Home Blog Page 2

Bí kíp lựa chọn các loại ly trong quán cafe phù hợp

các loại ly trong quán cafe

Các loại ly trong quán cafe bao gồm những loại nào? Khám phá các loại ly trong quán cafe đẹp và độc đáo nhất

Trong các quán cafe hiện nay, có đa dạng các loại ly, từ kích thước, kiểu dáng đến công dụng riêng biệt. Nếu bạn đang có ý định mở quán cafe, nhưng gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại ly phù hợp. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Hàng Số nhé!

1. Tại sao cần lựa chọn các loại ly trong quán cafe?

Là vật dụng đặc biệt quan trọng đối với mọi cửa hàng kinh doanh đồ uống. Các loại ly thường được lựa chọn rất kỹ lưỡng, hướng đến sự phù hợp cũng như mang lại hiệu quả cho tiệm đồ uống. Thường, mỗi loại đồ uống khác nhau được sử dụng một loại ly khác nhau.
Khác với những cửa hàng kinh doanh đồ uống khác, quán cafe thường sử dụng khá nhiều loại ly, với tính chất về nhiệt độ của đồ uống. Các loại ly trong quán cafe thường có chất liệu là sứ, có quai để xách. Nhằm đạt được hiệu quả cao từ việc nâng cao trải nghiệm khách hàng, thu về những đánh giá tốt. Quán cafe không chỉ chú trọng đến chất lượng đồ uống, không gian quán mà cần quan tâm đến một yếu tố quan trọng không kém, đó chính là ly đựng đồ uống. Một ly đựng cafe đẹp mắt, phù hợp với phong cách quán cũng như phù hợp với loại đồ uống, sẽ giúp khách hàng thưởng thức trọn vẹn nhất ba yếu tố đặc trưng của quán cafe.
chọn ly cafe
Lựa chọn loại ly phù hợp sẽ giúp quán cafe ghi điểm trong lòng khách hàng, tránh được những tình huống không đáng có như: ly không có quai đựng cafe nóng khiến khách bị bỏng, loại ly có chất liệu từ thủy tinh đựng cafe nóng tản nhiệt nhanh khiến cafe không còn giữ được hương vị hấp dẫn,…
Ngoài ra, các loại ly trong quán cafe còn là điểm nhất độc đáo cho sự sáng tạo của mỗi quán cafe. Để lại dấu ấn riêng cho khách hàng đối với quán cafe.

2. Các loại ly trong quán cafe

Khám phá các loại ly trong quán cafe với những công dụng cùng kiểu dáng độc đáo cùng Nhà Hàng Số nhé!

2.1. Ly cafe đá

Ly thủy tinh dáng cao thường được sử dụng để chứa cafe đá. Với chất liệu thuỷ tinh trong suốt, đem đến sự nổi bật về màu sắc hấp dẫn của cafe. Giúp người sử dụg dễ dàng thưởng thức trọn vẹn hương vị.
ly thủy tinh dáng cao

2.2. Ly cafe nóng

Ly sứ nhỏ có quai được sử dụng để chứa cafe nóng. Giúp khách thoải mái thưởng thức ly cafe ấm nóng cũng như không sợ bỏng tay. Các loại ly sứ thường được lựa chọn sử dụng tại các quán cafe bởi việc giữ nhiệt độ cho cafe rất tốt. Bởi nhiệt độ của cafe ảnh hưởng rất nhiều đến việc cảm nhận hương vị cafe của khách hàng.
ly sứ

2.3. Ly Latte

Lựa chọn ly uống Latte phụ thuộc vào các tiêu chí: dày dặn, giữ nóng tốt, làm nổi bật phần cafe bên trong. Đặc biệt là phần miệng ly phải rộng một chút.
latte

2.4. Ly Macchiato

Với đặc điểm có 3 thành phần, tạo thành từng lớp hấp dẫn. Loại ly thuỷ tinh dáng cáo, lớp ngoài dày dặn chính là lựa chọn phù hợp cho việc thưởng thức Macchiato.
ly cafe macchiato

2.5. Ly sinh tố, nước ép

Là thức uống được yêu thích và xuất hiện tại rất nhiều nhà hàng, quán cafe,… khác nhau. Các loại ly phổ biến được sử dụng để uống sinh tố, nước ép bao gồm: Ly thuỷ tinh dáng cao, ly nhựa, ly hurricane, ly tulip, ly highball,…
ly sinh tố

2.6. Ly soda, mojito

Là hai loại thức uống có đặc tính thanh mát và hấp dẫn. Vì vậy các quán cafe, quán bar thường sử dụng các loại ly làm nổi bật màu sắc cũng như hương vị đặc biệt của hai loại thức uống này. Các loại ly highball, ly alaska hay ly thuỷ tinh dày vân sọc.
ly soda

2.7. Ly Mocktail, Cocktail

Là sự kết hợp giữa rượu mạnh và hương vị trái cây. Các loại ly uống Mocktail, Cocktail có dung tích khá nhỏ, thân dài, đế cao hoặc thân dạng tam giác giúp khách hàng dễ cầm nắm và cảm nhận hương vị.
ly cocktail

2.8. Ly cafe mang đi

Các loại ly nhựa, ly giấy tiện dụng. Với hình thức kinh doanh cafe take-away. Không chỉ tiện lợi, các loại ly giấy, nhựa còn có màu sắc đa dạng và mức giá khá rẻ so với các loại ly sứ, ly thuỷ tinh. Tuy nhiên, nhược điểm của kiểu ly này chính là việc bảo quản nhiệt độ khá kém.
ly cafe giấy

3. Bí kíp lựa chọn các loại ly phù hợp cho quán cafe

3.1. Lựa chọn các loại ly bền tại các điểm phân phối uy tín

Trong quá trình sử dụng các loại ly trong quán cafe, không thể tránh khỏi tình trạng đổ vỡ, nứt ly do nhiệt độ, sứt mẻ,… Vì vậy việc lựa chọn các loại ly trong quán cafe rất được đảm bảo về độ bền và chất lượng. Qua đó, tiết kiệm được một phần chi phí.
Ngoài việc lựa chọn các loại ly có chất liệu dày dặn từ các địa điểm bán uy tín, chất lượng. Các quán cafe có thể lựa chọn các mẫu ly bằng giấy chất lượng cao, không chỉ tiện lợi mà còn giúp ích cho việc bảo vệ môi trường.
các loại ly bền

3.2. Lựa chọn các mẫu ly thông dụng và đa dạng cho quán cafe

Với mỗi loại cafe sẽ có một kiểu ly phù hợp, từ đơn giản đến sang trọng, phức tạp. Việc lựa chọn đa dạng các kiểu ly sẽ đem đến trải nghiệm thú vị cho mỗi vị khách cũng như tạo điểm nhấn đặc biệt cho quán cafe.
kiểu ly thông dụng

3.3. Lựa chọn mẫu ly độc đáo, sáng tạo

Đem đến ấn tượng lâu dài cho khách hàng, các quán cafe thường sử dụng cách in logo, tên quán của mình lên ly cafe.
ly cafe độc đáo

3.4.Lựa chọn kiểu ly có giá thành hợp lý

Dựa vào tình hình kinh tế của mỗi quán cafe sẽ có một mức chi phí mua nguyên liệu, dụng cụ phù hợp. Do vậy, quán cafe cần lựa chọn những kiểu ly có mức giá hợp lý với trong khả năng kinh tế cũng như phù hợp với phong cách của quán.
Xem thêm:

4. Gợi ý điểm bán ly đẹp

ly cafe đẹp
Hiện nay, với nhu cầu lựa chọn các loại ly đẹp, phù hợp với quán cafe của mình. Dịch vụ cung cấp ly/cốc trên các nền tảng ngày càng đa dạng, giúp bạn có thể tham khảo giá thành, kiểu dáng ly phù hợp trên web hoặc trên các sàn thương mại điện tử. Dưới đây là một số điểm sản xuất, cung cấp các loại ly cốc bạn có thể tham khảo:

  • Xưởng gốm Việt
  • Thủy tinh Đăng Lê
  • Bao bì Xanh
  • Ly thủy tinh An Gia
  • Ly thủy tinh Sài Gòn
  • Thủy tinh An Nhiên
  • Thủy tinh Nam Á
  • Sứ Minh Châu
  • Gốm Hải Long
  • Ly Hải Âu

Xem thêm:

5. Tổng kết

Lựa chọn được các loại ly quán cafe phù hợp, đem đến lợi ích cho khách hàng và tiệm kinh doanh cafe. Giúp khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất tại cửa hàng cũng như đem lại ấn tượng tốt từ khách hàng đến quán cafe. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trong bài viết có thể giúp ích cho bạn. Nếu thấy hữu ích, đừng quên theo dõi Nhà Hàng Số cùng chuyên mục Khởi Nghiệp Quán cafe đầy thú vị nhé!

Cách hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả từ A-Z

các cách hạch toán kế toán nhà hàng

Tìm hiểu bí quyết hạch toán kế toán nhà hàng dễ dàng, đúng quy định nhằm đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin tài chính

Hiện nay, ngành kinh doanh nhà hàng khách sạn đang là lĩnh vực phát triển và được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Cũng vì vậy, thuật ngữ kế toán nhà hàng được biết đến rộng rãi bởi đây là vị trí quan trọng, đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao. Để hiểu rõ hơn về vị trí này và cách hạch toán kế toán nhà hàng thì Nhà Hàng Số thông tin đến bạn như sau.

1. Hạch toán kế toán nhà hàng là gì?

Về cơ bản, hạch toán kế toán nhà hàng là công việc của bộ phận kế toán. Những công việc này bao gồm việc thu thập, ghi chép, xử lý số liệu, cung cấp các thông tin chính xác về tình hình tài chính của đơn vị. Việc hạch toán được diễn ra thường xuyên nhằm kiểm tra, giám sát tài sản và các hoạt động tài chính của nhà hàng, khách sạn.

hạch toán kế toán nhà hàng là gì

Khách sạn và nhà hàng đều có mô hình kinh doanh dịch vụ tương đối giống nhau. Nhưng trên thực tế, kế toán nhà hàng lại phức tạp hơn kế toán khách sạn rất nhiều. Trong khi kế toán khách sạn thực hiện các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu, chi phí (điện nước, wifi, thiết bị,…) và tính khấu hao của các tài sản cố định. Còn về kế toán nhà hàng lại có nhiều quy trình và nhiều đối tượng để tính toán, quản lý.

Trước tiên là nghiệp vụ quản lý kho, do đặc thù kinh doanh nên lượng hàng hoá trong kho luôn nhiều và đa dạng. Do vậy, kế toán cần nắm rõ được các mặt hàng để thực hiện các bước tính toán chi phí, lợi nhuận. Đặc biệt, kế toán cần nắm rõ doanh thu, chi phí, tiền lương…. của nhà hàng để hạch toán chính xác.

công việc của kế toán nhà hàng

2. Tầm quan trọng của hạch toán kế toán nhà hàng

Hạch toán kế toán nhà hàng là một quá trình quan trọng. Nó không thể thiếu trong quản lý tài chính và hiệu quả kinh doanh. Dưới đây là tầm quan trọng của hạch toán kế toán nhà hàng:

2.1 Xác định lợi nhuận

Hạch toán kế toán giúp xác định lợi nhuận của nhà hàng. Bằng cách ghi nhận doanh thu và chi phí. Điều này giúp chủ sở hữu nhà hàng đánh giá hiệu quả kinh doanh. Qua đó, tìm ra cách cải thiện lợi nhuận.

2.2 Quản lý tiền mặt

Hạch toán kế toán giúp theo dõi và kiểm soát tiền mặt trong nhà hàng. Bằng cách ghi nhận và phân loại các giao dịch tài chính, nhà hàng có thể kiểm tra số dư tiền mặt. Từ đó, đối chiếu với thu chi thực tế và ngăn chặn rủi ro mất mát tiền mặt.

2.3 Quản lý kho

Hạch toán kế toán giúp quản lý các hoạt động nhập xuất hàng hóa trong nhà hàng. Bằng cách ghi nhận các giao dịch liên quan đến mua sắm, tồn kho và bán hàng. Nhà hàng có thể theo dõi lượng hàng tồn kho. Đồng thời, đảm bảo đủ hàng để phục vụ khách hàng và tránh lãng phí.

2.4 Đáp ứng yêu cầu pháp lý

Hạch toán kế toán giúp đáp ứng các yêu cầu pháp lý liên quan đến báo cáo tài chính, thuế và các vấn đề liên quan khác. Việc duy trì hồ sơ kế toán chính xác giúp nhà hàng tuân thủ các quy định pháp lý và tránh xảy ra xung đột về tài chính.

2.5 Đánh giá hiệu suất và quản lý chi phí

Hạch toán kế toán cung cấp thông tin để đánh giá hiệu suất của nhà hàng và quản lý chi phí. Bằng cách phân tích các khoản chi phí và doanh thu, nhà hàng có thể xác định các khu vực cần cải thiện và thực hiện biện pháp tiết kiệm chi phí.

3. Các cách hạch toán kế toán nhà hàng phổ biến

3.1 Hạch toán bằng phương pháp kê khai thường xuyên

Để thực hiện hạch toán bằng phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi sự biến động, xuất, tồn kho vật liệu trên sổ kế toán. Phương pháp này tính được giá trị vật tư nhập, xuất, tồn tại bất cứ thời điểm nào. Đồng thời, đây còn là phương pháp được áp dụng tại các đươn vị kinh doanh có giá trị nguyên vật liệu số lượng lớn.

Đơn vị kinh doanh nhà hàng, khách sạn hạch toán bằng phương pháp kê khai thường xuyên như sau:

3.1.1 Tập hợp chi phí tài khoản 621

Dựa vào hoá đơn đầu vào (hoá đơn mua sắm nguyên liệu, dụng cụ….), bộ phận kế toán sẽ thực hiện tính toán:

  • Nợ TK 152, 156
  • Nợ TK 133
  • Có TK 111, 331, 112

Dựa vào mức độ và số lần xuất hoá đơn bán về số lượng để thực hiện hạch toán:

  • Nợ TK 621
  • Có TK 152, 112, 111

Đến cuối kỳ kết toán chuyển vào TK 154:

  • Nợ TK 154
  • Nợ TK 632 (chi phí NVL trên mức bình thường)
  • Có TK 621 (chi phí NVL trực tiếp)
3.1.2. Tập hợp chi phí tài khoản 622

Dựa vào chi phí nhân công, tính cho đầu bếp, phụ bếp:

  • Nợ TK 622
  • Có TK 334

Dựa vào kết chuyển chi phí TK 622 theo mỗi lần tính giá dịch vụ của khách hàng:

  • Nợ TK 154
  • Có TK 632 (chi phí nhân công trên bình thường)
  • Có TK 622 (chi phí nhân công trực tiếp)

hạch toán kế toán nhà hàng phương pháp kê khai thường xuyên

3.1.3. Tập hợp chi phí tài khoản 627

Dựa vào chi phí mặt bằng, chi phí khấu hao, các chi phí khác:

  • Nợ TK 627
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331, 111, 112

Cuối kỳ tiến hành hạch toán:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 627
3.1.4. Hạch toán tài khoản 154

Tiến hành tập hợp giá thành:

  • Nợ TK 154
  • Có TK 621, 622, 627

Trường hợp có xuất hoá đơn thì bàn giao dịch vụ cho bên mua như sau:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 154 (chi phí sản xuất dở dang)

hạch toán kế toán nhà hàng chính xác

Xem thêm:

3.2 Cách hạch toán bằng phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp hạch toán tiếp theo mà Nhà Hàng Số muốn giới thiệu là phương pháp kiểm kê định kỳ.

3.2.1 Hạch toán tài khoản 611

Để thực hiện phương pháp kiểm kê này, cần thực hiện các bước kết chuyển giá trị nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) tồn kho đầu kỳ dựa trên kiểm kê cuối kỳ trước đó. Khi tiến hành mua NVL, CCDC. Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ thì giá gốc NVL, CCDC đầu vào phản ánh tài khoản 611. Cụ thể các bước hạch toán như sau:

Kết chuyển giá nguyên vật liệu, công cụ tồn kho vào đầu kỳ:

  • Nợ TK 61
  • Có TK 152
  • Có TK 153

Trong trường hợp khi tiến hành mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thuế GTGT khấu trừ vào giá gốc thì:

  • Nợ TK 611
  • Nợ TK 133
  • Có TK 331

Trị giá thực của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất, kinh doanh ghi:

  • Nợ TK 621, 623, 642…
  • Có TK 611

Kết chuyển trị giá thực nguyên vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ:

  • Nợ TK 152
  • Nợ TK 153
  • Có TK 611

hạch toán kế toán nhà hàng phương pháp kiểm kê định kỳ

3.2.1 Hạch toán tài khoản 631

Hạch toán tài khoản 631 là việc chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ còn dở dang vào đầu kỳ kết toán. Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tới tài khoản giá sản xuất dựa trên cuối kỳ. Cụ thể các bước như sau:

Kết chuyển chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh, chi phí dịch vụ còn dở dang đầu kỳ vào bên nợ, ghi:

  • Nợ TK 631
  • Có TK 154

Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vào tài khoản giá sản xuát vào cuối kỳ, ghi:

  • Nợ TK 63
  • Nợ TK 632
  • Có TK 621

Kết chuyển chi phí nhân công:

  • Nợ TK 631
  • Nợ TK 632
  • Có TK 622

Phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất vào tài khoản tại cuối kỳ:

  • Nợ TK 631
  • Nợ TK 632
  • Có TK 627

Kiểm tra, đối chiếu sản phẩm cuối kỳ:

  • Nợ TK 154
  • Có TK 631

Hoàn thành giá thành dịch vụ:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 631

cách hạch toán kế toán nhà hàng đúng và chuẩn xác

Xem thêm:

4. Quy trình hoạch toán kế toán nhà hàng chi tiết

Hạch toán kế toán của một nhà hàng thường bao gồm các bước sau:

4.1 Hạch toán doanh thu

  • Ghi nhận doanh thu từ bán hàng theo từng loại (thức ăn, đồ uống, dịch vụ khác) bằng cách tăng tài khoản doanh thu tương ứng.
  • Áp dụng các chiết khấu, khuyến mãi, hoặc thuế phí nếu có.
  • Ghi nhận các khoản phí dịch vụ (nếu có) từ việc tổ chức tiệc, sự kiện, hoặc cho thuê không gian.

4.2 Hạch toán chi phí

  • Ghi nhận các chi phí vật tư, nguyên liệu, và thực phẩm bằng cách tăng tài khoản chi phí hàng bán.
  • Hạch toán chi phí lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên bằng cách tăng tài khoản chi phí nhân công.
  • Ghi nhận các chi phí vận hành. Cụ thể là tiền thuê, điện nước, internet, bảo trì, và sửa chữa bằng cách tăng tài khoản chi phí khác.
  • Hạch toán các chi phí quảng cáo và tiếp thị để thu hút khách hàng.

4.3 Hạch toán thuế

  • Ghi nhận và trích khấu hao thuế GTGT (thuế giá trị gia tăng) nếu áp dụng.
  • Ghi nhận và trích lập các khoản thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có).

4.4 Hạch toán tài sản cố định

  • Ghi nhận các tài sản cố định mua vào. Chẳng hạn như bàn ghế, tủ lạnh, máy móc, nồi nấu,… bằng cách tăng tài khoản tài sản cố định.
  • Ghi nhận và trích khấu hao tài sản cố định hàng tháng hoặc hàng năm.

4.5 Hạch toán công nợ và công nợ phải trả

  • Ghi nhận các khoản công nợ từ khách hàng hoặc các bên liên quan bằng cách tăng tài khoản công nợ khách hàng.
  • Ghi nhận các khoản công nợ phải trả cho nhà cung cấp hoặc các bên liên quan bằng cách tăng tài khoản công nợ phải trả.

4.6 Hạch toán lợi nhuận và lỗ

  • Tính toán lợi nhuận hoặc lỗ bằng cách trừ tổng chi phí và các khoản khấu hao từ tổng doanh thu.
  • Ghi nhận lợi nhuận hoặc lỗ bằng cách tăng hoặc giảm tài khoản lợi nhuận (nếu lợi nhuận) hoặc tài khoản lỗ (nếu lỗ).

4.7 Hạch toán các giao dịch khác

  • Ghi nhận các khoản thu chi khác như tiền mặt từ quỹ, chuyển khoản ngân hàng. Hoặc các giao dịch khác bằng cách tăng hoặc giảm tài khoản tương ứng.

4.8 Hạch toán kết thúc kỳ kế toán

  • Kiểm tra và điều chỉnh các tài khoản trong sổ sách để đảm bảo tính chính xác và phù hợp với quy định kế toán.
  • Lập báo cáo tài chính cuối kỳ. Bao gồm báo cáo lợi nhuận, báo cáo tình hình tài chính, và báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Lưu ý, tùy cách thức tổ chức và quy mô mà quy trình hạch toán cũng khác nhau. Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định kế toán. Bạn nên tìm hiểu và tuân theo quy trình kế toán cụ thể được áp dụng trong ngành nhà hàng. Ngoài ra, cần lưu ý đến các quy định kế toán phù hợp của quốc gia hoặc khu vực mà nhà hàng đó hoạt động.

5. Bí quyết hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả

Để hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau:

5.1 Xây dựng hệ thống tài khoản kế toán phù hợp

Tạo ra một kế hoạch tài khoản kế toán cụ thể dành riêng cho nhà hàng, phù hợp với cấu trúc và hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp tổ chức thông tin tài chính một cách rõ ràng và thuận tiện cho việc theo dõi, phân tích và báo cáo.

