Home Blog Page 48

Cà phê Kopi Kenangan xâm nhập thị trường Singapore, Malaysia

cà phê kopi kenangan

Thương hiệu cà phê Kopi Kenangan nổi tiếng đang có kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế, bắt đầu từ khu vực Malaysia và Singapore. Dưới đây là 9 điều mà bạn cần biết về thương hiệu này

Mở cửa vào năm 2017, chuỗi cà phê Kopi Kenangan đến từ Indonesia đã nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất của quốc gia này. Thương hiệu này có hơn 600 cửa hàng tại 45 thành phố của Indonesia, sử dụng lực lượng lao động 3.000 thành viên.
Theo một bài báo của Tech In Asia, Kopi Kenangan đã có kế hoạch bắt đầu mở rộng hoạt động ra nước ngoài vào quý 4 năm nay. Thị trường đầu tiên mà thương hiệu nhắm tới là Malaysia. Thương hiệu cà phê có mục tiêu mở từ 5 đến 10 cửa hàng ở Kuala Lumpur và Bandar Sunway.

Dấu hiệu rõ ràng cho sự thâm nhập này là chuỗi cafe bắt đầu tuyển dụng nhân viên tại Malaysia . Một tháng trước, trang LinkedIn của thương hiệu đã đăng tải rằng họ đang “cần tuyển gấp” các vị trí ở KLCC, Sunway Pyramid, Pavilion, NU Sentral và MyTown. Qua đó có thể chắc chắn rằng Kenangan Coffee sẽ sớm mở cửa hàng tại Malaysia.
Và dưới đây là những thông tin về Kopi Kenangan

1. Kopi Kenangan là kì lân đầu tiên trong lĩnh vực F&B của Đông Nam Á

Giống như sinh vật thần thoại mà nó được đặt tên, kỳ lân trong kinh doanh khá đặc biệt và hiếm thấy. Kỳ lân thường được dùng để chỉ các công ty khởi nghiệp đạt mức định giá 1 tỷ USD.Thông thường, những công ty kỳ lân thường thiên về lĩnh vực công nghệ. Nhưng Kopi Kenangan đã phá vỡ khuôn mẫu đó. Tất nhiên Kopi Kenangan vẫn có kết hợp các yếu tố công nghệ, ví dụ như có ứng dụng riêng.
Được định giá tỷ đô vào tháng 1 năm 2022, Kopi Kenangan được coi là “kỳ lân bán lẻ” F&B đầu tiên của Đông Nam Á.

kopi kenangan kì lân indonesia

2. Kopi Kenangan có thể sẽ đổi tên khi ra mắt ở Malaysia

Có thể bạn chưa biết, từ “Kopi Kenangan” trong tiếng Indonesia và Malaysia có nghĩa là “ký ức cà phê”.
Bất kỳ người Malaysia nào cũng biết rằng “kopi” là một từ dễ nhận biết và dễ hiểu. Nhưng theo Marketing Interactive, thương hiệu này sẽ được đổi tên thành Kenangan Coffee ở Malaysia và ở các quốc gia khác ngoài Indonesia.

các sản phẩm của kopi kenangan

3. Kopi Kenangan được đầu tư bởi Jay Z và Serena Williams

Để đạt được mức định giá hàng tỷ đô la, Kopi Kenangan đã được rót vốn bởi các nhà đầu tư mạo hiểm tên tuổi như Sequoia Capital.
Điều thú vị là danh mục các nhà đầu tư của quỹ này cũng bao gồm những celeb nổi tiếng. Trong đó có thể kể đến một số cái tên như Jay Z và Serena Williams.
Ngôi sao quần vợt hiện đã nghỉ hưu, Serena Williams thành lập Serena Ventures vào năm 2014 và là đối tác quản lý của quỹ. Rapper người Mỹ Jay Z là người đứng sau Roc Nation, công ty mẹ của Quỹ Arrive Opportunities – một trong những nhà đầu tư của Kopi Kenangan.

4. Ceo Kopi Kenangan từng kinh doanh trà

Trước Kopi Kenangan, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Edward Tirtanata đã xây dựng thương hiệu trà mang tên Lewis & Carroll vào năm 2015.
Kì lạ là trang web của thương hiệu Lewis & Carroll không còn bất cứ thông tin gì. Tuy nhiên trang Instagram của thương hiệu vẫn còn hoạt động. Dường như Lewis & Carroll đã đổi tên thành Bakery by Lewis & Carroll. Thương hiệu này chủ yếu phục vụ trà thủ công, bánh, đồ ngọt tại ba cơ sở ở Indonesia.

kinh doanh tràTheo Jakarta Post , Edward Tirtanata cũng từng tham gia vào nhiều ngành công nghiệp khác như khai thác than và cố vấn. Tuy nhiên,, ông nhận ra rằng cà phê là một đang bị bỏ ngỏ. Điều này đã dẫn đến quyết định thành lập thương hiệu cà phê Kopi Kenangan vào năm 2017.
Edward chia sẻ Kopi Kenangan được tạo ra để giải quyết khoảng trống giữa phân khúc cà phê hòa tan giá rẻ và thương hiệu cà phê đắt đỏ . Ông nói rằng cà phê chất lượng giá cả phải chăng không tồn tại ở Indonesia vào thời điểm đó.

5. Cà phê Kopi Kenangan được làm bằng nguyên liệu chất lượng cao của địa phương

kopi kenangan cửa hàng

Indonesia là một trong những quốc gia sản xuất cà phê hàng đầu trên thế giới. Vì vậy, có lẽ không có gì ngạc nhiên khi Kopi Kenangan sử dụng hạt cà phê Indonesia.
Hạt cà phê Indonesia được biết đến là loại cà phê ngon, đậm đà và giàu hương vị. Nếu đó là điều bạn mong muốn thì đồ uống của Kopi Kenangan sẽ khiến bạn yêu thích.

6. Công ty Kopi Kenangan cử những “thực khách bí ẩn” để kiểm soát chất lượng

Trong một cuộc phỏng vấn với Tatler Asia, CEO Tirtanata tiết lộ rằng Kopi Kenangan sẽ cử những thực khách bí ẩn để kiểm soát chất lượng ở mọi cửa hàng.

Đúng như tên gọi,đây là một cách để kiểm tra, đánh giá chất lượng mỗi cửa hàng. Từ đó đánh giá về doanh số, dịch vụ, hiệu suất công việc và việc chấp hành quy định. Quá trình được giao cho một nhân viên bí mật đóng giả làm khách hàng. Công việc người này bao gồm việc kiểm tra các tiêu chuẩn dịch vụ và hương vị của sản phẩm.
“Thực khách bí ẩn” cũng sẽ là người quyết định mức xử phạt đối với những nhân viên không tuân thủ các quy định về trang phục và các bước giới thiệu.

Xem thêm: CloudEats huy động thêm vốn để mở rộng khu vực Đông Nam Á

7. Kopi Kenangan được trao giải thưởng thương hiệu toàn cầu

The World Branding Awards là một giải thưởng quốc tế do Diễn đàn Thương hiệu Thế giới tổ chức.
Trong cả hai đợt trao giải 2020-2021 và 2021-2022, Kopi Kenangan đã chiến thắng ở hạng mục Retailer – Coffee category (Nhà bán lẻ – Cà phê).

8. Ngoài cà phê, Kopi Kenangan còn có các nhãn hiệu cho bánh mì, đồ ăn nhẹ và bánh quy

Khi xem mục tin tức trên website của Kopi Kenangan bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những cái tên như Cerita Roti , Chigo và Kenangan Manis .

Đây chính là những thương hiệu chị em do Kenangan Brands cung cấp. Cerita Roti là một thương hiệu bánh mì, chuyên cung cấp các sản phẩm như Roti Coklat Klassic, Roti Susu Manis, Roti Martabak, Roti Daging Asap Keju, v.v.

Tự hào với 78 cửa hàng trên khắp Jabodetabek và Medna, Chigo viết tắt từ cụm từ “chicken on the go” là một thương hiệu đồ ăn nhanh chuyên về gà rán.Thương hiệu này cung cấp các sản phẩm như gà không xương, khoai tây chiên và cánh. Ngoài ra còn có nhiều lựa chọn đa dạng về hương vị bao gồm Mie Goreng Mantap, Louisiana Cajun, Garlic Parmigiano, v.v.

thương hiệu chigo

Kenangan Manis là một thương hiệu bánh quy mềm,được ra mắt vào tháng 10 năm 2021 với bánh quy nướng mềm muối biển. Kể từ đó, nó đã mở rộng để bao gồm các hương vị như Mr Hazelnuts, Red Velvet Madness, Berry Funfetti, v.v.

9. Cà phê Kopi Kenangan không nhượng quyền thương mại

Nếu bạn đang quan tâm đến bất kỳ cơ hội kinh doanh nhượng quyền cửa hàng cà phê Kopi Kenangan, thì rất đáng tiếc đây không phải là một thương hiệu nhượng quyền

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2020 với Channel News Asia , CEO Tirtanata đã “nhấn mạnh” rằng Kopi Kenangan không nhượng quyền thương mại. Mỗi cửa hàng đều thuộc sở hữu của ông và các đối tác. chúc

kopi kenangan indonesia

Vấn đề kiểm soát chất lượng là một trong những lý do tại sao các thương hiệu không nhượng quyền. Trên thực tế có thể thấy Kopi Kenangan đã cố gắng kiểm soát chất lượng đến mức thuê người để bí mật kiểm tra. Do đó đây có thể là llý do chính cho việc không nhượng quyền của Kopi Kenangan.

10. Kì vọng về sự xâm nhập thị trường Malaysia của Kopi Kenangan

Thông qua các bài đăng trên LinkedIn và các thông báo trước đây, gần như chắc chắn Kopi Kenangan sắp ra mắt ở Malaysia.

Dù rất thành công ở Indonesia, nhưng với liệu Kopi Kenangan có được đón nhận ở thị trường Malaysia hay không vẫn là một câu hỏi bỏ ngỏ. Vì xét cho cùng, thị trường Malaysia đã có sẵn các thương hiệu bản địa được yêu thích như Bask Bear Coffee, ZUS Coffee và Gigi Coffee.
Ngoài ra còn có sự hiện diện của những tên tuổi toàn cầu như The Coffee Bean & Tea Leaf, Starbucks. Chúng ta cùng kì vọng vào chiến lược Kopi Kenangan sẽ dùng để thâm nhập nền văn hóa cà phê Malaysia. Chuyên mục Chuyển động F&B tại Nhà hàng số sẽ tiếp tục cập nhật thông tin mới nhất về Kopi Kenangan cũng như những doanh nghiệp nổi bật trong lĩnh vực F&B.

Mức lương thấp gây thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B

thiếu hụt nhân lực trong ngành f&b

Tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng do mức lương tối thiểu không đủ thu hút người lao động.

1. Mức lương thấp khiến các doanh nghiệp F&B khó tuyển được người.

Người lao động trong ngành F&B đang được trả lương chỉ quanh mức lương tối thiểu. Điều này gây nên sự thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B ở các thành phố lớn, nơi có nhiều cơ hội việc làm.
Theo một khảo sát gần đây của nền tảng quản lý F&B iPOS, hầu hết các doanh nghiệp F&B tại Hà Nội trả cho nhân viên bán thời gian khoảng 21.000 đồng (0,88 USD) mỗi giờ.
Đối với nhân viên toàn thời gian, mức lương phổ biến là khoảng 6 triệu đồng / tháng. Tại một số doanh nghiệp, con số này chỉ khoảng 3 triệu đồng (dựa trên khảo sát ​​48 doanh nghiệp ở các địa phương khác nhau).
Mức lương này thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 22.500 đồng ở hầu hết các quận, huyện của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Một khảo sát khác của nền tảng tuyển dụng Việc Làm Tốt cho thấy, trong quý 3, mức lương trung bình của nhân viên F&B là 7,9 triệu đồng một tháng, thấp hơn so với nhân viên giao hàng và nhân viên bán hàng.

Quản lý một quán cà phê ở TP Thủ Đức cho biết, doanh nghiệp này đang gặp khó khăn trong việc tuyển nhân viên làm ca đêm với mức lương 20.000 – 22.000 đồng.
Kể từ khi khai trương vào tháng 6, quán cà phê đã phải thay thế từ hai đến năm nhân sự ở ba vị trí khác nhau.

2. Nguyên nhân gây thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B

Ông Vũ Thanh Hùng, Giám đốc điều hành iPOS, cho biết có một số nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B.
Theo ông, đại dịch Covid-19 đã khiến lĩnh vực này trở nên kém thu hút hơn sau khi nhiều nhân viên bị sa thải khỏi các nhà hàng và khách sạn.
Bổ sung thêm ông cho rằng, quá trình công nghiệp hóa ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam đã khiến người lao động ở lại làm việc tại các nhà máy thay vì đến các thành phố lớn để tìm việc làm.
Ông Hùng cho biết một số công việc khác như giao hàng linh hoạt và mang lại thu nhập cao hơn.
Ông Đỗ Duy Thanh, Giám đốc tư vấn và đào tạo tại FNB Director, cho biết mức lương 6 triệu đồng không đủ hấp dẫn để giữ nhân viên ngành F&B ở lại trong khi vẫn có những công việc khác có triển vọng nghề nghiệp lớn hơn.
Công việc phục vụ nhà hàng bao gồm nhiều trách nhiệm khác nhau trong khi các doanh nghiệp này hiếm khi đóng bảo hiểm xã hội hoặc trả thêm lương tháng 13 cho nhân viên.
“Giới trẻ ngày nay kết nối nhiều hơn trên mạng xã hội và có rất nhiều công việc được trả lương cao ở đó,” Ông Thanh nêu ví dụ về nghề bất động sản và bán bảo hiểm.
phục vụ nhà hàng là công việc kém hấp dẫn

Xem thêm: Ngành Dịch vụ Thực phẩm của Việt Nam: Thách thức và Cơ hội

3. Ngành F&B cần thay đổi để giữ chân người lao động

Ông Thành cho rằng, đã đến lúc ngành F&B phải thiết lập mức lương và phúc lợi mới cho nhân viên đồng thời chuyển từ trả lương đủ sống sang trả lương cạnh tranh.
Ông Trần Minh Ngọc, Giám đốc điều hành Việc Làm Tốt cho rằng, để cải thiện tình trạng thiếu hụt nhân lực trong ngành F&B và giữ chân người lao động, các doanh nghiệp cần thay đổi tư duy manh mún và đưa ra các lợi ích dài hạn cho người lao động.
Doanh nghiệp cần vạch ra tiến độ thăng tiến nghề nghiệp cụ thể và minh bạch về tiền thưởng, phúc lợi; đồng thời cần cũng cần chú ý cải thiện công tác đào tạo nhân viên.
Ông Hùng cho biết, hiện một số doanh nghiệp yêu cầu khách hàng trả thêm phí dịch vụ 5% trên mỗi hóa đơn. Và số tiền này được dùng để trợ cấp thêm cho người lao động.
“Quá trình chuyển đổi cần từ ba đến năm năm để hoàn tất khi lĩnh vực F&B đã hoàn toàn phục hồi sau các tác động của Covid-19.”. The dõi chuyên mục Chuyển động F&B tại nhà hàng số để cập nhật những tin tức mới nhất.

Nhượng quyền Aha Coffee – Chi tiết mô hình kinh doanh tiềm năng

nhượng quyền aha coffee

Nhượng quyền Aha Coffee nhận được sự quan tâm lớn bởi tiềm năng thương hiệu, thị trường, tệp khách hàng cùng chính sách hấp dẫn bậc nhất

Aha Coffee là cái tên không còn quá xa lạ hiện nay. Không quá khó để gặp được thương hiệu này trên các con phố lớn. Sự ổn định trong doanh thu cùng độ phủ ngày càng lớn biến thương hiệu này trở thành ngách thị trường “béo bở” để khai thác. Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay các thông tin về nhượng quyền Aha Coffee thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kinh doanh nhượng quyền là gì?

Kinh doanh nhượng quyền là hình thức kinh doanh dựa trên các thương hiệu khác. Các đối tác nhượng quyền sẽ phải trả một khoản phí nhất định để duy trì hoạt động kinh doanh. Đây là hình thức kinh doanh phổ biến và rất được ưa chuộng hiện nay. Đặc biệt là với những mô hình khởi nghiệp.
kinh doanh nhượng quyền

2. Đặc điểm của hình thức kinh doanh nhượng quyền

Mỗi mô hình kinh doanh đều có những ưu và nhược điểm riêng. Và kinh doanh nhượng quyền cũng vậy. Dưới đây là một số đặc điểm về mô hình này mà bạn có thể tham khảo. Từ đó, đưa ra quyết định có kinh doanh nhượng quyền thương hiệu hay không.

2.1 Ưu điểm

  • Tận dụng hiệu quả tệp khách hàng và danh tiếng thương hiệu sẵn có: Để xây dựng và khẳng định được vị thế của một thương hiệu không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với hình thức nhượng quyền, bạn sẽ được kinh doanh dựa trên chính danh tiếng của thương hiệu đó.
  • Được chuyển giao công thức đồ uống, concept thiết kế: Thương hiệu nhượng quyền sẽ chuyển giao và đào tạo bài bản về các công thức pha chế, hỗ trợ nguyên vật liệu… Ngoài ra, còn được hỗ trợ concept thiết kế, thi công để đảm bảo đồng nhất giữa các cơ sở nhượng quyền.
  • Đồng bộ trang thiết bị, máy móc: Để đảm bảo chất lượng tốt nhất, các đối tác nhượng quyền sẽ được hỗ trợ về các trang thiết bị cũng như địa điểm mua. Qua đó, cam kế độ uy tín cũng như tiết kiệm chi phí nhất có thể.
  • Hỗ trợ hoạt động quảng cáo, marketing: Thời gian đầu kinh doanh, các đối tác sẽ được hỗ trợ quảng bá cũng như marketing. Từ đó, bạn có thể tiết kiệm phần lớn thời gian cũng như chi phí để xây dựng thương hiệu và tiếp cận khách hàng.
  • Hồi vốn nhanh chóng: Với mô hình nhượng quyền, bạn sẽ hạn chế được tối đa rủi ro trong quá trình kinh doanh. Chưa kể, còn được nhận rất nhiều hỗ trợ từ thương hiệu nhượng quyền. Do đó, việc kinh doanh nhượng quyền sẽ đảm bảo được ổn định về doanh thu cùng khả năng thu hồi vốn nhanh.

2.2. Nhược điểm

  • Thiếu sự sáng tạo mang tính cá nhân và hoạt động dập khuôn. Thậm chí, bị hạn chế quyết định trong một số vấn đề. Chẳng hạn như bộ nhận diện, concept trang trí, menu, giá, quy trình phục vụ, các chương trình ưu đãi, quảng bá,… đều phải đồng nhất. Đồng thời, chịu sự quản lý nghiêm ngặt từ thương hiệu nhượng quyền.
  • Chịu ảnh hưởng lớn từ hiệu ứng chuỗi: Kinh doanh nhượng quyền là cả một chuỗi các chi nhánh dưới sự quản lý của thương hiệu nhượng quyền. Do đó, thương hiệu chủ quản hoặc một chi nhánh gặp rủi ro sẽ kéo theo hoàn loạt các chi nhánh khác.
  • Chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các chi nhánh và thương hiệu đối thủ.

đặc điểm kinh doanh nhượng quyền

3. Các tiêu chí khi lựa chọn hình thức kinh doanh nhượng quyền

Các thương hiệu nhượng quyền cũng sẽ có những tiềm năng và rủi ro riêng. Đồng thời, có những yêu cầu riêng đối với các đối tác muốn nhượng quyền. Do đó, để quyết định thương hiệu nhượng quyền phù hợp, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng một số vấn đề. Chẳng hạn như mô hình, doanh thu, định hướng, sức mệnh… Cùng xem ngay các tiêu chí giúp bạn lựa chọn được thương hiệu phù hợp và tiềm năng nhất.

