Home Blog Page 43

[Mới nhất] Thị trường nhà hàng tại Việt Nam: Nhu cầu và xu hướng phát triển

báo cáo thị trường nhà hàng

Phân tích chi tiết về xu hướng tiêu dùng cùng hướng đi giúp tăng hiệu quả kinh doanh trong thị trường nhà hàng tại Việt Nam hiện nay

F&B luôn là một thị trường sôi động, bởi nó gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người. Tại Việt Nam, một quốc gia đang phát triển, thị trường này lại càng có những tiềm năng to lớn. Và ngành nhà hàng đã và đang có những bước phát triển đáng kinh ngạc. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số tổng hợp các báo cáo cùng những phân tích nhất về xu hướng tiêu dùng trong thị trường nhà hàng tại Việt Nam. Từ đó, những xu hướng phát triển trong kinh doanh sẽ được đưa ra dựa trên những số liệu thực tế.

1. Tiềm năng thị trường F&B Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia đông dân và đang trên đà phát triển. Tính đến ngày 09/11/2022, dân số Việt Nam là 99.221.071 người. Với hơn 38% dân số thành thị, thị trường F&B Việt Nam càng tỏa ra sức hấp dẫn nhờ sức tiêu thụ khổng lồ. Thêm vào đó, trong giai đoạn 2002 – 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3700 USD. Riêng tầng lớp trung lưu chiếm khoảng 1/3 dân số có mức thu nhập bình quân ước đạt 15000 USD vào năm 2035 (theo Boston Consutlting Group – BCG).
20,5% là con số dành cho ăn uống trong ngân sách chi tiêu của một hộ gia đình Việt. Đây là một con số áp đảo và chiếm tỷ trọng lớn trong ngân sách chi tiêu.

2. Báo cáo thị trường nhà hàng tại Việt Nam: Mức chi tiêu trung bình

Cuộc sống hiện đại ngày càng phát triển kéo theo xu hướng ăn uống bên ngoài trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống. Decision Lab cho biết, tính riêng quý II/2016, lượng khách của thị trường nhà hàng tại 3 thành phố lớn là TP. HCM, Hà Nội và Đà Nẵng đã đạt 340 triệu người. Con số này tương đương với doanh số là 1,1 tỷ USD/ quý. Từ đó, ước tính trong năm 2016, doanh số ngành hàng ăn uống rơi vào khoảng 4,4 tỷ USD (chỉ tính riêng 3 thành phố lớn).
Mức chi tiêu cho việc ăn uống bên ngoài tùy thuộc vào mức sống của từng nơi. Thống kê của Decision Lab chỉ ra số tiền trung bình chi cho lần ăn ngoài/ người tại 3 thành phố lớn lần lượt là:

  • TP. Hồ Chí Minh: 69.599 VNĐ.
  • Hà Nội: 80.327 VNĐ.
  • Đà Nẵng: 65.526 VNĐ.

phân khúc giá thị trường nhà hàng
Ngoài ra, mức chi tiêu này còn phụ thuộc vào địa điểm/ nhà hàng. Dưới đây là một số mức trung bình tính trên 1 lần ăn uống/ người.

  • Hàng quán vỉa hè (chè, nem chua rán, kem…): 35.000 VND.
  • Căng tin: 40.000 VND.
  • Cửa hàng tiện lợi (Circle K…): 50.000 VND.
  • Quán phục vụ đồ ăn nhanh (KFC, Lotteria, Fresh Garden…): 72.000 VND.
  • Quán ăn trung bình (Vị Quảng, bánh cuốn Gia An, bánh tráng Hoàng Bèo…): 84.000 VND.
  • Quán đồ uống cồn (bia hơi Thu Hằng…) : 193.000 VND.
  • Khách sạn (trung bình 3 sao): 216.000 VND.
  • Nhà hàng lịch sự, dịch vụ trọn vẹn (Thai Express, Al Fresco, Gogi, ManWah,…): 265.000 VND.

Một số báo cáo khác đồng thời chỉ ra ràng người trẻ Việt Nam có xu hướng chi từ 80 – 120 USD/ tháng cho các món quà vặt như ngô chiên, trà sữa, cà phê tùy từng khu vực sống.

3. Báo cáo thị trường nhà hàng tại Việt Nam: thị phần các loại hình ăn uống

Trong thị trường tiêu thụ thực phẩm bên ngoài, full-service (phục vụ trọn vẹn) và quick-service (phục vụ nhanh) là 2 mô hình chính, thường gặp nhất. Sự khác biệt giữa 2 mô hình này nằm ở cách phục vụ. Full-service ứng với các mô hình kinh doanh nhà hàng điển hình, nơi khach hàng được phục vụ tại bàn. Quick-service tập trung vào các cửa hàng bánh ngọt, quán cafe đồ ăn nhanh, nơi khách tư phục vụ. Tỷ trọng thị phần 2 loại hình này xấp xỉ nhau, và tổng hai loại hình chiếm 72% doanh thu thực phẩm tiêu thụ bên ngoài.
tỷ trọng các loại hình ăn ngoài
Hàng quán vỉa hè, cửa hàng tiện lợi, căng tin, ăn uống tại khách sạn chiếm 28% còn lại. Mặc dù Việt Nam khá nổi tiếng với ẩm thực đường phố nhưng loại hình hàng quán vỉa hè chỉ chiếm 11% tổng lượng tiêu thụ thực phẩm tiêu thụ bên ngoài.

4. Chân dung khách hàng điển hình của thị trường nhà hàng tại Việt Nam

Tại Việt Nam, thị trường nhà hàng có đối tượng khách hàng chủ yếu là nam giới. Trong đó, nhóm khách hàng tập trung chủ yếu từ 15 – 35 tuổi. Nhóm này chiếm 3/4 lượt đến nhà hàng, quán ăn và rơi vào phân khúc thu nhập C, D.
Trong báo cáo này, Decision Lab kết luận rằng chân dung khách hàng chính của thị trường này là nam giới, 15 – 35 tuổi. Mức thu nhập từ 7.500.000đ – 30.000.000đ/ tháng.
chân dung thực khách điển hình của thị trường ăn ngoài

5. Báo cáo thị trường nhà hàng: Thói quen người tiêu dùng trong tại Việt Nam

Dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ phân tích những thói quen điển hình của người Việt khi ăn ngoài dựa trên những báo cáo nghiên cứu hành vi người tiêu dùng.

5.1. Ít quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm

Khảo sát về các yếu tố lựa chọn nhà hàng, thói quen tiêu dùng của người Việt cho thấy họ không thực sự bận tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm. Chỉ có 5% người tiêu dùng quan tâm đến vấn đề này. 50% người được khảo sát đánh giá cao về yếu tố tiện nghi, tính tiện dụng. Số còn lại quan tâm cách phục vụ và những chương trình ưu đãi được hưởng (45%).
thói quen người tiêu dùng trong thị trường nhà hàng tại việt nam
Xu hướng này hoàn toàn có thể giải thích được bởi tâm lý người Việt Nam cho rằng việc đi ăn ngoài là hưởng thụ, phục vụ mục đích tụ tập, chiêu đãi. Chính vì vậy, người Việt đòi hỏi về yếu tố chất lượng dịch vụ cao hơn những thứ khác.

5.2. Xu hướng ưa chuộng các nhà hàng kiểu Á

Mặc dù thị phần của các nhà hàng phương Tây đã tăng lên đáng kể, xong, đến năm 2016, các nhà hàng kiểu Tây mới chỉ chiếm 7% trong tổng dung lượng thị trường. Người Việt chủ yếu lựa chọn nhà hàng kiểu Tây để phục vụ chiêu đã đối tác, bạn bè, ăn mừng dịp đặc biệt hoặc tìm cảm giác mới mẻ.
Tần suất khách hàng lựa chọn các nhà hàng, quán ăn truyền thống chiếm 53%. Những lý do lựa chọn đơn giản như: địa điểm thuận tiện, họ không muốn nấu ăn,…
phân tích thị trường nhà hàng tại việt nam
Lý do khiến khách hàng Việt ngại ghé các nhà hàng kiểu Tây là do giá cao. Theo Decision Lab, chi tiêu trung bình tại một nhà hàng Tây rơi vào khoảng 168.000đ, cao cấp 2.5 lần so với quán Á.

6. Cơn sốt phô mai trong thị trường F&B Việt Nam

Trong vài năm trở lại đây, phô mai đã trở thành cơn sốt trong thị trường F&B Việt Nam. Đây là một trong những lý do hàng đầu giúp các món ăn phương Tây thâm nhập thị trường Việt Nam. Trên thực tế, hầu hết các món ăn gắn với thương hiệu nước ngoài như burger, pizza, mỳ ống,… đều có phô mai.
ảnh hưởng từ cơn sốt phô mai tại việt nam
Cơn sốt này cũng là một trong những yếu tố tạo cơ hội cho thị trường nhà hàng kiểu Tây tại Việt Nam. Ảnh hưởng của cơn sốt phô mai xuất hiện ở mọi nơi. Các món ăn như trà sữa kem cheese, mỳ cay phô mai… ngày càng được ưa chuộng.

7. Thói quen tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt

7.1. Thói quen tiêu thụ đồ ăn của người Việt

Trong khẩu phần ăn ngoài, chất đạm là nhóm chất được tiêu thụ nhiều nhất trong một bữa ăn của người Việt trưởng thành (39%). Tiếp đó là nhóm đường bột chiếm 35%. Các món Tây chỉ chiếm 6% lượng tiêu thụ, ngang bằng nhóm tráng miệng.
khẩu phần của người việt trưởng thành khi ăn ngoài
Ở nhóm khách hàng trẻ em trong thị trường nhà hàng (thị trường ăn ngoài), tỷ lệ này có sự khác biệt. Trẻ em tiêu thị gấp đôi lượng đồ Tây (12%) và món tráng miệng là 13%. Tỷ trọng chất đạm và đường bột không khác nhiều so với người lớn.
khẩu phần của trẻ em việt nam tại thị trường nhà hàng

7.2. Thói quen tiêu thụ đồ uống của người Việt

Đối với thị trường nhà hàng (thị trường ăn ngoài), đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất là bia hơi (22%) đối với người Việt trưởng thành. Tiếp đó, nước ép hoa quả chiếm 14% lượng tiêu thụ và cafe là 13%.
các loại đồ uống được tiêu thụ khi ăn ngoài
Tuy nhiên, đây là lượng tiêu thụ tính trung bình cả 2 giới. Khi tách riêng ra, nam giới tiêu thụ tới 29% là bia. Trong khi đó, nữ giới tiêu thụ 21% nước trái cây, smoothies chiếm 14% và sữa là 13%. Lượng tiêu thụ trà, cafe, nước lọc… của hai giới là xấp xỉ nhau.
Ở trẻ em, lượng tiêu thụ chủ yếu là sữa, chiếm 30%. 21% là lượng tiêu thụ nước trái cây. Nước ngọt có ga chiếm 20%.
Người Việt trưởng thành (trên 30 tuổi) thường ghé các quán cafe 2 – 3 lần/ tuần. Trong khi đó, người trẻ ưu tiên chọn các quán trà sữa với tần suất tương đương.
tần suất đến quán trà sữa cafe

8. Báo cáo thị trường nhà hàng tại Việt Nam: Xu hướng kinh doanh hiệu quả

Với thói quen tiêu thụ đồ ăn ngoài như trên thì đâu là những xu hướng kinh doanh hiệu quả trong thị trường nhà hàng tại Việt Nam?

8.1. Địa điểm thuận tiện

Trong kinh doanh F&B, địa điểm là một trong những yếu tố cốt yếu giúp kinh doanh hiệu quả. Nhà hàng, quán ăn của bạn cần được đặt tại vị trí dễ tiếp cận, có chỗ để xe thuận tiện. Tuỳ thuộc vào loại sản phẩm mà địa điểm được lựa chọn phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau.
tiêu chí lựa chọn nhà hàng khi ăn ngoài
Ví dụ, bạn kinh doanh nhà hàng Tây sang trọng thì địa điểm lựa chọn cần là nơi cao cấp, view đẹp, vị trí trung tâm. Ngược lại, nếu là quán trà sữa, đồ ăn nhanh với nhóm khách hàng mục tiêu là sinh viên thì địa điểm cần phải gần trường học, thuận tiện và thu hút khách. Bên cạnh đó, việc lựa chọn địa điểm tại các đường lớn, nổi tiếng cũng sẽ tạo nên lợi thế trong kinh doanh.

8.2. Hoàn thiện dịch vụ giao hàng

Bên cạnh đó, thương mại điện tử ngày càng phát triển. Địa điểm cũng không còn là yếu tố quyết định lớn nhất. Dịch vụ giao hàng cần được hoàn thiện để tối đa hoá khả năng tiếp cận khách hàng. Hệ thống giao hàng tối ưu giúp nhà hàng khai thác tối đa tệp khách hàng. Ngoài việc tự xây dựng hệ thống giao hàng, các nhà hàng có thể cân nhắc việc hợp tác với các nền tảng thứ ba như ShopeeFood, Grab, Baemin…
xu hướng gọi đồ ăn online

8.3. Chiến lược giá hợp lý

Mỗi nhóm sản phẩm phù hợp với một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định. Chính vì vậy, chiến lược giá sản phẩm cần được thiết lập phù hợp với từng nhóm khách hàng. Điều này phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, phân khúc khách hàng, phong cách và chất lượng dịch vụ.
giá cả hợp lý khi lựa chọn nhà hàng
Trong báo cáo thị trường nhà hàng tại Việt Nam, các nhà hàng kiểu Tây thường đắt hơn 2.5 lần so với nhà hàng kiểu Á. Chính vì vậy, các quán kiểu Tây tận dụng triệt để hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, thu hẹp khoảng cách. Các thương hiệu như KFC, McDonald’s thường xuyên đưa ra hàng loạt ưu đãi để thúc đẩy khách hàng.
phân tích hành vi người dùng trong thị trường nhà hàng
Theo Decision Lab, có đến 23% lượng khách của nhà hàng, quán ăn kiểu Tây ghé đến vì có khuyến mãi, hoặc voucher giảm giá. Con số này ở nhà hàng kiểu Á chỉ là 6%. Tuy nhiên, việc lạm dụng khuyến mãi sẽ “chiều hư” khách hàng. Thay vào đó, nhà hàng nên nhắm đến đúng nhóm khách hàng tiềm năng có khả năng chi trả dài hạn cho sản phẩm và dịch vụ.

8.4. Nhắm đúng nhu cầu

Với người Việt, việc ăn nhà hàng sang trọng thường diễn ra vào dịp lễ tết, các dịp đặc biệt. Trong ngày thường, những quán ăn bình dân lại được ưa chuộng hơn. Người Việt thường ăn ngoài nhiều nhất vào bữa sáng. Số lượt bữa sáng nhiều hơn bữa trưa tới 20%. Nhóm khách hàng này có độ trung thành cao. Có 3/4 số người tham gia khảo sát chia sẻ rằng họ mua bữa sáng 3 – 7 lần/ tuần tại cùng 1 quán.
Việc hiểu đúng nhu cầu giúp việc kinh doanh nhà hàng trở nên hiệu quả hơn.

8.5. Kinh doanh sản phẩm hợp khẩu vị khách hàng

Yếu tố khẩu vị là yếu tố quan trọng thứ 4 trong việc lựa chọn nhà hàng. Đứng sau địa điểm thuận tiện, không gian sạch sẽ và chất lượng sản phẩm.
tiêu chí hợp khẩu vị khi lựa chọn nhà hàng
Bằng chứng điển hình là các hãng đồ ăn lớn như KFC, McDonald’s khi vào Việt Nam đều phải bản địa hoá sản phẩm. Người Việt đã quen với các món như cơm, phở, bún, bánh mì Việt Nam, các loại rau… Chính vì vậy, các món cơm cũng được các hãng thêm vào thực đơn để khai thác tối đa nhóm khách hàng.

8.6. Lấy sự hài lòng của khách hàng làm trung tâm

Sự cạnh tranh trong thị trường nhà hàng ngày càng trở nên khốc liệt. Chỉ khi làm hài lòng được khách hàng, việc kinh doanh của bạn mới có cơ hội phát triển. Sự hài lòng của khách hàng được tạo nên nhờ các yếu tố như không gian sạch sẽ, chất lượng đồ ăn, phong cách phục vụ…
Khi so sánh các nhà hàng kiểu Tây và kiểu Á, các nhà hàng kiểu Tây có sự vượt trội về tiêu chí sạch sẽ, thân thiện, chất lượng đồ ăn và tốc độ phục vụ. Về cơ bản, khách hàng hài lòng cao hơn so với các quán ăn truyền thống.
mức độ hài lòng của khách hàng trong thị trường nhà hàng

9. Tổng kết

Thị trường nhà hàng tại Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam ngày càng phát triển mạnh về lĩnh vực kinh tế. Thói quen của người tiêu dùng liên tục biến đổi, nhưng có những yếu tố cốt lõi sẽ giúp nhà hàng, quán ăn kinh doanh hiệu quả.

  • Vị trí đắc địa, thuận tiện.
  • Giá cả hợp lý với nhóm khách hàng và chất lượng sản phẩm.
  • Tung ra các sản phẩm đúng thời điểm.
  • Chất lượng đồ ăn và chất lượng dịch vụ.

Để phát triển tốt trong thị trường nhà hàng tại Việt Nam, việc nắm bắt kịp thời xu hướng người tiêu dùng là điều hết sức quan trọng. Chuyên mục Báo cáo thị trường F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục đưa đến những số liệu phân tích chi tiết về thị trường F&B trong và ngoài nước.

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết từ A-Z

kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Kinh doanh nhà hàng cần chuẩn bị những gì? Các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng là gì? Cùng theo dõi kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết qua bài viết dưới đây

Kinh doanh nhà hàng là một trong những lĩnh vực tiềm năng hiện nay. Để một nhà hàng đi vào hoạt động cần trải qua nhiều bước chuẩn bị kỹ lưỡng tránh tình trạng quả. Bước đầu tiên trong kinh doanh nhà hàng chính là lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất, cụ thể nhất. Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Nội dung

1. Cần chuẩn bị những gì trước khi kinh doanh nhà hàng?

Trước sự tàn phá của Covid-19, Việt Nam là điểm sáng hiếm hoi phục hồi mạnh mẽ giữa bối cảnh kinh tế toàn cầu ảm đạm. Sự phục hồi này diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực, bao gồm cả ngành dịch vụ F&B.
Theo khảo sát do Vietnam Report thực hiện vào tháng 8/2022, doanh thu ngành F&B cải thiện tích cực trên tất cả các kênh phân phối và tiêu dùng. Đáng chú ý nhất là sự bứt phá ở kênh truyền thống, với 85,7% doanh nghiệp có doanh thu tăng trưởng, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Vì vậy, nhiều startup lựa chọn nhà hàng là mô hình kinh doanh khởi nghiệp. Tuy nhiên, để nhà hàng vận hành và hoạt động tốt, cần có bước chuẩn bị kỹ lưỡng. Trước tiên là hiểu về kiến thức kinh doanh.

1.1. Kiến thức kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng không hề đơn giản như kinh doanh tiệm trà sữa, quán ăn nhỏ. Kinh doanh nhà hàng thành công đòi hỏi chủ nhà hàng phải có kiến thức kinh doanh, vận hành nhà hàng hợp lý và trơn tru. Vì vậy, để nhà hàng hoạt động vững chắc, chủ nhà hàng cần có kinh nghiệm và kiến thức nhất định trong lĩnh vực kinh doanh và nhà hàng.
Về kiến thức, bạn cần am hiểu về lĩnh vực mà bạn kinh doanh. Bạn cần hiểu những nguyên tắc chế biến món ăn, cách bảo quản hợp lý nguyên liệu không bị hỏng,… Bạn cũng cần hiểu về thị trường chung, phân tích nhóm đối thủ cạnh tranh để hiểu được thị trường chung.
Về kinh nghiệm, ít nhất bạn phải có kinh nghiệm làm việc trong các nhà hàng lớn. Nếu ở trong lĩnh vực bạn kinh doanh càng tốt. Còn không cũng phải từng làm công việc phục vụ, phụ bếp, thu ngân, đầu bếp,… Những kinh nghiệm đó sẽ giúp bạn hiểu và có sự hình dung nhất định về hoạt động và quy trình vận hành của một nhà hàng lớn.
kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh

1.2. Chuẩn bị về nguồn tài chính

Tài chính là yếu tố bắt buộc để bạn chuẩn bị cho kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Dù ý tưởng có hay ho và lớn lao đến đâu, nhưng phải có nguồn vốn đổ vào, ý tưởng mới thành hiện thực được. Tùy thuộc vào nguồn tài chính của bạn, bạn mới có thể lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết được. Đây là điều cốt lõi để bạn bắt tay vào kinh doanh.
Nguồn tài chính của bạn cần để chi trả cho các chi phí:

  • Mặt bằng
  • Trang trí nội thất
  • Trang thiết bị và nguyên liệu
  • Marketing
  • Chi phí nhân viên
  • Phụ phí, chi phí duy trì hoạt động

chuẩn bị về nguồn tài chính
Căn cứ theo nguồn vốn có sẵn, bạn có thể quyết định quy mô của nhà hàng bạn muốn kinh doanh. Tuy nhiên, kinh doanh nhà hàng cần nguồn vốn không hề nhỏ. Ít nhất bạn phải có trong tay 500-700 triệu đồng, nhà hàng của bạn mới hoạt động và vận hành trơn tru. Nếu chỉ để tập tành kinh doanh, bạn nên lựa chọn mô hình kinh doanh khác hoặc vay thêm nguồn vốn để tránh mất thời gian và tiền bạc.

1.3. Hồ sơ, thủ tục xin giấy phép kinh doanh

Để kinh doanh nhà hàng lâu dài và tránh những rắc rối về pháp lý không đáng có, đăng ký giấy phép kinh doanh là lựa chọn hợp lý. Các giấy tờ cần thiết trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết bao gồm:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu (nếu rượu là mặt hàng kinh doanh)
  • Giấy phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá (nếu thuốc lá nằm trong danh mục có bán)
  • Giấy chứng nhận đảm bảo tuân thủ đúng điều kiện Phòng cháy Chữa cháy

chuẩn bị giấy phép kinh doanh

2. Có những mô hình kinh doanh nhà hàng nào?

2.1. Mô hình Restaurant

Mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến thời điểm hiện tại. Mô hình này nhấn mạnh ở không gian nhà hàng, mục đích là đem đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất.
Mô hình nhà hàng này yêu cầu về sự đồng bộ cao. Nội thất tiện nghi, khu ăn uống cần rộng rãi và thoáng mát. Ví dụ cho mô hình này là các nhà hàng đồ Âu, đồ Nhật,…
mô hình restaurant

2.2. Mô hình Bar

Đây là mô hình kinh doanh mục đích phục vụ nhu cầu về đồ uống cho khách hàng. Bên cạnh đồ uống, Bar vẫn phục vụ những món ăn kèm tùy theo từng thực đơn nhà hàng. Từng Bar sẽ có những nét độc đáo và thực đơn đặc trưng. Đồ uống của từng nhà hàng sẽ có các hương vị khác nhau không trùng lặp. Hương vị này dựa trên hương vị của nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà nhà hàng hướng đến.
kinh doanh mô hình quán bar

2.3. Mô hình nhà hàng fastfood

Đây là mô hình nhà hàng bán đồ ăn nhanh. Mô hình này hiện nay đang ngày càng phổ biến và nở rộ. Khác với những không gian ở trên, fastfood có không gian đơn giản hơn. Yếu tố nhanh, tiện lợi và đa dạng được chú ý đối với loại hình này. Hình thức kinh doanh nhà hàng này có thể là tại chỗ hoặc mang đi.
mô hình nhà hàng fastfood

2.4. Mô hình buffet

Đây là mô hình nhà hàng buffet được đông đảo thực khách ưa chuộng hiện nay. Nắm bắt tâm lý của khách hàng là chỉ cần chi trả một số tiền trọn gói nhưng vẫn được thoải mái lựa chọn món ăn. Mô hình này nhận được sự quan tâm và yêu thích của nhiều nhóm đối tượng. Lưu ý khi kinh doanh mô hình này là chi phí nguyên vật liệu. Bạn cần tính toán để đưa ra mức giá phù hợp, dù khách hàng ăn nhiều nhưng vẫn lời.
mô hình buffet

2.5. Mô hình cafeteria

Mô hình này còn xa lạ với một số người. Tuy nhiên ở các thành phố lớn, mô hình này xuất hiện ngày một nhiều. Thực khách đến sử dụng dịch vụ tại cafeteria sẽ được gọi món theo sở thích. Các món ăn này đã được chia thành từng suất lẻ đặt sẵn trên quầy. Đây giống như một siêu thị đồ ăn, bạn chỉ cần thanh toán suất ăn với thu ngân, sau đó sẽ đến bàn ăn và dùng bữa.
Hình thức tương đối giống với mô hình buffet, nhưng ở cafeteria, bạn sẽ phải gọi món rồi mới thanh toán. Bạn ăn hết bao nhiêu sẽ tính tiền bấy nhiêu. Nhà hàng kinh doanh theo mô hình này có quy mô rộng rãi. Không gian nhà hàng mở, menu tương đối đơn giản. Bạn có thể không tốn quá nhiều chi phí cho nhân viên phục vụ.
mô hình cafeteria
Đến đây, bạn đã xác định được mô hình kinh doanh nào phù hợp chưa? Hãy cân nhắc mô hình phù hợp với thị trường và khách hàng tiềm năng. Tránh trường hợp lựa chọn sai mô hình tốn thời gian và tiền bạc không đáng.

