Home Blog Page 45

4 Startups định hình ngành FoodTech (Công nghệ thực phẩm)

4 startup hình thành nên foodtech

4 Startups định hình ngành FoodTech (Công nghệ thực phẩm). Những câu chuyện của họ là gì? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay!

Sự xuất hiện của các công nghệ mới đang thay đổi cách thức hoạt động của ngành thực phẩm. Đồng thời cũng tạo một ngành công nghiệp kỹ thuật số mới “FoodTech”. Những đổi mới của công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng. Bao gồm: Sự tiện lợi, sản phẩm tươi mới và thân thiện môi trường.

1. Cook My Grub

Doanh nhân Shabbir Mookhtiar và Dinesh Patil đã lên tưởng cho Cook My Grub vào tháng 12 năm 2019. Đây là lúc họ phát hiện ra lỗ hổng trên thị trường thực phẩm. Những thực phẩm được nấu tại nhà có thể giao đến tận nhà của mọi người thông qua ứng dụng di động một cách dễ dàng.
ceo cook my grub
Khách hàng có thể chọn món ăn từ những đầu bếp đã thành lập “Nhà bếp ảo” của riêng họ. Bên cạnh đó, khách hàng hoàn toàn yên tâm khi biết rằng món ăn của họ đáp ứng các tiêu chuẩn của Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm.
Trước đây, cả hai nhà đồng sáng lập đều làm việc với vai trò quản lý cấp cao trong doanh nghiệp. Cả hai đều có gia đình trẻ và có cuộc sống bận rộn. Do đó, họ gặp khó khăn trong việc chuẩn bị bữa ăn tươi mới ở nhà.

thương hiệu cook my grub

Mookhtiar nói: “Tại tiệc Giáng sinh 2019, chúng tôi đã nói về đầu bếp tại gia địa phương. Những người đã nấu và bán đồ ăn trong khu vực lân cận. Họ được đánh giá cao bởi những món ăn dân tộc rất chính thống, chỉ có ở các vùng cụ thể của Ấn Độ. ”

Đó là khoảnh khắc “Eureka” của họ. Sau khi nhận được khoản đầu tư ban đầu từ bạn bè, họ đã dành chín tháng để phát triển, thử nghiệm sản phẩm và tung ra dịch vụ của mình. Khi doanh số bán hàng bắt đầu tăng cao, Shabbir Mookhtiar và Dinesh Patil đã khởi động một chiến dịch huy động vốn cộng đồng vượt 250% mục tiêu và huy động được 750.000 bảng Anh.

đầu bếp cook my grub

Ứng dụng có 10.000 người dùng và hơn 400 đầu bếp. Mookhtiar nói: “Theo lời cam kết ban đầu, mọi đầu bếp mới đều được đào tạo về nhận thức về dị ứng và Vệ sinh Cấp độ 2. Ngoài ra, các đầu bếp cũng được hỗ trợ đăng ký với hội đồng địa phương.”

2. HIER

Công ty khởi nghiệp HIER của Đức cung cấp một ứng dụng cho phép các cửa hàng và cửa hàng tạp hóa xử lý đơn hàng. Các đơn hàng này sẽ đến từ tất cả các nhà cung cấp địa phương và tập chung lại một nơi. HIER được thành lập vào năm 2019 bởi Lara Hämmerle và Mark Jäger. Nó có mục đích kết nối các nhà cung cấp thực phẩm và các nhà bán lẻ trên cùng một nền tảng.

Giám đốc điều hành Hämmerle cho biết: “Chúng tôi không chỉ đặt thương mại thực phẩm địa phương ngang với toàn cầu, mà còn tạo điều kiện cho một chuỗi cung ứng linh hoạt hơn. Điều quan trọng là thường xuyên phải đối mặt với sự thay đổi ngày càng lớn nông nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu.”

ceo hier

Hai nhà sáng lập đã sớm nhận ra rằng nhiều công ty FoodTech là các doanh nghiệp B2C. Họ giao thực phẩm cho những người sống ở khu vực đô thị, sẵn sàng chả phí giao hàng đắt cao. Hämmerle nói: “Đó không phải là một thị trường có thể mở rộng. Khoảng 95% người mua thực phẩm của họ từ cửa hàng bán lẻ thực phẩm truyền thống. Chúng tôi nhận ra hiệu quả là mang thực phẩm địa phương tươi ngon đến cho người tiêu dùng.”

Doanh nghiệp được tài trợ từ trước bởi các VC Pale Blue Dot, Speedinvest, Entrepreneur First và Yes VC. Cùng lúc đó, HIER đang làm việc với các cửa hàng tạp hóa riêng lẻ trong các hợp tác xã lớn của Đức và tạp hóa chuyên biệt như tiệm bánh và cửa hàng thịt. Họ được yêu cầu cung cấp những thực phẩm khác nhau, bao gồm trái cây và rau, sữa, thịt, rượu và không – đồ uống có cồn.

startup hier

3. Gardin

Được thành lập vào năm 2020, công nghệ của Gardin nhằm mục đích trao quyền cho các nhà sản xuất thực phẩm. Nó hoạt động bằng cách theo dõi và cung cấp thông tin chi tiết về sức khỏe thực vật trong điều kiện môi trường tăng trưởng. Điều này nhằm giảm thiểu chất thải và làm cho thực phẩm phát triển bền vững hơn.

Giải pháp full-stack của công ty được thiết kế để đo các đặc điểm sinh lý cây trồng. Bao gồm: Quang hợp, vấn đề sinh học, phi sinh học và mật độ dinh dưỡng. Đồng thời thúc đẩy mối tương quan giữa sinh lý của cây trồng và môi trường tăng trưởng. Điều này giúp các nhà sản xuất thực phẩm can thiệp ngay khi cần thiết.

công nghệ của gardin

Doanh nghiệp được thành lập bởi doanh nhân Sumanta Talukdar. Vốn là một người ăn kiêng, ông ấy đã cố gắng tự trồng trọt những sản phẩm của riêng mình. Tuy nhiên, kết quả lại không mấy khả quan. Ông ấy trở nên thất vọng vì không có khả năng trồng những loại rau tươi tại nhà. Trong khi NASA có thể trồng các sản phẩm tươi trong không gian.

Sumanta Talukdar phát hiện ra rằng vấn đề đến từ nhiều phía. Các vấn đề gây ra bởi những người trồng ít kinh nghiệm và toàn ngành công nghiệp thực phẩm. Điều này đã thôi thúc Gardin đưa mô hình thực phẩm sạch vào chuỗi cung ứng.

Gardin đã nhận được tài trợ tiền hạt giống từ LDV Capital, Seedcamp & MMC Ventures cùng với các nhà đầu tư Angel. Đây cũng là một trong 32 công ty công nghệ được Net Zero Growth của Tech Nation tài trợ.

Xem thêm:

4. ShelfNow

Ra mắt vào năm 2019, ShelfNow là thị trường trực tuyến B2B. Nó giúp thu hẹp khoảng cách giữa các nhà sản xuất thực phẩm và những người mua hàng. Doanh nghiệp được thành lập bởi Giám đốc điều hành Philip Linardos và COO Sajid Ghani. Linardos cho biết: “Lĩnh vực F&B bán buôn của Vương quốc Anh là rất lớn, và chỉ riêng EU, đã đạt doanh thu hơn 100 tỷ euro. Các doanh nghiệp nhỏ hơn chiếm khoảng 50% doanh thu này”.

shelfnow

Các cuộc thảo luận với doanh nghiệp cho thấy điều thú vị. Cả thương hiệu SME và người mua đều không có thời gian để nghiên cứu và mua hàng trực tiếp. Linardos nói: “Thay vào đó, họ dựa vào những người bán hàng truyền thống. Những người bán thực phẩm kém chất lượng và thiếu minh bạch.”

Các nhà đồng sáng lập đã tạo ra một nền tảng B2B hiện đại. Nó giúp người sản xuất và người mua giao dịch trực tiếp. Đồng thời giảm chi phí và thiết lập mối quan hệ giữa người mua và người bán. Công ty sẽ xử lý tất cả các khoản thanh toán và các hóa đơn.

startup shelfnow

Số vốn ban đầu là tự thân của những người sáng lập. Sau đó họ đã nhận lại nguồn vốn của “Angel Investor” (Nhà đầu tư thiên thần). ShelfNow cũng đã huy động vốn từ một số “Angel Investor” ba lần. Hiện tại, một vòng Seed hiện đang được tiến hành.

Nhà Hàng Số hy vọng bài viết vừa rồi 4 StartUps hình thành FoodTech đã mang lại tin hữu ích. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những thông tin về hay về F&B hãy tham khảo ngay danh mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số nhé!

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Cloud Kitchen 7 Days

vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Cloud Kitchen 7 Days là được nhiều người quan tâm. Cùng đi tìm hiểu về mô hình Cloud Kitchen này tại Ấn Độ.

Cloud Kitchen (Bếp trên mây) đã phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Quy mô thị trường dự kiến đạt gần 3 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, điều kiện làm việc của các cơ sở này cần có sự giám sát chặt chẽ hơn.

1. Tổng quan về 7 Days

Có mặt vào một buổi chiều thứ Hai tại 7 Days Kitchen ở Marathahalli, Bengaluru. Thoạt nhìn, người ta có thể không biết đây là nơi tồn tại của một Cloud Kitchen. Nó không có gì đặc sắc, ấn tượng ngoài một bảng hiệu được đã cũ.
Căn bếp nằm trong một hành lang nhỏ. Bước vào vài bước, chúng tôi thấy một nhà bếp thương mai. Phòng bếp có diện tích ngang phòng tắm trong một căn hộ và có hai người đàn ông đang nấu bếp. Mọi hoạt động đều diễn ra nhanh chóng để kịp cho những đơn hàng vận chuyển. Hai người đàn ông này sống ở các phòng khác tại cuối hành lang.
Nhà hàng 7 Days

2. Cách Cloud Kitchen 7 Days hoạt động

Blog của Prashant Baid đã tiết lộ rằng Cloud Kitchen này sở hữu 200 thương hiệu khác. Các thương hiệu này xuất hiện trên nền tảng Swiggy và Zomato. Hơn thế, cả các thương hiệu này đều có chung số giấy phép và địa chỉ.
Cloud Kitchen cung cấp thức ăn mang về, bởi vì nó không không gian phục vụ tại chỗ (Giúp tiết kiệm chi phí đầu tư). Đồ ăn sẽ được đăng trên các trang như Swiggy và Zomato.
Thương hiệu Zomato và Swiggy
Hàng ngàn đơn đặt hàng đã được vận chuyển từ căn phòng tối tăm, không đạt tiêu chuẩn và có nhiều vấn đề vệ sinh. Về cơ bản, khách hàng có thể không nhận ra rằng 200 nhà hàng này là một và giống nhau. Nhưng nhìn lướt qua vô số đánh giá sẽ có một điểm chung: Đánh giá không hài lòng.

3. Động thái của FSSAI đối với 7 Days

Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ (FSSAI) cấp giấy phép cho nhà bếp trên đám mây. FSSAI cũng không đặt ra giới hạn về số lượng thương hiệu có thể hoạt động trong cùng một cơ sở.
Sau khi blog đưa thông tin với công chúng, FSSAI đã đến kiểm tra. Vào ngày chúng tôi đến thăm nhà bếp, những người đàn ông nói rằng họ đã ngừng hoạt động vào khoảng 10 ngày trước.
Cơ quan Tiêu chuẩn và An toàn Thực phẩm của Ấn Độ
Sĩ quan được chỉ định của FSSAI Ravindranath, người đã đến thăm nhà bếp ở Marathahalli, xác nhận điều này. Anh ta nói rằng: “Nhà hàng đã nhận được một giấy phạt từ nhân viên an toàn thực phẩm. Ngoài ra, chủ sở hữu đã hứa rằng anh ta sẽ tuân thủ các tiêu chuẩn.” Ravindranath nói rằng FSSAI sẽ theo dõi nhà bếp và nếu có bất kỳ khiếu nại nào, nhân viên an toàn thực phẩm của khu vực sẽ hành động.
Để trả lời các truy vấn bằng văn bản, FSSAI tuyên bố rằng: “Một pháp nhân có thể cung cấp sản phẩm của mình cho vô số thương hiệu. Và tất cả các thương hiệu đó đều cần tuân thủ các tiêu chuẩn của FSSAI.”
Bếp trên mây an toàn thực phẩm
Bếp trên mây mất khoảng một tháng và chi phí khoảng 2.000 Rs để có được giấy phép FSSAI. Theo các đại lý giúp mua các giấy phép này, FSSAI thường tiến hành kiểm tra mỗi năm một lần. Các ứng dụng như Swiggy và Zomato sẽ không bị tiến hành kiểm tra. Các nhà làm ứng dụng cũng đã xác minh điều này. Họ nói rằng việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi: Có đơn kiếu nại hoặc các thông số giảm (Chẳng hạn như xếp hạng liên tục thấp).

