Món Huế phá sản: Bài học quản lý và vận hành chuỗi

Date:

Từng thành công rực rỡ, Món Huế phá sản trở thành vụ bê bối của ngành F&B và để lại bài học đắt giá trong việc mở rộng và quản lý chuỗi

Huy Việt Nam với hàng loạt thương hiệu đáng mơ ước như Phở Hùng, Món Huế đã chính thức “sập tiệm”. Hôm nay, hãy cùng Nhà Hàng Số nhìn lại phi vụ Món Huế phá sản. Một phi vụ khiến giới báo chí tốn biết bao giấy mực đã xảy ra như thế nào. Nguyên nhân bên trong là gì? Bài viết này sẽ giải đáp tất cả.

1. Tổng quan thị trường F&B tại thời điểm Món Huế phá sản

Món Huế phá sản vào cuối năm 2019. Để nhìn một cách toàn cảnh về thương vụ này, trước tiên, cần nhìn nhận những tác động của thị trường tại thời điểm đó.

Năm 2019 là một năm khởi sắc với kinh tế Việt Nam, trước khi đại dịch bùng nổ vào thời điểm cuối năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 6,8%/ năm. Doanh thu từ thị trường F&B tại Việt Nam trong năm 2019 chạm mốc 200 tỷ USD. Con số này tăng 34,3% so với số liệu của năm 2018. Và dự kiến đến năm 2023, doanh thu của ngành này có thể tăng gấp đôi lên xấp xỉ 408 tỷ USD. Cùng với dân số thuộc tầng lớp trung lưu gia tăng, ước tính đạt quy mô 45 triệu vào năm 2025. Điều này khiến cho thị trường F&B tiếp tục trở thành một “miếng bánh” hấp dẫn nhà đầu tư.

dung lượng thị trường f&b việt nam giai đoạn 2018-2024

Doanh thu thị trường F&B Việt Nam giai đoạn 2018 –  2024 (nguồn: BMI, Euromonitor PHFM collect).

Xu hướng của người tiêu dùng càng ngày càng quan tâm đến chất lượng và hương vị. Giá đã không còn là yếu tố quan trọng nhất thúc đẩy hành vi của người tiêu dùng.

Như vậy, có thể thấy rằng trước thời điểm thương hiệu Món Huế bị phá sản, tiềm năng của thị trường là rất lớn. Chính vì vậy có thể loại trừ những nguyên nhân đến từ ngoại cảnh khiến thương hiệu này “sập tiệm”.

2. Tổng quan về thương hiệu Món Huế

Món Huế có tên đầy đủ là Công ty TNHH Nhà hàng món Huế. Công ty thuộc sở hữu của Công ty TNHH chế biến thực phẩm Huy Việt Nam. Công ty mẹ của Món Huế là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Món Huế được phát triển theo mô hình chuỗi nhà hàng. Về cơ cấu cổ đông của Món Huế: Công ty TNHH Chế biến thực phẩm Huy Việt Nam chiếm 3,3%; Huy Việt Nam Group Limited trụ sở đảo Cayman, Bắc Ireland chiếm 61% và Huy Viet Nam trụ sở Hồng Kông chiếm 35,6%.

nhà hàng món huế

Nhà hàng Món Huế.

Công ty Huy Việt Nam sở hữu 3 thương hiệu: Phở Ông Hùng (miền Bắc), Món Huế (miền Trung) và Cơm Express (miền Nam). Thương hiệu Món Huế là thương hiệu đầu tiên được đi vào hoạt động. Tháng 1/2007, nhà hàng đầu tiên của Món Huế được khai trương và đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Món Huế được định vị là nhà hàng “đặc trưng ẩm thực Huế”. Thương hiệu được xây dựng theo mô hình chuỗi nhà hàng ăn tại chỗ. Thực đơn Món Huế có đến 60 món khác nhau. Phân khúc khách hàng mục tiêu của Món Huế là nhóm khác hàng thu nhập trung bình. Định vị là món ăn vừa túi tiền nhưng “nổi trội về hương vị”.

Trước khi Món Huế phá sản, đây là một thương hiệu hấp dẫn các nhà đầu tư.

3. Món Huế: Thời kỳ huy hoàng trước khi phá sản

Năm 2013, Huy Việt Nam bắt đầu huy động vốn. Số tiền kêu gọi đầu tiền là 3 triệu USD. Hai năm sau đó, công ty hoàn tất vòng gọi vốn series C với 15 triệu USD (tương đương hơn 300 tỷ đồng). Quỹ Templeton Strategic Emerging Markets Fund IV do nhà đầu tư nổi tiếng người Mỹ, Mark Mobius quản lý đã xuống tiền trong thương vụ này. Thời điểm đó ông từng khẳng định “sẽ rót thêm vốn bất cứ khi nào công ty này cần”.

mark mobius với huy nhật hợp tác

Mark Mobius với Huy Nhật hợp tác

Sau ba lần gọi vốn, Huy Việt Nam đã huy động được 65 triệu USD. Tại thời điểm đó, Huy Việt Nam nhanh chóng trở thành một cái tên đáng gờm trong thị trường ẩm thực. Ba thương hiệu thuộc sở hữu công ty nhanh chóng tăng quy mô lên gấp 7 lần. Từ số lượng 11 cửa hàng vào năm 2014, đến cuối 2015 đã đạt 110 cửa hàng.

