Bartender là gì? Cơ hội thăng tiến với mức lương hấp dẫn

Date:

Bartender là gì? “Nghệ nhân” pha chế đồ uống, xu hướng nghề nghiệp với cơ hội thăng tiến hấp dẫn được theo đuổi hàng đầu hiện nay

Nét đặc trưng của những quán bar sôi động và thú vị không chỉ nằm ở không gian sang trọng hay âm nhạc hấp dẫn. Mà còn bởi sự xuất hiện của một “nhà pha chế” đầy tài năng – Bartender. Mặc dù nhiều người đã nghe đến từ thuật ngữ “Bartender là gì?”. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về công việc này và vai trò quan trọng của nó. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về Bartender thông qua bài viết dưới đây.

1. Bartender là gì?

Bartender là gì? Họ là những người pha chế các loại đồ uống có cồn, đồ uống nhẹ và không cồn. Đặc biệt phối hợp và sáng tạo từ các nguyên liệu khác nhau. Chẳng hạn như cocktail, rượu, bia, nước hoa quả, thảo mộc,… trong đó, trình độ pha chế là thang đo trình độ chuyên nghiệp của một bartender. Ngoài kỹ năng pha chế, họ còn phải có khả năng biểu diễn pha chế nghệ thuật. Qua đó, thu hút và mang đến không gian tận hưởng ấn tượng và nghệ thuật cho người thưởng thức. Có thể thấy, ngoài am hiểu về các nguyên liệu và kỹ thuật pha chế. Bartender còn phải thấu hiểu tâm lý, đáp ứng nhu cầu và tạo không gian thoải mái cho khách hàng.

bartender và một số loại đồ uống

2. Phân biệt giữa Bartender và Barista

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai khái niệm Bartender và Barista. Cùng nói về công việc và nghệ thuật pha chế. Tuy nhiên, hai khái niệm này có sự khác biệt nhất định. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

So sánh Bartender Barista
Nguồn gốc Xuất thân tiếng Anh Xuất thân tiếng Ý
Loại đồ uống Đồ uống có cồn Đồ uống từ cà phê, đồ uống không cồn
Các sản phẩm đặc trưng Gin & Tonic, Cocktail Bloody Marry, Old Fashioned, Cocktail Pina Colada, Negroni, Cocktail Daiquiri,… Latte, Cappuccino Americano, Espresso Macchiato, Caramel Macchiato, Cold brew,…
Kỹ thuật, nghệ thuật Kỹ năng, nghệ thuật pha chế (Flair Bartending), biểu diễn (quăng chai, lắc bình, đốt rượu…). Tuyển chọn nguyên liệu, rang xay cà phê, nghệ thuật tạo hình trên bề mặt thức uống (Latte Art…)
Giao tiếp với khách hàng Mang đến các câu chuyện về nguồn gốc, lịch sử, lắng nghe và thấu hiểu tâm sự của khách hàng. Chia sẻ, tâm sự với khách về thức uống cà phê trong menu hoặc họ đang thưởng thức. 

3. Sức hấp dẫn của nghề Bartender

3.1 Môi trường làm việc thoải mái, năng động

Môi trường làm việc thoải mái tại quán cafe, quầy bar, club, pub,… Không gian nhộn nhịp, sôi động và thoải mái giúp bartender thỏa sức biểu diễn.

3.2 Thỏa sức sáng tạo với tính thẩm mỹ cao

Không chỉ pha chế, Bartender còn là những nghệ sĩ đích thực. Họ biểu diễn nghệ thuật pha chế thông qua công thức, phong cách trang trí và cách thức biểu diễn với tính thẩm mỹ cao. Những thao tác chính xác, khéo léo và điêu luyện khiến ai cũng mê mẩn.

3.3 Tiềm năng phát triển với cơ hội thăng tiến rõ ràng

Nghề bartender có rất nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển trong tương lai. Ngoài ra, ngành công nghiệp đồ uống Việt Nam không ngừng tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường. Ngành đóng góp 15% tổng GDP cả nước. Bởi vậy, Bartender có nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp trong nước và quốc tế. Sau khi hoàn thành khóa học pha chế chuyên nghiệp, bạn có thể ứng tuyển từ vị trí Phụ bar. Từ đó, vừa kiếm thêm thu nhập. vừa tích lũy kinh nghiệm. Từ đó, thăng tiến lên những vị trí cao hơn như Bar trưởng, Giám sát thức uống, Quản lý quầy, Quản lý F&B…

