Isthara là thương hiệu co-living cao cấp của Ấn Độ. Đây cũng là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực ẩm thực thông minh. Isthara đã huy động được khoản tài trợ mới trị giá 10 triệu đô la đến từ Eagle Investments có trụ sở tại Dubai. Vòng tài trợ đã nâng tổng số tiền của Isthara lên khoảng 21 triệu đô la.
2. Mục tiêu phát triển
Isthara sẽ thâm nhập vào không gian khu ẩm thực bán lẻ B2C. Đồng thời mở rộng quy mô của mình tại đó. Trên thị trường đã có sự phát triển vượt bậc trong phân khúc quán cà phê B2B. Bởi vậy, Isthara đặt mục tiêu nhân rộng mô hình kinh doanh này trong không gian B2C. Họ khai trương các khu ăn uống thông minh trên khắp các địa điểm bán lẻ. Mục tiêu trở thành công ty dẫn đầu thị trường toàn Ấn Độ trong phân khúc khu ẩm thực.
Ngoài ra, với sự đột phá trong phân khúc bán lẻ thực phẩm B2C, Isthara cũng có thể mở rộng tiềm năng cơ sở khách hàng. Isthara đặt mục tiêu mở rộng quy mô kinh doanh khu ẩm thực từ 10 lần lên 500 khu ẩm thực trên 30 thành phố trong 3 năm tới, phục vụ một triệu người hàng tháng. Ngoài ra, khoản tài trợ này cũng sẽ được sử dụng để nâng số lượng giường đôi cho phòng trọ cho sinh viên. Tăng con số lên khoảng 50.000 giường vào năm 2025. Công ty đặt mục tiêu đạt mức tăng trưởng doanh thu gấp 10 lần trong 3 năm tới.
Được thành lập vào năm 2017, Isthara, đặt công nghệ làm cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mình. Thương hiệu đã và đang cách mạng hóa phân khúc co-living bằng cách cung cấp chỗ ở đầy đủ tiện nghi cho các chuyên gia và sinh viên. Đi kèm với một loạt các tiện nghi, cao cấp. Vào năm 2020, công ty đã liễu lĩnh khi kinh doanh khu ẩm thực thông minh được số hóa.
Gilbert James, Giám đốc điều hành của Isthara: “Chúng tôi rất vui mừng khi được huy động thêm vốn tài trợ mới. Chúng tôi tiếp tục nỗ lực cách mạng hóa khu ăn uống. Số tiền đã huy động được sẽ cho phép chúng tôi xây dựng danh mục B2C của mình. Isthara sẽ tích cực mở rộng quy mô hoạt động trên thị trường khu ẩm thực bán lẻ và dẫn đầu thị trường trong phân khúc này. Chúng tôi cũng tìm cách mở rộng chiến lược tăng nhận diện thương hiệu trên toàn quốc. Bên cạnh đó sẽ nâng cao cuộc sống của người tiêu dùng nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ.”
Bình luận về khoản đầu tư, Elias Kawar, Giám đốc Điều hành của Eagle Investments cho biết, “Chúng tôi rất vui mừng được dẫn đầu vòng tài trợ mới nhất này. Isthara sẽ được tiếp tục quỹ đạo tăng trưởng đáng kinh ngạc của mình. Từ khi đại dịch xảy ra. Chúng tôi thấy có sự thay đổi khi con người ngày càng lựa chọn các lựa chọn thực phẩm an toàn. Với mô hình kinh doanh độc đáo, các giải pháp tập trung vào công nghệ và tiềm năng mở rộng mạnh mẽ. Những người sáng lập rất vui mừng vì được hỗ trợ giai đoạn tăng trưởng tiếp theo. Hy vọng công ty sẽ tiếp tục đạt được những bước tiến mới trong phân khúc Liv-Tech. ”
Tháng 9/2021, Isthara đã huy động vốn từ các nhà đầu tư: JM Financial Private Equity, cùng với Eagle Proprietary Investments. Gần đây, công ty đã mua lại công ty kỹ thuật sản phẩm phần mềm, ‘Letsmobility’. Phần mềm cung cấp các giải pháp công nghệ cho quán ăn cho văn phòng và nhà chung cư.
Nhà Hàng Số rất mong rằng bài viết trên đã có ích cho bạn. Đừng quên theo dõi chuyên mục Chuyển động F&B trên website của chúng tôi. Nhà Hàng Số sẽ cập nhật những bài viết trên chuyên mục hằng ngày.
Chiến lược Marketing của Coca Cola tập trung định hướng dài hạn về sản phẩm đồ uống lành mạnh cùng khả năng kết nối cảm xúc hiệu quả
Coca Cola là nhãn hàng có lượng sản phẩm được tiêu dùng với số lượng hàng đầu thế giới. Đồng thời, đóng góp lớn cho doanh thu chung của “ông lớn” trong ngành đồ uống giải khát. Đây được coi là sản phẩm đồ uống trở thành thói quen của rất nhiều người. Để làm được điều đó, chiến lược marketing của Coca Cola là chìa khóa giúp nhãn hàng phát triển bền vững xuyên suốt hơn 1 thế kỷ. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về thị trường kinh doanh nước giải khát
Với mức tiêu thụ lớn, nước giải khát luôn nằm trong top đầu nhóm ngành FMCG về sản phẩm bán ra. Đồng thời, có những đóng góp lớn cho GDP toàn cầu. Theo thống kê năm 2020, tại Việt Nam, lượng sản xuất và tiêu thụ nước giải khát mỗi năm chiếm 85%. Trung bình, mỗi người tiêu thụ trên 23 lít/ người/ năm. Từ năm 2015 đến hiện nay, ngành nước giải khát nội địa chiếm 4,5% về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Mức độ duy trì liên tục từ 6-7%. Góp 20% vào thị phần ngành tiêu dùng nhanh và 50 nghìn tỷ đồng tiền thuế nhà nước. Mục tiêu đến năm 2021, sản lượng nước giải khát các loại trên cả nước sẽ đạt từ 8,3 – 9,2 tỷ lít/năm. Dự kiến đến năm 2025, doanh thu ngành này đạt gần 6 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân 6,3%/năm.
Hiện cả nước có khoảng gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát. Thị phần đa dạng đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
2. Đôi nét về tập đoàn Coca-Cola
Coca-Cola là một tập đoàn lớn và uy tín hàng đầu thế giới về đồ uống, đặc biệt là nước giải khát. Đây còn là nhà sản xuất, bán lẻ, quảng bá đồ uống và siro không cồn đa quốc gia của Hoa Kỳ. Coca-Cola xếp thứ ba về mức độ giá trị thương hiệu và thương mại dựa trên nghiên cứu về “thương hiệu toàn cầu tốt nhất” năm 2015 của Interbrand. Bằng công thức độc đáo cùng chiến thuật tiếp thị thông minh, Coca-Cola là thương hiệu luôn dẫn đầu dẫn đầu thị trường nước ngọt có ga trong thế kỷ XX cho đến hiện tại. Ngày nay, thị trường tập đoàn ngày càng được mở rộng thành công với nhiều loại nước uống khác nhau. Đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Nước có gas, nước trái cây, nước tăng lực, nước suối, trà… Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu trong 33 nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng trên thế giới. Mỗi ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống. Mỗi giây có hơn 10.000 người tiêu thụ Coca-Cola. Thương hiệu hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được nhận ra bởi 94% dân số thế giới. Vào năm 2013, chúng đã được phân phối tại hơn 200 quốc gia trên toàn thế giới. Coca-Cola chính thức xuất hiện tại Việt Nam vào năm 1964. Hiện các nhà máy được đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội.
3. Coca Cola – nhãn hiệu đồ uống hàng đầu thế giới
Một trong những sản phẩm làm nên tên tuổi của Coca Cola phải kể đến chính là thức uống cùng tên. Hoặc được gọi bằng các tên khác như Coca hoặc Coke. Đây cũng là dòng sản phẩm hàng đầu giúp thương hiệu cạnh tranh và đánh bật các đối thủ khác trên toàn cầu. Công ty đã cho ra mắt rất nhiều các sản phẩm với đa dạng hương vị hấp dẫn. Có thể kể tới như: Caffeine-Free Coca-Cola, Coca-Cola Starlight, Byte và Dreamworld, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, chanh dây, chanh và cà phê,… Các sản phẩm chủ yếu hướng đến giới trẻ bởi hương vị bùng nổ, mới mẻ cùng cảm giác mạnh. Ngoài ra, nhóm đối tượng này cũng có nhu cầu lớn về hội họp, ăn uống, gặp gỡ bạn bè… Xem thêm:
Bằng chứng là trong thời gian chịu tác động xấu của đại dịch Covid 19, doanh thu của Coca Cola đạt khoảng 8,6 tỷ USD vào quý I năm 2020. Và không có dấu hiệu suy giảm cho đến nay. Có thể nói, Coca đã có những đóng góp hàng đầu, chủ yếu cho doanh thu của tập đoàn Coca Cola. Thương hiệu đã ghi nhận doanh thu 11,3 tỷ USD trong quý II/2022. Lợi nhuận ròng ở mức 1,91 tỷ USD.
5. Mô hình SWOT của Coca-Cola
Mô hình SWOT của nhãn hàng Coca Cola sẽ mang đến cái nhìn tổng quan nhất. Đây chính là cơ sở, nền tảng vững chắc để xây dựng và triển khai các chiến dịch Marketing thành công nhất.
5.1 Điểm mạnh (Strengths)
Hương vị thơm ngon, dễ uống: Coca khá dễ uống và giúp kích thích hệ tiêu hóa. Từ đóm giúp con người ăn ngon hơn, hấp thụ tốt hơn cũng như tiêu hóa nhanh hơn.
Thương hiệu nổi tiếng: Một trong những ưu điểm lớn của Coca Cola chính là danh tiếng thương hiệu. Theo Interbrand, năm 2021, Coca Cola đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng các thương hiệu tốt nhất toàn cầu. Định giá lên đến 57 tỷ đô la Mỹ.
Thị phần chiếm lĩnh ngành đồ uống toàn cầu: Coca Cola phủ rộng hơn 200 quốc gia và chiếm đến 1,9 tỷ khẩu phần mỗi ngày của sản phẩm công ty. Chưa kể, các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng và tự tin chinh phục những khách hàng khó tính nhất. Nhiều người rất khó tìm được sản phẩm thay thế Coca.
Khả năng kết nối cảm xúc tốt: Coca Cola là nhãn hiệu có tính kết nối cảm xúc nhất tại Mỹ. Thương hiệu đã vô cùng thành công khi định vị hình ảnh sản phẩm này với cảm giác “hạnh phúc” mỗi khi nhắc đến.
Mạng lưới phân phối rộng khắp tăng khả năng thâm nhập thị trường: Coca Cola sở hữu mạng lưới phân phối rộng lớn và hiệu quả nhất ngành công nghiệp nước giải khát. Công ty này đã bắt tay với 225 đối tác đóng chai và xấp xỉ 900 nhà máy đóng chai toàn cầu. Bởi vậy, bất cứ đâu, bạn cũng có thể bắt gặp Coca.
5.2 Điểm yếu (Weakness)
Đa dạng hóa sản phẩm ở mức thấp: Với hạng mục nước giải khát, Coca Cola vẫn làm chủ được cuộc đua. Tuy nhiên, mức độ đa dạng hoá ở các dòng sản phẩm khác vẫn ở mức thấp. Trong khi, Pepsi đồng thời mở rộng từng dòng sản phẩm. Chẳng hạn như lấn sang kinh doanh ngũ cốc, thức ăn nhanh,…
Các vấn đề liên quan đến sức khỏe: Một trong những điểm yếu rõ rệt chính là hàm lượng đường lớn ở Coca. Lượng đường cao có thể gây hại trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là gia tăng nguy cơ mắc các bệnh. Chẳng hạn như béo phì, tiểu đường…
Các vấn đề liên quan đến môi trường: Theo báo cáo của TearFund năm 2020, Coca Cola là một trong bốn thương hiệu gia tăng sự nóng lên toàn cầu và lượng khí thải carbon do sản xuất nhiều chai nhựa. Mặc dù đã sử dụng bao bì thay thế bằng thủy tinh, lon. Tuy nhiên, số lượng chai nhựa sản xuất và dùng hàng ngày vẫn vô cùng lớn.
5.3 Cơ hội (Opportunity)
Khai thác thị trường ở các quốc gia đang phát triển: Nhu cầu giải khát với các nước khí hậu nóng luôn ở mức cao ngất ngưởng. Chẳng hạn như tại Trung Đông và châu Phi, Coca Cola đã khai thác thành công và tiếp tục đứng đầu tại đây.
Đổi mới liên tục: Với sự nhạy cảm và khả năng thấu hiểu, Coca Cola có thể dễ dàng đáp ứng các nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, điều chỉnh và ứng dụng chuỗi cung ứng tiên tiến. Từ đó, đưa ra các chiến dịch thành công và đem lại hiệu quả lớn nhất.
Hợp tác giữa TikTok và Coca Cola: Việc hợp tác với TikTok là cơ hội lớn giúp Coca tăng độ phủ và khẳng định thương hiệu. Từ đó nâng cao khả năng nhận diện thương hiệu tại một nền tảng “hot” nhất hiện nay.
Tập trung vào đồ uống có lợi cho sức khỏe: Tương tự như Pepsi, Coca Cola hoàn toàn có thể đổi mới sản phẩm theo xu hướng có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn như phát triển Coca ít calo hoặc không chứa calo.
Kết hợp với các thương hiệu khác: Coca sẽ là lựa chọn hàng đầu nếu khách hàng tiêu thụ lượng lớn thức ăn dầu mỡ, khó tiêu. Do đó, nhãn hàng hoàn toàn có thể kết hợp với các thương hiệu đồ ăn nhanh như KFC, McDonald, Lotte, rạp chiếu phim, nhà hàng, khách sạn, các mô hình kinh doanh đồ nướng, lẩu,… Từ đó, gia tăng doanh thu và lợi nhuận cho cả hai bên.
5.4 Thách thức (Threat)
Mối đe dọa cạnh tranh rất cao: Thách thức lớn nhất của Coca Cola có lẽ nằm ở những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp. Trong đó, phải kể đến đối thủ hàng đầu – Pepsi. Ngoài ra, hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác đang phát triển mạnh. Do đó, việc cạnh tranh dẫn đầu về thị trường nước giải khát không hề dễ dàng và ngày càng gay gắt.
Nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe: Mặc dù Coca Cola là sản phẩm dẫn đầu thị phần. Tuy nhiên, khi con người ngày càng chú trọng đến sức khỏe, việc lỗi thời là điều dễ dàng xảy ra. Nó sẽ ảnh hưởng lớn đến đến doanh thu cũng như lợi nhuận. Đây có thể là thách thức chí mạng khi Coca Cola phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước giải khát.
Rủi ro về tỷ giá ngoại tệ: Coca được biết đến là nước uống có giá phải chăng. Tuy nhiên, rủi ro về tỷ giá ngoại tệ của tập đoàn lớn như Coca Cola sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giá các dòng sản phẩm.
6. Phân tích chi tiết chiến lược Marketing của Coca Cola
Chiến lược Marketing của Coca Cola dùng chiến lược tiếp thị dựa trên sự kết hợp tiếp thị nổi tiếng của mô hình 4P. Tuy nhiên, thành công của thương hiệu nằm ở sự thấu hiểu, tinh tế và cẩn trọng trong việc lựa chọn từng chiến lược. Tìm hiểu ngay mô hình Marketing Mix dưới đây.
6.1 Chiến lược sản phẩm
Coca Cola luôn hướng tới sự đa dạng và đáp ứng nhu cầu người dùng khi liên tục tung ra các dòng sản phẩm mới. Ngoài coca cola truyền thống, thương hiệu còn không ngừng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới. Chẳng hạn như: Caffeine-Free Coca-Cola, Caffeine-Free Diet Coke, Coca-Cola Cherry, Coca-Cola Zero, Coca-Cola Vanilla, chanh dây, chanh và cà phê…
Đặc biệt, vào năm 2016, Coca Cola đã cho ra mắt Coca không đường, cạnh tranh trực tiếp với Pepsi. Qua đó, bắt kịp xu hướng và nhu cầu người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Bước đi thông minh này đã giải quyết được một trong những khó khăn, thách thức lớn về sản phẩm. Từ kiểu dáng, bao bì, logo đều được điều chỉnh ngày càng nhỏ gọn, tiện dụng, hiện đại. Đặc biệt là không ngừng bắt trend. Tuy nhiên, logo cốt lõi vẫn được giữ nguyên và in sâu trong tâm trí người tiêu dùng hơn 100 năm. Các sản phẩm chủ yếu được chứa trong chai nhựa, thủy tinh hoặc lon với dung tích từ 200ml – 2l. Đặc biệt, Coca-Cola được nhận giải thưởng cao quý Platium Pentaward 2009 về mẫu thiết kế hè 2009.
Chiến lược sản phẩm của Coca-Cola tập trung phát triển độ sâu và mở rộng trong một dòng sản phẩm. Đây là một trong những chiến lược xuyên quốc gia độc đáo. Thay vì mở rộng thị phần, nó đã tập trung đầu tư các sản phẩm mới phù hợp khẩu vị người tiêu dùng tại từng địa phương, từng quốc gia. Từ đó, thành công định vị thương hiệu hiệu quả.
6.2 Chiến lược về giá bán
Tùy theo từng thị trường, phân khúc đối tượng, sản phẩm và nhận thức người dùng mà có chiến lược về giá phù hợp. Coca Cola sử dụng chiến lược phân biệt giá. Tức là hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự nhau nhưng giá thành lại khác nhau bởi cùng một nhà cung cấp. Thị trường đồ uống độc quyền nên các công ty khó nhận ra sự phụ thuộc lẫn nhau về giá cả và sản lượng.
Thông thường, Coca Cola sẽ có mức giá thấp hơn so với phân khúc đối thủ tương tự. Đồng thời, còn tùy chỉnh mức giá theo khả năng chi trả từng địa phương. Chẳng hạn, với thị trường Việt Nam, thu nhập bình quân đầu người còn hạn chế đặc biệt là vùng nông thôn. Thương hiệu sẽ áp dụng mức giá tương đối thấp để thâm nhập thị trường. Thay vì đẩy giá cao để chắt lọc thị trường. Ngoài ra, còn có rất nhiều chiết khấu, khuyến mãi hấp dẫn dành cho các khách hàng.
Một số mô hình chiến lược marketing về giá được áp dụng:
Chiến lược 3P:
– Price to value (giá cả đến giá trị): không chỉ mua được Coca mà còn mua được các lợi ích khác của nó.
– Pervasiveness (lan tỏa): Bất kỳ nơi nào cũng có thể mua được Coca.
