Home Blog Page 52

Nhượng quyền 3 Râu: Hướng dẫn và giải đáp chi tiết nhất

nhượng quyền 3 râu

Xem ngay hướng dẫn chi tiết để kinh doanh hiệu quả nhượng quyền 3 Râu – chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh phù hợp với khẩu vị người Việt

Đồ ăn nhanh từ lâu đã dần được ngươi Việt ưa chuộng và tiêu thụ nhiều hơn. Thị trường đồ ăn nhanh Việt Nam vẫn là một ẩn số đối với cả những hãng thức ăn nhanh nước ngoài. Dân số đông, tuổi dân số trẻ. Chính vì vậy, có thể nói thức ăn nhanh vẫn là thị trường nhiều dư địa với một nước đang phát triển như Việt Nam. 3 Râu là thương hiệu thức ăn nhanh thuần Việt với nhiều tiềm năng kinh doanh. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ giải đáp chi tiết và đánh giá tiềm năng của kinh doanh nhượng quyền 3 Râu!

1. Thông tin thị trường thức ăn nhanh

Bất cứ mô hình kinh doanh nào cũng cần được đánh giá trong bối cảnh thị trường chung để thấy rõ tiềm năng hoặc rủi ro mà nó đem lại. Nhượng quyền 3 Râu thuộc ngành hàng thức ăn nhanh (QSR). Chính vì vậy, Nhà Hàng Số sẽ xem xét mô hình này trong thị trường QSR chung để đem lại cái nhìn toàn cảnh.
Theo Zion Market, tổng dung lượng thị trường QSR năm 2021 đạt 647,7 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng trưởng với mức lãi suất kép (CAGR) 4,6%/năm trong giai đoạn 2021 – 2028. Ước đoán, thị trường này sẽ cán mốc 998 ty USD vào cuối năm 2028. Quả thực, đây là một miếng bánh lớn. Xong, thị trường QSR cũng vô cùng cạnh tranh khi có những ông lớn đã đi trước như McDonald’s, KFC, v.v.
thị trường thức ăn nhanh thế giới
Quay trở lại thị trường Việt Nam, QSR là một thị trường không “dễ thở”. Sự phong phú của ẩm thực đường phố và ẩm thực truyền thống tạo ra thách thức cho sự phát triển của ngành thức ăn nhanh nói chung. Xong, đây vẫn là một thị trường tiềm năng. Thống kê mới nhất cho biết Việt Nam có hơn 99 triệu dân. Trong đó gần 40% là dân thành thị, và độ tuổi trung bình là 33,3. Những con số này cho thấy một thị trường hết sức có triển vọng cho ngành thức ăn nhanh. Kết quả thực tế cũng ghi nhận sự tăng trưởng doanh thu của các chuỗi thức ăn nhanh lớn. Năm 2019, chỉ tính riêng 3 chuỗi lớn là KFC, Jollibee và Lotteria tại Việt Nam, doanh thu đã là 4300 tỷ đồng.
doanh thu chuỗi đồ ăn nhanh tại việt nam năm 2019

2. Tổng quan về thương hiệu 3 Râu

3 Râu là một thương hiệu thuần Việt. 3 Râu được thành lập năm 2018 và thuộc sở hữu của Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Thanh Thảo Vân. Nhượng quyền 3 Râu chuyên cung cấp các loại thức ăn nhanh như gà rán, pizza, mỳ ý, v.v. phù hợp với khẩu vị người Việt.
thương hiệu nhượng quyền 3 râu
Tệp khách hàng mục tiêu của 3 Râu là giới trẻ, các gia đình trẻ, sống tại các thành phố. Đây là nhóm đối tượng năng động, sẵn sàng thử điều mới, nhu cầu giải trí cao. Đồng thời, họ cũng là lực lượng lao động chính trong xã hội.
khách hàng mục tiêu của 3 râu
USP (Unique Selling Point) – Điểm khác biệt của thương hiệu 3 Râu nằm ở sự thuần Việt. 3 Râu định vị mình là thương hiệu thức ăn nhanh phù hợp với khẩu vị người Việt. 3 Râu sở hữu đội ngũ chuyên gia nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Điều này giúp thương hiệu luôn bắt kịp xu hướng và nâng cao chất lượng sản phẩm. Thực đơn của 3 Râu đa dạng với hơn 200 món như gà rán, pizza, trà sữa,… được nhiều khách hàng yêu thích.
sản phẩm 3 râu

3. Tại sao nên kinh doanh nhượng quyền gà rán, đồ ăn nhanh?

Nhượng quyền thương hiệu, nhượng quyền kinh doanh được hiểu là hoạt động kinh doanh thương mại. Theo đó, cá nhân/ tổ chức nhượng quyền cho phép đối tác nhượng quyền kinh doanh dưới tên thương hiệu, tạo ra lợi ích cho cả 2 bên.
Tại Việt Nam, việc kinh doanh nhượng quyền ngày càng trở nên phổ biến. Theo IFA (Viện Quản trị và Tài chính), có đến hơn 120 ngành được cấp phép nhượng quyền. Năm 2021, ước tính đã gia tăng 26.000 đơn vị nhượng quyền. QSR là một thị trường tiềm năng tại Việt Nam.
nhượng quyền gà rán đồ ăn nhanh
Việc kinh doanh nhượng quyền đồ ăn nhanh sẽ mang lại những ưu thế nhất định so với việc phát triển từ đầu một thương hiệu.
ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền
Kinh doanh nhượng quyền 3 Râu cũng nằm đem đến những lợi thế chung.

  • Quy trình bài bản giúp việc kinh doanh nhanh chóng đi vào quỹ đạo.
  • Nhanh chóng thu hồi vốn nhờ mô hình ổn định.
  • Giảm tối đa chi phí phát triển thị trường.
  • Nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp về quản trị, vận hành, marketing.
  • Có tệp khách hàng trung thành.
  • Ít rủi ro hơn.

nhượng quyền thương hiệu 3 râu
Tuy nhiên, việc kinh doanh nhượng quyền cũng sẽ tiềm ẩn những rủi ro, khi bạn không nắm rõ thông tin bên nhượng quyền và không thực sự hiểu về thị trường mà mình đang định bước vào.

4. Đánh giá tiềm năng của nhượng quyền 3 Râu

Tình hình kinh doanh của thương hiệu 3 Râu được đánh giá ở mức ổn định. Tốc độ tăng trưởng quy mô tương đối tốt. Trong vòng 4 năm kể từ khi thành lập, 3 Râu đã có 130 cửa hàng trải dài khắp các tỉnh thành. 3 Râu đồng thời hướng đến mục tiêu đạt hơn 300 cửa hàng vào năm 2025.
tiềm năng của nhượng quyền 3 râu
Trung bình, 3 Râu phục vụ trực tiếp 14.000 suất ăn và 19.000 suất ăn đặt trực tuyến trong 1 ngày. Đồng thời, các cửa hàng đều được đặt tại vị trí đắc địa. Bên cạnh đó, quy trình hoàn thiện, cùng sự đồng hành trong suốt quá trình kinh doanh là những ưu điểm dễ thấy của nhượng quyền 3 Râu.
combo sản phẩm 3 râu
Thương hiệu 3 Râu nhìn chung là một thương hiệu tiềm năng, với ưu điểm:

  • Chi phí đầu tư thấp.
  • Thời gian thu hồi vốn nhanh: 8 – 12 tháng.
  • Quy trình hoàn thiện, quản lý và vận hành dễ dàng.
  • Nguồn cung nguyên vật liệu giá tốt.
  • Chính sách hỗ trợ đối tác nhượng quyền tốt.
  • Sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
  • Đầy đủ giấy tờ về mặt pháp lý.

5. Các gói đầu tư nhượng quyền 3 Râu

Hiện tại, 3 Râu mang đến cho đối tác 3 gói nhượng quyền với 3 mức đầu tư khác nhau.
các gói đầu tư nhượng quyền 3 râu

5.1. Gói Khởi nghiệp

Gói Khởi nghiệp phù hợp với những nhà đầu tư có mặt bằng nhỏ gọn. Mô hình phù hợp là take away (bán mang về hoặc giao hàng tận nơi). Đây là một mô hình đang thịnh hành và trở thành xu hướng phát triển trong thời gian gần đây. Đặc biệt, sau khi trải qua đại dịch COVID-19, mô hình này càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chi phí đầu tư của mô hình này rơi vào khoảng 300 – 450 triệu đồng.
nhượng quyền 3 râu gói khởi nghiệp

5.2. Gói Phát triển

Với những chủ đầu tư mong muốn phát triển lớn hơn, 3 Râu có Gói Phát triển vói chi phí đầu tư từ 800 triệu đồng –  1,2 tỷ đồng.
Gói Phát triển tập trung phát triển mô hình nhà hàng. Nhà đầu tư được hỗ trợ về thiết kế nội thất, không gian chuẩn 3 Râu. Không gian ăn uống thoải mái tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
nhượng quyền 3 râu gói phát triển

5.3. Gói Thịnh vượng

Mức đầu tư cao nhất khi kinh doanh nhượng quyền 3 Râu là trên 2 tỷ đồng. Mô hình này phù hợp với những nhà đầu tư muốn kinh doanh mô hình lớn. Bởi ở gói Thịnh Vượng, nhà hàng sẽ được tích hợp khu vui chơi giải trí cho trẻ nhỏ.
Mô hình phù hợp với những nhà đầu tư sở hữu mặt bằng diện tích lớn. Đồng thời, mặt bằng cần nằm trong khu vực đông dân cư.
nhượng quyền 3 râu gói thịnh vượng

6. Quy trình nhượng quyền 3 Râu

3 Râu cung cấp một quy trình nhượng quyền hoàn chỉnh bao gồm 8 bước:

  • Bước 1: Tư vấn nhượng quyền thương mại.

Sau khi đã đăng ký thông tin, 3 Râu sẽ tiến hành tư vấn cho nhà đầu tư về chi tiết các gói nhượng quyền khác nhau. Đồng thời, giúp khách hàng đưa ra lựa chọn phù hợp với tiềm năng khu vực kinh doanh.

  • Bước 2: Tìm kiếm vào khảo sát mặt bằng.

Sau khi nhà đầu tư lựa chọn được gói nhượng quyền, 3 Râu sẽ hỗ trợ cùng tìm kiếm và khảo sát mặt bằng. Từ đó, 3 Râu sẽ đưa ra những khuyến nghị để lựa chọn mặt bằng phù hợp.
mặt bằng nhượng quyền 3 râu

  • Bước 3: Ký kết hợp đồng.

Sau khi đã thống nhất về mặt bằng, hai bên tiến hành thảo luận các điều khoản và ký kết hợp đồng.

  • Bước 4: Hoàn tất các thủ tục pháp lý.

Đối tác sẽ cần đăng ký kinh doanh, tiến hành hoàn tất các thủ tục pháp lý. Một số giấy tờ như giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, v.v.

  • Bước 5: Thiết kế và thi công cửa hàng.

3 Râu sẽ gửi đối tác bản thiết kế. Sau khi thiết kế được duyệt, 3 Râu sẽ hỗ trợ thi công và thiết kế cửa hàng cho đối tác nhượng quyền.
thiết kế và thi công cửa hàng 3 râu
3 râu hỗ trợ thiết kế và thi công cửa hàng
nhượng quyền 3 râu miễn phí thiết kế cửa hàng

  • Bước 6: Đào tạo nhân lực.

Đối tác cần chuẩn bị đội ngũ nhân lực. 3 Râu sẽ tiếp nhận đội ngũ này để đào tạo cho cửa hàng, đảm bảo nhân sự đủ năng lực vận hành hiệu quả và chuyên nghiệp.
nhượng quyền 3 râu hỗ trợ đào tạo nhân sự

  • Bước 7: Vận hành thử nghiệm.

Sau khi hoàn tất, đối tác tiến hành vận hành thử nghiệm. Đây là thời gian chạy thử, chỉnh sửa nếu có lỗi phát sinh và tối ưu quy trình làm việc.

  • Bước 8: Khai trương chính thức.

Cuối cùng, khi mọi thứ đã ổn định, cửa hàng sẽ khai trương chính thức. Trong quá trình vận hành, đối tác vẫn sẽ nhận được hỗ trợ từ 3 Râu.

7. Giá nhượng quyền 3 Râu

giá nhượng quyền 3 râu
Chi phí đầu tư cửa hàng 3 Râu dao động từ 300 triệu – 2 tỷ đồng tùy vào khả năng đầu tư. Chi phí này đã bao gồm phí thương hiệu và các chi phí khác. Khi đăng ký nhượng quyền thương hiệu 3 Râu, khách hàng đồng thời nhận được các lợi ích.

  • Miễn phí thiết kế cửa hàng.
  • Miễn phí đào tạo quản lý và nhân viên
  • Miễn phí đăng ký bán hàng đa nền tảng: Now, Gojek, BAEMIN, LOSHIP, GRAB.
  • Hỗ trợ chương trình marketing, khai trương.

chương trình khuyến mãi 3 râu
chương trình giảm giá của 3 râu
nhượng quyền 3 râu hỗ trợ marketing khai trương

8. Những lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền

Bên cạnh thông tin về bên nhượng quyền 3 Râu, các nhà đầu tư cần nắm vững những lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền để tránh những rủi ro không đáng có.

8.1. Kiểm tra kỹ về thông tin pháp lý

Trước tiên, cửa hàng cần được đảm bảo về tính pháp lý. Đảm bảo rằng thương hiệu mà bạn lựa chọn có tính hợp pháp. Nghĩa là, thương hiệu đó cần có đủ giấy tờ về bảo hộ thương hiệu, giấy phép kinh doanh. Đồng thời, bạn cần đảm bảo mình nắm chắc thông tin về đối tác.

8.2. Đầu tư nhiều không đồng nghĩa với hiệu quả, phù hợp là quan trọng nhất

Hiểu rõ thị trường mà bạn định dấn thân là yếu tố cốt lõi. Chỉ khi hiểu rõ thị trường, bạn mới có thể ứng biến tốt. Với kinh doanh nhượng quyền, đầu tư nhiều không có nghĩa là hiệu quả. Mô hình cần phù hợp với tiềm năng của bạn mới là quan trọng nhất. Đồng thời, nên lựa chọn mô hình có thời gian thu hồi vốn nhanh để giảm thiểu rủi ro.
mô hình nhượng quyền 3 râu

8.3. Theo dõi số liệu thường xuyên

Số liệu không biết nói dối. Chính vì vậy, trong kinh doanh, việc nắm chắc từng số liệu là điều hết sức cần thiết. Theo dõi số liệu giúp bạn hiểu thật, hiểu rõ về tình hình kinh doanh. Từ đó, có những giải pháp phù hợp.

Xem thêm: Nhượng quyền Vua Cua: Kinh doanh vốn thấp, hoàn vốn nhanh.

9. Tổng kết

Kinh doanh nhượng quyền là một giải pháp hay khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong xây dựng thương hiệu. Nhưng đồng thời nó cũng vẫn tiềm ẩn những rủi ro khi bạn lựa chọn sai đối tác.
Nhượng quyền 3 Râu là một thương hiệu có tiềm năng phát triển. Sự đa dạng trong các gói đầu tư cũng mang lại những thuận lợi trong quá trình lựa chọn. Quy trình hoàn thiện, chính sách đối tác tốt giúp 3 Râu trở thành điểm tựa vững chắc cho việc kinh doanh nhượng quyền. Chuyên mục Giải pháp của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin mới nhất về các giải pháp trong kinh doanh nhượng quyền gà rán trong các bài viết tiếp theo!
 

Văn hóa ẩm thực Pháp – Kết tinh nghệ thuật sang trọng bậc nhất

văn hóa ẩm thực pháp - kết tinh nghệ thuật sang trọng bậc nhất

Văn hóa ẩm thực Pháp là kết tinh của lịch sử, văn hóa, yếu tố thời đại và con người, là tinh hoa của ẩm thực nhân loại.

Hơn 200 năm trước, Pháp đã trở thành trung tâm nghệ thuật ẩm thực thế giới. Văn hóa ẩm thực Pháp đạt đến độ thăng hoa của lịch sử, truyền thống, văn hóa và đỉnh cao nghệ thuật chế biến.
Trên bản đồ ẩm thực thế giới, các món ăn Bouillabaisse, Quiche Lorraine, Bœuf Bourguignon, Escargots de Bourgogne và Coq au Vin có vị trị vững chắc, thể hiện đầy đủ tinh hoa ẩm thực nhân loại. Năm 2010, UNESCO đã công nhận văn hóa ẩm thực Pháp là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

1. Đôi nét về văn hóa ẩm thực Pháp

Những người dân nước Pháp là tác giả nâng tầm ẩm thực Pháp trở thành một nghệ thuật. Ở đây, người ta coi trọng ẩm thực dân tộc. Họ coi trọng từ món ăn cho đến cách thưởng thức.
đôi nét về văn hóa ẩm thực Pháp
Không phải ngẫu nhiên ngôi sao Michelin ra đời ở Pháp. Và ở thời điểm hiện tại, Pháp là một trong những nước sở hữu nhiều nhà hàng và đầu bếp đạt sao Michelin nổi tiếng trên thế giới. Paul Bocus – được mệnh danh là Đầu bếp của Thế kỷ. Ông là người lên ý tưởng cho cuộc thi Bocuse d’Or quốc tế. Đây là sự kiện lịch sử trong lĩnh vực ẩm thực thế giới, đánh dấu nghề đầu bếp bước lên ánh đèn sân khấu như một nghệ thuật.

2. Lịch sử hình thành của ẩm thực Pháp

2.1 Thời kỳ trung cổ

Thời trung cổ, ẩm thực đã trở thành một phần chính của văn hóa Pháp. Lấy cảm hứng từ ẩm thực Ý, tầng lớp quý tộc Pháp tham gia những bữa tiệc xa hoa. Ở thời kỳ này, ẩm thực Pháp chủ yếu tập trung vào các món thịt tẩm da vị.
Ví dụ như thịt bò, thịt lợn, thịt gà. Hải sản cũng được chú trọng chế biến. Ngay từ trong thời gian này, quý tộc Pháp đã chú trọng đến tính thẩm mỹ trong bày biện món ăn.

2.2 Giao thoa ẩm thực Ý

Đến thế kỷ 15 và 16, người Pháp tiếp nhận tinh hoa nghệ thuật ẩm thực ở Ý. Sự kiện khởi đầu cho việc giao thoa văn hóa ẩm thực Pháp – Ý là việc Catherine (một công chúa Florentine) kết hôn cùng Vua Henry II.
Vị công chúa đã mang theo đầu bếp người Ý của mình đến Pháp vì sợ không hợp khẩu vị. Với sự nhạy bén và tinh tế, sang trọng vốn có của mình, người Pháp đã tiếp nhận và đưa ẩm thực Pháp tiến bộ rõ rệt. Đó là thời điểm những năm 1500.
tinh hoa ẩm thực pháp ý
Từ những năm 1600, người Pháp bắt đầu sáng tạo các món ăn từ các nguyên liệu có sẵn. Từ đây, pho mát, rượu vang trở thành một đặc trưng, điểm nhấn trong văn hóa ẩm thực Pháp.
Từ giữa thế kỷ XVI và ở giữa thế kỷ XVIII, Pháp sống trong chế độ Ancien. Chế độ này cản trở và hạn chế ẩm thực Pháp. Việc cung cấp, trao đổi nguyên liệu giữa các vùng trong nước rất khó khăn. Các chuyên gia ẩm thực Pháp cũng bị kiểm soát và không được tự do di chuyển giữa các lãnh địa.

2.3 “Ẩm thực thượng hạng” lên ngôi

Cũng trong hai thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, nền “ẩm thực thượng hạng” của thế giới lên ngôi, hay còn gọi là phong cách ẩm thực Haute. Các công thức nấu ăn La Varenne – một chuyên gia ẩm thực Pháp là yếu tố quyết định sự ra đời của “ẩm thực thượng hạng”.
ẩm thực thượng hạng pháp chú trọng vào giá trị dinh dưỡng
Francois Pierre La Varenne sau đó cũng xuất bản cuốn sách dạy nấu ăn đầu tiên của Pháp vào năm 1651. Tựa đền cuốn sách là “Le Cuisinier Francois”. Khách với công thức nấu ăn thời trung cổ, công thức nấu ăn mới tập trung vào các thành phần trong món ăn. Thực đơn giảm đi sự xa hoa, tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Đây cũng là một trong những xu hướng phổ biến trong lịch sử các món ăn Pháp.Sau Cách mạng Pháp năm 1789, các loại nguyên liệu và món ăn Pháp được khai thác và nghiên cứu tỉ mỉ. Nhiều món ăn mới ra đời, mang phong vị của một nước Pháp vừa hiện đại vừa cổ kính. Các nhà hàng Pháp nổi tiếng và ẩm thực Pháp phát triển mạnh mẽ. Nhiều công thức món ăn và phong cách chế biến lần lượt ra đời.

2.4 Ẩm thực Haute hiện đại

Cuối thế kỷ 19 và giữa thế kỷ 20, phong cách ẩm thực Haute đã được hiện đại hoá thông qua việc cải tiến của đầu bếp Georges Escoffier Auguste. Escoffier đã tinh giản các công thức của Carême, sáng tạo với nét độc đáo riêng mình,vị đầu bếp đã khám phá ra văn hóa ẩm thực Pháp hiện đại.
ẩm thực haute văn hóa ẩm thực pháp hiện đại

3. Phong cách văn hoá ẩm thực Pháp

Trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước Pháp, ăn uống được xem là một thú vui và đặc biệt là một nghi lễ. Nghi lễ này đã ăn sâu vào nếp sống. UNESCO đã công nhận ẩm thực Pháp là “một phong tục xã hội nhằm kỷ niệm những khoảnh khắc quan trọng nhất trong cuộc đời của mỗi cá nhân và nhóm người.”
Ẩm thực Trung cổ là bữa ăn gồm nhiều món. Nguyên liệu cho các món này làm  từ thịt thú rừng, trái cây và ngũ cốc. Bên cạnh vị giác, cách trình bày món ăn được chú trọng không kém. Mục đích để gây ấn tượng cho người thưởng thức món ăn. Chú trọng đến cách bài trí món ăn vẫn còn tồn tại đến hôm nay.