3.4 Mức lương cùng đãi ngô hấp dẫn

Cơ hội và tiềm năng thăng tiến tương đương với mức thu nhập hấp dẫn. Đây cũng chính là yếu tố giúp nghề Bartender thu hút người theo đuổi. Sau khóa học nghề ngắn hạn, bạn đã đủ kiến thức và kỹ năng để ứng tuyển vị trí Phụ Bar. Sau khi, tích lũy nâng cao kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thì vị trí cũng được thăng tiến. Mức lương khởi điểm là khoảng 200 USD có thể tăng đến mức 1.300 USD. Chưa kể các khoản phụ cấp và tip.

3.5 Không phân biệt giới tính

Mọi giới tính đều có thể theo đuổi nghề Bartender. Không chỉ nam giới, rất nhiều nữ giới đã theo đuổi và đạt được thành công ấn tượng. Sự tỉ mỉ, khéo tay và sáng tạo là lợi thế của các bạn nữ khi theo đuổi nghề Bartender. Một số Bartender nữ nổi tiếng phải kể đến như Ivy Mix, Pamela Wiznitzer, Jillian Vose, Kat Phương Khanh,…

bartender nữ pha chế

4. Công việc của Bartender là gì?

Công việc chính là pha chế thức uống phục vụ khách hàng. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện một số công việc khác. Từ đó, mang đến không gian thưởng thức rượu chill và lý tưởng nhất. Kỹ năng pha chế, biểu diễn điệu nghệ kết hợp với lối trò chuyện duyên dáng. Điều này giúp thu hút khách hàng và quyết định ghé thăm quán vào lần sau. Dưới đây là những công việc cụ thể của một Bartender:

  • Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ pha chế

Nhân viên bartender cần vệ sinh quầy bar. Đồng thời, chuẩn bị và đảm bảo các dụng cụ pha chế sạch sẽ, hoạt động tốt. Sau đó, bạn cần kiểm tra và chuẩn bị các nguyên liệu phục vụ pha chế. Cụ thể là rượu, soda, syrup, hoa quả, đá viên… để pha chế đồ uống theo yêu cầu của khách nhanh chóng và chính xác.

  • Tư vấn đồ uống cho khách hàng

Menu đồ uống đa dạng khiến khách hàng khó lựa chọn đồ uống. Khi ấy, Bartender cần nắm bắt tâm lý và tư vấn cho khách loại đồ uống phù hợp với sở thích của họ. Hoặc có thể giới thiệu các loại đồ uống đang bán chạy tại quán. Chính vì vậy, Bartender phải có kiến thức về các loại rượu. Đồng thời, phân biệt các loại rượu dùng trong pha chế như Gin, Tequila, Rum, Whiskey,… Ngoài ra, cần nắm vững các công thức pha chế đồ uống hiện đại như Cocktail,… Hãy tôn trọng lựa chọn và sở thích của khách hàng. Từ đó, đáp ứng và mang đến sự thoải mái nhất cho họ.

  • Pha chế đồ uống theo yêu cầu

Bartender tiến hành pha chế đồ uống khi nhận order từ khách hàng hoặc nhân viên. Bạn cần đảm bảo ghi nhớ nguyên liệu, công thức và định lượng pha chế để tạo nên những ký thức uống hoàn hảo. Đừng quên trang trí đồ uống sau khi pha chế để kích thích thị giác và ghi điểm tuyệt đối với khách hàng.

cocktail pha chế từ các loại mứt trái cây

  • Các công việc liên quan khác

Ngoài công việc pha chế, Bartender cũng tham gia tìm kiếm và sáng tạo các đồ uống mới cho menu. Dù chủ yếu làm việc trong quầy bar nhưng Bartender cần phối hợp chặt chẽ các bộ phận khác để phục vụ khách hàng tốt nhất. Đồng thời, nhanh chóng và dễ dàng xử lý khi có sự cố xảy ra. Bartender cũng có thể chủ động tìm kiếm và đề xuất các ý tưởng mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.

pha chế tại mangetsu sake bar

Xem thêm:

5. Tính chất của nghề Bartender

5.1 Cơ hội nghề nghiệp Bartender hấp dẫn

Tính chất công việc bartender là gì? Đó là sự thoải mái với môi trường hiện đại và không gò bó. Không những vậy, hình ảnh Bartender biểu diễn pha chế chuyên nghiệp, tạo nên những ly đồ uống thơm ngon, đẹp mắt trước ánh mắt trầm trồ của khách. Điều này khiến các bạn trẻ khao khát được gắn bó với nghề.
Chưa kể, ngành công nghiệp đồ uống ngày càng tăng trưởng mạnh nhằm đáp ứng nhu cầu lớn của thị trường. Ngành này đã đóng góp đến 15% tổng GDP cả nước. Bởi vậy, nghề Bartender có rất nhiều năng và cơ hội phát triển trong và ngoài nước. Điều này tương ứng với mức thu nhập hấp dẫn lên đến hàng nghìn đô. Hiện nay, cũng có rất nhiều khóa học đào tạo Bartender giúp bạn có thể theo đuổi thuận tiện hơn.

5.2 Nơi làm việc của Bartender

Không chỉ mang đến mức lương hấp dẫn, Bartender còn giúp bạn trải nghiệm những môi trường làm việc hiện đại, năng động. Bạn có thể làm việc tại các Nhà hàng, Khách hàng, Khu nghỉ dưỡng, Khu du lịch, các quán Bar, Club, Pub, chuỗi cafe,… Chưa kể, nếu bạn trau dồi kiến thức kinh doanh và kỹ năng quản lý. Bạn có thể tự tin xây dựng thương hiệu đồ uống cho riêng mình.

5.3 Thời gian làm việc của Bartender

Do đặc thù công việc nên các Bartender chủ yếu làm việc vào ban đêm. Mỗi ngày, Bartender sẽ bắt đầu làm việc từ 18h và kết thúc và 1h sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, tùy từng mô hình kinh doanh mà thời gian có thể thay đổi. Chính vì thế, các Bartender cũng gặp không ít vất vả, khó khăn… Tuy nhiên, môi trường làm việc chuyên nghiệp, cao cấp, mức lương hấp dẫn cùng nhiều cơ hội thăng tiến lên các vị trí cao hơn cũng là điều đáng trải nghiệm.

5.4 Các hình thức làm việc của bartender là gì?

  • Hình thức toàn thời gian: Bartender làm việc trung bình khoảng 40 tiếng/tuần với mức lương ổn định trung bình là 300 – 450 USD/tháng. Đồng thời sẽ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định. Cụ thể là bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm xã hội, ngày nghỉ, trợ cấp…
  • Làm việc bán thời gian: Thời gian linh động giúp bạn có thể làm thêm nhiều công việc. Điều này giúp tăng thu nhập và tích lũy thêm kinh nghiệm từ những môi trường khác nhau.

5.5 Mức lương của bartender

Mức lương của bartender phụ thuộc vào vị trí công việc đảm nhận, môi trường làm việc và số năm kinh nghiệp. Tuy nhiên, mức lương khi mới vào nghề dao động từ 150 – 200 USD. Khi thành thạo kỹ năng chuyên nghiệp, mức lương có thể lến đến 350 USD. Với các nhân viên lâu năm, giàu kinh nghiệm có thể thăng tiến các vị trí như Quản lý thức uống, Quản lý nhà hàng – Bar với mức lương 1.200 USD/ tháng.

6. TOP 5 kỹ năng quan trọng nhất của một Bartender là gì?

6.1 Tư duy logic và ghi nhớ tốt

Để pha chế ra một thức uống độc đáo cần rất nhiều công đoạn. Chưa kể, nó còn đòi hỏi thao tác và kỹ năng đặc biệt. Do đó, các Bartender cần ghi nhớ tốt. Chưa kể, còn phải ghi nhớ thứ tự order cũng như yêu cầu của khách. Nếu bạn ghi nhớ được thức uống yêu thích của những khách hàng quen thì họ sẽ vô cùng ấn tượng với bạn.

6.2 Am hiểu về các loại thức uống

Ngoài phương thức biểu diễn, hương vị đồ uống cũng quyết định đến trình độ của Bartender. Trước tiên, bạn cần có chứng chỉ pha chế hoặc bằng cấp về đồ uống. Yêu cầu cơ bản mà một Bartender cần biết là ghi nhớ và phân biệt các loại đồ uống. Ngoài ra, cần nhạy cảm trong việc cảm nhận hương vị và màu sắc đồ uống. Khi đó, bạn mới có thể tư vấn và phục vụ tốt nhất loại thức uống phù hợp cho khách hàng.

pha chế đồ uống

6.3 Có tiếng Anh giao tiếp cơ bản

Tiếng Anh là một trong những rào cản hiện nay. Ngoài tên gọi, các dụng cụ, công thức pha chế thường bắt nguồn từ tiếng nước ngoài. Bartender còn cần phải phục vụ rất nhiều các vị khách ngoại quốc. Do đó, khả năng ngoại ngữ rất cần thiết và quan trọng. Nó sẽ giúp bạn tự tin nói chuyện với khách, nâng cao trình độ và danh tiếng.

