Home Blog Page 42

Chiến lược marketing của Gong Cha: Trà cung đình thượng hạng

chiến lược marketing của gong cha

Chiến lược marketing của Gong Cha tập trung vào chất lượng sản phẩm với lá trà hảo hạng, nhiệt độ chuẩn xác cho ly trà chuẩn vị cung đình

Gong Cha là một thương hiệu đã khá quen thuộc trong thị trường trà sữa Việt. Thương hiệu Gong Cha kể từ khi xuất hiện tại thị trường Việt Nam đã tạo ra những cơn sốt khiến giới truyền thông phải chú ý. Tại thời kỳ đỉnh cao, Gong Cha khiến khách hàng chấp nhận xếp hàng để gọi món. Mặc dù, ở thời điểm hiện tại, Gong Cha không còn là thương hiệu độc nhất trong thị trường trà sữa Việt. Xong, không thể phủ nhận thương hiệu đã đạt được những thành công đáng nể. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về chiến lược marketing của Gong Cha để hiểu tường tận cách mà thương hiệu này đã thống lĩnh thị trường.

1. Tổng quan về thị trường trà sữa

Một vài báo cáo mới nhất về thị trường trà sữa toàn cầu cho biết, quy mô của thị trường này được định giá khoảng 2.1 tỷ USD vào năm 2020. Dự đoán rằng, thị trường trà sữa toàn cầu có mức tăng trưởng kép (CAGR) là 8,1%/năm trong giai đoạn 2021 – 2026. Ước tính, tổng dung lượng thị trường cán mốc 4.5 tỷ USD vào năm 2026.
thị trường trà sữa trân châu toàn cầu
Theo đó, Đông Nam Á là thị trường tiêu thụ trà sữa lớn nhất thế giới, với tổng doanh thu đạt mưccs 3.66 tỷ USD vào năm 2021. Trong đó, Việt Nam là một trong ba nước có lượng tiêu thụ lớn nhất toàn khu vực. Một nghiên cứu gần đây cho thấy người Việt Nam có sự yêu thích đặc biệt với trà sữa. Thị trường trà sữa Việt Nam đã đạt tổng dung lượng 362 triệu USD vào năm 2021.
Nhìn chung, thị trường trà sữa là một thị trường “siêu” tiềm năng. Dựa vào tình hình thực tế của thị trường, chiến lược marketing của Gong Cha đã tập trung vào việc phát triển chất lượng sản phẩm, xúc tiến thương hiệu một cách khéo léo giúp thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị phần toàn cầu nói chung, và tại Việt Nam nói riêng.

2. Giới thiệu về Gong Cha

Gong Cha là một thương hiệu đến từ Đài Loan. Xuất phát từ ý nghĩa trong tiếng Hoa, Gong Cha có nghĩa là Trà Cung đình. Chính vì vậy, Gong Cha luôn hướng đến định vị trà sữa thượng hạng, mang những sản phẩm trà tốt nhất đến cho thực khách. Định vị này đã trở thành “kim chỉ nam” cho chiến lược marketing của Gong Cha, giúp thương hiệu phát triển đúng hướng trên mọi quốc gia.
giới thiệu về gong cha
Được thành lập tại Kaoshiung, Đài Loan (Trung Quốc SAR) vào năm 2006, Gong cha là thương hiệu trà phát triển nhanh nhất ở châu Á với hơn 1500 cửa hàng tại hơn 20 khu vực trên toàn thế giới. Hiện nay, Gong Cha có mặt tại nhiều quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc,…

3. Gong Cha Việt Nam

Gong Cha vào Việt Nam năm 2014 dưới trách nhiệm của Công ty TNHH Golden Trust. Sau 8 năm hoạt động, hiện nay, Golden Trust vẫn đang là đơn vị nhượng quyền độc quyền của Gong Cha Việt Nam. Chiến lược marketing của Gong Cha tại Việt Nam cũng không nằm ngoài hướng đi chung của chiến lược thương hiệu chung, đó là tập trung vào chất lượng sản phẩm.
gong cha việt nam
Thương hiệu trở thành địa chỉ uy tín cho những thực khách muốn trải nghiệm sản phẩm trà sữa thượng hạng, uy tín với nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

5. Đối thủ cạnh tranh của Gong Cha

Định vị thương hiệu là trà sữa cung đình, Gong Cha nằm trong phân khúc trung và cao cấp. Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Gong Cha gồm có KOI Thé, Ding Tea. Ngoài ra một số thương hiệu thuộc phân khúc thấp hơn cũng gây áp lực đối với sự phát triển của thương hiệu. Chưa kể đến, các quán cafe cũng đang dần phát triển các dòng trà sữa cũng tạo ra áp lực cạnh tranh vô cùng lớn.đối thủ cạnh tranh của gong cha

5. Tình hình kinh doanh của Gong Cha

Đến hiện tại, Gong Cha vẫn chưa có những báo cáo công khai về bức tranh tài chính. Tuy nhiên, sự thành công của thương hiệu là điều không thể phủ nhận. Sau hơn một thập kỷ phát triển, Gong Cha đã có mặt tại nhiều quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc,v.v. Theo trang web chính thức của Gong Cha, thương hiệu đã có mặt tại hơn 20 quốc gia với hơn 1500 cửa hàng toàn cầu.
Tại Hàn Quốc, từ 1 cửa hàng duy nhất, Gong Cha nhanh chóng đạt mốc 250 cửa hàng sau vài năm phát triển. Còn tại Nhật Bản, Gong Cha đạt kỷ lục khai trương khi phục vụ tới 3000 ly trà sữa.
Mặc dù không mở rộng nhanh chóng về quy mô, xong, Gong Cha vẫn đang làm khá tốt và đứng vững tại thị trường Việt Nam. Tính đến hiện tại, Gong Cha có 44 cửa hàng trải dài cả ba miền Bắc – Trung – Nam (theo số lượng trên website chính thức của Gong Cha).
số lượng cửa hàng của gong cha việt nam
Theo đại diện Việt Nam của Gong Cha, ông Nguyễn Hoài Phương, Gong Cha có mức tăng trưởng doanh thu trung bình 20%/ năm.

6. SWOT của Gong Cha

Trước khi phân tích sâu về chiến lược Marketing của Gong Cha, Nhà Hàng Số sẽ điểm qua những điểm chính trong bức tranh tổng quan về thương hiệu bằng mô hình SWOT. Đây là một mô hình kinh điển giúp đưa ra góc nhìn tổng quát về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức mà một thương hiệu phải đối mặt.
swot của gong cha

6.1. Điểm mạnh của Gong Cha (Strengths)

  • Sản phẩm chất lượng. Gong Cha định vị thương hiệu là trà thượng hạng. Chính vì vậy, tất cả các sản phẩm đều hướng đến chất lượng cao, phục vụ những ly trà chất lượng tốt nhất cho khách hàng.
  • Sức mạnh thương hiệu, có uy tín. Gong Cha từ lâu đã trở thành một thương hiệu trà sữa uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới.
  • Mạng lưới phân phối rộng khắp. Sở hữu hơn 1500 cửa hàng trên toàn cầu, Gong Cha sở hữu độ phủ thương hiệu đáng mơ ước. Bên cạnh đó, việc Gong Cha bắt tay hợp tác với các đơn vị giao hàng cũng giúp thương hiệu mở rộng mạng lưới nhanh chóng.
  • Menu đa dạng, sáng tạo. Sản phẩm của Gong Cha rất đa dạng, tập trung các sản phẩm từ trà. Các vị trà nguyên chất đến trà sữa được phục vụ với nhiều loại toping phong phú. Menu cũng được thay đổi linh hoạt theo từng quốc gia và khí hậu.
  • Bao bì và ống hút thân thiện với môi trường. Gong Cha ưu tiên sử dụng bao bì và ống hút có chất liệu sinh học, thân thiện môi trường tạo thiện cảm với khách hàng.
  • Dịch vụ tốt, chăm sóc khách hàng tận tâm. Định vị thương hiệu ở phân khúc trung và cao cấp. Chính vì vậy, Gong Cha cũng chú trọng phát triển các dịch vụ khách hàng.

điểm mạnh của gong cha chất lượng dịch vụ

  • Nhiều khuyến mãi và ưu đãi hấp dẫn. Các chương trình khuyến mãi cũng liên tục được tung ra giúp kích thích nhu cầu của khách hàng.

6.2. Điểm yếu của Gong Cha (Weaknesses)

  • Giá cao tại một số quốc gia. So với mặt bằng chung tại các nước phát triển, Gong Cha có mức giá trung bình, không quá đăt. Nhưng với một số quốc gia đang phát triển, mức giá cho một ly Gong Cha thuộc hàng đắt đỏ.
  • Ít sự kiện quảng bá, xúc tiến thương hiệu. Gong Cha có khá ít hoạt động xúc tiến thương hiệu, bằng chứng là dù đã hoạt động, thương hiệu tại Việt Nam mới chỉ có 2 đoạn TVC trên kênh Youtube chính thức.

điểm yếu của gong cha việt nam

6.3. Cơ hội (Opportunities)

  • Thị trường trà sữa vô cùng tiềm năng, được giới trẻ ưa chuộng. Như đã phân tích ở phần đầu, thị trường trà sữa là một mảnh đất màu mỡ, đặc biệt là tại Đông Nam Á. Đối tượng tiêu thụ chủ yếu lại là giới trẻ, mở ra cơ hội phát triển không giới hạn.
  • Sự phát triển về kinh tế, mức GDP đang tăng trưởng ổn định. Tại các nước mà Gong Cha có mặt, GDP có mức tăng trưởng ổn định, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm ăn uống nói chung và trà sữa nói riêng.

6.4. Thách thức (Threats)

  • Đối thủ cạnh tranh lâu năm. Sức ép đến từ các thương hiệu trà sữa lâu năm như Ding Tea, hoặc đối thủ trực tiếp như KOI Thé tạo ra áp lực không hề nhỏ.
  • Các đối thủ cạnh tranh ở phân khúc trà sữa giá rẻ. Sự phát triển rầm rộ của các trào lưu trà sữa đồng giá, giá rẻ cũng khiến Gong Cha có phần “lép vế” khi đứng trên thị trường.
  • Quan niệm cho rằng trà sữa không tốt cho sức khoẻ đi cùng xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh. Sau Đại dịch COVID-19, người tiêu dùng có những thay đổi nhất định trong hành vi tiêu dùng. Ngày càng có nhiều quan tâm đến xu hướng thực phẩm lành mạnh. Mà trà sữa lại nằm trong “danh sách đen” các loại đồ uống không có lợi cho sức khoẻ.

7. Chiến lược marketing của Gong Cha: Marketing mix 7P

Mô hình marketing mix 7P là mô hình marketing khá hiện đại và hoàn chỉnh được phát triển từ mô hình 4P. Mô hình này đáp ứng hầu hết các nhu cầu phát triển của doanh nghiệp và thương hiệu. Dưới đây, Nhà Hàng Số mang đến những phân tích chi tiết nhất về mô hình 7P của Gong Cha.

7.1. Chiến lược sản phẩm của Gong Cha (Product)

Trà sữa thượng hạng là “kim chỉ nam” trong hành trình phát triển của Gong Cha. Chính vì vậy, giá trị cốt lõi mà sản phẩm Gong Cha sở hữu chính là an toàn, vệ sinh và ngon miệng. Gong Cha cam kết chỉ sử dụng các nguyên liệu an toàn, tự nhiên. Hương vị tuyệt hảo cũng đồng thời là mục tiêu mà Gong Cha luôn hướng tới.
chiến lược sản phẩm của gong cha
Sản phẩm chủ đạo của Gong Cha là trà và trà sữa. Menu đa dạng và được bản địa hoá hương vị tại các quốc gia mà Gong Cha đặt chân tới. Về cơ bản, sản phẩm của Gong Cha bao gồm các dòng chính:

  • Trà nguyên chất.
  • Trà sữa.
  • Thức uống sáng tạo.
  • Đá xay.
  • Cà phê.

Sự đa dạng và phong phú cho phép thực khách dễ dàng lựa chọn được đồ uống yêu thích của mình. Các loại trà và trà sữa còn được phát triển các sản phẩm theo mùa. Ví dụ như mới đây, Gong Cha Việt Nam đã cho ra mắt bộ sản phẩm Mint Chocolate chuẩn bị cho mùa giáng sinh sắp tới.
gong cha phát triển sản phẩm theo mùa

7.2. Chiến lược giá của Gong Cha (Price)

Trong chiến lược marketing của Gong Cha, phân khúc giá mà thương hiệu nhắm đến là trung cấp và cao cấp. Trung bình, một ly Gong Cha có mức giá từ 55.000đ đến 65.000đ. Đây là một mức giá không quá cao tại các nước phát triển. Xong, tại Việt Nam, mức giá này khá “xa xỉ” cho một ly trà sữa.
Tuy nhiên, với định vị trà cung đình thượng hạng, cùng chất lượng dịch vụ khách hàng tốt, Gong Cha vẫn được người Việt đón nhận khá tích cực. Bên cạnh đó, các chương trình khuyến mãi thường xuyên cũng giúp Gong Cha kéo gần khoảng cách với khách hàng.
chiến lược giá của gong cha
Trong menu của mình, Gong Cha sử dụng chiến lược phân cấp giá bằng cách tạo ra các kích cỡ sản phẩm khác nhau. Đây cũng là một chiến lược quen thuộc mà nhiều thương hiệu đồ uống sử dụng.
Xem thêm:

7.3. Chiến lược phân phối của Gong Cha (Place)

Chiến lược marketing của Gong Cha không quá tập trung vào việc mở rộng mạng lưới phân phối. Tuy nhiên, thương hiệu lại có một hướng đi đúng đắn trong việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh. Ban đầu, Gong Cha chú trọng vào những mặt tiền lớn, vị trí đẹp. Dần dần, bắt kịp xu hướng food delivery, mặt bằng của Gong Cha cũng không còn yêu cầu quá rộng. Nhiều điểm bán cũng có diện tích hạn chế, chủ yếu là phục vụ mang đi và nhu cầu giao hàng.
chiến lược phân phối của gong cha
Bên cạnh đó, Gong Cha tận dụng hiệu quả hệ sinh thái công nghệ về giao đồ ăn trực tuyến. Gong Cha đã bắt tay hợp tác với nhiều nền tảng giao đồ ăn tại nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, Gong Cha đã có mặt trên hầu hết các nền tảng lớn như Grab Food, Shoppee Food, Baemin. Điều này giúp thương hiệu khai thác tối đa tệp khách hàng mục tiêu. Đồng thời, Gong Cha cũng đã bắt kịp xu hướng tiêu dùng online.
phân phối online trong chiến lược marketing của gong cha
Bên cạnh việc tận dụng nền tảng có sẵn, đầu năm nay, Gong Cha đã phát triển APP riêng của thương hiệu, bắt kịp guồng quay chuyển đổi số của ngành F&B. Gong Cha cũng phát triển chính sách nhượng quyền để tăng nhanh quy mô một cách hiệu quả.
app gong cha

7.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu của Gong Cha (Promotion)

Tuy khá ít hoạt động xúc tiến thương hiệu, xong, Gong Cha lại có những nước đi chất lượng, thể hiện tiềm lực của công ty. Đối tượng khách hàng mục tiêu của Gong Cha chủ yếu là thế hệ Gen Z. Chính vì thế, các hoạt động quảng bá chủ yếu diễn ra trong môi trường số. Gong Cha tận dụng triệt để các nền tảng mạng xã hội như Instagram hay Facebook.
hoạt động quảng bá của gong cha
Thêm vào đó, Gong Cha bắt tay với các ngôi sao hạng A, tạo thêm sức hấp dẫn cho thương hiệu. Gong Cha đã bắt tay hợp tác với Park Seo Jun. Điều này chứng tỏ tiềm lực thương hiệu là vô cùng lớn.
gong cha hợp tác với park seo jun
Bên cạnh đó, tại Việt Nam, Gong Cha hợp tác với Mỹ Tâm. Cách làm này giúp thương hiệu trở nên nổi bật và thu hút giới trẻ. Bởi Mỹ Tâm là idol hàng đầu tại Việt Nam, vô cùng phù hợp với định vị thương hiệu.
gong cha hợp tác với mỹ tâm
Ngoài ra, các hoạt động xúc tiến của Gong Cha cũng bao gồm các chương trình khuyến mãi. Đồng thời, Gong Cha cũng kết hợp với các đối tác để mang đến cho thực khách những chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
chương trình khuyến mãi của gong cha
Các hoạt động CSR (trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp) cũng được Gong Cha chú trọng phát triển, đặc biệt là trong đợt đại dịch COVID-19 vừa qua. Gong Cha Việt Nam đã hoàn thành chiến dịch trao 70.000 ly trà sữa gửi lời yêu thương.
hoạt động xúc tiến thương hiệu của gong cha

7.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Gong Cha (People)

Đội ngũ nhân viên là yếu tố cốt lõi tiếp theo được Gong Cha chú trọng phát triển. Khi chia sẻ về cách làm thế nào để đảm bảo chất lượng trên từng cơ sở khi nhượng quyền, Đại diện Gong Cha Việt Nam đã chia sẻ rằng đào tạo nhân viên là điều cơ bản nhất. Họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, và đóng góp lớn vào sự thành công của thương hiệu.
yếu tố con người trong chiến lược marketing của gong cha
Các chính sách phát triển rõ ràng giúp Gong Cha duy trì đội ngũ chất lượng. Đồng thời, bản địa hoá nhân sự cũng là cách Gong Cha chinh phục thị trường quốc tế.
Đối với khách hàng, Gong Cha phát triển chương trình membership, giúp xây dựng lượng khách hàng trung thành đối với thương hiệu.

7.6. Quy trình trong chiến lược marketing của Gong Cha (Process)

Gong Cha có một quy trình vận hành và phục vụ hoàn thiện. Về quy trình vận hành, mọi khâu từ kiểm soát chất lượng nguyên liệu đầu vào cho đến pha chế sản phẩm đều được kiểm soát một cách nghiêm ngặt. Hệ thống vận hành được đồng nhất, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình phát triển nhượng quyền.
Quy trình phục vụ trong chiến lược marketing của Gong Cha cũng lấy khách hàng làm trọng tâm để phát triển. Kể từ các bước order cho đến nhận món đều được hoàn thiện từ những chi tiết nhỏ.
quy trình phục vụ của gong cha

7.7. Bằng chứng hữu hình của Gong Cha (Physical Evidence)

Gong Cha có những cửa hàng lớn và cả những cửa hàng phục vụ chủ yếu cho việc mang đi và giao hàng. Tại những mặt bằng lớn, Gong Cha chú trọng về mặt thiết kế nội thất. Không gian mang đến sự sang trọng, đúng định vị thương hiệu với nội thất gỗ hiện đại, ánh sáng hài hoà.
bằng chứng hữu hình của gong cha
không gian cửa hàng của gong cha
Ngoài ra, Gong Cha cũng thành công xây dựng định vị thương hiệu trà sữa cao cấp trong tâm trí khách hàng. Nhớ đến trà sữa Đài Loan thượng hạng, người ta nhớ ngay đến Gong Cha.

8. Bài học từ chiến lược marketing của Gong Cha

“Chậm mà chắc” có lẽ là nhận xét đúng đối với Gong Cha. Không chạy theo tốc độ phát triển, Gong Cha từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trà sữa toàn cầu nói chung và tại Việt Nam nói riêng.

8.1. Chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên số 1

“Kim chỉ nam” của Gong Cha luôn là chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy, cho đến hiện tại, Gong Cha vẫn chinh phục khách hàng bằng hương vị tuyệt hảo, chất lượng hàng đầu, an toàn vệ sinh thực phẩm.
gong cha ưu tiên chất lượng sản phẩm
Sau tất cả những hoạt động xúc tiến bề nổi, sau cùng, thứ khiến khách hàng ở lại với thương hiệu vẫn là chất lượng sản phẩm. Đó là lý do trong chiến lược marketing của Gong Cha, chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu.

8.2. Khắt khe trong lựa chọn đối tác nhượng quyền

Mở rộng quy mô nhanh chóng là mục tiêu của rất nhiều chuỗi thương hiệu F&B. Tuy nhiên, trên hành trình phát triển, Gong Cha lựa chọn cho mình chiến thuật “chậm mà chắc”. Khắt khe trong việc lựa chọn đối tác nhượng quyền giúp Gong Cha ổn định được chất lượng sản phẩm. Đồng thời vẫn đạt được mục tiêu tăng trưởng quy mô.

8.3. Đặt mình vào vị trí của khách hàng để phục vụ

Trong thế giới phẳng như hiện nay, trải nghiệm khách hàng là yếu tố mà mọi nhãn hàng theo đuổi. Gong Cha thành công một phần nhờ việc đặt được mình vào vị trí khách hàng để hiểu nhu cầu và phục vụ. Chính vì vậy, Gong Cha vẫn thành công mặc dù phân khúc giá không hề thấp.
gong cha chú trọng dịch vụ khách hàng

9. Tạm kết

Thương hiệu trà sữa Gong Cha đã và đang khẳng định vị thế của mình trên thị trường trà sữa toàn cầu. Không phải ngẫu nhiên mà Gong Cha có thể chinh phục được các thị trường khó tính như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Mặc dù trong hai năm đại dịch vừa qua, Gong Cha cũng đã bị chững lại. Nhưng, khách quan mà nói, đây cũng là ảnh hưởng chung đối với nhiều thương hiệu F&B.
sự thành công của gong cha
Chiến lược marketing của Gong Cha đã giúp thương hiệu phát triển tốt và có những dấu hiệu phục hồi tích cực nhờ ưu tiên chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Mở rộng quy mô “chậm mà chắc” giúp Gong Cha duy trì được định vị trà cung đình thượng hạng của mình. Thương hiệu vẫn đang giữ vững vị thế mặc dù có vô vàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích chuyên sâu xoay quanh các doanh nghiệp F&B trong và ngoài nước trong các bài viết tiếp theo!

CEO Cơm gà Kampong: từ nữ MC thành bà chủ chuỗi nhà hàng

ceo cơm gà kampong

Từ bỏ công việc ổn định ở đài truyền hình để bắt đầu kinh doanh, Ngọc Diệp đạt được thành công với vai trò CEO Cơm gà Kampong.

MC Ngọc Diệp (tên đầy đủ là Nguyễn Ngọc Diệp) là một nhân vật khá quen thuộc với khán giả của chương trình Chào buổi sáng trên VTV1. Tuy nhiên ít ai biết rằng cô cũng rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh. Cô chính là người sáng lập kiêm CEO Cơm gà Kampong – một thương hiệu đang rất được ưa chuộng tại Hà Nội.