– Preference (sự ưu tiên): Đảm bảo Coca là sự lựa chọn hàng đầu khi muốn giải khát
Chiến lược 3A:
– Affordability (khả năng chi trả): Giá bán đáp ứng khả năng chi trả của đa dạng tệp đối tượng.
– Availability (tính sẵn có): Có thể mua được coca ở bất cứ đâu và khi nào.
– Acceptability (sự chấp nhận): Làm hài lòng, thỏa mãn khách hàng.
6.3. Chiến lược về kênh phân phối
Độ phủ rộng của Coca lớn hàng đầu trong thị phần nước giải khát trên toàn cầu. Việc dựa vào các đối tác đóng chai để đóng gói và phân phối sản phẩm giúp Coca Cola nhanh chóng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng.
Kênh phân phối trực tiếp: Cách thức này giúp thương hiệu bán hàng trực tiếp, chủ động phân phối và nắm được nguồn dữ liệu kịp thời. Đồng thời, có thể nắm bắt tình hình và nhu cầu thị trường. Bạn có thể tìm kiếm sản phẩm trên Shopee, Lazada, Tiki…
Kênh phân phối bán lẻ: Hình thức này xuất phát từ nhu cầu người dùng và từng địa phương. Thông thường, sẽ được phân phối tại các kệ trong các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, tạp hóa, đại lý, Circle K, Vinmart,… Coca Cola sẽ hỗ trợ một số vấn đề. Cũng như có mức chiết khấu ưu đãi hấp dẫn cho các đối tác bán lẻ. Thường Coca sẽ được trưng bày ở những nơi dễ nhìn thấy và đẹp mắt. Từ đó, dễ dàng tiếp cận và tăng độ phủ.
Kênh phân phối nhà hàng khách sạn
Coca còn kết hợp marketing ngang. Tức là trở thành đối tác quen thuộc của các nhà hàng, khách sạn cũng như một số thương hiệu khác để tăng doanh thu cho cả hai. Đây là một trong những kênh phân phối đem lại hiệu quả lớn và tránh được tối đa rủi ro.
6.4 Chiến lược xúc tiến
Sự đơn giản
Dù thực hiện rất nhiều chiến lược nhưng Coca Cola vẫn đảm bảo được tính nhất quán khi truyền tải thông điệp. Đó là rõ ràng, mạch lạc, đơn giản và gần gũi. Điều này đã giúp thương hiệu truyền tải một cách dễ dàng và hiệu quả đến người tiêu dùng. “Enjoy” “You Can’t Beat the Feeling”, “Happiness” là những chiến dịch đem lại thành công lớn cho Coca.
Cá nhân hóa
Áp dụng chiến dịch “Share a Coke” để định vị bản địa hóa cho thị trường toàn cầu với sự tham gia của hơn 50 quốc gia. Tùy theo từng vùng, miền mà thông điệp truyền tải có thể khác nhau.
Xã hội hóa
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông xã hội là một trong những công cụ tiếp thị phát triển nhanh nhất. Bởi vậy, Coca Cola đã xây dựng các nền tảng vững chắc, uy tín. Một số nền tảng phổ biến và đem lại hiệu quả cao như Facebook, Snapchat, Pinterest, Youtube… Đặc biệt là Twister. Ngoài ra, nhắc đến Coca Cola, chắc hẳn không thể không nhớ đến những quảng cáo ấn tượng và được đầu tư lớn trên truyền hình, báo chí. Có thể nói, Coca Cola đã chi mạnh tay cho các quảng cáo này. Theo TNS Việt Nam, Coca-Cola tại Việt Nam đã chi khoảng 1,5 triệu đô la Mỹ cho các quảng cáo sản phẩm trên truyền hình và báo giấy trong năm 2008.
Sự tài trợ
Bên cạnh đó, để gia tăng sự uy tín, thiện cảm và những đóng góp tích cực cho xã hội. Coca Cola đã trở thành nhà tài trợ cho rất nhiều chương trình lớn với thời gian lâu bền nhất. Chẳng hạn như tài trợ cho American Idol trong 13 năm, 90 năm hợp tác với thế vận hội Olympic, NASCAR,…
Tại Việt Nam, Coca Cola đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe Gia đình và Cộng đồng (CEFACOM) và tổ chức Định cư Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) và đầu tư hơn 11,6 triệu USD cho chuỗi dự án mang nước sạch đến các gia đình còn thiếu. Hơn 27.000km đường ống dẫn nước và gần 2.000 công trình lọc nước, đưa 250 triệu lít nước sạch đến cộng đồng. Ngoài ra, Coca-Cola còn hợp tác với WWF-Việt Nam để triển khai dự án bảo vệ hệ sinh thái đất ngập nước tại Vườn Quốc Gia Tràm Chim. Chưa kể, năm 2021, Coca Cola Việt Nam đã triển khai dự án tái chế “Vì một thế giới không rác thải” kết hợp với Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub).
7. Bí quyết xây dựng và định vị thương hiệu trong các chiến dịch marketing
Một trong những yếu tố làm nên thành công cho các chiến dịch chính là khả năng định vị thương hiệu. Cùng xem ngay bí quyết của Coca Cola.
7.1 Định vị bản sắc thương hiệu đa giác quan
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán để dễ in sâu trong tâm trí khách hàng.
Theo Business Insider, 94% dân số có thể nhận biết ngay logo màu đỏ và trắng của Coke, kể cả không có tên.
Tiếng “Phhhhsst” khi mở lon Coca khiến mọi người nhớ ngay đến Coca Cola.
Bài học xây dựng thương hiệu từ Coca Cola:
Xây dựng nhất quán bộ thương hiệu và hạn chế tối đa điều chỉnh. Ví dụ như logo.
Tập trung ghi đậm dấu ấn bởi các thương hiệu giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác.
Tận dụng sức mạnh của nền tảng số với các nội dung được trực quan.
7.2 Sản phẩm kết nối cảm xúc
Các sản phẩm Coca đều mang đến cho người tiêu dùng thông điệp về “hạnh phúc”. Chẳng hạn như tình cảm gia đình, tình yêu lứa đôi hoặc những khoảnh khắc vui vẻ. Đây cũng chính là một trong những điểm cộng lớn trong mắt người tiêu dùng. Nó thể hiện sự quan tâm, gần gũi và lan tỏa đến khách hàng những nguồn năng lượng tích cực nhất.
Ở Việt Nam, các chiến dịch quảng cáo của Coca Cola đều mang giá trị kết nối. Thông qua thông điệp hoặc nội dung truyền tải trên các TVC. Một số chiến dịch phải kể đến như: “Tết yêu thương trong từng khoảnh khắc” (2018), ” Hành trình đón một khởi đầu mới” (2017), ” Tết gắn kết” (2016)…
7.3 Phù hợp với thay đổi của người dùng toàn cầu
Để giữ vững niềm tin của khách hàng hơn 1 thế kỷ không hề dễ dàng. Đặc biệt là số khách hàng vô cùng lớn và đến từ những khu vực khác nhau. Để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng thay đổi của con người, Coca Cola không ngừng lắng nghe và điều chỉnh phù hợp.
7.4 Đa dạng hóa từng dòng sản phẩm
Nhận biết và thấu hiểu nỗi lo lớn nhất của khách hàng khi sử dụng Coca chính là các tác động tiêu cực đến sức khỏe. Nó gây ra bởi hàm lượng fructose cao. Do đó, Coca Cola đã tập trung nghiên cứu, mở rộng và phát triển các sản phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như Coke Diet,…
7.5 Giá trị tiếp thị lâu dài
Các chiến dịch marketing của Coca Cola luôn được đầu tư kỹ càng. Từ thông điệp, phạm vị, cách thức triển khai, chi phí… Do đó, bất kể Coca Cola đưa ra chiến dịch nào cũng đều được công chúng đón nhận nhiệt tình. Và đặc biệt, hiếm có thương hiệu nào làm được. Đó là đảm bảo tính thời sự cho chiến dịch. Hay nói cách khác là xây dựng được nội dung mang tính lâu dài.
8. Một số chiến dịch Marketing nổi bật của Coca Cola
Thấu hiểu và kết nối cảm xúc là chìa khóa thành công cho các chiến dịch marketing của Coca Cola. Thay vì tập trung đầu tư sản phẩm. Coca Cola hướng đến thỏa mãn trải nghiệm và trọn vẹn cảm xúc cho người tiêu dùng.
8.1 Chiến dịch “Share a Coke”
Chiến dịch Share a Coke được phát động lần đầu tiên tại New Zealand và Úc vào năm 2011. Có hơn 250 cái tên được sử dụng để tiếp thị sản phẩm và nâng cao nhận thức về thương hiệu. Thông điệp chính là: “Kết nối, đoàn viên và chia sẻ những giây phút thoải mái bên nhau cùng với Coca”. Chiến dịch tập trung hướng tới giới trẻ với nền tảng mạng xã hội tiềm năng. Mọi người được khuyến khích mua sản phẩm, chia sẻ với người thân hoặc những người bạn cùng tên. Sau đó, đăng tải trên các trang thông tin.
Cơn sốt này đã nhanh chóng lan rộng trên 70 quốc gia. Tại Việt Nam, có hơn 500.000 hình ảnh với hashtag #ShareaCoke đã được chia sẻ. Tính đến tháng 9 năm 2015, đã có hơn 6 triệu bức ảnh được chia sẻ. Facebook của Coca-Cola cũng tăng gần 25 triệu followers. Và bán bán thành công 250 triệu chai Coca chỉ trong một mùa hè.
8.2 Chiến dịch “Happiness Machine”
Đây là một trong những chiến dịch marketing kinh điển của Coca Cola. Happiness machine là một phần của chiến dịch tích hợp toàn cầu Open Happiness. Nó được tạo ra nhằm chia sẻ những khoảnh khắc ngạc nhiên và hạnh phúc đến người tiêu dùng. Các máy bán hàng của Coca Cola sẽ được gắn thêm một số Camera ẩn. Qua đó, ghi lại chiến dịch trong 2 ngày. Đồng thời, làm ra một video về phản ứng của người dùng khi nhận được kính râm, hoa, than cốc,…
8.3 Chiến dịch “Fifa World Cup”
Coca Cola là Nhà tài trợ lớn nhất của Fifa World Cup 2014. Đây được xem là cơ hội lớn để nhãn hàng lan tỏa câu chuyện của mình. Theo đó, công ty đã xuất bản một đoạn video quảng cáo cho cúp thế giới. Nó có tên là “Một thế giới, một trận đấu”. Kể về 4 đội bóng đang đối phó với thảm họa gần thời gian diễn ra World Cup. Video khẳng định sức mạnh của bóng đá có thể niềm vui và sức mạnh đoàn kế cho họ. Chưa kể, nhãn hàng còn đưa 1 triệu fan đến từ hơn 90 quốc gia đến tham dự World Cup 2014. Chiến dịch dần trở nên phổ biến và mang lại thành công lớn cho Coca Cola.
9. Tạm kết
Nhấn mạnh thương hiệu hơn sản phẩm là yếu tố quan trọng làm nên thành công cho các chiến dịch Marketing của Coca Cola. Đồng thời, tập trung lan tỏa hình ảnh và những thông điệp tích cực đến người tiêu dùng. Hay nói cách khác là chạm đúng vào cảm xúc và tâm trí người tiêu dùng. Nó chính là nền tảng vững chắc để đưa công ty vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành. Một lần nữa, Coca Cola đã chứng minh được tầm quan trọng của việc kết nối, duy trì đổi mới và giữ hình ảnh cũng như đồng nhất sứ mệnh. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.
Deliveristo nhận tài trợ 7 triệu euro nhờ ý tưởng foodtech sáng tạo cùng mô hình kinh doanh số hóa chuỗi cung ứng ngành F&B
Công ty khởi nghiệp Foodtech Deliveristo đã đảm bảo được một phần vốn mới. Họ thu về them 7 triệu euro vốn đầu tư. Công ty có trụ sở tại Ý đang nhắm mục tiêu vào HOspitality, REtail và CAtering (Ho.Re.Ca). Đồng thời nhanh chóng vươn lên trở thành công ty dẫn đầu thị trường.
1. Tiềm năng thị trường công nghệ thực phẩm (Foodtech)
FoodTech hiện đang trở thành một trong những lĩnh vực đầu tư “được săn đón” trên khắp châu Âu. Đây là một lĩnh vực có nhiều đổi mới và không gian để phát triển. FoodTech có thể thay thế cách người dùng lựa chọn thực phẩm và cách thức vận chuyển thực phẩm. Các doanh nghiệp FoodTech có thể chọn đi theo hai hướng B2C hoặc B2B. Gần đây, đã có những khoản đầu tư lớn vào mảng B2C. Vậy còn lĩnh vực B2B thì sao? Cụ thể là đối với Ho.Re.Ca?
Chuỗi cung ứng cho HOspitality, REtail và CAtering (Ho.Re.Ca) đã và đang trải qua quá trình số hóa. Tuy nhiên, việc đầu tư vào Ho.Re.Ca chậm hơn so với lĩnh vực B2C tương ứng. Đó là một thị trường có tiềm năng lớn và hiện tại, Deliveristo vừa nhận được 7 triệu euro tài trợ để làm điều đó.
Ivan Aimo, CEO & Co-Founder Deliveristo, cho biết: “Khi tiến hành, chúng tôi nhận ra rằng lĩnh vực này vẫn cần số hóa và đổi mới nhiều. Mục tiêu là cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho các nhà cung cấp và chủ nhà hàng. Đồng thời mở phát triển ở các quốc gia khác và chuẩn bị cho sự mở rộng mới.”
2. Giới thiệu về Deliveristo
Deliversito được thành lập bởi Ivan Aimo, Luca Calia và Gabriele Angeleri năm 2019. Đây là một công ty FoodTech giúp kết nối chủ nhà hàng và nhà cung cấp. StartUp có trụ sở tại Milan này đang thực hiện sứ mệnh đổi mới và số hóa chuỗi cung ứng Ho.Re.Ca.
Ho.Re.Ca. chiếm khoảng 30% tổng thị trường. Con số này vượt quá giá trị ước tính là 24 tỷ Euro ở Ý và 155 tỷ Euro ở châu Âu vào năm 2019.
Thông qua ứng dụng của Deliveristo, các đầu bếp và chủ nhà hàng có quyền truy cập vào danh mục các sản phẩm. Bao gồm những thực phẩm và đồ uống đang được cập nhật mỗi ngày. Ngày nay có hơn 60.000 mặt hàng chất lượng từ hơn 350 nhà cung cấp Ý. Người dùng có thể truy cập danh mục. Sau đó, chọn những gì họ muốn và nhận sản phẩm trực tiếp đến nhà hàng hoặc quán bar của họ.
Các nhà cung cấp, bao gồm cả nhà sản xuất và nhà phân phối, có thể tăng khả năng hiển thị và tăng doanh thu. Họ có thể bán sản phẩm cho hơn 1.300 người đăng ký nền tảng. Bao gồm: Đầu bếp, chủ nhà hàng, cửa hàng và các doanh nghiệp “bán mang về” mới như dark, ghost hoặc CloudKitchen.
3. Tiềm năng ý tưởng foodtech của Deliveristo
Alessandro Pontari, Giám đốc Đầu tư của Vertis nhận xét: “Trong khi thị trường giao đồ ăn B2C đang trong giai đoạn hợp nhất thì B2B đang phát triển mạnh ở châu Âu và toàn cầu. Deliveristo có một định vị duy nhất là số hóa Ho.Re.Ca.
Các đơn vị ở Ý chi hơn 24 tỷ euro mỗi năm để mua các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Deliveristo có cấu trúc tinh gọn và mô hình kinh doanh đầy tiềm năng. Đội ngũ giàu kinh nghiệm tại Deliveristo đã chứng minh được năng lực và đã đạt được những kết quả xuất sắc. Deliveristo cũng có tác động tích cực về tính bền vững, mang lại giảm thiểu chất thải thực phẩm. Cụ thể nhất là trong chuỗi cung ứng và giảm phát thải CO2 liên quan đến vận tải.
Cho đến nay, cơ sở phục vụ khách hàng của Deliveristo chủ yếu ở các thành phố Milan, Turin, Rome, Bologna và Florence. Trong khi các cơ sở nhà cung cấp sản phẩm nằm trên khắp nước Ý. Nó đã và đang phát triển nhanh chóng và thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư.
Xem thêm:
4. Deliveristo nhận tài trợ nhờ ý tưởng foodtech sáng tạo
Vòng đầu tư trị giá 7 triệu euro này được dẫn dắt bởi Vertis, thông qua quỹ “Vertis Venture 5 Scaleup”. Các nhà đầu tư khác của vòng này là United Ventures SGR, thông qua quỹ “United Ventures II”. United Ventures SGR đã dẫn đầu vòng Series A trị giá 4,5 triệu euro của Deliveristo vào tháng 12 năm 2020. Ngoài ra còn có Azimut Libera Impresa SGR, thông qua quỹ “Azimut Digitech Fund”, Italian Angels for Growth (IAG), Gellify Digital Investments, Doorway và nhiều đơn vị khác nữa.
Ivan Aimo: “Chúng tôi vui mừng chào đón Vertis SGR, Azimut Digitech Fund và các nhà đầu tư mới khác. Tôi cũng biết ơn United Ventures và các nhà đầu tư trước đây đã tiếp tục hỗ trợ nền tảng mà chúng tôi đang xây dựng.”
Khoản tài trợ sẽ được sử dụng để củng cố vị trí của Deliveristo trong thị trường Ý. Ngoài ra nó sẽ giúp Deliveristo mở rộng ra khắp châu Âu. Khoản tài trợ cũng giúp cho việc tung ra các dịch vụ mới cho khách hàng và nhà cung cấp.
Sara Lovato, Giám đốc Đầu tư của United Ventures, cho biết thêm: “Chúng tôi rất vui mừng được tiếp tục hỗ trợ Deliveristo. Họ đã thành câu sau khi đã dẫn đầu Series A từ vòng trước. Nhóm đã chứng minh được giá trị và năng lực của mình. Đồng thời mô hình kinh doanh đã được chứng minh là có khả năng phục hồi. Tiềm năng có thể mở rộng trong thị trường giao đồ ăn B2B. Những kết quả xuất sắc đạt được đã khẳng định kỳ vọng của chúng tôi và chúng tôi tự tin vào con đường phát triển của Deliversityo”.
Nhà Hàng Số hy vọng rằng những thông tin về Deliveristo nhận tài trợ nhờ FoodTech bổ ích cho bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tìm đọc thêm những thông tin về Chuyển động F&B. Bạn hãy thường xuyên ghé thăm trang web của chúng tôi nhé! Các bài viết mới sẽ được cập nhật mỗi ngày.