6.4 Kỹ năng giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp rất quan trọng với một bartender. Bạn phải nói chuyện và mang đến sự thoải mái cho khách hàng. Chưa kể, hàng ngày, bạn còn tiếp xúc với rất nhiều khách hàng khác nhau. Do đó, giao tiếp tốt giúp bạn mang đến sự gần gũi, vui vẻ cho khách. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp Bartender đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cụ thể là tư vấn cho họ lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh khả năng nói lưu loát, rành mạch, bartender cần phải lắng nghe tốt. Khuấy động không khí bằng cách giao tiếp ấn tượng khiến khách hàng không thể không trải nghiệm cả những lần sau.

6.5 Tổ chức công việc khoa học

Cách bartender tổ chức công việc khoa học là gì? Họ thường phục vụ rất nhiều khách hàng với những yêu cầu khác nhau. Do đó, một bartender giỏi cần theo dõi chặt chẽ tình trạng order và mong muốn khách hàng. Kỹ năng tổ chức tốt giúp họ xử lý tốt đồng thời nhiều công việc trong một khoảng thời gian. Đồng thời, cần biết cách sắp xếp và quản lý công việc để khách không phải chờ lâu. Đồng thời, giữ quầy bar luôn sạch sẽ, dụng cụ, thiết bị gọn gàng và ngăn nắp. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra và nhanh chóng bổ sung những nguyên liệu cần thiết.

6.6 Thái độ thân thiện, chuyên nghiệp

Bartender chuyên nghiệp luôn phải mang đến sự thoải mái và vui vẻ cho khách hàng. Luôn chào đón khách hàng bằng vẻ mặt thân thiện và tươi vui. Ngoài ra, cần tôn trọng và lịch sự với khách hàng. Đặc biệt là giữ bình tĩnh và xử lý khéo léo mọi vấn đề, sự cố gặp phải. Bởi họ sẽ gặp rất nhiều khách hàng và tiếp nhận đa dạng các yêu cầu khác nhau. Do đó, áp lực là điều không dễ tránh khỏi.

6.7 Không ngừng sáng tạo

Đỉnh cao của nghệ thuật pha chế là điều mà Bartender luôn muốn đạt được. Khi đủ am hiểu và sở hữu kỹ năng chuyên nghiệp, Bartender sẽ bước sang đẳng cấp mới. Nó được gọi là Mixologist. Khách hàng đến với họ không đơn giản chỉ vì những ly Cocktail thơm ngon, đẹp mắt. Mà còn bởi câu chuyện phía sau mỗi ly đồ uống. Công việc của Bartender đòi hỏi cả nghệ thuật, kỹ thuật, đặc biệt là sự sáng tạo. Nó tạo nên nét riêng cuốn hút mà không ai và không nơi nào có được.

6.8 Kỹ thuật pha chế điêu luyện

Để tạo nên những ly thức uống thơm ngon, độc đáo, Bartender phải nằm lòng những công thức. Đồng thời, pha chế với định lượng tiêu chuẩn nhằm đảm bảo hương vị và màu sắc. Ngoài kỹ năng cơ bản, Bartender cần có các kỹ năng nâng cao. Từ đó, mang đến những màn trình diễn đậm chất nghệ thuật và bắt mắt. Ngoài lắc, khuấy, dằm…, barternder còn thực hiện các thao tác với độ khó cao như flaming, layering, tạo khói,… Qua đó, mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và tăng cơ hội thăng tiến. Đây cũng chính là những yếu tố phân tầm chuyên môn và kỹ năng bartender.

quy trình pha chế đồ uống trong quán cafe

6.9 Kỹ năng biểu diễn

Đây là kỹ năng “khó nhằn” nhất đối với bất kỳ một Bartender nào. Nó cũng chính là thang đo thể hiện trình độ chuyên môn. Kỹ năng biểu diễn thể hiện “ngón nghề” mà phải mất một khoảng thời gian khá dài mới có thể thể hiện thành thục nó.

nhân viên quán bar pha chế thức uống

7. 10 bước để trở thành Bartender chuyên nghiệp

Cùng xem ngay các bước để trở thành bartender chuyên nghiệp là gì.