5.2 Sử dụng phần mềm kế toán chuyên dụng

Hầu hết các nhà hàng hiện nay sử dụng phần mềm kế toán để giúp quản lý quy trình hạch toán một cách hiệu quả hơn. Chọn một phần mềm kế toán phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của nhà hàng để tự động hóa quy trình hạch toán và giảm thiểu lỗi sót.

Ngoài ra, bạn có thể tích hợp hệ thống kế toán với các hệ thống khác. Đó là liên kết hệ thống kế toán với các hệ thống khác trong nhà hàng như hệ thống quản lý khách hàng (CRM), hệ thống quản lý nhân sự (HRM) và hệ thống quản lý bán hàng (POS) để tăng cường tính toàn vẹn và độ chính xác của thông tin. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc chuyển dữ liệu và tăng cường khả năng phân tích và báo cáo.

5.3 Theo dõi định kỳ và liên tục

Để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu kế toán, cần thực hiện việc theo dõi và cập nhật thông tin kế toán một cách định kỳ và liên tục. Điều này bao gồm việc ghi nhận các giao dịch ngay lập tức, kiểm tra và điều chỉnh các tài khoản, và đảm bảo sự khớp lệnh giữa các hạch toán.

5.4 Đào tạo nhân viên kế toán

Đảm bảo nhân viên kế toán được đào tạo đầy đủ về quy trình kế toán và hiểu rõ về cách thức hạch toán nhà hàng. Điều này giúp đảm bảo rằng các hạch toán được thực hiện đúng quy trình và tuân thủ các quy định kế toán.

5.5 Rà soát và kiểm tra nội bộ

Thực hiện việc rà soát và kiểm tra nội bộ định kỳ để phát hiện và sửa chữa các lỗi kế toán sớm. Kiểm tra bao gồm việc so sánh dữ liệu thực tế với dữ liệu kế toán, kiểm tra sự khớp lệnh và sự phù hợp với các quy định kế toán áp dụng.

5.6 Tìm hiểu quy định kế toán áp dụng

Theo dõi và nắm vững các quy định kế toán áp dụng trong ngành nhà hàng và các quy định pháp luật liên quan. Điều này đảm bảo rằng các hạch toán được thực hiện đúng quy định, tuân thủ thuế và tránh vi phạm.

5.7 Ghi nhận chi tiết và chính xác

Khi hạch toán, hãy đảm bảo ghi nhận các thông tin một cách chi tiết và chính xác. Ghi chú rõ ràng về ngày, số lượng, giá trị và mô tả chi tiết của giao dịch. Điều này giúp tạo ra một lịch sử tài chính đáng tin cậy và tiện lợi cho việc tra cứu và kiểm tra sau này.

5.8 Quản lý công nợ khách hàng và nhà cung cấp

Theo dõi và quản lý công nợ khách hàng và nhà cung cấp là một khía cạnh quan trọng của hạch toán kế toán nhà hàng. Hãy đảm bảo ghi nhận và theo dõi các khoản công nợ một cách đầy đủ, định kỳ thực hiện việc thanh toán và rà soát công nợ để đảm bảo sự chính xác và tính khả thi tài chính của nhà hàng.

5.9 Tạo báo cáo tài chính định kỳ

Lập báo cáo tài chính định kỳ là cách quan trọng để đánh giá hiệu suất tài chính của nhà hàng. Báo cáo tài chính bao gồm báo cáo lợi nhuận, báo cáo tình hình tài chính và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Thực hiện việc lập báo cáo định kỳ giúp bạn theo dõi và phân tích kết quả kinh doanh của nhà hàng, đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lý và ra quyết định.

5.10 Hợp tác với chuyên gia kế toán

Trong trường hợp phức tạp hoặc nếu bạn không tự tin trong việc hạch toán kế toán nhà hàng, hợp tác với một chuyên gia kế toán có thể là một lựa chọn thông minh. Chuyên gia kế toán sẽ có kiến thức và kinh nghiệm để đảm bảo rằng hạch toán được thực hiện chính xác và tuân thủ quy định pháp luật.

Tóm lại, để thực hiện hạch toán kế toán nhà hàng chính xác và hiệu quả, bạn cần xây dựng quy trình kế toán chặt chẽ, sử dụng phần mềm kế toán đáng tin cậy và đào tạo nhân viên kế toán đúng quy trình. Đồng thời, hãy tuân thủ các quy định kế toán và pháp luật liên quan, đảm bảo ghi nhận chi tiết và chính xác các giao dịch, quản lý công nợ một cách nghiêm túc và thực hiện lập báo cáo tài chính định kỳ.

5. Những điều cần lưu ý khi thực hiện hạch toán kế toán nhà hàng

Để thực hiện được tốt và đầy đủ công việc hạch toán kế toán nhà hàng thì bạn cần phải lưu ý những thông tin như sau:

  • Dựa vào định hướng kinh doanh của nhà hàng sẽ tiến hành xây dựng định mức nguyên liệu và giá thành món ăn phù hợp. Đặc biệt với đơn vị kinh doanh nhiều dịch vụ, sản phẩm thì đây là bước tương đối khó khăn.
  • Tương tự như các lĩnh vực khác, kế toán nhà hàng cần phải nắm rõ các nghiệp vụ chính của mình. Từ đó thực hiện đúng và đầy đủ các quy trình hạch toán chính xác, cách lên báo cáo, cân đối trong bảng BCTC cuối năm.
  • Nhà hàng có đặc thù là nhân viên được phân chia theo ca nên kế toán cần xây dựng bảng lương tương ứng với từng ca.

cách hạch toán kế toán nhà hàng

6. Tổng kết

Trên đây, Nhà Hàng Số đã thông tin chi tiết đến bạn đọc những cách hạch toán kế toán nhà hàng một cách rõ ràng và cụ thể. Để thực hiện tốt nghiệp vụ này thì đòi hỏi kế toán phải nắm vững kiến thức cũng như bao quát được tình hình hoạt động của nhà hàng. Hãy theo dõi chuyên mục Khởi Nghiệp Nhà hàng của chúng tôi để có thêm nhiều chủ đề hấp dẫn khác về lĩnh vực F&B.

TOP phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới tốt nhất nên sử dụng

phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới tối ưu hóa mọi quy trình hoạt động, làm trọn vẹn khoảnh khắc đẹp nhất của mỗi người

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là khoản đầu tư không thể bỏ qua hiện nay. Với rất nhiều tính năng được tích hợp, nó là trợ thủ đắc lực giúp vận hành và quản lý nhà hàng. Nó đặc biệt cần thiết khi kinh doanh mô hình tiệc cưới này gặp rất nhiều khó khăn đặc thù. Nhờ sử dụng phần mềm này, rất nhiều nhà hàng đã thu hút được lượng khách lớn và gia tăng doanh thu đáng kể. Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay tầm quan trọng và top phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới tốt nhất.

1. Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là gì?

Kinh doanh quản lý nhà hàng thông thường đã khó. Kinh doanh nhà hàng tiệc cưới còn khó hơn nhiều. Chủ kinh doanh phải đảm bảo nhiều yếu tố. Cũng như tiếp đón một lượng khách lớn cùng một lúc. Chưa kể, tiệc cưới là buổi lễ vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi người. Do đó, nó phải được đầu tư chỉn chu và kỹ lưỡng. Từ setup không gian, menu thực đơn, phương thức phục vụ,… Thường các tiệc cưới được tổ chức trong nhà hàng sẽ yêu cầu cao về tính thẩm mỹ, không gian rộng lớn, phục vụ chuyên nghiệp, sang trọng,… Do đó, các nhà hàng tiệc cưới cần đảm bảo mọi quy trình trước, trong và sau tiệc cưới diễn ra trơn chu. Chưa kể, một số concept được sắp xếp theo ý muốn của chủ tiệc cưới.
Do đó, khâu vận hành và quản lý cần được kiểm soát chặt chẽ và liên thông với nhau. Khâu vận hành bao gồm theo dõi tình trạng các sảnh tiệc, hoạt động đặt chỗ, ghi nhận tiền đặt cọc, lên món, dịch vụ hỗ trợ,… Khâu quản lý cần chú ý phần nguyên vật liệu, tồn kho, kế toán. Có thể thấy, số lượng công việc rất nhiều. Chưa kể, cần đảm bảo tối đa tính chuyên nghiệp và hạn chế tối đa sai sót. Bởi vậy, hệ thống tự động hóa và tối ưu hóa các quy trình quản lý trong phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là giải pháp hoàn hảo để giải quyết mọi vấn đề.
phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là gì

2. Khó khăn gặp phải khi quản lý nhà hàng tiệc cưới

Xu hướng tổ chức tiệc cưới tại nhà hàng ngày càng rầm rộ và được ưu tiên lựa chọn. Đặc biệt là tại các thành phố lớn. Do đó, có rất nhiều trung tâm tiệc cưới mọc lên nhằm đáp ứng hết nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, việc quản lý nhà hàng tiệc cưới và tổ chức sự kiện không phải là điều dễ dàng. Đặc biệt là nếu thiếu kinh nghiệm và công cụ hỗ trợ. Bởi nó có những đặc thù riêng biệt hơn hẳn khiến nhiều nhà quản lý phải đau đầu. Một số khó khăn trong kinh doanh nhà hàng tiệc cưới có thể gặp phải như:

  • Xử lý thủ tục đặt tiệc, thanh toán chậm.
  • Khó khăn trong việc kiểm tra tình trạng các sảnh tiệc, quản lý thông tin khách hàng, hóa đơn, phiếu đăng ký tiệc, đăng ký dịch vụ, thống kê doanh thu,…
  • Những xử lý thủ tục đặt tiệc, thanh toán mất rất nhiều thời gian và vẫn còn thực hiện thủ công, có thể có sai sót trong tính toán.
  • Trùng lặp, nhầm lẫn thời gian, địa điểm hoặc không đúng ý chủ tiệc.
  • Với tính mùa vụ, nhu cầu đặt chỗ luôn tăng cao đột biến. Điều này ảnh hướng đến khả năng sắp xếp lịch, đặt chỗ và quản lý công nợ.

Để giải quyết những vấn đề này, nhiều chủ nhà hàng và trung tâm tiệc cưới đã tin tưởng sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới. Một giải pháp hiệu quả đáp ứng được những nhu cầu chuyên biệt với những tính năng ưu việt.

3. Tại sao cần sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới?

Giống như những phần mềm quản lý khác, phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới cũng có những tính năng từ cơ bản đến nổi bật để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Bên cạnh các chức năng quản lý kinh doanh, khách hàng, nhân sự,… Nó cũng có những ưu điểm khác nhằm tối ưu các hoạt động cho nhà hàng tiệc cưới. Cụ thể:

  • Quản lý lịch đặt tiệc chi tiết theo ngày, tháng, năm với đầy đủ các thông tin về khách hàng, concept trang trí, số lượng món, tên món, số lượng thực khách, tổ chức chương trình,…
  • Quản lý khách hàng, doanh thu, công nợ
  • Quản lý thực đơn, định lượng món ăn, nguyên liệu cho từng tiệc, ngày tiệc, nhà cung cấp và dịch vụ.
  • Tính tiền theo đơn giá bàn; giá tiệc; dịch vụ đi kèm, đặt cọc, các hợp đồng liên quan và thanh toán.
  • Quản lý phòng ban, nhân viên, tính công, tính lương
  • Báo cáo thống kê về lịch đặt tiệc, doanh thu, công nợ.

trang trí tiệc cưới

4. Lợi ích của phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới

Sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới đem lại nhiều lợi ích cho nhà hàng, bao gồm:

  • Đối với chủ kinh doanh

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là “trợ lý công nghệ” đắc lực hỗ trợ quản lý mọi hoạt động trơn chu và chính xác nhất. Qua đó, mang lại những khoảnh khắc ý nghĩa và hài lòng nhất cho chủ tiệc và khách mời. Đồng thời, hạn chế tối đa những sai sót, sự cố khiến buổi tiệc trở nên rối loạn và tránh thất thoát.

  • Đối với nhân viên

Phần mềm giúp nhân viên tối ưu hóa công việc, tránh sai sót và nâng cao năng suất. Đồng thời, đẩy nhanh tốc độ làm việc. Từ đó, giảm bớt áp lực công việc và đảm bảo sự chính xác trong mọi quy trình.

  • Đối với khách hàng

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là giải pháp hoàn hảo mang đến nhưng trải nghiệm tuyệt vời nhất cho chủ tiệc và khách mời. Đây cũng chính là yếu tố quyết định thành công và nâng cao danh tiếng nhà hàng.
quản lý nhân sự phục vụ tiệc cưới
Xem thêm:

5. Các tiêu chí cần có của một phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới cơ bản

Mỗi nhà hàng có những yêu cầu riêng đối với một phần mềm quản lý tiệc cưới. Tuy nhiên, mỗi phần mềm cần đảm bảo những tính năng cơ bản. Dưới đây là một số chức năng cần có:

5.1 Quản lý đặt chỗ, đặt cọc tiệc

Trước đây, các đơn vị tổ chức sự kiện, tiệc cưới thường thống kê sự kiện, phân công,… trên giấy. Các nhà hàng kẻ bảng theo ngày, tháng rồi ghi chép lại chi tiết hồ sơ. Tuy nhiên, nhà hàng có nhu cầu mở rộng quy mô, nhận lượng tiệc lớn để tận dụng tối đa công suất. Điều này dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lịch do chuyên viên tư vấn cho nhiều khách hàng tại nhiều khu vực khác nhau. Tuy nhiên, lại không cập nhật lịch trông tức thời. Với phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới, nhân viên có thể tư vấn chi tiết đến từng khung giờ, số lượng sảnh trống và dẫn khách tham quan khu vực sảnh yêu cầu.
Sau khi thỏa thuận và chốt được sảnh tiệc, nhà hàng thực hiện ghi nhận phần đặt cọc nhanh chóng trên phần mềm. Đặc biệt là có thể ghi chú mọi thông tin và yêu cầu của khách một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Chẳng hạn như thời gian, concept, số lượng khách,… Toàn bộ thông tin đặt cọc bao gồm hồ sơ, giấy tờ,… đều được cập nhật nhanh chóng. Từ đó, nhân viên có thể nhớ lịch và tiền đã thu của khách dễ dàng hơn mà không cần hỏi lại khách hay tra cứu giấy tờ.
đặt chỗ và đặt món tiệc

5.2 Quản lý thông tin hợp đồng, hóa đơn

Mọi thông tin về khách hàng, yêu cầu, hồ sơ đặt cọc đều được lưu trữ cách hệ thống và lâu dài. Điều này giúp quá trình tra cứu và đáp ứng các yêu cầu trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt là đảm báo tính chính xác và an toàn tuyệt đối cho dữ liệu. Bởi trước kia, việc ghi chép thủ công làm mất, thiếu sót thông tin dẫn đến tranh cãi khi có vấn đề. Đặc biệt là giảm độ chuyên nghiệp.
quản lý hồ sơ đặt chỗ

5.3 Quản lý chi tiết các sảnh tiệc

Quản lý sảnh bao gồm theo dõi lịch sử dụng của các sảnh, số lượng khách,… Từ đó, có sự phân bố, điều phối nhân sự cụ thể theo từng ca để tránh quá tải. Tình trạng bàn được quản lý dễ dàng thông qua màn hình ứng dụng. Ngoài ra, còn đảm bảo điều chỉnh, sắp xếp thực khách vào bàn tiệc và hỗ trợ chủ tiệc tiếp đón khách chu toàn nhất. Có thể nói, phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới hỗ trợ quản lý chi tiết các sảnh tiệc. Từ thông tin khách đặt sảnh, thời gian đặt, số lượng khách từng sảnh, tình hình lên món, quản lý menu chi tiết,…
theo dõi tình trạng bàn

5.4 Quản lý chi tiết tình hình lên món

Kiểm soát thứ tự lên món, số lượng món đã lên và số lượng bàn đã lên món không phải điều dễ dàng. Mọi thứ rất dễ bị xáo trộn và khó kiểm soát. Điều này cần rất nhiều nhân sự cùng sự phân chia hợp lý theo từng khu vực. Tuy nhiên, với hội trường lớn, nhầm lẫn, sai sót vẫn có thể diễn ra ảnh hưởng đến trải nghiệm của thực khách và gây tốn kém nhân lực. Thế nhưng, nhà hàng có thể quản lý chi tiết tình hình lên món với các tính năng của phần mềm như sau:

  • Ghi nhận lịch sử lên món, quản lý chi tiết số lượng khách và yêu cầu phát sinh của từng khách mời.
  • Hỗ trợ quản lý tình hình trả món của bếp.
  • Kiểm soát lượt lên món và nhân sự hỗ trợ chi tiết.

quản lý lịch đặt tiệc

5.5 Hỗ trợ quản lý theo dịch vụ

Ngoài phục vụ tiệc, nhà hàng cũng cung cấp thêm các dịch vụ tổ chức các chương trình tiệc và trang trí tiệc. Nó có thể được kết hợp như combo tiệc cưới hoặc tính phí như một dịch vụ riêng lẻ. Phần mềm sẽ ghi nhận các yêu cầu phát sinh về dịch vụ cụ thể, chính xác và đồng bộ trên toàn hệ thống. Với những hoạt động tính thêm chi phí, nhà hàng hoàn toàn có thể chủ động điều chỉnh trên phần mềm và xuất hóa đơn thanh toán cho khách hàng. Đồng thời, quản lý lịch hẹn, doanh thu theo từng sảnh và loại tiệc.
phát hành hóa đơn

5.6 Quản lý hàng tồn kho

Với những mô hình kinh doanh lớn như nhà hàng tiệc cưới, số lượng nguyên vật liệu cần và tần suất phục vụ rất lớn. Do đó, việc quản lý kho quỹ chặt chẽ, sát sao và nghiêm ngặt rất quan trọng. Từ đó, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát và gian lận. Cụ thể là:

  • Quản lý nhập hàng: ghi nhận, kiểm soát số lượng, công nợ đối tác, khách hàng và nhà cung cấp.
  • Quản lý kiểm hàng: ghi nhận số lô hạn dùng, giá nhập, kiểm đếm đồng bộ, cảnh báo mức nguyên vật liệu sắp hết hạn.
  • Định lượng nguyên vật liệu: Hỗ trợ quản lý danh sách nguyên liệu nhập – xuất hàng tồn kho theo từng bộ phận như: Bếp – nhân viên FnB (Nguyên liệu món ăn), bộ phận trang trí (Vật dụng trang trí).
  • Báo cáo trực quan giúp theo dõi tình hình kho quỹ mọi lúc mọi nơi. Và cho phép quản lý từ xa.

quản lý xuất nhập kho nguyên liệu

5.7 Xem chi tiết báo cáo từ xa

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới còn hỗ trợ xem báo cáo chi tiết trực quan từ xa. Cụ thể là báo cáo doanh thu, tỉ trọng doanh thu theo từng dịch vụ (dịch vụ tiệc cưới, dịch vụ trang trí tiệc cưới, các dịch vụ cưới hỏi khác…) theo thời gian thực.
Xem thêm:

6. Tips lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới

Có rất nhiều phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới được phát triển trên thị trường. Mỗi ứng dụng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Đồng thời, có những tính năng nổi bật nhất định phù hợp với doanh nghiệp. Xem ngay tips để lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới ưng ý và phù hợp dưới đây.

6.1 Đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Một phần mềm hữu ích, điều tiên quyết là cần giải quyết được những vấn đề mà nhà hàng tiệc cưới đang gặp phải. Về cơ bản, nó đã được tích hợp những tính năng cơ bản. Tuy nhiên, để thực sự phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất, nó cần có những tính năng nổi bật, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Đây cũng chính là điểm nhà hàng cần lưu ý khi lựa chọn.

6.2 Giao diện thân thiện, dễ sử dụng

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới tổng hợp hoạt động của mọi quy trình. Do đó, để ghi nhớ và sử dụng trơn tru không hề dễ dàng và đặc biệt mất nhiều thời gian. Do đó, nên lựa chọn những phần mềm có giao diện thân thiện, dễ sử dụng và dễ thao tác. Nó giúp tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiệu quả khi sử dụng.

6.3 Chi phí phù hợp

Một phần mềm quản lý nhà hàng có mức giá không quá lớn. Tuy nhiên, nó cũng phải quá nhỏ với các tính năng ưu việt được tích hợp. Mỗi loại phần mềm sẽ có những mức giá riêng tương ứng với các chức năng mà nó mang lại. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng chi phí để đảm bảo tiết kiệm mà vẫn sử dụng được hiệu quả.

6.4 Hỗ trợ quản lý nhân sự

Ngoài những nhân viên làm fulltime, nhà hàng tiệc cưới thường thuê rất nhiều nhân viên partime. Tương ứng là các bộ phận khác nhau như lễ tân, phục vụ,… Chưa kể, một trong những đặc trưng của mô hình này là thường phải phục vụ lượng lớn khách mời. Do đó, số lượng nhân theo ở từng ca rất lớn. Điều này gây khó khăn cho việc quản lý và phân công nhân sự. Tuy nhiên, với phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới, bạn không cần quá lo lắng. Nó sẽ giúp phân ca, điều chỉnh ca và hỗ trợ phối hợp giữa các bộ phận. Chưa kể, còn có thể dễ dàng đánh giá hiệu suất làm việc của từng người.

