Home Blog Page 50

CEO Bánh mì má Hải – hành trình từ 2 triệu đồng đến 2 triệu USD

ceo bánh mì má hải

Từ một chàng sinh viên bán bánh mì trước cổng trường, đến nay Hồ Đức Hải – CEO Bánh mì Má Hải đã sở hữu thương hiệu với chuỗi hơn 500 cửa hàng khắp cả nước.

1. Sự ra đời của cái tên “Má Hải”

Hồ Đức Hải, sinh ra trong một gia đình đông anh em không mấy khá giả. Từ nhỏ Hải đã bộc lộ niềm đam mê với lĩnh vực kinh doanh. Anh quyết định theo học chuyên ngành Quản trị kinh doanh Đại học Kinh Tế TPHCM.
Cái tên “Má Hải” được ra đời trong thời gian anh theo học tại giảng đường đại học. Hải luôn giúp đỡ, chăm lo cho mọi người xung quanh như “má” lo cho “con”. Vì vậy bạn bè yêu quý và đặt cho anh biệt danh “Má Hải”.
chân dung ceo bánh mì má hải

Chân dung CEO Bánh mì Má Hải

2. CEO Bánh mì Má Hải: bắt đầu từ con số âm

Sự tỉ mỉ, chu đáo không chỉ khiến anh được yêu quý mà còn giúp Hải thấy được cơ hội kinh doanh tiềm năng. Trong một giờ ra chơi Hải thấy một cô bạn mặt méo xệch vì chen chân 30 phút không mua nổi ổ bánh mì. Điều này khiến anh chợt nảy ra suy nghĩ: “Hay là mình cũng bán bánh mì nhỉ?”. Ý tưởng táo bạo này đã biến một chàng sinh viên trẻ thành CEO Bánh mì Má Hải.
Xe bánh mì đầu tiên bắt đầu với số vốn 2 triệu đồng mà Hải làm thêm tích cóp được. Nhưng việc mua một xe hủ tiếu cũ, tân trang lại đã tiêu tốn của Hải 2.5 triệu đồng. Ngày khai trương, toàn bộ nguyên liệu bánh mì, rau, thịt, chả… Hải đều phải mua chịu hết.
Nghe tin anh đi bán bánh mì, gia đình Hải phản đối mạnh mẽ. Nhưng điều đó không thể làm lay chuyển quyết tâm của chàng thanh niên trẻ.

ceo bánh mì má hải ngày đầu khởi nghiệp

CEO bánh mì Má Hải ngày đầu khởi nghiệp

Dù bắt đầu với số vốn âm, Hồ Đức Hải vẫn không nản chí. Hải tận dụng quảng cáo trên mạng xã hội để giới thiệu sản phẩm và nhận được nhiều “đơn hàng” từ bạn bè, thầy cô.
Sau vài tuần kinh doanh có lãi, Hải đầu tư thuê nhân viên, mua đồng phục, tạp dề, găng tay. Anh còn rủ thêm đàn em khóa dưới góp vốn làm cùng. Hải chọn món ăn đặc sản quê mình – chả cá Vũng Tàu, làm nguyên liệu chính.

bánh mì chả cá má hải

Bánh mì chả cá Má Hải

3.CEO Bánh mì Má Hải và những thăng trầm trong hành trình khởi nghiệp

Từ kinh doanh không định hướng, năm 2014 ông chủ trẻ quyết định tập trung đầu tư bài bản hơn. Hải mạnh dạn đầu tư máy móc tự sản xuất nguyên liệu, mở rộng chi nhánh. Đến cuối năm 2017 hệ thống Bánh mì Má Hải đã có 3 cửa hàng chả cá, 8 cửa hàng bánh mì và hơn 50 xe bánh mì bao phủ toàn TPHCM.
Tuy nhiên ít ai biết, giai đoạn năm 2018 lại là những chuỗi ngày đen tối nhất của Hải. Để mở rộng việc kinh doanh, Hải đầu tư tiền tỷ vào 2 hệ thống bán hàng. Nhưng do vội vàng đầu tư khi chưa có chiến lược phù hợp, dự án đầu tư thất bại hoàn toàn. Việc kinh doanh đi vào bế tắc, cổ đông rút vốn khiến tài chính công ty khánh kiệt.
Dù khó khăn nhưng CEO Bánh mì Má Hải vẫn quyết tâm chèo chống, vực dậy công ty. Rút kinh nghiệm từ thất bại, Hải bình tĩnh tìm kiếm giải pháp xây dựng lại chuỗi xe bánh mì. Nhờ sự kiên trì và quyết tâm của vị giám đốc trẻ, Bánh mì Má Hải không chỉ vượt qua giai đoạn khó khăn, mà còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Hiện nay Bánh mì Má Hải có hơn 500 cửa hàng, trung bình mỗi tháng mở rộng thêm 30 kiosk. Phủ sóng hơn 40 tỉnh thành Việt Nam, thậm chí còn có mặt ở Campuchia, Đài Loan, Hàn Quốc, Úc. Doanh thu đạt 2 triệu USD/năm, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9%.

xe nhượng quyền bánh mì má hải

Xe nhượng quyền Bánh mì Má Hải

4.Săn cá mập

Chưa hài lòng với thành công hiện tại, tháng 7/2022, Hải tham gia gọi vốn trên Shark Tank. CEO Bánh mì Má Hải gọi vốn 5 tỷ đồng cho 10% cổ phần, định giá công ty pre-money 45 tỷ đồng. Với số tiền đầu tư Hải xây dựng kế hoạch phát triển hệ thống logistic, nâng cấp hệ thống nhà máy sản xuất nguyên liệu. Để có thể đáp ứng nhu cầu mở rộng và tiến tới bao phủ thị trường miền Bắc.
Dù đã đạt được thành công nhất định nhưng CEO Bánh mì Má Hải vẫn đang ấp ủ tham vọng lớn hơn. Hải đặt mục tiêu sắp tới Bánh mì Má Hải sẽ phát triển được 1.000 điểm lưu động. Dù chỉ là những kiosk nhỏ nhưng cũng phải đảm bảo vệ sinh, lịch sự. Để từ đó xây dựng một văn hóa bánh mì lề đường đẳng cấp, nâng tầm bánh mì Việt.
Sau cùng, Hải quyết định bắt tay cùng Shark Louis, Shark Liên và Shark Linh với mức đầu tư 5 tỷ cho 36% cổ phần.

bánh mì má hải gọi vốn shark tank

CEO Bánh mì Má Hải bắt tay cùng ba Shark

Xem thêm: CEO SADU -“Thằng điên ảo tưởng” đơn độc và những nỗ lực mạnh mẽ

5.Triết lý khởi nghiệp từ CEO Bánh mì Má Hải

5.1 Tư duy “dám”

Tư duy “dám” là giá trị mà Hải đã theo đuổi từ khi bắt đầu việc kinh doanh. Hải chia sẻ: “Ý tưởng, năng lực thì ai cũng có, khác nhau ở chỗ ai dám làm và thành công”. Trong suốt hành trình khởi nghiệp của Hải, tư duy “dám” là một yếu tố quan trọng để đưa đến thành công như hiện nay.Khi thấy tiềm năng, Hải dám đầu tư khởi nghiệp. Khi thất bại, Hải dám đứng lên sửa chữa sai lầm. Khi ổn định, Hải dám đầu tư để mở rộng dù có phải đánh đổi ⅓ cổ phần công ty.

ceo bánh mì má hải tư duy dám

Tư duy dám là sự khởi đầu của rất nhiều doanh nghiệp thành công. Việc dám mạo hiểm, dám thử nghiệm khi thấy tiềm năng chính là yếu tố then chốt giúp các startup phát triển.

5.2 Kinh doanh dựa trên sự tử tế

Hồ Đức Hải luôn tâm niệm mỗi người nên sống và làm việc từ cái tâm thiện lương của mình. Việc phát triển sự nghiệp cá nhân phải gắn với sứ mệnh phục sự vì xã hội, vì cộng đồng. Với CEO Bánh mì Má Hải, đây mới là con đường bền vững và ý nghĩa để phát triển.
Đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội là yếu tố mà mỗi doanh nghiệp đều nên coi trọng. Các doanh nghiệp có đạo đức kinh doanh và các hoạt động trách nhiệm xã hội tốt thường có độ nhận diện cao, danh tiếng tốt, và dễ thu hút nhân tài hơn.
Do đó, Bánh mì Má Hải thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. Hải đã đưa ra phương án nhượng quyền mới giảm chi phí từ 22 triệu xuống còn 7.5 triệu. Với phương án mới này anh hy vọng sẽ hỗ trợ những người khó khăn, tạo công ăn việc làm sau giai đoạn dịch Covid-19.

ceo bánh mì má hải nhượng quyền 7.5 triệu

5.3 Quý trọng mọi mối quan hệ

Những mối quan hệ tốt chính là một trong những yếu tố quan trọng giúp CEO Bánh mì Má Hải thành công được như ngày hôm nay. Hải luôn biết cách xây dựng, duy trì và tận dụng lợi ích từ mối quan hệ với mọi người.
Khi còn đi học Hải được bạn bè, thầy cô yêu quý. Khi khởi nghiệp, Hải rủ những đàn em thân thiết cùng góp vốn tham gia. Hải trở thành bạn bè tốt với cả những ứng viên trượt phỏng vấn. Khi tham gia Shark Tank, CEO Bánh mì Má Hải lựa chọn bắt tay cùng lúc cả 3 Shark.

Hải luôn cố gắng mở rộng mạng lưới xã hội của bản thân vì anh quan niệm: “Hãy đối xử với mọi người như những người anh em của mình. Quan tâm, chia sẻ, hỗ trợ họ hết mình, hết khả năng có thể của bản thân. Khi đó họ mới đối xử với bạn theo cách bạn sống với họ.”

ceo bánh mì má hải và hai cộng sự

CEO Hồ Đức Hải (trái) và hai người cộng sự thân thiết

Như CEO Bánh Mì Má Hải đã từng chia sẻ: “Hãy đặt trái tim, tinh thần của bạn vào những việc làm nhỏ nhất. Đó chính là bí mật của sự thành công”. Hành trình khởi nghiệp của Hồ Đức Hải không phải là sự tình cờ hay may mắn mà đó là kết quả của tư duy kinh doanh nhạy bén, sự tỉ mỉ, tận tâm. Đừng quên ghé qua chuyên mục Brand Story để đọc thêm những câu chuyện thú vị của các thương hiệu trong ngành F&B.

Nhượng quyền Gemini “hái ra tiền” ngay với tips này

nhượng quyền gemini coffee

Nhượng quyền Gemini, chuỗi thương hiệu cafe “Xanh và sạch” với tiềm lực phát triển bền vững giúp rút ngắn thời gian hoàn vốn

Với tiêu chí “Xanh và Sạch” cùng kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành F&B, Gemini Coffee hiện đang sở hữu hơn 50 cửa hàng nhượng quyền trải dài khắp Việt Nam. Từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ, phục vụ đều không khiến khách hàng thất vọng. Với tiềm năng và vị thế sẵn có trên thị trường, nhượng quyền Gemini là một trong những mô hình không thể bỏ qua. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan tiềm năng kinh doanh cafe

Cafe là thức uống được ưa chuộng hàng đầu tại Việt Nam. Vào năm 2021, lượng chi tiêu cho đồ uống của người Việt đã tăng 6,6%. Dự kiến đạt mức 10% vào năm 2025. Statista dự báo doanh thu của ngành có thể cán mốc 408 tỷ USD năm 2023. Chưa kể, F&B Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép hàng năm theo Mordor Intelligence Inc. Thậm chí lên đến 8,65%, giai đoạn 2021 – 2026. Và cafe là ngách thị trường đóng góp không nhỏ cho ngành F&B.
thị trường cafe 2019-2020 một số nước trên thế giớithị trường tiêu thụ cà phê việt namNgày càng có nhiều mô hình kinh doanh cafe được mở ra. Tính đến tháng 06/2022, 24,37% là tỷ lệ quán cafe mới đã tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 04/2022, có khoảng 139,67 quán cafe mới mở. Nâng số lượng quán đạt mức 26.000 cửa hàng với hơn 100 thương hiệu. Hầu hết các thương hiệu đều liên tục mở rộng quy mô. Một ngách thị trường “vốn ít, lời nhiều” không thể bỏ qua.

doanh thu 10 chuỗi cafe tại việt nam thị trường cafe qua một số nămCác quán cafe đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của mọi nhóm đối tượng. Ngoài chất lượng sản phẩm, dịch vụ, không gian quán là yếu tố hàng đầu để khách hàng quyết định lựa chọn. Bởi nơi đây là điểm đến lý tưởng cho những cuộc gặp gỡ, hẹn hò, làm việc,… Chưa kể, giá thành cũng vô cùng phải chăng.

thói quen tiêu dùng và thị trường thức uống

2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền cafe là gì?

Kinh doanh nhượng quyền cafe là hình thức đầu tư chi phí để kinh doanh mô hình của một thương hiệu đã có sẵn trên thị trường. Đây là hình thức được nhiều chủ đầu tư lựa chọn hiện nay. Vốn bỏ ra thấp, khả năng thu hồi nguồn vốn nhanh. Bởi các đối tác nhượng quyền có thể tận dụng mọi tiềm lực mà thương hiệu sẵn có. Chẳng hạn như tệp khách hàng, danh tiếng,… Ngoài ra, còn có rất nhiều quyền lợi mà thương hiệu nhượng quyền sẽ hỗ trợ và đảm bảo cho bạn.
mô hình nhượng quyền cafe

3. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cafe

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu được rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn khởi nghiệp hiện nay. Tiềm lực sẵn có những không phải ai cũng thành công với mô hình này. Bởi bất kỳ hình thức nào cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Đặc biệt là trong kinh doanh, rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Do đó, hãy cùng Nhà Hàng Số tham khảo ngay những ưu và nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền cafe trước khi đưa ra quyết định.

3.1. Ưu điểm

  • Đối với doanh nghiệp nhượng quyền:

– Nâng cao thị phần chiếm lĩnh thị trường bằng cách mở rộng quy mô và hệ thống phân phối.
– Tiết kiệm, tối ưu các chi phí liên quan đến mở một cửa hàng mới.
– Đa dạng và ổn định nguồn thu.
– Đẩy mạnh độ phủ và khả năng thâm nhập vào thị trường địa phương bằng nguồn lực sẵn có.

  • Đối với đối tác nhượng quyền:

– Tiết kiệm và tối ưu chi phí: nguyên vật liệu, trang thiết bị, đào tạo nhân sự, marketing,…
– Được hỗ trợ tối đa về nghiên cứu thị trường, xây dựng thực đơn mới, marketing thương hiệu cũng như các chiến lược kinh doanh.
– Được chuyển giao công thức pha chế, quy trình phục vụ, kinh doanh bài bản.
– Tận dụng được các nguồn lực sẵn có về tệp khách hàng, uy tín thương hiệu.

3.2. Nhược điểm

  • Đối với doanh nghiệp nhượng quyền:

– Các chi nhánh hoạt động không tốt có thể ảnh hưởng trực tiếp đến danh tiếng và uy tín của cả thương hiệu.
– Khó kiểm soát toàn bộ quy trình hoạt động của từng đơn vị nhượng quyền
– Khó tránh khỏi tranh chấp giữa hai bên về các điều khoản trong quá trình hoạt động và vận hành.

  • Đối với đối tác nhượng quyền:

– Không được xây dựng thương hiệu cá nhân, bị hạn chế về tính sáng tạo.
– Chịu ảnh hưởng cũng như sự kiểm soát của thương hiệu nhượng quyền.
– Chịu rủi ro của hiệu ứng chuỗi cũng như cạnh tranh gay gắt giữa các chi nhánh khác cũng như các thương hiệu đối thủ.
ưu và nhược điểm khi nhượng quyền cafe

4. Những lưu ý khi kinh doanh cà phê nhượng quyền

Như đã nói ở trên, kinh doanh nhượng quyền cũng sẽ có những rủi ro không thể tránh khỏi. Do đó, để kinh doanh thành công, chủ đầu tư cần cân nhắc kỹ một số lưu ý sau:

4.1. Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước quan trọng hàng đầu trước khi quyết định kinh doanh bất kỳ mô hình nào. Bước này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, xu hướng tiêu dùng, các đối thủ hiện có,… Qua đó, có thể nắm bắt được tiềm năng. Đồng thời, xác định được hướng đi kinh doanh đúng đắn và hiệu quả nhất. Càng nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng thì cơ hội kinh doanh thành công càng cao.

4.2. Lựa chọn thương hiệu cà phê nhượng quyền phù hợp

Sau khi tìm hiểu về tiềm năng kinh doanh cafe, bạn cần lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền phù hợp. Bởi đây sẽ là mô hình mà bạn theo đuổi xuyên suốt. Mà mỗi thương hiệu lại có những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, cần nghiên cứu kỹ lưỡng toàn bộ các vấn đề liên quan đến thương hiệu nhượng quyền đó. Chẳng hạn như nguồn vốn, dòng tiền, uy tín trên thị trường, hiệu quả kinh doanh của các chi nhánh cùng chuỗi, văn hóa thương hiệu ra sao… Đặc biệt là cần đối chứng với nguồn vốn hiện có và hướng đi kinh doanh để xác định khả năng phù hợp.

4.3. Kiểm tra bảo hộ thương hiệu

Hầu hết các thương hiệu lớn hiện nay đều đăng ký bảo hộ thương hiệu. Vừa đảm bảo hoạt động dưới sự bảo vệ của Nhà nước, pháp luật. Vừa là yếu tố quan trọng để khẳng định độ uy tín. Tuy nhiên, một số thương hiệu lại không đăng ký và hoạt động bên ngoài. Do đó, bạn cần tìm hiểu ký để tránh những rắc rối và rủi ro có thể xảy ra với thương hiệu này. Thậm chí có thể mất phí nhượng quyền.

4.4. Thời hạn hợp đồng

Kinh doanh nhượng quyền thường sẽ có thời hạn hợp tác được quy định trong hợp đồng. Thông thường, thời gian sẽ từ 3 đến 5 năm. Thậm chí lâu hơn tùy từng thương hiệu. Do đó khi thỏa thuận, các đối tác nhượng quyền cần lưu ý rõ thời gian để có những kế hoạch kinh doanh phù hợp.

4.5. Tự do sáng tạo

Đặc trưng của mô hình nhượng quyền là bạn phải tuân thủ về công thức pha chế, menu, quy trình kinh doanh,… Bởi nó là một trong những yếu tố được chuyển giao để đảm bảo sự đồng nhất cho toàn bộ chuỗi kinh doanh. Do đó, việc thỏa sức sáng tạo là rất khó. Tuy nhiên, bạn có thể sáng tạo nếu được thương hiệu nhượng quyền chấp nhận.
lưu ý nhượng quyền cafe

5. Đôi nét về thương hiệu Gemini Coffee

Nhắc đến thương hiệu nhượng quyền được đánh giá cao hiện nay, Gemini Coffee là cái tên không thể bỏ qua. Vừa định vị được thương hiệu trên thị trường, vừa đảm bảo được mức doanh thu ổn định. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay thương hiệu nhượng quyền đầy tiềm năng này nhé!

5.1. Thương hiệu ra đời

Gemini (Cafe Song Tử) không còn quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, có thể nhiều người chưa biết về tiền thân của chuỗi thương hiệu này. Ban đầu, nó chỉ là một cửa hàng cà phê gia đình được một chàng trai sinh viên đại học – CEO Vũ Việt Anh mở năm 2008 trên phố Nguyễn Thị Định, Hà Nội. Đây cũng là giai đoạn mà thị trường cafe dần có những biểu hiện thoái trào. Ngay cả các thương hiệu nổi tiếng như Gloria Jean’s Coffee, The KAfe cũng phải đóng của hàng loạt.
Thế nhưng, Gemini Coffee vẫn phát triển bền vững và không ngừng mở rộng quy mô. Hiện nay, Gemini đã có hơn 50 cửa hàng nhượng quyền khắp các tỉnh thành lớn của Việt Nam. Có thể nói, đây chính là nền móng vững chắc để Gemini coffee quyết định nhượng quyền vào năm 2013. Sau một thời gian thăng trầm và đầy khó khăn, vào năm 2015, công ty TNHH Cà phê Gemini được thành lập với chuỗi cửa hàng lên tới 32.

5.2. Nhận diện thương hiệu

Bộ mặt nhận diện thương hiệu Gemini coffee thể hiện sự đa dạng, phóng khoáng mà không kém phần mộc mạc, gần gũi và tinh tế. Qua đó, tạo nên sợi dây kết nối vững chắc giữa con người và thiên nhiên.

  • Màu sắc

Nhắc đến Gemini Coffee, ai cũng sẽ nhớ ngay đến “Không gian xanh – Cà phê sạch”. Tông màu xanh lá chủ đạo cũng không gian rộng và thoáng giúp cửa hiệu nổi bật giữa phố phường đông đúc.

  • Logo

Logo của Gemini Coffee gây ấn tượng với hình búp trà non. Qua đó, thương hiệu muốn thể hiện sự mệnh là mang đến những gì tinh túy và chất lượng nhất cho khách hàng.

5.3. Đối tượng khách hàng

Các đồ uống tại Gemini đa dạng và khá đơn giản. Tuy nhiên vẫn đảm bảo được hương vị tuyệt hảo nhất. Chưa kể, mức giá bình dân cũng chỉ rơi vào khoảng 20 – 50 nghìn đồng. Bởi thương hiệu không tập trung vào một phân khúc khách hàng nhất định. Do đó, Gemini Coffee đã trở thành điểm dừng chân quen thuộc của nhiều người ở mọi lứa tuổi và công việc.

5.4. Chất lượng đồng đều

Đảm bảo chất lượng đồng đều ở các chi nhánh là bài toán nan giải mà bất kỳ thương hiệu nhượng quyền nào cũng phải đối mặt. Từ chất lượng sản phẩm đến dịch vụ và phục vụ. Nhưng với Gemini coffee, mọi vấn đề đều được giải quyết. Sự hài lòng trong trải nghiệm khách hàng là điều mà thương hiệu luôn đặt lên hàng đầu. Do đó, dù ở bất kỳ chi nhánh nào, thực khách đều được thưởng thức hương vị thơm ngon giống nhau. Đồng thời, cảm nhận được sự phục vụ nhiệt tình, chu đáo và tận tâm nhất.

