hàng.

    1.2 Rủi ro thấp

    Số vốn càng ít thì rủi ro càng thấp. Với số vốn chưa đến 100 triệu đồng, khi kinh doanh trà sữa nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, đồ dùng… không nhiều nên nếu hỏng hóc sẽ không mất quá nhiều chi phí.
    Việc của bạn là tận dụng và đưa ra chiến lược marketing phù hợp. Còn lại bạn sẽ không lo lỗ quá nhiều nếu việc kinh doanh diễn ra không thuận lợi hoặc gặp vấn đề không may nào đó.

    1.3 Tận dụng các hình thức Marketing trên các nền tảng số

    Để setup một quán trà sữa nhỏ, bạn cần tính toán đến chiến lược quảng cáo lâu dài. Kinh doanh online và tận dụng các nền tảng số là một phương tiện tốt để bạn có thể đưa sản phẩm của mình đến khách hàng.
    marketing trên nền tảng số là cách quảng cáo tối ưu
    Các hình thức marketing phổ biến sẽ là phát tờ rơi, quảng cáo, thực hiện các chương trình khuyến mãi. Khai trương, chúc mừng sinh nhật hoặc tri ân khách hàng theo tuần, theo tháng cũng là một ý tưởng hiệu quả. Thực hiện được các chương trình này, bạn sẽ vừa tận dụng được nguồn quảng cáo có sẵn, vừa tiết kiệm chi phí.
    Phát triển và xây dựng thương hiệu qua các trang mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Nhóm đối tượng uống trà sữa hầu hết đều dùng các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể xây dựng một fanpage, một kênh youtube hoặc tiktok và phát triển chúng.
    Về lâu dài, bạn cần có kế hoạch để chăm sóc và phát triển các kênh này. Với nguyên tắc 80/20, trong đó 80% nội dung là cung cấp kiến thức, 20% bán hàng, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng qua kênh này.

    2. Quy trình setup quán trà sữa nhỏ

    Từ bước lên ý tưởng đến đưa quán trà sữa vào vận hành trải qua nhiều bước. Dưới đây là quy trình mà Nhà Hàng Số khái quát.

    Bước 1: Xác định tệp khách hàng

    Để kinh doanh bất kì một mặt hàng nào, bước đầu tiên bạn phải xác định được tệp khách hàng của mình. Xác định và hiểu rõ được tâm tư, tình cảm, mong muốn của khách hàng, bạn mới tiến hàng được các bước tiếp theo.
    học sinh, sinh viên là tệp khách hàng tiềm năng của các quán trà sữa
    Nhóm đối tượng uống trà sữa thường xuyên là học sinh, sinh viên và người mới đi làm. Phổ biến ở độ tuổi từ 10-25 tuổi. Với chi phí không quá đắt đỏ, nhóm đối tượng này sẽ được xếp vào dạng “khách hàng tiềm năng”
    Nhóm khách hàng này độc lập về kinh tế, đã có gia đình sẽ sử dụng trà sữa ở mức độ “ít thường xuyên” hơn. Có thể họ không dùng, nhưng mua về cho con/em/gia đình của mình. Hoặc trong một buổi gặp gỡ, họ sẽ đi uống trà sữa với bạn/nhóm bạn của mình. Tuy nhiên, do đặc thù hạn chế về thời gian, nên nhóm đối tượng này chỉ phổ biến đi vào ngày cuối tuần.

    Bước 2: Chuẩn bị nguồn vốn

    Để kinh doanh, nguồn vốn ban đầu đóng vai trò quyết định. Setup một quán trà sữa nhỏ sẽ đỡ tốn kém hơn, nhưng có một số mô hình chiếm không ít chi phí. “Lựa cơm gắp mắm” là quy tắc nên tuân thủ và sử dụng trong trường hợp này.
    chi phí mở quán trà sữa nhỏ
    Để đi vào vận hành quán trà sữa nhỏ, bạn cần phân chia nguồn vốn thành nhiều chi phí:

    • Chi phí mặt bằng nếu chưa có mặt bằng (10-20 triệu/ tháng, chưa kể tiền cọc)
    • Chi phí Decor, thiết kế quán trà sữa (10-15 triệu)
    • Chi phí trang thiết bị, nguyên vật liệu (30- 50 triệu)
    • Chi phí nhân viên, tiền điện nước, giấy phép kinh doanh (20-30 triệu)
    • Chi phí phát sinh, marketing cho quán (khoảng 10 triệu)

    Bước 3: Lựa chọn vị trí mặt bằng

    Địa điểm lý tưởng của quán trà sữa là khu vựa đông dân cư, gần các khu chung cư các tốt. Các vị trí gần công viên, khu vui chơi giải trí hoặc các trường học, khu phố cũng là một vị trí “đắc địa”.
    Tuy nhiên, nếu không đủ nguồn kinh phí, những nơi ít quán hàng cũng là một lợi thế vì ít người cạnh tranh. Nếu đặt vị trí quán ở đây, bạn phải đảm bảo tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng của mình. Nếu không, việc kinh doanh sẽ thiếu tính khả thi.

