Kinh doanh mô hình nhượng quyền, chiến lược marketing của Pizza Hut tập trung vào hoạt động xúc tiến để trở thành “ông hoàng” pizza Việt.
Pizza Hut là một thương hiệu pizza lâu đời và quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Pizza Hut đã có những nước đi đúng đắn giúp thương hiệu giành được thị phần, xây dựng lòng tin của khách hàng vào thương hiệu. Trong bài viết này, hãy cùng Nhà Hàng Số phân tích chi tiết chiến lược marketing của Pizza Hut để học được cách mà thương hiệu này trở thành “ông hoàng” pizza Việt nhé!
Nội dung
- 1. Tổng quan thị trường pizza
- 2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Pizza Hut
- 3. Khách hàng mục tiêu của Pizza Hut
- 4. Tình hình kinh doanh của Pizza Hut
- 5. SWOT của Pizza Hut
- 6. Chiến lược marketing của Pizza Hut: Mô hình marketing mix 7P
- 6.1. Các sản phẩm của Pizza Hut – Product
- 6.2. Chiến lược giá của Pizza Hut – Price
- 6.3. Chiến lược phân phối của Pizza Hut – Place
- 6.4. Chiến lược xúc tiến của Pizza Hut – Promotion
- 6.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Pizza Hut – People
- 6.6. Quy trình phục vụ của Pizza Hut – Process
- 6.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence
- 7. Bài học từ chiến lược marketing của Pizza Hut
- 8. Tạm kết
1. Tổng quan thị trường pizza
Bánh pizza là loại hình ẩm thực xuất phát từ Ý. Từ trước đến nay, pizza vẫn được xem là một loại thức ăn nhanh. Tuy nhiên, Pizza Hut chỉ là nhà hàng chuyên về pizza. Chính vì vậy, trong bài viết này, Nhà Hàng Số sẽ phân tích chiến lược marketing của Pizza Hut trong thị trường pizza riêng, chứ không gộp chung vào thị trường đồ ăn nhanh.
Theo thống kê của Statista, năm 2020, giá trị thị trường pizza toàn cầu đạt mức 160 tỷ USD. Trong đó, dung lượng thị trường tại Bắc Mỹ và Châu Âu là lớn nhất thế giới. 12,7 tỷ USD là dung lượng thị trường của khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Con số này xếp thứ ba trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, thị trường thức ăn nhanh nói chung và pizza nói riêng là thị trường chứa đựng nhiều thách thức. Văn hóa ẩm thực đường phố phong phú tạo ra những rào cản phát triển cho các hãng pizza. Thế nhưng, thị trường này vẫn có dư địa phát triển. Bởi lẽ, Việt Nam là quốc gia có tốc độ du nhập văn hóa nhanh. Con số thực tế cho thấy doanh thu các hãng pizza vẫn có mức tăng trưởng dều đặn.
Mặc dù, trên thực tế, trong ba năm trở lại đây, các chuỗi pizza như Pizza Hut, The Pizza Company, Pizza 4P’s vẫn lỗ lũy kế. Xong tình trạng này là do những ảnh hưởng nặng nề từ dịch COVID-19 lên nền kinh tế chung. Các hãng cũng đang có những dấu hiệu phục hồi đáng kể.
2. Tầm nhìn và sứ mệnh của Pizza Hut
Để hiểu một cách kỹ lưỡng nhất về chiến lược marketing của Pizza Hut, trước tiên, chúng ta cần nắm được những thông tin tổng quan về thương hiệu.
Pizza Hut là thương hiệu được thành lập năm 1958 tại Mỹ. Xuất phát từ một cửa hàng nhỏ, dần dần Pizza Hut chuyển sang hình thức nhượng quyền. Năm 1977, thương hiệu được Pepsi Co mua lại. Về sau, năm 2002, Pepsi Co tách Pizza Hut, Taco Bell và Kentucky Fried Chicken (KFC) ra để lập thành Yum! Brand. Hiện nay, thương hiệu Pizza Hut cùng chung công ty mẹ với KFC là Yum.
Tầm nhìn của Pizza Hut chính là trở thành thương hiệu hàng đầu về pizza với tốc độ tăng trưởng vượt trội. Pizza Hut luôn hướng đến sứ mệnh của mình là “Đem lại những khoảnh khắc vui vẻ và hạnh phúc cho tất cả mọi người”.
