Tại sao Phở 24 thất bại? Bài học quản lý chuỗi đắt giá

Date:

Từng là chuỗi nhà hàng phở thành công nhất Việt Nam tuy nhiên hiện nay Phở 24 đã dần vắng bóng trên thị trường. Tại sao Phở 24 thất bại? Phải chăng nguyên nhân chỉ do lựa chọn mô hình kinh doanh sai? Nhà hàng số sẽ cùng bạn giải đáp tất cả!

1.Tổng quan về thương hiệu Phở 24

Để trả lời cho câu hỏi tại sao Phở 24 thất bại, đầu tiên hãy cùng Nhà hàng số điểm qua những thông tin đáng chú ý về thương hiệu này.
Phở 24 là chuỗi nhà hàng nhượng quyền chuyên về Phở ra đời năm 2003. Chủ sở hữu Phở 24 là ông Lý Quí Trung và tập đoàn Nam An Group.
Ông Lý Quý Trung cũng là một nhân vật đáng chú ý trong giới kinh doanh Việt Nam. Trước khi sáng lập Phở 24 ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các tập đoàn lớn. Và ông cũng là một trong những người tiên phong đưa mô hình nhượng quyền thương mại vào nước ta. Nam An Group là tập đoàn thực phẩm lớn tại Việt Nam trong lĩnh vực bán lẻ và bán sỉ. Chủ yếu chuyên nhập khẩu và phân phối những nhãn hiệu mỹ phẩm nổi tiếng và thiết bị nhà hàng..

chân dung ông chủ phở 24Chân dung ông Lý Quí Trung – nhà sáng lập Phở 24 

Cái tên “Phở 24” được ra đời với nhiều ý nghĩa: 24 gia vị nấu nước dùng; nước dùng ninh trong 24 tiếng; và 24/24 giờ mở cửa phục vụ. Phở 24 tạo nét riêng với việc biến tô phở bình dân thành món ăn sang trọng trong nhà hàng. Nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và quá trình chế biến đảm bảo vệ sinh, phong cách phục vụ chuyên nghiệp.

2.Thời kỳ huy hoàng của Phở 24

  • Tháng 6 năm 2003, Phở 24 ra mắt thị trường với cửa hàng đầu tiên ở Quận 1, TPHCM. Đây là cửa hàng phở đầu tiên tại Việt Nam chú trọng tới thiết kế bên trong cửa hàng, không gian và phục vụ chuyên nghiệp.
  • Cuối năm 2004, Phở 24 mở chi cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội.
  • Năm 2005, Phở 24 bắt đầu mô hình nhượng quyền thương mại. Hàng loạt các cửa hàng nhượng quyền xuất hiện ở nhiều thành phố lớn như: TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng,…
  • Tháng 6/2005, khởi đầu chiến lược mang mô hình kinh doanh thành công của Phở 24 ra thế giới. Cửa hàng nhượng quyền đầu tiên tại nước ngoài được khai trương tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Không lâu sau, tháng 6/2006 cửa hàng nhượng quyền nước ngoài thứ hai được mở tại Manila, Philippines.

phở 24 ở manila

Cửa hàng Phở 24 tại Manila, Philippines

  • Tháng 9/2006, Phở 24 nhận đầu tư 3 triệu USD từ VinaCapital. Đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc quản lý công ty,chuyển từ cách quản trị theo kiểu gia đình sang phương pháp quản trị chuyên nghiệp.
  • Cuối năm 2009, số lượng cửa hàng mang thương hiệu Phở 24 đạt mốc 70 cửa hàng. Trong đó bao gồm hơn 50 cửa hàng tại Việt Nam và 15 cửa hàng tại nước ngoài. Phở 24 tiếp tục mở rộng đến các thị trường mới như Hồng Kông, Macau, Campuchia, Hàn Quốc, Anh, Úc.
  • Năm 2011, Phở 24 hợp tác cùng Seven&I Food Systems – một trong những tập đoàn mạnh nhất Nhật Bản trong ngành bán lẻ và kinh doanh nhà hàng. Cuộc hợp tác này nhằm đưa Phở 24 tới thị trường Nhật Bản.

3.Thương vụ bán mình và tình hình hiện tại của Phở 24

3.1 Thương vụ bất ngờ

Tháng 11/2011 ông Lý Quí Trung bất ngờ chuyển nhượng 100% cổ phần cho Công ty Việt Thái. Giá trị thương vụ lên đến con số 20 triệu USD.
Lý giải nguyên nhân của thương vụ này, một số chuyên gia cho rằng, Phở 24 đã có dấu hiệu đi xuống do những lỗ hổng trong chiến lược kinh doanh. Những dấu hiệu trong giai đoạn này là yếu tố quan trọng để giải thích tại sao Phở 24 thất bại.
Về phía chủ sở hữu, ông Lý Quí Trung lại đưa ra nguyên nhân khác. Ông khẳng định Phở 24 vẫn kinh doanh ổn định khi được chuyển nhượng. Việc đưa đến quyết định trên, là do những khó khăn về tài chính do mở rộng nhanh chóng cùng với kỳ hạn thoái vốn của VinaCapital. Để Phở 24 tiếp tục phát triển cần vốn rất lớn nên ông Trung không đủ khả năng “gồng gánh”. Ông Trung tin tưởng công ty Việt Thái – một công ty của người Việt sẽ tiếp tục sứ mệnh đưa phở Việt ra thế giới.