Trước khi Món Huế phá sản vào năm 2019, đây từng là một thương hiệu đáng mơ ước với nhiều người kinh doanh F&B. Năm 2016, Huy Việt Nam tiếp tục khiến thị trường xôn xao khi FinanceAsia cho biết, công ty này đã có kế hoạch niêm yết trên sàn chứng khoán Hong Kong. Hành động này nhằm mục đích đưa cổ phiếu ra thị trường quốc tế. Đông thời, Huy Việt Nam muốn huy động thêm 100 triệu USD để mở rộng lĩnh vực kinh doanh.

4. Món Huế phá sản: Vụ bê bối của ngành F&B

Trên thực tế, trước vụ bê bối năm 2019, Huy Việt Nam từng vướng vào nhiều cáo buộc.

Năm 2012, Huy Vietnam trụ sở Hong Kong bị tố là nợ tiền các nhà cung cấp đến hàng chục tỷ đồng. Thời điểm đó, Huy Vietnam Group tại Cayman đang là cổ đông chi phối chuỗi nhà hàng Món Huế.

Năm 2014, chuỗi nhà hàng Phở Hùng tại TP.HCM đã tố Huy Việt Nam ăn cắp thương hiệu và bộ nhận diện. Vụ kiện này đã kéo dài đến tận thời điểm Món Huế phá sản, kéo theo sự sụp đổ của các thương hiệu khác.

Và đến 2019, Món Huế bị tố nợ tiền từ hàng trăm nhà cung cấp. Ông Huy Nhật – chủ chuỗi Nhà Hàng Món Huế cũng “lặn mất tăm”.  Các nhà hàng Món Huế đều âm thầm đóng cửa. Tính từ đầu năm 2019, Món Huế đã không trả công nợ cho nhiều nhà cung cấp. Và đến ngày 3/10/2019, đại diện pháp luật của Món Huế, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh thông báo rằng công ty không có khả năng thanh toán công nợ.

Hơn 1000 nhân viên bị nợ lương. Cùng với đó, nhà cung cấp bị nợ tiền và nhà đầu tư bị “lừa” trắng trợn. Món Huế đã tạo nên một vụ bê bối cho ngành F&B Việt Nam tại thời điểm đó.

nhà hàng món huế bị kiện

5. Món Huế phá sản: Mô hình kinh doanh không phù hợp

Bản thân nhà hàng Món Huế là nhà hàng ẩm thực đặc trưng Huế. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình kinh doanh chuỗi đối với loại hình này tiềm ẩn cực kỳ nhiều rủi ro. Shark Phạm Thanh Hưng, Phó chủ tịch tập đoàn Cen Group từng nhận định.

“Giá trị của sản phẩm cốt lõi, trong đó có giá trị hữu hình là món và giá trị tinh thần là tinh thần, cốt cách của người Huế truyền đạt vào trong món ăn không còn giữ được. Một vấn đề nữa là bản thân các món ăn mang tính địa phương, dân tộc, cổ truyền thực sự rất khó nhân rộng ở quy mô chuỗi”.

shark phạm thanh hưng phó chủ tịch tập đoàn cen group

Shark Phạm Thanh Hưng – Phó Chủ tịch Tập đoàn Cen Group (nguồn: Shark Tank Việt Nam).

Bước đầu tiên trong việc xác định mô hình kinh doanh đã tiềm ẩn nhiều vấn đề. Chính vì vậy, không ít chuyên gia cho rằng việc Món Huế “sập tiệm” là điều có thể nhìn thấy được khi nhân rộng mô hình chuỗi. Nhân bản chuỗi khiến chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Nhiều thực khách cho rằng, món ăn của Món Huế không có gì quá đặc sắc. Nhưng về giá là cao hơn các mô hình mới nổi.

nhà hàng món huế phá sản

6. “Gót chân Asin” khiến Món Huế phá sản: Chi phí bán hàng quá cao

Sau khi nhận được đầu tư gần 70 tỷ đồng, Món Huế đã có sự tăng trưởng quy mô đến chóng mặt. Tuy nhiên, sự tăng trưởng về số lượng lại không đi cùng với sự tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận. Năm 2016, mức lợi nhuận đạt gần 300 triệu đồng. Thế nhưng đến 2017, công ty báo cáo lỗ 54 tỷ đồng và tiếp tục báo lỗ 50 tỷ đồng vào 2018. Và đến cuối năm 201, báo cáo tài chính ghi nhận lỗ lũy kế lên đến 107 tỷ đồng và tổng tài sản ở mức hơn 750 tỷ đồng.

Xét về biên lợi nhuận gộp, chuỗi nhà hàng đạt mực 65 – 68%. Conn số này tương đồng với một số chuỗi nhà hàng lớn. Nghĩa là bình quân cứ 10 đồng doanh thu sẽ mang về 7 đồng lợi nhuận gộp.