Flyfeed gọi vốn thành công 13 triệu USD với mục tiêu xây “trang trại côn trùng” nhằm giảm ngăn chặn nạn đói toàn cầu
Công ty khởi nghiệp về công nghệ thực phẩm của Estonia FlyFeed gọi vốn thành công 13 triệu USD. Trong đó, Flyfeed ký hợp đồng trị giá 10 triệu USD và huy động được 3 triệu USD tiền tài trợ từ vòng gọi vốn gần nhất. Với số tiền này, công ty dự định sẽ xây dựng trang trại côn trùng đầu tiên, được đặt tại Việt Nam, để chống lại cuộc khủng hoảng lương thực thế giới.
Đối với startup này, côn trùng cũng là một nguồn protein quan trọng, nhưng có phần rẻ tiền hơn. Trong giai đoạn đầu, chúng sẽ được sử dụng để sản xuất phân bón và thức ăn cho gia súc. Trong vòng 5 năm sau đó, theo dự kiến, các con côn trùng sẽ được đem ra để sản xuất bột protein và sử dụng làm thực phẩm.
FlyFeed kỳ vọng rằng, trang trại đầu tiên tại Việt Nam này sẽ sản xuất 17.500 tấn sản phẩm/ năm, trong đó sẽ có đa dạng các chủng loại như dầu côn trùng, bột đạm và phân bón.
Quy trình sản xuất ban đầu cũng cần được gắn liền với vấn đề xử lý chất thải hữu cơ. Theo kế hoạch, với sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng tại Việt Nam, doanh nghiệp này sẽ xử lý hơn 40 nghìn tấn rác thải mỗi năm.
2. FlyFeed gọi vốn hướng đến mục tiêu giải quyết thực tế lương thực toàn cầu
“Tôi nghĩ thế giới này có nhiều điều khó tin, nhưng nếu để nói về điều phi lý nhất, tôi sẽ nghĩ đến thực tế về nạn đói toàn cầu vẫn còn tái diễn hàng ngày”, nhà sáng lập – kiêm CEO công ty FlyFeed – ông Arseniy Olkhovsky cho biết. “Cho tới khi xem xét lại về chuỗi thức ăn, tôi nghĩ thực trạng này vẫn sẽ tiếp tục. Bởi lẽ, nền công nghiệp bảo thủ không thể đáp ứng cho lượng dân số ngày càng tăng như hiện tại”.
Đến năm 2026, FlyFeed dự kiến sẽ mở 10 trang trại côn trùng ở châu Á và châu Phi. Startup này cũng có kế hoạch mang tới nguồn thực phẩm giá rẻ cho hơn 250 triệu người trong mỗi năm.
FlyFeed được thành lập vào năm 2021. Nhà sáng lập của startup trẻ này là ông Arseniy Olkhovsky – sinh ra ở Mozdok, Nga và hiện đang sinh sống tại Dubai.
Chuyên mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất xoay quanh thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo!
Với những người quan tâm đến sản phẩm đồ uống có ga, chắc hẳn sẽ không lạ gì với màn “Khịa nhau” của hai ông lớn Pepsi và Coca Cola. Tại Cannes Lions 2022, Pepsi đã mang về 4 giải thưởng lớn cho chiến dịch “Better With Pepsi”. Chiến dịch này đã đá xoáy một cách khéo léo đối thủ trực tiếp là Coca Cola.
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 60% khách hàng thích thưởng thức Burger với Pepsi hơn là Coca Cola. Điều này đã thúc đẩy Pepsi tạo ra chiến dịch “Better With Pepsi” nhằm nhấn mạnh nghiên cứu đó. Vào ngày 27/05/2022, #NationalBurgerDay, Pepsi đã đưa ra một bộ print ads để khởi động chiến dịch.
2. Cách Pepsi “Đá xoáy đối thủ”
Cách làm của Pepsi rất khéo léo khi sử dụng print ads từ giấy gói của ba hãng Fast Food lớn tại Mỹ, bao gồm: McDonald’s, Burger King và Wendy’s. Pepsi cũng đã khoanh tròn phần logo Pepsi được xuất hiện trong giấy gói của từng hãng Fast Food. Để tạo ra được hình logo khéo léo như vậy, Pepsi đã nhờ đến nghệ sĩ Origami. Người nghệ sĩ này đã gấp giấy gói của 3 hãng đồ ăn nhanh để tạo thành những đường cong trong logo Pepsi.
Tuy nhiên, thực tế là cả 3 hãng McDonald’s, Burger King và Wendy’s đều đang sử dụng đồ uống đến từ Coca Cola trong hơn 3 thập kỷ qua. Sự xuất hiện của print ads đã ngầm cho thấy rằng uống Pepsi khi ăn Burger sẽ “Phù hợp hơn”. Pepsi còn thêm caption “Not on the menu always in the picture”. Nghĩa là “Dù không có trong menu, nhưng chúng tôi luôn luôn xuất hiện trong ảnh”. Dòng caption này đã cho thấy Pepsi đang “Cà khịa” 3 đối tác độc quyền của Coca Cola, khi họ đã “Không cho khách hàng trải nghiệm ăn Burger với Pepsi”. Mặc dù trải nghiệm đó tốt hơn. Không những thế, Pepsi cũng gửi lời nhắn đến các khách hàng của mình: “Hãy ăn mừng #NationalBurgerDay theo cách đúng”.
Không dừng lại ở đó, Pepsi còn tiếp tục triển khai các hoạt động OOH để “Đá xoáy” 3 đối tác độc quyền của Coca Cola. Pepsi đã sử dụng các billboard in hình ảnh print ads và đặt ngay cạnh trụ sở chính của McDonald’s, Burger King và Wendy’s. “Đối thủ của Coca Cola” còn khuyến kích người dùng thử Pepsi với chiếc Burger ưa thích và đăng tải bữa ăn đó lên mạng xã hội kèm hashtag #BetterWithPepsi.
Xem thêm:
Chiến dịch thú vị này của Pepsi đã thu hút được nhiều người quan tâm và phả ứng tích cực. Tờ Adweek đã đưa tin “Best Pepsi work in years – arguably ever” (Tác phẩm tuyệt nhất của Pepsi, chưa từng có tiền lệ). Trang The BBuzz bày tỏ sự thích thú khi dành từ “ad masterpiece” (Kiệt tác quảng cáo) cho chiến dịch.
Ngoài việc đăng tải hình thưởng thức Burger với Pepsi, khách hàng cũng đã tìm ra khoảnh khắc đầy ngẫu hứng. Họ còn đăng những bức ảnh xuất hiện logo của Pepsi trong các hoạt động thường ngày. Đây cũng là cách Pepsi mà làm với print ads.
Chiến dịch Better with Pepsi đã mang về những con số đầy ấn tượng cho hãng. Bao gồm:
3,6 tỷ lượt hiện thị trực tuyến,
hơn 1,1 tỷ lượt chia sẻ,
Tăng 29% mức độ cân nhắc mua các sản phẩm của Pepsi.
Ngoài ra, Better with Pepsi còn thu về 4 giải thưởng tại Cannes Lions 2022. Trong đó:
1 giải Vàng được trao cho hạng mục: Print & Publishing/Food & Drink,
1 giải Vàng được trao cho hạng mục: Outdoor/Food & Drink,
1 giải Bạc được trao cho hạng mục: Industry Craft/Outdoor,
1 giải Đồng được trao cho hạng mục: Outdoor/Food & Drink.
Bài viết, “Pepsi đại thắng Cannes Lions 2022” chắc hẳn đã cho bạn biết thêm về cách “đá xoáy” của ông lớn ngành nước giải khát. Chuyên mục Chuyển Động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất của thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo.
Mô hình quán trà sữa nhỏ giàu tiềm năng, chiếm lĩnh thị trường nước giải khát Việt Nam với doanh thu khủng chỉ với số vốn ít ỏi
Mô hình quán trà sữa nhỏ là mô hình kinh doanh “vốn ít lời nhiều”, rủi ro thấp. Nó trở thành ngách thị trường “béo bở”, là lựa chọn hàng đầu để khởi nghiệp. Với sự thể hiện vượt trội trên thị trường F&B Việt Nam hiện nay, không ai có thể bỏ qua cơ hội kinh doanh này. Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu chi tiết về mô hình ngay dưới đây nhé!
Những năm gần đây, thị trường trà sữa ngày càng phát triển mở rộng về quy mô. Số lượng quán hàng cùng các thương hiệu cũng tăng mạnh. Có thể nói, đây là thị trường tiềm năng để kinh doanh. Do đó, không phải ngẫu nhiên các chủ đầu tư lại đầu tư mạnh vào lĩnh vực này. Đáp ứng nhu cầu khách hàng và tận dụng sức nóng thị trường. Một bước đệm hoàn hảo để gia nhập ngành F&B. Và quán trà sữa nhỏ là mô hình không thể bỏ qua. Tối ưu vốn đầu tư nhưng vẫn đảm bảo doanh thu. Đây là đặc điểm khiến mô hình này trở nên phổ biến. Chưa kể, lượng tiêu thụ trà sữa ở nước ta ngày càng cao. Những món ăn, thức uống trong menu quán đều không kén khẩu vị người tiêu dùng. Bởi vậy, hầu hết mọi người đều dành sự “ưu ái” đặc biệt cho nó.
2. Tiềm năng kinh doanh mô hình trà sữa nhỏ
2.1 Tổng quan lượng tiêu thụ trà sữa trên thế giới
Theo hiệu quả báo cáo giải trình của Allied Market Research (Mỹ), thị trường trà sữa toàn thế giới đạt gần 2 tỷ USD. Dự đoán năm 2023, giá trị có thể lên đến 3,2 tỷ USD. Vận tốc tăng trưởng luỹ kế hàng năm ước tính là 7,4 % trong giai đoạn 2017 – 2023.
Công ty Fortune Business Insight (Ấn Độ) cho biết, vào năm 2027, thị trường trà sữa trên toàn thế giới sẽ cán mốc 3,39 tỷ USD. Trong năm 2020, khu vực châu Á Thái Bình Dương chiếm hơn 50% thị trường thị trường trà sữa toàn thế giới. Theo sau là Bắc Mỹ.
2.2 Thị trường ngách “béo bở” của Việt Nam
Thị trường trà sữa tại Việt Nam đang phát triển vượt trội. Và không ngừng tăng trưởng hàng năm. Nó đã trở thành xu hướng mới của ngành giải khát nước ta. Bởi vậy, không ngoa khi đây là “mỏ vàng” nhất định phải khai thác. Hơn 300 triệu USD là con số quy mô thị trường đạt được. Theo thống kê dự đoán tốc độ tăng trưởng rơi vào khoảng 20%/năm. Việt Nam nằm top những nước đứng đầu về lượng tiêu thụ trà sữa tại Đông Nam Á. Số lượng quán trà sữa trên cả nước lên đến 1500. Chưa kể, tính cả thương hiệu lớn nhỏ, Việt Nam hiện có khoảng 100. Ngoài ra, có một số thương hiệu nổi tiếng nước ngoài như GongCha, Koi,…
Nhắc đến trà sữa, những lời khen “có cánh” mà hầu hết mọi người đều nói là “Ngon, bổ, rẻ”. Đây cũng chính là USP giúp mô hình này thu hút khách hàng đủ mọi lứa tuổi và ngành nghề. Hương vị độc đáo, béo ngậy cùng màu sắc vô cùng đẹp mắt. Thưởng thức một ngụm trà sữa full topping cũng đủ đánh thức mọi giác quan. Vị ngọt dịu của trà sữa còn mang đến cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và đánh tan mọi stresss. Chưa kể, giá tiền cũng vô cùng phải chăng bởi chi phí đầu tư không quá cao.
4. Đặc điểm một số mô hình quán trà sữa nhỏ “hot” nhất hiện nay
4.1 Kinh doanh mô hình trà sữa nhỏ online
Công nghệ ngày càng phát triển cùng với nhu cầu đặt hàng trực tuyến ngày càng cao. Người kinh doanh mô hình này sẽ hợp tác với các nhà hàng, quán ăn, quán uống. Họ sẽ niêm yết menu và giá trên Facebook, website và các sàn thương mại điện tử. Khi nhận được đơm sẽ chế biến và giao cho khách hàng.
Với dịch vụ kiểu này, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm tối đa chi phí kinh doanh quán nhỏ. Không cần vốn, không cần mặt bằng, không cần thuê nhân viên… Vì nguồn thu 100% từ đơn trực tuyến. Do đó, bạn cần là phải đẩy mạnh marketing online để hút khách hàng và tăng doanh thu. Tuy nhiên, với mô hình này, bạn cần phải có phương án tiết kiệm chi phí giao nhận. Ngoài ra, cần có phương án hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm khi giao đến.
4.2 Mô hình kinh doanh trà sữa di động
Nếu muốn khởi nghiệp mô hình quán trà sữa nhỏ, thì đây là ý tưởng không hề tệ. Bạn không cần đầu tư thuê mặt bằng hay xây dựng quán. Mà có thể bán linh hoạt trên các vỉa hè. Chỉ với số vốn dưới 10 triệu, bạn có thể mở quán trà sữa dạng xe đẩy với chi phí như sau:
Xe đẩy khoảng 6 triệu (xe inox, được trang trí đẹp, có dàn loa, thùng đá chuyên dụng).
Chi phí nguồn nguyên liệu ban đầu tầm 2 triệu như bột sữa, trân châu, siro…
Tiền dụng cụ, cơ sở vật chất tầm 2 triệu. Ví dụ như thùng đá, ly nhựa, ống hút, 10 cái ghế ngồi, 2 cái bàn…
Khi kinh doanh mô hình này, bạn nên trang trí biển hiệu thật bắt mắt. Có thể dùng bút neon nhiều màu, hệ thống đền và có loa đài phát nhạc để thu hút khách hàng. tuy nhiên, mô hình này cũng gây ra không ít khó khăn. Ngoài việc phải đứng ngoài trời liên tục, chưa kể nắng mưa. Bạn còn phải đối mặt với việc bị công an, dân phòng “hỏi thăm”… Vì vậy, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi mở quán trà sữa nhỏ kiểu này nhé!
4.3 Mô hình kinh doanh quán trà sữa nhỏ
Vì quy mô hạn chế nên các chi phí cố định không quá cao. Chỉ với 100 triệu, bạn đã có thể khởi nghiệp mô hình này. Chẳng hạn như như tiền mặt bằng, trang trí, lương nhân viên, điện nước… Tuy nhiên, bạn sẽ cần đầu tư vào không gian, menu, các chương trình ưu đãi để thu hút khách hàng. Nếu không sẽ rất khó cạnh tranh với những quán lớn cũng như thương hiệu khác. Chưa kể, lợi nhuận cũng không quá cao.
5. Bí quyết kinh doanh mô hình quán trà sữa nhỏ thành công từ A tới Z
5.1 Xác định tệp khách hàng cụ thể
Cốt lõi để kinh doanh thành công là nhắm đúng tệp khách hàng mục tiêu. Khi đó, bạn có thể thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Yếu tố tiên quyết để họ đến quán của bạn. Tệp đối tượng của mô hình trà sữa nhỏ khác rộng.
Giới trẻ, Học sinh, sinh viên: chiếm khoảng 65% khách hàng. Nhóm đối tượng này thường có nhu cầu check-in không gian đẹp mắt. Do vậy, họ thường chọn quán giá rẻ.
Nhân viên văn phòng: Những người làm việc trong thời gian dài, đặc biệt trong văn phòng công sở có sở thích ăn vặt. Nhóm đối tượng này thường chiếm khoảng 10%.
Các cặp đôi và gia đình: chiếm 25% còn lại. Họ thường ưu chuộng không gian phù hợp để trò chuyện và chia sẻ.
5.2 Hoạch tính chi tiết nguồn vốn ban đầu
Vốn là yếu tố cần cân nhắc hàng đầu khi bắt đầu kinh doanh bất cứ mô hình nào. Hoạch tính chi tiết các khoản chi phí giúp chủ kinh doanh có cái nhìn tổng quan hơn về quy mô quán. Đồng thời, qua đó, dễ dàng kiểm soát doanh thu cùng tình hình lời, lỗ. Một số chi phí phải kể đến như:
Thuê mặt bằng khoảng từ 5-6 triệu/tháng.
Xây dựng, sửa chữa quán dao động từ 10-40 triệu.
Thiết kế quán khoảng từ 10-20 triệu.
Trang bị trang thiết bị, dụng cụ cùng nguyên vật liệu dao động từ 10-25 triệu.
Một số loại phí khác: hoàn thiện thủ tục, giấy phép kinh doanh, lương nhân viên, tiền thuế, marketing, tiền điện nước,… Khoảng từ 5 – 15 triệu.
Đặc biệt, chi phí dự phòng là khoản nhất định phải có. Thông thường, giai đoạn mới mở quán là khoảng thời gian “vàng” để tiếp cận khách hàng. Bởi vậy, bạn sẽ tập trung nhiều chi phí marketing để quảng cáo. Cũng như tổ chức các chương trình ưu đãi. Vì vậy, hãy chuẩn bị đầy đủ vốn để quán hoạt động suôn sẻ.
5.3 Chuẩn bị nền tảng kinh doanh vững chắc
Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thất bại hay thành công của bất kỳ mô hình nào. Đó là nền tảng kiến thức về kinh doanh. Tuy nhiên, nhiều chủ quán lại bỏ qua bước này. Hoặc nghĩ rằng, khi nào bắt đầu hoạt động quán mới cần bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, hãy trau dồi kiến thức. Đồng thời, xây dựng nền tảng kinh doanh vững chắc càng sớm càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo định hướng kinh doanh đúng đắn. Từ đó, tăng khả năng thành công cho quán của mình.
Tỷ lệ khách hàng quyết định lựa chọn quán dựa trên địa điểm là rất cao. Mô hình quán trà sữa nhỏ không yêu cầu không gian rộng lớn. Tuy nhiên, cũng không nên thuê mặt bằng lọt thỏm tận trong ngõ sâu. Địa điểm dễ tìm, giao thông thuận lợi, gần khu dân cư đông đúc. Ngoài ra, nên ưu tiên không gian vỉa hè rộng rãi, đảm bảo có chỗ để xe thoải mái và an toàn. Vị trí “đắc địa” sẽ giúp quán tiếp cận được số lượng lớn khách hàng.
5.5 Lên ý tưởng quán và xây dựng thương hiệu
Ngày càng nhiều quán trà sữa nổi lên, đâu là điểm khiến khách hàng lựa chọn quá của bạn? Không một giải pháp nào hiệu quả hơn là xây dựng thương hiệu. Vì vậy, dù quy mô nhỏ nhưng cũng đừng ngần ngại tạo cho mình một thương hiệu riêng. Từ tên quán, banner, logo, phong cách thiết kế,… Hãy khiến khách hàng ngay lập tức ấn tượng và nhớ mãi quán của mình nhé!