4. Chủ thương hiệu 7 Days đã lên tiếng

Giấy phép cho nhà bếp Marathahalli đứng tên Ramjani Khan (Chủ cơ sở). Khan cũng sở hữu một nhà hàng 7 Days khác ở Electronic City, cách đó 25 km. Ngoài ra, anh còn có rất nhiều danh sách nhà hàng trên các ứng dụng tổng hợp. Trên Google, cửa hàng Electronic City có 750 bài đánh giá với nhiều phản hồi khác nhau.
Khi chúng tôi đến thăm, nhà hàng này đã được mở cửa và chỉ phục vụ tại chỗ 1 vài bàn. Ba đơn đặt hàng đến qua ứng dụng giao hàng trong khoảng 30 phút. Một bàn tại chỗ đã được sử dụng. Nhưng đây không phải là đơn đặt hàng của nhà hàng 7 Days. Nó là đơn của nhà hàng có tên ‘Smokeing Tandoor’ trên Zomato.
Có nhiều đơn đặt hàng mang về
Khan không có mặt ở cả hai địa điểm. Khi chúng tôi gọi, anh ấy lúc đầu tỏ ra hiếu chiến. Sau đó, anh lại khá kín tiếng. Anh ấy nói với chúng tôi cách mà anh ấy đã đến được đây.
Khan nói: “Chúng tôi bắt đầu bếp của mình trong thời gian dịch bệnh. Khi mọi người không thể tìm thấy thức ăn. Khi đó, không ai nói gì về căn bếp này. Nhưng bây giờ mọi người dường như có một vấn đề. Chúng tôi không lừa đảo bất cứ ai. Không phải lấy tiền mà không giao hàng ”. Anh bảo vệ quyết định kinh doanh nhiều thương hiệu của mình. Những nhà hàng này là nguồn thu nhập duy nhất của anh. Sự tiêu cực của blog đã thay đổi cloud kitchen có 200 thương hiệu và anh ấy chỉ sau một đêm.
Khan cũng đã xác nhận rằng FSSAI đã kiểm tra nhà bếp ở Marathahalli của anh ấy. Và Swiggy và Zomato đã bỏ một số thương hiệu của anh ấy.
Căn bếp tại Marathahalli
“Chúng tôi không vi phạm bất kỳ quy tắc nào của FSSAI. Chúng tôi đã không đóng cửa nhà bếp của mình chỉ vì ai đó đã tweet. Nếu Swiggy, Zomato không chấp thuận, chúng tôi sẽ không kinh doanh. Chúng tôi không bán trực tiếp mà thông qua nền tảng của họ! ”: Anh nói.
Khan cho biết anh ta biết rằng Swiggy đã nói chuyện với FSSAI về vấn đề này. “Họ chỉ kiểm soát thương hiệu nào đang mở hoặc đóng cửa trên ứng dụng của họ. Swiggy và Zomato vẫn chưa thảo luận với tôi.”
Theo một nguồn tin tại Swiggy, việc kiểm tra đã được thực hiện tại nhà bếp trên mây. Tuy nhiên, phần lớn danh sách các nhà hàng đã bị cho ngừng hoạt động.
Thật thú vị: Nhiều trong số hàng trăm thương hiệu mà Khan tạo ra có những cái tên rất giống với tên của các chuỗi nhà hàng nổi tiếng. Ví dụ: Nhà hàng Empair (Nhà hàng Empire), Hộp A8 (Hộp 8), Nhà hàng Megna (Meghna Foods), Eat Fresh (EatFit), Mani’s Royal Biryani (Mani’s Dum Biryani), và các nhà hàng khác.
Khi được hỏi lý do tại sao anh chọn đi theo thương hiệu đã có tên tuổi, Khan trở nên phòng thủ: “Có cả Số lượng và Chất lượng. Điều này cũng không phải là sao chép hay gian lận!”. Khan vẫn đang không hiểu tại sao một blog về nhà bếp của anh ấy đã có một bước ngoặt bất ngờ như vậy. Tuy nhiên, anh vẫn quyết tâm kinh doanh.
Không có gì lạ khi ba đến bốn nhà hàng hoạt động từ cùng một nhà bếp đám mây. Tuy nhiên, tất cả chỉ sở hữu với một giấy phép duy nhất.
“Rất khó để tạo ra doanh thu đáng kể từ một thương hiệu mới. Vì cần có thời gian để xây dựng một thương hiệu. Nếu một thương hiệu mới đang tạo ra doanh thu 5 vạn Rs, thì người chủ có thể tăng doanh thu bằng cách thêm nhiều thương hiệu hơn từ cùng một nhà bếp. Đó là bản chất của một căn bếp trên mây. Nó cho phép bạn tăng doanh thu trên mỗi mét vuông. Bạn cũng có thể vận hành nhiều thương hiệu hoặc món ăn với các mức giá khác nhau và hương vị khác nhau”: Animesh Lodha, chủ sở hữu của nhà hàng Cheeliza có trụ sở tại Mumbai cho biết.
Xem thêm:

5. Ví dụ về Cloud Kitchen đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm

Hãy xem xét Rebel Foods. Đây là nhà của các thương hiệu như Faasos, Behrouz Biryani, Oven Story Pizza, Lunch Box, Mandarin Oak, The Good Bowl, SLAY Coffee, Sweet Truth và Wendy’s.
thương hiệu rebel foods
Một số nhà bếp của Khan được xếp hạng từ 3,5-3,8 trên các ứng dụng tổng hợp, trong khi nhiều nhà bếp không có bất kỳ xếp hạng nào. Theo các chuyên gia trong ngành, xếp hạng trung bình dưới 4,0 có nghĩa là lượng đặt hàng thấp hơn 20-30%.
“Biryani By Kilo chỉ là một thương hiệu tuy nhiên nó lại đạt doanh thu 200 Rs. Khi bạn có 20-30 thương hiệu, điều này có thể làm chất lượng các thương hiệu có xu hướng giảm xuống.”: Eshwar K. Vikas (Đồng sáng lập Mukunda Foods) lên tiếng

6. Các chuyên gia nhận xét về mô hình Cloud Kitchen hiện nay

Vị trí của nhà bếp trên mây đóng một vai trò quan trọng đối với quy mô kinh doanh. Theo các chuyên gia, Bengaluru có 15 thị trường vi mô, bao gồm HSR, Indiranagar và Koramangla. Giá trị đặt hàng trung bình dao động tùy thuộc vào vị trí. Mỗi vị trí có số lượng đơn hàng khác nhau.
Vị trí tác động đến số lượng đơn đặt hàng
Ví dụ, Indiranagar có giá trị đặt hàng trung bình cao hơn nhiều so với Electronic City.HSR Layout thường nhận được gần 15 nghìn đơn đặt hàng trên Swiggy mỗi tháng, cao hơn so với các khu vực như Marathahalli hoặc Electronic City.
Theo các nghiên cứu, sinh viên có xu hướng đặt hàng nhiều hơn so với gia đình. Điều này ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh ở các khu vực như Indiranagar và Koramangala (Nơi có nhiều cử nhân cư trú).
Các nhà hàng đóng cửa trong thời gian dịch bệnh
Khi các nhà hàng ăn uống đóng cửa do đại dịch, hoạt động kinh doanh bếp trên mây bùng nổ. Nhờ vào lợi nhuận cao hơn và chi phí đầu tư thấp, bếp trên mây đã phát triển nhanh chóng. Theo công ty nghiên cứu thị trường RedSeer, quy mô thị trường dự kiến sẽ đạt gần 3 tỷ USD vào năm 2025, tăng từ 400 triệu USD vào năm 2019.
Qua bài viết này, những vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Cloud Kitchen 7 Days. Tuy nhiên, không phải căn bếp trên mây nào cũng sẽ như vậy. Bạn hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Chuyển Động F&B trên website Nhà Hàng Số để được cập nhật những tin tức mới mỗi này nhé!

Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel – Chi tiết lãi lỗ

bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel

Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel gồm những hạng mục nào? Tại sao phải có bước này nhà hàng mới kinh doanh thành công?

Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel là một trong những khâu vô cùng quan trọng đảm bảo việc cân đối trong kinh doanh được thành công và hiệu quả. Để xây dựng và đi vào vận hành nhà hàng, xây dựng dự toán chi phí mở nhà hàng bằng excel là không thể thiếu. Bởi đây không đơn thuần là những con số mà còn là những khoản thu chi chi tiết, chi phí dự trù cho suốt dự án khởi nghiệp.
Mục tiêu lý tưởng của dự toán chi phí là nghiên cứu xem mặt hàng kinh doanh có khả năng thu lời cao không? Đồng thời, cho chủ doanh nghiệp những lựa chọn phù hợp nhưng mang về hiệu quả kinh tế nhất. Dự toán chi phí kinh doanh giúp nhà kinh doanh đưa ra được giá bán phù hợp trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

1. Dự toán chi phí là gì?

Dự toán chi phí (Cost Estimate) là bước ước lượng, tính toán các chi phí cần có để thực hiện một kế hoạch kinh doanh, sản xuất nhất định. Khi bắt đầu một công việc cần đến nguồn vốn lớn, cần có dự đoán chi phí để cân đối nguồn vốn hiện có với thực tế kinh doanh.
Dự toán chi phí là gì
Dự toán chi phí chi tiết, cụ thể và sát nhất với giá thị trường sẽ có sự chuẩn bị nhất định đối với nguồn vốn. Từ đó, chi phí bỏ ra sẽ tiết kiệm nhất có thể. Khi đã trải qua bước dự toán chi phí trước kinh doanh, có nghĩa bạn đã hiểu rõ về thị trường, vật dụng, trang thiết bị. Bước này đòi hỏi cần có quá trình tìm hiểu cẩn thận và nghiên cứu chi tiết. Hoàn thành bước này chứng tỏ bạn đã sẵn sàng về vốn kiến thức để kinh doanh.

2. Tại sao nên trải qua bước lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel?

Để kinh doanh nhà hàng đòi hỏi phải có nguồn vốn để chi tiêu các khoản kinh phí. Tuy nhiên, nếu quản lý nguồn vốn không hợp lý sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng thất thoát và không cân đối chi tiêu. Điều đó gây ra tình trạng lãng phí trong kinh doanh, thâm hụt ngân sách và nhiều vấn đề khác.
 tại sao nên dự toán chi phí nhà hàng trước khi kinh doanh
Do đó, có một bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel nhằm mục đích kiểm soát nguồn vốn là điều quan trọng. Lợi ích của việc làm này cụ thể như sau:

  • Lên danh sách những công đoạn cần giải quyết khi kinh doanh nhà hàng
  • Xác định số vốn đầu từ khi bắt đầu kinh doanh
  • Xác định được nguồn chi phí cố định phải chi trả hàng tháng
  • Xác định các khoản phí phát sinh để dự phòng

tại sao cần bảng dự toán chi phí nhà hàng excel

3. Các chi phí cố định trong bảng dự toán chi phí nhà hàng excel

Tùy vào loại hình nhà hàng bạn muốn kinh doanh, mặt hàng, diện tích, quy mô nhà hàng sẽ có bảng dự toán chi phí khác nhau. Thông thường chi phí sẽ được chia thành chi phí cố định và chi phí lưu động. Về chi phí cố định:

3.1. Chi phí mặt bằng

Chi phí mặt bằng là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc kinh doanh. Chi phí mặt bằng của một nhà hàng dao động từ 150-250m2. Mặt bằng gồm ba không gian chính: không gian phục vụ, không gian nhà bếp và không gian để xe.
Tùy theo mô hình kinh doanh,số lượng khách hàng, tính chất, quy mô nhà hàng, bạn sẽ lựa chọn diện tích phù hợp. Giá cả thuê mặt bằng cũng phụ thuộc vào các yếu tố: vị trí địa lý, khu vực mặt đường, giao thông, … Chi phí mặt bằng ở khu vực trung tâm sẽ chuộng khách hơn ở vị trí không gian hẹp nhưng chi phí sẽ đắt đỏ hơn.
chi phí mặt bằng
Địa điểm kinh doanh không chỉ đắc địa ở chỗ mặt đường, đông dân cư mà phải tập trung và dễ dàng tiếp cận nhóm khách hàng tiềm năng. Phần chi phí mặt bằng sẽ chiếm khoảng 25% chi phí vốn đầu tư ban đầu. Khi đóng chi phí mặt bằng, bạn nên dự trù và ký hợp đồng+đặt cọc từ 6 tháng – 12 tháng. Khi ký hợp đồng, nên ký hợp đồng ít nhất 3 năm. Bởi đây là thời gian đủ để hoạt động kinh doanh phát triển ổn định và thu lời.

3.2. Chi phí thiết kế nội thất, không gian nhà hàng

Sau bước tìm chi phí mặt bằng, bước tiếp theo, bạn cần trang trí nội thất nhà hàng. Trang thiết bị và nội thất nhà hàng cần thống nhất và đồng bộ với thương hiệu nhà hàng. Đối với quán kinh doanh nhỏ, có thể chỉ cần dọn dẹp sạch sẽ và sắm sửa. Nhưng đối với mô hình lớn, cần sơn sửa lại nhà hàng cho đẹp mắt và phù hợp.
Bạn cần dự trù khoảng 5-10% chi phí trong tổng chi phí nhà hàng. Sau khi thiết kế hoặc có ý tưởng thi công nội thất nhà hàng, bạn tiếp tục tìm đến những đơn vị cung ứng trang thiết bị, nội thất và trang trí cho nhà hàng. Cần tìm một nơi uy tín, đảm bảo chất lượng để tránh lãng phí về sau.
dự toán nội thất nhà hàng bằng excelTùy vào nguồn vốn bạn có, cần cân đối chi tiêu để không chiếm quá nhiều tiền tránh lãng phí. Bạn có thể lựa chọn mua ở trên các sàn thương mại điện tử, cũng có thể mua các trang thiết bị thanh lý trên các hội nhóm thanh lý đồ cũ. Tuy nhiên, cần lưu ý về chất lượng và tính đồng bộ thương hiệu. Không nên vì quá rẻ mà lựa chọn thiết bị không đồng nhất gây rối mắt, kém thẩm mỹ.