6.5 Tương thích nhiều thiết bị và khả năng quản lý từ xa

Với không gian rộng lớn và nhiều quy trình như nhà hàng tiệc cưới, quản lý từ xa là xu hướng không thể bỏ qua. Nên ưu tiên sử dụng những phần mềm hoạt động được trên đa dạng nền tảng và tương thích với nhiều thiết bị. Điều này giúp việc quản lý và phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận trở nên trơn tru và chuyên nghiệp.

6.6 Đảm bảo an toàn bảo mật dữ liệu

Thông tin khách hàng, phân tích tình hình kinh doanh là lợi thế cạnh tranh quan trọng. Bởi nó quyết định đến định hướng và cơ hội kinh doanh thành công. Do đó, bảo mật và an toàn dữ liệu được đặt lên hàng đầu. Thế nên, các phần mềm cần đảm bảo tuyệt đối vấn đề này.

6.7 Đội ngũ hỗ trợ nhiệt tình

Các phần mềm công nghệ khó tránh khỏi những rắc rối, sự cố và hỏng hóc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, chúng cần phải được khắc phục nhanh chóng để đảm bảo quy trình không bị gian đoạn. Do đó, một trong những lưu ý khi quyết định mua phần mềm chính là xem xét đến đội ngũ hỗ trợ. Điều này đảm bảo nhà hàng có thể dễ dàng liên hệ với nhà cung cấp phần mềm để xử lý các thắc mắc và sự cố.

7. Một số phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới hàng đầu hiện nay

7.1 POS365

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới POS365 là lựa chọn hàng đầu hiện nay. Ngoài nhũng tính năng cơ bản, POS365 còn cung cấp các giải pháp quản lý toàn diện, hiện đại và hiệu quả. Từ đó, đáp ứng nhu cầu cũng như giải quyết hầu hết mọi vấn đề của các nhà hàng.

  • Quản lý tốt danh sách bàn tiệc

Với số lượng bàn tiệc lớn, có nhiều món, hệ thống phần mềm quản lý riêng giúp đảm bảo tối đa sai sót. Đồng thời, có thể phục vụ khách mời nhanh chóng và hài lòng nhất. Danh sách bàn tiệc bao gồm số lượng khách, số bàn, tình trạng lên món, yêu cầu của khách,… Việc quản lý tốt giúp dễ dàng phân công công việc, luân chuyển linh hoạt giữa các bàn tiệc.

  • Quản lý danh sách từng món ăn cho từng bàn

Với POS365, bạn sẽ không phải lo tình trạng sót món, thừa món trên các bàn tiệc cưới. Phần mềm này sẽ giúp bạn khắc phục, kiểm soát đủ số lượng và chính xác món cho từng bàn.

  • Quản lý chi tiết nguyên liệu trong bữa tiệc

Một bữa tiệc cưới chưa đến hàng trăm, hàng nghìn khách. Do đó, lượng gia vị, nguyên vật liệu phục vụ cho bữa ăn rất lớn. Chưa kể, nó phải đảm bảo độ tươi ngon, đúng định lượng để làm nên những món ăn chất lượng. Vậy nên quản lý được chi tiết và đầy đủ nguyên liệu trong bữa tiệc không hề đơn giản. Thế nhưng, phần mềm sẽ giúp bạn ghi nhớ thực đơn được sắp xếp trước đó, định hướng loại và số lượng nguyên liệu. Nhờ vậy, người quản lý có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát.

  • Hiển thị trạng thái chỗ ngồi và có cách bố trí hợp lý

Số lượng bàn tiệc rất lớn. Do đó, nếu không kiểm soát tốt rất dễ gây ra tình trạng thiếu bàn, ngồi linh tinh,… Và ảnh hướng trực tiếp đến quá trình phục vụ món phía sau. Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới POS365 sẽ báo cho quản lý trường hợp xảy ra khi bàn tiệc hay chỗ ngồi thiếu. Từ đó, có cách sắp xếp tối ưu nhất.

  • Quy trình Order chuyên nghiệp

Trong quá trình dùng tiệc, thực khách có thể có những yêu cầu riêng. Với lượng lớn khách hàng và bàn như vậy, việc ghi chú thủ công không hề khả quan. Phần mềm giúp nhân viên có thể thực hiện order trên thiết bị cầm tay cho nhiều bàn cùng một lúc siêu thuận tiện. Đồng thời, có thể ghi chú rõ ràng với những yêu cầu riêng. Từ đó, đảm bảo tính chính xác, đáp ứng khách hàng nhanh chóng khi đồng bộ dữ liệu cho các bộ phận. Bởi sau khi thực hiện, hệ thống của POS365 sẽ tự động lệnh đến các hệ thống tương ứng.

  • Báo cáo doanh thu, kết quả kinh doanh

POS365 được thiết kế với tính năng báo cáo hữu ích, trực quan về doanh thu, kết quả kinh doanh theo yêu cầu đầy đủ và chính xác nhất.
Bạn có thể dùng thử phần mềm miễn phí. Sau đó, cần phải trả phí 92.000 VNĐ/1 tháng để sử dụng.
phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới pos365

7.2 ACMan Bar

ACMan Bar là một giải pháp hiệu quả cho việc tự động hóa quy trình bán hàng, quản lý nhà hàng và lập báo cáo. Đặc biệt là quản lý nhà hàng tiệc cưới. Một số tính năng được thiết kế riêng nhằm phục vụ và đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mô hình này. ACMan Bar sẽ giúp bạn:

  • Quản lý danh sách các bàn tiệc khách đặt, chi tiết các món, thứ tự ra món, chi tiết nguyên vật liệu phục vụ.
  • Quản lý xuất-nhập kho nguyên liệu, thu chi và công nợ.
  • Quản lý thông tin khách hàng, đói tác và nhà cung cấp.
  • Hiển thị tình trạng bàn.
  • Thống kê, phân tích và báo cáo doanh thu trực quan, chi tiết theo ngày, tháng, năm.
  • Hệ sinh thái của ACMan tích hợp phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử nhằm cung cấp giải pháp quản lý tổng thể, khép kín và chuyên nghiệp.

phần mềm acman
Tải ACMan Bar

7.3 MISA CukCuk

Nhắc đến top phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới nên sử dụng không thể không nhắc đến MISA CukCuk. Một giải pháp hiện đại, giao diện thân thiện, bảo mật cao cùng rất nhiều tính năng đi kèm. Có thể nói, đây là công cụ hỗ trợ đắc lực mà các mô hình kinh doanh nhà hàng tiệc cưới được tin dùng hàng đầu. Hiện tại MISA CukCuk đang triển khai cho hơn 40.000 nhà hàng tiệc lớn nhỏ trên toàn quốc với chi phí chỉ 10.000đ/ngày. Tùy thuộc vào quy mô cũng như nhu cầu sử dụng, MISA CukCuk sẽ tư vấn gói và thiết bị phù hợp nhất.
quy trình vận hành nhà hàng tiệc cưới cukcuk
tính năng của cukcuk

  • Kết hợp phần mềm kế toán, phần mềm hóa đơn điện tử

Một trong những tính năng nổi bật của phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới MISA CukCuk là tích hợp với phần mềm kế toán MISA SME.NET. Nó cho phép hoạt động xuất chuyển hóa đơn đồng bộ từ phần mềm bán hàng sang phần mềm kế toán nhanh chóng mà không cần nhập liệu lại. Bộ đôi phần mềm này giúp tiết kiệm nhân lực, thời gian và hạn chế tối đa sai sót.

  • Cho phép sử dụng ngay cả khi mất kết nối Internet

Việc gián đoạn khi mất kết nối Internet khiến nhiều chủ nhà hàng lo sợ. Bởi nó ảnh hưởng đến cả hoạt động quản lý cũng như đồng bộ dữ liệu. Trong trường hợp gặp sự cố về đường truyền, bạn vẫn có thể kiểm soát hoạt động vận hành MISA CukCuk thông qua máy tính bảng, máy tính. Khi kết nối được khôi phục, mọi hoạt động, dữ liệu đều được ghi nhận trên hệ thống.

  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp, nhiệt tình

MISA CukCuk sở hữu đội ngũ, chuyên viên hỗ trợ đông đảo và chuyên nghiệp. Có đến 7 kênh hỗ trợ với hơn 100 tổng đài viên và hệ thống hotline cho từng khu vực. Tất cả đều được đào tạo bài bản về kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Từ đó, có thể hỗ trợ khách hàng nhanh chóng và tốt nhất. Ngoài ra, còn có hệ sinh thái video, tài liệu hỗ trợ hướng dẫn một số trường hợp.các gói quản lý cukcuk

7.4 PosApp

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới PosApp không còn là cái tên quá xa lạ. Thậm chí, nó còn là lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ. Cùng khám phá ngay những ưu điểm vượt trội giúp nó ghi điểm tuyệt đối trong mắt người dùng.

  • Quản lý chi tiết các sảnh tiệc cưới

Hỗ trợ quản lý đầy đủ và chi tiết các thông tin. Cụ thể:
– Thời gian tổ chức tiệc.
– Thông tin chi tiết về tiệc (Số lượng người tham gia, số lượng bàn, sảnh đặt tiệc).
– Chi tiết món ăn, các yêu cầu của khách về trang trí, món ăn, ban nhạc,…
– Quản lý chi tiết tình hình lên món, số lượng khách lên bàn, yêu cầu gọi món của từng khách.
– Hỗ trợ quản lý tình hình trả món của bếp, nhân viên phục vụ theo từng bàn.

  • Hỗ trợ quản lý theo dịch vụ

Quản lý lịch hẹn, doanh thu, lợi nhuận và tình hình hoạt động theo từng sảnh và loại tiệc khác nhau. Chẳng hạn như dịch vụ nhà hàng tiệc cưới buổi trưa, buổi tối, cho thuê văn phòng, cho thuê tổ chức sự kiện,…

  • Quản lý cọc chỗ – thông tin hợp đồng

Hỗ trợ lưu lại biên bản ghi nhớ hợp đồng, chi tiết thông tin đặt cọc trước của khách hàng.

  • Quản lý hàng tồn kho

– Định lượng nguyên vật liệu: Hỗ trợ quản lý danh sách xuất – nhập nguyên liệu theo định lượng từng món và theo đầu người.
– Hỗ trợ quản lý giá nhập nguyên liệu, tình trạng nguyên liệu khi nhập, hủy hàng tồn kho, hạn sử dụng từng loại nguyên vật liệu,…

  • Báo cáo trực quan và quản lý từ xa

Hỗ trợ xem báo cáo chi tiết các báo cáo từ xa theo thời gian thực với các biểu đồ trực quan. Từ đó, có thể đánh giá và định hướng kinh doanh rõ ràng và hiệu quả.

Bạn có thể sử dụng thử phần mềm miễn phí trong 14 ngày. Sau đó, cần trả phí để tiếp tục sử dụng với các gói dịch vụ bao gồm:

  • Gói cơ bản: 120.000 VNĐ/1 tháng giới hạn 3000 hóa đơn thanh toán/1 tháng, không hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của nhà hàng
  • Gói phổ biến: 170.000 VNĐ/1 tháng không giới hạn hóa đơn thanh toán, hỗ trợ quản lý tồn kho và thu chi của nhà hàng

posapp quản lý nhà hàng tiệc cưới

8. Tạm kết

Phần mềm quản lý nhà hàng tiệc cưới là giải pháp kinh doanh không thể thiếu hiện nay. Nó giúp tối ưu hoạt động của mọi quy trình. Từ đó, tiết kiệm thời gian, phục vụ nhanh chóng, trơn tru và chuyên nghiệp. Đặc biệt là hạn chế tối đa sai sót khi đó là sự kiện đặc biệt nhất trong cuộc đời của mỗi người. Sự hài lòng của chủ tiệc và khách mời chính là thành công lớn nhất giúp gia tăng uy tín, hình ảnh và doanh thu. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Giải pháp.

TOP 7+ mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng nhất

mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng nhất

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống thu hút tạo dấu ấn thương hiệu ấn tượng, chuyên nghiệp, khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ ngay lần đầu

Biển quảng cáo là một trong những hình thức quan trọng không thể bỏ qua trong thiết kế, thi công và thực hiện quảng cáo thương hiệu. Những biển quảng cáo này sẽ cho khách hàng biết về sức hút của nhà hàng bạn. Trong bài viết này, Nhà Hàng Số đăng tải những mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống. Giới thiệu và cung cấp cho các chủ nhà hàng ăn uống những ý tưởng thiết kế bảng hiệu bắt mắt.

1. Tầm quan trọng của mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống thể hiện phong cách nhà hàng của bạn. Dù đó là nhà hàng bình dân, quán ăn nhanh hay nhà hàng cao cấp. Vì vậy, bên cạnh việc lựa chọn phong cách trang trí, biển hiệu là một trong những yếu tố đầu tiên tạo nên nét đặc trưng cho nhà hàng.
Trong bối cảnh thị trường có nhiều nhà hàng, biển hiệu sẽ xuất hiện nhiều hơn. Nhu cầu của khách hàng liên tục thay đổi, và nó đã trở thành một vấn đề đáng nhớ đối với khách hàng. Không chỉ ăn ngon, mà còn ăn đẹp và ấn tượng. Tạo ra những biển quảng cáo đẹp mắt thu hút khách hàng và kích thích vị giác của họ. Mặc dù không trực tiếp đóng góp vào doanh thu của nhà hàng, nhưng việc có một bảng hiệu đẹp sẽ làm tăng lượng khách hàng ghé thăm. Dẫn đến việc thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng hiện tạ. Từ đó có thể tăng doanh thu một cách hiệu quả.

tầm quan trọng của mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống

2. Thiết kế thi công biển quảng cáo nhà hàng ăn uống như thế nào?

2.1 Lên ý tưởng biển quảng cáo nhà hàng

Để thu hút người qua lại và hiển thị đầy đủ thông tin, vị trí của các biển quảng cáo phải được tính toán. Ngoài ra còn có các yếu tố như màu sắc chữ, kích thước chữ và hệ thống chiếu sáng bổ sung (nếu cần). Đừng để biển quảng cáo của bạn quá to hoặc quá nhỏ. Điều này sẽ làm mất thẩm mỹ của nhà hàng và gây tốn kém chi phí. Biển quảng cáo thường ở ngoài trời nên khi lên ý tưởng, bạn cần nghĩ đến các yếu tố như chất liệu hao mòn, chọn ánh sáng phù hợp với mọi điều kiện thời tiết mà khách hàng có thể nhìn thấy.

lên ý tưởng biển quảng cáo nhà hàng

2.2 Lựa chọn đơn vị thi công biển hiệu nhà hàng chuyên nghiệp

Đây là ưu tiên hàng đầu. Bạn nên chọn một thiết kế có danh tiếng tốt. Đơn vị thi công với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và tâm huyết làm việc đảm bảo tiến độ thi công và đúng tầm nhìn thiết kế.

2.3 Lựa chọn vật liệu thi công biển quảng cáo nhà hàng ăn uống

Biển quảng cáo nhà hàng được chia thành hai phần: phần chữ và chất liệu nền. Tại đây, chất liệu phổ biến để sản xuất biển hiệu nhà hàng là sắt, nhôm, mica, đồng, inox, gỗ, bạt… Tùy theo mục đích và nhu cầu kinh tế mà chủ quán sẽ lựa chọn chất liệu sản xuất lựa chọn.

  • Vật liệu Hiflex: In nhanh, độ bền cao. Bảng hiệu hộp đèn hiflex có thể dễ dàng di chuyển khi cần thiết. Giá cả thích hợp cho các quán ăn, quán nhậu bình dân, giá rẻ hợp túi tiền.
  • Chất liệu mica, nhôm: Là chất liệu làm bảng hiệu phổ biến phù hợp với mọi phong cách từ hiện đại đến sang trọng, bình dân. Bảng hiệu mica, aluminium thường được sử dụng kết hợp với đèn LED. Làm cho bảng hiệu nổi bật vào buổi tối và ban đêm
  • Chất liệu gỗ: Thích hợp cho các quán ăn, nhà hàng theo phong cách truyền thông mộc mạc, hoài cổ,… Mang lại cảm giác gần gũi cho thực khách.
  • Vật liệu thép không gỉ ăn mòn: Bảng hiệu chữ inox tăng thêm sự sang trọng và cao cấp cho nhà hàng. Vật liệu này thường được sử dụng trong các nhà hàng ăn uống cao cấp.

lựa chọn vật liệu thi công mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống

2.4  Một số đơn vị thi công biển quảng cáo

Công ty quảng cáo và in Hoàng Kim
Ưu điểm
  • NHANH: Thi công thời gian nhanh gọn. Đáp ứng được yêu cầu, tiến độ
  • RẺ: được sản xuất tại xưởng trực tiếp. Đảm bảo không qua đơn vị trung gian. Chi phí mặt bằng phải chăng nhất
  • ĐẸP: Đội ngũ thợ được đào tạo bài bản. Hệ thống máy móc đồng bộ
  • CHẤT LƯỢNG: Vật liệu đảm bảo chính hãng. Được thiết kế tính toán kỹ trước khi gia công.

Lĩnh vực thi công

  • Biển quảng cáo các loại
  • Tranh điện Biển hộp đèn bạt 3M
  • Biển Led điện tử
  • Màn hình led trong nhà và ngoài trời
  • Biển chữ lớn tòa nhà
  • Làm biển hệ thống siêu thị, cửa hàng
Thông tin liên hệ
  • Địa chỉ: 146 Định Công Hạ, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
  • Hotline: 0983 395 730
  • Điện thoại bàn: 024 6664 4768
  • Email: [email protected]
  • Website: https://quangcaohoangkim.net
  • Fanpage: https://www.facebook.com/hoangkimadp/

đơn vị thi công mẫu biển nhà hàng quảng cáo

Công ty TNHH Thương mại Quảng cáo Tây Bắc

Ưu điểm

  • Quy mô khách hàng: Hà Nội và các tỉnh miền bắc
  • Đội ngũ kĩ thuật kinh nghiệm hơn 12 năm, làm việc tâm huyết
  • Tiến độ bàn giao chính xác nhất
  • Giá thành tại xưởng hợp lý nhất
  • Chế độ bảo hành sau bán hàng tốt nhất
  • Sản phẩm đa dạng, độc đáo thiết kế trên mọi chất liệu cùng độ bền cao, an toàn nhất
  • Hệ thống máy móc hiện đại, quy trình sản xuất thi công chuyên nghiệp nhất.

Lĩnh vực thi công

  • Làm biển quảng cáo alu
  • Làm biển quảng cáo đèn LED
  • Làm biển quảng cáo inox
  • Làm biển quảng cáo mica
  • Làm biển quảng cáo chữ nổi
  • Làm biển quảng cáo in bạt
  • Sản xuất tranh điện
  • Biển led điện tử
  • Màn hình Led
  • Trần xuyên sáng
  • Biển hộp đèn: Mica, hiflex, 3M
  • Biển công ty, phòng ban
Thông tin liên hệ:
  • Địa chỉ: Số 28, Ngõ 8 Quang Tiến, Đại Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0968 858 111
  • Email: [email protected]
  • Website: https://quangcaotaybac.com/
  • Trang người hâm mộ: www.facebook.com/taybac.ads
  • Giờ làm việc: 8:00 sáng đến 6:00 chiều

công ty quảng cáo tây bắc

Xem thêm:

Quảng cáo Nam Song

Ưu điểm

  • Nhiều năm kinh nghiệm
  • Nhân viên tận tâm, có năng lực, am hiểu về tòa nhà và được đào tạo bài bản
  • Đa dạng mẫu mã
  • Giá cả cạnh tranh, chất lượng làm việc hoàn hảo
Lĩnh vực thi công
  • Biển quảng cáo
  • Logo
  • loại nhãn
  • Tấm kính chữ nổi
  • Biển Hiệu Sở – Biển Số Nhà…

Thông tin liên hệ

  • CS1: Số 114 Đường Phan Bá Vành, Cổ Nhuế Quận 2, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • CS2: 981 Tam Chín Yên Sở Hoàng Hải, Hà Nội
  • Hotline: 0941 558 555
  • Website: https://quangcaonamson.com.vn/
Quảng cáo Minh Anh
Ưu điểm
  • Nhà máy trực tiếp
  • Thi công chuyên nghiệp
  • Bảo hành, bảo trì dài hạn
Lĩnh vực thi công
  • Thiết kế poster
  • Chữ nổi
  • Biển quảng cáo
  • Sản phẩm khuyến mại
  • Thiết kế nhận diện thương hiệu

Thông tin liên hệ

  • VPGD: Số 424 Nguyễn Văn Giáp, Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Điện thoại: 0973 818 584 & 0987 151 584
  • Email: quacaominhanh.com
  • Website: https://quangcaominhanh.com/

3. Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống đẹp

Dưới đây là những mẫu biển quảng cáo nhà hàng đẹp, nổi bật và độc đáo mà khách của bạn sẽ nhớ mãi. Trong phần tiếp theo, Nhà Hàng Số cung cấp cho bạn một số mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống phổ biến, đẹp và chất lượng.