5.5. Định vị thương hiệu của Gemini

Để đứng vững trên thị trường F&B, đặc biệt là kinh doanh trà sữa, định vị thương hiệu chính là chìa khóa. Gemini Coffee phát triển thương hiệu cafe đa phong cách. Tự nhiên, hào sảng, khoáng đạt với chất hiện đại rất riêng. Nhưng cũng mang đậm nét truyền thống của người Việt bởi sự gần gũi, mộc mạc và tinh tế. Sự thân thuộc, gắn kết giống như trải nghiệm giữa những người bằng hữu, chí cốt tâm giao, đến là nhà. Mỗi cửa hàng đều mang một nét riêng. Nhưng đều giản đơn mà chân thực đúng “chất” Gemini.
đôi nét về gemini

6. Nhượng quyền Gemini Coffee

Với những tiềm năng ấn tượng trên, kinh doanh nhượng quyền Gemini Coffee sẽ là giải pháp an toàn và phù hợp. Đặc biệt là cho những chủ đầu tư muốn khởi nghiệp mà ít vốn và không có nhiều kinh nghiệm.

6.1. Tại sao nên hợp tác nhượng quyền với cà phê Gemini?

Gemini được đánh giá là một thương hiệu nhượng quyền phát triển bền vững. Ngay cả khi F&B thoái trào vào năm 2013 và đại dịch Covid năm 2019-2022. Nó vẫn khẳng định sự phát triển ổn định hiếm thấy. Bởi vậy, khi kinh doanh nhượng quyền thương hiệu này, chủ đầu tư sẽ được đảm bảo một số yếu tố sau:

  • Mức vốn đầu tư ban đầu thấp. So với các thương hiệu cùng phân khúc, nó thấp hơn đến 50%.
  • Thu hồi vốn nhanh chỉ trong 18-24 tháng.
  • Doanh thu, lợi nhuận ổn định liên tục từ 5 – 7 năm.
  • Tỷ lệ kinh doanh nhượng quyền thành công cao lên đến 80%.

6.2. Quyền lợi khi hợp tác cùng Gemini Coffee

Ngoài tiềm năng nhượng quyền đầy hứa hẹn và khả quan. Các đối tác nhượng quyền Gemini coffee còn được hỗ trợ trên rất nhiều phương diện. Cụ thể:

  • Tìm kiếm và thẩm định mặt bằng: Gemini coffee hỗ trợ đối tác tìm kiếm mặt bằng. Vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh, tính đồng nhất của thương hiệu nhượng quyền. Vừa giúp đối tác tối ưu chi phí. Địa điểm mở quán thường có diện tích khoảng 70 – 150m2, mặt tiền 6m. Ưu tiên những nơi có chỗ để xe an toàn. Đồng thời, gần khu dân cư đông đúc, tòa nhà cao tầng hay trường học.
  • Hỗ trợ thiết kế và thi công cửa hàng: Quán cafe sẽ được thi công và thiết kế theo phong cách tiêu chuẩn của Gemini.
  • Đào tạo nhân sự: Thương hiệu nhượng quyền sẽ hỗ trợ tuyển dụng nhân sự. Đồng thời, cung cấp và tiến hành các chương trình đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đối tác trong suốt thời hạn hợp đồng.
  • Hỗ trợ quảng bá, marketing: Gemini xây dựng các chương trình Marketing cho đối tác trong và sau khai trương. Qua đó, có thể thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng và tăng độ phủ.
  • Hỗ trợ nguyên liệu, máy móc: Để đồng nhất về chất lượng sản phẩm, Gemini Coffee sẽ cung cấp nguyên liệu pha chế và hệ thống máy móc cho các đối tác.
  • Hỗ trợ về sản phẩm: Thường xuyên cập nhật sản phẩm mới miễn phí. Đồng thời, chuyển giao toàn bộ công thức, quy trình vận hành và phần mềm quản lý.

6.3. Chi phí nhượng quyền Gemini

Với chi phí dao động từ 600 triệu đồng đến 3 tỷ đồng, bạn đã có thể trở thành đối tác nhượng quyền của Gemini Coffee. Tuy nhiên, tùy vào mặt bằng và quy mô mà chi phí có sự chênh lệch đáng kể. Sau 2 năm, khoản tiền này sẽ được thu hồi. Tuy nhiên, doanh thu hàng tháng của đơn vị nhượng quyền phải đạt từ 150 đến 400 triệu đồng. Phí nhượng quyền là 150 triệu đồng trong 5 năm.

6.4. Đăng ký nhượng quyền Gemini Coffee

Để đăng ký nhượng quyền Gemini, đối tác liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Gemini để được tư vấn. Đồng thời, nắm bắt rõ các thông tin về thương hiệu cũng như các vấn đề xoay quanh nhượng quyền thương hiệu này. Hoặc có thể đến trực tiếp trụ sở để trao đổi trực tiếp.

Nếu thỏa thuận thành công, hai bên sẽ đi đến ký hợp đồng nhượng quyền thương hiệu. Chỉ mất từ 4 – 6 tuần để đi đến khai trương do quy trình làm việc của Gemini được tối ưu và chuẩn hóa. Nếu đáp ứng được một số yêu cầu trong bản hợp đồng, Gemini sẽ cử nhân sự xuống tham khảo mặt bằng và tiến hành thiết kế 3D. Cuối cùng là xây dựng và chuyển giao mọi quyền lợi cho các đối tác. Khi đó, bạn có thể bắt tay vào kinh doanh hiệu quả để khai phá doanh thu và lợi nhuận.
nhượng quyền thương hiệu gemini
Xem thêm:

7. Một số kinh nghiệm nhượng quyền Gemini thành công

Để có thể nhượng quyền Gemini thành công, bạn có thể tham khảo một số tips dưới đây.

7.1. Tính toán nguồn tài chính – nguồn vốn

Một trong những sai lầm mà nhiều chủ đầu tư gặp phải chính là chuẩn bị đầy đủ nguồn tài chính. Cụ thể là tính toán thiếu kỹ lưỡng về mặt tài chính, dòng tiền xoay vòng, hay nguồn vốn nói chung. Trong đó, nguồn vốn dự phòng từ 1 – 2 năm thường bị bỏ qua. Thời gian đầu kinh doanh không hề dễ dàng. Do đó, nếu không có các nguồn tài chính này rất khó để duy trì và phát triển mô hình kinh doanh. Do đó, đây là một trong những yếu tố cần cân nhắc kỹ lưỡng khi nhượng quyền.

7.2. Chuẩn bị chi phí thuê mặt bằng phù hợp

Trong các chi phí cần chuẩn bị, mặt bằng thường chiếm khoảng 30% ngân sách mở quán cà phê. Tùy thuộc vào vị trí và diện tích mà giá thuê mặt bằng khác nhau. Chưa kể, thông thường, hợp đồng thuê mặt bằng thường yêu cầu cọ từ 3 – 6 tháng. Giá thuê trong 6 tháng cùng tiền cọc đã rơi vào khoảng 30 triệu đồng/tháng. Do đó, các chủ đầu tư cần chuẩn bị nguồn vốn ban đầu lên đến 800 triệu đồng.

7.3. Tips lựa chọn mặt bằng

Mặt bằng phù hợp quyết định đến phần lớn cơ hội kinh doanh thành công. Thông thường, các thương hiệu lớn sẽ ưu tiên các mặt bằng có mặt tiền lớn và đắc địa. Thông thường, địa điểm mà Gemini lựa chọn sẽ có mặt tiền rơi vào khoảng 6m2, diện tích khoảng 60m2. Trong đó, tầng 1 thường mang phong cách bình dân. Thuận tiện cho việc ngồi nhanh, đơn giản, gần gũi với view nhìn ra vỉa hè.
Còn các tầng trên cao sẽ được trang trí trẻ trung và hiện đại hơn. Thường phù hợp để hẹn hò, gặp gỡ và làm việc. Tuy nhiên, thương hiệu này thường ưu tiên mặt bằng ít tầng để quản lý và kiểm soát hoạt động kinh doanh trơn tru và tốt nhất.

7.4. Không quá áp lực việc hoàn vốn nhanh

Kinh doanh mô hình nhượng quyền quán cafe thường đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Do đó, rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu muốn được hoàn vốn nhanh. Thường tập trung tối đa nguồn lực để được hoàn vốn trong khoảng 3-6 tháng. Hay nói rõ hơn là phát triển và tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, điều này vô tình khiến nhiều người mắc sai lầm đáng tiếc. Do đó, hãy tập trung phát triển kinh doanh bền vững. Bằng cách đầu tư tốt nhất vào chất lượng đồ uống, dịch vụ cho quán. Kỷ luật luôn được đặt lên hàng đầu. Trước tiên, cần đảm bảo mọi thứ chi tiết, tỉ mỉ, phục vụ từ tâm, quản lý tốt. Sau đó mới đến sáng tạo, đột phá.
kinh nghiệm nhượng quyền gemini
Xem thêm:

8. Tạm kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về nhượng quyền Gemini. Một trong những thương hiệu tiềm năng và được ưa chuộng nhất hiện nay. Hy vọng rằng, đối tác đang có nhu cầu kinh doanh nhượng quyền Gemini sẽ thành công trong quá trình kinh doanh cafe của mình. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền cafe.

Chiến lược marketing mì Hảo Hảo: bí quyết của mì gói quốc dân

chiến lược marketing mì hảo hảo

Chiến lược marketing mì Hảo Hảo khôn ngoan của Acecook đã tạo nên thương hiệu thống trị thị trường mì gói Việt Nam trong suốt 20 năm qua.

1. Tổng quan thị trường mì gói

1.1 Thị trường mì gói toàn cầu

Theo thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), doanh thu mì gói toàn cầu đạt 45,67 tỷ USD năm 2020 và dự đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2026 (73.55 tỷ USD). Nhu cầu mì ăn liền toàn cầu năm 2020 tăng 14,79%, tỉ lệ tăng trưởng gấp 4 lần so với năm 2019 (3.45%). I
Bên cạnh đó, Facts and Factors cũng dự báo mức tăng trưởng rất lớn trong thị trường mì gói. Cũng trong giai đoạn này tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm sẽ đạt 6%/năm.
Thống kê của WINA cũng cho thấy, thị trường châu Á có lượng tiêu thụ mì gói lớn nhất. Đặc biệt là Đông Bắc Á chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020. Ngay sau đó là thị trường Đông Nam Á chiếm 25,24% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020.
xếp hạng thị trường mì gói

Xếp hạng thị trường mì gói theo lượng tiêu thụ

1.2 Thị trường mì gói Việt Nam

Trong năm 2021 người Việt Nam đã tiêu thụ 8.5 tỷ gói mì (tăng 22% so với 2020). Giai đoạn dịch Covid 19 đã khiến lượng tiêu thụ mì gói tại Việt Nam tăng vọt. Theo báo cáo của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), Việt Nam hiện đang đứng thứ 3 về sản lượng tiêu thụ mì gói và là thị trường ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trung bình mỗi năm một người Việt Nam tiêu thụ khoảng 87 gói mì. Con số này đã tăng gấp 1.6 lần so với năm 2019 (55 gói/người/năm).

Hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì gói tại Việt Nam, cả trong nước và nước ngoài. Trong nhiều năm, thị trường Việt Nam hầu hết nằm trong tay 3 ông lớn. Bao gồm Acecook, Masan Consumer (thành viên của CTCP Tập đoàn Masan) và Asia Food. Nhóm này chiếm gần 88% về sản lượng và 84% doanh thu thị trường mì ăn liền trong 9 tháng đầu năm 2020.

Chiến lược marketing mì Hảo Hảo thành công đã giúp Acecook chiếm thị phần nhiều nhất. Thứ hai là Masan Consumer với thương hiệu Omachi và Kokomi. Đứng thứ ba là Asia Food với thương hiệu Gấu đỏ. Ngoài ra còn có một số cái tên mới nổi như Uniben (thương hiệu mì 3 Miền), Vifon,.. và các công ty mì Hàn Quốc như Paldo Vina, Nongshim,…

2. Tổng quan và tình hình kinh doanh của Acecook và thương hiệu mì Hảo Hảo

2.1 Tổng quan và tình hình kinh doanh của Acecook

Tập đoàn Acecook Nhật Bản là công ty đa quốc gia chuyên sản xuất mì gói, gia vị, thực phẩm. Năm 1993, Acecook Nhật Bản đầu tư thành lập công ty Cổ phần Acecook Việt Nam.
Sau gần 30 năm phát triển, Acecook đã thâu tóm phần lớn thị phần mì ăn liền Việt Nam. Có thời điểm, nhà sản xuất này chiếm hơn 50% thị phần tiêu thụ mì ăn liền trong nước. Hiện tại, do sự xuất hiện của đối thủ lớn, thị phần của Acecook đã dần sụt giảm. Đến cuối năm 2021, theo ước tính Acecook chỉ còn khoảng ⅓ thị phần tiêu thụ mì gói trong nước.

thị phần mì ăn liền theo giá trị
thị phần mì ăn liền theo giá trị

Tuy thị phần sụt giảm nhưng doanh thu của Acecook vẫn dẫn đầu và có xu hướng tăng. Trong ba năm gần đây, doanh thu của Acecook tăng từ 10.000 tỷ (2019) lên 12.200 tỷ (2021). Tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân của Acecook khoảng 7,3%/năm. Lợi nhuận sau thuế của Acecook đạt 11.4% (2021).

doanh thu của các doanh nghiệp mì ăn liền

Hiện nay Acecook đang sở hữu hệ thống với 11 nhà máy quy mô lớn ở nhiều tỉnh thành. Các sản phẩm của thương hiệu Acecook hiện nay có mặt tại hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ, tạp hóa,… trên khắp 63 tỉnh thành trên cả nước và được xuất khẩu đến khoảng 40 quốc gia trên thế giới.

2.2 Tổng quan và tình hình kinh doanh Hảo Hảo

Được mệnh danh là mì “quốc dân”, Mì Hảo Hảo là thương hiệu mì gói thành công nhất Việt Nam. Năm 2000, công ty Acecook cho ra mắt sản phẩm mì gói Hảo Hảo. Với giá thành rẻ, hương vị thơm ngon, dễ no, Hảo Hảo nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận. Điều này đã tạo ra bước đột phá lớn cho Acecook trên thị trường Việt Nam. Vào những năm 2003, Hảo Hảo từng giúp Acecook chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường mì gói (khoảng 65%).

Theo thống kê của Kantar Worldpanel năm 2021, Hảo Hảo là thương hiệu số 1 trong top các thương hiệu thực phẩm được người tiêu dùng bình chọn mua nhiều nhất tại thành thị.
Đến cuối năm 2021, Acecook cho biết đã bán được 30 tỷ gói mì Hảo Hảo, tương đương mức tiêu thụ bình quân hơn 1,4 tỷ gói/năm.

tổng quan về mì Hảo Hảo

3. Khách hàng mục tiêu của mì Hảo Hảo

Do có độ phủ tốt, giá thành hợp lý nên chiến lược Marketing mì Hảo Hảo có thể nhắm vào nhóm khách hàng mục tiêu khá rộng. Trong đó sinh viên là nhóm đối tượng mục tiêu lớn nhất mà mì Hảo Hảo hướng tới. Vì nhóm đối tượng này thường tìm kiếm các sản phẩm giá thành rẻ, tiện lợi, dễ no. Ngoài ra khách hàng mục tiêu còn có trẻ em, các bà nội trợ và nhân viên văn phòng.

khách hàng của hảo hảo

4. Đối thủ cạnh tranh của mì Hảo Hảo

Hiện nay trong thị trường mì gói Việt Nam, có khoảng 50 công ty sản xuất mì gói. Tương ứng với đó là hàng ngàn thương hiệu mì, phở, bún ăn liền đang cạnh tranh với Hảo Hảo. Tuy nhiên với chiến lược marketing mì Hảo Hảo như hiện tại, đối thủ cạnh tranh trực tiếp chủ yếu là các thương hiệu bình dân. Ví dụ như Gấu Đỏ, Kokomi, 3 Miền, Tiến vua, Miliket,…

5. Phân tích mô hình SWOT mì Hảo Hảo

Mô hình SWOT của mì Hảo Hảo sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình của thương hiệu. Mô hình này dựa trên 4 khía cạnh: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức. Tìm hiểu mô hình SWOT của thương hiệu sẽ giúp việc phân tích chiến lược makerting mì Hảo Hảo của Acecook dễ dàng và chính xác hơn.

5.1 Điểm mạnh của mì Hảo Hảo

  • Thương hiệu nổi tiếng có độ nhận biết cao: Với danh hiệu mì gói quốc dân, hiện nay Hảo Hảo là thương hiệu có độ nhận biết cao nhất. Gần như 100% người Việt Nam đều biết đến thương hiệu này.
  • Kênh phân phối đa dạng, phủ khắp đất nước: Hảo Hảo đã xây dựng được hệ thống phân phối hoàn thiện phủ khắp toàn quốc. Ở bất cứ, siêu thị, cửa hàng tạp hóa nào, người tiêu dùng cũng có thể dễ dàng mua được sản phẩm của thương hiệu này.
  • Giá thành rẻ, phù hợp với thu nhập của phần đông người tiêu dùng
  • Hậu thuẫn mạnh mẽ từ tập đoàn mẹ Acecook: Hảo Hảo là thương hiệu thuộc sở hữu của công ty thành viên thuộc tập đoàn đa quốc gia Acecook. Do đó nên Hảo Hảo nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía tập đoàn mẹ về cả tài chính và công nghệ. Điều này đã góp phần giúp Hảo Hảo đạt được thành công ngay khi xuất hiện ở thị trường Việt Nam.
  • Công nghệ hiện đại, dây chuyền sản xuất tiên tiến: Hiện nay, Acecook đang sở hữu tới 11 nhà máy sản xuất với công suất rất lớn. Hầu hết các công đoạn đều được tự động hóa trên 80%. Điều này giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, đảm bảo đồng bộ về chất lượng sản phẩm.

5.2 Điểm yếu của mì Hảo Hảo

  • Nghi vấn an toàn sức khỏe: Trong quá khứ, Hảo Hảo đã có khá nhiều bê bối liên quan đến vấn đề an toàn sức khỏe. Ví dụ như bị thu hồi do chứa chất dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chứa chất gây ung thư. Ngoài ra sản phẩm mì ăn liền cũng thường được khuyến nghị không nên sử dụng quá nhiều. Điều này dễ tạo nên tâm lý nghi ngại của người tiêu dùng khi sử dụng mì Hảo Hảo.

mì hảo hảo ghi vấn chứa chất cấm

  • Không có sự khác biệt rõ ràng với các sản phẩm mì gói khác: Dù nổi tiếng tuy nhiên Hảo Hảo vẫn chưa tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Khi nhắc đến mì Hảo Hảo, người tiêu dùng thường nghĩ đến hai đặc điểm là hương vị chua cay và sợi mì dai. Tuy nhiên trong thị trường có rất nhiều sản phẩm mì gói có đặc điểm na ná Hảo Hảo. Điều này khiến cho người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn có thể thay thế Hảo Hảo. Acecook cần cân nhắc chiến lược marketing mì Hảo Hảo để tạo ra đặc điểm khác biệt với các đối thủ.

5.3 Cơ hội của mì Hảo Hảo

  • Thị trưởng rộng và đang phát triển mạnh: Việt Nam hiện đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tiêu thụ mì gói. Không những thế, trong giai đoạn gần đây thị trường mì gói Việt Nam đang phát triển rất nhanh chóng. Thị trường rộng và phát triển mạnh đem lại rất nhiều lợi ích cho một thương hiệu lâu năm, đã có sẵn chỗ đứng như Hảo Hảo.
  • Nhịp sống cao dẫn đến gia tăng nhu cầu về đồ ăn nhanh chóng, tiện lợi: Nhịp sống hiện đại bận rộn khiến nhu cầu các sản phẩm ăn uống tiện lợi tăng cao. Do đó, mì gói đang trở thành một sản phẩm thiết yếu và được tiêu thụ thường xuyên hơn.
  • Mở rộng thị trường quốc tế: Sau thành công ở thị trường Việt Nam, Acecook hướng tới đưa Hảo Hảo ra thị trường quốc tế. Hiện nay Hảo Hảo đã được xuất khẩu đi hơn 40 quốc gia. Trong đó có các thị trường khó tính như Mỹ, Anh, Pháp,…

cơ hội mì hảo hảo

5.4 Thách thức của mì Hảo Hảo

  • Thị trường cạnh tranh: Thị trường rộng và có khả năng phát triển sẽ hấp dẫn các công ty sản xuất thực phẩm gia nhập. Điều đó khiến cho thị trường mì ăn liền ngày càng cạnh tranh gay gắt hơn. Trong thị trường Việt Nam hiện có hơn 50 nhà sản xuất cùng hàng trăm thương hiệu mì gói.
  • Xu hướng sống lành mạnh, quan tâm đến sức khỏe hơn: Các phong trào sống lành mạnh, ăn uống healthy đang nổi lên trong thời gian gần đây. Điều này khiến người tiêu dùng e ngại hơn khi tiêu thụ các sản phẩm mì gói. Đặc biệt, trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo chưa có thông điệp rõ ràng về vấn đề sức khỏe. Vì vậy xu hướng này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến lượng tiêu thụ mì Hảo Hảo.

6. Chiến lược marketing mì Hảo Hảo (mô hình 7P mix)

6.1 Product (sản phẩm)

Trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo, sản phẩm là yếu tố đầu tiên giúp thương hiệu thành công. Mì Hảo Hảo hiện có hai dòng sản phẩm chính là mì gói và mì ly Handy. Về hương vị Hảo Hảo có 11 loại gồm cả vị cay, không cay, mì nước, mì xào, mì chay. Tuy tôm chua cay là hương vị thành công nhất nhưng Hảo Hảo vẫn đang cố gắng đa dạng hương vị để phù hợp với nhiều đối tượng.

các hương vị mì hảo hảo
Không chỉ đa dạng về chủng loại, mì Hảo Hảo cũng luôn được chú trọng đảm bảo chất lượng. Các sản phẩm của Hảo Hảo được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, công nghệ Nhật Bản. Cùng với đó là sự giám sát, kiểm định chặt chẽ trên từng sản phẩm.