3.1 Ẩm thực Haute

Ẩm thực Haute hay còn gọi là “ẩm thực hiện đại”. Cách trình bày và phục vụ món ăn được chỉ dẫn cụ thể. Năm 1903, cuốn sách nấu ăn Le Guide Culinaire  được xuất bản. Từ đây, Auguste Escoffier đã đưa ẩm thực Haute tiệm cận với sự hiện đại.

đặc trưng của văn hóa ẩm thực pháp

3.2 Ẩm thực Nouvelle

Còn gọi là ẩm thực tân cổ điển: Phần bài trí món ăn vẫn giữ nét trang trọng, quý phái. Nhưng thay vì các món thịt, bữa ăn tập trung vào các nguyên liệu tươi, nhẹ nhàng, chất lượng cao.
Thịt, gia cầm và cá đóng vai trò mấu chốt trong văn hóa ẩm thực Pháp. Ở Pháp, món chính từ thịt, cá hoặc thịt gia cầm đều được chú trọng cho hai bữa, trưa và tối.

4. Đặc trưng văn hoá ẩm thực Pháp

Ẩm thực Pháp nổi tiếng thế giới với sự thay đổi liên tục. Thông thường, nguyên liệu của người Pháp là thực phẩm đóng hộp và thực phẩm đông lạnh. Tuy nhiên, ở bữa tối hoặc những ngày cuối tuần, họ dùng thực phẩm tươi sống để chế biến món ăn.

4.1 Nghi thức ăn uống trong văn hóa ẩm thực Pháp

Pháp coi trọng nghi thức ăn uống thư giãn và quây quần bên bàn ăn. Dù chỉ là một bữa trưa đơn giản, bàn ăn vẫn luôn được bày biện cẩn thận. Trong bữa ăn, không ai được sử dụng điện thoại và xem thời gian. Đó giống như “luật bất thành văn” trong bữa ăn Pháp. Thời gian bắt đầu buổi trưa là 11h30, bữa tối bắt đầu lúc 8h30. Đây là một quy định nghiêm ngặt về giờ giấc.

4.2 Văn hóa ẩm thực Pháp thường nhật

Mỗi ngày người Pháp ăn ba bữa: sáng, trưa và tối. Thực đơn bữa sáng nhẹ gồm bánh mỳ hoặc ngũ cốc, cà phê, trái cây hoặc bánh sừng bò. Một bữa ăn điển hình gồm món khai vị, thường là rau để sống hoặc salát, một món chính là thịt hoặc cá dùng với rau, mì ống, cơm hoặc thịt rán và tráng miệng với phomát, trái cây hoặc bánh.
Khăn bàn luôn luôn được trả khi người Pháp ăn những bữa ăn thân mật cùng gia đình và bạn bè. Ly, đĩa, dao, và nĩa được xếp trên bàn, mỗi người sẽ ngồi cách bàn khoảng 60cm. Trong bữa ăn trịnh trọng, lo tiêu, muối, bánh, nước được để trên một chiếc xe đẩy có bánh.
ẩm thực pháp những ngày thường nhật
Khăn nhỏ của khách dùng trong bữa ăn, xếp lại hình tam giác để trong đĩa, hoặc hình chữ nhật để bên trái. Trên bàn trang trí một bình hoa đơn giản tránh có mùi thơm.
Người Pháp trong lúc ăn rất kỵ nhai có tiếng kêu, và họ rất ý tứ không bẻ bánh mì chấm trực tiếp vào “sốt” bằng tay, mà chỉ dùng bằng nĩa mới đúng cách ăn. Bánh mì được bẻ ra từng miếng nhỏ trước khi đưa lên miệng (ăn tới đâu bẻ tới đã) không cắn, bứt ra bằng miệng. Điều cấm kỵ của dân Pháp là sau khi ăn xong, xỉa răng và ợ trước mặt người khác.

4.3 Văn hóa ẩm thực Pháp dịp đặc biệt

Trong bữa ăn thân mật, có vài thông lệ đơn giản của người Pháp. Nhập tiệc, thứ tự ngồi sẽ là chủ nhà ngồi trước, sau đó chủ nhà mời nữ giới ngồi, thứ tự tính theo tuổi tác, cuối cùng mới đến nam giới.
Người phụ nữ đã có gia đình ưu tiên hơn người phụ nữ đang còn độc thân, trừ khi người này lớn tuổi, con dâu cũng được ưu tiên hơn con gái ruột. Trẻ em được phục vụ cuối cùng. Khi ngồi, người ngồi có tư thế thẳng, không có chuyện họ ngồi trên một nửa ghế.
văn hóa ẩm thực nước pháp
Trên bàn ăn, người ăn ngồi lưng luôn thẳng. Họ không hay cho tay hoặc khoanh tay để trên bàn mà để hai bàn tay đặt lên gần nĩa. Khăn lau miệng đặt trên đầu gối. Khăn này chỉ mở chưa đến một nửa.
Người Pháp sẽ lau miệng tế nhị sau vài miếng ăn. Họ cũng lau miệng tế nhị trước khi uống nước. Có một điều cấm kỵ là lau miệng bằng lưng bàn tay. Vị trí cầm dao, nĩa, muỗng là giữa cán và không bao giờ cầm thẳng đứng đầu nhọn chĩa lên trời.

4.4 Văn hóa sử dụng phương tiện ăn uống

Dụng cụ ăn uống của người Pháp là dao, đĩa, nĩa. Thức uống phổ biến sẽ ở trong ly thủy tinh. Dao phải được cầm bằng bằng tay thuận với mình. Còn nĩa sẽ được cầm bằng tay trái. Họ nhẹ nhàng lấy dao cắt miếng thịt ra. Sau đó cùng nĩa cho thức ăn vào miệng. Khi cầm ly hoặc cầm đĩa, ngón tay út khép lại và không bao giờ chĩa lên trời.

4.5 Văn hóa thưởng thức rượu của người Pháp

Nếu như ở Việt Nam có kiểu cạn 100% thì ở Pháp không bao giờ có chuyện đó. Văn hóa ẩm thực đề cao việc thưởng thức rượu từ từ. Nhấp từng ngụm nhỏ, người uống mới thưởng thức được dư vị của rượu hòa tan trong vị giác.
văn hóa thưởng thức rượu vang pháp
Rượu vang Pháp là nghệ thuật ẩm thực tinh túy. Đối với rượu đỏ, người Pháp  mở nút chai rượu trước 30 phút. Mục đích của việc này là hòa nhiệt độ rượu với nhiệt độ không khí. Lúc này, rượu mới tỏa ra những gì tinh túy nhất. Lưu ý trong nhiệt độ lúc mở là khoảng giữa 15 và 18 độ C, không để rượu đỏ bên lò sưởi ngay lúc mở ra.
Đối với rượu đỏ có tuổi đời lâu năm, muốn thưởng thức trọn vị phải mở trước hai tiếng. Rượu nho trắng thường được uống lạnh. Không bao giờ pha nước hoặc bỏ nước đá cục vào ly rượu chát đỏ.

4.6 Nghệ thuật kết thúc món ăn

Khi ăn xong, tất cả dao, nĩa, muỗng gom lại để song song trong đĩa, mũi nhọn chĩa xuống phía thấp của đĩa, lưỡi dao để vào trong phía mình, không bao giờ để dao nĩa chéo nhau.
nghệ thuật kết thúc món ăn
Khăn nhỏ dùng lau miệng, ăn xong để bên phải, không nên thắt nút cũng không nên xếp lại (nhắc lại là : trước khi ăn, khăn nhỏ để bên trái, sau khi ăn, khăn để lại bên phải) Là khách mời, nếu họ xếp khăn lại như cũ, điều này có nghĩa là muốn gợi ý để được mời vào bữa ăn kế tiếp.
Món tráng miệng trong bữa ăn Pháp là món “pho mát”. Món ăn này được bày biện trên khay bằng gỗ hoặc mây đan,… Đi kèm với món tráng miệng luôn là một con dao. Đầu của mũi dao nhọn cong xuống,  ghim lấy miếng “phomat” khi được cắt xong. Thông thường người Pháp không ăn pho mát với bơ.
trái cây và chocolate là món tráng miệng phổ biến
Cuối bữa ăn, cà phê sẽ được dọn ra nơi phòng khách. Chủ nhà sẽ không bao giờ để muỗng sẵn trong ly cà phê. Khi cầm tách cà phê, người khách được mời, cầm đĩa ở dưới với tay trái, tách cà phê tay phải. Sau khi uống cà phê là uống nước trái cây, đây cũng là dấu hiệu cho bữa tiệc kết thúc.

5. Các món ăn truyền thống trong văn hóa ẩm thực Pháp

5.1 Gan ngỗng

Nhắc đến ẩm thực Pháp, thực khách nhớ đến món gan ngỗng hun khói đầu tiên. Đây là một niềm tự hào của người Pháp khi mà chỉ có ở Pháp, đầu bếp Pháp mới chế biến ra được món gan ngỗng chuẩn vị.
Để chế biến món này, người đầu bếp phải thật sự khéo léo và tay nghề cao. Gan ngỗng phải được chế biến đến mức độ “vừa đủ”. Không quá chín sẽ bị khô, hoặc bị sống quá.
gan ngỗng là niềm tự hào của ẩm thực pháp
Gan ngỗng được lấy từ những con ngỗng chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Mục đích của chế độ ăn này là khai thác tối đa thành phần dinh dưỡng trong gan của chúng. Gan ngỗng được chế biến thành món pate. Món ăn này có mặt trong menu của mọi nhà hàng cao cấp đạt chuẩn quốc tế tại Pháp.

5.2 Bánh ngọt

Một “đặc sản” khác của Pháp là món bánh crêp, một loại bánh làm từ bột mì, sữa, trứng và bơ. Có thể ăn ngọt hoặc mặn tùy khẩu vị.
Bánh ngọt cũng là một thành tựu của văn hóa ẩm thực Pháp với thực đơn phong phú: bánh trái cây, bánh su, bánh flan, bánh chocolate , bánh mì …
bánh ngọt là thành tựu của ẩm thực pháp
Món tráng miệng như dấu chấm hoàn hảo cho một bữa ăn hoàn hảo. Vị ngọt của các món bánh chính là điểm kết thúc hoàn hảo cho các bữa ăn trong một ngày.

5.3 Trái cây và chocolate

Trái cây và chocolate là món tráng miệng phổ biến. Trái cây không ăn trực tiếp mà được chế biến thành món kem hoặc bánh ngọt … Chocolate cũng tương tự như vậy.
Nó có thể được chế biến thành bánh gato, kem hoặc biến thành các loại bánh có hình dạng khác nhau. Hương vị và hình dáng của những chiếc bánh này mang đặc trưng cho mỗi vùng miền ở Pháp.
trái cây và chocolate

5.4 Bánh mì, pho mát và rượu

Đây là ba món đóng vai trò chủ chốt trong văn hoá ẩm thực Pháp. Thể hiện đặc trưng là tính truyền thống của văn hóa ẩm thực Pháp. Thực đơn này tạo ra một bữa trưa hoàn hảo, chi phí thấp và dễ dàng mang theo đến bất cứ nơi đâu.
Đối với người Pháp, bánh mì kết hợp với pho mát và một chai rượu vang Pháp đã là một bữa ăn tuyệt vời.bánh mì, pho mát và rượu là sự kết hợp hoàn hảo tuyệt vời

6. Tổng kết

Không phải ngẫu nhiên văn hóa ẩm thực Pháp có vị thế vững chắc trên bản đồ ẩm thực thế giới. Ẩm thực Pháp là kết tinh của tinh hoa nghệ thuật, lịch sử, sáng tạo bền bỉ nhưng không quên đi bản sắc dân tộc. Nhắc đến ẩm thực Pháp, người ta nghĩ đến một nền ẩm thực trang nhã, sang trọng bậc nhất thế giới được ca ngợi trong nhiều Blog nổi tiếng ở Việt Nam và Quốc tế…
Chuyên mục Blog của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những kiến thức thú vị về ẩm thực Việt Nam và thế giới trong các bài viết tiếp theo.

Combo là gì? “Giải mã” hình thức bán hàng hút khách chi tiết nhất

combo là gì

Combo là gì? Giải pháp đột phá doanh thu được ưu tiên hàng đầu bởi những lợi ích vượt trội mang lại cho cả chủ kinh doanh và khách hàng

Làm thế nào để thu hút lượng lớn khách hàng và tăng doanh thu, lợi nhuận? Cụ thể hơn là bán được thật nhiều sản phẩm. Đó là đích đến và là bài toán nan giải mà bất kỳ chủ doanh nghiệp nào cũng cần giải quyết. Và một trong những giải pháp không thể không nhắc đến là hình thức combo. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số trả lời ngay câu hỏi “Combo là gì?” thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Combo là gì?

Combo không phải là thuật ngữ quá quen trong tiếp thị và mua bán hàng hóa. Rất nhiều chủ kinh doanh đã tận dụng hiệu quả hình thức này để đột phá doanh thu. Khi áp dụng combo, khách hàng có thể mua sắm tích hợp nhiều sản phẩm và dịch vụ cùng lúc trong cùng một gói.
Hình thức này được sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Trong đó, F&B là ngành thường xuyên tận dụng tối đa hiệu quả của combo. Thay vì mua các sản phẩm riêng lẻ với giá khá cao. Nhiều người đã lựa chọn combo với mức giá phù hợp và nhiều ưu đãi hơn. Bởi vậy, người tiêu dùng thường ưu tiên và ưa chuộng gói các gói combo này.
combo

2. Áp dụng combo trong lĩnh vực F&B hiện nay

Có thể nói, combo là giải pháp được nhiều lĩnh vực lựa chọn. Đặc biệt là khi nó tạo ra hiệu quả đáng kể trong doanh thu. Và trong lĩnh vực F&B, chắc hẳn là một khái niệm xuất hiện thường xuyên. Bởi hầu hết các nhà hàng kinh doanh ẩm thực nào hiện nay cũng áp dụng combo.

Họ thường đưa các chương trình ưu đãi đặc biệt để kích thích nhu cầu thưởng thức của khách hàng. Đồng thời, khi đi ăn uống, mọi người thường có xu hướng đi đông. Do đó, combo là giải pháp hữu hiệu để gia tăng trải nghiệm và đáp ứng đa dạng nhu cầu. Điển hình như: mua 2 tặng 1, món ăn tặng kèm nước uống,… Nếu bạn đang muốn khởi nghiệp hoặc tạo đột phá doanh thu mô hình kinh doanh F&B, đừng bỏ qua giải pháp này nhé!

combo kfc combo nướng của gogi house

3. Lợi ích của combo là gì?

Trải nghiệm dịch vụ tại nhiều nơi, chắc hẳn nhiều người đã không xa lạ với các gói combo. Đây cũng là gói được nhiều người lựa chọn cũng như các bên kinh doanh thường ưu tiên khi giới thiệu. Với những ưu đãi đặc biệt, các gói combo này được người tiêu dùng lựa chọn hơn cả. Bởi vậy, đây là giải pháp hiệu quả để kích cầu mua hàng. Đồng thời, qua đó doanh nghiệp có thể tăng doanh thu và thu hút thêm nhiều khách hàng.

3.1. Đối với chủ kinh doanh

Bất kể ai cũng đều muốn doanh nghiệp của mình thu hút thật nhiều khách hàng cũng như bán được số lượng sản phẩm lớn. Khi đó, họ có thể thu được nhiều lợi nhuận và phát triển mô hình kinh doanh. Đặc biệt là thời gian đầu khi vận hành, để thu hút khách hàng, không thể bỏ qua hình thức này. Được trải nghiệm nhiều sản phẩm, dịch vụ với giá rẻ chắc chắn sẽ thu hút không ít người tiêu dùng.
Điểm đầu tiên phải kể đến là doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn cho một lượt khách. Từ đó, tăng số lượng món bán ra và nhanh thu hồi vốn. Chưa kể, một số nhà hàng còn qua đó, giới thiệu thêm những sản phẩm/ dịch vụ ít được chú ý. Nhờ vậy, có thể kích cầu thị hiếu và khả năng mua hàng. Ngoài ra, đây còn là giải pháp hữu hiệu để tăng độ cạnh tranh với các đối thủ.

3.2. Đối với khách hàng

Một trong những ưu điểm vượt trội của gói combo chính là khách hàng có thể tiết kiệm khá nhiều tiền. Bởi khi sử dụng combo, khách hàng được trải nghiệm đa dạng sản phẩm, dịch vụ trong thời gian ngắn. Từ đó, họ có thể biết thêm cũng như lựa chọn được sản phẩm, dịch vụ mà mình yêu thích. Chưa kể, giá thành lại rẻ hơn nhiều so với mua lẻ. Bởi sẽ có khá nhiều ưu đãi được áp dụng. Theo khảo sát, giá của hình thức combo rẻ hơn mua sản phẩm riêng từ 15 – 20%.
lợi ích comboXem thêm: TOP 20+ quán cafe sân vườn lý tưởng nhất để thư giãn

4. Một số lưu ý cần cân nhắc khi thiết kế hoặc lựa chọn combo

Không thể phủ định những ưu điểm vượt trội mà combo mang lại. Đặc biệt là cho cả hai bên người bán và người mua. Tuy nhiên, vẫn sẽ có những rủi ro và hạn chế nhất định mà bạn không thể bỏ qua.

4.1 Đối với chủ kinh doanh

Với hình thức combo, chủ cửa hàng có thể phải chuẩn bị khá nhiều sản phẩm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều, có thể sẽ không bán hết. Và nếu không được bảo quản tốt sẽ rất lãng phí. Việc tốn nhiều nguyên liệu mà không thu lại được doanh thu tốt sẽ gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Vì vậy, tùy giai đoạn, thời điểm mà nên cân nhắc số lượng gói combo phù hợp. Để đáp ứng cũng như nâng cao trải nghiệm khách hàng, chủ kinh doanh nên lưu ý một số yếu tố sau khi thiết kế combo:

  • Sắp xếp các sản phẩm/ dịch vụ hợp lý. Chẳng hạn như kinh doanh đồ ăn thì nên kết hợp cả món chính và món phụ, kèm thức uống.
  • Nghiên cứu kỹ nhu cầu để thiết kế combo theo thị hiếu của khách hàng.
  • Cân đối chi phí để thu hút khách hàng và mang lại lợi nhuận cho nhà hàng.
  • Thường xuyên xem xét, điều chỉnh combo để khách hàng được trải nghiệm đa dạng sản phẩm/ dịch vụ.

4.2 Đối với khách hàng

Gói combo thường có giá “mềm” hơn nên thường được ưu tiên. Tuy nhiên, chúng thường đóng gói cố định các sản phẩm và giá thành. Do đó, khách hàng khó có thể thêm hoặc bớt cho phù hợp với nhu cầu cá nhân. Chẳng hạn như, xét về các combo ăn uống, khi bạn đi một mình và có sức ăn vừa phải thì nên cân nhắc khi lựa chọn để không gây lãng phí thức ăn và tiền bạc.
Còn với những dịch vụ làm đẹp như combo sản phẩm. Nhiều người dù biết sẽ có những thứ mình không phù hợp hoặc không cần dùng đến. Nó sẽ gây ra rất nhiều thứ phản tác dụng, ngoài lãng phí tiền còn có thể ảnh hưởng xấu đến khách hàng nếu cố tiếp tục sử dụng.
lưu ý cần cân nhắc về combo

5. Thời điểm “vàng” để áp dụng hình thức combo hiệu quả

Mục đích chính của combo vẫn là bán được nhiều sản phẩm, thu hút khách hàng và tăng doanh thu. Bởi vậy, đây sẽ là phương pháp hữu hiệu nếu bạn muốn giới thiệu, quảng bá sản phẩm/ dịch vụ mới. Hoặc muốn kích cầu những sản phẩm cũ. Việc kết hợp bán chung cùng những món ăn đắt khách cùng mức giá phù hợp sẽ khiến khách hàng vô cùng ưng ý.
Hơn nữa, tùy từng thời điểm, bạn có thể áp dụng gói combo hiệu quả.
Chẳng hạn như mới khai trương, các dịp nghỉ lễ, ngày đặc biệt,… Khi đó, bạn có thể tiếp cận được lượng lớn khách hàng cũng như đáp ứng nhu cầu của họ. Họ thường có nhu cầu đi thành đoàn hoặc các nhóm lớn. Ngoài ra, bạn cần đánh giá qua cả 2 tiêu chí: số lượng và trị giá đơn hàng. Nếu khách hàng chỉ muốn giảm giá tiền khi sử dụng combo. Bạn có thể triển khai những chương trình khuyến mãi riêng biệt về giá, giảm sâu, đồng giá,… Ngoài ra, khách hàng vẫn có thể sẵn sàng chi trả thêm cho những combo khác.
thời điểm vàng cho comboXem thêm:

Trên đây là tất tần tật những thông tin chi tiết để giải mã combo là gì? Hy vọng rằng, các bạn có thể tận dụng thành công hình thức kích cầu hành vi tiêu dùng của tệp khách hàng. Qua đó, có thể “giữ chân” được lượng khách lớn, định vị thương hiệu cũng như đột phá doanh thu. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục thuật ngữ nhà hàng.

Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn cho nhà hàng, quán cafe

điểm hòa vốn là gì? cách tính điểm hòa vốn cho nhà hàng quán cafe

Điểm hòa vốn là gì? Cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng và quán cafe như thế nào? Chi tiết có trong bài viết dưới đây!

Trong kinh doanh, khởi nghiệp, giá trị lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu. Để dự trù được doanh số phải bao nhiêu so với nguồn vốn bỏ ra thì thu lời, người ta dùng đến công thức điểm hòa vốn. Hôm nay, Nhà Hàng Số sẽ giúp bạn hiểu điểm hòa vốn là gì và cách tính điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe.