3. Khách hàng mục tiêu của Pizza Hut
Nhóm khách hàng mục tiêu của Pizza Hut chủ yếu là giới trẻ. Bởi lẽ đây là nhóm khách hàng năng động, thích sự tiện lợi và dễ dàng đón nhận cái mới. Nhóm khách hàng là nhóm có thu nhập ổn định, là các gia đình trẻ. Pizza Hut nhắm đến mục tiêu biến các cửa hàng thành nơi sum vầy, tụ họp chứ không chỉ để thưởng thức pizza.
4. Tình hình kinh doanh của Pizza Hut
Chiến lược marketing của Pizza Hut đã giúp thương hiệu chinh phục thế giới, trở thành một trong hai chuỗi pizza lớn nhất thế giới.
Thành lập năm 1958, Pizza Hut chứng kiến sự tăng trưởng chóng mặt cả về quy mô lẫn doanh thu. Báo cáo thường niên cuối năm 2021 cho biết, Pizza Hut có mặt tại 111 quốc gia và sở hữu 18.381 cửa hàng (bao gồm cả trực tiếp và nhượng quyền thương mại). Tính đến thời điểm hiện tại, Pizza Hut có hơn 90 chi nhánh trải dài từ Bắc vào Nam.
Doanh thu toàn cầu năm 2021 của 12.955 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 8% so với năm 2020. Đây là dấu hiệu phục hồi đáng mừng sau đại dịch COVID-19. Biên lợi nhuận hoạt động toàn cầu tăng 16%. Tại thị trường Việt Nam, Pizza Hut vẫn đang “gồng lỗ” nhưng vẫn có những mức tăng trưởng doanh thu đáng ghi nhận. Đặc biệt, Pizza Hut là chuỗi Pizza đứng đầu về doanh thu tại Việt Nam.
5. SWOT của Pizza Hut
Mô hình SWOT là một mô hình kinh điển để có được bức tranh tổng quan về một doanh nghiệp hoặc một thương hiệu. Để có thể hiểu chi tiết chiến lược marketing của Pizza Hut, trước tiên, hãy xem qua SWOT của thương hiệu này.
5.1. Strengths – Điểm mạnh của Pizza Hut
- Độ phủ thương hiệu rộng lớn: 18.381 điểm bán phủ rộng hơn 100 quốc gia. Đây không phải là một con số nhỏ. Chính vì vậy, Pizza Hut sở hữu một độ phủ thương hiệu lớn. Khi người ta nghĩ đến ăn pizza, người ta nghĩ đến Pizza Hut.
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, chú trọng chất lượng dịch vụ: Chính sách nhân sự rõ ràng, quy trình đào tạo nhân viên chuyên nghiệp giúp Pizza Hut sở hữu đội ngũ nhân viên chất lượng.
- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ luôn hướng đến sự hài lòng của khách hàng.
- Thực hiện tốt CSR (trách nhiệm xã hội): Pizza Hut tự hào về việc đảm bảo môi trường không ô nhiễm, đóng góp cho cộng đồng và xã hội trong các dự án giáo dục, y tế và xóa đói giảm nghèo. Điều này góp phần xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu.
- Nguồn nguyên liệu dồi dào.
- Sản phẩm đa dạng: Sản phẩm đặc trưng là pizza. Bên cạnh đó, Pizza Hut còn cung cấp các món khác như mỳ ống, salad, đồ tráng miệng.
5.2. Weaknesses – Điểm yếu của Pizza Hut
- Nhượng quyền thương mại khó kiểm soát chất lượng: Năm 2021, báo cáo cho biết có đến hơn 90% số cửa hàng của Pizza Hut là nhượng quyền. Đây là một trong những điểm yếu khiến thương hiệu khó kiểm soát và ổn định chất lượng.
- Không có sự đổi mới trong hương vị: Pizza Hut ít có sự thay đổi trong hương vị. Điều này có thể khiến khách hàng bị nhàm chán. Mặc dù thương hiệu vẫn có khách hàng trung thành.
5.3. Opportunities – Cơ hội
- Xu hướng tiêu dùng nhanh: Người tiêu dùng ngày càng có xu hướng tiêu dùng nhanh, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Đây là một cơ hội chung đối với ngành đồ ăn nhanh.