6.2 Price (giá cả)

Phần lớn khách hàng của Hảo Hảo đến từ các bộ phận có thu nhập từ thấp đến trung bình.
Vì vậy, Acecook đưa ra giá bán lẻ cho mỗi sản phẩm chỉ từ 4000 đồng. Ngoài ra mức giá sẽ còn ưu đãi hơn nếu mua cả thùng 30 gói. Đây là không phải là mức giá rẻ nhất trong thị trường mì gói, nhưng vẫn rất phù hợp với túi tiền và nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam.

mì hảo hảo có giá thành rẻ
Tuy giá thành thấp sẽ đi kèm với tỷ suất lợi nhuận không cao, nhưng Hảo Hảo đã thực hiện các giải pháp để tối ưu quy trình sản xuất. Bao gồm sử dụng nguyên liệu trong nước, duy trì định mức hao hụt <1%, phân bố nhà máy đều. Từ đó Hảo Hảo có thể giảm chi phí cấu thành giá vốn hàng hoá và tăng lợi nhuận biên.

6.3 Place (kênh phân phối)

Kênh phân phối là một điểm sáng nổi bật trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo. Tại Việt Nam, Acecook hiện đang sở hữu một hệ thống tiếp thị và phân phối hoàn thiện. Hệ thống của Acecook có 700 đại lý cấp 1 và 8 văn phòng đại diện trải đều trên cả nước.

mì hảo hảo hệ thống phân phối
Mì Hảo Hảo được phân phối chủ yếu qua hai phương thức:

  • Qua hệ thống đại lý phân cấp: Với hình thức này phía Hảo Hảo sẽ chọn ra các đại lý cấp 1. Sản phẩm sẽ được phân phối từ các đại lý cấp 1 đến hệ thống các đại lý nhỏ hơn và cuối cùng là điểm bán lẻ. Cách phân phối này có ưu điểm là không cần chi phí lớn, có thể phân phối rộng rãi. Bất cứ cửa hàng tạp hóa nào cũng có thể tham gia hệ thống phân phối mì Hảo Hảo. Ngược lại nhược điểm là giá sản phẩm sẽ được nâng lên một phần khi qua mỗi cấp đại lý.
  • Qua một nhà bán lẻ: Cụ thể, sản phẩm được bán tại các chuỗi bán lẻ như Big C, Lotte, Circle K, Bách hóa xanh,…Các đơn vị này sẽ phân phối trực tiếp sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Tuy nhiên do sự tác động từ đối thủ Masan Consumer nên mì Hảo Hảo đã phải rời khỏi hệ thống Winmart+ của tập đoàn Masan.

Do đã có hệ thống phân phối trực tiếp khá hoàn thiện, nên Acecook không phát triển các kênh phân phối online. Nhìn chung chiến lược của mì Hảo Hảo là mở rộng thị trường, làm dày hệ thống phân phối từ đó giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận sản phẩm.

6.4 Promotion (Xúc tiến hỗn hợp)

Trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo, yếu tố Promotion chủ yếu bao gồm ba nhóm hoạt động chính:

  • Quảng cáo: Hảo Hảo đầu tư khá nhiều vào quảng cáo trên các nền tảng truyền thông đại chúng như truyền hình, phát thanh, báo chí. Quảng cáo Hảo Hảo chủ yếu được phát ở các kênh có lượng người xem cao như VTV3, VTV1, HTV7,…Ngoài ra, Hảo Hảo còn xuất hiện trên pano, áp phích quảng cáo trên đường phố. Dù đã có độ nhận diện thương hiệu tốt nhưng việc xuất hiện thường xuyên vẫn giúp Hảo Hảo ghi dấu ấn với người tiêu dùng. Ngoài ra Hảo Hảo cũng có các hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội thông qua người nổi tiếng.

  • Khuyến mãi: Hảo Hảo thường áp dụng các chương trình khuyến mại quy mô lớn theo hình thức trúng thưởng. Phần thưởng có giá trị hiện vật cao như tour du lịch, vàng, xe ô tô, thẻ cào,…Các chương trình được triển khai các dịp lễ tết khi nhu cầu mua sắm tăng cao. Ngoài ra Hảo Hảo còn áp dụng khuyến mại khi cho ra mắt các sản phẩm mới. Các chương trình khuyến mại này giúp sản phẩm mới thâm nhập thị trường tốt hơn.

mì hảo hảo khuyến mãi

  • Hoạt động xã hội: Các hoạt động xã hội của Hảo Hảo nhằm gây dựng thiện cảm của công chúng đối với thương hiệu. Hảo Hảo thường tổ chức các chương trình như chuyến xe miễn phí mùa Tết, ủng hộ đồng bào gặp bão lũ, tặng quà cho trẻ em nghèo.

mì hảo hảo từ thiện

6.5 People (Con người)

Về chiến lược con người, bộ phận nhân sự của Hảo Hảo được chia làm hai nhóm chính: nhóm quản lý và nhóm sản xuất. Tùy theo mỗi bộ phận mà sẽ có các chính sách và đãi ngộ khác nhau. Nhưng Acecook luôn cố gắng đảm bảo quyền lợi cho mỗi nhân viên của doanh nghiệp. Acecook đã từng lọt top 11 trong danh sách 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam.
Ngoài ra Acecook còn chú ý công tác đào tạo nhân viên tiếp thị, chăm sóc khách hàng. Vì đây là nhóm nhân viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và góp phần tạo nên hình ảnh của thương hiệu.

6.6 Process (Quy trình)

Hảo Hảo đã xây dựng một quy trình thống nhất bắt đầu từ quá trình sản cho đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Quá trình sản xuất khép kín sử dụng thiết bị tự động hóa trên 80%. Sau đó là khẩu kiểm định nghiêm ngặt để đảm bảo đáp ứng các quy chuẩn an toàn vệ sinh. Hảo Hảo đã đầu tư dây chuyền, nhà máy để hoàn thiện chuỗi cung ứng nguyên vật liệu khép kín.

quy trình sản xuất mì hảo hảo

6.7 Physical evidence (Bằng chứng hữu hình)

Dù là một thương hiệu có độ nhận diện cao, nhưng trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo, Acecook vẫn rất chú ý đến yếu tố Physical evidence (Bằng chứng hữu hình). Do chủ yếu phân phối qua các đối tác nên Hảo Hảo không có mặt bằng cửa hàng cụ thể.
Vì vậy Hảo Hảo tài trợ biển quảng cáo cho các quán tạp hóa, các cửa hàng bán lẻ. Biển quảng cáo này vẫn có đầy đủ thông tin của cửa hàng nhưng có thêm hình ảnh của Hảo Hảo. Đây là một phương pháp tiết kiệm nhưng vẫn đem lại hiệu quả tốt. Không chỉ Hảo Hảo mà rất nhiều nhà sản xuất trong ngành F&B cũng sử dụng phương pháp này.
Ngoài ra Hảo Hảo thiết lập các điểm bán hàng để gia tăng bằng chứng hữu hình của thương hiệu.

7.Yếu tố nổi bật trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo của Acecook

7.1 Chất lượng sản phẩm được đặt lên hàng đầu

Dù thuộc phân khúc bình dân, Hảo Hảo vẫn luôn chú trọng về chất lượng sản phẩm. Hảo Hảo đã đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, kiểm soát nghiêm ngặt nguồn nguyên liệu. Đồng thời không ngừng cải tiến phương thức sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả để tạo ra các sản phẩm chất lượng đưa đến tay người tiêu dùng. Việc đặt chất lượng lên hàng đầu giúp Hảo Hảo vẫn luôn được ưa chuộng dù đã ra mắt hơn 20 năm.

quy trình kiểm tra nghiêm ngặt

Xem thêm: Chiến lược marketing của KFC: Sản phẩm là giá trị cốt lõi

7.1 Tăng cường hiện diện thương hiệu thông qua các điểm chạm khách hàng

Điểm chạm khách hàng là những điểm tạo ra sự tương tác giữa khách hàng và thương hiệu. Điểm chạm khách hàng bao gồm những tương tác trực tiếp và gián tiếp. Các điểm chạm này sẽ giúp tạo ra sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng.
Hảo Hảo luôn cố gắng tạo ra tối đa các điểm chạm với khách hàng. Điều này sẽ giúp thương hiệu luôn luôn hiện diện trong tâm trí khách hàng. Từ đó giúp khách hàng nhớ đến Hảo Hảo mỗi khi có nhu cầu tiêu thụ mì gói.
Các điểm chạm của Hảo Hảo được bố trí ở hầu hết các kênh, bao gồm cả kênh trực tuyến và ngoại tuyến. Với trực tuyến, Hảo Hảo triển khai quảng cáo trên nhiều nền tảng với tần suất thường xuyên. Ở kênh ngoại tuyến, với hệ thống phân phối dày đặc, khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp sản phẩm Hảo Hảo ở bất cứ đâu.

mì hảo hảo điểm chạm

Khách hàng có thể dễ dàng bắt gặp mì Hảo Hảo ở bất cứ đâu

Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến Hảo Hảo trở thành thương hiệu mì gói “quốc dân”.

8.Tạm kết

Sau hơn 20 năm ra mắt, Hảo Hảo vẫn là thương hiệu mì gói thành công nhất trong thị trường. Những bước đi khôn ngoan trong chiến lược marketing mì Hảo Hảo đã tạo nên vị trí dẫn đầu của thương hiệu này. Dù sự cạnh tranh từ những đối thủ lớn đã phần nào ảnh hưởng đến thị phần của Hảo Hảo. Tuy nhiên Hảo Hảo sẽ luôn là minh chứng cho sự thành công của Acecook trong thị trường Việt Nam. Theo dõi Nhà hàng số để cập nhật thêm những Case Study thú vị trong ngành F&B.

Chứng chỉ Q-Grader là gì? Kỳ thi Q-Grader quy trình từ A-Z

chứng chỉ q-grader là gì? Kỳ thi q-grader quy trình từ a-z

Chứng chỉ Q-Grader là gì? Cần đáp ứng những tiêu chí nào để đạt chứng chỉ Q-Grader? Cùng khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Chứng chỉ Q-Grader là gì mà giới chuyên gia trong ngành cà phê phải khổ luyện mới đạt được? Vai trò của chứng chỉ Q-Grader đối với sự phát triển của cà phê đặc sản thế giới là gì? Bài thi chứng chỉ Q-Grader gồm mấy phần? Cùng Nhà Hàng Số đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chứng chỉ Q-Grader là gì ?

Muốn biết chứng chỉ Q-Grader là gì, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về Q-Grader nhé.
Q-Grader là chứng chỉ trao cho người làm công việc thẩm định chất lượng cà phê. Chứng chỉ này được trao bởi Viện chất lượng cà phê CQI (Coffee Quality Institute). Công việc chính của những người này là nếm thử và phân tích cà phê. Sau đó, tiến hành cho điểm. Điểm số này sẽ quyết định việc loại cà phê đó có được xuất ra thị trường thế giới với giá trị đặc biệt hoặc bình thường.
chứng chỉ q grader là gì
Quá trình chấm điểm và đánh giá Q-Grader dài và bao quát quá trình sản xuất cà phê. Bắt đầu ở trang trại trồng trọt đến khâu cuối cùng là hạt cà phê thành phẩm. Cụ thể là: giống cây, thổ nhưỡng, sơ chế, rang xay, chiết suất cà phê.
Hệ thống đánh giá bao quát sâu và rộng. Kiến thức về cà phê thế giới cũng cũng là một nội dung trong bài đánh giá. Quy trình này được đánh giá chính xác và khách quan từ các chuyên gia đầu ngành, có thang điểm và bài kiểm tra cụ thể.
Đáp ứng được những tiêu chí đó, sản phẩm cà phê mới đạt chứng chỉ. Loại cà phê đó sẽ được công nhận là cà phê đặc sản (Specialty Coffee) . Thông tin về loại cà phê đó cũng được công bố. Quy trình này là một phần của hệ thống kiểm định cà phê toàn cầu.

2. Vai trò của chứng chỉ Q-Grader

Sau khi biết chứng chỉ Q-Grader là gì, chúng ta đi vào tìm hiểu vai trò của chứng chỉ này. Chứng chỉ này có tác dụng rất lớn cho những ai muốn lấn sâu trong ngành cà phê. Chỉ cần là người làm việc trong lĩnh vực cà phê, chứng chỉ Q-Grader đều có tác dụng. Từ chủ nông trại, công ty sản xuất cà phê, đến những người pha chế. Chứng chỉ Q-Grader là mở đầu lý tưởng cho những người trong lĩnh vực cà phê.
vai trò của chứng chỉ q grader 
Đây là bộ công cụ hữu ích và giá trị để họ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và pha chế, sáng tạo ra sản phẩm cà phê giá trị và phát triển bền vững. Q-Grader cũng là công cụ nuôi dưỡng tình yêu cà phê cho những người trong nghề.

3. Sự ra đời của chứng chỉ Q-Grader

3.1 Mục đích

Trong ngành công nghiệp cà phê, có một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục đích nâng cao, cải thiện bền vững chất lượng cà phê thế giới. Cuộc sống của những người sản xuất cà phê cũng được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Tổ chức này là Viện Chất lượng Cà phê CQI (Coffee Quality Institute).
sự ra đời của chứng chỉ q-grader
Năm 2004, viện Chất lượng cà phê quốc tế CQI cho ra mắt chứng chỉ Q-Grader. Hệ thống thang điểm được tính theo hệ thống chung của Hiệp hội cà phê đặc sản SCA.

3.2 Vai trò

Trước đó, mỗi quốc gia sẽ có một cách đánh giá và phân loại cà phê khác nhau. Để có một khung đánh giá và phân loại cà phê chung, Q-Grader ra đời. Hệ thống này cho phép các chuyên gia đầu ngành trên thế giới ở cả quốc gia sản xuất lẫn tiêu thụ cùng nhau thảo luận về chất lượng cà phê. Ngôn ngữ chung chính là khung đánh giá Q-Grader. Cũng chính Q
Grader là cánh cửa gắn kết cà phê toàn cầu.
Chương trình cấp chứng chỉ Q-Grader do CQI thiết kế có mục đích tạo ra những nhà đánh giá, kiểm định và nếm thử cà phê chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Những chuyên gia này có vai trò đánh giá chất lượng cà phê. Họ có hệ thống kiến thức vững chắc, cách đánh giá đảm bảo chính xác và nhất quán. Đây là một phần của hệ thống Q Coffee System.
q-grader là cánh cửa gắn kết cà phê toàn cầu
Đây là hệ thống chứng chỉ duy nhất được công nhận trên toàn cầu. Hệ thống chứng chỉ này dành cho các chuyên gia cà phê Arabica.
Ban đầu, Q-Grader phần lớn ở những cơ sở, công ty xuất nhập khẩu cà phê quy mô lớn, chi nhánh cơ sở giao dịch cà phê. Theo thời gian, các cơ sở tư nhân, nhà rang, xay muốn tự lực sản xuất. Họ tìm đến chứng chỉ Q-Grader để thực hiện những tham vọng này. Và họ hiểu, đây chính là công cụ giúp người trong giới cà phê tiến xa trong lĩnh vực này.

4. Hệ thống Q-Grader

Thời gian hiệu lực của chứng chỉ Q Grader là ba năm kể từ thời điểm nhận giấy chứng nhận. Sau khi hết thời hạn hiệu lực, ứng viên tiếp tục tham gia lại kỳ thi đó để gia hạn chứng chỉ.
hệ thống q-grader
Hệ thống Q Grader gồm hai phần, tương đương với hai giống cà phê trên thế giới.

4.1 Q Arabica Grader

Đây là một phần của hệ thống cà phê Q. Hệ thống này được tao ra với mục đích đánh giá đúng và kiểm tra chất lượng cho loại cà phê Arabica. Từ đó, tìm ra những hạn chế cũng như đặc tính của hạt cà phê. Dựa trên những tiêu chí có sẵn, hiệp hội cà phê sẽ quyết định xem, đây có xứng đáng để trở thành Specialty Coffee không. Những tiêu chuẩn này được tính theo công thức của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA).
q arabica grader

4.2 Q Robusta Grader

Hệ thống này được thành lập dựa trên sự hợp tác của cơ quan phát triển cà phê Uganda (UCDA). Mục đích của khóa đào tạo là không ngừng cải thiện chất lượng cà phê Robusta (nguồn gốc Uganda). Mục đích thứ hai là đào tạo thế hệ chuyên gia trong lĩnh vực cà phê theo tiêu chuẩn Fine Robusta.
q processing grader

4.3 Q Processing Grader

Đây là chương trình đào tạo tập trung vào khâu sơ chế và sản xuất cà phê. Những kiến thức khoa học và kỹ thuật về quá trình sơ chế được tập trung cao độ. Chương trình này do
CQI thiết kế sẽ đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Giá trị và lực cốt lõi được phát huy tối đa và triệt để nhất.
  • Cải thiện chất lượng cà phê trong quá trình sơ chế, từ đó giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống kiến thức khoa học sâu rộng.
  • Dựa trên thang điểm và tiêu chuẩn nghiêm ngặt tìm ra những cách thức hoặc phương pháp thực tế tuyệt vời nhất.
  • Kiến thức và công cụ để cải tiến chuỗi sản xuất cà phê hàng ngày được cung cấp.
    Khả năng cạnh tranh trên thị trường tăng mạnh.

Đào tạo thế hệ chuyên gia kiểm định, nếm thử cà phê chất lượng, có tay nghề và kính nghiệp, nâng tầm cà phê đặc sản.
Đến đây, bài viết đã trả lời câu hỏi chứng chỉ Q-Grader là gì, vai trò và cấu tạo hệ thống Q-Grader. Vậy, các tiêu chí để đạt chứng chỉ này là gì?

5. Các tiêu chí đạt chứng chỉ Q-Grader?

5.1 Các tiêu chí đạt chứng chỉ Q-Grader

Để được công nhận là một Q Grader, bạn cần sở hữu những kĩ năng sau

  • Kiểm định chất lượng cà phê đảm bảo khách quan
  • Nếm thử và xác định, định lượng được các thành phần trong cà phê
  • Phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của cà phê
  • Am hiểu thuật ngữ chuyên ngành, chia sẻ và diễn giải được chúng
  • Có hệ thống kiến thức chuyên môn sâu rộng về cà phê

5.2 Kỳ thi chứng chỉ Q-Grader

Kỳ thi chứng chỉ Q-Grader có 19 bài thi trong thời gian ba ngày. Các phần thi bao gồm: Kiến thức chung; Cupping chấm điểm; phân loại, thử nếm; nhận biết các thành phần: Acid hữu có, sensory; phân biệt hương vị; lỗi trong quá trình rang.
Kỳ thi này khốc liệt đến nỗi được coi như một thần thoại. Chứng chỉ này chỉ thực sự dành cho những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cà phê. Nó cực kỳ khắc nghiệt, đòi hỏi độ kiến thức về cà phê đạt đến độ uyên thâm. Vì thế, tỉ lệ trượt cực kỳ cao.
kỳ thi chứng chỉ q-grader
Hiện nay, độ tiếp cận và những khóa học đã được phổ biến rộng rãi trên thị trường cà phê thế giới. Nên chứng chỉ này được nhiều người tiếp cận.

5.3 Cấu trúc bài thi chứng chỉ Q-Grader​

Phần I: Tham khảo
Thí sinh được nếm thử 3 mẫu cà phê với cường độ sắp xếp từ thấp đến cao. Các dung dịch đã được sắp xếp từ trước theo nhóm vị. Thí sinh tiến hành sắp xếp từng mẫu đã cho theo cường độ.
tham khảo
Phần II: Xác định mùi
Tất cả 9 dung dịch đều bị bỏ nhãn, thí sinh nếm thử, sắp xếp theo nhóm vị và cường độ.
Phần III: Bộ hỗn hợp
Thí sinh được cho tám hỗn hợp.  Mỗi hỗn hợp gồm hai đến ba dung dịch. Thí sinh xác định được thành phần của từng hỗn hợp. Cụ thể: có mấy thành phần, thuộc loại nào? Cường độ là bao nhiêu?  Xuất hiện vị (mặn, chua, ngọt) nào trong mẫu thử?
6 mẫu cho thí sinh chấm điểm với bốn loại cà phê có sẵn
Có 6 mẫu cho thí sinh chấm điểm với bốn loại cà phê có sẵn đến từ:

  • Trung Mĩ sơ chế ướt (Wet processed Central American mild coffees)
  • Đông Phi (East African coffees)
  • Indonesia / châu Á Thái Bình Dương

Giám khảo chấm điểm dựa trên tính chính xác, khách quan và thống nhất của việc mô tả và cho điểm.
Mục tiêu của bài này là xác định xem thí sinh có nhận biết được 36 mùi hương thông thường trong hương khô và hương ướt của cà phê hay không. Thí sinh phải phối hợp được 6/9 cặp mùi không nhãn. Tiếp theo, xác định mùi hương của ba dung dịch tương đương 4 nhóm sau:

  • Enzym: mùi từ trồng trọt và chế biến
  • Đường nâu: Có trong giai đoạn đầu của công đoạn rang cà phê
  • Chưng cất khô:Có trong giai đoạn sau quá trình rang.
  • Hương lỗi: trong quá trình bảo quản, sơ chế có lỗi sẽ sinh ra mùi này.