1. Điểm hòa vốn là gì?

Khi kinh doanh, nhà hàng phải bỏ ra một nguồn vốn nhất định ban đầu. Đều đặn mỗi tháng, nhà hàng, quán cafe đó tiếp tục bỏ ra nguồn vốn để duy trì và vận hành. So với số vốn bỏ ra trong khoảng thời gian nhất định, nhà hàng, quán cafe đó phải thu về với một lượng doanh thu tương đương và cao hơn vốn bỏ ra. Đó Số doanh thu thu về đó đạt đến bằng hoặc lớn hơn số vốn bỏ ra. Đó gọi là điểm hòa vốn.
điểm hòa vốn là gì
Có hai yếu tố để đo lường điểm hòa vốn. Đó là dựa trên sản lượng bán ra hoặc doanh thu trong khoảng thời gian nhất định thu về. Ví dụ, bạn kinh doanh quán cafe với nguồn vốn 300 triệu đồng. Trong vòng 3 tháng, bạn phải bán được 3000-4000 đơn hàng mới thu hồi vốn gốc và bắt đầu có lời.
Do đặc thù ngành F&B, mô hình nhà hàng, đồ uống thường có các mức giá khác nhau. Vì có sự chênh lệch đó nên điểm hòa vốn sẽ được gộp thành trung bình chung và có sự sai số nhất định.
Câu hỏi “điểm hòa vốn là gì” đã có câu trả lời. Tiếp theo bài viết sẽ chia sẻ vai trò của điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe

2. Vai trò của điểm hòa vốn trong kinh doanh quán cafe

Trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào, doanh thu, lời lãi cũng được xếp lên hàng đầu. Việc tính toán và dự trù điểm hòa vốn sẽ giúp chủ nhà hàng, quán cafe có cái nhìn tổng quát nhất trong mạng lưới chi phí, lợi nhuận và số lượng bán được hàng. Từ đó, có sự điều chỉnh phương án phù hợp để có thời gian thu hồi vốn sớm nhất.
tầm quan trọng của điểm hòa vốn trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe
Từ số lượng đơn hàng bán được, chủ quán tính được doanh thu nhà hàng khi nào đạt điểm hòa vốn. Cũng thông qua chỉ số này, nhà hàng có phương án điều chỉnh để tránh lỗ quá nhiều hoặc thu lợi bền vững. Điểm hòa vốn cũng góp phần dự tính thời gian khấu hao đầu tư cố định, trang thiết bị kinh doanh đảm bảo.

3. Chi phí khấu hao

3.1 Định nghĩa chi phí khấu hao

Để xác định điểm hòa vốn là gì, chúng ta bắt đầu xác định từ chi phí khấu hao. Khi bắt đầu vận hành nhà hàng, quán cafe, các thiết bị, máy móc của bạn bắt đầu hoạt động. Điều đó có nghĩa các máy móc, trang thiết bị sẽ cũ dần theo thời gian. Cũng là hao mòn dần theo thời gian.
chi phí khấu hao là gì
Ví dụ, máy pha cafe của bạn dùng liên tục trong một tuần sẽ không còn mới nguyên như chưa dùng lần nào. Máy pha cafe đó đang bị hao mòn trong khoảng thời gian một tuần. Nó sẽ tiếp tục hao mòn cho đến khi không còn sử dụng được nữa.
Giá trị của chiếc máy đang được sử dụng và hao mòn. Chi phí cho sự hao mòn đó gọi là chi phí khấu hao.

3.2 Các loại chi phí nằm trong khấu hao

Chi phí khấu hao gồm có đầu tư thô, hao mòn máy móc, trang thiết bị trong quán.
Đầu tư thô là các khoản đầu tư vào thiết kế, decor lại quán cafe, nhà hàng của bạn. Nếu dừng hoạt động kinh doanh, bạn không thể bán lại hoặc kiếm được tiền từ khoản đầu tư thô này. Vì nó chỉ phục vụ cho quán của bạn.
chi phí đầu tư thô
Trang thiết bị máy móc: máy pha cafe, máy đánh kem, bình ủ trà, cốc, chén, tách, thìa, ống hút… Mỗi lần sử dụng, các sản phẩm này đã hao mòn một chút.

3.3 Cách tính chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao theo tháng=Giá cả tài sản cố định/thời gian sử dụng
Ví dụ: quán cafe của bạn có tủ lạnh bảo quản nguyên liệu có giá 7.000.000 đồng. Bạn dùng tủ lạnh trong vòng 2 năm. Vậy chi phí khấu hao hàng tháng = 7.000.000/24=296.666 VNĐ/tháng.
cách tính chi phí khấu hao

3.4 Một số lưu ý khi liệt kê chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao của một trang thiết bị bằng chính thời gian bảo hành trang thiết bị đó.Chủ nhà hàng, quán cafe có thể quyết định thời gian hòa vốn của chi phí khấu hao. Thời gian khấu hao ngắn đồng nghĩa với việc chi phí khấu hao sẽ cao. Thời gian khấu hao dài sẽ khiến thời gian hòa vốn lâu hơn.
Ở mỗi trang thiết bị, chi phí khác nhau sẽ có thời gian khấu hao không giống nhau. Ví dụ, chiếc tủ lạnh của bạn sẽ có thời gian khấu hao dài hơn nhiều so với bộ cốc thủy tinh dễ bị sứt hoặc vỡ. Vì vậy, bạn nên nắm rõ tình hình và tính thời gian khấu hao phù hợp để công thức điểm hòa vốn đúng với thực tế nhất.
lưu ý khi tính điểm hòa vốn
Các hạng mục đầu tư nhỏ như bộ cốc chén, quần áo đồng phục,… nên gộp lại, vì những thiết bị này dễ hỏng hóc và phải thay mới.

4. Chi phí vận hành

4.1 Chi phí vận hành là gì?

Chi phí vận hành là những chi phí bắt buộc phải có để quán cafe, nhà hàng của bạn đi vào hoạt động. Chi phí đó bao gồm: mặt bằng, bảo trì, sửa chữa; tiền quảng cáo; chi phí điện, nước, mạng internet,…

4.2 Cách tính chi phí vận hành

Chi phí vận hành được chia thành hai giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị, chi phí sẽ hoàn toàn là dự trù, chưa chuẩn xác.

  • Chi phí cố định gồm: chi phí mặt bằng đã thỏa thuận, phí internet, tiền điện nước,…
  • Biến phí là những chi phí phát sinh chưa dự trù trước được. Ví dụ như chi phí quảng cáo tăng lên; hỏng hóc phải sửa chữa, lắp đặt lại máy móc; tuyển thêm nhân viên.
    chi phí phát sinh trong kinh doanh nhà hàng, quán cafe

Cả hai khoản phí này đều phải có “điểm trần”. Đó chính là ngưỡng chi phí không cho phép chi tiêu vượt qua. Nếu không nhà hàng của bạn không cân đối được các khoản chi và dễ bị thiếu hụt nguồn vốn.
chi phí vận hành là gì
Giai đoạn đi vào vận hành, bạn hoàn toàn có thể lập danh sách chi phí cụ thể để tính chi phí một cách chuẩn xác nhất.

5. Giá vốn hàng bán

5.1 Giá vốn hàng bán là gì?

Ví dụ cụ thể, khi bạn nhập nguyên liệu cho quán cafe, bạn nhập ba loại cafe khác nhau, bột làm kem, một số loại hoa quả bạn cho là cần thiết. Trong các loại hoa quả ép, sinh tố chuối là ít người oder nhất.
Chuối trở thành hàng tồn kho. Nhưng bạn vẫn không bỏ chuối ra khỏi thực đơn và tiếp tục nhập hàng như một nguồn nguyên liệu dự trữ. Đó gọi là giá vốn hàng bán. Đây là một vấn đề quan trọng trong việc đi tìm lời giải cho điểm hòa vốn là gì?
định nghĩa giá vốn hàng bán

5.2 Công thức tính

Giá vốn hàng bán (COGs) = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + giá trị hàng tồn kho mua vào trong kỳ – giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.
Chỉ số này giúp bạn cân đối được COGs. Bạn sẽ biết được giá vốn bán hàng có nằm trong mức độ được phép của menu không. Từ đó góp phần hạn chế sự lãng phí không đáng có ở công đoạn chế biến.

6. Chi phí lãi vay

Kinh doanh không đủ vốn, nhiều chủ nhà hàng, quán cafe sẽ đi vay lãi. Vì vậy, nếu đi vay, chi phí lãi vay phải được tính trong bảng tính điểm hòa vốn.
chi phí lãi vay là gì

7. Hướng dẫn cách tính điểm hòa vốn nhà hàng, quán cafe

7.1 Tính điểm hòa vốn theo doanh thu

Đây là phương pháp tính điểm hòa vốn dựa trên số tiền kinh doanh quán của bạn thu về. Ví dụ với số vốn 200 triệu đồng bỏ ra, bạn phải thu về bình quân mỗi ngày 5 triệu đồng trong vòng 40 ngày. Lúc đó bạn mới hòa vốn và bắt đầu thu lãi.
tính điểm hòa vốn theo doanh thu
Đối với công thức này, bạn có cái nhìn tổng quát xem, doanh thu mỗi ngày phải đạt là bao nhiêu. Từ đó, tính thời gian hòa vốn và có lãi.
Công thức cụ thể
Điểm hòa vốn = (Chi phí vận hành + chi phí khấu hao + chi phí lãi vay)/(100%-% giá vốn hàng hóa)

7.2 Cách tính điểm hòa vốn theo sản phẩm

Tính hòa vốn theo sản phẩm là phương pháp tính căn cứ vào số sản phẩm bán ra bình quân trong khoảng thời gian nhất định.
Ví dụ, quán cafe hoặc nhà hàng của bạn phải bán được 70 đơn hàng/ngày, thì trong vòng 2 tháng, bạn mới có thể hòa vốn và thu lãi với số vốn 400 triệu đồng. Công thức này sẽ tính theo bình quân ngày bán được bao nhiêu sản phẩm. Từ đó, tính tổng số đơn bán được để đạt được mức hòa vốn.
Công thức cụ thể
Điểm hòa vốn = (Chi phí vận hành + chi phí khấu hao + chi phí lãi vay)/(Giá bán trung bình – Giá vốn hàng hóa bán trung bình)
cách tính điểm hòa vốn theo sản phẩm

8. Tính điểm hòa vốn cho nhà hàng, quán cafe bằng excel

Bạn có thể sử dụng công cụ hoàn toàn miễn phí để tính điểm hòa vốn một cách dễ dàng. Excel sẽ là công cụ đơn giản và dễ dàng cho bạn. Bảng tính excel giúp bạn liệt kê rõ ràng các khoản chi phí trong từng khoảng thời gian nhất định.
excel là công cụ tính điểm hòa vốn đơn giản và tiện ích
Đơn giản và dễ dàng điều chỉnh nếu có sự thay đổi về chi phí trong từng tháng hoặc từng năm. Ví dụ: Do số lượng khách hàng đông chóng mặt, nhà hàng của bạn cần tuyển thêm nhân viên. Bạn phải chi tiền vượt định mức so với giai đoạn trước. Các khoản chi phí dôi ra này sẽ được thể hiện rõ ràng trên excel chi tiết và bạn không còn phải lo lắng nữa.
Bảng tính Excel sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn trong hoạt động kinh doanh. Bạn cũng có thể đánh giá được chi phí dự kiến và chi phí thực tế phải chi trả cho từng hạng mục nhất định. Từ đó, bạn có những điều chỉnh đúng đắn hơn.
Một điều lưu ý là, trong quá trình tính toán điểm hòa vốn, bạn phải hiểu và nắm rõ công thức tính, các loại chi phí. Bởi điểm hòa vốn quyết định đến những ý tưởng kinh doanh, vận hành của nhà hàng hoặc quán cafe của bạn.
Xem thêm:

9. Tổng kết

điểm hòa vốn đóng vai trò quyết định trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng quán cafe
Với bài viết này, Nhà Hàng Số đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi “điểm hòa vốn là gì?” và các cách tính điểm hòa vống khi kinh doanh nhà hàng, quán cafe.
Điểm hòa vốn là công thức đặc biệt quan trọng, quyết định đường hướng và chính sách kinh doanh của nhà hàng, quán cafe. Công thức điểm hòa vốn có nhiều hạng mục chi phí, bạn phải hiểu rõ các hạng mục này để quá trình tính toán không bị sai sót.
Từ công thức điểm hòa vốn, chủ nhà hàng, quán cafe nắm được tình hình kinh doanh và đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Trong trường hợp chủ nhà hàng muốn đối tác hợp tác đầu tư, kế hoạch kinh doanh tốt cũng là dẫn chứng thuyết phục đối tác đồng ý kinh doanh cùng bạn.
Điểm hòa vốn giúp bạn định hình được, liệu mô hình và kế hoạch kinh doanh của mình có phù hợp với các yếu tố mặt bằng, khách hàng tiềm năng không. Trong bối cảnh “bão hòa thị trường F&B”, điểm hòa vốn như một lời khẳng định chắc nịch về tính hiệu quả và thành công của bạn khi quyết định kinh doanh nhà hàng, quán cafe.
Chuyên mục thuật ngữ nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật các tin tức, định nghĩa và kiến thức liên quan đến kinh doanh F&B.

Cẩm nang chi phí điện nước cho quán cà phê

chi phí điện nước cho quán cà phê

Chi phí điện nước cho quán cà phê gồm chi phí thi công điện nước và chi phí tiêu thụ hàng tháng. Chi tiết sẽ được bật mí trong bài viết này.

Để kinh doanh quán cà phê cần rất nhiều chi phí: chi phí mặt bằng, chi phí nhân viên, chi phí trang thiết bị và nguyên vật liệu, chi phí phát sinh,… Nếu địa điểm chưa có hệ thống điện nước cần lắp đặt hệ thống điện nước. Hôm nay, Nhà Hàng Số cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về các loại chi phi cần thiết khi mở quán cà phê, đặc biệt là chi phí điện nước cho quán cà phê.

1. Chi phí cho quán cà phê gồm những khoản nào?

Để mở một quán cà phê, chủ cửa hàng phải dự trù kinh phí, từ đó có kế hoạch chi tiêu rõ ràng. Chi phí cố định chiếm phần lớn trong việc mở một quán cà phê.
Chi phí cố định là là những khoản chi phí buộc phải chi trả, không thể thay đổi trong khoảng thời gian nhất định. Chi phí cố định chiếm tỉ lệ lớn trong tổng chi phí phải chi tiêu. Trong trường hợp hợp đồng thỏa thuận giữa chủ mặt bằng và người thuê có sự thay đổi, chi phí cố định mới thay đổi.

1.1 Chi phí mặt bằng

Nếu không có sẵn mặt bằng, đây là khoản phí đầu tiên chủ quán cà phê phải tính đến. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, diện tích, tính chất quán mà chủ cửa hàng hướng đến, giá cả sẽ có sự chênh lệch. Tuy nhiên, dù là mua hay thuê địa điểm kinh doanh bạn vẫn phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ để setup, bố trí lại không gian theo phong cách của mình.
chi phí mặt bằng mở quán cà phê
Trong tổng chi phí phải chi trả khi mở quán cafe, chi phí mặt bằng và chi phí cố định không được quá 15% doanh thu hàng tháng. Nếu không, nhà hàng sẽ bị lỗ. Vị trí và diện tích, quy mô quán cà phê quyết định đến chi phí mặt bằng.
Đồng thời, quy mô quán cà phê quyết định đến các chi phí khác trong khoản chi phí cố định. Nếu lựa chọn một vị trí “mặt đường”, chi phí mặt bằng của quán cà phê sẽ cao hơn bình thường. Đổi lại, lượng khách hàng tiềm năng dễ dàng tiếp cận được quán của bạn, chi phí quảng cáo cho cửa hàng cũng thấp hơn đáng kể. Tỷ lệ lấp đầy khách hàng với những quán mặt đường khoảng 80% đến 100% đặc biệt vào những khung giờ từ 19h đến 22h.
Ngoài ra, với những địa điểm là chân chung cư hay nơi đông đúc dân văn phòng tỷ lệ lấp đầy khách hàng cũng rất cao, dao động từ 75% đến 100% và khách đồng đều cả ngày.

1.2 Chi Phí Nhân Viên

Nhiều người nghĩ rằng, chỉ cần trả lương cho nhân viên là đủ. Nhưng không hề, bên cạnh tiền lương còn các khoản tiền khác: Phúc lợi, thưởng ngày lễ, thưởng KPI, thuế và các dịch vụ kế toán khác. Bạn cũng nên tính cả tiền lương của bạn vào khoản chi phí nhân viên. Các chuyên gia trong ngành cho rằng, chi phí lao động phải thấp hơn 35% tổng doanh thu của quán cà phê trong một tháng.chi phí nhân viênChi phí dễ làm cho ngân sách thâm hụt nhất là tiền lương và phúc lợi dành cho nhân viên pha chế. Một quán cà phê có được nét độc đáo và chất riêng cần phải có một nhân viên pha chế lành nghề.
Và đương nhiên, phúc lợi và lương thưởng phải xứng đáng với kinh nghiệm và trình độ của nhân viên đó. Tuy nhiên, bạn phải cân nhắc chi phí trong tổng chi phí cố định để lựa chọn nhân viên phù hợp với tình hình kinh tế của quán.

1.3 Chi phí cho trang thiết bị

Chi phí thiết bị chiếm tỉ lệ lớn chất trong phần chi phí cố định khi mở quán cà phê. Để mở một quán cà phê hoàn toàn mới, bạn phải mua tất cả các trang thiết bị từ đầu. Và các trang thiết bị như bàn ghế, máy xay, pha cà phê, máy đánh kem, bộ dụng cụ đựng đồ uống,…ngốn một khoản không nhỏ trong tổng kinh phí bạn có.
Tuy nhiên, đừng vì giá cả mà hời hợt trong khâu chuẩn bị này. Bởi vì việc kinh doanh lâu dài, các thiết bị máy cần được tỉ mỉ, chất lượng đảm bảo để có được những đồ uống đảm bảo hương vị và an toàn cho khách hàng.

1.4 Biến Phí

Mỗi tháng, doanh số của quán cà phê có nhiều sự biến động. Ví dụ tháng này bạn bán được nhiều hơn tháng trước, tiền nguyên vật liệu, tiền điện, nước sẽ tăng lên. Số tiền tăng lên hoặc giảm xuống tùy theo từng tháng đó là biến phí.
Đối với những người đi trước, họ cho rằng chi phí mua nguyên vật liệu không nên vượt quá 40% doanh thu. Đối với các vật liệu sử dụng một lần, chỉ được phép chiếm không quá 5% doanh thu.

1.5 Các chi phí khác

Bên cạnh chi phí cố định là các khoản chi phí Marketing, quảng cáo, sắp đặt và sửa chữa các vật dụng hỏng hóc,… Nếu lượng khách tăng dần theo thời gian, cần thêm một khoản nâng cấp chất lượng, thiết bị trong nhà hàng. Nếu quán mới mở, để chạy quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội và cả bằng những chương trình khuyến mãi trực tiếp tại quán, chi phí dao động cũng rơi vào khoảng từ 10 đến 15 triệu/ ngày.
chi phí khácChi phí điện, nước, wifi, quà tặng đóng vai trò quan trọng không thể thiếu mà bạn phải tính toán thật phù hợp, chi phí này có thể rơi vào khoảng 8 đến 10 triệu/ tháng. Chi phí phát sinh: Có rất nhiều khoản phát sinh không thể lường trước được như việc in thêm thực đơn, thẻ card, may thêm đồng phục nhân viên, tiền vệ sinh, sửa chữa thiết bị hỏng hóc,…

2. Bảng dự trù chi phí cụ thể để chuẩn bị vốn cho quán cà phê

bảng chi phí mở quán cà phê
Đây là khoản dự trù chi phí cụ thể để có thể mở một quán cà phê tầm trung. Ở điều kiện thực tế, bạn có thể cân đối theo mô hình kinh doanh quán cà phê 100 triệu hoặc lớn hơn dựa trên mức phí này.
Lưu ý:

  • Chi phí địa điểm được tính trong thời gian nửa năm.
  • Chi phí trả lương cho nhân viên chỉ tính 1 tháng đầu. Bạn phải có sự chuẩn bị cho các chi phí tháng sau, trong trường hợp kinh doanh không có lãi.

Xem thêm:

3. Chi phí điện nước cho quán cà phê

Điện nước đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành quán cà phê. Chi phí điện nước quán cà phê bao gồm hai loại: chi phí thi công và chi phí tiêu thụ hàng tháng.

3.1 Hệ thống đèn điện chiếu sáng

hệ thống đèn chiếu sáng khi mở quán cà phê
Để lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng, bạn phải xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng và không gian quan bạn muốn xây dựng. Màu sắc, hình dáng của đèn mang nét độc đáo của từng phong cách thiết kế: hiện đại, cổ điển hay phá cách là một trong những tiêu chí tiến hành thi công đèn chiếu sáng quán cà phê.
Một quán cà phê có hệ thống ánh sáng nổi bật và lung linh sẽ trở thành tâm điểm thu hút ánh mắt của khách hàng. Giờ đây, khách hàng đến quán cà phê không chỉ để “uống cà phê”. Họ yêu cầu view phải đẹp, đồ uống phải ngon, âm nhạc, chất lượng phục vụ phải chuyên nghiệp.
Sử dụng ánh sánh hợp lí tạo những điểm điểm nhấn riêng cho phong cách quán cà phê của bạn. Các kiến trúc sư tạo thi công hệ thống đèn chiếu sáng luôn đặt vấn đề lớp ánh sáng trong không gian quán lên hàng đầu. Điều này có nghĩa là việc sử dụng các loại nguồn sáng khác nhau trong một không gian.
Để tiết kiệm chi phí, kiến trúc sư giỏi luôn biết tận dụng tối đa ánh sáng mặt trời để chiếu sáng. Ánh sáng chính và ánh sáng trên bàn được tạo hiệu ứng phù hợp với định hướng phong cách của quán. Ánh sáng chiếu rộng cũng là một yếu tố được đặc biệt chú ý.