5.6 Thiết kế và thi công quán
Bước đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng. Đó là chuẩn bị bản vẽ mô hình quán. Nếu chưa có chuyên môn, bạn nên thuê 1 đơn vị thiết kế chuyên nghiệp. Mức giá thường sẽ tính theo m2, dao động trên dưới 200.000đ/m2 tùy diện tích. Sau khi có bản thiết kế, tiếp tục thi công và hoàn thiện quán. Đừng quên trực tiếp giám sát việc để đảm bảo tiến độ và hạn chế tối đa thất thoát.
5.7 Trang trí không gian quán ấn tượng
Rất nhiều khách hàng lựa chọn một quán trà sữa nào đó dựa vào tính thẩm mỹ của không gian. Đặc biệt là giới trẻ, nhóm tiêu thụ trà sữa nhiều nhất. Họ muốn có những bức ảnh check in đẹp mắt. sang trọng. Bởi vậy, hãy lựa chọn cho mình phong cách thiết kế quán phù hợp và cá tính. Có thể là thiết kế đơn giản, cầu kỳ, hiện đại, trẻ trung hoặc gần gũi với thiên nhiên.
Bạn có thể trang trí bằng tranh ảnh, vẽ tranh tường, các món đồ handmade, hệ thống đèn,… Tuy nhiên, không gian quán nhỏ nên cần đảm bảo sự kết hợp màu sắc để tạo độ thoáng và sự rộng rãi.
5.8 Sáng tạo menu hấp dẫn
Hương vị, chất lượng các món ăn, thức uống chính là lý do hàng đầu khiến khách hàng có quyết định đến quán của bạn nữa hay không. Để tăng trải nghiệm khách hàng, bạn nên bổ sung đa dạng thực đơn. Chẳng hạn như cafe, nước ép, sinh tố, sữa chua, trà, topping… Ngoài ra, hãy kết hợp thêm một số đồ ăn vặt được yêu thích nhất hiện nay. Ví dụ hướng dương, bò khô, bánh tráng, hoa quả lắc, chân gà, mì cay, tokbokki, xúc xích,… Sự kết hợp phong phú này chắc hẳn sẽ giúp bạn tăng doanh thu và thu hút nhiều khách hàng. Đặc biệt, thường xuyên theo dõi nhu cầu cùng các món “hot trend” để bổ sung ngay vào thực đơn nhé!
5.9 Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị
Làm sao để sáng tạo nên những đồ ăn, thức uống thơm ngon nếu thiếu đi các trang thiết bị cần thiết. Chưa kể, nó còn giúp quán phục vụ nhanh hơn và chuyên nghiệp hơn. Một số nhóm trang thiết bị cần thiết phải kể đến như:
Các vật dụng pha chế, phục vụ như bình đun nước, máy xay, máy ép,… Có chi phí tối thiểu lên tới khoảng 10 – 20 triệu đồng.
Các thiết bị bảo quản như tủ lạnh,… Chi phí dao động khoảng 8 -15 triệu.
Các trang thiết bị hỗ trợ bán hàng như máy tính tiền, in hóa đơn,… Chi phí khoảng từ 3 đến 8 triệu đồng.
Một số đồ dùng thiết yếu khác như dụng cụ vệ sinh… Chi phí khoảng 3 triệu đồng.
5.10 Chuẩn bị nguyên liệu chất lượng, uy tín
Thành công của mô hình quán trà sữa nhỏ phụ thuộc rất nhiều vào niềm tin của khách hàng. Hương vị thơm ngon, nguồn hàng đảm bảo, chất lượng uy tín. Đây chính là những yếu tố khiến thực khách an tâm và tin tưởng lựa chọn quán của bạn. Do đó, hãy chọn nơi cung cấp uy tín, lâu dài và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không nên sử dụng nguồn hàng quá hạn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Đồng thời tham khảo một số bên để đảm bảo mức giá phù hợp nhé! Điểm qua một số nguyên liệu được sử dụng phổ biến như: cà phê, kem, hoa quả, sữa, đường, siro, topping… Ngoài ra, một số đồ ăn vặt khác khác như bánh ngọt, hướng dương, bò khô,…Vì mới mở, chưa nắm rõ nguồn khách hàng. Bạn không nên mua quá nhiều nguyên liệu. Số tiền chi cho khoản này khoảng từ 3 – 7 triệu đồng. Chi phí nguyên vật liệu không nên vượt quá 25-40% doanh thu. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả.
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý
Hoàn thiện các thủ tục pháp lý là điều mà nhiều quán trà sữa nhỏ còn thiếu. Nhờ các thủ tục này, quán sẽ được của pháp luật và nhà nước đảm bảo bảo hộ về lâu dài. Tuy nhiên, loại thủ tục này khá lằng nhằng, dễ phát sinh thêm. Do đó, để nhanh chóng, bạn nên nhờ người có kinh nghiệm tư vấn thêm.
5.11 Chuẩn bị và đào tạo nhân sự cho quán
Với quán nhỏ, số lượng nhân viên không cần quá nhiều. Để tạo thiện cảm với khách hàng, nhân viên quán cần được đào tạo từ chuyên môn đến nghiệp vụ. Sự thân thiện, gần gũi, nhanh nhẹn và tôn trọng của nhân viên sẽ mang đến những trải nghiệm hài lòng và trọn vẹn nhất cho khách hàng.
5.12 Phần mềm quản lý mô hình quán trà sữa
Mặc dù là mô hình quán trà sữa nhỏ. Tuy nhiên, để vận hành tốt không thể thiếu các phần mềm quản lý quán trà sữa. Trợ thủ đắc lực này sẽ không khiến bạn phải thất vọng. Mọi khâu từ order, thanh toán, phục vụ cho đến quản lý doanh thu, lời lãi, nguyên liệu, nhân viên,… Bạn đều có thể kiểm soát, giải quyết nhanh chóng và hạn chế tối đa sai sót. Qua đó, chủ kinh doanh có thể lên các chiến lược kinh doanh hiệu quả.
5.13 Kinh doanh online, lên kế hoạch marketing cho quán
Mô hình cafe nhỏ bình dân thường dựa vào lượng khách tự nhiên. Kinh phí cho marketing thường không được đầu tư mạnh. Phương pháp này thu hút tệp khách hàng lớn. Tuy nhiên, nó yêu cầu sự đầu tư dài hạn để ổn định. Trong trường hợp bạn muốn chạy quảng cáo hoặc tổ chức các sự kiện lớn.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí, đăng bài quảng bá quán trên page, các hội nhóm hay tổ chức các chương trình ưu đãi cũng là giải pháp đúng đắn. Đồng thời, vì hạn chế trong quy mô, tệp khách hàng đến quán cũng bị ảnh hưởng. Do đó, hãy chuẩn bị phương pháp bán hàng online hiệu quả để tăng thêm doanh thu nhé! Trên đây là tất tần tật những thông tin về mô hình quán trà sữa nhỏ. Hy vọng rằng, các bạn có thể khởi nghiệp thành công với mô hình kinh doanh này. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để không bỏ lỡ những bài viết thú vị tiếp theo về lĩnh vực khởi nghiệp quán trà sữa nhé!
Khám phá những điều thú vị qua nghệ thuật chế biến món ăn và tinh hoa ẩm thực Á – Âu trong những nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam.
Sao Michelin là danh hiệu đáng mơ ước mà mọi nhà hàng, đầu bếp hàng đầu thế giới theo đuổi. Có những người đã dành suốt cuộc đời mình để đạt được danh hiệu cao quý này. Ở Việt Nam, sự phát triển của du lịch – Dịch vụ thúc đẩy ngành Nhà hàng – Ẩm thực phát triển vượt bậc. Có những nhà hàng đã đạt sao Michelin danh giá. Cùng khám phá top địa điểm ba nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam qua bài viết này.
Michelin là danh hiệu danh giá nhất trong làng ẩm thực thế giới. Michelin giờ đây không chỉ là một giải thưởng thuần túy. Nó đã trở thành khung tiêu chuẩn chung để đánh giá chất lượng nhà hàng và đầu bếp hàng đầu thế giới. Nếu trong điện ảnh có giải Oscar, trong âm nhạc có Grammy thì Michelin là niềm kiêu hãnh của giới đầu bếp. Michelin như cầu nối đưa nhà hàng/đầu bếp một bước bước vào làng ẩm thực đỉnh cao. Nơi sở hữu ngôi sao danh giá này sẽ được hưởng một nguồn lợi khổng lồ đáng mơ ước. Doanh thu nhà hàng có thể tăng lên 50-70% so với trước đó. Nhà hàng/đầu bếp được nhận sao sẽ được ghi tên mình vào bản đồ ẩm thực thế giới.
1.2 Tiêu chí đánh giá nhà hàng đạt sao Michelin
Để thu về những “đặc quyền” quý giá đó, nhà hàng phải trải qua quá trình đánh giá nghiêm khắc và ngặt nghèo theo tiêu chuẩn sao Michelin. Có ba mức đo cho danh hiệu cao quý này.
1 sao cho nhà hàng tốt hơn rất nhiều so với mặt bằng chung
2 sao cho nhà hàng có ẩm thực xuất sắc cực kỳ
3 sao cho nhà hàng hội tụ mọi tiêu chí, là đỉnh cao của nền ẩm thực
Hàng năm, sẽ có những “thanh tra Michelin” đóng vai những thực khách đến nhà hàng và ăn thử. Sau quá trình bí mật ăn thử và đánh giá món ăn, nhà hàng sẽ được công bố có đủ điều kiện đạt sao Michelin không và đạt mấy sao.
Sao Michelin phải đạt được những tiêu chuẩn thuộc nhóm “tuyệt đỉnh xuất sắc của ẩm thực”. Nhưng để duy trì được danh hiệu này đòi hỏi nhà hàng phải luôn duy trì thực đơn, không gian và chất lượng phục vụ ở mức lý tưởng. Ranh giới giữa “Được” và “Mất” của danh hiệu cao quý này rất mong manh. Bởi có những đầu bếp hàng đầu thế giới đã từng bật khóc, thậm chí có người từ bỏ mạng sống để bảo toàn danh hiệu này.
1.3 Giá của một bữa ăn tại nhà hàng đạt sao Michelin là bao nhiêu?
Ngay từ khi chưa nhận được danh hiệu Michelin, các nhà hàng đã đạt đến độ chuẩn mực nhất định trong làng ẩm thực trong tỉnh thành cũng như quốc gia. Khi được trao danh hiệu này, nhà hàng thông thường sẽ tăng một phần nhỏ giá cả để bù vào chi phí phát triển nhà hàng cũng như giá cả thương hiệu. Có một số nhà hàng lựa chọn không tăng giá như một hình thức tri ân khách hàng.
Giá một bữa ăn của các nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam/thế giới nhìn chung tương đối đắt đỏ. Phần lớn những nhà hàng này dành cho giới thượng lưu. Họ sẽ phải đặt tiền cọc số tiền từ 200-600 USD trong khi đặt bàn ăn. Và đương nhiên số tiền sẽ không được hoàn lại nếu thực khách hủy bàn bất ngờ.
Với giá cả bỏ ra đó, những vị thực khách sẽ được phục vụ xứng đáng với túi tiền mình bỏ ra. Họ sẽ được thưởng thức tinh túy của nghệ thuật ẩm thực, sự chuyên nghiệp trong bài trí, sự xa hoa lãng mạn trong không gian thưởng thức món ăn,… Tất cả chỉ gói gọn trong hai chữ tuyệt hảo.
2. Nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam có gì thú vị và đặc biệt?
Nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam chưa phổ biến và số lượng chưa nhiều. Cụ thể, ở Việt Nam có ba nhà hàng đạt sao Michelin. Một phần nguyên nhân của việc số lượng nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam chưa nhiều là do tính chất ẩm thực ở nước ta. Nước ta 60-80% dân số thuộc nhóm người có mức thu nhập tầm trung. Ẩm thực họ hướng đến là những món ăn bình dân và dân giã. Ẩm thực hạng sang chưa phổ biến quá nhiều ở xứ sở rồng vàng.
Nguyên nhân thứ hai nằm trong chiến lược phát triển du lịch – dịch vụ của đất nước. Du lịch nước ta đang hướng đến du lịch bình dân, chi phí thấp. Đi kèm với đó là dịch vụ nhà hàng cũng được định hình phát triển theo hướng như vậy. Vì vậy, số lượng nhà hàng hạng sang chưa quá nhiều. Cuối cùng, do đặc thù vị trí địa lý cách xa hai chữ “sao Michelin”, nên danh hiệu này chưa được biết đến quá nhiều và phổ biến như ở phương Tây. Vì vậy, nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam chưa nhiều.
Các nhà hàng này đạt những tiêu chuẩn ngặt nghèo và đạt đến độ “chuẩn mực” trong làng ẩm thực quốc tế. Ba nhà hàng có ba phong cách kiến trúc, không gian phục vụ và nghệ thuật ẩm thực khác biệt. Đến với các nhà hàng này, bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ giao thoa nghệ thuật ẩm thực Á- u qua từng món ăn. Xem thêm:
3. Jardin Des Sens Saigon – nhà hàng Fine-dining hàng đầu châu Á
Năm 1988, anh em nhà Pourcel đã mở một nhà hàng tại Le Jardin des Sens ở Montpellier. Thành công ngoài sức tưởng tượng, năm 2000, hai người mở rộng thương hiệu của mình ở thị trường quốc tế.Đến nay, chuỗi nhà hàng đã tạo điểm nhấn ở Bangkok, Tokyo, Singapore,…
Jardin Des Sens Saigon là nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam đầu tiên. Nhà hàng này đã được nhận 3 ngôi sao quý giá và mới đây còn lot top những nhà hàng hà hàng Fine-dining hàng đầu châu Á do tạp chí TOP 80 Asia bình chọn. Đây là một chuyên trang ẩm thực nổi tiếng danh giá bậc nhất trong làng ẩm thực của lục địa sôi động nhất hành tinh.
3.1 Đế chế ẩm thực Pháp & Địa Trung Hải tại Việt Nam
Tọa lạc tại thành phố Hồ Chí Minh sôi động, Jardin Des Sens Saigon do cặp đầu bếp song sinh Jacques & Laurent Pourcel (người Pháp) sở hữu. Thực đơn tại đây đều là những món ăn vào hàng “thương gia”.
Các món ăn đã được chọn lọc kỹ lưỡng, được hai vị đầu bếp người Pháp lấy cảm hứng chủ đạo từ ẩm thực Pháp và Địa Trung Hải. Thành phần nguyên liệu món ăn trải qua quá trình chọn lọc gắt gao theo tiêu chuẩn khắt khe đã làm ra những món ăn trên cả tuyệt vời. Không chỉ các món ăn phong cách Địa Trung Hải, Jardin des Sens đặc biệt chú trọng đến các loại vang hảo hạng nổi tiếng ở Pháp, cụ thể là miền Nam và những vùng lân cận.
Ẩm thực nơi đây là sự kết hợp hòa quyện giữa nét truyền thống pha lẫn yếu tố hiện đại, đơn giản trộn đều trong sự phức tạp. Các món ăn được đặt vào thực đơn với sự tương phản nhưng không mất đi vẻ đồng bộ. Tất cả khiến thực khách bị chinh phục bởi những hương vị hoàn hảo, với cảm xúc trọn vẹn và thăng hoa.
3.2 Phong cách phục vụ sang trọng bậc nhất
Chinh phục những vị khách khó tính nhất, Jardin Des Sens Saigon có phong cách phục vụ khiến mọi khách hàng hài lòng. Không gian nhà hàng rộng lớn và sang trọng, bàn ghế, nội thất xa hoa tròn không gian lãng mạn tĩnh mịch.
Nhà hàng phục vụ tối đa khoảng 40 thực khách. Thời gian phục vụ từ 12 – 22h nên hoàn toàn có thể linh động. Nằm trong một ngôi biệt thự cổ hơn trăm tuổi giữa đất Sài Thành, Jardin Des Sens Saigon mang một nét vừa cổ kính uy nghi, vừa trẻ trung năng động. Không gian này hoàn toàn phù hợp với những vị khách yêu thích sự tĩnh mịch và bình yên.
3.3 Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 251 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 12h – 2h trưa và 18h – 22h tối
4. La Maison 1888 – Nhà hàng với kiến trúc độc đáo bậc nhất
La Maison 1888 là nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam thứ hai không thể bỏ qua. Nhà hàng này ở hữu 3 ngôi sao Michelin với kiến trúc độc đáo và món ăn tuyệt vời. Đây là một trong những nhà hàng hiếm có nhận được cơ hội hợp tác Pierre Gagnaire – Đầu bếp 3 sao Michelin với biệt danh “phù thủy ẩm thực”. Năm 2015, La Maison 1888 cũng lọt top 10 nhà hàng chất lượng nhất thế giới do CNN bình chọn.
Từng góc sân, khoảng vườn nơi nhà hàng tọa lạc đều được kiến trúc sư hàng đầu thế giới lựa chọn và thiết kế nghệ thuật thi vị nhất. Mỗi một căn phòng, từ vật dụng đến màu sắc, phối đồ vật đều làm bật nổi tính cách của từng nhân vật trong đại gia đình quý tộc Pháp.
Đây cũng là nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam có vị trí “đắc địa” nhất.
4.1 Ẩm thực Pháp thượng hạng lên ngôi
Pierre Gagnaire nổi tiếng ở tài năng kết hợp đạt đến độ bậc thầy giữa ẩm thực Pháp và món ăn bản địa. Cho đến thời điểm hiện tại, sự phối hợp ngẫu hứng của hương vị Pháp và ẩm thực Việt của vị “đầu bếp phù thủy” đang được giới đầu bếp tán thưởng.
Các món ăn được làm từ hải sản như: tôm, sò điệp, hàu, ốc luộc,… có vẻ như hết sức bình thường. Nhưng Pierre Gagnaire đã biến những điều “bình thường” trở thành “phi thường” khi phù phép cho những món ăn trở thành những kiệt tác. Qua bàn tay vị bếp trưởng tài ba, các món ăn đậm vị như sò điệp nướng kiểu Hokkaido, ốc cuốn ống mì Cannelloni kiểu Ý,… ra đời và được yêu thích nồng nhiệt.
Thực đơn ở nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam này có sự thay đổi theo mùa. Thực đơn không cố định đã phần nào giúp thực khách cảm thấy mới mẻ và không bị nhàm chán. Đặc biệt, nguyên liệu lựa chọn theo mùa càng đảm bảo độ tươi ngon đặc trưng.
4.2 La Maison 1888 – Tái hiện Kiến trúc Pháp trung đại
Sở dĩ La Maison 1888 có tên lạ như vậy là dựa theo một câu chuyện có thật tại một gia đình quý tộc nước Pháp cuối thế kỷ XIX. Gia đình quý tộc đó có bốn thành viên, bao gồm vợ chồng Công tước và công tước phu nhân, con tra và con gái công tước.