1. MC bản tin bỗng nhiên đi bán cơm gà

Dù tốt nghiệp đại học ngoại ngữ, nhưng Ngọc Diệp lại bén duyên với lĩnh vực truyền hình ngay khi vừa ra trường. Trước khi bắt đầu kinh doanh, cô đã gắn bó cùng công việc MC và BTV gót ghét 10 năm.
Năm 2015, trước sự ngỡ ngàng của gia đình và những người xung quanh, Ngọc Diệp bắt đầu kinh doanh. Cô hợp tác cùng một cộng sự mở nhà hàng cơm gà Hải Nam với thương hiệu KAMPONG Chicken House. Ngọc Diệp chia sẻ dù làm trong lĩnh vực truyền hình nhưng cô đã nung nấu ý định kinh doanh từ lâu.
chân dung ceo cơm gà kampong

Chân dung Nguyễn Ngọc Diệp – CEO Cơm gà Kampong.

Cô biết đến món cơm gà Hải Nam trong một chuyến đi du lịch Singapore. Món ăn bình dân ấy đã tạo cho Ngọc Diệp ấn tượng khó phai. Cô hy vọng có thể đưa cơm gà Hải Nam về Việt Nam để những người yêu ẩm thực có thể thưởng thức món ăn này dễ dàng mà không cần đi xa.
Và động lực để bắt đầu việc kinh doanh của cô cũng rất đơn giản. Với vai trò một người mẹ, cô mong muốn con mình có thể được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Nhưng kinh tế của hai vợ chồng không thể trang trải học phí ngôi trường mà cô mong muốn. Ngọc Diệp đã quyết định tham gia kinh doanh như một nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập.
con cái là động lực của ceo cơm gà kampong

Con gái là động lực lớn nhất khiến Ngọc Diệp quyết định kinh doanh.

2. Những ngày đầu “chập chững” của CEO Cơm gà Kampong

Dù kinh doanh theo sở thích cá nhân trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm, Ngọc Diệp vẫn đầu tư rất bài bản. Vì không phải dân chuyên kinh doanh nên mọi quyết định cô đều phải cân nhắc rất kỹ lưỡng.
Ngọc Diệp đặt mình vào vị trí khách hàng để nhìn thấy những điều mà thực khách mong muốn. Từ đấy cô xây dựng nên mô hình riêng biệt cho Cơm gà Kampong. Nhận thấy tâm lý e ngại của khách hàng trong giai đoạn khủng hoảng thực phẩm bẩn. Ngọc Diệp đã trăn trở rất nhiều để tìm giải pháp chủ động kiểm soát nguồn nguyên liệu. Sau nhiều tháng trời tìm tòi, cuối cùng Ngọc Diệp lựa chọn mô hình liên kết “Từ trang trại đến bàn ăn”. Với mô hình này nguồn nguyên liệu được sử dụng tại Kampong được lựa chọn trực tiếp từ trang trại. Đảm bảo chất lượng gà luôn tươi ngon, an toàn và ổn định. Quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGap với nguồn nước, thức ăn sạch, môi trường chăn nuôi vệ sinh,…
ceo cơm gà kampong trang trại

Ngọc Diệp đi thăm trang trại nguồn cung gà sách của Kampong Chicken House.

Nhờ những cố gắng của CEO Cơm gà Kampong, nhà hàng nhanh chóng nhận được sự đón nhận nhiệt tình.
Trong những ngày đầu nhà hàng mở cửa, Ngọc Diệp phải tất bật với công việc ở cả hai phía. Cô chia sẻ: “Tôi lầm lũi vừa đi làm ở Đài vừa lo công việc ở nhà hàng mà không đồng nghiệp nào biết. Tôi làm việc không nghỉ ngơi.” Thời gian đầu khó khăn, cô cũng phải lao vào bếp, bưng bê, đón khách, làm phục vụ.

3. Quyết định khó khăn

Trong hành trình từ một biên tập viên truyền hình trở thành giám đốc của chuỗi nhà hàng lớn, Ngọc Diệp đã trải qua rất nhiều khó khăn trăn trở.
Những ngày đầu do thiếu kinh nghiệm và chưa quen với công việc nên việc kinh doanh chịu thiệt hại nhiều. Dần dần mọi việc đi vào quỹ đạo, những kinh nghiệm từ thực tế cũng giúp Ngọc Diệp trưởng thành hơn.
Khi việc kinh doanh ở nhà hàng đầu tiên đi vào ổn định, dưới sự yêu mến của khách hàng Cơm gà Kampong mở thêm cửa hàng thứ hai. Thêm một cửa hàng lượng công việc không chỉ tăng lên gấp đôi. Cô vừa phải quản lý nhà hàng, vừa cáng đáng công việc ở đài truyền hình.
cơm gà kampong đào tấn

Nhà hàng Cơm gà Kampong cơ sở 2 trên phố đào tấn

Áp lực quá lớn khiến Ngọc Diệp phải cân nhắc đến một lựa chọn khó khăn. Cô quyết định từ bỏ công việc ở đài truyền hình để tập trung với vai trò CEO Cơm gà Kampong.
Trước quyết định này của cô, từ bố mẹ đến chồng, tới bạn bè đều không đồng ý. Mọi người đều cho rằng cô đang có một công việc ổn định mà nhiều người mơ ước.
Ngọc Diệp chia sẻ: “Làm truyền hình là tôi thỏa mãn được giấc mơ của bản thân nhưng lại không mang lại được những thứ tốt đẹp nhất cho những người thân của mình… Việc kinh doanh với tôi vừa là đam mê, lại vừa mang đến cuộc sống tốt hơn cho gia đình, cho nhiều người khác nên tôi đã quyết định chọn nó.”

4. Sự thành công ngoài mong đợi

Trải qua 7 nam hoạt động, Kampong Chicken House vẫn đứng vững và ngày một phát triển hơn
Với mô hình ẩm thực chất lượng, Kampong Chicken House đã trở thành địa điểm quen thuộc của giới sành ăn Hà Thành. Cửa hàng mới liên tiếp được mở thêm nhưng lúc nào cũng tấp nập khách. Đầu năm 2022, cơm gà Kampong vừa khai trương cơ sở mới trên đường Trần Huy Liệu. Nâng tổng số nhà hàng dưới sự quản lý của CEO Cơm gà Kampong lên con số 7. Các chi nhánh của Kampong luôn được mở trên những khu phố tấp nập với không gian rộng rãi, sang trọng.

Không gian sang trọng tại Kampong Chicken House Trần Huy Liệu.

Không chỉ phục vụ cơm gà Hải Nam chuẩn vị mà Kampong còn tiếp tục mở rộng với phong cách Asian Fusion. Kết hợp tinh hoa cũng những nền ẩm thực Châu Á nổi tiếng như Singapore, Nhật Bản, Thái Lan,…

5. Tư duy thành công của CEO Cơm gà Kampong

5.1 Áp lực của một CEO

Khi được hỏi giữa công việc truyền hình và quản lý nhà hàng đâu áp lực hơn. Cựu biên tập viên kiêm CEO Cơm gà Kampong đã chia sẻ: “Áp lực không có cái nào ít hơn cái nào. Nhưng chèo lái một doanh nghiệp kinh doanh thành công không phải là chuyện đơn giản…” Cô cho rằng từ chiến lược kinh doanh, nhân sự… bất cứ quyết định đều liên quan đến sự tồn vong của chuỗi nhà hàng. Hàng trăm nhân viên trong các nhà hàng là hàng trăm gia đình mà cô phải lo lắng. Mỗi quyết định của cô sẽ liên quan tới cuộc sống của rất nhiều người chứ không phải chỉ bản thân mình nữa.
Áp lực đối với Ngọc Diệp cũng chính là động lực phải học mỗi ngày để tự hoàn thiện bản thân. Từ một người không biết gì về tài chính kế toán, giờ cô đã buộc phải biết mọi thứ. Cô còn tự sắp xếp bộ máy hỗ trợ để kiểm soát vấn đề hiệu quả mà không tốn nhiều thời gian.

Xem thêm: CEO Bánh mì má Hải – hành trình từ 2 triệu đồng đến 2 triệu USD

5.2 Cơ duyên và Tình yêu…

Dành tình yêu để chăm chút và thổi hồn vào sản phẩm; đổ mồ hôi nước mắt để cảm nhận thành công. Chính tư duy đó đã giúp Ngọc Diệp đưa hệ thống nhà hàng Cơm gà Kampong đến với thành công như hiện nay. Tình yêu của Ngọc Diệp đối với món cơm gà Hải Nam khiến cô mong muốn càng nhiều người cũng sẽ được thưởng thức món ăn này. Cũng chính tình yêu đó khiến cô trăn trở, cố gắng đảm bảo chất lượng và hương vị đúng chuẩn nhất.
cơm gà kampong

Món cơm gà Hải Nam chuẩn vị tại Kampong Chicken House.

Tuy nhiên để vận hành và phát triển một chuỗi nhà hàng lớn như Kampong Chicken House thì tình yêu là chưa đủ. Cần có sự chăm chỉ, nỗ lực không ngừng nghỉ, không chỉ của Ngọc Diệp mà còn cả đội ngũ nhân viên. Mỗi ngày không ngừng nghiên cứu tạo ra món ăn sáng tạo, hoàn thiện quy trình phục vụ.

6. Tạm kết

Từ một biên tập viên truyền hình đá chéo sân, giờ đây Ngọc Diệp đã có thể tự tin khẳng định khả năng của mình trong vai trò CEO Cơm gà Kampong. Sự thành công của thương hiệu Kampong Chicken House chính là mình chứng cho tài năng và sự nỗ lực của nữ giám đốc. Theo dõi chuyên mục Brand Story để tìm hiểu thêm những câu chuyện thú vị phía sau các thương hiệu nổi bật trong ngành F&B.

Câu chuyện về chocolate Marou: chocolate Việt ngon nhất thế giới

câu chuyện về chocolate marou

Câu chuyện về chocolate Marou là hành trình kỳ lạ của hai người Pháp đưa chocolate Việt Nam lên bản đồ thế giới.

Khi nhắc đến chocolate, người ta thường nghĩ đến những quốc gia châu u như Bỉ, Thụy Sĩ,…Tuy nhiên ít ai biết rằng hãng chocolate từng được Tờ New York Times đánh giá là loại chocolate “ngon nhất thế giới” lại đến từ Việt Nam. Cùng Nhà hàng số tìm hiểu câu chuyện về chocolate Marou – câu chuyện về startup triệu đô với loại chocolate Việt ngon nhất thế giới.

1. Khởi đầu đầy ngẫu hứng của câu chuyện về chocolate Marou

Đầu năm 2012, thương hiệu chocolate Marou lần đầu xuất hiện ở quầy hàng, quán cafe khắp Sài Gòn. Thanh chocolate trang nhã gây ấn tượng với dòng chữ ánh vàng đề tên các tỉnh thành của Việt Nam. Lúc bấy giờ ít ai ngờ rằng những thanh chocolate ‘made in Vietnam này sẽ nổi tiếng khắp thế giới.
khởi đầu ngẫu hứng của chocolate marou
Câu chuyện về chocolate marou bắt đầu từ một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa hai kẻ ngoại đạo. Lúc bấy giờ, Samuel Maruta (42 tuổi) – cựu giám đốc ngân hàng, đang sinh sống cùng vợ tại Sài Gòn. Anh vừa từ bỏ công việc bàn giấy nhàm chán để tìm kiếm một thứ gì đó “thú vị hơn”. Trong chuyến du lịch miền Nam Việt Nam, Samuel đã gặp gỡ người bạn Pháp tên Vincent Mourou, 44 tuổi. Vincent khi ấy cũng vừa từ bỏ công việc ở một công ty quảng cáo. Hai người nhanh chóng tìm thấy sự đồng điệu trong suy nghĩ, và cùng rẽ hướng sang lĩnh vực chocolate.
samuel và vincent

Samuel Maruta (trái) và Vincent Mourou (phải).

Vincent và Samuel cùng rong ruổi khắp các vùng trồng cacao để tìm được nguồn nguyên liệu ưng ý. Càng đi cả hai lại càng bất ngờ vì hạt cacao Việt Nam ngon đến thế nhưng lại chẳng có ai sản xuất chocolate. Tìm được nguyên liệu cả hai lại vùi đầu vào nghiên cứu quy trình sản xuất. “Phòng nghiên cứu” chính là căn bếp của Samuel với một chiếc máy xay sinh tố, lò nướng, khuôn bánh. Vì chưa từng có kinh nghiệm, Vincent và Samuel cứ vừa học vừa làm. Trong suốt 6 tháng họ đã thử nghiệm 55 mẫu chocolate, trước khi đưa ra thành phẩm cuối cùng.

2. Những thanh chocolate “bean to bar” đầu tiên

Thương hiệu Marou, Faiseurs de Chocolat ra đời sau chín tháng từ khi câu chuyện về chocolate marou được bắt đầu. Cái tên Marou được ghép từ họ của hai người sáng lập – Maruta và Mourou.
logo marouTrong căn xưởng sản xuất nhỏ, họ đã tạo ra những thanh chocolate bean-to-bar đầu tiên của Việt Nam. Phương pháp “bean to bar” (từ hạt cho đến thanh chocolate) nghĩa là một công ty sản xuất sẽ thực hiện tất cả các công đoạn để biến hạt cacao thành chocolate thành phẩm.

Hình thức này tưởng chừng không có gì đặc biệt tuy nhiên hiện nay rất ít nơi áp dụng. Do phần lớn các công ty đều nhập hạt cacao đã qua chế biến hoặc dùng luôn chocolate thành phẩm. Cách sản xuất của Marou đòi hỏi nhiều công sức và chi phí cao hơn nhưng sẽ tạo ra loại chocolate với hảo hạng. Vì có thể hợp tác chặt chẽ hơn với nông dân trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Điều này là một trong những yếu tố tiên quyết tạo nên hương vị đặc biệt của chocolate Marou.
samuel va vincent hành trình
Mỗi loại chocolate Marou gắn liền với một tỉnh thành là xuất xứ của hạt cacao tạo nên loại chocolate đó. Đồng Nai, Bến Tre, Tiền Giang, Bà Rịa, Lâm Đồng và Daklak là 6 địa danh cung cấp những hạt cacao ngon nhất cho Marou.
6 loại chocolate marou

3. Thành công vang dội

Sự tỉ mỉ, tận tâm của Vincent và Samuel đã được đền đáp bằng những lời tán dương từ thực khách và các tờ báo lớn. Tờ New York Times dành hẳn một bài viết với tiêu đề “chocolate ngon nhất thế giới mà bạn chưa từng nếm thử” để nói về chocolate Marou là:. Forbes đã gọi Marou là “Nhân tài mới trong ngành chocolate”. Vincent kể lại: “Chúng tôi được nhắc đến không biết bao nhiêu lần trên các tờ báo lớn của Pháp. Gia đình chúng tôi rất ngạc nhiên và chính chúng tôi cũng vậy! ” Thậm chí tờ nhật báo hàng đầu của Pháp Parisien đã dành hẳn một trang để nói về chocolate Marou.
chocolate marou trên báo chí

Chocolate Marou trên báo chí quốc tế.

Cùng với những lời khen ngợi từ chuyên gia, Marou cũng nhận được sự yêu mến đặc biệt từ khách hàng. Chỉ trong năm đầu tiên hoạt động, Marou đã đạt doanh thu 120.000 USD. chocolate Marou tiến vào các khách sạn, nhà hàng, quán cafe sang trọng. Trong năm 2020, doanh số xuất khẩu của Marou đã tăng 50%.Bắc Mỹ, châu u, Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu lớn của Marou.
Không chỉ thành công ở thị trường quốc tế, tại Việt Nam Marou cũng có những bước tiến vượt bậc.
Các cửa hàng của Marou liên tục xuất hiện ở các thành phố lớn. Dù có giá thành cao hơn các loại chocolate công nghiệp rất nhiều. Nhưng Marou vẫn luôn là lựa chọn số một của những người yêu chocolate.
Xem thêm:

4. Điều gì làm nên thành công trong câu chuyện về chocolate Marou

4.1 Sản phẩm chất lượng.

“Bí quyết (thành công) là bạn phải có một sản phẩm thật xuất sắc.” Đó chính là những chia sẻ của Samuel về sự thành công của Marou. Các sản phẩm của Marou luôn được kiểm soát kĩ càng ở mọi giai đoạn. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu chất lượng Marou kiểm tra chặt chẽ đến từng bao cacao. Áp dụng các quy chuẩn riêng biệt trong quá trình lên men hạt, rang xay để ra thành phẩm cuối cùng. Sản phẩm chất lượng chính là động lực quan trọng nhất cho sự phát triển của Marou.
sản phẩm chocolate marou

4.2 Mô hình độc đáo

Hiện nay Marou đang áp dụng hai mô hình là Maison Marou và Marou Station.
Năm 2016, cửa hàng Maison Marou mở cửa hàng đầu tiên tại TPHCM. Sau đó một năm Maison Marou có mặt ở Hà Nội. Mô hình Maison Marou là vừa là tiệm bán cafe và bánh vừa là xưởng sản xuất chocolate thu nhỏ. Tại đây khách hàng có thể thưởng thức đồ uống, bánh ngọt và những thanh chocolate nguyên chất. Thoạt nhìn mô hình này khá giống một quán cafe bánh ngọt thông thường. Nhưng Maison Marou tạo khác biệt nhờ menu chuyên biệt với nguyên liệu chính là chocolate cao cấp.
Hiện nay Marou còn đang tiếp tục phát triển mô hình Marou Station ở nhiều trung tâm mua sắm lớn. Mô hình này là một phiên bản thu nhỏ, tối giản và thân thiện hơn của Marou Maison. Marou Station vẫn cung cấp các sản phẩm chocolate thơm ngon như đồ uống, bánh ngọt, kem. Nhưng với không gian có diện tích nhỏ, ít chỗ ngồi hơn, chủ yếu phục vụ take-away (bán mang đi). Đây là một động thái giúp Marou đến gần hơn với tiêu dùng đặc biệt là giới trẻ Việt Nam. Marou kỳ vọng mở rộng mô hình này ra ngoài TPHCM đến các tỉnh, thành phố khác trên cả nước.
marou station

4.3 Tôn vinh các giá trị bản địa

Dù có hai ông chủ là người Pháp nhưng Marou lại thể hiện rất rõ văn hóa Việt Nam.
6 dòng sản phẩm chính của Marou được đặt tên theo 6 tỉnh thành. Đây là những nơi cung cấp nguyên liệu để sản xuất nên loại chocolate đó.
bản đồ chocolate marou
Ngoài ra còn có các dòng sản phẩm kết hợp với đặc sản của các địa phương như chocolate dừa Bến Tre, chocolate quất Mekong, chocolate tiêu chanh Đắk Lắk…Thậm chí là chocolate vị Phở với các loại gia vị quen thuộc trong nước dùng Phở như hoa hồi, thảo quả, quế,…
chocolate marou phởMarou luôn gắn sự phát triển của công ty với sự phát triển bền vững của địa phương. Công ty hiện đang triển khai các dự án cacao với các phương pháp canh tác mới ít tác động tới môi trường.

Xem thêm:

5. Marou và hành trình phía trước

5.1 Vực dậy từ những mất mát

Một thập kỷ phát triển và chinh phục khách hàng, Marou đã đạt được nhiều thành tích đáng nể. Tuy nhiên hành trình phía trước vẫn còn rất nhiều thách thức đối với công ty. Đầu tiên là sự ra đi đột ngột của Samuel Maruta, một trong hai thành viên sáng lập nên Marou. Sự mất mát này là cú đánh trời giáng cộng thêm vào những khó khăn do dịch Covid-19 gây ra.
Tuy nhiên Vincent và tất cả các thành viên của Marou cùng quyết tâm lấy lại tinh thần. Họ sẽ đưa Marou theo lộ trình mà Sam đã vẽ ra, nối tiếp giấc mơ dang dở của Sam. “Điều chúng tôi muốn là phải tiếp tục hành trình này cùng nhau, tạo ra những giá trị cho Marou. Sam luôn sát cánh cùng tôi. Anh ấy vẫn ở đây.” – Vincent chia sẻ.

5.2 Chinh phục thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam lại là “vùng tối dưới chân đèn” – nơi Marou sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính ông chủ của Marou – Samuel Maruta cũng phải công nhận rằng điều này. “Người Việt thích chocolate, nhưng chỉ coi đây là một loại hương liệu, ví dụ như trên bánh hoặc một chiếc bánh Choco Pie”.
Giá cả và khẩu vị là hai thách thức lớn nhất của Marou trong hành trình chinh phục thị trường Việt Nam. Mức giá khoảng 100.000 đồng cho một thanh chocolate sẽ khiến nhiều người Việt Nam chùn bước. Thêm vào đó người Việt cũng không có thói quen thưởng thức chocolate thường xuyên. Vị đắng và hơi chua của chocolate đen cũng không phù hợp với khẩu vị của phần đông người Việt Nam.
Để vượt qua những thách thức này Marou đang phát triển các dòng sản phẩm sáng tạo với hương vị đa dạng và phù hợp khẩu vị nhiều người hơn. Ví dụ như dòng chocolate kết hợp với trái cây và quả hạch vừa ra mắt cách đây không lâu.
các dòng chocolate mới của marou
Ngoài ra công ty còn đang mở rộng mô hình Marou Station như một giải pháp thân thiện để tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Khoản đầu tư từ Mekong Capital vào tháng 4/2022 cũng là một động lực lớn giúp Marou triển khai các hoạt động để chinh phục thị trường Việt Nam.

6. Tạm kết

Ít ai ngờ cuộc gặp gỡ giữa hai người Pháp xa lạ tại Việt Nam lại là khởi đầu của loại chocolate ngon nhất thế giới. Câu chuyện về chocolate Marou đã trở thành khơi nguồn cảm hứng mỗi khi ai đó nhắc tới tinh thần truyền khởi nghiệp và sự tôn vinh những giá trị bền vững. Theo dõi chuyên mục Brand Story của Nhà hàng số để biết thêm về những câu chuyện thú vị phía sau các doanh nghiệp F&B.

Nhượng quyền Kafa Café: Mô hình kinh doanh tiềm năng

nhượng quyền kafa café mô hình kinh doanh tiềm năng

Nhượng quyền Kafa Café với độ phủ lớn, chất lượng ổn định và tệp khách hàng rộng là mô hình nhượng quyền cafe đáng cân nhắc.

