Kinh nghiệm và lời khuyên chi tiết nhất giúp bạn chuẩn bị đầy đủ để mở quán cafe trong hẻm và kinh doanh hiệu quả
Kinh doanh cafe có nhiều hình thức, trong đó mở quán cafe trong hẻm là một lựa chọn táo bạo cho người mới khởi nghiệp. Mô hình này phù hợp với nhóm đối tượng có tham vọng khởi nghiệp. Vậy, có nên mở quán cafe trong hẻm không? Các bước và những lưu ý đặc biệt của quán cafe trong hẻm là gì? Bí kíp để cafe trong hẻm luôn đắt khách?
Nội dung
- 1. Tiềm năng trong mô hình khởi nghiệp từ cafe
- 2. Ai có thể mở quán cafe trong hẻm?
- 3. Ưu điểm vượt trội khi mở quán cafe trong hẻm
- 4. Mở quán cafe trong hẻm đối mặt với khó khăn nào?
- 5. Các bước mở quán cafe trong hẻm
- 6. Marketing quán cafe trong hẻm thu hút khách hàng
- 7. Kinh nghiệm mở quán cafe trong hẻm không thể bỏ qua
- 8. Một số quán cafe trong hẻm hút khách ở Hà Nội
- 9. Tổng kết
1. Tiềm năng trong mô hình khởi nghiệp từ cafe
Thị trường cafe ở Việt Nam có nhiều bước phát triển vượt trội trong những thập kỷ qua. Trong khoảng 15-20 đến hiện tại, Việt Nam đã đưa sản lượng cafe trpng nước tăng lên hàng trăm lần. Việt Nam cũng là thị trường đứng đầu thế giới về xuất khẩu cafe.
Trong năm gần đây, các hàng quán cafe (vietnam coffee market), chuỗi cung ứng cafe đang nở rộ. Nhu cầu sử dụng cafe của người dân tăng dẫn đến lượng tiêu thụ cafe trong nước đẩy mạnh. Nhiều người lựa chọn lấy cafe trở thành sản phẩm để khởi nghiệp. Hàng trăm quán cafe ra đời mỗi năm với nhiều mô hình: cafe mang đi, cafe nhượng quyền, quán cafe âm nhạc,…
Theo nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, mỗi người Việt Nam sử dụng khoảng 0,5kg cà phê/năm. Con số này tương đối thấp so với mặt bằng chung các nước trong khu vực (bằng 1/4).
Vì vậy, thị trường cafe nước ta vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và mở rộng. Đây là lý do các nhà khởi nghiệp trẻ khai thác thị trường cafe. Bởi nhu cầu cafe hòa tan dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Hôm nay, Nhà Hàng Số tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về mô hình kinh doanh cafe trong hẻm.
2. Ai có thể mở quán cafe trong hẻm?
Thuận lợi của mở quán cafe trong hẻm là giảm phần nào chi phí mặt bằng. Tuy nhiên đổi lại bạn phải có một kiến thức, tuy duy thiết kế quán hút mắt, độc đáo. Chi phí đầu tư thiết kế này tương đối lớn. Bạn là người mong muốn khởi nghiệp trong ngành đồ uống? Bạn có đầu óc nhạy bén trong kinh doanh và trong tay bạn có nguồn vốn khoảng trên 200 triệu? Bạn muốn xây dựng một quán cafe theo phong cách riêng biệt? Nếu có những điều trên, bạn đã bắt đầu kinh doanh cafe trong hẻm được rồi.
Thành phố lớn là môi trường phù hợp để mở quán cafe trong hẻm hơn so với nông thôn. Nếu xác định kinh doanh mô hình này, bạn phải xác định chi phí đầu tư lớn nhất là trang trí thiết kế nội thất và chi phí quảng cáo cho quán. Ở nông thôn cũng có cafe trong hẻm, nhưng ở đây ngoài nội thất, còn cần chú trọng đến chất lượng đồ uống và giá bán đảm bảo phù hợp với mức sống của người dân.
3. Ưu điểm vượt trội khi mở quán cafe trong hẻm
3.1. Mô hình khởi nghiệp lý tưởng cho người không chuyên
Kinh doanh cafe có nhiều mô hình để bạn lựa chọn: Mô hình cafe mang đi, cafe công sở, cafe bánh ngọt,… Đối với những quán cafe dạng này, bạn cần thiết lập và seup quán một cách kỹ lưỡng. Đòi hỏi phải có sự hiểu biết về cách vận hành, về nguyên vật liệu đến nội thất, trang trí.