3. Tìm hiểu tình hình chung về thị trường

3.1. Về thị trường chung

Khi nghiên cứu thị trường chung, bạn cần xác định được mặt hàng dự định kinh doanh. Trong lĩnh vực ẩm thực – Nhà hàng, bạn phải trang bị cho mình kiến thức và cái nhìn tổng quát về xu hướng ẩm thực. Bạn cần phải nắm rõ những quy luật biến đổi của thị trường ẩm thực và dịch vụ trong khu vực, trong nước.
nghiên cứu thị trường chung
Quy luật cung – cầu là điều không thể bỏ qua. Bạn cần nghiên cứu kỹ những món ăn đang dẫn đầu xu hướng hiện nay là gì? Mô hình nhà hàng nào đang được ưa chuộng? Xu hướng lựa chọn nhà hàng của khách hàng là gì? …
Nắm được xu hướng và chuyển động chung của thị trường, bạn sẽ có cái nhìn tổng quát về mặt hàng mà bạn sắp kinh doanh.

3.2. Về đối thủ cạnh tranh

Để kinh doanh nhà hàng, bạn cần nghiên cứu những chiến lược, chính sách của các “tiền bối đi trước”. Xác định được rõ cách vận hành của đối thủ cạnh tranh, hiểu được hạn chế và điểm vượt trội của đối thủ. Từ đó, bạn học hỏi và phát huy những chiến lược mang tính hiệu quả. Hạn chế không dẫm vào vết xe đổ của đối thủ cạnh tranh.
Bạn cần biết đối thủ của mình là ai? Bạn cần nhìn thấy được lợi thế, tiềm năng và nét khác biệt của mô hình của bạn so với đối thủ. Đó chính là điểm mấu chốt đề khách hàng đến với nhà hàng của bạn.
nghiên cứu kỹ đối thủ cạnh tranh
Trong thị trường buffet cao cấp, bạn nên tìm hiểu về Marriott, D’Maris,… Đối với lẩu nướng Hàn Quốc, bạn không thể bỏ qua King BBQ, GoGi House, Seoul BBQ,… Nếu là mặt hàng buffet lẩu nướng kết hợp thông thường, hãy nghiên cứu Wang Wang, lẩu Phan,…

3.3. Nghiên cứu kỹ Insight khách hàng

Khách hàng là nhân tố quyết định đến sự thành bại của nhà hàng. Thông qua mặt hàng mà bạn muốn kinh doanh, hãy tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu về nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của khách hàng tiềm năng. Nhu cầu ăn uống không chỉ có khẩu vị khách hàng. Lớn hơn, đó là trải nghiệm khách hàng mong muốn là gì?
Mặt khác, mỗi nhóm đối tượng khách hàng sẽ có “Insight” khác nhau. Bạn cần trả lời được câu hỏi: Là ai? Nhu cầu gì? Sở thích, thói quen? Nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng của họ là gì?
nghiên cứu insight khách hàng
Thông qua việc trả lời những câu hỏi đó, chủ nhà hàng hiểu được nhu cầu của khách hàng. Từ đó, chủ nhà hàng có phương án điều chỉnh phương hướng kinh doanh phù hợp.

3.4. Định hướng rõ thị trường mục tiêu

Trong khâu nghiên cứu thị trường, điều cuối cùng bạn cần xác định là phân khúc khách hàng và thị trường mục tiêu. Bởi một nhà hàng chỉ phục vụ được một nhóm người nhất định, không thể phục vụ chung chung.
Bạn cần xác định được, thị trường tiềm năng của nhà hàng nằm ở phân khúc nào? Khách hàng mục tiêu là ai? Độ tuổi như thế nào? Thu nhập bao nhiêu? Đặc điểm và sở thích, thói quen như thế nào? Qua đó, bạn có thể định hướng mô hình nhà hàng phù hợp nhất với nguồn vốn, thị trường mà bạn dấn thân
xác định rõ thị trường mục tiêu khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

4. Mục tiêu dài hạn trong lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Một số vấn đề bạn cần xác định rõ trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết như sau:

4.1. Định vị vị thế nhà hàng

Để định vị được vị thế của nhà hàng đối với thực khách, cần xác định được các vấn đề sau:
Nhà hàng phục vụ nhóm đối tượng khách hàng nào? Lợi thế cạnh tranh của nhà hàng so với những nhà hàng khác là gì? Phong cách của nhà hàng là gì? Điểm khác biệt/điều gì khiến khách hàng nhớ đến nhà hàng của bạn?

4.2. Quy mô nhà hàng

Với nguồn tài chính hiện có, quy mô nhà hàng lớn hay vừa? Nhà hàng phục vụ được tối đa mấy thực khách? Bên cạnh ẩm thực, có dịch vụ nào khác không?
Sau khi trả lời được cặn kẽ những câu hỏi này, bạn sẽ xác định được quy mô và định hình vị trí nhà hàng. Từ đó, việc tìm kiếm và thiết kế mặt bằng sẽ phù hợp hơn.
quy mô nhà hàng lớn hay nhỏ

4.3. Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và điểm hòa vốn

Con số bạn mong muốn theo ngày, theo tuần, theo tháng và theo quý là bao nhiêu? Cần bao nhiêu thời gian để thu hồi vốn? Khả năng phát triển của từng giai đoạn là gì? Đây là cơ sở để bạn đánh giá tính hiệu quả của việc kinh doanh. Từ đó, có kế hoạch phù hợp với mục đích kinh doanh mình đề ra.

4.4. Định hướng phát triển nhà hàng

Bước này dựa trên việc xây dựng mục tiêu theo ngày, theo tuần, theo tháng, quý và năm. Sau khi có mục tiêu theo từng giai đoạn rồi, bạn sẽ có định hướng phát triển nhà hàng hợp lý.
Thông thường, định hướng phát triển có tính lâu dài và nhất quán. Định hướng phát triển nhà hàng sẽ tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Nhưng phải đảm bảo được sự thống nhất với tôn chỉ hoạt động của nhà hàng ngay từ đầu đã đặt ra.
hướng phát triển của kinh doanh nhà hàng
Lưu ý khi xác định mục tiêu, cần đảm bảo yếu tố thực tế, rõ ràng, chi tiết và cụ thể. Cần có sự thiết thực với tình hình của nhà hàng, dựa trên những công cụ đo lường cụ thể. Tránh trường hợp xa rời thực tế, từ đó không mục tiêu đề ra chỉ mang tính hình thức.

5. Các bước lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Để có kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết, cần trải qua 13 bước chuẩn bị. Các bước này bao gồm: nghiên cứu thị trường, lên ý tưởng kinh doanh, xây dựng mục tiêu, hoạch định tài chính, lựa chọn mặt bằng,…
Các bước này cần được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và chi tiết.

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Trong kinh doanh, cần có sự hiểu biết nhất định về thị trường để tận dụng những điểm mạnh và hạn chế những sai lầm thị trường đã mắc phải. Không ít chủ đầu tư vì không hiểu về nghiên cứu thị trường dẫn đến tình trạng kinh doanh không hiệu quả.
nghiên cứu thị trường khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
Nghiên cứu thị trường, bạn sẽ hiểu về thị trường mặt hàng bạn định kinh doanh. Bạn hiểu về đối thủ cạnh tranh và hiểu rõ nhu cầu và nhóm khách hàng tiềm năng. Bước nghiên cứu thị trường như một bước đệm để quy trình kinh doanh của bạn hoạt động một cách trơn tru. Hạn chế tối đa tình trạng tốn thời gian và thất thoát nguồn vốn không đáng có. Do đó, nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết.

Bước 2: Lựa chọn mô hình kinh doanh

Bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết là lựa chọn mô hình kinh doanh. Phong cách nhà hàng như thế nào? Hình thức nhà hàng là gì? Thiết kế nhà hàng như thế nào? Định hướng thương hiệu nhà hàng là gì?
Trả lời hết những câu hỏi đó, bạn hoàn thành bước thứ hai.
lựa chọn mô hình kinh doanh cụ thể
Hiện nay, thị trường ẩm thực đang nở rộ nhiều hình thức kinh doanh nhà hàng.

Bước 3: Xác định mục tiêu và định hướng phát triển

Bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết là xác định mục tiêu để kinh doanh sớm thu lời. Khi tiến hành kinh doanh, bạn cần đặt ra những mục tiêu cụ thể cho từng tuần, từng tháng và từng quý. Thậm chí là từng năm.
Mục tiêu chi tiết và hiệu quả sẽ giúp nhà hàng của bạn đi đúng hướng. Tránh trường hợp nhà hàng cứ đi mà không biết về đâu. Thông qua những đo lường cụ thể, bạn sẽ đo được tính hiệu quả trong kinh doanh nhà hàng.

Bước 4: Xác định nguồn vốn trong kinh doanh nhà hàng

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng trong kinh doanh nhà hàng. Cần lập kế hoạch tài chính chi tiết để có sự tính toán và cân đối hợp lý nhất. Bản kế hoạch tài chính cần dựa trên nhiều yếu tố. Bạn cần trả lời được các vấn đề sau đây để định hình rõ về bảng chi tiêu tài chính của mình.
Về cơ cấu nguồn vốn
Vốn của chủ sở hữu có bao nhiêu %? Vốn vay chiếm bao nhiêu %? Lãi suất ngân hàng phải chi trả hàng tháng là bao nhiêu? Có huy động nguồn vốn ở các nơi khác không? Tỷ lệ huy động vốn và phân chia lợi nhuận như thế nào?
nguồn vốn trong kinh doanh nhà hàng
Để một nhà hàng quy mô vừa và lớn đi vào hoạt động, phải có ít nhất 500-700 triệu đồng để chi trả các khoản chi phí. Cụ thể các chi phí phải trả là:

  • Chi phí mặt bằng
  • Chi phí thiết kế, trang trí nhà hàng
  • Chi phí trang thiết bị và nguyên liệu
  • Chi phí thủ tục pháp lý
  • Chi phí nhân viên
  • Phí quảng cáo, marketing
  • Phụ phí khác như điện, nước, hệ thống mạng internet, máy móc trang thiết bị có vấn đề,…
  • Chi phí dự phòng trong trường hợp chưa có lời trong thời gian đầu

Xem thêm:

Bước 5: Lựa chọn vị trí mặt bằng phù hợp

Bước tiếp theo trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết là lựa chọn mặt bằng. Có 2 yếu tố bạn cần lưu ý trong quá trình lựa chọn mặt bằng. Đó là diện tích mặt bằng và vị trí mặt bằng.
Về vị trí mặt bằng
Vị trí mặt bằng là yếu tố cực kỳ quan trọng, góp phần quyết định đến việc số lượng khách hàng tiềm năng mà nhà hàng tiếp cận được. Một mặt bằng lý tưởng sẽ đạt được 2 tiêu chí cơ bản như sau: Dễ dàng tiếp cận với nhóm khách hàng mục tiêu. Thứ hai là tính thuận tiện trong tiếp cận vị trí.
Sẽ cực kỳ đắc địa nếu nhà hàng của bạn toạ lạc ở nơi khách hàng mục tiêu dễ tiếp cận. Những nhà hàng đồ ăn nhanh nên chọn vị trí mặt đường, gần các trường học, văn phòng. Đối với nhà hàng buffet, nếu tập trung ở gần khu dân cư, các trung tâm thương mại sẽ giàu tiềm năng hơn.
lựa chọn vị trí mặt bằng đắc địa
Lựa chọn vị trí mặt bằng nên đặt gần các tòa nhà văn phòng, các khu vực như trường đại học, ký túc xá sinh viên, công viên, trung tâm giải trí…Yếu tố giao thông thuận tiện cũng là một điểm cộng cho mặt bằng lý tưởng. Không một vị khách nào muốn quay lại nhà hàng lần thứ hai khi cứ phải loay hoay với vị trí đỗ xe cả.
Về diện tích mặt bằng
Diện tích và quy mô mặt bằng nên phù hợp với nguồn vốn đã có. Nếu bạn không cân nhắc diện tích và quy mô mặt bằng, dễ dàng bị thâm hụt nguồn vốn và kinh doanh không hiệu quả. Cần đảm bảo các khu vực như nhà bếp, khu phục vụ và chỗ để xe hợp lý, thuận tiện nhất.

Bước 6: Thiết kế, trang trí nhà hàng

Sau khi có mặt bằng phù hợp, bạn cần thiết kế lại không gian nhà hàng một cách đồng bộ, đẹp mắt và chuyên nghiệp nhất. Cần đảm bảo phân bổ diện tích của từng khu vực hợp lý. Bạn cần thuê đội trang trí thiết kế nhà hàng một cách hiệu quả, uy tín theo định hướng của mình.
thiết kế trang trí nhà hàng cần bắt mắt
Không gian nhà hàng là một trong những yếu tố quyết định việc hút khách hay không. Có nhiều cách thiết kế khác nhau. Nhưng lưu ý là sự thống nhất trong định hướng thương hiệu nhà hàng. Cách lựa chọn nội thất, thiết kế, kích thước nội thất,… cần được lựa chọn phù hợp.

Bước 7: Lên thực đơn cho nhà hàng

Đây là bước không thể thiếu trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Menu là yếu tố quyết định việc kinh doanh của nhà hàng. Menu là yếu tố quyết định xem, khách hàng có đến và quay lại với nhà hàng của bạn hay không. Xây dựng thực đơn (menu) là bước quan trọng bạn không thể bỏ qua khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng.
menu nhà hàng rất quan trọng
Menu sẽ là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp giữ chân khách hàng nên cần được xây dựng kỹ lưỡng, từ việc xác định menu nhà hàng bao gồm những món gì, giá cả như thế nào cho đến cách thiết kế menu đẹp mắt thu hút khách hàng.

Bước 8: Mua sắm trang thiết bị nhà hàng

Sau khi lên kế hoạch kỹ lưỡng về các thiết bị cần mua sắm, bạn tiến hành nhập thiết bị để chuẩn bị kinh doanh. Bạn nên chia thành từng khu vực riêng biệt, lên danh sách để không bị thiếu thiết bị. Cụ thể: khu vực phục vụ, khu vực thu ngân, khu vực nhà bếp. Bạn nên có một danh sách cụ thể và tìm hiểu sẵn đại lý/nhà phân phối máy móc để tránh việc hao hụt nguồn vốn.
trang thiết bị trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Trang thiết bị ở khu vực bếp, nhà hàng gồm:

  • Khu vực chế biến: bếp, lò nướng, máy chế biến, dụng cụ nồi, dao, thớt, gia vị,…
  • Khu vực quầy bar: ly, các loại máy pha chế, dụng cụ định lượng
  • Khu vực bảo quản thực phẩm: tủ lạnh, tủ đông, quầy đựng thực phẩm
  • Thiết bị hỗ trợ nhà hàng: máy tính tiền, máy in hóa đơn, phần mềm quản lý nhà hàng

Bước 9: Mua sắm nguyên vật liệu

Đối với nguyên vật liệu cần đảm bảo hai yếu tố: tươi ngon, giá thành hợp lý. Nguyên liệu cần đảm bảo nhập hàng thường xuyên, tần suất đều đặn. Đặc điểm của nguyên liệu nhà hàng, đặc biệt là nguyên liệu tươi sống là không bảo quản được thời gian dài. Thức ăn dễ hỏng hoặc không giữ được độ tươi ngon.
nguyên vật liệu nhà hàng đảm bảo tươi ngon
Vì vậy, bạn cần có kế hoạch bảo quản nguyên liệu tốt. Tìm kiếm đại lý nhập nguyên liệu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có phương án theo dõi lượng tiêu thụ sản phẩm để tránh tồn kho quá nhiều.

Bước 10: Xây dựng quy trình phục vụ

Bên cạnh chất lượng sản phẩm là yếu tố đi đầu, quy trình phục vụ thể hiện tính chuyên nghiệp cho nhà hàng. Những yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng chính là phong cách phục vụ của nhà hàng. Xây dựng một quy trình phục vụ chuyên nghiệp, hiệu quả là bước đầu tiên giữ chân khách hàng.
quy trình phục vụ nhà hàng chuyên nghiệp
Bạn nên thiết kế bộ quy tắc xử sự đối với khách hàng trong từng trường hợp nhất định. Bộ quy tắc này có sự thống nhất từ lúc khách hàng bước chân vào nhà hàng cho đến khi khách hàng lấy xe ra về. Tất cả nhằm đảm bảo tính nhất quán, chuyên nghiệp.

Bước 11: Kế hoạch tuyển dụng và đào tạo, quản lý nhân viên

Để nhà hàng đi vào vận hành, những người cộng sự là điều không thể thiếu. Mỗi nhân viên phản ánh đúng quy trình, thái độ phục vụ của nhà hàng bạn. Về số lượng, tuyển chọn tùy vào quy mô và tính chất nhà hàng để tuyển chọn số lượng. Về chất lượng, nhân viên nên có khóa đào tạo kiến thức về nhà hàng, mặt hàng mà bạn kinh doanh.
Bên cạnh vị trí phụ trách, nhân viên đều cần có vốn kiến thức chung về nhà hàng. Cần phân chia rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng vị trí. Bạn cần đào tạo về thời gian làm việc, quy định làm việc và thái độ phục vụ đối với khách hàng.
đào tạo nhân viên là bước quan trọng
Để nhân viên có sự chuyên nghiệp và tận tụy với công việc, cần có chế độ lương thưởng sòng phẳng, rõ ràng. Phối hợp chặt chẽ giữa lý với tình để nhân viên có thể yên tâm cống hiến, tránh xảy ra tình trạng gian lận, thất thoát của công ty.

Bước 12: Lựa chọn phương án quản lý nhà hàng phù hợp

Khi xác định kinh doanh nhà hàng, bạn cần xác định đây là bước đầu tư lớn và cần có bước đi lâu dài. Bạn cũng cần xác định khối lượng công việc cần quán xuyến là khổng lồ mà mình bạn có thể không kham hết được. Khi nhà hàng đi vào hoạt động, bạn cần kiểm soát tình hình nguyên liệu, thu chi, quảng cáo, nhân viên, data khách hàng,…
phần mềm quản lý trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
Công việc tưởng chừng như quan sát từ xa lại dễ dàng rối rắm và dẫn đến những sai sót không đáng có. Vì vậy, giải pháp để quản lý vận hành nhà hàng hiệu quả là sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng. Bạn có thể kiểm soát được số lượng thu chi, ra vào của nguồn vốn và nguyên liệu. Những liệu data của khách hàng cũng vì thế mà cảm thấy an toàn và yên tâm hơn.

Bước 13: Lập kế hoạch marketing cho nhà hàng

Bước cuối cùng, để nhà hàng được đông đảo thực khách biết đến, bạn cần có kế hoạch marketing phù hợp và lâu dài. Trong thời đại chuyển đổi số, bạn nên có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa marketing truyền thống với marketing trên mạng xã hội.
Truyền thông, quảng cáo cho thương hiệu là một quy trình đòi hỏi sự đầu tư kỳ công. Về yếu tố truyền thống, bạn hãy chú ý đến các yếu tố: biển hiệu, tên thương hiệu, màu thương hiệu. Các yếu tố này phải có sự đồng điệu thống nhất giữa màu sắc, tên thương hiệu, tên món ăn. Các yếu tố này phải đảm bảo hợp với mệnh của chủ nhà hàng theo yếu tố phong thủy tâm linh.
marketing cho nhà hàng trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
Xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh, bạn nên tổ chức các chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng. Các chương trình khuyến mãi nhân dịp khai trương, ngày lễ, tri ân khách hàng sẽ khiến thực khách nhớ đến thương hiệu của bạn nhiều hơn. Để quảng bá cho thương hiệu của nhà hàng, phát tờ rơi, dán quảng cáo cũng là một lựa chọn hiệu quả.
Đặc biệt, đừng quên giải pháp marketing trên nền tảng số bởi đây là một phương án tuyệt vời. Facebook, Instagram, Tiktok đang là kênh quảng cảo tiềm năng vượt trội dành cho các nhà hàng lĩnh vực ăn uống. Bạn có thể xây dựng kênh quảng cáo riêng cho thương hiệu, chạy quảng cáo,… Thuê KOLs cũng là lựa chọn hay ho có thể cân nhắc lựa chọn.
Xem thêm:

6. Lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

6.1. Menu là yếu tố quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết

Các vấn đề cần lưu ý khi xây dựng thực đơn

  • Lấy nhu cầu của khách hàng mục tiêu làm tiêu chí để lựa chọn menu nhà hàng
  • Xây dựng thực đơn cần có món chính, món mạnh và chủ đạo của nhà hàng
  • Khi xây dựng thực đơn, cần định mức nguyên liệu và định lượng món ăn. Đảm bảo yếu tố cân bằng giữa giá cả bán ra và chi phí đầu vào.
  • Thực đơn đa dạng sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên, yếu tố số lượng phải đi đôi với chất lượng.

lưu ý về menu trong kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết
Thiết kế menu cần nổi bật, bắt mắt, gây ấn tượng và tạo điểm nhấn cho khách hàng.

6.2. Kiểm soát nguyên vật liệu và có kế hoạch mua hàng hợp lý

Để có chi phí mua nguyên vật liệu hợp lý, cần lập danh sách chi phí cho từng món ăn. Ví dụ đối với món tôm hùm nướng, bạn cần xác định mỗi suất bao nhiêu gram tôm hùm, đồ ăn đi kèm là gì? Giá bao nhiêu? Từ đó, định giá sản phẩm để không bị lỗ.
vấn đề kiểm soát nguyên vật liệu
Trên thực tế, để kiểm soát được số lượng nguyên liệu nhập vào và bán ra đảm bảo thu lời tương đối khó. Bạn nên lập một danh sách chi tiết những món cần chuẩn bị để có con số hợp lý và phù hợp.

6.3. Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng

Quy mô nhà hàng tương đối lớn trở lên, nên việc sử dụng phần mềm quản lý bán hàng là một lựa chọn phù hợp khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết. Phần mềm quản lý bán hàng sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong tiếp nhận order, chuyển thông tin đến bộ phận nhà bếp, thu ngân,… Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng có thể giúp bạn giảm bớt công việc thừa, đẩy nhanh doanh thu và phục vụ được nhiều khách hàng hơn.
vai trò của phần mềm quản lý nhà hàng

6.4. Nhân viên là “xương sống” của nhà hàng

Bạn cần có thời gian để đào tạo nhân viên một cách bài bản và hợp lý. Cần đồng nhất trong thái độ phục vụ khách hàng giữa các nhân viên với nhau.
Bạn có thể lựa chọn phần mềm quản lý nhân viên để dễ dàng nắm bắt tình hình. Bạn có thể phân quyền cho từng vị trí nhân viên, xem lại lịch sử đơn hàng. Bạn cũng có thể theo dõi chính xác các hóa đơn đã xử lý/hủy và báo cáo doanh số cho từng nhân viên. Quản lý tình trạng sẵn sàng của nhân viên và hạn chế gian lận ngay cả khi bạn không có mặt tại cửa hàng.
thái độ quyết định sự phát triển của nhà hàng

6.5. Marketing thương hiệu bằng chất lượng sản phẩm nhà hàng

Mọi hình thức quảng cáo đều trở nên vô hiệu khi chất lượng sản phẩm nhà hàng chưa tốt. Vì vậy, hãy tập trung vào chất lượng sản phẩm bên cạnh những hình thức quảng cáo khác nhau.
Không một hình thức truyền thông nào hiệu quả hơn việc khách hàng hài lòng với chất lượng sản phẩm của bạn. Sau đó, họ chính là kênh truyền thông để quảng bá cho chính sản phẩm của bạn. Đây gọi là truyền thông truyền miệng. Uy tín và hiệu quả, chất lượng. Những phương pháp như liên kết với các nền tảng bán hàng như shoppe, Now, Beamin, Grabfood cũng là lựa chọn đáng được thực hiện.
vai trò của marketing
Hãy ghi nhớ, khách hàng là thượng đế. Và chất lượng sản phẩm quyết định đến thành công của việc kinh doanh nhà hàng.

7. Tổng kết

Trên đây là tất tần tật những bước chuẩn bị để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết cho người mới bắt đầu. Hãy ghi nhớ các bước cơ bản và nằm vùng những kiến thức về kinh doanh nhà hàng. Bạn cần cân nhắc về yếu tố tài chính, nguồn vốn để có những bước đi phù hợp khi lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng chi tiết.
Khi đã chuẩn bị được tất cả rồi, bạn có thể bắt đầu hành trình khởi nghiệp nhà hàng, khách sạn. Kinh doanh là một quá trình đòi hỏi nhiều thử thách và khó khăn. Bạn hãy đảm bảo đã chuẩn bị sẵn sàng cả về tư duy, nguồn vốn và kiến thức để kinh doanh thu lời.

Khám phá 10 nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội

nhà hàng món việt sang trọng ở hà nội

Nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội là nơi lưu đến của nhiều thực khách muốn tìm nét xưa cũ, cổ kính của tinh hoa ẩm thực Việt.

Nét độc đáo của các nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội là tọa lạc ở những căn biệt thự cổ kính sang trọng, đẹp mắt. Các món ăn ở đây mang hồn cốt của người Việt từ thuở cung đình đến giai đoạn giao thoa ẩm thực Á-Âu. Cùng khám phá chất riêng trong từng nhà hàng qua bài viết dưới đây.
Các nhà hàng món ăn Việt này đều nằm trong những căn biệt thự cổ rất đẹp ở trung tâm Hà Nội. Món ăn tại các nhà hàng này cũng được chế biến khá tinh tế, dù có biến tấu nhưng vẫn giữ được bản sắc truyền thống.

