Nhà hàng là gì? Đặc điểm và phân loại chi tiết nhất định phải xem

Date:

Nhà hàng là gì? Bất mí tất tần tật về mô hình kinh doanh phổ biến và tiềm năng hàng đầu trong ngành F&B không thể bỏ lỡ

F&B là thị trường tiềm năng được rất nhiều chỉ đầu tư săn đón. Bởi thị trường tiêu thụ rộng lớn cùng tệp khách hàng đa dạng. Do đó, cũng có rất nhiều mô hình kinh doanh cho các bạn lựa chọn. Một trong những hình thức phổ biến nhất chính là nhà hàng. Vậy nhà hàng là gì? Đặc điểm kinh doanh của mô hình này ra sao và cách phân loại như thế nào? Đừng chần chừ mà hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhà hàng là gì?

Nhà hàng là gì? Một cụm từ rất quen thuộc mà đi đâu bạn cũng đều sẽ bắt gặp. Đây là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Nó chuyên kinh doanh các sản phẩm ăn uống phong phú và đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Thường khách hàng sẽ thưởng thức bữa ăn ngay tại quán. Hoặc có thể “take away” nếu họ có yêu cầu. Qua đó, thu hút lợi nhuận và tạo đột phá doanh thu.
Để kinh doanh hiệu quả nhà hàng thường yêu cầu quy trình vận hành thống nhất và linh hoạt. Từ bộ phận quản lý, giám sát đến nhân viên bếp, phục vụ, lễ tân. Tất cả đều được đào tạo theo quy chuẩn và phối hợp làm việc nhuần nhuyễn. Để qua đó, có thể mang đến trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng và tăng doanh thu.
nhà hàng khái niệm

2. Lịch sử hình thành

Thuật ngữ “nhà hàng” không xuất hiện ngay lập tức. Mà thay vào đó, nó là tên gọi những mô hình kinh doanh có sự phát triển, đầu tư với quy mô lớn và bài bản hơn. Từ thời cổ đại, nhà trọ và quán rượu đã được mở để phục vụ người dân. Qua quá trình thay đổi thì các nhà hàng đã có sự xuất hiện thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, tận đến thế kỉ 18 tại Pháp, mô hình nhà hàng ngày càng trở nên rõ ràng, phổ biến và giống với ngày nay hơn. Còn ở Trung Quốc, nó có khởi nguồn từ những quán rượu thời nhà Tống.
nguồn gốc nhà hàng

3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

Nhà hàng được sử dụng để miêu tả những cơ sở kinh doanh ăn uống được đầu tư lớn. Cả về quy mô, chất lượng, các quy trình… Bởi vậy, chúng được đánh giá cao ở một số đặc điểm nhất định. Nhất là trong quá trình sản xuất, bán và cung cấp dịch vụ phục vụ ăn uống giải trí cho khách hàng.

3.1. Hình thức kinh doanh ăn uống

  • Hình thức kinh doanh nhà hàng đa dạng bao gồm tại chỗ, take away, buffet,… Kinh doanh phong phú các sản phẩm bao gồm đồ ăn, đồ uống tự chế biến/ pha chế, bánh kẹo, các loại đồ uống…
  • Các sản phẩm của nhà hàng thường khó có thể lưu trữ, bảo quản mà cần được phục vụ ngay tại chỗ.
  • Doanh thu phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của khách hàng, thị trường, hiệu quả của các chiến dịch.

3.2. Đội ngũ nhân viên

  • Đội ngũ nhân viên của nhà hàng có thể là lao động partime hoặc fulltime có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
  • Phần lớn họ đều tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên yêu cầu kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống khéo léo, thái độ niềm nở và phục vụ tỉ mẩn.
  • Giữa các bộ phận cần có sự phối hợp chặt chẽ nhưng không thể thay thế công việc cho nhau.