3.3. Chi phí trang thiết bị nhà hàng

Trang thiết bị nhà hàng là khoản chi phí bắt buộc tiếp theo trong bảng bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel. Bạn cần phải lên danh sách các vật dụng, trang thiết bị cần thiết trong khu vực nhà bếp và khu vực phục vụ. Các trang thiết bị này càng chi tiết càng tốt, giá cả cụ thể, sát với thực tế. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng đảm bảo chi phí cần thiết và không bị thâm hụt ngân sách.
chi phí trang thiết bị nhà hàng
Chi phí trang thiết bị nhà hàng nên giữ ở mức dưới 25% tổng số vốn. Tuy theo mô hình bạn muốn kinh doanh, bạn cần lên danh sách những vật dụng phù hợp: lò nướng, bếp nướng, bếp từ, nồi chiên, máy rửa bát,…

3.4. Phần mềm quản lý nhà hàng

Phần mềm quản lý nhà hàng là chi phí nên có trong giai đoạn hiện nay. Phần mềm quản lý nhà hàng có vai trò hỗ trợ quá trình kinh doanh hiệu quả hơn, xử lý các nghiệp vụ bán hàng và quản trị chuyên nghiệp hơn. Phần mềm này giúp bạn quản lý và tiết kiệm được nguồn nhân lực, chi phí và thời gian. Bạn có thể giảm thiểu sự thất thoát và gian lận không đáng có trong quá trình kinh doanh.
phần mềm quản lý nhà hàng
Tính năng của phần mềm này rất tiện lợi. Cụ thể như quản lý đơn hàng, chấm công của nhân viên, theo dõi doanh thu của quán, chi phí nguyên vật liệu,…
Xem thêm:

3.5. Chi phí nguyên liệu kinh doanh nhà hàng

Chi phí này dao động lớn nhỏ theo loại hình kinh doanh mà bạn định hướng. Tùy vào đó là nhà hàng món Á, món u, buffet hoặc đồ nướng,… Cách tính nguyên liệu phải kèm theo giá COST. Thông thường, tùy vào loại hình kinh doanh sẽ có cách tính COST khác nhau. Hầu hết sẽ được tính theo công thức sau: Nguyên liệu cấu thành món ăn/35×100. Vì vậy, nguyên liệu của bạn chỉ được phép giao động từ 30-35%.
Để tiết kiệm chi phí, chủ nhà hàng phải chú trọng đến khu bảo quản, chế biến nguyên liệu đầy đủ. Điều này sẽ tránh được thực phẩm bị hỏng gây thất thoát. Khu bảo quản nhà hàng nên có hệ thống đông đá, làm lạnh phù hợp với từng nhóm nguyên liệu. Bên cạnh đồ ăn, đồ uống cũng là khoản chi phí cần đầu tư. Bởi đây cũng là hạng mục thu hút khách hàng đến với nhà hàng.
chi phí nguyên liệu nhà hàng
Khi lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel, cần có khoản dự trữ nguyên liệu và đồ uống. Bình quân chi phí cho nguồn dự trữ này sẽ khoảng 10-20 triệu đồng/tháng. Một tips nhỏ cho người mới kinh doanh là nên dành thời gian tìm một nhà phân phối nguyên vật liệu thật uy tín và đảm bảo, giá cả hợp lý. Điều này về lâu dài sẽ tiết kiệm cho bạn kha khá chi phí giúp bạn tối đa hóa lợi nhuận. Chi phí nguyên vật liệu nhà hàng chỉ được phép nằm trong tối đa 10% số vốn của nhà hàng.

3.6. Chi phí Marketing nhà hàng

Chi phí marketing không thể thiếu trong kinh doanh nhà hàng, đặc biệt là nhà hàng lớn. Chi phí marketing phải chia thành nhiều giai đoạn. Giai đoạn trước khai trương, sau khai trương và lâu dài. Có nhiều hình thức để marketing, từ truyền thống đến online trên nền tảng mạng xã hội.
Chi phí để phát tờ rơi, quảng cáo và treo banner sẽ khoảng từ 5-10 triệu đồng. Đối với hình thức quảng cáo trên nền tảng mạng xã hội, chi phí khoảng 15-30 triệu đồng/ tháng là bình thường. Bạn cũng có thể thuê KOLs về để quảng bá cho nhà hàng. Tuy nhiên, chi phí này sẽ tương đối lớn, tùy và tên tuổi và độ phủ sóng của KOLs.
chi phí marketing
Lập những kênh fanpage của nhà hàng, cung cấp những hình ảnh, những kiến thức về nhà hàng là một ý tưởng hay ho. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đặt bài qua báo chí/pr. Dù chi phí hoạt động marketing như thế nào, cũng không được quá 5-7%.

3.7. Chi phí nhân viên

Kinh doanh nhà hàng có quy mô lớn cần có nhiều nhân viên phục vụ để đảm bảo nhà hàng hoạt động được trơn tru. Ví dụ, với một nhà hàng phục vụ từ 75-100 thực khách, bạn cần có hai người đầu bếp chính. Bạn cần có 4 phụ bếp và khoảng 5-10 nhân viên phục vụ. Khu vực thu ngân cần có 1-2 người, 1 quản lý, 1-2 bảo vệ để đảm bảo việc bảo vệ tài sản cho khách hàng. Bình quân mỗi người khoảng 6-7 triệu/tháng. Như vậy, mỗi tháng bạn sẽ mất từ 150-170 triệu tiền lương cho nhân viên.
chi phí nhân viên
Tùy vào quy mô và loại hình kinh doanh, bạn phân phối nhân viên hợp lý. Tuy nhiên, đối với bếp trưởng, quản lý nhà hàng cần lựa chọn người đáng tin cậy, có chuyên môn về lĩnh vực kinh doanh. Điều này đảm bảo độ uy tín và chất lượng của nhà hàng. Đặc biệt, đây là cánh tay đắc lực của chủ nhà hàng. Thiếu họ, nhà hàng không thể hoạt động trơn tru được.
Đối với nhóm nhân viên phục vụ và phụ bếp, bạn có thể tuyển người làm theo ca để tiết kiệm chi phí tối đa. Đặc biệt, sinh viên là những người có nhu cầu tìm việc cao và có ý thức tốt. Đây là một thị trường tiềm năng để bạn tuyển nhân viên.

3.8. Chi phí duy trì

Thực tế, việc kinh doanh nhà hàng không thể có lời trong thời gian đầu. Bạn phải chấp nhận một tháng đầu hòa vốn, thậm chí có thể bị lỗ. Nên bạn phải có chi phí dư ra để duy trì hoạt động một cách hợp lý. Để đảm bảo nhà hàng có thời gian thích ứng với thị trường, bạn cần một “gói bảo hiểm” duy trì hoạt động trong thời gian đầu. Ít nhất bạn phải có một khoản chi phí dự trù từ 4-6 tháng để chi trả cho nguyên vật liệu, nhân viên, chi phí điện nước,…
chi phí duy trì
Ở giai đoạn đầu, khách hàng chưa biết nhiều đến thương hiệu của bạn. Bạn cần đẩy mạnh quảng cáo bằng các chương trình khuyến mãi, đảm bảo chất lượng món ăn và phục vụ,… Như vậy có thể sớm kéo về lượng khách hàng tiềm năng cho nhà hàng nhanh nhất.

3.9. Chi phí thủ tục đăng ký kinh doanh

Trong lĩnh vực nhà hàng – dịch vụ, có hai hình thức kinh doanh chính. Đó là kinh doanh hộ cá thể và kinh doanh theo doanh nghiệp. Để con đường kinh doanh được pháp luật bảo hộ, bạn cần đăng ký giấy phép kinh doanh.
thủ tục đăng ký kinh doanh
Mỗi mô hình kinh doanh sẽ có những yêu cầu về giấy tờ kinh doanh khác nhau. Để tránh bị thiếu hồ sơ đăng ký kinh doanh hoặc bị trả về vì chưa đúng, cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh (Theo mẫu)
  • Bản photo giấy tờ tùy thân của cá nhân tham gia thành lập doanh nghiệp (Công chứng)

Vị trí nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh: UBND quận/huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh
Thời hạn trả lời hồ sơ: 3 – 5 kể từ ngày nộp hồ sơ trong trường hợp hồ sơ hợp lệ
Trường hợp không hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo văn bản về những hồ sơ, thủ tục còn thiếu để bổ sung và hoàn thiện.

4. Chi phí phát sinh

Bên cạnh các chi phí cố định, chủ nhà hàng cần có khoản kinh phí phát sinh trong trường hợp cần thiết. Các chi phí này có thể không phải chi trả, nhưng trong một số trường hợp nhất định phải tính vào.
Cụ thể, đó có thể là các loại thuế cần đóng nộp, chi phí khi trang thiết bị bị hỏng hóc, chi phí “tạo lập mối quan hệ”,… Đây là những chi phí không thể dự trù trước. Bạn có thể cân đối theo tình hình kinh tế và nơi bạn kinh doanh. Địa bàn hoạt động cần phải có những khoản phí không tên. Chỉ khi bước vào hoạt động, những khoản phí đó mới xuất hiện. Những khoản phí này giúp bạn “ổn định và yên tâm làm ăn”.
chi phí phát sinh
Tuy nhiên, khoản phí này chỉ được chiếm khoảng 2-3%. Nếu nhiều hơn sẽ ảnh hưởng đến các khoản chi phí khác của bạn.

5. Bảng dự toán chi phí mở nhà hàng Excel

Bên cạnh phần mềm quản lý nhà hàng, bạn cần trang bị cho mình bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel để dễ dàng quản lý nguồn thu chi của nhà hàng.
Excel là công cụ tính toán, thống kê tiện dụng, thiết thực và phù hợp. Bạn cần cài đặt và quản lý bảng chi phí này một cách hiệu quả và công khai. Đây là các chi phí thể hiện sự minh bạch của hoạt động kinh doanh của quán.
bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel
Quản lý bằng excel còn tránh được việc thất thoát không đáng có trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, có một điều lưu ý là bạn cần làm chủ công cụ này. Khi thiết lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel, cần đảm bảo các chi phí chi tiết, cụ thể và rõ ràng nhất. Các khoản chi phí phải đảm bảo trung thực.
Tham khảo bảng dự toán chi phí nhà hàng bằng Excel tại đây.
Xem thêm:

6. Tổng kết

Bài viết trên đây đã thiết lập bảng dự toán chi phí mở nhà hàng excel cần thiết khi bắt đầu kinh doanh một nhà hàng. Bước dự toán chi phí này vô cùng quan trọng, là bước khởi đầu cho việc kinh doanh thành công. Khởi nghiệp nhà hàng đòi hỏi nhiều kinh phí lớn, vì vậy, dự trù kinh phí kinh doanh là bước không thể thiếu tránh thất thoát trong quá trình hoạt động.

Dự án Space-F và tham vọng “Thung lũng Silicon thực phẩm” của Thái Lan

Dự án SPACE-F của Cơ quan Đổi mới Quốc gia Thái Lan (NIA) sẽ mang lại cơ hội đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thực phẩm của Thái Lan và tạo ra Thung lũng thực phẩm Silicon cho Đông Nam Á.

Theo Tiến sĩ Pun-Arj Chairatana, Giám đốc Điều hành của NIA, an ninh lương thực đã và đang là một thách thức trên toàn thế giới trước sự bùng nổ của đại dịch. Tương tự, dân số toàn cầu tăng nhanh, biến đổi khí hậu và giảm lao động nông nghiệp, cùng với lãng phí lương thực, đã làm cho an ninh lương thực trở thành một “vấn đề nghiêm trọng” cần được giải quyết.

Cơ quan này đã khởi động chương trình SPACE-F vào năm 2019 để ươm tạo và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm của Thái Lan thông qua các chương trình cố vấn, kết nối kinh doanh và hợp tác và tiếp tục hỗ trợ trong việc mở rộng lĩnh vực thông qua ấn bản SPACE-F năm 2022.

Space F hứa hẹn sẽ đẩy mạnh sự phát triển của ngành công nghệ thực phẩm Thái Lan

Tiến sĩ Chairatana cũng chỉ ra tình trạng an ninh lương thực và dinh dưỡng trên thế giới trong báo cáo 2022 của Liên Hợp Quốc. Trong đó, 10% dân số toàn cầu — hơn 800 triệu người – hiện đang bị đói.

“Thái Lan có đủ nguyên liệu thô để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng”, Tiến sĩ Chairatana nói. Và quốc gia này cũng có một dịch vụ hậu cần hàng đầu. Ông Chairatana tiếp lời: “Những đặc điểm này làm cho ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan trở nên đặc biệt và định vị Thái Lan là “nhà bếp toàn cầu”. Tuy nhiên, việc sử dụng công nghệ và đổi mới ở đất nước chúng tôi vẫn còn hạn chế”.

1. SPACE-F – tăng tốc phát triển công nghệ thực phẩm

“Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành đều mắc kẹt ở cấp độ SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa), nơi tập trung chủ yếu vào tiêu dùng nội địa. Do đó, NIA đã vào cuộc để khuyến khích việc sử dụng đổi mới trong ngành này. Với mục đích cung cấp sức sống cho thế giới thông qua đổi mới, dự án ‘SPACE-F’ đã được khởi xướng vào năm 2019 để ươm tạo và thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm ở Thái Lan”,Tiến sĩ Chairatana nói.