7. Món Huế phá sản do nhà sáng lập mất động lực vì mất tỷ lệ cổ phần

Thoái vốn bằng cách bán lại cổ phần là một trong những hình thức phổ biến ở Startup Việt Nam (báo cáo từ một quỹ đầu tư Singapore). Hình thức thoái vốn này để lại nhiều hậu quả đối với doanh nghiệp.

nhà hàng món huế đóng cửa
Xem thêm: Tại sao Phở 24 thất bại? Bài học quản lý chuỗi đắt giá

Theo Shark Phạm Thanh Hưng, việc thay đổi cơ cấu chủ sở hữu đã khiến Món Huế mất đi bản chất ban đầu. Bản chất Món Huế là chuỗi khó có thể tự vận hành, tức là phải phụ thuộc nhiều vào con người. Chính vì vậy, khi nhà sáng lập không còn nhiều cổ phần, họ bị mất động lực. Trường hợp Món Huế, các nhà đầu tư tài chính chiếm tới 75% cổ phần.

“Tôi nghe nói hiện nay các nhà đầu tư tài chính thuần túy của Món Huế đang chiếm tới 90% cổ phần, còn 10% thì động lực của người vận hành không còn nữa. Các anh đầu tư tài chính đến mà quản lý, vận hành, chúng tôi chỉ làm được thế thôi, founder không còn quyền lợi gắn kết nữa. Tôi nghĩ đó là nguyên nhân sâu xa nhất”. Shark Phạm Thanh Hưng chia sẻ.

8. Góc khuất trong quản trị dòng tiền của Món Huế

Dưới góc độ tài chính, những bất thường trong quản trị dòng tiền là nguyên nhân khiến Món Huế phá sản. Báo cáo tài chính năm 2018 cho thấy dòng tiền chảy vào Món Huế đạt mức 781 tỷ đồng.

Món Huế “bội chi” bất thường. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, dòng tiền chi ra cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ lên đến 302 tỷ đồng. Con số này là 6,8 tỷ đồng vào năm 2016. Trong khi đó doanh thu không hề tăng trưởng. Tài sản cố định tăng vọt lên 94 tỷ đồng từ con số 35 tỷ đồng vào 2016. Chi phí xây dựng dở dang lên đến 61 tỷ đồng. Mức chi tăng vọt lên mức 819 tỷ đồng.

cấu trúc tài sản ngắn hạn của món huế 2016-2017

Cấu trúc tài sản ngắn hạn của Món Huế năm 2016 – 2017 (nguồn: tạp chí Kinh Tế Sài Gòn Online).

Cấu trúc tài sản của Món Huế cũng vô cùng bất thường. Các khoản thu nội bộ ngắn hạn lên đến 475 tỷ đồng vào 2017, chiếm 60% tổng quy mô tài sản. Năm 2018, con số này tăng lên 341 tỷ đồng, chiến 45% tổng quy mô tài sản. Các nhà đầu tư Hong Kong cho biết khoản này đã được chuyển cho Huy Nhật.

Dù được bơm thêm vốn, mở rộng quy mô kinh doanh nhưng doanh thu 2017 của chuỗi nhà hàng Món Huế lại giảm gần 6,7%. Những khoản “bạo chi” đã khiến ông Huy Nhật, bà Ngô Thị Mỹ Hạnh và ông Nguyễn Minh Bửu bị cáo buộc là lợi dụng quyền quản lý để làm thất thoát tài sản Món Huế, gây tổn hại cho nhà đầu tư và những người liên quan.

9. Tạm kết

Phi vụ Món Huế phá sản đã kéo theo một loạt các thương hiệu khác thuộc Huy Việt Nam sụp đổ. Có thể nói đây là một trong những vụ bê bối của ngành F&B Việt Nam. Sự thất bại của Món Huế mang lại nhiều bài học lớn về việc quản lý và vận hành chuỗi. Cùng với đó, bài học về việc quản trị dòng tiền, minh bạch tài chính cũng được đặt ra. Sự “mập mờ” trong tài chính có thể giết chết một doanh nghiệp.

Sự gian dối trong báo cáo tài chính đã khiến các nhà đầu tư thiên thần của Món Huế “gãy cánh”. Với nhiều startup F&B, Món Huế phá sản là một  “tấm gương” sáng để có thể rút ra được những kinh nghiệm trong việc quản lý và duy trì chất lượng sản phẩm. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ mang lại cho bạn thật nhiều những thông tin thú vị xoay quanh các doanh nghiệp F&B trên thị trường!

5/5 - (4 bình chọn)
Giang Đinh
Giang Đinh
Là một người có niềm yêu thích đặc biệt với lĩnh vực F&B, Giang Đinh đã dành trọn thời gian của mình để nghiên cứu về các doanh nghiệp, về các con số, cũng như những case study thuộc lĩnh vực này. Hiện tại, Giang đang giữ vai trò là một Freelance Writer cho nhiều dự án khác nhau chuyên về lĩnh vực F&B.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...