3.2 Lắp đặt điều hòa và các quạt thông gió

Điều hòa, hệ thống quạt thông gió và khu vực công trình phụ là một phần đặc biệt quan trọng trong thi công điện nước mở quán cà phê. Để khách hàng đến quán của bạn và quay lại lần thứ hai, cần đảm bảo một không gian đủ thoáng mát, sạch sẽ và tiện lợi. Hiện nay, lắp đặt điều hòa trở thành một phần không thể thiếu khi mở quán cà phê. Ngoài ra khu vực nhà vệ sinh và công trình phụ cũng là yếu tố quan trọng.

3.3 Chi phí thi công điện nước cho quán cà phê

Thi công hệ thống điện nhẹ cho nhà hàng – quán cà phê là lắp đặt, thiết kế các hệ thống đèn chiếu sáng, các thiết bị công suất vừa, hệ thống điều hòa không khí cho quán cà phê … Hệ thống điện nhẹ còn bao gồm các hạng mục phân phối và cung cấp điện.
Dịch vụ viễn thông, thông tin liên lạc và hệ thống đo lường cũng nằm trong hạng mục này. Thi công điện nước đóng vai trò quan trọng, quyết định đến không gian và sự vận hành trơn tru của nhà hàng.
Bảng báo giá chi tiết thi công điện nước (tham khảo)

·      STT Thi công lắp đặt sửa chữa ĐVT Đơn giá

VNĐ

·      1 Lắp đặt điện hoàn thiện (cũ sửa lại thi công bằng ống ghen nổi trên tường) M2 70.000-90.000
·      2 Thi công điện  ( điện dán dây + hoàn thiện ) M2 80.000
·      3 Lắp đặt điện rút dây hoàn thiện (mới) M2 150.000
·      4 Lắp đặt điện nước dán dây + nước hoàn thiện (mới)

(không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

M2 160.000
·      5 Lắp đặt  điện rút dây + nước hoàn thiện (mới)

(không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

M2 220.000 – 270.000
·      6 Sửa chữa lắp đặt thay thế đường ống nước cũ

Bao gồm các hạng mục :

1.   Tháo thiết bị vệ sinh

2.    Cắt bỏ phần ống nước cũ

3.   Lắp thiết bị vệ sinh, bồn téc nước,

4.   (Quý khách lưu ý không bao gồm các hạng mục

5.   Xây chát, ốp lát ,chống thấm cổ ống xuyên sàn )

Phòng Sửa tổng thể = 5.000.000

Phần ống thoát không sửa lại – 700.000

·      7 Lắp đặt nước + hoàn thiện

(làm mới ,không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn)

Phòng 4.000.000
·      8 Lắp công tơ, lắp quạt trần, lắp đèn……… 150.000 – 500.000
·      9 Lắp bồn, éc nước, Thái Dương Năng, bình nóng lạnh, máy bơm nước,… 150.000-1.000.000

3.4 Lưu ý khi thi công hệ thống điện nước cho quán cà phê

Hệ thống điện trong quán cà phê cần đáp ứng được các tiêu chí cần thiết như:

  • Cường độ của đòng điện phải đạt công xuất để các thiết bị, máy móc hoạt động tốt
  • Hệ thống điện phải đáp ứng các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn cho người sử dụng
  • Đảm bảo thẩm mỹ cho không gian và phải được thi công thông minh
  • Giải pháp thi công tiết kiệm chi phí đầu tư và dễ dàng mở rộng trong tương lai

chi phí điện nước cho quán cà phê

3.5 Các bước lắp đặt hệ thống điện cho quán cà phê

  • Đơn giá thi công điện nước thường sẽ tính theo m2 (mét vuông mặt sàn của phòng)
  • Phần ống nước thường không bao gồm phần chống thấm cổ ống xuyên sàn và hộp kỹ thuật
  • Báo giá sẽ dựa trên quy ước kỹ thuật chung. Với mỗi đơn giá thực tế sẽ có sự điều chỉnh khác nhau.
  • Đối với công trình nhà nhỏ và biệt thự thì báo giá sẽ phải đi kèm với khảo sát thực tế.

Phần hoàn thiện hệ thống điện nước gồm: bồn cầu, bình nước nóng, máy bơm nước, bồn cầu.

4. Cách tính chi phí điện nước tiêu thụ hàng tháng cho quán cà phê

4.1 Cách tính chi phí điện tiêu thụ

Cấp điện áp lớn hơn 22 kV

Cấp điện áp từ 6 kV – 22 kV 

Cấp điện áp dưới 6 kV
Giờ bình thường 2.125 2.287 2.320
Giờ thấp điểm 1.185 1.347 1.412
Giờ cao điểm 3.699 3.829 3.991

(Đơn vị: VNĐ/kW)

Bảng quy định giờ bình thường, thấp điểm và cao điểm của tổng công ty điện:

Thứ 2 đến thứ 7 Chủ Nhật
4:00 – 9:30 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
9:30 – 11:30 Giờ Cao Điểm Giờ Bình Thường
11:30-17:00 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
17:00-20:00 Giờ Cao Điểm Giờ Bình Thường
20:00-22:00 Giờ Bình Thường Giờ Bình Thường
22:00-4:00 Giờ Thấp Điểm Giờ Thấp Điểm

4.2 Cách tính chi phí nước tiêu thụ

Đối với chi phí nước sinh hoạt trong hoạt động kinh doanh quán cà phê, đơn giá chung được tổng hợp ở bảng sau:

Mức sử dụng nước sinh hoạt của hộ dân cư (m3/tháng/hộ gia đình) Giá bán nước (VND) Thuế GTGT (5%) Chi phí bảo vệ môi trường (10%) Giá thanh toán (VND)
10 m3 đầu  tiên 5.930 198,65 597,30 6.869
 

Từ trên 10m3 đến 20m3

7.052 352,60 705,20 8.110
Từ trên 20m3 đến trên 30m3 8.669 433,45 866,90 9.969
Trên 30m3 15.929 796,45 1.592,90 18.318

Cụ thể cách tính nước sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
• Bậc 1 = định mức sử dụng nước 10m3 đầu tiên (5.973VNĐ/M3) x 10
• Bậc 2 = định mức sử dụng nước 10 – 20m3 (7.052 VNĐ/M3) x 10
• Bậc 3 = định mức sử dụng nước 20 – 30m3 (8.669 VNĐ/M3) x 10
• Bậc 4 = định mức sử dụng nước 30m3 trở lên (15.929VNĐ/M3) x 4
Tổng số tiền nước tiêu thụ/tháng bằng tổng bốn bậc cộng lại.
Xem thêm:

5. Tổng kết

Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết về chi phí mở quán cà phê, đặc biệt là chi phí điện nước cho quán cà phê. Kinh doanh quán cà phê là loại hình kinh doanh tiềm năng, tuy nhiên cũng cần có nhiều lưu ý. Hy vọng với những thông tin mà Nhà Hàng Số cung cấp sẽ giúp bạn chuẩn bị kỹ nguồn vốn từ trước trong quá trình khởi nghiệp.
Chuyên mục khởi nghiệp quán cafe của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những kinh nghiệm bổ ích trong các bài viết tiếp theo.

Mô hình kinh doanh của Zomato kỳ lân foodtech châu Á

mô hình kinh doanh của zomato

Mô hình kinh doanh của Zomato với quy trình hoàn thiện giúp công ty nhanh chóng trở thành kỳ lân của thị trường Foodtech châu Á

Ngày càng có nhiều chủ doanh nghiệp tham gia vào hệ thống giao đồ ăn trực tuyến. Bởi lẽ, nó giúp tiết kiệm thời gian và công sức của người dùng. Thị trường giao đồ ăn trực tuyến được dự đoán sẽ phát triển với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,4% vào cuối năm 2025. Mô hình kinh doanh của Zomato ra đời, với quy trình hoàn thiện, tốc độ tăng trưởng nhanh đã trở thành một Foodtech Unicorn của thị trường châu Á.

1. Thị trường giao đồ ăn trực tuyến

Mô hình kinh doanh của Zomato sẽ được Nhà Hàng Số phân tích trong bối cảnh chung của thị trường giao đồ ăn trực tuyến.
thị trường giao đồ ăn trực tuyến toàn cầu
Doanh thu trong mảng Giao đồ ăn trực tuyến tại Ấn Độ dự kiến ​​đạt 12,14 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Dự kiến tốc độ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2022-2027) là 10,80%. Điều này dẫn đến khối lượng thị trường dự kiến ​​là 20,27 tỷ đô la Mỹ vào năm 2027.
Phân khúc lớn nhất của thị trường là Giao hàng từ nhà hàng đến người tiêu dùng. Phaann khúc này ước tính khối lượng thị trường ​​là 8,35 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022. Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (ARPU) trong phân khúc Giao đồ ăn trực tuyến dự kiến ​​lên tới 38,78 đô la Mỹ vào năm 2022.
thị trường giao đồ ăn ấn độ
Trong phân khúc Giao đồ ăn trực tuyến, số lượng người dùng dự kiến ​​sẽ lên tới 519,8 triệu người vào năm 2027. Mức độ thâm nhập của người dùng trong phân khúc Giao đồ ăn trực tuyến sẽ ở mức 22,3% vào năm 2022.

2. Tổng quan về Zomato

Mô hình kinh doanh của Zomato là một trong những mô hình toàn diện. Ứng dụng của nó thân thiện với người dùng. Đây là nơi mọi người có thể tìm kiếm các nhà hàng và quán cà phê gần mình. Zomato cho phép người dùng đặt đồ ăn trực tuyến và được giao ngay trước cửa nhà. Hơn nữa, bạn cũng có thể nhận được thông tin chính xác về các nhà hàng vì nó cung cấp thực đơn, đánh giá và xếp hạng. Dựa vào đó, người dùng có thể đặt hàng và thưởng thức những món ăn ngon lành ngay tại nhà của mình.
tổng quan về mô hình kinh doanh của zomato
Zomato cũng có một đội ngũ nhân viên thực phẩm nhiệt tình đến từng nhà hàng. Công ty luôn đảm bảo với nhà hàng rằng dữ liệu của họ được bảo mật. Người dùng có thể chia sẻ đánh giá, đưa ra ý kiến ​​của họ và cho phép người dùng tạo câu chuyện dựa trên trải nghiệm ẩm thực của họ.

3. Mô hình kinh doanh của Zomato: Những bước chân đầu tiên

Zomato được thành lập bởi Deepinder Goyal và Pankaj Chaddah, vào năm 2008 tại Ấn Độ. Cho đến tháng 11 năm 2010, Zomato được biết đến với cái tên “Foodiebay”. Một lần họ nhìn thấy các đồng nghiệp của mình đang tìm kiếm thực đơn của các nhà hàng khác nhau để gọi đồ ăn. Đó là khi ý tưởng ra đời và họ nghĩ đến việc chuyển đổi các menu thủ công này sang định dạng kỹ thuật số.
sự phát triển của zomato
Vào năm 2012, Zomato đã vươn cánh trên toàn cầu và bắt đầu có tên trong danh sách các nhà hàng trên thị trường. Trước khi UrbanSpoon gia nhập thị trường, Zomato đã có những bước chân vững chắc và hiện có mặt tại 22 quốc gia. Đồng thời, Zomato có hơn một triệu nhà hàng trên toàn cầu và nhận được 1,25 triệu đơn đặt hàng mỗi ngày. Hơn 1 triệu người dùng trên 22 quốc gia, bao gồm Úc và New Zealand. Giờ đây, họ sử dụng thiết bị di động để đặt đồ ăn. Zomato cho phép họ có được bữa ăn tại địa điểm của mình mà không gặp bất kỳ rắc rối nào.

4. Hành trình huy động vốn của Zomato

Mô hình kinh doanh của Zomato đã nhận được tổng số 909,6 triệu USD từ các nhà đầu tư khác nhau. Nguồn vốn gần đây của họ là từ Private Equity vào năm 2020. Info Edge là nhà đầu tư hàng đầu của Zomato. Ngoài ra, Ant Financial, Delivery Hero, Shunwei Capital, Vy Capital và nhiều cái tên khác cũng tham gia đầu tư cho Zomato.
hành trình huy động vốn của zomato

5. Tình hình kinh doanh của Zomato

  • Nhân viên: hơn 5000 người với quy mô trả lương khác nhau.
  • Người dùng: 80 triệu người dùng hàng tháng.
  • Quốc gia: 24.
  • Zomato thêm một nhà hàng sau mỗi 30 giây.
  • Có sẵn bằng ngôn ngữ: Anh, Thổ Nhĩ Kỳ, Tây Ban Nha, Séc, Slovak, Ý, Việt Nam.

Người dùng hoạt động hàng tháng của Zomato đang tăng lên trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2020. Trong danh sách nhà hàng, số lượng nhà hàng đã tăng 177%. Zomato tạo ra lợi nhuận khổng lồ ngay cả sau khi đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn.
tốc độ tăng trưởng trong mô hình kinh doanh của zomato
Zomato ra mắt công chúng vào tháng 7 năm 2021 với đợt IPO trị giá hơn 90 tỷ rupee Ấn Độ. Trong năm 2021, công ty báo cáo doanh thu từ hoạt động đạt gần 20 tỷ rupee. Người dùng hoạt động trung bình hàng tháng của Zomato là 32,1 triệu người dùng. Số lượng người dùng đã giảm so với năm tài chính trước 2020 khi người dùng trung bình hàng tháng ở mức 41,5 triệu.
doanh thu của zomato theo khu vực năm 2021

6. Zomato đã hoạt động như thế nào?

Hoạt động chính trong mô hình kinh doanh của Zomato là gợi ý các nhà hàng địa phương và lân cận cho người dùng và nhận đơn đặt hàng từ họ. Người dùng có thể đặt hàng từ nhà hàng yêu thích của họ dựa trên xếp hạng và đánh giá được chia sẻ bởi những khách hàng trước đó. Quy trình làm việc của Zomato rất đơn giản nhưng khá hoàn thiện. Chỉ trong vòng vài phút, người tiêu dùng có thể thưởng thức một bữa ăn ngon

  • Bước 1: Từ giải pháp ứng dụng hoặc trang web được mô tả, người dùng có thể khám phá các nhà hàng khác nhau và đặt bữa ăn.
  • Bước 2: Chủ nhà hàng cụ thể nhận được yêu cầu gọi món và bắt đầu chuẩn bị bữa ăn.
  • Bước 3: Sau khi thực phẩm đã sẵn sàng để vận chuyển, nó sẽ được bàn giao cho các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng.
  • Bước 4: Các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng sẽ giao bữa ăn đến địa điểm ưa thích của khách hàng.
  • Bước 5: Từ các tùy chọn thanh toán có sẵn, khách hàng có thể thực hiện thanh toán và chia sẻ đánh giá dựa trên trải nghiệm của họ.

7. Mô hình kinh doanh Zomato: Phân tích chuyên sâu

Trong giai đoạn đầu thành lập công ty, Zomato đã quét thực đơn của các nhà hàng, lưu giữ trên trang web và thực đơn đã được mọi người đón nhận. Công ty cũng đã thêm các dịch vụ khác vào hoạt động. Mô hình kinh doanh của Zomato khá khác biệt so với các công ty giao đồ ăn khác như Swiggy và Foodpanda.
Nguồn lực quan trọng của công ty là cơ sở dữ liệu lớn về các nhà hàng trên 10.000 thành phố ở 24 quốc gia khác nhau. Mô hình kinh doanh dựa trên việc cung cấp dịch vụ tìm kiếm nhà hàng địa phương. Đồng thời, Zomato thu thập dữ liệu về thực đơn món ăn, địa chỉ liên hệ và cung cấp thông tin liên quan cho khách hàng của họ.
Các kênh chính của Zomato là:

  • Ứng dụng di động
  • Trang web trực tuyến

Mô hình kinh doanh của Zomato đã cách mạng hóa ngành kinh doanh thực phẩm bằng cách kết hợp nhiều nhà hàng khác nhau và giúp mọi người thuận tiện trong việc tìm nhà hàng, cung cấp phản hồi, kiểm tra danh sách và tình trạng sẵn có tùy theo lựa chọn ẩm thực của họ.
mô hình kinh doanh của zomato phân tích chi tiết

7.1. Phân khúc khách hàng trong mô hình kinh doanh của Zomato

Về cơ bản, Zomato có ba phân khúc khách hàng bao gồm:

  • Người dùng: Một nền tảng trực tuyến được thiết kế để người dùng tìm các nhà hàng lân cận và hoàn hảo cho những người thích giao hàng tận nơi.
  • Nhà hàng địa phương: Nền tảng Zomato có ý nghĩa quan trọng đối với các chủ nhà hàng muốn quảng bá doanh nghiệp của họ để thu hút sự chú ý của người dùng mục tiêu.
  • Nhà cung cấp dịch vụ giao hàng: Bằng cách cung cấp dịch vụ bán thời gian / toàn thời gian, họ có thể tạo ra nguồn thu nhập khá.

7.2. Định vị thương hiệu

Zomato là một nền tảng trực tuyến tối ưu cho phép người dùng đặt đồ ăn trực tuyến từ một loạt các lựa chọn ở gần khu vực lân cận của họ. Hơn nữa, nếu bạn chưa quen với thị trường thực phẩm và muốn tạo sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ, Zomato cho phép các nhà hàng quảng bá hoạt động kinh doanh thực phẩm. Do đó, có thể nói rằng Zomato lấp đầy khoảng cách giữa chủ nhà hàng và người tiêu dùng.
Sau khi đơn đặt hàng được đặt, người dùng có thể theo dõi đơn đặt hàng của mình trong thời gian thực với thời gian đến ước tính. Với các tùy chọn tìm kiếm và bộ lọc nâng cao, khách hàng có thể đặt hàng mà không gặp bất kỳ rắc rối nào. Ngoài ra, Zomato cũng cung cấp Tư cách thành viên Vàng để xây dựng cơ sở khách hàng mạnh mẽ và thúc đẩy lòng trung thành. Dịch vụ Vàng của Zomato đi kèm với các đặc quyền bổ sung như khách hàng có thể được giảm giá lớn đối với các đơn hàng đồ ăn và thức uống.

7.3. Đối tác chính của Zomato

Các đối tác chính của Zomato là Uber và London & Partners có thể ra mắt Zomato tại Vương quốc Anh trong thời gian dự kiến. Các đối tác chính của Zomato là Uber và London & Partners có thể ra mắt Zomato tại Vương quốc Anh trong thời gian dự kiến.
uber đối tác của zomato
Zomato đã liên kết với taxi Uber nếu bất kỳ khách hàng nào muốn đặt một chuyến xe đến nhà hàng để dùng bữa. Nó có nghĩa là người dùng không cần truy cập hai ứng dụng nữa; họ có thể đặt taxi và tìm các nhà hàng gần đó.
Các đối tác kinh doanh khác: Đã xây dựng liên minh với các công ty thanh toán điện tử như Visa và PayPal.
đối tác chính của zomato

7.4. Các hoạt động chính

Mô hình kinh doanh của Zomato chưa hoàn thiện nếu không có cái nhìn về các hoạt động cốt lõi của nó. Mặc dù, mục tiêu chính của nó là giúp việc tìm kiếm nhà hàng trở nên dễ dàng và có nhiều hoạt động chính khác nhau như:
1. Quản lý nhiều mạng
2. Quản lý quảng cáo và nội dung được tài trợ
3. Nâng cao dịch vụ khách hàng
4. Tăng hình ảnh thương hiệu

8. Mô hình kinh doanh của Zomato: Nguồn thu

Zomato đã tăng cường sự hiện diện của mình trên thị trường thực phẩm ở cấp độ toàn cầu kể từ khi thành lập. Zomato đã tạo ra rất nhiều nguồn thu nhập. Dưới đây là những nguồn thu chính giúp bạn hiểu chi tiết cách Zomato kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua mô hình kinh doanh và đa dạng hóa.
nguồn thu trong mô hình kinh doanh của zomato

8.1. Quảng cáo Zomato

Quảng cáo là một trong những nguồn thu nhập chính và đáng tin cậy của Zomato vì nó cung cấp chính sách quảng cáo cho những nhà hàng muốn tối đa hóa lợi nhuận và cơ sở khách hàng của mình. Nó tạo ra hơn 70% doanh thu thông qua kênh này. Nó cho phép các chủ nhà hàng đặt các biểu ngữ trên trang web của họ để tăng khả năng hiển thị.

8.2. Đăng ký Zomato

Với sự trợ giúp của các công cụ và phần mềm tiên tiến, Zomato có thể dự đoán hành vi của người dùng như những gì họ đang tìm kiếm, những gì họ không tìm kiếm, món ăn nào đang thịnh hành, món ăn nào đang có nhu cầu nhiều hơn, v.v. Chủ nhà hàng cần phải trả một khoản tiền nhất định số tiền Zomato để đổi lấy thông tin này. Dựa vào đó, họ có thể cải thiện dịch vụ của mình và đáp ứng mong đợi của khách hàng.
phí đăng ký vip của zomato

8.3. Dịch vụ giao đồ ăn Zomato

Zomato tính phí hoa hồng 20-25% từ nhà hàng cụ thể cho mỗi đơn hàng được đặt. Ở một số khu vực, tỷ lệ hoa hồng có thể thay đổi từ 5-7%.

8.4. Tổ chức sự kiện Zomato

Cộng tác với một số nhà hàng nhất định, Zomato tổ chức nhiều sự kiện như Đêm Giáng sinh, Đêm Giao thừa hoặc bất kỳ sự kiện nào khác để tăng doanh thu. Mọi người phải mua vé nếu muốn tham dự các sự kiện này.