Nhưng với mô hình cafe trong hẻm, bạn chỉ việc tập trung học tập và rèn luyện những kiến thức về cafe , không phải chật vật vì những yếu tố khác. Bởi điều bạn cần chú trọng đặc biệt là thiết kế độc đáo và marketing hợp lý, phù hợp nhất. Những thao tác này hãy lựa chọn những người thợ có kinh nghiệm, lành nghề, thay vì tự mình loay hoay mà không hiệu quả.
3.2. Tiết kiệm chi phí mặt bằng
Đây là ưu điểm rõ ràng và vượt trội nhất của việc mở cafe quán cafe trong hẻm. Thay vì ở nhà mặt phố, mỗi tháng phải chi ra 15-20 triệu đồng tiền chi phí mặt bằng hàng tháng. Bạn sẽ chỉ bỏ ra ⅕-⅛ số chi phí mặt bằng ấy. Bởi chi phí mặt bằng ở cafe trong hẻm hầu như sẽ thấp hơn nhiều lần so với các hình thức khác.
Tiếp theo, bạn sẽ chỉ phải đầu tư một lần và nếu có thì chỉ là tu sửa bảo dưỡng định kỳ quán. Điều này sẽ tiết kiệm được nguồn chi phí đáng kể.
3.3. Tỉ lệ cạnh tranh thấp so với các mô hình quán cafe khác
Đây tiếp tục là một ưu điểm vượt trội của loại hình kinh doanh này. Rất nhiều mô hình quán cafe đã phải đóng cửa bởi không thể chen chân vào một thị trường cafe đã gần như bão hòa. Có quá nhiều quán cafe vừa rộng, vừa chill cho khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, cafe hẻm lại rất đặc thù, ít đối thủ cạnh tranh và có nhóm đối tượng khách hàng riêng biệt. Vì vậy, mô hình này có tỷ lệ cạnh tranh thấp hơn so với bình thường.
3.4. Khách hàng trung thành, tỉ lệ quay lại cao
Khách hàng ở cafe trong hẻm đều là những người thích an tĩnh, thích sự mới lạ, và độc đáo riêng của hình thức này. Nếu như họ đã lựa chọn quán và sản phẩm của mình, họ sẽ tin tưởng và ấn tượng với quán của bạn. Đồng thời, vì đối thủ cạnh tranh của mô hình này không nhiều nên khách hàng đến với cafe hẻm thường sẽ ghi nhớ và quay lại.
4. Mở quán cafe trong hẻm đối mặt với khó khăn nào?
4.1. Khách hàng mới khó tiếp cận
Như ở phần trên bài viết đã đề cập, khách hàng đến với cafe trong hẻm là những người đặc thù. Vì vậy để mở rộng tệp khách hàng, cần phải thật sự có hình thức quảng cáo hoặc quán bạn phải thật sự có nét độc đáo riêng biệt. Đa số mọi người muốn thưởng thức cafe trong một không gian thoáng mát điều hòa, ngắm nhìn mặt đường. Còn cafe trong hẻm chỉ thuộc về nhóm khách hàng ưa sự khác biệt và yên tĩnh.
Nhóm khách hàng mục tiêu của quán cafe trong hẻm cũng tương đối hẹp so với các quán cafe thường. Khách hàng mục tiêu hẹp đã là một điểm khó để marketing. Chưa kể vị trí khó tiếp cận khiến khách hàng vãng lai không thể biết đến quán do vị trí khó tìm và khó tiếp cận.
4.2. Chỉ phù hợp ở thành thị
Đối với hình thức kinh doanh này chỉ nên lựa chọn vị trí ở thành thị. Như vậy, mở quán cafe trong hẻm đã hạn chế đi thành phần nào nhóm đối tượng start-up ở nông thôn. Bạn mở một cafe hẻm ở nông thôn cũng được. Tuy nhiên, bạn phải thật sự tạo được ấn tượng riêng biệt và độc đáo. Như vậy mới có khách, còn không xác định đóng cửa, tốn thời gian, chi phí và công sức.
4.3. Dễ rơi vào tình trạng marketing thiếu hiệu quả dù kinh phí lớn
Hai khoản chi phí phải đầu tư lớn là chi phí marketing và chi phí trang trí nội thất. Đây thật sự là yếu tố quan trọng, quyết định việc khách hàng có biết đến và tiềm năng kinh doanh của quán bạn trong tương lai.