Mỗi một căn phòng tại La Maison 1888 đều mang một phong cách của từng thành viên trong gia đình. Căn phòng của Công tước lấy màu đen làm màu chủ đạo. Thể hiện sự uy quyền tuyệt đối nhưng không mất đi phần sang trọng, quyền quý. Căn phòng của cô con gái mang màu đỏ huyền bí, thể hiện sự quyến rũ, xa hoa và đài các,..
View nhà hàng đẹp đến nỗi, bạn chỉ cần đứng ở một góc đường ở dãy núi Bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng, bạn có thể nhìn thấy nhà “treo lơ lửng” trên núi. Một trong những điều đặc biệt khiến nhiều khách hàng phải trầm trồ khi tới nơi đây đó chính là sở hữu vị trí và chiếc view độc nhất. La Maison 1888 tọa lạc ở vị trí đắc địa trên bán đảo Sơn Trà, thuộc tỉnh Đà Nẵng.
Địa chỉ: InterContinental, Danang Sun Peninsula Resort
Giờ mở cửa: 18h30 – 22h tối
5. L’Escale – Bàn tay ma thuật tạo nên kỳ tích
L’Escale là nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam cuối cùng tính đến thời điểm bây giờ. Nhà hàng này đạt 2 sao, Thierry Drapeau là bếp trưởng ở đây.
5.1 Nhạc trưởng làm nên dư vị ẩm thực
Thierry Drapeau là vị bếp trưởng nổi tiếng đa tài đa nghệ, có vốn hiểu biết sâu sắc về ẩm thực vùng miền Pháp. Ông mang tình yêu nghề nồng nhiệt đến với xứ sở nhiệt đới này và pha trộn các loại gia vị, nguyên liệu với nhau tạo nên tinh hoa ẩm thực trong từng món ăn.
Thực đơn của L’Escale chủ yếu từ những nguyên liệu có sẵn theo mùa vụ ở Pháp cũng như Việt Nam. Sau khi kết hợp các nguyên liệu lại với nhau tạo ra những món ăn có chất lượng tuyệt hảo.
Các món ăn nổi tiếng ở L’Escale chủ yếu làm từ thịt heo, nấm truffle hoặc phô mai. Đây cũng là thế mạnh của các đầu bếp đến từ xứ sở rượu vang. Phong cách phục vụ chuyên nghiệp cũng làm nên thương hiệu của nhà hàng. Dưới bàn tay ma thuật của vị đầu bếp tài ba, bạn sẽ cảm thấy xứng đáng với thời gian và số tiền mình đã bỏ ra khi đến nhà hàng.
5.2 Thông tin chi tiết
Địa chỉ: 90 Quốc Hương, Thảo Điền, Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh
Giờ mở cửa: 11h30 – 2h chiều và 18h – 22h tối
6. Tổng kết
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn một số thông tin về danh hiệu Michelin. Bài viết cũng giúp bạn khám phá những nhà hàng đạt sao Michelin ở Việt Nam. Mỗi nhà hàng đều mang phong vị ẩm thực và kiến trúc, cách bài trí nội thất riêng. Tuy nhiên, điểm gặp gỡ của các nhà hàng nằm ở kỹ thuật thượng thừa của nghề làm bếp. Mỗi món ăn là tinh hoa ẩm thực cao nhất trong làng ẩm thực nhân loại. Chuyên mục Blog của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những thông tin thú vị xoay quanh lĩnh vực F&B trong các bài viết tiếp theo!
Phân tích chi tiết TOP 10 phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất giúp bạn lựa chọn giải pháp tối ưu cho công việc kinh doanh của mình.
Phần mềm quản lý khách sạn (PMS – Property Management System) là giải pháp công nghệ giúp quản lý hệ thống thông tin trong kinh doanh khách sạn. Phần mềm này giúp tối ưu hoạt động của các bộ phận liên quan như lễ tân, buồng phòng, chăm sóc khách hàng, kế toán,…Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có rất nhiều phần mềm PMS đa dạng, phục vụ các loại hình khách sạn với quy mô khác nhau. Để hỗ trợ các nhà quản lý đưa ra lựa chọn phù hợp, sau đây là những phân tích về TOP 10 phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất 2023.
ezCloudHotel là một trong những phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất hiện nay, tối ưu với các khách sạn với quy mô vừa và nhỏ. Đặc biệt ezCloudhotel sử dụng công nghệ điện toán đám mây, cho phép quản lý bằng nhiều thiết bị kể cả khi không có kết nối Internet. Ngoài ra ezCloud còn có giải pháp quản lý cho các khách sạn có quy mô lớn hơn hoặc khu vui chơi, sân golf. Tính năng nổi bật
Quản lý các kênh phân phối nhanh chóng và dễ dàng.
Tự động cập nhật phòng trống trên hơn 200 nền tảng bán phòng.
Kết nối nhiều thiết bị ngoại vi trong phòng như khóa phòng, cầu giao,…giúp tiết kiệm tiền điện và quản lý an ninh tốt hơn.
Tích hợp các công cụ email marketing.
Thống kê, báo cáo chi tiết tình hình kinh doanh và lượng khách.
Hỗ trợ giao ca, kiểm tra các giao dịch.
Booking engine tự động hỗ trợ khách hàng đặt phòng.
Ưu điểm
Giao diện thông minh giúp quá trình thao tác dễ dàng hơn.
Ứng dụng hỗ trợ nhiều thiết bị hoặc có thể chạy trực tiếp trên website mà không cần tải về.
Giá thành rẻ, phù hợp cho các khách sạn quy mô vừa và nhỏ.
Tích hợp sẵn bộ công cụ email marketing.
Liên kết với nhiều nền tảng đặt phòng giúp tăng doanh thu và quảng bá rộng rãi.
Báo cáo thống kê đa dạng, đầy đủ từ tổng quan đến chi tiết.
Nhược điểm
Phân hệ báo cáo quá nhiều và chi tiết, đôi khi gây rối cho người dùng.
ezCloudhotel là phần mềm cho khách sạn quy mô nhỏ, nên chỉ phù hợp với khách sạn từ 0-2 sao, homestay, villa, căn hộ.
Chi phí: tối thiểu 180.000/ tháng. Ngoài ra tùy thời điểm đăng ký sẽ có các ưu đãi khác nhau. Website: https://ezcloud.vn/ Liên hệ: 0983 039 419 (miền Bắc), 0904 171 080 (miền Nam).
2. Phần mềm Smile
Smile là phần mềm quản lý khách sạn chuyên nghiệp được ra mắt và phát triển từ năm 2002. Phần mềm này là giải pháp tổng thể quản lý khách sạn phù hợp với các cơ sở chuyên nghiệp với quy mô lớn.
Tính năng nổi bật
Công cụ hỗ trợ lễ tân, đặt phòng và quản lý bán hàng (Smile FO).
Công cụ quản lý nhân sự (Smile HR).
Công cụ quản lý các dịch vụ tích hợp nhà hàng, spa, (Smile HR).
Quản lý tài chính, kế toán (smile BO).
Hệ thống quản lý thiết bị thông minh (SMILE IPS).
Ưu điểm
Các phần mềm đều được thiết kế theo quy chuẩn Việt Nam.
Tính năng đa dạng bao gồm đầy đủ các công cụ hỗ trợ vận hành khách sạn, kể cả các nghiệp vụ phức tạp như kế toán, nhân sự.
Các module được chia lẻ nên có thể mua từng phần tùy theo nhu cầu.
Có thể nhập thông tin trực tiếp từ Excel.
Nhược điểm
Không phù hợp với các khách sạn có quy mô vừa và nhỏ.
Nhiều chức năng chuyên sâu đòi hỏi phải được thực hiện bởi người có chuyên môn và đã được đào tạo.
Chưa có chức năng quản lý, tính phí theo giờ.
Chi phí:Tùy theo quy mô và số lượng phòng cũng như số module. Trung bình khoảng vài chục USD mỗi phòng.
3. Phần mềm TCSOFT Hotel
Phần mềm TCSOFT HOTEL là sản phẩm của công ty công nghệ TCSOFT có mặt trên thị trường năm 2008. TCSOFT Hotel là phần mềm chuyên dụng để quản lý khách sạn, nhà nghỉ, homestay hiệu quả. Ngoài quản lý khách sạn. Tính năng nổi bật
Quản lý phòng toàn diện: tình trạng phòng, hóa đơn, khóa phòng, danh sách đặt phòng.
Quản lý thông tin khách hàng cả khách lẻ hoặc các đoàn đông.
Quản lý tình trạng kho: số lượng. tình trạng, giá bán,…
Báo cáo thu chi, công nợ.
Hỗ trợ website và ứng dụng trên điện thoại.
Ưu điểm
Giao diện dễ nhìn, dễ thao tác, cho phép nhập nhiều thông tin chi tiết giúp tiết kiệm thời gian đào tạo nhân viên sử dụng phần mềm.
Sơ đồ phòng chi tiết, phân chia trạng thái phòng theo màu sắc.
Tính tiền theo giờ tự động, thay đổi giá cả linh hoạt.
Hỗ trợ bổ sung thêm tính năng theo yêu cầu của riêng của khách sạn.
Phần mềm hoạt động trên nền tảng web nên quản lý với nhiều loại thiết bị.
Có thể kết hợp quản lý đồng thời các mô hình nhà hàng, karaoke, cafe, massage,…
Nhược điểm
Gói cơ bản thiếu một số tính năng quan trọng và chỉ cho phép tối đa 2 tài khoản người dùng.
Chưa hỗ trợ tính năng quản lý offline.
Chi phí: Tính theo năm, tối thiểu khoảng 2 triệu/năm. Truy cập website Tcsofthotel hoặc hotline để biết thêm thông tin chi tiết.
4. Phần mềm quản lý khách sạn Sophia PMS
Đây là phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất đến từ công ty Sophia, công ty có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Sophia PMS phù hợp các cơ sở có quy mô trung bình như khách sạn, resort từ 1-3 sao.
Tính năng nổi bật
Quản lý đặt phòng, kiểm tra trạng thái phòng, thông tin khách hàng.
Hỗ trợ các phòng ban như lễ tân, buồng phòng.
Tích hợp quản lý nhà hàng – spa.
Quản lý tồn kho.
Quản lý công nợ nhà cung cấp và công nợ khách hàng.
Ứng dụng quản lý trên điện thoại – iOS và iPhone.
Ưu điểm
Tích hợp quản lý nhà hàng, spa cho phép đẩy bill của khách hàng về khách sạn.
Cách tính tiền linh hoạt theo giờ, theo ngày, theo tháng,… đáp ứng các mô hình kinh doanh như khách sạn, căn hộ, nhà nghỉ, văn phòng,…
Hệ thống phân quyền chi tiết.
Tự động đồng bộ thông tin 2 chiều với các nền tảng OTA.
Chi phí linh động tùy theo số lượng phòng.
Nhược điểm
Chỉ có ứng dụng trên điện thoại, chưa hỗ trợ nền tảng website.
Có một số tính năng phải trả phí riêng không bao gồm trong gói phần mềm.
Giá tham khảo: 200.000/tháng gói cơ bản , 1.052.000/tháng gói standard cho quy mô 10 phòng. Tùy theo số lượng phòng mà giá cả sẽ thay đổi.
5. Phần mềm Skyhotel
Skyhotel là phần mềm quản lý khách sạn ra đời vào năm 2012 bởi công ty SkyViet. Đây là phần mềm khá thông dụng với tính năng đa dạng, phù hợp cho nhiều nền tảng.
Tính năng nổi bật
Tạo hồ sơ quản lý nhiều khách sạn cùng lúc.
Kiểm soát tình trạng, giá phòng theo thời gian thực.
Tự động tạo hồ sơ khách hàng và cập nhập thông tin.
Quản lý kho, dịch vụ phòng, tạo danh sách nhóm dịch vụ.
Quản lý chi phí, truy xuất báo cáo, phân tích tình hình kinh doanh.
Ưu điểm
Giao diện thiết kế khá đơn giản, thuận tiện cho người dùng.
Dễ dàng thay đổi danh mục và giá bán theo tình hình thực tế.
Ghi lại mọi thao tác trong Nhật ký sử dụng và không thể sửa chữa, giúp chủ khách sạn quản lý nhân viên sát sao, minh bạch.
Tính năng dọn phòng nhận yêu cầu trực tiếp từ điện thoại của khách sau đó tự động chuyển tới bộ phận dọn phòng.
Tích hợp thanh chat online trong ứng dụng với hướng dẫn sử dụng chi tiết.
Nhược điểm
Giao diện khá cũ nên màu sắc khó nhìn.
Phần mềm cần kết nối mạng Internet.
Hai tính năng quan trọng là quản lý thu chi và quản lý bán hàng cần trả phí để sử dụng.
Chi phí: 600.000/3 tháng cho quy mô 20 phòng. Giá sẽ ưu đãi hơn nếu mua theo 6 tháng hoặc theo năm.
OHotel là là sản phẩm cung cấp bởi Công ty TNHH Công nghệ & Thương mại OXU. Đây là phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất có kết hợp giữa các thiết bị phần cứng và phần mềm tối ưu giúp quy trình quản lý chính xác và nhanh chóng.
Tính năng nổi bật
Dễ dàng quản lý từ xa.
Có thể vận hành trên cả hai nền tảng phần mềm, website.
Hệ thống thông tin phòng, check in, check out được cập nhật theo thời gian thực.
Quản lý số lượng tồn kho.
Cung cấp báo cáo, thống kê về tình hình kinh doanh.
Hệ thống tích điểm cho khách hàng thân thiết.
Ưu điểm
Giao diện đẹp mắt, dễ hiểu, kết hợp giữa chữ và icon.
Có thể sử dụng khi không có kết nối mạng.
Dễ dàng điều chỉnh giá phòng theo giờ, ngày tháng, ngày lễ,…
Có thể tích hợp module quản lý nhà hàng, phòng massage, quán bida,…
Tích hợp được nhiều thiết bị phần cứng như màn hình LED, máy in, khóa từ,…
Nhược điểm
Chưa kết nối với các trang bán phòng trực tuyến như Booking, Traveloka,…
Chi phí: Tùy theo quy mô và các các gói chức năng sẽ có giá khác nhau.
7. Sapo
Sapo là phần mềm được phát triển bởi Công ty Cổ phần Công nghệ Sapo, đây là một đơn vị chuyên phát triển phần mềm quản lý cho doanh nghiệp. Sapo phù hợp với nhà nghỉ, khách sạn có quy mô nhỏ.
Tính năng nổi bật
Quản lý tình trạng phòng, danh sách khách đặt.
Công cụ tính tiền phòng gồm áp giá tự động, tính tiền theo giờ, lập hóa đơn tự động, hỗ trợ thanh toán nhanh bằng tiền mặt, thẻ, visa,…
Quản lý nhân viên: quản lý ca làm, tối ưu lịch làm việc, phân quyền trên hệ thống.
Quản lý kho: quản lý sản phẩm tồn kho, giá cả, tình trạng hàng hóa.
Lưu trữ thông tin khách hàng và lịch sử giao dịch.
Ưu điểm
Giá thành rẻ, phù hợp với các khách sạn quy mô nhỏ.
Giao diện đơn giản, các thao tác khá dễ dàng.
Tương thích trên nhiều thiết bị như điện thoại, máy tính bảng.
Nhược điểm
Không có liên kết đến các nền tảng bán phòng.
Chưa có nhiều công cụ hỗ trợ tài chính, kế toán.
Chi phí: 160.000/tháng cho gói Startup và 249.000/tháng cho gói Pro.
NEWWAY là giải pháp phần mềm quản lý dành cho khách sạn, chuỗi khách sạn, khu nghỉ dưỡng dựa trên nền tảng điện toán đám mây. Phần mềm này được phát triển từ năm 2006 bởi các kỹ sư của Đại học Công nghệ, Đại học Khoa học tự nhiên.
Tính năng nổi bật
Quản lý lễ tân, bộ phận đặt phòng: kiểm tra tình trạng phòng, book phòng, check-in check-out tự động,…
Quản lý bộ phận ăn uống tích hợp qua thẻ phòng.
Tích hợp các thiết bị như khóa từ, thiết bị điện, điện thoại, tổng đài khách sạn.
Quản lý tồn kho, tự động trừ số lượng.
Báo cáo phân tích tình hình kinh doanh.
Ưu điểm
Sử dụng nền tảng web-base nên chỉ cần cài đặt một máy chủ để có thể kết nối tới nhiều thiết bị.
Tích hợp nhiều giải pháp đi kèm như hệ thống quản lý nhân sự, booking engine,…
Phát triển đa ngôn ngữ, chủ đạo là tiếng Việt và tiếng Anh
Có hỗ trợ gói thuê phần mềm giá rẻ cho các cơ sở quy mô nhỏ.
Nhược điểm
Giá thành trọn gói khá cao và phải trả thêm phí bảo trì hàng năm.
Giao diện phức tạp với khá nhiều danh mục.
Chi phí: khoảng 10 triệu/năm hoặc 40 triệu mua vĩnh viễn (gói cơ bản cho quy mô 30 phòng).
9. Mona Hotel
Mona Hotel là phải pháp quản lý khách sạn được phát triển bởi công ty Mona Software. Khác với các phần mềm thông thường, Mona Hotel được thiết kế riêng theo yêu cầu từ đối tác. Do đó đây là một trong những phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của mọi loại hình khách sạn.
Tính năng nổi bật
Quản lý nghiệp vụ bao gồm như lễ tân, đặt phòng, hành chính nhân sự, kế toán,…
Quản lý đặt phòng: tích hợp tính năng xử lý việc đặt phòng theo cá nhân,theo nhóm hoặc các trang web đặt phòng trực tuyến.
Quản lý điều hành trạng thái phòng, tình hình khâu dọn dẹp phòng, ý kiến khách hàng,…tình hình kho, số lượng hàng hóa.
Hỗ trợ triển khai các phương thức thanh toán, tạo hóa đơn.
Tổng hợp và báo cáo.
Ưu điểm
Các chức năng, giao diện được thiết kế riêng đảm bảo đáp ứng yêu cầu của từng khách sạn.
Dễ dàng update, bổ sung tính năng khi cần thiết.
Giao diện đơn giản dễ hiểu, dễ làm quen.
Dễ dàng tích hợp các hệ thống thiết bị trong khách sạn như khóa từ, máy quét ID, ngăn kéo tiền mặt,…
Nhược điểm
Chi phí triển khai cao.
Thời gian phát triển và hoàn thiện lâu.
Có nguy cơ xảy ra lỗi do phần mềm chưa được tối ưu hoàn toàn.
Chi phí: khoảng 7-50 triệu đồng, thay đổi tùy theo nhu cầu và quy mô của khách sạn.