1. Nhà Hàng Nét Huế

Đúng như tên gọi, Nét Huế là chuỗi nhà hàng ẩm thực nổi tiếng chuyên về những món ăn đặc sản ở Huế. Nét đặc sắc của nhà hàng trứ danh này là thực đơn đa sắc vị. Các món ăn đều đậm chất Huế. Cụ thể: bún bò Huế, bánh khoái, bánh nậm,… Nước dùng ở đây được ninh xương nên rất ngọt, có vị thanh nhẹ. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dịu ngọt của xương, thơm ngon của các nguyên liệu đi kèm.thực đơn nhà hàng nét huế
Bên cạnh các món nước, cơm cũng là một trong những đặc sản phải thử. Thực đơn món cơm rất đa dạng. Từ Cơm hến, cơm hấp lá sen mang hương vị đằm thắm, ngọt ngào của Huế đến cơm thịt chưng mắm ruốc, cơm cá bông lau kho tộ, cơm thịt luộc tôm chua,… Chỉ mới nghe tên thôi đã muốn đến trực tiếp khám phá rồi.
món ăn ở nét huế
Cuối cùng, sau khi đã thưởng thức xong món chính, bạn hãy order món tráng miệng theo công thức đặc biệt của nhà hàng. Thực đơn tráng miệng đa dạng từ các món đậm vị Huế như hến xúc bánh tráng, nem chua chiên cay, tai heo chiên cay,… đến các món gỏi. Bạn có thể thưởng thức gỏi mít non, chả hến hoặc khoai tím chiên,…
không gian nhà hàng nét huế

2. Nhà Hàng Vietnamese Cuisine Restaurant

Đây là nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội được nhiều Chính khách quốc tế ghé thăm. Nhà hàng này đã từng tiếp đón Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF và Thủ tướng nhiều nước khi tham gia công vụ tại Việt Nam. Hoàng tử William (Anh) trước khi rời Vietnamese Cuisine Restaurants vẫn bắt chặt tay giám đốc Điều hành Nhà hàng và nói: “Đến giờ, tôi vẫn thấy hương vị món gỏi cuốn tôm nồng nàn trong miệng”.
thực đơn tại vietnamese cuisine restaurantThực đơn của nhà hàng là một mâm cơm. Nơi đây tái hiện lại bữa cơm thường nhật mà người Việt Nam thường gọi là “bữa cơm mẹ nấu”. Thực khách sẽ được thưởng thức đủ các món trong mâm cơm gia đình với rau-nộm, món mặn, món luộc/hấp và món canh.món ăn đậm chất vùng miền ở vietnamese cuisine restaurant
Mâm cơm là những món ăn quen thuộc trong gia đình đã được người việt thuộc tên từ bé. Có thể là rau muống xào tỏi, gỏi cổ hũ dừa tôm thịt,… Các món mặn có thể là thịt kho tàu, cá kho tộ, tom rang muối,… Nơi đây cũng tập trung các món ăn vùng miền như chả cá lăng, nem rán, phở Hà Nội, bún bò Huế hay cơm tấm Sài Gòn,…
món ăn tại vietnamese cuisine restaurantbữa cơm truyền thống tại vietnamese cuisine restaurant
Kiến trúc của Vietnamese Cuisine Restaurants rất độc đáo, mang hơi hướng lãng mạn và tinh tế của một Hà thành sang trọng và cổ xưa. Nội thất nhà hàng là sự kết hợp đầy tính nghệ thuật của đồ dùng trang trí từ tre nứa, lá cọ, xơ dừa kết hợp với đồ gỗ. Các món ăn truyền thống vốn đã đậm sắc màu của xứ sở nhiệt đới. Nay càng thêm lộng lẫy trên những vật dụng như: quang gánh, gáo, nón, rổ rá,… Các vật dụng mang nét văn hóa lâu đời ở Việt Nam cũng được sử dụng triệt để như rế, đĩa sành, bếp gạch,…
view cực chất của nhà hàng vietnamese cuisine restaurantkhông gian bên trong nhà hàng vietnamese cuisine restaurant

3. Nhà Hàng Góc Quê

Nét đặc biệt của “Góc Quê” là sự đối lập đặc biệt của hai không gian: Hà Nội cổ xưa và Hà Nội Hiện đại. Đây được xem là một trong những nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội có không gian đẹp nhất.
một góc của góc quê
Nhà hàng món Việt sang trọng tiếp theo không thể bỏ qua là Góc Quê. Không gian nhà hàng rộng hơn 500m2, được bố trí 3 tầng. Ấn tượng đầu tiên khi đến với nhà hàng là sự yên tĩnh và tịch mịch. Dường như nhà hàng tránh xa mọi sự vội vàng, ồn ào và xô bồ của Thủ đô hoa lệ. Không gian quán phút chốc đưa ta về với Hà Nội xưa cũ.
không gian trong nhà hàng góc quê

Thực đơn nhà hàng Góc Quê 100% món ngon thuần Việt. Những món ăn được thực khách đến nhiều nhất là các món thủy hải sản. Chả ốc được chế biến với lá trộn gia vị nướng trong giấy bạc theo tảng. Món ăn giữ được độ nóng rất lâu, hương vị quyện lẫn độ ngọt của thịt và độ thanh của ốc. Mẹt gà được nướng vàng ruộm với lớp da giòn thơm phức. Thịt gà ta săn chắc và dai, hương vị hết sức đậm đà.
ẩm thực ở góc quê

Nước sốt là một loại gia vị không thể thiếu ở Góc quê. Tất cả các món ăn với nguyên liệu tươi ngon, cộng hưởng với nước sốt pha theo công thức độc quyền. Tất cả làm nên thực đơn thuần Việt trứ danh bạn nên đến thử một lần.

góc quê mang phong cách ẩm thực thuần việt

4. Nhà Hàng Ngự Uyển Hà Nội

Không gian nhà hàng có hai tầng, rộng khoảng 500m2. Kiến trúc quán lấy màu nâu thẫm làm tone màu chủ đạo gợi sự nhắc nhở về cố đô Huế ngày xưa. Không gian của quán được trang trí bằng lối cổ điển, được chú trọng đặc biệt đến hình ảnh hoa sen. Hoa sen xuất hiện nhiều ở quán, từ bức tranh trên tường, trên logo đến các chậu hoa sen nhỏ bày biện xung quanh quán. Hệ thống ánh sáng vàng càng tôn lên sự tịch mịch, yên tĩnh rất đậm chất Huế.
không gian ngự uyểnkhông gian bên trong ngự uyểnmón ăn nhà hàng ngự uyển
Thực khách ấn tượng nhất với món bún bò Huế. Bởi lẽ bát bún bò Huế ở đây có thể đạt đến độ “hoàn hảo”. Sợi bún dai mềm, thịt bò thái lát mỏng, thơm thoang thoảng hương thịt mới, chả lụa giòn thơm, chân giò mềm mịn. Tất cả kết hợp với nước dùng đủ vị thêm một chút nước sốt đặc trưng. Tất cả tạo nên một bát bún bò rất Huế không thể trộn lẫn. Ngự Uyển xứng đáng là nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội mà bạn phải ghé thăm.
bún bò huế ở ngự uyển

5. Quán Xưa – Trở về tinh hoa ẩm thực Việt

Thực đơn của Quán xưa đa dạng món ăn. Có cả cho suất từng người lẫn nhóm người. Thực đơn nổi bật ở đây là Mẹt gà lên mâm, Lẩu ốc, Lẩu Thái Hải Sản, Lẩu riêu bắp bò, Lẩu ếch măng cay xưa,… Mức giá giao động từ 150.000 đến 200.000 vnđ/người, thực khách Hà Thành nên đến đây thưởng thức khi gió Đông sắp về.
thực đơn quán xưamón ăn tại quán xưa
Món tủ ở Quán xưa là các món lẩu. Nếu ai đã từng đến Quán xưa để thưởng thức vị lẩu rồi sẽ không thể ngớt lời khen với hương vị đậm đà đặc trưng nơi đây. Nước lẩu được pha chế theo một công thức đặc biệt, không bị đục màu nhưng hương vị rất đậm vị. Đó là sự hòa quyện của hương vị ngọt dịu, thanh mát, tươi mới và thơm ngon của các loại gia vị và nguyên liệu nấu lẩu. Nếu bạn đang tìm một nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội, thì đây là lựa chọn đúng đắn.
lẩu ở quán xưamón ăn tại nhà hàng quán xưamột góc của quán xưakhông gian trong nhà hàng quán xưa
Xem thêm:

6. Nhà hàng Dã Liên phố Nguyễn Du

Một nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội bạn không thể bỏ qua là Nhà hàng Dã Liên phố Nguyễn Du. Nhà hàng này đã xuất hiện nhiều trên các blog review ăn uống. Không gian của nhà hàng gồm 3 tầng. Kiến trúc nhà hàng được trang trí theo phong cách cầu kì. Chú trọng chăm chú đến từng chi tiết nhỏ. Nhà hàng hướng đến sự thanh tịnh, yên tĩnh. Vì vậy, các họa tiết hoa sen, thiết kế vườn thiền được chú trọng trong không gian nhà hàng.
không gian bên trong nhà hàng dã liên hà nội
không gian nhà hàng dã liên phố nguyễn du
Thực đơn nhà hàng tập trung vào những món Việt được biến tấu, phù hợp với khẩu vị của thực khách. Các món ăn “gây thương nhớ” của nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội này súp ngô, cần tây kết hợp vằn thắn cua. Salat chả tôm, tôm miến chiên,… cũng được đánh giá cao.
món ăn nhà hàng dã liên ở nguyễn du

7. Nhà hàng Coco Á phố Lê Đại Hành

không gian quán tương đối nhỏ. Quán có 2 tầng, mỗi tầng phục vụ khoảng 5 bàn. Nội thất quán được thiết ké theo hướng cổ xưa. Bàn ghế và bức tranh trên tường gợi nhớ đến một thời Hà Nội xưa cũ đã qua.
món ăn ở nhà hàng coco ámón ăn nhà hàng coco á phố lê đại hành
Đến với Coco Á ở Phố Lê Đại Hành, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn thanh đạm, tinh tế. Thực đơn ưa thích của thực khách khi đến đây là món lẩu ghẹ rau rút khoai sọ. Bánh Tôm cũng là món ăn được nhiều thực khách ưa thích.
Đồ uống ở Coco Á mang nét tinh tế, nhẹ nhàng và thanh đạm. Bạn có thể chọn các loại trà thảo mộc hoặc nước dinh dưỡng từ hoa quả.
nội thất nhà hàng coco ákhông gian bên trong nhà hàng coco á phố lê đại hành

8. Nhà hàng Lá Lúa phố Ngô Thì Nhậm

Một nhà hàng món Việt sang trọng tiếp theo Nhà Hàng Số muốn giới thiệu là Lá Lúa. Nhà hàng nằm ở số 6, phố Ngô Thì Nhậm. Không gian nằm trong ngôi biệt thự sang trọng, bắt mắt và cổ kính.
nhà hàng lá lúa phố ngô thì nhậmThực đơn nhà hàng là các món ăn đa dạng được chế biến theo phong cách Việt Nam hiện đại. Các món ăn thuần Việt, đa dạng và bắt mắt. Nguyên liệu hoàn toàn thuần túy Việt Nam và mang đặc trưng của ẩm thực Hà thành.
không gian nhà hàng lá lúa phố ngô thì nhậmmón ăn ở nhà hàng lá lúa phố ngô thì nhậm
Từ những nguyên liệu đơn giản mộc mạc đến phức tạp. Đầu bếp nhà hàng đã chế biến những món ăn hấp dẫn, bắt mắt.
thực đơn ở nhà hàng món việt sang trọng ở hà nội

9. Nhà hàng Madam Hiền phố Chân Cầm

Không gian nhà hàng nằm ở trong biệt thự Pháp cổ. Khi bước chân vào nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội này, bạn sẽ cảm nhận được sự lãng mạn của nước Pháp xưa. Cộng hưởng với sự yên tĩnh vốn có, tất cả tạo nên sự tĩnh lặng giữa một Hà Nội nhộn nhịp.
nhà hàng madam hiền phố chân cầm
Bếp trưởng nhà hàng là đầu bếp 5 sao nổi tiếng ở Hà Nội. Có một điều thú vị là vị đầu bếp này là người nước ngoài. Nhưng ông tinh thông ẩm thực Việt thuần túy.
Các món ăn đều được sử dụng nguyên liệu Việt Nam thuần túy. Qua bàn tay chế biến của vị bếp trưởng tài hoa trở thành những món ăn hấp dẫn. Ở nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội này, thực khách sẽ được thưởng thức giao thoa ẩm thực Việt-Pháp.
thực đơn ở nhà hàng madam hiền phố chân cầmmón ăn ở nhà hàng madam hiền phố chân cầm
Xem thêm:

10. Nhà hàng Đông Phú 1932 phố Hàng Điếu

Nếu muốn sống lại một Hà thành những năm 30 của thế kỷ 20, hãy đến với Đông Phú. Nhà hàng tọa lạc ở số 12 Hàng Điếu. Không gian nhà hàng nằm trong khuôn viên căn biệt thự cổ. Căn biệt thự này được xây dựng từ năm 1932.
nhà hàng đông phú 1932 phố hàng điếu
món ăn nhà hàng đông phú 1932 phố hàng điếuThực đơn nhà hàng là những món ăn mang bản sắc Việt rõ rệt. Các món cơm nhà được chế biến hấp dẫn nhưng đơn giản, ngon miệng. Có một nhược điểm của nhà hàng là thực đơn chưa được cập nhật hình ảnh nên khó để lựa chọn.
Tuy nhiên, với hương vị và không gian mà nhà hàng Đông Phú 1932 mang lại, đây xứng đáng là nơi bạn ghé thăm vào mùa đông này.
món ăn nhà hàng đông phú 1932 phố hàng điếu

11. Tổng kết

Bài viết trên đây đã giới thiệu chi tiết top địa điểm nhà hàng món Việt sang trọng ở Hà Nội mà bạn nên ghé thăm ít nhất một lần. Những nhà hàng này mang đậm phong cách ẩm thực Việt xưa và nay. Từ trong thực đơn đến phong cách bài trí, kiến trúc nhà hàng đều toát lên sự sang trọng, cổ xưa.

Mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen – Cloud Kitchen “cách tân”

mô hình kinh doanh của tasty kitchen

Mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen thành công cách tân Cloud Kitchen nhằm mang đến trải nghiệm thăng hoa của ẩm thực ngay tại gia

Nhắc đến Cloud Kitchen, không thể bỏ qua cái tên “Tasty Kitchen”. Ngay khi vừa gia nhập thị trường, nó đã gây bão với những điều chỉnh và đổi mới ấn tượng trong mô hình kinh doanh. Làm mới một xu hướng mới là điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên, Tasty Kitchen đang dần khẳng định sự thành công của những bước đi đầy mạo hiểm đó. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay mô hình kinh doanh độc đáo và sáng tạo của Tasty Kitchen thông qua bài viết dưới đây.

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh là khái quát về cách thức hoạt động và kinh doanh của một doanh nghiệp. Nó chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp định hướng con đường cũng như từng bước phát triển. Đồng thời, đưa ra các ý tưởng và giải pháp kinh doanh tốt nhất.
Muốn phát triển bền vững và có chỗ đứng thì doanh nghiệp cần xây dựng mô hình kinh doanh có tính cạnh tranh. Độc đáo, sáng tạo và khả thi là những yếu tố cần cân nhắc hàng đầu. Hiện nay, mô hình kinh doanh hiệu quả nhất khi có sự kết hợp hoàn hảo giữa việc tạo ra giá trị bền vững, tạo ra lợi nhuận cao, lợi tức đầu tư hợp lý, và thu hồi vốn đầu tư nhanh chóng.
mô hình kinh doanh

2. Tiềm năng kinh doanh mô hình Cloud Kitchen – Bếp trên mây

Cloud Kitchen/ Bếp trên mây là mô hình nhà hàng không sở hữu địa điểm ăn uống hay cơ sở vật chất phục vụ thưởng thức tại chỗ. Mô hình này chỉ đầu tư không gian chế biến. Do đó, nhiều thương hiệu có thể cùng chế biến tại Cloud Kitchen. Từ nhận đơn đến giao hàng đều phụ thuộc hoàn toàn vào bên thứ ba hoặc các đơn vị giao hàng. Một số nơi còn cho phép khách hàng tự lấy đồ ăn tại bếp. Bởi vậy, hầu hết doanh thu đều phụ thuộc vào nền tảng trực tuyến.
Hậu Covid, xu hướng đặt hàng trực tuyến của con người ngày càng tăng cao. Số lượng người sử dụng ứng dụng giao đồ ăn ngày càng gia tăng với tần suất đặt hàng lớn. Chưa kể, hầu hết các nhà hàng, quán ăn hiện nay đều chuyển sang kết hợp kinh doanh online trên đa dạng nền tảng. Bởi vậy, Cloud Kitchen đã trở thành xu hướng kinh doanh trên toàn thế giới, đặc biệt là Việt Nam.
thị trường cloud kitchen toàn cầu 2020 - 2024
tác động của covid và sự phát triển cloud kitchen
Theo Businesswire, dự báo thị trường bếp đám mây toàn cầu được dự đoán sẽ cán mốc 118,5 tỷ USD vào năm 2027. Tốc độ tăng trưởng mạnh là 13,5%. Quy mô dự kiến đạt 1,05 tỷ USD vào năm 2023. Hằng năm, các app giao hàng thu về 120 tỷ USD, có thể lên đến 230 tỷ USD vào 2025. Ở Việt Nam, số lượng nhà bếp trên mây ngày càng tăng. Đặc biệt sự có mặt của các ông lớn càng khẳng định tiềm năng kinh doanh của mô hình này. Chẳng hạn như Grab Kitchen, Cloud Kitchen, Food Ngon, Tasty Kitchen,…
quy mô phát triển cloud kitchen

3. Đôi nét về Tasty Kitchen

Tasty Kitchen ra đời vào năm 2020. Đây có thể nói là thời điểm nhạy cảm, căng thẳng và thách thức. Tuy nhiên, sự có mặt và phát triển không ngừng của nó là minh chứng rõ ràng cho sự cần thiết cần đổi mới và thích ứng kịp thời với các thay đổi của thị trường. Và đó chính là chìa khóa then chốt giúp doanh nghiệp giữ vững được vị trí tiên phong.
Hiện, nó đang sở hữu 2 bếp tại quận 1 và quận Bình Thạnh. Nó là một dự án của Đại Việt Group nhằm mang ẩm thực cao cấp đến tận nhà. Đại Việt Group đã có 14 năm hoạt động với mạng lưới các dự án xe hơi trực tuyến, marketing và digital media network uy tín. Bởi vậy, các dự án mà công ty triển khai và xây dựng đều rất nổi tiếng và đạt được những thành tựu nhất định. Cụ thể như batdongsan.com.vn, oto.com.vn, tinxe.vn… Hiện Đại Việt Group đang sở hữu 2 công ty thành viên là NextGen và Next Wave.
đôi nét về tasty kitchenHiện tại, Tasty Kitchen đã có mặt ở rất nhiều nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh. Với mục tiêu là 20 nhà bếp hiện hữu, Tasty Kitchen sẽ phủ khắp ngóc ngách tại thành phố này. Trong tương lai gần, Tasty Kitchen sẽ hướng đến tệp khách hàng cá nhân tại một số quận của TP.HCM. Từ đó, gia tăng khả năng mở rộng thị phần và len lỏi vào mỗi gia đình nơi đây.

4. Tasty Kitchen – Theo đuổi xu hướng Bếp trên mây/Cloud Kitchen

Tasty Kitchen là nhà hàng trực tuyến Cloud Kitchen. Một mô hình kinh doanh F&B kiểu mới. Đây là đơn vị tiên phong trong việc cung cấp giải pháp bữa ăn cao cấp đến bàn ăn mọi gia đình. Thương hiệu không chỉ mang đến các món ăn. Nó còn rất đa dạng, tinh tế, đẹp mắt, chất lượng, sức khỏe và ngày càng đáng trải nghiệm hơn.
mô hình kinh doanh tasty kichen cloud kitchenĐể giảm thiểu tối đa chi phí, đặc biệt là chi phí thuê mặt bằng. Tasty Kitchen đã tối thiểu hóa sự đầu tư về địa điểm kinh doanh, cơ sở vật chất. Thay vào đó là tối ưu hóa về sản phẩm và bắt kịp xu hướng công nghệ. Từ đó, Tasty Kitchen chú trọng mở rộng tiếp cận, nghiên cứu từ khẩu vị tới hành vi. Từ đó, mang đến những thực đơn thơm ngon cùng trải nghiệm dịch vụ thân thiện. Đồng thời, tập trung đầu tư phát triển đa dạng kênh đặt hàng trực tuyến. Nhờ vậy, có thể dễ dàng kết nối với khách hàng ở các khu vực khác nhau.
Tasty Kitchen sau một thời gian hoạt động đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Thậm chí, nhiều gia đình còn lựa chọn nó trở thành giải pháp về bữa ăn dinh dưỡng, chất lượng và an toàn hàng đầu của họ.
Xem thêm: Bếp trên mây (Cloud kitchen) là gì? Xu hướng mới ngành F&B

5. Điểm mới trong mô hình Cloud Kitchen của Tasty Kitchen

Mô hình của Tasty Kitchen hoàn toàn khác so với mô hình của Grab, Chef Station… Với mô hình cũ, các doanh nghiệp này chỉ đơn thuần là bên thứ 3, trung gian. Họ có trách nhiệm tìm kiếm và kết nối khách hàng với nhà hàng. Thế nhưng, với Tasty Kitchen, nó trực tiếp nắm giữ, điều hành và chịu trách nhiệm mọi quy trình. Từ nguồn nguyên liệu đầu vào, đầu tư đội ngũ đầu bếp, đến tìm kiếm khách hàng và giao hàng.
Tasty Kitchen cũng giống Food Ngon khi tự mình thực hiện từ A đến Z. Tuy nhiên, nó chỉ bán online chứ không có offline. Ngoài ra, Tasty Kitchen còn nhắm đến tệp khách hàng khác hẳn với thị trường giao món ăn và đồ uống. Đó là nhắm đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Sản phẩm cũng là các món ăn theo dạng bữa cơm gia đình. Do đó, có thể thấy sự đầu tư lớn và kỹ lưỡng của Tasty Kitchen. Bởi vậy, thương hiệu đã ngay lập tức in đậm dấu ấn trên thị trường.
điểm mới tasty kitchen

6. Mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen

Tasty Kitchen xây dựng mô hình kinh doanh Canvas (Business Model Canvas). Do Alexander Osterwalder và Yves Pigneur thiết kế. Nó là một bản vẽ trực quan 9 yếu tố quan trọng để định hình và duy trì tồn tại của một doanh nghiệp. Đây là mô hình được ưa chuộng và áp dụng phổ biến tại Việt Nam.

6.1 Khách hàng

Tasty Kitchen hướng đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Những người giàu trải nghiệm, có thu nhập tầm trung và cao ở các đô thị lớn.
Ngoài ra, thương hiệu còn hướng đến phục vụ các dịp ăn uống. Từ đó, tạo sự thống nhất và đáp ứng được nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Bao gồm: Bữa ăn văn phòng, Tiệc hướng đến sự tiện lợi, Bữa ăn gia đình.
dân văn phòng tasty kitchen

6.2 Đề xuất giá trị

Để tạo nên thiện cảm cũng như thu hút khách hàng. Đặc biệt là định vị dấu ấn trên thị trường. Các doanh nghiệp cần đề xuất giá trị về mục tiêu, sứ mệnh,… Từ đó, lựa chọn và triển khai các chiến lược kinh doanh đúng đắn.

  • USP của Tasty Kitchen

USP (Điểm bán hàng độc đáo): Tasty Kitchen nỗ lực trở thành thương hiệu tiên phong mang ẩm thực cao cấp đến tận nhà. Nền tảng xây dựng và định hình USP:
– Nguyên liệu tươi ngon, nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đảm bảo.
– 8 bếp trưởng 5 sao nghiên cứu và phát triển.
– Ứng dụng công nghệ AI hiện đại trong kiểm soát chất lượng.
– Bao bì thân thiện với môi trường.
– Giao hàng nhanh chóng, cẩn thận và nhiệt tình.
– Đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.
– Hệ thống xử lý nước hiện đại, cam kết xả thải ra môi trường an toàn.
bao bì thân thiện với môi trường

  • Thực đơn

Tasty Kitchen đa dạng với phong cách ẩm thực Việt Fusion. Bao gồm các món ăn thuần Việt và các món được sáng tạo dựa trên sự giao thoa với ẩm thực quốc tế.
– Phân loại theo nhóm sản phẩm: Khai vị; Cơm – Mì – Cháo; Món chính; Canh – Tiềm – Súp; Combo; Tráng miệng; Thức uống.
– Phân loại theo nhu cầu sử dụng: Ăn no; Ăn chơi.
– Phân loại theo hình thức phân phối: Trực tiếp (Món ăn, Thức uống), Gián tiếp (Voucher, coupon).
– Phân loại theo đặc tính sản phẩm: Món ăn gia đình; Cơm văn phòng (cơm văn phòng + mini set); Tiệc (tiệc teabreak, tiệc Canapes, tiệc buffet, tiệc tại gia/công ty theo set menu,…); Đồ ăn đóng gói (ready to cook); Alacarte; Đồ uống.
bún bò menu tasty kitchen

  • Giá trị cốt lõi

Tasty Kitchen tiên phong cho concept ” Nhà hàng tại gia” ở Việt Nam. Nói cụ thể hơn, đó là thương hiệu muốn nâng tầm các món ăn tại gia trở nên cao cấp nhất như nhà hàng vậy. Đặc biệt là mang đến cho thực khách những món ăn độc đáo và mới lạ. Để làm được điều đó, Tasty Kitchen hướng đến dẫn đầu về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. “Tận tâm, Am hiểu, Sáng tạo, Tinh tế, Yêu thương” là kim chỉ nam xuyên suốt hoạt động của thương hiệu này. Với niềm đam mê với ẩm thực, Tasty Kitchen muốn mang đến cho khách hàng hương vị độc đáo cùng những trải nghiệm thú vị nhất.
– Bữa ăn ngon, dinh dưỡng và an toàn.
– Trải nghiệm đa dạng ẩm thực nhà hàng tại gia.
– Giao diện nền tảng đặt món thân thiện và thanh toán tiện lợi
– Giải pháp ăn uống tiết kiệm và uy tín mỗi ngày.
Khách hàng chỉ cần order và yên tâm thư giãn trong quá trình chờ đợi. Tasty Kitchen sẽ nhanh chóng mang đến những món ăn ngon và chất lượng nhất cho các bạn thưởng thức.
– Nguyên liệu tự nhiên, tươi ngon, chất lượng được tuyển chọn từ những nông trại uy tín hàng đầu mang đến hương vị trọn vẹn, thuần khiết cho từng món ăn.
– Hệ thống bếp được đầu tư và mở rộng không ngừng.
– Nâng cao trải nghiệm những bữa ăn từ giao hàng nhanh bởi sự tinh tế, chất lượng và đa dạng trải nghiệm.
– Những đầu bếp giàu kinh nghiệm, sáng tạo với những công thức chế biến độc đáo.
– Không ngừng nâng cao trải nghiệm món ăn với mạng lưới bếp được đầu tư đạt chuẩn và gần bạn nhất.
cơm chiên lá cẩm menu tasty kitchen

6.3 Kênh truyền thông và bán hàng

  • Website: tastykitchen.vn
  • Fanpage: TASTY Kitchen (https://www.facebook.com/TASTYkitchen.vn)
  • Instargram: tastykitchen.restaurant
  • Hotline: 1900.633.818
  • Các ứng dụng giao đồ ăn: Grab, Now, Baemin, Gofood, Loship, Utop, Ahamove
  • Điểm chế biến phân bố rộng khắp TP.HCM thuận tiện cho việc giao hàng: Quận 1, Quận 7, Bình Thạnh, Quận 2, Tân Bình… và định hướng mở rộng ra toàn thành phố.
  • Đối tác: Khai thác uy tín thương hiệu đối tác.
  • Phát triển, mở rộng điểm phân phối: Cafe, khách sạn, toà nhà…; Sàn thương mại điện tử: Lazada, Shopee…; Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối.