    Bước 4: Xác định ý tưởng

    Bạn có thể xây dựng lại quán trà sữa nhỏ ngay từ đầu hoặc mua thương hiệu các quán uy tín.
    Nếu có điều kiện, đây là một hình thức kinh doanh tiềm năng lớn. Tức là bạn sẽ không còn lo việc khách hàng chưa biết đến sản phẩm của mình. Khách hàng đã quá quen với thương hiệu trà sữa của bạn, và họ tin tưởng vào chất lượng cũng như hương vị. Bạn sẽ không phải marketing sản phẩm quá nhiều. Thực khách đã có niềm tin nhất định vào độ uy tín của thương hiệu sản phẩm.
    nhiều bạn trẻ lựa chọn mua thương hiệu trà sữa có tiếng
    Nhược điểm của hình thức này là nguồn vốn lớn. Bạn có trong tay hàng trăm triệu mới chỉ mua được công thức và thương hiệu sản phẩm. Với thương hiệu lớn có thể lên đến tiền tỷ.
    Xây dựng thương hiệu từ đầu: Ưu điểm của hình thức này là bạn sẽ làm chủ tất cả ý tưởng của mình, tiết kiệm chi phí đáng kể cho những việc khác. Chi phí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu khoảng 5 triệu. Chi phí khóa học pha chế khoảng 6 triệu, còn lại là chi phí khác cần thiết cho quán. Lưu ý, việc mua lại hay xây dựng thương hiệu từ đầu thì nhu cầu khách hàng là trên hết.

    Bước 5: Thiết kế và thi công quán trà sữa

    Đây là bước quan trọng trong việc setup quán trà sữa nhỏ. Không gian của quán nhỏ, nhưng phải có điểm nhấn và nét độc đáo khó trộn lẫn so với các quán khác. Việc thiết kế, thi công quán trà sữa sẽ dựa trên nhu cầu và tâm lý của khách hàng.
    thiết kế và thi công quán trà sữa
    Nhóm khách hàng tiềm năng là học sinh sinh viên sẽ có hơi hướng thiết kế trẻ trung, tone màu sáng, âm nhạc sôi động. Còn đối với khách hàng trên 30 tuổi, họ sẽ thích một không gian ấm áp, lãng mạn và có chiều sâu hơn.
    Trên mạng xã hội sẽ có nhiều mẫu thiết kế quán trà sữa nhỏ đẹp cho bạn tham khảo. Nếu bạn chưa có chuyên môn về mảng này, bạn nên đầu tư một đơn vị chuyên nghiệp. Mức giá được tính theo mét vuông, khoảng 200.000đ/m2 tùy diện tích.

    Bước 6: Xây dựng và hoàn thiện menu quán

    Nhu cầu khách hàng là yêu cầu quan trọng nhất của bước này. Sau khi có kiến thức chuyên sâu về trà sữa, bạn phải tiến hành xây dựng thực đơn. Khách hàng bao giờ cũng thích một thực đơn nhiều món, nhiều lựa chọn.
    Bạn nên thiết kế một Menu đa dạng và bắt mắt. Điều đó sẽ để lại ấn tượng cho khách hàng thay vì một thực đơn sơ sài, đơn giản. Tùy theo nguyên liệu và hiểu biết, thực đơn của bạn khoảng 20-30 thức uống.
    xây dựng và hoàn thiện menu quán
    Một điều đáng chú ý là bạn nên đầu tư vào topping. Khách hàng sẽ có nhiều trải nghiệm hương vị khi món trà sữa quán bạn luôn full topping và hương vị tuyệt vời.

    Bước 7: Mua trang thiết bị và nguyên liệu

    Về máy móc thiết bị

    • Máy dập nắp: Máy dập nắp thủ công khoảng 2 triệu và máy tự động khoảng 12 triệu.
    • Bình ủ trà: có dung tích từ 6l – 12l. Chi phí: 1 triệu đồng/máy; số lượng: 2-3 máy.
    • Các vật dụng khác: Nồi nấu trà; Máy xay hoặc bình shaker; Ca đong định lượng; cốc, ống hút.
    • Về nguyên liệu pha chế trà sữa có: Trà; hương hiệu trà; topping

    Bước 8: Đăng ký kinh doanh

    Nếu mở quán, bạn nên đăng ký giấy phép kinh doanh và thủ tục kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây sẽ là một dạng “bảo hiểm” nữa cho quán trà sữa của bạn. Phòng khi có tranh chấp hoặc tai nạn không đáng có, bạn sẽ được pháp luật bảo hộ.

    Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán

    Các hình thức marketing phổ biến sẽ là phát tờ rơi, quảng cáo, thực hiện các chương trình khuyến mãi. Khai trương, chúc mừng sinh nhật hoặc tri ân khách hàng theo tuần, theo tháng cũng là một ý tưởng hiệu quả. Thực hiện được các chương trình này, bạn sẽ vừa tận dụng được nguồn quảng cáo có sẵn, vừa tiết kiệm chi phí.
    lên kế hoạch marketing cho quán trà sữa
    Phát triển và xây dựng thương hiệu qua các trang mạng xã hội giúp bạn tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Nhóm đối tượng uống trà sữa hầu hết đều dùng các nền tảng mạng xã hội. Bạn có thể xây dựng một fanpage, một kênh youtube hoặc tiktok và phát triển chúng.
    Về lâu dài, bạn cần có kế hoạch để chăm sóc và phát triển các kênh này. Với nguyên tắc 80/20, trong đó 80% nội dung là cung cấp kiến thức, 20% bán hàng, bạn hoàn toàn có thể tiếp cận được nguồn khách hàng tiềm năng qua kênh này.
    Xem thêm:

