Chứng chỉ Q-Grader là gì? Kỳ thi Q-Grader quy trình từ A-Z

Date:

Chứng chỉ Q-Grader là gì? Cần đáp ứng những tiêu chí nào để đạt chứng chỉ Q-Grader? Cùng khám phá câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Chứng chỉ Q-Grader là gì mà giới chuyên gia trong ngành cà phê phải khổ luyện mới đạt được? Vai trò của chứng chỉ Q-Grader đối với sự phát triển của cà phê đặc sản thế giới là gì? Bài thi chứng chỉ Q-Grader gồm mấy phần? Cùng Nhà Hàng Số đi tìm lời giải qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chứng chỉ Q-Grader là gì ?

Muốn biết chứng chỉ Q-Grader là gì, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về Q-Grader nhé.
Q-Grader là chứng chỉ trao cho người làm công việc thẩm định chất lượng cà phê. Chứng chỉ này được trao bởi Viện chất lượng cà phê CQI (Coffee Quality Institute). Công việc chính của những người này là nếm thử và phân tích cà phê. Sau đó, tiến hành cho điểm. Điểm số này sẽ quyết định việc loại cà phê đó có được xuất ra thị trường thế giới với giá trị đặc biệt hoặc bình thường.
chứng chỉ q grader là gì
Quá trình chấm điểm và đánh giá Q-Grader dài và bao quát quá trình sản xuất cà phê. Bắt đầu ở trang trại trồng trọt đến khâu cuối cùng là hạt cà phê thành phẩm. Cụ thể là: giống cây, thổ nhưỡng, sơ chế, rang xay, chiết suất cà phê.
Hệ thống đánh giá bao quát sâu và rộng. Kiến thức về cà phê thế giới cũng cũng là một nội dung trong bài đánh giá. Quy trình này được đánh giá chính xác và khách quan từ các chuyên gia đầu ngành, có thang điểm và bài kiểm tra cụ thể.
Đáp ứng được những tiêu chí đó, sản phẩm cà phê mới đạt chứng chỉ. Loại cà phê đó sẽ được công nhận là cà phê đặc sản (Specialty Coffee) . Thông tin về loại cà phê đó cũng được công bố. Quy trình này là một phần của hệ thống kiểm định cà phê toàn cầu.

2. Vai trò của chứng chỉ Q-Grader

Sau khi biết chứng chỉ Q-Grader là gì, chúng ta đi vào tìm hiểu vai trò của chứng chỉ này. Chứng chỉ này có tác dụng rất lớn cho những ai muốn lấn sâu trong ngành cà phê. Chỉ cần là người làm việc trong lĩnh vực cà phê, chứng chỉ Q-Grader đều có tác dụng. Từ chủ nông trại, công ty sản xuất cà phê, đến những người pha chế. Chứng chỉ Q-Grader là mở đầu lý tưởng cho những người trong lĩnh vực cà phê.
vai trò của chứng chỉ q grader 
Đây là bộ công cụ hữu ích và giá trị để họ tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và pha chế, sáng tạo ra sản phẩm cà phê giá trị và phát triển bền vững. Q-Grader cũng là công cụ nuôi dưỡng tình yêu cà phê cho những người trong nghề.

3. Sự ra đời của chứng chỉ Q-Grader

3.1 Mục đích

Trong ngành công nghiệp cà phê, có một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động với mục đích nâng cao, cải thiện bền vững chất lượng cà phê thế giới. Cuộc sống của những người sản xuất cà phê cũng được chú trọng và quan tâm đặc biệt. Tổ chức này là Viện Chất lượng Cà phê CQI (Coffee Quality Institute).
sự ra đời của chứng chỉ q-grader
Năm 2004, viện Chất lượng cà phê quốc tế CQI cho ra mắt chứng chỉ Q-Grader. Hệ thống thang điểm được tính theo hệ thống chung của Hiệp hội cà phê đặc sản SCA.