  • Mô hình kinh doanh: Đây là bước vô cùng quan trọng để quyết định khả năng đi xa trong tương lai. Các đối tác cần xem xét kỹ mô hình, sứ mệnh, định hướng,… của thương hiệu dự định nhượng quyền. Qua đó, có thể xem xét khả năng tương thích cũng như sự phát triển nếu đồng hành trong tương lai.
  • Nguồn vốn khả thi: Mỗi thương hiệu nhượng quyền sẽ có mức chi phí khác nhau. Do đó, tùy vào số vốn có thể huy động được để lựa chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp. Từ đó, đảm bảo khả năng duy trì kinh doanh.
  • Điều kiện nhượng quyền: Một số thương hiệu nhượng quyền sẽ đưa ra các điều kiện nhất định. Chẳng hạn như về vị trí mặt bằng, khả năng quản lý của đối tác nhượng quyền,…
    Hiệu quả kinh doanh: Có vô vàn thương hiệu kinh doanh nhượng quyền hiện nay. Do đó, để đảm bảo kinh doanh hiệu quả cần tìm hiểu kỹ càng về doanh thu, lợi nhuận, dòng tiền,… Từ đó, có thể cân nhắc đến khả năng thu hồi vốn nếu quyết định lựa chọn nhượng quyền.

tiêu chí khi lựa chọn thương hiệu nhượng quyền

4. Tiềm năng kinh doanh mô hình cafe

Nói đến thức uống được ưa chuộng hàng đầu ở nước ta, cafe là cái tên được nhắc đến đầu tiên. Vào năm 2021, 6,6% là tỷ lệ tăng về lượng tiêu thụ đồ uống. Dự kiến đạt mức 10% vào năm 2025 và cán mốc 408 tỷ USD năm 2023. Chưa kể, F&B Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng kép hàng năm theo Mordor Intelligence Inc. Dự đoán lên đến 8,65%, giai đoạn 2021 – 2026. Và cafe là ngách thị trường đóng góp không nhỏ cho ngành F&B.
các nước sản xuất cafe lớn nhất thế giới biểu đồ các nước sản xuất cafe lớn
Tính đến tháng 06/2022, số lượng các quán mới đã tăng 24,37% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 04/2022, có 139,67 quán cafe mới mở. Tổng số lượng quán đạt mức 26.000 cửa hàng với hơn 100 thương hiệu.
doanh thu 10 chuỗi cafe tại việt nam thị trường cafe qua một số nămCác quán cafe ngày càng cung cấp đa dạng sản phẩm, nâng tầm chất lượng dịch vụ. Đồng thời, tập trung đầu tư chỉn chu không gian quán. Bởi vậy, nơi đây trở thành điểm đến lý tưởng cho những cuộc gặp gỡ, hẹn hò, làm việc,… Chưa kể, giá thành cũng vô cùng phải chăng. Bên cạnh các quán mới mở. các thương hiệu cũng đua nhau mở rộng thị phần thị trường. Một ngách thị trường cạnh tranh gay gắt nhưng “vốn ít, lời nhiều” không thể bỏ qua.
kinh doanh cafe

5. Lợi ích khi kinh doanh nhượng quyền cafe

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, để hạn chế rủi ro cùng doanh thu ổn định. Kinh doanh nhượng quyền là giải pháp an toàn và phù hợp nhất. Còn nếu bạn có tham vọng, muốn được trải nghiệm trọn vẹn và chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực. Xây dựng một thương hiệu cà phê của riêng mình, tại sao lại không thể? Do đó, bạn cần xem xét kỹ lưỡng cả ưu và nhược điểm của mô hình kinh doanh nhượng quyền để có lựa chọn phù hợp nhất.
Ngoài ra, cafe là thị trường kinh doanh vô cùng tiềm năng. Tệp khách hàng đa dạng cùng nhu cầu tiêu dùng lớn. Tuy nhiên, hiện nay, có vô vàn cửa hàng, thương hiệu mở ra. Đặc biệt là các thương hiệu lớn đã có sự duy trì vị trí nhất định và vững chắc. Do đó, việc cạnh tranh và khẳng định được thương hiệu của riêng mình không hề đơn giản. Bởi vậy, kinh doanh nhượng quyền cafe cũng được coi là một mô hình giàu tiềm năng và có triển vọng trong tương lai.
lợi ích kinh doanh nhượng quyền cafe

6. Đôi nét về thương hiệu Aha Coffee

Aha Coffee được yêu thích bởi phong cách vỉa hè giản đơn, mộc mạc nhưng “chất”. Ra đời vào những năm 1997, tuy nhiên, ban đầu, Aha Coffee chỉ xuất hiện trên các bao bì sản phẩm cà phê rang xay do CEO tự sản xuất. Mãi đến năm 2008, thương hiệu này mới có cửa hàng đầu tiên được mở tại Hà Nội.
đôi nét về aha coffee

7. Câu chuyện nhượng quyền Aha Coffee

Ngay từ đầu, chiến lược kinh doanh dạng chuỗi chính là lựa chọn của Aha Coffee. Thế nhưng, với một thương hiệu F&B, nó không hề dễ dàng. Trước đây, Aha Coffee đã tuyên bố “nói không” với nhượng quyền. Tuy nhiên, trước sự phát triển chóng mặt của ngành F&B cùng xu hướng thương mại hóa, thương hiệu đã chấp nhận và mở rộng cơ hội nhượng quyền cho các đối tác.
Vào năm 2015 – 2016, Aha đã thực hiện chính sách nhượng quyền. Tuy nhiên, cú sốc lớn xảy đến khi nhà đầu tư trả 6 cửa hàng nhượng quyền của Aha năm 2017. Từ đó, Aha đã thắt chặt chính sách nhượng quyền hơn. Đồng thời, không nhượng quyền trên Fanpage của Aha. Với tiêu chí “chậm mà chắc”, đồng thời, quyết giữ uy tín và kiểm soát bộ máy hoạt động. Aha chỉ mở thêm 10 địa điểm trong chuỗi. Trong đó, chỉ có một vài cửa hàng kinh doanh nhượng quyền. Tính đến đầu năm 2020, 76 cửa hàng mang thương hiệu Aha Coffee đã trải dài khắp cả nước, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
câu chuyện nhượng quyền aha coffee
Xem thêm:

8. Sức hút đặc biệt của thương hiệu Aha Coffee

8.1 Châm ngôn hoạt động – Chất lượng là số 1

Với slogan “Chất lượng là đam mê”, Aha Coffee hoạt động với sứ mệnh mang đến các sản phẩm chất lượng nhất cho khách hàng. Các giá trị cốt lõi của thương hiệu: chất lượng sản phẩm, không ngừng cải tiến chất lượng phục vụ, làm việc hết mình vì đam mê cống hiến cho nhãn hàng và chú trọng đào tạo nhân lực – những người làm Aha ngày càng lớn mạnh, làm thật – đem đến những giá trị tốt nhất có thể.
Với cái “tâm” như vậy, suốt 20 năm nay, Aha luôn vững mạnh và tự tin đứng cạnh các ông lớn trong thị trường Việt Nam. Điển hình như Trung Nguyên Legend, The Coffee House, Highlands Coffee… Hoạt động với các giá trị cốt lõi xuyên suốt, Aha Coffee hứa hẹn sẽ ngày càng bùng nổ với tham vọng chiếm lĩnh thị trường không xa.

8.2 Phong cách thiết kế của Aha Coffee

Các cửa hàng tại Aha gây ấn tượng với hai phong cách dựa theo tone màu sáng và tối. Thế nhưng, tất cả đều toát lên sự gần gũi, thân quen và vô cùng “chill” với giới trẻ. Không gian chủ yếu ở vỉa hè với mái hiên thông thoáng cùng những bộ bàn ghế gỗ hoặc vải gấp nhỏ xinh.
Với những gam màu tối, Aha chủ yếu sử dụng gỗ tự nhiên. Đặc biệt là gỗ sồi với hình vân đẹp và sang trọng. Chất mộc mạc, giản dị, đôi khi khiến ta liên tưởng tới thời khó khăn. Đây cũng chính là điểm nhấn khiến nhiều khách hàng lựa chọn Aha Coffee. Những tấm biển, băng rôn với phông chữ rất “xưa” như đưa khách hàng quay trở lại với hình ảnh quán nước ở bến xe những năm 90.
Các cửa hàng được thiết kế theo tone màu sáng lại trông mới mẻ và hiện đại hơn. Những bức tranh, chậu cây, bình hoa, chiếc đèn trần đơn giản được tận dụng hiệu quả. Tone màu trắng sáng dịu cùng màu xanh mướt của cây cối không những giúp không gian thêm rộng rãi, thoáng mát. Nó còn giúp khách hàng thư giãn và yên bình khi được gần gũi với thiên nhiên.

8.3. Tệp khách hàng đa dạng

Aha Coffee hướng tới đa dạng tệp khách hàng ở mọi độ tuổi, Từ giới trẻ, độ tuổi trung niên cho đến khách hàng vãng lai. Đồ uống thơm ngơn, không gian đậm chất “đường phố” cùng phong cách phục vụ dân dã, bình dị. Bởi vậy, giá thành cũng vô cùng phải chăng. Quả là một địa điểm lý tưởng để tạm tránh những xô bồ của cuộc sống. Chill, thư giãn và bình yên chính là những trải nghiệm ấn tượng mà bất kỳ ai đến đây cũng đều yêu thích.

8.4. Độ phủ và doanh thu nhượng quyền

Muốn giảm thiểu tối đa rủi ro, việc phát triển chuỗi cửa hàng nhượng quyền là giải pháp gia tăng doanh thu, lợi nhuận tốt nhất. Chưa kể, đây còn là bước đi quan trọng để mở rộng khả năng chiếm lĩnh thị phần thị trường. Với mức độ nhận diện lớn, doanh thu trung bình một cửa hàng khoảng 150 – 600 triệu đồng mỗi tháng. Nếu ổn định với mức đó, thời gian hoàn vốn sẽ không quá 2 năm.
sức hút đặc biệt của aha coffee
Xem thêm:

9. Chi phí nhượng quyền Aha Coffee

Chi phí để kinh doanh nhượng quyền Aha Coffee bao gồm:

9.1 Chi phí nhượng quyền

Chi phí nhượng quyền Aha Coffee rơi vào khoảng 225-320 triệu trong 5 năm. Ngoài ra, cần chuẩn bị chi phí đầu tư ban đầu dao động từ 1,6 – 2,2 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ phải chi trả mức phí quản lý tương đương với 3% doanh thu mỗi tháng. Đó là chi phí dành cho các chương trình đào tạo, hỗ trợ bán hàng và các chiến dịch quảng cáo. So với mặt bằng trung, phí nhượng quyền của Aha Coffee không quá thấp và không quá cao. Do đó, bạn có thể cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên tiềm năng nhượng quyền của thương hiệu này.

9.2 Chi phí thuê mặt bằng

Mặt bằng là yếu tố quan trọng quyết định thành công của mô hình kinh doanh. Các cửa hàng của Aha Coffee thường nằm ở những con phố lớn với giao thông thuận lợi. Từ đó, đảm bảo khả năng tiếp cận hiệu quả tệp khách hàng rộng lớn và hiệu quả. Mặt bằng ở các khu vực trung tâm với mức giá thuê tầm 30 – 100 triệu/tháng. Còn ở những nơi “ít đắc địa” hơn thì chi phí mặt bằng khoảng 8 – 15 triệu/tháng. Do đó, cần lựa chọn không gian đủ thoải mái, đủ thu hút để được đồng ý kinh doanh nhượng quyền Aha Coffee.

9.3 Chi phí thuê nhân viên

Một trong những yếu tố hàng đầu làm nên chất lượng phục vụ và nâng cao trải nghiệm khách hàng chính là nhân viên. Bởi vậy, với mô hình thương hiệu nhượng quyền lớn như Aha Coffee. Số lượng nhân viên không hề nhỏ và cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định. Cụ thể là nhân viên pha chế, thu ngân, phục vụ, bảo vệ,… Tùy số lượng nhân viên partime và fulltime, mức độ công việc mà mức phí sẽ khác nhau. Ngoài ra, còn có các chính sách về dịp lễ, tết, thưởng, phụ cấp… Thông thường, tổng chi phí cho nhân viên từ 12 – 15 triệu/tháng.

9.4 Chi phí vận hành quán (Chi phí duy trì và phát sinh)

Đầu tư các trang thiết bị chiếm mức phí không hề nhỏ. Chưa kể, hiện nay còn có các phần mềm quản lý. Đây được coi là giải pháp quản lý hiện đại và hiệu quả được khuyến khích hàng dầu hiện nay. Việc sử dụng các phần mềm quản lý cửa hàng giúp chuẩn hóa các quy trình, trực quan số liệu và hạn chế được tối đa sai sót có thể xảy ra. Đặc biệt là vấn đề thiếu hụt và chênh lệch về doanh thu. Không những vậy, bạn cũng cần dự trù các khoản chi phí cố định hàng tháng. Chẳng hạn như tiền điện nước, sửa chữa thiết bị, chi phí marketing, quảng cáo … Ngoài ra, cần dự trù các chi phí phát sinh để đảm bảo kinh doanh hiệu quả và trơn tru nhất.
chi phí nhượng quyền aha coffee

10. Thủ tục đăng ký kinh doanh nhượng quyền thương hiệu Aha Coffee

Để đăng ký trở thành đối tác nhượng quyền của Aha bạn có thể liên hệ với Aha Coffee theo các cách sau:
Cách 1: Liên hệ Hotline Aha Coffee là 096.556.1717
Cách 2: Gửi Email đề nghị nhượng quyền đến địa chỉ [email protected]
Cách 3: Truy cập Fanpage Aha Coffee và để lại tin nhắn.
Sau khi nhận được thông tin, đội ngũ Aha sẽ chủ động liên hệ và hướng dẫn hoàn thiện các thủ tục để kinh doanh nhượng quyền cafe Aha thành công.
cách đăng ký nhượng quyền aha coffeeTrên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết về nhượng quyền thương hiệu Aha Coffee. Một thương hiệu tiềm năng với vị thế và độ phủ ấn tượng trên thị trường. Hy vọng rằng, các chủ đầu tư có thể lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền và kinh doanh thành công với mô hình này. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền cafe.

Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng “Đầy đủ A-Z”

quy trình phục vụ rượu vang nhà hàng

Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng là điều mà người phục vụ cần nắm rõ. Điều này sẽ giúp cho nhà hàng ghi điểm trong mắt khách hàng

1. Tại sao rượu vang được ưa chuộng?

Rượu vang từ lâu đã được biết tới là thứ đồ uống “Nâng tầm đẳng cấp” của người thưởng thức nó. Rượu vang là một thức uống được kết hợp hài hoà giữa vị ngọt nhẹ, chua dịu và cay cay (Tuỳ dòng) và để lại hậu vị lôi cuốn.
Các món ăn khi kết hợp với rượu vang sẽ làm kích thích vị giác và khiến trải nghiệm bữa ăn của khách hàng trở nên trọn vẹn. Không những vậy, rượu vang còn là loại thức uống tốt cho sức khoẻ. Nó giúp ổn định thần kinh, kích thích tiêu hoá và tạo ra năng lượng tích cực cho người sử dụng. Với những lý do trên thì rượu vang đang ngày càng trở thành thức uống được ưa chuộng và được sử dụng rộng rãi.
Rượu vang được ưa chuộng

2. Trình tự phục vụ rượu vang nhà hàng tiêu chuẩn

Người phục vụ cần nắm được trình tự phục vụ rượu vang để có thể phục vụ đúng chuẩn. Dưới đây là những trình tự phục vụ vang tại nhà hàng:

  • Phục vụ rượu vang trắng trước vang đỏ.
  • Phục vụ vang có độ cồn thấp trước vang có độ cồn cao.
  • Phục vụ vang trẻ trước vang trưởng thành.
  • Phục vụ vang ngọt trước vang không ngọt.

Trình tự phục vụ rượu vang

3. Quy trình phục vụ rượu vang đỏ trong nhà hàng chi tiết

Thông thường, quy trình phục vụ rượu vang ở nhà hàng sẽ bao gồm 5 bước, bao gồm:

3.1. Giới thiệu danh sách các loại rượu vang

Ở bước đầu của quy trình, người phục vụ sẽ tiến hành giới thiệu danh sách các loại rượu vang ở phái tay phải của chủ tiệc. Người phục vụ sẽ có trách nhiệm tư vấn loại rượu phù hợp với các món ăn và giải đáp các thắc mắc của khách hàng.
GIới thiệu rượu vang

3.2. Kiểm tra, chuẩn bị rượu

Sau khi người phục vụ đã nắm được loại rượu khách hàng muốn thì sẽ cần tiến hành lấy sản phẩm. Người phục vụ cần kiểm tra trong tủ chứa và lấy đúng loại rượu được yêu cầu. Người phục vụ cần kiểm tra nhiệt độ của chai rượu, sao cho đó là nhiệt độ lý tưởng để phục vụ khách hàng
Ngoài ra, người phục vụ nhà hàng cũng cần dọn bớt những ly không phù hợp với loại rượu đó. Chỉ để lại những loại ly đúng với rượu và để lại số lượng ly đúng với số lượng khách. Điều này sẽ mang lại sự gọn gàng và chỉnh chu trong phong cách phục vụ nhà hàng.
Người phục vụ cũng cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết, bao gồm: Đĩa nhỏ (Để đặt nút bần), đồ khui rượu, khăn đặt rượu, xô ngâm rượu,…
Lưu ý cần biết:

  • Cần xác định đúng và đủ số lượng ly cần. Ví dụ: Rượu vang đỏ thì có kích thước lớn, bầu ly hình oval, rượu vang trắng thì bầu nhỏ, thẳng đứng và miệng hẹp,…
  • Cần kiểm tra chất lượng ly. Người phục vụ kiểm tra ly có bị bẩn không, có vết nứt hay mẻ không.
  • Không nên đặt 4 loại ly khác nhau trên cùng một bàn tiệc. Điều này sẽ gây cảm giác lộn xộn và bất tiện đối với khách hàng khi dùng bữa.
  • Nếu buổi tiệc chỉ dùng 1 loại rượu thì sẽ đặt ly rượu bên phải ly uống nước.
  • Nếu khách hàng dùng vang trắng hay champagne thì người phục vụ cần chuẩn bị thêm xô đá để ướp rượu. Xô đá cần đi kèm với trụ đỡ và nên đặt ở vị trí thuận lợi để phục vụ. Lượng đá trong xô chiếm khoảng 1/3-1/2.

Xô đá đựng rượu vang
Lưu ý cần biết: Nếu khách hàng đã chọn loại rượu mà không cần nhân viên giới thiệu, thì nhân viên vẫn sẽ mang rượu ra và xoay nhãn cho khách hàng kiểm tra. Nhận được sự đồng ý, nhân viên tiến hành khui rượu trước mặt khách.

3.3. Trình rượu vang

Người phục vụ cũng có nhiều điều cần biết khi giới thiệu rượu vang cho khách hàng. Người phục vụ cần đứng bên tay phải của khách, đồng thời xoay tem chính của chai rượu về phía khách. Điều này sẽ giúp khách hàng kiểm tra loại rượu mình đã chọn trước khi mở chai.
Ngoài ra, người phục vụ rượu vang còn cần giới thiệu về chai rượu như: Loại rượu, tên hãng, giống nho, năm thu hoạch nho và xuất xứ. Người phục vụ còn cần giới thiệu về các đặc trưng của loại rượu này như: Mùi thơm, hương vị và cả một vài điểm nổi bật so với các loại khách.
Giới thiệu rượu vang cho khách
Sau khi khách hàng đã kiểm tra hết thông tin, nghe giới thiệu về rượu và đồng ý khui chai. Thì lúc này, người phục vụ sẽ xin phép khách hàng để có thể khui chai rượu mời khách hàng và người thân thưởng thức.

3.4. Khui rượu vang

Để mở rượu vang dễ dàng thì bạn cần có những dụng cụ chuyên dụng để hỗ trợ. Các bước sử dụng chuyên dụng để mở rượu vang như sau:

  • Bước 1: Mở nút thiếc bằng dao cắt. Người phục vụ dùng dao cắt một còng xung quanh miếng thiếc và gỡ ra. Có thể cắt ở khấc thứ hai để rượu không bị xót lại ở chai sau khi được rót ra.
  • Bước 2: Dùng đồ mở chuyên dụng để mở nút bần. Người phục vụ sau khi mở nút bần sẽ đặt nút lên một chiếc đĩa nhỏ (Được chuẩn bị từ trước). Việc đặt nút lên đĩa này giúp khách hàng có thể kiểm tra lại thêm một lần nữa.
  • Bước 3: Lau sạch cổ chai bên trong, bên ngoài và tiến hành rót rượu.

Khui rượu vang
Lưu ý cần biết: Khi cắt niêm phong ở dưới cổ chai rượu vàng, người phục vụ không được lật chai. Phần niêm phong sau khi cắt sẽ bỏ vào túi quần, không để linh tinh trên bàn hoặc thả dưới đất.