Kafa Café là một trong những thương hiệu cafe quen thuộc. Có thể dễ dàng bắt gặp trên những con phố lớn của Hà Nội. Những năm gần đây, thương hiệu cafe độc đáo này đã có sự phát triển mạnh mẽ và tạo được những dấu ấn riêng. Do đó, nhượng quyền Kafa Café được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Vậy thương hiệu cafe nhượng quyền này có gì đặc biệt? Tất cả những thông tin về Nhượng quyền Kafa Café sẽ được giải đáp trong bài viết này!

1. Tổng quan thị trường cafe Việt Nam

Do tác động của dịch Covid-19, chuỗi cung ứng toàn cầu đã gặp không ít gián đoạn. Sự tăng trưởng của cafe cũng bị chững lại trong giai đoạn này. Tuy nhiên, với vị thế là nước sản xuất và xuất khẩu cafe lớn thứ hai thế giới. Ngành cafe của Việt Nam vẫn được dự báo là sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Mordor Intelligence dự báo trong giai đoạn 2022-2027. Thị trường Cà phê Việt Nam dự kiến ​​sẽ đạt tốc độ CAGR 8,07%. Văn hóa cafe ngày càng phổ biến cũng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, lượng tiêu thụ cafe của Việt Nam vẫn tiếp tục tăng. Trong đó, 74,8% lượng tiêu thụ cà phê trong nước là sản phẩm cà phê rang xay và 10,2% là sản phẩm cà phê hòa tan.
thị trường tiêu thụ cà phê việt nam 2018 2021
Là một trong những thức uống phổ biến nhất tại Việt Nam. Doanh thu từ cafe dự kiến đạt mức 408 tỷ USD vào năm 2023. Và đạt mức tăng trưởng 10% vào 2025. Ngoài ra, báo cáo của IPOS.vn cho biết tính riêng tháng 4/2022, trung bình mỗi ngày có 139,67 quán cafe được khai trương. Số lượng quán mở mới tính đến tháng 6/2022 tăng 24,37% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó có thể thấy bức tranh tương lai của ngành cà phê của Việt Nam nói chung vẫn phát triển thuận lợi.

2. Kinh doanh nhượng quyền Cafe là gì?

Kinh doanh cafe nhượng quyền là hình thức kinh doanh dựa trên một thương hiệu có sẵn. Bằng cách trả một khoản phí nhất định theo tháng hoặc năm. Để duy trì hoạt động kinh doanh của dưới tên một thương hiệu. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải tuân thủ hợp đồng và đáp ứng những điều kiện nhất định tùy theo yêu cầu của mỗi thương hiệu. Ngược lại, nhà đầu tư sẽ không cần lo về tập khách hàng, hay định hướng, kế hoạch kinh doanh… Bởi vì những điều này sẽ được thương hiệu nghiên cứu, triển khai.kinh doanh nhượng quyền cafe

3. Tại sao nên kinh doanh mô hình cafe nhượng quyền thương hiệu?

Nhượng quyền cafe không phải là một mô hình mới. Nhưng thị trường này vẫn đang rất phát triển. Vậy mô hình này đem lại cho nhà đầu tư những lợi ích gì? Tại sao nên lựa chọn nhượng quyền để bắt đầu kinh doanh? Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu một số lợi ích dưới đây nhé!

3.1. Kinh doanh mô hình cafe nhượng quyền giúp giảm thiểu rủi ro

Khi bắt đầu kinh doanh tự xây dựng một mô hình kinh doanh. Bạn phải thực hiện rất nhiều công việc. Trong quá trình đó, bạn có thể gặp những sai lầm. Ví dụ như: mô hình kinh doanh không phù hợp; xác định sai tập khách hàng mục tiêu, sai phương hướng phát triển sản phẩm… Vì vậy, khả năng gặp phải rủi ro của bạn khi tự kinh doanh là khá lớn.
kinh doanh nhượng quyền giảm thiểu rủi roNếu bạn lựa chọn kinh doanh theo mô hình nhượng quyền thương hiệu, bạn có thể tránh được một số rủi ro. Bởi vì kinh doanh nhượng quyền là bạn đã có sẵn thương hiệu, có phương hướng kinh doanh, có sẵn tập khách hàng mục tiêu, có quy trình ổn định… Việc của bạn là tận dụng tối đa thương hiệu để vận hành và phát triển quán. Từ đó tối ưu hóa lợi nhuận thu được.

3.2. Kinh doanh mô hình cafe nhượng quyền giúp tiết kiệm chi phí

Nhìn qua, để tham gia kinh doanh nhượng quyền, nhà đầu tư phải bỏ ra số tiền khá lớn. Đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng, chi phí đầu tư càng cao. Ví dụ như để kinh doanh nhượng quyền Highland Coffee bạn cần khoảng 3,5 đến 5 tỷ; hoặc thấp hơn có nhượng quyền Kafa Café với chi phí khoảng trên dưới 1 tỷ.
Tuy nhiên, khi kinh doanh mô hình nhượng quyền, bạn sẽ được thương hiệu hỗ trợ tối đa. Những vấn đề như thiết kế quán, đào tạo nhân viên, quảng cáo quán… sẽ được hỗ trợ, từ đó giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn.

4. Ưu và nhược điểm khi kinh doanh nhượng quyền cafe

Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu một số ưu, nhược điểm về nhượng quyền cafe, trước khi đi vào mô hình nhượng quyền Kafa Café nhé!

4.1. Ưu điểm của kinh doanh nhượng quyền cafe

  • Không cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu: Khi kinh doanh cafe nhượng quyền, bạn đã có sẵn tệp khách hàng và danh tiếng thương hiệu. Các vấn đề như: Kế hoạch kinh doanh, nguồn nguyên vật liệu, concept quán, menu đồ uống, công thức pha chế… đều đã được thương hiệu xây dựng sẵn. Việc bạn cần làm là bỏ tiền ra mua lại thương hiệu và tiến hành kinh doanh.
  • Được chuyển giao công thức đồ uống, concept có sẵn: Trước khi kinh doanh, bạn sẽ được chuyển giao công thức đồ uống chuẩn của thương hiệu. Đồng được thời hỗ trợ đào tạo nhân viên một cách bài bản. Đảm bảo sự đồng bộ ở mỗi cơ sở, cả về hình thức và chất lượng.concept được định hình
  • Trang thiết bị, máy móc được đồng bộ: Bạn không cần lo lắng về việc chuẩn bị trang thiết bị. Vì bên nhượng quyền hỗ trợ tối đa để đảm bảo chất lượng ở các quán nhượng quyền. Công ty sẽ cung cấp trang thiết bị hoặc chỉ dẫn điểm mua cho bạn.
  • Được hỗ trợ về quảng cáo, marketing: Trong thời gian đầu, bạn sẽ được hỗ trợ quảng bá cũng như kế hoạch marketing. Do đó bạn sẽ không cần tốn thời gian xây dựng thương hiệu và tập khách hàng.
  • Khả năng thu hồi vốn nhanh chóng: Kinh doanh nhượng quyền bạn sẽ được hỗ trợ tối đa. Bên cạnh đó, bạn cũng được hưởng những lợi ích từ thành công của thương hiệu. Do đó, việc kinh doanh sẽ dễ dàng hơn và có khả năng thu hồi vốn nhanh chóng.

4.2. Nhược điểm của kinh doanh nhượng quyền cafe

  • Hình thức bị dập khuôn, không có không gian sáng tạo: Vì kinh doanh nhượng quyền là kinh doanh dưới tên của người khác. Nên quyền hạn của bạn bị hạn chế khá nhiều. Các vấn đề như concept quán, menu đồ uống, giá cả, cách thức phục vụ, chương trình khuyến mại… đều phải chịu sự chi phối của thương hiệu.
  • Chịu ảnh hưởng từ các cửa hàng cùng chuỗi: Kinh doanh nhượng quyền là kinh doanh trong một hệ thống. Do đó, thương hiệu hoặc một chi nhánh khác gặp vấn đề, quán của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng.
  • Không có toàn quyền kiểm soát thương hiệu: Quyền hạn của bạn đối với thương hiệu đang kinh doanh rất hạn chế. Bạn không được phép thay đổi theo mong muốn riêng của mình. Vì kinh doanh cafe nhượng quyền, bạn phải chịu quản lý từ thương hiệu nhượng quyền.

5. Tổng quan về thương hiệu Kafa Café

Thương hiệu Kafa Café thuộc Công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch vụ Cà Phê Đường Phố. Được thành lập vào tháng 9/2016. Kafa Café mang phong cách cafe đường phố Việt Nam. Từ Kafa có thể được hiểu là viết tắt của cụm từ “cà phê cà pháo” của người Việt. CEO của Kafa – Ông Trần Xuân Diễm cho biết, Kafa kỳ vọng sẽ là thương hiệu “nâng tầm” thành công mô hình cà phê đường phố.thương hiệu kafa café

6. Điểm nổi bật của Kafa Café

Tuy được thành lập chưa lâu, với tốc độ tăng trưởng vượt bậc, Kafa đã không ngừng mở rộng quy mô chuỗi cửa hàng. Từ đó có thể thấy, sức hút của nhượng quyền Kafa Café đối với các nhà đầu tư rất lớn. Vậy điều gì đã tạo nên sức hút ấy? Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu ngay nhé!

6.1. Sản phẩm chất lượng, phát huy tinh hoa của cafe Hà Nội

Cafe vỉa hè của Hà Nội mang trong mình một chất rất riêng. Nó đậm đà nhưng vẫn tinh tế, rất bình dị và đặc trưng. Dựa trên nét riêng ấy, Kafa Café đã chắt lọc và sáng tạo nên những công thức đồ uống chất lượng, giữ trọn tinh hoa của cafe Hà Nội.
Không chỉ lưu giữ, Kafa còn thường xuyên cập nhật xu hướng, thị hiếu mới của thị trường. Để từ đó sáng tạo làm đa dạng thêm thực đơn, đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, nguyên liệu pha chế của Kafa cũng tinh tuyển và xử lý theo quy trình riêng. Đảm bảo chất lượng tốt nhất trên cả hệ thống cửa hàng. Do đó, dù là mặt hàng cafe hay các thức uống mới đều tạo được những dấu ấn tốt trong lòng khách hàng.

6.2. Giá cả đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng

Để trải nghiệm “phong cách cafe đường phố Hà Nội” khách hàng chỉ phải bỏ ra từ khoảng 28.000đ đến 50.000đ. Bên cạnh cafe, Kafa còn nhiều thức uống khác với mức giá hợp lý cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ như: Các loại nước sinh tố & đá xay, nước hoa quả, các loại trà và đồ ăn vặt.menu của thương hiệu nhượng quyền kafa café
Ngoài ra, khách hàng đến với Kafa không chỉ để thưởng thức đồ uống. Ở Kafa, khách hàng có thể ngồi làm việc, gặp gỡ bạn bè cả ngày nhưng vẫn nhận được thái độ tiếp đón niềm nở của nhân viên.
Có thể nói, đến với Kafa khách hàng sẽ được trải nghiệm đồ uống với mức giá tầm trung với chất lượng tốt. Từ đó tạo sự cạnh tranh với các thương hiệu cùng phân khúc.

6.3. Cửa hàng nằm tại các tọa độ vàng của thành phố

Các cửa hàng của Kafa Café đều nằm ở những vị trí đắc địa, có lưu lượng khách hàng lớn. Những cửa hàng của Kafa đều có đặc điểm chung là nằm ở các vị trí dễ thấy, dễ tìm, dễ gửi xe. Có mặt tiền thoáng có thể nhìn toàn cảnh phố phường.
Hiện nay, với chiến lược mở rộng thị trường, phủ khắp Việt Nam. Mô hình nhượng quyền Kafa Café đang được đẩy mạnh, đem đến cơ hội đầu tư sinh lời cho các nhà đầu tư muốn bắt đầu kinh doanh nhượng quyền cafe.

6.4. Yếu tố con người được coi trọng

Một điểm nổi bật nữa của nhượng quyền Kafa Café là sự chú trọng vào yếu tố con người. Để phát triển thương hiệu, Kafa tập chọn hướng phát triển bền vững. Sự tận tâm trong phục vụ và quan tâm song hành với nhà đầu tư là một trong những đặc điểm nổi bật.
yếu tố con người được kafa café coi trọngNhờ thấu hiểu tâm lý thích sự thoải mái nhưng vẫn muốn nhận phục vụ tận tâm của khách hàng. Kafa đã xây dựng được định vị cho thương hiệu mình. Đó là các cửa hàng có không gian mở, thông thoáng, luôn được nhân viên dọn dẹp sạch sẽ. Bên cạnh đó, khách sẽ được chăm sóc niềm nở từ khi bước chân vào cửa hàng đến khi ra về. Từ đó tạo nên dấu ấn tốt trong lòng, khiến khách hàng muốn quay lại Kafa thêm nhiều lần nữa.

6.5. Những con số biết nói

Sau giai đoạn dịch Covid với sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Kafa Café vẫn phát triển mạnh mẽ và cho thấy tiềm năng của mình. Trong 2 năm trở lại đây, thương hiệu này đã mở mới hàng chục cửa hàng. Đặc biệt, trong năm 2020 và 3 tháng đầu năm 2021, Kafa đã mở mới đến 27 cửa hàng, với con số tăng trưởng lên đến 50%. Điều này khẳng định khả năng thích nghi với biến động thị trường và thu lợi nhuận đầy tiềm năng của Kafa Café. Hiện nay, số lượng cửa hàng của Kafa vẫn tiếp tục tăng mạnh nhờ chính sách nhượng quyền. Tính đến thời điểm hiện tại, Kafa Café đã sở hữu 72 cửa hàng trên toàn quốc.quy mô thị trường chuyển nhượng kafa café rộng
Ngoài ra, Kafa Café định vị ở phân khúc giá tầm trung. Vì vậy có khả năng tiếp cận với lượng khách hàng phổ thông nên tệp khách hàng rộng. Cùng với đó là tần suất sử dụng dịch vụ thường xuyên. Là một lợi thế lớn khi mở rộng nhượng quyền Kafa Café về các thị trường tỉnh.
Đọc thêm:

7. Chi phí đầu tư cửa hàng nhượng quyền kafa

Là một thương hiệu cafe quen thuộc và chuỗi cửa hàng rộng khắp cả nước. Chi phí nhượng quyền Kafa Café chưa được tiết lộ công khai. Tuy nhiên, tổng chi phí đầu tư ban đầu của một cửa hàng nhượng quyền Kafa Café rơi vào khoảng 1 đến 2,5 tỷ đồng. Trước khi tiến hành nhượng quyền, nhà đầu tư sẽ được thương hiệu tư vấn chi tiết về nhượng quyền thương hiệu. Từ đó đưa ra hạn mức phù hợp với khả năng của nhà đầu tư.

8. Quy trình nhượng quyền Kafa Café

Để nhượng quyền Kafa Café thành công, nhà đầu tư cần hiểu rõ quy trình nhượng quyền. Là một thương hiệu đã sở hữu nhiều cửa hàng trên toàn quốc. Kafa đã xây dựng được một quy trình nhượng quyền nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây là các thông tin về quy trình nhượng quyền chi tiết đã được Nhà hàng số tổng hợp.
Quy trình để đưa một quán mới vào hoạt động của Kafa kéo dài khoảng 30 đến 45 ngày. Gồm 4 bước chính như sau:
Bước 1: Thẩm định mặt bằng

  • Mặt bằng kinh doanh quyết định 50% thành công của quán. Thương hiệu phải chọn địa điểm mở quán sao cho phù hợp với tệp khách hàng mục tiêu.
  • Kafa Café sẽ thẩm định, đánh giá địa điểm. Chỉ những địa điểm đủ điều kiện để thành công mới được Kafa chấp thuận.vị trí mặt bằng được kafa café coi trọng

Bước 2: Thiết kế và xây dựng

  • Không gian quán được thiết kế theo triết lý: “Đưa phố vào nhà”
  • Không gian được tối ưu, tăng số ghế ngồi
  • Tiến hành lắp ghép module, gọn gàng nhanh chóng

Bước 3: Tiến hành đào tạo và chuyển giao

  • Đào tạo và chuyển giao mô hình kinh doanh của Kafa
  • Công thức pha chế, tiêu chuẩn
  • Tổ chức nhân sự và phần mềm quản lý
  • Vận hành kinh doanh và kiểm soát chi phí

Bước 4: Khai trương và vận hành

  • Hỗ trợ marketing: Facebook, Google Locations…
  • Hỗ trợ vận hành
  • Giám sát chất lượng

nhượng quyền kafa café hỗ trợ khai trương vận hànhKafa sẽ luôn song hành và sát sao cùng các đối tác. Đảm bảo các cửa hàng nhượng quyền thực hiện đúng yêu cầu và giá trị của thương hiệu. Để thương hiệu tiếp tục phát triển một cách bền vững trong tương lai.

Xem thêm:

9. Lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền Kafa Café

Để kinh doanh thành công và giảm thiểu rủi ro, bạn hãy lưu ý những điều sau khi bắt đầu kinh doanh nhượng quyền Kafa Café nhé!
Chính sách và điều kiện nhượng quyền: Đây là điều rất quan trọng, vậy nên hãy đảm bảo bạn đã hiểu rõ về chính sách và điều kiện của thương hiệu khi ký kết hợp tác. Mọi thông tin phải rõ ràng, đảm bảo tính pháp lý và quyền lợi cho cửa hàng của bạn.
Nguồn vốn kinh doanh: Trong kinh doanh, nguồn vốn là một yếu tố rất quan trọng. Vì vậy, bạn phải đảm bảo nguồn lực tài chính của mình đủ để duy trì, vận hành cửa hàng
Nhân sự: Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến thành công của cửa hàng. Vậy nên, khi lựa chọn những nhân sự cốt cán đầu tiên. Hãy lựa chọn những người phù hợp, tốt nhất là những người bạn có thể tin tưởng. Vì họ sẽ là những người hỗ trợ bạn xây dựng và phát triển cửa hàng của bạn.
nhân sự là yếu tố quan trọng Trên đây là tất cả những thông tin tổng quan về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu nói chung và nhượng quyền Kafa Café nói riêng. Là một trong những thương hiệu cafe phong cách đường phố nổi bật và phát triển nhất tại Việt Nam. Kafa Café là một thương hiệu đáng cân nhắc nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh nhượng quyền. Hy vọng, bạn sẽ lựa chọn được thương hiệu phù hợp và kinh doanh thành công. Đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số để cập nhật những thông tin hữu ích về nhượng quyền cafe bạn nhé!

Feedback là gì? Cách xử lý Feedback của khách hàng

feedback là gì

Feedback là gì? Để hiểu hơn về kiến thức của Feedback cũng như cách xử lý Fb của khách hàng, hãy đón xem bài viết dưới đây.

Feedback là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Ngày nay với sự phát triển của mạng xã hội và thương mại điện tử, Fb ngày càng được nhắc đến nhiều bởi tầm quan trọng của nó.

1. Feedback là gì?

feedback có nghĩa là gì
Feedback là gì? Feedback (Fb) là phản hồi của khách hàng, nhận xét của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ đã giao dịch. Phản hồi thường được gửi qua email, nhận xét trực tiếp, SMS hoặc điện thoại. Hiện nay, Fb còn thấy nhiều trên qua bình luận trực tiếp trên website, các trang thương mại điện tử của thương hiệu.
Nội dung phản hồi bao gồm các câu hỏi, ấn tượng sau khi sử dụng sản phẩm, ấn tượng về dịch vụ, …
Khi sử dụng một dịch vụ hay sản phẩm nào đó, có thể hiểu đơn giản feedback là ý kiến của bạn về chất lượng của sản phẩm, dịch vụ đó. Về điểm mạnh hay điểm yếu mà bạn phản hồi.
Đây được coi là thông tin hữu ích cho cả người mua và người bán. Vì người bán nhận được góp ý cải thiện chất lượng từ khách hàng, còn người mua khác cũng có ý kiến khách quan hơn từ nhiều nguồn.

2. Các loại Feedback hiện nay

2.1. Feedback mang tính tích cực

các trạng thái feedback của khách hàng
Phản hồi tích cực còn được gọi là những phản hồi mang tính chất khen. Loại phản hồi này chủ yếu như động lực của thương hiệu. Phản hồi tích cực được sử dụng để khuyến khích người đó tiếp tục với một nhiệm vụ hoặc cách tiếp cận cụ thể mà họ đang làm tốt.
Ví dụ: khi bạn mua một sản phẩm hoặc sử dụng một dịch vụ đáp ứng nhu cầu của bạn và mang lại lợi ích cho bạn tại thời điểm mua hàng. Nếu bạn cung cấp phản hồi một cách thỏa đáng cho nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và tiếp tục ủng hộ nó, đây sẽ được coi là phản hồi tích cực.
Những cụm từ thường gắn với phản hồi tích cực như: rất hài lòng, chất lượng sản phẩm tốt, nhân viên nhiệt tình, đóng gói cẩn thận,…

2.2. Feedback mang tính xây dựng

feedback đưa ra ý tưởng xây dựng
Khác với phản hồi tích cực, chỉ đơn thuần là khen sản phẩm và tiếp tục ủng hộ thì Fb xây dựng là những phản hồi có tâm, xuất phát từ sự tìm hiểu và trải nghiệm về sản phẩm.
Phản hồi mang tính xây dựng dựa trên những gì đã được trải nghiệm của khách hàng. Đồng thời, chỉ ra và làm rõ những gì chưa hài lòng khi trải nghiệm sản phẩm và dịch vụ. Phản hồi mang tính xây dựng là một điều tốt, vì sẽ giúp cơ sở kinh doanh nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Từ đó cải thiện tốt hơn.
Ví dụ với một sản phẩm đồ uống không hợp khẩu vị, Feedback xây dựng sẽ cho chúng ta thấy được lý do vì sao? Hay nhà hàng cần cải thiện gì? Từ đó, những đóng góp này giúp nhà hàng hoàn thiện hơn mỗi ngày.

2.3. Feedback mang tính tiêu cực

những feedback mang tính tiêu cực tác động
Nhất là các trang thương mại điện tử, không khó để bắt gặp những phản hồi thể hiện sự bức xúc của khách hàng về sản phẩm. Những phản hồi đó chỉ đơn giản đưa ra một mệnh đề về sự không hài lòng, sự phẫn nộ với sản phẩm dịch vụ.
Những phản hồi tiêu cực như vậy có thể giúp cho nhà hàng cảm thấy áp lực. Bởi nó không đưa ra những đóng góp gì, mà còn là những lời khẳng định khó nghe.
Đây là những Fb mà cơ sở kinh doanh cần đặc biệt quan tâm để xem lại về chất lượng của mình. Vì nó ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh thương hiệu đang xây dựng.