  • Bước 1: Nắm bắt một số thông tin cơ bản

Tìm kiếm các kiến thức chuyên môn liên quan đến bartender. Chẳng hạn như về nguyên liệu, dụng cụ, nguyên tắc phối kết hợp, công thức pha chế,… Đừng quên ghi nhớ một số công thức phổ biến. Đó là Old Fashioned, Martini, Margarita, Long Island Iced Tea, Bloody Mary, Whiskey Sour và Manhattan.

  • Bước 2: Tìm hiểu các thuật ngữ thông dụng chuyên ngành về bartender

Tìm hiểu và ghi nhớ một số thuật ngữ thường dùng khi gọi đồ uống. Chẳng hạn như “on the rocks”, “up”, “neat”, hoặc “with a twist”. Ngoài ra, còn có các thuật ngữ liên quan đến cách thức pha chế, nguyên liệu, kỹ năng,…Chẳng hạn như muddling, shaking hay stirring.

  • Bước 3: Học hỏi tại những quán bar

Quan sát, tìm hiểu những bartender ở một số quán là cơ hội giúp bạn học tập hiệu quả nhất. Theo dõi các thao tác của họ khi pha chế để học hỏi thêm. Nếu gặp một nhân viên pha chế thân thiện, bạn có thể trực tiếp trao đổi và tích lũy thêm cho bản thân.

  • Bước 4: Trở thành nhân viên phụ bar

Khi đã trang bị một số kiến thức nhất định, bạn có thể học hỏi nhanh chóng bằng cách trở thành nhân viên phụ bar. Bạn có thể tìm kiếm trên các website tìm việc hoặc xin việc trực tiếp với người quản lý trực tiếp.

  • Bước 5: Cố gắng làm việc hết mình

Khi làm công việc phụ bar, bạn cần xác định làm việc một cách nghiêm túc. Tại một số quán bar và nhà hàng, vị trí này được xem như nền tảng, trạm trung chuyển để lên vị trí pha chế. Do đó, hãy đảm bảo cố gắng và nỗ lực làm việc hết mình.

  • Bước 6: Xây dựng mối quan hệ với các bartender

Xây dựng mối quan hệ với các bartender là gì? Đó là luôn thân thiện và gắn kết với các bartender. Hãy thể hiện sự nhiệt tình, ham học hỏi và sẵn hỗ trợ họ khi cần. Tranh thủ lúc không có nhiều khách để học thêm nhiều điều mới từ họ. Điều này giúp bạn hiểu hơn về công việc và vị trí.

  • Bước 7: Yêu cầu được học hỏi và thực hành nhiều hơn

Tỏ ý với nhân viên pha chế rằng bạn muốn học hỏi thêm và muốn trở thành một bartender. Nếu đã có mối quan hệ tốt với các bartender, họ sẽ sẵn sàng chỉ dạy cho bạn.

  • Bước 8: Thực hành liên tục và chăm chỉ

Sau khi học hỏi được kiến thức và kỹ năng nền tảng, bạn nên đầu tư một số công cụ pha chế. Đồng thời, bắt tay ngay vào việc thực hành. Từ đó, trau dồi thêm kinh nghiệm và xin góp ý. Nó sẽ giúp bạn nâng cao tay nghề chuyên môn và kỹ năng đáng kể.

  • Bước 9: Đề xuất với quản lý

Bạn có thể nói chuyện với các nhân viên pha chế và hỏi ý kiến ​​của họ về cách nói chuyện với quản lý. Nếu quán bar hiện tại không đáp ứng được nhu cầu, hãy cân nhắc chuyển sang một quán bar khác. Hãy tự tin nói lên mong muốn cũng như thể hiện cho họ thấy điều bạn có thể làm được.

  • Bước 10: Hãy tự tin và sống hết mình với đam mê

Ngoài khổ luyện, sáng tạo không ngừng, Bartender cần phải có cả đam mê mãnh liệt, quyết tâm theo đuổi nghề. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc và kiên định xây dựng phong cách cá nhân độc đáo.