10. Phần mềm quản lý Odoo ERP
Odoo ERP là một phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất với mã nguồn mở. Nghĩa là người sử dụng có thể tùy chỉnh, thêm bớt các tính năng để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Tuy nhiên để sử dụng phần mềm này, cần sự hỗ trợ từ bên thứ ba để triển khai phần mềm. Hiện Odoo đang cung cấp hai phiên bản Community và Enterprise.
Tính năng nổi bật
Công cụ kế toán tương thích với hoạt động kế toán ở gần 100 quốc gia
Quản lý tài chính: quản lý tài khoản ngân hàng, tài sản của khách sạn.
Tích hợp với nhiều ứng dụng đa dạng.
Công cụ thiết kế web và livechat trên giao diện website.
Ưu điểm
Giao diện đơn giản, khoa học.
Cung cấp nhiều tùy chỉnh do đặc tính là mã nguồn mở, Odoo ERP rất linh hoạt, có thể tùy chỉnh các tính năng theo nhu cầu.
Tích hợp được các hệ thống quản lý như kế toán, quản lý khách hàng, quản lý kho.
Giá thành ưu đãi hơn so với các giải pháp phần mềm thiết kế riêng.
Nhược điểm
Chỉ phù hợp triển khai trên quy mô lớn.
Cần sự hỗ trợ của một công ty chuyên nghiệp để triển khai phần mềm.
Chi phí: Tùy theo số lượng module và số người dùng. Trung bình khoảng 99.000 – 396.000/module.
11. Tạm kết
Trên đây là thông tin chi tiết về TOP 10 phần mềm quản lý khách sạn tốt nhất theo đề của Nhà hàng số. Nhìn chung mỗi phần mềm đều có các ưu, nhược điểm khác nhau. Tùy theo nhu cầu, quy mô và kinh phí mà chủ kinh doanh/quản lý khách sạn có thể lựa chọn phương án phù hợp. Theo dõi Nhà hàng số để cập nhật các Giải pháp tiên tiến nhất trong lĩnh vực F&B.
Mở quán cafe diện tích nhỏ đang là lựa chọn của nhiều startup có ý định khởi nghiệp nhưng đang hạn chế về nguồn vốn.
Mô hình quán cafe có diện tích nhỏ chứa nhiều ưu điểm vượt trội dành cho những người có nhu cầu khởi nghiệp trong ngành đồ uống. Để tiến hành mở quán cafe diện tích nhỏ, bạn cần setup cẩn thận và kỹ lưỡng quy trình cũng như các chi phí cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề đó.
Thị trường cafe ở Việt Nam có nhiều bước phát triển vượt trội trong những thập kỷ qua. Trong khoảng 15-20 đến hiện tại, Việt Nam đã đưa sản lượng cafe trpng nước tăng lên hàng trăm lần. Việt Nam cũng là thị trường đứng đầu thế giới về xuất khẩu cafe.
Trong năm gần đây, các hàng quán cafe (vietnam coffee market), chuỗi cung ứng cafe đang nở rộ. Nhu cầu sử dụng cafe của người dân tăng dẫn đến lượng tiêu thụ cafe trong nước đẩy mạnh. Nhiều người lựa chọn lấy cafe trở thành sản phẩm để khởi nghiệp. Hàng trăm quán cafe ra đời mỗi năm với nhiều mô hình: cafe mang đi, cafe nhượng quyền, quán cafe âm nhạc,…
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi người Việt Nam sử dụng khoảng 0,5kg cà phê/năm. Con số này tương đối thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực (bằng 1/4). Khảo sát theo dữ liệu của Kantar Worldpanel’s Out of Home tại thành phố Hồ Chí Minh (năm 2018)
Vì vậy, thị trường cafe nước ta vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và mở rộng. Đây là lý do các nhà khởi nghiệp trẻ khai thác thị trường cafe. Bởi nhu cầu cafe hòa tan dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Hôm nay, Nhà Hàng Số tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về mô hình kinh doanh cafe diện tích nhỏ.
2. Ưu điểm không thể bỏ qua khi mở quán cafe diện tích nhỏ
2.1. Ưu điểm
Mô hình tiện nghi: Ưu điểm đầu tiên của việc mở quán diện tích nhỏ là mô hình nhỏ gọn, có thể thiết kế thêm xe đẩy nếu có nhu cầu. Quán có diện tích nhỏ sẽ tiện lợi và phù hợp cho mô hình vỉa hè vào các giờ cao điểm.
Tiềm năng mở rộng chuỗi nhà hàng quán cafe lớn: Nếu bạn có chiến lược kinh doanh hợp lý, hoàn toàn có thể phát triển thành chuỗi nhà hàng cafe, kinh doanh nhượng quyền thương mại. Kinh doanh cafe sẽ được sự tự do, thoải mái về thời gian làm việc và tạo ra nguồn lợi nhuận thay vì việc làm hành chính gò bó.
Rủi ro thấp: Khi đầu tư kinh doanh nhỏ, bạn cũng sẽ không sợ gặp rủi ro quá lớn so với mô hình lớn.
2.2. Nhược điểm
Mô hình nhỏ khó phát triển thêm không gian: Mở quán cafe diện tích nhỏ mặc dù tiện lợi nhưng nếu muốn mở rộng quy mô tương đối bất lợi. Trường hợp thật sự muốn, bạn sẽ phải tận dụng diện tích tầng trên.
Khu vực để xe hạn chế: Diện tích quán cafe nhỏ khiến khu vực để xe cũng hạn chế. Hầu hết xe của khách hàng sẽ để ở khu vực vỉa hè. Vì vậy, cần thiết kế quán gọn gàng, thiết kế phù hợp, đẹp mắt, không gian phải thoáng đãng.
Phức tạp trong khâu thiết kế: quán cafe có diện tích nhỏ nên thiết kế phức tạp. Không những thế, nếu không bắt kịp xu hướng, quán sẽ dễ bị lỗi thời, không thu hút thực khách.
3. Các bước mở quán cafe diện tích nhỏ
Bước 1: Nghiên cứu thị trường – Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Để mở quán cafe nhỏ thành công, trước hết bạn phải tiến hành nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ. Trong 6 tháng năm đầu năm 2022, ngành xuất khẩu cafe trong nước tăng 48,5% so với năm 2021. Giá 2 mặt hàng cafe đều đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Giá cafe tăng dẫn đến thị trường cafe nóng trở lại.
Bạn cần xác định ở khu vực mình định thuê mặt bằng có nhiều đối thủ cạnh tranh không? Đối thủ đã mở cửa tiệm kinh doanh theo mô hình nào? Sau khi nghiên cứu kỹ các chiến lược của đối thủ cạnh tranh, bạn nên tránh mô hình mà đối thủ đã lựa chọn kinh doanh.
Về khách hàng mục tiêu, nên xác định rõ tệp khách hàng của bạn thuộc nhóm đối tượng nào? Sở thích, thói quen, nhu cầu, thu nhập của họ như thế nào? Từ đó thiết kế quán cafe và menu phù hợp với đối tượng của khách hàng.
Bước 2: Lập kế hoạch tài chính cho quán cafe
Để mở một quán cafe diện tích nhỏ cần chuẩn bị bao nhiêu vốn? Các chi phí vụ thể như thế nào? Đây là vấn đề bạn cần quan tâm và đặc biệt chuẩn bị chi tiết. Một kế hoạch tài chính rõ ràng, chi tiết và cẩn thận sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung được bức tranh tài chính tổng thể, tránh việc chi tiêu không đúng hoặc thâm hụt. Chi tiết ở bảng dưới đây:
Tên các chi phí
Số tiền
Mặt bằng
5-7 triệu/tháng
Trang trí, quảng cáo
10 triệu
Máy móc, trang thiết bị
45 triệu
Đèn, nước, âm thanh, bàn ghế
6 đến 10 triệu
Nguyên vật liệu
2 triệu
Nhân viên
4-6 triệu/tháng/người
Chi phí phát sinh
10 triệu
Tổng
Từ 85 đến 100 triệu
Bước 3: Lựa chọn mặt bằng
Mặt bằng lý tưởng cho mọi nhà hàng, quán cafe đáp ứng yêu cầu sau:
Gần vị trí mặt đường
Gần trung tâm giải trí, công viên, khu cung cư
Gần các trường học, khu dân cư đông đúc
Giao thông thuận lợi, không ở trong hẻm quá sâu, có chỗ để xe thuận tiện
Tuy nhiên, với nguồn vốn có hạn và diện tích quán tương đối nhỏ, hãy cân nhắc và đáp ứng một trong những tiêu chí trên. Đó đã đạt yêu cầu đối với một mặt bằng phù hợp và tương đối lý tưởng.
Diện tích mặt bằng khi mở quán cafe diện tích nhỏ thông thường sẽ có các loại sau đây:
Diện tích 50 m2: Mô hình phù hợp cho loại cafe này là quán cafe đi. Bạn sẽ không phục vụ tại cửa hàng, thuần túy kinh doanh mang đi. Với diện tích này, bạn có thể liên kết với các ứng dụng để kinh doanh online sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Diện tích 60m2: Với diện tích này phù hợp với kinh doanh quán cafe cóc, cafe sách. Tuy nhiên, bạn cần chú ý sắp xp vị trí và nội thất quán. Tránh trường hợp bị chật hoặc lộn xộn, rối mắt.
Cafe vỉa hè: Với mô hình này, bạn chỉ cần một khoảng không gian nhỏ trên vỉa hè tầm 10m2. Bạn có thể sắm thêm một xe đẩy, như vậy đã có thể có một quán cafe nhỏ xinh để kinh doanh rồi.
Bước 4: Trang thiết bị và nội thất
Trang thiết bị và nội thất quán tuy diện tích nhỏ nhưng cũng cần phải đầy đủ như các quán cafe thông thường. Số lượng bạn có thể tối giản và tiết kiệm chi phí. Cụ thể như sau:
Trang thiết bị
Giá cả
Số lượng
Quầy pha chế
5–7 triệu đồng
1 quầy
Tủ lạnh/tủ đông
5-7 triệu đồng/chiếc
1 tủ
Máy xay sinh tố/máy ép
2-3 triệu/máy
2 máy
Máy pha cafe
2-5 triệu/máy
1 máy
Bình siêu tốc
500-700 nghìn/bình
1 bình
Các loại ly
5000/cái
30 cái
Muỗng, ống hút, cốc nhựa mang về
Tùy theo số lượng nhập tại nhà máy
100-300 cái
Dụng cụ pha chế: bình shaker, ly đong nguyên liệu, cân điện tử, máy tạo bọt sữa…
3-4 triệu
Mỗi loại 2 cái
Bước 5: Lựa chọn nội thất và trang trí
Đối với nhóm khách hàng bình dân, bạn có thể tìm đến nội thất từ những quán cafe đã thanh lý để tiết kiệm được một khoản chi phí. Về phong cách trang trí, bạn có thể lựa chọn hình thức cổ điển với một màu sơn thống nhất, trang trí bằng các bức tranh hoặc vẽ lên tường. Việc trang trí khi mở quán cafe diện tích nhỏ nên tiến hành từng bước. Bạn có thể hoàn thiện dần dần sau khi quán đã đi vào hoạt động ổn định.
Bước 6: Nguyên liệu khi mở quán cafe diện tích nhỏ
Nguyên liệu quán cafe cần có tùy thuộc vào menu của quán: cafe hạt, sữa tươi/sữa đặc, đường, siro, hoa quả tươi, bạc hà, sả,…
Lưu ý trong việc mở quán cafe diện tích nhỏ, bạn cần nhập nguyên liệu đảm bảo uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Nguồn nguyên liệu nên nhập sỉ số lượng nhiều để tiết kiệm nguyên liệu. Tuy nhiên, cần tính toán những nguyên liệu hỏng hóc và lượng sản phẩm tiêu thụ hằng ngày để có con số cụ thể và chi tiết.
Menu quán nên tùy theo nhu cầu của nhóm khách hàng tiềm năng. Để có một menu hoàn hảo, bạn có thể học một khóa học pha chế uy tín để hiểu hơn về cafe. Bạn cũng có thể thuê bartender về thiết lập menu theo ý muốn của mình.
Bước 7: Kế hoạch marketing cho quán cafe
Có rất nhiều cách để quảng bá và xây dựng thương hiệu cho quán cafe của bạn. marketing là phương pháp hiệu quả trong thời đại số đưa quán cafe của bạn tiếp cận với đông đảo khách hàng nhất. Bạn có thể lựa chọn nhiều hình thức quảng cáo, cụ thể:
Mạng xã hội: Facebook, Tiktok, Instagram,…
Thực hiện các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, tặng voucher,…
Liên kết với các nền tảng: beamin, Now, Foody,…
Phát tờ rơi, treo băng rôn, khẩu hiệu về các chương trình của quán cafe
4. Nghệ thuật trang trí quán cafe diện tích nhỏ
Mở quán cafe diện tích nhỏ có nghĩa là bạn đã bất lợi hơn về độ thoáng đãng của không gian, view và chỗ để xe so với các loại hình khác. Vì vậy, không gian quán là điều cần đặc biệt chú ý để giữ chân khách hàng.
Trong trường hợp diện tích quán quá nhỏ nhưng nhà thiết kế biết nắm bắt và tận dụng, quán cafe của bạn sẽ càng độc đáo, bắt mắt. Quán cafe của bạn từ diện tích hạn chế sẽ rộng rãi, thoáng mát hơn.
Thiết kế nội thất phù hợp sẽ tối ưu được diện tích của quán cafe. Thay vì những dụng vụ, trang thiết bị tốn diện tích kiến cho quán cafe của bạn chật chội hơn. Giờ đây, quán của bạn sẽ ngăn nắp, sáng sủa và khoa học.
5. Cách thiết kế, trang trí nội thất quán cafe nhỏ ấn tượng, hút khách
5.1. Trang trí bằng bạt Hiflex và giấy dán tường
Ưu điểm của phong cách này là tiết kiệm chi phí xử lý phần tường bị xấu, tiết kiệm chi phí và thời gian. Giống như mặc một lớp áo mới lên cho quán cafe, không gian bên trong quán sẽ hoàn toàn thay đổi mà không phải sơn hay tráng xi măng dù trước đó đã xấu.
Bên trong quán sẽ được trang trí các khung sắt và bạt Hiflex. Tấm bạt này chạy xung quanh, sau đó ốp trực tiếp lên tường. Phần dưới sẽ được dùng giấy dán tường dạng vân gỗ làm nền. Đây là phong cách thiết kế mang hơi hướng cổ điển, tao nhã và thi vị.
5.2. Sử dụng giấy và tranh dán tường
Cách trang trí phổ biến thứ hai là thi công trức tiếp lên bề mặt bằng việc dán giấy dán tường lên. Đây là phong cách trang trí hiện đại, năng động với nhiều tone màu đan xen, trộn lẫn vào nhau. Tuy nhiên, cách này chỉ được sử dụng khi không gian quán cafe thoáng và không quá chật. Bởi nhiều tone màu và hình ảnh đan xen quá nhiều trong không gian hẹp sẽ gây rối mắt và phản cảm.
Sau khi hoàn thành bước dán tường, hãy tìm và mua những bức tranh dán tường theo phong cách, định hướng của quán. Hãy ghi nhớ sự đồng nhất giữa logo, màu chủ đạo của quán và biển hiệu. Đó chính là màu thương hiệu mà khách hàng sẽ ghi nhớ quán cafe nhỏ của bạn.
5.3. Sử dụng giấy và sơn màu xám
Đối lập với phong cách ở trên, cách này sử dụng tone màu xám là màu chủ đạo. Phong cách này khuyến khích sử dụng khi mở quán cafe diện tích nhỏ có không gian khoảng 20-40m2.
Sử dụng giấy dán tường và sơn tường màu xám phù hợp với phong cách nhẹ nhàng, đơn giản nhưng vẫn không làm mất đi nét tinh tế, bắt mắt. Bức tường màu xám phối với nội thất gỗ màu nâu, rèm cửa màu nâu sẽ tạo hiệu ứng ánh sáng vô cùng tao nhã và thanh lịch.
Trên đây là ba phong cách trang trí nội thất bên trong khi mở quán cafe diện tích nhỏ phổ biến. Đừng quên bám sát vào nhóm khách hàng tiềm năng để lựa chọn hình thức trang trí phù hợp cho mình.
6. Mẹo “nhỏ mà có võ” trong mở quán cafe diện tích nhỏ
Setup quán là một công đoạn quan trọng không thể thiếu khi mở quán cafe diện tích nhỏ. Nếu không có khâu này, nội thất quán cafe sẽ không được bài biện và sắp xếp phù hợp. Hệ thống ánh sáng, yếu tố thẩm mỹ sẽ không được đảm bảo. Cùng tìm hiểu những mẹo nhỏ để thiết kế, setup quán cafe nhỏ thật xinh xắn qua thông tin dưới đây.
6.1. Tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên
Cho dù quán cafe có diện tích nhỏ hẹp hay tương đối thoáng, hãy tận dụng tối đa nguồn sáng tự nhiên. Ánh sáng tự nhiên tạo cho không gian quán tươi sáng, đầy sinh khí và năng lượng. Bạn có thể thấy, những quán cafe thiếu đi ánh sáng sẽ ảm đạm có phần buồn tẻ.
6.2. Chuẩn bị kiến thức pha chế và kinh doanh
Khi chuẩn bị kinh doanh bất kì một loại hình nào, kiến thức nền tảng là điều cực kỳ quan trọng và quyết định. Bạn muốn kinh doanh cafe, bạn phải hiểu được nguồn gốc của các loại cafe, cách pha chế cafe truyền thống, cafe xay,…
Kiến thức kinh doanh cũng hết sức quan trọng. Bạn phải biết về kinh doanh để biết cân đối chi phí, sắp xếp thiết kế và trang trí phù hợp. Một người bán hàng giỏi chưa chắc đã kinh doanh giỏi. Bởi để kinh doanh thành công mang về lợi nhuận, người quản lý phải có tư duy kinh doanh. Điều này không có bẩm sinh mà phải học tập và tích lũy.
6.3. Lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp
Hình thức ở đây là mô hình kinh doanh phù hợp với mặt bằng, với nguồn vốn, với thị trường và không trùng với đối thủ cạnh tranh. Với nguồn vốn tương đối thì khi quyết định mở quán cafe diện tích nhỏ, bạn phải nghiên cứu thật kỹ mô hình kinh doanh nào phù hợp với điều kiện kinh tế của mình. Sau thời gian lâu dài, khi đã “rủng rỉnh” hơn, bạn mở rộng thêm thương hiệu cũng chưa muộn.
6.4. Menu đồ uống thật sự quan trọng
Dù không gian của bạn có hoàn hảo đến đâu, thì hương vị đồ uống vẫn là yếu tố quyết định đến việc khách hàng ở lại với quán bạn. Mở một quán cafe diện tích nhỏ, bạn phải dành thời gian vào thiết kế menu thật độc đáo và có chất riêng. Yếu tố đa dạng có thể là một tiêu chí để thu hút khách hàng. Bên cạnh cafe truyền thống, các loại trà, sinh tố và bánh ngọt có thể là một lựa chọn hợp lý.