3. Vai trò của Feedback khách hàng

3.1. Cải thiện chất lượng dịch vụ

feedback giúp đưa ra ý tưởng cải thiện chất lượng dịch vụ
Trước khi bắt đầu, các doanh nghiệp hay nhà hàng luôn nghiên cứu thị trường để đưa ra những sản phẩm phù hợp. Đồng thời, nắm bắt được xu hướng của khách hàng để phát triển chất lượng dịch vụ. Các sản phẩm, dịch vụ đều nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Nhưng khách hàng có thực sự hài lòng sản phẩm thì chỉ sau khi đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó mới biết được. Phản hồi của từng khách hàng giúp chủ cơ sở có cái nhìn tổng quan về từng sản phẩm hoặc dịch vụ. Nhìn được những hạn chế và những gì cần cải thiện để sản phẩm tốt hơn và tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

3.2. Đo lường sự hài lòng của khách hàng

phiếu khảo sát đo lường sự hài lòng của khách hàng
Sự hài lòng và trung thành của khách hàng là những yếu tố then chốt quyết định hiệu quả hoạt động của một cơ sở kinh doanh. Nó liên quan trực tiếp đến nhiều lợi ích khác như: Thị phần cao hơn, chi phí thấp hơn hoặc lợi nhuận cao hơn.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả kinh doanh. Rõ ràng, các doanh nghiệp luôn muốn đảm bảo rằng khách hàng của họ hài lòng với các sản phẩm và dịch vụ của họ.
Cách tốt nhất để xem liệu một công ty có đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng hay không là lắng nghe khách hàng của họ. Với sự trợ giúp của các câu hỏi đánh giá, doanh nghiệp có thể dễ dàng đánh giá mức độ hài lòng của họ và dự đoán sự phát triển kinh doanh trong tương lai.

3.3. Cải thiện trải nghiệm của khách hàng

mô hình cải thiện trải nghiệm của khách hàng
Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng để dễ dàng kết nối khách hàng là điều quan trọng. Điều đó tạo niềm tin và giữ chân họ quay lại lần sau.
Nếu không có phản hồi của khách hàng, bạn không biết mình cần cải thiện hoạt động kinh doanh của mình.
Nếu khách hàng cảm thấy tốt, họ có nhiều khả năng giới thiệu bạn với những người quen của họ, thu hút nhiều khách hàng hơn vào nhà hàng của bạn.

3.4. Feedback là nguồn thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng khác

feedback là nguồn để khách hàng chọn lựa sản phẩm dịch vụ
Trong thời đại truyền thông xã hội, việc tin tưởng vào quảng cáo và lời khuyên của chuyên gia không còn quan trọng. Thay vào đó, ý kiến từ những khách hàng đã sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ là nguồn thông tin tin cậy hơn.
Ví dụ, khi tìm kiếm mỹ phẩm, khách hàng thường tìm thông tin về sản phẩm trên mạng và luôn đọc đánh giá của những người đã sử dụng dịch vụ này, vì vậy sẽ an tâm hơn.
Phản hồi của khách hàng cũng quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn cũng như đối với các khách hàng khác, vì vậy cả hai bên sẽ có thể dễ dàng tiếp cận ý kiến và đánh giá của họ.
Xem thêm: Combo là gì? “Giải mã” hình thức bán hàng hút khách chi tiết nhất

4. Cách xử lý hiệu quả Feedback của khách hàng

Khi bạn bắt đầu kinh doanh, bạn sẽ nhận được cả phản hồi tốt và xấu. Để phản hồi này có chất lượng và tính toàn vẹn cao nhất, nó phải được xử lý một cách khéo léo.

4.1. Đối với Feedback khách hàng tích cực, xây dựng

cách xử lý feedback tích cực
Nếu phản hồi tích cực, bạn chỉ cần nói lời cảm ơn. Nhưng nếu có thể, hãy tặng khách hàng một món quà nhỏ trong lần đặt hàng tiếp theo. Điều này cung cấp cho khách hàng của bạn một lý do để tiếp tục ủng hộ bạn.
Ngoài việc cảm ơn, với những feedback này, bạn cần chú ý đến thông tin của khách hàng để chăm sóc khách hàng lần sau. Vì đây có thể là nguồn khách hàng tiềm năng của bạn.
Với những góp ý từ khách hàng, bạn cần phải xem xét lại những góp ý và điều chỉnh để phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, cần lý giải rõ với khách hàng nếu cảm thấy khách hàng đang chưa hiểu rõ về sản phẩm

4.2. Đối với những Feedback tiêu cực

xử lý feedback tiêu cực từ khách hàng
Không nên che giấu đánh giá tiêu cực và trả lời công khai các đánh giá tiêu cực. Điều này, thể hiện rằng bạn quan tâm đến vấn đề và đã nêu ra một cách rõ ràng, minh bạch, công khai.
Khách hàng của bạn sẽ luôn chú ý đến cách bạn phản ứng với những sai lầm và vấn đề. Từ đó, họ quyết định có tiếp tục tin dùng thương hiệu này hay không.
Suy nghĩ sâu hơn và giải quyết các vấn đề cốt lõi. Coi như đánh giá này là manh mối để cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ. Điều này thể hiện cam kết của bạn trong việc lắng nghe và thay đổi nhu cầu của khách hàng thực sự của bạn.
Sau khi vấn đề được giải quyết, hãy nhớ theo dõi câu chuyện để đảm bảo khách hàng hài lòng với kết quả.
Xem thêm: Nhà hàng là gì? Đặc điểm và phân loại chi tiết nhất định phải xem

5. Làm thế nào để nhận được nhiều Feedback tích cực từ khách hàng?

tăng cường những feedback tích cực
Việc đầu tiên là bạn cần quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Điều này thể hiện ở sự chuyên nghiệp và tỉ mỉ ở tất cả các khâu từ khâu pha chế đến các dịch vụ.
Luôn thể hiện thái độ cầu thị và mong muốn nhận được đóng góp chân thật từ khách hàng. Bạn có thể xin ý kiến trực tiếp, gửi mail, hay để chế độ đánh giá trên website,… để khách hàng có thể đóng góp ý kiến bất kỳ lúc nào.
Việc trả lời Feedback cũng là khâu quan trọng để nhận được nhiều phản hồi tích cực về sau. Bạn cần thể hiện rõ sự tôn trọng và luôn muốn cải thiện, vì khách hàng để phục vụ tốt hơn.
Hi vọng, thông qua bài viết “Feedback là gì? Cách xử lý hiệu quả Feedback của khách hàng” các bạn đã hiểu rõ hơn về thuật ngữ Feedback. Hãy tiếp tục theo dõi chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà Hàng Số, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật thông tin hữu ích mỗi ngày.

Khám phá 14+ quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội

quán cafe phong cách châu âu ở hà nội

Cùng khám phá những quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội để cảm nhận được nét thanh lịch và sang trọng giữa lòng thủ đô.

Đôi khi trong cuộc sống quá bận rộn bạn nên thưởng cho mình một khoảnh khắc yên tĩnh hàng giờ nhâm nhi chút trà thơm dịu nhẹ, những cốc café thơm ngon, thả hồn vào không gian thư thái sẽ khiến bạn cảm thấy thật sự dễ chịu sau những bộn bề cuộc sống. Sau đây là một số quán café giữa lòng Hà Nội để bạn có thể chọn lựa.
Nếu bạn mê đắm không gian lãng mạn, tinh tế và sang trọng thì các quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội thực sự là một lựa chọn tuyệt vời. Cùng Nhà Hàng Số khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

1. Quán cafe phong cách châu Âu cổ điển

1.1. Villa des fleurs

Quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội đầu tiên bạn không thể bỏ qua là Villa des Fleurs. Quán tọa lạc trong một căn biệt thự cổ tại phố Quán Thánh, quận Ba Đình. Toàn bộ không gian quán cafe rất rộng lớn với hệ thống cây xanh ngập tràn. Hệ thống cây xanh bóng mát từ khu vực sân vườn đến cả nội thất trong quán.
không gian quán cafe villa des fleurs
Điều đặc biệt của quán cafe là kiến trúc căn biệt thự 2 tầng. Villa des fleurs được thiết kế và decor tỉ mỉ. Mỗi một góc trong nhà hàng đều thể hiện sự hiện đại đầy cá tính nhưng đâu đó vẫn toát lên nét châu Âu cổ điển.
Mỗi tầng Villa des fleurs có thiết kế riêng biệt và độc đáo. Khu vực quầy bar nằm ở tầng 1, khách hàng có thể thưởng thức những ly cocktail, cafe thượng hạng. Tầng 2 đặt bàn ghế gỗ và sofa đơn giản. Hệ thống ánh sáng lấy đèn chùm ánh vàng của nến làm màu sắc chủ đạo.
không gian bên ngoài quán cafe villa des fleurs
Những bức tượng kèm theo gương họa tiết cổ điển tạo nên sự ấm cúng, tĩnh lặng như không gian Châu Âu cổ điển. Đến với Villa des fleurs, bạn sẽ dễ dàng có được những bức ảnh thần thánh bởi sự thanh lịch, quý phái của không gian nơi đây mang lại.
Menu quán rất đa dạng. Bạn có rất nhiều lựa chọn, từ cafe, cocktail đến trà và bánh. Có cả món mặn nếu bạn muốn thưởng thức nữa. Còn gì tuyệt vời hơn khi thưởng thức một cốc Latte nóng kèm với bánh sừng bò vào buổi sáng. Villa des fleurs sẽ cho bạn cảm nhận đầy đủ dư vị trọn vẹn của châu Âu giữa lòng thủ đô.
Nếu khách hàng nào yêu hoa thì đây cũng là một lựa chọn thú vị. Quán dành ra hẳn một không gian nhỏ để mở tiệm hoa nhập khẩu cho thực khách thưởng thức và mua nếu có nhu cầu.
khu trưng bày hoa của villa des fleurs

1.2. Rand Moroc & Coffee

Rand Moroc & Coffee là một quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội được nhiều bạn trẻ biết đến. Quán cafe này mang phong cách cổ điển và lãng mạn.
rand moroc & coffee-quán cafe phong cách châu âu ở hà nộiQuán lựa chọn tone màu trắng làm màu chủ đạo trong không gian hai tầng thoáng đãng. Nội thất quán trang bị được làm từ gỗ nâu tạo cho khách hàng cảm giác ấm cúng và thân thuộc.
Thực đơn của Rand Moroc & Coffee rất phong phú và đa dạng được chia làm hai nhóm đồ uống. Cafe chiết xuất từ cafe Buôn Mê Thuột và đồ uống chiết xuất từ nghệ tươi. Một thực đơn tương đối mới lạ đối với khách hàng. Vị thơm của nghệ tươi cộng hưởng với chút béo ngậy của sữa làm nên nét độc đáo khó tìm mang tên Moroc.
thức uống rand moroc & coffee đa dạng phong phú
Đến với Rand Moroc & Coffee, bạn hãy tìm cho mình một góc nhỏ ấm cúng và thưởng thức hương vị tuyệt vời của một ly cafe hoặc Moroc nóng hổi. Còn gì tuyệt vời hơn một chiều chủ nhật, đọc cuốn sách để quên đi những mỏi mệt, xô bồ của cuộc sống thường nhật.

1.3. La divad’ Coffee

Nếu bạn là người yêu thích nghệ thuật thì La divad’ Coffee là lựa chọn không thể bỏ qua. Quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội nằm ở 428 Tây Sơn, bao trọn view Ngã Tư Sở mang màu sắc cổ điển.La divad’ Coffee có không gian cực kỳ rộng rãi. Không gian 3 tầng với chức năng của từng tầng. Tầng 1 bạn sẽ order đồ uống. Tại đây có không gian mở, có chỗ ngồi vỉa hè rộng rãi. Hai tầng trên không gian được xây dựng đối lập hẳn. Sự hút khách của quán cafe này là không gian sang trọng, lối decor cầu kỳ cộng hưởng với tone màu xanh cổ vịt.
không gian sang trọng bên trong quán la divad’ coffee
Bức tường được bao phủ bởi các bức tranh thời kỳ Phục Hưng, là không gian để tín đồ văn hóa trung đại đến thưởng thức và chiêm ngưỡng. Nội thất quán được trang bị theo kiểu không gian châu Âu cổ điển. Ghế da, ghế nhung, bàn kính thấp phối hợp với hoa và khăn trải bàn tạo nên một phong cách độc đáo.
Thực đơn của quán tương đối đa dạng. Bạn có thể chọn cafe, trà và bánh đến các thức uống healthy khác. Thức uống bạn nên thử ở đây là cafe trứng với hương trứng thoang thoảng, vị kem ngọt nhẹ vừa miệng. Smoothies La david sánh mịn, kết hợp với bánh sẽ là sản phẩm tuyệt vời.
Thức uống đẹp mắt và tinh tế
Điểm cộng lớn cho La divad’ Coffee là thức uống ngon, không gian rộng và sang trọng nhưng giá cả ở đây hạt giẻ so với địa điểm và bài trí, kiến trúc. Một bật mí nữa cho bạn là quán còn có dịch vụ xem tarot. Bạn có thể thử khi đến.

1.4. Manoir Café

Manoir Café là quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội được hình thành từ một căn biệt thự cổ của nước Pháp. Không gian quán có 2 tầng. Manoir khoác lên mình lớp áo sang trọng hiện đại hòa trộn chút lãng mạn, ấm cúng. Tone màu chủ đạo của quán là đen và nâu kết hợp tạo nên sự sang chảnh, quý tộc.
manoir café là một địa điểm lý tưởng với view đẹp sang trọng
Nội thất sử dụng đồ gỗ là phần lớn tạo nên nét châu Âu rõ rệt. Bố cục nhà hàng sắp xếp rất hợp lý và vừa mắt. Không gian tuy nhỏ nhưng không bí, phù hợp với tín đồ tìm đến chốn tĩnh lặng, an yên.
Một ngày cuối thu Hà Nội, bạn hãy đến Manoir thưởng thức những bản nhạc jazz du dương, cảm nhận chút nhẹ nhàng của điệu acoustic. Bạn hãy gọi cho mình một ly Salted Latte vừa đắng vị cà phê pha lẫn chút ngọt dịu vị kem phô mai. Quả thật là một trải nghiệm đáng có trong đời.
toàn bộ không gian bên trong của quán
Bạn cũng có thể order cho mình một tách Sen Long Nhãn đậm đà thanh mát hương thảo mộc. Manoir thực sự là điểm dừng chân lý tưởng để những vị “thượng đế” đọc sách, làm việc. Đây cũng là nơi lý tưởng để hò hẹn, họp mặt hoặc chụp ảnh.

1.5. Piccadilly coffee

Piccadilly Coffee nằm trên phố Trương Hán Siêu, là quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội mang hơi thở xứ sở sương mù. Nếu du học sinh từng học ở Anh thì cái tên Piccadilly không còn xa lạ. Tên gọi này lấy cảm hứng từ con phố nổi tiếng của nước Anh.
không gian sang trọng bậc nhất hà nội
Kiến trúc của Piccadilly Coffee gắn liền kiến trúc văn hóa xứ sở sương mù với bức tường gạch đỏ nổi bật. Ngoài ra, những chi tiết như mái vòm, bàn ghế sắt hay họa tiết cũng được nhà hàng này sử dụng. Kiểu kiến trúc này phổ biến trong thời thời cận đại ở Anh. Đến đây bạn sẽ được tận hưởng không khí ở thành phố London.
nội thất sang trọng bên trong không gian quán
Không gian bên trong quán cafe tương đối khiêm tốn. Lối decor nhẹ nhàng với không gian bàn thấp, ghế sofa. Đồ uống bạn không thể bỏ qua khi đến Piccadilly Coffee là London Fog. Bạn sẽ bị chinh phục bởi hương thơm dìu dịu và vị kem béo ngậy dễ uống.
bạn dễ bị chinh phục bởi thức uống tinh tế

1.6. Trill Rooftop Cafe

Trill Rooftop Cafe là một quán cafe mang phong cách châu Âu cổ điển. Đặc điểm này được thể hiện rõ rệt qua từng chi tiết kiến trúc của quán. Cổng vào, các bậc thềm cho đến hàng hiên với căn nhà 2 tần màu vàng phai tạo nên sự cổ kính đặc biệt. Kiến trúc của quán được thiết kế mang hơi hướng cổ điển Pháp. Vừa lãng mạn vừa an tĩnh lại có view ấn tượng.
không gian cổ điển hợp vớ những người thích hoài cổ
Đồ uống ở Trill Rooftop Cafe đa dạng với một quán cafe truyền thống. Cụ thể là smoothie, đồ đá xay hoặc sinh tố. Vị cafe tương đối thơm ngon và có vị đặc trưng riêng biệt. Giá cả hạt giẻ giúp nhiều nhóm đối tượng có sự lựa chọn phù hợp.
Trill Rooftop Cafe cực kỳ kỳ công trong việc đồng bộ bàn ghế. Nội thất của quán có sự nhất quán giữa các họa tiết trang trí, menu, cửa hiệu bằng biểu tượng của quán.
bàn ghế được bày trí trong không giạn rộng

1.7. Paris Gateaux

Paris Gateaux có nhiều cơ sở nằm ở các vị trí mặt đường, ngã ba, ngã tư. Tone màu chủ đạo của quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội này là màu xanh dương. Màu sắc này tạo cho bạn cảm giác yên bình và thư giãn. Không gian trong quán được thiết kế đơn giản, thích hợp cho các nhóm trao đổi, giao lưu.
một góc không gian paris gateaux từ xa
Thực đơn của Paris Gateaux lấy bánh làm thực đơn chủ đạo. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức kèm với những loại đồ uống đa dạng, tuyệt vời như Latte, Caramel Macchiato, Mocha, Cà Phê Thạch Kem Tươi,…
menu da dạng với nhiều lựa chọn cho khách hàng
Bên cạnh cafe, chuỗi cửa hàng cũng có rất nhiều lựa chọn khác. Tiêu biểu là các loại trà, Milkshake với nhiều hương vị khác nhau. Thưởng thức đồ uống đi kèm với bánh ngọt là một trải nghiệm thú vị bạn nên thử ở đây.
Xem thêm: 

2. Quán cafe phong cách châu Âu hiện đại

2.1. Kone Café

Kone Café là một quán cafe mang phong cách Bắc Âu. Kone được thiết kế trang nhã, lấy màu sơn trắng kết hợp cây xanh và nội thất gỗ mộc mạc. Mới ra đời được gần 2 năm, nhưng quán đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của giới trẻ bởi phong cách đơn giản nhưng mới lạ ở đây.
một góc bên trong quán kone café
Kone Café chia thực đơn thành hai món chính. Đó là trà và cà phê. Trà có nhiều hương vị trái cây đa dạng và tươi mát sẽ là lựa chọn phù hợp với tiết trời Hà Nội đầu thu này. Vị trà thanh mát, thơm thoang thoảng kết hợp với lớp kem sánh mịn là hương vị bạn nên thử. Với chi phí như vậy, Kone Café là lựa chọn phù hợp cho người đã đi làm hoặc freelancer cần không gian yên tĩnh.
không gian với tông màu sáng chủ đạo
Không gian của Kone Café gồm hai phần: bên trong nhà và ngoài trời. Không gian bên trong yên tĩnh, gần như không nghe thấy âm thanh đường phố bên ngoài khiến bạn cảm thấy thật sự tách biệt với sự vội vã, xô bồ. Ngược lại, bên ngoài với sự nhộn nhịp, náo nhiệt và view đường phố cực chill, nhất là buổi tối. kone cafe
đồ uống ở kone cafe có hai món chính là trà và cà phê
không gian bên ngoài thoáng rộng

2.2. Pema

Nếu bạn đang tìm một tiệm cafe bánh ngọt style sang trọng, thì Pema là địa điểm đáng ghé thăm. Pema không chỉ là quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội có view lý tưởng cho các “nhiếp ảnh” mà còn có thực đơn mê đắm vị giác thực khách. Quán cafe được một căn biệt thự xa xỉ, lấy tone màu trắng ôm trọn nổi bật giữa Phủ Tây Hồ. Quán ở tầng 1 với không gian thông thoáng có một sân nhỏ xinh.
địa điểm của quán pema
“Sang chảnh” là là điều mà thực khách cảm nhận được khi bước vào Pema. Quán cafe này thiết kế với kiến trúc Pháp hiện đại. Hệ thống nội thất bao gồm bàn ghế và hệ thống đèn lấy màu nâu đậm làm tone chủ đạo. Hệ thống cửa vòm, quầy pha chế được decor theo hơi hướng vintage. Đơn giản mà thanh lịch, tạo điểm nhấn đạt đến độ “vừa đủ”.
không gian đơn giản và thanh lịch
Tủ bánh ngọt với ánh sáng lung linh, hút mắt tạo ấn tượng thị giác và vị giác sâu sắc. Quán được thiết kế và tạo hình theo phong cách Châu Âu hiện đại. Bởi chủ quán đã từng học và làm bánh ở Pháp. Hương vị của Pháp được thể hiện rõ nét nhất ở tủ bánh ngọt.
Khách hàng cực kỳ ấn tượng với trà caramel kem Irish. Trà có vị thơm ngọt, thoang thoảng vị caramel kèm theo chút ngậy của vị kem. Thưởng thức bánh ở Pema có giá khoảng 80k – 125k, chất lượng cực kỳ xứng đáng với giá tiền. Bạn có thể order món Chanel hương hoa cam và Le FLora. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa mousse mứt dâu và chantilly cream.