8. Học nghề Bartender: Bắt đầu từ đâu?

Để đáp ứng nhu cầu theo nghề Bartender, các khóa đào tạo xuất hiện ngày càng nhiều. Các trung tâm hướng nghiệp cũng đang bổ sung các khóa học Bartender nhằm đáp ứng mọi trình độ. Ngoài ra, còn có các kênh học online như Youtube, Facebook, Blog, Group,… Nó cho phép các bạn tự học dễ dàng. Dù vậy, bạn nên kết hợp thực hành tại quầy bar để rèn luyện và nâng cao tay nghề mỗi ngày. Một số chương trình/cộng đồng học tập bạn có thể tham khảo:

  • Một số trung tâm đào tạo: Arocking, Labviet, Smart Goal, Interbeso, Jarvis,…
  • Các kênh Youtube: Học pha chế, Bartender Helen, V.U Studio,…
  • Các Group: Cộng đồng Bartender & Barista Việt Nam, Saigon Bartenders, Bartender Viet,…

trung tâm dạy nghề pha chế coffee jarvis

Xem thêm:

9. Những sai lầm khi nói về Bartender là gì?

9.1 Nghề Bartender nhiều cám dỗ, dễ sa ngã

Bartender không phải là một nghề nghiệp an toàn mà rất nhiều cám dỗ. Đây cũng là điều nhiều người suy nghĩ về công việc này. Bởi hằng ngày, bạn sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều khách hàng ở mọi tầng lớp với sở thích khác nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả Bartender đều như vậy. Những người thực sự yêu nghề, coi trọng đạo đức nghề nghiệp, có ý chí kiên định, có lòng tự tôn,… Họ hoàn toàn có thể giữ mình, tránh được cám dỗ và hoàn thiện bản thân hơn.

9.2 Bartender cần uống rượu giỏi

Bartender thì phải giỏi uống rượu là suy nghĩ mà hầu như ai cũng gặp phải. Nhiệm vụ của Bartender là pha chế và phục vụ đồ uống chứ không phải uống rượu với người khác. Tuy nhiên, Bartender cần có khả năng uống và thẩm định rượu để đảm bảo chất lượng đồ uống. Đồng thời, nâng cao tay nghề và sáng tạo nên nhiều loại đồ uống pha chế mới.

9.3 Nghề Bartender lương thấp

Mức lương của Bartender có kinh nghiệm, dao động từ 5 – 8 triệu đồng/ tháng. Tùy thuộc vào quy mô làm việc và kinh nghiệm thực tế mà mức lương có sự chênh lệch. Ngoài lương cơ bản, Bartender còn được hưởng đầy đủ các chế độ đãi ngộ theo quy định. Chẳng hạn như nhận service charge hàng tháng, nhận tiền tip từ khách.

9.4 Nghề Bartender khó thăng tiến

Nghề Bartender cũng có lộ trình thăng tiến rõ ràng. Thông thường, những học viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm sẽ bắt đầu với vị trí Phụ bar để học hỏi kinh nghiệm. Sau đó, dần dần trau đồi thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để có thể thăng tiến cao hơn.

10. Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp về “Bartender là gì”. Đồng thời, cung cấp thêm toàn bộ các khía cạnh liên quan đến ngành nghề này. Bartender không chỉ đơn thuần là người pha chế và phục vụ thức uống. Họ là những nghệ nhân tài ba, sáng tạo nên những tác phẩm đồ uống độc đáo. Từ việc lựa chọn nguyên liệu, kỹ thuật pha chế cho đến cách trang trí ly. Ngoài ra, họ còn góp phần tạo nên không khí vui tươi, thoải mái với trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn sâu sắc và đầy thú vị về ngành nghề bartender. Đặc biệt là những giá trị mà họ mang đến cho ngành dịch vụ thức uống. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Pha chế.

5/5 - (4 bình chọn)
Ngọc Bích
Ngọc Bích
Editor at NHS Team
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

TOP mẫu thiết kế quầy pha chế tiện lợi, hút khách nườm nượp

Thiết kế quầy pha chế tiện lợi giúp tối...

Bí kíp thiết kế quầy pha chế cà phê đơn giản mà ấn tượng nhất 2023

Thiết kế quầy pha chế đơn giản, thành công...

TOP mẫu thiết kế quầy pha chế trà sữa độc đáo, ai cũng khen

Quầy pha chế trà sữa bắt mắt tạo không...

Ý tưởng thiết kế quầy pha chế cafe ấn tượng nhất 2023

Quầy pha chế cafe tiện lợi giúp barista thỏa...