6.4 Mối quan hệ khách hàng

Với mô hình Cloud Kitchen, việc chăm sóc khách hàng khó khăn hơn bao giờ hết. Bởi các thương hiệu thường tập trung chế biến tại một khu vực. Shipper sẽ nhận đơn và giao cho khách hàng. Do đó, cơ hội tiếp xúc và gắn kết với khách hàng bị hạn chế nghiêm trọng. Thế nên, rất nhiều thương hiệu kinh doanh dạng Cloud Kitchen thường bỏ qua. Tuy nhiên, với mô hình kinh doanh của Tasty kitchen, đây là yếu tố cần được chú trọng. Do đó, đội ngũ chăm sóc khách hàng của Tasty được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Đồng thời, được phân bố phục vụ các nhóm khách hàng riêng. Từ đó, đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn nhất cho mọi hu cầu của thực khách. Ngoài ra, còn có các chương trình tri ân khách hàng thân thiết.

Đánh giá từ khách hàng:

  • Món ngon, đặc biệt
  • Bao gói chỉn chu
  • Tư vấn nhiệt tình
  • Giá hợp lý
  • Giao hàng đúng hẹn

feedback từ khách hàng

6.5 Dòng doanh thu

Tasty Kitchen triển khai bán hàng trên đa dạng nền tảng. Bởi vậy, dòng doanh thu cũng phong phú, ổn định và hiệu quả hơn nhiều. Ước tính doanh thu mỗi bếp khoảng 20-40 triệu đồng/ngày. Dưới đây là một số kênh hoạt động đem lại doanh thu:

  • Từ đặt hàng trực tiếp qua các kênh sở hữu. Điển hình như: website, hotline, mạng xã hội.
  • Từ các đối tác trung gian như các app giao hàng và Pito (kênh trung gian đặt tiệc tại văn phòng doanh nghiệp).
  • Từ bán voucher của các đối tác (Phí hoa hồng từ các đối tác phân phối).

doanh thu do tasty kitchen hợp tác california

6.6 Cơ cấu chi phí

  • Chi phí nguyên vật liệu (khoảng 40-45%)
  • Chi phí nhân sự (khoảng 20%)
  • Chi phí truyền thông marketing: Quảng cáo, PR, Khuyến mãi, Chương trình khách hàng thân thiết, Chi phí hoa hồng đối tác phân phối…
  • Chi phí hoạt động: Chi phí hạ tầng công nghệ, nhiên liệu, viễn thông, chi phí quản lý, duy trì,…
  • Chi phí đầu tư hạ tầng và cơ sở vật chất trang thiết bị: Ước tính 2,5-4 tỷ đồng/điểm.

cơ cấu chi phí

6.7 Nguồn lực chính

  • Nguồn tài chính mạnh mẽ từ Đại Việt Group.
  • Đội ngũ nhân lực giàu kinh nghiệm.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư chuyên nghiệp và hiện đại.
  • Hạ tầng công nghệ chất lượng và tiên tiến nhất.
  • Tiềm năng từ các công ty thành viên của Đại Việt Group
    – Next Gen: đơn vị phát triển các cổng thông tin điện tử trong lĩnh vực xe hơi, truyền thông và marketing.
    – Next Wave: đơn vị ung cấp dịch vụ Marketing – Digital Media Network với nền tảng công nghệ 4.0 cho các thương hiệu & doanh nghiệp.

đầu bếp tasty kitchen tài năng

6.8 Hoạt động chính

  • Nghiên cứu và phát triển thực đơn:

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và đa dạng của khách hàng, Tasty Kitchen đã xây dựng bếp nghiên cứu riêng. Căn bếp có diện tích 200m2 ở Quận 2 được đầu tư bài bản. Ngoài ra, còn sở hữu 8 bếp trưởng 5 sao giàu kinh nghiệm và sáng tạo.

  • Truyền thông marketing
  • Xây dựng hệ thống website chuyên nghiệp và chất lượng khi thường xuyên đăng tải những kiến thức bổ ích, thú vị về ẩm thực.
  • Quản lý vận hành hàng ngày và phát triển điểm sản xuất & phân phối:

– 1 bếp nghiên cứu rộng 200m2.
– 2 bếp sản xuất lớn rộng 600-1000m2.
– 1 bếp sản xuất nhỏ rộng 200-400m2.
– 1 bếp sản xuất nhỏ sắp đi vào hoạt động.
– Khoảng 100 nhân sự bếp, 8 bếp trưởng. Đáp ứng công xuất 200 phần/ 30 phút.
– Phân bố rộng khắp các quận: Quận 1, Quận 7, Bình Thạnh, Quận 2, Tân Bình… và định hướng mở rộng ra toàn thành phố.

6.9 Quan hệ đối tác

Mở bán từ cuối năm 2020, hiện tại, TASTY Kitchen đã phục vụ hơn 4.000 khách hàng tại TPHCM. Công suất sản xuất mỗi ngày lên đến 200-500 suất thức ăn/ thức uống. Để phục vụ và mở rộng thị phần với số đơn ngày càng lớn, Tasty Kitchen đã triển khai những chiến lược hợp tác hiệu quả. Từ nền tảng bán hàng đến các ứng dụng giao hàng. Tất cả đều được thương hiệu “chọn mặt gửi vàng” một cách kỹ lưỡng.

  • Nền tảng vận chuyển: Lalamove, Ahamove và phát triển đội ngũ Tasty ship riêng cho mình.
  • Nền tảng thương hiệu, mạng xã hội: Website, Fanpage, Instagram,…
  • Aspire: cung cấp đặc quyền cao cấp cho tập khách hàng VIP của các ngân hàng, công ty bảo hiểm.
  • Ngân hàng ACB: cung cấp đặc quyền cao cấp cho tập khách hàng ưu tiên của ACB
  • Pito: Phối hợp cung cấp giải pháp tiệc tại văn phòng doanh nghiệp
  • Gotit & Zalopay: Phối hợp cung cấp giải pháp quà tặng online
  • Đối tác delivery app: Grab/ Now/ Beamin/ Loship/ Gojek/ Utop

đội ngũ giao hàng tasty kitchen

7. Tạm kết

Sự điều chỉnh, đổi mới độc đáo trong mô hình kinh doanh của Tasty Kitchen vô cùng ấn tượng. Nó là chìa khóa quan trọng để thương hiệu này ngày càng phát triển bùng nổ hiện nay. Điểm mới trong mô hình giúp Tasty Kitchen dễ dàng kiểm soát và chủ động nâng cao chất lượng trải nghiệm và dịch vụ. Các món ăn của thương hiệu dường như trở nên quá đỗi quen thuộc trên bàn ăn của rất nhiều gia đình. Nếu bạn đang có nhu cầu theo đuổi xu hướng kinh doanh mô hình Cloud Kitchen, đây chính là một case study không thể bỏ qua. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Chiến lược Marketing của Subway tại Việt Nam thất bại vì đâu?

chiến lược marketing của subway tại việt nam thất bại vì đâu

Sự lệch hướng trong chiến lược Marketing của Subway đã khiến thương hiệu này lại thất bại khi đến Việt Nam.

Subway là một thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng về độ đa dạng của thực đơn với những chiếc bánh mì lành mạnh, dinh dưỡng. Với chiến lược marketing của mình, Subway đã có hơn 41.000 cửa hàng tại hơn 100 quốc gia. Đồng thời là thương hiệu nhượng quyền nhanh nhất thế giới. Thế nhưng, khi vào thị trường Việt Nam, sự lệch hướng với nhu cầu của khách hàng đã khiến thương hiệu này gặp thất bại. Trong bài viết này, Nhà hàng số sẽ phân tích chiến lược marketing của Subway và nguyên nhân khiến thương hiệu này thất bại tại Việt Nam.

1. Tổng quan về thị trường sandwich

Sandwich là một thị trường tiềm năng trong ngành F&B. Theo Technavio, thị trường bánh sandwich toàn cầu dự kiến ​​sẽ tăng 11,52 tỷ USD. Điều này cho thấy mức tăng trưởng đáng kể của thị trường trong năm 2020. Bên cạnh đó, mức tăng trưởng trong giai đoạn 2020-2024 dự kiến ​​sẽ tăng trưởng ở mức CAGR trên 3%.
thị trường sandwich 2020-2024Cũng trong báo cáo, có thể thấy, thị trường sandwich sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi sự mở rộng của các nhà cung cấp. Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm mới cũng được dự đoán sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường sandwich.
Ngoài ra, các thực phẩm tiện lợi như bánh mì, sandwich đang ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng. Dẫn đến các nhà cung cấp đang tập trung vào việc mở rộng hoạt động và tăng thị phần. Chẳng hạn, vào tháng 7 năm 2019, Tyson Foods đã công bố việc mua lại các hoạt động của BRF ở Thái Lan và Châu Âu. Hay vào tháng 9 năm 2019, các thương hiệu như YUM! đã công bố kế hoạch mở 1.000 cửa hàng mới ở Vương quốc Anh và Ireland vào năm 2020. Những kế hoạch mở rộng như vậy đang ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của thị trường Sandwich toàn cầu.

2. Tổng quan về Subway

Trước khi tìm hiểu về chiến lược marketing của Subway và nguyên nhân thất bại tại thị trường Việt Nam. Hãy cùng Nhà hàng số điểm qua một số dấu mốc quan trọng của thương hiệu này.
cửa hàng subwaySubway là thương hiệu sở hữu chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn nhất thế giới. Fred DeLuca đã thành lập cửa hàng đầu tiên vào năm 1965 tại Bridgeport, Connecticut (Mỹ). Năm 1968 cửa hàng đổi tên thành Subway thay cho cái tên cũ là “Pete’s Super Submarines”.
Năm 1974, thương hiệu Subway® chính thức được ra mắt và bắt đầu nhượng quyền thương mại. Đây có thể coi là bước ngoặt trong quá trình phát triển của Subway.
Tính đến tháng 7 năm 2020, Subway đã có mặt tại 111 quốc gia và vùng lãnh thổ với khoảng 41.600 cửa hàng. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với hơn 24.000 cửa hàng. Năm 2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh, số cửa hàng Subway tại Mỹ đã giảm xuống còn 21,147. Dù có sự sụt giảm, nhưng Subway vẫn là thương hiệu sở hữu nhiều cửa hàng nhất tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới.
subway tại thị trường mỹHiện nay, Subway là thương hiệu có trị giá hàng tỷ USD. Trụ sở chính của thương hiệu này được đặt tại Milford, Connecticut, Mỹ. Và hoàn toàn thuộc sở hữu của gia đình DeLuca.

3. Phân tích chiến lược Marketing của Subway

Chiến lược marketing của Subway đã giúp thương hiệu thành công và gặt hái được những kết quả đáng ngưỡng mộ. Vậy chiến lược cụ thể của Subway là gì và được thực hiện như thế nào? Hãy cùng Nhà hàng số tìm hiểu trong phân tích dưới đây.

3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Chiến lược marketing của Subway là marketing hỗn hợp 4P. Trong đó, sản phẩm (Product) là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến thành công của thương hiệu này.
Sản phẩm của Subway rất đa dạng, gồm nhiều loại bánh mì sandwich như: Bánh mì kẹp thịt nguội, thịt viên, ức gà, cá ngừ, tôm và bơ nghiền… Bên cạnh đó, thực đơn của Subway còn có salad, các món bánh nướng và đồ uống.
chiến lược marketing sản phẩm của subwayĐối với các thị trường nước ngoài, Subway cũng tiến hành đa dạng hóa thực đơn của mình. Để phù hợp với khẩu vị của từng quốc gia, thương hiệu sẽ thêm 1 số món mới vào thực đơn.
Như vậy, từ sản phẩm đầu tiên là submarine sandwich, hiện nay Subway đã không ngừng đa dạng hóa sản phẩm. Đối với từng thị trường, Subway cũng sẽ có một số điều chỉnh để sản phẩm phù hợp hơn với địa phương đó.

3.2. Chiến lược giá (Price)

Trong chiến lược giá, Subway tuyên bố sẽ phục vụ đồ ăn với chất lượng và dịch vụ tốt nhất. Thậm chí tốt hơn bất kỳ đối thủ nào của thương hiệu này. Vì vậy giá sản phẩm trong chiến lược marketing của Subway sẽ cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh như McDonald’s, KFC, Pizza Hut…
Có thể thấy chiến lược định giá của Subway là dựa trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ thương hiệu cung cấp. Với định hướng như vậy, doanh thu hàng năm của thương hiệu này trung bình khoảng 10 tỷ USD.

3.3. Chiến lược phân phối (Place)

Chiến lược marketing của Subway đã giúp thương hiệu này trở thành một trong những thương hiệu nhượng quyền phát triển nhanh nhất. Hoạt động phân phối chủ yếu thông qua nhượng quyền thương hiệu. Hiện nay, Subway đã có hơn 41.600 cửa hàng trên 111 quốc gia và vùng lãnh thổ.
cửa hàng trong chiến lược phân phối của subwayCác cửa hàng của Subway thường được đặt ở các vị trí đắc địa. Những nơi có lượng người qua lại lớn như sân bay, trung tâm thương mại, công viên giải trí, trường học… Bên cạnh đó, những địa điểm tập trung những khách hàng quan tâm đến sức khỏe như bệnh viện cũng là địa chỉ được Subway lựa chọn.
Việc đặt cửa hàng tại những nơi sang trọng, đắt đỏ cũng góp phần giúp Subway định hình thương hiệu cao cấp của mình.

3.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu (Promotion)

Chiến lược marketing của Subway đã sử dụng nhiều hoạt động khuyến mại để quảng bá thương hiệu. Ví dụ như mua 1 tặng 1 hay giảm giá sản phẩm vào các dịp đặc biệt…
chiến lược khuyến mạiNgoài các trương trình khuyến mãi, Subway còn thực hiện quảng cáo trực tuyến, các TVC quảng cáo và phát vào các giờ vàng…
Từ chiến dịch quảng cáo đồ ăn nhanh lành mạnh, ít chất béo kết hợp cùng Jared Folge. Subway còn được biết đến là thương hiệu thức ăn nhanh đầu tiên tập trung vào chế độ ăn (diet-focused menu). Do đó, Subway còn dùng khẩu hiệu “Eat Fresh” nhấn mạnh thực phẩm của mình là tươi ngon và có chất lượng cao.

4. Subway tại thị trường Việt Nam

4.1. Tham vọng tại thị trường Việt Nam

Năm 2010, Subway chính thức bước vào thị trường Việt Nam. Cửa hàng đầu tiên được khai trương tại TP Hồ Chí Minh. Với chiến lược marketing đã thành công ở rất nhiều quốc gia, thương hiệu này tham vọng sẽ có chuỗi 50 cửa hàng sau 5 năm có mặt tại Việt Nam.
subway tại việt namChiến lược marketing của Subway vẫn được giữ nguyên khi áp dụng vào thị trường Việt Nam. Đó là thực đơn gồm những chiếc bánh ít calories, không chiên qua dầu mỡ, không gây béo phì và đầy đủ năng lượng.

4.2. Tình hình thực tế tại Việt Nam

Trái ngược với tham vọng, sau 6 năm hoạt động tại Việt Nam, Subway chỉ có 6 cơ sở. Thậm chí dù đã thêm vào thực đơn món bánh mì Việt Nam, nhưng tình hình kinh doanh cũng không khả quan hơn.
Đến năm 2020, các cửa hàng Subway tại Hàn Quốc, Singapore hay Malaysia vẫn phát triển. Nhưng tại Việt Nam, Subway đã đóng cửa 5 cơ sở và chỉ còn duy nhất một cửa hàng tại Đà Nẵng. Tính đến thời điểm hiện tại, Subway đã rút khỏi thị trường F&B Việt Nam.

5. Nguyên nhân Subway thất bại tại Việt Nam

5.1. Sản phẩm không phù hợp với thị trường

Việt Nam là một thị trường tiềm năng của các hãng đồ ăn trên thế giới. Tuy nhiên, chính Việt Nam cũng sở hữu nền ẩm thực vô cùng phong phú, đa dạng. Do đó, khi ra nhập bất kỳ thị trường nào, việc nghiên cứu khẩu vị đặc trưng là điều cần thiết để phát triển thương hiệu.
sản phẩm chưa phù hợpSai lầm của chiến lược marketing của Subway là sự tự tin vào hương vị của mình mà bỏ qua sự khác biệt về khẩu vị giữa các nền văn hóa. Subway đã bê nguyên công thức thuần châu Âu về thị trường Việt Nam. Vì vậy bánh mì Subway với vị nhàn nhạt không chiếm được tình cảm của người Việt. Những người đã quen và yêu thích sự đậm đà của ẩm thực Việt Nam.
Những nguyên liệu kiểu châu Âu như dăm bông, thịt xông khói, ức gà… cùng kết hợp cùng với vỏ bánh từ ngũ cốc, yến mạch đối với khẩu vị của người Việt cũng xa lạ và khó ăn.

5.2. Văn hóa mua hàng của người Việt

Sai lầm tiếp theo trong chiến lược marketing của Subway là không nghiên cứu kỹ hành vi người dùng.
Đến thị trường Việt Nam, Subway vẫn giữ quy trình gọi món khá phức tạp. Để mua bánh, người dùng phải trải qua 5 bước từ gọi vỏ bánh cho tới nước sốt. Thêm vào đó, người tiêu dùng phải gửi xe ở ngoài để vào một cửa hàng Subway. Điều này khiến việc mua một chiếc bánh mì tốn nhiều thời gian hơn so với thói quen mua hàng nhanh chóng của người Việt.
quy trình gọi món phức tạpDo đó, việc giữ văn hóa mua hàng ở các nước phương Tây đã bộc lộ sự bất cập khi áp dụng vào thị trường Việt Nam. Đặc biệt là người tiêu dùng Việt còn rất nhiều lựa chọn khác cho mặt hàng bánh mì.

5.3. Rào cản từ giá cả

Một rào cản lớn nữa trong chiến lược marketing của Subway đó là định giá sản phẩm.
giá sản phẩm caoNgười tiêu dùng cần chi 35.000đ tới 160.000 cho một chiếc bánh mì tại Subway. Có thể thấy đây là một khá cao so với mức thu nhập trung bình của người Việt. Kể cả mức giá của dòng bánh mì Việt trong thực đơn của Subway vẫn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường.

5.4. Cạnh tranh từ Bánh mì Việt Nam

Ngay từ khi vào Việt Nam, Subway đã phải chịu sự cạnh tranh gay gắt đến từ những cửa hàng bánh mì tại Việt Nam. Bởi vì, bánh mì có thể gọi là một món ăn “quốc dân” của Việt Nam và được xếp là 1 trong những món ăn ngon nhất thế giới. Tại mỗi vùng bánh mì cũng sở hữu những nét đặc trưng riêng. Ví dụ như: Bánh mì Đà Nẵng, bánh mì chảo Hà Nội, hay bánh mì que của Hải Phòng…
Bên cạnh đó, theo phân tích từ các chuyên gia, bánh mì Việt Nam đã có từ rất lâu và đã phát triển qua nhiều giai đoạn. Vì vậy bánh mì hiện nay đã quá quen thuộc với khẩu vị của người Việt. Trong bối cảnh đó, Subway vẫn không hề có động thái thay đổi cũng như khẳng định hương vị riêng. Chính vì vậy, bánh mì sandwich khẩu vị của Châu Âu khó có thể cạnh tranh với bánh mì Việt Nam.

6. Bài học từ Subway Vietnam

Sai lầm của chiến lược marketing của Subway đó là giữ nguyên những gì mình có khi đến Việt Nam. Câu chuyện của Subway đã đem lại nhiều bài học kinh nghiệm đáng giá.

6.1. Nghiên cứu kỹ thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp

Trước khi thâm nhập vào một thị trường mới, hoạt động nghiên cứu thị trường đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc nghiên cứu kỹ thị trường sẽ giúp thương hiệu hiểu rõ được thị trường mục tiêu. Một số vấn đề cần nghiên cứu như: nhu cầu, thói quen của người dân, giá cả thị trường, đối thủ cạnh tranh, sức chi trả của thị trường… Từ đó xây dựng chiến lược marketing phù hợp tại thị trường đó. Tạo nền tảng vững chắc cho những chiến lược về sau.
Xem thêm: Chiến lược marketing của KFC: Sản phẩm là giá trị cốt lõi

6.2. Thay đổi phù hợp với thị trường

Khi vào một thị trường mới, sự khác biệt về văn hóa là điều không thể tránh khỏi. Bài học rút ra là thay vì giữ nguyên những gì mình có như chiến lược marketing của Subway, hãy chấp nhận sự khác biệt và có sự điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời, tìm được đặc trưng, hương vị riêng cho thương hiệu của mình.
hương vị riêng cho sản phẩm

7. Tạm kết

Sự chênh lệch từ khẩu vị, thói quen, hành vi tiêu dùng đến mức chi trả cho một món ăn đã khiến chiến lược marketing của Subway thất bại tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt Subway không có sự thay đổi hay tìm cho mình một dấu ấn riêng trên thị trường. Vậy nên, ở một thị trường như Việt Nam, ngoài sự mới lạ. Các thương hiệu còn cần có sự thấu hiểu về nhu cầu, thói quen của khách hàng. Bên cạnh đó, thương hiệu cũng phải tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng để có thể phát triển lâu dài. Đừng quên theo dõi chuyên mục Case Study tại Nhà hàng số để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị về ngành F&B nhé!

Chiến lược Marketing của Baemin – Thành công từ lối đi riêng

chiến lược marketing của baemin

Chiến lược Marketing của Baemin, nghệ thuật tiếp cận phân khúc thị trường nhỏ lẻ, đánh trúng nhu cầu tiêu dùng và kết nối trải nghiệm cảm xúc khách hàng

Baemin là cái tên quá đỗi quen thuộc hiện nay. Một ứng dụng giao đồ ăn không ngừng đổi mới, phải triển và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Và chiến lược Marketing của Baemin là một trong những yếu tố chính giúp nó dễ dàng thu hút được sự quan tâm của người tiêu dùng Việt trong thời gian ngắn. Cùng Nhà Hàng Số giải mã ngay thông qua bài viết dưới đây.

Nội dung

1. Tổng quan thị trường dịch vụ giao thức ăn nhanh

Theo số liệu năm 2022, trong những người tham gia khảo sát, có đến 83% sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn. Trong khi năm 2021 chỉ có 62%. Ngoài ra, 77% cho rằng họ sử dụng ít nhất một app giao hàng trên điện thoại. 85% người dùng đặt đồ ăn ít nhất 1 lần/tuần. Có thể thấy, tần suất đặt đồ ăn ngày càng gia tăng. Đặc biệt sau covid, nó trở thành thói quen tiêu dùng của lượng lớn khách hàng. Nhu cầu đặt hàng trực tuyến cán mốc 80%.
Tại Việt Nam, doanh thu thị trường giao đồ ăn đạt 148 triệu USD năm 2018. Tương ứng với 5,3 triệu người dùng. Doanh thu từ các nền tảng rơi vào khoảng 32 triệu USD. Tốc độ tăng trưởng bình quân 28,6%/năm. Hiện, GrabFood, ShopeeFood, Baemin và GoFood là các app giao hàng được sử dụng nhiều nhất tại nước ta. GrabFood chiếm 61% thị phần, doanh thu khoảng 96 triệu USD.
quy mô thị trường giao thức ăn trực tuyến thị trường giao đồ ăn ấn độ doanh thu thị trường giao đồ ăn việt nam

2. Tổng quan về Baemin

Bắt nguồn từ một ứng dụng giao đồ ăn nổi tiếng hàng đầu Hàn Quốc, Baemin vẫn tự tin định cụ thương hiệu với mức độ nhận diện tăng nhanh chóng dù mới gia nhập thị trường Việt Nam năm 2019. Tìm hiểu ngay.