“Dự án tập hợp các công ty khởi nghiệp và công ty công nghệ thực phẩm thông qua sự cố vấn đổi mới, kết nối kinh doanh và chương trình hợp tác. SPACE-F cung cấp một nền tảng nổi bật để khuyến khích các doanh nhân khởi nghiệp tiếp cận với công nghệ và đổi mới sâu sắc để mang lại tiến bộ cho doanh nghiệp của họ và ngành công nghiệp thực phẩm. Các công ty khởi nghiệp được chọn sau đó sẽ được cố vấn để tiếp cận thị trường Đông Nam Á và toàn cầu”, ông nói.

OMG shrimp là một trong những nhãn hiệu được nâng đỡ bởi dự án Space F

Dự án SPACE-F đã tạo điều kiện cho một hệ sinh thái phù hợp và thuận lợi cho việc phát triển công nghệ sâu cho ngành công nghiệp thực phẩm. Giờ đây, họ đang tìm cách khuyến khích việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo. Đại diện dự án cho biết: “Dịch vụ đổi mới giúp thu hút đầu tư liên doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh vì hầu hết các đối thủ cạnh tranh thường chỉ tập trung vào sản xuất đổi mới”.

SPACE-F sẽ tiếp tục cung cấp cố vấn cho các công ty khởi nghiệp thông qua các chương trình của mình, từ Vườn ươm cho các công ty khởi nghiệp mới và cố vấn Tăng tốc nhằm thúc đẩy sự phát triển của các công ty khởi nghiệp bằng cách gia tăng giá trị cho doanh nghiệp hiện có.

2. SPACE-F- tạo ra một hệ thống thực phẩm bền vững

Với việc nới lỏng các hạn chế của Covid, dự án cũng đang tìm cách thu hút các doanh nghiệp công nghệ thực phẩm nước ngoài đến Bangkok bằng sự tài trợ của các công ty Thái Lan. “Điều này sẽ cho phép các doanh nhân và công ty khởi nghiệp Thái Lan sử dụng nhiều công nghệ sâu hơn, học hỏi các mô hình kinh doanh quốc tế và trao đổi kiến ​​thức đổi mới –  điều quan trọng cho sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp thực phẩm”.

Sự đổi mới cũng đang diễn ra từ các công ty có trụ sở tại Thái Lan. Đầu năm nay, nhà sản xuất thủy sản hàng đầu Thai Union đã ra mắt một sản phẩm tôm thay thế có nguồn gốc thực vật.

liệu tham vọng của NIA dành cho thị trường công nghệ thực phẩm Thái Lan sẽ trở thành hiên thực?

Tiến sĩ Chairatana cho biết: “Vào cuối năm 2025, ngành Công nghệ thực phẩm dự kiến ​​sẽ đạt giá trị 7,76 nghìn tỷ baht. Ông nói: “Và với tầm nhìn và cam kết hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp, NIA sẽ tiếp tục thúc đẩy Bangkok trở thành “Thung lũng Silicon” về Thực phẩm”.

Kể từ khi SPACE-F ra mắt cách đây ba năm, nó đã cố vấn cho hơn 50 công ty khởi nghiệp công nghệ thực phẩm. “Các doanh nghiệp “tốt nghiệp” từ dự án hiện đang nở rộ và nhận được đầu tư liên tục từ khu vực tư nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực Protein thay thế”,  tiến sĩ Chairatana nói. “Những chiến binh kinh tế mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc định hình tương lai bền vững của an ninh lương thực toàn cầu”.

Chuyên mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất xoay quanh thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo!

“Xe tải thức ăn” WKD Chicken mở chi nhánh tại Business Bay

Thương hiệu “sản xuất tại gia” WKD Chicken đã ra mắt địa điểm ăn tối đầu tiên tại Bay Avenue Mall, Business Bay.

Được điều hành bởi tập đoàn F&B Cravia, WKD Chicken đã có mặt tại khu vực này từ tháng 5 năm 2022 với một căn bếp tối trên phố Hessa và một xe tải bán đồ ăn ở Motor City.

1. Tổng quan về chi nhánh đầu tiên của WKD Chicken

Thực đơn được phục vụ tại đây bao gồm bánh mì gà, cánh, bánh quế và khoai tây lắc kiểu Nashville. WKD Chicken đã được bổ sung vào danh mục đầu tư của Cravia, bao gồm Cinnabon, Zaatar W Zeit, Seattle’s Best Coffee và Carvel ở UAE, cũng như Five Guys và Zaatar W Zeit ở Ả Rập Xê Út.

Louay Ghandour, giám đốc điều hành tập đoàn Cravia, cho biết: “WKD Chicken là thương hiệu sản xuất tại gia thứ hai và cũng là thương hiệu thứ bảy của chúng tôi. Nó sử dụng công thức chế biến gà Nashville và nâng tầm lên một hương vị đặc biệt vượt trội hơn tất cả các đối tác toàn cầu, cung cấp thịt gà giòn, tươi ngon và gia vị hoàn hảo được chế biến tỉ mỉ để mang đến hương vị tuyệt vời nhất.một góc cửa hàng wkd chicken tại Bay Avenue Mall

2. Mục tiêu đầu tư của Cravia

“Chúng tôi liên tục đầu tư vào việc phát triển danh mục doanh nghiệp của mình trên khắp khu vực và hơn thế nữa. Công ty cũng rất vui mừng khi khai trương địa điểm ăn tối đầu tiên tại Bay Avenue Mall để cung cấp những dịch vụ tốt nhất của Nashville cho các văn phòng và tòa nhà dân cư đông đúc trong khu vực. Chúng tôi mong được chào đón khách hàng đến với nhà hàng mới và mời họ khám phá dịch vụ đặc biệt của WKD Chicken, nhờ đó phản ánh chất lượng như đã hứa của chúng tôi tới với toàn thế giới. ”

Cravia khai trương chi nhánh đầu tiên của WKD Chicken

Cravia đã mở 16 địa điểm cho các thương hiệu khác nhau của mình trên khắp UAE và KSA vào năm 2022, ngoài ra sẽ có thêm 7 địa điểm khác trong kế hoạch sẽ mở vào cuối năm. Nhóm đã giành được hơn 20 giải thưởng, trong đó có giải thưởng ‘Deliveroo Most Love Chain in the UAE’ năm 2022 cho Zaatar W Zeit. Cravia điều hành tổng cộng 85 cửa hàng và có hệ thống hơn 1.600 nhân viên phục vụ cho hơn 20.000 khách hàng hàng ngày.

Chuyên mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất xoay quanh thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo!

Mở nhà hàng rượu vang – Quy trình từ A-Z và các thủ tục pháp lý

kinh nghiệm mở nhà hàng rượu vang từ a-z

Mở nhà hàng rượu vang cần chuẩn bị thủ tục gì? Quy trình mở nhà hàng rượu vang? Tất cả có trong bài viết dưới đây.

Nhà hàng rượu vang từ lâu đã là lựa chọn quen thuộc của tín đồ yêu thích ẩm thực phương Tây. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức hương vị nồng nàn của ly vang đỏ bên khung cảnh lãng mạn và sang trọng. Đây càng là môi trường phù hợp để tiếp những vị khách quý, cùng nhau bàn công việc hệ trọng lẫn thư giãn, trò chuyện bên gia đình. Bởi lẽ đó, nhu cầu của thực khách tăng lên nhanh chóng. Nhiều người lựa chọn mở nhà hàng rượu vang như một hình thức khởi nghiệp đầu tiên. Mà nhóm khách hàng mục tiêu là giới thượng lưu giàu có. Đây là một ý tưởng khởi nghiệp đầy táo bạo và cũng dự kiến có nhiều tiềm năng đáng mong đợi.

1. Rượu vang – Thức uống dành cho giới quý tộc

Trong các thước phim kể về tập đoàn tài phiệt, những bữa tiệc với rượu vang không còn là điều xa lạ. Rượu vang đã quá nổi tiếng bởi hương vị, giá trị xa xỉ và cả lớp áo sang trọng bên ngoài của nó. Rượu vang là một thức uống được lên men theo công thức đặc biệt của những hầm ủ rượu Châu Âu. Vì vậy, rượu vang kết hợp với những món ăn phương Tây sẽ tạo ra hương vị tuyệt vời cho ẩm thực. Hiểu được nhu cầu tất yếu đó, nhà hàng rượu vang ra đời trên khắp thế giới. Trong đó có Việt Nam.
nhà hàng rượu vang-thức uống dành cho giới quý tộc
Ở Việt Nam, nhà hàng rượu vang trở thành địa điểm lý tưởng của khách hàng yêu ẩm thực phương Tây. Họ thích không gian sang trọng, lãng mạn và sự yên tĩnh trong nhà hàng. Nắm bắt được điều này, mở cửa hàng rượu vang được nhiều người lựa chọn thành mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Mô hình kinh doanh này dự kiến thu được lợi nhuận cao, mặc dù thủ tục tương đối rườm rà.
Rượu vang xuất xứ từ xứ sở ôn hòa Châu Âu. Nên điều kiện bảo quản rượu vang là điều đặc biệt cần lưu ý khi mở cửa hàng rượu vang. Để đạt điều kiện bảo quản, trước hết đạt những tiêu chuẩn nhất định. Rượu vang phải được bảo quản trong điều kiện căn hầm có độ ẩm và nhiệt đảm bảo tiêu chuẩn. Tuyệt đối không có ánh sáng tự nhiên chiếu vào.

2. Để mở cửa hàng rượu vang cần đáp ứng điều kiện gì?

Trước tiên, bạn cần hiểu được các điều kiện cần để mở nhà hàng rượu vang. Bởi vì ở nước ta, quy định kinh doanh các mặt hàng này có thủ tục tương đối phức tạp. Để kinh doanh nhà hàng rượu vang, có ba hình thức chủ nhà hàng thường hướng tới. Đó là phân phối rượu vang; bán buôn rượu vang và bán lẻ rượu vang.

2.1. Về điều kiện phân phối

Để có thể phân phối rượu vang, chủ nhà hàng phải đăng ký kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp đó phải phân phối rượu trên 2 tỉnh thành trở lên. Ở mỗi địa bàn, phải có ít nhất một đại lý bán buôn rượu. Trong trường hợp doanh nghiệp đã đi vào vận hành. Nếu thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh mới thì không cần xác nhận của thương nhân bán buôn.
điều kiện phân phối rượu vang
Người muốn phân phối rượu phải có văn bản giới thiệu của thương nhân sản xuất rượu. Trong trường hợp không có, phải có hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất/thương nhân phân phối khác hoặc nhà cung cấp ở nước ngoài.

2.2. Về điều kiện bán buôn

Bán buôn rượu là hoạt động nhập rượu từ thương nhân phân phối hoặc thương nhân buôn rượu khác để bán cho thương nhân bán lẻ rượu. Nếu bạn muốn mở cửa hàng rượu để “buôn”, trước tiên phải thành lập doanh nghiệp/công ty theo quy định của pháp luật ban hành.
Tiếp theo, chủ doanh nghiệp cần có hệ thống buôn rượu trên địa bàn tỉnh/thành phố. Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính cũng phải có ít nhất 1 thương nhân bán lẻ rượu. Nếu trong trường hợp thương nhân buôn rượu mở chi nhánh mới từ trụ sở chính, không cần xác nhận của thương nhân bán lẻ.
điều kiện bán buôn rượu vang
Cuối cùng, thương nhân buôn rượu phải có văn bằng giới thiệu của một trong ba người sau: người sản xuất, người phân phối hoặc người bán buôn khác. Nếu không có văn bằng, hợp đồng nguyên tắc của ba nhóm đối tượng kia vẫn được công nhận.
Người muốn mở cửa hàng rượu là có thể thành lập doanh nghiệp hoặc kinh doanh theo hình thức hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh theo quy định pháp luật Việt Nam. Đồng thời, chủ doanh nghiệp/cơ sở đó phải quyền sử dụng hợp pháp, được pháp luật công nhận về địa điểm kinh doanh đó.
điều kiện bán lẻ rượu vang
Người kinh doanh rượu cần có văn bản giới thiệu từ ba nhóm đối tượng: người sản xuất/phân phối/bán buôn rượu. Trong trường hợp không có, cần có hợp đồng nguyên tắc của ba đối tượng trên.