Vì vậy, bạn nên thuê người có chuyên môn trong lĩnh vực này phụ trách để có được nội thất hợp lý ngay từ đầu.
5. Các bước mở quán cafe trong hẻm
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu quán cafe trong hẻm
Phần lớn các quán cafe trong hẻm có không gian tách biệt với sự nhộn nhịp, rộn ràng của đô thị. Thực khách đến không chỉ để thưởng thức cafe mà còn còn đến để tìm kiếm không gian nhẹ nhàng, thư thái. Đây chính là khách hàng mục tiêu của bạn.
Trên cơ sở sở thích, thói quen, tính cách của nhóm này, bạn sẽ thiết kế không gian phù hợp nhất.
Bước 2: Lựa chọn vị trí mặt bằng
Mở quán cafe trong hẻm cũng cần lựa chọn vị trí kỹ lưỡng. Vị trí lý tưởng là những hẻm lớn, xe cộ đi lại thuận tiện, có chỗ để xe an toàn thoải mái. Hẻm không nên quá sâu vì đường đi khó nhớ khiến thực khách cảm thấy bất tiện vì khó nhớ và khó quay xe.
Vị trí thuận tiện nhất là những hẻm gần trường học, những khu dân cư, nơi công sở,… Nơi đây bạn có thể tiếp cận được nhóm khách hàng tiềm năng. Vị trí công việc của họ cũng cho phép mua lại sản phẩm nhiều lần. Nên ưu tiên những hẻm gần trường học, khu dân cư, nơi công sở để tiếp cận được nguồn khách hàng quen, luôn trung thành và ổn định. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên cân nhắc chọn lựa những hẻm có không gian yên tĩnh, thoáng mát, rộng rãi,…
Bước 3: Chuẩn bị nguồn vốn
Với mô hình quán cafe trong hẻm, bạn có thể thuê chi phí tiệt kiệm hơn tùy diện tích và quy mô mặt bằng. BÌnh thường vốn thuê mặt bằng rơi vào khoảng 5-10 triệu/tháng tùy diện tích.
Chi phí trang trí nội thất và thiết kế tiêu tốn nhiều hơn. Quán của bạn cần có nội thất độc đáo, tạo phong cách ấn tượng để thu hút khách hàng. Bạn nên đầu tư vốn để thuê chuyên gia trong lĩnh vực setup quán cafe. Điều đó sẽ thuận tiện cho quán trong thời gian lâu dài. Chi phí thuê thiết kế quán cafe trong hẻm được tính khoảng 150 nghìn/m2. Tổng có thể chiếm khoảng 18-20 triệu đồng.
Bên cạnh mặt bằng và nội thất, chi phí trang thiết bị cũng rất cần thiết. Bạn cũng nên dự trù số dư để trong thời gian mấy tháng đầu việc kinh doanh chưa có lãi.
Bước 4: Thiết kế nội thất quán
Đây là yếu tố quan trọng để thu hút khách hàng. Không thu hút khách hàng bằng vị trí mặt đường, hãy thu hút khách hàng bằng nội thất độc đáo. Như đã đề cập ở trên, quán cafe của bạn cần có đầy đủ tiện ích, dịch vụ và có phong cách riêng.
Nếu chưa có kinh nghiệm, hãy thuê người trong ngành về để có được một quán cafe như ý. Đây là bước đầu tư lâu dài, nên bạn cần dành thời gian và nguồn vốn thích hợp để tránh trường hợp lãng phí cả về thời gian lẫn tiền bạc khi tự mình thiết kế nhưng không hiệu quả.
Bước 5: Đào tạo nhân viên
Tùy vào diện tích quán, hãy xem xét xem bao nhiêu nhân viên thì hợp lý. Nhân viên là bộ mặt của quán, vì vậy, đào tạo nhân viên về thái độ phục vụ, cách hành xử với khách hàng. Sẽ lý tưởng hơn nếu bạn tuyển nhân viên có sự am hiểu về cafe, nhà hàng hoặc những người biết về quảng cáo một chút. Những điều đó sẽ giúp bạn đỡ vất vả hơn trong việc kinh doanh.