2.1 Baemin – Thông tin thương hiệu

Tại Hàn Quốc, Baemin chiếm lĩnh hơn 65% thị phần giao đồ ăn. Bởi nó thuộc sở hữu của Woowa Brothers – đơn vị đang cung cấp dịch vụ giao nhận đồ ăn Baedal Minjok – “kỳ lân” hàng đầu Hàn Quốc. Gia nhập thị trường Việt Nam năm 2019, Baemin đã ngay lập tức gây ấn tượng mạnh bởi hình ảnh thân thiện, hiện đại và thấu hiểu tâm lý khách hàng. Mặc dù, ở thời điểm này, thị trường giao đồ ăn nhanh đang cạnh tranh gay gắt và khốc liệt. Hầu hết các thương hiệu đều tung ra các khuyến mãi khủng để “giành giật” khách hàng.

thị trường giao đồ ăn việt nam 2021 xu hướng thị trường giao đồ ăn việt namVới sự ra đời của ứng dụng này, khách hàng được trải nghiệm dịch vụ giao nhận đồ ăn online cách tân với tương tác 2 chiều. Ngoài ra, Baemin còn muốn xây dựng, mở rộng và phát triển hệ sinh thái với Baemin rider, Baemin kitchen,… Nhìn chung, hệ sinh thái và tính năng sử dụng của Baemin cũng tương tự các app giao hàng trực tuyến khác với đội ngũ shipper riêng. Chẳng hạn như GrabFood, Now, Go-Food – Các “ông lớn” hàng đầu thị trường giao đồ ăn nhanh.
đôi nét baeminSau gần 2 năm hoạt động, Baemin đã khẳng định sự phát triển mạnh mẽ và đáng kinh ngạc của một “tân binh đáng gờm”. Đó là dẫn đầu về lượt tải trên Google Play và App Store (tính đến tháng 4/2021). Vào năm 2020, theo khảo sát của Q&Me, Baemin cũng là ứng dụng giao đồ ăn dẫn đầu thị trường về mức độ hài lòng của khách hàng. Tính đến tháng 8/2021, Baemin đã tăng độ phủ lên đến 8 thành phố lớn trên cả nước. Vươn lên trở thành ứng dụng giao hàng phổ biến thứ ba tại Việt Nam.

2.2 Bộ nhận diện thương hiệu

Baemin luôn biết cách gây ấn tượng mạnh và đặc biệt hiệu quả. Nhất là trong việc tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu riêng. Những khẩu hiệu đơn giản nhưng giàu sức gợi hình, gợi cảm như: “nóng giòn đây”, “nước sôi đây”, “trùm cuối khao”… Món ăn vừa đảm bảo được chất lượng, độ tươi ngon và nóng hổi. Vừa khẳng định tốc độ giao hàng chỉ trong tích tắc của ứng dụng này. Bất kỳ ai cũng khó lòng vượt qua sự “cám dỗ” này.
12 cung hoàng đạo baeminbaemin gây chú ýHoặc những câu quotes đáng yêu, ghi điểm tuyệt đối bởi sự hóm hỉnh và thân thiện. Điển hình như “Đang nổ máy. Tới liền! Tới liền!”. Chưa kể, Baemin còn sở hữu linh vật mới lạ, thân thiện với màu xanh bạc hà trẻ trung. Nó là hình ảnh Mèo Mập, được lấy cảm hứng cảm hứng từ “Chú mèo đia hia” trong truyện cổ tích Pháp. Font chữ được sử dụng là BM Daniel, độc quyền được Rice Creative thiết kế riêng cho Baemin Vietnam. Nó tạo nên sự sinh động trong ý nghĩa thể hiện. Font chữ này thậm chí còn giành được giải thưởng cao nhất “Best of the Best” ở hạng mục Thương hiệu và Thiết kế Truyền thông tại Red Dot Awards.
bộ nhận diện baeminbộ nhận diện thương hiệu baemin

2.3 Khách hàng mục tiêu

Baemin nhắm đến khách hàng mục tiêu là những nhân viên văn phòng từ 20 – 30 tuổi. Những người bận rộn và thường không có thời gian chuẩn bị thức ăn. Do đó, nhu cầu đặt thức ăn sẽ cao hơn. Với nhóm đối tượng này, Baemin luôn đào sâu, phát triển để đáp ứng đa dạng nhu cầu ăn uống của họ. Đặc biệt là chạm đúng và trúng để tạo nên sợi dây kết nối về cảm xúc. Do đó, các chiến lược marketing của Baemin hướng đến thiết lập nhận thức và suy nghĩ của khách hàng về việc lựa chọn đồ ăn thông qua cảm xúc. Từ đó, hành động và quyết định sử dụng dịch vụ của ứng dụng.
khách hàng baemin

2.4 Mức độ tăng trưởng

Chỉ trong vòng 3 năm, Baemon đã lọt top 10 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với vị trí thứ 4, theo Sách trắng Thương mại điện tử Việt Nam 2022. Trong giai đoạn 2016 – 2020, doanh thu của Baemin tăng từ 15 tỷ đồng lên 440 tỷ đồng.

mức độ hài lòng baemin liên hệ giữa brand và nhu cầu khách hàng

3. SWOT của Baemin

Để triển khai và phân tích chiến lược marketing hiệu quả không thể thiếu mô hình SWOT. Bởi nó mang đến cái nhìn tổng quan nhất về thương hiệu.

3.1 Strengths (Điểm mạnh)

  • Công ty trực thuộc vững mạnh, tiềm năng lớn về tài chính và đứng số 1 tại Hàn Quốc về ứng dụng giao đồ ăn nhanh.
  • Bộ nhận diện thương hiệu thân thiện, gần gũi mà không kém phần sáng tạo và ấn tượng. Từ linh vật, slogan, thông điệp, quote,…
  • Các tiện ích của ứng dụng được hiển thị rõ ràng, cụ thể theo từng danh mục và dễ sử dụng.
  • Đội ngũ nhân lực giàu kiến thức, kỹ năng và khả năng am hiểu nhu cầu tiêu dùng của người Việt.
  • Đội ngũ shipper hùng hậu, chuyên nghiệp, thân thiện và lịch sự với tốc độ giao hàng nhanh chóng.
  • Tập trung phân bố đội ngũ giao hàng theo từng khu vực để giảm nhẹ phí ship và tăng tốc độ giao hàng nhanh.
  • Thường xuyên tung ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi giảm giá sâu, voucher,…
    Các món ăn, đối tác đa dạng và đáp ứng được từng phân khúc tiêu dùng của khách hàng.
  • Lên ý tưởng, triển khai và xây dựng các chiến lược marketing hiệu quả.

3.2 Weaknesses (Điểm yếu)

  • Mới gia nhập thị trường và phải cạnh tranh với những ứng dụng giao hàng lớn mạnh về cả tài chính, mô hình cùng tệp khách hàng tiếp cận.
  • Chưa có chatbot để thông báo nhà hàng đã đóng hoặc không order được.
  • Danh sách quán ăn chưa đa dạng, phong phú.
  • Chưa phát triển và mở rộng hệ sinh thái đa ứng dụng như Grab, Be,… Mà chỉ tập trung và giao đồ ăn.
  • Việc hủy, chỉnh sửa đơn hàng còn phức tạp và trì trệ. Độ phủ sóng các tài xế chưa đồng bộ.
  • Phí ship Baemin tương đối cao so với mặt bằng.
  • Giao diện của Baemin còn chưa tối ưu. Một số quán còn chưa cập nhật đầy đủ hình ảnh và các thông tin cần thiết.

3.3 Opportunities (Cơ hội) của Baemin

  • Tại Việt Nam, Baemin có thể tự do phát triển và hoạt động trong môi trường pháp luật của Việt Nam.
  • Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng thay đổi, đặc biệt là sau Covid. Đó là hướng đến các sàn thương mại điện tử, mua sắm online.
  • Nguồn thu nhập và mức sống cũng được cải thiện nên xu hướng đặt đồ ăn về nhà tăng cao.
  • Các ngân hàng, ví điện tử cũng được sử dụng ngày càng nhiều. Đây là cơ hội tốt để hợp tác liên kết và có những ưu đãi hấp dẫn để thu hút khách hàng. Chưa kể, các bước đặt và thanh toán cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Số lượng người dùng điện thoại ngày càng tăng chóng mặt. Do đó, các app giao đồ ăn trực tuyến là một trong những ứng dụng không thể thiếu.
  • Baemin dần nắm bắt những tiến bộ công nghệ và vận hành vào việc đổi mới giao diện giúp người dùng dễ sử dụng hơn.
  • Tăng cường chạy quảng cáo với những ưu đãi hấp dẫn.
  • Sự tập trung nguồn lực, đặc biệt là tài xế ở các khu vực nhất định nhằm tối ưu hóa dịch vụ, chương trình khuyến mãi phí vận chuyển giảm, tốc độ giao hàng nhanh và giá thành ưu đãi.

3.4 Threats (Thách thức) của Baemin

  • Cạnh tranh về định giá cũng như các chương trình khuyến mãi với các hãng giao đồ ăn khác như Grab, Now.
  • Định hướng thị trường ngày càng phức tạp và biến động không ngừng.
  • Thị trường sục sôi, các đơn vị giao hàng trung gian ngày càng xuất hiện nhiều.
  • Phải đối mặt với vấn đề rủi bậc nhất – “Bom hàng”
  • Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như thái độ làm việc của tài xế.
  • Vấn đề ùn tắc giao thông khiến việc giao đồ ăn bị trì trệ, ảnh hưởng đến chất lượng món ăn. Đặc biệt là giá vận chuyển bị đẩy lên cao trong các giờ cao điểm.
  • Chi phí đầu tư khuyến mãi/ quảng cáo và nhân sự ở từng khu vực khá tốn kém.

swot của baemin

Xem thêm:

4. Chiến lược marketing hỗn hợp của Baemin tại Việt Nam

Các chiến lược marketing của Baemin đều tiếp cận khách hàng và thị trường một cách khôn khéo và hiệu quả. Điểm khác biệt này giúp thương hiệu bứt phá ngoạn mục. Đồng thời, nhanh chóng lọt top những ứng dụng giao đồ ăn được yêu thích nhất trong thời gian ngắn.

4.1 Chiến lược về Sản phẩm (Product)

Baemin mang đến hệ sinh thái các món ăn và quán ăn uy tín trên ứng dụng điện thoại. Để marketing sản phẩm (cả ứng dụng và dịch vụ), thương hiệu đã xác định rõ lợi thế khác biệt trên thị trường. Baemin tập trung xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, hóm hỉnh mà không kém phần nhiệt huyết. Từ đó, tạo nên sự ấn tượng và dễ nhớ cho khách hàng.
Áp dụng công nghệ để cải tiến và hoàn thiện giao diện mượt mà, dễ sử dụng và tiện lợi nhất. Đồng thời, cung cấp đa dạng hình thức thanh toán đảm bảo tiện và nhanh nhất cho khách hàng. Với các món ăn, Baemin chú trọng đến việc kết nối cảm xúc. Khách hàng không chỉ được “ăn ngon” mà còn “ăn vui”, được thoả mãn cả về thể chất và tinh thần. Lấy khách hàng làm gốc, trải nghiệm khách hàng làm trọng tâm đã giúp Baemin khẳng định vị thế và mở rộng thị phần rộng rãi tại Việt Nam.
chiến lược marketing sản phẩm baemin

4.2 Chiến lược Giá (Price)

Cũng giống như các app giao đồ ăn nhanh khác, Baemin thường xuyên tung ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn. Mã giảm giá, freeship hấp dẫn với giá trị hấp dẫn lên đến 50%. Bởi vậy, xét về mặt bằng chung thì các món ăn trên Baemin nếu áp dụng được các mã lớn thì mức giá thấp hơn rất nhiều so với thị trường. Ngoài ra, nếu đạt đủ số lượng đơn hàng thành công được quy định tùy theo chương trình. Baemin còn tri ân khách hàng với những voucher, ưu đãi đặc biệt. Đồng thời, tích cực liên kết với ví điện tử, phương thức thanh toán online để cung cấp thêm các ưu đãi cho khách hàng.
chiến lược marketing về giá baemin

4.3 Chiến lược Phân phối (Place)

Baemin đã và đang không ngừng mở rộng thị phần. Hiện tại, ứng dụng này đã hoạt động tại 21 tỉnh thành. Với chiến lược đánh chiếm nhỏ lẻ từng cụm, Baemin không chỉ cung cấp giải pháp dựa trên khu vực địa lý mà còn dựa trên sở thích của khách hàng. Từ đó, đảm bảo mở rộng thị trường, tăng độ phủ cũng như chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài ra, thương hiệu cũng tập trung triển khai tại các quận nội thành ở các thành phố lớn để tối ưu hóa dịch vụ và thời gian giao hàng.
chiến lược marketing phân phối baemin

4.4 Chiến lược Xúc tiến (Promotion)

Baemin thường xuyên tung ra những đợt giảm giá cực sốc. Ngoài ra, còn liên tục cập nhật ưu đãi khuyến mãi. Thậm chí, không áp đặt giới hạn cho mức giảm tối đa. Theo nghiên cứu, các mã giảm giá và chi phí vận chuyển quyết định lớn đến khả năng đặt hàng của người tiêu dùng. Cụ thể, có khoảng 30% người dùng luôn tìm kiếm các mã giảm giá. 28% người dùng đặt đơn nếu được free ship. Ngoài ra, cũng đầu tư gia tăng nhận diện thương hiệu với các hình ảnh, TVC, MV, quảng cáo trên truyền hình, bảng hiệu tại các đường lớn, báo chí,… Sự đa dạng trong các nền tảng marketing giúp Baemin ngày càng phổ biến và thu hút. Chưa kể, Baemin cũng thường xuyên triển khai các chương trình hỗ trợ, đóng góp cho xã hội.

baemin hỗ trợ người dân vùng dịchchiến lược marketing xúc tiến baeminXem thêm: 

5. Chiến lược Marketing của Baemin chinh phục người tiêu dùng Việt

Khi thâm nhập vào thị trường mới, chậm mà chắc luôn là yếu tố được Baemin ưu tiên. Tự tin vào hướng đi cũng như định vị thương hiệu giúp thương hiệu thành công với lối đi riêng của mình. Đặc biệt, ở bất kể chiến lược marketing nào, bạn cũng thấy sự đầu tư chỉn chu và ấn tượng. Và những bước đi đúng đắn và hiệu quả ấy luôn tràn ngập sự mới mẻ, sáng tạo, trẻ trung và sẵn sàng đương đầu với thử thách..
Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay những chiến lược marketing làm nên thương hiệu dưới đây. Không đơn giản là tăng doanh thu, lợi nhuận và khách hàng. Mà hơn cả, với Baemin, đó là cả một nghệ thuật về định hướng xác định khách hàng mục tiêu và tiếp cận thị trường.

5.1 Phát triển nền tảng thân thiện và chuyên nghiệp dựa trên trải nghiệm người dùng

Để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng Việt, Baemin đã không ngừng thay đổi mình. Đặc biệt là điều chỉnh, hoàn thiện và đổi mới giao diện hiển thị. Từ đó, mang lại những trải nghiệm dễ dàng, tiện ích và thân thiện nhất cho khách hàng. Chẳng hạn như khách hàng sẽ dễ dàng tìm được món ăn mình yêu thích. Bằng bộ lọc đề xuất về giá, gần nhà, ưu đãi… Đồng thời, lưu trữ các món đã đặt gần đây. Khách hàng có thể đặt món ăn, áp dụng voucher và thanh toán đa dạng phương thức chỉ trong vài bước dễ dàng. Đồng thời, có quy trình rõ ràng để khách hàng có thể nắm bắt được các bước cũng như thời gian nhận được món ăn.

5.2 Sáng tạo bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng

Là một thương hiệu mới tại Việt Nam, để tăng tính cạnh tranh với các “ông lớn” hiện có. Baemin bắt đầu phủ sóng và chiếm thị phần bằng bộ nhận diện ấn tượng:

  • Logo màu xanh độc đáo, font chữ BM Daniel độc quyền, hình ảnh linh vật “Mèo Mập” dễ thương.
  • Giao diện dễ sử dụng và thân thiện với người dùng.
  • Đội ngũ lái xe chỉn chu, chuyên nghiệp và lịch sự. Đồng phục màu xanh đặc trưng của Baemin.
  • Ngôn từ bình dị, thú vị trong ấn phẩm truyền thông. Chẳng hạn như “nóng giòn đây”, “nước sôi đây”, “trùm cuối khao”… .

5.3 Chiến lược “Địa lý hóa” – Đánh chiếm từng cụm khu vực

Baemin nổi tiếng thành công với chiến lược Marketing đánh chiếm nhỏ lẻ từng cụm dựa trên sở thích của khách hàng ở mỗi khu vực địa lý. Qua đó, dễ dàng nắm bắt và đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng. Đây là đòn bẩy vững chắc để Baemin chinh phục cả người mua lẫn người bán tại khu vực đó. Tên gọi của nó là “Quán Ngon Quận Mình”.

baeminVới chiến dịch này, Baemin sẽ tập hợp các món ăn ngon trong quận. Sau đó, tập trung giao hàng nhanh chóng và tối ưu dịch vụ tại khu vực đó. Đối tượng nhắm đến là dân văn phòng, các bạn trẻ yêu thích những trải nghiệm mới. Khi đặt đồ ăn trực tuyến, thực khách sẽ ưu tiên những quán gần, chế biến nhanh và ít phải chờ đợi. Bởi thời gian chờ đợi lâu không những ảnh hưởng đến chất lượng, mùi vị món ăn và cả tâm trạng khách hàng.

chiến lược địa lý hóa baemin

5.4 Out Of Home Advertising (OOH) hiệu quả mạnh mẽ

OOH là giải pháp marketing hiệu quả nhằm duy trì hình ảnh thương hiệu, tạo sự chú ý. Đồng thời, củng cố lòng trung thành thương hiệu. Với khách hàng là giới trẻ, Baemin đẩy mạnh đầu tư OOH ngoài trời với thông điệp truyền thông theo quận. Các slogan đậm chất địa phương, súc tích, hài hước và tràn ngập “thính”. Điển hình như: “Tân Bình nhà anh đó, đặt là có anh giao”, “Anh ở quận 3, em vừa bước ra là anh giao tới”, “Gò Vấp anh thuộc lòng, em bằng lòng anh giao” hay “Hoàn Kiếm anh biết rõ, ở trong ngõ vẫn giao”, “Anh ở Cầu Giấy gần em lắm đấy ăn gì anh giao”, “Hoàng Mai nhà anh đó đặt là có anh giao”,…
Không chỉ thành công thu hút giới trẻ.

chiến lược ooh baemin

Chiến dịch còn tạo hiệu ứng tốt khiến người dùng không khỏi tò mò và kích thích. Ngoài ra, Baemin không triển khai tràn lan. Thay vào đó, sẽ tập trung vào những quận huyện đông đúc cùng nhiều con đường lớn.

ooh baemin

font chữ viết tay

5.5 Food Collection – Kỳ tích từ những khác biệt

Baemin tập trung đầu tư rất nhiều về chất lượng sản phẩm. Có thể thấy, các chiến lược marketing của thương hiệu đã đánh trúng và đáp ứng sở thích ăn uống của khách hàng. Chẳng hạn, với “Quán ngon quận mình”, Baemin sẽ gợi ý và sắp xếp những món cùng các quán ăn gần bạn. Ngoài ra, Baemin còn cho ra mắt bộ sưu tập “Thử chút healthy” với chỉ số thể hiện mức độ lan tỏa đạt 0.82. Các danh mục phục vụ ăn uống lành mạnh bao gồm: poke cơm gạo lứt, salad, món chay, nước ép sinh tố. Hay bộ sưu tập “Ngọt” chuyên về các món bánh ngọt, kem. Với ý tưởng sáng tạo, insight độc đáo, nội dung cuốn hút, ý nghĩa, các chiến dịch này đã đạt được những thành tựu ấn tượng.

bộ sưu tập quán ngon quận mình bộ sưu tập thử chút healthy

5.6 Tạo sóng dư luận với Influencer Marketing

Baemin là thương hiệu tập trung đầu tư mạnh vào Influencer Marketing. Đây được coi là điểm mấu chốt trong các chiến lược quảng cáo hiệu quả. Trong chiến dịch “Món ngon quận mình”, Baemin đã lựa chọn Trấn Thành làm hình ảnh đại diện. Tại thời điểm đó, nam nghệ sĩ là lựa chọn số 1 phù hợp với mục tiêu của Baemin. Trong đó, phải kể đến sự kết hợp trong video “Phụ nữ nên yêu an toàn hay yêu thú vị?”.

baemin hợp tác cùng trấn thành

Tiếp đến là chiến dịch “Ăn ở nhà cũng ngon” đã được Baemin ra mắt năm 2020. Hàng chục Food Blogger nổi tiếng cùng hàng trăm thương hiệu lớn đã đồng hành. Các Food Blogger như: Nofoodphobia, Trang Nhím Tròn, Ăn Sập Sài Gòn, Bà Chúa Vỉa Hè, Tebefood, Eatwithmynoreo, Iamfoodtester… Các thương hiệu F&B tiêu biểu cùng đồng hành là: Runam Bistro, Phúc Long, Mr.Steak, Maison Marou, Al Fresco’s…

Với “Thử chút Healthy”, nhãn hàng đã chọn những KOLs, Influencer phù hợp xu hướng sống healthy, sống xanh. Đó là Châu Bùi, Hana Giang Anh, Helly Tống và Emmi Hoàng để quảng bá. Hình ảnh mà họ xây dựng và theo đuổi hoàn toàn phù hợp với thông điệp “Sống Sạch, Eat Clean, Tập Gym” mà Baemin muốn hướng tới. Nhãn hàng còn kết hợp với Karik, Rhymastic, Amee hay JustaTee để lan tỏa thông điệp chiến dịch. Với chiến lược lựa chọn Influence hiệu quả, theo báo cáo của Buzzmetrics, chiến dịch đã nhận được 11.410 lượt thảo luận. Đồng thời, lọt top 10 chiến dịch nổi bật trên mạng xã hội tháng 05/2020.

baemin influencer marketing

influence marketing tại từng địa phương

5.7 Music Marketing viral mới mẻ và thu hút khi khai thác insight nội địa

Music Marketing là xu hướng được theo đuổi bởi thành công mà nó mang lại. Không những truyền tải thông điệp hiệu quả mà còn in đậm dấu ấn trong lòng khách hàng.

  • Chiến dịch “Em bé”, Baemin muốn truyền tải thông điệp về ăn uống lành mạnh, chăm sóc và quan tâm hơn đến sức khỏe. Với sự đầu tư ấn tượng, MV lọt top 3 YouTube Trending chỉ sau 72 giờ ra mắt.

  • Chiến dịch “Ngọt”, Baemin hướng đến thông điệp chính là “để ngày nào cũng là ngày ngọt ngào” với chị em phụ nữ. MV đạt gần 3 triệu lượt xem và xếp top 8 YouTube Trending sau 72 giờ ra mắt.

  • Quảng cáo của chiến dịch “Ăn ở nhà cũng ngon” lọt top quảng cáo đáng xem nhất trên YouTube trong thời điểm dịch bệnh. Đồng thời, nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ khách hàng.

  • TVC “Phụ nữ chọn yêu an toàn hay thú vị” và chiến dịch “Quán ngon quận mình” đạt gần 3 triệu lượt xem sau 2 tuần ra mắt.


Có thể thấy, Baemin đã thể hiện tốt khả năng thấu cảm với các xu hướng trên thị trường. Đồng thời, sáng tạo và tạo dấu ấn riêng biệt sau khi phân tích thị trường và nghiên cứu đối tượng khách hàng kỹ lưỡng. Bởi nhóm khách hàng tiềm năng rất khó đoán, luôn thay đổi. Do đó, các thương hiệu phải luôn sáng tạo, đổi mới và gần gũi để “chinh phục”

5.8 Phát động tính năng “Tạp hoá Baemin”

Chiếc túi vải “Túi ba gang” ngay lập tức đã gây chú ý khiến khách hàng liên tưởng đến truyện cổ tích Việt Nam. Ngụ ý, khách hàng có thể tìm thấy rất nhiều báu vật tại Baemin. Ngoài ra, sổ ghi chú, huy hiệu, bộ sưu tập áo mưa,… cũng nhận được sự ủng hộ lớn. Chiến lược marketing tích hợp văn hóa này giúp Baemin tạo dấu ấn khác biệt với các đối thủ.