2.3. Longing Cafe Tea Room

Longing cafe đã quá nổi tiếng đối với nhiều tín đồ cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội. Ở đây có món bánh Red Velvet được đánh giá là ngon nhất Hà Nội. Quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội này mang hơi hướng hiện đại.
không gian với tông màu trầm tối đem lại cảm giác thư thái
Quán có hai tầng, không quá rộng nhưng đổi lại không gian thoáng đãng. Quán còn có khu vực ban công đón gió ở hồ cực chill cho dân nghiện chụp ảnh. Phong cách Châu Âu của quán thể hiện ở bức tường trắng, decor đơn giản, tinh tế với bàn ghế xanh nước biển. Hệ thống đèn chùm tạo nên không gian trang nhã, thoải mái hết nấc.
một góc không gian longing cafe tea room
Món ăn không thể bỏ qua của Longing cafe là bánh Red Velvet. Ngoài ra, bạn còn có thể thưởng thức thêm bánh dừa hạnh nhân hoặc baked cheesecake.
bánh red velvet

2.4. The Retreats Cafe

Một quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội mà bạn nên ghé qua mùa thu này là The Retreats Cafe. Quán có một tầng, được chia thành hai gian. Không gian quán tương đối nhỏ nhưng vẫn thoáng và có nhiều ánh sáng. Bạn hoàn toàn có thể đến đây học tập hoặc làm việc bởi không gian ở đây rất yên tĩnh. Không gian bên ngoài xinh xắn, phù hợp để check in.
view bên trong the retreats cafe
Quán định hình phong cách có chút “bánh bèo”, xinh xắn và lấy tone màu nâu be làm màu chủ đạo. Trong nội thất, quán sử dụng vật liệu sắt trang trí bằng họa tiết châu Âu kết hợp với mái vòm, nền gạch đen trắng tạo nên tổng thể trang nhã.
Với giá cả tương đối mềm, bạn có thể chọn cho mình cafe hoặc sinh tố. Trong đó quán tập trung chủ yếu đến các loại trà. Điểm cộng ở The Retreats Cafe là thái độ phục vụ của nhân viên đầy thiện chí, hoạt bát nhanh nhẹn và nhiều năng lượng.
tông màu chủ đạo của quán

3. Quán cafe phong cách châu Âu dành cho tín đồ yêu nghệ thuật

3.1. Lối nhỏ kafe

Lối nhỏ Kafe là địa chỉ tiếp theo trong Top địa điểm mà Nhà Hàng Số muốn giới thiệu với các bạn. Nhắc đến Lối nhỏ Kafe, tín đồ cafe ấn tượng với mặt tiền phủ hoa dày đặc. Đây là một quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội thiết kế kiểu vintage. Đặc trưng của Lối nhỏ kafe là lối kiến trúc gothic cộng hưởng với một chút mystic.
mặt tiền phủ hoa dày đặc
Không gian ở đây gồm 3 tầng. Độ rộng vừa phải nhưng nhờ lối trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ khiến không gian quán cực kỳ nghệ thuật. Bước chân vào tầng 1, bạn sẽ ấn tượng với bức tường lớn được vẽ rất kỳ công kèm theo các bức tranh Phục Hưng.
Lối decor vintage classic đậm chất Châu Âu cổ điển làm cho không gian quán có một màu ấm cúng tổng thể. Đèn, nến, tượng, đồng hồ đều được sử dụng với hiệu ứng nghệ thuật đạt mức tối đa tại tầng 2 và tầng 3. Bạn hoàn toàn có thể đến để thưởng thức cafe, chill cùng âm nhạc du dương hoặc học tập, làm việc. Bởi không gian quán rất yên tĩnh.
không gian ấm cúng tổng thể
Menu tại Lối nhỏ kafe tương đối đơn giản. Bạn có thể chọn cafe phin, trà hoặc bánh quy. Thực đơn thương hiệu của quán là Set trà nhiệt đới. Đây được xem là best seller với sự cộng hưởng của vị trà thơm và vị thanh mát ăn kèm bánh quy cùng táo đỏ. Có một điều thú vị rất riêng ở Lối nhỏ là các lớp dạy vẽ tranh sơn dầu được mở dành cho các bạn yêu thích nghệ thuật. Hãy ghé thăm và trải nghiệm để có được những cảm nhận chân thực nhất nhé.
Xem thêm:

3.2. Jouri Dessert & Tea

Thực khách ấn tượng với Jouri Dessert & Tea ở không gian nằm trong tòa biệt thự mang phong cách Pháp hiện đại. Tone màu chủ đạo là màu trắng, bài trí đơn giản khiến mỗi một góc nhỏ nơi đây đều có sự tinh tế, thú vị.
không gian ấn tượng với tông trắng chủ đạo
Jouri Dessert & Tea gồm 2 tầng. Tầng 1 có lối trang trí gần gũi và ấm cúng. Bộ bàn ghế gỗ sang chảnh là nội thất chính của tầng này. Tầng 2 không gian thoáng mát và rộng rãi hơn. Bạn có thể vừa thưởng trà, vừa đắm chìm trong không gian yên tĩnh cùng sự trong lành của quán.
thức uống đa dạng với phong cách pha chế chuyên nghiệp
Jouri là một quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội chuyên về trà và các món tráng miệng. Các loại nước hoa quả, sinh tố, các loại bánh kem vị dịu ngọt vừa phải. Menu chủ đạo ở đây là các loại trà và bánh ngọt. Ở đây, bạn có thể thưởng thức một ly trà đào cam sả hoặc một set trà Jouri. Trà táo hoặc trà bạc hà cũng là những hương vị nên thử.
set trà Jouri chuyên nghiệp

3.3. Eden Coffee

Nếu bạn đang tìm kiếm một không gian nhỏ nhắn, yên tĩnh và bình yên thì Eden Coffee là một lựa chọn đúng đắn. Eden Coffee là quán cafe thiết kế theo phong cách Bohemian. Một không gian mới lạ cho tín đồ cafe.
không gian quầy pha chế eden coffee
Thực đơn ở Eden Coffee cực kỳ đa dạng từ bình dân như cafe, trà đến đắt tiền như mocktail. Sinh tố, sữa cưa hoặc iceblend cũng là một lựa chọn hay ho. Quán Eden Coffee có 4 tầng. Trong đó tầng 1 chuyên để khách order, tầng 2, 3 và 4 là không gian thưởng thức cafe. Điểm nhấn của Eden Coffee là khu vực tầng 4 – “tầng thượng tuyệt đẹp”. Nhìn từ tầng 4 xuống vào buổi tối, bạn sẽ bắt trọn khoảnh khắc tươi đẹp, cổ kính của thủ đô.
thực đơn rất phong phú đa dạng đặc biệt là cafe
ngoài ra còn có trà bánh và các món khác

Tổng kết

Bài viết trên đây đã đưa bạn đến khám phá những quán cafe phong cách Châu Âu ở Hà Nội. Mỗi quán cafe sẽ có những sự độc đáo riêng, bạn ấn tượng với quán cafe nào nhất? Hãy tự mình đến và trải nghiệm để tận hưởng phong cách, văn hóa và không khí châu Âu giữa lòng thủ đô nhé. Đừng quên tiếp tục theo dõi chuyên mục Blog của Nhà Hàng Số để đón đọc những địa điểm thú vị.

Đồ ăn nhanh là gì? Khám phá những thương hiệu đồ nhanh ăn “hot” nhất

đồ ăn nhanh là gì

Đồ ăn nhanh là gì? Đây là tên gọi chung những món ăn chế biến sẵn hoặc chế biến rất nhanh phục vụ nhu cầu người có ít thời gian chuẩn bị.

Trong nhịp sống hiện đại, nhiều người không đủ quỹ thời gian để nấu những bữa ăn đầy đủ cho mình. Họ có nhu cầu tìm đến những món đồ ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Đồ ăn nhanh ra đời như một tiện ích của xã hội và đáp ứng nhu cầu của mỗi người.
Vậy đồ ăn nhanh là gì? Cùng khám phá bài viết dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến thuật ngữ này đến bạn.

1. Đồ ăn nhanh là gì?

Đồ ăn nhanh hay thức ăn nhanh (hay còn gọi là fast food) là thuật ngữ chỉ những món ăn được chế biến hoặc chuẩn bị rất nhanh để phục vụ cho người ăn.
một số món đồ ăn nhanh quen thuộc
Thức ăn nhanh thường được chuẩn bị khi khách hàng đến mua. Các nhà hàng có thể phục vụ khách hàng bằng cách hâm nóng hoặc chiên lại chỉ trong vài phút.
Đồ ăn nhanh được bán tại các nhà hàng, quầy hàng rong, cửa hàng tiện lợi, v.v. Món ăn đã chín, rất ngon, hấp dẫn và đẹp mắt. Thức ăn nhanh đang đang có xu hướng phát triển mạnh nhu cầu của những người có lối sống bận rộn ngày càng cao
Thức ăn nhanh thường nhỏ gọn, hương vị hấp dẫn và bắt mắt như hamburger, gà rán, pizza, sandwich… dễ ăn và rất ngon miệng.
thức ăn nhanh thường nhỏ gọn hấp dẫn và ngon miệng

2. Nguồn gốc của đồ ăn nhanh

Ở các thành phố lớn, đồ ăn nhanh phát triển mạnh mẽ. Nơi đây con người bận rộn với cuộc sống và ưa chuộng những món ăn tiết kiệm thời gian và chi phí chế biến. Đặc biệt là ở những gia đình ở thành phố lớn, thường có quá ít không gian để nấu nướng và không đủ dụng cụ để chuẩn bị bữa ăn.
Do đó, người dân thành phố được khuyến khích mua hàng làm sẵn từ bên ngoài. Đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ sau Thế chiến thứ 2 ở Mỹ, người dân ở đây bắt đầu chi tiêu và mua sắm nhiều hơn.
Văn hóa thức ăn nhanh bắt nguồn từ các nước châu Âu từ những năm 90 và du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây và phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Hiện nay đã trở thành món hàng không thể thiếu, đặc biệt là giới trẻ và gia đình trẻ.

3. Thực trạng đồ ăn nhanh tại Việt Nam

3.1. Thị trường đầy tiềm năng

Thị trường kinh doanh thức ăn nhanh có nhiều hình thức, bao gồm bánh pizza, bánh mì, dịch vụ ăn uống, tiệm bánh và kem. Các chuyên gia cho biết các chuỗi nhà hàng chuyên về món gà là một trong những phân khúc có doanh thu cao nhất.
số cửa hàng tại các thương hiệu đồ ăn nhanh ở việt nam hiện nay
Ngày nay, thế hệ trẻ yêu thích các thương hiệu như McDonald’s, Burger King, KFC, Texas Chicken, Pizza Hut, Domino’s, Starbucks, Coffee Bean & Tea Leaf và nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ khác.
Với sự phát triển của mạng xã hội, đô ăn nhanh dần được quảng bá và biết đến nhiều hơn. Nhiều thương hiệu hay của cửa hàng nhờ vào đó để truyền thông rộng rãi đến công chúng.
Đây được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng khi con người dành hầu hết thời gian vào công việc. Sử dụng đồ ăn nhanh như 1 cách để họ chăm sóc bản thân.
khảo sát nhu cầu sử dụng đồ ăn nhanh hiện nay
biểu đồ về nhu cầu đi ăn theo khung giờ

3.2. Nhu cầu người tiêu dùng về đồ ăn nhanh hiện nay

Ngày nay, thay vì chỉ ăn cho no bụng người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe. Lý do này là vì nhiều cơ sở kinh doanh không đảm bảo vệ sinh khiến họ lo sợ. Bên cạnh sự tiện lợi, họ cần đảm bảo dinh dưỡng, lành mạnh và chi phí.
Một khảo sát nhanh do Vietnam Report thực hiện cuối năm ngoái cho thấy những xu hướng. Ví dụ, 50% người mua sắm sẽ chi nhiều tiền hơn cho thực phẩm tăng cường miễn dịch và thực phẩm sạch. 70% quan tâm đến thực phẩm tốt cho sức khỏe.

3.3. Thị trường tăng nhanh nhờ thương mại điện tử

quy mô thị trường giao thức ăn trực tuyến
Thị trường thức ăn nhanh Việt Nam gần đây có dấu hiệu tăng trưởng mạnh hơn nhờ sự xuất hiện của các ứng dụng gọi món và giao hàng.
Theo một cuộc thăm dò của Q&Me, Now là ứng dụng đặt thức ăn nhanh trực tuyến phổ biến nhất, với 24% số người được hỏi chọn ứng dụng này, tiếp theo là Grab Food (20%). Ứng dụng Beamin và Gojeck cũng được qua tâm và đặt nhiều.
Ngoài ra, 87% số người được hỏi đã đặt hàng trực tuyến từ các chuỗi thức ăn nhanh, trong đó KFC là phổ biến nhất với 52%, tiếp theo là Lotteria (30%) và Pizza Hut (21%).
những thương hiệu đứng đầu thị trường
Các chuỗi thức ăn nhanh có thể đặt hàng trực tuyến và giao đến nơi làm việc hoặc về nhà là một tiện ích. Đồng thời đặt hàng trực tuyến sẽ không bị tác động bởi yếu tố bên ngoài như đại dịch, thời tiết,… Điều đó vẫn đảm bảo doanh thu cho cơ sở kinh doanh.

4. Đồ ăn nhanh có gây hại cho sức khỏe hay không?

Đồ ăn nhanh hiện nay ngoài những thương hiệu lớn còn được bày bán tràn lan. Nhiều cơ sở không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nhiều hệ lụy liên quan đến sức khỏe con người. Điều này phải kể đến:

4.1. Gây nên tình trạng béo phì

đồ ăn vặt gây nên tình trạng béo phì
Thức ăn nhanh thường chứa nhiều chất béo và tinh bột. Điều này dẫn đến việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh dẫn đến thừa cân béo phì.
Ngoài ra còn kéo theo nhiều bệnh liên quan đến ăn quá nhiều như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường, đột quỵ và xơ vữa động mạch, tim mạch ngày càng gia tăng.

4.2. Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Nhóm người thường xuyên ăn đồ ăn nhanh mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS). Nguyên nhân là do những thực phẩm này được chiên rán kỹ, chế biến nhiều dầu mỡ, bám dính làm tăng nồng độ axit trong dạ dày.
ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Gia vị trong thức ăn nhanh gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm suy yếu hệ tiêu hóa. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản và chế độ ăn thiếu chất xơ cũng có dẫn đến tình trạng táo bón hay đầy bụng khó tiêu và trĩ ở hệ tiêu hóa.

4.3. Tăng nguy cơ mắc bệnh về tim mạch

Chất béo không lành mạnh có trong thức ăn nhanh là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch nguy hiểm. Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo trực góp phần tích tụ mảng bám và hình thành bệnh tim mạch.
tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngoài lượng chất béo được cơ thể hấp thụ, ăn đồ ăn nhanh làm tăng lượng đường trong máu. Đồ ăn nhanh còn có thể làm tổn thương mạch máu và gây viêm mãn tính.
Đồng thời, chất béo trong thức ăn nhanh sẽ tích tụ trong cơ thể và có thể dẫn đến tăng cân. Bạn càng nặng cân, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao.

4.4. Khiến da nhanh lão hóa

làm cho da nhanh lão hóa
Thức ăn nhanh chứa nhiều thành phần không tốt cho làn da của bạn. Đặc biệt:

  • Đường làm giảm lượng collagen, có thể dẫn đến các dấu hiệu lão hóa sớm như nếp nhăn.
  • Muối khiến cơ thể bạn giữ nước, có thể dẫn đến bọng mắt.
  • Hàm lượng chất béo bão hòa cao sẽ kích hoạt các hormone gây ra mụn trứng cá.

4.5. Ảnh hưởng đến trí nhớ

Các chuyên gia cho rằng chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa có trong thức ăn nhanh hình thành các mảng bám trong não của cơ thể. Những thứ này gây ra chứng mất trí nhớ và tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer so với những người không ăn đồ ăn nhanh.

4.6. Dễ mắc các bệnh về răng miệng

Hàm lượng carbohydrate và đường cao trong thức ăn nhanh làm tăng lượng axit trong miệng của bạn. Những chất này làm mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng và các bệnh về nướu.
ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng

4.7. Các bệnh về xương khớp

Thừa cân và béo phì do thức ăn nhanh gây thêm áp lực lên các khớp của bạn, đặc biệt là hông và đầu gối. Điều này không chỉ khiến việc di chuyển trở nên khó khăn hơn mà còn làm tăng đau khớp và nguy cơ gãy xương.
ảnh hưởng không nhỏ đến xương khớp
Thức ăn nhanh đang là xu hướng được giới trẻ yêu thích vì quá tiện lợi. Tuy nhiên, thức ăn nhanh thường không cân bằng về thành phần dinh dưỡng, hàm lượng calo cao.
Bên cạnh đó, thức ăn nhiều đường, muối, chất béo không tốt cho sức khỏe, đồng thời thiếu hụt các loại vitamin và khoáng chất. Vì vậy, cần hạn chế ăn đồ ăn nhanh.

5. Top 5 thương hiệu đồ ăn nhanh nổi tiếng tại Việt Nam

Đồ ăn nhanh mang lại một số tác hại không mong muốn cho con người. Điều này đòi hỏi mỗi người phải cân nhắc, lựa chọn cơ sở ăn uống chất lượng để bản thân mình tin tưởng. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm danh top 5 thương hiệu đồ ăn nhanh uy tín trên thị trường để bạn tham khảo:

5.1. Thương hiệu Lotteria

mặt tiền lotteria hòa bình
Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng của Hàn Quốc với công thức gà rán xứ kim chi độc đáo. Lotteria tuy mới gia nhập thị trường Việt Nam nhưng đã có cách khẳng định tên tuổi nhờ làn sóng văn hóa Hàn Quốc. Sau một thời gian trở thành đối thủ trực tiếp của KFC nhờ sự phát triển rất nhanh.
bên trong loteria trung kính
Đến nay, Lotteria đã có 200 nhà hàng tại 30 tỉnh thành Việt Nam. Gà rán của Lotteria có hương vị thơm ngon, thanh nhẹ, lớp vỏ giòn tan và hương vị gà Hàn Quốc thơm ngon sẽ mang đến trải nghiệm khó quên chỉ trong một lần ghé thăm.đồ ăn của lotteria

5.2. Thương hiệu KFC

mặt tiền kfc
KFC nổi tiếng thế giới với những công thức nguyên bản ban đầu được tạo ra từ cùng một sự pha trộn bí mật của 11 loại thảo mộc và gia vị. Ngoài thực đơn gà rán, KFC cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng tạo nên thực đơn vô cùng phong phú cho người tiêu dùng.
món ăn của kfc
Ngoài các món ăn truyền thống như gà rán, burger đang xuất hiện tại thị trường Việt Nam. KFC đã mở rộng cung cấp các món ăn Việt Nam như Gà viên ngon ngọt, Gà giòn không xương, Cơm gà KFC và Bắp cải trộn và chế biến thêm một số món ăn.
Một số món ăn mới cũng đã được phát triển và du nhập vào thị trường Việt Nam, góp phần làm đa dạng thực đơn như Burger tôm, Lipton, Tart trứng.
menu kfc
menu của kfc

5.3. Thương hiệu Pizza Hut

không gian bên trong pizza hut
Là công ty con của Tập đoàn Yum! – Pizza Hut là một trong những thương hiệu thức ăn nhanh được giới trẻ tại nhiều quốc gia yêu thích. Thương hiệu nằm trong top 500 công ty thành công nhất thế giới.
chiến dịch pizza hut
Là cái tên đầy triển vọng trong làng thức ăn nhanh. Pizza Hut có mặt trên 94 quốc gia, riêng tại Việt Nam với hơn 50 nhà hàng tại các tỉnh, thành phố lớn.
Pizza Hut có mặt tại Việt Nam gây ấn tượng với thực khách bởi những chiếc bánh pizza dày, thấm sốt, topping phong phú và hương vị khó cưỡng. Thương hiệu thức ăn nhanh này cũng phát triển các loại thức ăn đi kèm như bánh mì, mì ống, salad và các món ăn nhẹ khác.
Xem thêm: Sao Michelin là gì? Sự thật ít ai biết sau hào quang “Michelin”
thực đơn pizza hut

5.4. Thương hiệu Burger King

Được thành lập vào năm 1954, Burger King hiện là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới.
Dù ở đâu, Burger King vẫn luôn giữ vững tinh thần Taste is King, làm hài lòng vị giác của những thực khách khó tính nhất. Các cửa hàng Burger King cũng đưa ra phương châm “Ăn uống thân thiện với gia đình”. Điều này thể hiện qua đội ngũ nhân viên phục vụ được đào tạo chuyên nghiệp, nhanh nhẹn và thân thiện.
đồ ăn của burger kingThương hiệu luôn mang đến những chiếc bánh WHOPPER ngon nhất thế giới cho đông đảo khách hàng sành điệu, mọi lúc, mọi nơi.
menu burger king

5.5. Thương hiệu McDoland’s

mặt tiền thương hiệu
McDonald’s cũng là đại diện nổi tiếng của các thương hiệu thức ăn nhanh trên thế giới với hơn 35.000 nhà hàng tại khắp các quốc gia trong đó có Việt Nam.
thực đơn đa dạng
Đặc biệt, McDonald’s đã mang món burger đặc trưng của mình tới hơn 33.000 địa điểm tại 119 quốc gia. Không dừng lại ở đó, McDonald’s đang không ngừng đa dạng hóa thực đơn với những món ăn “đặc sản” như Chicken McNuggets, Egg McMuffins và Big Macs.

Lời kết

Qua bài viết “Đồ ăn nhanh là gì? Khám phá những thương hiệu đồ nhanh ăn “hot” nhất” đã mang lại cho các bạn lý giải về thuật ngữ “đồ ăn nhanh là gì?”. Hãy theo dõi chuyên mục thuật ngữ nhà hàng của chúng tôi mỗi ngày, bạn sẽ có cơ hội được tìm hiểu nhiều hơn về những kiến thức liên quan trong lĩnh vực nhà hàng nhé!

TOP 15+ quán cafe view đẹp hồ Tây mà bạn không thể bỏ qua

quán cafe view đẹp hồ tây

Sẽ thật tuyệt khi ngồi nhâm nhi tách cafe bên không gian cực chill và một chiếc view cực đỉnh. Xem ngay TOP 15+ quán cafe view đẹp hồ Tây!

1. Lưu ý trước khi đến quán cafe view đẹp hồ Tây

Trước khi đến quán cafe, chỉ chọn không gian thôi là chưa đủ, bạn cần chuẩn bị cho mình một bộ đồ đẹp và dáng chụp thần thánh để có thể mang về cho mình được những bức ảnh tuyệt vời nhất. Vậy mặc như thế nào và tạo dáng ra làm sao cho đẹp?