3.2 Vai trò

Trước đó, mỗi quốc gia sẽ có một cách đánh giá và phân loại cà phê khác nhau. Để có một khung đánh giá và phân loại cà phê chung, Q-Grader ra đời. Hệ thống này cho phép các chuyên gia đầu ngành trên thế giới ở cả quốc gia sản xuất lẫn tiêu thụ cùng nhau thảo luận về chất lượng cà phê. Ngôn ngữ chung chính là khung đánh giá Q-Grader. Cũng chính Q
Grader là cánh cửa gắn kết cà phê toàn cầu.
Chương trình cấp chứng chỉ Q-Grader do CQI thiết kế có mục đích tạo ra những nhà đánh giá, kiểm định và nếm thử cà phê chuyên nghiệp và đáng tin cậy. Những chuyên gia này có vai trò đánh giá chất lượng cà phê. Họ có hệ thống kiến thức vững chắc, cách đánh giá đảm bảo chính xác và nhất quán. Đây là một phần của hệ thống Q Coffee System.
q-grader là cánh cửa gắn kết cà phê toàn cầu
Đây là hệ thống chứng chỉ duy nhất được công nhận trên toàn cầu. Hệ thống chứng chỉ này dành cho các chuyên gia cà phê Arabica.
Ban đầu, Q-Grader phần lớn ở những cơ sở, công ty xuất nhập khẩu cà phê quy mô lớn, chi nhánh cơ sở giao dịch cà phê. Theo thời gian, các cơ sở tư nhân, nhà rang, xay muốn tự lực sản xuất. Họ tìm đến chứng chỉ Q-Grader để thực hiện những tham vọng này. Và họ hiểu, đây chính là công cụ giúp người trong giới cà phê tiến xa trong lĩnh vực này.

4. Hệ thống Q-Grader

Thời gian hiệu lực của chứng chỉ Q Grader là ba năm kể từ thời điểm nhận giấy chứng nhận. Sau khi hết thời hạn hiệu lực, ứng viên tiếp tục tham gia lại kỳ thi đó để gia hạn chứng chỉ.
hệ thống q-grader
Hệ thống Q Grader gồm hai phần, tương đương với hai giống cà phê trên thế giới.

4.1 Q Arabica Grader

Đây là một phần của hệ thống cà phê Q. Hệ thống này được tao ra với mục đích đánh giá đúng và kiểm tra chất lượng cho loại cà phê Arabica. Từ đó, tìm ra những hạn chế cũng như đặc tính của hạt cà phê. Dựa trên những tiêu chí có sẵn, hiệp hội cà phê sẽ quyết định xem, đây có xứng đáng để trở thành Specialty Coffee không. Những tiêu chuẩn này được tính theo công thức của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA).
q arabica grader

4.2 Q Robusta Grader

Hệ thống này được thành lập dựa trên sự hợp tác của cơ quan phát triển cà phê Uganda (UCDA). Mục đích của khóa đào tạo là không ngừng cải thiện chất lượng cà phê Robusta (nguồn gốc Uganda). Mục đích thứ hai là đào tạo thế hệ chuyên gia trong lĩnh vực cà phê theo tiêu chuẩn Fine Robusta.
q processing grader

4.3 Q Processing Grader

Đây là chương trình đào tạo tập trung vào khâu sơ chế và sản xuất cà phê. Những kiến thức khoa học và kỹ thuật về quá trình sơ chế được tập trung cao độ. Chương trình này do
CQI thiết kế sẽ đáp ứng được những yêu cầu sau:

  • Giá trị và lực cốt lõi được phát huy tối đa và triệt để nhất.
  • Cải thiện chất lượng cà phê trong quá trình sơ chế, từ đó giảm thiểu rủi ro thông qua hệ thống kiến thức khoa học sâu rộng.
  • Dựa trên thang điểm và tiêu chuẩn nghiêm ngặt tìm ra những cách thức hoặc phương pháp thực tế tuyệt vời nhất.
  • Kiến thức và công cụ để cải tiến chuỗi sản xuất cà phê hàng ngày được cung cấp.
    Khả năng cạnh tranh trên thị trường tăng mạnh.

Đào tạo thế hệ chuyên gia kiểm định, nếm thử cà phê chất lượng, có tay nghề và kính nghiệp, nâng tầm cà phê đặc sản.
Đến đây, bài viết đã trả lời câu hỏi chứng chỉ Q-Grader là gì, vai trò và cấu tạo hệ thống Q-Grader. Vậy, các tiêu chí để đạt chứng chỉ này là gì?