    3. Một số lưu ý khi chuẩn bị nguồn vốn

    3.1 Về chi phí nguyên liệu và trang thiết bị

    Trong các khoản chi phí này, chi phí tốn kém nhất là trang thiết bị và nguyên vật liệu. Vì kinh doanh lâu dài, nên bạn phải tìm hiểu và mua trang thiết bị bền và chất lượng. Tránh trường hợp mới sử dụng đã hỏng hóc sẽ tốn kém hơn.
    Về nguyên vật liệu, bạn phải tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nguyên liệu là nền tảng quan trọng quyết định hương vị của trà sữa. Nếu bạn chưa có kiến thức về trà sữa, bạn có thể tham gia vào các hội nhóm pha chế để học hỏi thêm kinh nghiệm. Nếu chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh, một khóa học setup quán trà sữa nhỏ là phương án hợp lý.
    khóa học kinh doanh trà sữa là một lựa chọn hợp lý
    Với tổng nguồn vốn hiện có, bạn phải phân chia và cân đối thật hợp lý. Nên lựa chọn mặt bằng “phù hợp với túi tiền” thay vì những địa điểm quá đắt đỏ. Như vậy sẽ khiến nguồn ngân sách của bạn thâm hụt.

    3.2 Chi phí thiết kế và quảng cáo

    Chi phí Marketing và quảng cáo là nguồn chi phí cần thiết và nên có. Vì vị trí và quy mô quán trà sữa nhỏ, nên cách tốt nhất để khách hàng biết đến sản phẩm của quán bạn là quảng cáo.
    Vì quy mô quán trà sữa rất nhỏ, nên bạn phải dành thời gian và tâm huyết trang trí và thiết kế lại quán. Dù là xe đẩy vỉa hè, quán nhỏ, bạn cũng phải thiết kế quán thật độc đáo và bắt mắt. Ấn tượng thị giác tốt sẽ khiến khách hàng quay lại với quán lần sau.
    Để tiết kiệm chi phí, hệ thống bóng đèn led trang trí là một lựa chọn phù hợp. Bóng đèn này vừa đa dạng mẫu mã, vừa tiết kiệm năng lượng, đẹp mắt và tạo điểm nhấn. Hãy biến quán trà sữa nhỏ của trở thành ngôi sao tươi sáng nhất trong mắt khách hàng.
    trang trí quán trà sữa sẽ thu hút khách hàng hơn
    Cuối cùng, bạn phải dành ra một nguồn kinh phí duy trì hoạt động phòng khi hai tháng đầu chưa có lãi. Đây giống như bảo hiểm dành cho quán trà sữa của bạn. Khoản chi phí này sẽ đảm bảo cho quán của bạn tiếp tục hoạt động trong thời gian thu hồi và huy động vốn.

    4. Một số mô hình quán trà sữa nhỏ tiêu biểu

    4.1 Setup mô hình kinh doanh quán trà sữa online

    Kinh doanh online, giao hàng tận nơi, không có mặt bằng đang là lựa chọn của nhiều người muốn khởi nghiệp nhưng kinh phí thấp. Đây là hình thức hợp tác với các nhà hàng, quán ăn, quán uống có sẵn. Việc cộng sinh này giúp quán ăn phát triển thêm kênh phân phối online bên cạnh bán hàng tại chỗ.
    Ý tưởng này dựa trên hình thức kinh doanh đa cấp. Bạn sẽ tự quảng bá cho thương hiệu của nhà hàng và trực tiếp nhận đơn, giao đồ ăn, thu tiền của khách. Nhà hàng gốc sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu và món ăn cho bạn.
    mô hình trà sữa online
    Ưu điểm của mô hình này là không mất chi phí mặt bằng và tiến vối. Việc của bạn là đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo sản phẩm. Tuy nhiên, hạn chế là bạn sẽ bị phụ thuộc vào nhà hàng gốc. Bạn không thể kiểm soát được số lượng khách hàng và thời gian giao nhận. Điều đó có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

    4.2 Setup mô hình kinh doanh trà sữa di động

    Ý tưởng này phù hợp với nhóm học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Với nguồn chi phí khoảng 10-20 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình một “cửa hàng lưu động”.
    Chi phí cụ thể như sau: xe đẩy khoảng 6 triệu đồng. Nguyên liệu khoảng 2 triệu đồng, chi phí vật dụng khoảng 2 triệu đồng. Bạn đã sở hữu một “quán trà sữa di động” được rồi.
    mô hình trà sữa di động
    Vị trí mặt bằng mô hình này phổ biến là vỉa hè gần các trường học, trường đại học. Nhóm đối tượng khách hàng chắc chắn là học sinh sinh viên. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức này là thiếu chủ động khi thời tiết không ủng hộ. Và đặc biệt là có thể bị cơ động hoặc đội cảnh sát đô thi “rượt” vì kinh doanh trên vỉa hè.
    Khi kinh doanh trà sữa vỉa hè, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt, ví dụ viết menu bằng bút neon nhiều màu, có loa đài phát nhạc liên tục để thu hút khách hàng.
    Xem thêm:

    4.3 Mô hình kinh doanh trà sữa kết hợp đồ ăn vặt

    Bên cạnh trà sữa, bạn có thể tăng thêm thực đơn cho quán của mình bằng các món ăn vặt khác. Hãy biến quán trà sữa nhỏ của bạn thành “thiên đường đồ ăn vặt cho giới trẻ”.
    Để tiến hàng kinh doanh mô hình này, bạn phải có thêm kiến thức về đồ ăn vặt. Có thể là các loại hoa quả dầm, các loại chè hoặc các loại sinh tố, nước ép. Chi phí máy móc cũng sẽ độn lên kha khá. Vì bạn sẽ phải đầu tư thêm các máy xay hoa quả, máy xay sinh tố, máy pha cà phê nữa.
    mô hình trà sữa kết hợp đồ ăn vặt
    Chi phí nguyên vật liệu sẽ tăng lên gấp đôi so với nguồn vốn ban đầu bạn có. Tuy nhiên, so với nguồn vốn bạn bỏ ra thì lợi nhuận thu về cũng không ít. Khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn hơn. Cửa hàng sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn. Tiềm năng lần sau khách hàng trở lại sẽ cao hơn.

    4.4 Mô hình Buffet trà sữa

    Buffet trà sữa là bài toán thông minh của nhiều bạn trẻ mới khởi nghiệp. Điều lưu ý đối với mô hình này là kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào. Mô hình này sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí và thời gian chuẩn bị cho nhóm khách hàng mang đi.
    Mô hình này lấy sự đa dạng của topping làm nét độc đáo. Chủ quán thu thập “đủ các thể loại topping trên đời”, sau đó ra đời buffet trà sữa. Các loại topping xịn xò như: phô mai viên, pudding trứng, trân châu,… được đẩy giá lên. Thực đơn có nhiều suất buffet cao cấp gây kích thích khách hàng sử dụng.
    mô hình buffet trà sữa
    Bài toán kinh tế là điều đáng lưu ý của mô hình buffet trà sữa lưu ý. Chủ nhà hàng phải đảm bảo chi phí nguyên liệu thấp hơn giá vẻ từ 20-30%.

    5. Tổng kết

    Trên đây là tất tần tật quy trình và những điều lưu ý khi bạn muốn setup quán trà sữa nhỏ. Hi vọng những kiến thức mà Nhà Hàng Số cung cấp này giúp bạn tự tin bước vào con đường khởi nghiệp quán trà sữa của mình.

    Kinh nghiệm mở quán trà sữa vốn 50 triệu thu lời nhanh

    kinh nghiệm mở quán trà sữa vốn 50 triệu thu lời nhanh

    Mở quán trà sữa vốn 50 triệu là lựa chọn của nhiều bạn trẻ đang có ý định khởi nghiệp nhưng trong tay chưa có nhiều kinh phí.

    Thị trường trà sữa đang bão hòa trong những năm gần đây. Tuy nhiên, trà sữa vẫn là mặt hàng “béo bở” bởi nhiều tiềm năng nhưng tốn ít kinh phí. Hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ mách nước cho bạn những kinh nghiệm để mở quán trà sữa vốn 50 triệu thu lời nhanh.

    1. Tại sao bạn nên kinh doanh trà sữa?

    Theo thống kê sơ bộ của cục quản lý thị trường, mỗi năm quy mô thị trường trà sữa ở nước ta đạt hơn 300 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng khoảng 20%/năm.
    kinh doanh trà sữa có nhiều tiềm năng vượt trội so với các đồ uống khácTrong một cuộc khảo sát, có khoảng 53% khách hàng nữ yêu thích loại đồ uống này. Trẻ em và nam giới chiếm 35%. Với nguồn khách hàng tiềm năng đó, mở quán trà sữa trở thành lựa chọn ưu tiên cho các start-up.
    Chi phí mở quán trà sữa thấp hơn so với chi phí mở các mặt hàng khác. Chi phí nguyên liệu và trang thiết bị cũng không quá tốn kém so với quán ăn, nhà hàng hoặc quán cà phê. Với nguồn vốn 0 đồng, 10 triệu, 50 triệu,… bạn hoàn toàn có thể đứng tên quán trà sữa của mình.
    Ngoài ra, kinh doanh trà sữa không rủi ro nhiều. Vì chi phí tiết kiệm, nên rủi ro như thiếu kinh phí, phá sản, vỡ nợ, vệ sinh an toàn thực phẩm thấp. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những vấn đó.
    trà sữa là mảnh đất màu mỡ để các start-up dấn thân
    Cuối cùng, thị trường trà sữa ở nông thôn hay thành phố cũng đang là “mảnh đất màu mỡ” để bạn khai thác. Ở nông thôn hay thành thị, bạn đều tận dụng được thuận lợi riêng và hoàn toàn dễ dàng tiếp cận được tệp khách hàng tiềm năng của mình. Tất cả những lý do đó, bạn nên chọn trà sữa là sản phẩm đáng tin cậy để kinh doanh

    2. Các bước mở quán trà sữa vốn 50 triệu

    Với nguồn vốn 50 triệu, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một quán trà sữa nhỏ xinh, vừa phải. Quy mô nhà hàng sẽ tầm 20-25 mét vuông. Và bạn chỉ có thể phục vụ được khoảng 15 khách/lượt là nhiều nhất.
    mô hình take away phù hợp với mức chi phí thấp
    Mô hình take away hoàn toàn đáp ứng được những điều kiện trên. Đây là mô hình hợp lý với chi phí tiết kiệm và phù hợp.
    Để bước vào kinh doanh trà sữa, bạn phải trải qua các bước sau:

    2.1. Xác định rõ tệp khách hàng tiềm năng

    Khách hàng tiềm năng của bạn là nhóm đối tượng nào? Học sinh, sinh viên hay người đã đi làm? Các cặp đôi, nhân viên văn phòng hay hộ gia đình? Đối với học sinh sinh viên, khách hàng của bạn có thể chi bao nhiêu tiền để uống một cốc trà sữa của bạn? Đối với cặp đôi hoặc nhân viên văn phòng, họ mong muốn điều gì ở quán bạn? Ở các gia đình, họ mua sản phẩm của bạn vì lý do gì?
    Đối với học sinh, sinh viên, khách hàng của bạn đang phụ thuộc vào gia đình. Họ sẽ không dành quá nhiều tiền để phục vụ nhu cầu giải khát. Nên giá cả sản phẩm nên vừa phải, phù hợp với túi tiền. Vị trí nên gần các trường đại học, khu ăn uống sinh viên.
    xác định tệp khách hàng tiềm năng
    Đối với nhân viên văn phòng và các cặp đôi, nhu cầu của họ cao hơn. Họ đòi hỏi chất lượng, hương vị, thực đơn phong phú. Đôi khi là không gian quán yên tĩnh hoặc có chút lãng mạn nhưng không kém phần tươi trẻ, bắt mắt. Vị trí nhà hàng nên đặt ở gần các văn phòng làm việc hoặc các khu vui chơi, công viên hoặc gần chung cư.
    Đối với khách hàng đã có gia đình, họ yêu cầu cả chất lượng món ăn và không gian quán. Giá cả có thể không phải là vấn đề quá lớn. Nhưng trà sữa của bạn phải đảm bảo được tính thẩm mỹ, đa dạng, hương vị phải có nét độc đáo riêng. Không gian quán đầm ấm, yên tĩnh là lựa chọn hợp lý.

    2.2 Xác định vốn đầu tư

    Nguồn vốn ban đầu của bạn có 50 triệu. Bạn phải tính toán đều cho các khoản mặt bằng, thi công quán; chi phí trang thiết bị, chi phí nhân viên,…
    xác định vốn đầu tư
    Đừng quên để một phần kinh phí trong trường hợp mấy tháng đầu quán của bạn chưa thu lời.

    2.3. Lựa chọn mặt bằng phù hợp

    Trong trường hợp bạn chưa có mặt bằng, bạn phải thuê mặt bằng đúng với tiêu chí khách hàng mục tiêu mà mình đề ra. Với nguồn vốn hạn chế, mặt bằng sẽ nhỏ. Nhưng bạn phải cố gắng lựa chọn địa điểm gần với các trục đường lớn, các khu dân cư nhất có thể.

    2.4 Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

    Xung quanh quán của bạn đã có quán trà sữa nào chưa? Nếu có rồi, bạn đến tham khảo và thử hương vị, thực đơn của quán đối thủ. Quan sát các phản ứng của khách hàng quán đó để định hình phong cách phục vụ của quán mình. Để làm được điều đó, bạn phải trang bị cho mình một vốn kiến thức về trà sữa.
    nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 
    Từ những điều bạn nghiên cứu được, từ đối thủ cạnh tranh, bạn tìm ra tinh túy và nét độc đáo cho riêng quán trà sữa của mình theo đuổi. Nó phải khác biệt. Và phải có nét độc đáo riêng. Có thể là trong hương vị trà sữa, trong thực đơn, topping. Cũng có thể là không gian quán hay phong cách phục vụ. Như vậy quán trà sữa của bạn mới có thể cạnh tranh với đối thủ lâu năm hơn.

    2.5 Thiết kế thực đơn

    Tiếp tục bám vào “nhu cầu và thị hiếu của khách hàng tiềm năng”, bạn sẽ thiết kế menu phù hợp. Quán trà sữa của bạn ban đầu có thể chưa có quá nhiều món, nhưng phải có một vài món “tủ”. Món “tủ” này sẽ là điểm để khách hàng ghi nhớ đến quán của bạn.
    thiết kế menu cho quán trà sữa
    Tuy nhiên, bất kỳ khách hàng nào cũng sẽ thích việc cầm trên tay một menu đa dạng món ăn, phong phú lựa chọn. Topping là một “chìa khóa” để bạn giữ chân khách hàng và quay trở lại. Đừng quên đầu tư cho topping, vì đây là trợ thủ đắc lực không thể thiếu cho mọi món trà sữa.

    2.6 Thiết kế quán và nhập trang thiết bị, nguyên liệu

    Về thi công và thiết kế quán, bạn dựa trên nhóm khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh để tiến hành. Đảm bảo chi phí trong khoảng cho phép, và không gian mang phong cách riêng quán bạn.
    Sau khi có thực đơn rồi, bạn tìm kiếm nguồn nguyên liệu uy tín. Bạn có thể hỏi người quen về những người trong giới kinh doanh trà sữa. Bạn cũng có thể tìm nguồn hàng qua các hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh trà sữa.
    Bước nguyên liệu đặc biệt quan trọng, quyết định niềm tin của khách hàng dành cho quán bạn. Vì vậy, bạn phải tìm hiểu thật kỹ, đảm bảo giá cả phải chăng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
    Đối với trang thiết bị phục vụ quá trình kinh doanh, bạn liệt kê thành danh sách cần thiết. Danh sách này thường bao gồm: bình ủ trà, nồi nấu trà, máy dập nắp, cốc nhựa, ống hút,…
    thiết kế quán và nhập trang thiết bị nguyên liệu