  • Nếu quán cafe mang màu sắc chủ đạo là xanh nước biển, hãy chọn cho mình những trang phục màu đỏ, cam, vàng để tạo điểm nhấn hoặc màu navy, denim nếu bạn muốn tông xoẹt tông với màu quán.
  • Nếu màu sắc chủ đạo của quán là nâu thì hãy chọn cho mình những bộ đồ màu kem sữa, trắng hoặc hạt dẻ.
  • Cùng với đó là những phụ kiện (túi, mũ) và trang sức để làm mình trông nổi bật nhất nhé!
  • Hãy diễn sâu bằng cách đọc một cuốn sách, xem điện thoại, vuốt tóc hoặc nói chuyện với bạn để tạo ra một bức ảnh “chụp trộm” tự nhiên nhất.
  • Tạo dáng với góc nghiêng thần thánh. Hãy chủ động che đi những khuyết điểm trên gương mặt và để lộ ra một góc nghiêng đẹp nhất.
  • Nếu chỗ bạn ngồi có ánh nắng, hãy tận dụng nó để có cho mình những bức ảnh với nắng. Hãy cầm một lý cafe, nhâm nhi để ánh nắng xiên ngang vừa đủ một nửa khuôn mặt. Lưu ý là hãy chọn thời gian trước khi mặt trời lặn hoặc vào buổi sáng sớm.

lưu ý khi đến quán cafe view đẹp hồ tây

2. Danh sách quán cafe view đẹp hồ Tây

2.1 The Summit Lounge

  • Địa chỉ: tầng 20, Pan Pacific Hotel Hanoi, số 1 Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 16:00 – 00:00

Nằm trong top đầu quán cafe view đẹp hồ Tây, The Summit Lounge đã chiếm trọn trái tim của không biết bao nhiêu người.
không gian tối the summit bar
Nơi đây sở hữu một vị trí đắc địa nằm trên tầng 20 của tòa nhà Pan Pacific. Đặc biệt, The Summit Lounge hướng ra hồ Tây thơ mộng, bao trọn một không gian vô cùng lãng mạn. Nơi đây được thiết kế mang phong cách Châu Âu mang lại vẻ đẹp sang trọng mà không kém phần ấm cúng.
khung cảnh đứng trên the summit barcocktail the summit bar
Không chỉ sở hữu một chiếc view tuyệt đỉnh mà The Summit Lounge còn được rất nhiều các cặp đôi yêu thích bơi sân thượng đẹp, đẳng cấp bậc nhất Hà Nội. Chính vì ưu thế đó mà quán đã thu hút không biết bao nhiêu cặp đôi đến nơi đây bởi không gian tuyệt đỉnh, vừa kín đáo riêng tư, vừa thoáng đãng, nhẹ nhàng. Menu đồ uống tại đây khá đa dạng, giá cả phải chăng và được trang trí vô cùng hấp dẫn.
trà chiều the summit bar

2.2 G-Kim’s Coffee and Tea Vệ Hồ

  • Địa chỉ: 177 – 179 Vệ Hồ, Hồ Tây
  • Giờ mở cửa: 7:30 – 23:00

Là một trong những quán cafe view đẹp hồ Tây, G-Kim’s Coffee and Tea đã khẳng định được vị thế của mình trong lòng vô số thực khách khi đến nơi đây.
g kim's coffee and tea
G-Kim’s Coffee and Tea sở hữu một không gian cực chill và một chiếc view tuyệt đỉnh. Quán được thiết kế với 5 tầng rộng rãi, mỗi tầng đều có view nhìn ra hồ vô cùng lãng mạn. Đặc biệt, đến với G-Kim’s bạn sẽ mang về được cho mình hàng trăm bức ảnh xinh xắn với rất nhiều góc chụp “triệu like”.
không gian tối g kim's coffee and teaĐồ uống ở đây được đánh giá khá rẻ so với những quán cafe có view hồ Tây như vậy. Cùng với đồ uống đa dạng là những loại bánh mà nhà G-Kim’s tự làm như: Tiramisu, Red Velvet, bông lan trứng muối vô cùng hấp dẫn. Ngoài ra, bạn còn có thể tự lựa chọn cho mình những món ăn nhanh như pizza, bánh bao,…
cafe g kim's coffee and tea

2.3 Highlands Coffee du thuyền

  • Địa chỉ: số 9 Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 23:00

Nhắc đến cái tên Highlands chắc hẳn đã không còn xa lạ với những bạn đam mê cafe. Nhưng so với những cơ sở thông thường thì Highlands Coffee du thuyền mà Nhà Hàng Số nói tới đây là một quán cafe view đẹp hồ Tây không nên bỏ qua.
highlands coffee du thuyền
Là một trong những quán cafe sở hữu vị trí đắc địa đặt ngay ở du thuyền nằm trên mặt hồ, Highlands đã thu hút vô vàn lượt khách từ trong tới ngoài nước. Nằm trên con đường Thanh Niên – nơi mà được rất nhiều người trong và ngoài nước vô cùng yêu thích, quán nhìn thẳng ra hồ Tây lộng gió. Sẽ cảm nhận rõ nét nhất khi bạn ngồi lên tầng 2 của du thuyền, bắt trọn được khung cảnh hồ Tây lãng mạn, nên thơ đến thế nào.
view hồ tây highlands coffee du thuyền
Về đồ uống của Highlands thì có lẽ không còn phải nói nhiều bởi nước uống nơi đây đã khá nổi tiếng, đều được pha phù hợp với khẩu vị của đa số thực khách. Ngoài nước uống, Highlands còn có những món bánh ngọt để bạn có thể lựa chọn.

2.4 Quán trà Thảnh Thơi

  • Địa chỉ: 231 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 23:00

Cái tên tiếp theo nằm trong Top quán cafe view đẹp hồ Tây không thể thiếu đó chính là Quán trà Thảnh Thơi.
view hồ tây quán trà chanh thảnh thơiQuán được đặt ở một vị trí khá thuận lợi, dễ tìm kiếm, nằm ngay trên con phố Trích Sài, hướng ra phía mặt hồ Tây. Nơi đây được thiết kế khá tinh tế với tầng 1 có cả không gian ngoài trời, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng có thể ngồi hóng gió cùng nhâm nhi tách cafe thơm lừng. Lên tầng 2 được thiết kế với concept sang chảnh mang phong cách Hàn Quốc. Những bộ bàn ghế gỗ được sơn tông màu nâu sáng, mang đến sự trẻ trung, tươi sáng.
không gian quán trà chanh thảnh thơiĐặc biệt khi lên tầng 2, bạn vẫn có thể tận hưởng tiết trời Hà Nội bởi quán có set up thêm vài chiếc bàn ghế ngoài ban công. Như vậy bạn có thể vừa tận hưởng được không khí Hà Nội, vừa ngắm nét đẹp của hồ Tây thơ mộng cùng với những ly nước thơm ngon. Với tông màu sáng như vậy, recommend các bạn tới đây hãy diện những bộ đồ màu trắng, be để có thêm cho mình những bức ảnh thật xinh nhé!
không gian ngoài quán trà chanh thảnh thơi
Đồ uống tại đây chủ yếu về trà, từ tra hoa quả cho đến trà thảo dược. Không gian, cảnh sắc, đồ uống nơi đây thật đúng khi được mang trên mình cái tên “Thảnh Thơi”!
trà mứt đá xay quán trà chanh thảnh thơi
trà matcha sữa gạo lứt quán trà chanh thảnh thơi
Xem thêm:

2.5 Orey Coffee & Tea

  • Địa chỉ: số 229 Trích Sài, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 23:00

Sẽ là một thiếu sót khi nhắc tới quán cafe view đẹp hồ Tây mà bỏ qua Orey Coffee & Tea.
orey coffee
Nằm trên con đường Trích Sài của quận Tây Hồ, hướng ra mặt hồ Tây thơ mộng, mặc dù có diện tích không quá lớn nhưng Orey đã rất biết lấy lòng nhiều bạn khi tới nơi đây. Tầng 1 được nổi bật bởi chiếc ghê sofa siêu to, cùng với đó là không gian ngồi ngoài trời vô cùng chill. Thật mê mẩn khi được ngồi ngoài trời nhâm nhi tách cafe và ngắm dòng người tấp nập qua lại bên cạnh view hồ Tây lãng mạn.
view hồ tây orey coffee
Lên tầng 2 sẽ là những chiếc ghế cao cùng với chiếc view ngắm nhìn hồ Tây từ trên cao. Ngồi trên đây bạn sẽ được ngắm toàn cảnh hồ xa xa, rất chill, rất nên thơ. Nơi đây vô cùng thích hợp cho những ngày tâm trạng và suy tư.
không gian orey coffee
Đồ uống tại Orey được đánh giá là khá ngon cùng với giá cả hợp lý, dao động từ 30.000đ-50.000đ. Hãy đến đây để cảm nhận không gian cực chill và một cái view cực chất nhé!
trà và bánh orey coffee

2.6 ABC Coffee Roasters

  • Địa chỉ: 46 Quảng An, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 23:00

Nhắc đến quán cafe view đẹp hồ Tây không thể không nhắc tới ABC Coffee Roasters.
không gian abc coffee roasters
Tọa lạc nằm ngay trên đường Quảng An, ABC Coffee Roasters đã chiếm trọn trái tim của rất nhiều thực khách. Không gian được thiết kế không quá cầu kỳ nhưng lại được nổi bật qua vẻ đẹp tinh tế, gần gũi với thiên nhiên. Phía trên tầng được yêu thích bởi một chiếc ban công “thần thánh” được decor xinh xắn, ngắm trọn view hồ Tây lãng mạn, thơ mộng.
view hồ tây abc coffee roasters
không gian ngoài abc coffee roasters
Đồ uống tại ABC Coffee Roasters đa dạng với các loại trà truyền thống, trà hoa quả, cafe, sữa chua,… Mức giá phải chăng với một không gian cực chill, view hồ Tây siêu đỉnh sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời!
Xem thêm:

2.7 Cup of Tea

  • Địa chỉ: 109 Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:30

Đi dọc con đường Nguyễn Đình Thi chắc hẳn bạn sẽ thấy không ít quán cafe được mở ra. Tuy nhiên, nổi bật về quán cafe view đẹp hồ Tây được các bạn trẻ yêu thích đó là Cup of Tea.
không gian cup of tea
Lấy cảm hứng từ tone trắng làm chủ đạo kết hợp với những decor không quá cầu kỳ, thân thiện với thiên nhiên, Cup of Tea đã khiến không ít các bạn trẻ tìm đến. Với một màu trắng vừa tinh khôi, sang chảnh mà lại nhẹ nhàng, xinh xắn mang đến những góc sống ảo cực “xịn xò” cho bạn.
view hồ tây cup of tea
Điểm nổi bật nhất tại Cup of Tea đó chính là không gian 5 tầng với thiết kế bao quanh bằng kính đem đến góc nhìn “triệu like” hướng ra mặt hồ Tây thơ mộng. Đặc biệt, tầng 5 còn có không gian ngoài trời, trực tiếp đón nắng, gió của hồ Tây mát lịm. Điều đó đã khiến quán ngày càng chiếm được trái tim của vô số thực khách.
góc nhìn hồ tây cup of tea
Menu đồ uống khá đa dạng, nổi bật hơn đó chính là cafe, trà và bánh. Giá cả siêu “hạt giẻ”, phù hợp với mọi đối tượng mà chất lượng thì không hề kém.
matcha cup of tea
sinh tố dâu cup of tea

2.8 Bonjour Cafe

  • Địa chỉ: 129 Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 23:00

Được hoạt động cách đây không lâu nhưng Bonjour Cafe là một trong những quán cafe view đẹp hồ Tây chiếm được trái tim của vô số thực khách.
bonjour cafeĐi qua con đường Nguyễn Đình Thi chắc hẳn ai cũng sẽ phải ngạc nhiên với lối thiết kế của quán. Mang phong cách kiến trúc như một khách sạn 5 sao “xịn sò”, Bonjour Cafe với mặt tiền rộng rãi, mang hai tone màu trắng và nâu làm chủ đạo cùng với đó là rất nhiều cây xanh bao quanh tạo điểm nhấn riêng cho quán.
không gian bonjour cafe
góc nhìn hồ tây bonjour cafe
Nơi đây có 2 tầng với một không gian thoáng đãng. Sở hữu hành lang tuy không rộng nhưng Bonjour Cafe đã thiết kế vô cùng thông minh với sự bài trí những chiếc bàn nhỏ đủ để khách hàng có thể ngồi ngắm chiếc view hồ siêu đỉnh. Buổi chiều tại đây bạn sẽ được ngắm trọn vẹn khung cảnh hoàng hôn vô cùng nên thơ, lãng mạn.
view đẹp hồ tây bonjour cafe
view hồ bonjour cafe
Đồ uống khá đa dạng từ cafe pha máy cho đến smoothie, trà,… Tuy nhiên, giá đồ uống tại đây khá cao, nhưng đổi lại là một không gian rộng rãi và view siêu xịn thì sẽ là một trải nghiệm đáng để thử.
trà bonjour cafe
cafe bonjour cafe

2.9 TAYTA Coffee and Snack Bar

  • Địa chỉ: 172 Từ Hoa, Hồ Tây, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 08:00 – 23:30

Là một trong những quán cafe view đẹp hồ Tây với diện tích không quá lớn nhưng TAYTA Coffee and Snack Bar đã được lòng không ít thực khách bởi khuôn viên ngồi ngoài vỉa hè ngắm được khung cảnh hồ Tây lộng gió.
không gian ngoài tayta coffee
Nổi bật bởi tone màu trắng tinh tế và màu nâu bắt mắt, Tayta được thiết kế khá thông minh khi tận dụng được khuôn viên vỉa hè để thực khách vừa uống cafe vừa nhìn được ra hồ Tây, tận hưởng tiết trời Hà Nội.
tầng một tayta coffee
Với hai không gian bên trong và bên ngoài, nơi đây đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Mang trên mình một không gian xanh, mọi ngóc ngách của quán đều được khoác lên một màu xanh mướt mát của cây lá. Đặc biệt, Tayta còn có ghế lười, giúp bạn có thể vừa ngả lưng vừa tận hưởng nắng, gió ở nơi đây.
không gian tayta coffee
Đồ uống tại đây khá đa dạng, điên hình như signature được rất nhiều người yêu thích. Nếu bạn có ghé qua nơi đây đừng quên gọi cho mình một cốc nước và thư giãn với một không gian cực chill này nhé!

2.10 October Coffee & Studio

  • Địa chỉ: 115 Nguyễn Đình Thi, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 07:30 – 00:00

Một cái tên nữa nằm trong Top quán cafe view đẹp hồ Tây nổi đình đám được vô vàn các bạn trẻ săn đón đó chính là October Coffee & Studio.
góc nhìn ra hồ tây 10 october coffee studio
Nếu nhìn từ ngoài vào, quán không quá nổi bật với mang phong cách vintage như những quán cafe khác. Nhưng khi bước vào bên trong, bạn sẽ thấy choáng ngợp bởi không gian và chiếc ban công thiết kế tinh tế ôm trọn view hồ Tây cực đỉnh.
ban công 10 october coffee studio
October Coffee & Studio có 4 tầng được decor theo một lối riêng biệt vô cùng độc lạ. Nếu đến nơi đây bạn đừng quên trang bị cho mình một chiếc máy đầy pin để có thể mang về cho mình những bức ảnh “xịn xò” nhé!
không gian trong 10 october coffee studio
Menu đồ uống ở đây khá đa dạng, giá cả phải chăng, phù hợp với mọi đối tượng. Bạn là một người yêu thích những góc chill bên cạnh hồ Tây thì October Coffee & Studio chính là một địa điểm hấp dẫn.
trà và bánh 10 october coffee studio

2.11 6 Degrees

  • Địa chỉ: số 189 Nghi Tàm, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 23:30

Là một quán cafe view đẹp hồ Tây, 6 Degrees đã chiếm được trái tim của không biết bao nhiêu bạn trẻ bởi không gian quán rộng đến 15.000m2 và sở hữu view ôm trọn hồ Tây.
không gian 6 degrees
Bước vào 6 Degrees, bạn sẽ phải choáng ngợp bởi vẻ đẹp hiện đại, sang trọng mang khuynh hướng phương Tây. Không những vậy, bạn sẽ được cảm nhận trọn vẹn sự ngọt ngào, lãng mạn của một bức tranh tuyệt đẹp qua góc nhìn ra hồ Tây, hồ Trúc Bạch và con đường Thanh Niên xanh rợp hàng cây.
view hồ tây 6 degrees
không gian trong 6 degrees
6 Degrees là mô hình kinh doanh nhà hàng vì vậy menu đồ uống khá đa dạng cùng với nhiều món ăn Á-Âu hấp dẫn, phục vụ mọi nhu cầu của thực khách.
góc nhìn ra hồ tây 6 degrees
những món ăn 6 degrees

2.12 Santorini Vibes Cafe

  • Địa chỉ: 181 Nhật Chiêu, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8:30 – 23:00

Nhắc đến Santorini Vibes Cafe chắc hẳn đã không còn xa lạ với vô số các bạn trẻ yêu thích hồ Tây.
Đây là một trong những quán cafe view đẹp hồ Tây thu hút được rất nhiều khách từ trong đến ngoài nước. Sở hữu một vị trí đắc địa nhìn thẳng ra hồ Tây, Santorini Vibes Cafe thiết kế theo một phong cách vô cùng độc đáo, lấy cảm hứng từ hòn đỏa Santorini ở Hy Lạp. Hòn đảo được nằm trên bờ Địa Trung Hải nhưng lại được thu nhỏ ngay tại mảnh đất Nhật Chiêu, Tây Hồ.
view hồ tây santorini vibes cafe
Nơi đây đã gây “bão” không ít bởi concept xanh và trắng bao trùm quán. Những chiếc cổng vòm màu xanh kết hợp với những tán hoa giấy sặc sỡ tạo nên một background tuyệt đỉnh cho những shoot hình “triệu like”.
cafe santorini vibes cafe

2.13 Flamant Bistro

  • Địa chỉ: 100A Xuân Diệu, quận Hồ Tây, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 00:00

Khoác lên mình vẻ đẹp kiến trúc của tòa lâu đài sang trọng, xa hoa thu nhỏ giữa lòng thủ đô, Flamant Bistro đã chiếm lấy trái tim của không biết bao nhiêu vị khách khi bước đến nơi đây.
view hồ tây flamant bistro
Bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của chú Hồng Hạc được đặt ngay tại vị trí đắt giá trong nội và ngoài thất của quán. Mỗi một chi tiết đều được Flamant Bistro tô vẽ tỉ mỉ, trang trí khác nhau để mang đến cho thực khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất, mới lạ nhất.
không gian flamant bistroNgồi nơi đây bạn sẽ được ngắm nhìn từ trên cao toàn cảnh view hồ Tây và con đường tấp nập người đi. Trong một không gian sang trọng, ánh đèn sáng rực và một “chiếc” view cực chill bạn sẽ được cảm nhận sự lãng mạn, ngọt ngào đến khó tả.
góc nhìn ra hồ flamant bistro
Nơi đây cũng được xem như một thế giới ẩm thực tinh tế bởi những món ăn, đồ uống đều được tạo ra theo những công thức độc quyền chỉ có ở Flamant Bistro.
món ăn flamant bistroĐến với quán, bạn sẽ được thưởng thức không chỉ món ăn biểu tượng của ẩm thực trời Âu – Beefsteak mà còn có vô vàn những món ăn khác nhau cho đến cả những món chay. Hơn nữa, bạn cũng có thể thưởng thức thêm những ly rượu vang thơm lừng của quán.
rượu flamant bistro

2.14 Paradise Rooftop

  • Địa chỉ: Tầng 9 – Toà nhà 93 Thụy Khuê – Tây Hồ – Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 16:30 – 00:00Nằm trên tầng 9 bao trọn view hồ Tây cực đỉnh, Paradise Rooftop đã chiếm được trái tim của không biết bao nhiêu thực khách.

ngắm bình minh hồ tây paradise rooftop
Nằm trong Top quán cafe view đẹp hồ Tây, nơi đây sở hữu một vị trí đắc địa và không gian vô cùng rộng rãi. Paradise Rooftop được ví như bước vào “Hong Kong thu nhỏ”, bạn sẽ phải choáng ngợp bởi thiết kế với một phía hướng nhìn ra hồ Tây mang đến vẻ đẹp lãng mạn, ngọt ngào.
không gian paradise rooftop
Không những vậy, khi thành phố bước vào ban đêm, ngồi từ trên cao bạn sẽ được ngắm trọn cảnh sắc lung linh của những ánh đèn đường hòa với dòng xe tấp nập.
góc ngồi paradise rooftop
Về menu của quán thì khá đa dạng từ cafe, cocktail cho đến những món ăn nhẹ. So với những quán rooftop khác, Paradise thuộc phân khúc bình dân, giá cả phù hợp với nhiều đối tượng.
view hồ tây paradise rooftoparadise-rooftop

2.15 Ami Garden Cafe

  • Địa chỉ: 181 Vệ Hồ, quận Hồ Tây, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 9:00 – 21:00

Được ví như một “khu vườn nhỏ” xanh ngát ngay bên cạnh hồ Tây, Ami Garden Cafe xứng đáng là một trong những quán cafe view đẹp hồ Tây không thể bỏ lỡ.
ami garden cafe
Bước vào Ami Garden, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi một màu xanh lá bao trùm khắp căn nhà cùng với hướng đón gió hồ tạo nên một không gian cực chill. Nơi đây được thiết kế dựa trên cảm hứng từ đồng quê Việt Nam, vì thế mà bạn sẽ thấy được sự mộc mạc, giản dị, thoái mái khi đến đây.
góc nhìn ra hồ tây ami garden cafe
góc ngồi ami garden cafeCùng với một không gian xanh, quán còn trang trí thêm những đồ nội thất được làm từ gỗ khiến quán trở nên mát mẻ, thoáng đãng hơn. Không những vậy, không gian ngoài trời siêu đỉnh với góc nhìn ra hồ Tây thơ mộng. Đến nơi đây bạn sẽ còn được mang về cho mình những bức ảnh “triệu like” qua từng góc chụp cực chất.
không gian ami garden cafe

2.16 Melbie Cafe & Bakery

  • Địa chỉ: 9A Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7:30 – 23:00

Cái tên cuối cùng trong danh sách quán cafe view đẹp hồ Tây mà Nhà Hàng Số muốn nhắc đến đó chính là Melbie Cafe & Bakery.
không gian melbie cafe & bakery
Mang một cái tên độc lạ, nơi đây được rất nhiều người lựa chọn đến những lúc thảnh thơi, quan sát vẻ đẹp chuyển mình từ sáng sớm đến chiều muộn của hồ Tây. Melbie Cafe & Bakery nhẹ nhàng nghiêng mình bên khung cửa như cô gái Hà thành dịu dàng, e ấp, như một sức hút kỳ lạ lưu giữ chân người.
view hồ tây melbie cafe & bakery
Tông màu vàng gỗ kết hợp với “cái” view “cực đỉnh” ngắm ra hồ Tây lãng mạn tạo nên sự nhẹ nhàng, yên tĩnh, dịu dàng và sâu lắng. Mỗi góc ngồi đều được decor, nhấn nhá theo một chút riêng biệt tạo nên sự hài hòa, ấn tượng ngay khi bước vào.
góc nhìn ra hồ melbie cafe & bakery
Menu tại đây khá đa dạng với những ly cafe được làm từ nguyên liệu thượng hạng. Thêm vào đó là những món bánh ngọt vô cùng bắt mắt và hấp dẫn đều được tự làm theo tiêu chuẩn riêng của quán.
cold brew melbie cafe & bakerycafe melbie cafe & bakery

3. Lời kết

Trên đây là TOP 15+ quán cafe view đẹp hồ Tây mà Nhà Hàng Số muốn giới thiệu đến bạn. Một không gian cực chill, view cực đỉnh và đồ uống hấp dẫn, đó là lý do vì sao bạn nên lưu lại ngay 15+ quán cafe mà chúng tôi đã tổng hợp được.
Hãy đến trải nghiệm và chia sẻ cảm nhận về quán cafe mà bạn đã đi với chúng tôi nhé!
Và đừng quên ghé TOP các địa điểm “đẹp-sang-xịn-mịn” của chúng tôi để khám phá thêm được nhiều địa chỉ mới nhé!