5. Các tiêu chí đạt chứng chỉ Q-Grader?

5.1 Các tiêu chí đạt chứng chỉ Q-Grader

Để được công nhận là một Q Grader, bạn cần sở hữu những kĩ năng sau

  • Kiểm định chất lượng cà phê đảm bảo khách quan
  • Nếm thử và xác định, định lượng được các thành phần trong cà phê
  • Phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của cà phê
  • Am hiểu thuật ngữ chuyên ngành, chia sẻ và diễn giải được chúng
  • Có hệ thống kiến thức chuyên môn sâu rộng về cà phê

5.2 Kỳ thi chứng chỉ Q-Grader

Kỳ thi chứng chỉ Q-Grader có 19 bài thi trong thời gian ba ngày. Các phần thi bao gồm: Kiến thức chung; Cupping chấm điểm; phân loại, thử nếm; nhận biết các thành phần: Acid hữu có, sensory; phân biệt hương vị; lỗi trong quá trình rang.
Kỳ thi này khốc liệt đến nỗi được coi như một thần thoại. Chứng chỉ này chỉ thực sự dành cho những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cà phê. Nó cực kỳ khắc nghiệt, đòi hỏi độ kiến thức về cà phê đạt đến độ uyên thâm. Vì thế, tỉ lệ trượt cực kỳ cao.
kỳ thi chứng chỉ q-grader
Hiện nay, độ tiếp cận và những khóa học đã được phổ biến rộng rãi trên thị trường cà phê thế giới. Nên chứng chỉ này được nhiều người tiếp cận.

5.3 Cấu trúc bài thi chứng chỉ Q-Grader​

Phần I: Tham khảo
Thí sinh được nếm thử 3 mẫu cà phê với cường độ sắp xếp từ thấp đến cao. Các dung dịch đã được sắp xếp từ trước theo nhóm vị. Thí sinh tiến hành sắp xếp từng mẫu đã cho theo cường độ.
tham khảo
Phần II: Xác định mùi
Tất cả 9 dung dịch đều bị bỏ nhãn, thí sinh nếm thử, sắp xếp theo nhóm vị và cường độ.
Phần III: Bộ hỗn hợp
Thí sinh được cho tám hỗn hợp.  Mỗi hỗn hợp gồm hai đến ba dung dịch. Thí sinh xác định được thành phần của từng hỗn hợp. Cụ thể: có mấy thành phần, thuộc loại nào? Cường độ là bao nhiêu?  Xuất hiện vị (mặn, chua, ngọt) nào trong mẫu thử?
6 mẫu cho thí sinh chấm điểm với bốn loại cà phê có sẵn
Có 6 mẫu cho thí sinh chấm điểm với bốn loại cà phê có sẵn đến từ:

  • Trung Mĩ sơ chế ướt (Wet processed Central American mild coffees)
  • Đông Phi (East African coffees)
  • Indonesia / châu Á Thái Bình Dương

Giám khảo chấm điểm dựa trên tính chính xác, khách quan và thống nhất của việc mô tả và cho điểm.
Mục tiêu của bài này là xác định xem thí sinh có nhận biết được 36 mùi hương thông thường trong hương khô và hương ướt của cà phê hay không. Thí sinh phải phối hợp được 6/9 cặp mùi không nhãn. Tiếp theo, xác định mùi hương của ba dung dịch tương đương 4 nhóm sau:

  • Enzym: mùi từ trồng trọt và chế biến
  • Đường nâu: Có trong giai đoạn đầu của công đoạn rang cà phê
  • Chưng cất khô:Có trong giai đoạn sau quá trình rang.
  • Hương lỗi: trong quá trình bảo quản, sơ chế có lỗi sẽ sinh ra mùi này.

5.4 Thử nếm tam giác

Bài kiểm tra này chấm điểm khả năng phân biệt cà phê của bạn. Các thí sinh phải phân biệt được các đặc tính, những hương vị độc đáo khác biệt theo khu vực trên thế giới.
Bài kiểm tra sẽ cho 3 cốc, 6 bộ, thí sinh phải nếm và xác định đúng một trong số đó. Thí sinh được đánh giá dựa trên khả năng xác định bốn axit phổ biến là: axetic axit, malic axit, axit photphoric và axit axetic.
thử nếm tam giác 
Tiếp theo, bài kiểm tra đưa ra 8 bộ, gồm 4 cốc cà phê đã được chiết xuất. Thí sinh phải xác định được cốc nào đã bổ sung một loại axit, axit đó là axit nào và những cốc nào được để nguyên.
Thí sinh phải xác định được ba mẫu cà phê Arabica: Hạt xanh, hạt rang của hiệu hội cà phê Đặc sản Hoa Kỳ. Thí sinh phải xác định được lỗi của cà phê, lập bảng tổng số lỗi và phân loại hạt xanh cà phê.
Bài kiểm tra sẽ đưa một mẫu cà phê rang 100g, thí sinh cần xác định được bao nhiêu lỗi rang trong đó. Thí sinh cần xác định, phân loại mẫu nào thuộc nhóm “thương mại”, nhóm nào “cao cấp”, nhóm nào thuộc “đặc sản”.​