3.5. Rót rượu và phục vụ

Khi phục vụ rượu lần đầu, bạn rót 30ml rượu vào ly và mời chủ tiệc thưởng thức trước. Trong khi chủ tiệc thử rượu, người phục vụ sẽ đứng cách bàn 1 bước chân để đợi sự đồng ý của chủ tiệc sau khi thử rượu. Ngoài ra, khi chủ tiệc thử, người phục vụ vẫn sẽ quay nhãn rượu về phía chủ tiệc.
Khi chủ tiệc đã hài lòng và đồng ý, người phục vụ sẽ xin phép và rót rượu. Nhân viên sẽ cần di chuyển quanh bàn tiệc để phục vụ. Cần rót rượu theo thứ tự là: Phụ nữ, nam giới và cuối cùng là chủ tiệc.
Rót rượu vang
Mỗi loại rượu sẽ có tỉ lệ phù hợp khác nhau: Rượu vang đỏ thì sẽ rót 1/3 ly. Rượu vang trắng sẽ rót 1/2 ly. Khi phục vụ rượu vang cho khách, nhân viên cần khéo léo quan sát để đảm bảo rằng ly của khách lúc nào cũng có rượu. Khi sắp hết rượu cần chủ động thông báo với chủ tiệc để hỏi ý kiến việc gọi thêm hay không.
Lưu ý cần biết:

  • Khi rót rượu, cần quần khăn xung quanh cổ chai. Điều này sẽ ngăn hơi ấm từ cơ thể tiếp xúc với rượu vang và làm giảm chất lượng rượu.
  • Đối với loại rượu vang sủi hoặc champagne, người phục vụ cần rót 2 lần. Rót lần 1 đợi bọt tan hết rồi mới rót lần 2.
  • Sau mỗi lần rót rượu, nhân viện phụ vụ sẽ xoay chai và dùng khăn sạch lau miệng chai. Việc này sẽ đảm bảo rượu không bị rơi rớt trong quá trình phục vụ.

Xem thêm:

4. Quy trình phục vụ rượu vang trắng trong nhà hàng

Quy chuẩn phục vụ rượu vang trắng sẽ không khác nhiều như khi phục vụ vang đỏ. Tuy nhiên, đối với rượu vang trắng khi phục vụ cũng sẽ có những tiêu chuẩn khác so với rượu vang đỏ. Một vài nguyên tắc khi phục vụ rượu vàng trắng như:

4.1. Cách đặt chai rượu vang trắng

Để đảm bảo quy trình phục vụ rượu vang trắng đúng chuẩn, bạn cần nắm rõ những quy tắc sau:

  • Xô dựng rượu vang cần được đánh bóng và giữ sạch sẽ trước khi phục vụ rượu. Tỉ lệ nước trong xô là 1/3 và tỉ lệ đá là 1/2.
  • Cần chuẩn bị khăn lau để lau phần thân và cổ của chai rượu vang trắng.
  • Bạn cần trình rượu cho chủ tiệc kiểm tra nhãn. Dùng tay trái để cầm chai rượu.
  • Đọc to, rõ và chính xác thông tin của rượu để chủ tiệc dễ dàng kiểm tra.
  • Bạn cần hỏi ý kiến khách hàng, nếu được đồng ý thì tiến hành phục vụ.

phục vụ rượu vang trắng

4.2. Cách khui rượu vang trắng đúng chuẩn

Cách khui rượu vang cần đạt tiêu chuẩn. Điều này sẽ giúp nhà hàng của bạn ghi điểm trong mắt những thực khách khó tính vì phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Cách khui vang trắng lần lượt:

  • Bạn đặt chai rượu vào xô đá đã chuẩn bị, sao cho tạo thành góc 45 độ.
  • Đặt khăn ăn lên cánh tay trái. Ngoài ra, tay trái cũng giữ cổ chai.
  • Khi khui rượu bạn cần cắt giấy niêm phong trước khi khui chai. Sau đó, cất phần giấy niêm phong vào túi, không đặt ra bàn hoặc vứt xuống đất.
  • Khi mở rượu, không nên lật chai. Thay vào đó, bạn xoay dao mở theo chiều kim đồng hồ.
  • Tay phải đặt phần nhọn của dụng cụ khui vào chính giữa nút bần. Xoay dụng cụ theo chiều kim đồng hồ vào khoảng 1/2 nút bần. Sau đó rút ra với lực vừa phải.

4.3. Phục vụ rượu để khách hàng thử mùi

Rượu để khách hàng thử mùi là vô cùng quan trọng. Đây là việc bạn bắt buộc phải làm sau khi khui chai. Dưới đây là quy trình để khách hàng thử mùi rượu:

  • Bạn rót 30ml rượu vang trắng vào ly của chủ tiệc. Điều này sẽ giúp chủ tiệc kiểm tra chất lượng rượu.
  • Bạn cũng cần hướng nhãn chao để chủ tiệc có thể dễ dàng quan sát.
  • Nhãn chai cần hướng về phía chủ tiệc, có khăn lót ở sau chai.

phục vụ vang trắng

4.4. Rót rượu theo trình tự

Trình tự rót rượu cũng rất quan trọng. Bạn cần tuân theo các trình tự dưới đây:

  • Luôn ưu tiên rót cho phụ nữ trước và sau đó rót cho đàn ông.
  • Rót rượu theo đúng chiều kim đồng hồ và xung quanh bàn.
  • Tuyệt đối không kê chai lên miệng ly khi rót rượu.
  • Khi rượu đã hết và khách hàng không có nhu cầu dùng thêm rượu, bạn cần mang chai và xô nước đá ra khỏi bàn.

thưởng thức rượu vang

5. Lưu ý chung khi phục vụ rượu vang

Khi phục vụ rượu vang trong nhà hàng cũng cần có những lưu ý chung. Khi làm đúng theo những điều này, nhà hàng sẽ được những khách hàng đánh giá cao về tác phong chuyên nghiệp. Những lưu ý khi phục vụ rượu vang gồm:

  • Nhân viên cần hỏi khách có yêu cầu gì đặc biệt trước khi rót rượu.
  • Không lắc, đẩy chai rượu trước khi mở.
  • Khi rót rượu, nhân viên cần chú ý vào tốc độ rót. Tránh trường hợp rót quá ít hoặc quá nhiều.
  • Đối với những loại rượu lâu năm, nhân viên cần loại bỏ cặn trước khi phục vụ khách hàng.
  • Khi đã rót rượu mời khách, nhân viên đứng vị trí thích hợp để quan sát và hỗ trợ khách hàng trong suốt bữa ăn.
  • Nếu khách hàng muốn đứng dậy, nhân viên cần quan sát và hỗ trợ khách kéo ghế ra và vào.
  • Trong trường hợp nhân viên làm rớt rượu vào người khách, cần bình tĩnh và xin lỗi khách hàng. Nhân viên cần đưa khăn giấy sạch để khách lau và nhờ khách vào phòng vệ sinh để làm sạch trang phục.

Lưu ý khi phục vụ rượu vang
Xem thêm:

6. Các câu giao tiếp khi phục vụ rượu vang bằng tiếng anh

Để giúp quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng trở nên chuyên nghiệp hơn, người phục vụ có thể tham khảo mẫu câu phục vụ rượu vang bằng tiếng anh.

  • Waitress: Good morning sir. What can I get for you?
  • Guest: May I get the wine menu?
  • Waitress: Of course, here it is. Would you like a few minutes to have a quick look?
  • Guest: Oh yes. Thank you.
  • Waitress: Do you have a decision?
  • Guest: I want Scorpo Pinot Noir from 2000.
  • Waitress: Perfect choice. It has pronounced aromas and it will be great with the roasted chicken has been order. I’ll bring them right to you.
  • Guest: Thank you.

Phục vụ rượu vang
Nhà Hàng Số hy vọng bài viết “Quy trình phục vụ rượu vang trong nhà hàng” đã mang lại thông tin bổ ích cho bạn. Nếu bạn muốn tìm đọc những bài viết tương tự, hãy theo dõi chuyên mục Blog tại website của chúng tôi nhé!

 

Tại sao Phở 24 thất bại? Bài học quản lý chuỗi đắt giá

tại sao phở 24 thất bại

Từng là chuỗi nhà hàng phở thành công nhất Việt Nam tuy nhiên hiện nay Phở 24 đã dần vắng bóng trên thị trường. Tại sao Phở 24 thất bại? Phải chăng nguyên nhân chỉ do lựa chọn mô hình kinh doanh sai? Nhà hàng số sẽ cùng bạn giải đáp tất cả!

1.Tổng quan về thương hiệu Phở 24

Để trả lời cho câu hỏi tại sao Phở 24 thất bại, đầu tiên hãy cùng Nhà hàng số điểm qua những thông tin đáng chú ý về thương hiệu này.
Phở 24 là chuỗi nhà hàng nhượng quyền chuyên về Phở ra đời năm 2003. Chủ sở hữu Phở 24 là ông Lý Quí Trung và tập đoàn Nam An Group.
Ông Lý Quý Trung cũng là một nhân vật đáng chú ý trong giới kinh doanh Việt Nam. Trước khi sáng lập Phở 24 ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tập đoàn lớn. Và ông cũng là một trong những người tiên phong đưa mô hình nhượng quyền thương mại vào nước ta. Nam An Group là tập đoàn thực phẩm lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và bán sỉ. Chủ yếu chuyên nhập khẩu và phân phối những nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng và thiết bị nhà hàng..

chân dung ông chủ phở 24Chân dung ông Lý Quí Trung – nhà sáng lập Phở 24 

Cái tên “Phở 24” được ra đời với nhiều ý nghĩa: 24 gia vị nấu nước dùng; nước dùng ninh trong 24 tiếng; và 24/24 giờ mở cửa phục vụ. Phở 24 tạo nét riêng với việc biến tô phở bình dân thành món ăn sang trọng trong nhà hàng. Nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

2.Thời kỳ huy hoàng của Phở 24

  • Tháng 6 năm 2003, Phở 24 ra mắt thị trường với cửa hàng đầu tiên ở Quận 1, TPHCM. Đây là cửa hàng phở đầu tiên tại Việt Nam chú trọng tới thiết kế bên trong cửa hàng, không gian và phục vụ chuyên nghiệp.
  • Cuối năm 2004, Phở 24 mở chi cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.
  • Năm 2005, Phở 24 bắt đầu mô hình nhượng quyền thương mại. Hàng loạt các cửa hàng nhượng quyền xuất hiện ở nhiều thành phố lớn như: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…
  • Tháng 6/2005, khởi đầu chiến lược mang mô hình kinh doanh thành công của Phở 24 ra thế giới. Cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại nước ngoài được khai trương tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Không lâu sau, tháng 6/2006 cửa hàng nhượng quyền nước ngoài thứ hai được mở tại Manila, Philippines.

phở 24 ở manila

Cửa hàng Phở 24 tại Manila, Philippines

  • Tháng 9/2006, Phở 24 nhận đầu tư 3 triệu USD từ VinaCapital. Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý công ty,chuyển từ cách quản trị theo kiểu gia đình sang phương pháp quản trị chuyên nghiệp.
  • Cuối năm 2009, số lượng cửa hàng mang thương hiệu Phở 24 đạt mốc 70 cửa hàng. Trong đó bao gồm hơn 50 cửa hàng tại Việt Nam và 15 cửa hàng tại nước ngoài. Phở 24 tiếp tục mở rộng đến các thị trường mới như Hồng Kông, Macau, Campuchia, Hàn Quốc, Anh, Úc.
  • Năm 2011, Phở 24 hợp tác cùng Seven&I Food Systems – một trong những tập đoàn mạnh nhất Nhật Bản trong ngành bán lẻ và kinh doanh nhà hàng. Cuộc hợp tác này nhằm đưa Phở 24 tới thị trường Nhật Bản.

3.Thương vụ bán mình và tình hình hiện tại của Phở 24

3.1 Thương vụ bất ngờ

Tháng 11/2011 ông Lý Quí Trung bất ngờ chuyển nhượng 100% cổ phần cho Công ty Việt Thái. Giá trị thương vụ lên đến con số 20 triệu USD.
Lý giải nguyên nhân của thương vụ này, một số chuyên gia cho rằng, Phở 24 đã có dấu hiệu đi xuống do những lỗ hổng trong chiến lược kinh doanh. Những dấu hiệu trong giai đoạn này là yếu tố quan trọng để giải thích tại sao Phở 24 thất bại.
Về phía chủ sở hữu, ông Lý Quí Trung lại đưa ra nguyên nhân khác. Ông khẳng định Phở 24 vẫn kinh doanh ổn định khi được chuyển nhượng. Việc đưa đến quyết định trên, là do những khó khăn về tài chính do mở rộng nhanh chóng cùng với kỳ hạn thoái vốn của VinaCapital. Để Phở 24 tiếp tục phát triển cần vốn rất lớn nên ông Trung không đủ khả năng “gồng gánh”. Ông Trung tin tưởng công ty Việt Thái – một công ty của người Việt sẽ tiếp tục sứ mệnh đưa phở Việt ra thế giới.

david thái ông chủ mới phở 24

Ông David Thái – ông chủ mới của Phở 24

Tuy nhiên, sau đó công ty Việt Thái đã bán 50% cổ phần Phở 24 cho Tập đoàn Jollibee (Philippines). 50% cổ phần của thương hiệu Phở 24 được chuyển nhượng với giá 25 triệu USD. Hiện nay, Phở 24 chính thức thuộc về Tập đoàn JolliBee và công ty Việt Thái Quốc Tế. Mỗi bên sở hữu 50% cổ phần.

3.2 Tình hình hiện tại của Phở 24

Phi vụ chuyển nhượng được kỳ vọng sẽ là cú hích thúc đẩy Phở 24 tiếp tục phát triển. Dưới sự quản lý của hai ông lớn ngành F&B, Phở 24 liên tục mở các cửa hàng mới. Mô hình hoạt động cũng được cải thiện để đem đến chất lượng phục vụ tốt hơn. Menu cũng được mở rộng những món mới như xôi, bánh mì, cơm tấm,…

menu phở 24Menu của Phở 24 hiện tại đã đa dạng hơn

Ông David Thái, chủ Tập đoàn Việt Thái Quốc Tế từng khẳng định: “Phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh bằng việc khai trương nhiều cửa hàng mới tại các thành phố lớn… Phấn đấu sẽ đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai”.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Phở 24 chỉ còn 14 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở TPHCM. Các thành phố lớn khác đều vắng bóng chuỗi phở đình đám một thời. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trước đó.
Ở các thị trường quốc tế, Phở 24 trở lại thị trường Indonesia và Philippines. Với 6 cửa hàng mở mới, trung bình mỗi năm chuỗi cửa hàng bán ra 5 triệu tô phở.
Doanh thu của Phở 24 tăng liên tục trong giai đoạn năm 2017-2019. Năm 2019, Phở 24 đạt doanh thu 119 tỷ đồng, tăng 48% so với năm trước đó. Trái ngược với tăng trưởng về doanh thu, Phở 24 liên tục báo lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, năm 2016, công ty báo lỗ 17 tỷ đồng. Trong ba năm tiếp theo, số lỗ ngày càng tăng thêm, lần lượt là 20 tỷ đồng năm 2017, 30 tỷ đồng năm 2018 và tới năm 2019 là 33 tỷ đồng.

tình hình kinh doanh của phở 24

4.Tại sao phở 24 thất bại

4.1 Mô hình kinh doanh không phù hợp

Phở 24 lựa chọn phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền. Đây là một hình thức khá phổ biến trong ngành F&B. Rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này để nhanh chóng mở rộng. Tuy nhiên mô hình nhượng quyền cũng có nhược điểm chí mạng.
Ông Nguyễn Cao Trí, một chuyên gia lâu năm trong ngành nhà hàng tại Việt Nam,chia sẻ: “Đúng là nhượng quyền thương hiệu giúp giảm gánh nặng chi phí mở cửa hàng và giúp thương hiệu phát triển nhanh hơn, tuy nhiên đi kèm nó là bài toán quản trị. Chi phí phục vụ cho việc quản lý, giám sát hoạt động các chuỗi cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể.”
Với Phở 24, sản phẩm chính là phở thì yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng tương đồng trên toàn hệ thống lại càng khó khăn hơn. Phở là một món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong quá trình chế biến cũng có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.

phở 24 mô hình kinh doanh sai

Ngoài ra Phở 24 định vị là thương hiệu sang trọng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Đòi hỏi quy trình phục vụ, đào tạo nhân viên chuẩn mực, kiểm tra giám sát thường xuyên.
Điều này dẫn đến việc tốn nhiều chi phí, công sức để quản lý các cửa hàng trong hệ thống. Đây là hai yếu tố chính dẫn tới nguyên nhân tại sao Phở 24 thất bại với mô hình nhượng quyền.

Xem thêm: Món Huế phá sản: Bài học quản lý và vận hành chuỗi

4.2 Trục trặc trong vấn đề quản lý chuỗi

Một yếu tố khác lý giải tại sao Phở 24 thất bại là do trục trặc trong quản lý chuỗi. Với mô hình nhượng quyền việc đảm bảo sự đồng bộ chất lượng trên toàn hệ thống là bắt buộc. Nhưng với tốc độ mở rộng quá nhanh, Phở 24 đã không thể kiểm soát được hệ thống của mình. Khiến cho sai sót về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ xảy ra ở một số cửa hàng. Tuy chỉ sai sót ở một số cửa hàng nhưng việc này đã ảnh hưởng đến danh tiếng của toàn hệ thống.

phở 24 trục trặc quản lýNhững đánh giá không tốt về chất lượng phục vụ ở cửa hàng phở 24

Chính ông Lý Quí Trung – nhà sáng lập Phở 24 cũng từng phát biểu rằng “tất cả các cửa hàng nhượng quyền trong cùng một hệ thống giống như một đoàn quân… chỉ cần một chiến sĩ quay lưng, bất tuân lệnh cũng có thể làm cho cả đoàn quân hoang mang, tan rã”.

4.3 Chi phí hoạt động cao dẫn đến thiếu hụt tài chính

Phở 24 nhắm vào phân khúc thị trường cao cấp. Do đó mỗi cửa hàng đều có mặt bằng đẹp, không gian sang trọng. Cùng với đó là sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Để đảm bảo chất lượng phục vụ cửa hàng cũng cần có số lượng nhân viên đông đảo.

không gian phở 24

Không gian tại cửa hàng Phở 24

Thêm vào đó để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền, Phở 24 đã phải linh động, điều chỉnh để phù hợp với thị trường. Thay vì chỉ nhượng quyền đơn thuần, Phở 24 sẽ đầu tư cùng đối tác ít nhất 30%. Do đó chi phí cần thiết để duy trì hoạt động của thương hiệu là là khá cao.
Phở 24 có chi phí hoạt động cao kết hợp cùng việc mở rộng quá nhanh khi chưa ổn định. Điều này đã tạo nên gánh nặng lớn khiến doanh nghiệp dễ tổn thương trước các biến động về tài chính. Đây là nguyên nhân tại sao Phở 24 thất bại và không thể tiếp tục phát triển khi VinaCapital thoái vốn.

4.4 Thiếu lợi thế cạnh tranh

Phở 24 gây ấn tượng bởi sự sạch sẽ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt. Đây là những yếu tố mà các quán phở bình dân chưa làm được. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh này chỉ có thể thu hút khách hàng trong thời gian đầu nhưng lại chưa đủ để giữ chân khách hàng.
Khi so sánh giữa một quán phở lâu đời ở địa phương và một cửa hàng phở thuộc chuỗi nhượng quyền. Có thể thấy quán phở địa phương có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn hẳn.
Đầu tiên về hương vị, Phở 24 sẽ áp dụng một hương vị đại trà được sử dụng cho toàn bộ hệ thống. Điều này không có nghĩa là Phở 24 không ngon. Nhưng sẽ dễ bị lấn át hương vị đã được điều chỉnh qua hàng chục năm cho phù hợp với khẩu vị của người dân của các quán phở địa phương địa phương.

lợi thế cạnh tranh phở 24

Giá cả cũng không phải lợi thế của Phở 24. Vì giá của một bát Phở 24 thường cao hơn từ 1.5-2 lần so với phở bình dân rất nhiều. Về dịch vụ dù Phở 24 có chất lượng phục vụ tốt hơn các quán phở bình dân. Tuy nhiên do quản lý không tốt dẫn đến chất lượng dịch vụ không đồng đều giữa các cửa hàng. Nhìn chung, Phở 24 chưa có đặc điểm nổi trội khiến khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

5. Tạm kết

Lựa chọn sai mô hình kinh doanh, thiếu khả năng quản lý, gánh nặng tài chính và lợi thế cạnh tranh không bền vững là bốn nguyên nhân chính lý giải tại sao Phở 24 thất bại. Tuy không còn thành công như quá khứ nhưng Phở 24 vẫn là một ví dụ điển hình về kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Những thành công và hạn chế của mô hình này là bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng. Đừng quên ghé qua chuyên mục Case Study tại Nhà hàng số để tìm hiểu thêm về những thông tin đáng chú ý về các doanh nghiệp trong ngành F&B.