    2.7 Đào tạo nhân viên

    Với diện tích khoảng 20-25 mét vuông, bạn nên tuyển tối đa 2-3 nhân viên tùy theo lượng khách. Thời gian làm việc có thể full-time hoặc part-time. Việc tuyển nhân viên và đào tạo nhân viên từ trước sẽ giúp công tác khai trương quán diễn ra thuận lợi hơn.
    Phong cách phục vụ tại quán rất quan trọng. Bạn và nhân viên phải thống nhất phong cách phục vụ, trang phục và cách giao tiếp với khách hàng. Như vậy sẽ tạo nên tính chuyên nghiệp trong quá trình kinh doanh của bạn. Đồng thời việc đào tạo nhân viên đến sau cũng dễ dàng hơn rất nhiều.
    đào tạo nhân viên

    2.8 Lên kế hoạch quảng cáo quán trà sữa

    Tận dụng các hình thức marketing từ miễn phí đến có phí để quán trà sữa của bạn tiếp cận đông khách hàng nhất. Bạn nên có một kế hoạch truyền thông rõ ràng cho thương hiệu trà sữa của mình. Kế hoạch sẽ theo từng giai đoạn:
    Giai đoạn khai trương: Mua 1 tặng 1, mua 2 tặng 1; Giảm giá …% cho 10 khách hàng đầu tiên; +1 loại topping trong thực đơn nhà hàng; thử đồ uống;…
    xây dựng kế hoạch truyền thông cho quán trà sữa của bạn
    Giai đoạn đi vào hoạt động: tặng voucher giảm giá lần sau; thêm bạn là thêm quà,…
    Giai đoạn sinh nhật: tri ân khách hàng; tặng các món quà nhỏ như móc khóa in logo quán, tặng sách; mua 2 tặng 1,…
    Bên cạnh chương trình giảm giá, bạn tiếp tục phát tờ rơi, xây dựng thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội như facebook, Instagram, tiktok,… Khi đã có nguồn chi phí ổn định, bạn có thể đăng ký hợp tác cùng Foody, Now hoặc Beamin,…
    Tất cả những phương tiện này đều nhằm mục đích khách hàng biết và mua sản phẩm của bạn nhiều nhất.

    3. Chi tiết chi phí mở quán trà sữa 50 triệu thu lời nhanh

    Với số vốn hạn chế, quán trà sữa bình dân Take away là lựa chọn phù hợp nhất.
    Trong tìm kiếm mặt bằng, bạn sẽ không tìm được một không gian rộng lớn và khoáng đạt. Diện tích khoảng 20-25 mét vuông, bạn chỉ cần một khoảng trống đặt quầy pha trà sữa và vị trí ngồi chill nhất.
    chi phí mở quán trà sữa 50 triệu thu lời nhanh

    3.1 Chi phí mặt bằng

    Mặc dù diện tích nhỏ, nhưng vị trí mặt bằng nên nằm ở vị trí càng “đắc địa” càng tốt. Và những vị trí như vậy chi phí không rẻ. Bạn cần bỏ ra khoảng 10-15 triệu/tháng để chi trả cho mặt bằng.
    Về tiền thiết kế quán, nếu không phải là người sành sỏi chuyên môn, bạn thuê thiết kế về decor lại không gian quán. Bởi vì diện tích quán nhỏ, nên không gian quán phải được sắp xếp phù hợp và độc đáo, bắt mắt. Chi phí decor lại quán khoảng 5-10 triệu. Như vậy, chi phí mặt bằng sẽ hết khoảng 20-25 triệu.

    3.2 Chi phí nội thất

    Vì quán thiết kế từ đầu, nên mọi nội thất bên trong đều mua và sắp đặt lại. Nội thất gồm:
    Bàn, ghế: Với số khách hàng phục vụ tối đa 15 người/lần, bạn sắm khoảng 20-25 ghế và khoảng 8-10 chiếc bàn. Bàn và ghế trong mô hình Take away thường làm bằng chất liệu Pallet và Inox. Chi phí cho khoản này khoảng 10-12 triệu đồng.
    hình minh họa nội thất quán trà sữa
    Hệ thống quạt: Vì quán trà sữa quy mô nhỏ, điều hòa để tiết kiệm diện tích và sang trọng hơn.
    Nên bạn chỉ cần mua tầm 2 chiếc quạt công nghiệp. Chi phí cho mỗi chiếc là 1 triệu đồng. Về lâu dài, nếu quán của bạn đi vào hoạt động ổn định, bạn có thể lắp đặt
    Cuối cùng, wifi là công cụ không thể thiếu trong thời đại số. Ở thành phố, chi phí wifi khoảng 300.000-500.000 đồng/tháng tùy gói. Còn đối với nông thôn, chi phí sẽ thấp hơn, khoảng 200.000-400.000 đồng/ tháng.
    Tổng kết lại, nội thất quán trà sữa sẽ tiêu tốn nhiều nhất là 15 triệu đồng.
    Chi phí trang thiết bị và nguyên liệu (khoảng 8.000.000-10.000.000 đồng
    Bạn cần sắm một chiếc tủ lạnh để bảo quản sản phẩm và nguyên liệu. Nếu không đủ, bạn cần phải sắm hai tủ. Chi phí mỗi tủ từ 5-7 triệu đồng.
    Xem thêm: Mở quán trà sữa bánh ngọt chi tiết, hút khách nườm nượp