- Người dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm: Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây chính là cơ hội để các hãng thức ăn nhanh có thể cạnh tranh với ẩm thực đường phố.
- Mức sống tăng cao, GDP tăng trưởng ổn định: Điều này thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Mức sống tăng cao cũng khiến họ thoải mái hơn trong chi tiêu ăn uống, giải trí.
5.4. Threats – Thách thức
- Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh: Sau đại dịch COVID-19, hành vi người tiêu dùng đã có những xu hướng dịch chuyển đáng kể.
- Sự cạnh tranh từ đối thủ: Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Pizza Hut phải kể đến Dominoz’s. Bên cạnh đó, các hãng đồ ăn nhanh cũng gây ra áp lực đối với thương hiệu.
- Sự gia tăng về chi phí mặt bằng: Chi phí mặt bằng cũng là một thách thức đối với hoạt động của Pizza Hut. Các mặt bằng đẹp đều đi kèm với chi phí duy trì cao.
6. Chiến lược marketing của Pizza Hut: Mô hình marketing mix 7P
Mô hình marketing mix là sự kết hợp giữa các yếu tố giúp đưa sản phẩm đến khách hàng, đồng thời xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Mô hình marketing 7P là mô hình hiện đại, phát triển từ 4P và đáp ứng hầu hết các nhu cầu của doanh nghiệp. Dưới đây là những phân tích chi tiết về chiến lược của Pizza Hut qua mô hình 7P.
6.1. Các sản phẩm của Pizza Hut – Product
Sản phẩm chủ yếu của Pizza Hut là pizza phong cách Ý hòa trộn với ẩm thực nước Mỹ. Ngoài ra, hãng cung cấp các loại bánh mì, mỳ ống, salad, món tráng miệng.
Địa phương hóa sản phẩm đã được Pizza Hut sử dụng trong chiến lược marketing của mình. Ví dụ, khi thâm nhập thị trường châu Á như Việt Nam, hãng cho ra mắt các loại sốt châu Á, điều chỉnh lại hương vị để phù hợp hơn với khách hàng.
Đặc điểm sản phẩm của Pizza Hut là pizza có chất lượng cao và được phục vụ với số lượng lớn. Sự đầu tư về chất lượng sản phẩm là yếu tố giúp thương hiệu giữ chân khách hàng.
6.2. Chiến lược giá của Pizza Hut – Price
Chính sách giá trong chiến lược marketing của Pizza Hut dựa trên việc phân tích giá cả cạnh tranh. Điều này nhằm đáp ứng sự cân bằng giữa giá và hiệu suất do môi trường cạnh tranh giữa các nhà sản xuất bánh pizza. Tuy nhiên, giá các món ăn nhượng quyền cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường trong phân khúc này.
Hoạt động của chuỗi nhà hàng liên quan đến việc sử dụng tích cực chiến lược lướt qua giá để đạt được tỷ lệ bán hàng tối ưu. Để cân bằng giá cả, Pizza Hut vận hành một hệ thống đặt hàng kết hợp được tạo ra với sự hợp tác của PepsiCo (Alon et al., 2020). Do đó, việc sử dụng đồng thời một số chiến lược giá sẽ cho phép Pizza Hut bán được nhiều sản phẩm mà không cần giảm giá mạnh.
Phân cấp giá và giá “.99” là hai chiến lược được Pizza Hut áp dụng. Trong menu, Pizza Hut cho khách hàng lựa chọn theo kích cỡ pizza. Đồng thời, giá đều được để ở mức “.99”. Đây là chiến lược tâm lý giá, tạo cho khách cảm giác họ đã mua được sản phẩm với giá hời.
6.3. Chiến lược phân phối của Pizza Hut – Place
Pizza Hut phân phối qua hai kênh chính: trực tiếp tại nhà hàng và giao hàng tận nhà. Cần lưu ý rằng hầu hết các cơ sở của chuỗi đều nằm ở các thành phố lớn. Đây là điều cần thiết để duy trì sự cao cấp của toàn bộ chuỗi và bán sản phẩm với giá cao hơn giá thị trường. Một khách hàng tiềm năng cần độc lập đến một trong các nhà hàng của chuỗi, điều này làm tăng giá trị của cơ sở.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 năm 2020, nhiều nhà hàng, bao gồm cả Pizza Hut, đã buộc phải tạm ngừng hoạt động hoàn toàn và chuyển sang giao hàng tận nhà.