Yếu tố giữ chân khách hàng số 1 là hương vị của cafe. Bên cạnh nội thất, thái độ phục vụ, bạn hãy chú trọng vào chất lượng và hương vị của đồ uống. Đảm bảo nhập nguyên liệu cafe chuẩn, thực đơn chú trọng vào nhu cầu khách hàng. Đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguyên liệu để pha chế bao gồm: cafe bột, cafe hạt, trứng, đá lạnh, đường, sữa, hoa quả tươi, trứng,…
Có 2 cách để tạo menu cho quán:
- Cách 1: Thuê bartender theo yêu cầu của mình. Chi phí khoảng 2-5 triệu/menu
- Cách 2: Tự học các khóa pha chế và lên menu cho sản phẩm của mình
Trong 2 cách này, tự đi học pha chế là lựa chọn tối ưu hơn cả. Không gì tuyệt vời hơn việc bạn hiểu về sản phẩm mình kinh doanh, hiểu sâu về lĩnh vực mình kinh doanh. Từ đó dễ dàng hơn trong công tác đào tạo nhân viên.
Bước 7: Trang thiết bị trong kinh doanh
Dù là mở quán cafe trong hẻm, nhưng những trang thiết bị cũng không có gì thay đổi so với các mô hình cafe khác. Trang thiết bị gồm:
- Máy pha cafe hoặc phin pha cafe: 2-3 cái
- Máy xay sinh tố, xay hoa quả: 2-3 cái
- Bình siêu tốc: 2 cái
- Về vật dụng, cần phải có:
- Tủ lạnh, máy lạnh: 1-2 cái cái
- Các loại ly, chén, thìa, dĩa…: 20-23 cái
- Bàn gỗ: 15-25 cái
- Ghế: tùy loại, sofa hoặc ghế gỗ đơn
Nếu nguồn vốn có hạn, bạn có thể mua ở các hội nhóm thanh lý đồ nhà hàng sẽ tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ tránh mua phải hàng kém chất lượng, không đảm bảo.
Bước 8: Marketing, quảng cáo quán cafe
Vì bất lợi trong yếu tố vị trí địa lý, nên khâu quảng cáo bạn phải đầu tư thời gian và tiền bạc. Có rất nhiều cách marketing cho quán cafe trong hẻm. Chi tiết sẽ được đề cập dưới đây.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm mở quán cafe diện tích nhỏ chi tiết nhất
- Mở quán cafe nhỏ cần bao nhiêu vốn? “Giải mã” chi tiết nhất
6. Marketing quán cafe trong hẻm thu hút khách hàng
Trong thời đại bùng nổ dịch vụ quảng cáo thì marketing là chìa khóa dẫn dắt đến sự thành công của kinh doanh quán cafe. Đối với việc mở quán cafe trong hẻm, tuyệt chiêu này càng quan trọng.
6.1. Phát tờ rơi
Để gây tính thu hút, bạn hãy thiết kế tờ rơi đặc sắc nhất có thể. Điều đó sẽ tạo thu hút và chú ý cho những khách hàng tiềm năng. Nhiều người nghĩ phát tờ rơi không phải là giải pháp hiệu quả, nhưng vì vị trí quán cafe của bạn ở trong hẻm, nên cách này sẽ hiệu quả với học sinh, sinh viên và những nơi gần công sở. Chỉ cần việc khách hàng ghi nhớ và biết vị trí của bạn đã là một điều thành công trong kinh doanh quán cafe.
6.2. Sử dụng voucher hoặc thẻ tích điểm
Đây là một lựa chọn tốt cho chính sách khách hàng thân thiết. Hãy xây dựng bộ khung tri ân khách hàng chung. Ví dụ như mua lần một sẽ tặng một sản phẩm, tặng một voucher giảm giá cho lần sử dụng tiếp theo. Bạn cũng có thể thiết kế cơ chế tích điểm. Mỗi lần mua hàng, hãy tích điểm bằng một stiker hoặc logo nhỏ của quán. Được ba sticker sẽ được tặng một sản phẩm của chương trình,…
6.3. Khai trương cửa hàng với nhiều chương trình khuyến mãi
Trong chương trình khai trương cửa hàng hàng, hãy thiết kế nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách hàng. Bạn hãy thiết kế băng rôn, khẩu hiệu của nhà hàng thật lớn để tạo chú ý cho khách hàng. Nhân dịp chương trình khai trương, hãy tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi.