Chiến lược marketing của King BBQ vua nướng Hàn Quốc

chiến lược marketing của king bbq

Chiến lược marketing của King BBQ nổi bật nhờ sản phẩm chất lượng cao, xây dựng thành công định vị Vua nướng Hàn Quốc

King BBQ là cái tên được biết đến như “kỳ phùng địch thủ” của GoGi House. Đây là hai cái tên cùng phân khúc giá, cùng ngành BBQ. Vậy điều gì khiến King BBQ trở nên khác biệt so với đối thủ đến từ chuỗi “Cổng Vàng” nổi tiếng? Tất cả sẽ được giải đáp trong những phân tích về chiến lược marketing của King BBQ dưới đây!

1. Tổng quan về thị trường BBQ

Đặt dưới góc độ tổng quan, bất kì chiến lược hay chiến thuật nào cũng được hình thành dựa trên cơ sở thị trường. Chiến lược marketing của King BBQ cũng không ngoại lệ. Dựa trên những thực tế của thị trường BBQ mà thương hiệu có những bước đi khác biệt.
thị trường bbq toàn cầu
Theo một vài báo cáo, thị trường BBQ toàn cầu đạt giá trị gần 3436,5 triệu USD vào năm 2020. Thị trường này từng giảm nhiệt vào năm 2015, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là -0,7%. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, BBQ hay đồ nướng lại “tăng nhiệt” trở lại. Dự kiến năm 2025, thị trường đạt tổng giá trị là 4542,7 triệu USD. Đồng thời, CAGR ước tính đạt 4,3%. Năm 2030, ước tính tổng giá trị thị trường cán mốc 5611,4 triệu USD.
dung lượng thị trường bbq toàn cầu
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương đang có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thị trường BBQ. Riêng tại Việt Nam, thực tế cho thấy sự lên ngôi của đồ nướng, BBQ. Một vài khảo sát được thực hiện gần đây cho thấy 69% người được khảo sát có thói quen thưởng thức các loại đồ nướng.
Sự gia tăng cả về quy mô lẫn số lượng của các quán nướng là minh chứng rõ rệt cho sự lên ngôi của BBQ. Tuy chưa có số lượng thống kê chính xác về số lượng cửa hàng BBQ. Xong, mật độ dày đặc của các nhà hàng lẩu nướng trải khắp các địa bàn, từ nướng bình dân, cho tới trung cấp, cao cấp là sự khẳng định sự ưa chuộng đồ nướng của người tiêu dùng Việt Nam.

2. Giới thiệu về King BBQ

Thị trường BBQ tại Việt Nam có thể được coi là đại dương đỏ. Vậy lối đi nào đã giúp King BBQ tìm được “đại dương xanh” trong thị trường đầy sự cạnh tranh như vậy? Trước khi đi sâu vào phân tích chiến lược marketing của King BBQ, cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu tổng quan về Vua nướng Hàn Quốc này nhé!
giới thiệu về king bbq
King BBQ ra đời năm 2011, là thương hiệu trực thuộc Công ty Redsun-ITI. Redsun ITI là công ty thành viên của Goldsun Group, thành lập năm 2008. Bắt nguồn là một tập đoàn chuyên sản xuất và kinh doanh bao bì, Goldsun chuyển đổi sang kinh doanh chủ yếu lĩnh vực thực phẩm – nhà hàng, sản xuất hàng gia dụng và bao bì. Nhìn nhận một cách khác quan, Goldsun và Golden Gate là hai đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Thương hiệu King BBQ cũng chính là “kỳ phùng địch thủ” của GoGi House.
Tuy nhiên, King BBQ có những nước đi khác biệt, tạo nên USP riêng cho thương hiệu. Điều này giúp King BBQ cạnh tranh trực tiếp được với GoGi House. King BBQ là chuỗi nhà hàng nướng lẩu mang đậm phong cách Hàn Quốc, hợp khẩu vị người Việt Nam. Hai mô hình chủ đạo là: Alarcate (gọi món) và Buffet. USP tạo nên sự khác biệt của King BBQ nằm ở công thức ướp thịt gia truyền, chuẩn vị Hàn Quốc.
khách hàng mục tiêu của king bbq

3. Thị trường mục tiêu của King BBQ

Tương tự như GoGi House, King BBQ nhắm đến phân khúc khách hàng trung cấp đến cao cấp. Nhóm khách hàng mục tiêu trong chiến lược marketing của King BBQ là những người có thu nhập trung bình đến cao. Mức giá cao cũng là một trong những điểm định vị thương hiệu của King BBQ. Trong phân khúc này, ngoài GoGi, đối thủ cạnh tranh của King BBQ còn có Sumo BBQ, Kpub,…
thị trường mục tiêu của king bbq

4. SWOT của King BBQ

Chiến lược marketing của King BBQ được hình thành dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức mà thương hiệu phải đối mặt. Mô hình SWOT là một mô hình kinh điển giúp đưa ra bức tranh toàn cảnh về một thương hiệu/ doanh nghiệp. Dưới đây là những phân tích SWOT của King BBQ mà Nhà Hàng Số muốn chia sẻ với bạn.
swot của king bbq

4.1. Điểm mạnh của King BBQ – Strengths

  • Sản phẩm chất lượng cao, độc đáo. King BBQ định vị mình là Vua nướng Hàn Quốc, nhắm đến phân khúc khách hàng trung và cao cấp. Chình vì vậy, sản phẩm của King BBQ có chất lượng cao. Thịt luôn đảm bảo tươi ngon, món ăn kèm đa dạng.

điểm mạnh của king bbq sản phẩm chất lượng cao

  • Mô hình lẩu nướng Hàn Quốc chất lượng cao. King BBQ hướng đến xây dựng nhà hàng nướng lẩu Hàn Quốc chất lượng cao, tạo lối đi khác biệt giữa các mô hình cùng phân khúc.
  • Quy trình phục vụ hoàn thiện. Chất lượng dịch vụ được đề cao, quy trình phục vụ hoàn thiện tạo ra những trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng.
  • Hệ thống phân phối phủ khắp toàn quốc. Độ phủ thương hiệu khá lớn, 85 cửa hàng trải dài toàn quốc giúp King BBQ tiếp cận tối đa tệp khách hàng mục tiêu.
  • Mô hình kinh doanh đa dạng. Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ gọi món, King BBQ phát triển mô hình Buffet, đáp ứng đúng nhu cầu thị trường.
  • Chiến lược xúc tiến thương hiệu tốt. Những chiến lược xúc tiến thương hiệu giúp King BBQ được nhớ đến như Vua nướng chuẩn Hàn Quốc.

điểm mạnh của king bbq hoạt động khuyến mãi

4.2. Điểm yếu của King BBQ – Weaknesses

  • Chất lượng chuỗi chưa ổn định. Việc mở rộng bằng nhượng quyền khiến King BBQ rơi vào tình trạng khó kiểm soát, một số cơ sở chưa ổn định chất lượng, đặc biệt là sau dịch.
  • Diện tích mặt bằng hạn chế. Độ phủ lớn, xong, King BBQ lại có diện tích mặt bằng khá hạn chế. Tuy nhiên, không gian vẫn vừa đủ thoải mái và ấm cúng với khách hàng.
  • Giá thành khá cao. Hiện tại, tuy thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng. Nhưng mức giá 200.000đ – 500.000đ cho một bữa ăn vẫn là khá cao.

4.3. Cơ hội – Oppotunities

  • Xu hướng ưa chuộng đồ nướng của người tiêu dùng Việt Nam. Sự ưa chuộng đồ nướng tại Việt Nam mang đến cơ hội lớn cho cả thị trường BBQ nói chung.
  • Sức ảnh hưởng của làn sóng Hallyu. Mô hình Nhà hàng nướng lẩu chuẩn Hàn Quốc của King BBQ sở hữu cơ hội lớn bởi sức ảnh hưởng của làn sóng Hallyu tại Việt Nam là không hề nhỏ. Từ văn hóa tới ẩm thực đều được người Việt ưa chuộng.
  • Sự tăng trưởng của GDP. Mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng là một trong những cơ hội thúc đẩy sự phát triển của ngành F&B nói chung.
  • Xu hướng quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt là sau đại dịch COVID-19. Điều này giúp những nhà hàng như King BBQ trở nên có ưu thế hơn so với những quán nướng bình dân.

4.4. Thách thức – Threats

  • Sức ép dến từ đối thủ cạnh tranh. Những đối thủ cạnh tranh như Gogi, Sumo BBQ, Kpub tạo ra sức ép cạnh tranh lớn, buộc King BBQ phải không ngừng cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm để giữ chân khách hàng.

thách thức của king bbq đối thủ cạnh tranh

  • Sự phát triển về số lượng của các quán nướng bình dân. Sự “mọc lên như nấm” của các quán nướng bình dân cũng là thách thức mà King BBQ phải vượt qua. Thương hiệu cần chứng minh rằng chất lượng của mình đủ tốt để có mức giá cao hơn các mô hình bình dân đó.
  • Xu hướng tiêu thụ thực phẩm tốt cho sức khỏe, lành mạnh. Sau đại dịch COVID-19, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng tiêu thụ các sản phẩm lành mạnh. Mặt khác, đồ nướng được cho là không mấy có lợi đối với sức khỏe. Chính vì vậy, đây là thách thức không chỉ đối với King BBQ mà còng là đối với toàn thị trường BBQ.

5. Chiến lược marketing của King BBQ: Mô hình marketing mix 7P

Dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ đưa ra những phân tích chi tiết nhất về chiến lược marketing của Vua nướng Hàn Quốc theo mô hình 7P. Mô hình marketing mix 7P là mô hình marketing tích hợp, được phát triển từ 4P. Với 7 yếu tố: sản phẩm (product), giá (price), phân phối (place), xúc tiến (promotion), con người (people), quy trình (process) và bằng chứng hữu hình (physical evidence). Mô hình 7P đáp ứng được hầu hết các yêu cầu và nhu cầu của doanh nghiệp.

5.1. Chiến lược sản phẩm của King BBQ – Product

King BBQ cung cấp hai loại hình: Gọi món và Buffet. Hiện tại, mô hình Buffet đang được ưu tiên phát triển vì nhu cầu và xu hướng của khách hàng. Menu của King BBQ tập trung vào các dòng thịt bò với công thức sốt gia truyền, chuẩn vị Hàn Quốc.
thịt bò của king bbq
Ngoài ra, bên cạnh việc ăn thịt nướng, khách hàng còn có cơ hội trải nghiệm các món ăn kèm chuẩn Hàn Quốc. Cùng với đó, lẩu cũng được phục vụ để khách hàng có những trải nghiệm đa dạng nhất.
sản phẩm đa dạng trong chiến lược marketing của king bbq
Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm giúp King BBQ phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, chiến thuật bài trí sản phẩm cũng được King BBQ áp dụng. Sự khéo léo trong bố trí quầy line giúp món ăn của King BBQ trở nên hấp dẫn. Đồng thời, điều này đáp ứng được công suất lớn để phục vụ khách hàng.
USP nằm ở sốt ướp thịt của King BBQ. Sốt tẩm ướp thịt được làm 100% từ nguyên liệu tự nhiên. Công thức bí truyền giúp thịt mềm ngọt, thơm ngon, hội tụ tinh hóa từ văn hóa ẩm thực Hàn Quốc.
chiến lược marketing của king bbq usp sốt ướp gia truyền

5.2. Chiến lược giá của King BBQ – Price

Chiến lược giá gói và định giá theo phân khúc được áp dụng trong chiến lược marketing của King BBQ. Hai mô hình gọi món và Buffet được phân ra với các mức giá khác nhau.
Menu gọi món cũng được phân ra hai mức giá: trung cấp và cao cấp. Mức giá trung cấp giao động từ khoảng 119.000đ đến 329.000đ/món. Mức giá cao cấp tập trung vào các món thịt bò thượng hạng, trung bình từ trên 300.000đ – trên 1.000.000đ/món. Trung bình, một thực khách sẽ chi tiêu từ 300.000đ – 500.000đ/người khi thưởng thức tại các nhà hàng King BBQ alarcate.
chiến lược giá của king bbq
Menu Buffet tập trung vào chiến lược giá gói, khai thác chủ yếu nhóm khách hàng trung cấp. Mức giá giao động từ 219.000đ đến 369.000đ/người.
Chiến lược giá gói và phân khúc giá giúp King BBQ khai thác được tối đa tệp khách hàng tiềm năng. Đồng thời, điều này đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng.

5.3. Chiến lược phân phối của King BBQ – Place

King BBQ sở hữu 85 nhà hàng trải dài khắp toàn quốc. Trong đó có 16 nhà hàng Alarcate và 69 nhà hàng Buffet. Các nhà hàng King BBQ đều được đặt tại những vị trí đắc địa, sầm uất và các trung tâm thương mại lớn như Go! hay Aeon Mall.
chiến lược phân phối của king bbq
Trong chiến lược marketing của King BBQ, địa điểm không quá chú trọng về diện tích mặt bằng mà đề cao sự ấm cúng và trải nghiệm thoải mái, tiện lợi cho khách hàng.
giao đồ trực tuyến của king bbq
Bên cạnh đó, không nằm ngoài “cuộc chơi” Food Delivery, King BBQ cũng đã bắt tay với các hãng giao đồ ăn tại Việt Nam, và tạo ra hotline đặt hàng riêng để phục vụ thực khách. Khách hàng có thể dễ dàng đặt BBQ qua Now, Baemin, Grabfood hoặc hotline của King BBQ. Tuy nhiên, dịch vụ này mới có ở TP. Hồ Chí Minh chứ chưa phát triển tại Hà Nội.
APP (ứng dụng riêng) gần đây cũng được Redsun phát triển nhằm khai thác tối đa tệp khách hàng.
kênh phân phối của king bbq

5.4. Chiến lược xúc tiến thương hiệu – Promotion

Trong chiến lược marketing của King BBQ, các hoạt động xúc tiến thương hiệu được thể hiện với nhiều hình thức và thực hiện đa nền tảng. King BBQ không sử dụng TVC mà đẩy mạnh các nền tảng kĩ thuật số. Website và kênh fanpage là hai kênh truyền thông chính của King BBQ.
Các hoạt động khuyến mãi được tổ chưc thường xuyên thúc đẩy hành vi khách hàng. Chương trình đi 4 tính tiền 3, tặng kèm món… giúp thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, King BBQ cũng hợp tác với các bên thứ ba để tạo ra ưu đãi khi đặt bàn. Khách hàng còn nhận được nhiều ưu đãi hơn khi sử dụng các ví điện tử thanh toán là đối tác của King BBQ như Momo, Zalopay…
khuyến mãi trong chiến lược marketing của king bbq
Ngoài ra, hoạt động xúc tiến cũng được thực hiện bằng các chương trình thành viên. Thẻ thành viên, ngày thành viên, tặng bánh sinh nhật, giảm giá sinh nhật… được King BBQ áp dụng.
ưu đaiĩ sinh nhật thành viên king bbq
Việc quảng bá thương hiệu đồng thời được thực hiện qua các KOLs. King BBQ thời gian đầu tiên đã sử dụng KOLs như Kiên Hoàng, Quang Hải để quảng bá cho thương hiệu của mình.
quang hải tại king bbq

5.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của King BBQ – Peoples

Yếu tố con người có sức ảnh hưởng lớn trong chiến lược marketing của King BBQ. Đội ngũ nhân viên được đào tạo kĩ lưỡng, để mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Nhân viên ở King BBQ luôn giữ thái độ lịch sự, phong cách chuyên nghiệp từ khâu đón khách đến phục vụ tại bàn.
yếu tố con người trong chiến lược marketing của king bbq
nhân viên của king bbq
đội ngũ nhân viên nhà hàng king bbq
Mặc dù, trải nghiệm về nhân viên lại một vài nhà hàng chưa được đồng đều. Nhưng yếu tố con người luôn được King BBQ chú tâm và cải thiện.

5.6. Quy trình phục vụ của King BBQ – Process

King BBQ được hoàn thiện từ quy trình phục vụ đến vận hành. Ở quy trình vận hành, thực phẩm và nguyên liệu được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng đầu vào. Nguyên liệu luôn đảm bảo tươi ngon.
Quy trình phục vụ được hoàn thiện tạo ra trải nghiệm xuyên suốt cho khách hàng. Khách hàng tiến hành đặt bàn. Khi đến nhà hàng, nhân viên sẽ hướng dẫn khách nhận bàn, gọi món. Và nếu khách yêu cầu, nhân viên sẽ phục vụ nướng tại bàn.
quy trình trong chiến lược marketing của king bbq

5.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence

Chiến lược marketing của King BBQ chú trọng đầu tư không gian nhà hàng và yếu tố cơ sở vật chất. Các nhà hàng đều được thiết kế theo phong cách Hàn Quốc hiện đại. Tuy diện tích không quá rộng, nhưng không gian tạo ra sự ấm cúng chuẩn Hàn Quốc. Dụng cụ ăn uống cũng được đầu tư bằng inox cao cấp, chuẩn phong cách hàn quốc.
không gian nhà hàng king bbq
bằng chứng hữu hình trong chiến lược marketing của king bbq
Bên cạnh đó, hình ảnh thương hiệu Vua nướng Hàn Quốc cũng được xây dựng thành công trong tâm trí khách hàng. Nhắc đến nướng Hàn Quốc, người ta nghĩ ngay đến King BBQ.
Xem thêm: Chiến lược marketing của GoGi House – Lấy khách hàng làm “gốc”.

6. Đánh giá chiến lược Marketing của King BBQ

Tổng quan chung, mặc dù tình hình của Redsun ITI không mấy khởi sắc, xong, không thể phủ nhận rằng King BBQ là một trong những thương hiệu hoạt động tốt nhất của công ty này. Tốc độ tăng trưởng doanh thu ổn định là minh chứng cho sự thành công của chiến lược marketing. Hình ảnh thương hiệu King BBQ cũng được khách hàng ghi nhớ, và là một trong ba thương hiệu BBQ phổ biến nhất tại Việt Nam.
đánh giá chiến lược marketing của king bbq
Đa dạng hóa sản phẩm, USP khác biệt tạo lối đi riêng là những bài học kinh nghiệm mà các thương hiệu F&B có thể học hỏi từ King BBQ.

@phuonganhfood96

7. Tạm kết

Nhìn chung, King BBQ đã thành công xây dựng được định vị thương hiệu Vua nướng Hàn Quốc trong tâm trí khách hàng. Chiến lược sản phẩm độc đáo, phân khúc giá khôn ngoan cùng sự khéo léo trong phân phối địa điểm giúp King BBQ giữ chân khách hàng và tồn tại trên thị trường.
Chiến lược marketing của King BBQ tập trung vào chất lượng sản phẩm và USP khác biệt. Điều này tạo nên sự khác biệt hoàn toàn của King BBQ so với những mô hình cùng phân khúc. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục cập nhật những phân tích chuyên sâu về các doanh nghiệp F&B Việt Nam và quốc tế trong các bài viết tiếp theo!

Top 10+ quán cafe mở 24/24 – Địa điểm overnight lý tưởng

top 10+ quán cafe 24-24 - địa điểm overnight lý tưởng của giới trẻ

Có những quán cafe mở 24/24 nào? Cùng Nhà Hàng Số khám phá 10 quán cà phê 24/24 thú vị bậc nhất Hà Nội qua bài viết dưới đây nhé.

Xã hội hiện đại xô bồ khiến con người phải đi tìm kiếm khoảnh khắc bình yên. Thưởng thức một tách cafe trong màn đêm tĩnh lặng khi mọi người đã say giấc cũng là một lựa chọn lý tưởng sau những ngày căng thẳng. Hay những giây phút vui vẻ, sôi nổi bên những người bạn, người anh em của mình. Đó sẽ là những khoảnh khắc đáng nhớ của một thời tuổi trẻ. Hôm nay, cùng Nhà Hàng Số khám phá các quán cafe 24/24 tại Hà Nội nhé.