5.9 Không ngừng tạo được sự chú ý

Mới “chân ướt chân ráo” vào thị trường, Baemin đã gây chú ý mạnh mẽ khi tài trợ cho sự kiện âm nhạc hàng đầu của giới trẻ – “V HEARTBEAT LIVE”. Chiến dịch khao vé” hoành tráng khiến khách hàng Việt choáng ngợp với độ chịu chơi này. Ngoài ra, hàng loạt chiến dịch cùng các từ khóa ấn tượng giúp thương hiệu lọt top tìm kiếm, top thảo luận.

baemin lối đi riêng

5.10 Không đối đầu, thách thức bằng lối đi riêng

Giữa thị trường khắc nghiệt với các “ông lớn” như Grab Food hay Shopee Food chiếm phần lớn thị phần. Một thương hiệu mới gia nhập khó tránh khỏi việc “sáp nhập, nuốt chửng”. Nhận thức được thách thức đó, thay vì tuyên chiến, Baemin đã đưa ra một chiến lược đi ngược dòng.

baeminCụ thể, sau khi gia nhập, Baemin đã không tung hết sức chiếm lĩnh toàn bộ thị trường và đối đầu với các đối thủ. Đây là một bước đi đúng đắn. Bởi GrabFood có thị trường tài chính mạnh mẽ. Còn ShopeeFood lại sở hữu tệp khách hàng khổng lồ. Baemin đã tấn công từng vùng một. Hay “Bỏ thị trường đại trà để đánh vào những ngách địa lý nhỏ hơn. Và nhiều ngách địa lý gộp lại sẽ trở thành một khu vực rộng lớn”. Đồng thời, tập trung toàn bộ nguồn lực để thu hút người mua lẫn người bán. Từ đó, nhanh chóng chiếm thị phận chỉ ở quận đó.

chiến lược địa lý hóa baemin

5.11 Đào tạo đội ngũ lái xe chuyên nghiệp, lịch sự

Đội ngũ nhân sự, đặc biệt là các tài xế chính là yếu tố quan trọng trong các chiến lược marketing của Baemin tại Việt Nam. Bởi đó là hình ảnh đại diện cho chính thương hiệu. Nếu bạn muốn trở thành Baemin Rider, bạn phải tham gia 1 khóa đào tạo online và hoàn thành bài kiểm tra của Baemin. Cụ thể là phải trải qua hai kỳ thi tuyển. Sau đó, các tài xế sẽ được đào tạo theo nhu cầu của từng thị trường. Nhờ vậy, chất lượng dịch vụ của Baemin được nâng cao hơn rất nhiều.

baemin đào tạo đội ngũ tài xế

tiếp sức baemin

5.12 Hỗ trợ các đối tác phát triển lâu dài

Xây dựng mối quan hệ tốt và gắn kết với các đối tác là yếu tố quan trọng để phát triển bền vững. Sau khi đăng ký bán hàng thành công, Baemin cử nhân viên hướng dẫn đối tác cách để gia tăng lợi nhuận. Ngoài ra, họ còn phản hồi nhanh chóng và thanh toán kịp thời để chủ quán duy trì hoạt động. Bởi vậy, việc chuyển đổi từ một nhà hàng thuần túy truyền thống sang mô hình trực tuyến trở nên dễ dàng hơn. Từ đó, từng bước mở rộng và tăng doanh thu.
Chỉ 2 năm trở lại đây, Baemin đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ tin cậy với người dùng địa phương. Và chìa khóa thành công chính là chiến lược Marketing viral với hiệu quả dư luận mạnh mẽ. Hiệu quả của nó được thể hiện rõ thông qua định vị thương hiệu tại thị trường mới. Baemin đã vươn lên trở thành một trong top ứng dụng đồ ăn yêu thích tại Việt Nam.

họp mặt bếp nhà bemin

6. Đánh giá chiến lược marketing của Baemin

Chỉ sau một thời gian ngắn, Baemin đã có hàng chục ngàn đối tác tài xế. Thị phần bao phủ 100% TP.HCM và Hà Nội cùng một số tỉnh thành khác. Hiện Baemin có thể tiếp nhận và xử lý 30.000 – 40.000 đơn hàng trong giờ cao điểm. Thậm chí, trung bình có ngày lên đến 200.000 đơn hàng. Nó tương đương với khả năng xử lý của các doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành.
Ngoài ra, Baemin cũng thành công xây dựng hình ảnh và định vị thương hiệu ấn tượng. Đó là trở thành một chuyên gia ẩm thực của giới trẻ. Thấu hiểu tâm lý và gu ăn uống của giới trẻ, dân văn phòng. Từ đó, kết nối cảm xúc và lòng trung thành của khách hàng.

đánh giá chiến lược marketing của baemin

7. Tạm kết

Chiến lược marketing mix 4P của Baemin đã đánh trung ngóc ngách tiềm năng tại thị trường và tệp khách hàng. Mới mẻ, trẻ trung, sáng tạo và độc đáo chính là hình ảnh Baemin xây dựng. Nó đã góp phần tạo nên những thành công bước đầu của Baemin. Đồng thời, tạo nền tảng vững chắc về uy tín trong lòng khách hàng cùng những bước tiến lớn sau này. Một trong những case study về chiến lược Marketing đáng để tìm hiểu và phân tích. Quả không hổ danh là “bậc thầy Marketing”. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.

Review 20+ quán cafe phong cách Hàn Quốc từ Bắc vào Nam

quán cafe phong cách hàn quốc

Có gì đặc biệt trong các quán cafe phong cách Hàn Quốc ở ba miền Bắc-Trung-Nam? Cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Quán cafe phong cách Hàn Quốc là điểm đến lý tưởng cho người yêu thích văn hóa, ẩm thực và phong cách Hàn Quốc. Nét đặc biệt của những quán cafe phong cách Hàn Quốc là ở nghệ thuật bài trí, kiến trúc và thực đơn nhà hàng. Cùng du lịch Hàn Quốc thông qua việc khám phá +quán cafe đúng chuẩn phong cách xứ sở Kim chi ở ba miền Bắc – Trung – Nam.

Những quán cafen “chuẩn” phong cách Hàn Quốc ở Hà Nội

1. Ragacy Cafe

Một trong những quán cafe phong cách Hàn Quốc đẹp ở thủ đô không thể bỏ qua là Ragacy. Phong cách Hàn Quốc được thể hiện rõ rệt qua lối kiến trúc độc đáo. Thực khách đến đây sẽ đặc biệt ấn tượng bởi những bức tường gạch và cánh cửa gỗ tái hiện lại những ngôi làng cổ ở Hàn. Những tín đồ yêu thích chụp ảnh không thể bỏ qua được background ấn tượng nhất của nhà hàng. Cụ thể đó là không gian từ sân vườn đến ngoài cổng.
Đây là quán cafe chuẩn phong cách Hàn Quốc với chủ là người Hàn. Mặc dù không thành thạo tiếng Việt, nhưng chủ nhà hàng và nhân viên phục vụ rất tận tình, chu đáo. Quán cafe tập trung vào cảnh quan nên thực đơn tương đối đơn giản. Quán chỉ phục vụ cafe pha máy, các loại trà và trái cây.
Thực đơn ragacy cafe

  • Địa chỉ: số 25, ngõ 67 Tô Ngọc Vân, Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: từ 7h – 22h
  • Giá khoảng: từ 35k – 65k

2. Dulce Coffee & Desert

Dulce Coffee & Desert được xây dựng theo phong cách nhẹ nhàng, tối giản. Không gian quán không quá rộng rãi nhưng đạt đến độ “vừa đủ” để bạn thưởng thức cafe, sống ảo. Quán tập trung vào những khoảng không gian decor nhỏ gọn, cực xinh. Tầng một và gác xép là những góc nhỏ để bạn sống ảo, chụp ảnh cùng bạn bè.
dulce coffee desert
Tuy hơi nhỏ một chút nhưng những không gian này sẽ không làm bạn thất vọng khi đến đây check-in. Ở tầng 2 và ban công có không gian rộng rãi, thoáng mát hơn nhiều. Bạn có thể làm việc, thưởng thức cafe tùy thích.không gian quán dulce coffee desert
Thực đơn ở đây tương đối đa dạng. Chủ yếu tập trung cafe, trà và các loại sinh tố. Quán cũng có một vài món bánh cho bạn thử.
thực đơn quán dulce coffee desert

  • Địa chỉ: 15 Nguyễn Công Hoan, Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 9h – 21h30
  • Giá khoảng: 30k – 55k

3. Oia Hanoi

Quán cafe phong cách Hàn Quốc ở Hà Thành bạn nên ghé thăm tiếp theo là Oia hanoi. Quán cafe này tọa lạc tại một căn biệt thự Pháp cổ trên phố Trần Quốc Toản, Hà Nội. Không gian quán chỉ có một tầng nhưng rất rộng rãi và thoáng mát. Nội thất được bài trí khoa học.

oia hanoi
Quán lấy tone màu nâu be trắng làm màu chủ đạo. Điểm nhấn là những vật nhỏ được decor xinh xắn, đáng yêu. Không gian quán tương đối tấp nập và nhộn nhịp. Điểm nhấn của quán nằm ở lối decor tự nhiên, xinh xắn.
không gian oia hanoi
không gian quán oia hanoi
Thực đơn của quán lấy các món trà và cafe truyền thống làm món chủ đạo. Một điểm cộng cho quán nữa là dù rất đông khách nhưng thái độ của nhân viên ở đây hết sức thân thiện và chuyên nghiệp.
thực đơn oia hanoi

  • Địa chỉ: 73 Trần Quốc Toản, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8h – 22h
  • Giá khoảng: 25k – 70k

4. Oon Cafe

Team mê mẩn phong cách đơn giản Hàn Quốc tiếp theo sẽ đến với không gian tầng 6 của một tòa nhà hiện đại giữa đất thủ đô. Không gian quán được chia thành hai khu vực chính, khu vực trong nhà và khu vực ngoài trời. Khu vực ngoài trời rất thông thoáng, sạch sẽ. Bên trong mát mẻ, trang trí theo phong cách xứ kim chi độc đáo.
oon cafe
quán oon cafe
Không gian ấn tượng nhất của quán là ở quầy bar. Nơi đây lấy mày trắng làm màu chủ đạo. Bao quanh đó là những cửa kính được thiết kế khéo léo. Mục đích của cửa kính là để đón ánh sáng tự nhiên một cách tốt nhất. Đây tiếp tục là một quán cafe phong cách Hàn Quốc dành cho các tín đồ mê chụp ảnh.không gian oon cafe
thực đơn quán oon cafe

  • Địa chỉ: Tầng 6, 5 Ngõ Trạm, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
  • Giờ mở cửa: 7h30 – 19h
  • Giá khoảng: từ 40k – 55k

5. For.Us Coffee

For.Us Coffee tiếp tục là quán cafe phong cách Hàn Quốc mới mở nhưng nhanh chóng hot trên mạng xã hội. Quán nằm ở trục đường lớn hướng Nguyễn Trãi, Ngã Tư Sở nên tương đối dễ tìm.
for us coffee
thực đơn quán cafe phong cách hàn quốc đẹp ở hà nội
quán cafe phong cách hàn quốc đẹp ở hà nội
Nơi đây có không gian rộng rãi. Khoảng sân bên ngoài là nơi bạn thỏa thích với đam mê selfie. Đầu giờ chiều là thời gian khách ghé thăm đông nhất. Vì vậy, để tránh việc phải chờ đợi quá lâu, hãy chừa khung giờ này ra.
không gian quán cafe phong cách hàn quốc đẹp ở hà nội

  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 7h30 – 22h30
  • Giá khoảng: 35k – 45k

6. Monocle

Đặng Văn Ngữ được coi là “thủ phủ” của những quán cà phê phong cách Hàn Quốc tại Hà Nội. Vì vậy, việc tìm kiếm một nhà hàng phù hợp không phải là khó khăn. Cùng với những cái tên nổi tiếng như N.i.h, Our và Maison Ete, Monocle là nhà hàng Hàn Quốc không thể bỏ qua.
không gian quán monocle
Dựa trên quan điểm của Hàn Quốc, nội thất được trang trí với màu trắng, be và nâu. Có thêm chỗ ngồi cho 2-3 người ngoài mặt tiền. Tuy nhiên, thường không có ai ngồi đây để nhường chỗ cho các bạn khác chụp ảnh.
không gian monocle
Menu của Monocle rất đa dạng, từ cà phê, trà, nước ép cho đến sữa chua, nên đừng ngạc nhiên nếu bạn đến đây nhé!
thực đơn monocle

  • Địa chỉ: 112D5 Đặng Văn Ngữ, Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 8h – 22h30
  • Giá khoảng: 30k – 50k

Xem thêm: TOP 10 quán cafe đẹp ở Hà Nội mà bạn không thể bỏ lỡKhám phá 14+ quán cafe phong cách châu Âu ở Hà Nội

Những quán cafe phong cách Hàn Quốc độc đáo ở thành phố Hồ Chí Minh

7. Cafe Haru

Quán cafe phong cách Hàn Quốc đầu tiên ở Sài Gòn bạn nên ghé thăm là cafe Haru. Tuổi đời Haru còn rất trẻ, nhưng phong cách độc đáo của quán khiến thực khách mê đắm. Ấn tượng của thực khách khi ở quán cafe phong cách Hàn Quốc này là sự nhẹ nhàng, trang nhã.
cafe haru
Không gian quán cafe vừa phải, không rộng quá. Quán được trang trí ấm cúng, bài trí gần gũi, thân thiện. Buổi tối, quán được thắp ánh sáng vàng ấm áp. Điểm nhấn của quán cafe phong cách Hàn Quốc ở Sài thành này là những món đồ handmade đáng yêu.
quán cafe haru
không gian quán cafe haru
Không gian quán không quá rộng, được trang trí ấm cúng và gần gũi. Bạn nên đến cafe Haru vào buổi tối. Lúc này bạn sẽ cảm nhận hết được sự ấm áp của nhà hàng. Thực đơn quán là mang phong cách Hàn Quốc. Gồm trà, cafe và một số loại đồ ăn vặt xứ sở kim chi.
thực đơn cafe haru

  • Địa chỉ: Chung cư Tôn Thất Đạm, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá tham khảo: 5.000 – 100.000đ

8. TOSEE Coffee

TOSEE Coffee tiếp tục là điểm đến không thể bỏ qua cho tín đồ xứ sở Kim chi ở Hàn Quốc ở Sài thành. Thực khách đến quán sẽ ấn tượng với thiết kế độc đáo theo mô hình tàu điện ngầm. Không gian quán rộng rãi và thoáng mát. Quán cafe gồm có ba tầng, lấy tone màu đen, vàng, trắng làm tone màu chủ đạo.

tosee coffee
không gian quán tosee coffee
Bên cạnh tạo hình tàu điện ngầm độc đáo, quán còn có nét nổi bật với thiết kế sân thượng mát mẻ, thoáng đãng. Đây thật sự là một “góc Hàn Quốc thu nhỏ” bạn nên ghé thăm khi đến Hồ Chí Minh. Buổi sáng là thời điểm để check-in lý tưởng ở đây. Bởi không khí trong lành, không gian tươi mát và nhân viên nhiệt tình. Đây sẽ là nơi sống ảo tuyệt vời cho các bạn trẻ.
không gian bên ngoài tosee coffee
Thực đơn của TOSEE đa dạng hơn nhiều quán cafe phong cách Hàn Quốc khác. Bao gồm các loại cafe, sinh tố, trà và soda. Giá sản phẩm tương đối hạt giẻ trong không gian trang trí đẹp mắt. Lưu ý khi đến quán là vị trí trong hẻm nên tương đối khó tìm và quán sẽ mất 5000 phí gửi xe.
quán cafe phong cách hàn quốc ở thành phố hồ chí minh
quán tosee coffee

  • Địa chỉ: 24/7A Huỳnh Văn Bánh, Phường 13, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá tham khảo: 30-60k

9. Cafe Luia

Cafe Luia là quán cafe phong cách Hàn Quốc nằm trong một con hẻm ở đường Điện Biên Phủ. Phong cách nổi bật của quán cafe này là lối thiết kế tối giản đặc trưng xứ Hàn. Quán có không gian yên tĩnh, thích hợp với người cần sự an tĩnh và không thích ồn ào. Nét đặc trưng trong thiết kế nội thất là tone màu xám trắng kết hợp với không gian mở.
cafe luia
Không gian thưởng thức cafe cho khách tương đối rộng rãi. Khu vực này được thiết kế theo phong cách nhà truyền thống cổ xưa của người Hàn. Đó là khu vườn kết hợp với tòa nhà hình chữ U xung quanh.
quán cafe luia
không gian bên trong quán cafe luia
Không chỉ có không gian check-in tuyệt đẹp, Cafe Luia còn có thực đơn đồ uống siêu hấp dẫn. Thực đơn có nhiều loại, gồm các loại cafe, cocktail, sinh tố. Đây còn là cả một thiên đường ẩm thực đường phố Hàn thu nhỏ. Bánh gạo, bánh gạo cay, các loại chả cá, các loại bánh với hương vị “chuẩn vị Hàn” ngon “hết nước chấm”. Buổi tối và những ngày cuối tuần là thời điểm đông khách nên bạn chú ý khi đến quán vào thời gian này.
không gian quán cafe luia
checkin tại cafe luia

  • Địa chỉ: Điện Biên Phủ, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá tham khảo: 55.000đ – 75.000đ

10. JeJu Coffee

Jeju Coffee tiếp tục là điểm đến “sốt sình sịch” đối với giới trẻ trong thời gian này. Đây là quán cafe phong cách Hàn Quốc tại Sài Gòn bạn nên ghé thăm nếu là tín đồ của xứ sở Hanbok. Đặt chân đến quán, bạn sẽ thấy một không gian trắng tinh khôi và thanh lịch.
jeju coffee
Không gian xung quanh tươi mát, có cây xanh bao phủ. Mặc dù quán có diện tích tương đối nhỏ, nhưng khu vườn bên ngoài là nơi cho khách hàng sống ảo lý tưởng. Còn gì tuyệt vời hơn khi vừa nhâm nhi tách cafe và thưởng thức không gian trong lành của thiên nhiên, cây cỏ.
quán jeju coffee
hình ảnh quán jeju coffee
Thực đơn đồ uống ở đây tương đối đa dạng, đủ các món cho mọi người lựa chọn. Món tủ được thực khách lựa chọn nhiều nhất là trà ổi hồng. Thức uống có sự hòa quyện giữa hương, vị và sắc, tạo ra tổ hợp sinh tố thơm ngon tuyệt vời.
toàn cảnh hình ảnh quán jeju coffee

  • Địa chỉ: Đường Phạm Văn Đồng, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá tham khảo: 35.000đ – 65.000đ

11. September Café

Quán cà phê phong cách Hàn Quốc ở Sài Gòn tiếp theo được yêu thích là September Café. Đây tiếp tục là quán cafe tone trắng với phong cách vintage với những góc sống ảo tuyệt vời. September Café nổi bật với nội thất quán làm từ chất liệu gỗ mộc mạc không mất đi sự sang trọng. Cốc uống nước, đèn và các vật dụng decor, trang trí rất dễ thương. Thực khách đến September Café ấn tượng với con đường ngập tràn cây xanh như lạc vào không gian Hàn Quốc thơ mộng.
september cafe
Một điểm cộng của quán là thực đơn đa dạng, đồ uống ngon. Nhân viên phục vụ nhiệt tình và nhiều năng lượng. Tuy nhiên, vì vị trí trong hẻm nên có thể hơi khó tìm một chút. Nhưng với tất cả những điều đó, bạn hoàn toàn nên đưa September Café vào danh sách phải đến khi đặt chân ở Sài Gòn tấp nập này.
hình ảnh quán september cafe
hình ảnh september cafe

  • Địa chỉ: 118/1D Đ. Nguyễn Trãi, Phường 3, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Giá tham khảo: 35.000đ – 65.000đ

Xem thêm:

Những quán cafe phong cách Hàn Quốc không thể bỏ qua ở Đà Nẵng

12. INCHEON COFFEE

INCHEON COFFEE là quán cafe phong cách Hàn Quốc mang vẻ đẹp “chuẩn vị Hàn Quốc”. Đến với INCHEON, bạn có thể dễ dàng cảm nhận được vẻ đẹp dịu dàng, thơ mộng.
incheon coffee
hình ảnh quán incheon coffee
Quán lấy màu nâu trầm, bài trí xen kẽ giữa đậm nhạt của bàn ghế. Không gian quán rất thoải mái. Không gian trong quán ra ngoài đều được thiết kế chỉn chu, sang trọng. Bên cạnh đó, không gian quán có sự kết hợp với các loại cây xanh rậm rạp, tạo nên một nét cổ xưa “rất Hàn Quốc”. Bạn có thể đến đây thưởng thức cafe, kết hợp check-in, chụp ảnh.
quán incheon coffee
Địa chỉ: 35 Lý Thường Kiệt, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
Giờ mở cửa: 06:00 – 22:30
Giá thành: 22.000đ – 42.000đ

13. Tiệm cafe Tròn

Khác với những quán cafe khác, Tiệm cafe Tròn mang màu sắc mới lạ vô cùng bắt mắt. Tone màu chủ đạo của quán là màu hồng nhạt. Tất cả kết hợp với những vật dụng trang trí bắt mắt, dễ thương. Bạn có thể thỏa thích check-in, chụp ảnh và sống ảo.
tiệm cafe tròn
hình ảnh tiệm cafe tròn đà nẵng
Không gian quán có hai tầng nên tương đối rộng rãi và khách có thể trò chuyện thoải mái. Mỗi gốc cây được trang trí bắt mắt, chứa đựng một bối cảnh, câu chuyện thú vị trong đó. Bạn có thể thưởng thức đồ uống, tâm sự cùng bạn bè, hoặc chụp ảnh trong không gian thú vị tại đây. Nhìn chung không gian quán trẻ trung và năng động, phù hợp với các bạn trẻ.
quán cafe phong cách hàn quốc ở đà nẵng

  • Địa chỉ: 301 – 303 Đường 29 Tháng 3, Quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 21:00
  • Giá thành: 29.000đ – 45.000đ

14. Dâu ngọt cafe

Dâu ngọt cafe là quán cafe phong cách Hàn quốc nên đến khi bạn ở Đà Nẵng. Tone màu chủ đạo của quán cafe này là nâu, trắng, và màu xanh lá cây.
dâu ngọt coffee
Tất cả tạo ra được một khối màu độc đáo, mới lạ nhưng không bị chói mắt. Cách bố trí từng gốc cây đúng chuẩn phong cách Hàn Quốc khiến bạn cảm nhận được sự nhẹ nhàng, mới mẻ, sang trọng và tinh tế. hình ảnh dâu ngọt  coffee
không gian dâu ngọt coffee
Thực đơn quán tương đối đa dạng. Giá cả tương đối phải chăng. Bạn hãy đến đây và thưởng thức nhé.
thực đơn dâu ngọt coffee

  • Địa chỉ: 92 Dương Đình Nghệ, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa:  08:00 – 22:00
  • Giá thành: 40.000đ – 60.000đ

15. DNG coffee

Một quán cafe phong cách Hàn Quốc được yêu thích ở Đà Nẵng không thể bỏ qua là DNG coffee.
dng coffee
Đây là quán cafe được thiết kế theo phong cách đơn giản, nhẹ nhàng và thanh lịch. Quán được decor theo tone màu trắng kết hợp với thiên nhiên. Tất cả phối cùng nội thất nâu trầm của bàn ghế tạo nene không gian hài hòa, nhã nhặn.
hình ảnh dng coffee
quán cafe phong cách hàn quốc đẹp ở đà nẵng
Menu quán tương đối đa dạng, giá cả phải chăng với không gian và chất lượng phục vụ. Bạn hoàn toàn có thể họp mặt cùng bạn bè, chụp ảnh hoặc ngồi nhâm nhi cốc đồ uống một mình.
dng coffee quán cafe phong cách hàn quốc đẹp ở đà nẵng

  • Địa chỉ: 05 An Thượng 2, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
  • Giá thành: 45.000đ – 85.000đ

16. P coffee

P coffe tiếp tục là một quán cafe dành cho tín đồ yêu xứ sở kim chi. P Coffe tạo điểm nhấn cho khách hàng bởi thiết kế nội thất đơn giản, nhẹ nhàng và bình yên. Sự đơn giản đó không làm cho quán cafe phong cách Hàn Quốc ở Đà Nẵng này trở nên mờ nhạt. Ngược lại, thực khách không thể quên được không gian hài hòa, trầm ấm mà quán cafe này mang lại.
p coffee
hình ảnh p coffee
Các kiến trúc sư đã lựa chọn hài hòa đến độ hoàn hảo giữa những tấm kính lớn và những miếng gỗ hòa quyện vào nhau. Tất cả tạo nên độ cộng hưởng giữa thủy tinh và gỗ, phối với ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài vào. Màu sắc chủ đạo là nâu trầm khiến cho màu nắng được bật nổi, hài hòa và trong vắt.
không gian p coffee
Mỗi một không gian nhỏ được kỳ công sắp đặt và thiết kế. Từ chiếc bàn, ghế, mỗi gốc cây đều thể hiện sự có tâm của người decor quán. Chỉ cần vào khung hình, bạn như đang lạc lối trong không gian xứ Hàn thơ mộng. Còn gì tuyệt vời hơn bên ly cafe nước ép, tám chuyện hoặc làm việc trong không gian tuyệt vời như vậy?
thực đơn tại p coffee

  • Địa chỉ: 53 – 55 Nguyễn Văn Linh, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 22:00
  • Giá thành: 35.000đ – 80.000đ

17. NOV. coffee

NOV. Coffee là quán cafe phong cách Hàn Quốc truyền thống giữa thành phố Đà Nẵng. Tone màu trắng kết hợp với nâu, phối cùng không gian nhiều cây xanh, lá cây.

quán cafe phong cách hàn quốc không thể bỏ qua ở đà nẵng
nov coffee
Tất cả cộng hưởng thành một không gian “rất Hàn xẻng” mà bạn đang tìm kiếm. Thực khách đã từng đến đây thường ấn tượng với phong cách và cách bài trí quán cafe. Từ những khung hình, cửa sổ, vật dụng, cốc nước,… đều được bày biện một cách tỉ mỉ. Tưởng chừng như người đặt nó lên phải dành một tình yêu to lớn tuyệt vời cho không gian này.
một góc ở nov coffee
không gian tại nov coffee
Quán có hai không gian cho khách thưởng trà hoặc cafe. Đó là trong nhà và ngoài trời. Ở mỗi góc khác nhau đều có những không gian nhất định để có thể chụp ảnh, hàn huyên và sống ảo.  Thực đơn của quán rất đa dạng. Bạn nên thử các loại nước ép ở đây để cảm nhận được sự độc đáo, dịu nhẹ vừa phải trong cách pha chế của nhà hàng.
hình ảnh quán cafe phong cách hàn quốc không thể bỏ qua ở đà nẵng

  • Địa chỉ: 20 Phan Thành Tài, Quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: 06:30 – 22:00
  • Giá thành: 28.000đ – 47.000đ

18. Ibasho coffee

Ibasho coffee tiếp tục là một quán cafe phong cách Hàn Quốc mà bạn không thể bỏ qua khi đặt chân đến Đà Nẵng. Quán cafe mang hơi thở của một Hàn Quốc có chút tinh nghịch, trẻ trung nhưng không kém phần lắng đọng, tĩnh mịch.
ibasho coffee
quán ibasho coffee
Ibasho lấy tone màu trắng làm màu chủ đạo của quán. Không gian xung quanh ngập tràn cây xanh. Đến đây thực khách có cảm tưởng đang đắm chìm vào một khu vườn ở Hàn Quốc xa xôi. Không gian quán cực kỳ rộng rãi và thoáng mát. Bàn ghế, nội thất được bố trí lạ và độc đáo. Menu quán cũng đa dạng giúp bạn thỏa thích chụp hình và sống ảo.
hình ảnh ibasho coffee
không gian ibasho coffee