Vào các dịp khác, ví dụ như ngày lễ, ngày sinh nhật, hãy tạo ra các chương trình tri ân khách hàng. Chương trình không chỉ nên tập trung vào khuyến mãi, bạn có thể tổ chức những buổi giao lưu, họp mặt ở cửa hàng để có thể mở rộng sản phẩm và thương hiệu. Ví dụ như tổ chức buổi offline về những người yêu cafe, chương trình khuyến mãi freesize, giảm giá 50% mua 1 tặng 3,…
6.4. Tận dụng nguồn marketing online
Truyền thông online là kênh vô tận để bạn quảng cáo quán của bạn đến với nhóm khách hàng tiềm năng. Bạn có thể tạo lập những kênh fanpage của quán cafe của mình, phát triển và sáng tạo nội dung trên đó. Tiktok cũng là lựa chọn tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn hãy liên kết với các kênh ẩm thực, đồ uống như Shoppe, Beamin, Now để tiếp cận thêm khách hàng.
Nghiên cứu đối thủ cùng lĩnh vực cũng là một phương án hay, bởi bạn hiểu rõ đối thủ rồi, bạn sẽ biết tận dụng điểm mạnh và hạn chế những điểm yếu của mình. Thái độ phục vụ khách hàng cũng là một điều hết sức quan trọng. Hãy xây dựng cho quán cafe của bạn một “bộ quy tắc ứng xử riêng”. Từ đó, khách hàng sẽ ấn tượng và quay trở lại.
7. Kinh nghiệm mở quán cafe trong hẻm không thể bỏ qua
7.1. Lưu ý khi thuê mặt bằng
Nên đi xem ít nhất 2 lần và phải xem tận nơi trước khi quyết định ký kết hợp đồng. Lần đầu vào buổi sáng, sau đó là buổi tối. Bởi lẽ có nhiều hẻm sẽ mở chợ hai bên đường, cũng có nơi có nhiều trẻ em chơi buổi tối. Điều đó rất cản trở giao thông, đường xá khiến khách hàng khó khăn khi đến quán.
Đảm bảo ký kết hợp đồng dài hạn, ít nhất hơn 1 năm đến 2 năm và được phép sửa chữa quán. Bởi quán có sửa chữa nhiều, nếu chỉ thuê trong thời gian ngắn, quán của bạn sẽ không kinh doanh ổn định và tốn chi phí, thời gian, công sức. Trong đàm phán hợp đồng, hãy tham khảo thị trường giá, làm sao có lợi nhất về phía mình.
7.2. Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh
Mở quán cafe trong hẻm quả thật có nhiều thách thức. Vì vậy, bạn hãy nghiên cứu và xem những người đi trước làm như thế nào? Thành công hay thất bại? Một số kinh nghiệm đi trước như sau:
- Không lựa chọn mặt bằng quá sâu trong hẻm
- Nội thất quán phải thiết kế độc đáo
- Học và thành thạo về pha chế cafe
7.3. Thái độ của nhân viên quyết định sự hài lòng của khách hàng
Bên cạnh không gian, hương vị thì thái độ với khách hàng phải đảm bảo lịch sự, chuyên nghiệp và cởi mở. Thái độ phục vụ phải có sự nhất quán giữa các nhân viên trong quán. Không nên có sự khác biệt quá lớn trong cách ứng xử giữa các nhân viên.
Bạn hãy học cách nhớ tên một số vị khách hàng thân thiết. Nhớ tên những món ăn mà họ đã gọi thường xuyên. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy vui vẻ và ủng hộ thương hiệu của bạn nhiều lần khác. Khách hàng cũng có thể giới thiệu bạn bè của họ đến sử dụng dịch vụ, sản phẩm của bạn.
Xem thêm:
- Kinh doanh mô hình quán cafe 100 triệu siêu lợi nhuận
- Mở quán cafe với 30 triệu và bước kinh doanh “Một vốn bốn lời”
8. Một số quán cafe trong hẻm hút khách ở Hà Nội
- ForDeer – Coffee With Tree: Số 89 ngõ 298 Tây Sơn, Đống Đa, Hà
- Cafe Cuối Ngõ: 4 Ngách 78 Ngõ 68 Cầu Giấy, Cầu Giấy, Hà Nội
- Cafe Nhà 41: 41 Ngõ 41 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội
- Bốt Café: 18B Ngõ 18 Võ Văn Dũng, Đống Đa, Hà Nội
- 101 Café: 101 Ngách 17 Ngõ 91 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
9. Tổng kết
Bài viết trên đây đã giải đáp các vấn đề cần thiết để bạn bắt đầu khởi nghiệp quán cafe trong hẻm. Hi vọng với bài viết này, bạn có thể tự tin tạo một kế hoạch kinh doanh chi tiết và hiệu quả. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để đón đọc những bài viết chất lượng nhé!