1. Quán cafe phong cách hiện đại sang trọng

1.1 Xofa Café & Bistro

  • Địa chỉ: 14 Tống Duy Tân, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
  • Giá cả: 50-350 nghìn đồng

Xofa được nhiều bạn trẻ Hà Nội biết đến với kiến trúc độc đáo và có view đẹp, thoáng mát. Kiến trúc của quán là sự kết hợp giữa phong cách Châu Âu cổ điển với Việt Nam hiện đại. Xofa có cả không gian trong và ngoài quán. Bên trong quán được xây dựng với phong cách lãng mạn, yên tĩnh và ấm áp. Bên ngoài quán là sự mới mẻ, hiện đại và thoải mái, trẻ trung. Quán cafe mở 24/24 này cũng có rất nhiều cây xanh bao phủ. Bên cạnh sự sang trọng, tinh tế còn là cảm giác bình yên giữa lòng thủ đô náo nhiệt.
Sản phẩm của quán được đầu tư cả về hình thức lẫn hương vị. Nếu có cơ hội, bạn hãy đến Xofa về đêm và thưởng thức một ly cafe. Bạn sẽ cảm nhận được cái tĩnh mịch tưởng chừng như hiếm có của thủ đô hoa lệ. Nếu bạn không uống cafe, bạn hoàn toàn có thể gọi cho mình một ly nước ép và ít bánh ngọt. Thực đơn nhà hàng rất đa dạng. Và mỗi một món ăn ở đây đều mang một câu chuyện đặc biệt.
Đến với Xofa, đừng lo bị nhàm chán. Bạn có thể rời bỏ thiết bị điện tử của mình và thả hồn vào không gian thư thái, tĩnh lặng. Sách, báo và tạp chí luôn ở trên kệ. Bạn lấy đọc thoải mái và thậm chí, nhân viên nhà hàng còn có thể cho bạn mượn chăn để đắp qua đêm.
một không gian của xofa cafe & bistro
xofa cafe & bistro đêm

1.2 Aroi Dessert Cafe

  • Địa chỉ: 9 Tống Duy Tân, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá cả: 20-100 nghìn đồng

Aroi Dessert Cafe được biết đến là chuỗi quán trà và đồ ăn vặt Thái được nhiều bạn trẻ biết đến. Quán cafe này đã có tuổi đời 8 năm, mở từ 2014. Thời điểm đầu, quán chỉ là một quán nhỏ tại bốt Hàng Đậu. Đến nay, quán cafe này đã mở nhiều chi nhánh trên nhiều tỉnh thành khác nhau. Đây là một quán cafe có không gian đẹp, thoáng mát và rộng rãi. Chất lượng đồ uống đảm bảo với mức giá cả phải chăng.
Aroi Dessert Cafe có menu rất đa dạng và phong phú. Đây được xem là “thiên đường món ăn vặt Thái Lan” cho người nào yêu thích ẩm thực đường phố Thái. Trà sữa thái xanh; trà đào thơm phức;… Bánh ngọt cũng được phục vụ tỉ mỉ và bắt mắt.
thực đơn tại aroi dessert cafe

2. Quán cafe mở 24/24 chất lượng phục vụ chuyên nghiệp

2.1 Mayfair Lounge

  • Địa chỉ:  02 Nguyễn Xí, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giá tham khảo: 30,000 – 70,000 đồng.

Điểm đặc biệt của Mayfair Lounge không phải là không gian mà là chất lượng phục vụ quá tốt. Dù là quán cafe hoạt động về đêm, quán vẫn đầu tư cho hình ảnh và chất lượng món ăn hấp dẫn và bắt mắt. Quảng cáo của quán không bao giờ làm quá hoặc phóng đại chất lượng sản phẩm. Quảng cáo như thế nào, sản phẩm sẽ chất lượng như thế. Những thức uống mang lên vừa đẹp mắt vừa dinh dưỡng khiến khách hàng đến đây rất hài lòng. Đây chính là điểm nổi bật của quán cafe này.
Không gian quán rất rộng rãi và thoáng mát. Bạn hoàn toàn có thể dẫn đông người đến mà không lo chật chội hoặc ảnh hưởng đến người khác. Về đêm, không gian quán sẽ có chút sôi động và nhộn nhịp. Nơi để bạn giải tỏa căng thẳng sau những ngày dài làm việc là lựa chọn hợp lý.
Quán không mở overnight. Đến 1h sáng quán sẽ đóng cửa. Tuy nhiên, những ai yêu thích việc thưởng thức cafe khi người khác đã say giấc có thể lựa chọn địa điểm này.
view từ xa quán cafe mayfair lounge
không gian bên trong mayfair lounge

2.2 Thức Coffee

  • Địa chỉ: 360 P. Xã Đàn, Phương Liên, Quận Đống Đa, TP. Hà Nội
  • Giá cả: 20- 50 nghìn đồng

Thức Coffee nổi bật với không gian rộng rãi, yên tĩnh. Quán phù hợp với nhóm đối tượng mong muốn tìm kiếm sự bình yên giữa nơi xa lạ. Điểm đặc biệt của Thức Coffee là kiến trúc và nội thất hoàn toàn bằng gỗ. Điều này thể hiện sự cổ điển nhưng hết sức trang trọng và nghiêm túc.
Đây là không gian dành cho những người thích sự an tĩnh trong tâm hồn. Những tín đồ “quẩy overnight” hứa hẹn khi vào quán cafe này sẽ cảm thấy hơi buồn và hụt hẫng một chút. Bởi lẽ quán không dành cho những tín đồ nhiều năng lượng, hoạt bát và thích sôi động.
Thực đơn của quán tương đối đa dạng. Chủ yếu tập trung vào cafe và các loại trà, trà sữa và các loại bánh. Quán hướng đến sự truyền thống hơn là phong cách hiện đại, năng động. Nếu bạn đang tìm điểm dừng chân sau những ngày mệt mỏi, bạn mong muốn một nơi không ai biết đến mình, thì Thức coffee hoàn toàn là lựa chọn đúng đắn và sáng suốt.
 thức coffee
không gian bên trong thức coffee
thức coffee là quán cafe 24-24 nổi tiếng ở hà nội

2.3 Cộng Cà Phê

  • Địa chỉ: 68 Quán Sứ, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 07:00 – 00:00
  • Giá cả: 20-100 nghìn đồng

Cộng cà phê là chuỗi quán cafe mở 24/24 nổi tiếng và quen thuộc với nhiều bạn trẻ. Không gian Cộng rộng rãi, thoáng mát và được bài trí đẹp mắt. Người ta đến với Cộng vì đây là nơi bình yên và có thể cho lòng mình cảm giác nhẹ nhõm, chữa lành trong tâm hồn. Phong cách mà Cộng hướng đến là thời kỳ bao cấp.
Hương vị của cộng mang hơi hướng thuần Việt. Thực đơn có thể là cafe đen, nâu, bạc xỉu, sữa đá,…Cà phê nước cốt dừa được xem là “đặc sản” của Cộng. Đúng như tên gọi của nó, đó là sự cộng hưởng, giao hòa giữa vị đắng của cafe và thơm ngọt của nước dừa tươi. Bạn nên thử một lần để cảm nhận nhé.
cộng cafe thương hiệu cafe nổi tiếng
không gian bên ngoài cộng cà phêgóc nhỏ cộng cà phê

3. Quán cafe 24/24 mở có kết cấu độc đáo

3.1 Puku Cafe & Sports Bar

  • Địa chỉ: 16-18 Tống Duy Tân, Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội
  • Giá cả: 50-220 nghìn đồng

Nếu bạn là một tín đồ bóng đá, hoặc bạn đang tìm kiếm những người để trò chuyện “thâu đêm” thì Puku Cafe & Sports Bar là lựa chọn lý tưởng. Quán cafe này thiết kế khá đặc biệt, theo phong cách vừa truyền thống vừa hiện đại. Nét truyền thống của quán được thể hiện ở phần “Puku Cafe”-nơi phục vụ cafe vào ban ngày.
Khách hàng lựa chọn đồ uống đa dạng, tùy theo sở thích của mình. Ban ngày, quán không có gì khác biệt so với nhiều quán cafe bình thường. Về đêm là lúc quán khoác lên mình phong cách hiện đại. Phần “Sport Bar” hoạt động, sôi nổi, năng động, đa sắc màu và hiện đại.
Đây là không gian lý tưởng cho các tín đồ yêu thể thao. Quán mở thâu đêm để phục vụ cho những trận cầu đỉnh cao, với những ly cocktail bắt mắt, đầy ma lực. Quán phục vụ cả món mặn lẫn món ngọt, đảm bảo phục vụ tốt cho các trận đấu mà bạn theo dõi mà không phải lo đến chất lượng ẩm thực. Thực đơn và món ăn ở đây rất hợp khẩu vị của khách hàng. Đó là lý do vì sao Puku Cafe & Sports Bar đông khách như vậy.
puku cafe & sports bar
món ăn tại puku cafe & sports bar
không gian bên trong puku cafe & sports bar

3.2 Quán Cafe AY

  • Địa chỉ: 63 Hàng Bún, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội
  • Giá tham khảo: 30.000đ – 100.000đ

Quán cafe AY là quán cafe nhạc sống, phù hợp với những bạn trẻ yêu thích không khí sôi động, náo nhiệt ở Hà Nội. Không gian bên trong quán cafe AY được chú trọng thiết kế và trang trí. Quán cafe này như một sân khấu thu nhỏ, vừa có sân khấu để người nghệ sĩ thể hiện, vừa có không gian để thực khách vừa nhâm nhi tách trà, vừa nghe nhạc. Vào những ngày cuối tuần, tín đồ nhạc sống sẽ lấp đầy khoảng trống trong quán. Vì vậy, để có được chỗ ngồi, khách hàng phải đặt chỗ trước.
Mỗi buổi tối, quán sẽ có chương trình hát live. Bạn hoàn toàn có thể đăng ký hát nếu bạn muốn. Trong khi vừa thưởng nhạc, bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một tách trà đậm vị, đồ uống có cồn hoặc hoa quả.
Đồ uống ở đây có mức uống cao hơn so với mặt bằng chung của các quán cafe khác. Tuy nhiên, hương vị của đồ uống rất đặc biệt, hàm chứa một dư vị khó tả như thanh âm của từng lời bài hát, vừa da diết, vừa cuồn cuộn. Một ly cocktail cũng là lựa chọn hay ho khi vào quán cafe này. Nhân viên ở đây phục vụ rất nhiệt tình, sẵn sàng hỗ trợ nên bạn không cần lo lắng khi gặp vấn đề rắc rối. Quán cafe này không mở cửa xuyên đêm. Quán đóng cửa lúc 00h00.
cafe ay cafe nhạc sống
hình minh họa
cafe nhạc sống đang trở thành điểm đến lý tưởng của nhiều người

3.3 Cafe Chợ

  • Địa chỉ:
  • Giá cả: 25-60 nghìn đồng

Cafe Chợ là quán cafe xây dựng theo phong cách cổ xưa, nổi bật là những mảng tường cũ khiến thực khách có cảm tưởng như trở về thời kỳ bao cấp. Vào sâu bên trong, những kỷ niệm xưa cũ được dịp sống lại, ùa về qua những hình ảnh hết sức thân thuộc. Đó có thể là bộ bàn ghế cũ, chiếc nệm cũ hay những chiếc tivi, kệ gỗ.
Không gian quán vừa phải, không quán rộng tạo cho bạn cảm giác ấm áp, gần gũi và thân thuộc. Không khí ở đây êm đềm, tĩnh lặng, như đưa ta về với những năm tháng không thể nào quên. Dù khách đến rất đông thì mỗi người vẫn sẽ có không gian riêng và không ai làm ảnh hưởng đến người khác.
Thực đơn của quán đa dạng. Nhiều loại đồ uống được pha chế tương đối ngon:  sữa chua cà phê, sinh tố bơ và đặc biệt món cafe trứng rất đậm mùi trứng, không đắng mà có vị ngọt vừa phải. Nhân viên quán ngoan, nhiệt tình và lễ phép. Khi khách hỏi hoặc cần tư vấn đều có thái độ rất chuyên nghiệp.
Xem thêm: TOP 20+ quán cafe mua mang về gần đây ngon-bổ-rẻ nhất 2022
quán cafe mở xuyên đêm ở hà nội
phong cách cổ điển điển hình trong cafe chợ

3.4 Cafemart

  • Địa chỉ: 92 Lạc Trung, Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giá tham khảo: 30-50 nghìn đồng

Cafemart là quán cafe hai tầng, mở cho các bạn trẻ dừng chân khi trời đã về khuya. Tầng 1 của quán cafe là siêu thị tiện lợi với hơn 500 mặt hàng đầy đủ tiện nghi, giá cả phải chăng. Tầng 2 được thiết kế với chỗ ngồi uống cafe rộng rãi, thoải mái, sang trọng và ấm cúng. Không gian của quán tương đối yên tĩnh, bạn có thể học tập hoặc làm việc ở đây mà không sợ ồn ào. Đây là chốn dừng chân lý tưởng cho bạn nào muốn overnight.
Menu quán tương đối đa dạng, có nhiều loại đồ uống, nước ép trái cây, các loại trà và trà sữa khác nhau tùy bạn lựa chọn. Bạn cũng hoàn toàn có thể pha mì gói bằng cách gọi nhân viên để xin nước nóng. Do đặc thù quán nên nhân viên phục vụ luôn cởi mở và nhiệt tình phục vụ. Đây là một điểm cộng lớn cho hệ thống cafe này.
cafemart cafe hai tầng tại hà nội
quán cafe mở 24-24 tại hà nội

4. Tổng kết

Bài viết trên Nhà Hàng Số đã cung cấp cho bạn một số quán cafe mở 24/24 tại Hà Nội. Có những ngày bạn cảm thấy mệt mỏi? Có những ngày bạn cảm thấy lòng mình dậy sóng? Bạn muốn ở một mình trong không gian yên tĩnh? Bạn muốn tụ tập cùng bạn bè? Hay đơn giản bạn muốn ngắm nhìn một thủ đô náo nhiệt an tĩnh về đêm? Hi vọng Top địa điểm này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị.

Nhượng quyền Lofita chi tiết và thành công với tips này

nhượng quyền của lofita

Nhượng quyền Lofita chiếm lợi thế cạnh tranh lớn với các sản phẩm trendy mà healthy, địa điểm đắc địa cùng nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Lofita không ngừng đổi mới và mở rộng thị trường đều dựa trên nền tảng phát triển bền vững. Do đó, đây được xem là thương hiệu đáng tin cậy để khách hàng có được những trải nghiệm trọn vẹn nhất. Với thương hiệu “béo bở” này, kinh doanh nhượng quyền là mô hình vô cùng tiềm năng. Còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay tất tần tật về nhượng quyền Lofita.

1. Tổng quan thị trường nhượng quyền cafe

Cafe là thức uống vô cùng quen thuộc với lượng tiêu thụ và xuất khẩu lớn. Cùng tìm hiểu ngay về tiềm năng kinh doanh cafe, đặc biệt là mô hình nhượng quyền dưới đây.

1.1. Tiềm năng mô hình kinh doanh cafe

Dựa theo số liệu ICO điều chỉnh, lượng tiêu thụ cà phê thế giới được tăng lên 167,7 triệu bao trong giai đoạn 2020 – 2021. Đồng thời, tăng 1,9% (tương ứng tăng 3,1 triệu bao) so với 164,6 triệu bao của niên vụ 2019 – 2020. Sau Covid, đây được cho là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển trở lại của thị trường cafe. Nói đến Việt Nam, cafe là sản phẩm không thể không nhắc đến. Đây là loại thức uống có lượng tiêu thụ hàng đầu. Do đó, nước ta luôn nằm top nước có lượng tiêu thụ cafe hàng đầu Đông Nam Á.
thị trường cafe 2019-2020 một số nước trên thế giới

thị trường cafe qua một số nămVào năm 2021, lượng tiêu thụ đồ uống tăng 6,6%. Dự kiến đạt mức 10% vào năm 2025. Đồng thời, cán mốc 408 tỷ USD năm 2023. F&B Việt Nam được dự đoán đạt mức tăng trưởng kép hàng năm lên đến 8,65%, giai đoạn 2021 – 2026. Và cafe đóng góp không nhỏ cho mức tăng trưởng vượt trội đó của ngành F&B. Tính đến tháng 06/2022, 24,37% là số lượng quán mới tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng tháng 04/2022, có 139,67 quán cafe mới mở. Ước tính tổng số lượng quán đạt 26.000 cửa hàng với hơn 100 thương hiệu. Ngoài cung cấp chất lượng đồ uống tuyệt hảo, các quán cafe còn đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như hẹn hò, gặp gỡ, làm việc,… Bởi vậy, đây là ngách thị trường tiềm năng không thể bỏ qua. Đặc biệt là hình thức nhượng quyền.

doanh thu một số chuỗi cafe lớn tại việt nam

lượng tiêu thụ cafe của một số thương hiệu năm 2020
Lượng tiêu thụ cafe của một số thương hiệu năm 2020

1.2. Mô hình kinh doanh nhượng quyền cafe

Việc bỏ chi phí để mua lại và tận dụng mô hình kinh doanh sẵn có của một hình thức nhượng quyền được gọi là kinh doanh nhượng quyền. Tùy mỗi thương hiệu sẽ có mức chi phí cũng như điều kiện nhượng quyền khác nhau. Việc tận dụng tệp khách hàng và danh tiếng thương hiệu sẵn có. Cùng những chính sách hỗ trợ đặc biệt từ thương hiệu nhượng quyền. Tất cả tạo nên một mô hình kinh doanh tiết kiệm chi phí đầu tư, hạn chế tối đa rủi ro với khả năng hoàn vốn nhanh.
Các định hướng và kế hoạch kinh doanh đều do thương hiệu nhượng quyền nghiên cứu và triển khai. Bạn chỉ cần vận hành ổn định và cân đối thu chi để tăng lợi nhuận. Bởi vậy, kinh doanh nhượng quyền ngày càng là sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều người. Không khó để thấy rất nhiều cửa hàng nhượng quyền được mở ra với tốc độ chóng mặt. Có thể nói, đây chính là xu hướng kinh doanh giàu tiềm năng hiện nay.
kinh doanh cafe

2. Câu chuyện về Lofita

Nhắc đến quán cafe có không gian check in đẹp bậc nhất, không thể không nhắc đến Lofita. Nói đến địa điểm uy tín cung cấp các sản phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe, không thể bỏ qua Lofita. Xem ngay các thông tin về thương hiệu đầy ấn tượng này dưới đây.

2.1. Đôi nét về Lofita

Lofita – Tea & Coffee là chuỗi đồ uống đầu tiên tại Việt Nam. Sản phẩm độc đáo cùng và vị thế tiên phong giúp thương hiệu này gia tăng tính cạnh tranh. Nếu những ai quan tâm và chú trọng đầu tư sức khỏe cho bản thân và gia đình sẽ không thể bỏ qua thương hiệu này.
7 cơ sở tại 7 vị trí đắc địa tại Hà Nội chỉ sau 1 năm hoạt động. Đồng thời thu hút và “giữ chân” được hơn 600.000 khách hàng. Với mục tiêu trở thành thương hiệu đồ uống được yêu thích nhất Việt Nam, trong 3 năm đầu, Lofita mong muốn sẽ mở được 100 đại lý trên toàn quốc. Từ đó, gia tăng độ phủ và tiếp cận lượng lớn khách hàng bằng sản phẩm chất lượng. Bởi vậy, dù trong dịch Covid, Lofita vẫn tăng trưởng vượt bậc khi mở 6 cửa hàng tại miền Bắc.
câu chuyện về lofita

2.2. Dư vị ngọt ngào

Lofita được viết tắt từ cụm từ: Love at First Taste – “Yêu ngay từ hương vị đầu tiên”. Thương hiệu này tự tin và tham vọng sẽ khiến khách hàng “rung động” ngay từ lần chạm môi đầu. Ngoài hương vị đồ uống, dư vị ngọt ngào ấy còn thể hiện ở tấm lòng và sự thấu hiểu dành cho những khách hàng thân yêu.
Đặc biệt, với concept ngọt ngào, Lofita đã tạo điểm nhấn bằng hình ảnh chú thỏ đang ôm ấp trái tim trong vòng tay. Hình ảnh này có ý nghĩa khá đặc biệt. Nó tượng trưng vẻ đẹp thanh lịch và tinh tế. Đồng thời, biểu đạt trọn vẹn thông điệp gắn kết và xích lại yêu thương. Qua đó, thể hiện sự gần gũi và thân thiên của thương hiệu.
trà tại lofita

3. Giá trị làm nên thương hiệu Lofita

Có thể thấy, Lofita hội tụ đủ những yếu tố để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường F&B hiện nay. Bởi lẽ đó, dù dịch bệnh, thương hiệu vẫn đảm bảo tốc độ tăng trưởng vượt bậc và ấn tượng.