3.3. Tệp khách hàng hướng tới

Nhà hàng phục vụ đa dạng các khách hàng. Bởi mỗi người có một nhu cầu và đặc điểm ăn uống khác nhau. Do đó, nhà hàng cần cân nhắc đến việc xây dựng thực đơn, không gian, kế hoạch kinh doanh phù hợp để mang đến trải nghiệm hài lòng nhất cho thực khách. Và không có gì hiệu quả bằng việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học, sở thích, thói quen, khẩu vị… để phục vụ hiệu quả nhất khách hàng.

3.4. Lối kiến trúc và phong cách trang trí

Tùy theo đặc điểm kinh doanh như tệp đối tượng khách hàng, sản phẩm kinh doanh và thương hiệu xây dựng. Các nhà hàng sẽ lựa chọn phong cách thiết kế khác nhau. Chẳng hạn như trong việc trang trí nội thất, sử dụng các trang thiết bị, lối kiến trúc không gian… Qua đó, nâng tầm đẳng cấp cho không gian giúp khách hàng thưởng thức ngon miệng hơn.
Những nhà hàng phương Tây, kiểu Âu thường ưa chuộng cách thiết kế trang nhã, cổ điển mà không kém phần sang trọng. Còn những nhà hàng dân dã sẽ ưu tiên phong cách gần gũi với thiên nhiên với hình ảnh bình dị và gần gũi nhất. Nói tóm lại, sự thống nhất về lối thiết kế sẽ tạo nên nét đặc trưng và khiến khách hàng nhớ lâu hơn nhà hàng của bạn.

  • Kiến trúc kiểu hiện đại: Chuyên phục vụ đồ uống, các bữa tiệc ăn nhanh.
  • Kiểu cổ điển: Được tận dụng trong các không gian, nhà hàng hạng sang. .
  • Kiểu cổ đại: Kiến trúc lâu đời, mang vẻ đẹp sang trọng và trang nghiêm.
  • Kiểu dân dã: Thích hợp với những nhà hàng phục vụ những món ăn dân giã, thuần việt theo từng vùng miền.
  • Kiểu nước ngoài : Phong cách thiết kế mang đậm nét Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc….

3.5. Môi trường và phong cách phục vụ

Các bộ phận có sự tương tác, hỗ trợ và phối hợp ăn ý để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho thực khách. Từ đó, tránh được sự nhầm lẫn và có tính chuyên môn cao trong công việc.
Các bộ phận phải tuân thủ quy định, quy trình làm việc nghiêm ngặt. Đồng thời, được đào tạo chỉn chu, chuyên nghiệp nhất.
đặc điểm của nhà hàngXem thêm: TOP 25+ nhà hàng 5 sao sang trọng và đẳng cấp bậc nhất

4. Các tiêu chí phân loại nhà hàng

Nhà hàng kinh doanh đa dạng các sản phẩm. Cũng như có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Do đó, để có thể phân biệt và lựa chọn được mô hình nhà hàng phù hợp để kinh doanh hoặc thưởng thức. Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số tiêu chỉ để bạn có thể xác định. Chẳng hạn như: quy mô, hình thức phục vụ, các món ăn, tệp khách hàng, phong cách thiết kế,…

4.1. Quy mô

Để xác định quy mô nhà hàng, chủ đầu tư cần lưu ý đến diện tích cũng như số lượng chỗ ngồi.

  • Nhà hàng quy mô lớn

Ở một số nước Châu Âu, các nhà hàng có trên 200 chỗ sẽ được xếp vào quy mô lớn. Còn ở Việt Nam, mô hình này phát triển chưa lâu nên quy mô lớn chưa nhiều. Vì vậy, mốc xác định sẽ được giảm xuống ở mức 150 chỗ.

  • Nhà hàng quy mô trung bình

Với những nhà hàng có quy mô trung bình, số lượng chỗ ngồi được quy định là từ 50 đến 150.