5.4 Thử nếm tam giác

Bài kiểm tra này chấm điểm khả năng phân biệt cà phê của bạn. Các thí sinh phải phân biệt được các đặc tính, những hương vị độc đáo khác biệt theo khu vực trên thế giới.
Bài kiểm tra sẽ cho 3 cốc, 6 bộ, thí sinh phải nếm và xác định đúng một trong số đó. Thí sinh được đánh giá dựa trên khả năng xác định bốn axit phổ biến là: axetic axit, malic axit, axit photphoric và axit axetic.
thử nếm tam giác 
Tiếp theo, bài kiểm tra đưa ra 8 bộ, gồm 4 cốc cà phê đã được chiết xuất. Thí sinh phải xác định được cốc nào đã bổ sung một loại axit, axit đó là axit nào và những cốc nào được để nguyên.
Thí sinh phải xác định được ba mẫu cà phê Arabica: Hạt xanh, hạt rang của hiệu hội cà phê Đặc sản Hoa Kỳ. Thí sinh phải xác định được lỗi của cà phê, lập bảng tổng số lỗi và phân loại hạt xanh cà phê.
Bài kiểm tra sẽ đưa một mẫu cà phê rang 100g, thí sinh cần xác định được bao nhiêu lỗi rang trong đó. Thí sinh cần xác định, phân loại mẫu nào thuộc nhóm “thương mại”, nhóm nào “cao cấp”, nhóm nào thuộc “đặc sản”.​

6. Chứng chỉ Q-Grader có hiệu lực đến khi nào?

Chứng chỉ Q Grader có giá trị trong 3 năm kể từ ngày được nhận chứng chỉ. Sau thời gian đó, chuyên gia Q-Grader phải tham gia kỳ thi sát hạch để tiếp tục duy trì hiệu lực của chứng chỉ này.
chứng chỉ q-grader có hiệu lực đến khi nào

7. Các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ Q-Grader tại Việt Nam

7.1 Ken Nguyễn

Kinh nghiệm: 6 năm nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực cà phê

Thành tích:

  • Hai chứng chỉ của SCA (Specialty Coffee Association), một giấy chứng nhận chuyên gia pha chế, một giấy chứng nhận chuyên gia phân tích mẫu cà phê.
  • Hai chứng chỉ Q Robusta Grader, Q Arabica Grader
  • Quán quân của PCA Brewer’s Cup HaNoi 2019 và PCA Brewer’s Cup ShangHai 2019
  • Giải 3 cuộc thi ASEAN OPENING ROASTING CHAMPIONSHIP 2019

Công việc hiện tại: Giảng viên trung tâm đào tạo cà phê nổi tiếng tại Việt Nam
ken nguyễn các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

7.2 Mai Phạm

Kinh nghiệm: 10 năm trong lĩnh vực cà phê chuyên nghiệp
Thành tích:

  • 2 chứng chỉ của SCA về pha chế và đánh giá các loại cà phê rang xay
  • 2 chứng chỉ ​Q Arabica Grader, Q Robusta Grader
  • Top 8 của PCA Brewing Cup 2019
  • Giải 3 cuộc thi các barista tại Việt Nam – VNBC 2019

Chị là Giảng viên ưu tú của Hiệp hội Cà phê đặc sản Hoa Kỳ
mai phạm các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

7.3 Marcos On

Thành tích:

  • Giám khảo cuộc thi Topper Cup Roasting Championship, Vietnam Latte Art Throwdown,
  • International Coffee Roast Master Championship các khu vực quốc tế và Việt Nam
  • Chứng chỉ SCA Professional cho tất cả các kỹ năng về pha chế cà phê
  • 3 chứng chỉ của CQI là Q Arabica Grader, Q Robusta Grader, Q Processing Professional

Công việc hiện nay: giảng viên chính thức cho trung tâm đào tạo các barista cà phê chuyên nghiệp tại Việt Nam.marcos on các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

8. Tổng kết

Bài viết hôm nay Nhà Hàng Số đã giải đáp cho bạn các vấn đề về thuật ngữ nhà hàng chứng chỉ Q-Grader là gì? Hệ thống Q-Grader là cánh cửa kết nối các doanh nghiệp, cơ sở cà phê chuyên nghiệp trên thế giới thành một chuỗi thống nhất. Hệ thống này đã đề ra kỳ thi lấy chứng chỉ Q-Grader khách quan, minh bạch và chuyên môn về cà phê cao nhất thế giới.

Kỳ thi này đòi hỏi người thi đạt đến trình độ chuyên gia trong lĩnh vực cà phê, từ nông trại đi đến thành phẩm cuối cùng. Chứng chỉ Q-Grader đã nâng tầm cà phê đặc sản thế giới, góp phần đưa cà phê đặc sản phát triển đúng hướng, hiệu quả. Ở Việt Nam, một số chuyên gia pha chế đã được nhận chứng chỉ này. Thông tin của họ được nhiều Blog và chuyên trang cafe đề cập.

Chiến lược marketing của GoGi House – Lấy khách hàng làm “gốc”

chiến lược marketing của gogi

Chiến lược marketing của GoGi House thành công đánh trúng tâm lý khách hàng và mở rộng thị trường nhanh chóng khiến thị trường F&B chao đảo

GoGi House được biết đến là chuỗi nhà hàng thịt nướng hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt là được sự “hẫu thuẫn” của của “ông trùm” ngành F&B Việt Nam – Golden Gate Group. Với hàng trăm nhà hàng có mặt trên toàn quốc, GoGi House dần khẳng định được vị thế trên thị trường tiềm năng mà gay gắt bậc nhất này. Ngoài chất lượng món ăn, dịch vụ, các chiến dịch marketing hiệu quả của GoGi House cũng đóng góp thành công không nhỏ trong những thành tựu đó. Còn chần chờ mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá “vũ khí bí mật đó” thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tiềm năng kinh doanh nhà hàng thịt nướng

Để có thể nắm bắt và đánh giá khách quan nhất về chuỗi nhà hàng thịt nướng Hàn Quốc – GoGi. Trước tiên, cần nắm rõ về thị trường. Qua đó, chủ đầu tư có thể thấy được tiềm năng cũng như một phần lý do GoGi House phát triển như hiện nay.

1.1. Tổng quan về thị trường kinh doanh thịt nướng

Thịt nướng BBQ là món ăn không còn xa lạ hiện nay. Thậm chí, hầu như bất kỳ ai cũng khó có thể cưỡng lại sức hút của nó. Nó thường được chế biến và phục vụ trong các bữa tiệc, các dịp đặc biệt bên người thân, bạn bè. Chưa kể, nhu cầu họp mặt, gặp gỡ và hẹn hò ngày càng cao. Do đó, nhà hàng thịt nướng trở thành điểm đến lý tưởng được rất nhiều người chọn lựa. Có đến 67% người dùng chọn thưởng thức đồ nướng tại các quán ăn/ nhà hàng.
Tiềm năng phát triển lớn cùng nguồn lợi nhuận cao. Đó cũng là lý do rất nhiều chủ đầu tư lựa chọn kinh doanh mô hình thịt nướng BBQ. Độ hot quá lớn khiến lượng các quán, nhà hàng thịt nướng tăng chóng mặt. Thế nhưng, đi kèm với đó là sự cạnh tranh gay gắt và khả năng đào thải cao nhất. Vì vậy, khó ai có thể trụ được lâu dài. Ở Việt Nam, King BBQ, Sumo BBQ và GOGI House là 3 nhà hàng đồ nướng phổ biến nhất ở Việt Nam

1.2. Tiềm năng thị trường kinh doanh thịt nướng

Không thể phủ nhận rằng các món thịt nướng có thể làm hài lòng khẩu vị của rất nhiều người. Mọi lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp,… đa số đều có thể ăn và cảm nhận trọn vẹn hương vị của nó. Theo khảo sát về những lý do chính ảnh hưởng đến quyết định chọn quán ăn, nhà hàng đồ nướng, 82% thuộc về “Đồ ăn ngon” (82%). Dễ ăn, hương vị thân thuộc mà độc đáo. Đặc biệt là thực khách có thể thưởng thức nóng hổi ngay tại chỗ.
Chưa kể, trong quá trình tự “chế biến” món ăn, vị giác của thực khách cũng được kích thích bởi hương thơm và tiếng xì xèo của đồ nướng. Ngoài thịt nướng, các quán cũng cung cấp đa dạng các món trong menu. Đặc biệt là các món tốt cho sức khỏe để cân bằng lại lượng tiêu thụ đồ nướng. Ngoài ra, các vấn đề về “Vệ sinh an toàn thực phẩm” (69%), “Giá cả” (65%) và “Thái độ nhân viên” (59%) cũng được chú trọng.
thị trường thịt nướng

2. Tổng quan về nhà hàng thịt nướng GoGi House

GoGi House là cái tên đã quá đỗi quen thuộc. Vậy còn chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay thương hiệu thịt nướng hàng đầu này thôi.

2.1. GoGi House và Golden Gate Group

GoGi House thuộc sở hữu của Golden Gate Group – CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng. Đây được coi là “ông trùm” lớn nhất Việt Nam trong lĩnh vực F&B. Chuỗi nhà hàng với 20 thương hiệu từ lẩu nướng, đồ ăn BBQ, đồ Nhật, bia tươi…. Gần 400 nhà hàng được phủ khắp tại 45 tỉnh, thành. Một số thương hiệu được yêu thích hàng đầu phải kể đến như Kichi Kichi, Ashima, SumoBBQ, Vuvuzela, Hutong, GoGi House, Dimsum… Với quy mô và tiềm năng phát triển lớn như vậy, Golden Gate được định giá 650 triệu USD (khoảng 14.850 tỷ đồng).

những cột mốc phát triển của golden gateLà thương hiệu ra đời muộn nhưng GoGi House đã nhanh chóng tạo được vị thế trên thị trường. Nhà hàng đầu tiên được mở tại BigC Thăng Long vào năm 2013. Năm 2015, thương hiệu đã tăng cường độ phủ khi đặt chân đến Hồ Chí Minh. Cuối tháng 12/2017, GoGi House đã đánh dấu chuỗi 68 quán thịt nướng Hàn Quốc tại Lotte Mart Đà Nẵng. Vào tháng 12/2017, GoGi House khai trương nhà hàng thứ 68. Qua đó, GoGi đã dần khẳng định được khả năng chiếm lĩnh về thị phần nhà hàng thịt nướng tại nước ta.

thị trường nhà hàng bbqĐại diện chuỗi nhà hàng GoGi House cũng chia sẻ chiến lược mà mô hình đang hướng đến. Đó là theo đuổi cả chiến lược ngắn hạn và dài hạn. Về ngắn hạn, GoGi House muốn tạo trào lưu mới gắn liền với việc xây dựng hình ảnh Quán thịt nướng Hàn Quốc ngon số một. Về dài hạn, thương hiệu này tiến đến xây dựng hệ thống bền vững. Khi nhắc đến ẩm thực xứ Kim Chi, chắc chắn GoGi House sẽ là cái tên được nhắc đến đầu tiên.

2.2. Doanh thu và mức tăng trưởng GoGi House

Trong năm 2017, GoGi House đạt mức tăng trưởng 40% so với cùng kỳ năm 2016. Cùng với 4 thương hiệu lớn khác, nó đã đem lại cho Công ty cổ phần Thương mại Dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate) 60% doanh thu. Không chỉ cung cấp dịch vụ ẩm thực Hàn Quốc. Nó còn đánh trúng thị hiếu và nắm bắt tốt tâm lý của khách hàng. Qua đó, xây dựng và triển khai hiệu quả các chiến lược truyền thông.

doanh thu và lợi nhuận golden gate
nhà hàng gogi house

3. Lý do GoGi House chiếm lĩnh thị trường

Giữa vô vàn các đối thủ cạnh tranh cùng khả năng đào thải vô cùng lớn của thị trường này. Để một mô hình kinh doanh tồn tại và phát triển trong thời gian ngắn đã khó. Thế nhưng, GoGi House vẫn đứng vững, thậm chí ngày càng phát triển. Đặc biệt là dần đạt được hai mục tiêu đã đề ra.

3.1. Uy tín và khác biệt

Sự uy tín là yếu tố hàng đầu làm nền tảng vững chắc cho GoGi House khi mới bước chân vào thị trường. Như đã nói ở trên, Golden Gate chính là “ông chủ lớn” đằng sau chuỗi nhà hàng này. Với sự uy tín, nổi tiếng và thành công của “ông trùm” chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Điển hình là Vuvuzela, lẩu nấm Ashima, Kichi-Kichi,… GoGi House nghiễm nhiên chiếm trọn lòng tin và tình cảm của khách hàng.
Chưa kể, sự xuất hiện của GoGi House đã mang đến một làn gió mới khác biệt trên thị trường. Chuỗi nhà hàng nướng đánh vào thị trường đối tượng khách hàng tầm trung… Không gian được đầu tư tỉ mỉ, chi tiết. Thực đơn phong phú cùng đội ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình. Chưa kể, giá cả còn vô cùng phải chăng.

3.2. Tham vọng lớn của ông chủ lớn đứng sau

Golden Gate luôn tham vọng mở rộng thị trường và tên tuổi của mình. Điển hình có thể thấy sự đầu tư kỹ lưỡng và chỉn chu của chuỗi nhà hàng đang sở hữu. Hiện nay, đã có trên 50 chi nhánh trên cả nước. Việc đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng càng chứng minh được nhu cầu muốn chiếm lĩnh thị phần thị trường.

3.3. Chiến lược marketing độc đáo

Chỉ với 8 nhà hàng lẩu nấm ban đầu, hiện Golden Gate đang sở hữu gần 200 nhà hàng trên khắp cả nước với 20 thương hiệu. Trong đó, đương nhiên không thể thiếu GoGi House. Các chiến lược được xây dựng gắn liền với việc xây dựng hình ảnh Quán thịt nướng Hàn Quốc ngon số một. Đồng thời, xây dựng hệ thống bền vững để khi nhắc đến ẩm thực xứ Kim Chi, người dùng sẽ nghĩ ngay đến GoGi House “.
Những thương hiệu được Golden Gate tạo ra “sống được” và “sống tốt” đều nhờ theo đuổi 2 chiến lược này. Với mục tiêu được xác định từ đầu, hướng đi của GoGi House luôn đảm bảo sự thống nhất. Từ vị trí, không gian quán, chất lượng món ăn, phục vụ,… Và đặc biệt là các chiến lược marketing. Những gói combo tiết kiệm chi phí, ưu đãi hấp dẫn, chiến dịch viral với thông điệp ấn tượng. Và 50 chi nhánh xuất hiện trên toàn quốc là khởi đầu thành công về độ phủ để chiếm lĩnh thị trường.
lý do gogi chiếm lĩnh thị trường

4. Tìm hiểu về chiến lược marketing mix 4P của GoGi House

Để GoGi House phát triển và đứng vững trên thị trường hiện nay giữa vô vàn đối thủ nặng ký khác không hề dễ dàng. Tuy nhiên, thương hiệu này vẫn tạo được tiếng vang và vị thế. Một lý do quan trọng chính là nhờ việc triển khai các chiến lược marketing bám đuổi. TỪ đó, đồng thời hiện thực hóa hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Đó là tạo ra trào lưu mới và xây dựng hệ thống bền vững.

4.1. Product – Chiến lược marketing sản phẩm của GoGi House

GoGi House nổi tiếng với các món ăn theo công thức chuẩn của người Hàn. Chưa kể, không gian và hình ảnh thương hiệu xây dựng cũng mang đậm nét văn hóa của xứ sở kim chi. Các món lẩu hay nước đều được khách hàng đánh giá cao. Một số món phải kể đến như bò Mỹ, ba chỉ bò Mỹ, sườn non bò Mỹ, thịt ba chỉ heo sốt, sườn heo cốt…. Ngoài ra, GoGi House cũng được lòng thực khách khi cung cấp đa dạng các món ăn kèm hấp dẫn. Điển hình như kimbap, cơm trộn, các loại đồ chua ăn kèm,… Vừa đảm bảo trọn vẹn văn hóa Hàn. Vừa làm tăng chất lượng trải nghiệm cho thực khách.
Hầu hết các nguyên liệu, thực phẩm đều được nhập khẩu hoặc lấy từ những nguồn uy tín. Từ đó, đảm bảo chất lượng hương vị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chưa kể, tất cả các món đều được trình bày bắt mắt và ấn tượng. Chiến lược này giúp GoGi thành công phát triển hình ảnh thương hiệu chất lượng cao và uy tín. Qua đó, nâng cao niềm tin và chất lượng trải nghiệm của khách hàng.

4.2. Place – Chiến lược marketing phân phối của GoGi House

Nhận thấy tầm quan trọng của mặt bằng, GoGi House luôn có sự đầu tư lớn cho khía cạnh này. Hầu hết các nhà hàng của chuỗi thương hiệu này đều tọa lạc tại những vị trí đắc địa và thuận tiện. Thường trong các trung tâm thương mại lớn hay địa điểm đông dân cư. Từ cơ sở đầu tiên tại Hà Nội, thương hiệu mở rộng ra các thành phố lớn như TP HCM, Đà Nẵng, Thái Nguyên,… Trong đó, các tỉnh phía Nam chiếm hơn 60%.
Về thiết kế, các nhà hàng thuộc chuỗi GoGi House thường lựa chọn phong cách Hàn Quốc thu hút. Đặc biệt là thiết kế nhà hàng không khói ấn tượng. Đơn giản, tươi mới nhưng không kém phần hiện đại và sang trọng. Lựa chọn cách trang trí bằng những bức tường khổ lớn mộc mạc, họa tiết tường gạch thô mang lại sự nhẹ nhàng, thoải mái cho thực khách. Không gian tối cùng đen vàng với màu đen chủ đạo khiến không gian trở nên ấm cúng.

4.3. Price – Chiến lược marketing giá cả của GoGi House

So với các đối thủ hiện nay, giá cả tại GoGi House có tính cạnh tranh cao. Mức giá thuộc phân khúc tầm trung, dao động từ 300.000 – 400.000đ/người. Chưa kể, menu còn rất đa dạng để đáp ứng nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng. Từ buffet, combo đến các món gọi lẻ. Do đó, khi xác định mức giá, GoGi House đã tính toán kỹ lượng các chi phí để đảm bảo lợi nhuận và khả năng chi trả cho khách hàng.
Thời gian đầu, khách hàng có 4 lựa chọn giá. Thế nhưng, bây giờ chỉ còn hai lựa chọn cao hơn. Chứng tỏ GoGi House đã định vị được rõ ràng phân khúc khách hàng mục tiêu. Từ đó, có thể tập trung hiệu quả nguồn lực để phục vụ tốt nhất cho họ. Có thể nói, giá cả chính là một trong những yếu tố hàng đầu cần nghiên cứu khi muốn triển khai các chiến dịch marketing. Bởi lẽ, theo khảo sát, đó là lý do chiếm phần lớn quyết định lựa chọn quán ăn phù hợp của khách hàng.

4.4. Promotion – Chiến lược marketing quảng cáo của GoGi House

Ngoài chất lượng món ăn và dịch vụ, chuỗi nhà hàng GoGi House còn đầu tư thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông “đánh trúng tâm lý khách hàng”. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến chiến lược marketing với thông điệp “Thịt nướng ngon số 1”. Nó đã mang đến cú hích lớn với các đối thủ trên thị trường. Và điều làm nên thành công vang dội này chính là nhờ chiến thuật tạo dấu ấn đậm nét trong tâm trí người tiêu dùng.
Ngoài ra, còn có chiến dịch với thông điệp “Hãy là chính mình”. Từ đó, khuyến khích khách hàng “sống thật”. Nhờ vậy, có thể mang lại không khí tích cực và thoải mái nhất cho tất cả mọi người. Do đó, những chiến dịch marketing của GoGi luôn thu hút lượng lớn khách hàng. Đồng thời, nâng cao khả năng củng cố định vị thương hiệu. Tuy nhiên, quy mô triển khai các chiến dịch của GoGo khá tốn kém. Do đó, các thương hiệu tập trung nhiều nguồn lực hơn cho hoạt động quảng bá hàng ngày hoặc ra mắt sản phẩm.
Ngoài ra, còn có các chương trình khuyến mãi “đi 4 tặng 1”, “đi 4 tính tiền 3”, khuyến mãi khung giờ vàng, ưu đãi thẻ tích điểm,… Đồng thời, GoGi cũng dần mở rộng các dịch vụ, tiện ích theo xu hướng hiện đại hóa. Chẳng hạn như hệ thống sàn thương mại điện tử, Affiliate Link, Website, ứng dụng đặt bàn, giao hàng… để cung cấp các chiết khấu, ưu đãi.

4.5. Nhân tố con người

Là chuỗi kinh doanh của Golden Gate, GoGi chắc hẳn không thể hoạt động xa rời “con người”. Đây cũng chính là trụ cột chính xuyên suốt các chiến lược kinh doanh. Từ đó, đảm bảo mục tiêu phát triển thương hiệu bền vững. Các chiến lược xoay quanh chủ trương “lấy khách hàng làm trung tâm”, “nhân viên hạnh phúc”. Từ đó, đảm bảo sự hài lòng và lợi ích hai chiều cho cả khách hàng và hệ thống nhân sự.
Các nhân viên được đào tạo theo một quy trình bài bản, đơn giản hóa nhưng tối ưu nhất. Từ đó, đảm bảo nhân viên có thể nhanh chóng tiếp thu và vận dụng chuyên nghiệp, hiệu quả. Đồng thời, nâng cao chất lượng trải nghiệm và sự tin tưởng của khách hàng. Thực khách cũng có thể thấy rõ điều này thông qua hệ thống Sumo BBQ, iSushi. Bởi quy trình phục vụ được thống nhất lên đến 90% giữa các thương hiệu thuộc Golden Gate.
gogi house chiến lược marketing

5. Đánh giá chiến lược marketing của GoGi House

GoGi House là một trong những case study tạo được tiếng vang lớn. Nó nổi lên và phát triển như vũ bão giống như một hiện tượng giữa thị trường F&B cạnh tranh gay gắt. Với những thành công ấn tượng trong chiến lược marketing, nó đã mang lại 60% doanh thu cho Golden Gate. Đồng thời, ngày càng tiến gần đến hai mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra. Qua đó, trở thành một trong những chuỗi nhà hàng thịt nướng được yêu thích nhất.
hiệu quả chiến lược marketing gogi houseXem thêm: 

6. Chiến dịch “Thịt nướng ngon số 1”

“Thịt nướng ngon số 1”  – Chiến dịch làm nên thương hiệu cho GoGi House. Đây cũng chính là bước ngoặt quan trọng để chuỗi nhà hàng này hoàn thành mục tiêu ngắn hạn. Qua đó, thu hút tệp khách hàng lớn và đột phá doanh thu.

6.1. Bối cảnh chiến dịch

Để nắm quyền độc tôn và nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường đồ nước không hề dễ dàng. Tuy nhiên, GoGi House lại là cái tên được yêu thích và nhớ đến hàng đầu về nhà hàng dạng chuỗi – chuỗi đồ nướng. Vào tháng 12/2017, GoGi House khai trương nhà hàng thứ 68. Mới xuất hiện tại Việt Nam 4 năm, GoGi House không ngừng nỗ lực để nắm giữ vị trí hàng đầu trong việc mang hương vị thịt nướng Hàn Quốc đến với người tiêu dùng Việt.
Và các chiến dịch marketing hiệu quả là yếu tố không thể thiếu để làm nên thành công đó. Bằng sự thân thiện trong xây dựng thương hiệu, GoGi đã đạt được rất nhiều thành tích ấn tượng. Theo BuzzMetrics về “Top 10 chiến dịch được nói đến nhiều nhất trên social media vào tháng 11/2017”, chiến dịch “Thịt nướng GoGi ngon số 1” của GoGi House nằm trong top 5 thương hiệu nổi nhất mạng xã hội. Thậm chí còn vượt xa Closeup và OPPO.