6. Chứng chỉ Q-Grader có hiệu lực đến khi nào?

Chứng chỉ Q Grader có giá trị trong 3 năm kể từ ngày được nhận chứng chỉ. Sau thời gian đó, chuyên gia Q-Grader phải tham gia kỳ thi sát hạch để tiếp tục duy trì hiệu lực của chứng chỉ này.
chứng chỉ q-grader có hiệu lực đến khi nào

7. Các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ Q-Grader tại Việt Nam

7.1 Ken Nguyễn

Kinh nghiệm: 6 năm nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực cà phê

Thành tích:

  • Hai chứng chỉ của SCA (Specialty Coffee Association), một giấy chứng nhận chuyên gia pha chế, một giấy chứng nhận chuyên gia phân tích mẫu cà phê.
  • Hai chứng chỉ Q Robusta Grader, Q Arabica Grader
  • Quán quân của PCA Brewer’s Cup HaNoi 2019 và PCA Brewer’s Cup ShangHai 2019
  • Giải 3 cuộc thi ASEAN OPENING ROASTING CHAMPIONSHIP 2019

Công việc hiện tại: Giảng viên trung tâm đào tạo cà phê nổi tiếng tại Việt Nam
ken nguyễn các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

7.2 Mai Phạm

Kinh nghiệm: 10 năm trong lĩnh vực cà phê chuyên nghiệp
Thành tích:

  • 2 chứng chỉ của SCA về pha chế và đánh giá các loại cà phê rang xay
  • 2 chứng chỉ ​Q Arabica Grader, Q Robusta Grader
  • Top 8 của PCA Brewing Cup 2019
  • Giải 3 cuộc thi các barista tại Việt Nam – VNBC 2019

Chị là Giảng viên ưu tú của Hiệp hội Cà phê đặc sản Hoa Kỳ
mai phạm các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

7.3 Marcos On

Thành tích:

  • Giám khảo cuộc thi Topper Cup Roasting Championship, Vietnam Latte Art Throwdown,
  • International Coffee Roast Master Championship các khu vực quốc tế và Việt Nam
  • Chứng chỉ SCA Professional cho tất cả các kỹ năng về pha chế cà phê
  • 3 chứng chỉ của CQI là Q Arabica Grader, Q Robusta Grader, Q Processing Professional

Công việc hiện nay: giảng viên chính thức cho trung tâm đào tạo các barista cà phê chuyên nghiệp tại Việt Nam.marcos on các chuyên gia pha chế đạt chứng chỉ q-grader tại việt nam

8. Tổng kết

Bài viết hôm nay Nhà Hàng Số đã giải đáp cho bạn các vấn đề về thuật ngữ nhà hàng chứng chỉ Q-Grader là gì? Hệ thống Q-Grader là cánh cửa kết nối các doanh nghiệp, cơ sở cà phê chuyên nghiệp trên thế giới thành một chuỗi thống nhất. Hệ thống này đã đề ra kỳ thi lấy chứng chỉ Q-Grader khách quan, minh bạch và chuyên môn về cà phê cao nhất thế giới.

Kỳ thi này đòi hỏi người thi đạt đến trình độ chuyên gia trong lĩnh vực cà phê, từ nông trại đi đến thành phẩm cuối cùng. Chứng chỉ Q-Grader đã nâng tầm cà phê đặc sản thế giới, góp phần đưa cà phê đặc sản phát triển đúng hướng, hiệu quả. Ở Việt Nam, một số chuyên gia pha chế đã được nhận chứng chỉ này. Thông tin của họ được nhiều Blog và chuyên trang cafe đề cập.

4.6/5 - (8 bình chọn)
Tung Ngo
Tung Ngo
Là một chuyên gia trong ngành F&B với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực này. Có kiến thức sâu rộng về sản xuất, tiêu thụ, quản lý, phân phối và tiếp thị các sản phẩm thực phẩm và đồ uống. Tôi đã thành công trong việc phát triển và quản lý các nhãn hiệu thực phẩm và đồ uống của nhiều công ty lớn và nhỏ. Với tinh thần sáng tạo và đam mê, tôi luôn tìm kiếm những cách tiếp cận mới để cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao trải nghiệm của khách hàng.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...

Medium Rare là gì? Cách tư vấn Beefsteak cho khách hàng

Medium Rare là gì? Hiểu đúng về beefsteak medium...

Kỹ thuật khăn trải bài là gì? 5 bước thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn đúng cách

Kỹ thuật khăn trải bàn là gì? Quy trình...