8.5. Zomato Kitchens

Đây là dịch vụ cơ sở hạ tầng nhà bếp do Zomato cung cấp, nơi họ sẽ làm việc với một số chủ nhà hàng nhất định muốn mở rộng kinh doanh đến nhiều địa điểm hơn với chi phí tối thiểu. Nó có nghĩa là các doanh nhân có thể dễ dàng thiết lập nhà hàng của họ tại đúng địa điểm với chi phí cố định và vận hành tối thiểu.
cloud kitchen của zomato

9. Tạm kết

Nhìn lại toàn cảnh thị trường, mô hình của Zomato không phải mô hình mới. Tuy nhiên, sự đa dạng trong hoạt động kinh doanh, cùng quy trình hoàn thiện đã tạo ra những bước phát triển đột phá. Quay lại thị trường Việt Nam, thị trường foodtech vẫn còn rất nhiều dư địa phát triển. Nếu so sánh, có thể thấy Shopeefood, Baemin, cũng là những nền tảng tương tự Zomato. Sự khác biệt nằm ở sự đa dạng hơn về mô hình kinh doanh của Zomato.
Câu chuyện thành công của Zomato đang truyền cảm hứng cho mọi doanh nhân khác, những người vẫn còn mới tham gia thị trường giao đồ ăn. Mô hình kinh doanh của Zomato sở hữu sự đa dạng hóa. Đồng thời, quy trình làm việc hoàn thiện giúp Zomato trở thành mô hình nổi bật, đáng tham khảo những ai muốn nắm bắt thị trường trong giai đoạn đầu. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những bài phân tích mới nhất xoay quanh hoạt động của các doanh nghiệp F&B tại Việt Nam và trên toàn thế giới!

Sao Michelin là gì? Sự thật ít ai biết sau hào quang “Michelin”

sao michelin là gì vén màn bí mật ít ai biết sau hào quang michelin

Sao Michelin là gì mà khiến mọi đầu bếp và nhà hàng nổi tiếng trên thế giới khao khát. Bài viết này sẽ đi tìm ẩn số mang tên Michelin.

Sao Michelin là gì? Sao Michelin mang sức mạnh quyền lực như thế nào? Những tiêu chí nào để nhà hàng đạt sao Michelin? Cùng Nhà Hàng Số vén màn những sự thật đằng sau danh hiệu Michelin danh giá.

1. Lịch sử ra đời của sao Michelin

Cuốn sách này đã cung cấp thông tin về bản đồ, hướng dẫn sửa chữa và thay lốp, danh sách trạm sửa xe, nhà nghỉ và vị trí các trạm xăng trên toàn nước Pháp.
Các cuốn cẩm nang dành cho tài xế hoàn toàn miễn phí. Các năm tiếp theo, hai anh em nhà Michelin tiếp tục xuất bản các cuốn tương tự cho nhiều nước ở châu Âu: Bỉ, Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,…
cẩm nang michelin ra đời đầu thế kỷ xix
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, trong các chuyến khảo sát, André Michelin đã thấy một số trạm xăng, cửa hàng sử dụng cuốn sách để kê bàn. Ông rút ra kết luận: người ta chỉ quý trọng những gì người ta bỏ tiền ra.
Từ năm 1920, cẩm nang Michelin được định giá 2,5 USD. Anh em nhà Michelin còn thêm danh mục các nhà hàng vào cuốn sách bên cạnh các khách sạn và bỏ hẳn phần quảng cáo về Michelin.
Nhận ra sức hút và giá trị của cuốn sách được mọi người đón nhận, hai anh em quyết định tuyển dụng nhóm thanh tra ẩn danh đến các nhà hàng. Danh hiệu Sao Michelin cũng ra đời từ đó.

2. Sao Michelin là gì?

Nếu như trong âm nhạc có giải thưởng Grammy, trong Điện ảnh có tượng vàng Oscar, thì ẩm thực sẽ có “sao Michelin”. Sao Michelin không đơn thuần là một danh hiệu. Đây đã trở thành thước đo đánh giá tài năng, tay nghề và giá trị chất lượng của một nhà hàng và đầu bếp của nhà hàng đó.
sao michelin là gì
Đội ngũ “thanh tra” Michelin hoàn toàn “ẩn danh”. Hàng năm, các chuyên gia ẩm thực của The Michelin Guide có những cuộc “ghé thăm bí mật” đến các nhà hàng.
Họ như một khách hàng bình thường đóng giả một đôi tình nhân hoặc đối tác làm ăn,…. Sau quá trình trải nghiệm dịch vụ và đồ ăn ở nhà hàng, họ sẽ tiến hành thảo luận, đánh giá dựa trên tiêu chí đã được đề ra.
Chi phí của món ăn hoàn toàn do Michelin thanh toán. Nhà hàng hoàn toàn không biết đến sự xuất hiện của những vị thanh tra này.
số lượng thanh tra michelin trên thế giới không nhiều
Trên thế giới, số thanh tra Michelin không nhiều. Có khoảng hơn mười người ở Anh và hơn một trăm người trên thế giới. Danh tiếng và sự nghiệp của vô số đầu bếp hàng đầu được quyết định bởi đội ngũ giám sát này.

3. Các tiêu chí đánh giá nhà hàng đạt sao Michelin trên thế giới

Có ba mức độ cho để một nhà hàng đạt sao Michelin. Một sao sẽ được trao nếu nhà hàng là “nhà hàng rất tốt trong danh mục của nó”. Nhà hàng đó đạt hai sao khi ‘nấu ăn xuất sắc, đáng đi đường vòng’. Danh hiệu ba sao khi nhà hàng phục vụ ‘ẩm thực xuất sắc’ và ‘xứng đáng cho một hành trình đặc biệt.

3.1 Tiêu chí chung

Các tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn sao Michelin không cụ thể, nhưng có thể tóm gọn như sau:

    • Nguyên vật liệu có đảm bảo chất lượng không?
    • Kỹ thuật chế biến món ăn của đầu bếp có đạt không?
    • Hương vị của món ăn, chất lượng từng món ăn như thế nào?
    • Phong cách bài trí nhà hàng, thái độ phục vụ của nhân viên?
    • Giá trị của món ăn so với giá cả thực khách đã chi trả cho bữa ăn.

3.2 Chất lượng và giá trị món ăn là 2 tiêu chí đáng chú ý bậc nhất

Michelin cho rằng, một nhà hàng phải sử dụng các nguyên liệu có chất lượng đảm bảo và nhất quán với các tiêu chuẩn của hội đồng đánh giá.
Một món ăn phải thể hiện được đầy đủ kỹ thuật nấu ăn, tính độc đáo, riêng biệt của người đầu bếp. Hương vị của món ăn chính là tinh hoa của thể hiện trình độ thượng thừa của người đầu bếp.
chất lượng và giá trị của món ăn là hai tiêu chí đáng chú ý nhất
Giá trị món ăn chính là sự kết hợp tất cả mọi yếu tố, từ sự chu đáo trong dịch vụ đến bầu không khí, cách bài trí.
Khách hàng phải thật sự có một trải nghiệm tổng thể về bữa ăn đó bằng hai chữ tuyệt vời và thưởng thức. Đáp ứng được những tiêu chí đó, nhà hàng sẽ xứng đáng với một sao Michelin. Đặc biệt, giá trị món ăn phải phù hợp với số tiền mà thực khách bỏ ra.
Đối với một số nhà hàng có tiềm năng có thể đủ điều kiện cho một sao hoặc nâng sao, Cẩm nang Michelin sẽ trao giải “Ngôi sao đang lên”. Đó như một điều khích lệ để nhà hàng tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng món ăn, chất lượng phục vụ của mình.

4. “Cuộc chiến khốc liệt” trong thế “giới ngầm Michelin”

Khi đạt đến nghệ thuật ẩm thực đỉnh cao, món ăn không phải để ăn. Món ăn là một loại hình nghệ thuật thuần túy nhất để thưởng thức. Quan sát, lắng nghe, thưởng thức và cảm nhận. Một đầu bếp chân chính là người nhạc trưởng tài hoa, điều phối món ăn đạt đến độ hoàn mỹ về bài trí, giá trị dinh dưỡng, hương vị và không gian hòa quyện.
Vén bức màn bí mật, Michelin liệu chỉ có hào quang và danh tiếng
Thật khó để đánh giá một đầu bếp tài hoa bằng những lời khen hoa mỹ. Nhưng chỉ cần sở hữu sao Michelin, bạn không phải nói gì, thực khách thế giới tin bạn.

4.1 Khiến “vua đầu bếp” của thế giới phải bật khóc

Gordon Ramsey, một đầu bếp lừng danh thế giới. Tín đồ ẩm thực biết đến ông như một vị giám khảo khắt khe đến thô bạo trong các chương trình ẩm thực lớn của thế giới. Ông sở hữu nhà hàng ba sao Michelin tại New York (Mỹ). Trong một chương trình truyền hình thực tế, ông đã chia sẻ về tâm trạng của mình khi bị tước mất một sao Michelin.
michelin là khát vọng suốt đời đầu bếp theo đuổi
Một người tưởng chừng quyền lực bậc nhất, đã bật khóc khi nhà hàng của mình “rơi” mất một sao Michelin. Vị đầu bếp trưởng mô tả, đó như là cảm giác đau đớn và tồi tệ.
“Giống như tôi bị mất đi người bạn gái của mình”. Gordon Ramsey cho rằng, đối với những bếp trưởng kỳ cựu, việc mất đi sao Michelin chẳng khác nào bạn đánh mất cup vô địch trong giải Champion League.

4.2 Michelin: “tượng vàng Oscar” trong giới ẩm thực

Nếu chỉ với 1 hoặc 2 ngôi sao Michelin, món ăn của vị đầu bếp rất tuyệt vời. Nhưng nếu chạm được đến ngôi sao thứ 3, nhà hàng và món ăn đó phải đem lại trải nghiệm vô cùng tuyệt vời. Nhà hàng đó đã đem lại những trải nghiệm vượt xa chuẩn mực ẩm thực vốn có. Mọi yếu tố đều đã đạt đến độ hoàn hảo.
Sao Michelin có sức mạnh thay đổi cuộc đời, số phận người đầu bếp. Người vô danh bước chân vào hàng tỷ phú. Người trên đỉnh cao danh vọng có thể thất vọng đến tự sát. Đằng sau danh hiệu Michelin là cuộc chiến ngầm giữa các đầu bếp với chuẩn mực Michelin, với chính mình.

5. Sức nặng của “vương miện”…

5.1 Đánh đổi cuộc đời

Năm 2003, một đầu bếp người Pháp nổi tiếng – Bernard Loiseau đã tự sát tại nhà riêng. Trước đó, đã có tin đồn nhà hàng của ông có nguy cơ bị hạ sao Michelin. Mặc dù đại diện Michelin đã phủ nhận điều này, nhưng câu trả lời không thuyết phục được công chúng.
Cây viết Michael Steinberger của tờ The New Yorker nói đã từng gặp đại diện Michelin và vị đầu bếp xấu số vào năm 2002. Trong buổi trò chuyện này, những vị thanh tra đã bày tỏ quan ngại về chất lượng của món ăn khong nhà hàng của Loiseau. Sau buổi nói chuyện đó, vị bếp trưởng đã rất sốc và suy sụp về vấn đề này.
sao michelin vừa là hào quang, vừa là gánh nặng
Sau đó, vợ của Loiseau đã gửi thư cho đại diện Michelin. Bà xác nhận đã nhận được lời cảnh báo (lời cảnh báo được nhấn mạnh bằng cách gạch chân). Phu nhân vị đầu bếp xác nhận sẽ nói với chồng mình về việc cải thiện chất lượng món ăn nhà hàng. Sau đó, Loiseau lựa chọn tự sát.

5.2 Đầu bếp số 1 thế giới tự tử

Đầu bếp nổi tiếng người Pháp không phải là người duy nhất có tin đồn vì danh hiệu sao Michelin dẫn đến tự tử. Năm 2016, Benoit Violier, đầu bếp được xem là số một thế giới lúc bấy giờ tự sát tại nhà riêng. Cảnh sát chỉ có thể kết luận đây là một vụ tự tử.
Theo nguồn tin từ những người thân cận, bếp trưởng nhà hàng Restaurant de I’Hotel de Ville đã bị stress nặng nề sau khi nhà hàng của ông nhận 3 sao Michelin. Trước đó, nhà hàng của vị đầu bếp này dẫn đầu trong danh sách xếp hạng 1000 nhà hàng tốt nhất trên thế giới. Các nguồn tin thân cận của vị đầu bếp chia sẻ rằng, vị đầu bếp này stress nặng trong việc phải duy trì thứ hạng đó và ba sao Michelin.
một số đầu bếp đã không chịu được áp lực và tự sát

5.3 Michelin “cướp mất” cuộc sống bình yên

Jay Fai, biết đến với danh xưng “ bà hoàng ẩm thực đường phố Thái Lan”. Ngôi sao Michelin đem lại cho vị bếp trưởng hào quang, sự ghi nhận, nhưng đồng thời cũng cướp đi của bà cuộc sống bình yên. Từ chỗ là quán ăn bình dân, Fai đối mặt với lượng khách tăng lên chóng mặt.
Bà phải quy hoạch lại nhà hàng của mình để phù hợp với nhu cầu, thị hiếu thực khách. Bà phải luôn đảm bảo chất lượng theo khuôn khổ Michelin. Trong những vị khách tưởng chừng như bình thường kia, có thể là vị thanh tra đang đánh giá món ăn của bà. Sao Michelin trở thành một chiếc “vòng kim cô”, siết chặt cuộc sống vốn dĩ bình yên của nữ đầu bếp.
Jay Fai trước đây sẽ trêu đùa, trò chuyện cùng khách hàng trong lúc nấu món tủ của mình là trứng cuộn cua hoặc canh tom yum. Từ khi nhận sao Michelin, bà không còn thời gian trêu đùa cùng khách nữa. Không khí thoải mái biến mất hoàn toàn.
Nữ bếp trưởng nhiều lần phải từ chối và xin lỗi khách hàng vì không đặt bàn. Khách hàng đến quá đông khiến an ninh trật tự khu phố ảnh hưởng. “Tưởng chừng như quán ăn nhỏ của tôi kéo 8 triệu dân Bangkok đổ về”.
Sự nổi tiếng nhanh chóng cũng khiến các cơ quan thuế và chính quyền địa phương chú ý. Đôi khi, bà hoàng ẩm thực đường phố Thái Lan đã ước bản thân có thể hoặc chưa từng nhận ngôi sao Michelin.
jay fai, người được mệnh danh là nữ hàng ẩm thực đường phố Thái Lan

5.4 Vận mệnh nằm trong đánh giá của Michelin

Danh hiệu sao Michelin danh giá bậc nhất, nhưng để chịu được sức nặng đó, những người đầu bếp phải chịu áp lực nặng nề. Cứ ba tháng, sẽ có những “thanh tra ẩn danh” đến khảo sát chất lượng ẩm thực của nhà hàng. Nếu không duy trì được danh hiệu như lúc trước, nhà hàng đó sẽ nhận được cảnh báo. Và qua lần thứ ba, nhà hàng sẽ bị tước sao Michelin.
Sao Michelin đưa nhà hàng và bếp trưởng lên đỉnh cao trong giới ẩm thực. Nhưng có sao Michelin rồi mà bị “rụng” mất danh hiệu này, nhà hàng sẽ rơi vào thảm cảnh. Đó giống như viễn cảnh rơi từ thiên đường xuống địa ngục. Rơi từ đỉnh cao danh vọng trở thành một nhà hàng không đạt yêu cầu.

6. Vượt qua khuôn mẫu “Michelin”

Trước sức nặng của ngôi sao Michelin, nhiều người lựa chọn từ chối nhận. Hoặc họ sẽ không dành cả sự nghiệp để theo đuổi danh hiệu mang tên Michelin.
vượt qua ranh giới michelin

6.1 Từ chối nhận sao Michelin

Năm 2018, Sebastien Bras, bếp trưởng nhà hàng Le Suquet yêu Michelin gỡ bỏ 3 sao cho nhà hàng của ông. Bras đã bị áp lực đè nặng sau khi nhận sao Michelin. Dù sao Michelin đưa nhà hàng của ông bước chân vào làng ẩm thực thế giới, nhưng cũng khiến ông bất an, lo lắng trong thời gian dài. Từ bỏ Michelin, bếp trưởng được sống với ẩm thực của chính mình, tự do và thăng hoa.
Julio Biosca, chủ nhà hàng 1 sao Michelin – Casa Julio (Tây Ban Nha) cũng lựa chọn trả lại ngôi sao Michelin vì quá phiền phức. Sau khi nhà hàng đạt một sao Michelin, nhiều vị khách đến quán của ông không chỉ để “thưởng thức món ăn” nữa. Họ đến để xem nhà hàng Michelin.
raymond blanc từ bỏ sao michelin

6.2 Sống bên lề “khuôn khổ Michelin”

Nhiều đầu bếp vượt qua “khuôn khổ Michelin”. Raymond Blanc không coi danh hiệu này là điều đáng theo đuổi. Ông tôn trọng những đánh giá của ngôi sao Michelin. Nhưng ông luôn không quan tâm nhiều và không lệ thuộc sự nghiệp của mình vào danh hiệu này.
Ông chia sẻ rằng, mình không làm việc để kiếm sao Michelin. Rốt cuộc sao michelin là gì mà có những người phải đánh đổi cả sinh mạng của mình?
Nhiều khi, ông cảm thấy sao Michelin biến đầu bếp trở thành “lính đánh thuê” cho giải thưởng này.  Ẩm thực đỉnh cao là điều đầu bếp này hướng đến. Không phải khuôn khổ Michelin.
Đầu bếp Shaun Hill cũng đánh giá cao sao Michelin. Nhưng không lựa chon theo đuổi danh hiệu danh giá này. Ông để cho mình đứng bên lề của những gì Michelin ưa chuộng và không bị chi phối bởi những tiêu chuẩn Michelin. Đối với Shaun Hill, Michelin là cái bẫy ngọt ngào.

7. Tổng kết

Michelin được mệnh danh là giải Oscar trong làng ẩm thực thế giới đã có nhiều trang web đề cập. Đằng sau những hào quang và giá trị mà ngôi sao danh giá này mang lại là những gánh nặng và áp lực nặng nề. Và có những người đầu bếp đứng ngoài ranh giới của những hào quang ấy.
Bài viết trên Thuật ngữ nhà hàng đã giải mã câu hỏi “sao Michelin là gì?” và sự khốc liệt trong thế giới ngầm của nền ẩm thực thế giới.

Phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn tự động tốt nhất

phần mềm tính tiền cho quán cafe, nhà hang, quán ăn

Phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn giúp nâng tầm hệ thống vận hành trở nên khoa học, hiệu quả và tối ưu nhất

Có nên đầu tư phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn hay không? Một câu hỏi khiến rất nhiều chủ kinh doanh trăn trở trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay. Ngoài giá thành, các tính năng tiện ích được tích hợp cũng khiến họ phải đau đầu cân nhắc. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số giải đáp mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

1. Phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn là gì?

Phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn là công cụ hỗ trợ hoạt động bán hàng. Một giải pháp không thể thiếu trong thời đại công nghệ số hiện nay. Các hoạt động kinh doanh ngày càng có xu hướng số hóa, mã hóa. Điều này giúp việc vận hành, điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả và có tính hệ thống. Chưa kể, nó còn hạn chế tối đa các sai sót. Đồng thời, giúp giải quyết các tình huống phát sinh nhanh chóng nhất. Chẳng hạn như việc order món, tính tiền, in hoá đơn… Thay vì phải ghi chép trên giấy và cộng hóa đơn bằng tay, máy tính.

phần mềm tính tiền là gì

2. Tính cấp thiết trong đầu tư phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn

Như đã nói ở trên, đây là công cụ hỗ trợ tính tiền hiệu quả trong quy trình chuyển đổi số ở các mô hình kinh doanh. Với khả năng tích hợp đa dạng các tiện ích, những phần mềm này có thể đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu của chủ kinh doanh. Bởi vậy, việc đầu tư các phần mềm tính tiền này là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng trải nghiệm của khách hàng và thành công của mô hình kinh doanh. Do đó, nó vô cùng cấp thiết. Cùng Nhà Hàng Số lý giải ngay bằng những ưu điểm vượt trội dưới đây nhé!

2.1. Giảm thiểu đáng kể tình trạng thất thoát

Việc kinh doanh một mô hình không phải điều đơn giản. Bạn rất khó có thể kiểm soát toàn bộ một cách chi tiết. Chưa kể, một số nơi còn có trường hợp nhân viên gian lận, ăn chặn tiền gây thất thoát doanh thu, lợi nhuận. Và để hạn chế, thậm chí ngăn chặn hành vi đó, hãy đầu tư ngay phần mềm tính tiền.
Mọi thông tin về hóa đơn sẽ được lưu lại tự động và rõ ràng. Bạn sẽ thấy chi tiết các thông tin về số lượng, đơn giá, lịch sử thay đổi, các khoản chiết khấu mà khách được hưởng. Bạn có thể đối chiếu để kiểm chứng bất cứ khi nào chỉ trong tích tắc. Ngoài ra, chủ quán có thể thực hiện phân quyền cho từng vị trí công việc tương ứng với từng người. Chẳng hạn, chỉ có người mới có thể sửa, hủy hóa đơn. Hoặc quản lý, chủ kinh doanh cần xác nhận trước khi đưa hóa đơn đến khách hàng.

2.2. Phục vụ giờ cao điểm – chuyện nhỏ

Trải nghiệm khách hàng trọn vẹn bắt đầu từ khi họ bắt đầu bước vào quán đến khi đã thưởng thức xong và rời quán. Do đó, các khâu order, tính tiền, in hóa đơn… không thể xem nhẹ. Dù là những nhân viên chuyên nghiệp cũng không thể tránh khỏi những sai sót. Và có khiến khách hàng không hài lòng. Nhất là thời điểm khách hàng đến rất đông. Việc phục vụ chồng chéo và vội vã khiến bạn khó có thể kiểm soát. Và khách hàng chờ lâu cũng sẽ khó chịu. Chẳng hạn như ghi nhận order ẩu, không dịch được chữ, sai món, thiếu, thừa món, tính tiền sai, hoá đơn tẩy xóa,…
Với số lượng công việc lớn như vậy, nếu vẫn thao tác thủ công, bạn có thể sẽ mất lượng khách lớn. Vậy còn lý do gì để bạn không sắm ngay phần mềm tính tiền hiện đại và nâng cao hiệu quả công việc. Chỉ với vài phút thao tác đơn giản, bạn đã có thể ghi nhận order, chuyển đến khu vực chế biến và hình thành hóa đơn chính xác ngay lập tức. Việc thay đổi, điều chỉnh cũng được cập nhật nhanh chóng.