3. Hồ sơ xin giấy phép mở nhà hàng rượu vang

3.1. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu gồm các thủ tục sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép phân phối rượu (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao); trường hợp không có, cần có giấy tờ pháp lý tương đương

Về giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu:

  • Đối với nhà cung cấp rượu là người nước ngoài: Văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu/phân phối/nhà cung cấp rượu ngoài nước  (Bản sao). Trong đó ghi rõ các loại rượu dự kiến sẽ kinh doanh phù hợp với hoạt động của nhà cung cấp rượu.
  • Nhà cung cấp rượu là người trong nước: Giấy phép sản xuất rượu/Giấy phép phân phối rượu (Bản sao)

3.2. Thủ tục đề nghị cấp Giấy phép bán buôn rượu

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bán buôn rượu bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu (theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy tờ có giá trị tương đương (Bản sao)

hồ sơ bán buôn rượu vangVề phía giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu là người nước ngoài:

  • Văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu khác (Bản sao)
  • Trường hợp không có văn bản trên không có, cần có văn bản/hợp đồng nguyên tắc của nhà cung cấp rượu ở nước ngoài (Bản sao)

Lưu ý: trong văn bản phải làm rõ các loại rượu dự kiến sẽ kinh doanh đã phù hợp với các hoạt động của nhà cung cấp rượu.
Về phía giấy tờ liên quan đến nhà cung cấp rượu là người trong nước: Giấy phép sản xuất rượu/Giấy phép phân phối rượu (Bản sao)

3.3. Hồ sơ/Thủ tục đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu

Hồ sơ bao gồm các thủ tục, giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu (Theo mẫu)
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/hợp tác xã/liên hiệp hợp tác xã/hộ kinh doanh (Bản sao)
  • Hợp đồng thuê/mượn
  • Tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp cơ sở dự kiến làm địa điểm bán lẻ (Trường hợp không có hợp đồng thuê/mượn)
  • Bản sao văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu/thương nhân bán buôn rượu

hồ sơ bán lẻ rượu vang

4. Thủ tục cấp phép kinh doanh khi mở nhà hàng rượu Vang

Sau khi trải qua các bước xin cấp giấy cấp phép bán buôn/bán lẻ/phân phối rượu, tiến hành thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp qua đường bưu điện/đường trực tuyến (nếu đủ điều kiện)
Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền xem xét và thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép cho thương nhân (Thời hạn: 15 ngày). Nếu không đủ điều kiện và bị từ chối, phải có văn bản nêu rõ lý do và yêu cầu bổ sung (03 ngày).
Hồ sơ nộp về: Phòng Kinh tế và Hạ tầng hoặc Phòng Kinh tế trực thuộc UBND cấp Quận/Huyện nơi cơ sở kinh doanh/doanh nghiệp hoạt động.
Xem thêm:

5. Quy trình mở nhà hàng rượu vang từ A-Z

Để mở nhà hàng rượu vang, bạn cần chú ý đến kế hoạch kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn, thiết kế hầm bảo quản rượu vang, kế hoạch marketing,… Cụ thể thể hiện qua các bước sau:

5.1. Nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu

Đối với kinh doanh rượu vang, khách hàng tiềm năng của mặt hàng này hướng đến nhóm thượng lưu. Đây là nhóm nằm trong thu nhập tầm cao, từ loại B trở lên. Nhóm đối tượng này hướng đến giá trị sang trọng, tinh tế và chất lượng sản phẩm hàng đầu. Họ chú trọng không chỉ đến chất lượng của rượu. Rượu phải ngon và đảm bảo, nhưng không gian nhà hàng cũng phải sang trọng bậc nhất.
nghiên cứu nhóm khách hàng mục tiêu
Phong cách phục phụ cần tính chuyên nghiệp, nhã nhặn và lịch sự. Những người bán hàng đòi hỏi phải có vốn kiến thức, hiểu biết chuyên sâu thuộc vào hàng uyên thâm về rượu vang. Bởi lẽ nhóm khách hàng này là những người có học thức, tri thức và trình độ. Bạn không thể “múa rìu qua mắt thợ” bằng kiến thức qua loa đại khái.
Hiểu được insight khách hàng, bạn mới có thể bắt tay vào việc lên menu và thiết kế nội thất, lựa chọn nhân viên phu hợp.

5.2. Tìm kiếm mặt bằng

Sau khi nghiên cứu khách hàng, bước tiếp theo bạn tìm kiếm mặt bằng. Đặc thù nhà hàng rượu vang cần có mặt bằng có phần tầng hầm bảo quản rượu. Nên bạn cần tìm một mặt bằng rộng hơn thông thường. Mục đích là sau quá trình thi công, nhà hàng sẽ bắt mắt và sang trọng hơn.
tìm kiếm mặt bằng nhà hàng rượu vang
Khi thuê mặt bằng cần chú ý đến các yếu tố: mặt đường, tập trung nhóm khách hàng tiềm năng, chưa có nhiều đối thủ cạnh tranh. Đó là trạng thái lý tưởng, còn nếu không được, chỉ cần đáp ứng một trong những yêu cầu trên đã rất tốt rồi. Bạn nên lựa chọn vị trí thật sáng suốt, tốt nhất là gần trục đường chính và gần các khu kinh tế, tòa nhà lớn, khu chung cư,… Nơi đây sẽ tập trung khách hàng tiềm năng cho nhà hàng của bạn.

5.3. Cân đối và đảm bảo nguồn vốn

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng nhất khi mở nhà hàng rượu vang. Bởi mở nhà hàng rượu vang khá đặc thù. Nó không phải là mô hình khởi nghiệp cơ bản như quán cafe, trà sữa. Với mặt hàng dành cho giới thượng lưu, số vốn nhập hàng đã tính đến hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Vì vậy, chi phí là điều cần phải tính toán trước tiên.nguồn vốn trong mở nhà hàng rượu vang
Trong tất cả các khâu, thiết kế nhà hàng là khâu tốn kém chi phí nhất. Bởi vì hầm rượu cần người có tay nghề, kinh nghiệm và kỹ nghệ. Yếu tố quyết định rượu vang mà bạn bán chất lượng có tốt hay không, trước là do nguồn nhập. Sau là do cách bảo quản. Hãy tìm một đội ngũ thi công lành nghề để không phải lo khoản này.

5.4. Lựa chọn nhà thầu thi công hầm rượu vang

Như đã đề cập ở trên, kinh doanh có đi vào hoạt động hay không là do chất lượng rượu của nhà  hàng. Hầm bảo quản rượu chính là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Bạn nên tìm hiểu và lựa chọn thật kỹ cơ sở thi công thiết kế lành nghề, có tuổi đời lâu năm và nhiều ý tưởng mới lạ, độc đáo.
Bằng kinh nghiệm và nhãn quan của người trong nghề, họ sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên phù hợp. Mục đích để hầm rượu vang thi công phù hợp nhất với kiến trúc nhà hàng. Mà bạn vẫn có thể yên tâm rằng chất lượng của rượu vang sẽ được đảm bảo tuyệt đối trong hầm rượu.
lựa chọn hầm thi công nhà hàng rượu vang
Đội thi công chuyên nghiệp cũng bao trọn gói từ đường ống nước đến hệ thống đèn sưởi, điều hòa, đèn trần và tường,… Hệ thống cách âm, cách nhiệt, điều hòa cũng đạt đến điều kiện tiêu chuẩn.

5.5. Marketing cho nhà hàng thật tốt

Trong thời đại số, marketing có kết quả bất ngờ và thu hút khách hàng nhanh chóng. Bạn có thể phát triển trên các nền tảng mạng xã hội. Thành lập những kênh cung cấp kiến thức về rượu vang, về những kiến thức cho người yêu văn hóa, ẩm thực phương tây. Từ đó hướng đến và quảng bá cho sản phẩm của bạn. Liên kết shoppe cũng là một lựa chọn hợp lý bởi các sàn thương mại điện tử giờ đây đang ngày càng lên ngôi so với chợ thông thường.
marketing nhà hàng rượu vang
Bên cạnh đó, bạn nên đẩy mạnh các hoạt động thực tế như tổ chức sự kiện – event giao lưu giữa giới quý tộc. Bạn cũng có thể sử dụng các cách truyền thống như phát tờ rơi, quảng cáo bảng hiệu,…Tất cả những cách trên hi vọng sẽ thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh nổi trội.

5.6. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Đăng ký giấy phép kinh doanh khi mở nhà hàng rượu vang là bước không thể bỏ qua. Đây là một điều kiện cần không thể thiếu để nhà hàng của bạn được đi vào hoạt động. Các thủ tục giấy tờ cần thiết phải có là giấy đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, các loại thuế, giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn PCCC,… Cộng thêm các thủ tục ở mục 3, bạn đã có thể hoàn thành bước này.

5.7. Đào tạo nhân viên

Nhóm đối tượng khách hàng là nhóm người thượng lưu. Thu nhập của họ cao và trình độ kinh tế, học thức sâu rộng. Họ am hiểu nhiều lĩnh vực trong cuộc sống hằng ngày cũng như kiến thức chuyên ngành. Do đó, nhân viên của bạn phải có vốn kiến thức sâu rộng về sản phẩm. Ở đây là rượu vang.
Vì vậy, hãy đảm bảo nhân viên của bạn là những người am hiểu về sản phẩm mình đang bán. Đó là bước chinh phục khách hàng đầu tiên. Tiếp theo, khách hàng của nhà hàng là nhóm thu nhập tầm cao. Họ đòi hỏi thái độ phục vụ cần sự tinh tế, sang trọng và lịch sự. Đây cũng là “văn hóa phục vụ” mà nhân viên cần làm.
đào tạo nhân viên
Xem thêm:

6. Một số nhà hàng rượu Vang nổi tiếng ở Hà Nội

  • S1980 Wine Steak
  • Nhà Hàng Hầm Rượu Vang Huyền Thư ( Huyen Thu Winecellar & Steakhouse )
  • Hệ Thống Nhà Hàng rượu vang nhập khẩu Red Apron Fine Wines and Spirits
  • Nhà hàng rượu vang Paula’s Wines
  • Grand Vin de Bordeaux Wine House
  • Nhà hàng Vườn Bia Hà Nội
  • Nhà hàng Hầm Rượu Bulava 6 – Bách Tửu
  • Nhà hàng Hầm Lã Vọng
  • Moo Beef Steak
  • Mapa C’s Wine Bar

một số nhà hàng rượu vang nổi tiếng sang chảnh ở hà nội
một số nhà hàng rượu vang nổi tiếng ở hà nội

7. Tổng kết

Để mở một nhà hàng rượu vang, bạn cần phải chuẩn bị các bước về thủ tục, giấy tờ phức tạp. Không chỉ vậy, các bước chuẩn bị nguồn vốn và lựa chọn mặt bằng cũng vô cùng quan trọng. Hãy tìm hiểu và cân nhắc trước khi lựa chọn loại hình Khởi nghiệp nhà hàng này. Cùng theo dõi Nhà Hàng số qua các số tiếp theo để đón đọc những kinh nghiệm hữu ích nhé.

Tăng doanh thu nhà hàng với 10+ bí kíp đơn giản hiệu quả

tăng doanh thu nhà hàng

Bật mí bí kíp tăng doanh thu nhà hàng với 10+ cách đơn giản, hiệu quả của chuyên gia giúp kết quả kinh doanh khởi sắc

Doanh thu luôn là yếu tố phản ánh chân thực hiệu quả kinh doanh. Với bất kì nhà hàng, quán ăn nào, việc tăng doanh thu là điều mà tất cả các mô hình kinh doanh đều hướng đến. Trong bài viết này, cùng Nhà Hàng Số khám phá bí kíp tăng doanh thu nhà hàng với 10+ cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả.

1. Doanh thu là gì? Cách tính doanh thu nhà hàng

Khái niệm doanh thu tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại thường bị nhầm lẫn. Để có được những biện pháp tăng doanh thu nhà hàng bền vững, chúng ta cần phải nắm chắc khái niệm và cách tính doanh thu.
doanh thu là gì
Doanh thu được hiểu là toàn bộ giá trị lợi ích kinh tế của một nhà hàng sau một kỳ kế toán. Doanh thu thường bị nhầm lẫn với doanh số. Khác với doanh thu, doanh số là tổng tiền thu được trong một khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản, doanh thu nhà hàng bao gồm.

  • Hoạt động tài chính.
  • Nguồn thu từ giao dịch chứng khoán.
  • Các khoản chênh lệch khi bán ngoại tệ, chuyển nhượng cửa hàng, quán,…
  • Lãi gửi ngân hàng, đầu tư trái phiếu, cho vay,…
  • Nguồn thu từ việc cho thuê mặt bằng.
  • Các khoản thu khác.

Cách tính doanh thu nhà hàng:

Doanh thu = Doanh số – Phí giảm giá – Chiết khấu – Hàng bị trả lại

2. Doanh thu nhà hàng phản ánh điều gì?

doanh thu phản ánh điều gì
Tìm cách tăng doanh thu nhà hàng nghĩa là bạn đang đi tìm cách tăng hiệu quả của những yếu tố mà doanh thu phản ảnh. Doanh thu nhà hàng có nhiều ý nghĩa.

  • Phản ánh và thể hiện một phần hiệu quả bán hàng.
  • Phản ánh hiệu quả của các chính sách thanh toán.
  • Thể hiện hiệu quả của chiến lược và chính sách giá.
  • Thể hiện năng lực tài chính của nhà hàng trong giai đoạn cụ thể.

Như vậy, việc tăng doanh thu cho nhà hàng là tìm cách tăng doanh số, giảm chi phí, chiết khấu và hàng bị trả lại. Nhưng làm thế nào để tăng doanh thu một cách bền vững và hiệu quả. Cùng tìm hiểu ngay dưới đây!