  • Nhà hàng quy mô nhỏ

Ở Việt Nam, dưới 50 chỗ ngồi sẽ được xét là nhà hàng có quy mô nhỏ. Còn ở nước ngoài quy định là dưới 100 chỗ ngồi.

4.2. Khả năng đầu tư trang thiết bị và chất lượng nhà hàng

Không khó để khách hàng đánh giá ngay được đẳng cấp khách hàng ngay từ khi bước vào. Bởi nó được thể hiện khá rõ ràng qua cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết kế không gian. Chưa kể, đôi khi đi trên trường, khách hàng không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu quán. Mà thường chỉ dựa vào tên và diện mạo bên ngoài để quyết định lựa chọn. Qua đó, bạn có thể phán đoán được phân khúc khách hàng và thị trường nhà hàng hướng đến.

  • Nhà hàng cao cấp

Hầu hết những nhà hàng cao cấp thường lựa chọn phong cách thiết kế khá cầu kỳ. Điển hình là kiến trúc Pháp, phong cách Châu u cổ điển. Bởi nó vừa mang lại không gian ấm cúng. Lại vừa hiện đại và sang trọng. Chưa kể, có thể phá cách bằng cách trang trí gần gũi với thiên nhiên.
Menu đa dạng, hướng tới nguyên liệu sang chảnh, phương pháp chế biến và phong cách trang trí cầu kỳ. Các nhân viên cũng được đào tạo quy trình phục vụ bài bản và chuyên nghiệp nhất. Và lẽ dĩ nhiên, đối tượng khách hàng thường là những người có khả năng chi trả cao.

  • Nhà hàng bình dân

Các nhà hàng bình dân thường hướng đến đa dạng tệp khách hàng. Bởi mức giá “bình dân” của nó phù hợp với khả năng chi trả trung bình hoặc thấp. Menu nhà hàng, phong cách thiết kế cũng ưu tiên sự dân dã, gần gũi và đơn giản.

4.3. Thực đơn nhà hàng phục vụ

Cách xây dựng, lựa chọn menu cũng phần nào thể hiện đặc trưng của nhà hàng.

  • Nhà hàng Âu

Với những nhà hàng Âu, ngay từ phong cách và tệp khách hàng, ngoài người dân trong nước. Phần lớn là những người ngoại quốc. Bởi đó là nhóm đối tượng ưa chuộng các món ăn Âu. Vì vậy, các nhà hàng theo phong cách này thường tập trung xây dựng, chế biến và trang trí gắn với văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, một số nơi vẫn có sự kết hợp và điều chỉnh một chút theo hương vị của châu Á để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Các nhà hàng này tại Việt Nam thường xuất hiện ở các khách sạn du lịch cao cấp và liên doanh với nước ngoài.

  • Nhà hàng Á

Những nhà hàng này sẽ tập trung phục vụ các món ăn mang đậm chất ẩm thực Châu Á. Nếu xây dựng thực đơn theo phong cách nước nào thì việc lựa chọn gia vị, cách chế biến, trang trí cũng mang những đặc trưng rõ ràng nhất. Ngoài menu, không gian, cách bày trí cũng sẽ mang dấu ấn riêng.

  • Nhà hàng đặc sản

Khác với nhà hàng Á và Âu, mô hình nhà hàng này thường chuyên về một hoặc một số món độc đáo, đặc sản của từng địa phương và vùng miền. Bởi vậy, sẽ đặc quyền về cách chế biến cũng như phục vụ. Mặc dù không có quá nhiều sự lựa chọn nhưng nó vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Ngoài ra, nó còn được thiết kế mang đậm nét văn hóa của vùng hoặc dân tộc đó. Từ đó, việc xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng và nhất quán hơn.

4.4. Phương thức phục vụ

Một trong những cách phân loại phổ biến nhất phải kể đến là dựa theo cách thức phục vụ.