  • Mục tiêu

Với mục tiêu rõ ràng và insight đánh trúng tâm lý khách hàng, GoGi House đã có những bước tiến mới đầy khôn khéo trong việc duy trì vị trí số 1 ngành F&B. Mục tiêu chiến dịch “Thịt nướng ngon số 1” hướng đến:

– Xây dựng nhận thức cho khách hàng: GoGi House là quán thịt nướng Hàn Quốc ngon số 1.
– Đưa GoGi House nằm trong top danh sách những chiến dịch quảng cáo nổi bật nhất mạng xã hội vào giai đoạn cuối năm 2017.

  • Chiến lược

Ăn uống là hoạt động đánh thức bản chất con người nhiều nhất. Tuy nhiên, GoGi House là thương hiệu đầu tiên đủ “chịu chơi”. Thông qua “Thịt nướng GoGi ngon số 1”, GoGi nhất quyết muốn khuyến khích khách hàng “sống thật” và “ăn ngon”. Chiến lược độc đáo này tập trung đến “Cảm xúc” (Emotion) hơn là tính năng của sản phẩm/dịch vụ. Khi cảm xúc được xúc tác đủ mạnh, khách hàng sẽ cảm thấy “Ham muốn” (Desire). Và cuối cùng là “Hành động” (Action). Trong đó, “Thoải mái” và “Ngon” là từ khóa mà thương hiệu này muốn in đậm trong lòng thực khách.

  • Insight

GoGi House luôn nỗ lực trở thành Đại sứ ẩm thực Hàn Quốc và mang những món ăn đậm chất Hàn đến tất cả mọi đối tượng. Từ giới trẻ, gia đình đến dân văn phòng. Với kinh nghiệm lâu năm, GoGi House nhận ra rằng khách hàng thường cố gắng ứng xử để thể hiện “con người xã hội” hơn là “con người thật”. Và điều này khiến họ cảm thấy không quá thoải mái.
Tuy nhiên, khi được thưởng thức các món ăn ngon, người ta thường khó kiềm chế bản chất thật. Bởi vậy, khi đặt chân đến GoGi House, khách hàng được khuyến khích sống thật với chính mình. Từ đó, có thể thoải mái tận hưởng và trải nghiệm hết mình vị ngon khó cưỡng của những món ăn tại quán thịt nướng Hàn Quốc ngon số 1. Insight này đã từng xuất hiện ở một số lĩnh vực. Thế nhưng, với ngành nhà hàng, đây là lần đầu tiên. Phải nhạy bén và tinh tường đến mức nào, GoGi House mới tìm ra được insight rất “người” này. Đồng thời, tận dụng nó một cách thông minh để đề ra đường hướng chiến lược và ý tưởng lớn đắt giá.

  • Ý tưởng lớn

Trước các món ăn ngon, những rào cản về tính cách và mối quan hệ sẽ được phá bỏ. Con người được là chính mình. Từ đó, khoảng cách được rút ngắn đáng kể. Đây cũng chính là cảm xúc thăng hoa nhất khi trải nghiệm ẩm thực. Do đó, ở GoGi House, mọi người được thoải mái “sống thật” để lan tỏa cảm xúc tích cực cho bản thân và những người xung quanh. Và đó cũng chính là lý do “Thịt nướng GoGi ngon số 1” ra đời.
Với định vị gần gũi, tập trung đến khách hàng trẻ, GoGi House đã sáng tạo ra cách truyền tải thu hút và độc đáo. Đó là “Đến lưu luyến, ăn phát ghiền. Thịt nướng GoGi ngon số 1”.

6.2. Thực thi

Trong một tháng, chiến dịch “Thịt nướng GoGi ngon số 1” được truyền thông trên 2 kênh chính là Viral video và Social. Trong đó, Viral Clip là trái tim của toàn bộ chiến dịch. Ngay từ khi được tung ra, các clips này đã thu hút đuợc sự chú ý của cả cộng đồng.

  • Viral video
Yêu là phải nói, đói là phải ăn

“Yêu là phải nói, đói là phải ăn – Thịt nướng GoGi ngon số 1” là video lãng mạn nằm trong chiến dịch. Nó đã đạt được hơn 400,000 lượt views trên Youtube cùng rất nhiều ý kiến đánh giá tích cực. Video là câu chuyện kể về một cặp đôi hẹn nhau để nói lời chia tay. Và địa điểm là nơi lần đầu họ hẹn hò – GoGi House. Ngỡ như sẽ là những thước phim đau khổ, căng thẳng. Thế nhưng, cô gái đã quên hết mọi giận dỗi khi được thưởng thức những miếng thịt quá ngon tại đây. Chàng trai vừa nướng, vừa xin lỗi nhưng bạn gái vẫn im lặng. Đến khi bạn trai hét lên “Anh xin lỗi”, cô mới giật mình tha lỗi. Thế nhưng, lý do anh hét lên chính là mong cô hãy chừa lại cho mình miếng thịt cuối cùng.
Và đương nhiên, cả hai làm hòa và cùng thưởng thức bữa ăn ấm cúng tại GoGi House. Sự thoải mái trong trong ăn uống là hoạt động chiếm tần suất và thời lượng lớn khi hẹn hò. Do đó, đây là yếu tố cần được đề cao để “thúc đẩy tình cảm”. Chưa kể, qua video này, GoGi House trở thành điểm đến lý tưởng trong các cặp đôi yêu nhau. Cũng chính là khách hàng tiềm năng mà GoGi hướng đến.

Gái xinh cứ ăn hết mình 

“Gái xinh cứ ăn hết mình – Thịt nướng GoGi ngon số 1”, video được khen nức nở với hơn 450,000 lượt xem. Đặc biệt là có sự tham gia của Hoàng Yến Chibi. Với gương mặt xinh xắn, lém lỉnh, ngay ngày đầu tiên đi làm, cô đã được sếp và 2 đồng nghiệp nam yêu mến và mời đi ăn thịt nướng GoGi. Dù đã cố gắng kiềm chế để giữ hình tượng. Tuy nhiên, khi dĩa thịt được mang ra, cô đã để lộ con người thật của mình. Sự thoải mái và tự nhiên ấy cũng giúp không khí trở nên thoải mái hơn rất nhiều.
Qua đó, video còn muốn gửi gắm thông điệp: “Hình tượng chẳng ở đâu xa, hình tượng là lúc ta là chính mình”. Và đó cũng là lúc cảm thấy thoải mái nhất, nhất là trên bàn ăn.

Xin lỗi ông chịu không nổi 

Một video dành riêng cho nhóm khách hàng là gia đình. “Xin lỗi ông chịu không nổi – Thịt nướng GoGi ngon số 1” mang đến một câu chuyện đáng yêu dưới góc nhìn của cậu bé đam mê thịt nướng. Với cậu, ông là người khó tính, nghiêm nghị khiến mọi người đều e dè. Kể cả khi cả nhà đi ăn ở GoGi House. Tuy nhiên, sức hấp dẫn của thịt nước thơm lừng, mọng nước khiến ông không kiềm chế được mà phá vỡ “hình tượng” nghiêm khắc thường thấy. Điều này khiến cậu bé ngạc nhiên và thoải mái hơn với ông. Từ đó, khoảng cách thế hệ đều được xóa bỏ. Hương thơm cùng tiếng thịt xèo xèo ngay lập tức đánh thức và thôi thúc khách hàng đến GoGi House ngay.
Cả 3 video trong chiến lược marketing này đều viral. Đồng thời, truyền tải được trọn vẹn thông điệp hướng đến cho mỗi đối tượng khách hàng. Đó là: người trẻ, nhân viên văn phòng và gia đình. Chính hương vị tuyệt hảo của thịt nướng GoGi ngon số 1 khiến mọi người từ e dè trở nên thoải mái. Và hơn hết là được làm chính mình. Từ đó, mọi khoảng cách đều được xóa bỏ.

  • Social

Bên cạnh các video viral được đăng tải trên các phương tiện truyền thông. GoGi House còn tận dụng hiệu quả influencer marketing để tăng khả năng tiếp cận. Một số KOLs, Influencer phải kể đến như: Hoàng Yến Chibi, SunHT, Nhung Gumiho, KOL Phở, Duy Khánh, Rocker…
Ngoài ra, còn có livestream, quay video ăn uống tại GoGi House và share trên các fanpage lớn. Chưa kể, còn có các trang hoạt họa về “Thịt nướng ngon số 1”, meme, những câu trích dẫn hài hước,…

  • PR

Với thông điệp gần gũi, trẻ trung, GoGi House đã tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu là giới trẻ qua một số trang tin như Zing, Kênh 14, Yan.
chiến dịch thịt nướng ngon số 1

6.3. Kết quả

Với sự đầu tư từ ý tưởng, insight, thực hiện đa nền tảng,…, “Thịt nướng GoGi ngon số 1” đã thành công ngoài mong đợi. Cách truyền tải nhẹ nhàng, gần gũi này đã đánh trúng tâm lý khách hàng. Từ đó, khiến họ ghi nhớ lâu hơn về thương hiệu. Và khi nhắc đến thương hiệu này, “ngon” và “thoải mái” được nhớ đến đầu tiên.
Trong suốt chiến dịch, đã có hơn 1 triệu lượt xem và lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội. Chưa kể, GoGi House đã lần đầu tiên đặt chân vào Top 3 chiến dịch nổi bật trên Social Media tháng 11/2017 với hơn 358,741 lượt bài viết và thảo luận. Đông thời, lọt top 5 chiến dịch được nhắc đến nhiều nhất trong tháng 11/2017. Nó như một bước ngoặt lớn, nâng cao vị thế của GoGi House trong cuộc đối đầu với các thương hiệu F&B lớn. Cũng như khẳng định những nỗ lực không ngừng vươn lên của thương hiệu này.
gogi chiến lược xếp hạng chiến dịch gogi houseXem thêm: Phát triển Phúc Long: Thương hiệu thuần Việt và bước ngoặt lớn từ thương vụ “bạc tỷ”

7. Tạm kết

Mặc dù mới gia nhập thị trường F&B, tuy nhiên, chuỗi nhà hàng thịt nướng kiểu Hàn GoGi House đã tạo được tiếng vang nhất định. Đồng thời, ngày càng khẳng định vị thế và đến gần hơn với hai mục tiêu đề ra. Và đương nhiên, sự thành công của các chiến lược marketing của GoGi House chiếm phần lớn thành tựu đạt được đó. Từ đó, xây dựng được tệp khách hàng trung thành ổn định và doanh thu vững mạnh. Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về các chiến lược marketing của GoGi. Nếu bạn đang muốn tìm ý tưởng cho doanh nghiệp của mình, đừng quên case study thú vị này nhé. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Mở quán cafe với 30 triệu và bước kinh doanh “Một vốn bốn lời”

mở quán cafe 30 triệu

Mở quán cafe với 30 triệu được nhiều người có số vốn nhỏ quan tâm. Cùng Nhà Hàng Số khám phá 9 bước mở quán cafe với số vốn nhỏ nhé!

1. Xu hướng mở quán cafe với chi phí nhỏ hiện nay

Lựa chọn mô hình mở quán cafe để khởi nghiệp ngày càng được nhiều người quan tâm. Cafe là thức uống phổ biến trong cuộc sống, nhu cầu tiêu thụ cao. Do đó, việc kinh doanh cafe chắc chắn sẽ mang lại lợi nhuận cao nếu bạn có kế hoạch phù hợp.
Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh thì không phải ai cũng có nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, chỉ với số vốn “khiêm tốn” khoảng 30 triệu là bạn cũng đã có thể mở được một quán cafe thành công. Xu hướng kinh doanh này đặc biệt được nhiều bạn trẻ lựa chọn.
xu hướng cafe chi phí nhỏ

2. 9 bước mở quán cafe với 30 triệu

2.1. Nghiên cứu thị trường cafe

Dù bạn kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào thì việc nghiên cứu thị trường cũng vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu thị trường sẽ bao gồm những việc như:

  • Tìm hiểu đối thủ: Nghiên cứu đối thủ vô cùng quan trọng. Điều này sẽ giúp bạn biết mình đang cạnh tranh với ai và cần những gì để có thể thu hút khách hàng hơn họ. Bạn cũng cần học hỏi những điểm mạnh của đối thủ và khắc phục những hạn chế mà họ đang có.
  • Xác định khách hàng mục tiêu: Bạn cần nắm được những thông tin về đối tượng khách hàng mà mình muốn nhắm tới. Những thông tin bạn cần thu thập gồm: Họ là ai? Thời gian họ đến quán? Đồ uống ưa thích?,… Bạn thu thập được càng nhiều thông tin thì bạn sẽ càng có ưu thế khi mở quán.
  • Tham khảo ý kiến xung quanh: Nếu những người xung quanh bạn đã từng mở quán cafe quy mô nhỏ thì thật tuyệt vời. Bạn nên hỏi họ về những kinh nghiệm cũng như quy trình, thuận lợi và khó khăn khi mở quán.

ý tưởng kinh doanh

2.2. Lên ý tưởng kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh sẽ là tiền đề giúp cho quán cafe của bạn phát triển. Ở bước lên kế hoạch kinh doanh, bạn cần xác định được quy mô quán, mô hình của quán và cách bày trí.
Với quán cafe với số vốn khoảng 30 triệu, bạn nên hướng theo mô hình cafe cóc đơn giản, cafe xe đẩy hoặc cafe mang đi (Take away),… Các kiểu quán cafe này sẽ không có diện tích cho khách ngồi lại nhiều, thay vào đó là sự nhanh chóng, tiện lợi cho khách hàng.

2.3. Phân bổ ngân sách

Ngân sách chính là điều mà nhiều người muốn mở quán cafe với 30 triệu quan tâm. Vậy phân bổ ngân sách sao cho phù hợp? Để Nhà Hàng Số chỉ cho bạn ngay nhé!

  • Chi phí cho thiết bị: 10-12 triệu. Chi phí sẽ bao gồm: Thiết kế menu, trang trí, dụng cụ pha chế, thiết bị pha chế,… Tuỳ vào số lượng món trong menu mà số lượng máy móc, thiết bị có thể tăng hoặc giảm.
  • Chi phí nguyên liệu: 3-6 triệu. Chi phí nguyên liệu sẽ dùng cho những nguyên liệu phục vụ cho pha chế như: Hạt cafe, sữa, đường, nước, hoa quả, cốc, ống hút,…
  • Chi phí thuê mặt bằng: 5-10 triệu. Chi phí này không cố định, nó sẽ phụ thuộc vào vị trí bạn thuê.
  • Chi phí duy trì quán: 1-2 triệu. Chi phí duy trì sẽ dùng cho những vấn đề phát sinh cần xử lý để đảm bảo hoạt động của quán.

phân bổ ngân sách quán cafe
Xem thêm:

2.4. Xác định địa điểm mở quán

Địa điểm mở quán sẽ quyết định phần lớn lượng khách hàng đến quán. Những địa điểm bạn nên chọn là nơi tập chung dân cư, có lượng người qua lại ổn định. Điều này sẽ đảm bảo khách hàng sẽ biết đến quán cafe của bạn và lựa chọn nó chứ không phải những quán cafe khác.
xác định địa điểm mở quán

2.5. Thiết kế quán của quán cafe

Thiết kế của quán sẽ là dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng. Đối với mô hình cafe vốn nhỏ, bạn nên lựa chọn xe đẩy cafe hoặc mô hình cafe có ít chỗ ngồi lại. Việc lựa chọn xe đẩy sẽ giúp tối ưu chi phí nhất. Bạn sẽ không phải tốn nhiều tiền để thiết kế quán.
Bạn cần chọn những màu sắc tươi sáng, bắt mắt cho quán cafe của mình. Bởi những màu sắc sáng sẽ thu hút sự chú ý của mọi người đi qua. Bạn cũng có thể chọn thiết kế quán theo những phong cách như: Vintage, đơn giản, hiện đại,…
Mở quán cafe với 30 triệu

2.6. Trang thiết bị và nguyên vật liệu

Dù bất kì ở mô hình nào thì trang thiết bị và vật liệu cũng cần được chuẩn bị đầy đủ. Để tiết kiệm chi phí hơn thì bạn nên mua những loại thiết bị kết hợp được nhiều tính năng. Thiết bị này sẽ vừa thiết kiệm được chi phí, vừa tiết kiệm diện tích sử dụng.

2.7. Lên menu đồ uống theo tệp khách hàng

Mỗi đối tượng khách hàng khác nhau sẽ có nhu cầu sử dụng đồ uống khác nhau. Do đó, bạn cần xác định được nhóm đối tượng chính của mình và lên menu phù hợp với nhu cầu của nhóm đối tượng đó.
Menu cần thiết kế đơn giản, dễ hiểu và có bố cục rõ ràng. Bạn nên chia rõ các danh mục sản phẩm để khách hàng có thể dễ dàng chọn được sản phẩm mong muốn.

2.8. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Đối với mô hình quán cafe nhỏ, thì bạn sẽ không cần quá nhiều nhân sự để vận hành quán. Thậm chí bạn có thể tự vận hành quán trong thời gian đầu mà không cần có nhân viên. Nếu quán có lượng khách đông và ổn định thì bạn có thể tuyển nhân viên sau đó.
Khi tuyển dụng, bạn cần chú trọng đến thái độ và phong cách làm việc của nhân viên. Thái độ của nhân viên sẽ có tác động đến trải nghiệm của khách hàng tại quán. Bạn nên đào tạo nhân viên sao cho có sự đồng bộ giữa nhân viên.
tuyển dụng và đào tạo

2.9. Quảng cáo và tiếp thị cho quán

Việc quảng cáo và tiếp thị là điều không thể thiếu khi bạn vận hành bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Việc tiếp thị có thể được thực hiện bằng phát tờ rơi, chạy quảng cáo, tạo thẻ thành viên hoặc là đưa ra các chương trình khuyến mãi,… bạn có thể chọn hình thức tiếp thị phù hợp với nhu cầu của quán.
quảng cáo quán cafe

3. Tham khảo các quán cafe với chi phí khoảng 30 triệu đồng

Thông thường, những quán cafe với số vốn khoảng 30 triệu đồng sẽ là những mô hình quán nhỏ, di động. Để giúp bạn dễ hình dung và xác định được mô hình kinh doanh cafe với số vốn nhỏ, chúng tôi sẽ đưa ra các mẫu cho bạn tham khảo:
Kiểu thiết kế quán
Mẫu quán cafe 30 triệu
mở quán cafe 30 triệu
Quán cafe 30 triệu
Quán cafe chi phí thấp
Quán cafe ít vốn
Quán cafe tiết kiệm chi phí
Xem thêm:

Nhà Hàng Số hy vọng rằng bài viết vừa rồi về “Mở quán cafe với 30 triệu” đã mang lại cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Bạn hãy theo dõi những bài viết tiếp theo trên mục Khởi nghiệp quán cafe của chúng tôi để cập nhật những thông tin hữu ích về các mô hình kinh doanh nhé!

CEO ChowNow: Sắp có thêm nhiều đợt sa thải ngành công nghệ nhà hàng

chownow

Dù hoạt động kinh doanh vẫn duy trì ổn định, nhiều khả năng ngành công nghệ nhà hàng như ChowNow sẽ phải trải qua những cuộc sa thải hàng loạt.

ChowNow – một nền tảng đặt hàng trực tuyến miễn phí hoa hồng cho các nhà hàng, đã có một tháng bán hàng rực rỡ nhất trong năm vào tháng 6. Công ty cũng đang mất ít tài khoản hơn bao giờ hết trong lịch sử và cơ sở khách hàng của họ đang ở mức cao nhất mọi thời đại. Vậy do đâu mà công ty này lại quyết định sa thải gần 100 nhân viên vào tuần trước?

1. Nguyên nhân ChowNow sa thải nhân viên giữa lúc làm ăn phát đạt

Câu trả lời là do Giám đốc điều hành Chris Webb tin rằng, nguyên nhân tới từ hầu hết các vụ sa thải ngành công nghệ nhà hàng gần đây. Ứng dụng đặt hàng và thanh toán bằng mã QR Sunday và nền tảng nhà hàng ảo Nextbite đều đã thông báo cắt giảm nhân viên, dù đã thu hồi vốn tư nhân trong 2 năm qua. Đầu tháng này, DoorDash cũng thông báo rằng họ sẽ đóng cửa Chowbotics – một trong những nhánh hoạt động tự động hóa của họ chỉ sau 18 tháng mua lại, thay thế khoảng 35 nhân viên.

“Nếu nhìn vào các công ty giao dịch công khai trong ngành của chúng tôi, họ đều sở hữu những con số kỷ lục, dù đó là Toast hay Olo hoặc DoorDash hoặc Square”, Webb nói. “Tuy nhiên, cổ phiếu của họ đều đang giao dịch ở mức thấp nhất mọi thời đại. Và do đó, động lực kinh doanh kỳ lạ này vẫn có thể duy trì, nhưng khi nhìn ra xa hơn, tất cả chúng tôi đều khá lo lắng về những gì sắp tới”. Do đó, Webb hy vọng sẽ có nhiều công ty trong ngành cắt giảm biên chế của họ trong thời gian tới.

chownow là một nền tảng đặt đồ ăn

“Tôi biết sẽ có nhiều việc sắp xảy ra,” ông nói. “Tôi đã trò chuyện riêng với nhiều người làm trong các công ty khác và biết rằng tình trạng sa thải sẽ không chỉ diễn ra trong một tháng. Điều này sẽ tiếp tục trong suốt mùa hè ”.

Nhiều công ty ở các lĩnh vực khác cũng đang gặp tình trạng tương tự. Microsoft đã thông báo rằng, họ đang giảm số lượng nhân công xuống dưới 1%. Webb tin rằng phạm vi của các đợt sa thải gần đây, ảnh hưởng đến cả các công ty lớn và nhỏ, phản ánh lạm phát gia tăng và cổ phiếu giảm mạnh.