Bạn nên tìm một khóa học pha chế uy tín để trang bị cho mình lớp bảo hộ an toàn nhất. Việc bạn hiểu về cafe, hiểu khách hàng muốn gì, bạn sẽ biết phải thiết kế ra một thực đơn như thế nào. Khoảnh khắc đó, bạn đã làm chủ hương vị của quán cafe của mình.
Trong trường hợp không học pha chế, bạn có thể thuê bartender chuyên nghiệp về setup menu theo yêu cầu của bạn. Thông thường chi phí sẽ rơi vào 5-8 triệu/menu.
6.5. Thủ tục pháp lý khi mở quán cafe diện tích nhỏ
Có hai loại giấy tờ bắt buộc bạn phải có khi khởi nghiệp, kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Đó là Giấy phép đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Dù cho bạn kinh doanh nhỏ, nhưng những giấy tờ này cực kỳ cần thiết. Nó như một tấm bùa hộ mệnh, khi quán của bạn gặp rắc rối gì sẽ được pháp luật bảo vệ. Xem thêm:
7. Một số mô hình quán cafe nhỏ xinh “vạn người mê”
7.1. Quán cafe sách nhỏ
Lấy cảm hứng từ những người yêu sách, cafe sách nhỏ ra đời. Bạn có thể trang bị những kệ sách be bé bên cạnh những bàn khách ngồi. Còn gì tuyệt vời hơn khi một mình nhâm nhi tách cafe đen và đọc quyển sách thú vị.
Đối với kệ sách, hãy tìm kiếm, sưu tầm những đầu sách hay và hấp dẫn. Đối tượng khách hàng tiềm năng của quán cafe này không chỉ là tín đồ cafe mà còn là người yêu sách. Những người yêu sách thường thích một không gian yên tĩnh, ánh sáng vừa đủ và không khí thoáng đãng, trang trọng.
7.2. Quán cafe Vintage
Cafe vintage đang nổi lên trong những năm gần đây và được nhiều người yêu thích. Ý tưởng mở quán cafe nhỏ theo phong cách vintage khá độc đáo về thiết kế và bài trí quán. Hoài cổ và cuốn hút là phong cách mô hình này theo đuổi và định hướng.
Khi trang trí và thiết kế, nội thất quán được định hình theo phong cách đơn giản, hợp lý và hết sức tỉ mỉ. Nội thất được sắp xếp chuẩn chỉnh đến nỗi khách hàng có cảm giác quán cafe không một dụng cụ thừa. Đến với mô hình này, khách hàng cảm nhận được sự hài hòa và nhẹ hàng, cũng hết sức tao nhã của quán.
7.3. Quán cafe take away
Đây được xem là mô hình quán cafe truyền thống khi mở quán cafe diện tích nhỏ. Mô hình quán cafe này cần đảm bảo yếu tố vị trí mặt bằng “đắc địa”. Đó là gần các khu dân cư đông đúc hoặc nằm trên trục đường lớn.
Thực khách đến đây hầu hết là người đã có việc làm, bận rộn thường xuyên. Họ ít có thời gian giao lưu ở quán. Quầy pha chế và thu ngân thường đặt ngay trước mặt tiền tạo nên sự tiện lợi nhất cho khách hàng. Nhanh chóng, tiện ích, thuận tiện, độc đáo trong phong cách trang trí là đặc điểm dễ nhìn thấy ở take away.
7.4. Quán cafe cóc
Cafe cóc là một mô hình quán cafe diện tích nhỏ phổ biến ở nước ta. Ở các thành phố lớn nào cũng dễ dàng bắt gặp quán cafe cóc đậm đà văn hóa Việt. Bởi tuổi đời của mô hình này rất lớn nên đây là mô hình thân thuộc được nhiều thực khách ưa chuộng. Họ có thiện cảm với những gì thuộc về văn hóa và bản sắc dân tộc.
Ta thường bắt gặp cafe cóc ở những nơi vắng vẻ và bình yên. Quán cafe này thiết kế đơn giản, ngoài mặt tiền có một vài bộ bàn ghế giúp khách hàng tán gẫu tùy ý.
8. Tổng kết
Để bắt đầu khởi nghiệp quán cafe diện tích nhỏ, bạn phải trải qua nhiều công đoạn. Bạn cần hiểu rõ thị trường, hiểu được đối thủ và khách hàng tiềm năng, hiểu về chiến lược kinh doanh. Sẽ tuyệt vời hơn nếu bạn có kiến thức về pha chế. Hai yếu tố quan trọng nhất của kinh doanh cafe diện tích nhỏ là trang trí thiết kế quán và menu quán. Chi phí để mở quán cafe diện tích nhỏ rơi vào khoảng 60-100 triệu đồng.
Bài viết trên đây Nhà Hàng Số đã cung cấp cho bạn những thông tin cần biết về việc mở quán cafe diện tích nhỏ. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài tiếp theo để hiểu hơn những điều thú vị và bổ ích nhé.
Chiến lược marketing của PepsiCo thành công định vị thương hiệu và củng cố vị trí hàng đầu trong ngành nước giải khát thế giới
PepsiCo là cái tên quá đỗi quen thuộc với các sản phẩm nước giải khát nổi tiếng toàn thế giới. Mặc dù dấn thân vào thị trường muộn hơn, thương hiệu vẫn “chễm chệ” đứng thứ hai toàn cầu trong ngành nước giải khát. Đồng thời, không ngừng khẳng định vị thế và nung nấu cơ hội chiếm lĩnh thị trường trong tương lai. Và một trong những yếu tố khiến thương hiệu tự tin như vậy chính là từ thành công của các chiến lược marketing. Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam
1.1. Thị trường nước giải khát với những con số ấn tượng
Nước giải khát là mặt hàng có mức tiêu thụ lớn. Sản lượng bán ra luôn nằm trong top đầu nhóm ngành FMCG. Thậm chí, số lượng người sử dụng bình quân/ ngày ở mức gần 50%. Với tiềm năng lớn như vậy, nó được rất nhiều các thương hiệu, doanh nghiệp đầu tư lớn. Ở Việt Nam, một số loại nước giải khát phải kể đến như: Nước tinh khiết, nước ngọt, nước khoáng có ga và không ga, nước tăng lực, trà uống liền và nước hoa quả các loại.
Theo thống kê thị trường đồ uống Việt Nam, đặc biệt là nước giải khát năm 2020. Lượng sản xuất và tiêu thụ mỗi năm tới từ nước ngọt, trà uống liền, nước ép hoa quả các loại, nước tăng lực… chiếm 85%. Còn lại là nước khoáng. Lượng tiêu thụ nước giải khát trung bình của mỗi người là trên 23 lít/ người/ năm. Chưa kể, các doanh nghiệp nước giải khát cũng đang nắm giữ 85% tỷ lệ sản xuất trong cả 1 ngành hàng bia rượu.
1.2. Sự tăng trưởng đều đặn của ngành giải khát Việt Nam
Từ năm 2015 đến hiện nay, ngành nước giải khát nội địa có cồn và không cồn chiếm tận 4,5% về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất. Trong đó, giá trị nhóm đồ uống không cồn tăng trưởng mạnh 7% vào năm 2018 so với 2017. Và liên tục duy trì từ 6-7%. Trong khi các hãng nước ngoài chỉ chiếm 2%. Đồng thời, góp 20% vào thị phần ngành tiêu dùng nhanh và 50 nghìn tỷ đồng tiền thuế nhà nước. Từ đó, góp phần làm tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Mục tiêu đến năm 2021, sản lượng nước giải khát các loại trên cả nước sẽ đạt từ 8,3 – 9,2 tỷ lít/năm. Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid, doanh thu thuần năm 2021 của ngành này đã giảm 4,8% so với năm 2020. Còn lợi nhuận thuần năm 2021 giảm tới 31,4% so với năm 2020. Tuy nhiên, ngành giải khát cũng không đứng ngoài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, thị trường đồ uống giải khát Việt Nam vẫn hứa hẹn sẽ bùng nổ tăng trưởng trong tương lai. Dự kiến đến năm 2025, doanh thu ngành này đạt gần 6 tỷ USD với mức tăng trưởng bình quân 6,3%/năm.
1.3. Thị trường nước giải khát Việt Nam: Cơ hội và cả thách thức
Hiện ước tính có khoảng gần 2000 cơ sở sản xuất nước giải khát. Nói về thị phần, nước ngọt có ga chiếm tới 23,74% thị phần nước giải khát Việt Nam. Còn trà chiếm đến 36,97% thị phần. Nước tăng lực là 18,28%, nước ép hoa quả là 10,91% và nước khoáng là 5,45%. Có thể thấy, thị phần khá đa dạng và đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng. Dân số đông cùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng nực và hanh khô, việc bổ sung nước là nhu cầu thiết yếu hàng đầu.
Chưa kể, hiện nay, khách hàng không quá tập trung vào thương hiệu. Thay vào đó, họ chú trọng đến hương vị mới lạ, độc đáo. Bởi vậy, rất nhiều cái tên không quá nổi nhưng vấn có lượng tiêu thụ hàng hóa ấn tượng. Các thương hiệu cũng đua nhau đưa ra các sản phẩm mới, đặc biệt là hướng tới đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức. Đặc biệt là khi gặp vấn đề khủng hoảng, danh tiếng của thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng trầm trọng. Chưa kể, rất nhiều hộ gia đình cũng đang dấn thân kinh doanh trên thị trường này.
2. Giới thiệu về PepsiCo Việt Nam
2.1. Đôi nét về tập đoàn Suntory PepsiCo
PepsiCo là tập đoàn giải khát lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Coca Cola. Và trải dài hệ thống phân phối lên đến hơn 195 quốc gia trên thế giới khắp các châu lục. Năm 1994, Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam (PepsiCo) bắt đầu gia nhập cuộc đua trên thị trường nước giải khát Việt Nam. Doanh nghiệp hoạt động với 100% vốn nước ngoài. Các mặt hàng chủ lực là đồ uống không cồn, nước khoáng. Nguyên liệu, quy trình sản xuất được đảm bảo nguyên tắc kiểm soát chất lượng theo tiêu chuẩn của tập đoàn Suntory Holdings Limited – một trong những Tập đoàn đồ uống lớn nhất tại Nhật Bản. Bằng nỗ lực mang đến những sản phẩm chất lượng, PepsiCo luôn nằm Top 10 Công ty đồ uống uy tín. Đồng thời, mở rộng mạng lưới khắp 63 tỉnh thành trên cả nước.
Dù trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, PepsiCo vẫn trụ vững, phát triển và khẳng định sức mạnh một cách khó tin. Qua đó, chứng tỏ vị thế về danh tiếng cùng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Ngoài là thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới. Hiện nay, PepsiCo ngày càng mở rộng thị phần và chiếm lĩnh thị trường. Đặc biệt là đa dạng hóa các sản phẩm cung cấp. Ngoài đồ uống, thương hiệu này còn cung cấp các loại thực phẩm và đồ ăn nhẹ. Tất cả đều nhận được sự đón nhận nhiệt tình của công chúng.
2.2. Doanh thu ấn tượng của PepsiCo
Với doanh thu khủng, PepsiCo luôn góp mặt trong Top 100 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập doanh nghiệp nhiều nhất cho nhà nước từ 2016 – 2019. Tổng doanh thu năm 2020 của PepsiCo Việt Nam là 70,37 tỷ USD, tăng 4,78%. Thu nhập ròng là 7,18 tỷ USD, tăng 2,42%. Dự kiến năm 2022, thương hiệu có thể đạt 20,23 tỷ USD, ứng với 1,86 USD/cổ phiếu, vượt mức dự báo của Refinitiv. Cụ thể, trong quý II/2022, thu nhập ròng đạt mức 1,43 tỷ USD, ứng với 1,03 USD/cổ phiếu. Giảm so với mức 2,36 tỷ USD, 1,70 USD/cổ phiếu trong cùng kỳ năm 2021. Giá cổ phiếu tăng chưa đến 1% trong phiên giao dịch trước giờ mở cửa. Ngoài ra, PepsiCo sẽ phải đối mặt với lợi nhuận thấp do chi phí vận chuyển và hàng hóa cao hơn trong quý II/2022. Ngoài ra, còn phải đối phó với tình trạng lạm phát. Để giải quyết tình trạng này, PepsiCo đã có những phương án khả thi để áp dụng. Đó là giảm kích cỡ sản phẩm, quản lý chi phí gia tăng và định giá đủ. Xem thêm:
Dưới đây là các phân tích về SWOT của PepsiCo. Đây chính là nền tảng và cơ sở mà bất kỳ thương hiệu nào cũng cần phải có để đưa ra các chiến lược đúng đắn và hiệu quả nhất.
3.1. Điểm mạnh (Strength)
Có danh mục toàn diện, đa dạng với 100 thương hiệu.
Đảm bảo sự ổn định về tài chính. Và đồ uống vẫn là sản phẩm chủ đạo. Đồng thời, cũng là các sản phẩm được ưa thích hàng đầu trên thế giới.
Sở hữu và tiếp thị một số thương hiệu nổi tiếng toàn cầu và dễ nhận biết nhất.
Định vị thương hiệu ấn tượng với sức mạnh lớn.
3.2. Điểm yếu (Weakness)
Đồ uống chủ yếu và được ưa thích thường có gas. Do đó, đây là mối bận tâm lớn nhất của khách hàng khi quyết định sử dụng. Bởi nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Đặc biệt là về các sản phẩm lành mạnh.
Tiếp thị và sản phẩm thích hợp của công ty chưa đa dạng và toàn diện.
3.3. Cơ hội (Opportunity)
Đa dạng hóa các sản phẩm là giải pháp hiệu quả để mở rộng quy mô và tăng độ phủ.
Phát triển thêm các sản phẩm mới. Chẳng hạn như điều chỉnh và nâng cấp các sản phẩm hiện tại. Từ đó, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng.
Áp dụng các hình thức kinh doanh trực tiếp để tiếp cận số lượng lớn khách hàng.
Mở rộng quan hệ hợp tác với các thương hiệu đồ ăn nhanh, đồ uống nổi tiếng khác để thúc đẩy khối lượng tiêu thụ sản phẩm.
3.4. Thách thức (Threats)
Sự cạnh tranh gay gắt của các thương hiệu giải khát khác. Đặc biệt là Coca Cola.
Suy thoái kinh tế và dịch bệnh căng thẳng cũng ảnh hưởng lớn đến nhu cầu và thói quen người tiêu dùng. Từ đó, rất nhiều yếu tố quan trọng sẽ cần điều chỉnh.
Rất nhiều đối thủ trở thành mối đe dọa khi ngày càng áp dụng hiệu quả kỹ thuật công nghệ.
Người tiêu dùng ngày càng tập trung đến sức khỏe. Nhất là hướng tới các sản phẩm an toàn, lành mạnh. Do đó, đồ uống có ga hay nước ngọt đang dần mất thị trường.
4. Chi tiết chiến lược marketing của PepsiCo
PepsiCo kinh doanh các mặt hàng nằm trong ngành FMCG. Đây là một trong những thị trường khốc liệt với mức độ đào thải đáng sợ. Do đó, việc đầu tư cho marketing không hề nhỏ. Thậm chí, tiêu tốn hàng tỷ USD cho quảng cáo mỗi năm.
4.1. Chiến lược về sản phẩm của PepsiCo
Để trở thành thương hiệu nước giải khát hàng đầu thế giới không phải điều dễ dàng. Một số sản phẩm nổi bật của PepsiCo Việt Nam: Pepsi, 7UP, 7UP Revive, Aquafina, Tropicana Twister, Mirinda, Sting, Mountain Dew, Ô Long TEA+ Plus, Lipton, Tea Plus, Cà phê,… Các sản phẩm của PepsiCo rất tiện lợi và phù hợp với đồ ăn nhanh. Điều này hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện nay. Bởi nó giúp khách hàng giải khát, tiêu hóa tốt, chống ngấy,… Ngoài ra, PepsiCo còn cho ra mắt Diet Pepsi ít đường cho chế độ ăn healthy. Chưa kể, doanh nghiệp còn gia nhập các lĩnh vực đồ ăn chip và wafers với các thương hiệu nổi tiếng hiện nay. Chẳng hạn như Lays, Cheetos và Kurkure, Quaker,…
Hiện nay, công ty đã nghiên cứu và cho ra mắt loại chai nhựa Green PET được làm hoàn toàn từ năng lượng tái tạo và các chế phẩm dư thừa. Chẳng hạn như vỏ cam, vỏ ngô, vỏ yến mạch,… Có thể thấy, PepsiCo tập trung đến thiết kế bao bì và kiểu dáng. Đặc biệt ưu tiên đến sự thân thiện với môi trường. Từ bao bì đến sản xuất đều đạt chuẩn chất lượng cao để mang đến những sản phẩm tốt nhất cho khách hàng.
4.2. Chiến lược về giá của PepsiCo
Chiến lược định giá của PepsiCo được quyết định bởi nhu cầu khách hàng và đặc biệt là các đối thủ cạnh tranh. Và một trong những đối thủ hàng đầu chính là Coca Cola. Thay vì một cuộc chiến giá cả thì nó biến thành một cuộc chiến thương hiệu.
PepsiCo đã thực hiện chiến lược giá sản phẩm của mình bằng:
Định giá thâm nhập thị trường: PepsiCo định giá sản phẩm mới tương đối thấp ngay từ ban đầu. Điều này giúp thương hiệu thâm nhập thị trường. Qua đó, thu hút khách hàng và mở rộng thị phần.
Định giá chiết khấu: PepsiCo thường xuyên cung cấp giá chiết khấu, giảm giá, khuyến mãi cho khách hàng thanh toán trước thời hạn hoặc mua số lượng lớn. Tỷ suất lợi nhuận từ các nhà phân phối rất mạnh. Trong khi với khách hàng doanh nghiệp thì con số này thấp hơn nhiều. Chẳng hạn như KFC và McDonald.
Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: Mỗi loại sản phẩm sẽ được định giá khác nhau nhưng tỷ lệ với chi phí tương ứng. Đặc biệt thu hẹp khoảng cách giá thông thường/ hàng ngày so với giá chiết khấu.
4.3. Chiến lược về phân phối của PepsiCo
Các sản phẩm của PepsiCo được trên 200 quốc gia yêu thích. Chưa kể, còn có 36 nhà máy đóng chai phân bố trên khắp thế giới. Công ty đã lựa chọn các địa điểm trung gian như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, đại lý, rạp chiếu phim, nhà hàng, quán ăn, tạp hóa… đưa sản phẩm đến gần hơn với số lượng lớn người tiêu dùng.
