Chiến lược kinh doanh là gì? Cách xây dựng chi tiết

Date:

Chiến lược kinh doanh là gì? Khám phá vai trò, đặc điểm và các bước xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực F&B hiện nay

Để một doanh nghiệp kinh doanh thành công không chỉ cần sự vững mạnh mà còn cần một bản chiến lược kinh doanh phù hợp. Phù hợp trong cách thức, thời điểm thực hiện, phù hợp về năng lực của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Cùng Nhà Hàng Số theo dõi bài viết dưới đây để khám phá chiến lược kinh doanh là gì và vai trò trong doanh nghiệp F&B nhé!

1. Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là bản kế hoạch hoạt động được doanh nghiệp, tập đoàn đề ra nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu. Chiến lược kinh doanh bao gồm các phương pháp, cách thức hành động xuyên suốt trong một khoảng thời gian nhất định theo quy mô và tầm nhìn của doanh nghiệp, tập đoàn (ít nhất trong khoảng 1 năm).
Chiến lược kinh doanh được xây dựng để trở thành duy nhất, khác biệt với đối thủ. Chiến lược như sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp dự đoán,  xác định những hoạt động cần thực hiện để đạt được mục tiêu kinh doanh.
khái niệm chiến lược kinh doanh

2. Các yếu tố tác động đến chiến lược kinh doanh

Dưới đây, Nhà Hàng Số phân tích những yếu tố quan trọng tác động đến chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp F&B.

2.1. Mục tiêu chiến lược

Mục tiêu chiến lược là yếu tố vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xác định mục tiêu chiến lược là bước đầu để xây dựng một chiến lược kinh doanh hiệu quả. Với vai trò:

  • Xác định kết quả mong muốn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Định hướng các hoạt động của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian
  • Đảm bảo cụ thể, định lượng và có thời gian rõ ràng

Mục tiêu chiến lược được đa số các doanh nghiệp hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững, các mục tiêu chiến lược sau đó: tăng trưởng, thị phần, chất lượng, giá trị khách hàng,…

2.2. Phạm vi chiến lược

Phạm vi chiến lược là giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý,… nhằm tập trung, đáp ứng và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Phạm vi chiến lược không nhất thiết phải mô tả chính xác những gì doanh nghiệp làm nhưng rất cần định rõ và truyền tải cho nhân viên doanh nghiệp sẽ không làm gì.

2.3. Giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh

Xác định giá trị khách hàng & lợi thế cạnh tranh là vấn đề cốt lõi của chiến lược kinh doanh. Để xác định được lợi thế cạnh tranh chính xác, doanh nghiệp cần phải đánh giá các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của mình.
nhu cầu khách hàng
Lợi thế cạnh tranh là sự kết hợp các giá trị. Trong đó phải có những giá trị vượt trội để giúp cho khách hàng nhận ra và nhớ đến sản phẩm của doanh nghiệp giữa các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

2.4. Hệ thống các hoạt động chiến lược

Hệ thống các hoạt động chiến lược là cách thức mà doanh nghiệp cần thực hiện để cung cấp những giá trị khác biệt đến khách hàng mục tiêu. Hệ thống hoạt động cần là đảm bảo sự tương thích giữa các hoạt động và cùng hướng vào việc tạo ra giá trị gia tăng.
Chuỗi giá trị doanh nghiệp bao gồm:

  • Nhóm hoạt động chính: vận hành, marketing, bán hàng,…
  • Nhóm hoạt động hỗ trợ: quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển, hạ tầng quản lý, CNTT,…

2.5. Năng lực cốt lõi

Năng lực cốt lõi là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ. Cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng sản hóa các sản phẩm, liên kết và điều phối các hoạt động hoặc chức năng chính của doanh nghiệp.

3. Các bước xây dựng chiến lược kinh doanh

Để xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh, cần trải qua các bước cơ bản như sau.

3.1. Đánh giá thực trạng

Doanh nghiệp cần đánh giá vị trí hiện tại của mình để thấy rõ sản phẩm của mình đang đứng ở đâu trong lòng khách hàng? sản phẩm có điểm nổi bật, khác biệt nào giúp doanh nghiệp tạo nên sức mạnh vượt qua các đối thủ khác trong tương lai? Tiếp theo là đánh giá thị trường, những thách thức và cơ hội.

mô hình swot

Có thể nói, mô hình S.W.O.T chính là công cụ đắc lực cho quá trình đánh giá này:

  • Strengths: Điểm mạnh
  • Weaknesses: Điểm yếu
  • Opportunities: Cơ hội
  • Threats – Thách thức

3.2. Thiết lập mục tiêu

Xây dựng các mục tiêu mà doanh nghiệp mong muốn sẽ đạt được trong chiến lược kinh doanh. Các mục tiêu phải thực tế và được thể hiện chính xác. Các mục tiêu đặc biệt cần: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.
Để thiết lập mục tiêu phù hợp, các doanh nghiệp cần quan tâm đến: khả năng tài chính, cơ hội của doanh nghiệp và nguyện vọng của các cổ đông.
Tham khảo mô hình S.M.A.R.T với 5 tiêu chí: Specific (cụ thể) – Measurable (đo lường) – Achievable (khả thi) – Relevant (liên quan) – Time bound (giới hạn thời gian).
đặt mục tiêu smart cho f&b

3.3. Xây dựng chiến lược

Là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, đòi hỏi sự sáng tạo, khác biệt, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của thị trường, hạn chế được những rủi ro có thể gặp phải. Trong đó doanh nghiệp cần phải giải quyết được 3 câu hỏi đặt ra:

  • Mục tiêu cần đạt là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Cạnh tranh như thế nào và lợi thế cạnh tranh gì?

phát triển chiến lược kinh doanh

3.4. Đánh giá và đo lường

Bước cuối cùng trong việc thiết lập chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp là đánh giá và đo lường nhằm tối ưu hóa chiến lược đạt hiệu quả cao. Thông qua những số liệu thống kê được cập nhật. Nhà quản trị có thể đưa ra những đánh giá và điều chỉnh phù hợp hơn cho chiến lược kinh doanh.
Xem thêm:

4. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp F&B

  • Định hướng hoạt động trong dài hạn cho doanh nghiệp F&B
  • Là cơ sở vững chắc nhằm triển khai các hoạt động kinh doanh
  • Giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội, đồng thời đề ra biện pháp đối phó với trước những thách thức của thị trường ẩm thực đầy biến động.
  • Tạo ra tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp để ra các quyết định phù hợp
  • Đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu ăn uống của khách hàng một cách tốt nhất
  • Thúc đẩy hoạt động kinh doanh thu về lợi nhuận cao
  • Tăng định vị thương hiệu và chỗ đứng của thương hiệu trên thị trường

ngành f&b

5. Tạm kết

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa vô vàn các doanh nghiệp đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Để không bị nhấn chìm trong cuộc chiến đó mỗi doanh nghiệp cần phải đề ra chiến lược kinh doanh phù hợp, sáng tạo và khác biệt, tạo nên những dấu ấn đặc biệt đối với khách hàng. Hy vọng những thông tin trong bài viết giúp bạn hiểu được chiến lược kinh doanh là gì? cách xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả. Theo dõi chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của Nhà Hàng Số để cập nhật những thuật ngữ mới nhất trong ngành F&B.

5/5 - (9 bình chọn)
Nông Diệu
Nông Diệu
Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...