3.1 Mẫu biển quảng cáo nhà hàng đồ uống

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng đồ uống gồm các thức uống cafe, trà sữa, trà kết hợp các loại bánh. Chất liệu cơ bản, màu sắc và mẫu mã tự thiết kế hoặc thuê người thiết kế theo ý tưởng có sẵn.
biển quảng cáo quán cafebiển hiệu nhà hàng vintage hoài cổmẫu biển hiệu nhà hàng vintage hoài cổ

3.2 Biển quảng cáo nhà hàng ăn sáng

Thực đơn ăn sáng của người Việt tương đối đơn giản nhưng cũng cần dinh dưỡng. Cụ thể: Xôi và các món ăn kèm, phở, bún, miến kèm đồ uống. Biển quảng cáo cần đảm bảo tính hài hòa, đơn giản nhưng thể hiện được tính hấp dẫn trong món ăn của nhà hàng.
biển quảng cáo xôi gàbiển quảng cáo nhà hàng món huếbiển quảng cáo nhà hàng phở bò ăn sángbiển quảng cáo nhà hàng phở bò ăn sáng phổ biến

3.3 Bảng hiệu nhà hàng cơm tấm

Nhà hàng Cơm Tấm phổ biến ở miền Nam hơn so với miền Bắc. Bảng hiệu nhà hàng cơm tấm cần bắt mắt, có thể bổ sung thêm những slogan mang tính thương hiệu của nhà hàng.
biển quảng cáo quán cơm đẹp

3.4 Biển quảng cáo hấp dẫn cho nhà hàng ăn vặt

Nhà hàng, quán ăn vặt rất hấp dẫn với đối tượng khách hàng trẻ tuổi. Cần chú ý đến các yếu tố sau: tươi trẻ, hấp dẫn, đồng bộ tránh rối mắt.
biển quảng cáo hấp dẫn cho quán ăn vặt phổ biến hiện naybiển quảng cáo trà chanh

3.5 Biển quảng cáo nhà hàng bằng gỗ

Một trong những chất liệu làm biển quảng cáo nhà hàng ăn uống ấn tượng là gỗ. Gỗ thiết kế vừa toát lên sự đơn giản, lắng đọng nhưng không kém phần sang trọng, bắt mắt. Tùy theo sở thích, thiết kế, diện tích của biển quảng cáo có thể to hoặc nhỏ.
biển quảng cáo nhà hàng bằng gỗbiển quảng cáo nhà hàng bằng gỗ đẹp sang trọng

Xem thêm:

3.6 Bảng hiệu từ chất liệu mica gắn đèn led

Mẫu bảng hiệu đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Đảm bảo khách hàng bị hấp dẫn trong bất kì thời gian nào. Chất liệu mica gắn đèn led cũng đảm bảo được yếu tố thời tiết và thời gian, không bị hỏng hóc, bền, sang trọng. Với chất liệu này, các nhà hàng hải sản, lẩu – nướng, buffet thường sử dụng.
bảng hiệu quán ăn nhanh mica gắn đèn ledbảng hiệu quán ăn nhanh mica gắn đèn led độc đáo

3.7 Mẫu biển vẫy quảng cáo nhà hàng, quán ăn

Đây là chất liệu phổ biến quán ăn đảm bảo chi phí tiết kiệm, thiết kế đơn giản, dễ dàng quan sát, cô đọng thông tin. Tuy nhiên, có một nhược điểm của chất liệu này là dễ bị hao mòn, hỏng hóc theo thời gian. Mẫu biển này chủ yếu được sử dụng ở các quán ăn bình dân.
biển hiệu quán ăn bình dânmẫu biển quảng cáo quán ăn bình dânmẫu biển vẫy quảng cáo nhà hàng đẹp

4. Tạm kết

Mẫu biển quảng cáo nhà hàng ăn uống đóng vai trò quan trọng, tạo ấn tượng cho khách hàng. Đây là khâu quan trọng trong khởi nghiệp nhà hàng. Tùy theo phong cách nhà hàng, quy mô, diện tích và nguồn tài chính, bạn nên lựa chọn biển quảng cáo phù hợp. Bài viết trên đây đã tổng hợp một số mẫu biển quảng cáo phổ biến trên thị trường để bạn tham khảo và tìm hiểu. Hi vọng với bài viết này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp cho nhà hàng của mình.

Chiến lược marketing của 7UP: Cú “lội ngược dòng” ngoạn mục 

chiến lược marketing của 7up

Chiến lược marketing của 7UP ghi dấu ấn nhờ nhiều hoạt động truyền thông khác biệt, xoay chuyển tình thế và vươn lên hàng ngũ dẫn đầu

Chiến lược Marketing của Oishi – Thấu hiểu và tư duy đa chiều

chiến lược marketing của oishi

Các chiến lược Marketing của Oishi độc đáo, táo bạo giúp thương hiệu thống lĩnh thị trường Snack cạnh tranh gay gắt tại Việt Nam

Oishi là một trong những thương hiệu snack đang “làm mưa làm gió” trên thị trường hiện nay. Không chỉ đơn thuần là món ăn vặt, những sản phẩm của Oishi còn đem đến cho khách hàng nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau khi trải nghiệm. Đứng trước nhiều đối thủ mạnh, Oishi vẫn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường snack. Và chiến lược marketing của Oishi chính là chìa khóa dẫn đến sự thành công này. Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây nhé!.

1. Tìm hiểu thị trường snack tại Việt Nam

Dựa trên nguyên liệu chế biến, thị trường snack tại Việt Nam được chia làm 3 loại sản phẩm chính. Đó là các loại snack chế biến chiếm tỉ trọng 33%, khoai tây chiên chiếm 24% và các loại hạt chiếm 30%. Bên cạnh đó, thị trường snack tại Việt Nam cũng khá “chật chội” với nhiều thương hiệu đình đám. Có thể kể đến Oishi, Poca và O’Star. Lâu đời hơn thì không thể không nhắc đến Slice.
So với hai loại còn lại, snack chế biến có lợi thế hơn hẳn. Bởi lẽ, chúng rất đa dạng và những gì chế biến được đều có thể làm thành snack. Chẳng hạn, trong danh mục sản phẩm của Oishi có cả bí đỏ và cà chua. Tuy nhiên, hai loại còn lại cũng không “chịu thua” khi tung ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng.
các sản phẩm của oishi
Đối với snack khoai tây chiên, Lay’s cung cấp đa dạng hương vị rong biển, kim chi, phô mai, tảo biển,…. Trong khi đó, phân khúc snack các loại hạt do Công ty Đậu phộng Tân Tân làm đại diện. Công ty mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng khi cung cấp nhiều hương vị thơm ngon như: Hạt điều mù tạt, hạt sen nước cốt dừa, đậu phộng da cá, đậu Hà Lan mù tạt,…

2. Tìm hiểu về thương hiệu Oishi

Thương hiệu Oishi được thành lập vào năm 1946, thuộc quyền sở hữu của công ty Liwayway, Philippines. Vào năm 1974, công ty cho ra đời sản phẩm snack Tôm Oishi đầu tiên nhờ vào công nghệ sản xuất hiện đại của Nhật Bản. Khi các sản phẩm Snack Oishi được du nhập vào thị trường Việt Nam, chúng nhanh chóng trở thành chủ đề bàn tán của rất nhiều người. Hầu hết những sản phẩm Oishi đều được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng.
Với tiềm năng phát triển ở mảng thức ăn nhẹ, Liwayway đã có quyết định táo bạo khi thành lập công ty công nghiệp thực phẩm Liwayway Việt Nam vào năm 1977. Không chỉ cung cấp các sản phẩm snack, công ty Liwayway Việt Nam còn cung cấp cả sản phẩm bánh kẹo và đồ uống mang thương hiệu Oishi. Một số sản phẩm nổi tiếng và quen thuộc đối với người tiêu dùng như: Kẹo Oishi hương vải thiều, hương sữa chua, nước ngọt Oishi C+,…
các hương vị snack của oishiTrong nhiều năm liền, công ty và thương hiệu Oishi được các tổ chức uy tín bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Đồng thời đạt nhiều giải thưởng cao quý khác. Có thể kể đến như: Dây chuyền sản xuất đạt chứng nhận chất lượng ISO 22000, HACCP và hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2000 được chứng nhận bởi tổ chức DNV. Hiện tại, Công ty Liwayway có rất nhiều nhà máy và chi nhánh ở Việt Nam như: Đà Nẵng, Bình Dương, Khánh Hòa, Bắc Ninh. Tại đây, cung cấp hàng chục tấn snack và bánh kẹo mỗi ngày cho thị trường.
Xem thêm:

3. Đối tượng khách hàng của Oishi

Ban đầu, Oishi muốn hướng đến nhóm đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 6 đến 15 tuổi. Tuy nhiên, nhận thấy sự thay đổi trong nhu cầu của người tiêu dùng. Oishi đã dần mở rộng đối tượng khách hàng. Theo đó, nhóm đối tượng tiếp theo mà Oishi muốn hướng đến là người lớn, có độ tuổi từ 16 đến 40 tuổi. Với hương vị thơm ngon cùng giá cả phải chăng, chắc chắn những sản phẩm của Oishi sẽ là sự lựa chọn hàng đầu của những ai là “tín đồ” của món ăn vặt.
khách hàng mua snack của oishi

4. Đối thủ cạnh tranh chính của Oishi

Hương vị thơm ngon khó cưỡng, tiện lợi và giá cả phải chăng. Đó là lý do tạo sao các thương hiệu snack kiếm được doanh thu khủng mỗi năm. Với miếng mồi béo bở như vậy, không lạ khi Oishi có nhiều đối thủ cạnh tranh. Điều này làm cho chiến lược marketing của Oishi phải đối đầu với không ít cái tên đình đám. Hiện tại, đối thủ chính của Oishi đó là Poca Toonies và Ostar. Đây là những thương hiệu lâu đời, có số lượng khách hàng nhất định. Vì vậy, đây được xem là một bài toán khó trước mắt mà Oishi cần phải giải quyết.

5. Phân tích mô hình SWOT của Oishi

Trước khi tìm hiểu chiến lược marketing của Oishi, bạn cần phải nắm được mô hình phân tích tình hình kinh doanh của thương hiệu, cụ thể:

5.1. Điểm mạnh (Strengths)

  • Thương hiệu uy tín
  • Giá thành hợp lý
  • Hương vị phong phú, mang đến nhiều sự lựa chọn
  • Sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng an toàn thực phẩm theo quy định
  • Cung cấp nhiều sản phẩm, bao bì được thiết kế độc đáo, thu hút nhiều khách hàng

5.2. Điểm yếu (Weakness)

  • Snack bột là sản phẩm không được đánh giá cao
  • Chưa có câu chuyện thương hiệu hay và hấp dẫn để kể
  • Hiệu quả của chiến lược truyền thông chưa cao
  • Cơ cấu chi phí khá cao
  • Bằng sáng chế không được bảo vệ đầy đủ

5.3. Cơ hội (Opportunities)

  • Xu hướng sử dụng snack cho các hoạt động giải trí ngày càng gia tăng
  • Dân số trẻ trên thị trường đang chiếm ưu thế
  • Tiến bộ trong dây chuyền công nghệ sản xuất
  • Xu hướng đa dạng hóa hoặc chuyển đổi sang các thành phần bổ sung cho sức khỏe con người

5.4. Thách thức (Threats)

  • Có nhiều đối thủ đáng gờm xuất hiện trên thị trường
  • Người tiêu dùng thay đổi lựa chọn từ đồ ăn snack truyền thống sang đồ ăn nhẹ giúp tăng cường sức khỏe
  • Có nhiều tin đồn, thông tin không tốt gây ảnh hưởng sự uy tín của thương hiệu từ năm 2012
  • Nhiều bậc phụ huynh cho rằng snack không tốt cho sức khỏe của trẻ em

6. Chi tiết chiến lược marketing của Oishi

Mặc dù, trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ có tên tuổi. Nhưng Oishi vẫn là thương hiệu được nhiều khách hàng lựa chọn. Vậy, lý do nào giúp Oishi chiếm được “trái tim” của nhiều khách hàng đến như vậy? Đó chính là nhờ vào các chiến lược marketing của Oishi đã thực hiện trong suốt nhiều năm vừa qua.

6.1. Chiến lược xác định thị trường mục tiêu của Oishi

Nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu mà thương hiệu muốn nhắm đến có đặc điểm như sau:

  • Thuộc thế hệ gen Z, trẻ em và những bạn trẻ có độ tuổi từ 5 đến 22 tuổi. Nghề nghiệp là học sinh, sinh viên hoặc nhân viên part-time có thu nhập ổn định
  • Tính cách sôi nổi, năng động, ham vui chơi và nhiệt huyết
  • Có sở thích ăn snack, ăn vặt vào lúc rảnh rỗi
  • Thích thử những thứ thú vị, mới lạ và hay ho

6.2. Chiến lược tạo sự khác biệt sản phẩm của Oishi

Ở thời điểm hiện tại, thị trường Snack có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy, việc làm nổi bật thương hiệu là hết sức cần thiết. Thấu hiểu được điều này, chiến lược marketing của Oishi đã được đưa ra đó là tạo sự khác biệt sản phẩm.

  • Về bao bì: Tất cả sản phẩm của Oishi đều được sử dụng bao zip bạc với thiết kế lạ mắt, hấp dẫn chưa từng xuất hiện trên thị trường. Với mục đích thôi thúc người tiêu dùng chọn mua sản phẩm.
  • Về hương vị: Một hương vị hoàn toàn mới, chưa được ứng dụng vào bất kỳ thương hiệu snack nào. Mang đến trải nghiệm vô cùng hoàn hảo cho vị giác của người tiêu dùng. Từ đó, người tiêu dùng sẽ cảm thấy tò mò và muốn thử sản phẩm.

6.3. Chiến lược định giá của Oishi

  • Định giá theo khuyến mãi

Để kích thích khách hàng mua sản phẩm mới, Oishi quyết định sử dụng chính sách khuyến mãi. Chẳng hạn như: Tặng voucher, giảm giá, quà tặng hoặc coupon cho khách hàng mua nhiều để định giá sản phẩm.

  • Định giá bằng cách thâm nhập vào thị trường

Đối với những sản phẩm mới ra mắt, nếu công ty áp dụng chính sách này sẽ mất lợi nhuận trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, theo thời gian sản phẩm sẽ được chấp nhận và lượng mua sẽ tăng lên. Từ đó, công ty sẽ giành được thị phần.

6.4. Chiến lược truyền thông marketing tích hợp của Oishi

  • Quảng cáo

Để có được vị trí nhất định trên thị trường, Oishi đã sử dụng chiến lược quảng cáo thương hiệu. Thương hiệu đã đầu tư không nhỏ cho việc quảng cáo sản phẩm trên các nền tảng truyền thông như: Facebook ads, email marketing, google adwords,…Bên cạnh đó, chiến lược còn giúp truyền tải được nhiều thông điệp của sản phẩm đến với người tiêu dùng.
quảng cáo của oishi với ca sĩ noo phuoc thinh

  • Kết nối với công chúng

Hằng năm, Oishi thường tổ chức các hoạt động như hội chợ giới thiệu sản phẩm, văn nghệ,…vào các dịp lễ lớn. Mục đích xây dựng hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng. Thương hiệu Oishi cũng đã tổ chức sự kiện Oishi Snack 2018. Sự kiện này không chỉ thu hút người tham gia mà còn nhằm quảng bá thương hiệu đến khách hàng. Trong sự kiện, có tổ chức một số trò chơi để tạo sự thú vị cho những người tham dự. Đồng thời, gửi đến những món quà là các loại snack để người tiêu dùng được trải nghiệm.

  • Tổ chức chương trình khuyến mãi hấp dẫn, đặc sắc

Thương hiệu Oishi đã quyết định lựa chọn ứng dụng “săn khuyến mãi” Mega 1 là đối tác chiến lược. Mega1 được biết đến là một nền tảng ứng dụng công nghệ tích lũy khuyến mãi và quà thưởng thuộc hệ sinh thái bán lẻ 4.0 Giga 1. Mục đích chính của ứng dụng đó là tạo cầu nối hiệu quả giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp thông qua các chương trình khuyến mãi. Với khả năng nắm bắt tâm lý của người tiêu dùng, Mega 1 giúp chiến dịch quảng cáo của Oishi tiếp cận trực tiếp đến những khách hàng mục tiêu. Đồng thời, đo lường chính xác doanh thu từ việc đầu tư chi phí cho các hoạt động tiếp thị.
khuyến mãi hấp dẫn của oishi kết hợp với bảo anh
Xem thêm:

7. Tạm kết

Hoạt động trong thị trường Snack với nhiều tên tuổi đáng gờm, hành trình phát triển của Oishi có nhiều thăng trầm. Mặc dù chiến lược marketing của Oishi còn nhiều thiếu sót nhưng cũng đã tạo nên sự thành công vượt trội cho thương hiệu. Để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích, hãy theo dõi chuyên mục Case Study của Nhà hàng số nhé!.

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

customer retention là gì

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ chân khách hàng giúp tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn

Theo nghiên cứu của Loyalty360, tỷ lệ bán hàng thành công cho khách hàng hiện tại cao hơn 60%-70% so với việc có được khách hàng mới. Một nghiên cứu khác của Harvard Business Review cho thấy rằng việc có được một khách hàng mới tốn kém hơn từ 5 đến 25 lần so với việc giữ chân một khách hàng hiện có. Cho dù doanh nghiệp có quy mô nhỏ hoặc lớn thì việc thực hiện các chiến lược Customer Retention – giữ chân khách hàng đều quan trọng như nhau. Vậy Customer Retention là gì? Và làm thế nào bạn có thể đạt được khả năng giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược? Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá điều này nhé.

Nội dung

1. Customer Retention là gì?

khái niệm customer retention
Customer Retention được hiểu là giữ chân khách hàng, là việc doanh nghiệp sử dụng tất cả các hoạt động để giữ chân khách hàng trong một khoảng thời gian dài, thuyết phục họ tiếp tục sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.
Việc giữ chân khách hàng bị ảnh hưởng bởi số lượng khách hàng mới mà doanh nghiệp thu hút được cũng như số lượng khách hàng hiện tại đã rời đi do nhiều lý do khác nhau. Khi khách hàng tiếp tục gắn bó với doanh nghiệp, doanh thu và lợi nhuận cũng sẽ tăng lên. Do vậy Customer Retention là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh mà không chỉ là một chuỗi hành động đơn giản. Chiến lược này là cả một quá trình từ lúc khách hàng tiếp xúc lần đầu với doanh nghiệp cho đến khi họ mua lại thêm những lần sau đó và được các doanh nghiệp thành lập lâu năm thực hiện dễ hơn so với các doanh nghiệp mới.

2. Tại sao Customer Retention lại quan trọng với doanh nghiệp?

Cùng Nhà Hàng Số làm rõ 5 lý do chủ yếu làm Customer Retention đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
lí do customer retention quan trọng với doanh nghiệp

2.1. Giảm chi phí tiếp thị

Ngân sách tiếp thị của doanh nghiệp sẽ tăng thêm bằng cách ưu tiên khách hàng hiện tại trong giai đoạn duy trì của hành trình người mua. Những người mua lặp lại đã quen thuộc với các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Vì vậy các chiến dịch tiếp thị cho khách hàng trung thành không cần phải tốn kém. Theo BCG, chi phí quảng cáo cho một khách hàng hiện tại là khoảng 7 đô la. Trong khi chi phí cho một khách hàng mới là khoảng 34 đô la, tức là gấp hơn bốn lần! Khách hàng hiện tại cũng có nhận thức sâu sắc về thương hiệu. Điều này làm giảm sự phụ thuộc của họ vào hỗ trợ khách hàng. Từ đó, giúp doanh nghiệp tiết kiệm tiền. Tuy nhiên, nó cũng tùy thuộc vào ngành của từng doanh nghiệp.

2.2. Mua hàng lặp lại có nghĩa là lợi nhuận lặp lại

Những khách hàng trung thành mua hàng thường xuyên có xu hướng chi nhiều tiền hơn tới 33%. Điều này dẫn đến giá trị trọn đời của khách hàng cao hơn. Họ cũng có nhiều khả năng dùng thử sản phẩm mới hơn 50% so với khách hàng mới. Việc này là nhờ sự tin tưởng đối với thương hiệu của bạn. Một khách hàng có giá trị không chỉ tin rằng sản phẩm của bạn vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường mà còn tin doanh nghiệp của bạn phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ. Để làm hài lòng khách hàng hiện tại, hãy ghi lại lịch sử mua hàng của họ và đề xuất các sản phẩm liên quan để khuyến khích mua hàng trong tương lai.

2.3. Quảng cáo truyền miệng miễn phí

Truyền miệng là hình thức quảng cáo hiệu quả nhất về chi phí. Nó chỉ đến từ những khách hàng trung thành tin tưởng vào thương hiệu của bạn.
Khách hàng thường xuyên có nhiều khả năng chia sẻ trải nghiệm tích cực của họ với những người có cùng chí hướng. Về cơ bản trở thành người ủng hộ và tiếp thị miễn phí cho doanh nghiệp của bạn. Chiến thuật này hoạt động vì mọi người tin tưởng vào ý kiến ​​​​của những người gần gũi với họ. Gần một nửa số người tiêu dùng Hoa Kỳ nói rằng bạn bè và gia đình của họ là nguồn nhận biết thương hiệu hàng đầu của họ và 92% mọi người tin tưởng vào các đề xuất từ bạn bè và gia đình của họ hơn bất kỳ hình thức tiếp thị nào khác.
khảo sát nguồn nhận biết thương hiệu của người tiêu dùng

2.4. Nhận phản hồi có giá trị

Một phần của việc giành được khách hàng là cung cấp trải nghiệm khách hàng. Đặc biệt, đòi hỏi phải lắng nghe. Theo các cuộc khảo sát, 97% người tiêu dùng họ có phần nào trở nên trung thành hơn với doanh nghiệp trả lời phản hồi. Trong khi 55% người tiêu dùng cho biết họ không có khả năng tiếp tục là khách hàng của một doanh nghiệp phớt lờ phản hồi của họ.
Những khách hàng thường xuyên mua hàng từ doanh nghiệp của bạn sẽ nhận thấy những điểm cần cải thiện. Vì vậy đừng ngại hỏi. Thu thập phản hồi có thể dễ dàng bằng cách như gửi email đến danh sách người đăng ký. Hoặc đưa ra cuộc thăm dò trên tài khoản mạng xã hội. Hay gửi khảo sát cho khách hàng ngay sau khi họ đặt hàng. Khi bạn thực hiện các thay đổi mới, bạn sẽ tìm thấy các cơ hội đã bị bỏ qua, cũng như tăng tỷ lệ duy trì và bán hàng.