Chiến lược marketing của Mixue – đế chế thầm lặng

chiến lược marketing của mixue

Giá thành rẻ, chất lượng sản phẩm tốt, chính sách nhượng quyền sáng tạo là những yếu tố đáng chú ý nhất trong chiến lược marketing của Mixue.

Trong thời gian gần đây, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cửa hàng trà sữa với tấm biển đỏ nổi bật với dùng chữ “Mixue since 1997 tea & ice cream”. Dù không quảng bá rầm rộ nhưng Mixue đã cán mốc 600 cửa hàng sau 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Điều gì trong chiến lược marketing của Mixue khiến thương hiệu này phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc đến vậy?

1. Thị trường kem và trà sữa

1.1 Tổng quan thị trường trà sữa (bubble tea)

Theo Facts and Factors, thị trường trà sữa (bubble tea) được định giá 2,1 tỷ USD năm 2020. Ước tính sẽ con số này sẽ tăng lên 4,5 tỷ USD vào năm 2026. Tốc độ tăng trưởng (CAGR) giai đoạn 2021-2026 được dự đoán là 8,1%. Do nhiều yếu tố thúc đẩy, thị trường được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ đáng kể.
thị trường trà sữaChâu Á – Thái Bình Dương được dự đoán sẽ đóng góp tỉ lệ lớn nhất trong doanh thu toàn cầu. Các quốc gia như Việt Nam và Đài Loan dự kiến sẽ có doanh số bán hàng cao nhất.
Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á chi tiêu nhiều cho trà sữa. Theo báo cáo của Momentum Works – qlub, Việt Nam đứng thứ 3, chỉ sau Indonesia và Thái Lan về doanh thu trà sữa mỗi năm. Doanh thu tại thị trường Việt Nam ước đạt 326 triệu USD, tương đương 8.470 tỷ đồng.

1.2 Tổng quan thị trường kem

Thị trường kem toàn cầu được định giá 79 tỷ USD vào năm 2021. Dự đoán tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2020-2030 là 4,2%. Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực đóng góp lớn nhất cho thị trường toàn cầu. Năm 2021, khu vực này đã đóng góp tới 42% doanh thu toàn cầu. Đây là khu vực có nhu cầu cao, đặc biệt là từ người tiêu dùng trẻ.
Tại Việt Nam, thị trường kem ước tính đạt 4,3 nghìn tỷ VND. Tập đoàn Kido, Vinamilk và Unilever là ba đơn vị chiếm thị phần nhiều nhất. Tại thị trường Việt Nam các sản phẩm kem đem về (take-home ice cream) chiếm thị phần nhiều nhất. Các dòng sản phẩm kem không đóng gói (unapacked ice cream) chiếm thị phần khá ít và chủ yếu là các thương hiệu nước ngoài.

2.Tổng quan về Mixue

Mixue (phát âm ‘misyu’) là một thương hiệu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Zhang Hongchao, CEO của Mixue, là người đứng sau thành công của thương hiệu cho đến nay. Ban đầu, Mixue chỉ là một cửa hàng bingsu (món đá bào) nhỏ ở huyện Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Năm 2006, nhờ hiệu ứng từ thế vận hội Bắc Kinh, giá kem ốc quế bắt đầu tăng. Tận dụng cơ hội đó Zhang đã mở thêm một cửa hàng kem với mức giá chỉ 2 NDT (6000 đồng)/cây. Công việc kinh doanh vô cùng phát đạt với những hàng khách dài xếp hàng mua kem.
Năm 2007, Zhang Hongchao quyết định mở quyền nhượng quyền thương mại. Chỉ trong một năm, hàng chục cửa hàng Mixue đã xuất hiện ở tỉnh Hà Nam – trụ sở chính của công ty.
Năm 2008, công ty Mixue Bingcheng được thành lập, số lượng cửa hàng nhượng quyền cũng vượt 180.
Năm 2010, Mixue Bingcheng hợp tác cùng Zhengzhou Baodao Trading Co., Ltd. với tham vọng mở rộng nhượng quyền thương mại trên toàn Trung Quốc. Hai năm sau, Mixue Bingchen tiếp tục hoàn thiện các hệ thống hỗ trợ nhượng quyền. Bao gồm trung tâm R&D, nhà máy trung tâm, trung tâm kho bãi và hậu cần để tự cung ứng và vận chuyển sản phẩm.
logo mixueSau thành công ở xứ sở tỷ dân, Mixue tiếp tục phát triển ở thị trường quốc tế. Vào năm 2018, Mixue đã thành lập cửa hàng đầu tiên bên ngoài Trung Quốc, tại Hà Nội và nhanh chóng mở rộng sang các nước Đông Nam Á khác. Hiện nay thương hiệu Mixue đã có mặt ở hơn 30 quốc gia trên nhiều châu lục.

3. Tình hình kinh doanh của Mixue

Hiện nay Mixue Bingcheng là một trong những thương hiệu kem và trà sữa thành công nhất thế giới. Trong giai đoạn 2016-2021, Mixue đã lần lượt chạm mốc 2.500, 5.000, 10.000, 15.000 cửa hàng. Theo ghi nhận vào cuối tháng 3 năm 2022, Mixue đang sở hữu 21.582 cửa hàng và lọt top 5 chuỗi thương hiệu ăn uống có số lượng cửa hàng lớn nhất thế giới. Chỉ trong năm 2021, Mixue đã mở rộng thêm 7643 cửa hàng.
số lượng cửa hàng của mixueVới sự tăng trưởng vượt bậc về quy mô đã khiến doanh thu của Mixue tăng gấp đôi lên 10,3 tỉ NDT (~1,43 tỷ USD) vào năm 2021. Ước tính chỉ riêng doanh thu bán ống hút cho các cửa hàng nhượng quyền đã lên tới 43 triệu USD. Trung bình mỗi ngày một cửa hàng của Mixue bán ra 465 sản phẩm.
Tháng 1/2021, với khoản tài trợ 2 tỷ NDT từ Hillhouse Capital Group và Meituan Longzhu, Mixue được định giá hơn 20 tỷ NDT (~3,17 tỷ USD).
Tại Việt Nam, Mixue bắt đầu xâm nhập thị trường vào năm 2018 và liên tục phát triển mạnh mẽ. Đến nay, thương hiệu này đã có mặt tại 43 tỉnh thành của Việt Nam, với hơn 600 cửa hàng. Trong đó tính riêng tại Hà Nội, Mixue đã có tới 137 cửa hàng.

4. Khách hàng mục tiêu của Mixue

Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của Mixue là kem, trà sữa, trà hoa quả do đó khách hàng mục tiêu của thương hiệu này khá rộng.
Khách hàng mục tiêu của Mixue chủ yếu những đối tượng có sở thích các món ngọt như phụ nữ và thanh thiếu niên và trẻ em.
khách hàng mixue

5. Đối thủ cạnh tranh của Mixue

Đối thủ cạnh tranh của Mixue chủ yếu là các cửa hàng trà sữa, quán cafe. Nhưng các cửa hàng trà sữa, quán cafe cao cấp không phải đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Mixue. Vì thương hiệu này nhắm vào thị trường bình dân với các sản phẩm có giá thành dưới 30.000. Do đó, tại Việt Nam đối thủ chính của Mixue là các thương hiệu trà sữa giá rẻ như TeAmo, Đô Đô, MiuTea,…

6. Swot của Mixue

swot mixue

6.1 Điểm mạnh của Mixue

  • Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt: Menu của Mixue vẫn rất đa dạng với khoảng 30 món đồ uống khách nhau. Chất lượng của sản phẩm cũng khá ổn định do toàn bộ nguyên liệu đều được cung cấp bởi Mixue.

ưu điểm mixue

  • Giá thành rẻ phù hợp nhiều đối tượng: Các sản phẩm của Mixue có giá thành rẻ hơn chỉ bằng khoảng ⅔ so với các đối thủ. Điều này giúp Mixue phù hợp với “túi tiền” của phần lớn người tiêu dùng.
  • Quy mô lớn, độ phủ thương hiệu cao: Mixue có quy mô hơn 20.000 cửa hàng trải rộng trên nhiều quốc gia. Điều này giúp khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận các cửa hàng của Mixue.
  • Hệ thống nhượng quyền đông đảo: Hệ thống nhượng quyền đông đảo đem lại doanh thu khủng cho hãng chỉ nhờ việc bán nguyên liệu và bao bì cho các cửa hàng nhượng quyền.
  • Có hệ thống sản xuất và phân phối hoàn thiện: Mixue rất chú trọng xây dựng hệ thống sản xuất và phân phối nguyên liệu. Nhờ đó tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm chi phí hàng tồn kho và chi phí lưu kho

6.2 Điểm yếu

  • Không ổn định trong chất lượng cửa hàng nhượng quyền: Mixue không tham gia vào quản lý các cửa hàng nhượng quyền mà giao toàn quyền cho phía đối tác. Nên rất khó đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng ở mỗi cửa hàng trên toàn hệ thống.
  • Phải phát triển hệ thống sản xuất và phân phối cho từng khu vực: Các sản phẩm của Mixue được làm từ nguyên liệu tươi như sữa, hoa quả,… Nên mỗi khu vực cần có hệ thống sản xuất và phân phối riêng để đảm bảo nguyên liệu được vận chuyển kịp thời
  • Khó kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm: Mixue từng dính phải một số bê bối liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm như cố tình thay đổi HSD của nguyên liệu, có bọ trong đồ uống. Những vụ việc này có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh tiếng của toàn hệ thống Mixue.

6.3 Cơ hội

  • Sức tiêu thụ mạnh của thị trường trà sữa: Trà sữa luôn được đánh giá là một thị trường sôi động với sức mua lớn. Trong năm 2022, người Việt đã chi hơn 8500 tỷ đồng để mua trà sữa
  • Cơ hội mở rộng thị trường: Hiện nay Mixue đang tiếp tục mở rộng thị trường đến nhiều quốc gia. Với một thương hiệu lớn đã chiếm lĩnh tốt thị trường nội địa như Mixue thì việc tìm đến thị trường quốc tế là yêu cầu bắt buộc. Các thị trường mới sẽ là động lực giúp Mixue tiếp tục mở rộng quy mô.
  • Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng: sau thời gian dịch bệnh và những biến động chính trị, nền kinh tế vĩ mô cho thấy những dấu hiệu chững lại. Điều này đã dẫn đến việc ngày càng nhiều người tìm đến các sản phẩm có giá thành thân thiện hơn. Và trong thị trường trà sữa cũng tương tự. Hàng loạt các thương hiệu cao cấp thua lỗ trong khi các thương hiệu bình dân mới liên tục xuất hiện. Điều này chứng tỏ đây là cơ hội phát triển rất lớn cho các thương hiệu trà sữa giá rẻ như Mixue.

6.4 Thách thức

  • Nguy cơ loãng hệ thống nhượng quyền: Với tốc độ gia tăng số lượng cửa hàng nhượng quyền nhanh chóng như hiện tại. Trong một tương lai không xa, Mixue sẽ gặp phải tình trạng loãng hệ thống nhượng quyền. Nghĩa là có quá nhiều cửa hàng cùng nằm trong một khu vực. Dẫn tới không thể thu hút các nhà đầu tư mới tiếp tục tham gia vào hệ thống của Mixue.
  • Cạnh tranh từ đối thủ: Thị trường kem, trà sữa đang thể hiện tiềm năng phát triển rất tốt. Điều này dẫn đến số lượng đối thủ cạnh tranh trong ngành không ngừng ra tăng. Đòi hỏi chiến lược marketing của Mixue phải có những biện pháp để gây dựng lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.
  • Xu hướng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh, ít đường: Hiện nay, các phong trào thực phẩm lành mạnh, eat clean đang ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Dẫn tới một bộ phận người tiêu dùng hạn chế các sản phẩm nhiều đường như kem, trà sữa. Trong khi đó kem và trà sữa là hai dòng sản phẩm chính của thương hiệu Mixue. Điều này sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của thương hiệu này.

7. Chiến lược marketing mix 7p của Mixue

7.1 Product (Sản phẩm)

Chiến lược marketing của Mixue chú ý đến tất cả các khía cạnh của sản phẩm, từ hương vị, sự đa dạng, giá cả, bao bì, đến chất lượng,…
Các sản phẩm của Mixue chủ yếu gồm ba nhóm chính: kem, trà trái cây, trà sữa. Tuy nhiên bằng cách kết hợp khéo léo, menu của Mixue lên tới hơn 30 món.Về hương vị, sản phẩm của Mixue không thua kém các thương hiệu đắt tiền. Đặc biệt các sản phẩm kem của Mixue luôn được đánh giá cao nhờ sự mềm mịn và thơm béo. Khi nếm thử kem tại Mixue ít ai nghĩ rằng nó chỉ có giá 10.000 đồng. Ngoài ra thương hiệu cũng khá đầu tư vào bao bì với thiết kế bắt mắt, in đậm dấu ấn của thương hiệu.
mixue sản phẩmDù có giá thành rẻ, nhưng tất cả nguyên liệu đều được sản xuất bởi nhà máy của Mixue nên có thể đảm bảo về chất lượng và vệ sinh.
Dù là một thương hiệu thuộc phân khúc giá rẻ nhưng Mixue đã thành công khiến thực khách cảm thấy nhận được sản phẩm chất lượng hơn số tiền mà họ bỏ ra. Đây là một trong những yếu tố khiến Mixue khác biệt so với các thương hiệu giá rẻ khác.

7.2 Price (Giá cả)

Các sản phẩm của Mixue có giá thành phù hợp với túi tiền của phần lớn người tiêu dùng. Trà sữa ở Mixue có giá chỉ từ 25.000 đồng. Trong khi đó nước chanh và trà hoa quả có giá lần lượt là 20.000 và 25.000 đồng. Kem ốc quế của Mixue có giá chỉ 10.000 đồng. Mức giá đồ uống trung bình ở Mixue chỉ từ 20.000 đến 25.000. Đây là con số khá thấp khi so sánh với các thương hiệu trà sữa tại Việt Nam.
menu mixue
Giá thành thấp giúp Mixue tiếp cận được đông đảo các bộ phận khách hàng. Dù có giá vậy Mixue vẫn thu lợi nhuận tốt nhờ khả năng tối ưu chi phí.
Không chỉ cung cấp sản phẩm với giá thành rẻ, chi phí nhượng quyền của Mixue cũng được đánh giá là khá ưu đãi. Theo thông tin từ đại diện thương hiệu ở thị trường Việt Nam, phía Mixue sẽ không trích phần trăm từ doanh thu. Toàn bộ số tiền thu được từ việc kinh doanh sẽ thuộc về chủ sở hữu.
Với điểm mạnh giá thấp, Mixue đáp ứng sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chững lại do dịch bệnh và những biến động chính trị.

7.3 Place (Địa điểm)

Một điểm khác biệt đáng chú ý trong chiến lược marketing của Mixue là cách lựa chọn địa điểm. Thay vì ưu tiên các mặt bằng lớn ở vị trí đắc địa hoặc trong trung tâm thương mại. Mixue thường lựa chọn các mặt bằng nhỏ hơn, có giá thành rẻ, tập trung phục vụ mang đi. Mixue sẵn sàng nhượng quyền với các cửa hàng mặt tiền tối thiểu 3m và diện tích tối thiểu 40m.
chiến lược địa điểm mixueKhông chỉ tập trung vào các tỉnh thành phố lớn, Mixue mở rộng ở cả các tỉnh thành nhỏ với mức thu nhập tốt hơn. Giải pháp này vừa giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng lại tận dụng được các khu vực mà những thương hiệu lớn chưa thể vươn tới.

7.4 Promotion (Quảng bá)

Ở thị trường Trung Quốc, Mixue đã cực kỳ thành công với chiến lược quảng bá độc đáo. Mixue đã tạo ra một bài hát riêng của thương hiệu trên nhạc nền của một bài hát thiếu nhi. Ca khúc chỉ có đúng hai câu “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa Mixue” lặp đi lặp lại. Ngay khi được phát trên TV và tại các cửa hàng, ca khúc với giai điệu bắt tai và ca từ dễ nhớ đã được lan truyền nhanh chóng và đem lại hiệu ứng tích cực. Nhờ đó Mixue đã nhận được hơn 500.000 triệu lượt thảo luận trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc.

Ở phía thị trường Việt Nam, Mixue không tổ chức các chiến dịch quảng bá rầm rộ. Chủ yếu tập trung tiếp cận khách hàng trên nền tảng mạng xã hội. Mixue có một trang facebook chính với hơn 28.000 lượt theo dõi. Ngoài ra mỗi cửa hàng chi nhánh cũng có một trang riêng để tự đăng tải thông tin.
Ngoài ra trong chiến lược marketing của Mixue, có một chiến lược quảng bá luôn được đảm bảo xuyên suốt ở bất cứ thị trường nào. Đó chính là quảng bá bằng hình ảnh linh vật. Linh vật của Mixue xuất hiện ở cửa hàng, biển hiệu, trên bao bì đồ uống. Điều này tạo nên sự vui tươi, dễ gần giúp Mixue ghi dấu ấn trong lòng khách hàng.
linh vật mixue

7.5 People (Con người)

Mixue không tham gia vào việc quản lý các cửa hàng nhượng quyền nên yếu tố nhân sự sẽ do phía đối tác quản lý. Mixue chỉ tổ chức các khóa đào tạo nhân sự trước khi cửa hàng nhượng quyền được mở. Chi phí đào tạo cũng do phía đối tác chi trả.
Đối với khách hàng, Mixue chú trọng xây dựng mối quan hệ gắn bó, gần gũi. Chiến lược marketing của Mixue đã thành công khiến khách hàng coi Mixue như một chủ thể với tính cách thay vì một thương hiệu xa lạ.
Ví dụ như khi dính bê bối về thay đổi hạn sử dụng của nguyên liệu. Bất ngờ là khá nhiều khách hàng và người hâm mộ Mixue lâu năm tỏ ra thông cảm. Thay vì chỉ trích, tẩy chay, khách hàng khuyến nghị Mixue nên tăng cường công tác quản lý. Hay khi bức ảnh những loại bột sữa, siro rẻ tiền ở cửa hàng Mixue phát tán trên MXH Weibo. Khách hàng của thương hiệu cũng có những bình luận rất thú vị như: “Mixue đã không chê bạn nghèo thì bạn còn chê Mixue không lành mạnh à?” hay “Mixue coi chúng ta như gia đình, không hề dấu diếm, không giả vờ dùng nguyên liệu cao cấp”.

7.6 Process (Quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ)

Mixue không tham gia vào việc quản lý các cửa hàng nhượng quyền. Nhờ vậy thương hiệu có thể đầu tư nhiều hơn để hoàn thiện quy trình sản xuất và phân phối nguyên liệu.
Từ năm 2013, nhà máy sản xuất nguyên liệu pha chế của Mixue đã đi vào hoạt động. Nguồn cung trà được lấy từ các nông trại địa phương giúp giảm chi phí.
Ngoài ra Mixue còn sở hữu mạng lưới hậu cần kho hàng trên toàn quốc và hệ thống quản lý vận hành tiên tiến. Với trung tâm kho bãi và hậu cần riêng, chu kỳ vận chuyện của Mixue được rút ngắn. Điều này giúp giảm chi phí hàng tồn kho, chi phí lưu kho, chi phí chiết khấu cho các đơn vị vận chuyển. Nhờ vậy mà Mixue đã trở thành trở thành thương hiệu đồ uống đầu tiên ở Trung Quốc cung cấp dịch vụ giao hàng miễn phí.
Tất cả quy trình sản xuất và phân phối của Mixue đều được tối ưu nhằm giảm chi phí trên mỗi sản phẩm.