  • Set Menu Service – Nhà hàng phục vụ theo định suất

Đây là mô hình phục vụ được áp dụng phổ biến hơn cả. Việc định suất và được quy định rõ ràng trong menu về định lượng và giá cả giúp thực khách dễ dàng lựa chọn hơn. Ngoài ra, cũng dễ dàng hơn trong việc vận hành và hoạt động của các bộ phận. Nhà hàng sẽ chủ động trong việc chế biến và phục vụ món ăn. Bởi tất cả khách hàng đều sẽ thưởng thức cùng một thực đơn.

  • Alacarte – Nhà hàng phục vụ theo các món được lựa chọn

Alacarte cũng là một trong những hình thức được ưa chuộng. Nhà hàng phát triển theo mô hình này cần phải có tính linh hoạt cao. Đặc biệt trong việc phối hợp giữa các bộ phận. Nhà hàng sẽ phục vụ các món theo định lượng, nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Vì vậy, họ có thể lựa chọn thoải mái theo sở thích và được phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên, giá thành thường cao và biến động hơn. Cũng như, phải chờ đợi bởi nhà hàng không thể chủ động chế biến trước và phải phục vụ nhiều khách cùng lúc.

  • Buffet – Nhà hàng tự phục vụ

Chắc hẳn, buffet không còn quá xa lạ với mọi người. Đây cũng là một trong những mô hình được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là trong những bữa tiệc hoặc đoàn người du lịch. Nhà hàng sẽ bày trí vô vàn món ăn và đồ uống khác nhau. Khách hàng sẽ phải trả một mức giá cố định. Sau đó, họ sẽ được tự lựa chọn món và số lượng theo nhu cầu. Đồng thời, tự phục vụ.
Sẽ có khu trưng bày món ăn, khu chế biến món ăn và khu bàn ăn của khách. Các món ăn đều được trang trí đẹp mắt và sạch sẽ để khách hàng an tâm và hứng thú khi thưởng thức. Nhà hàng có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực và vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Chưa kể, còn dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của khách.

  • Fastfood – Nhà hàng cung cấp đồ ăn nhanh

Bạn không có thời gian thưởng thức hoặc muốn mang đồ ăn mình yêu thích trên đường đi. Hiểu được điều đó, các nhà hàng chuyên phục vụ nhu cầu ăn nhanh đã xuất hiện. Menu đa dạng và khá đơn giản. Bởi nó thường là những món ăn chế biến nhanh và có thể mang đi dễ dàng. Bên cạnh đó, mô hình này còn có dịch vụ giao hàng tận nơi. Từ đó, tiếp cận lượng lớn khách hàng mà có thể tiết kiệm thời gian tối đa.

  • Coffee Shop – Nhà hàng cà phê phục vụ kèm ăn uống

Có vẻ như, đây là mô hình nhà hàng được lui đến nhiều nhất nhì. Ngoài phục vụ các loại đồ uống như cafe, nước ép,… Bạn còn được phục vụ kèm theo các món ăn nhanh như pizza, xúc xích, viên chiên, gà chiên, mì, hamburger,… Các món này thường sẵn có, chế biến nhanh và phục vụ nhanh. Bởi vậy, nó sẽ đáp ứng được đa dạng nhu cầu và mục đích của khách hàng. Chẳng hạn như để gặp mặt, hẹn hò, tán gẫu,…

  • Banquet hall – Nhà hàng phục vụ tiệc

Bạn cần một không gian để rộng lớn để tổ chức các buổi tiệc, hội nghị,… Bạn muốn có một địa điểm phụ trách thiết kế chuyên nghiệp và phục vụ đa dạng các món ăn, đồ uống. Vậy thì nhà hàng phục vụ tiệc sẽ là giải pháp hàng đầu cho bạn. Bởi họ sẽ có những gói dịch vụ đi kèm đáp ứng tất cả cac nhu cầu của khách hàng.