    3.3 Chi phí trang thiết bị

    Để kinh doanh trà sữa, bình đựng trà, bình pha trà, ấm siêu tốc, khay bê đồ cho khách là không thể thiếu. Bình đựng trà khoảng 100.000 đồng/cái; ấm siêu tốc khoảng 200.000-250.000 đồng/cái. Khay bê đồ uống bạn nên mua ba cái, mỗi cái khoảng 50.000 đồng.
    chi phí trang thiết bị cần có khi mở quán trà sữa vốn 50 triệu
    Máy dập nắp cũng là dụng cụ không thể thiếu. Máy dập nắp có hai loại, loại thủ công và tự động. Khuyến khích bạn mua loại tự động vì nó vừa tiện lợi, nhanh và không tốn sức nhiều. Mỗi máy khoảng 1 triệu đồng/cái.
    Đối với khách hàng uống tại quán, dụng cụ cần thiết là ly thấp uống trà: 25-30 ly (150.000 đồng). Ly thủy tinh trong suốt đựng nước ép khoảng 25-30 ly (900.000 đồng).
    Đối với khách hàng mang về, bạn chuẩn bị sẵn cốc nhựa in logo của cửa hàng. Chi phí khoảng 1000 đồng/cái. Bạn nên sắm khoảng 500-700 cốc. Đối với ống hút, mỗi bịch 30.000 đồng.
    Về nguyên liệu, quán trà sữa cần có trà, sữa tươi, sữa đặc, siro, sữa chua, … các loại topping như trân châu, hạt đác, hạt chia, thạch dừa,… Bạn căn chỉnh để nhập lượng vừa đủ, tránh nhập quá nhiều dẫn đến hỏng hóc. Trường hợp nhập quá ít sẽ không đủ nguyên liệu bán hàng. Chi phí mỗi lần nhập nguyên liệu thô nên dao động từ 1.800.000-2.000.000 đồng.
    chi phí nguyên liệu để mở quán trà sữa vốn 50 triệu là bao nhiêu?
    Như vậy, bạn sẽ chi khoảng 45 triệu để bắt đầu kinh doanh quán trà sữa vốn 50 triệu đồng. Chi phí còn lại như một “bảo hiểm” phòng khi quán của bạn chưa thu lời ở những tháng đầu tiên.

    4. Một số lưu ý khi mở quán trà sữa vốn 50 triệu

    • Lựa chọn mặt bằng phù hợp
    • Decor và thiết kế quán độc đáo, tinh tế
    • Cân đối các nguồn chi phí, đảm bảo có nguồn dự trữ trong trường hợp quán chưa sinh lời trong những tháng đầu tiên
    • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Tận dụng tất cả các kênh marketing có phí và miễn phí

    một số lưu ý khi mở quán trà sữa vốn 50 triệu

    5. Tổng kết

    Với số vốn 50 triệu đồng, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một quán trà sữa nhỏ xinh. Cân đối các khoản chi phí hợp lý, tập trung vào không gian quán và có chiến lược marketing phù hợp, quán của bạn sẽ vận hành và hoạt động tốt, thu lời nhanh.
    Trên đây là toàn bộ kinh nghiệm mở quán trà sữa vốn 50 triệu Nhà Hàng Số sưu tầm. Hi vọng qua bài viết này, bạn có thể tự tin bắt đầu khởi nghiệp với mặt hàng trà sữa.

    Bật mí 7 quán cafe ở Đà Lạt “Cực chill” nhất định nên đến

    quán cafe ở đà lạt

    Quán cafe ở Đà Lạt là nơi du khách có thưởng thức một thức uống, tận hưởng không khí trong lành. Tìm hiểu TOP 9 quán cafe cực chill tại đây!

    Có thể nói, việc thưởng thức cafe đã thành thói quen của không ít người Việt Nam. Do đó, các mô hình kinh doanh cafe đã đang xuất hiện lên rất nhiều nhằm đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
    Tuy nhiên, cafe ở Đà Lạt có nét độc đáo riêng. Thưởng thức cafe ở Đà Lạt có nhiều người cảm thấy đây là sự kết hợp hài hoà giữa: Sự kết hợp pha chế với các khu vực khác và cái gọi là “Chất Đà Lạt”. Chất ở đây có thể là nguồn nguyên liệu, cách phục vũ hoặc là không gian xung quanh.
    cafe ở Đà Lạt

    1. Cafe Dalat View – Cổng trời Đà Lạt 2

    Nếu bạn đang muốn tìm cho mình một bầu không khí trong lành, yên tĩnh thì chắc chắn Cafe Dalat View là lựa chọn vô cùng tuyệt vời. Quán cafe này cũng là một địa điểm, check in lý tưởng. Bạn cũng đừng bỏ lỡ chiếc cầu tình yêu màu đỏ được bắt ngang qua cánh rừng thông nhé! Đây là một điểm nhấn không thể bỏ lỡ khi bạn ghé thăm Cafe Đà Lạt View.
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ:49 Khe Sanh, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Số điện thoại: 0888 888 081