david thái ông chủ mới phở 24

Ông David Thái – ông chủ mới của Phở 24

Tuy nhiên, sau đó công ty Việt Thái đã bán 50% cổ phần Phở 24 cho Tập đoàn Jollibee (Philippines). 50% cổ phần của thương hiệu Phở 24 được chuyển nhượng với giá 25 triệu USD. Hiện nay, Phở 24 chính thức thuộc về Tập đoàn JolliBee và công ty Việt Thái Quốc Tế. Mỗi bên sở hữu 50% cổ phần.

3.2 Tình hình hiện tại của Phở 24

Phi vụ chuyển nhượng được kỳ vọng sẽ là cú hích thúc đẩy Phở 24 tiếp tục phát triển. Dưới sự quản lý của hai ông lớn ngành F&B, Phở 24 liên tục mở các cửa hàng mới. Mô hình hoạt động cũng được cải thiện để đem đến chất lượng phục vụ tốt hơn. Menu cũng được mở rộng những món mới như xôi, bánh mì, cơm tấm,…

menu phở 24Menu của Phở 24 hiện tại đã đa dạng hơn

Ông David Thái, chủ Tập đoàn Việt Thái Quốc Tế từng khẳng định: “Phở 24 sẽ tiếp tục mở rộng mô hình kinh doanh bằng việc khai trương nhiều cửa hàng mới tại các thành phố lớn… Phấn đấu sẽ đạt 1.000 cửa hàng trong tương lai”.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, Phở 24 chỉ còn 14 cửa hàng, tập trung chủ yếu ở TPHCM. Các thành phố lớn khác đều vắng bóng chuỗi phở đình đám một thời. Kết quả này thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đặt ra trước đó.
Ở các thị trường quốc tế, Phở 24 trở lại thị trường Indonesia và Philippines. Với 6 cửa hàng mở mới, trung bình mỗi năm chuỗi cửa hàng bán ra 5 triệu tô phở.
Doanh thu của Phở 24 tăng liên tục trong giai đoạn năm 2017-2019. Năm 2019, Phở 24 đạt doanh thu 119 tỷ đồng, tăng 48% so với năm trước đó. Trái ngược với tăng trưởng về doanh thu, Phở 24 liên tục báo lỗ hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Cụ thể, năm 2016, công ty báo lỗ 17 tỷ đồng. Trong ba năm tiếp theo, số lỗ ngày càng tăng thêm, lần lượt là 20 tỷ đồng năm 2017, 30 tỷ đồng năm 2018 và tới năm 2019 là 33 tỷ đồng.

tình hình kinh doanh của phở 24

4.Tại sao phở 24 thất bại

4.1 Mô hình kinh doanh không phù hợp

Phở 24 lựa chọn phát triển mô hình kinh doanh nhượng quyền. Đây là một hình thức khá phổ biến trong ngành F&B. Rất nhiều doanh nghiệp đang áp dụng mô hình này để nhanh chóng mở rộng. Tuy nhiên mô hình nhượng quyền cũng có nhược điểm chí mạng.
Ông Nguyễn Cao Trí, một chuyên gia lâu năm trong ngành nhà hàng tại Việt Nam,chia sẻ: “Đúng là nhượng quyền thương hiệu giúp giảm gánh nặng chi phí mở cửa hàng và giúp thương hiệu phát triển nhanh hơn, tuy nhiên đi kèm nó là bài toán quản trị. Chi phí phục vụ cho việc quản lý, giám sát hoạt động các chuỗi cửa hàng sẽ tăng lên đáng kể.”
Với Phở 24, sản phẩm chính là phở thì yêu cầu về việc đảm bảo chất lượng tương đồng trên toàn hệ thống lại càng khó khăn hơn. Phở là một món ăn đòi hỏi sự tỉ mỉ, tinh tế, được chế biến từ rất nhiều nguyên liệu. Chỉ một sự thay đổi nhỏ trong quá trình chế biến cũng có thể làm giảm chất lượng sản phẩm.

phở 24 mô hình kinh doanh sai

Ngoài ra Phở 24 định vị là thương hiệu sang trọng với phong cách phục vụ chuyên nghiệp. Đòi hỏi quy trình phục vụ, đào tạo nhân viên chuẩn mực, kiểm tra giám sát thường xuyên.
Điều này dẫn đến việc tốn nhiều chi phí, công sức để quản lý các cửa hàng trong hệ thống. Đây là hai yếu tố chính dẫn tới nguyên nhân tại sao Phở 24 thất bại với mô hình nhượng quyền.