  • Địa chỉ: 124 Yên Khê 1, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: Mở cả ngày
  • Giá thành: 30.000đ – 35.000đ

19. Chiniee coffee

Chiniee coffee là quán cafe phong cách Hàn Quốc ở Đà Nẵng được nhiều bạn trẻ yêu thích. Điểm chung của các quán cafe phong cách xứ sở Kim chi là tone màu trắng nổi bật.
chiniee coffee
Sự khác lạ và độc đáo riêng của Chiniee là sự kết hợp hài hòa giữa màu trắng tinh khôi với các khung cửa sổ được tận dụng ánh nắng một cách tuyệt đối. Từng giọt nắng từ bên ngoài tràn qua khung cửa sổ, bị bẻ cong bởi những góc kính, chậu cây. Cộng hưởng với từng vật dụng nhỏ bé. Tất cả tạo nên một không gian trong trẻo tuyệt vời.
hình ảnh chiniee coffee
Nội thất và những vật nhỏ của quán được sắp xếp theo lối tự nhiên nhất nhưng không mất đi nét hài hòa, dễ chịu. Ở mỗi bàn ghế được kết hợp thêm chậu cây nhỏ tạo cho quán một nguồn sinh khí dồi dào. Menu quán đa dạng và bắt mắt. Bạn có thể lựa chọn thoải mái, phù hợp với khẩu vị của mình.
không gian chiniee coffee

  • Địa chỉ: 135 Trần Duy Chiến, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa: 06:30 – 21:30
  • Giá thành: 18.000đ – 35.000đ

Xem thêm:

20. Jeju coffee

Jeju coffee đưa thực khách trở về với những tinh túy của một Hàn Quốc đơn sơ, giản dị. Ở Jeju, bạn sẽ cảm nhận được nét đẹp được ẩn dấu trong những nét mộc mạc, xưa cũ. Màu nâu, màu trắng và cây xanh tiếp tục là sự kết hợp hoàn hảo trong không gian của quán cafe này.
toàn cảnh jeju
Tone màu truyền thống không còn xa lạ khiến khách hàng cảm thấy dễ chịu và thoải mái. Mỗi một góc của quán, bạn đều tìm thấy những cảm giác mới lạ, bình yên. Nội thất quán được trang trí bắt mắt.
không gian ở jeju
Thực đơn quán đa dạng, nhiều lựa chọn để bạn thỏa thích thưởng thức, sống ảo cùng bạn bè.
thực đơn ở jeju

  • Địa chỉ: 61 Khúc Hạo, Quận Sơn Trà, Đà Nẵng
  • Giờ mở cửa:  06:00 – 22:00
  • Giá thành: 20.000đ – 31.000đ

Tổng kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp top địa điểm những quán cafe phong cách Hàn Quốc dành cho những tín đồ yêu thích văn hóa xứ sở Kim chi. Có một điểm chung của các quán cafe này là phong cách thiết kế, decor quán cafe tương đối giống nhau. Hầu hết các quán cafe ở ba miền đều lấy tone màu trắng phối với màu gỗ trầm làm tone màu chủ đạo. Yếu tố ánh sáng, vật trang trí, màu xanh tự nhiên của cây cỏ cũng được phối hợp nhuần nhuyễn.
Tuy nhiên, ở Hà Nội và Đà Nẵng, không gian quán được đầu tư và tập trung nhiều hơn so với thực đơn. Ở hai thành phố lớn này, quán chủ yếu tập trung vào không gian sống ảo dành cho khách hàng. Điều này chứng tỏ những quán cafe phong cách Hàn Quốc này đã nắm bắt được thị hiếu của nhóm khách hàng giới trẻ.
Ở thành phố Hồ Chí Minh, quán cafe được đầu tư hơn hẳn về thực đơn, menu và đồ ăn. Bên cạnh một không gian rất “Hàn Quốc”, thực khách sẽ được sống trọn “vị Hàn” bởi những thực đơn phong phú, đa dạng “chuẩn vị Hàn”. Đây cũng là điều khác biệt của quán cafe phong cách Hàn Quốc ở 3 miền.
Nếu có dịp, bạn hãy đến các quán cafe này để cảm nhận rõ hơn nét độc đáo và sự khác biệt. Theo dõi các bài viết tiếp theo trên chuyên mục Blog để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị nhé.

Startup Foodology huy động 50 triệu đô la từ loạt tên tuổi nổi tiếng

foodology

Với khoảng 185,4 triệu đô la huy động được trong những năm gần đây, các startup Colombia về công nghệ thực phẩm đang nổi lên như một trong những phân khúc khởi nghiệp năng động nhất

Startup Foodology của Comlombia – nơi điều hành các nhà hàng ảo và nhà bếp phục vụ ban đêm, có mặt tại Mexico, Brazil và Peru, đã gọi được số vốn trị giá 50 triệu USD tới từ nam ca sĩ nổi tiếng người Comlombia Maluma và một quỹ đầu tư mạo hiểm có tên Chimera Investments có trụ sở tại Abu Dhabi. Một số nhà đầu tư cũ như Andreessen Horowitz (a16z), Wollef và Kayyak cũng tham gia với tư cách là nhà đầu tư trong vòng gọi vốn này.

ca sĩ Maluma đã đầu tư vào Foodology

1. Chi tiết số vốn và dự định của Foodology

Theo startup này, 30 triệu USD là tiền nợ, còn 20 triệu USD còn lại là vốn chủ sở hữu. Cuối năm ngoái, Foodology cũng đã kết thúc vòng Series A với số vốn gọi chủ trì bởi Andreessen Horowitz và Base Partners dẫn đầu. Vòng Series A cũng có mặt Giám đốc điều hành Instacart – ông Nilam Gosystemhiran, Giám đốc điều hành của Kavak – ông Carlos Garcia, Giám đốc điều hành của Uala – ông Pierpaolo Barbieri, cựu chủ tịch hội đồng quản trị Burger King – ông Dick Boyce, và CEO Sujay Tyle của Merama.

Với lần rót vốn mới nhất này, Foodology dự kiến sẽ nâng tổng số nhà bếp phục vụ ban đêm từ 80 lên khoảng 100 tại các thị trường hiện đang hoạt động.

chân dung hai nhà đồng sáng lập Foodology

Với khoảng 185,4 triệu đô la đã được huy động trong những năm gần đây, thị trường công nghệ thực phẩm của quốc gia Mỹ La tinh này đang được coi là một trong những phân khúc năng động và thành công nhất của hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương, điển hình như câu chuyện thành công của Frubana và RobinFood.

2. Colombia và tiềm năng thị trường công nghệ thực phẩm tại Mỹ La tinh

Trong thời gian diễn ra đại dịch, các nhà bán lẻ luôn tăng cường độ nhận diện của họ trên các nền tảng kỹ thuật số do nhu cầu của người tiêu dùng, khiến Colombia trở thành một trong những thị trường thương mại điện tử lớn nhất tại Mỹ La tinh.

Theo báo cáo của KPMG, sự nở rộ của các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm cũng đã thúc đẩy hoạt động của các công ty khởi nghiệp về vận chuyển – vốn chiếm tới 67% số vốn huy động được trong phân khúc này, trong đó bao gồm cả sự đóng góp của startup kỳ lân Rappi.

Ước tính có khoảng 30 công ty công nghệ thực phẩm ở Colombia, chiếm 3,33% tổng số công ty trong lĩnh vực khởi nghiệp địa phương và sử dụng khoảng 820 người trên tổng số cả nước.

Báo cáo Công nghệ thực phẩm thường niên năm 2021 của PitchBook tuyên bố rằng, năm 2021 là “một năm đặc biệt về tài chính” cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này, với tổng vốn đầu tư mạo hiểm đạt 39,3 tỷ đô la, gấp đôi so với năm trước đó.

Chuyên mục Chuyển động F&B của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những tin tức mới nhất xoay quanh thị trường F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo!

Chill Cocktail – Tân binh thị trường Cocktail pha sẵn chuẩn vị bar

chill cocktail

Chill Cocktail, cocktail đóng chai đầu tiên tại Việt Nam chấn động ngành F&B bởi hương vị mới lạ, màu sắc thời thượng và thiết kế bắt mắt

Cocktail được biết đến là loại thức uống đẹp mắt với sự phối kết hợp giữa rượu và vô số nguyên liệu khác. Độ cồn nhẹ, màu sắc ấn tượng cùng hương vị quyến rũ. Bởi vậy, nó là một phần không thể thiếu để “thăng hoa” cảm xúc trong những cuộc vui. Mới đây, Goody Food đã cho ra mắt cocktail đóng chai pha sẵn, Chill Cocktail đáp ứng nhu cầu giới trẻ. Một làn gió mới, tân binh mới khiến thị trường F&B sôi động hơn bao giờ hết. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay loại uống này thông qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về Goody Group

Goody Group gia nhập thị trường F&B năm 2019 do ông Paul Nguyễn Hưng khởi nghiệp. Đây là một trong số các công ty luôn đi đầu trong các sản phẩm mới lạ, độc đáo và đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Trong đó, Star Kombucha là sản phẩm khẳng định danh tiếng và tên tuổi cho doanh nghiệp này. Đây là thức uống lên men từ trà tốt cho sức khỏe. Làm đẹp da, chống lão hóa, tiêu hóa tốt và giúp cho tinh thần sảng khoái. Các thị trường khó tính như Mỹ, Canada, Pháp, Đức, New Zealand… vô cùng ưa chuộng sản phẩm này. Ngoài ra, mới đây, năm 2022, Goody Group tiếp tục chào sân với Chill Cocktail và được đón nhận nhiệt tình. Đây là thương hiệu đóng chai đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam.
goody group ra mắt chill cocktail

2. Tổng quan về Cocktail

Cocktail là thức uống không còn quá xa lạ. Đặc biệt là khi nó trở thành xu hướng tiêu dùng với mức tiêu thu lớn hiện nay.

2.1 Cocktail – thức uống được giới trẻ yêu thích

Cocktail là loại thức uống được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích. Thậm chí, được dự đoán trở thành thức uống chính thay thế rượu, bia trong các buổi party, tiệc,… Cocktail là sự pha trộn một hay nhiều rượu mạnh với các nguyên liệu khác. Chẳng hạn như trái cây, nước ép, sữa, mật ong, sữa, kem, rượu mùi,… Từ đó, tạo nên những ly đồ uống với hương vị độc đáo, đa dạng và đẹp mắt.
Thông thường, các quầy bar, club, nhà hàng có bartender pha chế là những nơi phục vụ loại đồ uống này. Còn việc mời bartender đến phục vụ tại nhà khá bất tiện. Bởi phải chuẩn bị và vận chuyển rất nhiều đồ đạc, dụng cụ,…
đôi nét về cocktail

2.2 Tiềm năng thị trường Cocktail

Thức uống có cồn, đặc biệt là Cocktail đã xuất hiện từ 2-3 thế kỷ trước. Và Mỹ là quốc gia khởi nguồn. Ở Việt Nam có 2 loại: cocktail truyền thống do bartender pha (traditional cocktail) hoặc cocktail pha sẵn (ready-to-drink cocktail).
Theo Grand View Research, năm 2021, thị trường cocktail pha sẵn đạt 782,8 triệu USD trên toàn cầu. Dự kiến năm 2022-2030 sẽ tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 13,4%. Riêng tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, CAGR cao hơn trung bình toàn cầu là 14,9%. Lý giải về chênh lệch này là do sự ưu tiên các sản phẩm tiện lợi trong giãn cách dịch và các sản phẩm có nồng độ cồn thấp để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, giá cả hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng.
tiềm năng về cocktailDù quy mô thị trường lớn và tiềm năng như thế, nhưng các sản phẩm cocktail pha sẵn ở Việt Nam thường được nhập khẩu từ nước ngoài. Chẳng hạn như Cocktail Rio (Trung Quốc), Vodka Cruiser (Úc), MG Spirit (Tây Ban Nha). Tuy nhiên, giá thành khá cao. Do đó, nếu có chiến lược kinh doanh phù hợp, đây sẽ là “mỏ vàng” không thể bỏ qua. Đặc biệt là với những doanh nghiệp tiên phong. Bởi hiện thị trường, chưa có thương hiệu nội địa nào nổi bật.

2.3 Tệp khách hàng

Với không gian, hương vị và cảm xúc mà Cocktail. Sản phẩm này trở thành đồ uống yêu thích của giới trẻ hoặc độ tuổi trung niên trẻ trung, sành điệu. Trong đó, chủ yếu là nữ giới năng động, hiện đại. Vì họ không sử dụng đồ uống có cồn thường xuyên cũng như ưu tiên độ cồn nhẹ, dễ uống. Đây cũng chính là tệp khách hàng hướng đến. Đặc biệt, nếu muốn chill vào các ngày thứ thì đây là lựa chọn hoàn hảo để không gây cảm giác mệt mỏi vào hôm sau.
tệp khách hàng cocktail

3. Lý do Goody Food phát triển Chill Cocktail

Goody Food là đơn vị đi tiên phong trong việc cung cấp Chill Cocktail đóng chai. Có thể nói, đây là một nước đi mạo hiểm của bất kỳ doanh nghiệp nào. Bởi khả năng thất bại rất lớn. Chưa kể, đây còn là thức uống có cồn. Giải mã ngay lý do Goody Food phát triển Chill Cocktail thông qua các thông tin dưới đây.

3.1 Đáp ứng nhu cầu thị trường và tiêu dùng

Nắm bắt xu hướng thế giới và nhu cầu của người dùng với loại thức uống này. Goody Group đã phát triển, nghiên cứu và tung ra thị trường ra Chill Cocktail đóng chai. Tuy nhiên, hương vị không hề thua kém các bartender pha chế. Đặc biệt là có sự điều chỉnh để phù hợp với khẩu vị người Việt. Tại Goody Group, thức uống này được sản xuất theo công thức chuyển giao từ các bậc thầy pha chế cocktail ở Mỹ. Đặc biệt là có sự kết hợp với các nguyên liệu tại Việt Nam. Chill Cocktail sẽ là sản phẩm cocktail đầu tiên và đi đầu về khẩu vị cũng như giá thành.
Ông Paul Nguyễn Hưng, nhà sáng lập kiêm giám đốc điều hành Goody Group lý giải dựa trên nhu cầu khác biệt của hệ hệ ngày nay so với các thế hệ khác. Đó là tìm kiếm thức uống thơm ngon. Tuy nhiên, phải thể hiện được sự trẻ trung, mới mẻ cũng như phong cách, đẳng cấp và cá tính “sống chất” của bản thân. Với Chill Cocktail, Goody Group muốn mang đến các sản phẩm mới mẻ, hợp gu và bắt kịp xu hướng đồ uống của thế giới. Vừa đảm bảo hương vị thơm ngon. Vừa thể hiện tính thẩm mỹ khi vỏ chai, lon được thiết kế sành điệu, thanh thoát với màu sắc nổi bật của tuổi trẻ.
chill cocktail dạng lon
Katleen Phan Võ, ngôi sao của “Lật mặt 4”, đại sứ thương hiệu cho nhãn hàng, cũng nhận định rằng” tại Việt Nam các bạn trẻ cũng sẽ nhanh chóng nhận thấy rằng Chill Cocktail là sự lựa chọn chuẩn gu đúng điệu nhất của mình”.

3.2 Mảnh ghép đầy cảm xúc trong khoảnh khắc tụ tập bạn bè

Người ta thường nói các cuộc vui đúng điệu không thể thiếu cồn. Chưa kể, cocktail là xu hướng yêu thích những năm gần đây. Hầu hết các buổi tiệc, party, gặp gỡ bạn bè, các dịp đặc biệt như Tết,… sẽ khó trọn vẹn nếu thiếu thức uống này. Chưa kể, hiện nay, mọi người thường có xu hướng tự tổ chức tại các không gian mong muốn. Chẳng hạn như ở nhà, picnic ngoài trời, homestay,… Tuy nhiên, nếu như trước đó, bạn phải đến các quán có bartender mới được phục vụ và thưởng thức trọn vẹn hương vị của nó. Nhưng ngày nay, bạn có thể dễ dàng sử dụng cocktail ngay tại nhà và ngay lập tức.
chill cocktail đóng chaiĐộ cồn nhẹ vừa chill, vừa đảm bảo nguồn năng lượng tích cực và cảm giác lâng lâng sảng khoái. Chưa kể, còn có rất nhiều hương vị cho các bạn lựa chọn. Mọi giác quan được đánh thức mang đến những phút giây tận hưởng trọn vẹn nhất. Bởi vậy, chắc chắn dòng sản phẩm mới này sẽ làm cuộc vui thêm thú vị và kết nối mọi người hiệu quả. Chill Cocktail – Mảnh ghép đầy cảm xúc cho mọi khoảnh khắc. Ngay sau khi ra mắt, Chill Cocktail đã nhận được sự yêu thích, ủng hộ và phản hồi tích cực của khách hàng.
tụ họp với chill cocktail

4. Điểm khác biệt của Chill Cocktail

Nói về Chill Cocktail, có thể gói gọn trong 4 từ “chuẩn gu đúng điệu”. Đây cũng là phong cách sống cũng như điều mà giới trẻ cần ở mỗi sản phẩm hiện nay. Đó là sành điệu, thời thượng, hòa nhập có chọn lọc và mang đậm chất riêng. Vậy đâu là điểm khác biệt tạo nên những giá trị ấn tượng cho thức uống này?
sản phẩm chill cocktail

4.1 Hương vị Việt được kết hợp hoàn hảo

Chill Cocktail là thức uống đóng chai được kết hợp bởi rượu Vodka hoặc Rum cùng các loại trái cây với hương vị khác nhau. Kỹ thuật phối kết hợp ấn tượng chính là điểm cộng “đắt giá” cho sản phẩm này. Qua đó, tạo nên sắc vị hài hòa, thời thượng và cảm giác lâng lâng hứng khởi với độ men nhẹ trong từng ngụm rượu.
Goody Food tung ra thị trường 2 dòng sản phẩm là Chill Cocktail Original 4% độ cồn và Chill Cocktail Light 3% độ cồn với 6 hương vị khác nhau. Tuy nhiên, các hương vị được điều chỉnh và lựa chọn dựa theo số đông ưa thích. Chẳng hạn như nho, chanh, đào, dâu, việt quất, vải… Từ đó, có thể dễ dàng chinh phục người tiêu dùng.
hương vị chill cocktail

4.2 Sảng khoái chứ không gây tác dụng phụ

Một trong những ảnh hưởng của thức uống có cồn là dễ khiến người dùng bị khó chịu, nôn nao vào hôm sau. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng công việc. Tuy nhiên, với Chill Cocktail, bạn sẽ không phải lo lắng hôm sau có bị mệt mỏi, nhức đầu hay không. Điều này đã được Goody Food nghiên cứu và đảm bảo. Đây là điểm ưu điểm vượt trội giúp sản phẩm tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng.
sảng khoái với chill cocktail

4.3 Bao bì bắt mắt, thân thiện với môi trường

Những chai thủy tinh sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo để nâng tầm vẻ đẹp của loại thức uống này. Chưa kể, kiểu dáng được thiết kế trẻ trung với 2 kiểu dáng. Đó là phiên bản chai thuỷ tinh sành điệu, đẳng cấp. Và lon cao cá tính tạo điểm nhấn khác biệt. Ngoài ra, còn nghiên cứu kỹ lưỡng cách sản xuất nắp và chai để tạo dấu ấn đặc trưng cho thương hiệu. Khi nhìn, khách hàng sẽ ấn tượng bởi logo I ♡ Chill được dập nổi tinh tế. Qua đó, tránh hàng giả, hàng nhái. Chưa kể, trọng lượng nhẹ cùng các đường uốn lượn trên thân chai giúp dễ dàng cầm nắm.
bao bì cocktail

5. Chi tiết các dòng sản phẩm Chill Cocktail

Goody Group cho ra mắt đa dạng các sản phẩm chất lượng với màu sắc và hương vị mới mẻ. Xem ngay chi tiết các dòng sản phẩm gây chấn động thị trường F&B.

5.1 Chill Cocktail vị Rose & Lychee Vodka Sparkling

Chill Cocktail vị Rose & Lychee Vodka Sparkling có màu hồng quyến rũ và cuốn hút. Mùi hương nồng say của hoa hồng xen lẫn chút vị ngọt thanh, tươi mát từ trái vải tươi.
Những loại cocktail dạng chai được xếp vào nhóm Chill Cocktail Original với nồng độ cồn 4%. Còn các sản phẩm thuộc Chill Cocktail Light cùng vị, nồng độ cồn chỉ chiếm 3%. Một thức uống lý tưởng cho những bữa tiệc nhẹ nhàng.

  • Chill Cocktail Original vị Rose & Lychee Vodka Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Rose & Lychee Vodka Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

rose & lychee vodka sparkling

5.2 Chill Cocktail vị Blueberry Vodka Sparkling

Nếu muốn xả stress và giúp tinh thần thư thái, Chill Cocktail vị Blueberry Vodka Sparkling là lựa chọn hàng đầu. Màu xanh thiên thanh tươi mát, dồi dào năng lượng sảng khoái. Vị chua dịu của việt quất còn giúp kích thích vị giác và khứu giá. Ngoài ra, nếu bắt đầu uống cocktail, bạn nên làm quen dạng lon với nồng độ cồn thấp.

  • Chill Cocktail Original vị Blueberry Vodka Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Blueberry Vodka Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

blueberry vodka sparkling

5.3 Chill Cocktail vị Strawberry Vodka Sparkling

Chút cay nồng của rượu Vodka với vị chua thanh, ngọt dịu của dâu tây sẽ mang đến sự kết hợp hoàn hảo nhất. Mọi giác quan của bạn sẽ được bùng nổ ngay từ những ngụm đầu tiên. Ngoài ra, tông màu đỏ phủ lớp ngoài bao bì của Chill Cocktail vị Strawberry Vodka Sparkling sẽ mang đến nguồn năng lượng mãnh liệt và nhiệt huyết cho bạn.

  • Chill Cocktail Original vị Strawberry Vodka Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Strawberry Vodka Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

strawberry vodka sparkling

5.4 Chill Cocktail vị Peach Vodka Sparkling

Hương vị đào tươi ngọt thanh, thơm ngây ngất sẽ khiến bạn khó cưỡng lại Chill Cocktail vị Peach Vodka Sparkling. Một chút tê cay được điểm xuyết còn mang đến cảm giác lâng lâng và mới lạ. Nếu bạn muốn tận hưởng và cháy hết mình trong mọi cuộc chơi. Đây sẽ là chất xúc tác mà bạn không thể bỏ qua.

  • Chill Cocktail Original vị Peach Vodka Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Peach Vodka Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

peach vodka sparkling

5.5 Chill Cocktail vị Lemon Rum Sparkling

Giải tỏa căng thẳng, áp lực và lấy lại năng lượng chính là cảm xúc mà Chill Cocktail vị Lemon Rum Sparkling muốn mang đến. Tông màu xanh mát, tươi mới cùng hương vị thanh mát giúp bạn thanh nhiệt và thư giãn hiệu quả. Một chút rượu nồng ấm cân bằng sẽ giúp bạn dễ dàng chia sẻ và giải tỏa mọi vấn đề với bạn bè.

  • Chill Cocktail Original vị Lemon Rum Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Lemon Rum Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

lemon rum sparkling

5.6 Chill Cocktail vị Grape Rum Sparkling

Hương vị kinh điển của cocktail không thể bỏ qua rum nho. Mùi thơm nồng say cùng vị ngọt đậm đặc trưng khiến ai cũng ngây ngất. Với sự mãnh liệt, đậm đà trong hương vị, nó được xem là loại rượu tượng trưng cho tự do và mạo hiểm. Bởi vậy, Chill Cocktail vị Grape Rum Sparkling và sự lựa cho hoàn hảo cho các bạn trẻ. Qua đó, khích lệ và thúc đẩy nhiệt huyết giúp họ đương đầu với mọi khó khăn phía trước.

  • Chill Cocktail Original vị Grape Rum Sparkling khoảng 37.000 đồng/ chai 275ml.
  • Chill Cocktail Light vị Grape Rum Sparkling khoảng 31.500 đồng/ lon 330ml.

grape rum sparkling

6. Cách thưởng thức Chill Cocktail chuẩn vị “bar”

Chill Cocktail vô cùng tiện lợi và bạn có thể sử dụng ngay lập tức và bất cứ khi nào. Nếu ướp lạnh hoặc uống chung đá viên thì hương vị sẽ càng ngon hơn. Còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức trọn vẹn vị ngon “chuẩn bar” với Chill Cocktail ngay tại nhà mà không phải chờ đợi.
thưởng thức chill cocktail

7. Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm

Tuy được tinh chế từ trái cây lên men. Tuy nhiên, vẫn có một hàm lượng ít đường không tốt cho sức khoẻ nếu tiêu thụ nhiều. Do đó, nên hạn chế uống thường xuyên. Đồng thời, chỉ nên uống cocktail khi rảnh rỗi hoặc trong những bữa tiệc nhẹ cùng gia đình, bạn bè.
Để đảm bảo chất lượng Chill Cocktail trong khoảng thời gian dài, bạn nên bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời. Đặc biệt là tránh để đông đá vì nó có thể ảnh hưởng đến men và chất lượng đồ uống. Đồng thời, cần lựa chọn các đơn vị cung cấp uy tín để đảm bảo trải nghiệm trọn vẹn nhất.
lưu ý khi sử dụng chill cocktail

8. Kế hoạch Marketing sản phẩm mới của Goody Food

Với một sản phẩm mới như Chill Cocktail, marketing là chìa khóa quan trọng để tiếp cận và tăng cơ hội thành công. Vậy Goody Food đã đưa ra chiến lược Marketing như thế nào?