Webb nói: “Không ai trong số những công ty này … đang thực sự chịu đựng một loại quan điểm kinh doanh hoặc quan điểm doanh thu. “Đó chỉ là vì chúng tôi rất lo lắng về việc chi phí vốn trở nên rất đắt đỏ, và nếu nó trở nên tồi tệ, chúng tôi muốn đảm bảo rằng doanh nghiệp đã chuẩn bị sẵn sàng để sống sót sau một cơn bão có thể kéo dài vài lần, hay thậm chí nhiều năm, khi thực sự phải đối mặt với nó. ”

làn sóng sa thải lan rộng sang cả ngành công nghệ nhà hàng

Các công ty đã hoạt động trong một “bối cảnh lạ lùng” với lãi suất thường bằng 0 kể từ khi thị trường chứng khoán và nhà đất sụp đổ năm 2008, dẫn đến một thập kỷ vốn rất rẻ cho phép tăng trưởng nhanh chóng. Nhưng các đợt tăng lãi suất gần đây của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ, kết hợp với áp lực lạm phát, đã khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn. Webb nói: “Các công ty không thể tiêu tiền một cách thoải mái như trong vòng 5 đến 10 năm qua”.

chownow và nhiều doanh nghiệp khác vẫn hoạt động tốt

“Tất cả các công ty, trong đó bao gồm ChowNow quan tâm đến việc tỷ lệ sẽ tăng cao như thế nào và chúng tăng nhanh như thế nào,” Webb nói. “Số vốn rẻ mạt mà chúng ta tận dụng được bỗng chốc biến mất trong một sớm một chiều. Vì vậy, việc vận hành doanh nghiệp sẽ ngày càng trở nên tốn kém hơn”.

2. Kế hoạch và những chuẩn bị của ChowNow trong tương lai

Webb đã so sánh việc theo dõi tình hình kinh tế hiện tại với việc theo dõi một cơn bão trên Đại Tây Dương và đánh giá cách chuẩn bị. Cơn bão sẽ trở thành bão cấp 1 hay cấp 5? Hay nó sẽ điên cuồng đi qua nhưng không để lại nhiều thiệt hại? ChowNow đã chọn cách kiểm soát trước chi phí để tồn tại trong thời kỳ kinh tế có khả năng xuống dốc.

“Chúng tôi đang làm việc với giả định rằng đỉnh cao của đầu tư vốn tư nhân đã biến mất. Chúng tôi muốn đứng ở một vị trí có thể kéo dài sự tồn tại trong nhiều năm nữa nếu số vốn đó không quay trở lại, ”ông nói.

chownow luôn sẵn sàng tư thế cho một cuộc suy thoái sắp diễn ra

Nếu nguồn vốn sẵn có và tình hình chung được cải thiện, Webb cho biết ChowNow sẽ bắt đầu tuyển dụng lại nhiều công nhân mà công ty đã cho thôi việc vào tuần trước. Ông nói, các nhóm tiếp xúc với khách hàng của công ty ít bị ảnh hưởng nhất bởi việc cắt giảm việc làm, để đảm bảo rằng khách hàng của nhà hàng không bị gián đoạn. Đội ngũ kỹ thuật và sản phẩm của ChowNow vẫn sẽ tung ra các sản phẩm mới trong nửa cuối năm nay, nhưng một số dự án dự kiến ​​ra mắt vào năm tới sẽ bị đẩy ra xa hơn, ông nói.

“Đây là một quyết định đáng tiếc…và chúng tôi không muốn điều này xảy ra chút nào”, Webb nói về việc sa thải, đồng thời nói thêm rằng một số nhân viên bị ảnh hưởng đã bị sốc trước tin tức này, bởi lẽ hiện tại ChowNow vẫn hoạt động rất tốt. “Thế nhưng việc chuẩn bị thật cẩn trọng vẫn là điều nên làm”.

nếu vượt qua khó khăn, chownow vẫn sẽ chiêu mộ lại các nhân viên cũ

Trong tương lai, ChowNow sẽ an toàn hơn về mặt tài chính nhờ vào lực lượng lao động được thu hẹp lại, và có khả năng vượt qua những khó khăn kinh tế tốt hơn. Nếu thị trường tiếp tục trở nên tồi tệ, “các công ty không hành động đủ nhanh sẽ gặp rất nhiều rắc rối trong sáu tháng tới, Webb dự đoán.

9 KPI quan trọng của nhà hàng và cách đo lường thông qua phân tích nhà hàng

kpi nhà hàng

Việc kinh doanh nhà hàng đòi hỏi nhiều yếu tố quan trọng. Để đạt được thành công, các nhà hàng cần phải có các mục tiêu thiết yếu, ngoài ra cũng cần đề ra những kế hoạch hiệu quả trong quá trình kinh doanh.

Chúng ta đều đặt ra mục tiêu và đối tượng để có thể đạt được. Nhưng làm thế nào để đo lường hiệu quả thực hiện các mục tiêu ấy? Lúc đó, chúng ta cần tới KPI. KPI, hay còn gọi là Các chỉ số Hiệu suất, chính là những yếu tố giúp các cá nhân hiểu được mức độ đạt được mục tiêu của họ. Đối với kinh doanh nhà hàng, KPI có thể là một công cụ thay đổi hoàn toàn mọi thứ, vì nó giúp nhà hàng tập trung hơn vào các lĩnh vực liên quan, giúp duy trì hoạt động kinh doanh và đo lường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực.

9 KPI quan trọng của nhà hàng mà bạn nên biết

Để quyết định về những KPIs cần tập trung, trước tiên bạn nên có ý tưởng rõ ràng về nhà hàng của mình. Cùng xem xét một số KPI được nhiều nhà hàng sử dụng nhất trong việc kinh doanh của họ:

1. Chi phí lao động

Tiền lương mà nhà hàng trả cho nhân viên cùng với bất kỳ khoản phụ cấp và phúc lợi bổ sung nào là yếu tố cốt lõi của chi phí lao động. Đây là một trong những chi phí đáng kể nhất mà một doanh nghiệp phải chịu và cũng có thể được coi là một KPI quan trọng. Khi chúng ta chia tổng chi phí lao động cho tổng doanh thu của một nhà hàng, chúng ta sẽ có được tỷ lệ chi phí lao động.

2. Bán hàng

Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng khác mà chủ nhà hàng phải tập trung vào là doanh số bán hàng trong một khoảng thời gian. Hai yếu tố khác cũng liên quan chặt chẽ đến doanh số bán hàng là lợi nhuận gộp và điểm hòa vốn. Lợi nhuận gộp là tổng số tiền bạn kiếm được sau khi giảm chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh hàng ngày từ đó. Điểm Hòa vốn cung cấp ý tưởng rõ ràng về doanh số bạn phải làm để hoàn vốn đầu tư của mình. Nhìn chung, nó cung cấp một kế hoạch gần như toàn diện về vị trí của công ty bạn khi xem xét về vị thế tài chính của nó.

3. Giá vốn hàng bán

Tham số này thay đổi tùy theo quy mô và tính chất của nhà hàng. Mục đích của mọi nhà hàng là giảm chi tiêu hàng hóa mà không phải ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ cung cấp. Một nhà hàng có thể theo dõi chi phí thực phẩm của mình bằng cách tính toán tỷ lệ phần trăm chi phí thực phẩm. Người ta có thể tìm ra điều này bằng cách chia tổng chi phí thực phẩm cho doanh số bán hàng trong một ngày nhất định.

nhiều con số liên quan đến chi phí sẽ có thể trở thành kpi của các nhà hàng

4. Tỷ lệ Doanh thu

Nhân viên của bạn có hài lòng với cách họ được đối xử và công việc họ được giao không? Tỷ lệ doanh thu giúp doanh nghiệp của bạn hiểu câu hỏi này chính xác hơn. Hầu hết các nhà hàng đều phải đối mặt với tỷ lệ doanh thu cao và hầu như tất cả nhân viên đều bỏ việc trong vòng tháng thứ hai hoặc thứ ba. Hiểu được những vấn đề mà nhân viên gặp phải và có những biện pháp khắc phục là những việc mà chủ nhà hàng có thể làm nhằm giải quyết vấn đề này.

5. Chi phí cơ bản

Chi phí biến đổi có thể phức tạp. Luôn giữ vững một mức giá còn khó khăn hơn. Đây là lý do tại sao chi phí cơ bản là một KPI quan trọng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn. Nếu bạn cộng giá vốn của tổng số hàng hóa bán được tại nhà hàng của bạn với tổng chi phí lao động của công ty, bạn sẽ có được giá vốn. Nếu giá trị này nằm trong khoảng từ 60 đến 65, thì nhà hàng của bạn đang hoạt động khá tốt. Chi phí cơ bản của nhà hàng càng thấp, doanh nghiệp của bạn càng hoạt động tốt hơn.

6. Tỷ lệ lấp đầy bàn ở mức trung bình

Tuy nhiên, một KPI thú vị khác là công suất sử dụng bàn trung bình. Về cơ bản, nó cung cấp cho bạn con số trung bình khách hàng ghé thăm nhà hàng của bạn trong một khoảng thời gian nhất định. Nó có thể giúp bạn biết được rằng sức chứa chỗ ngồi của nhà hàng đang được sử dụng như thế nào. Bạn có thể tính công suất bàn trung bình bằng cách chia tổng số bàn có khách cho tổng số bàn có sẵn trong nhà hàng.

chỉ số lấp đầy bàn trong nhà hàng cũng là một kpi thú vị mà chủ nhà hàng cần quan tâm

7. Điểm chuẩn của người phục vụ

Người phục vụ tạo thành bộ mặt của nhà hàng của bạn. Họ là những người tương tác trực tiếp với khách hàng và tạo ra sự tương tác hoặc phá vỡ nó khi nói đến dịch vụ khách hàng. Theo dõi hiệu suất của các nhân viên phục vụ có thể giúp xác định được những ai có hoạt động không tốt và những ai đang làm việc hiệu quả, năng suất. Mức trung bình trên mỗi người giúp chủ nhà hàng tính toán số lượng doanh thu do mỗi người trong số họ tạo ra. Tổng doanh số bán hàng theo người phục vụ chia cho tổng số khách mà họ đã phục vụ có thể mang lại cho bạn giá trị này.

điểm chuẩn của người phục vụ cũng có thể là một kpi quan trọng trong nhà hàng

8. Thực phẩm bị lãng phí

Nếu nhà hàng của bạn sản xuất nhiều thức ăn hơn mức cần thiết và gây ra lãng phí quá nhiều thức ăn, có lẽ đã đến lúc cần xem xét kỹ lại mọi thứ. Việc tối ưu hóa các hoạt động của nhà hàng để tạo ra lượng thực phẩm cần thiết có thể thực hiện được, nếu bạn tập trung vào tỷ lệ thực phẩm bị lãng phí. Tất cả những gì bạn phải làm là chia trọng lượng thức ăn bị lãng phí cho tổng số thức ăn đã mua. Tìm hiểu lý do tại sao thực phẩm bị lãng phí và thực hiện các bước cần thiết để xử lý.

tìm hiểu nguyên nhân có nhiều thực phẩm thừa sẽ giúp nhà hàng giải quyết được nhiều hệ lụy về sau

9. Lịch sử doanh thu

Tập trung vào doanh số bán hàng của giai đoạn hiện tại có thể không cung cấp một ý tưởng toàn diện về việc nhà hàng của bạn đang thực sự hoạt động như thế nào. Để hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của doanh nghiệp, hãy xem xét doanh thu lịch sử của nhà hàng. Theo dõi KPI của bạn hàng năm ngoài việc chỉ theo dõi chúng hàng ngày, hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng.

Phân tích nhà hàng là gì?

Nó có thể hữu ích cho bạn với tư cách là chủ doanh nghiệp khi biết nhà hàng của bạn đang hoạt động như thế nào về doanh thu và lợi nhuận. Nhưng ngoài ra, bạn phải có một cái nhìn rõ ràng về cách bạn có thể cải thiện hiệu suất của nó. Để làm được như vậy, bạn cần có được những thông tin chi tiết hữu ích liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Nói cách khác, KPI cung cấp cho bạn các con số và phân tích nhà hàng cho bạn biết những con số này có ý nghĩa gì. Nó cung cấp một cái nhìn chi tiết hơn về những gì sẽ giúp việc điều hành doanh nghiệp của bạn thành công và ngược lại. Quyết định thay đổi đúng nơi, đúng thời điểm có thể mang lại cho bạn kết quả ngay lập tức và dễ dàng định lượng.

Làm thế nào để đo lường KPI của nhà hàng với Phân tích nhà hàng?

Có rất nhiều cách để bạn có thể tích hợp KPI với phân tích nhà hàng. Một trong những phương pháp hiệu quả nhất là cài đặt hệ thống quản lý đặt hàng trong nhà hàng, giúp bạn có thể truy cập vào các báo cáo chi tiết chuyên sâu và kĩ càng. Tốt hơn hết là bạn nên sử dụng những hệ thống cung cấp các tính năng cơ bản nhưng hữu ích hơn là sử dụng một hệ thống có rất nhiều tính năng, những hầu hết trong số đó lại không mấy cần thiết.

kết hợp kpi và phân tích nhà hàng sẽ đem lại nhiều hiệu quả và lợi ích lớn cho kinh doanh nhà hàng

Foaps là một trong những hệ thống quản lý đơn hàng cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các biểu đồ thông minh theo danh mục và trình bày trực quan của dữ liệu được thu thập. Các báo cáo thời gian thực này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng rõ ràng về cách các KPI đang hoạt động như thế nào, và những bước bạn có thể thực hiện để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển vượt bậc.

Kết luận

Tóm lại, KPI là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động và thành công của nhà hàng. Cần cân nhắc và quyết định xem, liệu yếu tố quan trọng nào sẽ trở thành KPI của bạn. Nó có thể là doanh thu của nhà hàng của bạn, lợi nhuận gộp, hoặc thậm chí là số lượng thực phẩm đã bị lãng phí trong nhà hàng của bạn hàng ngày. Giờ đây, việc đưa các KPI này vào một công cụ phân tích nhà hàng thích hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của những con số này, đồng thời cung cấp những ý tưởng về kế hoạch sắp tới sẽ làm sau khi xử lý các số liệu đã có. Điều quan trọng là, đầu tư vào một công cụ phân tích nhà hàng là rất xứng đáng, vì nó đánh giá chính xác hoạt động của nhà hàng, giúp bạn xác định và xây dựng lợi thế cạnh tranh – một trong những điều vô cùng cần thiết trong ngành nhà hàng có tính cạnh tranh cao.

Theo dõi Nhà Hàng Số để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị về chuyển động F&B nhé!

Xem thêm:

4 cách giúp thúc đẩy thương hiệu của các nhà bán lẻ

thương hiệu nhà bán lẻ

Tình trạng hết hàng và lạm phát đã khiến người tiêu dùng hướng tới các dịch vụ tại cửa hàng, đồng thời dẫn đến sự tập trung vào một số lĩnh vực chính của các cửa hàng tạp hóa để duy trì đà bán hàng.

Tình trạng hết hàng và lạm phát đã thúc đẩy sự bùng nổ chi tiêu cho thương hiệu tư nhân trong những tháng gần đây.

Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục với hơn 3/4 (77%) người mua sắm cho biết, họ đã và sẽ tiếp tục mua thêm nhiều sản phẩm của các thương hiệu.

Shelley Balanko – phó chủ tịch cấp cao của The Hartman Group cho biết, doanh số bán hàng tăng vọt giữa lúc người tiêu dùng ngày càng trở nên thiếu hiểu biết về thương hiệu và tập trung nhiều hơn vào thuộc tính của sản phẩm. Đồng thời, các cửa hàng tạp hóa cũng đang chú trọng phát triển các sản phẩm có nhãn hiệu riêng. “Về cơ bản đây là phiên bản rẻ hơn của các thương hiệu tên tuổi, nhưng có khả năng cạnh tranh với các nhà cung cấp chính thống về cả chi phí lẫn chất lượng”. Đây là kết quả từ công trình nghiên cứu kết hợp với nghiên cứu từ The Hartman Group của ông Doug Baker – phó chủ tịch Quan hệ Công nghiệp của Hiệp hội công nghệ thực phẩm.

Để duy trì động lực phát triển, Baker và Balanko đã xác định được 4 cách chính mà các cửa hàng tạp hóa đang áp dụng để đẩy mạnh thương hiệu riêng của họ.

1.”Mài dũa” các thuộc tính của sản phẩm

Balanko cho biết, người tiêu dùng đang dần không còn phụ thuộc vào thương hiệu và thay đổi quyết định mua hàng của mình để đáp ứng các thuộc tính mong muốn.

Các cửa hàng tạp hóa đang áp dụng nhiều “thuộc tính cao cấp, như “hữu cơ, không biến đổi gen và công bằng về mặt thương mại”. Thực phẩm chức năng và thực phẩm có nguồn gốc thực vật – xu hướng ngày càng được mở rộng khi chuyển các loại thực phẩm thay thế protein sang các danh mục như mì ống – là hai lĩnh vực mà Baker cảm thấy những người bán tạp hóa đang khám phá để khai thác tiềm năng thương hiệu của các sản phẩm trong cửa hàng của họ.

sản phẩm good graces không chứa gluten của hy vee

Từ chi nhánh có nguồn gốc thực vật của Amazon với dòng Fresh đến nhãn hiệu Good Graces không chưa gluten của Hy-Vee, các cửa hàng tạp hóa đang cung cấp rất nhiều lựa chọn tốt và tập trung vào sức khỏe của người tiêu dùng.

Baker nói: “Mọi người đang sử dụng thực phẩm để phòng ngừa các loại bệnh hơn bao giờ hết”, bởi lẽ họ muốn sống lâu hơn và không muốn phải chi trả quá nhiều cho các hóa đơn y tế tốn kém.

2.Cải tiến cấp bậc thương hiệu

Khi các cửa hàng tạp hóa xây dựng thương hiệu riêng, họ đang bước ra khỏi việc tập trung vào các mức giá, như giá siêu cao hoặc siêu thấp, và thay vào đó phát triển sản phẩm để đa dạng hóa mức giá và giá trị của chúng.

Balanko chia sẻ, các mức giá, đặc biệt là phân khúc ở giữa, đã trở nên chi tiết hơn. Trong những năm gần đây, các nhà bán lẻ đã chuyển sang chiến lược mới như phát triển các mức giá bổ sung, hoặc phân định các mức giá cho một số thương hiệu khác mà họ có.

Cũng theo Balanko, người tiêu dùng mua sắm nhiều hơn theo từng dịp. Họ có những sở thích cũng như mức độ co giãn về giá khác nhau giữa các danh mục. Nơi các khách hàng giao dịch với những thương hiệu riêng có thể ở khắp mọi nơi, nhưng đặc biệt phổ biến ở một số danh mục nhất định liên quan đến sức khỏe, chăm sóc toàn diện và các loại đồ ăn nhẹ nếu sản phẩm cao cấp có “sự khác biệt về mặt ẩm thực và mới lạ”.

“Có các cấp khác nhau sẽ hữu ích hơn vì người tiêu dùng không hạn chế việc mua sắm của bản thân trong một cấp cụ thể”, Balanko nói. “Vì vậy, ngay cả khi người tiêu dùng đang mua sắm tiệm cận với ngân sách, vẫn có những dịp và những danh mục mà họ sẵn sàng bỏ tiền để mua về phiên bản cấp cao của nó”.

save mart đi tiên phong trong việc phân chia cấp bậc cho thương hiệu riêng

Một số cửa hàng tạp hóa đang phát triển các cấp bậc cụ thể, chẳng hạn như phân khúc cao cấp. Năm ngoái, Kroger cho biết, họ có kế hoạch bổ sung 600 mặt hàng – với 60% thuộc các dòng Simple Truth hoặc Private Selection để đáp ứng mong muốn của người mua hàng đối với phân khúc sản phẩm cao cấp, theo Memphis Business Journal đưa tin.

Baker lưu ý rằng, “giá trị” đối với các thương hiệu tư nhân đã chuyển từ mức giá có ý nghĩa nghiêm ngặt sang bao gồm các yếu tố khác như tính bền vững của thương hiệu, lợi ích sức khỏe, trách nhiệm xã hội và hơn thế nữa. FMI cũng khuyến khích những người bán hàng tạp hóa xem xét các khía cạnh như tính bền vững hoặc sức khỏe và hạnh phúc bên cạnh vấn đề về giá cả trên các cấp bậc thương hiệu của họ.

Ví dụ: Porfolio thương hiệu của Save Mart đã theo đuổi cách tiếp cận 3 cấp: hương vị độc đáo, tương đương với thương hiệu quốc gia và các tùy chọn tiết kiệm chi phí. Danh mục thương hiệu riêng của công ty chia thành các dòng cấp thấp, trung cấp và cao cấp.

3.Tăng cường độ nhận diện đối với người tiêu dùng

Với chiến dịch tiếp thị mới, Save A Lot – một chuỗi cửa hàng siêu thị giảm giá của Mỹ có trụ sở chính tại St. Ann, Missouri, Greater St. Louis – đang tìm cách thúc đẩy giá trị thương hiệu riêng của họ. Đồng thời họ cũng mong muốn giúp người mua hàng hiểu rằng, những sản phẩm ấy đã là một thương hiệu riêng ngay từ đầu.

Các cửa hàng tạp hóa giảm giá, nơi có cách tiếp cận đa thương hiệu với hơn 50 thương hiệu riêng, nhận thấy khách hàng thường coi các thương hiệu cửa hàng của họ là các thương hiệu của quốc gia hoặc khu vực ít người biết đến. Tuy nhiên, việc giảm giá chỉ là để giúp người mua hàng có thể tiếp cận được với những lựa chọn phù hợp với ví tiền so với những thương hiệu có tên tuổi.

save a lot đang thay đổi chiến dịch tiếp thị

Trong một trong những quảng cáo mới của mình, Save A Lot đã có cách để làm nổi bật nên lý do khiến người mua hàng phải chọn các thương hiệu riêng khi mua các sản phẩm bơ đậu phộng và thạch của họ: Phía bên trái cửa hàng sẽ có Smuckers và Jif. Còn phía bên phải sẽ có thạch nho của Bramley và bơ đậu phộng dạng kem của Nut Some. Các sản phẩm này có thiết kế bên ngoài tương tự như các thương hiệu quốc dân, được đặt gần một vòng tròn màu vàng có dòng chữ ” Thương hiệu Save A Lot”, và khẩu hiệu “Tastes Alike. Save A Lot”.

Balanko nói rằng, trải nghiệm tích cực với nhà bán lẻ có thể khơi dậy niềm tin hơn vào các sản phẩm thương hiệu riêng, tạo ra “hiệu ứng hào quang” cho nhà bán lẻ.

cách save a lot làm nổi bật sản phẩm thương hiệu riêng của mình trong chiến dịch tiếp thị mới

52% người tiêu dùng được khảo sát cho biết, thương hiệu của một nhà bán lẻ rất quan trọng đối với họ khi chọn nơi để mua sắm. Đây là kết quả ghi nhận được từ báo cáo mới nhất của FMI về các thương hiệu tư nhân. Đối với những thường xuyên mua sắm các sản phẩm thương hiệu tư nhân, số người được khảo sát ghi nhận về tầm quan trọng của thương hiệu nhà bán lẻ chiếm tới 67%.