Bên cạnh hệ thống giao hàng của riêng mình, Pizza Hut cũng tận dụng lợi thế của các bên thứ ba là các nền tảng giao đồ ăn trực tuyến. Ví dụ như tại Việt Nam, Pizza Hut xuất hiện trên ShopeeFood và một số nền tảng khác.
Chiến lược phân phối đa kênh (omi-channel) giúp Pizza Hut không bỏ lỡ khách hàng. Nghĩa là thương hiệu có thể khai thác đến mức tối đa khách hàng tiềm năng của mình.
6.4. Chiến lược xúc tiến của Pizza Hut – Promotion
Các hoạt động xúc tiến trong chiến lược marketing của Pizza Hut được thực hiện ngay trên thực đơn của cửa hàng. Thiết kế món nổi bật, bắt mắt khiến khách hàng bị thu hút. Điểm nhấn nổi bật trong chiến lược xúc tiến của Pizza Hut là các chương trình khuyến mãi. Việc tung ra nhiều chương trình khuyến mãi không ảnh hưởng đến định giá thương hiệu. Bởi công ty không giảm giá mạnh, nhưng chương trình giảm lại nhiều. Điều này thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho thương hiệu.
Trong đại dịch, đòn bẩy chính để tăng doanh số bán hàng là các chương trình khuyến mãi mà người dùng có thể sử dụng khi đặt hàng trực tuyến. Pizza Hut vào năm 2020 bắt đầu đầu tư nhiều hơn vào quảng cáo vì trong điều kiện buộc phải ở nhà, khách hàng tiêu thụ nhiều nội dung truyền thông hơn.
Các chương trình khách hàng thân thiết và chiết khấu bổ sung cho những khách hàng đặt hàng thường xuyên. Trong điều kiện không thể tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua mạng lưới nhà hàng và dịch vụ được cung cấp, công ty tìm cách hình thành quan hệ tin cậy qua mạng Internet. Để đạt được mục tiêu này, các chiến dịch quảng cáo đã được tạo ra dành riêng cho sự an toàn của việc giao đơn đặt hàng, tuân thủ tất cả các tiêu chuẩn vệ sinh và vệ sinh.
Ở một số vùng, Pizza Hut tổ chức giao thức ăn cho nhân viên y tế công cộng. Đây là một dấu hiệu cho thấy công ty đang thực hiện CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) trong thời kỳ bất ổn và một sự thăng tiến thành công, thể hiện sự sẵn sàng của công ty.
6.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Pizza Hut – People
Trong mọi chiến lược kinh doanh, con người luôn là yếu tố quan trọng nhất. Nhân viên sẽ là người tiếp xúc trực tiếp và để lại những ấn tượng với khách hàng. Ở Pizza Hut, chiến lược thu hút khách hàng nằm ở những cử chỉ nhỏ nhất của nhân viên. Bất kì khách hàng nào khi đến Pizza Hut đều sẽ nhận được sự nhiệt tình và niềm nở của nhân viên phục vụ.
Quy trình đào tạo bài bản, chính sách nhân sự hợp lý thúc đẩy nhân viên làm việc tốt cho hãng.
6.6. Quy trình phục vụ của Pizza Hut – Process
Nếu thưởng thức trực tiếp tại nhà hàng, khách sẽ gọi món và thanh toán tại quầy. Sau đó, nhân viên sẽ phục vụ đồ tại bàn cho bạn. Nếu mua mang đi, bạn sẽ có một khu vực ghế chờ. Đơn hàng của bạn sẽ được thực hiện ngay sau khi thanh toán hoàn tất.
Với những đơn hàng giao tận nhà, quy trình phục vụ sẽ đơn giản hơn. Khách chỉ cần đặt hàng, đơn sẽ được giao trong vòng 30 phút.
Quy trình vận hành của Pizza Hut cũng được hoàn thiện để đảm bảo các cửa hàng trong chuỗi đều có thể hoạt động một cách tốt nhất. Nguyên liệu thô sẽ được chuẩn bị trước một phần. Sau khi nhận đơn hàng, bếp sẽ tiến hành chế biến và phục vụ những sản phẩm nóng hổi cho khách hàng.