2.3. Báo cáo doanh thu, thống kê số liệu rõ ràng và minh bạch

Rất khó để nắm bắt hiệu quả kinh doanh nếu doanh thu bị sai lệch. Chưa kể, để có thể đưa ra số liệu doanh thu cụ thể, chi tiết, bạn cần dựa vào rất nhiều các yếu tố khác. Chẳng hạn số tiền trên hóa đơn, chỉnh sửa hóa đơn, các chương trình được áp dụng,… Rồi phân chia theo ca, theo món, theo thời gian,… Và đương nhiên, một số sai có thể ảnh hưởng đến toàn bộ số doanh thu vừa tính.
Do đó, việc ghi chép, cộng thủ công khó có thể đảm bảo độ chính xác 100%. Và tình trạng này gần như không xảy ra với những mô hình sử dụng các phần mềm tính tiền. Ngoài ra, các phần mềm này cũng hỗ trợ chuyển đổi sang các dạng báo cáo, thống kê và biểu đồ. Từ đó, bạn có thể dễ dàng nắm bắt tình hình kinh doanh một cách trực quan, rõ ràng và minh bạch nhất.

2.4. Nâng cao năng suất làm việc của nhân viên

Ngay cả những nhân viên dày dặn kinh nghiệm khi làm trong ngành dịch vụ cũng không tránh khỏi những áp lực. Chưa kể, điều họ cần làm là đảm bảo sự hài lòng nhất cho khách hàng. Bởi vậy, sai sót là điều cần hạn chế tối đa. Nhưng để làm được điều đó không hề đơn giản. Nhất là trong thời điểm đông khách. Do đó, để tiết kiệm thời gian, đảm bảo chính xác và giảm thiểu các thao tác thủ công cho nhân viên. Phần mềm tính tiền là giải pháp mà bạn cần. Nhân viên có thể thực hiện các thao tác online và sẽ tự động chuyển đến các bộ phận tiếp theo.

2.5. Lưu trữ thông tin khách hàng

Để “giữ chân” khách hàng, bạn cần mang đến cho họ chất lượng trải nghiệm tốt nhất. Và để làm được điều đó, bạn cần thấu hiểu và nắm bắt được thị hiếu khách hàng. Từ đó, có thể đáp ứng các nhu cầu và phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đó mới chính là chìa khóa giúp bạn duy trì hoạt động và có thể phát triển quán toàn diện. Và điều đó không còn khó với phần mềm tính tiền. Thông tin khách hàng, nhu cầu, sở thích và khả năng chi trả đều sẽ được lưu trữ. Đồng thời, có thể chuyển hóa thành hệ thống các bảng biểu để có thể hệ thống các dữ liệu một cách trực quan nhất.
Bên cạnh đó, với phương thức này, bạn có thể áp dụng các chương trình như tích điểm, voucher ưu đãi, thẻ thành viên,… Với khả năng lưu trữ thông tin, hệ thống có thể tự động gợi ý và gửi đến chương trình những ưu đãi. Nhờ đó, kích thích khách hàng trải nghiệm các dịch vụ của quán cafe, nhà hàng, quán ăn.

tầm quan trọng phần mềm tính tiền

3. Một số tiêu chí cần nhắc để lựa chọn được phần mềm tính tiền ưng ý

Để lựa chọn được phần mềm tính tiền ưng ý không phải điều dễ dàng. Mỗi phần mềm sẽ cung cấp các tiện ích khác nhau để phù hợp với một số quy mô kinh doanh. Do đó, bạn cần lựa chọn thật kỹ lưỡng để vừa tiết kiệm chi phí, vừa có thể giải quyết được vấn đề nhà hàng mình đang gặp phải. Dưới đây là một số yêu chí để bạn lựa chọn được phần mềm ưng ý nhất nhé!

3.1. Những yêu cầu cơ bản của một phần mềm tính tiền

Hỗ trợ tối đa hoạt động bán hàng của cửa hàng
  • Nếu chủ quán kinh doanh mô hình quán cafe:

Thông thường, với đồ uống, khách hàng có thể order riêng theo sở thích. Chẳng hạn như định lượng sữa, đường, đá, topping,… Việc gia giảm các yếu tố trên không quá phức tạp và vẫn đảm bảo chất lượng đồ uống. Ngoài ra, quầy – thanh toán – phục vụ là xu hướng quy trình phục vụ hiện nay tại các quán cafe. Do đó, nhân viên sẽ order kèm thanh toán rồi chuyển thông tin đến quầy pha chế. Trên mỗi cốc sẽ có tem in mã vạch để tránh nhầm lẫn. Máy tính tiền sẽ giúp nhân viên note nhanh chóng ngay trên hệ thống, xuất hóa đơn ngay lập tức và luân chuyển thông tin. Điều này giúp các hoạt động được diễn ra theo quy chuẩn, chính xác và tiết kiệm phần lớn thời gian.

  • Nếu chủ quán kinh doanh mô hình nhà hàng, quán ăn

Khác với mô hình quán cafe, quy trình của các nhà hàng, quán ăn là order tại bàn – chế biến – thanh toán. Bởi vậy, khách hàng rất dễ yêu cầu hủy món, đổi món, thêm hoặc bớt món. Thậm chí, cũng có một số lưu ý mà họ muốn điều chỉnh trong món ăn. Bởi vậy, khi order tại bàn, máy tính tiền cần đảm bảo thực đơn được hiển thị đầy đủ, chi tiết và kèm hình ảnh. Nhân viên có thể tích chọn đơn giản, ghi chú các yêu cầu,, kiểm lại order và chuyển xuống bộ phận chế biến.
Đồng thời, hệ thống tự động giúp đồng bộ việc thay đổi, hủy món. Do đó, khách hàng sẽ không phải chỉnh sửa quá nhiều. Và có thể theo dõi tình trạng món và cập nhật với khách hàng khi cần thiết. Chưa kể, khi xuất hóa đơn sẽ có đầy đủ thông tin về nhà hàng, thời gian phục vụ, danh sách món, đơn giá và thành tiền (kèm thuế GTGT nếu có).

Đáp ứng nhiều hình thức thanh toán

Hiện nay, ngoài tiền mặt, các khách hàng thường sử dụng đa dạng các loại hình khác. Điển hình như thẻ ATM, ví điện tử, thẻ tín dụng… Vừa nhanh chóng lại vừa lưu trữ trên ngay hệ thống. Chưa kể, các ứng dụng thanh toán này cũng thường xuyên cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi hấp dẫn. Do đó, hình thức tiền mặt thường không được ưa chuộng quá nhiều. Do đó, các phần mềm tính tiền có thể giúp bạn liên kết với đa dạng hình thức thanh toán này để gia tăng tối đa chất lượng trải nghiệm.

Có thể áp dụng các chương trình ưu đãi

Có đa dạng các chương trình khuyến mãi cho khách hàng chọn lựa. Chưa kể, hình thức và nội dung chương trình cũng khác nhau. Do đó, các chương trình khuyến mãi sẽ được tích hợp sẵn trong phần mềm. Từ đó, đảm bảo việc chiết khấu chính xác, đúng quyền lợi và ưu đãi mà họ được hưởng.

Nhận đơn hàng từ đa dạng nền tảng, ứng dụng

Chuyển đối số, đặc biệt là trong kinh doanh online là nhu cầu thiết yếu. Nếu chưa có phần mềm tính tiền. Hay phần mềm mà bạn sử dụng không đáp ứng được việc kết nối đa dạng với các đơn vị giao hàng. Đây sẽ là một thiếu sót và ảnh hưởng lớn đến chất lượng kinh doanh. Các phần mềm này sẽ chủ động kết nối với đơn vị giao hàng, theo dõi được quy trình giao hàng. Đặc biệt là có được những thống kê, báo cáo các nguồn doanh thu. Từ đó có sự điều chỉnh và xây dựng các chiến dịch marketing phù hợp.
Ngoài ra, nên lựa chọn phần mềm có thể kết hợp với đa dạng các thiết bị. Tính năng này sẽ giúp bạn quản lý từ xa dễ dàng. Đồng thời, có thể linh hoạt nếu gặp các sự cố liên quan.

3.2. Phần mềm dễ dàng thao tác với mọi người dùng

Vì là thiết bị điện tử nên có rất nhiều tính năng được tích hợp. Do đó, bạn phải nhớ các thao tác nếu không rất dễ bị quên, nhầm và sai. Chưa kể, bạn cần thực hiện các hành động một cách nhanh chóng. Không những vậy, việc biến động về nhân sự như thường xuyên phải tuyển người mới là điều dễ hiểu. Do đó, một trong những tiêu chí hàng đầu là thân thiện. Trước tiên là dễ thao tác, dễ sử dụng. Kể cả với người mới làm cũng có thể học, bắt nhịp và thành thạo nhanh chóng. Đây sẽ là một yếu tố không thể thiếu để nâng cao hiệu suất công việc và tiết kiệm thời gian.

3.3. Không nên chọn phần mềm quản lý tính tiền “miễn phí”

Rất nhiều người lựa chọn phần mềm tính tiền vì nó nhiều tính năng, sử dụng trọn đời, giá hấp dẫn, thậm chí “miễn phí”. Tuy nhiên, có thật sự là lựa chọn đúng đắn khi nó không đáp ứng các nhu cầu của bạn. Hay nói cách khác là không giải quyết được những vấn đề mà mô hình kinh doanh gặp phải. Việc thay thế không phải điều khó. Thế nhưng, nhiều người lại chấp nhận trả phí cho những phần mềm “miễn phí”. Chẳng hạn như ban đầu sẽ mở khóa các tính năng cơ bản. Sau khi vận hành một thời gian, nếu muốn sử dụng lâu dài thì các tính năng lại bị khóa lại. Và khách hàng phải trả phí để mở. Chưa kể, một số phần mềm “miễn phí” còn không chống lại được virus xâm nhập. Và hậu quả của nó khó có thể lường trước được. Bởi vậy, hãy cân nhắc thật kỹ để đảm sự an toàn và hiệu quả công việc.

3.4. Phần mềm hoạt động ổn định

Để biết được phần mềm đó có thực sự ổn định, xem ngay tips dưới đây:

  • Số lượng thiết bị cùng vận hành: Có rất nhiều tính năng nên số lượng việc thao tác và lưu trữ không hề nhỏ. Đặc biệt trong trường hợp khách quá đông mà phải điều chỉnh nhiều khiến hệ thống bị tắc nghẽn. Do đó, đảm bảo hiệu quả hoạt động khi hệ thống cùng lúc có nhiều thiết bị kết nối là điều không thể xem nhẹ.
  • Kiểm tra cách thức vận hành khi quá tải về số lượng đơn: Liên tục theo dõi tình trạng kết nối với các thiết bị nhận đơn trong trường hợp đông khách, nhiều đơn. Kiểm tra xem hệ thống có bị treo không. Hoặc thiết bị hoạt động ra sao.
  • Tốc độ và khả năng đồng bộ hóa: Rất nhiều trường hợp dữ liệu bị mất và không thể khôi phục được trong trường hợp hệ thống bị ngắt kết nối. Vì vậy, hãy kiểm tra xem các dữ liệu đã được sao lưu và khôi phục chưa. Hay nhân viên sẽ phải nhập lại thủ công từ đầu.

tiêu chí lựa chọn phần mềm tính tiền

Xem thêm: Máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn tốt nhất hiện nay

4. TOP các phần mềm tính tiền tự động tốt nhất hiện nay

Bạn chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc lựa chọn phần mềm tính tiền? Trên thị trường hiện nay có vô vàn mẫu phần mềm khác nhau. Mỗi loại sẽ có những ưu, nhược điểm riêng và phù hợp với một số mô hình nhất định. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số phần mềm tính tiền tốt nhất hiện nay. Tham khảo ngay.

4.1. POS365

POS365 là phần mềm tính tiền giúp kiểm soát chi tiêu và doanh thu quán hiệu quả. Đây chính là sự lựa chọn rất tốt dành cho mô hình kinh doanh vừa và nhỏ.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Màn hình hiển thị rõ ràng các thông tin và phân loại cụ thể từng nhóm, loại đồ uống.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Hỗ trợ tính tiền, thu ngân, quản lý thu chi, công nợ chi tiết, chính xác.
  • Hỗ trợ dễ dàng các khâu liên quan đến order như kiểm tra các món, lên món theo thứ tự thời gian…
  • Cho phép quản lý từ xa trên điện thoại.
  • Có thế hoạt động ngoại tuyến khi không có kết nối mạng, điện.
  • Thống kê và báo cáo tình hình kinh doanh trực quan và dễ dàng.

phần mềm tính tiền pos365

4.2. Sapo

Nhắc đến phần mềm tính tiền quán cafe, quán ăn, nhà hàng không thể bỏ qua Sapo. Với giải pháp công nghệ hiện đại này, bạn có thể quản lý thu chi nói riêng và vận hành nói chung một cách hiệu quả.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ order món, ghi chú hóa đơn nhanh chóng ngay tại bàn thông qua điện thoại, tablet.
  • Chuyển order đến bộ phận bếp dễ dàng và đồng bộ.
  • Quản lý dòng tiền chi tiết, chính xác.
  • Hỗ trợ thu ngân tính tiền nhanh chóng, chính xác.
  • Thống kê và báo cáo chi tiết dễ dàng theo ngày, tuần, tháng.
  • Hỗ trợ quản lý từ xa trên điện thoại như doanh thu, hiệu suất làm việc của nhân viên,…

phần mềm tính tiền sapo

4.3. Cukcuk

Phần mềm tính tiền CukCuk là giải pháp hoàn hảo để kiểm soát dòng tiền cũng như vận hành kinh doanh chuyên nghiệp và bài bản. Từ đó, có thể mở rộng thêm quy mô dễ dàng và tạo tiền đề cho sự phát triển.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ giới thiệu, ghi nhận order dễ dàng và nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu thay đổi.
  • Đồng thời, sắp xếp thứ tự món theo thời gian thực.
  • Tự động ghi chép, thống kê và báo cáo doanh thu bán hàng, xuất, nhập khẩu nguyên liệu chính xác.
  • Hỗ trợ thu ngân, thu chi, công nợ nhanh chóng, chính xác.
  • Hỗ trợ quản lý từ xa trên điện thoại
  • Cho phép hoạt động ngoại tuyến khi không có kết nối.

Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong 15 ngày. Sau đó, phải trả phí 99.000 VNĐ/1 tháng để tiếp tục sử dụng.
phần mềm tính tiền cukcuk

4.4. PosApp

PosApp là phần mềm tính tiền hỗ trợ quản lý mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh. Với đa dạng tiện ích, giải pháp này hoàn toàn phù hợp với đa dạng mô hình kinh doanh.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Cho phép hoạt động ngoại tuyến khi mất kết nối.
  • Quản lý, thống kê báo cáo chi tiết về doanh thu, hàng hóa, tình trạng kho, hiệu suất làm việc,… trên 1 tài khoản quản lý duy nhất.
  • Hỗ trợ mọi hoạt động liên quan đến kinh doanh như bán hàng, nhận đơn, vận đơn, thu chi, quản lý hàng hóa, thông tin khách hàng,…
  • Phần quyền quản lý nhân viên.

Lưu ý: Sau khi sử dụng miễn phí 14 ngày, bạn có thể tiếp tục sử dụng bằng cách trả phí với các gói dịch vụ sau:

  • Gói cơ bản: 120.000 VNĐ/1 tháng, giới hạn 3000 đơn hàng/1 tháng, không hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của quán.
  • Gói phổ biến: 170.000 VNĐ/1 tháng, không giới hạn đơn hàng, hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của quán.

phần mềm tính tiền posapp

4.5. iPOS

iPOS là phần mềm tính tiền được các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ ưa chuộng. Vừa đa dạng tính năng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của các mô hình. Vừa cho phép theo dõi và kiểm soát mọi hoạt động từ xa.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ toàn bộ quy trình phục vụ món từ order, thu ngân,…
  • Quản lý chi phí, hóa đơn, doanh thu, công nợ, xuất, nhập hàng hóa chi tiết, hiệu quả theo từng giờ, ngày, tuần, tháng… để tránh thất thoát.
  • Đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Cung cấp chức năng lưu lại lịch sử để dễ dàng truy vấn và nắm bắt thông tin khi cần thiết.
  • Quản lý các công thức để đảm bảo đồng bộ.

Lưu ý: Bạn phải đăng ký được sử dụng phiên bản dùng thử. Đồng thời, xem xét giá của phần mềm trước khi đưa ra quyết định mua.

phần mềm tính tiền ipos

4.6. DanTriSoft

DanTriSoft cung cấp các giải pháp phần mềm trong lĩnh vực bán lẻ – bán sỉ, quán cafe, nhà hàng, quán ăn,… Có hàng trăm nghìn doanh nghiệp lựa chọn các phần mềm này bởi sự tinh gọn, dễ sử dụng, quản lý từ xa và sở hữu vĩnh viễn. Chưa kể, nhằm hỗ trợ chuyển đổi số cho các mô hình nhỏ, DanTriSoft còn dành tặng một số phần mềm miễn phí.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Quản lý toàn bộ quy trình bán hàng nhanh chóng.
  • App order bằng điện thoại miễn phí, hạn chế tối đa sai sót.
  • In bill bán hàng không giới hạn, đọc mã vạch nhanh chóng.
  • Có thể tạo và quản lý không gian bán hàng và tính tiền riêng cho mỗi nhóm khách hàng.
  • Báo cáo chi tiết doanh thu từng phần, tổng hợp và phân loại các mục theo ngày, tuần, tháng, năm.
  • Không giới hạn số lượng ào khoản sử dụng nhưng có phân quyền và quản lý chặt chẽ bằng chức năng quản lý lịch sử.
  • Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng, nhà cung cấp,…
  • Sử dụng trên đa dạng nền tảng.
  • Thời gian sử dụng vĩnh viễn.

phần mềm tính tiền dantrisoft

4.7. Vietbill

Vietbill là phần mềm tính tiền được sử dụng phổ biến hơn cả. Sự thân thiện, tiện lợi là một trong những lý do khiến nhiều doanh nghiệp tin tưởng và quyết định lựa chọn giải pháp này.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ tính tiền, quản lý thu chi, công nợ, xuất nhập kho nhanh chóng, chính xác.
  • Giao diện đơn giản, bắt mắt và dễ dàng sử dụng.
  • Hỗ trợ quản lý từ xa trên điện thoại, tablet.
  • Có thể kết nối với mọi máy in hiện có.
  • Cho phép nhập, xuất dữ liệu ra file Excel dễ dàng.

phần mềm tính tiền vietbill

4.8. Mona Media

Mona Media được xây dựng trên nền tảng lập trình ổn định. Từ đó, đảm bảo tính bảo mật, hỗ trợ các khoản thu chi, vận hành và đánh giá mọi mô hình.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Ghi nhận, kiểm soát và đánh giá mọi thông tin liên quan đến tình hình kinh doanh như vận đơn, nguồn hàng, doanh thu,…
  • Hỗ trợ tính tiền tự động nhanh chóng, chính xác.
  • Thống kê và báo cáo chi tiết, xác thực theo ngày, tuần, tháng
  • Hỗ trợ lưu trữ thông tin khách hàng

Lưu ý: Bạn phải đăng ký được sử dụng phiên bản dùng thử. Đồng thời, xem xét giá của phần mềm trước khi đưa ra quyết định mua.

phần mềm tính tiền mona media

4.9. Polaris FnB

Polaris FnB được các doanh nghiệp ưa chuộng bởi giao diện thân thiện, dễ sử dụng cùng rất nhiều tính năng vượt trội.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ toàn bộ quy trình order và phục vụ.
  • Quản lý tình trạng các bàn để sắp xếp phục vụ khách hàng.
  • Quản lý, kiểm soát hóa đơn, tránh tình trạng thất thoát và chuyển đổi dễ dàng giữa các ca.
  • Cho phép truy cập, tìm kiếm và đánh giá số liệu nhanh chóng.
  • Báo cáo chi tiết, thống kê trực quan về tình hình kinh doanh để có những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
  • Dễ dàng kiểm soát, đánh giá tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu, hàng hóa.
  • Phân quyền nhân viên theo các vị trí để quy chuẩn hóa công việc.

Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí. Sau đó, phải trả phí 199.000 VNĐ/1 tháng để tiếp tục sử dụng.

phần mềm tính tiền polaris fnb

4.10. DRS Manager

DRS Manager là phần mềm tính tiền giúp chủ kinh doanh quản lý và vận hành quán hiệu quả từ xa.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Hỗ trợ các yêu cầu của khách về order món, trạng thái tùng món, từng bàn,… nhanh chóng và thống nhất.
  • Dễ dàng kiểm kê và quản lý kho hàng chặt chẽ.
  • Tổng hợp, thống kê và báo cáo chi tiết và xác thực các hoạt động kinh doanh theo ngày, tuần, tháng,…
  • Hỗ trợ tính tiền nhanh chóng, chính xác.