4.5. Theo vị trí nhà hàng

Ngoài một số đặc trưng trong kinh doanh mô hình nhà hàng. Bạn có thể phân loại dựa trên vị trí mà nhà hàng tọa lạc. Chẳng hạn như:

  • Nhà hàng trong trung tâm thương mại.
  • Nhà hàng trong khách sạn.
  • Nhà hàng trên tầng thượng (Rooftop).
  • Nhà hàng tầng cao.
  • Nhà hàng bên sông.
  • Nhà hàng trong tầng hầm dưới đất…

cách phân loại nhà hàng

5. Tham khảo một số cách phân loại khác

Ngoài các tiêu chí phân loại trên, còn một số cách để phân loại nhà hàng không thể bỏ qua.

5.1. Dựa theo phương thức phục vụ và đặc tính sản phẩm
  • Nhà hàng dân tộc
  • Nhà hàng đặc sản
5.2. Dựa theo hình thức sở hữu
  • Nhà hàng tư nhân
  • Nhà hàng cổ phần
  • Nhà hàng nhà nước
  • Nhà hàng tập thể (hợp tác xã)
  • Nhà hàng liên doanh
  • Nhà hàng 100% vốn nước ngoài
5.3. Dựa theo mức độ liên kết
  • Nhà hàng ăn uống liên kết với khách sạn, siêu thị, trường học, cơ quan hành chính,…
  • Nhà hàng kinh doanh độc lập – chỉ chuyên kinh doanh ăn uống

một số cách phân loại nhà hàng khác

Xem thêm:

6. Hướng dẫn các bước kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất

6.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Như đã nói ở trên, có đa dạng các loại hình kinh doanh nhà hàng khác nhau. Mỗi phong cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Bởi vậy, chủ đầu tư cần định hình phong cách nhà hàng ngay từ ban đầu để có hướng đi phù hợp. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo với những ý tưởng độc đáo của riêng mình để thu hút khách hàng.

6.2. Nghiên cứu thị trường và xác định tệp khách hàng mục tiêu

Sau khi lựa chọn được mô hình, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường. Đặc biệt là xác định được tệp khách hàng, nhất là phân khúc đối tượng hướng đến. Bằng cách phác thảo chân dung người tiêu dùng về nhân khẩu học, sở thích,… Ngoài ra, cần nghiên cứu các đối thủ cạnh để có tìm được hướng đi có tính cạnh tranh cao nhất. Cụ thể là định hướng mục tiêu kinh doanh, không gian, trang thiết bị, thực đơn, nguồn hàng,…

6.3. Chuẩn bị đầy đủ vốn

Sau khi phác họa được mô hình kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đủ vốn để hiện thực hóa nó. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên, tùy vào quy mô mà bạn cần chuẩn bị số vốn phù hợp. Có rất nhiều chi phí mà bạn cần dự trù sao cho sát nhất. Qua đó, bạn có thể cân đối ngân sách phù hợp. Nếu vượt quá số vốn, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vận hành, duy trì và phát triển. Một số chi phí phải kể đến như: chi phí thuê địa điểm, thiết kế quán, trang bị dụng cụ, trang thiết bị, nhập nguyên liệu, chi phí dự phòng và một số chi phí khác như tiền lương, tiền điện,…

6.4. Thuê mặt bằng nhà hàng

Tùy theo quy mô, bạn nên lựa chọn mặt bằng phù hợp. Tuy nhiên, khi kinh doanh nhà hàng, những địa điểm ngay tại mặt phố cần được ưu tiên. Ngoài ra, nên lựa chọn những nơi đông dân cư như cạnh chung cư, trường học, xí nghiệp,… để tiếp cận đa dạng khách hàng. Giao thông thuận lợi để thực khách có thể tìm đến dễ dàng và tiện lợi.