Tuy nhiên, một số nhà bán lẻ không muốn có mối liên hệ rõ ràng với các thương hiệu cửa hàng của họ. Có thể kể đến như Aldi hoặc Trader Joe’s. “Họ có nhiều danh mục thương hiệu riêng. Điều này khiến người mua hàng lo ngại rằng mức giá cũng sẽ có sự khác biệt, và tương tự như vậy, chất lượng sản phẩm cũng sẽ khác nhau.

Các nhà bán lẻ thường có hai cách tiếp cận chính đối với các thương hiệu tư nhân, theo báo cáo Tham vọng Thương hiệu của The Hartman Group: “branded house” – nơi thương hiệu liên kết chặt chẽ với nhà bán lẻ và “house of brands” – nơi các nhà bán lẻ phản ánh các thương hiệu quốc gia với nhiều loại hình riêng và không có ràng buộc rõ ràng.

4.Thay đổi cách đóng gói

Balanko cho biết, các cửa hàng tạp hóa đã thoát khỏi những thiết kế “đơn giản, nhàm chán và chữ viết chung chung” để khiến bao bì thương hiệu riêng của họ thêm phần cá tính và đa chức năng hơn. Chẳng hạn như thêm một chiếc cửa sổ bằng nhựa trên bao bì, hoặc dùng bao bì bên trong để giới thiệu sản phẩm.

Một số cửa hàng tạp hóa đang sử dụng bao bì để thể hiện thuộc tính của sản phẩm giúp cải thiện nhận thức của người mua. Ví dụ, dòng thực phẩm hữu cơ tự nhiên của Kroger’s Simpe có thiết kế đơn giản, phối màu xanh lá cây và trắng. Trong khi đó, Target’s Good & Gather là “một thương hiệu tư nhân thể hiện rõ vẻ cao cấp và hiện đại”.

sản phẩm và bao bì của Targets Good Gather

Đặc biệt, Target đã sử dụng bao bì đầy màu sắc với dòng sản phẩm được yêu thích trong ngày màu phấn và thương hiệu Good & Gather có thiết kế sôi động. Mua sắm thực phẩm là một “hoạt động trực quan”, vậy nên một bao bì có vẻ ngoài thu hút sẽ giúp thương hiệu thêm nổi bật và đóng vai trò quan trọng trong ba yếu tố quyết định liệu khách hàng có mua lại sản phẩm hay không là: giá cả, thiết kế và hiệu suất.

bao bì sản phẩm của Krogers Simpe lại đơn giản và có màu chủ đạo là xanh và trắng

20% người mua hàng đã từng mua các sản phẩm thương hiệu riêng cho biết, họ mua là vì trông bao bì khá “thú vị”. 14% khác thì chia sẻ, họ thấy bao bì “hấp dẫn” nên mua. 19% người lại cho rằng, bao bì “tiện lợi và dễ tháo rời” là yếu tố khiến họ quyết định mua hàng.

Save A Lot cũng đang học hỏi các thương hiệu quốc gia về việc “làm mới” bao bì. “Nhờ thay đổi cách đóng gói, khách hàng đã sẵn sàng dùng thử các sản phẩm của chúng tôi hơn là khi họ coi chúng tôi là một thương hiệu cấp quốc gia”, Tim Schroder – Giám đốc bán hàng và tiếp thị của Save A Lot từng chia sẻ với Grocery Dive.

Về khía cạnh thân thiện với môi trường, các nhà bán lẻ có thể khai thác mong muốn của người tiêu dùng đối với các sản phẩm bền vững bằng cách sử dụng bao bì để làm nổi bật các chứng nhận, như Fair Trade. Hoặc họ có thể làm nổi bật nguồn gốc địa phương của một số sản phẩm bằng cách in lên bao bì. Nhưng Baker cũng có lưu ý rằng, bao bì là “mục tiêu dễ thực hiện” đối với các cửa hàng tạp hóa nhằm giảm thiểu việc sử dụng bao bì nhựa bằng nhựa dẻo sang sử dụng các vật liệu tái chế.

chứng nhận fair trade

Ví dụ, tại Southeastern Grooters, đầu năm nay họ đã đặt mục tiêu cho việc “làm mới” bao bì thương hiệu của riêng mình. Trong đó bao gồm việc loại bỏ sử dụng polystyrene và sử dụng trung bình 30% vật liệu tái chế sau khi tiêu dùng trong bao bì.

Khi các cửa hàng tạp hóa tìm cách thúc đẩy danh mục thương hiệu riêng của họ, Baker và Balanko đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chú ý đến những gì khách hàng mong muốn để đảm bảo thương hiệu của họ đáp ứng với nhu cầu của người mua.

Balanko nói: “Nhiều người không nhận ra rằng họ đang mua sắm các nhãn hiệu riêng hay có tên tuổi hay không. Họ chỉ quan tâm đến rằng, họ sẽ nhận lại sản phẩm có thuộc tính như thế nào, mức giá ra sao thôi”.

Chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts: Độc lạ đến thành công

chiến lược marketing của dunkin donuts

Chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts thành công giúp nó trở thành QSR được yêu thích hàng đầu với độ phủ trên toàn cầu tăng chóng mặt

Chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts luôn là một trong những “case study” tốn không ít giấy mực của giới F&B. Một thương hiệu tăng trưởng vượt bậc và dường như có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới. Giữa vô vàn các đối thủ nặng ký, nó vẫn không ngừng tự tin chiếm lĩnh thị phần thế giới. Và các chiến lược marketing chính là câu trả lời cho những thành công đó. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Giới thiệu về thương hiệu Dunkin’ Donuts

1.1. Lịch sử ra đời và phát triển

Dunkin’ Donuts (gọi tắt: Dunkin, viết tắt: DD) là nhà hàng phục vụ nhanh (QSR) nổi tiếng toàn cầu. Thương hiệu chuyên về cafe và bánh ngọt ra đời năm 1950. Chuỗi nhà hàng chủ yếu hoạt động theo hình thức nhượng quyền. Trước đó, Dunkin Donut chỉ là một cửa hàng bán bánh rán, cà phê và một số món ăn nhẹ khác tại Quincy, Massachusetts (Mỹ) vào năm 1948. Tuy nhiên, bánh donut và cà phê lại chiếm một nửa số doanh thu.
Với sự đầu tư chỉn chu về sản phẩm và dịch vụ, chỉ sau hai năm, cửa hàng này chính thức trở thành công ty cà phê và bánh donuts đa quốc gia của Mỹ. Và được dẫn dắt bởi ông William Rosenberg. Từ đó, Dunkin’ Donuts đã gặt hái được nhiều thành công. Đặc biệt là nhờ kinh doanh nhượng quyền năm 1955. Thậm chí, đạt doanh thu hơn 5.000$/tuần. Đồng thời, đã có 100 cửa hàng trên toàn nước Mỹ vào năm 1963.
Dunkin Donut được mua lại bởi công ty của Baskin Robbin vào năm 1990. Sau đó đổi tên thành Dunkin. Sự phát triển thần tốc sau đó khiến hàng loạt thương hiệu ăn theo. Đặc biệt là Mister Donut và Dawn Donuts. Hai thương hiệu đối thủ đã được Dunkin mua lại sau đó. Chuỗi bắt đầu tái định vị thương hiệu trở thành công ty đứng đầu về đồ uống. Do đó, tên được đổi thành Dunkin’, vào tháng 1 năm 2019. Nó giống như một cuộc “thay máu” cho toàn bộ hệ thống trên toàn thế giới. Và đến cuối năm 2020, Inspire Brands quyết định mua lại thương hiệu nay.

1.2. Quy mô, doanh thu và sự phát triển vượt bậc trong kinh doanh

Tính đến năm 1998, Dunkin đã phát triển lên 2.500 địa điểm trên toàn thế giới. Doanh thu hàng năm 2 tỷ USD. Sau hơn 10 năm, thương hiệu này có khoảng 12.900 cửa hàng vào năm 2020 trên toàn cầu. Trong đó, 8600 nhà hàng ở 41 tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ. Và hơn 3200 nhà hàng trên 36 quốc gia. Trung bình có khoảng 30 tách cà phê được bán ra mỗi giây (Mccue, 2017). Bởi vậy, đây được coi là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê và bánh donut lớn nhất thế giới.
Năm 2019, Dunkin Donut đạt mốc doanh thu 1,37 tỷ USD. Riêng ở thị trường Mỹ, Dunkin thu về 118,7 triệu USD. Đồng thời, tăng mức tổng giá trị tài sản lên đến hơn 5 tỷ USD. Năm 2020, doanh thu là gần 300 triệu USD. So với số vốn 2.500 USD khởi nghiệp ban đầu năm 1948, Dunkin Donut trở thành một trong những thương hiệu đạt lợi nhuận cao hàng đầu thế giới. Chưa kể, ở thị trường Hàn Quốc, thương hiệu này chiếm thị phần thứ 2 với hơn 900 cơ sở trải dài khắp cả nước. Đồng thời, đóng góp 40% vào doanh thu quốc tế. Con số này thậm chí nhiều gấp 3 lần McDonald và 1/3 lần so với Starbucks.

1.3. Triết lý và mục tiêu kinh doanh của Dunkin’ Donuts

Từ trước đến nay, các sản phẩm mà Dunkin’ Donuts cung cấp luôn bán chạy nhất tại Mỹ. Bởi lợi ích, sự hài lòng của khách hàng là kim chỉ nam xuyên suốt quá trình hoạt động. Bởi vậy, nó luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Từ đó, Dunkin Donut xây dựng nên triết lý kinh doanh: “tạo nên và phục vụ những loại cà phê, bánh rán tươi nhất, ngon nhất, một cách nhanh nhất”. Ngoài ra, các sản phẩm luôn được đảm bảo tươi ngon và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của Mỹ. Qua 6 giờ mà không được tiêu thụ kể từ lúc sản xuất, tất cả sẽ bị tiêu hủy ngay.
Bởi vậy, thương hiệu vượt quá sự mong đợi của khách hàng trên mọi phương diện. Từ chất lượng, hương vị đến dịch vụ khách hàng. Theo xếp hạng của BrandIndex, điểm tổng thể của Dunkin ‘Donuts cao gấp ba so với Starbucks và gấp đôi so với McDonald.

1.4. Tệp khách hàng mục tiêu

Tệp khách hàng của Dunkin’ Donuts là những người ở độ tuổi từ 18-25 tuổi, từ 25 tuổi trở lên. Sở dĩ có sự phân khúc rõ ràng đó là do các sản phẩm của thương hiệu sẽ nhắm đến một nhóm đối tượng nhất định. Dựa vào một số đặc điểm sau để chia:

  • Trong độ tuổi từ 18 đến 25: Chủ yếu là sinh viên, thanh niên có ngân sách eo hẹp, chưa ổn định và có nhu cầu lựa chọn không gian “chill” để học tập, làm việc và gặp gỡ bạn bè.
  • Trên 25 tuổi: Thu nhập khá cao, ổn định. Tuy nhiên, lịch làm việc bận rộn, dày đặc khiến họ thường xuyên ra ngoài ăn hoặc thưởng thức những món ăn nhanh trong các giờ nghỉ trưa hoặc trong quá trình làm việc. Hoặc chọn làm nơi hẹn hò, tụ tập cùng gia đình dịp cuối tuần.

tổng quan dunkin donuts

2. SWOT của Dunkin’ Donuts

Dunkin’ Donuts nổi tiếng với những chiến dịch marketing hiệu quả và ấn tượng bậc nhất. Sự thành công của các chiến dịch đó được coi là bước ngoặt quan trọng trên con đường phát triển như hiện nay. Để làm được điều đó, thương hiệu cần có cái nhìn tổng quan: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay thông qua mô hình SWOT.

2.1. Điểm mạnh

  • Có mặt trên toàn cầu: Dunkin’ Donuts muốn cung cấp năng lượng bằng cà phê và bánh rán cho mọi người trên thế giới. Và hiện nay, nó càng khẳng định được độ phủ với hàng chục nghìn cửa hàng trải dài trên hàng chục quốc gia. Các con số có xu hướng tăng lên liên tục không ngừng. Từ đó, nâng cao độ uy tín và khả năng tiếp cận cho vô số khách hàng.
  • Chất lượng sản phẩm tốt: Bằng nguyên liệu sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh cùng sự chăm chút đến từng chi tiết. Dunkin’ Donuts luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất. Chưa kể, thương hiệu còn bố trí các địa điểm sản xuất tập trung (CML) tạo sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm sẽ không phải vận chuyển xa nên đảm bảo độ nóng, thơm với hương vị trọn vẹn nhất dù bạn ở bất cứ đâu.
  • Hỗ trợ Cộng đồng: Dunkin’ Donuts thường xuyên tham gia thực hiện các sáng kiến ​​có lợi cho cộng đồng. Và bằng nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như: giúp đỡ những người thất nghiệp,hỗ trợ các gia đình chịu ảnh hưởng của COVID-19, điều trị cho bệnh nhân ung thư,… Từ đó, nâng cao giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng.
  • Tạo vị thế, định vị thương hiệu trên thị trường: Nhắc đến ăn sáng, chắc hẳn Dunkin’ Donuts là cái tên nhiều người nghĩ đến ngay. Với hành trình phục vụ bữa sáng hoàn hảo cho khách hàng trong 72 năm qua, Dunkin’ Donuts đã tạo được danh tiếng là nơi phục vụ một trong những bữa sáng ngon nhất trên toàn thế giới.

2.2. Điểm yếu

  • Quá phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ: Phần lớn thị phần, doanh thu, lợi nhuận đều tập trung ở Hoa Kỳ. Thực tế, vào năm 2019, 46,7% tổng doanh thu đến từ phân khúc Dunkin’ Donuts Mỹ. Để làm thỏa mãn thị trường này, Dunkin’ Donuts từng tung ra chiến dịch quảng cáo với slogan: “Nước Mỹ chạy trên Dunkin”. Do đó, chỉ một biến động nhỏ của kinh tế Hoa Kỳ cũng khiến thương hiệu này gặp bất lợi lớn.
  • Hạn chế trong mở rộng quốc tế và tăng độ phủ toàn cầu: Đây là mục tiêu mà bất kỳ thương hiệu nào cũng mong muốn đạt được. Bởi nó mang lại nhiều sự công nhận, uy tín cũng như nâng mức lợi nhuận lên cấp số nhân. Dunkin’ Donuts cũng mở thêm chi nhánh, nhượng quyền tại một số quốc gia. Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh với các đối thủ khác, đặc biệt là Starbuck thì khá khó.
  • Tranh cãi: Một trong những yếu tố khiến rất nhiều thương hiệu sụp đổ là khủng hoảng truyền thông. Đáng sợ hơn nữa là bị tẩy chay. Bởi nó sẽ gây ra tổn hại cả về danh tiếng và tài chính. Dunkin’ Donuts đã từng bị chỉ trích vì có hành vi phân biệt đối xử dựa trên màu da và sắc tộc. Ngoài ra, còn bị phạt vì vi phạm lao động trẻ em.
  • Quá nhiều đường: Donuts rất ngon nhưng lại chứa khá nhiều đường. Mà hiện nay, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sức khỏe. Đặc biệt trong việc giảm thiểu lượng calo và những căn bệnh mà đường gây ra như béo phì, các bệnh tim mạch… Bởi vậy, việc tiêu thụ các mặt hàng này sẽ rất khó khăn.

2.3. Cơ hội

  • Thực đơn lành mạnh: Xây dựng, điều chỉnh thực đơn lành mạnh là yếu tố mà Dunkin’ Donuts đang hướng đến. Thương hiệu đã có cơ hội hợp tác cùng các chuyên gia dinh dưỡng để cải thiện menu lành mạnh hơn. Bằng cách thêm trái cây và rau, giới thiệu các sản phẩm không đường và đổi món từ bánh mì tròn sang táo.
  • Tăng thị phần: Nhu cầu cũng như mức sống của con người ngày càng tăng. Do đó, người tiêu dùng sẽ sẵn sàng trải nghiệm các sản phẩm mới. Chưa kể, thương hiệu này đã có tiếng trên toàn cầu. Do đó, chỉ cần một số thay đổi về chiến lược và chiến thuật cũng có thể mang lại cơ hội mở rộng thị phần cho Dunkin’ Donuts.
  • Mở rộng menu: Thay vì liên tục mở rộng thực đơn, Dunkin’ Donuts hiện chỉ cung cấp các lựa chọn giới hạn. Hoặc nếu có, thương hiệu này sẽ cung cấp thêm salad và các bữa ăn cho bữa trưa và bữa tối. Đây có lẽ là giải pháp tốt nhất để tăng mức tiêu thụ.
  • Đa dạng hóa nguồn doanh thu: Dunkin Donut, có thể tận dụng giá trị thương hiệu để tiến vào thị trường nước trái cây hoặc thậm chí, trở thành nhà sản xuất ngũ cốc. Ngoài mở rộng doanh thu, nó còn làm giảm sự phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh hiện tại và khiến nó có lợi hơn.

2.4. Thách thức

  • Cạnh tranh gay gắt: Có rất nhiều thương hiệu lớn trên thị trường kinh doanh các mặt hàng này. Chưa kể, số lượng mọc lên ngày càng nhiều. Chưa kể, còn có một số thương hiệu chiếm phần lớn tiềm năng của thị trường như Starbucks. Do đó, Dunkin’ Donuts phải tạo nên các giá trị thực sự khác biệt và ấn tượng để tăng khả năng cạnh tranh và đứng vững trên trên cuộc đua gay gắt này.
  • COVID-19: Dunkin’ Donuts phải đối mặt và gánh chịu những tổn thất tài chính và doanh thu sụt giảm nặng nề. Thương hiệu đã phải đóng cửa 800 cửa hàng tại Mỹ. Do đó, để gây dựng lại không hề dễ dàng và cần một thời gian dài.
  • Nhận thức về sức khỏe: Dunkin’ Donuts cung cấp các sản phẩm không lành mạnh và đồ ăn vặt cho người tiêu dùng. Nó chứa khá nhiều mỡ và đường. Chưa kể, càng nhiều người quan tâm và chú trọng hơn đến sức khỏe bản thân. Do đó, việc thu hút khách hàng lựa chọn Dunkin’ Donuts sẽ là một bài toán nan giản.

swot của dunkin donuts

3. Chi tiết chiến lược marketing Dunkin’ Donuts

Một trong những yếu tố khiến Dunkin’ Donuts nổi tiếng toàn cầu không thể không kể đến các chiến lược marketing tiếp thị hỗn hợp. Đó là sự kết hợp của 4 thành phần: Sản phẩm (Product), Giá (Price), Khuyến mãi (Promotion), Phân phối (Place).

3.1. Product – Chiến lược marketing sản phẩm của Dunkin’ Donuts

Dunkin’ Donuts có khẩu hiệu “Dunkin’ Donuts và hơn thế nữa”. Thương hiệu mong muốn sẽ mang đến cho khách hàng những trải nghiệm ăn uống tốt nhất. Hiện menu có hơn 1000 món và thường được thay đổi thường xuyên theo mùa cũng như thói quen khách hàng từng khu vực. Cụ thể là điều chỉnh, bổ sung một số nguyên liệu và hương vị phù hợp. Chẳng hạn như một số quốc gia sẽ có thêm sandwich thịt xông khói, trứng ốp lết… Chưa kể, còn có các món tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, các loại đồ uống vẫn là sản phẩm cần được tập trung đầu tư. Bởi có đến 64-65% doanh thu đến từ đồ uống và các mặt hàng thực phẩm nướng khác. Chẳng hạn như cafe, trà, nước ép, latte, trứng, phô mát, bánh mì kẹp thịt xông khói, bánh khoai tây bào chiên… Trong khi, chỉ có 8-9% doanh thu bán hàng đến từ bánh Donuts.

3.2. Price – Chiến lược marketing giá của Dunkin’ Donuts

Giá cả là yếu tố tạo nên tính cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Tùy thuộc vào phân khúc, thương hiệu, sản phẩm,… mà giá cả sẽ phải cân nhắc để đảm bảo phù hợp và đạt hiệu quả doanh thu. Đây cũng là cách để định vị thương hiệu trên thị trường và tăng tính cạnh tranh với các đối thủ. Giá của Dunkin’ Donuts thường cao hơn so với các bên khác. Giá sẽ dao động trong khoảng từ $0,99 đến $6,73, tùy thuộc vào thị trường phân phối.
Tại Việt Nam, Dunkin’ Donuts gia nhập thị trường gần chục năm với 13 cửa hàng. Đồng thời, tập trung chủ yếu ở Hồ Chí Minh. Mức giá trung bình khoảng 49.000 – 69.000 đồng tại đây là khá cao so với các thương hiệu khác. Đặc biệt là với nhóm đối tượng là giới trẻ cùng sự phát triển như vũ bão của nhiều thương hiệu bánh ngọt – đồ uống hiện nay. Dunkin có lẽ chưa phải là lựa chọn yêu thích của phần đông khách hàng trẻ.

3.3. Place – Chiến lược marketing phân phối của Dunkin’ Donuts

Với tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ cafe lớn nhất nước Mỹ, Dunkin’ Donuts đã bắt đầu mở rộng quy mô toàn quốc. Chưa kể, hiện nay, nó đã bắt đầu sử dụng hình thức trực tuyến để đặt hàng sản phẩm. Dự kiến đến năm 2025, số cửa hàng của Dunkin’ Donuts sẽ tăng gấp 3 với con số là 15.000. Một số thành phố mục tiêu đầu tiên trong kế hoặc là: Atlanta, Nash-ville, Charlotte, Baltimore, Chicago, Cincinnati, Cleveland, Jacksonville và Tampa.
Năm 1963, Bob, con trai của Rosenberg, CEO của Dunkin’ Donuts đã mở địa điểm thứ 100. Năm 1990, Dunkin’ Donuts tiếp tục mở rộng bằng cách mua lại hai chuỗi cửa hàng của đối thủ: Mister Donut và Dawn Donuts. Đến năm 1998, thương hiệu đã sở hữu 2.500 cửa hàng trên toàn thế giới với doanh thu 2 tỷ USD hàng năm. Vào năm 2018, Dave Hoffmann đã tìm cách bổ sung thêm 1,000 cửa hàng mới bên ngoài vùng Đông Bắc Hoa Kỳ vào cuối năm 2020. Các cửa hàng được thiết kế mới mẻ, hiện đại, đậm chất “thương hiệu đồ uống”. Và đến nay, Dunkin’ Donuts đã có hơn 12.900 nhà hàng trải khắp 42 quốc gia với hình thức nhượng quyền.