Quy trình cung ứng nguyên liệu được công ty kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Nguyên liệu luôn đảm bảo được độ tươi mới. Quá trình chế biến đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
6.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence
Một trong những lý do khiến Pizza Hut có thể duy trì mức giá cao chính là những bằng chứng hữu hình của mình. Các nhà hàng đều được đặt ở vị trí đẹp. Không gian nội thất được thiết kế sang trọng, ấm cúng và thoải mái. Dụng cụ ăn uống như dao, dĩa, đĩa cũng được Pizza Hut chăm chút.
Bên cạnh đó, các chiến dịch PR cũng được công ty chú trọng thực hiện. Nó thể hiện rằng công ty thực hiện tốt CSR và xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí khách hàng.
7. Bài học từ chiến lược marketing của Pizza Hut
Những chiến lược mà Pizza Hut đã thực hiện giúp đem lại sự thành công cho thương hiệu. Sở hữu hơn 18 nghìn điểm bán trên 120 quốc gia. Đây là một thành tựu đáng ngưỡng mộ với một doanh nghiệp F&B. Vậy hãy cùng Nhà Hàng Số nhìn nhận những bài học rút ra từ hoạt động marketing của Pizza Hut nhé!
7.1. Đầu tư chất lượng sản phẩm
Sản phẩm chất lượng là yếu tố cốt lõi giúp giữ chân khách hàng. Pizza Hut đã tập trung đầu tư và hoàn thiện chất lượng sản phẩm của mình. Công ty luôn hướng đến định vị là thương hiệu cung cấp pizza chất lượng nhất. Chính vì vậy, việc đầu tư sản phẩm là một việc hết sức quan trọng với một doanh nghiệp F&B.
Điều này đặc biệt quan trọng khi bắt đầu gia nhập thị trường mới. Sản phẩm cần được nội địa hóa, có thời gian thử nghiệm trước khi chính thức ra mắt.
7.2. Khuyến mãi một cách khôn ngoan
Khuyến mãi là một chiêu thức tốt giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Tuy nhiên, đây cũng là cách “dạy hư” khách hàng. Nếu khuyến mãi quá nhiều, khách hàng sẽ chỉ trực chờ sản phẩm giảm giá rồi mới mua. Giảm giá kết hợp chiết khấu bổ sung với khách hàng thường xuyên là cách hiệu quả mà Pizza Hut đã làm.
7.3. Phân phối đa kênh
Omnichannel là một xu thế tất yếu đối với kinh doanh hiện đại. Với Pizza Hut, dù đã có mạng lưới phân phối rộng khắp, hệ thống giao hàng riêng nhưng thương hiệu vẫn kết hợp với các bên thứ ba. Điều này giúp thúc đẩy nhận diện thương hiệu. Đồng thời, phân phối đa kênh sẽ giúp khai thác tối đa khách hàng tiềm năng.
7.4. Đầu tư vào con người
Trong bất kỳ chiến dịch nào, con người luôn là điểm mấu chốt. Bởi chính nhân viên sẽ là điểm chạm kết nối giữa thương hiệu và khách hàng. Đào tạo đội ngũ nhân viên bài bản, chính sách nhân sự tốt là điều kiện thiết yếu để thương hiệu gắn kết với khách hàng.
8. Tạm kết
Pizza Hut đã rất thành công trong việc chinh phục khách hàng và nhiều thị trường trên thế giới. Bằng chiến lược giá khôn ngoan, chính sách khuyến mãi ngập tràn, cùng sự đầu tư về chất lượng sản phẩm, thương hiệu thành công trở thành một trong những chuỗi pizza lớn nhất thế giới. Áp lực từ thị trường cũng như đối thủ cạnh tranh gây ra những thách thức lớn trong quá trình phát triển. Xong, nhờ những “nước cờ” tốt mà Pizza Hut vẫn chiếm lĩnh được thị phần trong thị trường pizza toàn cầu nói chung. Riêng tại Việt Nam, sự phát triển của Pizza Hut là điều không phải bàn cãi. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, Pizza Hut vẫn luôn giữ ngôi đế trong thị trường pizza Việt.
Những phân tích chi tiết về chiến lược marketing của Pizza Hut vừa rồi hy vọng là những thông tin hữu ích với độc giả. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những phân tích mới nhất, cùng những bài học thành công từ các doanh nghiệp F&B trong thời gian sắp tới.