Lưu ý: Bạn có thể sử dụng thử phần mềm miễn phí trong 15 ngày. Tuy nhiên, phải trả phí tùy theo các gói lựa chọn để tiếp tục sử dụng:

  • Gói tiết kiệm: 2.000.000 VNĐ.
  • Gói tiêu chuẩn: 3.500.000 VNĐ.
  • Gói chuyên nghiệp: 5.000.000 VNĐ.

phần mềm tính tiền drs manager

4.11. KiotViet

KiotViet là phần mềm của công ty CITIGO và được ưa chuộng hàng đầu cả nước. Hiện nay, có hơn 150.000 cửa hàng trên khắp đất nước đã sử dụng.
Với ưu điểm dễ sử dụng, tiết kiệm chi phí và hỗ trợ hiệu quả đa dạng ngành nghề với vô số tiện ích. KiotViet ngày càng khẳng định được uy tín và tính cạnh tranh trên thị trường.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Giao diện trực quan, bắt mắt.
  • In hóa đơn nhanh chóng, chính xác.
  • Kiểm tra và đánh giá rõ ràng hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Nắm bắt, kiểm kê tình trạng xuất, nhập nguyên liệu theo thời gian thực.
  • Sắp xếp thứ tự thực đơn theo thời gian thực khách gọi.
  • Phục vụ khách hàng trên đa dạng nền tảng.
  • Hỗ trợ quản lý từ xa với các tiện ích được đồng bộ trên đa dạng nền tảng.
  • Hỗ trợ, quản lý thu ngân, thu chi, công nợ chi tiết, chính xác.
  • Báo cáo thống kê chi tiết và đánh giá chuyên nghiệp về tình hình kinh doanh trực quan.

Lưu ý: Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí trong 10 ngày. Sau đó, bạn có thể trả phí với các gói dịch vụ bao gồm:

  • Gói hỗ trợ: 180.000 VNĐ/1 tháng, dành cho những mô hình kinh doanh nhỏ, mới mở, kinh doanh online, giới hạn tối đa 3 người dùng.
  • Gói chuyên nghiệp: 250.000 VNĐ/1 tháng, dành cho những mô hình kinh doanh chuyên nghiệp, không giới hạn người dùng trong cùng một chi nhánh. Tuy nhiên, phải trả thêm 180.000/1 tháng cho 1 chi nhánh.

phần mềm tính tiền kiotviet

4.12. Loyverse

Loyverse là phần mềm tính tiền miễn phí với rất nhiều tính năng nổi bật. Qua đó, giúp chủ dễ dàng giám sát các hoạt động kinh doanh nhanh chóng, hiệu quả với vài thao tác.
Một số tiện ích được tích hợp:

  • Hỗ trợ quản lý từ xa và đồng bộ hóa dữ liệu trên đa dạng nền tảng.
  • Quản lý các thao tác đơn giản và nhanh chóng với hóa đơn, đồng thời gán cho các bàn tương ứng để tránh sai sót.
  • Theo dõi hiệu suất dựa trên thống kê doanh thu, lợi nhuận, khả năng làm việc.
  • Sắp xếp thứ tự thực đơn theo thời gian gọi món của khách hàng.
  • Quản lý thu ngân, thu chi, công nợ, nhập, xuất nguyên liệu, hàng hóa chi tiết, chính xác.
  • Báo cáo thống kê chi tiết và trực quan về tình hình kinh doanh của quán.

phần mềm tính tiền loyverse

Xem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng: Trợ thủ đắc lực trong kinh doanh nhà hàng
Trên đây là toàn bộ những tin hữu ích nhất về phần mềm tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn. Hy vọng, chủ cửa hàng có thể hình dung rõ hơn về tầm quan trọng, tiêu chí lựa chọn và tham khảo được phần mềm ứng ý nhất. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp.

Mở nhà hàng cơm tấm vốn ít lời nhanh chỉ với tips này

mở nhà hàng cơm tấm

Hướng dẫn cách mở nhà hàng cơm tấm “hái ra tiền” từ các bước đơn giản cùng những bí quyết “vàng” hút khách nườm nượp

Mở nhà hàng cơm tấm không quá khó. Thế nhưng, để kinh doanh hiệu quả và lâu dài không phải điều dễ dàng. Bởi đi kèm với tiềm năng “béo bở” là sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số bí quyết kinh doanh cơm tấm lãi lớn, lời nhanh. Vì vậy, nếu bạn có ý định khởi nghiệp mô hình này thì đừng bỏ qua bài viết này.

1. Cơm tấm là gì?

Cơm tấm là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Hương vị độc đáo, dễ ăn cùng sự kết hợp giữa các món ăn kèm tạo nên một món ăn hấp dẫn không thể bỏ qua. Do đó, không quá ngạc nhiên nếu nó trở thành mô hình kinh doanh được nhiều người ưu tiên hiện nay. Và để kinh doanh hiệu quả, bạn nhất định phải tìm hiểu trước tất tần tật những thông tin liên quan đến cơm tấm. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thôi.

1.1. Nguồn gốc của cơm tấm

Cơm tấm là món ăn từ thời xa xưa của Việt Nam. Và có nguồn gốc tại Sài Gòn. Trong đó, nguyên liệu chính tạo nên cái tên cho món ăn chính là hạt tấm. Thay vì dùng gạo thì ông cha đã lấy hạt tấm để nấu ăn cứu đói. Nó là những hạt gạo vụn,nở ít và còn nguyên cám. Loại hạt này vẫn đảm bảo được chất lượng dinh dưỡng mà lại để được lâu cùng giá thành rẻ. Hiện nay, cùng sự kết hợp ấn tượng với các món ăn kèm, cơm tấm trở thành một trong những món ăn đặc sản với giá thành khá cao.

1.2. Khám phá những thứ món ăn kèm trong cơm tấm

Hiện nay, một đĩa cơm tấm được chế biến khá “thịnh soạn” với đa dạng các món ăn kèm. Thông thường, sẽ có: cơm tấm, sườn nướng, bì heo, chả trứng, rau (nộm chua ngọt), mỡ hành và nước mắm chua ngọt.

  • Cơm tấm

Gạo tấm là những hạt gạo bị vỡ vụn ra trong quá trình xay xát. Do đó, nó khá nhỏ tạo nên ăn khá thú vị và không bị dính. Mặc dù ít nở những hạt gạo vẫn có độ bở, bùi cùng hương vị đặc trưng. Phía trên sẽ có một chút mỡ hành để tăng độ ngậy và tơi cho hạt cơm.

  • Sườn nướng

Một trong những combo làm nên thương hiệu cho cơm tấm là “Sườn – Bì – Chả”. Sườn được chọn thường là phần thịt cốt lết hoặc sườn cây. Sườn đã được ướp cho đậm vị và nướng trên than hoa thơm phức. Một số loại sốt ướp phải kể đến như: mật ong, sốt me, sốt roti,… Ngoài sườn, một số nơi có thể thay sườn bằng sườn non, xá xíu, cá, gà,…

  • Chả trứng

Hương vị bùi bùi, béo ngậy, xốp xốp và thơm phức của chả trứng sẽ khiến bạn khó quên. Nó là hỗn hợp của trứng, thịt băm, mộc nhĩ, nấm hương, cà rốt, miến và một số gia vị. Sau đó, được đem hấp chín và cắt miếng vừa ăn.

  • Bì lợn

Đây là một trong những món ăn kèm khiến nhiều thực khách bất ngờ nhất. Da heo làm sạch, luộc chín. Sau đó, được thái mỏng thành từng sợi. Cuối cùng, trộn với thính bắp và gia vị. Khi ăn, mọi người sẽ cảm nhận được độ dai giòn, thơm phức và bùi bùi của các hương vị. Đây là một trong những món ăn giúp bạn giải ngấy khi thưởng thức cơm tấm.

  • Nước chấm

Các món ăn kèm khác đều được nêm nếm gia vị vừa miệng. Tuy nhiên, để món cơm thêm đậm đà, bạn có thể rưới phần nước mắm được pha chế lên cơm. Tùy mỗi nhà hàng mà có công thức và độ sệt khác nhau.
cơm tấm là gì

2. Tiềm năng của mô hình kinh doanh cơm tấm

Xét về nguồn gốc, cơm tấm là món ăn Việt đã có từ xa xưa. Qua quá trình phát triển, nó dần hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Bởi vậy, có thể thấy, đây là món cơm hợp khẩu vị của đại đa số người Việt. Vừa dễ ăn, vừa thú vị lại đảm bảo chất dịnh dưỡng cho người dùng. Chưa kể, xét về các món ăn đi kèm thì mức giá ở mức bình dân và phù hợp với túi tiền của nhiều phân khúc khách hàng.
tiềm năng nhà hàng cơm tấm

3. Các bước mở quán cơm tấm chi tiết nhất

Sau khi đã tìm hiểu thật kỹ về món cơm này, cùng bắt tay ngay vào các bước mở quán cơm tấm thôi. Có thể nói, để kinh doanh hiệu quả bất kỳ nhà hàng nào không phải điều dễ dàng. Chủ kinh doanh sẽ phải tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng rất nhiều bước. Vì vậy, nếu bạn có ý tưởng kinh doanh mô hình này, đừng bỏ qua một số thông tin hữu ích về cách lập kế hoạch kinh doanh thành công dưới đây nhé!

3.1. Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu

Trước khi kinh doanh bất kỳ mô hình này, bạn nhất định phải nghiên cứu kỹ thị trường. Điều này sẽ giúp cho bạn có cái nhìn khách quan hơn về tiềm năng của nó. Từ đó, đưa ra quyết định có kinh doanh hay không. Ở bước này, bạn cần xác định được chân dung khách hàng mục tiêu và đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, còn có cơ hội và rủi ro khi mở nhà hàng cơm tấm.
Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt được nhu cầu và sở thích của khách hàng. Nhờ vậy, có thể “giữ chân” và mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho họ. Hơn nữa, từ những mô hình đối thủ, bạn có thể xây dựng những phương án, quy trình kinh doanh hiệu quả và chiến lược phát triển bền vững. Chẳng hạn như phong cách không gian, chất lượng món ăn, quy trình phục vụ,…

3.2. Chuẩn bị đầy đủ số vốn

Để hiện thực hóa kế hoạch kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đầu đủ số vốn cần thiết. Đây là một trong những bước quan trọng quyết định thành bại khi kinh doanh. Việc thiếu vốn, chi tiêu hạn hẹp hay quá mức sẽ ảnh hưởng đến bài toán doanh thu cũng như cách sử dụng và phân bố dòng tiền. Đồng thời, ảnh hưởng đến quá trình vận hành và hoạt động của quán. Do đó, tùy nhu cầu và quy mô, bạn nên có phương án tài chính hợp lý. Ngoài một số mức chi phí cố định, bạn nên dành ra một khoản dự trù vốn để nhà hàng duy trì hoạt động những tháng đầu.

3.3. Chọn địa điểm kinh doanh nhà hàng cơm tấm

Chọn địa điểm kinh doanh là bước quan trọng không kém. Bởi nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến khả năng tiếp cận khách hàng. Dù quán bạn có chất lượng đến đâu nếu ở nơi vắng vẻ, cách xa khách hàng cũng khó thu hút. Do đó, bạn nên lựa chọn mặt bằng ở gần những nơi dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi. Chẳng hạn như gần các khu chung cư, công nghiệp, xí nghiệp lớn, trường học, bệnh viện,… Tất nhiên, mặt bằng càng đẹp cùng vị trí thuận lợi thì giá thuê cũng sẽ cao hơn.

3.4. Xác định phong cách thiết kế

Để nhà hàng cơm tấm của bạn tạo được dấu ấn riêng cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh. Còn điều gì hiệu quả bằng cách đầu tư vào phong cách thiết kế. Ngoài việc thu hút và kích thích khách hàng trải nghiệm quán. Nó còn thể hiện được đẳng cấp của nhà hàng. Hiện nay, có rất nhiều phong cách thiết kế khác nhau. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn, thậm chí sáng tạo riêng theo nhu cầu của mình. Và hãy chắc chắn về lựa chọn đó. Bởi phong cách sẽ ảnh hưởng đến lối thiết kế, kiểu dáng nội thất, màu sắc không gian cùng một số vật dụng trang trí.

3.5. Chuẩn bị nguồn nguyên liệu, dụng cụ và một số thiết bị

Sạch và ngon là yếu tố mà các nhà hàng nhất định cần chú ý khi kinh doanh nhà hàng ẩm thực. Ngoài việc nâng tầm chất lượng hương vị món ăn tuyệt hảo để hấp dẫn và “giữ chân” khách hàng. Nó còn phải lưu ý đến vấn đề an toàn vệ sinh để đảm bảo sức khỏe cho thực khách. Nguyên liệu chất lượng sẽ đi kèm với giá thành cao. Tuy nhiên, đây chính là lý do để khách hàng tin tưởng và tiếp tục trải nghiệm tại nhà hàng của bạn.
Bên cạnh đó, để kinh doanh hiệu quả và tối ưu nhất, chủ kinh doanh cần trang bị những công cụ, dụng cụ hỗ trợ cho công việc. Chẳng hạn như tủ cấp đông, tủ đá, hệ thống bếp, máy hút mùi,…
Xem thêm:

3.6. Tuyển dụng nhân sự và tiến hành đào tạo

Một nhà hàng cơm tấm bình thường không yêu cầu quá nhiều nhân viên. Tất nhiên, cần tùy vào quy mô và định hướng phát triển để cân đối số lượng nhân viên phù hợp. Sao cho nhà hàng được vận hành tối ưu và hiệu quả nhất. Mỗi bộ phận nhân viên sẽ có những vai trò và trách nhiệm riêng. Tuy nhiên, ai cũng cần chăm chỉ, nhiệt tình, tôn trọng và niềm nở khách hàng. Bởi chất lượng món ăn và sự chuyên nghiệp trong quy trình phục vụ vẫn là điểm cộng lớn cho bất kỳ nhà hàng nào. Ngoài ra, một số nơi có thể tổ chức các buổi đào tạo để nâng cao tay nghề cũng như kỹ năng nghiệp vụ của nhân viên.

3.7. Đăng ký kinh doanh và xin giấy an toàn thực phẩm

Một bước quan trọng khi kinh doanh chính là đăng ký kinh doanh. Đồng thời, với ngành F&B, đặc biệt là về ẩm thực, bạn không thể thiếu giấy đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vừa nâng cao độ uy tín và tạo dựng niềm tin ở khách hàng. Vừa đảm bảo nhà hàng sẽ được Nhà nước và Pháp luật bảo hộ. Một số giấy tờ cần chuẩn bị như: giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy chứng nhận nguồn gốc nguyên vật liệu, sơ yếu lý lịch của nhân viên. Khi đó, bạn sẽ phải hoạt động theo sự quy định của Nhà nước cũng như hoàn thành một số nghĩa vụ và trách nhiệm như đóng thuế đầy đủ.

3.8. Lập kế hoạch Marketing hiệu quả

Trước kỷ nguyên số như hiện nay, không khó để nhà hàng có thể tiếp cận và tăng độ phủ đáng kể cho nhà hàng của mình. Bởi vậy, trong kế hoạch kinh doanh, bạn cần vạch ra kế hoạch tiếp thị, quảng bá rõ ràng và chi tiết. Bạn có thể đầu tư chi phí để chạy quảng cáo cũng như xây dựng các kênh mạng xã hội như Facebook, TikTok, Youtube,… Nó sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho bạn. Ngoài ra, bạn cũng không nên bỏ qua hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, băng rôn, standee,… Tùy vào quy mô cũng như mục đích mà bạn nên lựa chọn hình thức, chi phí phù hợp để đảm bảo hiệu quả và tránh lãng phí.
các bước kinh doanh nhà hàng cơm tấm

4. Kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm đắt khách chỉ với 200 triệu

Với con số 200 triệu, số vốn không quá nhỏ nhưng cũng không quá lớn. Và điều quyết định sự thành công khi kinh doanh, đó là cách phân bổ vốn hợp lý. Tuy nhiên, với những người chưa có kinh nghiệm, bài toán về vốn luôn khiến họ đau đầu nhất. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số tips giúp bạn lên kế hoạch chi tiêu phù hợp và hiệu quả nhất.

4.1. Chi phí thuê mặt bằng

Tùy thuộc vào quy mô và hình thức kinh doanh, bạn sẽ lựa chọn diện tích mặt bằng và địa điểm thích hợp. Và đương nhiên, vị trí đẹp và thuận lợi thì giá thành sẽ cao hơn. Theo khảo sát, giá thuê mặt bằng trung bình rơi vào khoảng từ 7 – 20 triệu/tháng. Tuy nhiên, thường sẽ phải đóng cọc ít nhất 3 tháng. Do đó, số tiền thuê sẽ dao động từ 20 – 60 triệu. Đừng quên nghiên cứu thật kỹ đọa điểm và các điều khoản trong hợp đồng thuê để hạn chế tối đa những rủi ro không đáng có.

4.2. Chi phí nội thất, trang thiết bị, dụng cụ

Với một nhà hàng cơm tấm, bạn phải chuẩn bị khá nhiều trang thiết bị và dụng cụ. Ngoài ra, nội thất cũng không thể thiếu khi kinh doanh mô hình này. Bạn có thể tham khảo mức giá một số đồ dùng dưới đây:

  • Vật dụng nấu nướng như tủ nấu cơm, hệ thống bếp, máy hút mùi,.. Chi phí khoảng 20 – 40 triệu.
  • Vật dụng trưng bày và bảo quản món ăn, nguyên liệu như như tủ, xe bán, tủ lạnh, tủ hâm nóng,… Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.
  • Vật dụng trang trí không gian. Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.
  • Một số vật dụng khác như bàn ghế, quạt, máy lạnh, bát đũa, rổ giá đựng,… Chi phí khoảng 15 – 30 triệu.

4.3. Chi phí mua nguyên liệu thực phẩm

Các nguyên liệu để chế biến món cơm tấm khá đơn giản và dễ tìm. Do đó, chi phí nhập nguồn hàng không quá lớn. Bạn có thể nhập số lượng lớn với giá ưu đãi. Tuy nhiên, bạn nên nhập đủ số lượng hàng ngày để đảm bảo thực phẩm luôn tươi ngon. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xác định giá bán các món nên bạn cần tính toán kỹ lưỡng. Mức chi phí sẽ rơi vào khoảng 5 – 10 triệu.

4.4. Chi phí thuê nhân công

Để nhà hàng cơm tấm hoạt động hiệu quả không thể thiếu các nhân viên. Với mô hình này, thường các giờ cao điểm như trưa hoặc tối sẽ đón lượng khách khá đông. Do đó, bạn nên thuê phục vụ chạy bàn, phụ bếp để hỗ trợ công việc bếp núc. Bởi vậy, đòi hỏi nhân viên parttime (15 – 20k/ giờ) hoặc fulltime (3 – 6 triệu/ tháng). Do đó, chi phí sẽ rơi vào khoảng 15 – 20 triệu.

4.5. Chi phí dự trù và một số chi phí phát sinh khác

Ngoài các chi phí cố định, nhà hàng sẽ phải chi trả một số mức phí khác. Chẳng hạn như chi phí sửa chữa, tiền điện, tiền nước… Bởi giai đoạn đầu khá khó để kinh doanh thu ngay lợi nhuận. Bởi vậy, bạn nên dự trù khoảng 10 – 20 triệu để duy trì hoạt động quán.
kinh nghiệm mở nhà hàng cơm tấm

5. Bí quyết kinh doanh nhà hàng cơm tấm thành công

Để thu hút khách hàng và tăng doanh thu, tham khảo ngay tips kinh doanh dưới đây.

5.1. Phục vụ chuyên nghiệp

Ngoài chất lượng món ăn và không gian, để mang đến những trải nghiệm trọn vẹn nhất cho khách hàng. Chủ kinh doanh cần xây dựng quy trình phục vụ chuẩn, bài bản cùng thái độ nhân viên chuyên nghiệp. Nhân viên cần nhanh nhẹn, lễ phép và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng khi cần. Khi nhà hàng quá đông, phục vụ không khéo léo, thời gian đợi chờ lâu sẽ khiến khách hàng khó chịu. Và đương nhiên, rất khó để họ quyết định quay trở lại dùng bữa. Họ có quá nhiều lựa chọn. Bởi vậy, để cạnh tranh, mọi khía cạnh đều phải được đảm bảo hoàn hảo nhất.

5.2. Mở rộng các kênh bán hàng đa nền tảng

Một trong những xu hướng mà bất kỳ nhà hàng kinh doanh ăn uống nào cũng đều áp dụng và tận dụng hiệu quả. Đó là việc kết hợp với các sàn thương mại, ứng dụng giao đồ ăn nhanh. Hiện nay, Grab, Be, Shopee, Baemin,… là những ứng dụng giao đồ ăn nhanh với số lượng người dùng lớn. Khách hàng có thể thưởng thức những đĩa cơm tấm thơm ngon ngay tại nhà với giá siêu ưu đãi. Bởi vậy, khó có lý do nào có thể khiến họ chối từ. Bởi vậy, phát triển mô hình giao hàng nhanh hoặc bán hàng trên các ứng dụng giao đồ ăn sẽ giúp bạn tiếp cận hiệu quả với lượng lớn khách hàng mục tiêu.

5.3. Xây dựng công thức chế biến độc đáo với menu đa dạng

Có vô vàn những quán cơm tấm vô cùng thơm ngon xung quanh. Và để cạnh tranh cũng như lôi kéo khách hàng, hương vị cơm phải thật xuất sắc và có nét riêng khiến họ nhớ mãi. Và để làm được điều đó, không thể thiếu một công thức chế biến riêng cho mình. Chẳng hạn như ở cách ướp sườn, làm chả trứng, bì heo hay vị nước chấm…
Ngoài ra, để khách hàng có thêm nhiều lựa chọn và tăng chất lượng trải nghiệm. Bạn có thể cung cấp thêm hoặc thay đổi menu hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng. Bởi một thực đơn mới mẻ và đa dạng sẽ kích thích sự tò mò và nhu cầu muốn trải nghiệm của thực khách. Và đương nhiên, bạn có thể dễ dàng đáp ứng đa dạng mong muốn và khẩu vị của tệp khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, bạn cũng nên thiết kế menu bắt mắt để nâng tầm đẳng cấp nhà hàng.