3.4. Promotion – Chiến lược marketing chiêu thị của Dunkin’ Donuts

  • Một số chiến dịch quảng cáo nổi tiếng
“It’s Worth the Trip”

Việc xây dựng nhân vật “Fred the Baker” có lẽ là chiến dịch quảng cáo thành công và được yêu thích nhất trong lịch sử. Trong suốt thập niên 1980, nó được nhắc đến đồng nghĩa với Dunkin’ Donuts. Bởi vậy, có thể nói, nó đã tạo nên cuộc cách mạng với thương hiệu này. Chiến lược này được Cục Quảng cáo Truyền hình trao cho danh hiệu một trong năm quảng cáo truyền hình tốt nhất của những năm 1980.
“Fred the Baker” do nam diễn viên Michael Vale thủ vai trong 15 năm cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1997. Đôi mắt ngái ngủ với khẩu hiệu mỗi sáng: “Time to make the donuts“ (Đã đến giờ làm bánh rán!). Hình tượng xây dựng đánh trúng tâm lý của người dân Mỹ. Đồng thời, nhấn mạnh cách Dunkin’ Donuts luôn đồng hành và mang đến nguồn năng lượng mạnh mẽ để họ làm mọi thứ.

“America Runs on Dunkin“

Chiến dịch đã đánh dấu nỗ lực tái định vị quan trọng nhất trong lịch sử 55 năm phát triển. Với khẩu hiệu “Nước Mĩ chạy cùng Dunkin”, thương hiệu muốn truyền tải thông điệp rằng Dunkin’ Donuts sẽ truyền năng lượng cho người Mỹ trên mọi hành trình của cuộc sống. Từ đó, họ có thể làm việc, học tập hiệu quả để phát triển đất nước. Việc thay đổi khẩu hiệu và gây tiếng vang hơn giúp thu hút một nhóm khách hàng mới từ các địa điểm khác. Bằng cách thông qua sự kết nối cảm xúc và những loại cà phê hảo hạng.

“The Joy in Childhood Foundation”

Với chiến dịch nhân văn này, trong bốn năm liên tiếp, thương hiệu đã đứng đầu về trong danh mục cà phê về đánh giá lòng trung thành của khách hàng. Đây là quỹ từ thiện được hỗ trợ bởi Dunkin cùng các đối tác, khách hàng và nhân viên. Từ đó, thực hiện sứ mệnh mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc thời thơ ấu cho những đứa trẻ đang chiến đấu với đói nghèo hoặc bệnh tật. Kể từ năm 2006, “Joy in Childhood Foundation” đã tài trợ hơn 30 triệu đô la để hỗ trợ các chương trình cho trẻ em.

“Fritalian”

Năm 2007, ngôn ngữ hư cấu “Fritalian” xuất hiện trong hàng loạt quảng cáo. “Is it French? Or is it Italian?” hát một điệp khúc của khách hàng phải đối mặt với một menu dài các thuật ngữ không phải tiếng Anh. “Perhaps Fritalian?” nhằm mỉa mai các chuỗi cà phê kiểu Starbucks tự cao cùng khách hàng thân thiết luôn cố tỏ ra kiêu ngạo với các món cafe khó phát âm.

“Delicious lattes from Dunkin’ Donuts. You order them in English”

Quảng cáo muốn truyền tải rằng latte, cappuccino và espresso là những từ mượn từ tiếng Ý, không tương đương trong tiếng Anh. Ngoài ra, các quảng cáo tiếp theo trong năm 2007 cũng trực tiếp chế giễu Starbucks.

“You ‘Kin Do It!”

Vào năm 2009, chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts gây bão với Slogan: “You ‘Kin Do It!” trị giá 100 triệu USD. Năm 2017, công ty đổi tên thành “Dunkin’” để khẳng định sản phẩm mà thương hiệu hướng đến là cà phê với lợi nhuận cao nhất. Và quyết định đổi tên toàn bộ năm 2018.

  • Phương tiện tiếp thị
Tiếp thị truyền thông xã hội

Dunkin’ Donuts đã tận dụng tốt các phương tiện truyền thông xã hội để thu hút khách hàng của mình. Thực khách có thể có được cái nhìn trực quan thông qua trang Instagram của Dunkin’ Donuts. Hình ảnh thương hiệu và các công thức nấu ăn được đầu tư hình ảnh, đồ họa và video hấp dẫn.
Mỗi cơ sở nhượng quyền sẽ có tài khoản khác nhau để đăng tải nội dung chân thực nhất về địa điểm đó. Ngoài ra, để chăm sóc tốt nhất cho khách hàng. Dunkin’ Donuts sử dụng Twitter để tiếp nhận và trả lời các phản hồi tốt nhất, nhanh nhất có thể với ngôn ngữ vô cùng vui nhộn. Phương pháp tiếp thị truyền thông xã hội hiệu quả này giúp họ thu hút khách hàng bằng cách tạo ra nội dung hấp dẫn mà nhất định phải thử.

Tiếp thị sự kiện và tài trợ

Dunkin’ Donuts là một nhà tài trợ lớn khi nói đến quảng cáo sự kiện. Trong đó, Madison Square Garden Company và Dunkin’ Donuts đã ký kết hợp đồng dài hạn. Chẳng hạn như tài trợ cho đội bóng rổ NBA, Liên đoàn khúc côn cầu nữ quốc gia,… Ngoài ra, còn tài trợ cho America’s Got Talent, Thế vận hội, cung cấp cà phê và bánh donuts miễn phí cho 100 khách hàng đầu tiên ở mỗi điểm quảng cáo chiến dịch.
Hoặc đóng góp cho nhu cầu của trẻ em nghèo và phúc lợi của cộng đồng. Chẳng hạn như: quyên góp hơn 11 triệu đô la cho hàng trăm tổ chức từ thiện quốc gia và địa phương thông qua “The Joy in Childhood Foundation”; dành 5 giờ để nhân viên thực hiện các dịch vụ cộng đồng với tổng hơn 3.000 giờ mỗi năm để hỗ trợ các mục đích lớn… Qua đó, có thể nâng cao nhận diện thương hiệu trên quy mô lớn với lượng khách hàng trung thành tiềm năng.
chiến lược marketing dunkin donuts

4. TOP chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts gây bão thế giới

4.1. Chiến lược marketing bằng mùi hương của Dunkin’ Donuts tại Hàn Quốc

Thay vì marketing bằng các ấn phẩm, hình ảnh, video, đồ họa. Dunkin’ Donuts lại có bước đi hoàn toàn mới. Đó là “tấn công” khách hàng bằng mùi hương. Bởi đây cũng là yếu tố quan trọng để kích thích vị giác và quyết định mua hàng của khách hàng.

  • Hàn Quốc – Thị trường tiêu thụ cà phê tiềm năng

Khác với các quốc gia phát triển khác, Hàn Quốc không quá ưa chuộng cà phê và văn hóa uống cà phê mỗi sáng. Theo Hiệp hội Cà phê thế giới thống kê năm 2011, Hàn Quốc chỉ tiêu thụ 1,8 triệu gói cà phê mỗi năm. Tuy nhiên, nó lại thuộc Top 10 nước có số lượng quán cà phê Starbucks trên tổng thu nhập lớn nhất thế giới. Tỷ lệ tiêu thụ cà phê tăng đều đặn 3 – 4 % mỗi năm.
Không những vậy, đây còn là thị trường số một về các chuỗi ăn uống F&B tại Châu Á. Tất cả các brand lớn về F&B trên thế giới đều có mặt và khai thác thị trường này. Trong đó, có hơn 1000 cửa hàng Starbucks. Bởi vậy, đây sẽ là một thị trường tiềm năng nhất định phải khai thác.

  • Mục tiêu

Nhắc đến Dunkin’ Donuts, khách hàng sẽ chỉ nghĩ đến bánh donuts chứ không chuyên về cafe. Bởi vậy, thương hiệu muốn thay đổi định vị trong khách hàng khi nhớ đến cả cafe và bánh donuts. Và đây cũng là combo luôn đi kèm với nhau để mang lại nguồn năng lượng đầy đủ nhất cho bạn.

  • Thấu hiểu hành vi

– Khai thác hiệu quả thói quen hành vi của đối tượng khách hàng mục tiêu:
– Thói quen đi làm bằng xe buýt mỗi ngày
– Các cửa hàng Dunkin’ Donuts được đặt gần các trạm xe buýt.
– Cách để nhận biết và thu hút những người sử dụng xe bus rằng cafe và bánh rất ngon và nên thử.

  • “Flavor Radio”

Tận dụng công nghệ nhận dạng âm thanh và tạo mùi, hương cà phê của Dunkin’ Donuts liên tục được khách hàng cảm nhận. “Flavor Radio” được lập trình khá ấn tượng. Đó là mỗi khi nhạc nền của thương hiệu này được phát trên loa hệ thống xe bus thì mùi cà phê Dunkin’ Donuts đồng thời được phát tán. Đặc biệt, khi cả hai yếu tố này kết thúc cũng là lúc xe buýt dừng lại tại một cửa hàng Dunkin’ Donuts. Bên ngoài được chuẩn bị sẵn các sản phẩm để khách hàng ghé mua nhanh chóng.
“Tại Seoul, rất nhiều người dân đã biết đến thương hiệu Dunkin’ Donuts, nhưng đây là lần đầu tiên họ “hiểu” được giá trị mà chúng tôi đem lại”. Trưởng phòng truyền thông của Dunkin’ Donuts, Jessica Gioglio, chia sẻ. Với các mùi hỗn tạp, khó chịu trên xe bus, mùi hương này sẽ là cứu tinh cho rất nhiều người. Hơn 350.000 người sử dụng xe bus đã được trải nghiệm phương thức này. Đoạn quảng cáo nhấn mạnh rằng: Khi nghĩ về Dunkin’ Donuts, một ly cà phê đầy mê hoặc cho buổi sáng là thứ hiện lên đầu tiên. Từ đó, gắn kết chặt chẽ mối liên hệ “Dunkin = cà phê” trong tiềm thức khách hàng.

  • Bí mật đằng sau mùi hương Dunkin’ Donuts: Tâm lý học

Susan Gilbert, CEO của công ty truyền thông Promotion Success cho rằng sự kết hợp tài tình giữa âm thanh, mùi hương và vị trí chiến lược của Dunkin’ Donuts cho ra đời một chiến dịch marketing cực kỳ thông minh và độc đáo. Cô cũng từng áp dụng tương tự chiến lược này khi khách hàng là một chủ tiệm bánh nhỏ. Những mẫu bánh sẽ được cho ra lò đúng vào lúc nghỉ trưa. Mùi hương lúc này đậm đà và có khả năng lan tỏa nhất. Từ đó, thôi thức con người đi tìm mùi hương đó. Nhờ chiến dịch này, Lil’ Miss Muffins đã phát triển được một chuỗi tiệm bánh với hơn 5 cửa hàng.
Sandeep Datta, Giáo sư trưởng khoa Sinh học thần kinh tại Harvard nói rằng có một “sự liên kết chặt chẽ” giữa các neuron nhận diện mùi và phần xử lý ký ức trong não bộ con người. Việc kết nối mạnh mẽ đến mức khi tác động đến khứu giác thì các ký ức sẽ ùa về.

  • Kết quả

Theo Cheil Worldwide – công ty truyền thông cho chiến dịch này, số lượng khách đã tăng hơn 16% trong suốt thời gian diễn ra chương trình. Đồng thời, nâng doanh thu cà phê nhảy vọt lên gần 29%. Chưa kể, nó còn đem lại giải ba tại Cannes về quảng cáo thông minh cho Cheil Worldwide.

  • Bài học Marketing

– Nghiên cứu kỹ lưỡng và thấu hiểu thói quen của khách hàng mục tiêu.
– Lựa chọn ngách khai thác tiềm năng và truyền tải đúng, độc đáo các thông điệp.
– Lựa chọn các kênh truyền thông phù hợp.
marketing bằng mùi hương dunkin donuts

4.2. Bài học tái định vị thương hiệu từ Dunkin’

Với độ phủ hiện tại, Dunkin chính là một trong những đế chế cà phê và bánh lớn nhất thế giới. Từ năm 2018 đến nay, thương hiệu này không ngừng “thay da đổi thịt”. Và một trong những bước ngoặt “táo bạo”nhất chính là rút ngắn tên thương hiệu. Từ Dunkin’ Donuts thành Dunkin’. Đồng thời, tung ngay bao bì sau 1 tháng công khai sự kiện trọng đại này. Bởi ngay cả trong doanh thu, đồ uống cafe, đặc biệt là Espresso lại lợi nhuận cao nhất. Trong lần tái định vị toàn cầu này, Dunkin’ đã hợp tác với công ty thiết kế Jones Knowles Ritchie (JKR) cũng như BBDO và Arc Worldwide.

  • Khi Dunkin’ không còn Donuts

Tập trung và loại bỏ là xu hướng phát triển tất yếu. Và Dunkin’ Donuts cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trước nhu cầu tiêu dùng lành mạnh vì sức khỏe và doanh số giảm mạnh, Dunkin’ buộc phải đa dạng hóa thực đơn của mình. Thay vì nhấn mạnh cà phê qua bánh Donut, xu hướng ẩm thực lâu dài của thương hiệu này lại chủ yếu là thức uống.
Một chiến dịch có tên “America runs on Dunkin’” năm 2006. Phần nào đã mang lại sự liên tưởng khi thay đổi tên gọi. KFC cũng được sử dụng viết tắt thay cho Kentucky Fried Chicken để giảm mức độ béo của từ “Fried”. Việc đổi tên sẽ là một con dao hai lưỡi cho bất kỳ doanh nghiệp nào. May mắn thay, hành trình tái định vị thương hiệu đã thu hút được khoảng 3 tỷ lượt quan tâm trên toàn thế giới.

  • Nỗ lực tái thiết kế bộ nhận diện với tên gọi mới Dunkin’

Thiết kế thương hiệu là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt. Thay vì các logo màu nâu thường thấy, Dunkin đã lựa chọn tone màu tươi sáng, nhẹ nhàng và lạc quan hơn. Vẫn là sự kết hợp sắc cam và hồng nhưng ngắn gọn hơn giúp logo trở nên nổi bật. Phông chữ Frankfurter vẫn được giữ nguyên như một biểu tượng khó phai. Bộ nhận diện mới được thử nghiệm chủ yếu tại Mỹ trên tất cả các phương tiện. Và sau đó là chính thức triển khai trên toàn thế giới.

  • Bình mới rượu mới

Tái định vị thương hiệu sau cuộc khủng hoảng chính là nỗ lực không hề nhỏ để tăng doanh thu. Đồng thời, hướng đến sự hiện đại hóa, đơn giản hóa từ logo như các thương hiệu ABC, IBM và UPS. Trong báo cáo năm tài chính 2018, công ty đã công bố doanh số bán hàng tăng trưởng 0,6%. Đồng thời trở thành thương hiệu dẫn đầu về đồ uống.
Công cuộc tái định vị thương hiệu phải đảm bảo một cấu trúc thiết kế tương đồng từ website. Hiện tại, công ty có gần 13.000 cửa hàng nhưng chỉ mới có 130 cửa hàng được chuyển đổi sang tên thương hiệu mới. Có lẽ sẽ mất một khoảng thời gian dài để thay đổi cho toàn bộ địa điểm. Và việc thay đổi packaging là chìa khóa duy nhất để Dunkin’ lan tỏa rộng rãi sự thay đổi tên thương hiệu. Mặc dù Dunkin’ không đi đôi với Donuts nhưng triết lý đó vẫn còn giá trị. Trở thành nền tảng để phát triển thành chuỗi cung cấp đồ uống lớn nhất trên thế giới.
dunkin donuts tái định vị thương hiệu

4.3. #Oldbutgold: Cách Dunkin’ Donuts phát triển chiến lược employee influencer

Với sự bùng nổ của TikTok, các thương hiệu quốc tế có xu hướng tập trung phát triển nội dung trên mạng xã hội này. Thay vì sử dụng hình ảnh của Influencer, họ hướng đến tạo động lực để nhân viên chia sẻ cuộc sống, công việc hàng ngày tại cửa hàng lên TikTok. Cụ thể hơn là biến họ trở thành Influencer cho nhãn hàng – “Employee Influencer”. Một số nhân viên của Dunkin’ Donut đã thu hút được lượng lớn khán giả trên TikTok.

  • Làn sóng “Employee Influencer”

Sử dụng “Employee Influencer” tiếp thị cho thương hiệu là một chiến lược chủ động, an toàn và vô cùng hiệu quả. H&M từng triển khai H&M Insiders, trao tặng danh hiệu đại sứ nhân viên trong một năm cho một nhóm công nhân Hoa Kỳ. Hay Zappos và Dell khuyến khích nhân viên chia sẻ tích cực về công việc của họ trên các nền tảng mạng xã hội. Từ đó, mang đến cái nhìn trực quan và chân thật nhất về các thương hiệu.

  • Dunkin’ Donuts tận dụng Employee Influencer với “Crew ambassador”

Dunkin’ là “case study” kinh điển với chiến lược Employee Influencer. Dunkin’ hiện đang khuyến khích nhân viên của họ tạo nội dung liên quan đến công việc hàng ngày lên TikTok cá nhân. Mới đây, Dunkin’ đã khởi động chương trình mang tên “Crew ambassador” (Đại sứ phi hành đoàn). Vừa giúp hình ảnh của Dunkin’ được phủ sóng mạng xã hội với chi phí được tối ưu lớn. Vừa mang đến cơ hội cho nhân viên có thể giới thiệu độc quyền trên kênh TikTok của thương hiệu và tiếp cận các sản phẩm, chiến dịch mới.

  • “Employee Influencer” trong một số chiến dịch khác

Từ đó, xây dựng nên hình ảnh một thương hiệu mới mẻ mà không kém phần thân thuộc. Chưa kể, với khả năng tiếp cận rộng lớn của các tài khoản cá nhân, Dunkin có thể thu hút lượng khách hàng lớn. Mollygruber, một trong những nhân viên của Dunkin’ sở hữu tài khoản TikTok 493.7K người theo dõi. Trong đó, lượt tương tác với video về Dunkin’ Donuts lên đến 2 triệu Likes.
Hơn nữa, Dunkin còn tham gia vào xu hướng “Food Content”. Đây là một trong những nội dung được theo dõi nhiều nhất trên TikTok. Năm 2018, Dunkin Donut thực hiện chiến dịch “Sipping Is Believing”(tạm dịch: Nhấm Nháp Là Tin Tưởng). Từ đó, nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về công thức pha thủ công espresso mới của Dunkin. Chiến dịch đã rất thành công khi đạt 300 triệu đô la doanh số bán cà phê. Chưa kể, Dunkin chỉ hợp tác với các influencer dưới 50.000 followers. Sinh sống chủ yếu ở xung quanh Philadelphia.
dunkin donuts marketing nhờ employee influencer marketing bằng employee influencerXem thêm: Phát triển Phúc Long: Thương hiệu thuần Việt và bước ngoặt lớn từ thương vụ “bạc tỷ”

5. Chiến lược kinh doanh marketing của Dunkin’ Donuts tại Việt Nam

5.1. Thời điểm Dunkin’ Donuts tham gia vào thị trường F&B Việt Nam

Từ tháng 11/2013, Dunkin đã đặt chân vào thị trường Việt Nam với cửa hàng đầu tiên tại TP HCM. Và công ty TNHH DV thực phẩm và giải khát Việt Nam (VFBS) chính là đối tác nhượng quyền tại Việt Nam của Dunkin’ Donuts. Công ty thuộc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP) của ông Johnathan Hạnh Nguyễn và bà Lê Hồng Thủy Tiên.

5.2. Các loại đồ uống đặc trưng của Dunkin’ Donuts Việt Nam

Ở Việt Nam, Dunkin nổi tiếng với cà phê Arabica. Nó được coi là thức uống hợp khẩu vị và được khách hàng Việt ưa chuộng nhất. Ngoài ra, còn có một số món ăn đồ uống rất được yêu thích như:

  • Các loại cà phê sữa đá, Americano, Cappuccino, Latte, Fudgaccino,…
  • Socola Macchiato, trà sữa than tre Macchiato, Dunkin Macchiato, trà Olong Macchiato,…
  • Các loại trái cây như xoài, dâu tây, chanh dây…
  • Nước có ga kết hợp với hoa quả tươi vị dâu, chanh…

5.3. Các loại bánh đặc trưng của Dunkin Donuts Việt Nam

Một số loại bánh được nhiều người lựa chọn trong thực đơn của Dunkin Donuts:

  • Bánh vòng Dunkin nhân kem phủ socola
  • Các loại bánh ngọt vị dâu tây, cốm, trà xanh, chà bông,…
  • Các loại bánh nhân mặn: bánh mì vòng nhân kẹp thịt nguội, trứng ốp la, donut sandwich, croissant cá ngừ

5.4. Lý giải lý do Dunkin’ Donuts lại chưa thành công ở thị trường Việt Nam

Tại Việt Nam, Dunkin’ Donuts gia nhập thị trường gần chục năm với 13 cửa hàng. Đồng thời, tập trung chủ yếu ở Hồ Chí Minh. Mức giá trung bình khoảng 49.000 – 69.000 đồng tại đây là khá cao so với các thương hiệu khác. Đặc biệt là với nhóm đối tượng là giới trẻ. Chưa kể, các thương hiệu bánh ngọt – đồ uống hiện nay phát triển như vũ bão. Dunkin có lẽ chưa phải là lựa chọn yêu thích của phần đông khách hàng trẻ.
dunkin donuts tại việt namXem thêm: Chiến lược Marketing của ToCoToCo: Bí quyết tăng độ phủ

6. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về chiến lược marketing của Dunkin’ Donuts. Bằng sự thông minh và hướng đi mới lạ, Dunkin’ Donuts đã trở thành nhà bán lẻ cà phê số một nước Mỹ. Đừng quên nghiên cứu kỹ thị trường và tìm hiểu thật kỹ càng nhu cầu khách hàng. Khi đó, họ mới thực sự tin tưởng và lựa chọn bạn giữa vô vàn các doanh nghiệp khác. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.