2.5. Khách hàng trước đây sẽ trả giá cao

Người mua lặp lại ít quan tâm đến giá hơn nhiều so với khách hàng tiềm năng mới. Vì họ đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp trước đây. Điều này đặc biệt đúng đối với thế hệ Gen Y, những người chỉ chuyển đổi thương hiệu nếu giá thấp hơn ít nhất 10%. Khoảng 70% nhóm tuổi trẻ hơn cũng trả giá cao khi các đặc quyền (như giao hàng miễn phí) được cung cấp trong các chương trình khách hàng thân thiết. Nhìn chung, nhiều khách hàng liên tưởng giá cao hơn với dịch vụ chất lượng. Do đó, việc cung cấp các lợi ích bổ sung sẽ thúc đẩy họ tiếp tục quay lại.
Trên thực tế, giữ chân khách hàng là chìa khóa cho sự tăng trưởng bền vững. Theo nghiên cứu của Bain & Company, nâng tỷ lệ giữ chân khách hàng lên 5% có thể dẫn đến tăng lợi nhuận từ 25% đến 95%. Điều này cho thấy rằng giữ chân khách hàng hiện tại sẽ tạo ra giá trị lớn cho doanh nghiệp hơn là tìm kiếm khách hàng mới.
Theo nghiên cứu, xác suất chuyển đổi khách hàng hiện tại thành khách hàng thường xuyên là từ 60%-70%. Trong khi xác suất chuyển đổi khách hàng mới chỉ từ 5% đến 20%. Như vậy, việc giữ chân khách hàng thông qua các chiến lược có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tăng trưởng lợi nhuận. Đồng thời cũng cung cấp giá trị cao hơn cho khách hàng. Cùng với đó là giúp tạo mối quan hệ trung thành và bền vững giữa doanh nghiệp và khách hàng.

3. Các chỉ số giữ chân khách hàng chính

Để chiến lược Customer Retention thành công trước hết cần xác định được các chỉ số giữ chân khách hàng. Từ đó để đo lường khả năng tồn tại của các nỗ lực giữ chân khách hàng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp. Các chỉ số quan trọng bao gồm:

3.1. Tỉ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate)

Customer Retention Rate (CRR – Tỷ lệ giữ chân khách hàng) là chỉ số đo lường mức độ trung thành của khách hàng. Hoặc khả năng một tổ chức giữ chân khách hàng của mình theo thời gian. Ngoài việc xác định số lượng khách hàng trung thành, tỷ lệ giữ chân khách hàng có thể phản ánh hoặc dự đoán sự hài lòng của khách hàng, hành vi mua lại, mức độ tương tác của khách hàng và mối quan hệ tình cảm với thương hiệu.
Hiệu quả chiến lược Customer Retention được đo bằng tỷ lệ giữ chân và cần được theo dõi liên tục. Để xác định tỷ lệ này, bước đầu tiên đưa ra được khoảng thời gian doanh nghiệp muốn ghi lại. Thời gian này có thể dao động từ vài tháng đến một năm tài chính hoặc hơn nữa. Các yếu tố khác được sử dụng để xác định tỷ lệ duy trì bao gồm:

  • Lượng khách hàng vào đầu kỳ (S);
  • Lượng khách hàng vào cuối kỳ (E);
  • Lượng khách hàng mới có được theo thời gian (N).

Những số liệu này nên được ghi lại. Công thức được áp dụng sau khi truy xuất:
Tỷ lệ giữ chân (CRR) = [(E-N)/S ] x 100
khái quát cách tính tỉ lệ giữ chân khách hàngXem thêm:

Ví dụ: Nếu một tổ chức bắt đầu với 750 khách hàng và kết thúc với 950, nhưng có được 625 trong một khoảng thời gian, thì tỷ lệ giữ chân khách hàng sẽ là 43,3%.

3.2. Tỷ lệ rời bỏ của khách hàng

Tỷ lệ rời bỏ khách hàng là tỷ lệ phần trăm khách hàng ngừng sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Về cơ bản, nó là nghịch đảo của tỷ lệ giữ chân khách hàng. Tỷ lệ rời bỏ của khách hàng rất quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp hiểu bản thân có thể giữ chân khách hàng hiệu quả như thế nào. Nếu tỷ lệ rời bỏ cao thì chứng tỏ rằng doanh nghiệp phải thực hiện các bước để hiểu lý do tại sao khách hàng rời đi.
Các yếu tố để xác định tỷ lệ rời bỏ khách hàng bao gồm:

  • Số lượng khách hàng bị mất trong khoảng thời gian đó (Y)
  • Số lượng khách hàng vào đầu khoảng thời gian (X)

Công thức tính tỷ lệ rời bỏ khách hàng được xác định là:
Tỷ lệ rời bỏ của khách hàng = (Y/X) x 100
customer churn

3.3. Giá trị trọn đời của khách hàng (CLV)

Giá trị trọn đời của khách hàng cho biết khách hàng đóng góp bao nhiêu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong toàn bộ thời gian họ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. CLV là một số liệu quan trọng. Nó chỉ ra liệu doanh nghiệp của bạn có cần khuyến khích khách hàng mua thêm hay không. Nếu CLV thấp, có thể đầu tư vào các chương trình khách hàng thân thiết để kích thích mua hàng. Nếu CLV cao, bạn sẽ có khả năng chi nhiều tiền hơn cho việc thu hút khách hàng mới.
Có một vài công thức khác nhau để tính CLV, cụ thể:

  • Một công thức là: (Giá trị đặt hàng trung bình x Tỷ lệ mua hàng lặp lại) – Chi phí thu hút khách hàng.
  • Công thức thứ hai là: (Số lượng giao dịch trung bình trong một khoảng thời gian x Giá trị đơn hàng trung bình x Tỷ suất lợi nhuận gộp trung bình x Tuổi thọ trung bình của khách hàng) / Tổng số khách hàng.

3.4. Doanh thu rời bỏ

Doanh thu rời bỏ đề cập đến tỷ lệ phần trăm doanh thu định kỳ hàng tháng (MRR) mà doanh nghiệp bị mất trong một khoảng thời gian. Doanh thu rời bỏ là cực kỳ quan trọng. Nó giúp doanh nghiệp biết chính xác số tiền sẽ mất khi khách hàng rời khỏi doanh nghiệp. Số lượng khách hàng thực tế không có ý nghĩa gì cho đến khi bạn tính toán giá trị của từng khách hàng đối với doanh nghiệp của mình. Biết bạn đang mất bao nhiêu tiền sẽ đặt bối cảnh vào bối cảnh.
Công thức cho Doanh thu rời bỏ là: (MRR bị mất trong một khoảng thời gian / MRR vào đầu khoảng thời gian) * 100.

3.5. Điểm quảng cáo ròng (NPS)

Điểm quảng cáo ròng cho biết có bao nhiêu khách hàng có khả năng giới thiệu sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp cho người khác. Đó là một công cụ để đo lường lòng trung thành của khách hàng. Cũng như mức độ phổ biến của sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng. NPS thấp có nghĩa là khách hàng của bạn không có khả năng giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác. Cũng như báo hiệu tỷ lệ hài lòng của khách hàng thấp, gây rủi ro cho doanh nghiệp của bạn. Biết điểm số này có thể giúp bạn dự đoán sự rời bỏ ngay cả trước khi nó xảy ra. Vì vậy bạn có thể thực hiện các bước phòng ngừa để ngăn chặn điều đó.
Mặc dù không có công thức tính NPS, nhưng đó là điểm số được tạo ra khi khách hàng chọn một số trên thang điểm từ một đến mười trong khi xếp hạng khả năng họ sẽ giới thiệu sản phẩm của bạn cho người khác. Điều này được thực hiện thông qua các cuộc khảo sát NPS.
net promoter score

3.6. Tỷ lệ mua hàng lặp lại

Tỷ lệ mua hàng lặp lại là tỷ lệ phần trăm khách hàng giao dịch lại với doanh nghiệp sau khi hoàn thành giao dịch mua đầu tiên. Số liệu này rất hữu ích cho các doanh nghiệp không có hợp đồng cố định với khách hàng. Chẳng hạn như các nhà bán lẻ trực tuyến. Họ có thể đánh giá có bao nhiêu khách hàng là người mua lặp lại và bao nhiêu người không mua, giúp họ bắt đầu tối ưu hóa việc mua hàng lặp lại.
Công thức tính Tỷ lệ mua hàng lặp lại là: Số khách hàng quay lại / Tổng số khách hàng.

4. Chiến lược Customer Retention hiệu quả

Giữ chân khách hàng bắt đầu bằng việc làm hài lòng khách hàng. 77% khách hàng cho biết trung thành hơn với các doanh nghiệp mang lại trải nghiệm khách hàng tốt. 72% khách hàng cho biết sẵn sàng chi nhiều hơn cho công ty cung cấp trải nghiệm khách hàng tốt. Để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, bạn cần triển khai các chiến lược giúp tăng cường lòng trung thành của khách hàng của khách hàng.
chiến lược giữ chân khách hàng

4.1. Tập trung vào người dùng hiện tại và người dùng không hoạt động

Giữ chân người dùng hiện tại và người dùng không hoạt động dễ hơn thu hút người dùng lần đầu. Vì doanh nghiệp đã hoặc đang có mối quan hệ hiện tại với họ. Tập trung vào người dùng hiện tại và người dùng không hoạt động là một cách tiếp cận thông minh để tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng. Vì đã có nhiều dữ liệu về mối quan hệ hơn trên hai nhóm khách hàng này.
Tập trung vào những nhóm người dùng này bằng cách phân tích các hành vi, thói quen cũng như sở thích để đưa ra các sản phẩm, dịch vụ có tính năng phù hợp với họ. Sau đó, tìm cơ hội phát triển sản phẩm, dịch vụ để họ quay lại giao dịch với doanh nghiệp.
Ví dụ: Nếu bạn biết những người dùng hiện tại có nhiều khả năng mua hơn khi nút mua hàng trên trang web của bạn có màu cam, bạn có thể tối ưu hóa điều này và đảm bảo tất cả các nút mua hàng đều có màu cam để lôi kéo những người dùng này mua thêm.

4.2. Cung cấp cho khách hàng tiếng nói và thực hiện phản hồi của họ.

Tập trung vào việc kết hợp thông tin chi tiết của nhóm dịch vụ khách hàng với phản hồi trực tiếp từ khách hàng của bạn. Thu thập phản hồi trực tiếp từ khách hàng thông qua các cuộc khảo sát. Hoặc nhận xét họ đưa ra trên phương tiện truyền thông xã hội. Hay những gì họ đang nói về doanh nghiệp trên các diễn đàn trực tuyến.
Doanh nghiệp cũng sẽ học được nhiều điều về nhu cầu của khách hàng. Chỉ bằng cách là phân tích cách họ tương tác với doanh nghiệp ở các điểm tiếp xúc khác nhau. Chẳng hạn, bạn có thể biết rằng họ không thích tương tác qua hỗ trợ trò chuyện trực tuyến và muốn gọi cho bộ phận hỗ trợ khách hàng để giải quyết mọi vấn đề. Sau đó, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc cải thiện các tùy chọn dịch vụ khách hàng gọi đến của mình.
Khi đã nắm được các phản hồi từ khách hàng, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm hoặc dịch vụ giúp làm hài lòng và giữ chân khách hàng của mình.
phản hồi từ khách hàng

4.3. Cung cấp các tương tác hỗ trợ khách hàng hiệu quả

Bộ phận chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ có thể lấy thông tin khách hàng có liên quan để nắm được thông tin và cung cấp các tương tác được cá nhân hóa với khách hàng của bạn. Tương tác được cá nhân hóa cho thấy doanh nghiệp quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ con người chứ không chỉ là mối quan hệ giao dịch. Và khi các mối quan hệ của doanh nghiệp mang tính nhân văn hơn, thì có nhiều khả năng doanh nghiệp sẽ giữ chân khách hàng của mình hơn.
Đầu tư vào công nghệ như chatbot để hướng khách hàng đến đúng thành viên hỗ trợ khách hàng. Hoặc thậm chí để đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa. Việc trả lời yêu cầu hỗ trợ khách hàng kịp thời cũng rất quan trọng. Vì 73% khách hàng cho rằng giải pháp hỗ trợ nhanh chóng là chìa khóa mang lại trải nghiệm tốt. Để giải quyết hỗ trợ nhanh hơn, hãy đơn giản hóa quy trình dịch vụ khách hàng. Để từ đó, các thành viên nhóm hoặc bộ phận phù hợp có thể phản hồi kịp thời.
Doanh nghiệp cũng có thể cải thiện tốc độ dịch vụ khách hàng của mình bằng cách cung cấp hỗ trợ đa kênh. Nếu khách hàng có thể giải quyết vấn đề của họ trên thiết bị di động, trang web, qua cuộc gọi hoặc gặp trực tiếp, thì họ có một số tùy chọn để tận dụng nhằm giải quyết vấn đề của mình nhanh hơn.

4.4. Ưu đãi cho khách hàng trung thành

Khách hàng trung thành là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp. Vì vậy doanh nghiệp cần làm cho họ cảm thấy được trân trọng. Tạo các chương trình khách hàng thân thiết được cá nhân hóa để thưởng cho khách hàng khi mua hàng lặp lại. Bằng cách tạo các ưu đãi đặc biệt được cá nhân hóa và giảm giá cho khách hàng trung thành, doanh nghiệp sẽ thúc đẩy được mọi người tiếp tục giao dịch với doanh nghiệp và cải thiện tỷ lệ giữ chân.
Điều này được hỗ trợ thêm bởi thực tế là việc cá nhân hóa có thể tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng hoặc giảm 25% tỷ lệ rời bỏ của khách hàng. Càng có nhiều dữ liệu mua của khách hàng, bạn càng có thể cá nhân hóa chương trình phần thưởng. Điều này khiến họ càng thích thú hơn và cho họ lý do để gắn bó với doanh nghiệp.

4.5. Hỗ trợ một nguyên nhân mà khách hàng của bạn quan tâm

hỗ trợ vấn đề mà khách hàng quan tâmXem thêm:

Đây là một cách để kết nối cảm xúc với khách hàng. 70% người tiêu dùng muốn các thương hiệu có lập trường về các vấn đề xã hội và chính trị. Một nghiên cứu khác gần đây cho thấy 77% người tiêu dùng có động lực mua hàng từ một công ty cam kết làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Nếu ủng hộ các hoạt động xã hội, khả năng cao thương hiệu giữ chân khách hàng hiệu quả hơn.
Ví dụ: Ben & Jerry’s tạo ra các hương vị kem theo chủ đề công bằng xã hội. Mục đích để vận động hành lang thay đổi và quyên góp tiền cho sự nóng lên toàn cầu. Cùng với đó là quyền của LGBTQ+ và sự bất công hình sự. Điều này mang lại cho khách hàng lý do để tiếp tục chọn Ben & Jerry’s thay vì đối thủ cạnh tranh nếu họ quan tâm đến những nguyên nhân này.

5. Những lầm tưởng về Customer Retention

Giữ chân khách hàng là một yếu tố quan trọng cho sự thành công của tổ chức trong kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp có quan niệm sai lầm về việc giữ chân khách hàng liên quan đến việc đánh giá sự hài lòng của khách hàng để tăng cường kinh doanh. Sau đây là những lầm tưởng nổi bật nhất trong thế giới kinh doanh ngày nay.

5.1. Một tổ chức nên cố gắng giữ chân khách hàng 100%

Một tổ chức không nên tập trung vào việc giữ chân 100% khách hàng. Vì có nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài tổ chức ảnh hưởng và làm cho giả định tỷ lệ giữ chân 100% là không khả thi.
sai lầm khi giữ chân khách hàngVí dụ, các hãng hàng không có tỷ lệ duy trì tốt nhưng không phải 100% đối với khách hàng trung thành và những người thích đi hạng thương gia. Nhưng nếu các hãng mong đợi tỷ lệ duy trì tương tự từ sinh viên thì không hợp lý.
Tuy nhiên, các hãng hàng không có một số kỹ thuật định giá để cung cấp vé giá rẻ cho những khách hàng này. Các hãng biết rằng sinh viên đại học không thể trung thành vì họ tìm kiếm những giá vé cạnh tranh nhất chứ không phải các dịch vụ tổng thể. Nhưng các hãng không nên tránh những khách hàng có giá trị thấp vì đôi khi họ có thể mang lại lợi nhuận.
Do đó, các hãng hàng không nhận ra không thể chỉ bán vé cho khách hàng có giá trị cao. Họ chấp nhận tỷ lệ giữ chân dưới 100%, xây dựng nhiều loại hạng và ưu đãi phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Bằng cách này, họ phải thỏa hiệp về tỷ lệ duy trì 100% nhưng rõ ràng hãng có thể kiếm được lợi nhuận cao bằng cách đa dạng hóa kinh doanh theo loại khách hàng.
Trong thực tế, không nên coi tất cả các khách hàng đều nên được giữ lại. Việc tập trung duy trì tỷ lệ giữ chân 100% có thể khiến nhiều phân khúc khách hàng bỏ đi. Điều này gây thiệt hại cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

5.2. Tăng cường giữ chân khách hàng tương đương với nâng cao lợi nhuận của tổ chức

Không đúng khi cho rằng tăng cường giữ chân khách hàng sẽ tự động nâng cao lợi nhuận tổ chức. Từ ví dụ trên về ngành hàng không, có thể dễ dàng rút ra rằng các hãng hàng không không thể giữ lại 100% khách hàng có giá trị cao tốt nhất của mình. Nếu họ muốn thử tăng tỷ lệ duy trì này lên mức cao hơn nhiều, họ cần phân phối vé cho những khách hàng có giá trị cao này với mức giá thấp hơn nhiều. Điều này sẽ dẫn đến tổn thất kinh doanh nghiêm trọng.
Do đó, điều quan trọng là phải nhận ra rằng nó có thể sinh lãi bằng cách đánh mất một số khách hàng có giá trị cao do ảnh hưởng đến tỷ lệ duy trì. Điều này là do lợi nhuận kiếm được bằng cách tính phí cao hơn cho phần lớn khách hàng được giữ lại luôn vượt quá lợi nhuận thu được từ những người đào tẩu.
Trong những tình huống bình thường, ý kiến rằng bằng cách tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng, lợi nhuận kinh doanh cũng tăng lên, không phù hợp. Tuy nhiên, điều rất cần thiết là tổ chức phải đưa ra các chiến lược tiếp theo phù hợp để quản lý việc giữ chân khách hàng và luôn hướng đến lợi nhuận kinh doanh.

6. Khía cạnh quan trọng trong thực hiện chiến lược giữ chân khách hàng

doanh nghiệp thực hiện chiến lược customer retention
Với những lầm tưởng trên, sau đây là những khía cạnh quan trọng các doanh nghiệp nên tập trung vào:

  • Ý tưởng đằng sau việc giữ chân khách hàng không phải là tập trung vào việc không bỏ sót. Thay vào đó, các tổ chức nên quản lý việc giữ chân khách hàng theo cách mang lại lợi nhuận tối đa và tối ưu hóa vốn chủ sở hữu của khách hàng.
  • Không có chi phí phát sinh thì không thể tối đa hóa việc giữ chân khách hàng. Nên tập trung vào việc giải quyết các chi phí này một cách hiệu quả. Bằng cách tăng vốn chủ sở hữu khách hàng của khách hàng cá nhân. Đồng thời hiểu rằng việc giữ chân khách hàng hoàn toàn không miễn phí.

7. Cách tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng trong nhà hàng

7.1. Dịch vụ khách hàng xuất sắc

Dịch vụ xuất sắc là một thuật ngữ mơ hồ. Kỳ vọng của khách hàng có thể khác nhau. Nhưng để giữ chân khách hàng, doanh nghiệp phải đảm bảo cung cấp dịch vụ nổi bật, đáng chú ý. Điều này đòi hỏi sự cân bằng giữa chất lượng, giá cả sản phẩm và thời gian chờ đợi.
Đầu tiên, chất lượng thực phẩm là yếu tố cốt lõi để cung cấp dịch vụ xuất sắc. Bên cạnh đó, số lượng phục vụ và giá cả cho mặt hàng cũng đóng vai trò quan trọng. Bạn cần cân bằng giữa chất lượng và giá cả để kiểm soát chi phí thực phẩm. Đồng thời khiến khách hàng hài lòng và thỏa mãn. Thời gian chờ đợi cũng rất quan trọng. Dù món ăn ngon đến đâu, nếu khách hàng phải đợi quá lâu để được phục vụ, họ sẽ khó chịu. Hãy chắc chắn rằng không để khách hàng của mình phải đợi quá lâu để được ngồi hoặc được phục vụ.
Tóm lại, để cung cấp dịch vụ xuất sắc trong ngành ăn uống, cần đảm bảo chất lượng thực phẩm tốt, số lượng phục vụ và giá cả hợp lý, thời gian chờ đợi ngắn. Điều này sẽ giúp đáp ứng kỳ vọng của khách hàng và giữ chân họ trở lại nhà hàng.