Một trong những điểm đặc biệt trong chiến lược marketing của PepsiCo là phân phối sản phẩm kết hợp với các nhà hàng phục vụ thức ăn nhanh hàng đầu thế giới. Điển hình như KFC, Texas, Pizza Hut,… Sự kết hợp độc đáo và khôn ngoan này giúp tăng sản lượng đáng kể cho cả PepsiCo và đối tác mà chi phí lại tiết kiệm. Bởi các đối tác trong giải pháp marketing ngang đều chiếm thị phần vô cùng rộng lớn. Gần đây, PepsiCo còn ký kết thỏa thuận hợp tác kinh doanh với Công ty cổ phần Kinh Đô. Từ đó, nâng cao hiệu quả mở rộng mạng lưới và phát triển thị trường.
4.4. Chiến lược về xúc tiến của PepsiCo
PepsiCo hiểu rõ các trạng thái “Biết – Hiểu – Thích – Chuộng – Tin – Mua” của người tiêu dùng. Từ đó, ứng dụng các công cụ và triển khai giải pháp một cách hiệu quả. Từ những chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi kích thích mua hàng. Đặc biệt là vô vàn những hoạt động đóng góp thiết thực cho xã hội. Không những thu hút được lượng lớn khách hàng tiềm năng mà còn ghi điểm tuyệt đối trong mắt họ.
Quảng cáo
PepsiCo là thương hiệu chi khá mạnh tay cho các chiến dịch quảng cáo. Không khó để bắt gặp hình ảnh của nhãn hàng này ở bất cứ đâu. Một số phương tiện quảng cáo hiệu quả được PepsiCo đầu tư như:
– Quảng cáo in ấn: ấn phẩm báo chí, thương mại.
– Quảng cáo điện tử: truyền thanh, truyền hình, phim, internet (Google, Youtube, Facebook, Instagram,…),…
– Quảng cáo ngoài trời: tờ rơi, banner, áp – phích, bảng hiệu,…
– Quảng cáo trực tiếp: email marketing, điện thoại.
– Một số phương tiện quảng cáo khác: quảng cáo tại điểm bán, hội chợ, quảng cáo trên các vật phẩm…
Trong các phương tiện quảng cáo trên, điện tử và ngoài trời được đầu tư nhất cũng như mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Ngoài ra, đồng hàng cùng nhãn hàng là đội ngũ Influencers và KOLs vô cùng nổi tiếng trên khắp thế giới. Tiêu biểu như Michael Jackson, Mariah Carey, Beyonce, Messi, Mỹ Tâm, Trúc Nhân, Ricky Star, Đinh Mạnh Ninh, 365daband, SuBoi, Đông Nhi, Ông Cao Thắng,… Các quảng cáo đều được đầu tư chỉn chu từ slogan, video, kênh truyền thông đến các KOLs kết hợp. Chẳng hạn như: “Sting – Bứt phá mọi giới hạn!”, “Tea+ Plus – Tết là ăn hết”, “Minrida – Ai chuyện cũ bán hông”,… Và một trong những yếu tố khiến sự cạnh tranh của hai ông lớn PepsiCo và Coca Cola ngày càng gay gắt là các chiến dịch “đậm mùi” đối đầu và nhắm đến thương hiệu đối thủ.
Quan hệ công chúng
Mối quan hệ gắn kết giữa nhãn hàng và công chúng chính là chìa khóa quan trọng nhất để giữ chân khách hàng. Và PepsiCo là một trong những case study vô cùng thành công khi tung ra nhiều chiến dịch quảng bá thương hiệu ấn tượng. Đồng thời, đa dạng hình thức như báo chí, tổ chức sự kiện và từ thiện.
– Hoạt động xã hội
PepsiCo tham gia tổ chức, đồng hành và tài trợ cho rất nhiều chiến dịch ý nghĩa. Đồng thời, tạo ra rất nhiều giá trị tích cực cho cộng đồng. Chẳng hạn như: Chương trình “PepsiCo Việt Nam và những người bạn chung tay vì cộng đồng”. Chương trình này sẽ hỗ trợ những người nghèo và trẻ em đón tết. Ngoài ra, còn sửa chữa 10 căn nhà tạm, thăm và tặng hơn 1.000 phần quà cho những hoàn cảnh bất hạnh, mồ côi, bệnh tật. Ngoài ra, còn có một số chiến dịch khác như: “Uống một lon Pepsi là dành 50 đồng ủng hộ đồng bào lũ lụt”, “Ngày hội bóng đá”, “Uống Pepsi là ủng hộ đội tuyển quốc gia Việt Nam vươn ra đấu trường quốc tế” ,”Khuấy động âm nhạc, kết nối đam mê”…
– Tổ chức sự kiện
Bên cạnh các hoạt động từ thiện, PepsiCo cũng tổ chức rất nhiều sự kiện, cuộc thi được đông đảo khán giả đón nhận. Các món quà vô cùng giá trị. Đồng thời, đây còn là nhà tài trợ cho rất nhiều gameshow nổi tiếng. Cụ thể là Trận chiến gối ôm, trận chiến sắc màu, uống Pepsi miễn phí,…
Khuyến mãi
Khuyến mãi là một trong những chiến lược hiệu quả để kích thích quyết định mua hàng của khách hàng. Ngoài cung cấp các ưu đãi giảm giá, chiết khấu cho những đối tác mua số lượng lớn. Thương hiệu cũng thường xuyên tung ra các chính sách ưu đãi hấp dẫn như giảm giá, tặng quà,… để tri ân khách hàng. Từ đó, đưa sản phẩm phổ biến rộng khắp và gần hơn với người tiêu dùng. Cũng như tạo đột phá doanh thu với lợi nhuận ấn tượng.
Chẳng hạn như dịp Tết 2021, PepsiCo đã triển khai chương trình “Cùng Pepsi mang kỳ lân về nhà”. Khi khách hàng mua 2 thùng Pepsi 24 Lon thể tích 330ml hoặc 245ml trong khoảng thời gian diễn ra khuyến mại sẽ được tặng 1 thùng Pepsi 8 lon vàng.
5. Các chiến lược marketing của PepsiCo tạo dấu ấn thành công
PepsiCo gặp không ít những khó khăn và thất bại. Tuy nhiên, để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện tại không thể không kể đến những case vô cùng thành công. Điểm sáng trong chiến lược marketing của PepsiCo là tập trung truyền thông, định vị thương hiệu bằng những chiến dịch có sự đầu tư lớn. Từ sản phẩm, slogan, phương tiện truyền thông,… Tất cả đều lan toả được tinh thần, năng lượng tích cực, năng động và trẻ trung của thương hiệu.
5.1. Dũng cảm thu nhỏ thị trường
Thay vì tập trung mở rộng tệp khách hàng, PepsiCo lại đi ngược lại – thu hẹp thị trường. Chẳng hạn như Coca Cola hướng đến đối tượng là các hộ gia đình. Trong khi đó, thương hiệu lại chọn cho mình một “sân chơi” nhỏ hơn rất nhiều. Đó là các bạn trẻ tuổi từ 18 đến 35. Bởi PepsiCo muốn phục vụ khách hàng của mình tốt nhất và trọn vẹn nhất. Có thể thấy, thương hiệu không ngừng thay đổi và điều chỉnh để mang đến những sản phẩm chất lượng cao nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, vô hình chung, nó lại mang đến cho thương hiệu tệp khách hàng rộng lớn ở mọi tầng lớp bởi mức giá phải chăng.
5.2. Định vị thương hiệu tốt
PepsiCo đã định vị rất tốt hình ảnh thương hiệu và sản phẩm trên thị trường. Nhắc đến sản phẩm có gas và một loại đồ uống khác, PepsiCo là cái tên được nhớ tới hàng đầu. Một thương hiệu luôn mang tới nguồn năng lượng trẻ trung, năng động. Đặc biệt thể hiện rõ thông qua các chiến dịch marketing. Bởi vậy, tệp khách hàng hướng đến là những người trẻ, ở mọi tầng lớp cùng lối sống hiện đại. Mức giá cũng vô cùng phải chăng. Với khả năng giải khát, tiêu hóa tốt và bổ sung năng lượng cho cơ thể, nó trở thành sản phẩm thiết yếu. Đặc biệt không hiếm thấy trong các bữa ăn thường ngày.
Ngoài ra, PepsiCo còn đặc biệt hóa và in đậm dấu ấn thương hiệu thông qua các câu slogan ấn tượng. Chẳng hạn: “loại nước ngọt có ga mới”, “Bạn có rất nhiều điều để sống. Pepsi có rất nhiều thứ để cho đi”. Hoặc “Live for now – Sống trọn từng giây”, “The Choice of a New Generation”, “Generation Next”, “Đã quá Pepsi ơi!”, “Uncola sảng khoái chất riêng”, Lay’s Crispy Subtitles… PepsiCo luôn hướng khách hàng của mình đến sự nỗ lực và cháy hết mình với cuộc sống.
5.3. Đầu tư vào các kênh phù hợp
Theo báo cáo hàng năm, họ đã tăng ngân sách tiếp thị và quảng cáo toàn cầu của mình lên hơn 12% cho năm 2019. Trong đó, chiếm phần lớn là tiếp thị và quảng cáo kỹ thuật số. Đây là một trong những xu hướng marketing vô cùng bùng nổ hiện nay. Các thương hiệu, không ngoại trừ PepsiCo cũng có những cân nhắc và đầu tư chỉn cho bởi sức lan tỏa mãnh liệt của nó. Thay vì hoạt động có lợi tức đầu tư (ROI) thấp hơn. PepsiCo tập trung hơn vào những hoạt động có lợi nhuận lớn.
Điển hình vào năm 2014, Pepsi đã hợp tác với Quỹ Phát triển Phụ nữ Trung Quốc (CWDF) để chúc mừng Tết Nguyên đán và nhấn mạnh giá trị gia đình. Chiến dịch mang tên “Mang lại hạnh phúc cho gia đình”. Chiến dịch này bao gồm hơn 15 triệu video trên mạng xã hội (Weibo và Wechat) và thu hút 1,2 tỷ lượt xem. Càng ngày, PepsiCo càng đầu tư mạnh ngân sách vào các chiến dịch social media marketing. Chẳng hạn như “Pepsi #Summergram”, “ Khui hè hết nấc”, “Pepsi mang Tết về nhà”, sự ra đời của nhà hàng ảo Pep’s Place với chiến dịch ưu tiên đồ uống #BetterwithPepsi,…
5.4. Influencer Marketing – Chiến lược “chọn mặt gửi vàng”
PepsiCo là một trong những thương hiệu đầu tư rất lớn cho Influencer marketing. Đặc biệt là đầu tư cho các tổ chức thể thao, giải bóng đá tầm cỡ lớn. Chẳng hạn như Hiệp hội Bóng rổ Quốc gia (NBA), ban kiểm soát Cricket ở Ấn Độ, UEFA Champions ‘League. Ngoài ra, còn có vô vàn nhóm nhạc, ca sĩ nổi tiếng. Đặc biệt năm 2020, nhóm nhạc nữ hàng đầu châu Á – BlackPink, đã chính thức trở thành đại diện phát ngôn của Pepsi. Cùng nhau lan tỏa thông điệp “Dám Nói Không”, khuyến khích thế hệ “gen Z” vượt qua mọi giới hạn và sống hết mình với đam mê. Đây được xem là một trong những chiến lược với KOLs bùng nổ nhất từ trước đến giờ. Tại Việt Nam, PepsiCo cũng tài trợ cho rất nhiều chương trình nổi tiếng. Điển hình như Rap Việt với hai nhãn hiệu nổi tiếng: Pepsi không calo và bánh snack Lay’s.
5.5. Thay đổi thói quen người tiêu dùng
Thói quen người tiêu dùng là điều mà bất kể thương hiệu nào cũng cần đáp ứng và điều chỉnh phù hợp. Theo kết quả kinh doanh quý II, Giám đốc điều hành PepsiCo Ramon Laguarta cho rằng họ phải thay đổi các chiến lược quảng cáo để tiếp cận tốt hơn với những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Đây chính là cơ hội cho PepsiCo đơn giản hóa và chọn lọc hơn.
5.6. Sáng tạo, làm mới thương hiệu để thu hút gen Z
Thế hệ gen Z là nhóm công chúng mà PepsiCo hướng đến chinh phục. Và thương hiệu đã nỗ lực không ngừng để tiếp thị mạnh mẽ cho những người tiêu dùng kén chọn này. Từ những thước phim quảng cáo truyền hình đầu tiên cho nhãn hiệu nước có ga Bubly với sự tham gia của Michael Bublé và đứng đầu danh sách các quảng cáo Super Bowl khéo léo nhất. Đồng thời, PepsiCo cũng không ngừng tiếp thị đa kênh, củng cố đa dạng thông điệp. Đặc biệt hiệu quả trong việc kết hợp truyền hình, kỹ thuật số, phương tiện truyền thông xã hội, ngoài gia đình, thực tế tăng cường (AR), từ thiện và hơn thế nữa.
5.7. Tận dụng hiệu quả dữ liệu khách hàng
Dữ liệu là yếu tố mà PepsiCo luôn đặt lên ưu tiên hàng đầu. Phát triển một “nhóm dữ liệu người tiêu dùng và truyền thông nội bộ” thông qua thu thập, nghiên cứu. Và chiến lược của PepsiCo là hợp nhất toàn bộ dữ liệu, thông tin về khách hàng. Qua đó, thương hiệu có thể thấu hiểu hơn về nhu cầu và hành vi tiêu dùng của khách hàng. Nhờ vậy, có thể xây dựng các phương thức tiếp cận phù hợp. Chẳng hạn như khách hàng khi mua nước ngọt Frito cùng snack Lay’s sẽ được giảm giá 10%. Chiến lược này đã giúp thương hiệu thu lại nguồn lợi nhuận khủng cũng như lượng khách hàng tiềm năng.
5.8. Học hỏi từ thất bại
Để xây dựng nên một đế chế hùng mạnh như hiện nay không thể không kể đến những lúc thất bại. Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã hai lần phá sản. Tuy nhiên, nhờ những chiến dịch ấn tượng, táo bạo đã kéo họ quay trở lại cuộc đua. Tuy nhiên, không phải mọi chiến dịch đều như ý. Chẳng hạn như việc Pepsi đã rút Crystal Pepsi khỏi các kệ hàng năm 1994. Có rất nhiều ý kiến quay xung quanh. Tuy nhiên năm 2022, Pepsi thông báo rằng họ sẽ đưa Crystal Pepsi trở lại để kỷ niệm 30 năm thành lập. Thế nhưng, nó vẫn không có sẵn trong các cửa hàng. Thay vào đó, họ đã công bố một cuộc thi trên Twitter, nơi khách hàng được yêu cầu chia sẻ một bức ảnh cổ điển. Đòng thời, khuyến khích sử dụng các thẻ bắt đầu bằng # “#ShowUsYour90s” và “#PepsiSweepstakes” để có cơ hội giành chiến thắng.
6. Bài học rút ra từ các chiến lược marketing của PepsiCo
Với những thành công ấn tượng từ các chiến lược marketing của PepsiCo mang lại. Chắc hẳn, đây sẽ là một case study giúp các doanh nghiệp học hỏi được rất nhiều điều. Cùng khám phá ngay.
6.1. Xây dựng thương hiệu vững chắc
Mặc dù mất rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Tuy nhiên, ngay từ những bước đầu hay đặt ra cho mình những bước chân định vị thật vững chắc. Một số bước mà bạn có thể cân nhắc:
Xác định và nghiên cứu thị trường và các đối tượng.
Lựa chọn, xác định và xây dựng tính cách thương hiệu.
Thiết lập các tính năng thiết kế.
Áp dụng thương hiệu trên toàn bộ thương hiệu.
Phát triển cùng với sự phát triển của công ty nếu cần thiết.
6.2. Phát triển quan hệ đối tác
Các doanh nghiệp có thể sử dụng quan hệ đối tác để tăng phạm vi tiếp cận của mình. Hay nói cách khác là giải pháp marketing ngang. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng, các đối tác đó phù hợp với các giá trị thương hiệu và định hướng mà bạn theo đuổi. Bí quyết lựa chọn đối tác phù hợp:
Xác định tiềm lực cần có từ một đối tác.
Xác định những quyền lợi có thể cung cấp cho họ.
Kiểm tra trải nghiệm trước đó.
Cân nhắc ngân sách.
Đảm bảo các giá trị thương hiệu tương ứng cùng tệp khách hàng phù hợp.
6.3. Đổi mới, sáng tạo hiệu quả phương pháp tiếp cận khách hàng
Khách hàng hiện nay sử dụng đa dạng các nền tảng. Tuy nhiên, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Bởi lẽ, bạn có thể tiếp cận lượng khách hàng lớn với nhiều phương án. Thế nhưng, làm sao để khách hàng bị thu hút và lựa chọn thương hiệu của bạn không phải điều dễ dàng. Do đó, để kết nối và giao tiếp với khách hàng tốt hơn, bạn có thể tham khảo một số yếu tố sau:
Xác định tệp khách hàng muốn tiếp cận.
Nghiên cứu các kênh tiếp cận của khách hàng.
Xác định kênh sử dụng và lên kế hoạch tiếp cận chi tiết.
Kể chuyện để tạo kết nối cảm xúc.
6.4. Chấp nhận rủi ro và học hỏi từ sai lầm
Khó khăn là điều không thể tránh khỏi khi thị trường ngày càng biến động khủng khiếp như hiện nay. Dù là những “ông lớn” nhưng rủi ro và thất bại là điều khó tránh khỏi. Như đã đề cập ở trên, PepsiCo đã giới thiệu lại Crystal Pepsi. Và chiến lược marketing của Pepsi về sản phẩm đó lại được quảng cáo trên một nền tảng mới chưa từng có khi họ phát hành nó lần đầu tiên. Không phải sản phẩm tốt nhất. Nhưng độ hiếm lại là yếu tố ghi điểm tuyệt đối với khách hàng. Bởi vậy, đừng ngại thử hay điều chỉnh. Một quá trình sẽ mang lại cho bạn rất nhiều trải nghiệm và những bài học giá trị. Từ đó, tạo tiền đề để phát triển và đi đến thành công.
7. Tạm kết
Chiến lược marketing của PepsiCo đã tốn không ít giấy mực của giới truyền thông và những chuyên gia trong ngành. Sự thấu hiểu và nhiệt huyết mãnh liệt luôn thôi thúc họ phải tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất. Đồng thời, lan tỏa những thông điệp giá trị để mọi người có động lực phát triển mỗi ngày. Do đó, nhắc đến PepsiCo là nhắc đến sự trẻ trung, tươi mới và năng động. Đây cũng chính là hình ảnh in sâu đậm trong lòng khách hàng. Với mỗi nhãn hàng, PepsiCo đều chỉn chu từ định vị đến triển khai các chiến dịch marketing hiệu quả và ấn tượng nhất. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.