3.1. Xuất thân từ Học viện đào tạo pha chế Namas

Lofita là đứa con tinh thần của Học viện đào tạo pha chế Namas. Bởi vậy, mỗi sản phẩm đều được đầu tư tỉ mỉ và kỹ càng về mọi thứ. Đồng thời, không ngừng đổi mới để đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.

3.2. Sản phẩm sạch hướng tới sức khỏe

Để tạo dấu ấn khác biệt cũng như đáp ứng thói quen tiêu dùng, Lofita hướng tới phát triển các sản phẩm tốt cho sức khỏe. Ban đầu, CEO Trà Giang của Lofita chỉ dừng lại ở bảo bệ, chăm sóc sức khỏe cho gia đình. Tuy nhiên, sau khi nhận được sự quan tâm của nhiều người trên mạng xã hội. Chị quyết định lan tỏa rộng rãi các sản phẩm này. Từ khâu lựa chọn nguyên liệu, chế biến, trang trí,… đều được tinh lọc khắt khe và đạt chuẩn chất lượng. Qua đó, đảm bảo hương vị tươi ngon, an toàn và đảm bảo nhất cho sức khỏe.

3.3. Xu hướng “healthy and trendiez”

Nắm bắt xu hướng tiêu dùng sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, Lofita xây dựng và sáng tạo thực đơn bởi đội ngũ barista hàng đầu. Các nguyên liệu tự nhiên, “thuần việt” được tận dụng tối đa. Đồng thời, hạn chế tối đa các màu sắc, hương liệu nhân tạo. Chẳng hạn như sử dụng hoàn toàn đường thốt nốt, đường dừa để pha chế. Tất cả đều được sơ chế trong ngày.
Từ đó, đảm bảo chất lượng đồ uống hảo hạng giúp Lofita chinh phục thành công tầng lớp “healthy and trendiez”. Những người hướng đến nhu cầu ăn uống lành mạnh. Tất nhiên chi phí sẽ khá cao nhưng đi đôi sự an tâm về chất lượng. Chẳng hạn như trà sữa được nhắc đến là thức uống “không quá lành mạnh”. Tuy nhiên, Lofita vẫn đưa vào menu nhưng với sự cân nhắc kỹ càng về lượng calo, các thành phần để không gây ngấy, béo và hài hòa nhất có thể. Đồng thời, luôn lắng nghe và xin ý kiến khảo sát của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm.
menu lofita

3.4. Bảo trợ truyền thông từ TuArt Group

TuArt Group – đơn vị luôn đồng hành và sát cánh cùng Lofita mọi chặng đường chinh phục khách hàng. Từ hình ảnh thương hiệu đến không gian đều được TuArt chăm chút tỉ mỉ để thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

3.5. Giá cả

Với nguyên liệu và các bước chế biến tỉ mỉ, kỹ lưỡng, đảm bảo tối đa an toàn vệ sinh thực phẩm. Đương nhiên, giá thành của Lofita sẽ cao hơn một chút so với các chuỗi cafe khác. Tuy nhiên, đó là thời điểm ban đầu. Bởi Lofita móng muốn sẽ có nhiều phân khúc khách hàng được tiếp cận với các sản phẩm tốt cho sức khỏe.
Khi cửa hàng hoạt động ổn định với lượng khách hàng lớn. Lofita sẽ điều chỉnh giảm giá thành để phù hợp với mặt bằng chung. Tất nhiên, chất lượng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, giá cao cũng là một cách định vị thương hiệu và khiến khách hàng phải tò mò. Và Lofita cũng cam kết trải nghiệm chất lượng sản phẩm, không gian xứng đáng với giá tiền.

4. Mức độ tăng trưởng từ mô hình kinh doanh nhượng quyền Lofita

Với mô hình kinh doanh nhượng quyền, việc đảm bảo chất lượng và đồng nhất của cả chuỗi không hề đơn giản. Tuy nhiên, Lofita đã kiểm soát tốt được điều này. Bởi thương hiệu tập trung nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hướng đi này đã mang đến sự tăng trưởng thần tốc cho Lofita. Các cơ sở đều đạt được doanh thu tăng trưởng đều đặn. Từ 150 – 250 triệu đồng trong 3 tháng đầu tiên tăng lên 300 – 350 triệu đồng sau 3 – 6 tháng. Và sau 6 – 9 tháng tăng lên 400 – 420 triệu đồng. Lượng khách hàng tích lũy tỷ lệ hơn 50% khách thân thiết quay lại quán.
Chưa kể, hiện nay, Lofita Tea & Coffee đang tích cực đưa ra các chính sách, phương án hỗ trợ cho các đối tác đầu tư. Bao gồm mọi khâu từ khảo sát địa điểm, thi công, trang trí, đào tạo nhân sự, quy trình vận hành, hỗ trợ các giải pháp marketing, hoạch định phương án tài chính tối ưu. Năm 2020, thương hiệu này dự kiến nhượng quyền tại 20 địa điểm trên toàn quốc.
Thay vì chỉ tập trung mở rộng thị phần như các quán kinh doanh dạng “Công nghiệp”. Lofita lại kinh doanh theo hướng “thủ công nghiệp”. Tức là chinh phục khách hàng ở từng điểm chạm cảm xúc. Từ không gian, sản phẩm cho đến chất lượng đào tạo. Đồng thời, hỗ trợ tối đa từng cửa hàng. Sự thay đổi diện mạo của Café Đức Trung Luxury khi đầu tư nhượng quyền với Lofita Tea & Coffee đã thu hút hàng nghìn khách hàng.
giải trí làm nên lofitaXem thêm: Nhượng quyền Gemini “hái ra tiền” ngay với tips này

5. Tăng trưởng thần tốc với lợi thế khác biệt từ nhượng quyền Lofita

Chi phí nhượng quyền cạnh tranh với các thương hiệu khác trong ngành F&B (chỉ từ 230 triệu). Kinh doanh dựa trên nền tảng vững chắc của thương hiệu đồ uống được yêu thích nhất hiện nay. Đồng thời, luôn nắm top bảng xếp hạng của các đơn vị uy tín trong ngành F&B. Vậy lợi thế khác biệt giúp thương hiệu này phát triển bền vững là gì?

5.1. Sản phẩm

Khách hàng khi đến Lofita luôn luôn có được những trải nghiệm hài lòng nhất về chất lượng sản phẩm. Menu được nghiên cứu, xây dựng và phát triển bởi Học Viện Đào Tạo Pha Chế Namas – Cái nôi đào tạo pha chế hàng đầu Việt Nam. Không chỉ đáp ứng tốt về chất lượng, còn đảm bảo phù hợp với khẩu vị cũng như mong muốn của thực khách. Bởi vậy, nó luôn sẵn sàng bắt kịp những chuyển mình của ngành đồ uống. Cũng như xu hướng thị trường. Đặc biệt là nắm bắt tốt các xu hướng khiến giới trẻ phải mê đắm. Cụ thể:

  • Nguồn cà phê cao cấp từ Farm độc quyền tại Đà Lạt. Các nguyên liệu khác được sử dụng từ các nhãn hàng lớn như: Monin, Richs, trà Olympus, Pomona, Wonderful, Osterberg. Từ đó, tạo nên hương vị đạt chuẩn và hấp dẫn nhất.
  • Đa dạng các dòng đồ uống đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn như: đồ uống tốt cho sức khỏe, theo trend, đồ ăn, đồ ăn vặt… Tất nhiên, yếu tố sức khỏe vấn được đặt lên hàng đầu.
  • Độc quyền một số công thức sản phẩm.
  • Sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe như Detox Healthy Juice được xây dựng bởi những chuyên gia dinh dưỡng uy tín trong ngành.

5.2. Vận hành

Để đảm bảo kinh doanh bền vững, nhất là với hình thức nhượng quyền. Lofita tập trung đầu tư và xây dựng quy trình thông minh, tinh gọn và vận hành đồng bộ. Từ đó, đảm bảo lợi nhuận tăng trưởng đều đặn. Ngoài đồ uống ngon, Lofita còn phát triển kết hợp với không gian nghệ thuật, đẹp mắt cùng địa điểm check in sống ảo triệu like – Tiêu chí All In One. Phong cách thiết kế đậm tính nghệ thuật độc bản. Từng khu vực đều được tối ưu riêng hiệu quả. Với sự đầu tư chỉn chu, các hệ thống cửa hàng đều đạt quy chuẩn quốc tế.
tăng trưởng nhượng quyền lofita

5.3. Truyền thông

Lofita đang dẫn đầu truyền thông ở nền tảng Facebook & Google. Ngoài ra, còn có sự kết hợp bảo trợ hình ảnh với đơn vị mạnh về truyền thông – TuArt Group. Lofita luôn nằm top tìm kiếm thịnh hành của Google Trend. Các từ khóa như: Quán cà phê đẹp ở Hà Nội, Quán cà phê ngon ở Hà Nội. Chưa kể, đây còn là thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam thống lĩnh Google Maps chỉ trong một năm với hơn 2000 review.
Có thể thấy, sự quan tâm của khách hàng dành cho các thương hiệu này rất lớn. Và yếu tố quan trọng làm nên thành công đó chính là từ các chiến dịch truyền thông chính xác và hiệu quả. Đội ngũ trẻ, năng động và sáng tạo đã cùng nhau xây dựng và triển khai những ý tưởng Viral đắt giá. Đặc biệt, còn có sự góp mặt của đội ngũ KOLs hùng hậu. Ngoài ra, còn được tư vấn chiến lược bởi Nhất Đại Tông Sư – Nguyễn Mạnh Linh. Bậc thầy trong quản lý tài chính và chiến lược kinh doanh.

5.4. Kiến trúc

Không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ, kết cấu kiến trúc của Lofita còn có ác động lớn đến nhu cầu của khách hàng. Bởi nó được xây dựng từ quá trình nghiên cứu tâm lý học khách hàng bởi những kiến trúc sư hàng đầu. “Quán cà phê đẹp tại Hà Nội” với không gian check-in hot nhất thuộc về Lofita. Với ba tông màu hiện đại trắng – đen – cam đâmh chất Hàn Quốc cùng những “độc bản” mới lạ được đầu tư cho từng ngóc ngách. Tất cả tạo nên một không gian ấm cúng, nhã nhặn và tràn ngập ánh sáng tự nhiên.

Các loại bàn ghế cũng được lựa chọn phù hợp với từng không gian và nhu cầu sử dụng. Chẳng hạn như bàn dài để họp nhóm. Bàn to để tụ tập, sum họp, chuyện trò,… Chưa kể, đây còn là địa điểm lý tưởng để chụp ảnh cưới. Do đó, thương hiệu cũng lựa chọn TuArt Wedding – Thương hiệu uy tín về nhiếp ảnh tại Việt Nam làm đơn vị bảo trợ truyền thông. Từ đó, góp phần khẳng định vị thế, lan tỏa danh tiếng của thương hiệu bởi đội ngũ KOLs chất lượng. Tiêu biểu là các ca sỹ, diễn viên tên tuổi.
thiết kế không gian lofita

5.5. Kết nối

Tại Lofita bạn sẽ có cơ hội hợp tác và làm việc cùng các thương hiệu hàng đầu trong một số lĩnh vực. Cụ thể:

  • Học viện đào tạo pha chế Namas – Học viện đào tạo pha chế hàng đầu Việt Nam.
  • TuArt Group và LITADO – Hai thương hiệu hàng đầu về lĩnh vực truyền thông và Marketing tại Việt Nam.
  • TuArt Wedding – Thương hiệu uy tín về nhiếp ảnh tại Việt Nam.

5.6. Độc quyền

  • Không gian nghệ thuật Độc bản với view độc nhất vô nhị.
  • Độc quyền toàn bộ các công thức đồ uống Trendiez Signature tại Lofita. Chẳng hạn như:
  • Sữa hạt điều trân châu đường đen, Healthy Juice, trà hoa quả nhiệt đới,…
  • Độc quyền các hương vị trà thương hạng “độc bản” trong set trà chiều kiểu Anh sang chảnh. Do Lofita là đối tác thân tín của Lili Tea World. Sản phẩm gây sốt với văn hóa và hương vị.
  • Độc quyền về sữa hạt điều được săn đón trên thị trường ngành đồ uống.

độc quyền công thứcthiết kế không gianXem thêm: Nhượng quyền Trung Nguyên E-Coffee đa lợi ích nhất

6. Chi tiết quy trình setup mô hình nhượng quyền Lofita Tea & Coffee

Xem ngay quy trình setup chuẩn cho mô hình nhượng quyền Lofita dưới đây.

6.1. Tìm địa điểm phù hợp

Lofita sẽ hỗ trợ đối tác nhượng quyền tìm kiếm mặt bằng với hiệu quả kinh doanh cao. Đồng thời, đảm bảo tính thống nhất trong toàn bộ chuỗi cửa hàng.

6.2. Thiết kế không gian

Đội ngũ Lofita sẽ triển khai nghiên cứu tâm lý học khách hàng. Sau đó, thiết kế không gian 3D và tiến hành thi công (25 – 30 ngày).

6.3. Đào tạo nhân sự

Lofita chuyển giao và tiến hành tuyển dụng và đào tạo nhân sự về mọi khâu. Từ phục vụ, pha chế, bán hàng đến quản lý cho đối tác nhượng quyền (7 – 14 ngày).

6.4. Hoàn thiện và khai trương

Sau khi chuẩn bị sẵn sàng, cần hoàn thiện để tiến hành khai trương và bắt đầu kinh doanh. Các đối tác sẽ được nhận gói quà tặng từ Lofita. Bao gồm: ca sĩ nổi tiếng, gói quay phim và chụp ảnh cao cấp.
quy trình setup nhượng quyền lofita

7. Các bước để sở hữu chi nhánh thương hiệu Lofita Tea & Coffee

Để nhượng quyền thành công thương hiệu Lofita, các đối tác cần đặc biệt lưu ý đến một số bước sau:

7.1. Liên hệ

Các đối tác liên hệ với Lofita Tea & Coffee qua hotline hoặc email.

7.2. Cung cấp thông tin

Lofita sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin nhượng quyền cho nhà đầu tư. Chẳng hạn như mô hình, định hướng, tiềm năng,… Cũng như một số điều kiện (nếu có).

7.3. Gặp mặt

Hai bên gặp mặt tại trụ sở Lofita Tea & Coffee. Đồng thời, nghe tư vấn cụ thể và được giải đáp nhanh chóng nếu có thắc mắc.

7.4. Khảo sát

Lofita sẽ khảo sát địa điểm, kiểm tra chất lượng đối tác xem có đủ điều kiện hợp tác hay không.

7.5. Ký hợp đồng

Ký hợp đồng nhượng quyền và thanh toán phí nhượng quyền được quy định theo điều khoản.

7.6. Setup nhượng quyền

Thương hiệu nhượng quyền tiến hành tư vấn, hỗ trợ thiết kế cửa hàng, nhập nguyên liệu, trang thiết bị, máy móc, nhân sự,…

7.7. Vận hành hoạt động

Hỗ trợ khai trương sau 4 – 6 tuần khi cửa hàng đã đi vào hoạt động.
các bước sở hữu nhượng quyền lofita

8. Quyền lợi khi là đối tác của Lofita Tea & Coffee

Lofita luôn tôn chỉ mục tiêu phát triển bền vững và đảm bảo chất lượng đồng nhất giữa các chi nhánh, cơ sở nhượng quyền. Do đó, nếu trở thành đối tác của thương hiệu này, bạn sẽ được sở hữu rất nhiều quyền lợi với các chính sách hấp dẫn bậc nhất.

  • Sở hữu tệp khách hàng và tận dụng danh tiếng của thương hiệu được yêu thích hàng đầu trên thị trường.
  • Tiết kiệm thời gian, công sức khi được thừa hưởng độc quyền về hệ thống, quy trình đào tạo, quản lý kinh doanh, nhân sự chuyên nghiệp và bài bản.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư và ổn định về doanh thu.
  • Được chuyển giao toàn bộ công thức và menu của những đồ uống nằm top trên thị trường.
  • Được hỗ trợ tư vấn thiết kế, setup trang trí, đầu tư trang thiết bị và máy móc. Được hỗ trợ truyền thông, marketing chuyên nghiệp.
  • Tặng gói quà tặng lớn lên đến 200 triệu đồng. Bao gồm: ca sĩ, gói quay chụp chỉnh sửa ảnh và video ngày khai trương, bản vẽ thiết kế, khóa học đào tạo pha chế tại Namas, khoá học tại Litado.
  • Luôn lắng nghe những phản hồi và ý kiến đóng góp của các đối tác nhượng quyền.
  • Có đội ngũ sẵn sàng hỗ trợ 24/7 cho các nhà đầu tư.

quyền lợi đối tác nhượng quyền lofita

9. Cam kết của Lofita Tea & Coffee

  • Sẵn sàng đồng hành tìm kiếm mặt bằng cùng đối tác.
  • Thiết kế, thi công với chi phí tối ưu.
  • Chuyển giao đầy đủ và chính xác công nghệ và công thức pha chế.
  • Hỗ trợ truyền thông Marketing.
  • Hỗ trợ đối tác tuyển dụng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp.
  • Cung cấp nguồn nguyên liệu chất lượng, an toàn và đảm bảo.

cam kết của lofita

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về nhượng quyền Lofita. Một trong những miếng bánh béo bở mà rất nhiều các chủ đầu tư đang cạnh tranh. Với tiềm năng lớn về mọi mặt cùng định hướng kinh doanh phát triển bền vững. Đây sẽ là một thương hiệu khó có thể bỏ qua nếu quyết định nhượng quyền. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục nhượng quyền cafe.

Nhượng quyền gà rán uy tín, đột phá doanh thu hàng đầu hiện nay

nhượng quyền gà rán

Nhượng quyền gà rán là mô hình kinh doanh được săn đón hàng đầu bởi tiềm năng thu hồi vốn dễ dàng và đột phá doanh thu

Nhượng quyền gà rán là mô hình kinh doanh được rất nhiều người quan tâm. Đây được xem là TOP thức ăn nhanh được ưa chuộng nhất. Có thể thấy, các thương hiệu gà rán hiện nay ngày càng phát triển mạnh mẽ. Do đó, đây sẽ là mô hình kinh doanh hiệu quả và đột phá doanh thu nhất. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay những thương hiệu nhượng quyền gà rán nổi tiếng dưới đây nhé!

1. Kinh doanh nhượng quyền

Trước khi tìm hiểu về kinh doanh nhượng quyền gà rán, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm “kinh doanh nhượng quyền”. Kinh doanh nhượng quyền là mô hình cho phép một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện kinh doanh một hoặc tất cả các yếu tố sau. Chẳng hạn như mô hình, sản phẩm, cách thức, phương pháp kinh doanh,… Tất cả đều dựa trên tính chất kinh doanh của tổ chức nhượng quyền. Vì vậy, bạn chỉ cần làm theo mô hình đó. Thế nên, hầu hết các mô hình nhượng quyền được lựa chọn đều đã có sẵn vị thế, xây dựng được thương hiệu riêng vững mạnh cũng như phát triển ổn định trên thị trường. Tất nhiên, tùy vào từng tình hình cụ thể, sẽ có các thủ tục, quy định trao đổi và chi phí phù hợp.
nhượng quyền gà rán là gì

2. Một số mô hình kinh doanh nhượng quyền gà rán hiện nay

Hình thức kinh doanh nhượng quyền không còn quá xa lạ hiện nay. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, nó càng phát triển mạnh mẽ trở thành xu hướng phổ biển. Trong đó, nhượng quyền gà rán là một lĩnh vực không thể bỏ qua. Cùng tìm hiểu ngay 4 mô hình nhượng quyền phổ biến nhât dưới đây nhé!

2.1. Nhượng quyền gà rán không toàn diện

Với mô hình nhượng quyền không toàn diện, chủ kinh doanh nhượng quyền chỉ nhận được một trong số những tài sản sau:

  • Quyền phân phối sản phẩm (gà rán) của thương hiệu
  • Nhượng quyền công thức gà rán
  • Nhượng quyền về các chính sách, chương trình tiếp thị
  • Nhượng quyền sử dụng thương hiệu

Đương nhiên, với mô hình không toàn diện, chi phí phải trả sẽ ít hơn. Tuy nhiên, đi kèm với đó, ít quyền lợi hơn, nghĩa là những thứ bạn cần chuẩn bị sẽ nhiều hơn.