7.2. Tạo dấu ấn cá nhân

thái độ lịch sự và niềm nở với khách hàng
Khách hàng nhất định quay lại nhà hàng nơi họ được đối xử đặc biệt. Vì vậy, đào tạo nhân viên có thái độ hiếu khách và thân thiện theo những cách nhỏ là rất quan trọng. Ví dụ như chào đón khách khi họ bước vào và sắp xếp chỗ ngồi cho họ. Việc nhân viên biết tên khách hàng hoặc món ăn yêu thích và thói quen gọi món của họ cũng rất quan trọng để khách hàng cảm thấy như ở nhà. Từ đó làm tăng sự hài lòng, giữ chân được cả khách hàng cũ và khách hàng mới.
Tham gia vào một số cuộc nói chuyện nhỏ lịch sự cũng là một cách để tăng sự hài lòng của khách hàng và giữ chân họ. Tuy nhiên, người ta cũng cần phải thận trọng để không tỏ ra quá áp đặt. Đánh giá tâm trạng của khách hàng cũng rất quan trọng và phải được thực hiện một cách khéo léo. Tương tác với khách là một phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo về phép xã giao. Nhà hàng phải đảm bảo nhân viên được đào tạo và hiểu rõ trước khi bắt đầu phục vụ bàn.

7.3. Sử dụng CRM có tính xây dựng

Phần mềm Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là một công cụ hữu ích để giúp các nhà hàng tương tác và giữ chân khách hàng. Nó cung cấp cho các nhà hàng dữ liệu quý giá về khách hàng. Bao gồm thông tin liên hệ, ngày sinh nhật và ngày kỷ niệm của khách hàng. Nhờ vào cơ sở dữ liệu này, các nhà hàng có thể tương tác với khách hàng bằng cách gửi cho họ những lời chúc mừng sinh nhật và ngày kỷ niệm. Điều này giúp tạo dựng niềm tin và giữ chân khách hàng của mình.
CRM cũng tích hợp với hệ thống quản lý điểm bán hàng (POS). Từ đó giúp các nhà hàng hiểu rõ hơn về sở thích và nhu cầu của khách hàng. Nhờ vậy các nhà hàng có thể đưa ra quyết định sáng suốt khi lập kế hoạch thực đơn hoặc khi triển khai chiến lược mới. Vì vậy, sử dụng phần mềm CRM là một giải pháp tốt để tăng cường tương tác với khách hàng và tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng của các nhà hàng.

7.4. Thu thập phản hồi của khách hàng

lắng nghe và thu thập phản hồi của khách hàng
Phản hồi của khách hàng là điều cần thiết đối với bất kỳ nhà hàng nào. Vì đây là nguồn phản hồi trung thực nhất giúp xác định những sai sót và cho doanh nghiệp cơ hội sửa chữa sai lầm và phát triển. Yêu cầu sự phản hồi của khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy được quan tâm. Chủ nhà hàng nên xuất hiện trước khách để hỏi ý kiến ​​về bữa ăn của họ. Nếu khách hàng không hài lòng, nhà hàng cần giải quyết vấn đề ngay lập tức để cho thấy sự đánh giá cao về phản hồi của khách hàng.
Hiện nay, khách hàng sử dụng mạng xã hội và các trang web đánh giá để đăng những phản hồi và đánh giá về trải nghiệm ăn uống của họ. Vì vậy, việc theo dõi các đánh giá của khách hàng trở nên rất quan trọng để tăng cường danh tiếng của nhà hàng. Mỗi đánh giá, dù tích cực hay tiêu cực, đều cần được phản hồi. Nhà hàng cần cảm ơn khách hàng đã đánh giá tích cực và mời họ quay lại. Trong trường hợp nhận được đánh giá tiêu cực, chủ nhà hàng cần giữ bình tĩnh và giải quyết vấn đề một cách lịch sự để giữ danh tiếng của nhà hàng.

7.5. Áp dụng các chương trình và ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết

Bằng cách tích hợp CRM với POS, nhà hàng có thể thu thập thông tin chi tiết về sở thích của khách hàng và tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết được tùy chỉnh dành riêng cho từng cơ sở khách hàng. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để tạo ra các ưu đãi và giao dịch được cá nhân hóa cho khách hàng của mình dựa trên thói quen đặt hàng của họ. Chẳng hạn, có thể gửi email hoặc tin nhắn SMS thông báo cho khách hàng rằng món tráng miệng yêu thích của họ đang được giảm giá vào một ngày đặc biệt trong tuần. Hoặc gửi cho họ ưu đãi được cá nhân hóa vào dịp đặc biệt của họ.
Việc sử dụng cơ sở dữ liệu CRM và các công nghệ tương tự cho phép doanh nghiệp nắm bắt thông tin về khách hàng của mình và sử dụng thông tin đó để tạo ra các chương trình khách hàng thân thiết độc đáo và hiệu quả. Điều này giúp doanh nghiệp tiếp cận được với khách hàng một cách cá nhân hóa và tăng cường tương tác giữa hai bên. Đồng thời tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.

7.6. Tiếp thị trực tuyến hiệu quả

Doanh nghiệp có thể sử dụng email marketing để cập nhật cho khách hàng về các sự kiện và ưu đãi của nhà hàng. Để tạo thêm sự quan tâm từ khách hàng, có thể giảm giá hay tặng một món quà nhỏ cho hóa đơn tiếp theo của họ. Ngoài ra, cũng có thể gửi tin nhắn SMS để thông báo cho khách hàng về các ưu đãi mới. Nếu gần đây khách hàng không dùng bữa tại nhà hàng, có thể gửi cho họ email hoặc tin nhắn SMS nói rằng nhà hàng nhớ họ.
ý tưởng email marketing của nhà hàng
Để truyền tải thông tin về nhà hàng cho khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Twitter. Nhà hàng có thể tổ chức cuộc thi trên các nền tảng này để tăng cường sự tham gia của khách hàng. Hãy đảm bảo tương tác với khách hàng bằng cách trả lời bình luận và tweet của họ. Tuy nhiên, đừng quá spam các thông tin quảng cáo và khuyến mại. Điều này có thể làm giảm lòng tin và sự quan tâm của khách hàng đối với nhà hàng. Doanh nghiệp cần phải đảm bảo rằng các thông tin có giá trị thực cho khách hàng và không làm phiền họ.

7.7. Tổ chức sự kiện

Các nhà hàng sử dụng nhiều thủ thuật để thu hút và giữ chân khách hàng. Tổ chức các sự kiện như mời các ban nhạc đến biểu diễn hoặc tổ chức một đêm hát karaoke. Đặc biệt là vào những đêm vắng khách trong tuần. Nếu ngân sách cho phép, có thể mời một DJ hoặc ca sĩ nổi tiếng để thu hút đám đông. Nhà hàng có thể áp dụng phí vào cửa và thậm chí đưa ra một thực đơn đặc biệt được tùy chỉnh với các mặt hàng mang lại lợi nhuận cao. Xác suất khách hàng cũ tham dự những sự kiện như vậy luôn cao hơn so với khách hàng mới.

8. Tổng kết

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp các bạn tìm hiểu về Customer Retention là gì cũng như lợi ích, các chỉ số và chiến lược giữ chân khách hàng hiệu quả. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của Nhà Hàng Số tại chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh để có thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!

Chiến lược Marketing của Fami: Coi trọng giá trị gia đình Việt

nhà là nơi ta ghiền suốt đời

Chiến lược marketing độc đáo của Fami đã giúp cho nhãn hàng nhanh chóng chiếm lĩnh top 1 thị phần sữa đậu nành tại Việt Nam

Fami là một trong những thương hiệu “sữa quốc dân” được rất nhiều người ưa thích. Với cam kết mang đến sữa chất lượng cao và bổ sung dinh dưỡng cho cả gia đình, sữa Fami đã trở thành lựa chọn phổ biến và đáng tin cậy. Với chiến lược marketing độc đáo, Fami ngày càng phát huy thế mạnh và chiếm ưu thế trên thị trường sữa tại Việt Nam. Xem ngay bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những chiến dịch đầy táo bạo và khôn khéo của thương hiệu này.

1. Tổng quan thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam

1.1 Đôi nét về thị trường sữa

Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa, các chế phẩm từ sữa của Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong những năm trở lại đây. Không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn từng bước thay thế các dòng sữa nhập khẩu. Bên cạnh đó, một số nhãn hàng còn tham gia vào xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

thị phần sữa việt nam

Trải qua khoảng thời gian khó khăn vì đại dịch covid song đây vẫn là ngành hàng giữ mức tăng trưởng mạnh. Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước tính đạt giá trị 135.000 tỷ đồng vào năm 2020 tăng 8% so với năm 2019. Năm 2021 đạt giá trị tới 119.300 tỷ đồng. Trong đó phải kể đến sự tăng trưởng nhanh chóng của hai phân khúc sữa chua và sữa uống. Các phân khúc đạt mức tăng trưởng cao bao gồm sữa nước (+10%), sữa chua (+12%), pho – mát (+11%), bơ (+8%).

các phân khúc đạt mức tăng trưởng cao

Sữa nước là phân khúc có đóng góp vô cùng lớn cho thị trường sữa Việt Nam. Với các thương hiệu nổi tiếng như: Vinamilk, Vinasoy, TH True Milk, Dutch Lady… Trong đó, công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk đang chiếm thị phần cao nhất cả nước.

1.2 Thị trường sữa đậu nành

Theo công ty nghiên cứu AC Nielsen, Việt Nam là một trong ba quốc gia tiêu thụ sữa đậu nành nhiều nhất thế giới. Năm 2014, lượng tiêu thụ này rơi vào khoảng 613 triệu lít/ năm tương đương với 1,5 lít mỗi ngày. Cũng theo số liệu nghiên cứu này vào tháng 12/2021 cho thấy, thị phần sữa đậu nành đóng hộp tại Việt Nam có tới 90% thuộc về Vinasoy. Còn lại lần lượt là Vinamilk, Nutifood với 10%.

thị phần sữa đậu nành tại việt nam

2. Giới thiệu về Fami – thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam

2.1. Khái quát về thương hiệu Fami

Fami là một trong những nhãn hàng sữa đậu nành nổi tiếng tại Việt Nam ra đời năm 1997 thuộc nhà máy Trường Xuân, sau đổi tên là Vinasoy. Tên gọi Fami được viết tắt từ “Family” nghĩa là gia đình. Nhà là nơi khởi nguồn thứ tình cảm thiêng liêng. Trân trọng, nâng niu những giá trị tốt đẹp đó, Fami mong muốn chăm sóc cho sức khỏe của khách hàng qua các sản phẩm của mình.

đôi nét về fami

Ban đầu, sữa đậu nành Fami chỉ là một sản phẩm nhỏ trong đa dạng các mặt hàng. Mặt hàng chủ lực khi ấy của công ty là sữa tiệt trùng, sữa chua và kem. Năm 2001, Fami được Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ chọn làm sản phẩm sữa đậu nành độc quyền cho “Chương trình sữa học đường Việt Nam”. Đánh dấu một bước ngoặt mới cho nhãn hàng cũng như công ty lúc bấy giờ.

thị phần chiếm top 1 về mặt hàng sữa đậu nành

Đến năm 2003, nhà máy sữa Trường Xuân đã trở thành doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam chuyên về sữa đậu nành. Tiên phong gia nhập thị trường là sản phẩm sữa đậu nành Fami. Nhờ sự táo bạo, dám thay đổi mà Fami nói riêng cũng như Vinasoy nói chung đã tạo dựng nên sự uy tín với khách hàng. Tính đến nay, Vinasoy chiếm lĩnh tới 90% thị phần sữa đậu nành hiện này tại Việt Nam. Đồng thời nằm trong Top 10 thương hiệu của ngành hàng Sữa và sản phẩm thay thế sữa được chọn mua nhiều nhất. Lượng tiêu thụ cao ở 4 thành phố lớn và nông thôn Việt Nam.

2.2. Khách hàng mục tiêu

Fami phân khúc mục tiêu của mình theo nhân khẩu học, tâm lý học, địa lý để xác định khách hàng tiềm năng cho thương hiệu. Với mong muốn đem đến sản phẩm tự nhiên, lành mạnh nhất đến với mỗi gia đình Việt. Tệp khách hàng mà hãng hướng tới là người tiêu dùng ở mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, Fami cũng có những sản phẩm dành riêng cho từng đối tượng khác nhau. Điển hình như sản phẩm sữa dành cho nam giới. Fami canxi bổ sung dưỡng chất cho những đối tượng như trẻ nhỏ, người lớn tuổi. Thêm vào đó là sản phẩm Fami Kid dành riêng cho trẻ em. Không dừng lại ở đó, Fami còn tạo ra nhiều phân khúc phù hợp với thu nhập của khách hàng. Thương hiệu đã phát triển Fami dạng bột để phù hợp với người có thu nhập trung bình, thấp.

khách hàng mục tiêu

2.3. Thống kê doanh thu

Theo báo cáo doanh số mới nhất, công ty sở hữu thương hiệu sữa đậu nành Fami – Vinasoy ghi nhận doanh thu đạt gần 1.948 tỷ đồng vào quý IV 2022, tăng 25%. Doanh thu thực đạt được sau khi trừ đi các chi phí khoảng 427 tỷ đồng lãi ròng, tăng 11% so với cùng kỳ. Xét về cơ cấu kinh doanh, Fami chiếm 52% tổng doanh thu công ty mẹ – Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi với gần 4.305 tỷ đồng và 1.752 tỷ đồng lãi.

Tổng doanh thu của “ông chủ Fami” năm 2022 đạt mức 8.260 tỷ đồng, tăng 13%. Lãi ròng đạt mức 1.286 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2021. Tổng doanh thu mục tiêu năm 2023 đạt 8.400 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.008 tỷ đồng.

cơ cấu doanh thu công ty đường quảng ngãi năm 2022

Lý giải cho nguyên nhân vì sao lợi nhuận tăng vọt, QNS cho biết do tình hình dịch năm 2022 được kiểm soát. Việc này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và phát triển. Không những thế, công ty còn tập trung vào việc phát triển các vùng nguyên liệu, tăng năng suất, chất lượng. Với mục đích có thể tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất đồng thời làm giảm giá thành sản phẩm.

3. SWOT của thương hiệu Fami

3.1 Strength (Điểm mạnh)

  • Nguồn lực mạnh mẽ đến từ công ty mẹ Đường Quảng Ngãi. Đây là công ty lớn nên luôn được đánh giá cao về quy mô, uy tín và thương hiệu.
  • Chất lượng sản phẩm vượt trội với đa dạng mẫu mã, chủng loại, hương vị phù hợp với từng phân khúc thị trường khác nhau. Đóng gói, bao bì đẹp mắt, thu hút, cải thiện doanh số hiệu quả.
  • Được sản xuất từ 100% những hạt đậu nành được tuyển chọn bằng công nghệ hiện đại.
  • Giá trị thương hiệu mạnh, dẫn đầu thị phần sữa đậu nành tại Việt Nam.
  • Hoạt động marketing khéo léo, khôn ngoan khi lựa chọn những phương thức quảng bá khéo léo. Fami chọn một hướng đi hoàn toàn khác khi chỉ truyền đi thông điệp bổ sung canxi thay vì tăng trưởng chiều cao như các thương hiệu sữa đối thủ.
  • Phân phối rộng khắp trên cả nước với hai kênh phân phối là truyền thống và hiện đại. Nhãn hàng còn vươn xa ra các thị trường lớn trên thế giới, điển hình như Trung Quốc, Nhật Bản.

3.2 Weakness (Điểm yếu)

  • Thiếu nguồn tăng trưởng dồi dào so với các hãng sữa bò hiện nay như Vinamilk.
  • Mặc dù lượng tiêu thụ cao nhưng đây vẫn chưa thật sự được nhìn nhận là một sản phẩm dinh dưỡng. Sự giống nhau ở chủng loại sản phẩm với các hãng đối thủ đòi hỏi Fami phải có chiến lược marketing hiệu quả để đấy mạnh tăng trưởng.
  • QNS không đạt được nhiều thành công trong việc giành thị phần của các hãng không có thương hiệu.
  • Dính phải bê bối ảnh hưởng đến thương hiệu. Điển hình như vụ việc 23 em học sinh bị ngộ độc thực phẩm sau khi uống Fami Kid ở Thái Nguyên năm 2019. Hay như sản phẩm bị tố vón cục tại Nam Định năm 2021…
  • Có nhiều thông tin tiêu cực liên quan đến nguyên liệu làm ra sản phẩm. Ví dụ như đậu nành có thể gây ung thư, vô sinh cho nam giới. Điều này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng. Dẫn đến việc hạn chế hoặc không tiêu thụ sản phẩm, làm ảnh hưởng đến nhãn hàng.

3.3 Opportunities (Cơ hội)

  • Thị trường trong nước vẫn còn rất tiềm năng để khai thác. Nhu cầu tiêu thụ sữa đậu nành tạo Việt Nam có xu hướng tăng do cơ cấu dân số trẻ và thu nhập được cải thiện. Việt Nam đang là một trong thời kỳ dân số vàng nên có lượng tiêu thụ lớn.
  • Lượng khách tiềm năng cao và có nhu cầu lớn khi trung bình người Việt Nam tiêu thụ 14 lít sữa một năm.
  • Đối thủ cạnh tranh dần suy yếu và tư duy sử dụng sữa của người Việt Nam đang dần thay đổi. Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các thành phần của sữa. Hơn hết, khách hàng cũng ưu tiên sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên.
  • Công nghệ truyền thông hiện nay tại nước ta cũng phát triển rất mạnh mẽ. Điều này cũng giúp cho doanh nghiệp đẩy mạnh quảng bá ở nhiều kênh truyền thông. Tạo nên độ phủ sóng và tăng độ nhận diện cho khách hàng.

3.4 Threats (Thách thức)

  • Đối thủ cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn đến từ các thương hiệu quốc tế. Rất nhiều những thương hiệu sữa ngoại xuất hiện trên thị trường Việt Nam. Hiệp định thương mại tự do đã loại bỏ mức thuế từ 5-20% với các sản phẩm này. Điều này cũng giúp cho người tiêu dùng Việt dễ dàng tiếp cận với các loại sữa ngoại
  • Sự cạnh tranh từ sản phẩm thay thế khi hiện nay có rất nhiều các mẫu mã đa dạng, mới mẻ. Điển hình như sữa yến mạch, trà xanh, trà ô long, nước ép hoa quả tươi… Và sự xuất hiện của trà sữa là một đối thủ hết sức đáng gờm. Khi mà có rất nhiều các thương hiệu trà sữa ra đời. Kèm theo đó là chuỗi cửa hàng có mặt khắp nơi, nhất là khu vực các trường học.
  • Cần có những chiến lược bán hàng và marketing mới mẻ hơn. Đây cũng là cách để thúc đẩy mức tăng trưởng của ngành hàng này.

swot cua fami

4. Phân tích chiến lược marketing của Fami

Trong gần 30 năm qua, Fami luôn là thương hiệu sữa được người tiêu dùng tin tưởng. Không dừng lại ở đó, hãng luôn dẫn đầu về doanh thu cũng như thị phần sữa đậu nành. Để đạt được thành công này là bởi những chiến lược marketing được áp dụng rất hiệu quả. Cùng Nhà hàng số tìm hiểu chi tiết hơn về cách Fami đạt được thành công này.

4.1 Sản phẩm (Product)

  • Tên và bao bì thương hiệu

Chiến lược sản phẩm của Fami bắt đầu triển khai từ tên gọi “Fami”. Tên sữa ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ. Người dùng rất dễ gợi nhớ đến “Family”. Ngoài ra, bao bì được thiết kế đơn giản, cách điệu, phù hợp với đại đa số người tiêu dùng. Chữ “Fami” màu trắng, tượng trưng cho màu sữa đậu nành nguyên chất. Nổi bật trên trên nền xanh lá và xanh dương. Font chữ đơn giản, dễ nhìn và nhận biết. Hai màu xanh lá và xanh dương thuộc tone màu nhẹ nhàng kết hợp với màu vàng của hạt đậu nành gợi lên sự “lành tính” của sản phẩm. Cách xây dựng bộ nhận diện tinh tế không nhưng tránh được sự lõi thời. Nó còn thể hiện được chất lượng và an toàn của sản phẩm.

  • Chất lượng sản phẩm

Kể từ khi ra mắt, Fami luôn tích cực thay đổi, ngày càng đa dạng các dòng sản phẩm. Không ngừng đổi mới bao bì sao cho bắt mắt, thu hút hơn. Chất lượng sản phẩm cũng là điều mà nhãn hàng chú trọng.

Với mỗi dòng sản phẩm cung cấp ra, Fami cam kết các sản phẩm đều được làm từ 100% đậu nành nguyên chất. Đặc biệt, không biến đổi gen, 0% chất bảo quản. Nó đã trở thành câu slogan ấn tượng mỗi khi ai đó nhớ về Fami. Sữa đậu nành Fami mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, được sản xuất theo quy trình khép kín, đảm bảo an toàn vệ sinh. Thương hiệu sữa cam kết đảm bảo sản phẩm tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

sản phẩm của hãng

  • Đa dạng sản phẩm

Fami cung cấp bốn dòng sản phẩm chính. Đó là: Fami nguyên chất, Fami Canxi, Fami Kid, Fami Go. Mỗi dòng sản phẩm đều đáp ứng nhu cầu của tệp khách hàng nhất định. Ngoài ra thời gian gần đây, với xu hướng sản phẩm tốt cho sức khỏe, Fami đã cho ra mắt dòng sản phẩm Fami ít đường. Trong đó, hàm lượng đậu nành tăng 25% và lượng đường giảm 25%. Chưa kể, còn phát triển các hương vị mới lạ, hấp dẫn như: đậu đỏ, đường đen, sữa dừa, bạc hà, phô mai. Điều này đã đánh trúng tâm lý của từng phân khúc khách hàng. Đặc biệt là trẻ em. Đổi mới đi kèm với không ngừng cải thiện được chất lượng sản phẩm đã đem đến những trải nghiệm tốt cho khách hàng.