7.7 Physical Evidence (cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ marketing)

Mixue không đầu tư nhiều cho các biển quảng cáo. Mà thương hiệu sử dụng chính cửa hàng và sản phẩm của mình để hỗ trợ cho marketing. Đầu tiên nhờ hệ thống cửa hàng dày đặc, trải đều ở nhiều khu vực giúp khách hàng dễ dàng ghi dấu về thương hiệu. Tất cả các biển hiệu của cửa hàng đều được thống nhất với màu đỏ bắt mắt. Cùng dòng chữ “Mixue since 1997 tea & ice cream”. Phía ngoài cửa hàng thường trang trí cây kem khổng lồ mô phỏng cho sản phẩm nổi bật của Mixue.
mixue chiến lược cơ sở vật chất
Trên các sản phẩm của Mixue cũng luôn có hình ảnh thương hiệu. Trên nắp cốc sẽ có hình linh vật với các tư thế dễ thương. Trên thân cốc xuất hiện logo cùng tên thương hiệu cỡ lớn. Thậm chí trên cây ốc quế cũng có logo của Mixue. Cả những dụng cụ nhỏ như ống hút, thìa cũng được thiết kế riêng với dấu ấn của thương hiệu. Đây là điều mà nhiều thương hiệu đồ uống cao cấp như Phúc Long, Highland,… cũng chưa làm được.
logo mixue trên sản phẩm
Xem thêm: Chiến lược Marketing của ToCoToCo: Bí quyết tăng độ phủ

8. Ba điểm sáng nổi bật trong chiến lược marketing của mixue

8.1 Mô hình nhượng quyền sáng tạo

Mô hình nhượng quyền của Mixue khá đặc biệt là sự kết hợp giữa khuôn khổ và tự do. Để tham gia nhượng quyền cần đáp ứng các yêu cầu sau. Đầu tiên là tiếp nhận triết lý kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các quy tắc kinh doanh. Người đầu tư cũng được yêu cầu tham gia vào hoạt động của cửa hàng tối thiểu 90 giờ/ tháng. Ngoài ra còn cần tham gia các lớp đào tạo quản lý của Mixue.
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng gia nhập hệ thống của Mixue. Đầu tiên, Mixue có một quy trình hiệu quả để mở cửa hàng. Nếu các điều kiện trên được áp dụng, cửa hàng nhượng quyền có thể được mở sau nửa tháng. Thứ hai, Mixue không tham gia chia sẻ lợi nhuận. Toàn bộ hoạt động của cửa hàng hoàn toàn nằm dưới sự quản lý của chủ sở hữu. Người nhượng quyền chịu trách nhiệm cho lợi nhuận và tổn thất của chính họ.
Với mô hình nhượng quyền như vậy, doanh thu chủ yếu của Mixue đến từ việc cung cấp nguyên liệu và bao bì cho đối tác. Năm 2021, Mixue Ice Cream & Tea đạt doanh thu 10,35 tỷ NDT. Trong đó, bán đồ uống siro đặc, mứt, trà và các nguyên liệu khác cho các đối tác nhượng quyền. đạt 7,23 tỷ NDT, chiếm 70%. Bán bao bì đóng gói cho bên nhượng quyền đạt 1,78 tỷ NDT, chiếm 17%. Bán thiết bị và vật tư vận hành đạt 1,05 tỷ NDT, chiếm khoảng 10%. Phí quản lý nhượng quyền chỉ chiếm khoảng 2%.

8.2 Chiến lược sản phẩm mồi

Sản phẩm mồi là một thành công đáng chú ý trong chiến lược marketing của Mixue. Có thể hiểu sản phẩm mồi là sản phẩm để “nhử” người tiêu dùng đến với thương hiệu nào đó. Để làm được điều đó sản phẩm mồi phải có những đặc tính hấp dẫn riêng biệt hoặc ưu đãi đặc biệt.
Các sản phẩm từ kem giúp Mixue tạo ra sự khác biệt trong thị trường. Vì cửa hàng trà sữa chỉ tập trung chủ yếu vào đồ uống. Trong khi đó các cửa hàng kem có chất lượng tương tự Mixue thường có giá thành cao. Vì vậy Mixue rất mong muốn khách hàng trải nghiệm và gắn bó với các sản phẩm kem của hãng.
Đây chính là lý do Mixue đưa ra sản phẩm kem ốc quế với giá chỉ 10.000 đồng. Kem của Mixue có độ mềm mịn, thơm béo hơn hẳn các sản phẩm bình dân. Và kích thước của mỗi cây kem cũng rất lớn khiến thực khách ấn tượng.
chiến lược sản phẩm mồi mixueVới giá thành thấp, phù hợp nhiều đối tượng, kem ốc quế của Mixue là một sản phẩm mồi hoàn hảo để thu hút khách hàng mới và tạo sự gắn bó từ khách hàng cũ.

8.3 Khai thác tối đa hình ảnh linh vật

Linh vật có thể tạm hiểu là những con vật mang tính biểu tượng cho một tổ chức cá nhân, hay một sự kiện nào đó. Linh vật của các thương hiệu thường được thiết kế gắn liền với ý nghĩa, hoặc đặc tính của thương hiệu đó. Trong chiến lược marketing của Mixue, hình ảnh linh vật đã được xây dựng và sử dụng rất thành công.
Linh vật của Mixue có tên Snow King là một người tuyết mặc áo choàng và cầm trượng.
Snow King có ngoại hình mũm mĩm, luôn mỉm cười với màu sắc đỏ và trắng của Mixue.
Linh vật của Mixue hiện diện trong cửa hàng, trên bao bì, trong các hình ảnh quảng bá của thương hiệu.
Mixue từng có một chiến dịch ra mắt sản phẩm mới rất thành công với linh vật Snow King.
Tháng 6 năm 2022, cộng đồng mạng bỗng xôn xao với hình ảnh linh vật Mixue chuyển thành màu đen. Mixue chỉ đưa ra một câu trả lời duy nhất là do bị cháy nắng. Điều này đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi với hàng trăm triệu lượt thảo luận. Hóa ra đây là một chiến dịch ra mắt trà dâu tằm với câu trả lời đầy đủ là “Snow King bị cháy nắng khi hái dâu”.
mixue cháy nắng
Cũng xoay quanh chủ đề linh vật, Mixue đã cho ra mắt bình đựng nước có hình ảnh linh vật. Khi đựng các loại đồ uống khác nhau, sẽ cho ra các hình ảnh khác nhau. Bình nước này đã tạo ra một cơn sốt với hơn 10.000 sản phẩm bán ra trong một tháng.
mixue bình nước

9. Tạm kết

Mixue bắt đầu với khoản đầu tư 4000 NDT (12 triệu đồng), đến nay con số này đã tăng lên gấp 5 triệu lần. Sự phát triển mạnh mẽ này là kết quả từ những thành công trong chiến lược marketing của Mixue. Với sản phẩm chất lượng tốt, giá thành rẻ, mô hình nhượng quyền phù hợp, Mixue được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh, đặc biệt là ở thị trường Đông Nam Á. Theo dõi Nhà Hàng số để cập nhật thêm những Case Study nổi bật trong ngành F&B.

Chiến lược marketing của KOI Thé: Xâm chiếm thị trường châu Á

chiến lược marketing của koi thé đầu tư vào chất lượng

Chiến lược marketing của KOI Thé, chứng tỏ đẳng cấp thương hiệu nhờ chất lượng sản phẩm vượt trội và dịch vụ thân thiện

1. Tổng quan về thị trường trà sữa

Theo báo cáo của Momentum Works và qlub, mỗi năm người người tiêu dùng tại Đông Nam Á chi khoảng 3,66 tỷ USD cho trà sữa. Đáng chú ý, Việt Nam là thị trường xếp thứ 3 về quy mô, với doanh thu ước tính khoảng 362 triệu USD (tương đương 8.470 tỷ đồng).
Bên cạnh đó một báo cáo phân tích ngành F&B từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2022 do Reputa thực hiện cũng chỉ ra, với 30-50% thị phần trà sữa là loại đồ uống được thảo luận nhiều nhất trên mạng xã hội. Trà sữa bỏ xa các loại đồ uống phổ biến khác như trà, cà phê hay nước ép. Trong khi đó, các loại đồ ăn được quan tâm lại thay đổi liên tục.
đồ uống được thảo luận nhiều nhất
Tại Việt Nam, thị trường trà sữa tăng trưởng nhanh chóng với rất nhiều thương hiệu khác nhau. Trong đó, chiến lược marketing của KOI Thé đã thành công giúp thương hiệu này luôn nằm trong top 10 thương hiệu trà sữa được yêu thích nhất. Thậm chí, trong trong giai đoạn 2017 – 2018 lợi nhuận ròng của KOI bỏ xa các đối thủ với xấp xỉ 40 tỷ đồng. Trong năm 2020, Phúc Long và KOI là 2 chuỗi trà sữa không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Cụ thể, lợi nhuận của KOI đã tăng 12% so với năm 2019.

2. Giới thiệu về KOI Thé

Trước khi tìm hiểu một cách chi tiết về chiến lược marketing của KOI Thé, hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu tổng quan về thương hiệu trà sữa này nhé!
KOI Thé là thương hiệu trà sữa có nguồn gốc từ Đài Loan. Tên khai sinh của thương hiệu này là 50 Lan (50嵐). Năm 2006 thương hiệu chính thức được thành lập với tên gọi KOI Café. Cửa hàng đầu tiên ở nước ngoài được khai trương tại Singapore vào năm 2007 với tên gọi mới – KOI. Nhằm truyền tải triết lý thương hiệu và nuôi dưỡng văn hóa trà Đài Loan, năm 2015 bà Khloé Ma chính thức đổi tên thương hiệu thành KOI Thé. Hiện tại, KOI đã có mặt ở khắp thị trường châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia… một số khu vực khác như Dubai và Mỹ cũng đã có sự xuất hiện của thương hiệu này.
trà sữa của koi théKOI Thé chính thức ra nhập thị trường Việt Nam vào năm 2015 với cửa hàng đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh. Tính đến thời điểm hiện tại, KOI đã có gần 40 chi nhánh ở cả 3 miền Bắc – Trung – Nam. Trong đó, các cửa hàng tập trung nhiều nhất ở 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

3. Đối thủ cạnh tranh của KOI Thé

Thị trường Việt Nam hiện nay có khoảng 100 thương hiệu trà sữa đến từ các thương hiệu của Đài Loan, Trung Quốc và nội địa Việt Nam. Tuy nhiên, chiến lược marketing của KOI Thé là nhắm vào thị trường trà sữa cao cấp, nên các đối thủ cạnh tranh trực tiếp có thể kể đến như: Phúc Long, Gong Cha, The Alley… Ngoài ra, việc các chuỗi cà phê lớn như The Coffee House hay E-Coffee của Trung Nguyên bắt đầu đưa trà sữa vào Menu cũng có phần nào ảnh hưởng đến các thương hiệu trà sữa như KOI Thé.

4. Định hướng khác biệt của KOI Thé

Là một thương hiệu trà sữa nổi tiếng tại nhiều quốc gia, thay vì tiến hành nhượng quyền để tăng độ phủ như các thương hiệu trà sữa khác, chiến lược marketing của KOI Thé chọn đầu tư vào chất lượng sản phẩm và từ chối nhượng quyền trà sữa. Chiến lược này đã tạo nên sự khác biệt giữa KOI với nhiều thương hiệu trà sữa khác.
Việc không nhượng quyền đảm bảo cho danh tiếng và chất lượng sản phẩm của thương hiệu vì quyền quản trị các vấn đề như: Thương hiệu, quy trình, nguyên liệu, dịch vụ… đều nằm trong tay họ một cách tuyệt đối. KOI Thé cũng không cung cấp bất kỳ nguyên, vật liệu hay công thức nào của mình ra ngoài, để đảm bảo hương vị đặc trưng riêng có của thương hiệu. Do đó, dù cho khách hàng có đến cửa hàng nào của KOI thì chất lượng sản phẩm hay cách phục vụ cũng đều tương tự nhau, tạo nên nét đặc trưng riêng chỉ có ở KOI Thé.

5. SWOT của KOI Thé

Chiến lược marketing của KOI Thé được xây dựng dựa trên mô hình SWOT, bao gồm 4 khía cạnh là: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức. Tìm hiểu về mô hình SWOT sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về thương hiệu. Từ đó giúp việc phân tích chiến lược kinh doanh của thương hiệu/doanh nghiệp chính xác hơn.
swot chiến lược marketing của koi thé

5.1. Điểm mạnh của KOI Thé (Strengths)

  • Là thương hiệu trà thủ công đầu tiên. KOI rất coi trọng đến chất lượng sản phẩm. Vậy nên KOI là thương hiệu đầu tiên thực hiện tất cả các công đoạn từ lựa chọn trà cho đến pha trà đều được làm bằng phương pháp thủ công.
  • Chất lượng sản phẩm. Tất cả các nguyên liệu đầu vào đều được lựa chọn kỹ lưỡng và bảo quản phù hợp. Cùng với đảm bảo quá trình chế biến luôn được tuân thủ nghiêm ngặt theo công thức riêng tạo nên chất lượng sản phẩm đầu ra ở mỗi cơ sở đều “đạt chuẩn” của thương hiệu.
  • Dịch vụ chăm sóc ân cần. Bên cạnh chất lượng, KOI Thé cũng quan tâm đến dịch vụ. Dù là với nhân viên của thương hiệu hay khách hàng, KOI đều tạo môi trường thân thiện và chính sách chăm sóc phù hợp.
  • Độ phủ rộng. Hiện KOI Thé đã có hệ thống cửa hàng trên 10 quốc gia từ Á sang Âu. Tính riêng ở Việt Nam đã có gần 40 cửa hàng trên khắp cả nước.
  • Các chi nhánh nằm ở vị trí đắc địa, dễ tìm kiếm. Các cửa hàng của KOI Thé đều được đặt tại các con đường lớn, các địa điểm sầm uất, đông người qua lại, dễ dàng cho việc tìm kiếm.

cơ sở vật chất cửa hàng koi thé

5.2. Điểm yếu của KOI Thé (Weaknesses)

  • Diện tích cửa hàng còn hạn chế. Dù ở các vị trí đắc địa, nhưng điện tích mặt bằng của các cửa hàng KOI Thé vẫn còn hạn chế.
  • Giá thành khá cao. Tuy thu nhập bình quân đầu người tại Việt nam tăng, nhưng với mức giá từ 35.000đ – 119.000đ cho một cốc trà sữa vẫn khá cao. Và thị trường trà sữa vẫn còn rất nhiều lựa chọn khác với mức giá phù hợp hơn.

5.3. Cơ hội của KOI Thé (Opportunities)

  • Thị trường trà sữa có quy mô lớn. Theo các báo cáo được thực hiện, có thể thấy thị trường trà sữa hiện tại có quy mô khá lớn và vẫn còn khả năng phát triển trong tương lai.
  • Sự tăng trưởng của GDP. Sự tăng trưởng trong thu nhập bình quân đầu người góp phần thúc đẩy các nhu cầu giải trí, ăn uống. Các thị trường KOI Thé lựa chọn hiện tại đều có sự tăng trưởng khá ổn định, tạo nhiều cơ hội để phát triển.
  • Trà sữa vẫn là xu hướng được ưa thích. Sau nhiều năm phát triển, có thể thấy trà sữa vẫn được người tiêu dùng ưa thích. Điều này được thể hiện rất rõ qua các thống kê liên quan đến thị trường trà sữa. Số lượng các cửa hàng, thương hiệu trà sữa vẫn không ngừng tăng lên trong những năm gần đây.

trà sữa được yêu thích

5.4. Thách thức của KOI Thé (Threats)

  • Sức ép từ các đối thủ cạnh tranh lớn. Các thương hiệu đối thủ như Phúc Long, Gong Cha, Bobapop… Buộc KOI không ngừng sáng tạo, cải thiện chất lượng dịch vụ để thu hút và giữ chân khách hàng.
  • Nguồn nguyên liệu nhập khẩu phụ thuộc vào Đài Loan. Các nguyên liệu KOI Thé sử dụng đều được nhập khẩu từ Đài Loan. Điều này khiến cho các chi nhánh tại nước ngoài không được chủ động.

6. Chiến lược marketing của KOI Thé: mô hình marketing mix 7P

6.1. Sản phẩm – Products

Sản phẩm là yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing của KOI Thé. Ảnh hưởng quyết định đến thành công của thương hiệu. Hiện nay, menu của KOI có 5 dòng sản phẩm chính gồm: Flavored Tea, Chewy Tea, Macchiato, Milk Tea & Tea Latte và Juice. Ngoài ra, KOI Thé cũng chú trọng vào việc phát triển các dòng sản phẩm mới. Để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng.
dòng sản phẩm mới của koi
Không chỉ đa dạng về chủng loại, KOI Thé cũng luôn tập trung vào chất lượng của sản phẩm. Thương hiệu KOI luôn chú trọng vào quá trình tạo ra sản phẩm. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, quy trình pha trà, đến sản phẩm hoàn thiện đều được thực hiện thủ công. Các nhân viên được đào tạo và tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng quy định và công thức riêng của thương hiệu. Sự chính xác và nhất quán đảm bảo cho chất lượng từng sản phẩm của KOI.

6.2. Chiến lược giá – Price

Chiến lược định giá theo phân khúc được áp dụng trong chiến lược marketing của KOI Thé. KOI Thé là một thương hiệu định giá theo phân khúc trà sữa cao cấp. Vì vậy giá trà sữa của KOI khá cao so với mặt bằng chung, trung bình khoảng 65.000đ. Đi kèm với giá cao là sản phẩm và dịch vụ thực sự chất lượng. Vì KOI luôn đặt chất lượng của sản phẩm và trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu trong chiến lược marketing của thương hiệu.

6.3. Chiến lược phân phối – Place

Hiện KOI Thé có gần 40 cửa hàng trên khắp cả nước. Các cửa hàng đều được đặt ở các thành phố lớn với vị trí đắc địa. Các địa điểm nhiều người qua lại như tại các trung tâm thương mại sầm uất, những khu trung tâm có lượng người qua lại lớn…
vị trí cửa hàng koi thé
Để phục vụ nhu cầu mua sắm từ xa của khách hàng. KOI Thé không chỉ phân phối trực tiếp tại các cửa hàng mà còn bắt tay với các hãng giao đồ ăn. Hiện nay, khách hàng có thể dễ dàng đặt trà sữa của KOI trên các ứng dụng giao hàng phổ biến như: NowFood, Grab Food, Beamin.
giao đồ trực tuyến của koi thé
Ngoài ra, KOI Thé hiện đang phát triển APP riêng, nhằm khai thác tối đa tệp khách hàng. Khi tải APP, khách hàng sẽ thường xuyên được cập nhật các thông tin và ưu đãi mới của KOI. Đặc biệt, khi tải APP, khách hàng sẽ được tham gia chương trình tích điểm đổi quà và nhận các voucher ưu đãi đặc biệt vào dịp sinh nhật.
app riêng của koi thé

6.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu – Promotion

Các hoạt động xúc tiến thương hiệu trong chiến lược marketing của KOI Thé được thực hiện dưới nhiều hình thức và nền tảng khác nhau. Trong đó, fanpage kênh truyền thông chính của KOI.
Các hoạt động khuyến mãi hay mini game cũng được tổ chức thường xuyên để thúc đẩy hành vi của khách hàng. Đặc biệt, khách hàng sẽ nhận được nhiều ưu đãi hơn nếu sử dụng APP thành viên của KOI Thé. Các thành viên có thể nhận các phần quà như: Voucher đặc biệt ngày sinh nhật, tích điểm đổi quà…
mini game koi thé
tích điểm đổi quà của koi thé
Ngoài ra, thương hiệu còn được quảng bá qua TikTok qua các video review của KOCs.
Xem thêm: Chiến lược Marketing của ToCoToCo: Bí quyết tăng độ phủ

6.5. Yếu tố con người – People

Trong chiến lược marketing của KOI Thé, con người là một yếu tố quan trọng. Đội ngũ nhân viên của KOI luôn được đào tạo kỹ lưỡng. Nhân viên luôn giữ thái độ thân thiện và ân cần, để tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
yếu tố con người ở koi thé
Môi trường làm việc của KOI Thé cũng được đánh giá là thân thiện với nhân viên. Ngoài được hưởng mức lương cơ bản tại quốc gia, nhân viên còn có chế độ thưởng và phụ cấp. Điều này góp phần giúp chất lượng phục vụ của nhân viên tại KOI Thé được nâng cao hơn.

6.6. Quy trình – Process

Chiến lược marketing của KOI Thé đã xây dựng hoàn thiện quy trình phục vụ của thương hiệu. Bao gồm các khâu từ lựa chọn nguyên liệu thô, đến quy trình pha trà và phục vụ.
Ở quy trình lựa chọn nguyên liệu, các nguyên liệu được sử dụng đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Các thành phần cũng được gửi đi kiểm tra SGS 3-5 lần mỗi năm. Với một số mặt hàng như lá trà sẽ được kiểm tra thường xuyên một lần mỗi tháng. Ở quy trình pha chế, KOI chọn cách pha trà truyền thống với quy trình hoàn thiện. Các nhân viên pha chế đều được đào tạo nghiêm ngặt và bài bản để đảm bảo chất lượng mỗi ly trà đến tay khách hàng.
quy trình pha chế thủ công của koi
Quy trình phục vụ cũng được KOI đề cao. Quy trình phục vụ hoàn thiện tạo trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng. Đến với KOI, khách hàng có thể gọi đồ uống tại quầy hoặc đặt đồ uống qua các app mua hàng. Khi gọi đồ uống, khách hàng sẽ được hướng dẫn tất cả các bước. Từ lựa chọn size đồ uống, tỉ lệ đường – đá, các topping phù hợp cho từng loại đồ uống và cách thức thanh toán phù hợp.

6.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence

KOI Thé rất chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất. Các cửa hàng được đầu tư về không gian, với thiết kế đơn giản, nhưng vẫn đẹp và sang chảnh. Tuy diện tích không quá rộng nhưng nhờ lối thiết kế đơn giản, hiện đại vẫn tạo cảm giác thông thoáng, thư giãn cho khách hàng.
không gian cửa hàng koi théDù mở nhiều chi nhánh, nhưng chất lượng và hương vị của trà sữa KOI vẫn được giữ nguyên. Từ đó xây dựng trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu trà sữa chất lượng và đồng đều trong cả hệ thống.

7. Đánh giá chiến lược marketing của KOI Thé

Nhìn chung, mặc dù trong đại dịch nhiều thương hiệu trà sữa rơi vào thua lỗ. Thậm chí sau đại dịch nhiều cửa hàng nhượng quyền phá sản, một số thương hiệu rơi vào quên lãng. Nhưng chiến lược marketing của KOI Thé đã giúp thương hiệu này tiếp tục phát triển. Thậm chí là chi phối thị trường trà sữa Việt Nam. Minh chứng rõ nhất cho sự thành công của chiến lược marketing đó là doanh thu và lợi nhuận của thương hiệu vẫn tiếp tục tăng trưởng. Các cơ sở mới tiếp tục được khai trương và thu hút rất đông khách hàng.
Chú trọng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ, kết hợp cùng đa dạng hóa sản phẩm đã tạo một lối đi riêng cho KOI Thé. Đó cũng là bài học kinh nghiệm các thương hiệu/ doanh nghiệp F&B có thể học hỏi từ KOI Thé.

8. Tạm kết

Sau 7 năm có mặt tại Việt Nam, KOI Thé đã thành công tạo được dấu ấn là thương hiệu trà lắc số 1 trong lòng khách hàng. Dù gặp nhiều sự cạnh tranh từ các đối thủ lớn, nhưng bước đi khôn ngoan trong chiến lược marketing đã giúp thương hiệu phát triển ổn định và có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trà sữa Việt Nam. Nhìn chung, chiến lược marketing của KOI Thé rất đáng để các tìm hiểu và học hỏi.
Theo dõi chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số để cập nhật những thông tin mới nhất trong ngành F&B trong những bài tiếp theo.