Xem thêm: Món Huế phá sản: Bài học quản lý và vận hành chuỗi

4.2 Trục trặc trong vấn đề quản lý chuỗi

Một yếu tố khác lý giải tại sao Phở 24 thất bại là do trục trặc trong quản lý chuỗi. Với mô hình nhượng quyền việc đảm bảo sự đồng bộ chất lượng trên toàn hệ thống là bắt buộc. Nhưng với tốc độ mở rộng quá nhanh, Phở 24 đã không thể kiểm soát được hệ thống của mình. Khiến cho sai sót về chất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ xảy ra ở một số cửa hàng. Tuy chỉ sai sót ở một số cửa hàng nhưng việc này đã ảnh hưởng đến danh tiếng của toàn hệ thống.

phở 24 trục trặc quản lýNhững đánh giá không tốt về chất lượng phục vụ ở cửa hàng phở 24

Chính ông Lý Quí Trung – nhà sáng lập Phở 24 cũng từng phát biểu rằng “tất cả các cửa hàng nhượng quyền trong cùng một hệ thống giống như một đoàn quân… chỉ cần một chiến sĩ quay lưng, bất tuân lệnh cũng có thể làm cho cả đoàn quân hoang mang, tan rã”.

4.3 Chi phí hoạt động cao dẫn đến thiếu hụt tài chính

Phở 24 nhắm vào phân khúc thị trường cao cấp. Do đó mỗi cửa hàng đều có mặt bằng đẹp, không gian sang trọng. Cùng với đó là sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao. Để đảm bảo chất lượng phục vụ cửa hàng cũng cần có số lượng nhân viên đông đảo.

không gian phở 24

Không gian tại cửa hàng Phở 24

Thêm vào đó để thúc đẩy hoạt động nhượng quyền, Phở 24 đã phải linh động, điều chỉnh để phù hợp với thị trường. Thay vì chỉ nhượng quyền đơn thuần, Phở 24 sẽ đầu tư cùng đối tác ít nhất 30%. Do đó chi phí cần thiết để duy trì hoạt động của thương hiệu là là khá cao.
Phở 24 có chi phí hoạt động cao kết hợp cùng việc mở rộng quá nhanh khi chưa ổn định. Điều này đã tạo nên gánh nặng lớn khiến doanh nghiệp dễ tổn thương trước các biến động về tài chính. Đây là nguyên nhân tại sao Phở 24 thất bại và không thể tiếp tục phát triển khi VinaCapital thoái vốn.

4.4 Thiếu lợi thế cạnh tranh

Phở 24 gây ấn tượng bởi sự sạch sẽ, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, cơ sở vật chất tốt. Đây là những yếu tố mà các quán phở bình dân chưa làm được. Tuy nhiên lợi thế cạnh tranh này chỉ có thể thu hút khách hàng trong thời gian đầu nhưng lại chưa đủ để giữ chân khách hàng.
Khi so sánh giữa một quán phở lâu đời ở địa phương và một cửa hàng phở thuộc chuỗi nhượng quyền. Có thể thấy quán phở địa phương có lợi thế cạnh tranh mạnh hơn hẳn.
Đầu tiên về hương vị, Phở 24 sẽ áp dụng một hương vị đại trà được sử dụng cho toàn bộ hệ thống. Điều này không có nghĩa là Phở 24 không ngon. Nhưng sẽ dễ bị lấn át hương vị đã được điều chỉnh qua hàng chục năm cho phù hợp với khẩu vị của người dân của các quán phở địa phương địa phương.

lợi thế cạnh tranh phở 24

Giá cả cũng không phải lợi thế của Phở 24. Vì giá của một bát Phở 24 thường cao hơn từ 1.5-2 lần so với phở bình dân rất nhiều. Về dịch vụ dù Phở 24 có chất lượng phục vụ tốt hơn các quán phở bình dân. Tuy nhiên do quản lý không tốt dẫn đến chất lượng dịch vụ không đồng đều giữa các cửa hàng. Nhìn chung, Phở 24 chưa có đặc điểm nổi trội khiến khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu.

5. Tạm kết

Lựa chọn sai mô hình kinh doanh, thiếu khả năng quản lý, gánh nặng tài chính và lợi thế cạnh tranh không bền vững là bốn nguyên nhân chính lý giải tại sao Phở 24 thất bại. Tuy không còn thành công như quá khứ nhưng Phở 24 vẫn là một ví dụ điển hình về kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Những thành công và hạn chế của mô hình này là bài học kinh nghiệm quý giá cho các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng. Đừng quên ghé qua chuyên mục Case Study tại Nhà hàng số để tìm hiểu thêm về những thông tin đáng chú ý về các doanh nghiệp trong ngành F&B.

5/5 - (6 bình chọn)
Hải Vân
Hải Vân
Là một người đam mê nghiên cứu về lĩnh vực Marketing và Truyền thông. Hiện nay Hải Vân đang giữ vai trò Content Writer tại Nhà hàng số.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ...

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo...

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp...

Chiến lược marketing của Acecook – Thương hiệu quốc dân đầy tín nhiệm

Chiến lược marketing của Acecook, thương hiệu mỳ quốc...