2.2. Nhượng quyền gà rán toàn diện

Đây mà mô hình nhượng quyền có thời hạn hợp đồng khá dài. Nó có thể lên tới 20 – 30 năm. Thông thường, bạn sẽ nhận được ít nhất 4 đặc lợi sau:

  • Hầu hết các yếu tố trong hệ thống kinh doanh gà rán. Từ chiến lược, mô hình kinh doanh, quy trình vận hành,…
  • Các chính sách tư vấn, hỗ trợ khai trương, marketing, quảng cáo, quản lý,…
  • Công thức bí quyết làm gà rán
  • Danh sách các địa chỉ cung cấp nguyên, vật liệu

Với mô hình này, bạn sẽ phải nộp phí chuyển nhượng ban đầu và phí hoạt động. Ngoài ra, có thể cần chi trả một số chi phí khác như nguyên vật liệu, trang thiết bị, thiết kế quán,…

2.3. Nhượng quyền có vốn đầu tư

Đây là mô hình nhượng quyền phù hợp nếu số vốn hạn chế. Khi đó, bên bán nhượng quyền sẽ góp vốn đầu tư cho cơ sở nhượng quyền. Tương ứng, bên bán sẽ được tham gia sâu hơn vào quá trình hoạt động. Đồng thời, họ sẽ nhận được một khoản thu từ lợi nhuận tại cơ sở đó.

2.4. Nhượng quyền gà rán có tham gia quản lý

Khi lựa chọn mô hình, bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ tối đa cho các bạn về vấn đề quản lý. Ở đây, họ sẽ cũng cấp cho bạn người quản lý có trình độ cao và giàu kinh nghiệm để điều hành cửa hàng. Nếu bạn muốn ổn định các bộ phận cũng như mong muốn cao về chất lượng đội ngũ. Đây sẽ giải pháp tốt nhất cho bạn. Tuy nhiên, với mô hình gà rán, không có nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn mô hình này.
một số mô hình kinh doanh nhượng quyền gà rán

3. Các bước nhượng quyền gà rán chi tiết nhất

Có rất nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh vấn đề nhượng quyền gà rán. Ví dụ như: Quy trình nhượng quyền gà rán có khác biệt hay cần chú ý những yếu tố nào không?; Sau khi ký kết hợp đồng, quyền và trách nhiệm giữa các bên là gì?… Vì vậy, để đăng ký nhượng quyền thành công và nhanh chóng, cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay các thông tin dưới đây nhé!

3.1. Bước 1: Tư vấn

Để hiểu rõ về tất tần tật các thông tin về nhượng quyền cũng như lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Bạn cần được tư vấn một số thông tin sau:

  • Quy trình, cách thức hoạt động
  • Những khoản chi phí bỏ ra và khả năng lợi nhuận thu được
  • Tư vấn một số yếu tố liên quan đến vị trí, phong cách thiết kế,…
  • Các thông tin trên sẽ giúp bạn kinh doanh nhượng quyền gà rán một cách tự tin và thành công.

3.2. Bước 2: Khảo sát thực tế

Khi đã hiểu rõ hơn về mô hình nhượng quyền, nếu có hứng thú, bạn có thể khảo sát thực tế về mức độ tiềm năng của nó. Liệu nhượng quyền gà rán có đem lại lợi nhuận như mình mong muốn? Lựa chọn mặt bằng, địa điểm ra sao để đảm bảo thu hút lượng khách hàng tốt nhất? Vô vàn các khía cạnh mà bạn nên khảo sát thực tế để đưa ra quyết định hiệu quả nhất.

3.3. Bước 3: Tiến hành ký kết hợp đồng

Sau khi được nghe tư vấn và khảo sát thực tế, nếu muốn kinh doanh, bạn cần ký kết hợp đồng chuyển nhượng. Trong đó, sẽ có các thông tin, một số giấy tờ cần thiết, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các bên, chi phí phải bỏ ra… Do đó, hãy đọ và xiats thật kỹ các thông tin quan trọng này để đảm bảo các lợi ích cần thiết.

3.4. Bước 4: Đào tạo chuyên môn

Đào tạo chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ là quyền lợi bạn nhận được ngay sau khi ký kết hợp đồng thành công. Tại bước này, bạn sẽ được đào tạo trước tiên về sản phẩm. Cụ thể là cách lựa chọn nguyên liệu, các bước rán gà chuẩn công thức và chuẩn vị nhất,… Ngoài ra, bên chuyển nhượng cũng sẽ giới thiệu cách sử dụng các công cụ, trang thiết bị cần thiết. Tất nhiên, tùy vào mô hình mà các bạn lựa chọn mà sẽ có những quyền lợi tương ứng.

3.5. Bước 5: Setup cửa hàng

Thông thường, trong các gói nhượng quyền sẽ có quyền lợi về setup. Tức là bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ người thi công, thiết kế và hoàn thiện cửa hàng cho bạn. Do đó, bạn sẽ không cần quá lo lắng về bước này. Ngoài ra, nếu có vấn đề hoặc không hài lòng điểm nào, bạn cần phản hồi lại để được giải quyết nhanh chóng.

3.6. Bước 6: Khai trương

Và bước cuối cùng để bắt đầu kinh doanh nhượng quyền chính là khai trương. Đây cũng là một quyền lợi mà bên nhượng quyền sẽ hỗ trợ cho bạn. Vì vậy, hãy tập trung đến các hoạt động sau khai trương như lựa chọn thêm kênh bán bàng online,… để đảm bảo kinh doanh thuận lợi nhất.
các bước nhượng quyền gà ránĐọc thêm: Mở quán ăn vặt và trà sữa: Xu hướng kinh doanh “hái ra tiền”

4. Một số lưu ý khi mua nhượng quyền gà rán

Lựa chọn thương hiệu để mua nhượng quyền đã không hề đơn giản. Trong khi, còn rất nhiều vấn đề liên quán. Và mua nhượng quyền gà rán cũng không ngoại lệ. Do đó, để mua nhượng quyền phù hợp và đảm bảo lợi nhuận, chủ doanh nghiệp cần cân nhắc một số yếu tố sau.

4.1. Nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng

Đã liên quan đến kinh doanh, thị trường là yếu tố cần lưu ý hàng đầu. Bởi nếu không phù hợp với ý muốn và nhu cầu người tiêu dùng, xác xuất thành công vô cùng thấp. Bất kể kinh doanh mô hình nào, bạn cũng cẫn nghiên cứu thật kỹ. Cụ thể, bạn có thể tự trả lời một số câu hỏi. Chẳng hạn như số lượng gà tiêu thụ có lớn hay không? Lợi nhuận trung bình có khả quan hay không? Nên mua nhượng quyền thương hiệu nào là an toàn? Hãy nghiên cứu và cân nhắc kỹ để có thể sở hữu mô hình nhượng quyền gà rán hiệu quả nhất.

4.2. Đảm bảo tính nhất quán thương hiệu

Một trong đặc điểm của “kinh doanh nhượng quyền” là các cơ sở sẽ phát triển theo một hướng cố định. Từ sản phẩm, quy trình, phong cách,… đều phải hoạt động theo khuôn khổ chung của thương hiệu này. Các quán sẽ không được phép kinh doanh tự do hoặc sáng tạo theo ý mình. Nếu vi phạm, các quán có thể bị tước quyền kinh doanh.

4.3. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường

Cạnh tranh là điều không thể tránh được trong quá trình kinh doanh. Kinh doanh nhượng quyền cũng vậy. Thế nhưng, không chỉ chịu sự cạnh tranh giữa các thương hiệu mà còn giữa các cơ sở trong chính thương hiệu đó. Bởi mô hình nhượng quyền có rất nhiều các cơ sở khác nhau. Không những vậy, khi một cơ sở gặp rắc rối thì nó ảnh hưởng đến cả một chuỗi. Do đó, bên cạnh những lợi ích vượt trội, mô hình này cũng không thể tránh khỏi những rủi ro thường trực.

4.4. Hoàn thiện các giấy tờ pháp lý

Vấn đề pháp luật là điều mà bất kỳ mô hình kinh doanh nào cũng phải tuân thủ tuyệt đối. Tất cả các hoạt động đều dựa trên hợp đồng và được pháp luật bảo hộ. Do đó, nếu hợp đồng không có tính pháp lý, điều kiện không hợp lý, mô hình của bạn sẽ không có gì để bảo đảm cả. Một trong những hậu quả nghiêm trọng là thương hiệu có thể bị đánh cắp. Do đó, hãy kiểm tra lỹ lưỡng hợp đồng để hạn chế tối đa rủi ro cũng như trục trặc trong tương lai.

4.5. Dự trì chi phí phát sinh

Khi mua nhượng quyền, đương nhiên, thương hiệu đó sẽ hỗ trợ một số các tài sản. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được họ chuẩn bị. Do đó, ngoài chi phí nhượng quyền cùng một số quyền lợi, bạn còn cần bỏ ra một vài chi phí khác. Chẳng hạn chi phí mua nguyên vật liệu, trang thiết bị, trang trí, lắp đặt,… Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng cũng như chuẩn bị số vốn hợp lý để hoạt động kinh doanh suôn sẻ nhất.
một số lưu ý khi nhượng quyền gà rán

5. Đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu gà rán vào Việt Nam

5.1. Một số điều kiện với bên nhượng quyền

Hệ thống kinh doanh có dự định nhượng quyền phải hoạt động được ít nhất 01 năm mới.
Phải đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với cơ quan có thẩm quyền. Ở Việt Nam, bộ Thương mại là cơ quan đăng ký hoạt động nhượng thương hiệu gà rán vào Việt Nam.

5.2. Hồ sơ đề nghị đăng ký

  • Đơn đăng ký nhượng quyền thương mại (Theo mẫu)
  • Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Theo mẫu)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hoặc các giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thành lập xác nhận (Áp dụng cho nhượng quyền thương mại từ nước ngoài vào Việt Nam)
  • Bản sao công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài nếu có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ
  • Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu nếu đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp

5.3. Thủ tục đăng ký hoạt động

Dưới đây là thủ tục mà các doanh nghiệp muốn nhượng quyền thương hiệu gà rán vào Việt Nam cần thực hiện để được cấp phép.

  • Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ (Bao gồm các giấy tờ như đã nói ở trên).
  • Bước 2: Gửi hồ sơ đề nghị đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền (bộ Thương mại) xác nhận và cấp phép. Sau đó, phải ghi giấy biên nhận sau khi được tiếp nhận hồ sơ.
  • Bước 3: Giải quyết hồ sơ:

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành đăng ký trong 5 ngày làm việc. Hoạt động nhượng quyền thương mại sẽ được quy định trong sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại. Đồng thời, thông báo về việc đăng ký đó bằng văn bản cụ thể.
– Nếu chưa đầy đủ hoặc không hợp lệ, cơ quan phải có văn bản thông báo kịp thời và rõ các vấn đề để bên dự kiến nhượng quyền bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ trong 02 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận.
– Nếu từ chối hồ sơ đăng ký, cơ quan phải thông báo bằng văn bản cùng lý do từ chối trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
đăng ký nhượng quyền gà rán

6. Các thương hiệu gà rán nhượng quyền tại Việt Nam

Hiện nay, có rất nhiều các thương hiệu gà rán nổi tiếng trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam. Mỗi mô hình lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Do đó, việc lựa chọn được thương hiệu nhượng quyền phù hợp cũng khó khăn hơn. Hiểu được điều đó, Nhà Hàng Số đã tổng hợp tất tần tật những thông tin về TOP các thương hiệu gà rán nên nhượng quyền dưới đây.

6.1. Thương hiệu Texas Chicken

Texas Chicken gây chấn động khi cán mốc doanh thu 1 tỉ USD trên toàn cầu. Với thành phần 100% gà tươi cùng quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt, bạn sẽ luôn luôn “CƯỜI GIÒN TAN” với “GÀ GIÒN TƯƠI”. Gia vị hài hòa được nhập khẩu từ Hoa Kỳ tạo nên những món ăn có hương vị tuyệt hảo.
Giá nhượng quyền Texas Chicken: 2,8 triệu USD.
gà texas cửa hàng texas chicken

6.2. Thương hiệu KFC

KFC là một trong nhưng cái tên hàng đầu trên thế giới về kinh doanh gà rán. Nó là một trong các thương hiệu thuộc Tập đoàn Yum Brands Inc (Hoa Kỳ). KFC nổi tiếng với các sản phẩm gà rán và nướng đa dạng các gia vị và thảo mộc. Ngoài ra, còn có các món ăn kèm theo và các loại sandwich từ thịt gà tươi. KFC có tổng chuỗi 20.000 nhà hàng và có mặt tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tính riêng tại Việt Nam đến nay, KFC đã nâng tổng số nhà hàng lên đến 135 tại hơn 19 tỉnh/ thành phố lớn trên cả nước.
Chi phí nhượng quyền KFC: 1,3 triệu USD – 2,5 triệu USD.
gà kfc cửa hàng kfc

6.3. Thương hiệu Lotteria

Lotteria là thương hiệu thức ăn nhanh xuất phát từ Nhật Bản. Nhờ có menu đa dạng, đặc biệt là các món về gà, nó đang dẫn đầu ngành công nghiệp ăn uống trong nước với hơn 210 nhà hàng. Qua đó, nâng độ phủ lên 30 tỉnh/thành. Lotteria luôn nỗ lực không ngừng để cung cấp các dịch vụ chỉn chu, chuyên nghiệp và có lợi cho sức khỏe. Đồng thời, luôn hướng đến an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Phí nhượng quyền Lotteria: Khoảng 250.000 USD.
gà lotteria cửa hàng lotteria

6.4. Thương hiệu Jollibee

Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 2005. Tuy nhiên, đến nay, nó đã có hơn 100 cửa hàng trên toàn quốc. Bên cạnh các món ăn nhanh chuẩn vị Việt và đảm bảo quy định nghiêm ngặt. Jollibee còn gây ấn tượng bởi không gian gần gũi và ấm cúng. Từ đó, góp phần gắn kết gia đình Việt qua bữa ăn ngon. Đây cũng chính là tiền đề để thương hiệu này củng cố vị thế và phát triển bền vững.
Phí nhượng quyền Jollibee: khoảng từ 4,5 tỷ – 5 tỷ VNĐ.
đồ ăn jollibee cửa hàng jollibee

6.5. Thương hiệu Popeyes

Popeyes gây ấn tượng với những món gà rán cay giòn hàng đầu thế giới. Dù mới có mặt tại Việt Nam nhưng nó đã nhanh chóng trở thành lựa chọn hàng đầu cho những người đam mê gà. Hương vị cajun cay nồng thấm đẫm trong gà và hải sản mang đến cho bạn những miếng gà có một không hai. Tính đến hiện nay, Popeyes đã sở hữu hơn 2.500 nhà hàng tại 30 quốc gia. Trong đó, Việt Nam là quốc gia thứ 27. Và hiện có 24 cửa hàng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Chi phí nhượng quyền gà rán Popeyes: 383.500 USD – 2.620.800 USD.
cửa hàng popeyes
đồ ăn tại popeyes

6.6. Thương hiệu Chicken Food

Gà rán Chicken Food là thương hiệu của Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Chicken Food. Menu tại đây rất đa dạng với các siêu phẩm như gà sốt phô mai, sốt chua ngọt, tiêu đen,… Nhượng quyền gà rán Chicken Food, bạn sẽ được cung cấp nguyên liệu độc quyền cùng công thức bí mật. Ngoài ra, thương hiệu này còn phát triển các sản phẩm chất lượng cao, theo quy trình khép kín và dựa trên khẩu vị của người tiêu dùng. Thêm nữa, các nhà hàng còn có dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Do đó, đây cũng là một trong những thương hiệu nên nhượng quyền tại Việt Nam.
Chi phí nhượng quyền Chicken Food: 30 triệu – 35 triệu VNĐ.
gà rán chicken food cửa hàng chicken food

6.7. Thương hiệu Five Star

Five Star là thương hiệu gà rán không còn có xa lạ hiện nay. Chỉ với số vốn 15 triệu đồng, chúng ta đã có thể mở được quán mang thương hiệu gà rán này. Tùy mô hình mà có mức giá khác nhau. Chẳng hạn mô hình xe lưu động là 5 triệu đồng. Mô hình kiot chỉ 8 triệu. Thương hiệu này sẽ cung cấp nguyên liệu, dụng cụ, trang thiết bị,… Do đó, hầu như các bạn sẽ không phải lo gì quá nhiều. Bởi Five Star muốn đảm bảo sự đồng đều về chất lượng và chuẩn hóa sản phẩm. Hiện nay, Five Star đã có trên 700 cơ sở ở toàn quốc.

  • Giá nhượng quyền gà rán mô hình Ki-ốt: 27 triệu VNĐ.
  • Giá nhượng quyền gà rán mô hình Outlet: 32 triệu VNĐ.

gà rán fivestar cửa hàng five star
Trên đây là tất tần tật những thông tin về nhượng quyền gà rán mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng rằng, các doanh nghiệp nhượng quyền sẽ lựa chọn được mô hình phù hợp và kinh doanh thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục khởi nghiệp số.

Mô hình kinh doanh Phở Thìn – Chìa khóa thành công hơn 40 năm

mô hình kinh doanh của phở thìn

Mô hình kinh doanh Phở Thìn độc đáo và tiềm năng dựa trên sự gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại cùng tư duy vươn tầm thế giới

Gần đây, Phở Thìn Lò Đúc tạo tiếng vang lớn khi ký kết hợp đồng nhượng quyền với tổ chức thương mại quốc tế hàng đầu. Một tín hiệu đáng mừng cho hành trình đưa tinh hoa ẩm thực Việt Nam ra đấu trường ẩm thực toàn cầu. Sau 42 năm, Phở Thìn vẫn phát triển và có được những “cú hích” mạnh mẽ vào ngành F&B. Vậy đâu là những điểm sáng trong mô hình kinh doanh Phở Thìn? Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay thông qua bài viết dưới đây.

1. Đôi nét về Phở Thìn – Phở Thìn Lò Đúc

Phở Thìn Lò Đúc là thương hiệu phở nổi tiếng hàng đầu hiện nay do ông Nguyễn Trọng Thìn gây dựng. Và Phở Thìn Lò Đúc mang đến một hương vị không nơi đâu có được. Một trong những yếu tố làm nên thương hiệu có một không hai và đứng vững trên thị trường hiện nay chính là phở tái lăn độc quyền. Miếng thịt cháy xém, mềm ẩm, đậm vị được đảo thật nhanh trên chảo mỡ nóng già cùng tỏi, hành và gừng. Mùi thơm nức mũi cùng tiếng xì xèo càng kích thích vị giác thực khách.
Nước phở gia truyền được ông đúc kết và sáng tạo độc đáo. Sợi phở mềm mịn, thêm bò tái lăn, những cọng hành dài xanh mướt cùng nước dùng sôi già. Tất cả kết hợp tạo nên mùi thơm ngào ngạt cùng hương vị khó cưỡng. Sự kết tinh những nét tinh hoa bậc nhất của ẩm thực Việt Nam. Đặc biệt là từ một món ăn quốc hồn quốc túy từ xa xưa. Và đến nay, cùng những nét riêng ấn tượng của Phở Thìn khó ai có thể vượt qua. Nấu được một bát phở ngon vô cùng kỳ công và cần trau chuốt tỉ mỉ. Chưa kể, khi thưởng thức Phở Thìn, bạn sẽ thấy được sự say mê và tâm huyết đến tột độ của người nghệ nhân.
đôi nét về phở thìn

2. Hành trình phát triển của Phở Thìn – Những dấu mốc quan trọng

Sự phát triển của Phở Thìn Lò Đúc có thể chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (1979 – 2019) là thời điểm sáng lập Phở Thìn Lò Đúc. Ban đầu, nó chỉ là một cửa hàng nhỏ nằm trên góc phố cổ Hà Thành. Tuy nhiên, với hương vị khác biệt, món ăn này đã trở thành nét văn hoá đặc trưng của Hà Thành. Bởi vậy, người sáng lập, ông Nguyễn Đức Thìn luôn đau đáu mong muốn được lan tỏa và gìn giữ giá trị cho các thế hệ sau.
Giai đoạn 2 (2019 – 2021), đánh dấu sự phát triển, mở rộng sang nước ngoài. Lần đầu tiên, Phở Thìn Lò Đúc đặt chân tới xứ sở Phù Tang đầu năm 2019. Giai đoạn 3 (2021 đến nay), đánh dấu cột mốc chuyển mình theo hướng chuyên nghiệp hoá và vươn mình quốc tế.
Phở Thìn Lò Đúc: Thành công từ sợi dây gắn kết chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại

2.1. Kết nối truyền thống và hiện đại – Nút thắt nan giải

Thời đại hội nhập quốc tế ngày càng đòi hỏi những đổi mới. Nắm bắt và phát triển theo xu hướng chính là giải pháp hiệu quả để duy trì thành công. Tuy nhiên, nút thắt này lại mang đến những vấn đề nan giải mà rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Đặc biệt là các thương hiệu truyền thống. Một là phát triển không định hướng để rồi bão hoà và thất truyền. Hoặc duy trì tại vị nơi gốc gác, nhưng không thể vươn tầm và khẳng định vị thế. Bởi từ mô hình kinh doanh hay thành công đem đều là từ những “văn hóa” truyền thống mà họ phải cống hiến cả đời để xây dựng. Do đó, việc gìn giữ, duy trì và phát triển đã khó. Xây dựng và định hướng theo cái mới càng khó hơn. Vì vậy, vấn đề “tháo gỡ” gần như là không thể.