3. Cách thức tăng doanh thu nhà hàng và hoạt động xúc tiến thương hiệu

Tăng doanh thu nhà hàng hiệu quả bằng nhiều cách. Trước hết, các hoạt động xúc tiến cần được thực hiện một cách hiệu quả. Đồng thời, chú trọng việc tăng sự hài lòng của khách hàng là một trong những yếu tố cốt lõi phải được chú trọng.
cách thức tăng doanh thu nhà hàng

3.1. Bán combo/ set sản phẩm

Sản phẩm luôn là yếu tố cốt lõi của mọi hoạt động. Cách sử dụng combo/set sản phẩm để tăng doanh thu nhà hàng là một cách làm khá truyền thống. Bán combo/set sản phẩm hiểu cách khác là hình thức bán kèm, mua nhiều món trông một. Trong kinh doanh nhà hàng, việc bán combo/set giúp khách hàng có cảm giác tiện lợi. Đồng thời, tâm lý cho rằng combo rẻ hơn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn trong quá trình chi tiêu.
Trên thực tế, bán combo hay set sản phẩm là hình thức “chia sẻ lợi nhuận”. Tưởng chừng là bạn sẽ bị giảm lợi nhuận với hình thức này, nhưng về lâu dài, doanh thu chắc chắn vẫn sẽ tăng. Bởi trong combo, có những sản phẩm bạn sẽ có lợi nhuận cao hơn các sản phẩm còn lại. Chúng ta gọi đây là dòng sản phẩm chính.tăng doanh thu nhà hàng bằng việc bán set sản phẩm
Khi sử dụng combo/set, bạn đồng thời đang sử dụng chiến lược giá gói. Việc định giá theo gói giúp khách hàng dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Bên cạnh combo/set, bạn cũng có thể tạo ra các Gói như Gói Gia đình, Gói tiệc,…phù hợp với nhiều đối tượng. Ví dụ, Lẩu Phan đưa ra các set lẩu với giá thành khác nhau. Hay ví dụ như các combo của Lotteria bán gà, hamburger kèm với nước.

3.2. Tăng doanh thu nhà hàng bằng cách áp dụng khuyến mãi/ ưu đãi nhóm

Sử dụng khuyến mãi/ ưu đãi là một trong những hoạt động của chiến lược xúc tiến (promotion). Việc khuyến mãi nhóm sẽ thúc đẩy gia tăng số lượng khách hàng. Từ đó, việc này cũng giúp bạn tăng doanh thu nhà hàng khi có nhiều khách hàng hơn.
Để đảm bảo cách thức này hiệu quả, bạn cần tính toán kỹ chi phí cho một bàn tiệc/ nhóm người và ước tính mức lợi nhuận đạt được. Từ đó, bạn trích một phần lợi nhuận để tạo khuyến mãi cho khách hàng. Khuyến mãi này nên được áp dụng linh hoạt vào các dịp lễ để phù hợp với nhu cầu khách hàng.
khuyến mãi đi 4 tính tiền 3
Ví dụ: Nhà hàng khuyến mãi 1 chai rượu vang cho một bàn tiệc 10 người. Hoặc nhà hàng tặng bánh sinh nhật khi đặt tiệc. Hoặc các chương trình đi 4 tính tiền 3, đi 3 tính tiền 2 cho các nhà hàng buffet.

3.3. Tăng doanh thu bằng voucher khuyến mãi cho lần tiếp theo

Với nhà hàng, tỷ lệ khách hàng cũ quay lại là một trong những yếu tố hết sức quan trọng. Bằng cách tặng voucher khuyến mãi cho lần tiếp theo, bạn vừa có thể tăng doanh thu nhà hàng, vừa có thể khiến khách hàng cũ quay lại. Voucher sẽ được tặng theo giá trị hóa đơn, cũng là cách thúc đẩy khách hàng chi tiêu.voucher khuyến mãi giúp tăng doanh thu nhà hàng
Ví dụ: Với mỗi hóa đơn trên 1 triệu đồng, nhà hàng tặng 1 voucher giảm 20% cho hóa đơn tiếp theo.
Lưu ý: Voucher cần có thời hạn, để thúc đẩy nhu cầu của khách hàng. Trung bình từ 1 – 3 tháng là vừa đủ.

3.4. Tăng doanh thu nhà hàng bằng chiến lược phân khúc giá

Chiến lược giá là một trong những yếu tố hết sức quan trọng ảnh hưởng đến doanh thu của nhà hàng. Việc đa dạng phân khúc giá giúp nhà hàng của bạn có thể phục vụ được tối đa các nhóm khách hàng với nhu cầu khác nhau. Ba phân khúc giá thường thấy là bình dân, trung cấp và cao cấp.
phân khúc giá để tăng doanh thu
Bên cạnh việc bán combo/set sản phẩm, nhà hàng của bạn nên đa dạng phân khúc giá để khách hàng có nhiều lựa chọn. Từ đó có thể phục vụ đúng nhu cầu của khách hàng và tối đa hóa lượng khách, thúc đẩy tăng trưởng doanh thu.

3.5. Tăng doanh thu bằng cách quảng bá thương hiệu

Một trong những chiến lược dài hạn để tăng doanh thu nhà hàng là đầu tư quảng bá thương hiệu. Trong thời đại công nghệ số, danh tiếng, thương hiệu là yếu tố được nhiều khách hàng chú trọng.
Bạn có thể làm thương hiệu một cách đơn giản bằng cách xây dựng hình ảnh nhà hàng trên các trang mạng xã hội như facebook, instargram, tiktok… Bên cạnh đó, bạn có thể đầu tư một phần chi phí để hợp tác với các KOLs, influencer để quảng bá cho nhà hàng của mình. Một khi đã có thương hiệu, việc tăng doanh thu nhà hàng là điều có thể làm được.
xây dựng thương hiệu nhà hàng

3.6. Cách thức tăng doanh thu bằng chương trình khách hàng thân thiết

Membership hay chương trình khách hàng thân thiết là một cách làm quen thuộc để tăng doanh thu. Các chương trình khách hàng thân thiết thúc đẩy lượng khách hàng cũ quay lại. Đồng thời, nó giúp nhà hàng của bạn có thể phục vụ tốt hơn trong những lần trở lại của khách hàng.
Bạn có thể triển khai chương trình khách hàng thân thiết bằng chương trình tích lũy điểm trên mỗi hóa đơn. Hoặc, khuyến khích khách hàng để lại thông tin và đăng ký thành viên để nhận ưu đãi. Điều này giúp nhà hàng có được thông tin khách hàng. Từ đó, nhà hàng của bạn có thể tối ưu trải nghiệm, thúc đẩy khách chi tiêu nhiều hơn khi đến nhà hàng của bạn.
chương trình khách hàng thân thiết cho nhà hàng

3.7. Tăng doanh thu nhà hàng bằng khuyến mãi khi tổ chức tiệc

Một hình thức khuyến mãi khác bạn có thể áp dụng đó là tặng khuyến mãi cho khách hàng tổ chức tiệc. Thu hút khách hàng tổ chức tiệc là cách giúp nhà hàng của bạn có cơ hội tăng doanh thu. Vì tiệc tùng là nơi mà khách hàng sẽ dễ dàng mở hầu bao và chi tiêu một cách thoải mái.
Bạn có thể tạo ra các khuyến mãi như 10%, 20%… cho mỗi khách hàng đặt tiệc. Hoặc tổ chức các chương trình như tặng trang trí cho tiệc sinh nhật, tiệc cưới, hỗ trợ chi phí âm thanh…Bên cạnh các chương trình khuyến mãi theo nhóm, voucher… bạn có thể áp dụng khuyến mãi mỗi dịp lễ tết, ngày đặc biệt.
khuyến mãi của kichi kichi

3.8. Tăng doanh thu nhà hàng bằng cách gia tăng tiện ích và trải nghiệm khách hàng

Trong thị trường hiện đại, trải nghiệm khách hàng là yếu tố trung tâm được nhiều doanh nghiệp chú trọng phát triển. Bởi chỉ khi có trải nghiệm tốt, khách hàng mới quay lại và chi tiêu nhiều hơn cho thương hiệu của bạn.
Với nhà hàng, bạn nên làm tốt từ khâu trang trí, không gian, cơ sở vật chất. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên phục vụ cần được đào tạo kỹ lưỡng để mang tới trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Việc chăm sóc khách hàng sau khi rời khỏi nhà hàng cũng rất quan trọng. Bằng cách kết hợp vơi chương trình khách hàng thân thiết, bạn có thể chăm sóc khách bằng cách khảo sát, nhắn tin chúc mừng vào ngày sinh nhật của khách.
tăng doanh thu nhà hàng bằng cách tối ưu trải nghiệm khách hàng
Các dịch vụ tiện ích như khu vui chơi cho trẻ, hay việc nhân viên phục vụ nhiệt tình hỗ trợ khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy muốn quay lại nhà hàng của bạn. Việc ứng dụng công nghệ trong gọi món cũng sẽ tạo ra những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Từ đó, doanh thu cũng có cơ hội tăng trường.

3.9. Tăng doanh thu bằng cách phát triển sản phẩm mới và mời khách hàng nếm thử miễn phí

Một trong những yếu tố cốt lõi là sản phẩm. Việc đổi mới và phát triển sản phẩm là việc làm hết sức quan trọng đối với mỗi nhà hàng. Bạn có thể tăng doanh thu bằng cách mời khách nếm thử món mới của nhà hàng. Từ đó, nhà hàng có thể thu nhận được phản hồi. Đồng thời, việc này giúp gia tăng cơ hội bán được sản phẩm mới giúp tăng doanh thu.
mời khách hàng nếm thử món mới

3.10. Tăng doanh thu nhà hàng bằng cách phân phối đa kênh

Omni Channel (Bán hàng đa kênh) là một trong những xu thế tất yếu của thời đại. Đặc biệt, sau khi trải qua đại dịch COVID-19, khách hàng đã có những thay đổi đáng kể về hành vi tiêu dùng. Sự dịch chuyển sang mua sắm online đã buộc ngành F&B nói chung có những thay đổi nhất định.
Để tăng doanh thu cho nhà hàng của mình, bạn có thể phát triển các sản phẩm có thể giao tận nhà. Điều này giúp bạn khai thác tối đa tệp khách hàng của mình. Từ đó thúc đẩy sự tăng trưởng doanh thu.
tăng doanh thu nhà hàng bằng phân phối đa kênh
Ví dụ như Haidilao trong đại dịch đã đẩy mạnh các set lẩu giao tận nhà. Và hiện tại, Haidilao vẫn phục vụ dịch vụ đó kể cả khi đại dịch đã qua đi.
lẩu haidilao giao tận nhà
Xem thêm:

4. Tăng doanh thu nhà hàng nhờ giảm chi phí, tối ưu hoạt động kinh doanh

Ở phần trên, Nhà Hàng Số đã chia sẻ những hoạt động xúc tiến thương hiệu giúp bạn có thể tăng doanh thu cho nhà hàng, quán ăn. Trong đó bao gồm các chương trình khuyến mãi hay cho nhà hàng. Ngoài những hoạt động thúc đẩy bề nổi, Nhà Hàng Số còn muốn chia sẻ những bí kíp giúp tối ưu hoạt động kinh doanh của nhà hàng bằng cách giảm chi phí, hạn chế chi phí thất thoát.

4.1. Áp dụng công nghệ trong quản lý nhà hàng

Việc áp dụng công nghệ là một trong những xu hướng tất yếu của thời đại. Bằng cách sử dụng các phần mềm quản lý nhà hàng, bạn sẽ kiểm soát được mọi thứ. Từ lượng khách hàng tới nguồn nguyên liệu nhập kho. Công nghệ cũng sẽ giúp bạn giảm được một phần chi phí nhân sự trong quá trình vận hành và hoạt động.
áp dụng công nghệ để tối ưu chi phí nhà hàngXem thêm: Phần mềm quản lý nhà hàng: Trợ thủ đắc lực trong kinh doanh nhà hàng

4.2. Tối ưu nguồn nguyên liệu

Hãy đa dạng nguồn nhập nguyên liệu, liên tục cập nhật giá thị trường để đảm bảo nhà hàng của bạn nhập được nguyên liệu với giá tốt. Việc kiểm soát chặt chẽ giá nguyên liệu cũng sẽ là một cách tăng thu nhà hàng.
Bên cạnh đó, bạn cần liên tục rà soát thực đơn để xem những món nào khách hàng ít gọi. Từ đó tối ưu lại cách sử dụng nguồn nguyên liệu và phát triển các món mới.
Xem thêm:

4.3. Tối ưu chi phí nhân sự

Đúng người đúng việc là yếu tố then chốt trong bài toán tối ưu chi phí nhân sự cho nhà hàng. Sắp xếp nhân sự một cách thông minh giúp bạn tận dụng và giảm được kha khá chi phí về nhân sự. Tất nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc cắt giảm nhân sự. Mà việc này nhằm mục đích sử dụng hiệu quả hơn những nhân sự mà bạn có.
tối ưu chi phí nhân sự trong nhà hàng

5. Tạm kết

Việc tìm cách tăng doanh thu trong kinh doanh nhà hàng là điều hết sức quan trọng. Tuy nhiên phát triển và tăng trưởng bền vững mới nên là mục tiêu dài hạn mà bạn nhắm đến. Bạn nên lựa chọn những cách giúp tăng trưởng bền vững. Các chương trình khuyến mãi tuy hiệu quả, nhưng nếu chúng bị lạm dụng thì sẽ để lại hậu quả nặng nề trong việc kinh doanh của bạn.
Cân bằng các yếu tố, linh hoạt trong điều hành, khéo léo khi xúc tiến thương hiệu sẽ là chìa khóa giúp bạn tăng doanh thu một cách bền vững. Chuyên mục Khởi nghiệp nhà hàng của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin hữu ích về kinh doanh lĩnh vực F&B trong các bài viết tiếp theo!

Mở quán trà sữa gần trường học – Quy trình chi tiết

mở quán trà sữa gần trường học

Mở quán trà sữa gần trường học là lựa chọn của nhiều start-up bởi ưu điểm vượt trội cùng thị trường màu mỡ của mặt hàng này.