Xem thêm:

4.2 Giá cả (Price)

  • Mức giá cạnh tranh

Có đến 80-90% là đậu nành được sản xuất với nguồn nguyên liệu trong nước. Trong khi chỉ với 10-20% nhập khẩu từ Canada. Mía đường cũng được lấy trong nước nhằm giảm thiểu chi phí vận chuyển và lưu kho. Với lợi thế làm chủ nguồn nguyên liệu, Fami có ưu thế trong việc tối ưu hóa lợi nhuận trong quá trình sản xuất. Từ đó, đảm bảo mức giá cạnh tranh nhất. Chưa kể, Fami có sở hữu nhà máy sản xuất và chế biến sữa đậu nành với quy mô lớn. Với chi phí từng sản phẩm thấp, Fami nghiễm nhiên làm chủ được giá bán trên thị trường.

Giá bán ra của mỗi sản phẩm Fami chỉ dao động từ 18.000 – 32.000 đồng một lốc 6 hộp. Còn nếu mua đơn lẻ sẽ có giá từ 5.000 đồng/ hộp. Đây là mức giá hoàn toàn phù hợp đối với túi tiền của người tiêu dùng. Người tiêu dùng chỉ phải trả tương đương so với một ly sữa đậu truyền thống. Fami xây dựng thương hiệu xuyên suốt là “100% hạt đậu nành nguyên chất, có chọn lọc”. Điều này khiến khách hàng có xu hướng cảm nhận lợi ích của mình nhận về lớn hơn so với các sản phẩm khác.

  • Ưu đãi giá chiết khấu

Những khách hàng lớn, lâu năm còn nhận được rất nhiều ưu đãi từ Fami. Họ sẽ được chiết khấu theo doanh số mua hàng. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể tiết kiệm được một khoản phí lớn. Đối với các khách hàng lớn, Fami còn được áp dụng chính sách chiết khấu theo doanh số mua hàng với mức chiết khấu là 5%. Chiết khấu đạt chỉ tiêu khoán với mức chiết khấu là 1,5%. Chiết khấu thanh toán với mức chiết khấu là 3,0%. Ngoài ra, còn áp dụng giảm giá sâu với khách hàng mua số lượng lớn.

4.3 Phân phối (Place)

Chiến lược chung của công ty là phân phối Fami rộng khắp thị trường. Tổ chức thường xuyên và đa dạng các kênh phân phối khác nhau. Tập trung vào cả 2 kênh phân phối là truyền thống và hiện đại.

  • Kênh phân phối truyền thống

Kênh phân phối trực tiếp chiếm khoảng 10% doanh thu của Fami. Thương hiệu đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua đặt hàng điện thoại, không qua môi giới trung gian. Đối tác là các cơ quan công sở, trường học, nhà máy… Họ thường mua với số lượng lớn để nhận chiết khấu.

  • Kênh phân phối hiện đại

Các sản phẩm Fami được bày bán ở mọi nơi trên toàn quốc. Không khó để mua sữa Fami trong các cửa hàng, tạp hóa, các điểm bán lẻ và siêu thị lớn như BigC, Winmart, Coop mart… khắp các vùng miền. Tính đến thời điểm hiện tại, Fami đã có tới 156 nhà phân phối với hơn 142.000 điểm bán hàng trên cả nước. Đây là các địa điểm tập trung đông người tiêu dùng mua sắm các mặt hàng thiết yếu hàng ngày.

các kênh phân phối

4.4 Xúc tiến (Promotion)

Với việc tập trung quảng cáo trên sóng tuyền hình khiến cho đối tượng tiếp cận của Fami hầu hết là các lứa tuổi khác nhau. Độ phủ sóng trên các đài truyền hình như HTV7, HTV3, VTV3 cũng là một chiến lược marketing mang lại hiệu quả cao.
Các series quảng cáo với slogan vô cùng ấn tượng: “Fami ngon sánh mịn, uống không ngừng”. Những quảng cáo của Fami Canxi đầy hài hước gây ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Tận dụng hết các kênh truyền thông để tạo nên những bài viết viral lan tỏa thông điệp tốt đẹp. Sự am hiểu sâu về ngành hàng đã tăng độ uy tín trong lòng khách hàng. Fami cũng rất tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, tạo sự thiện cảm đối với người tiêu dùng.

xúc tiến thương mạiBên cạnh đó là những chiến dịch quảng cáo ngoài trời đầy sáng tạo. Từ các xe buýt công cộng đến những chiếc taxi Be mang Fami đi đến mọi miền tổ quốc. Tất cả những chiến lược khôn ngoan đã giúp Fami tạo được độ nhận diện cao với công chúng. Có thể nói, chỉ cần nhắc đến sữa đậu nành, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Fami.

5. Chiến lược marketing ấn tượng của Fami: “Nhà là nơi…”

5.1 Bối cảnh xây dựng chiến lược marketing độc đáo

Từ năm 2015 Fami đã cho ra đời chiến dịch “Nhà là nơi…” vào ngày Gia đình Việt Nam. Trong suốt quá trình xây dựng thương hiệu, Fami đã khai thác rất thành công khái niệm “Nhà”. Mặc dù trước đó đã có rất nhiều nhãn hàng đã sử dụng khía cạnh này. Nhãn hàng cũng luôn biết cách làm mới và củng cố tình cảm của người tiêu dùng.

5.2 Insight

Cuộc sống hối hả sẽ khiến chúng ta đôi khi phải đối mặt với rất nhiều những khó khăn. Rất nhiều những áp lực, thử thách đè nặng lên mỗi người. Vào những khoảnh khắc như vậy, được trở về với gia đình là điều rất đỗi tuyệt vời. Nơi chúng ta được yêu thương, vỗ về bằng những cử chỉ nhỏ nhất. Đây chính là sợi dây kết nối các thành viên, khiến “Nhà” trở nên đặc biệt.

5.3 Chiến lược marketing cụ thể của Fami

Mỗi năm, Fami đều sẽ đưa ra một định nghĩa, góc nhìn mới về gia đình. Bắt đầu với năm 2015, 2016 bằng cách đưa ra thông điệp “Nhà là nơi…”. Chiến dịch được quảng bá dưới dạng MV đầy cảm xúc. Nhãn hàng cũng rất khéo léo trong việc chọn người nổi tiếng tham gia vào chiến dịch. Từ đó để có thể dê dàng kết nối với những tệp khách hàng khác nhau.

Cả 2 bài hát “Nhà là nơi” do nhạc sĩ Nguyễn Hải Phong sáng tác đã nhanh chóng trở nên viral bởi sự gần gũi, chân thật. MV với những sắc thái khác nhau nhưng đều có 1 điểm chung là ai cũng có gia đình hạnh phúc. Đây cũng là lời cảm ơn của Fami đến với mỗi gia đình Việt. Bởi với việc sử dụng sản phẩm, thì bạn và gia đình đã cho phép “Nhà” là nơi có Fami. Và hơn thế nữa, Fami hạnh phúc khi được trở thành một phần của “Nhà”. Được cùng chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, chia sẻ muộn phiền trong cuộc sống.

nhà là nơi ta ghiền suốt đờiChiến lược marketing “Nhà là nơi vỗ về yêu thương” năm 2019 cũng để lại rất nhiều ấn tượng. Hãng đã khởi động chiến dịch bằng minigame bằng bộ tranh vô cùng độc đáo. Đây là chiến lược nhằm tăng tương tác của nhóm khách hàng mục tiêu mà ở đây là các bà mẹ trẻ. Để chiến dịch có độ lan tỏa, hãng đã chọn “bắt tay” với các KOL nổi tiếng.
Với mỗi lần trở lại là một lần hoàn toàn mới mẻ và đầy ấn tượng. Mọi chiến dịch của Fami đều đưa đến giá trị cốt lõi của gia đình. Nhãn hàng cũng chính là cầu nối giúp người tiêu dùng củng cố tình yêu thương.

nhà là nơi

5.4 Sử dụng tối ưu các kênh truyền thông cho chiến lược marketing

  • Quảng cáo qua Facebook

Đây là nơi những thông tin, những quảng cáo được phát hành liên tục. Các mẫu mã mới được cập nhật để có thể đáp ứng nhu cầu tìm hiểu của khách hàng. Các bài đăng tuyên truyền cho những hoạt động đầy ý nghĩa.

  • Quảng cáo qua Youtube

Những MV ca nhạc, TVC chạm đến cảm xúc của người xem. Nhãn hàng cũng luôn chịu tìm tòi, thay đổi để mang đến những điều mới lạ nhất. Thông điệp luôn được thay đổi qua từng năm, từng chiến dịch. Tuy nhiên đều bám sát với chiến dịch lớn “Nhà là nơi…”

  • Quảng cáo qua website

Fami cũng nhanh chóng thiết kế website nhalanoi.com để thu hút lượt truy cập, tương tác của giới trẻ. Tổ chức các cuộc thi gần gũi, dễ nhớ, dễ hiểu và có tính tương tác cao.

  • Quảng cáo qua các đầu báo uy tín

Trong suốt các chiến dịch của mình, Fami đã tận dụng rất tốt các kênh truyền thông sẵn có. Bên cạnh đó cũng chọn các đầu báo điện tử để liên tục lên các đầu báo PR. Đánh vào yếu tố cảm xúc là chính.

nhà là nơi vỗ về yêu thương

5.5 Kết quả của chiến lược marketing

Sau chiến lược marketing đầy mới mẻ, “Nhà là nơi.. ” đã mang về rất nhiều thành tựu. Với 3 triệu lượt xem MV cùng với hơn 22.000 định nghĩa về nhà trên trang web. Chiến dịch này đã tạo dấu ấn không nhỏ đối với khách hàng thuộc mọi lứa tuổi.

6. Tạm kết

Chiến lược marketing của Fami là sự kết hợp hài hoà giữa nhiều yếu tố. Nhãn hàng cũng luôn chú trọng cải tiến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ. Tập trung vào giúp phát triển bền vững và lâu dài. Nhờ đó mà Fami vẫn luôn khẳng định được vị thế số 1 của mình. Xứng đáng với sự yêu quý và tin tưởng của người tiêu dùng. Nhà Hàng Số, trang thông tin nhanh chóng và hữu ích với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Case study.

TOP mẫu thiết kế quầy pha chế tiện lợi, hút khách nườm nượp

thiết kế quầy pha chế tiện lợi

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi giúp tối ưu không gian diện tích, gia tăng hiệu suất công việc và nâng tầm chất lượng trải nghiệm khách hàng

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên pha chế. Đặc biệt, thiết kế đẹp mắt, ấn tượng còn khiến nó trở thành điểm nhấn thu hút khách hàng. Bởi nó được coi như “linh hồn” của quán. Tuy nhiên, thiết kế quầy pha chế sao cho tiện lợi và hút khách không hề dễ dàng. Vậy còn chần chờ gì mà không đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây.

1. Tầm quan trọng của việc thiết kế quầy pha chế tiện lợi

Quầy pha chế là yếu tố mà khách hàng bị thu hút khi đến bất kỳ quán nào. Nó thể hiện hình ảnh bộ mặt cũng như chất lượng quán. Đây còn là nơi tạo ra đồ ăn, thức uống cho khách hàng. Do đó, sạch sẽ, gọn gàng cùng thiết kế bắt mắt khiến khách hàng hoàn toàn an tâm. Nhìn chung, việc thiết kế quầy pha chế tiện lợi cần được đầu tư chỉn chu vì:

  • Đây là nơi các barista, bartender pha chế thức uống và biểu diễn kỹ năng. Do đó, việc bố trí quầy tiện lợi, gọn gàng giúp họ làm việc hiệu quả hơn. Từ đó, đẩy nhanh tốc độ phục vụ, nâng cao chất lượng đồ uống. Tất cả những điều này sẽ góp phần mang đến sự hài lòng của khách hàng.
  • Quầy pha chế là một trong những “điểm chạm” đầu tiên thu hút khách hàng khi bước vào quán. Do đó, quầy pha chế đẹp mắt giúp tạo ấn tượng đẹp với điểm cộng lớn với khách. Đây cũng chính là lý do để họ tiếp tục quay trở lại quán của bạn.

Không chỉ phục vụ tốt môi trường làm việc cho nhân viên. Thiết kế quầy pha chế tiện lợi còn gây ấn tượng tốt với khách hàng. Dù là mô hình kinh doanh nào, đây cũng cũng là khu vực quan trọng, cần được trau chuốt.

quầy pha chế

quầy pha chế tối giản

2. Bí quyết thiết kế quầy pha chế tiện lợi và hút mắt

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi và đẹp mắt rất cần thiết cho việc kinh doanh của quán.Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay một số bí quyết dưới đây.

2.1 Chọn kiểu dáng quầy phù hợp với thiết kế và phong cách của quán

Quầy pha chế được thiết kế với đa dạng kiểu dáng. Cụ thể là quầy chữ I, chữ L, chữ O, chữ U,… Ngoài ra, với khả năng sáng tạo không giới hạn, người thiết kế có thể tạo nên những kiểu dáng độc đáo nhất. Tùy theo từng loại mô hình kinh doanh mà bạn có thể lựa chọn thiết kế phù hợp.

  • Quán cà phê take away: Kiểu dáng chữ L là phương án phù hợp. Bởi nó giúp tối ưu hóa việc xếp hàng. Tăng diện tích không gian đứng chờ của khách. Đồng thời, rút ngắn thời gian chờ đợi, không khiến khách chờ lâu.
  • Quán đặt boost trong trung tâm thương mại: Với mô hình này, thiết kế quầy pha chế chữa U hoặc chữ O được ưa chuộng hơn cả. Bởi nó giúp tối đa hóa không gian dành cho nhân viên pha chế. Cũng như không tạo cảm giác chật hẹp khi khách hàng đứng chờ.
  • Quầy chữ I: Những quán trà sữa nhỏ mà lưu lượng khách không quá đông có thể lựa chọn mô hình này. Không chỉ tiết kiệm không gian. Nó còn giúp tối ưu chi phí thi công.

quầy pha chế sang trọng

2.2 Xác định kích thước quầy pha chế

Trước khi thiết kế, cần xác định kích thước quầy. Sao cho phù hợp với không gian quán. Thi công quầy quá lớn vì tốn chi phí mà không tối ưu được không gian quán. Ngược lại, quá nhỏ sẽ gây bất tiện cho nhân viên khi pha chế. Nhất là khi khách quá đông.

  • Kích thước ngoài

Chiều cao quầy pha chế từ phía ngoài nhìn vào nên nằm trong khoảng 100 – 120 cm. Chỉ số này đã được tối ưu nhằm mang đến cảm giác thoải mái cho khách hàng.

  • Kích thước trong

Nhìn từ trong ra, mặt quầy pha chế nên cao hơn sàn khoảng 80 – 90 cm. Nó giúp nhân viên thao tác nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, tránh được những sai sót trong quá trình pha chế.

  • Kích thước sàn

Sàn khu pha chế cần có chiều rộng vừa phải để tối ưu diện tích. Ngoài ra, lối đi được thiết kế phù hợp còn đảm bảo quá trình di chuyển và dọn dẹp thuận tiện. Theo chuyên gia, khoảng cách lý tưởng trong quầy pha chế là khoảng 120 cm.

  • Chiều rộng mặt bàn

Chiều rộng mặt bàn quầy pha chế nằm trong khoảng từ 60 đến 80 cm. Đây là chiều rộng tiêu chuẩn để để đặt các thiết bị bán hàng, dụng cụ pha chế. Đồng thời, không gây ảnh hưởng đến công việc pha chế của nhân viên.

khoảng cách khi thiết kế quầy pha chế

Xem thêm:

2.3 Sử dụng vật liệu phù hợp khi thi công quầy pha chế

Có rất nhiều vật liệu phù hợp, được sử dụng phổ biến để thi công quầy pha chế. Trong đó, ba chất liệu được sử dụng phổ biến nhất gồm: gỗ, đá và kim loại.

  • Chất liệu gỗ

Đây là chất liệu thường được sử dụng để để thi công quầy pha chế. Đặc biệt là tại những quán cà phê mang hơi hướng hoài cổ. Sự mộc mạc và tự nhiên của gỗ khiến không gian trở nên sang trọng và ấm cúng. Bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc trong việc lựa chọn cũng như phối hợp sử dụng với những chất liệu khác. Gỗ luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho bất kỳ không gian nội thất nào.

thiết kế quầy pha chế tiện lợi bằng gỗ

  • Chất liệu đá

Đá tự nhiên cũng là chất lượng được sử dụng nhiều nhất khi thi công quầy pha chế. Đường vân đá thu hút làm nổi bật vẻ đẹp sang trọng, quý phái và hiện đại của quán. Bên cạnh đó, với khả năng chống thấm, bạn có thể vệ sinh quầy nhanh chóng và dễ dàng. Từ đó, đảm bảo độ bền cao. Bề mặt đá được mài nhẵn, bóng cho cảm giác sang trọng, sạch sẽ. Thông thường, để tiết kiệm chi phí, bạn chỉ cần ốp mặt quầy bar bằng đá là đủ. Các bộ phận còn lại có thể xây dựng bằng gạch, vữa. Tùy theo phong cách, bạn có thể vẽ, trang trí đa hóa tương ứng.

thiết kế quầy pha chế bằng đá

  • Chất liệu kim loại

Thiết kế quầy pha chế inox hoặc nhôm phù hợp với các quán mang phong cách hiện đại. Quầy được làm bằng chất liệu kim loại thường có hình dáng khá vuông vức, góc cạnh tạo nên phong cách mạnh mẽ. Thép không gỉ hoặc nhôm đúc nguyên khối được sử dụng cùng gam màu sắc lạnh. Kiểu chất liệu này phù hợp với những quán mang phong cách industrial. Không những vậy, màu đen huyền bí của một số vật liệu còn thể hiện sự quyền lực, sang trọng và bí ẩn. Nói cách khác, bạn có thể dùng kim loại mạ đồng hoặc vàng gold tạo nên vẻ đẹp xa hoa.

quầy pha chế bằng kim loại

2.4 Cách bố trí vật dụng khi thiết kế quầy pha chế tiện lợi

Để quầy pha chế trở nên đẹp mắt và “tiện lợi”, chủ quán cần phải sắp xếp các vật dụng khoa học và ngăn nắp. Bởi khu vực này cần chứa rất nhiều đồ dùng, dụng cụ và nguyên liệu phục vụ cho việc pha chế. Nó cũng là yếu tố then chốt giúp nhân viên làm việc hiệu quả. Cụ thể:

  • Lối đi

Tạo dòng di chuyển rộng rãi, thoải mái cho cả khách hàng và nhân viên. Dòng di chuyển của khách hàng: Bắt đầu là cửa ra vào sẽ đến quầy order tiếp đến quầy thu ngân tiếp theo ghế chờ thức uống xong đến bàn khách ngồi cuối cùng là cửa ra về. Còn dòng di chuyển của nhân viên bắt đầu là quầy order xong đến là quầy thu ngân. Tiếp theo quầy pha chế và cuối cùng là quầy ra nước uống cho khách.

  • Cách bố trí

Phân loại thành khu nguyên liệu, thiết bị, công cụ và dụng cụ pha chế riêng biệt. Điều này giúp nhân viên biết chính xác khu vực cần lấy đồ. Từ đó, tránh lãng phí thời gian và sai sót không đáng có.

  • Vấn đề vệ sinh

Thường xuyên dọn dẹp và lau chùi không gian pha chế. Điều này nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

  • Vẽ tranh nghệ thuật

Trang trí không gian tường ở khu pha chế bằng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Nó lập tức thu hút khách hàng, đặc biệt là khi order. Bằng cách vẽ những bức tranh giàu tính thẩm mỹ, không gian pha chế trở nên nghệ thuật và ấn tượng hơn.

tận dụng tường làm không gian bố trí dụng cụ

3. Top mẫu thiết kế quầy pha chế tiện lợi đẹp ấn tượng nhất

Thiết kế quầy pha chế với phong cách độc đáo là yếu tố ghi điểm tuyệt đối với khách hàng. Ngoài những thiết kế mang tính sáng tạo, độc lạ. Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế quầy pha chế ấn tượng dưới đây.

3.1 Quầy pha chế đa giác

Thiết kế đơn giản với kiểu dáng quầy chữ L và chữ U được nhiều quán ưa chuộng. Bởi nó có thể tối ưu hóa không gian, diện tích hiệu quả. Các kiểu quầy này giúp người pha chế có thể thao tác thuận lợi. Đồng thời, quầy cũng che đi một phần khu vực bên trong giúp nhân viên pha chế thoải mái khi phục vụ khách hàng.

quầy bar cafe hình chữ u

3.2 Quầy pha chế mini

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi cần phù hợp với diện tích của quán. Với những không gian có phần hạn chế, quầy pha chế cần đảm bảo sự gọn gàng và tính thẩm mỹ. Giải pháp dành cho những quầy pha chế mini kiểu này chính là tích hợp. Tức là kết hợp quầy pha chế với các ngăn kệ lưu trữ ly tách. Ngoài ra, thi công tủ kệ treo tường cũng là một giải pháp không thể bỏ qua. Chúng vừa giúp mở rộng không gian lưu trữ nguyên liệu pha chế. Vừa có thể trở thành điểm nhấn trang trí cho quán.