6.5. Lựa chọn phong cách trang trí

Tùy theo phong cách được lựa chọn mà bạn cần lên kế hoạch thiết kế phù hợp. Từ lựa chọn không gian, đầu tư nội thất và các vật dụng trang trí. Từ kiểu dáng, màu sắc đến cách bố trí cần được thống nhất sao cho phù hợp và thể hiện được phong cách của nhà hàng. Qua đó, khiến khách hàng ấn tượng và chú ý hơn.

6.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Sau khi trang hoàng và hoàn thiện không gian, bạn cần chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết. Chẳng hạn như bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, điện nước, đồ dùng nhà bếp, dọn vệ sinh… Trong đó, khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp, bạn cần đặc biệt lưu ý. Nên lựa chọn những nơi cung cấp uy tín để đảm bảo hiệu quả và thời gian sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, phần mềm quản lý là thứ bạn không thể bỏ qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể quản lý nhà hàng dễ dàng, hiệu quả và linh hoạt từ xa. Bởi vậy, đây sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn kinh doanh, phục vụ chuyên nghiệp và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

6.7. Xây dựng menu nhà hàng ấn tượng, thu hút

Yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân khách hàng là hương vị món ăn. Bởi đây cũng là lý do để khách hàng lựa chọn nhà hàng của bạn. Do vậy, bạn cần đầu tư menu đa dạng các món. Ngoài ra, cần đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, cách chế biến ấn tượng, hợp vệ sinh cùng hương vị riêng độc đáo. Chưa kể, giá thành cũng nên có tính cạnh tranh để có thể phù hợp với đối tượng khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.

6.8. Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng trải nghiệm cho khách hàng chính là đội ngũ nhân viên. Ngay từ khâu tuyển dụng, bạn cần lựa chọn kỹ càng. Sau đó, đầu tư chương trình đào tạo các quy trình bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự.

6.9. Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để hợp thức hóa quy trình kinh doanh, bạn nên hoàn tất các thủ tục và giấy tờ liên quan. Cụ thể là xin giấy phép kinh doanh nhà hàng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên xin ý kiến từ những người đi trước hoặc tư vấn từ các chuyên gia. Hoặc tìm hiểu cụ thể, chi tiết để có thể sở hữu các giấy phép nhanh chóng và suôn sẻ nhất.

6.10. Lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch Marketing và quảng bá

Với bất kỳ một nhà hàng nào, để thu hút khách hàng và tăng độ tiếp cận. Marketing là giải pháp không thể bỏ qua. Khi đã xây dựng được thương hiệu, bạn cần quảng bá nó để khách hàng chú ý và lựa chọn thay vì hàng trăm, hàng nghìn nhà hàng trên thị trường. Bạn có thể áp dụng các hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, tặng voucher, giảm giá,… Hoặc các hình thức marketing hiện đại như quảng bá trên các trang mạng xã hội và chạy quảng cáo Facebook Ads, Google Ads,… Ngoài ra, bạn đừng nên bỏ qua các sàn thương mại điện tử đang lên ngôi mạnh mẽ hiện nay nhé.
các bước kinh doanh nhà hàngTrên đây là tất tần tật những thông tin giúp bạn giải mã câu hỏi “Nhà hàng là gì?”. Hy vọng rằng, các chủ đầu tư có thể lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Cũng như hiểu hơn về những đặc trưng của mô hình này để kinh doanh hiệu quả và thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng.

4.8/5 - (10 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Single Malt là gì? Chắt lọc tinh hoa từ quy trình ủ nghiêm ngặt

Single Malt là gì? Khám phá tinh hoa cùng...

Comfort food là gì? Ý tưởng kinh doanh comfort food hút khách

Comfort food là gì? Khái niệm quen thuộc trong...

Medium Rare là gì? Cách tư vấn Beefsteak cho khách hàng

Medium Rare là gì? Hiểu đúng về beefsteak medium...

Kỹ thuật khăn trải bài là gì? 5 bước thực hiện kỹ thuật khăn trải bàn đúng cách

Kỹ thuật khăn trải bàn là gì? Quy trình...