Thị trường trà sữa đạt đến độ “bão hòa” trong mấy năm gần đây. Phân khúc khách hàng của trà sữa gồm hai nhóm đối tượng, học sinh sinh viên và người đã đi làm. Đối với phân khúc học sinh sinh viên, bạn nên lựa chọn mở quán trà sữa gần trường học. Bài viết dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ giải đáp tất tần tật các vấn đề liên quan đến mở quán trà sữa gần trường học.

1. Tại sao bạn nên mở quán trà sữa gần trường học?

Ngày 16/8/2022, một báo cáo của Momentum Works và Qlub (công ty giải pháp thanh toán kỹ thuật số) xuất ra kết quả giàu tiềm năng về thị trường trà sữa. Cụ thể, công nghiệp sản xuất trà sữa ở Đông Nam Á đạt doanh thu 3,66 tỷ USD.
Cũng từ số liệu báo cáo này, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực với doanh thu lên đến 362 triệu USD. Đứng sau hai thị trường khổng lồ là Indonesia (1,6 tỷ USD) và Thái Lan (749 triệu USD) trong năm 2021.
Cũng trong một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, tốc độ tăng trưởng hàng năm của thị trường trà sữa ở Việt Nam là khoảng 20%. Quy mô đã đạt gần 300 triệu USD tính từ năm 2017. Ở Việt Nam, trà sữa chễm chệ ở vị trí thứ 2 về lượng người ưa chuộng. Có đến 23% số người sử dụng, trong đó 53% là nữ. Độ tuổi trung bình từ 15-22 chiếm 35%.

1.1. Vị trí mặt bằng “đắc địa”

Khi bạn xác định mở quán trà sữa gần trường học, có nghĩa là bạn đã xác định nhóm khách hàng tiềm năng là học sinh, sinh viên. Vì vậy, vị trí ở gần trường học vô cùng thuận lợi để bạn tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
vị trí mặt bằng quán trà sữa gần trường học

1.2. Số lượng khách hàng tiềm năng lớn

Học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng khách hàng đông đảo. Hướng kinh doanh của bạn đến nhóm khách hàng này, bạn sẽ không lo thiếu khách hàng. Không chỉ vậy, nhu cầu của nhóm học sinh sinh viên cũng tương đối dễ nắm bắt. Bạn sẽ không phải dành quá nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu khách hàng.

1.3. Marketing thuận lợi

Mở quán trà sữa gần trường học, khách hàng sẽ dễ dàng nhìn thấy và tiếp cận sản phẩm của bạn. Bạn không phải mất quá nhiều chi phí quảng cáo để tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình.
đẩy mạnh marketing online
Tiếp theo, đối tượng khách hàng mục tiêu là học sinh, sinh viên nên cách quảng cáo và tiếp cận cũng dễ dàng thuận tiện hơn.

1.4. Mô hình đa dạng

Có rất nhiều mô hình quán trà sữa để bạn lựa chọn. Không giống như phân khúc khách hàng tầm cao, học sinh sinh viên sẽ không yêu cầu quá cao về không gian, diện tích quán. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể có nhiều lựa chọn như mô hình take away, trà sữa buffet, trà sữa di động,…
Do mô hình kinh doanh đa dạng, nên chi phí cũng ở trong tầm tay. Chi phí cao thấp tùy bạn quyết định. Tuy nhiên nếu bạn chưa có nhiều chi phí cũng hoàn toàn có thể khởi nghiệp được bằng mô hình quán trà sữa nhỏ.
mô hình kinh doanh đa dạng
Với những lý do đó, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu mở quán trà sữa gần trường học. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi, thì nhược điểm của mô hình này là đối thủ cạnh tranh gắt gao. Vì đây là thị trường tiềm năng, nên ai cũng muốn thử sức khởi nghiệp.

2. Các bước mở quán trà sữa gần trường học

Bước 1: Xác định nhu cầu nhóm khách hàng mục tiêu

Khi bạn lựa chọn mở quán trà sữa gần trường học, nhóm khách hàng tiềm năng của bạn chắc chắn là học sinh, sinh viên. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của nhóm đối tượng này. Đây là yếu tố quyết định đến 99% các bước tiếp theo.
Học sinh sinh viên là nhóm người chưa độc lập về kinh tế, còn phụ thuộc vào gia đình nên không thể chi quá nhiều tiền vào đồ uống. Đây là nhóm đối tượng thích sự mới mẻ, tươi trẻ và đa dạng. Bạn cần hiểu được nhóm khách hàng của bạn là ai, từ đó tiến hành phát triển mô hình kinh doanh phù hợp.
xác định khách hàng mục tiêu
Bên cạnh học sinh sinh viên, quán trà sữa gần trường học cũng có thể có phụ huynh, dân văn phòng sử dụng sản phẩm. Bạn cũng cần đảm bảo chất lượng và mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhóm khách hàng này.

Bước 2. Xác định nguồn chi phí kinh doanh

Để mở quán trà sữa gần trường học, bạn cần những chi phí cơ bản như sau:

  • Chi phí mặt bằng đảm bảo hoạt động trong vòng 6 tháng. Chi phí này tùy theo từng diện tích lớn hay bé, rộng hay hẹp để tính giá cả thuê. Đặt biệt còn tính đến yếu tố vị trí địa lý bạn mở ở thành thị hay nông thôn. Tuy nhiên, mặt bằng ở gần trường học sẽ đắt đỏ hơn so với các vị trí khác.
  • Chi phí nội thất và thiết kế quán tùy thuộc vào diện tích của quán. Giá cả thi công sẽ được tính theo từng mét vuông và từng đơn vị thi công nhất định.
  • Chi phí trang thiết bị bao gồm nguyên vật liệu làm trà sữa, các dụng cụ pha chế trà sữa.
  • Chi phí duy trì hoạt động: nhân viên, tiền điện nước,…
  • Chi phí marketing, chi phí phát sinh khác cũng cần tính toán đến. Bạn cũng nên dự trù một khoản chi phí phòng khi vài tháng đầu kinh doanh chưa có lãi.

xác định nguồn vốn

Bước 3: Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh

nghiên cứu thị trường trước khi mở quán trà sữa
Số liệu thống kê năm 2022

Thị trường Trà sữa nơi bạn định kinh doanh như thế nào? Đã có nhiều quán trà sữa gần trường học chưa? Có nhiều đối thủ cạnh tranh không? Đối thủ sử dụng các phương pháp marketing như thế nào? Thực đơn của đối thủ như thế nào? Bạn phải nghiên cứu và nắm được các chiến lược của đối thủ. Từ đó có chiến lược lên thực đơn, quảng cáo phù hợp cho quán trà sữa của mình.
Mở quán trà sữa gần trường học thì đối thủ cạnh tranh chính các quán trà sữa gần trường học. Học những mẹo kinh doanh từ đối thủ và thị trường, nhìn thấy những hạn chế của đối thủ để tránh cho quán mình cũng là một giải pháp hay. Bạn phải hiểu đối thủ của bạn làm gì, đó là bước đầu tiên để bạn kinh doanh thuận lợi và không bị bỡ ngỡ.
Nghiên cứu thị trường cũng chính là nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và nguyện vọng của khách hàng. Bạn có thể tiến hành khảo những cuộc khảo sát nhỏ về nhu cầu của các bạn học sinh, sinh viên. Những người trong độ tuổi từ 10-23 về những nhu cầu, sở thích, thói quen của họ về trà sữa. Từ đó lên ý tưởng thực đơn cũng như bài trí cho quán trà sữa.

Bước 4: Lựa chọn thương hiệu quán trà sữa

Có hai lựa chọn để khi bạn mở quán trà sữa gần trường học.
Mua thương hiệu có sẵn
Nếu nguồn chi phí cho phép, bạn có thể mua thương hiệu có sẵn từ trước. Hiện tại có nhiều thương hiệu trà sữa bán thương hiệu như Gongcha, KOI, Chago,… Bạn có thể cân nhắc những thương hiệu này.
Ưu điểm của loại hình này là bạn không phải lo lắng về việc quảng bá thương hiệu. Vì khách hàng đã quá quen thuộc. Nhược điểm và khó khăn lớn nhất là vấn đề tài chính. Để mua được thương hiệu trà sữa, bạn phải sở hữu ít nhất trên 300 triệu tiền vốn. Giải pháp này không dành cho những start-up có nguồn vốn hạn hẹp.
trà sữa có sẵnXây dựng từ số 0
Ngược lại với mua thương hiệu, xây dựng thương hiệu từ đầu sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên đổi lại, bạn phải thâm nhập vào thị trường từ đầu và phải mất thời gian để đưa thương hiệu đến khách hàng.

Bước 5: Thiết kế và thi công nội thất

Nội thất quán nên dựa trên thị hiếu, sở thích của khách hàng là học sinh, sinh viên. Nhóm khách hàng này hướng đến sự trẻ trung, sôi động. View quán chill để thuận tiện cho việc check-in cũng là một phương án phù hợp.
Đối với nhóm khách hàng này, không gian quán không cần quá sang trọng hoặc nghiêm túc. Bạn có thể thiết kế thêm giá sách, những bức tranh kèm theo âm nhạc trẻ trung cũng đã thu hút khách hàng.
nội thất quán trà sữa gần trường học
Đối với nội thất trong quán, tùy vào nguồn kinh phí bạn quyết định giá cả phù hợp. Tuy nhiên, nhóm đối tượng học sinh sinh viên thích lựa chọn không gian thoải mái, thuận tiện.
Bạn có thể thuê đội thi công hoặc kiến trúc sư về để nhận được tư vấn hợp lý nhất.

Bước 6: Xây dựng và hoàn thiện thực đơn

Thực đơn và sản phẩm chính là phần lõi quyết định việc khách hàng quay trở lại với quán của bạn hay không. Trước khi mở quán trà sữa ở trường học, bạn hãy đảm bảo mình đã trang bị đầy đủ các kiến thức về trà sữa. Bạn có thể tự học hoặc tham gia một số khóa học uy tín về pha chế trà sữa.
xây dựng và hoàn thiện thực đơn
Thực đơn của quán bạn nên có nhiều lựa chọn. Vì nhóm khách hàng là học sinh sinh viên, nên nhóm khách hàng này dễ dàng bị thu hút bởi sự đa dạng của sản phẩm. Thực đơn đa dạng nhưng đừng quên xây dựng sự độc đáo riêng trong trà sữa của mình. Đây chính là điều khách hàng nhớ tới sản phẩm của bạn đầu tiên. Sự độc đáo này phải do chính bạn tìm ra và nghiên cứu được.
Một bật mí giúp thực đơn quán hấp dẫn hơn là topping. Bạn hãy “sắm” cho quán một danh sách topping thật đa dạng và chất lượng. Bạn sẽ không phải thất vọng khi làm việc này. Theo một khảo sát, 50% khách hàng lựa chọn mua lại trà sữa là do chất lượng của topping.

Bước 7 : Mua máy móc và nguyên vật liệu

Tên trang thiết bị

Đặc điểm

Chi phí dự trù

Máy dập nắp Tự động hoặc thủ công
Công dụng: dập nắp sản phẩm để mang đi hoặc dùng tại quán; tạo sự chuyên nghiệp cho quán.
Tự động: 12 triệu
Thủ công: 5 triệu
Bình ủ trà Công dụng: ủ và bảo quản trà tốt nhất
Dung tích 12 lít
1 triệu/bình
Số lượng: 2-3 bình
Nồi nấu trà Nấu trà sữa
Dung tích 5-12 lít
300k-500k/nồi
Số lượng: 2-3 nồi
Máy xay (có hoặc không) Xay đá, xay các loại đồ uống khác 500k-1 triệu/máy xay
Tủ lạnh Bảo quản nguyên liệu, trà sữa 5-7 triệu/tủ
Số lượng: 1-2 tủ
Máy định lượng đường Chia tỉ lệ đường phù hợp giúp trà sữa chuẩn vị 2-3 triệu/máy
Số lượng: 1-2
Cốc nhựa Đựng trà sữa 1000-3000 cái
3k-5k/chiếc
Trà, sữa tươi, sữa đặc Nguyên liệu chính Tùy số lượng và nguồn nhập
Topping Trân châu các loại, nha đam, thạch dừa, siro,…> Tùy số lượng và nguồn nhập

Lưu ý:

  • Nguyên vật liệu và trang thiết bị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Đàm phán với bên mua để có được giá cả phù hợp nhất
  • Topping liên tục cập nhật để đa dạng hóa thực đơn trà sữa
  • Bảng thống kê chỉ mang tính ước lượng, tùy vào tình hình thực tế để mua phù hợp

Bước 8: Hoàn thành thủ tục pháp lý

Thủ tục pháp lý khi mở quán trà sữa gần trường học tương đối đơn giản. Bạn cần hoàn thành giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Những giấy tờ pháp lý này bình thường tưởng chừng như không có tác dụng rõ rệt. Tuy nhiên nếu quán của bạn vướng vào những vấn đề pháp lý, bạn sẽ được pháp luật bảo vệ.
thủ tục đăng ký kinh doanh

Bước 9: Đào tạo nhân viên

Tùy vào diện tích quán, bạn lựa chọn số lượng nhân viên phù hợp. Nhân viên có thể tuyển theo hình thức part-time hoặc full-time. Nếu bạn đã có kiến thức vững chắc về pha trà sữa, có thể đào tạo thêm nhân viên. Còn nếu chưa có, bạn nên tuyển người có kiến thức về trà sữa. Tuy nhiên, khuyến khích việc bạn trở thành người pha chế chính và làm chủ hương vị của quán mình.
đào tạo nhân viên

Bước 10: Vận hành quán trà sữa

Sau khi chuẩn bị những bước trên, về cơ bản quán trà sữa gần trường học của bạn đã có thể đi vào hoạt động. Việc của người quản lý là phải vận hành từng bộ phận thật trơn tru. Từ khâu pha chế, phục vụ đến thanh toán, hãy training và tập dượt để đảm bảo nhân viên đã sẵn sàng đi vào phục vụ.
Trước khi khai trương bạn có thể cho chạy thử bằng cách mời bạn bè hoặc mở cửa đón khách. Từ việc quan sát quá trình này, bạn sẽ nhìn thấy những vấn đề quán gặp phải khi đi vào hoạt động.