8.1 Giải pháp

Goody Food đang tăng cường mở rộng độ phủ và sự hiện diện trên đa dạng nền tảng. Đặc biệt đầu tư mạnh vào các hoạt động Trade Marketing. Từ đó, giới thiệu sản phẩm cũng như kích thích sự tò mò của khách hàng. Đặc biệt là truyền tải được thông điệp, tinh thần trẻ trung, năng động,… hướng đến tệp khách hàng mục tiêu.
Thông điệp mà nhãn hàng muốn truyền tải là: “Bật Chill Cocktail, chuẩn gu đúng điệu – Không cần pha, chuẩn vị bar”. Đồng thời, tập trung định vị sản phẩm gắn với các dịp đặc biệt như đãi tiệc tại gia, hội họp bạn bè… Vừa đáp ứng không khí của những cuộc vui, vừa đảm bảo sự thư giãn và sảng khoái.

8.2 Kênh phân phối

Hiện tại, các nhà phân phối đều rất hào hứng và có phản hồi tốt về mặt hàng này. Chill Cocktail hiện đã xuất hiện tại các hệ thống cửa hàng bán lẻ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi, tạp hóa, nhà hàng, quán ăn, khách sạn, khu du lịch,… Đồng thời, với lượng người dùng tiềm năng trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki,… Cùng thói quen tiêu dùng đặt hàng trực tuyến ngày càng lớn. Goody Food cũng đẩy mạnh sản phẩm trên các nền tảng này.
Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, đặc biệt là các thức uống lành mạnh. Mặc dù là thức uống có cồn nhưng độ cồn nhẹ cùng sự kết hợp các loại trái cây sẽ là sự lựa chọn không hề tệ. Với một sản phẩm tốt, được đầu tư kỹ lưỡng, Chill Cocktail không khó để chinh phục khách hàng.

9. Tạm kết

Chill Cocktail là một đối thủ nặng ký không chỉ với các sản phẩm loại mà còn là các quán bar. Bởi lẽ, nó sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến doanh thu loại thức uống này tại các địa điểm đó. Mặc dù, không thể mang lại trải nghiệm một cách trọn vẹn như thưởng thức bartender pha chế tại quán. Tuy nhiên, sự tiện lợi, hương vị “chuẩn bar” với sự đầu tư kỹ lưỡng của Goody Food. Việc chiếm lĩnh thị trường sẽ không còn xa trong tương lai. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục brand story.study.

Nhượng quyền Laha Coffee – Cách thức vận hành thành công

nhượng quyền laha coffee

Nhượng quyền Laha Coffee giàu tiềm năng với đa dạng mô hình kinh doanh cùng chính sách ưu đãi hấp dẫn và đa lợi ích nhất cho các đối tác

Nhượng quyền là xu hướng hot nhất nhì trong ngành F&B hiện nay. Thị trường ngày càng gay gắt với sự gia nhập và dẫn đầu của các “ông lớn”, đặc biệt là kinh doanh cafe. Hàng trăm, hàng nghìn cửa hàng được xây dựng với tốc độ chóng mặt và mật độ dày đặc. Và một trong những mô hình kinh doanh thành công theo trend này phải kể đến nhượng quyền Laha Coffee. Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Tổng quan về kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Toàn bộ các thông tin về nhượng quyền thương hiệu sẽ được bật mí dưới đây.

1.1 Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì?

Nhượng quyền thương hiệu là mô hình kinh doanh mà các thương hiệu cho phép cá nhân, tổ chức được quyền kinh doanh hàng hóa/dịch vụ theo hình thức và phương pháp kinh doanh của họ. Quá trình hợp tác này sẽ được quy định trong hợp đồng nhượng quyền với các điều khoản và thời gian cụ thể. Cả 2 bên đều có lợi với những chính sách hấp dẫn. Tận dụng tiềm năng sẵn có từ thương hiệu, các cửa hàng nhượng quyền được đảm bảo về doanh thu cũng như các rủi ro được hạn chế tối đa.
tổng quan kinh doanh nhượng quyền cafe

1.2 Đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Tìm hiểu kỹ lưỡng ưu và nhược điểm của mô hình giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định một cách chính xác và phù hợp hơn.

Ưu điểm
  • Tận dụng nguồn lực sẵn có của thương hiệu về định vị, độ phủ, mô hình kinh doanh, tệp khách hàng tiềm năng,…
  • Được hỗ trợ chuyển giao công nghệ, công thức, trang thiết bị, cơ sở vật chất,… Chất lượng được đảm bảo với chi phí tối ưu nhất.
  • Được hỗ trợ về quảng bá, marketing, khai trương, tuyển dụng và đào tạo nhân sự,…
  • “Vốn ít, lời nhiều”, rủi ro thấp và khả năng thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm
  • Các yếu tố và hoạt động của mô hình kinh doanh hầu hết phụ thuộc vào thương hiệu nhượng quyền.
  • Bị hạn chế sự sáng tạo.
  • Chịu ảnh hưởng từ thương hiệu mẹ và các cửa hàng trong chuỗi nhượng quyền.
    Cạnh tranh gay gắt từ các chi nhánh và đối thủ.

đặc điểm kinh doanh nhượng quyền cafe

1.3 Một số tiêu chí để lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền phù hợp

Để lựa chọn mô hình kinh doanh thành công và hiệu quả, không thể bỏ qua một số tiêu chí sau:

  • Mô hình kinh doanh: Để đồng hành lâu dài và hợp tác hiệu quả cần nghiên cứu kỹ về định hướng, mục tiêu, sứ mệnh và mô hình kinh doanh thương hiệu nhượng quyền.
  • Nguồn vốn khả thi: Chuẩn bị nguồn vốn phù hợp để lựa chọn mô hình kinh doanh tương ứng. Đồng thời, là chìa khóa then chốt để duy trì hoạt động quán.
  • Điều kiện nhượng quyền: Tìm hiểu một số điều kiện về mặt bằng, vốn,… để nhượng quyền thành công và nhanh chóng.
  • Hiệu quả kinh doanh: Tìm hiểu tiềm năng và tình hình kinh doanh của các thương hiệu nhượng quyền để đảm bảo kinh doanh hiệu quả, có lợi nhuận.

tiêu chí kinh doanh nhượng quyền cafe

2. Tiềm năng kinh doanh nhượng quyền mô hình cafe

Kinh doanh nhượng quyền cafe là mô hình được săn đón hàng đầu hiện nay. Giải mã ngay thông qua các thông tin được tổng hợp dưới đây.

2.1 Đôi nét về thị trường kinh doanh cafe

Cafe là thức uống được tiêu dùng phổ biến bậc nhất tại Việt Nam. Lượng tiêu thụ cán mốc vào năm 2021. Dự kiến đạt mức 10% (2025) và 408 tỷ USD (2023). Chưa kể, thức uống này còn đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của ngành F&B. Theo Mordor Intelligence Inc dự đoán, F&B Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép hàng năm cán mốc 8,65% (2021 – 2026).
lượng tiêu thụ cafe của một số thương hiệu năm 2020
Tính đến 06/2022, số quán mới mở đã tăng 24,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng 04/2022, có 139,67 quán mới. Từ đó, nâng tổng số cửa hàng lên đến 26.000 với hơn 100 thương hiệu. Các quán ngày càng được đầu tư chỉn chu và toàn diện để đáp ứng nhu cầu của đa dạng tệp khách hàng. Đặc biệt là mở rộng thị phần. Kinh doanh cafe là mô hình cạnh tranh gay gắt nhưng vô cùng tiềm năng mà bạn không thể bỏ qua.

2.2 Tiềm năng nhượng quyền cafe

Các thương hiệu lớn đang không ngừng mở rộng thị phần để gia tăng định vị và khả năng nhận diện thương hiệu. Một số thương hiệu nhượng quyền thành công điển hình như Trung Nguyên, Highlands Coffee, Milano Coffee, Aha Coffee, Guta Cafe, Laha Coffee… Sự phát triển ấn tượng và tốc độ tăng trưởng của các cửa hàng không những tăng lên. Đồng nghĩa với tiềm năng và hiệu quả thành công ấn tượng khi kinh doanh mô hình này.
Các thương hiệu nhượng quyền vừa mở rộng mạng lưới, tăng khả năng nhận diện, vừa có thể kiểm soát chất lượng. Còn các đối tác mua nhượng quyền sẽ có bước chạy đà thuận lợi hơn nhờ hệ thống kinh doanh và danh tiếng thương hiệu sẵn có. Chưa kể, tệp khách hàng quán cafe ngày càng mở rộng khi nó trở thành địa điểm lý tưởng để học tập, làm việc, hẹn hò, gặp gỡ bạn bè,…
tiềm năng kinh doanh nhượng quyền laha coffee

3. Tổng quan về Laha Coffee

Laha Coffee thuộc Công ty TNHH Cà phê Lâm Hà, thành lập từ tháng 11 năm 2015. Thế nhưng, trên thực tế, ông chủ của Laha đã có 7 năm kinh nghiệm về cafe khi đặt nền móng cho Laha từ năm 2013 tại Gò Vấp. Tính đến tháng 2 năm 2020, Laha sở hữu 79 cửa hàng. Nó được phân bố ở thành phố Hồ Chí Minh, Đắk Lắk và Lâm Hà. Trung bình mỗi ngày bán ra 15.000 ly cà phê.
laha cafeĐến năm 2016, thương hiệu này bắt đầu mở rộng thương hiệu. Đây dường như trở thành xu hướng cấp thiết, đặc biệt là với những chuỗi cửa hàng lớn. Chuỗi hệ thống được hình thành với hơn 50 xe đẩy cà phê tại nhiều địa điểm. Đây là bước ngoặt lớn với tỷ lệ lợi nhuận cao cho khách hàng. Cơ hội đầu tư ngày càng được mở rộng cho đối tác khi biên độ lợi nhuận thu về từ 20 đến 60 triệu đồng.
Đến hiện nay, Laha Coffee đã trở thành đối tác liên kết với 60 nông hộ, 150 điểm bán. Đặc biệt là bán được 30 nghìn ly cà phê mỗi ngày. Trong 5 năm tới, Laha Coffee muốn tăng cường mở rộng thị phần tại 63 tỉnh thành Việt Nam. Đồng thời, trở thành thương hiệu cafe chất lượng cao phục vụ cho người tiêu dùng Việt và quốc tế.
cafe laha

Xem thêm:

4. Lợi thế khi mở quán cafe nhượng quyền Laha

Chi trong mấy năm, Laha đã không ngừng mở rộng thị trường với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Do đó, không thể phủ nhận sức hút của thương hiệu nhượng quyền này với các đối tác. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay ưu điểm của nhượng quyền Laha.

4.1 Thương hiệu được định vị tốt với độ nhận diện cao

Laha là thương hiệu kinh doanh cafe có độ tăng trưởng mạnh. Thị trường ngày càng mở rộng nhanh chóng với hơn 150 điểm bán tại khắp 18 quận huyện TPHCM. Từ đó, đảm bảo độ nhận diện tốt và sự uy tín cho thương hiệu. Có thể nói, Laha đã phát triển với độ phủ lớn cũng như định vị thương hiệu vững chắc trên thị trường.

4.2 Thương hiệu uy tín, chất lượng và khả năng thu hồi vốn nhanh

Laha Coffee đảm bảo đầy đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, độc quyền thương hiệu và giấy phép kinh doanh. Từ đó, đảm bảo sự uy tín và các vấn đề về pháp lý liên quan.
Ngoài ra, với sản phẩm, Laha tự tin mang đến cho khách hàng những ly cafe chất lượng nhất. Nguyên liệu có nguồn gốc từ chính nông trại do chính thương hiệu này đầu tư và khai thác. Với mô hình chặt chẽ, khép kín, đảm bảo VSATTP. Những hạt cafe nguyên chất sạch và chất lượng mang đến hương vị thơm ngon và đậm đà nhất cho khách hàng. Các yếu tố đảm bảo giúp mô hình kinh doanh thêm bền vững và hiệu quả. Bởi vậy, khả năng thu hồi vốn nhanh chỉ từ 3 – 6 tháng từ lúc khai trương.
menu nhượng quyền laha

4.3. Hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo chuyên nghiệp, bài bản

Một trong những vấn đề mà các thương hiệu phát triển nhượng quyền gặp phải là sự đồng bộ về chất lượng. Bởi chỉ một cơ sở gặp sự cố cũng có thể khiến cả chuỗi bị ảnh hưởng. Do đó, nhằm đảm bảo chất lượng cho hệ thống cũng như quyền lợi khách hàng. Laha có những chính sách hỗ trợ đào tạo chuyên nghiệp và bài bản cho đội ngũ nhân viên tại cửa hàng nhượng quyền. Các khía cạnh bao gồm chuyển giao bí quyết, công nghệ pha chế, tuyển dụng, đào tạo nhân viên mới. Từ đó, các đối tác nhượng quyền có thể tiết kiệm thời gian, công sức và cũng như chi phí đào tạo.
Đặc biệt là nó còn đảm bảo lợi ích cũng như kinh doanh hiệu quả về lâu dài. Nhân viên chính là nòng cốt, là chìa khóa quan trọng làm nên thành công cho bất kỳ mô hình kinh doanh nào. Nhân viên có tay nghề cao, kỹ năng phục vụ tốt sẽ khiến khách hàng hài lòng. Từ đó, gia tăng doanh thu cũng như hiệu quả trong quá trình tuyển dụng. Chính điểm khác biệt này tạo nên thành công cho chuỗi kinh doanh nhượng quyền của Laha.
đào tạo nhân sự nhượng quyền laha

4.4. Xây dựng và chiến lược Marketing – Truyền thông hiệu quả

Việc marketing, quảng bá để thu hút khách hàng sẽ không quá khó khăn. Bởi Laha có định vị thương hiệu ấn tượng. Ngoài ra, khi khai trương, khách hàng sẽ được hỗ trợ marketing, băng rôn, bảng hiệu … Đồng thời, Laha cũng chạy marketing khai trương cho khách trên hệ thống fanpage của họ.

4.5 Một số chính sách ưu đãi khác

Laha Coffee còn hỗ trợ các đối tác với những quyền lợi hấp dẫn nhất. Chẳng hạn như hỗ trợ đào tạo toàn diện, bài bản về quy trình vận hành, phục vụ, chuyển giao công thức, đào tạo nhân viên,…. Một số chính sách ưu đãi khác như khi nâng cấp mô hình, hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở vật chất, nguồn nguyên liệu ổn định, chất lượng,…. Đặc biệt, một trong những điểm khác biệt của mô hình này chính là đối tác sẽ được hoàn 100% chi phí đầu tư sau 2-3 năm.
trang thiết bị máy móc nhượng quyền laha

5. Giá nhượng quyền Cafe Laha

Tùy năng lực tài chính cũng như nhu cầu của các đối tác mà Laha đang triển khai nhượng quyền một số mô hình. Đó là Laha xe – mô hình xe đẩy cà phê, Laha kiosk – mô hình cửa hàng kiosk, và Laha store – mô hình cửa hàng tiêu chuẩn.

5.1 Nhượng quyền xe đẩy Laha

Lấy ý tưởng cà phê mang đi từ nước ngoài, Laha Coffee phát triển mô hình này nhằm phục vụ nhu cầu sử dụng cà phê của người tiêu dùng Việt. Đó là nhanh chóng và tiện lợi nhất. Mô hình này đảm bảo tính tinh gọn, linh hoạt và không yêu cầu cao về mặt bằng. Thường được bố trí ở lề đường, vỉa hè những tuyến đường lớn, cạnh khu cư đông đúc. Mô hình thường có 2 nhân viên. 1 máy pha cà phê, ly cốc, thùng xốp đựng đá và xe đẩy. Bởi vậy, mức vốn đầu tư chỉ từ 60 triệu đến 150 triệu đồng. Mức sản lượng Laha dự đoán là tầm 100 ly/ngày. Lợi nhuận ước tính 15 triệu/ tháng. Và Laha vẫn sẽ cung cấp đầy đủ các trang thiết bị và đồ dùng cần thiết.
giá nhượng quyền xe đẩy laha

5.2 Nhượng quyền mô hình Kiosk

Với mô hình Kiosk, bạn có thể phục vụ cả take away và dùng tại chỗ. Vừa tiết kiệm thời gian, vừa tối ưu chi phí. Tuy nhiên, nó thường có một số yêu cầu về mặt tiền. Chẳng hạn như diện tích từ 9 mét vuông và mặt tiền đẹp. Đặc biệt bố trí ở những nơi dân cư đông đúc như chung cư, văn phòng, trường học,… Với quy mô nhỉnh hơn xe đẩy, số lượng nhân viên (2-3 người) và các trang thiết bị cũng nhiều hơn. Tổng đầu tư cho mô hình này khoảng 400 triệu đồng. Sản lượng tiêu thụ được dự đoán khoảng 200 ly/ngày. Lợi nhuận ước tính khoảng 30 triệu/tháng. Nếu đã chuẩn bị nguồn vốn vừa phải nhưng mặt bằng không quá lớn. Đây sẽ là mô hình lý tưởng để kinh doanh.
giá nhượng quyền laha kiosk

5.3 Nhượng quyền Cafe Laha – Laha Store

Mô hình nhượng quyền cuối cùng của Laha là Laha Store. Mô hình này có vốn đầu tư khoảng 1,5 tỷ đồng. Sản lượng được dự đoán lên đến 300 ly/ngày. Mức lợi nhuận trung bình của mô hình này là 60 triệu đồng/tháng. Phí nhượng quyền là 100 triệu/3 năm. Hoặc nếu khách hàng có sẵn mặt bằng đẹp Laha có thể đầu tư xây dựng và vận hành. Với số vốn này, ngoài việc hỗ trợ đầu tư tài chính, Laha còn trực tiếp tham gia quản lý vận hành quán. Qua đó, đảm bảo chất lượng dịch vụ, sản phẩm và hạn chế tối đa rủi ro. Tuy nhiên, khác với 2 mô hình trước, mô hình này cần đầu tư mặt bằng lớn, đẹp và chỉn chu. Do đó, cần đảm bảo nguồn vốn để thuê mặt bằng ưng ý và duy trì hoạt động vận hành.
giá nhượng quyền laha store
Xem thêm:

6. Quy trình nhượng quyền cà phê Laha express

Để nhượng quyền Laha Coffee thành công, các đối tác cần hiểu rõ quy trình nhượng quyền. Dưới đây là các thông tin nhượng quyền mới, chi tiết và đầy đủ nhất đã được Nhà Hàng Số tổng hợp.

Ngày 01 – Giai đoạn 01
  • Các đối tác liên hệ và Laha tiếp nhận các nhu cầu từ đối tác
  • Tư vấn và giải đáp các thắc mắc liên quan đến các thông tin cơ bản về mô hình kinh doanh cũng như nhượng quyền.
Ngày 02 – Giai đoạn 02
  • Các đối tác có cơ hội trải nghiệm mô hình kinh doanh thực tế tại Laha Academy
  • Tư vấn 1-1 từ Trưởng Phòng Kinh doanh Nhượng quyền để triển khai mô hình chuyên nghiệp, bài bản và hiệu quả.
Ngày 04 – Giai đoạn 03
  • Các đối tác nhượng quyền đặt cọc để Laha chuẩn bị cho các bước tiếp theo.
  • Đặt lịch để khách hàng tham gia miễn phí khóa đào tạo pha chế 5 món cà phê chuyên sâu (trị giá 10,000,000đ).
Ngày 06 – Giai đoạn 04
  • Tiến hành thỏa thuận, đảm phá các điều khoản và ký hợp đồng.
  • Các đối tác nhượng quyền tham gia khóa pha chế cà phê chuyên sâu tại Laha Academy đã đăng ký từ trước.
  • Ưu đãi 50% học phí nếu khách hàng có nhu cầu đăng ký thêm các khóa học chuyên sâu khác tại Laha Academy
Ngày 09 – Giai đoạn 05
  • Tiến hành thi công và lắp đặt mô hình nhượng quyền bao gồm concept, không gian,…
  • Các đối tác nhận hàng trọn gói mô hình và setup.
  • Tư vấn và hỗ trợ kế hoạch khai trương và các kế hoạch truyền thông khác.
Khai trương
  • Laha Coffee gửi quà chúc mừng các cửa hàng nhượng quyền khai trường.
  • Đại diện Laha Coffee đến tham dự khai trương và chúc mừng.
  • Laha Coffee hỗ trợ đăng tải bài viết giới thiệu cửa hàng nhượng quyền mới trên hệ thống website, fanpage nhằm giúp đối tác thu hút khách hàng.

Cam kết: Tại Laha Coffee, khách hàng sẽ nhận được sự đồng hành & hỗ trợ xuyên suốt quá trình vận hành mô hình nhượng quyền.

quy trình nhượng quyền laha coffee

7. Những thứ cần chuẩn bị trước khi mua nhượng quyền Laha Coffee là gì?

Khi kinh doanh nhượng quyền, bạn sẽ được sở hữu mô hình, thương hiệu, hệ thống có sẵn để kinh doanh. Bởi vậy, các đối tác lựa chọn mô hình này sẽ được tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa. Tuy nhiên, để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và duy trì hoạt động tốt. Người chủ nhượng quyền cần chuẩn bị một số thứ sau:

  • Vốn: Dự trù và chuẩn bị số vốn đầy đủ giúp bạn gia tăng cơ hội kinh doanh thành công. Nó là điều tiên quyết để lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp cũng như khả năng duy trì hoạt động.
  • Nhân sự: Laha có chương trình hỗ trợ tuyển dụng và đào tạo nhân sự chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để đảm sự phù hợp cũng như hợp tác về lâu dài. Bạn nên chuẩn bị hoặc các các phương án tuyển dụng nhân sự trước đó. Sao cho đáp ứng nhu cầu của chính mình.
  • Mặt bằng: Mặt bằng ưng ý, đắc địa giúp bạn nắm chắc phần lớn khả năng kinh doanh thành công. Do đó, trước khi mua nhượng quyền, bạn cần cân nhắc và tìm hiểu các yêu cầu đặc biệt của thương hiệu (nếu có). Từ đó, chuẩn bị trước mặt bằng phù hợp nhất.
  • Tinh thần tuân thủ: Nhượng quyền là sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa thương hiệu và đối tác mua nhượng quyền. Do đó, giữa hai bên cần đi đến những thỏa thuận mang đến lợi ích cho cả hai. Bởi vậy, để đảm bảo hợp tác lâu dài và bền vững, cả hai cần tuân thủ chặt chẽ cam kết.
  • Nguyên vật liệu: Sử dụng nguyên liệu độc quyền từ Laha cafe cung cấp.

cần chuẩn bị trước khi mua nhượng quyền laha

8. Tính điểm hòa vốn khi mua nhượng quyền Cafe Laha

Bất kể khi kinh doanh một mô hình nào thì may rủi là điều khó tránh khỏi. Do đó, bạn cần cân nhắc đến cách tính điểm hòa vốn để có những phương án, giải pháp kinh doanh phù hợp nhất cho từng mô hình. Từ đó, có những điều chỉnh kịp thời để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận khi kinh doanh. Cách tính điểm hòa vốn dựa trên chi phí cố định và giá bán sản phẩm.

8.1 Điểm hòa vốn của mô hình xe đẩy:

  • Tổng vốn đầu tư ban đầu: 150 triệu đồng khấu hao trong 3 năm.
  • Tiền lương nhân viên (1 người): 5 triệu đồng/ tháng.
  • Chi phí thuê mặt bằng: 1 triệu đồng/ tháng.
  • Giá bán trung bình: 18.000đ/ ly.
  • Chi phí nguyên vật liệu: 25% giá bán.
  • Điểm hòa vốn: 27 ly/ ngày.

Mỗi ngày, bạn cần bán được 27 ly cà phê với giá 18.000đ thì mới chi trả được các khoản chi phí. Hay nói cách khác là thu hồi vốn, hoàn vốn. Chỉ khi bán được từ ly 28 trở đi, bạn mới có lãi.

8.2 Điểm hòa vốn của mô hình Kiosk:

  • Tổng vốn đầu tư ban đầu: 400 triệu đồng khấu hao 3 năm.
  • Tiền trả lương nhân viên (2 người): 7 triệu đồng/ tháng.
  • Chi phí thuê mặt bằng: 5 triệu đồng/ tháng.
  • Giá bán trung bình: 18.000đ/ ly.
  • Chi phí nguyên vật liệu: 25% giá bán.
  • Điểm hòa vốn: 61 ly/ ngày.

Để hòa vốn, mỗi ngày, bạn phải bán được 61 ly cà phê với giá 18.000đ. Còn từ ly 62 trở đi, bạn mới có lãi.

8.3 Điểm hòa vốn của mô hình nhượng quyền Cafe Laha Store:

  • Tổng vốn đầu tư ban đầu: 1,5 tỷ đồng khấu hao 3 năm.
  • Tiền lương nhân viên (3 – 5 người): 21 triệu đồng/ tháng.
  • Chi phí thuê mặt bằng: 25 triệu đồng/ tháng.
  • Tiền điện nước: 2 triệu đồng/ tháng.
  • Giá bán trung bình: 25.000đ/ ly.
  • Chi phí nguyên vật liệu: 25% giá bán.
  • Điểm hòa vốn: 171 ly/ngày.

Mỗi ngày, bạn phải bán được 171 ly cà phê với giá 25.000đ để hòa vốn. Bạn sẽ có lãi nếu bán được từ ly thứ 171 trở đi.
cách tính điểm hòa vốn laha coffeeTrên đây là tất tần tật những thông tin về nhượng quyền thương hiệu Laha Coffee. Một thương hiệu nhượng quyền ngày càng thu hút các đối tác bởi vô vàn chính sách ưu đãi hấp dẫn mà nó mang lại. Bởi vậy, những ai có ý định nhượng quyền, không thể bỏ qua Laha. Hy vọng rằng, mọi người sẽ thành công với mô hình kinh doanh mà mình lựa chọn. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền cafe.