3.3 Quầy pha chế hiện đại

Quầy pha chế hiện đại, phong cách châu u là xu hướng thi công được ưa chuộng hiện nay. Đối với kiểu thiết kế này, nên ưu tiên thi công quầy có kiểu dáng vuông vức và góc cạnh. Kết hợp cùng những gam màu trung tính như trắng, xám, đen, nâu mang lại cảm giác sang trọng và thanh lịch. Phong cách này cũng chú trọng đến việc tối giản trong thiết kế sẽ giúp không gian trở nên rộng hơn. Đồng thời, mang lại sự trẻ trung, tươi mới và phù hợp với mọi đối tượng khách hàng. Điểm nhấn độc đáo của phong cách này chính là sự kết hợp hoàn hảo của kiểu dáng và màu sắc.

quầy pha chế hiện đại

3.4 Quầy pha chế cổ điển

Phong cách cổ điển được sử dụng nhiều trong thiết kế quầy pha chế quán cafe. Với phong cách này, bạn có được rất nhiều lựa chọn thiết kế khác nhau. Chẳng hạn như thiết kế quầy kiểu hộp gỗ để gợi cảm giác hoài niệm. Hay kết hợp quầy bar gỗ với đèn chiếu sáng tạo nên không gian Retro vượt thời gian.

quầy pha chế cổ điển

3.5 Quầy bar độc lập

Quầy bar độc lập được thiết kế cho những quán cafe có không gian rộng. Quầy bar chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là order và pha chế. Khách hàng sẽ được thưởng thức đồ uống ở khu vực khác. Chính vì vậy, khu vực pha chế này tách ra độc lập khỏi các khu vực khác. Từ đó giúp chống ồn và đem lại sự riêng tư, thoải mái hơn cho khách hàng khi trò chuyện. Nhân viên pha chế cũng thực hiện công việc dễ dàng hơn.

Xem thêm:

4. Một số lưu ý cần biết khi thiết kế quầy bar

Dưới đây là một số lưu ý khi thiết kế quầy bar không thể bỏ qua.

4.1 Chỗ ngồi của khách hàng

Ở các nhà hàng lớn hay pub, bar, quầy bar được bố trí rộng rãi, cho phép khách hàng thưởng thức đồ uống trực tiếp tại quầy bar. Do đó, cần bố trí thêm ghế xung quanh quầy bar. Vì mặt ngoài của quầy bar có thể cao đến 1,2m. Do đó, ghế chân cao và có tựa lưng vững chắc thường được sử dụng. Giữa các ghế cần bố trí khoảng cách hợp lý, thuận tiện cho khách hàng di chuyển và ngồi lên. Khoảng cách từ mặt ghế với mặt bàn quầy bar cần đảm bảo từ 25 – 30cm để mang lại cảm giác thoải mái nhất.

4.2 Hệ thống điện

Quầy pha chế là nơi sử dụng rất nhiều các thiết bị điện để đảm bảo ánh sáng và hoạt động pha chế. Chẳng hạn như đèn chiếu sáng, máy pha cà phê, máy xay sinh tố, lò nướng, lò vi sóng… Việc bật ngắt liên tục khiến hệ thống điện cần thiết kế có thể chịu tải cao. Tránh tình trạng quá tải, chập mạch hay ngắt điện trong quá trình làm việc.

4.3 Hệ thống tủ, kệ

Để đảm bảo công việc, quầy pha chế cần được thiết kế tiện lợi và khoa học. Bao gồm hệ thống tủ, kệ để chứa dụng cụ pha chế như ly, cốc,… Hệ thống tủ kệ nên bố trí treo trên tường để tiết kiệm không gian. Ngoài để đồ, hệ thống tủ, kệ còn trở thành điểm nhấn trang trí ấn tượng cho quầy bar.

4.4 Chất liệu làm mặt bàn

Mặt bàn quầy bar nên được làm bằng chất liệu đá marble hoặc gỗ tự nhiên hay inox. Những chất liệu này đảm bảo độ bền, sức chịu nặng. Ngoài ra, còn có khả năng chống thấm nước tốt và dễ dàng lau rửa. Chưa kể, mặt bàn còn thường xuyên phải chịu tác động từ quá trình pha chế và các chất tẩy rửa. Do đó, chúng cần được làm bằng những chất liệu chịu được va đập mạnh và chất tẩy rửa, khó bám bẩn.

4.5 Thiết kế quầy pha chế theo phong thủy

Đối với văn hóa Á Đông, việc thiết kế quầy bar cũng phải đảm bảo yếu tố phong thủy. Trong nhà hàng, quán cafe, vị trí quầy bar, quầy thu ngân nên được đặt ở hướng Bạch Hổ. Tương ứng với hướng bên phải từ nhà hàng nhìn ra. Theo phong thủy, vị trí hướng Bạch Hổ thường là vị trí tĩnh. Từ đó, đem lại nhiều tài lộc, may mắn cho chủ kinh doanh.
Lưu ý, bạn không nên để các thiết bị có nhiệt độ cao như ấm siêu tốc, lò vi sóng cạnh khu vực thu ngân để tránh hao hụt tiền tài. Két tiền phải đặt ở dưới máy tính tiền. Vị trí kín đáo giúp tránh lộ tài, hao tán lộc.

5. Kết luận

Tóm lại, thiết kế quầy pha chế tiện lợi không chỉ tạo nên sự hài hòa và đảm bảo môi trường thuận lợi cho nhân viên làm việc. Nó còn là yếu tố tạo nên sự thu hút và khác biệt cho một quán cà phê, nhà hàng hoặc quầy bar. Việc chú trọng vào sự tiện lợi và trải nghiệm của khách hàng khiến họ không thể không quay lại vào những lần sau. Từ đó, đột phá doanh thu cho quán. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Pha chế.

Mô hình quán cafe cây xanh: Xu hướng kinh doanh hàng đầu

quán cafe cây xanh độc đáo

Mô hình quán cafe cây xanh: Sự kết hợp hoàn hảo mang đến trải nghiệm thưởng thức cafe ấn tượng trong không gian xanh, đậm chất thiên nhiên

Khởi nghiệp từ quán cafe nói chung và mô hình quán cafe cây xanh nói riêng đã trở thành xu hướng hot trong ngành F&B. Không gian thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên, có thể làm việc học tập yên tĩnh đã khiến nhiều chủ đầu tư quan tâm. Bởi đây cũng là trải nghiệm không gian quán cafe lý tưởng được nhiều khách hàng ưa chuộng. Vậy tiềm năng mà mô hình quán cafe cây xanh này mang lại là gì? Kinh doanh cafe cây xanh cần lưu ý những điều gì để tiết kiệm chi phí đầu tư nhất? Hãy cùng Nhà Hàng Số giải đáp mọi thắc mắc thông qua bài viết dưới đây.

1. Quy mô thị trường cafe Việt Nam

Uống cafe dã trở thành thói quen của nhiều người Việt Nam hiện nay. Cafe được pha theo từng phần riêng lẻ khi sử dụng bộ lọc uống cả nóng và lạnh với sữa đặc giúp cân bằng hương vị. Thị trường cafe thường được chia thành 2 phân khúc lớn là cafe rang xay và cafe hòa tan. Cụ thể, cafe rang xay chiếm ⅓ thị trường, phần còn lại cafe hòa tan chiếm tỷ lệ lớn. Người Việt Nam rất chuộng tin dùng cafe Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường cafe nước ta vẫn giữ ở mức ổn định.

Một số thương hiệu lớn như Trung Nguyên, Cafe rang xay hay Nescafe,… đang cạnh tranh nhau. Nhìn chung, những thương hiệu này đều đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của khách hàng với các dòng sản phẩm nổi bật như cà phê hạt, cafe phin hay cafe pha sẵn tiện lợi ngày càng trở nên phổ biến.

Tuy là quốc gia xuất khẩu cafe lớn nhưng nhu cầu trong nước đối với loại đồ uống này so với sản lượng trên là chưa nhiều. Nhưng thời gian gần đây, thị trường tiêu thụ cafe Việt Nam bắt đầu có sự tăng trưởng. Highlands Coffee hiện đang là chuỗi cửa hàng cafe đầu tiên tại Việt Nam dựa trên thu nhập và số lượng cửa hàng. Tổng quan giai đoạn 2021-2022 có khoảng 3,2 triệu loại 60kg được tiêu thụ tại Việt Nam và con số này chưa có dấu hiệu dừng lại.

hạt cafe

2. Tổng quan mô hình quán cafe cây xanh

Mô hình quán cafe cây xanh đang được ưa chuộng khi đưa thiên nhiên vào không gian quán với thiết kế hài hòa. Mọi thứ đều được kết hợp một cách hài hòa từ việc đặt giỏ hoa trên bàn, có chậu cây xanh, thậm chí là những cây lớn tỏa bóng mát khiến khách hàng có trải nghiệm thú vị khi tới quán.
Mô hình này không chỉ hướng đến dân văn phòng muốn tìm nơi yên tĩnh làm việc, thư giãn mà còn thích hợp với thế hệ “gen Z” muốn tới check in, đi tìm cảm giác mới lạ. Đặc biệt ở thành phố lớn ồn ào và tấp nập, đây là giải pháp kinh doanh hoàn hảo thu hút được lượng khách hàng cực lớn.

cafe cây xanh hiện đại

3. Ưu điểm mô hình kinh doanh

Không phải tự nhiên mà mô hình quán cafe cây xanh lại trở nên hot đến như vậy mà bởi không gian đã tạo nên được sự độc đáo trong mắt của nhiều đối tượng khách hàng với những ưu điểm sau đây:

3.1. Không gian thu hút

Mô hình quán cafe cây xanh sẽ tạo được sự khác biệt độc đáo, thu hút khách hàng trong thị trường kinh doanh cafe đang cạnh tranh cao. Không gian có điểm nhấn độc đáo sẽ để lại ấn tượng sâu sắc với khách hàng. Ngày nay khách hàng không chỉ đến để thưởng thức đồ uống mà còn chiêm ngưỡng cảnh quan. Thiết kế khác biệt, hài hòa chắc chắn sẽ ghi điểm hơn những quán cafe thông thường.

3.2. Gần gũi với thiên nhiên

Quán cafe cây xanh có không gian thoáng mát, yên tĩnh và gần gũi với thiên nhiên. Khách hàng có xu hướng yêu thích sự yên tĩnh, cảm giác bình yên trong quá trình làm việc.. Sự sáng tạo cũng sẽ được kích thích giúp nâng cao hiệu quả làm việc. Một lợi thế tuyệt vời cho chủ kinh doanh xây dựng hệ sinh thái thiên nhiên. Không gian xanh cùng ly cafe thơm nồng mang đến cho khách hàng những giây phút thư giãn sau giờ làm việc căng thẳng.

không gian cafe xanh thoáng mát

Xem thêm:

3.3. Cân bằng độ ẩm

Khả năng cung cấp độ ẩm, tạo bóng mát và làm giảm điều hòa không khí là một trong những ưu điểm lớn nhất của mô hình quán cafe cây xanh. Cây cối có khả năng điều hòa không khí sẽ tạo cảm giác mát mẻ và dễ chịu. Tán cây xanh giúp nền nhiệt giảm từ 3-5 độ tăng oxy cao trong không khí mà không cần sử dụng máy lạnh.

3.4. Tiết kiệm chi phí đáng kể

Bất kỳ ai kinh doanh cũng mong muốn có chiến lược tiết kiệm chi phí mà vẫn thu được lợi nhuận cao. Mô hình này sẽ là bước đi đúng bởi khi sử dụng cây xanh, bạn có thể kết hợp với nhiều nội thất khác nhau mà không cần quan tâm đến giá. Chắc chắn khoản chi phí đầu tư trang trí sẽ tiết kiệm hơn so với các mô hình khác mà không hề giảm công năng và giá trị thẩm mỹ.

cafe cây xanh kiểu hàn

4. Phong cách thiết kế quán cafe cây xanh hot nhất

4.1. Phong cách hiện đại

Với phong cách hiện đại, mô hình quán cafe cây xanh sẽ tập trung vào sự tinh tế, gọn gàng. Phong cách này phù hợp với những mặt bằng nhỏ, phù hợp với tệp khách hàng trẻ tuổi, tối ưu không gian làm việc. Chủ kinh doanh nên chọn những gam màu đơn giản, nhẹ nhàng để tạo nên sự hiện đại. Cây xanh được đặt trên bàn, treo tường tạo nên nguồn cảm hứng sáng tạo cho khách hàng.

4.2. Phong cách châu Âu

Chủ kinh doanh có thể tạo lập ý tưởng với thiết kế quán theo kiến trúc phương Tây. Phong cách này sẽ mang đến sự mới lạ cho khách hàng. Tuy nhiên không nên sử dụng nhiều cây xanh bởi nó sẽ làm mất đi nét đặc trưng phương Tây. Đừng quên tạo điểm nhấn với các vật dụng mang hướng châu Âu như: tượng thạch cao, tranh cổ điển,…

cafe xanh phong cách châu âu

4.3. Thiết kế hồ thủy sinh

Mô hình quán cafe cây xanh thêm hồ cá chắc chắn sẽ tăng thêm sự mát mẻ, tươi mới cho khách hàng khi đến trải nghiệm. Xung quanh quán cafe có thể trồng nhiều loại cây xanh tạo cảm giác hài hòa. Để tạo nên không gian lung linh cho buổi tối, chủ kinh doanh nên chú trọng lắp đặt không gian đèn xung quanh hồ nước và cây cảnh tạo không khí trong lành, đem lại sự gần gũi, hòa mình vào thiên nhiên đất trời.

quán cafe phong cách hồ thủy sinh

4.4. Thiết kế sân vườn mát mẻ

Nếu sở hữu mặt bằng rộng, hãy mạnh dạn thiết kế mô hình quán cafe cây xanh với sân vườn tự nhiên dưới bóng mát nhiều cây xanh. Đừng quên trồng thêm các chậu cây nhỏ, thân leo quanh tường khiến cho toàn bộ không gian thêm tươi xanh hơn bao giờ hết. Đây là phong cách được nhiều bạn trẻ yêu thích bởi sự kết hợp giữa hoài niệm và hiện đại. Họa tiết lãng mạn, ghế sờn màu, khung ảnh cũ sẽ thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.

5. Dự trù chi phí mở quán cafe cây xanh

Cùng tham khảo các khoản chi phí cơ bản khi mở quán cafe xanh:

  • Chi phí mặt bằng

Đây là yếu tố quan trọng, chiếm từ 40-60% khả năng thành công của quán. Đặc biệt mô hình quán cafe cây xanh cần không gian rộng rãi, thoáng mát cần diện tích từ 80-100m2. Vì vậy, chi phí này sẽ tốn kém với mặt bằng đường lớn, gần ngã tư lên đến 20-30 triệu đồng/ tháng.

  • Chi phí thiết kế

Việc đầu tư thiết kế quán cực cần thiết bởi khách hàng thường đến để tận hưởng những phút giây bình yên, thoải mái. Chi phí này nếu thuê đơn vị thiết kế sẽ mất khoảng 40-60 triệu đồng.

  • Trang thiết bị, nguyên vật liệu

Khi mở mô hình quán cafe cây xanh, chủ quán cần mua nhiều dụng cụ, trang thiết bị. Chẳng hạn như máy xanh, tủ lạnh, điều hòa, cốc, máy pha cà phê,… Chi phí rơi vào tầm 60-80 triệu đồng. Nguyên vật liệu sẽ cần được tìm hiểu kỹ lưỡng về công dụng, nguồn gốc, xuất xứ,… Bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

  • Chi phí duy trì

Chi phí này biến động theo từng tháng với số điện, số nước khác nhau. Trung bình sẽ dao động từ 3-5 triệu đồng. Hơn nữa, mô hình này cần có nhân viên phục vụ, pha chế, thu ngân. Thuê nhân viên sẽ mất từ 5-6 triệu 1 người. Do đó, tổng chi phí chi trả cho toàn bộ nhân viên trong quán sẽ rơi từ 20-30 triệu.

6. Lưu ý khi kinh doanh mô hình quán cafe cây xanh

Nhà Hàng Số sẽ giới thiệu các bước xây dựng quán cafe xanh phổ biến với nhu cầu của nhiều chủ kinh doanh.

6.1. Lựa chọn phong cách thiết kế

Đặc điểm chính của quán là không gian rộng, thoáng mát, nhiều cây xanh. Chính vì vậy, việc sắp xếp thiết kế mang đặc trưng riêng sẽ là điểm công thu hút khách hàng. Chủ kinh doanh nên xem xét sao cho không gian không quá đơn điệu, khai thác thể hiện những nét đẹp từ thiên nhiên trong quán.
Khi xây dựng mô hình quán cafe cây xanh, chủ đầu tư có thể tận dụng điều kiện sẵn có để cải tạo, sử dụng những vật liệu trang trí độc đáo. Từ đó vừa bảo vệ môi trường vừa giúp tiết kiệm chi phí. Điều quan trọng nhất vẫn là tạo không gian dễ chịu thoải mái, bài trí không quá rối mắt để khách hàng có ấn tượng.

6.2. Cấu trúc không gian hợp lý

Từ thiết kế đến cấu trúc của quán cần được sắp xếp một cách hài hòa nhất nhằm tạo sự thoải mái cho khách hàng. Đặc biệt những lưu ý sau đây sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình xây dựng mô hình quán cafe cây xanh:

  • Khu nhà vệ sinh không nên đặt gần khu vực ăn uống.
  • Bàn ghế không nên đặt sát gần nhau, nên tạo sự riêng tư cho khách hàng.
  • Các loại cây xanh nên đặt ở vị trí hợp lý, thuận lợi cho khách hàng khi thưởng thức cũng như di chuyển ra vào quán.
  • Quầy thu ngân – pha chế nên đặt gần ngay gian chính và gần lối vào quán cafe.

không gian cafe xanh yên bình

6.3. Chú ý ánh sáng – nội thất trong quán

Ánh sáng thiên nhiên nên được tận dụng tối đa khi sử dụng cafe cây xanh. Lối thiết kế đơn giản thì việc bố trí ánh sáng hài hòa sẽ mang đến cảm giác gần gũi, xanh tươi cho cả quán. Mô hình này tận dụng được ánh sáng ban ngày giúp tiết kiệm chi phí điện năng. Không gian ban đêm sẽ cần sử dụng đèn điện nhiều hơn khiến quán trở nên lung linh. Chủ kinh doanh có thể sử dụng đèn led, đèn dây phù hợp với phong cách thiết kế.
Để thể hiện mô hình quán cây xanh thì việc lựa chọn đồ nội thất nhẹ nhàng, hài hòa sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng khách hàng. Sự kết hợp nội thất và phong cách tạo nên cái chất, cái hồn cho quán. Khi chọn cây, bạn nên lựa chọn các cây nhỏ gọn, bắt mắt cho mô hình nhỏ và những tán to, lá phiến rủ xuống tạo hình đặc biệt sẽ vô cùng ấn tượng khi thiết kế quán cafe lớn.

6.4. Lựa chọn mặt bằng hợp lý

Chọn mặt bằng là khâu quan trọng quyết định sự thành công khi xây dựng mô hình quán cafe cây xanh. Một số yếu tố quan trọng cần cân nhắc khi lựa chọn mặt bằng ưng ý:

  • Giao thông thuận tiện

Đây là yếu tố giúp khách hàng cảm thấy thoải mái khi khách hàng tìm đến quán. Đây là chiến lược tiếp cận khách hàng cực kỳ hiệu quả và giúp tiết kiệm các khoản chi phí truyền thông khá lớn. Chủ kinh doanh nên lựa chọn mặt bằng có vị trí gần mặt đường, ngã tư,….

  • Khu vực để xe đảm bảo

Hãy ưu tiên lựa chọn những mặt bằng có thiết kế bãi đỗ xe rộng rãi. Bởi họ cần sự thoải mái nên đến đây và sẽ khó chịu ngay từ khi bước vào với không gian để xe quá chật chội. Đây cũng là lý do quyết định đến sự thành công của quán cafe cây xanh.

  • Diện tích lớn

Mô hình quán cafe cây xanh cần có diện tích rộng dao động từ 80m2. Không gian như vậy giúp chủ kinh doanh thiết kế được nhiều tiểu cảnh, trang trí cây xanh,…

  • Giá thuê hợp lý

Bạn nên cân nhắc khi thuê mặt bằng quán cafe vừa ổn định trong tổng số vốn đầu tư vừa ưu tiên cho sự thuận lợi của khách hàng. Đặc biệt, bạn nên ưu tiên đối với hợp đồng dài hạn khi lựa chọn mô hình này. Các chi phí cũng cần được tính toán hợp lý, cẩn thận để tránh phát sinh nhiều vấn đề.

quán cafe độc đáo

Xem thêm:

7. Tổng kết

Mô hình quán cafe cây xanh là bí quyết giúp các chủ kinh doanh thu hút được nguồn khách hàng tiềm năng. Đặc biệt đông khách vào mùa hè nóng nực. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về mô hình. Đồng thời, cũng có thể trau dồi những kiến thức hữu ích trong việc mở quán cafe. Đừng quên theo dõi chuyên mục khởi nghiệp quán cafe để cập nhật những thông tin hấp dẫn giúp bạn có thêm những ý tưởng tuyệt vời nhé!