    quán cafe đà lạt view
    cổng trời Đà Lạt view
    Cafe Đà Lạt view

    2. The Hillside cafe

    Quả không sai khi nói The Hillside cafe là một điểm đến “Đậm chất thơ”. Quán được thiết kế theo phong cách vintage với vật liệu chủ yếu là mây tre và gỗ. Không những thế, The Hillside cafe còn có những góc sống ảo xinh, đầy ấn tưởng, kèm theo đó là góc view đồ thông bát ngát. Thậm chí, bạn cũng có thể săn được mây ngay tại sảnh chính của quán.
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ:1/26b Hoàng Hoa Thám, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Số điện thoại: 090 909 40 34

    the hill cafe ở Đà Lạt
    the hill cafe đà lạt
    the hill cafe tại Đà Lạt

    3. Đà Lạt Mountain View – Quán cafe tại Đà Lạt đẹp

    Một quán cafe tại Đà Lạt đẹp mà bạn không thể bỏ lỡ đó là Đà Lạt Mountain View. Đây là quán cafe đắc địa tại ngay chính trung tâm thành phố nên bạn có thể dễ dàng đến quán bằng nhiều hình thức khác nhau. Đến với Đà Lạt Mountain View, bạn sẽ được thưởng thức những ly cafe ngon đúng điệu, kèm theo với nó là khung cảnh những ngọn đồi tuyệt đẹp. Thậm chí bạn cũng có thể “Săn mây” tại quán.
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: 25 (số cũ 03) Hoàng Hoa Thám, Phường 10, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Điện thoại: 091 818 78 54

    quán Đà Lạt Moutain view
    Đà Lạt Moutain view cafe
    Đà Lạt moutain view
    Xem thêm:

    4. Lưng chừng cà phê – Địa điểm ngắm hoàng hôn

    Nếu bạn muốn ngắm hoàng hôn tuyệt đẹp tại Đà Lạt thì đừng bỏ qua Lưng chừng cà phê. Đây là một lựa chọn lý tưởng cho những tâm hồn muốn tìm kiếm sự bình yên, thư thái. Vị trí quán không quá xa trung tâm nên việc di chuyển cũng vô cùng thuận lợi. Quán được bày trí theo phong cách vintage giản dị, ấm cúng nên cũng rất thích hợp để ngồi “Chill” một mình hoặc ngồi trò chuyện với nhóm bạn nhỏ
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Hẻm 31/8, đường 3/4, phường 3, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Số điện thoại: 0888 976 979

    lưng chừng cà phê
    lưng chừng cà phê đà lạt
    quán lưng chừng cà phê

    5. Túi Mơ To – Quán cafe ở Đà Lạt yên bình

    Túi Mơ To chắc chắn không phải là cái tên quá xa lạ với những người “Yêu cafe Đà Lạt”. Quán đã được rất nhiều food reviewer cũng như người nổi tiếng ghé thăm khi đến với Đà Lạt. Điểm đặc trưng của quán đó là đồ uống ngon, hợp khẩu vị của nhiều người. Bên cạnh đó, view của quán cũng rất thơ và yên bình. Nếu đến Đà Lạt, bạn đừng quên ghé Túi Mơ To nhé!
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Hẻm 31 Sào Nam, Phường 11, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Số điện thoại: 093 862 22 34

    tiệm cafe túi mơ to tại đà lạt
    tiệm cafe túi mơ to
    tiệm cà phê túi mơ to Đà lạt

    h3>6. Midway Tea & Coffee

    Midway Tea & Coffee sở hữu một không gian thoáng, tươi sáng và đơn giản. Quán được thiết kế theo phong cách kiến trúc công nghiệp hiện đại. Đây là phong cách không có nhiều quán cafe tại Đà Lạt hướng tới. Không gian quán được chia làm nhiều khu vực nên thuận tiện cho nhiều đối tượng khách hàng với những mục đích khác nhau. Đồ uống của quán cũng rất ổn và nhận được nhiều đánh giá tích cực.
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: 292A Hai Bà Trưng, Phường 6, Đà Lạt, Lâm Đồng.
    • Hotline: 02633.820.809

    midway tea coffee
    midway tea coffee đà lạt
    midway tea coffee tại đà lạt

    7. Hồ Trên Mây Coffee Đà Lạt

    Hồ trên mây là một quán cafe mới mở những nó đã thu hút được rất nhiều bạn trẻ đến trải nghiệm. Điểm nhấn của quán chính là khu vực hồ bơi vô cực với chiếc view “Bạc tỷ” nhìn thẳng ra những ngọn đồi. Đứng ở khu vực hồ bơi, bạn sẽ cảm thấy không gian cực chill giữa không gian mênh mông, rộng lớn. Nếu bạn ghé thăm Hồ Trên Mây chắc chắn bạn sẽ có ảnh mang về vì mọi góc của quán khi lên hình đều rất đẹp.
    Thông tin liên hệ:

    • Địa chỉ: Tổ 2, Thôn 6, Tà Nung, Thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng
    • Số điện thoại: 097 938 59 19

    tiệm cafe hồ trên mây ở đà lạt
    hồ trên mây tại Đà Lạt

    Xem thêm:

    Trên đây là những thông tin về quán cafe ở Đà Lạt mà Nhà Hàng Số đã gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng những quán cafe vừa rồi sẽ giúp cho chuyến đi Đà Lạt sắp tới của bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm được những quán cafe đẹp. Nếu bạn muốn có thêm những bài viết về quán cafe thì đừng ngần ngại nói với Nhà Hàng Số. Chúng tôi sẽ cập nhật và gửi đến bạn những bài viết hay, chất lượng nhất qua chuyên mục TOP địa điểm.