5.4. Không gian nhà hàng thoáng mát, sạch sẽ

Những quán ăn như vậy thường sẽ thu hút các loại côn trùng. Đặc biệt là không gian bị ám mùi. Chưa kể, mỗi lượt khách đi sẽ để lại khá nhiều rác và thức ăn rơi vãi. Do đó, nhà hàng cần liên tục dọn dẹp, lau chùi để đảm bảo không gian luôn sạch sẽ, thoáng mát. Hiện nay, hầu hết các quán đều bố trí thùng rác ngay bên dưới để thực khách có thể bỏ luôn rác dưới đó.

5.5. Đẩy mạnh các chương trình khuyến mãi

Để thu hút và kích thích quyết định dùng bữa của thực khách, nhà hàng thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến mãi. Đặc biệt là vào các ngày, dịp lễ đặc biệt. Điển hình như giảm giá, tặng kèm quà, thẻ tích điểm. Đây cũng là cách hiệu quả để thể hiện sự quan tâm và tri ân dành cho khách hàng.
Xem thêm:

5.6. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng cơm tấm

Kinh doanh nhà hàng ngày càng trở nên phức tạp. Đặc biệt là nếu bạn có dự định mở rộng thêm quy mô quán. Do đó, để tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm soát, hạn chế tối đa sai sót. bạn nên đầu tư cho nhà hàng của mình phần mềm quản lý nhà hàng. Nó sẽ giúp bạn quản lý chi tiết doanh thu, lãi lỗ và một số loại chi phí khác. Từ đó, có thể đánh giá được mức độ hoạt động hiệu quả cũng như có giải pháp điều chỉnh kịp thời.
bí quyết kinh doanh nhà hàng cơm tấmTrên đây là toàn bộ những thông tin về cách mở nhà hàng cơm tấm đắt khách ai cũng muốn đến. Hy vọng rằng, bạn có thể kinh doanh thành công mô hình “siêu lãi” mà rủi ro thấp này. Đặc biệt, có thể phát triển ổn định và lâu dài trong tương lai. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn tốt nhất hiện nay

máy tính tiền quán cafe nhà hàng quán ăn

Máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn là giải pháp quản lý và vận hành hàng đầu bởi sự tiện ích, đồng bộ và sử dụng dễ dàng

Máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn là giải pháp không thể thiếu trong kỷ nguyên số. Ngay từ khi mới ra mắt, nó đã tạo nên làn sóng mới và được các mô hình kinh doanh đặc biệt ưa chuộng. Do đó, để kinh doanh thuận lợi, hiệu quả và đơn giản hóa, các chủ doanh nghiệp không thể không đầu tư thiết bị này. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số giải mã chi tiết giải pháp này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn là gì?

Máy tính tiền cafe là công cụ không thể trong các quán cafe, nhà hàng quán ăn hiện nay. Nó kết hợp các phần mềm hiện đại giúp bạn quản lý và kiểm soát các yếu tố liên quan đến duy trì hoạt động một cách dễ dàng. Chẳng hạn như quản lý, điều hành vận đơn, nhận order, tính tiền hoặc các khoản thu chi liên quan.
máy tính tiền là gì

2. Có gì trong trọn bộ máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn?

Quy trình tính tiền trong các quán cafe, nhà hàng, quán ăn không hề đơn giản. Bởi nó còn là quá trình nhập và xuất dữ liệu để làm cơ sở cho việc kiểm soát và điều chỉnh kế hoạch hoạt động. Một số bước phải kể đến như: nhập dữ liệu, kiểm tra order, thu tiền, in hóa đơn, quản lý dòng tiền. Thông thường, để hỗ trợ toàn bộ các khoản này, trọn bộ máy tính tiền sẽ bao gồm:

  • Máy tính tiền để thu ngân
  • Máy tiếp nhận order
  • Máy in hóa đơn
  • Máy mã tem vạch
  • Dụng cụ in nhà bếp, khu pha chế
  • Két đựng tiền
  • Các phần mềm quản lý nhà hàng bán hàng chuyên nghiệp

bộ máy tính tiền

3. Tính năng, lợi ích của máy tính tiền quán ăn, nhà hàng, quán cafe

Không phải đơn giản mà hầu hết các quán ăn, nhà hàng, quán cafe hiện nay đều trang bị máy tính tiền. Một combo máy tính tiền đầy đủ sẽ giúp nhà hàng kiểm soát và điều hành quán dễ dàng, nhanh chóng và hạn chế tối đa được các sai sót. Từ đó, chủ kinh doanh có thể nắm được tình hình cũng như có phương án điều chỉnh kịp thời. Cụ thể các tính năng, lợi ích của nó là gì? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay dưới đây.

3.1. Quản lý nguyên vật liệu, sản phẩm

  • Dễ dàng điều chỉnh chủ động các thông tin gồm: tên; định lượng; giá; số lượng sẵn có; số lượng đã bán; các chương trình giảm giá, khuyến mãi; hình ảnh, video minh họa (nếu có).
  • Nhận và kiểm soát việc order của từng bàn.

3.2. Quản lý hoạt động tính tiền, thanh toán

  • Tính tiền các món order theo từng bàn kèm xuất hóa đơn.
  • Hỗ trợ thanh toán bằng đa dạng các phương thức như tiền mặt, thẻ, chuyển khoản ngân hàng.
  • Quản lý tích điểm hoặc các khuyến mãi liên quan đến thẻ thành viên.

3.3. Quản lý đội ngũ nhân sự

  • Quản lý việc chấm công, thời gian ra vào của từng nhân viên.
  • Quản lý số lượng ngày nghỉ của nhân viên.
  • Theo dõi hiệu suất làm việc của nhân viên hàng tuần, hàng tháng.
  • Hỗ trợ tính lương và một số chế độ (thưởng, phạt) (nếu có).

3.4. Quản lý thông tin khách hàng

  • Số lượng khách hàng ghé quán hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
  • Lưu một số thông tin về khách hàng.
  • Thu thập và nghiên cứu các thông tin về chân dung khách hàng. Chẳng hạn như mức độ hài lòng, thói quen, khẩu vị ăn uống, mức độ chi trả,…
  • Quản lý hoạt động cũng như chương trình đặc biệt liên quan đến thẻ tích điểm, thẻ thành viên.
  • Gửi email triển khai các chương trình chăm sóc về sau hoặc tặng quà, tặng voucher, khuyến mãi.

3.5. Thống kê, phân tích báo cáo về quy trình hoạt động

  • Thống kê, báo cáo số lượng và hiệu suất làm việc của nhân viên.
  • Thống kê, báo cáo chân dung khách hàng.
  • Thống kê, báo cáo doanh thu, lợi nhuận hàng tháng, quý.
  • Thống kê và sắp xếp mức độ bán chạy của các mặt hàng.
  • Quản lý thống kê, báo cáo hàng tồn kho.
  • Báo cáo kết quả và định hình xu hướng kinh doanh.

tính năng máy tính tiền

4. TOP các loại máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn tốt nhất hiện nay

Với nhu cầu ngày càng cao trên thị trường, rất nhiều loại máy tính tiền được ra đời. Thậm chí ngày càng nâng cấp và mang lại hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng. Để lựa chọn được máy tính tiền tốt và phù hợp hợp nhất, bạn có thể tham khảo một số loại máy được gợi ý dưới đây.

4.1. Máy tính tiền cảm ứng Casio QT 6600

Đây là thiết bị sở hữu hệ thống bảo mật tối ưu. Khi gặp sự cố nào, máy cũng có thể hoạt động lại nhanh chóng. Đó là nhờ việc kết hợp hệ thống dự phòng chủ cùng máy tính chủ. Nó có thể hiển thị cùng lúc 70 mặt hàng cùng nhiều phím chuyển thực đơn được kết nối đồ họa dễ sử dụng. Từ đó, có thể phân chia thành các nhóm, loại dễ dàng với các thao tác đơn giản.
Một số thông tin kỹ thuật:

  • LCD TFT 15 inch.
  • NS FLASH: 1028k bytes
  • RAM: 2048k bytes
  • Màn hình phụ: Led
  • Số lượng mã hàng: 100000
  • Cổng giao tiếp: USB + LAN + SERIAL (Ethernet/RS232c với UP-400 từ xa)
  • Cổng kết nối két: Kết nối sẵn RJ11
  • Ngăn kéo đựng tiền: Lựa chọn thêm
  • Nguồn điện: Input: 110V/220V (50~60Hz); Output: 24V DC/ 2,5A
  • Nhiệt độ vận hành: 0 – 45 ℃
  • Bảo hành: 12 tháng

Giá bán: 32.500.000 VNĐ.

máy tính tiền cảm ứng casio qt 6600

4.2. Máy tính tiền HĐH Windows 2 màn hình

Sử dụng hệ điều hành Windows giúp loại máy này vô cùng thân thiện với người dùng. Chưa kể, dòng máy này cũng cho phép hiển thị các thao tác theo dõi, kiểm soát và quản lý dễ dàng.
Một số thông số kỹ thuật:

  • Màn hình cảm ứng điện dung.
  • Kích thước màn hình chính 15 inch.
  • Kích thước màn hình Phụ 15 inch.
  • Chip: Intel J1900.
  • Ổ cứng: SSD 64Gb.
  • RAM: 4Gb (4 x 1) DDR3 Bus 1600Mhz.
  • Kết nối đa dạng thiết bị ngoại vi.
  • Tích hợp kết nối Wifi.
  • Thiết kế thẩm mỹ, đẹp mắt.

Giá bán: 14.500.000 VNĐ.

windows 2 màn hình

4.3 Máy tính tiền cảm ứng Pos Antech P820R – I5

Pos Antech P820R – I5 là một trong những máy tính tiền được sử dụng phổ biến hàng đầu. Khi sử dụng thiết bị này, bạn có thể thao tác nhanh chóng, chính xác và hiệu quả. Chưa kể, máy còn cho phép kết nối với nhiều máy khác. Từ đó, đáp ứng đa dạng phân khúc giúp quản lý chuyên nghiệp hơn.
Một số thông số kỹ thuật:

  • Cấu hình: Intel Core i5.
  • Bộ xử lý: Quad-Core Intel Bay Trail.
  • LCD: 15 inch với cảm ứng điện trở cực nhạy.
  • Độ phân giải: 1024×768.
  • RAM: DDR3 RAM 4GB.
  • Dung lượng ổ cứng: mSATA SSD 128GB.
  • Màn hình phụ: Lựa chọn thêm.
  • Cổng giao tiếp: USB + LAN + SERIAL.
  • Cổng kết nối két: RJ11.
  • Nguồn điện: Input: 110V/220V (50~60Hz), Output: 24V DC/ 2,5A.
  • Nhiệt độ vận hành: Hoạt động từ 5-45 ℃.
  • Bảo hành: 12 tháng.

Giá bán hàng: 14.365.000 VNĐ.
pos antech p820r i5

4.4 Máy tính tiền FAMETECH TP-1515

Máy tính tiền FAMETECH TP-1515 giúp đẩy nhanh quy trình thanh toán và mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Với mức nhạy cao cùng tốc độ xử lý truy vấn nhanh, việc vận hành và quản lý trở nên nhanh chóng và chính xác hơn.
Một số thông số kỹ thuật:

  • Cổng kết nối: USB, LAN Gigabits, COM RS232, RJ11,…
  • Công nghệ: Cảm ứng 15 inch Capacitive (đa điểm)
  • CPU: Intel J1900 – 4 nhân , 4 siêu phân luồng 2.42 GHz
  • Ram: Kingston 4 GB (up to 8 GB)
  • Ổ cứng: SSD tốc độ cao 64 GB
  • Kết nối: 5xUSB 2.0, 1x LAN, 4x COM, 1x RJ11 +12/+24 VDC, 1x Parallel, 1x DB-15, 1 x 12VDC out
  • Loa: 1 x 2W
  • Hệ điều hành: Windows 7,8,10
  • Khối lượng: 5 kg
  • Chân đế: Nhôm

Giá bán: 13.800.000 VNĐ.
fametech tp 1515

4.5. Máy tính tiền Sapo FnB S2

Đây là mẫu máy tính tiền tương thích với nhiều mô hình quán, nhà hàng. Với kết cấu gọn nhẹ, nhanh nhạy, tích hợp nhiều tiện ích, thiết bị giúp quản trị thu chi hiệu suất cao. Sapo FnB S2 mini có giá cả phải chăng hơn rất nhiều so với các loại máy cùng thông số kỹ thuật và các tính năng trên thị trường hiện nay. Chưa kể, khi sử dụng Sapo FnB S2 mini, bạn sẽ được sử dụng miễn phí 1,5 năm các ứng dụng quản trị được tích hợp sẵn.
Một số thông số kỹ thuật:

  • LCD: 2 màn hình hiển thị (1 màn hình cảm ứng lớn 15.6 inch).
  • Máy in tích hợp: vận tốc 200 mm/s, khổ 80 mm.
  • Cổng liên kết thiết bị ngoại vi: 4 cổng USB liên kết với máy quét mã vạch, bàn phím, két đựng tiền, chuột, cổng loa, mạng LAN,…
  • Đa dạng hình thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản, mã QR Code.
  • Lưu trữ dữ liệu: đồng nhất trên nền tảng đám mây.

Giá bán : 11.500.000 VNĐ.
sapo fnb s2

4.6. Máy tính tiền Ocha

Nhắc đến máy tính quán cafe, nhà hàng, quán ăn tốt nhất không thể thiếu Ocha. Ưu điểm lớn nhất của nó chính là tính năng tính tiền, in bill. Ngoài ra, khi lựa chọn loại máy này, bạn sẽ được sử dụng miễn phí 1 năm các tiện ích được tích hợp sẵn. Tuy nhiên, loại máy này còn thiếu khá nhiều tính năng để tối ưu các hoạt động quản lý và vận hành.
Giá bán : 11.000.000 VNĐ.
máy tính tiền ocha

4.7 Máy tính tiền POS Sunmi T2 mini

POS Sunmi T2 mini là máy tính tiền tích hợp tiện ích trên nền tảng POS Android. Nhờ sự kết hợp giữa bộ xử lý Qualcomm và hệ điều hành SUNMI OS, thiết bị được vận hành nhanh chóng, linh hoạt với hiệu suất cao. Ngoài ra, chủ kinh doanh có thể điều chỉnh thông minh với kịch bản hoạt động từ thực tế.
Một số thông số kỹ thuật:

  • Kích thước: 15.6 inch (290 × 290 × 100 mm).
  • Độ phân giải: 1920×1080.
  • CPU: ARM Cortex-A7.
  • Bluetooth: 2.1/3.0/4.0 support BLE.
  • OS: Android 7.1.
  • Main Screen: 11.6 inch IPS 1366×768.
  • Ngăn kéo đựng tiền: Lựa chọn thêm.
  • Bộ nhớ: 8GB ROM+1GB RAM.
  • Màn hình phụ: 128×40 Dots.
  • Cảm ứng: Cảm ứng đa điểm G+G.
  • Phương thức giao tiếp: 2G & 3G & 4G Full Netcom.
  • WiFi: 2.4G, supports IEEE 802.11 b/g/n.
  • Loa: 1.2W.
  • Bộ nhớ ngoài: MicroSD(TF), lên tới 64G.
  • Cổng giao tiếp: 4 x USB Type A port, 1 x RJ11 serial port; 1 x RJ12 cash drawer port, 1 x RJ45 LAN port, 1 x headphone jack; 1 x power port, 1 x Micro-USB debug port.

Giá bán hàng: 7.900.000 VNĐ.
pos sunmi t2 mini

4.8. Máy tính tiền Pos365 Sunmi T2

Pos365 T2 cũng là mẫu máy tính tiền dành cho nhà hàng quán ăn quy mô vừa và nhỏ. Nó là dạng thân đứng với 1 màn hình hiển thị. Tuy nhiên, với màn hình rộng 15.6 inch, bạn vẫn có thể thao tác dễ dàng. Pos365 T2 còn tích hợp máy in hoá đơn khổ 80 mm. Vì vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể. Chưa kể, Pos365 T2 còn cho phép thanh toán giao dịch qua QR Code. Thế nhưng, khi sử dụng loại máy này, bạn sẽ phải mua thêm một số ứng dụng do chưa được tích hợp. Nếu bạn chưa có nhiều vốn, Pos365 còn có cả dịch vụ cho thuê máy theo tháng với giá 249.000 đ/ tháng.
Giá bán: 10.500.000 VNĐ.
pos365 sunmi t2

4.9. Máy tính tiền cầm tay PosApp A1

PosApp A1 là 1 trong số ít mẫu máy tính tiền giá rẻ mà lại phục vụ cho những shop có quy mô nhỏ. Với kích cỡ nhỏ gọn, bạn có thể thao tác dễ dàng và nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn được tích hợp sẵn 1 máy in hóa đơn khổ 58 mm ở phía trên. Chưa kể, thiết bị tính tiền này không sử dụng pin sạc, không cần cắm điện trực tiếp. Do đó, dù khi mất điện hoặc mất mạng, bạn vẫn có thể sử dụng như bình thường. Tuy nhiên, vì size nhỏ nên PosApp A1 thường được gọi ý cho quán ăn, quán cafe có quy mô nhỏ với những tính năng cơ bản. Đôi khi sẽ có một số tính năng mà bạn phải mua thiết bị riêng để sử dụng.
Giá bán : 4.890.000 VNĐ.
posapp a1

5. Bí quyết lựa chọn máy tính tiền hiệu quả nhất

Có rất nhiều loại máy tính tiền khác nhau với những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để mua được loại máy tích hợp các tiện ích phù hợp với nhu cầu, bạn cần nắm vững một số tiêu chí sau:

5.1. Có thể hỗ trợ, tương thích với nhiều loại kết nối

Hiện nay, các thiết bị cần tương ứng với đa dạng các nền tảng kết nối. Việc hỗ trợ linh hoạt giúp quá trình sử dụng và quản lý ứng dụng trở nên dễ dàng hơn. Bởi nó có thể mở rộng thêm các tiện ích, lựa chọn khác đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng. Ví dụ, cổng USB kết nối được trọn bộ máy tính tiền như phần mềm tính tiền, két đựng tiền, máy in, chuột, bàn phím, máy đọc mã tem vạch, cổng loa…

5.2. Tích hợp sẵn máy in hóa đơn

Vẫn còn một số nhà hàng, quán ăn trang bị máy tính tiền và máy in hóa đơn riêng. Việc này vừa khiến chủ kinh doanh tốn thêm một khoản chi phí. Nó còn làm phức tạp hóa quy trình sử dụng với nhiều thao tác hơn. Do đó, việc xuất hóa đơn được tích hợp sẵn trong máy sẽ là giải pháp tối ưu cho những cửa hàng mới, quy mô nhỏ. Vừa giảm thiểu được một số thao tác. Bạn còn có thể tiết kiệm được một khoản chi phí khoảng 1-2 triệu đồng.

5.3. Chế độ bảo hành và các chương trình chăm sóc hậu mãi

Với những thiết bị điện tử tích hợp đa dạng các tiện ích như vậy, việc bảo hành là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý khi lựa chọn mua. Trong trường hợp hỏng hóc, những nơi uy tín và chuyên môn sẽ giúp bạn giải quyết hiệu quả và nhanh chóng nhất có thể. Chưa kể, các nhà hàng, quán ăn thường sử dụng nó liên tục trong thời gian dài. Bởi vậy, chế độ bảo hành cùng các chương trình chăm sóc hậu mãi sẽ là điểm cộng lớn giúp khách hàng an tâm sử dụng cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

5.4. Tính năng lưu trữ trên nền tảng đám mây

Có lẽ nền tảng đám mây không còn quá xa lạ hiện nay. Đây là nơi lưu trữ an toàn đối với các thông tin, báo cáo và cơ sở dữ liệu. Mặc dù máy có khả năng thu nhận và lưu trữ dữ liệu. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là máy bị hỏng. Nếu không có nền tảng đám mây, mọi dữ liệu trên máy sẽ bị mất. Tuy nhiên, bạn không cần lo lắng quá vì hầu hết các loại máy hiện nay đều được trang bị tính năng lưu trữ trên đám mây. Bởi vậy, mọi dữ liệu sẽ được đồng bộ và có thể khôi phục lại dễ dàng khi máy trở lại bình thường. Do đó, đừng quên đưa ngay nó vào tiêu chí lựa chọn máy tính tiền.

5.5. Mức giá máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn hợp lý

Với những quán mới mở, ít vốn, việc đầu tư trọn bộ máy tính tiền không phải dễ. Chưa kể, nó là một trong những thiết bị nhất định phải đầu tư để đảm bảo hoạt động hiệu quả nhất. Do đó, giá cả là tiêu chí mà bạn cần xem xét. Làm sao cho vừa phù hợp với túi tiền, vừa đáp ứng được các nhu cầu cần thiết. Một số loại máy máy tính tiền với giá khác nhau có thể tham khảo như:

  • Máy nhỏ cầm tay. Giá khoảng 5 triệu đồng.
  • Máy để bàn. Giá khoảng 9 triệu đồng.
  • Thiết bị có 1 màn hình. Giá khoảng 11 triệu đồng.
  • Máy có 2 màn hình. Giá khoảng 15 triệu đồng.

5.5. Tích hợp sẵn phần mềm quản lý bán hàng, nhà hàng, quán cafe chuyên nghiệp

Như đã nói ở trên, trọn bộ máy tính tiền có rất nhiều các tính năng khác nhau. Do đó, khi lựa chọn, bạn cần cân nhắc thật kỹ những yếu tố đáp ứng được nhà hàng của bạn. Khi đó, chủ kinh doanh có thể tinh lọc, hoạt động tập trung hơn và giá thành phải chăng hơn. Việc hoạt động có đồng bộ và tích hợp sẵn các phần mềm sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả, nhanh chóng và an toàn hơn.
bí quyết lựa chọn máy tính tiềnXem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng: Trợ thủ đắc lực trong kinh doanh nhà hàng
Trên đây là tất tần tật những thông tin về máy tính tiền quán cafe, nhà hàng, quán ăn tốt nhất hiện nay. Đừng quên sắm ngay một chiếc máy đa di năng giúp bạn kinh doanh mô hình thuận lợi. Hy vọng rằng, bạn sẽ lựa chọn được sản phẩm ưng ý và phù hợp nhất. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.