Bước 11: Xây dựng chiến lược Marketing quán

Chiến lược marketing khi mở quán trà sữa gần trường học được chia thành ba giai đoạn:
Trước khi mở quán

  • Xây dựng fanpage, các kênh trên nền tảng mạng xã hội
  • Thông tin về việc khai trương quán trà sữa
  • Quảng cáo về chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng

 kế hoạch marketing hiệu quả cho quán trà sữa gần trường học
Khai trương

  • Thực hiện chương trình khuyến mãi: mua 1 tặng 1, tặng voucher, giảm giá,…
  • Kêu gọi tương tác trên page của quán
  • Mời khách mời nổi tiếng
  • Ưu đãi cho 100 khách hàng đầu tiên

Giai đoạn vận hành

  • Liên kết với các nền tảng đồ uống: Now, Foody, Beamin,…
  • Phát tờ rơi quảng cáo cho quán
  • Chạy quảng cáo trên mạng xã hội
  • Lưu ý khi quảng cáo
  • Chi phí ngân sách phù hợp

Xem thêm:

3. Lựa chọn mô hình khi mở quán trà sữa gần trường học

3.1. Nghiên cứu “insight khách hàng”

Đối với việc mở quán trà sữa gần trường học, việc lựa chọn mô hình trà sữa tương đối đơn giản. Lấy khách hàng mục tiêu là trung tâm, bạn sẽ lựa chọn mô hình trà sữa phù hợp với nhu cầu nguyện vọng của khách hàng. Lợi thế của việc mở quán trà sữa gần trường học là bạn không cần tốn thêm thời gian nghiên cứu và tìm khách hàng mục tiêu.
nắm bắt nhu cầu khách hàng
Số lượng học sinh sinh viên rất đông đảo. Việc của bạn là tìm hiểu và nghiên cứu sở thích, xu hướng của họ. Để làm được điều này, bạn phải nghiên cứu những vấn đề sau:
Không gian khách hàng yêu thích? Thiết kế không gian như thế nào? Mức giá phù hợp? Thực đơn mong muốn? Khả năng chi trả, tài chính? Những việc khách hàng thường làm khi đến quán trà sữa? Mang đi hay uống tại chỗ nhiều hơn?

3.2. Một số mô hình khi mở quán trà sữa gần trường học

Hình thức take away, trà sữa mang đi: hình thức chủ yếu là xe đẩy hoặc quầy bán hàng lưu động. Quầy lưu động này phù hợp với mức giá bán thấp, menu đơn giản, phục vụ nhanh chóng và tiện lợi.
mô hình trà sữa mang đi
Hình thức trà sữa buffet: học sinh sinh viên sẽ rất ưa chuộng loại hình này. Thực đơn đa dạng, topping đầy đủ, khách hàng sẽ lựa chọn thỏa thích.
mô hình buffet trà sữa
Mô hình trà sữa lớn: hình thức này phù hợp với vị trí ở gần các trường đại học. Phục vụ cho nhóm đối tượng sinh viên có điều kiện chi trả ở thành phố lớn. Những quán trà sữa này cần có không gian thoáng đãng để học sinh, sinh viên có nơi học tập, làm việc.
quán trà sữa lớn
Mô hình trà sữa kết hợp đồ ăn vặt: mô hình này là quán trà sữa nhỏ, triển khai đa dạng các thức ăn phong phú như đồ ăn vật, xiên, chè,… Hình thức này phù hợp với nhóm học sinh sinh viên thích ngồi lại quán để ăn và trò chuyện.
mô hình trà sữa kết hợp đồ ăn vặt

3.3. Lưu ý khi lựa chọn mô hình mở quán trà sữa gần trường học

Một lời khuyên dành cho những start-up là cân đối chi phí hợp lý. Bạn nên lựa chọn mô hình quán trà sữa gần trường học phù hợp với số vốn mà mình có. Tránh việc kinh doanh với nguồn vốn quá lớn dẫn đến việc thâm hụt ngân sách. Việc duy trì kinh doanh cần thời gian, vì vậy phải tính toán việc chi tiêu hợp lý. Khuyến khích việc để dư một số vốn dự trù, tránh trường hợp mấy tháng đầu chưa có lãi.
Quan sát thị trường và quan sát đối thủ. Nếu nơi bạn định mở quán trà sữa đã có một số mô hình nhất định, nên tránh việc kinh doanh giống với đối thủ. Vì thị phần của đối thủ ở khu vực đó đã có sẵn nên việc bạn chen chân vào quán của bạn sẽ khó có thể hoạt động tốt.
lưu ý khi mở quán trà sữa gần trường học
Xem thêm:

3.4. Lưu ý thời gian mở cửa

Một điều giúp bạn mở quán trà sữa gần trường học đạt hiệu quả chính là cân đối và thiết lập thời gian hợp lý. Đối với những nhóm khách hàng học sinh sinh viên sẽ tan làm sớm hơn so với người lao động hoặc dân văn phòng. Vì vậy, giờ mở cửa cho học sinh cấp 2 – 3, giao động khoảng 5h30 sáng – 6h sáng. Nếu mở cửa trễ hơn sẽ khiến bạn mất khoảng thời gian phục vụ đầu giờ cho nhóm khách hàng này. Đối với nhóm đối tượng là sinh viên, Nên mở cửa khoảng 6h30-7h45 sáng.
Đối với việc đóng cửa, nên đóng cửa sớm hơn bình thường. Vì thời gian hoạt động của trường học kết thúc thì quán sẽ khá vắng. Trừ các trường hợp quán trà sữa gần trường đại học thì nên mở muộn. Vì có thể có các lớp học buổi tối. Giờ đóng cửa hợp lý sẽ là 8h30- 9h tối.
lưu ý về thời gian mở cửa
Việc điều chỉnh hợp lý khung thời gian sẽ giúp bạn không bị lãng phí chi phí thuê nhân viên. Việc mở quán trà sữa trà sữa gần trường học có được lợi thế nhất định. Nhưng không vì thế mà đảm bảo sẽ thành công tuyệt đối. Để thành công, bạn hãy tham khảo và tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ lưỡng trước khi hoạt động.

4. Tổng kết

Với những người đang bắt đầu khởi nghiệp với trà sữa, việc mở quán trà sữa gần trường học tương đối nhiều thách thức dù thị trường tiềm năng. Việc thị trường trà sữa bão hòa khiến một thương hiệu hoàn toàn mới cũng phải đau đầu để chen chân vào. Hiểu được những điều đó, Nhà Hàng Số đã đưa ra kinh nghiệm mở quán trà sữa gần trường học.
Hi vọng với bài viết hôm nay, bạn đã có thể khởi nghiệp thành công với việc mở quán trà sữa gần trường học. Cùng đón đọc các bài viết tiếp theo để có những kinh nghiệm bổ ích nhé.

Ghost Kitchens mở rộng FoodTech: Đầu tư 500 triệu Rupee

ghost kitchen mở rộng foodtech

Ghost Kitchens mở rộng FoodTech với mục tiêu của đầu tư 500 triệu rupee trong năm tới giúp các bếp trên mây tăng doanh thu

1. Tổng quan về Ghost Kitchens

Ghost Kitchens India Pvt Ltd là một nền tảng công nghệ nhà hàng internet. Với mục đích giúp các nhà hàng và bếp trên mây có thể tăng doanh thu. Ghost Kitchens đã khai trương Fulfillment thứ 100 tại Bharuch ở Gujarat. Nhằm mục đích tăng nhận diện thương hiệu.
Với cửa hàng thứ 100 ở Bharuch ở Gujarat, Ghost Kitchens đã tổng số lên 1200 nhà hàng internet trong 10 tháng qua. Đồng thời trở thành một trong những nền tảng công nghệ nhà hàng internet phát triển nhanh nhất ở Ấn Độ. Hiện tại, Ghost Kitchen có mặt trên khắp 35 thành phố bao gồm tất cả các trung tâm đô thị lớn. Thương hiệu hoạt động ở toàn Ấn Độ. Với hơn 40 đối tác ở Tây Ấn Độ, 20 đối tác ở Nam, Đông và Bắc Ấn Độ, và có thêm 50 đối tác trong lộ trình sẽ thành hiện thực trong 2 tháng tới.
ghost kitchen gọi vốn
Ghost Kitchens giải quyết vấn đề của các nhà hàng. Khi họ không thể tạo đủ đơn đặt hàng giao đồ ăn bởi người tổng hợp đơn bị sai số liệu. Nền tảng công nghệ nhà hàng internet độc đáo do Ghost Kitchens cung cấp là giải pháp duy nhất trên thị trường. Hiện nay chưa có công ty nào có thể xây dựng và cung cấp dịch vụ này.
Giới thiệu ghost kitchen

2. Ghost Kitchens gọi vốn để mở rộng foodtech (công nghệ thực phẩm)

Ghost Kitchens đã gọi được 1,2 triệu USD qua 2 vòng gọi vốn. Các nhà đầu tư nổi bật bao gồm Yuj Ventures, Dholakia Ventures, văn phòng Salarpuria Family, Tremis Capital, Shankar Narayanan, và các góc độ nổi tiếng khác.
ghost kitchen
Xem thêm: Sự thành công của Foodology khẳng định sức hút của thị trường bếp trên mây

3. Nhận định về thương hiệu Ghost Kitchens

Kumar Gaurav, COO tại Ghost Kitchens: “Kể từ khi thành lập, chúng tôi đã gặt hái được thành công trong một khoảng thời gian ngắn. Hiện nay, chúng tôi có một số đối tác và tiếp tục mở nhiều cửa hàng. Công nghệ độc quyền của chúng tôi được sẽ chủ nhà hàng thay đổi chút ít. Giúp hiểu được tâm lý khách hàng, từ đó mang lại những trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Suy cho cùng, nó giúp họ tạo ra nhiều đơn đặt hàng giao đồ ăn hơn. Chúng tôi làm việc để hiện thực hóa tầm nhìn của mình. Đó là làm cho mọi nhà hàng đều có lợi nhuận ở Ấn Độ. ”
ceo của ghost kitchen
Ghost Kitchens mang đến cơ hội cho một nhà hàng hoặc bếp trên mây có công suất hoạt động kém. Bên cạnh đó, Ghost Kitchens cũng có thể và kết nối thương hiệu của họ. Ghost Kitchens đã hợp tác với chuỗi khách sạn SVN Hotels ở miền nam Ấn Độ.
Yashwant, Giám đốc điều hành của SVN Hotels: “Chúng tôi đã đưa nhiều thương hiệu như: Starboy Pizza, bánh quế New York và các thương hiệu khác,… vào khách sạn từ tháng 2/2022. Chúng tôi tăng lợi nhuận đáng kể mà không cần bất kỳ khoản đầu tư nào. Hiện chúng tôi đang lên kế hoạch mở rộng hơn nữa với Ghost Kitchens.”
Ghost Kitchen dự kiến ​​có 500 đối tác với hơn 2000 nhà hàng internet. Mục tiêu trở thành một trong 3 công ty nhà hàng internet hàng đầu ở Ấn Độ vào năm 2023.
ghost kitchen mở rộng foodtech
Chuyên mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất về thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo.

3 món ăn đường phố Việt Nam có mặt trong danh sách CNN

3 món ăn đường phố việt nam

3 món ăn đường phố Việt Nam được CNN đưa vào danh sách 50 món ăn ngon tại châu Á. Du khách khi đến với Việt Nam đừng bỏ lỡ 3 món ăn sau.

Ẩm thực đường phố châu Á được CNN đánh giá là những món ăn ngon, đa dạng và có những hương vị đặc trưng riêng. CNN đã lập ra danh sách 50 món ăn đường phố ngon và đáng thử. Có 3 món ăn Việt Nam đã được đưa vào danh sách, cùng khám phá dưới đây:
món ăn đường phố Việt Nam
Xem thêm: Ngành Dịch vụ Thực phẩm của Việt Nam: Thách thức và Cơ hội
Trên đây, Nhà Hàng Số đã cung cấp cho bạn danh sách 3 món ăn đường phố Việt Nam được CNN vinh danh. Đây đều là những món ăn dễ tìm thấy tại bất cứ vùng miền nào tại Việt Nam. Mỗi một khu vực khác nhau sẽ có sự biến tấu khác nhau. Điều này sẽ tạo nên sự độc đáo và nét riêng biệt của từng vùng. Nếu có cơ hội bạn, nên thử trải nghiệm những món ăn tại các vùng khác nhau để tìm ra được sự khác biệt đó!
Nhà Hàng Số hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ẩm thực. Nếu bạn muốn tìm đọc thêm những thông tin khác, hãy thường xuyên ghé chuyên mục Chuyển động F&B. Chúng tôi rất vui khi mang đến cho bạn những thông tin có ích.