2.2. “Đúng người, đúng thời điểm” – Nghệ thuật gỡ nút

Trải qua quá trình vun đắp từ năm 1979, Phở Thìn Lò Đúc đã trải qua vô số những thăng trầm và khó khăn. Và đến hiện nay, trong thời đại mới với rất nhiều nền văn hóa du nhập. Khẩu vị người dùng cũng ngày càng khắt khe và đa dạng hơn. Do đó, chất lượng món ăn thơm ngon mới chỉ là yếu tố “cần”. Xây dựng, định vị và khẳng định giá trị thông qua câu chuyện thương hiệu mới chính là giải pháp hoàn hảo nhất cho một thương hiệu truyền thống. Đặc biệt là thương hiệu muốn định vị sâu đậm trong lòng thực khách.
Từ năm 2021, phở Thìn gây ấn tượng với hàng loạt bước chuyển mình quan trọng. Vậy, sự chuyển mình lịch sử này đến từ đâu? Đâu là chất xúc tác lịch sử mang ý nghĩa vô cùng quan trọng này? Rất nhiều cửa hàng nhượng quyền ra đời. Điển hình là cơ sở kiểu mẫu của thương hiệu với những thay đổi thú vị trong thiết kế cửa hàng. Sang trọng, chuyên nghiệp được đồng bộ đến từng chi tiết. Các bước định vị giá trị văn hóa chuyển mình đúng mực, khiêm tốn nhưng đảm bảo phát triển bền vững và trường tồn. Nếu như trước đó, Phở Thìn được biết đến nhờ sự khác biệt trong hương vị. Thì ngày nay, nghệ thuật định vị thương hiệu phở chính là yếu tố giúp thương hiệu tồn tại hơn 40 năm. Một nơi được kỳ vọng trong việc lưu giữ giá trị văn hóa của những người yêu phở Hà thành. Sợi dây kết nối giữa tinh hoa ẩm thực truyền thống và xu hướng thời đại chính là mấu chốt quan trọng để thành công.
hành trình phát triển phở thìn lò đúc

3. Phở Thìn Lò Đúc – Niềm tự hào tinh hoa ẩm thực Việt truyền thống

Là một thương hiệu phở hàng đầu trong nước, Phở Thìn đã ghi dấu ấn hơn 40 năm tại đất Việt. Thế nhưng, gần đây, Phở Thìn Lò Đúc đã gây tiếng vang lớn khi ký kết hàng loạt thương vụ hợp tác quốc tế. Đặc biệt là cùng các tổ chức lớn để đưa ẩm thực Việt Nam nâng tầm và vị thế trên toàn cầu.
phở thìn ký kết cùng tập đoàn lớn

3.1. Tiềm năng phát triển vài chục nhưng lựa chọn lược đi số 0 của hàng chục

Phở Thìn Lò Đúc được đánh giá ngày càng cao. Bên cạnh sự xuất sắc trong hương vị ngày càng đạt đến độ chín muồi. Hiện thương hiệu phở này còn có những bước phát triển ngoạn mục và nhanh chóng. Hàng hoạt cửa hàng được chuẩn hóa, hiện đại hóa trong khu vực và vươn tầm ra thế giới. Tuy tốc độ chuyển mình rất có chừng mực và chắc chắn. Mọi bước đi đều hằn dấu sự tỉ mỉ và trau chuốt tiệm cận tuyệt đối. Thay vì 30, 40 cửa hàng mỗi năm thì hiện Phở Thìn phát triển chỉ với 3 – 4 cửa hàng?
“Muốn mở nhiều, mở nhanh thì không khó, nhất là khi một thương hiệu đang trong điểm nổ của hiệu ứng cộng đồng. Nhưng vừa nổ, mà vẫn chậm chắc cho cái điểm nổ ấy kéo dài 10 – 20 năm hoặc hơn nữa, thay vì 1 – 2 năm như thường lệ mới là bài toán nan giải” Ông Đoàn Hải Trung – Giám đốc điều hành thương hiệu cũng là “truyền nhân” đưa Phở Thìn đến những bước tiến lịch sử chia sẻ. Chưa ai trong lĩnh vực ẩm thực truyền thống Việt Nam có thể giải bài toán này. Làm sao phát triển vừa nhanh, vừa chậm. Thế nhưng, phải thật tối ưu và nhịp nhàng để xứng đáng với giá trị bền vững mà một món nghề truyền thống Việt Nam xứng đáng có. Đó cũng chính là hành trình mà Phở Thìn sẽ đi tìm câu trả lời.

3.2. Dấu ấn lịch sử tại đấu trường ẩm thực quốc tế

Không đơn giản chỉ là “chậm mà chắc”. Cái “chắc” của Phở Thìn Lò Đúc mang một tầm vóc hoàn toàn khác. Tiền đề này giúp thương hiệu lọt vào mắt xanh của rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Đó là BVI Pharma (Úc), Changzhou Amec (Trung Quốc). Bởi vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng ẩm thực nước nhà sẽ vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

3.3. Chậm mà chắc với tầm vóc khác biệt

Mặc dù là thương hiệu giàu tiềm năng và phát triển rầm rộ. Thế nhưng Phở Thìn không ồ ạt, tràn lan. Để rồi bão hòa như một số thương hiệu hiện nay. Thay vào đó là sự “cầm chừng”, khẳng định tính bền vững trong phát triển chiến lược. Và Phở Thìn Lò Đúc đang định hướng thay đổi theo hướng ‘equilibrium point’ – cân bằng giữa cung và cầu. Sự chuyển mình mang chiều sâu văn hóa này chính là mẩu chuyện thú vị mà thương hiệu đang xây dựng. Vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Nhưng đây là dấu hiệu đáng mừng cho sự bùng nổ của ẩm thực đậm nét văn hóa Việt Nam với sắc vóc xứng tầm trên trường quốc tế.
phở thìn tinh hoa ẩm thực việtXem thêm: Chiến lược Marketing của ToCoToCo: Bí quyết tăng độ phủ

4. Chuyên nghiệp hoá món ăn truyền thống và vươn tầm thương hiệu quốc tế với mô hình kinh doanh Phở Thìn nhượng quyền

4.1. 13 Lò Đúc chỉ là gốc sản phẩm

Rời rạc, thiếu đồng bộ và chuẩn hóa là rủi ro mà các thương hiệu truyền thống dễ gặp phải. Điển hình là những vấn đề mà cửa hàng gốc số 13 Lò Đúc gặp phải. Chẳng hạn như quyết định chớp nhoáng và thiếu nghiên cứu nội bộ về chuyện tăng giá 90.000 đồng/bát phở. Hoặc các cửa hàng “nhái” do cháu ông Thìn dựng nên. Do đó, để phát triển bền vững, tình cảm và pháp lý là 2 yếu tố quan trọng cần xử lý khéo léo. Bởi vậy, dù là mô hình kinh doanh nào, Phở Thìn luôn được đặt được trọn vẹn cả “tâm” và “tầm”.
Lấy sản phẩm làm cốt lõi, việc tinh chỉnh bát phở năm xưa là điều cần thiết. Thay vì chút nước mỡ rưới lên được thực khách suýt xoa hưởng ứng. Hiện tại, con người ngày càng trú trọng đến sức khỏe nên sẽ có một số điều chỉnh nhẹ. Qua đó, đáp ứng khẩu vị và xu thế phát triển của xã hội hiện đại. 13 Lò Đúc chỉ là gốc sản phẩm. Còn thương hiệu đang được phát triển thì không phải tại đó. Và để đủ sức vươn ra tầm châu lục thì thay đổi một số yếu tố là điều không thể bỏ qua.

4.2. Xây dựng hệ thống quản lý vững chắc trước khi mở rộng

“Yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1.” “Thay vì 30-40 cửa hàng mỗi năm, chúng tôi chỉ mở 3-4 cửa hàng”. Trên đây là những chia sẻ thẳng thắn của ông Trung về vấn đề nhượng quyền. Thay vì mở rộng tràn lan, Phở Thìn tập trung xây dựng hệ thống khoa học và bền vững. Sự thành công của Phở Thìn Lò Đúc, bản chất là từ sản phẩm. Do đó, ngay cả người đứng đầu cơ sở nhượng quyền cũng cần phải đánh giá khắt khe và chi tiết. Trước tiên, phải có “tố chất và tình yêu với bát phở bò, yêu giá trị văn hoá mà chúng tôi đang hướng tới. Với tôi, yếu tố lợi nhuận chỉ là đi kèm, chứ không phải là ưu tiên số 1”. Ông Trung nhận định.
Ngoài ra, để kinh doanh F&B, cần nắm vững chu kỳ phát triển. Cụ thể hơn là sự quan tâm và nhu cầu trải nghiệm lớn tại thời điểm đầu cửa hàng khai trương chỉ kéo dài khoảng 3 tháng đầu. Bởi khách hàng có vô vàn lựa chọn tốt hơn. Chưa kể, một số thương hiệu vừa mở nhưng đã đóng chỉ trong vòng vài tháng. Do đó, mô hình kinh doanh và tư duy người chủ cần được xem xét thận trọng. Ngoài ra, để đảm bảo sự đồng bộ và hoạt động hiệu quả. Ông Trung chưa từng bỏ qua buổi lễ khai trương chi nhánh mới nào. Bởi ông cần xác định được các vấn đề gặp phải. Qua đó, nhằm xây dựng và phát triển đội quản lý chất lượng bài bản và lâu dài.
chuyên nghiệp hóa và vươn tầm thế giới

4.3. Những bước chân “vững chắc” đầu tiên ra thế giới

  • Hàn Quốc

Tháng 5/2009, sau 30 năm bán phở, ông Thìn lần đầu tiên xuất ngoại sang Hàn Quốc dạy nấu phở. Mọi nguyên liệu đều được ông mang sang xứ sở kim chi. Xào giòn, xào mềm, áp chảo nước, phở bò tái lăn là những món được ông biểu diễn. Và ông đã không khỏi ngạc nhiên khi người Hàn Quốc thưởng thức không còn một sợi phở. Dù được đánh giá là người rất tế nhị và cẩn trọng trong ăn uống.
Với thành công bất ngờ đó, sau khi tiếp nhận kỹ thuật nấu phở của ông, phía Hàn Quốc đã đề nghị ông hợp tác mở quán phở tại Seoul. Tuy nhiên, ông đã từ chối và tặng họ bí quyết nấu. Và coi nó như món quà tặng đặc biệt cho người lao động Hàn Quốc và người Việt Nam lao động tại Seoul.
phở thìn tại hàn quốc

  • Nhật Bản

10 năm sau, đầu tháng 3/2019, ông Thìn tiếp tục mang món ăn này đến với Tokyo, Nhật Bản. Tấm biển mô phỏng thương hiệu “Phở Thìn 13 Lò Đúc” xuất hiện với sự háo hức xen lẫn tự hào. Trong một chuyến công tác, Kenji Sumi đã bị ấn tượng ngay với món phở “có một không hai” này. Nó thôi thúc anh quyết định từ bỏ công việc mình đang làm để chuẩn bị mở quán phở Thìn tại quê hương. Và từ tháng 3-2019, phở Thìn đã bắt đầu được kinh doanh nhượng quyền tại Tokyo.
100 tô phở được bán hết sạch trong vòng 20 phút. Chưa kể, những ngày tiếp theo, số lượng được tăng lên gấp rưỡi nhưng cũng nhanh chóng hết sau một giờ. Hãng dãy dài người Nhật xếp hàng để chờ đợi được thưởng thức là sự kiện vô cùng đặc biệt. Giá cho một tô phở Thìn tại Tokyo là 840 yên (khoảng hơn 170.000 đồng) cho tô bình thường và 940 yên cho tô lớn.
Rất nhiều người thắc mắc tại sao Nhật Bản lại là quốc gia đầu tiên Phở Thìn lựa chọn để đánh dấu bước mở rộng thương hiệu toàn thế giới. Sở dĩ là do Nhật Bản là một quốc gia khó tính nhất nhì thế giới. Một khi đã chinh phục được thị trường này, Phở Thìn hoàn toàn có thể tự tin chinh phục được mọi quốc gia trên toàn thế giới.
phở thìn tái nhật

  • Trung Quốc

Vừa qua, Phở Thìn Lò Đúc đã ký kết hợp tác thành công cùng tập đoàn Changzhou Amec. “Gã khổng lồ” trong giới kinh doanh của Trung Quốc. Nó đầu tư đa ngành nghề và lĩnh vực trên toàn cầu cùng bề dày lịch sử 39 năm. Và F&B là lĩnh vực tiềm năng mà tổ chức luôn đánh giá cao và mong muốn phát triển bền vững. Sự quan tâm của các tổ chức thương mại quốc tế lớn như vậy đã giúp Phở Thìn một lần nữa khẳng định vị thế của mình.
Với tiềm năng vượt trội mà mô hình kinh doanh Phở Thìn mang lại. Đây chính là sự lựa chọn lý tưởng để mở rộng hệ sinh thái của tập đoàn trong lĩnh vực F&B. Từ đó, thực hiện tham vọng phủ sóng nhanh nhất và hiệu quả nhất đất nước tỷ dân này. Chưa kể, nó còn là sự song hành mang nhiều ý nghĩa văn hóa.
phở thìn tại trung quốcXem thêm: Phát triển Phúc Long: Thương hiệu thuần Việt và bước ngoặt lớn từ thương vụ “bạc tỷ”

5. Mô hình kinh doanh Phở Thìn: Chuyển mình thành công và những bài học đắt giá

5.1. Áp dụng công nghệ để phát triển nhanh và bền vững

Đứng trước sự phát triển hiện đại, ông Trung đã “tâm niệm cần tận dụng lợi thế công nghệ để quản lý”. Với những giải pháp công nghệ, doanh nghiệp sẽ có đủ thông tin và dữ liệu để xây dựng và thực thi những quyết sách phù hợp. Ngay từ những điểm bán đầu tiên, mô hình kinh doanh Phở Thìn đã được thay đổi. Từ hóa đơn, order, thanh toán, dòng tiền, vận hành,… đều được kiểm soát chặt chẽ và đúng nhất. Từ đó, giảm thiểu thất thoát hoặc sai món cũng như có cái nhìn trực quan hơn về tình hình kinh doanh các chi nhánh. Nhờ vậy, có thể vượt qua các rào cản truyền thống và giúp thương hiệu lớn mạnh hơn. Vị CEO này còn chia sẻ thêm: “Chuyển đổi số là cốt lõi, là xương sống quản lý của hệ thống. Ngoài chuẩn hoá các điểm bán trong thời gian tới, chúng tôi đã có kế hoạch cho việc xây dựng các chuỗi cung ứng, vì vậy áp dụng công nghệ trong quản lý là điều tất yếu”.

5.2. Duy trì chất lượng tại các cơ sở nhượng quyền

Khi nhượng quyền, chuyển giao công thức thôi là chưa đủ. Chỉ có niềm đam mê và tâm huyết thực sự mới có thể điều hành và phát triển thương hiệu này. Thay vì tăng thị phần, Phở Thìn hướng đến việc tạo ra một hệ thống quản lý vững chắc. Sau đó mới đến nhượng quyền. Do đó, kiểm tra kỹ càng đối tác nhượng quyền vô cùng cần thiết. Đồng thời, cung cấp hệ thống công nghệ quản lý bán hàng. Cũng như đào tạo bài bản và chuyên nghiệp đội ngũ nhân sự để đảm bảo chất lượng đồng nhất. Có thấy, dù bất kể mô hình kinh doanh nào, Phở Thìn vẫn luôn đặt chất lượng lên hàng đầu.

5.3. “Chu kỳ” thói quen tiêu dùng của khách hàng

Thông thường, chỉ sau một thời gian, thực khách sẽ quay về thưởng thức tại các quán quen. Khi thỏa mãn được sự tò mò, họ sẽ nhanh chán hơn. Và tâm lý chung này là điều đáng lo ngại của nhiều thương hiệu. Không phải của riêng Phở Thìn Lò Đúc. Thông thường, chu kỳ này sẽ diễn ra trong khoảng 3 tháng đầu. Sau đó vắng và bắt đầu quay trở lại trong khoảng 3-6 tháng sau. Đó là trong trường hợp họ không tìm được địa điểm tốt hơn. Do đó, Phở Thìn luôn tập trung phát triển sản phẩm để “giữ chân” khách hàng.
Công thức được đúc kết lại là: 3 tháng đầu rất đông. 3-6 tháng tiếp theo đạt 30-50% so với thời điểm ban đầu. Cuối cùng là trở lại như thời điểm khai trương sau 2 năm. Chưa kể, còn có một số quán phải đóng cửa sau vài tháng. Đặc trưng của ngành F&B là cần chu kỳ dài hơi và bền vững hơn chứ sẽ không lãi ngay. Với tầm nhìn dài hạn, Phở Thìn Lò Đúc luôn có những chiến lược phù hợp.

5.4. Lạm phát và câu chuyện Phở Thìn nhất quyết không tăng giá

Tệp khách hàng mà Phở Thìn hướng đến là những người có tầm nhìn và rất yêu Phở. Do đó, làm sao để làm hài lòng khách hàng nhất là điều thương hiệu luôn trăn trở. Ngoài ra, như đã nói ở trên, thương hiệu này hướng đến sự phát triển bền vững chứ không ngắn hạn. Chưa kể, câu chuyện lạm phát sẽ chỉ diễn ra trong vòng 6 tháng tới 1 năm. Do đó, nó không ảnh hưởng đến bài toán dài hạn được đề cập trước đó. Và phát triển một thương hiệu có gốc không thể thiếu bài toán này.
chuyển mình và những bài hoc

6. Phở Thìn Lò Đúc sẽ phát triển ra sao trong 10 năm tới?

Trong 10 năm tới, Phở Thìn Lò Đúc muốn tập trung phát triển và mở rộng tại thị trường quốc tế. Qua đó, khẳng định vị thế và lan tỏa văn hóa ẩm thực truyền thống tới bạn bè quốc tế. Các điểm bán mở mới tại Việt Nam mang tính chất giao lưu, kết nối. Mục tiêu 1 cửa hàng lớn ở mỗi tỉnh thành để đáp ứng nhu cầu khách địa phương. Ngoài phát triển tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc với mục tiêu mở 100 điểm bán hàng mới. Phở Thìn đang dần tiến tới thị trường Australia khi sắp khai trương cửa hàng đầu tiên. Đồng thời, hướng tới việc phát triển Head Office tại quốc gia này trong năm 2021.
Ngoài ra, còn đặt ra mục tiêu thành công tạo chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2025. Thương hiệu sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên liệu để đảm bảo chất lượng được đồng bộ tuyệt đối. Ngoài ra, ông Thìn còn khát khao muốn nâng tầm Phở thìn trở thành di sản văn hóa Hà Nội. Dù không gian ngày càng hiện đại, mới mẻ nhưng đây vẫn là thức quà mà ông dành trọn cho người yêu phở. Đó là những gì tinh túy, đậm chất hồn phở, hồn Việt nhất.
ông chủ phở thìn và khát khao đưa phở thìn thành di sản văn hóa của hà nội

7. Tạm kết

Phở Thìn gây thiện cảm lớn khi luôn muốn món ăn Việt Nam, đặc biệt là các món truyền thống được định vị xứng đáng với giá trị thực. Nhất là trong mắt bạn bè quốc tế. “Nếu coi F&B là một bước đi lâu dài, hãy làm ẩm thực bằng cả cái tâm, bằng tình yêu với món ăn đó, chứ đừng làm vì mục đích thương mại”. Đây cũng chính là giá trị cốt lõi làm kim chỉ nam giúp Phở Thìn tồn tại, phát triển và dẫn đầu suốt 4 thập kỷ. Nhắc đến phở, nhắc đến Việt Nam là nhớ ngay đến Phở Thìn. Hy vọng rằng, case study điển hình về mô hình kinh doanh Phở Thìn sẽ mang đến nhiều giá trị cho các doanh nghiệp đã, đang và sẽ kinh doanh, đặc biệt là ngành F&B. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục case study.