Tác động của đại dịch đến bếp trên mây ra sao? Nhà hàng coi bếp trên mây là sự cạnh tranh. Điều này có đúng không?
Bếp trên mây(Cloud kitchen) sẽ chiếm thị phần từ các chuỗi cửa hàng lớn, chứ chúng không có nhiều tác động đến quán ăn nhỏ địa phương. Trung bình, mỗi ngày ở Hoa Kỳ, 6% dân số sẽ gọi đồ ăn mang đi cho một hoặc nhiều bữa ăn. Nhiều người ngầm hiểu rằng tần suất các đơn hàng mang về hoặc các đơn giao hàng của đã tăng lên do hậu quả của đại dịch. Trong một xã hội hậu đại dịch, hành vi của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi và dịch vụ giao hàng tại nhà hàng được dự đoán sẽ ngày càng mở rộng, phát triển.
Doanh số giao hàng tại nhà hàng tăng 46% trong năm 2019. Trong những năm gần đây, mức tăng trung bình hàng năm của đơn giao hàng là hơn 20% (Con số đó dựa vào sự gia tăng của các ứng dụng giao đồ ăn, cùng các đối thủ cạnh tranh mới đang tranh giành miếng bánh và đã thúc đẩy sự gia tăng này.)
Nội dung
1. Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Các nhà hàng ăn nhanh (QSRs) đang hợp tác với các nhà cung cấp bếp trên mây để mở rộng quy mô hiệu và tiết kiệm chi phí. Thông thường, bếp trên mây cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản để chuẩn bị thực phẩm và đóng gói để giao hàng. Nhà hàng ăn nhanh sẽ thực hiện phần còn lại.
Ví dụ, Momo King đã hợp tác với Công ty Smart Kitchen để điều hành 11 nhà bếp ở khu vực Delhi-NCR. Theo Shyam Thakur, người sáng lập Momo King: “Một cửa hàng QSR yêu cầu đầu tư từ 12-15 lakh (Đơn vị trong hệ thống đánh số Ấn Độ), thì một nhà bếp trên mây có thể được tạo ra chỉ với 40% số tiền đó.”
Công ty khởi nghiệp Momo King dự định mở rộng mô hình nhà bếp trên mây của mình sang Chandigarh và Dehradun. Đồng thời, họ cũng như xây dựng một ứng dụng giao hàng có tên tuổi. Các nhà bếp của Momo King của được đặt tại Delhi-NCR, có diện tích không quá 150-200 feet vuông, đã phục vụ 60-70 đơn đặt hàng mỗi ngày. Mad Over Donuts cũng đi theo con đường tương tự, hợp tác với Bengaluru’s Loyal Hospitality và New Delhi’s Rebel Foods để tạo ra các nhà bếp trên mây.
2. Mở rộng Zamrudpur (Nơi tập trung nhiều bếp trên mây)
Có thể thấy, các nhà hàng ăn uống ở Delhi thường xuyên đóng cửa do đại dịch trong hai năm qua, dẫn đến sự hình thành của các bếp ăn trên mây, nhà hàng bán mang về. Zamrudpur, một ngôi làng ở phía nam Delhi với khoảng 100 nhà bếp trên mây, là tâm điểm của sự thay đổi này. Các hoạt động nấu ăn, giao hàng diễn ra cả ngày. Phần lớn các bếp trên mây ở đây không có bảng hiệu. Đặc điểm để có thể nhận ra họ là nhân viên giao hàng sẽ đứng nhận đơn đặt hàng qua một khe hở nhỏ ở cửa của tòa nhà.
Theo Ashwani Basantani (Người điều hành Cloud Kitchen Exchange): “Ngôi làng này là nơi yêu thích của các doanh nghiệp bếp trên mây. Nhờ vào giá thuê thấp và gần các thuộc địa sang trọng của Nam Delhi, nơi tạo ra phần lớn các đơn đặt hàng có giá trị cao.” Mỗi ngày, nhà bếp Zamrudpur giao khoảng 50 chuyến hàng đến các khu vực lân cận. Các đơn hàng bao gồm: Sushi, dimsum và bánh bao, cùng các món ăn Liên Á khác.
3. Phát triển mô hình kết hợp
Mặc dù, doanh thu trực tiếp tại nhà hàng đang phục hồi nhanh, nhưng giao hàng trực tuyến vẫn là một nguồn thu đáng kể. Các nhà hàng vẫn luôn tìm cách giảm chi phí hoạt động của họ, bao gồm: Điện năng, vật tư, tiền thuê và chi phí nhân công.
Mô hình kinh doanh kết hợp giữa bán tại cửa hàng và bán mang về có thể là một chiến lược kinh doanh sáng tạo. Đây là phương pháp kết hợp những gì tốt nhất của bữa ăn ngon miệng và dịch vụ đóng gói, giao hàng thành một gói tiện lợi.
Sự xuất hiện của thể loại fast-casual là một ví dụ điển hình của mô hình này. Họ kết hợp tốc độ, sự tiện lợi, trải nghiệm dùng bữa tại chỗ và dịch vụ giao hàng với nhau. Điều này làm cho họ có thể cung cấp dịch vụ bữa ăn ngon miệng, nhanh chóng với bầu không khí thoải mái.
Các bếp trên mây dựa trên dữ liệu kinh doanh của nhà hàng và kết hợp với tính linh hoạt của xe bán đồ ăn để đưa ra quyết định phát triển. Hiện tại, cả hai mô hình kinh doanh trên đều rất thành công. Điều này đã khiến các doanh nghiệp truyền thống phải cải tổ hoàn toàn hoạt động của họ.
4. Tăng lợi ích bất động sản
So với nhà hàng thông thường, nhà bếp trên may mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt đó là: Chi phí chuẩn bị, vận hành, hậu cần, nhân sự và giấy phép. Dưới đây là so sánh hai ví dụ cho cùng một cơ sở rộng 2.000 mét vuông:
- Các cửa hàng bán đồ ăn tại chỗ: Vị trí dễ dàng tiếp cận hoặc phải nằm dọc theo các trục giao thông chính. Điều này làm tăng chi phí đất đai và tài sản.
- Bếp trên mây: Vị trí không cần phải ở khu vực trung tâm. Chỉ cần là nơi dễ vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu và thuận tiện cho người giao hàng. Giá thuê địa điểm để làm bếp trên mây sẽ thấp hơn so với nhà hàng phục vụ tại chỗ.
Bên cạnh bao bì và thực phẩm nổi bật, công nghệ là yếu tố quyết định sự thành công của nhà bếp trên trên mây. Công nghệ nhà hàng hiện đại rất cần thiết để điều hành một công ty giao hàng tận nơi. Đồng thời, nó có thể giúp tiết kiệm chi phí và mang hiệu quả cao cho các nhà bếp trên mây. Nó còn có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa những thách thức và cơ hội đang nổi lên trong đại dịch này.
Nhà Hàng Số hy vọng bài viết vừa rồi về “Tác động của đại dịch đến bếp trên mây” đã mang lại cho bạn nhiều giá trị bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu tìm đọc thêm những bài viết liên quan, đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nhé!