Quản lý sản xuất là gì? Những kỹ năng của người quản lý sản xuất

Date:

Tìm hiểu về quản lý sản xuất là gì cùng những kỹ năng để trở thành người quản lý sản xuất giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Trong lĩnh vực sản xuất, đội ngũ nhân viên quản lý sản xuất đóng vai trì “chủ chốt”. Họ ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh. Giữ vai trò quan trọng là vậy, các bạn liệu đã có cái nhìn tổng quan, chi tiết nhất về ngành nghề này? Những kỹ năng cần thiết để trở thành một người quản lý sản xuất tương lai tài năng? Hãy cùng Nhà hàng số khám phá quản lý sản xuất là gì? Cũng như những kiến thức tổng quan nhất về vị trí này thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu quản lý sản xuất là gì?

quản lý sản xuất là gì
Quản lý sản xuất là gì? Đây là vị trí công việc chịu trách nhiệm trực tiếp về tiến độ sản xuất. Chất lượng cũng như số lượng hàng hoá sản xuất đúng theo kế hoạch đã đề ra trước đó. Có thể nói, đây là vị trí giữ vai trò quan trọng chủ chốt đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiệm vụ của một nhà quản lý sản xuất toàn diện là tham gia trực tiếp vào quá trình lên kế hoạch. Ngoài ra còn kiểm tra, giám sát và đôn đốc quá trình sản xuất. Không chỉ vậy, ở những doanh nghiệp có quy mô nhỏ vừa, nhân viên quản lý sản xuất còn có thể kiêm nhiệm thêm việc thu mua nguyên vật liệu, giao hàng, quản lý xuất nhập hàng…

2. Tầm quan trọng của quản lý sản xuất trong công ty, doanh nghiệp

Sản xuất luôn là khâu “then chốt” trong quy trình hoạt động kinh doanh của một đơn vị. Có lẽ vì vậy, bộ phận quản lý sản xuất càng gánh vác trên vai những trách nhiệm vô cùng quan trọng. Một quản lý sản xuất giỏi. Cũng có nghĩa doanh nghiệp đó sẽ có tiềm năng phát triển, chủ động trong mọi hoạt động sản xuất, giảm thiểu tối đa rủi ro, cắt giảm chi phí không cần thiết. Cụ thể như:

2.1. Giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đề ra

Quản lý sản xuất là gì? Bộ phận này chịu trách nhiệm đề ra kế hoạch. Đồng thời giám sát thực hiện quá trình sản xuất. Từ đó giúp doanh nghiệp hoàn thành được chỉ tiêu bán hàng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm sản xuất đáp ứng được nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng thì chắc chắn sẽ mang về lợi nhuận “khủng” cho công ty.

2.2. Nâng tầm uy tín chất lượng kinh doanh

chất lượng sản phẩm
Như đã đề cập ở trên, quản lý sản xuất giúp đảm bảo tiêu chí chất lượng sản phẩm. Mà sản phẩm được coi là “bộ mặt” của doanh nghiệp đó. Nếu hàng hoá sản xuất ra đảm bảo về chất lượng. Người tiêu dùng sẽ lựa chọn và hài lòng. Từ đó củng cố và nâng cao được danh tiếng thương hiệu doanh nghiệp. Vị thế “độc tôn” cũng được duy trì trước đối thủ cạnh tranh. Mục đích giúp doanh nghiệp vươn lên tầm cao mới.

2.3. Giảm thiểu chi phí sản xuất

Có thể nói, chi phí sản xuất chiếm phần lớn tổng chi phí toàn doanh nghiệp. Chính vì vậy, người quản lý sản xuất có nhiệm vụ theo dõi và sử dụng thận trọng nguồn nhân công. Nguyên vật liệu cần tránh lãng phí. Họ cũng có trách nhiệm xem xét các sản phẩm lỗi thời. Từ đó kịp thời khắc phục tình hình ngừng sản xuất. Chi phí không đáng có cũng được giảm thiểu.
Xem thêm:

3. Quy trình quản lý sản xuất doanh nghiệp

quy trình quản lý sản xuất
Quy trình quản lý sản xuất doanh nghiệp thường có 4 công đoạn chính:

  • Đánh giá năng lực sản xuất: Quá trình đánh giá năng lực sản xuất nhằm giúp doanh nghiệp có thể xác định chính xác được “size” thị trường tiềm năng mà mình hướng đến định mức nhu cầu nào. Từ đó có thể đưa ra đánh giá, cân đối với năng lực của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp có hoặc không đáp ứng được ở mức độ nào?
  • Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu: Phụ thuộc vào đánh giá nhu cầu tiềm năng của thị trường. Kết hợp cùng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất, người quản lý sẽ đưa ra hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để đáp ứng sản xuất theo kế hoạch.
  • Quản lý giai đoạn sản xuất: Người quản lý cần vạch ra một quy trình sản xuất tỉ mỉ, chi tiết và đảm bảo mọi nhân công có thể thực hiện theo quy trình đã định một cách chặt chẽ, hợp lý nhằm hạn chế tối đa mọi sai sót phát sinh.
  • Quản lý chất lượng sản phẩm: Quản lý cần kiểm định gắt gao chất lượng sản phẩm đầu ra, có bao cáo chi tiết về số lượng, tính chất, đặc điểm phân loại của từng dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn ban đầu.

4. Mô hình tổ chức – quản lý sản xuất trong doanh nghiệp

Quản lý sản xuất là gì? Phụ thuộc vào quy mô, đặc thù của từng ngành nghề sản xuất, mỗi doanh nghiệp sẽ có mô hình tổ chức – quản lý sản xuất riêng biệt. Dựa theo các tiêu chí về chức năng, Nhà hàng số có thể phân chia cơ cấu tổ chức quản lý sản xuất thành một số bộ phận chủ chốt sau:

  • Bộ phận quản lý: Các vị trí trong bộ phận này thường là giám đốc sản xuất, trưởng/phó phòng sản xuất. Được coi là “đầu não” của quán trình sản xuất. Bộ phận quản lý giữ vai trò vô cùng quan trọng giúp tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc hoạch định tổ chức sản xuất. Ngoài ra còn bố trí hợp lý nguồn lực nhằm đảm bảo kế hoạch, khai thác và vận hành hiệu quả hệ thống dây chuyền công nghệ của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất chính: Là bộ phận trực tiếp làm ra sản phẩm chính. Qua bàn tay của bộ phận này, những nguyên vật liệu thô sơ sau khi chế biến sẽ trở thành sản phẩm chính của doanh nghiệp.
  • Bộ phận sản xuất phụ trợ: Công việc của bộ phận này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất chính. Họ giúp cho sản xuất chính có thể tiến hành ổn định.
  • Bộ phận sản xuất phụ: Là bộ phận sử dụng phế liệu, phế phẩm của quá trình sản xuất chính để tạo ra những loại sản phẩm phụ.
  • Bộ phận phục vụ sản xuất: Là bộ phận được hình thành nhằm đảm bảo quá trình cung ứng, bảo quản, cấp phát, vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm, dụng cụ lao động.

5. Mô tả công việc chủ chốt của một quản lý sản xuất thực thụ

5.1. Lập kế hoạch và quản trị

Đây là công việc cơ bản nhưng chủ chốt nhất của một nhà quản lý sản xuất. Họ sẽ phối hợp cùng bộ phận kinh doanh nhằm phân tích đơn hàng. Từ đó nắm rõ chính xác về thời gian giao hàng, đơn giá, số lượng, chất lượng sản phẩm… Từ những kết quả tập hợp được, quản lý sản xuất sẽ lên kế hoạch, lịch trình sản xuất thích hợp với từng đơn hàng. Điều quan trọng cần ưu tiên hàng đầu là phải đảm bảo giao hàng đúng thoả thuận với khách hàng.
lập kế hoạch quản lý sản xuất
Ngoài ra, người quản lý sản xuất còn cần chịu trách nhiệm về nhu cầu nguyên vật liệu, nhân sự và thiết bị cho mỗi đơn hàng. Họ sẽ điều phối công việc rõ ràng cho từng cá nhân hay bộ phận có liên quan. Đồng thời, nhân viên quản lý sản xuất còn tiến hành xem xét khối lượng công việc còn tồn đọng nhằm lập kế hoạch sản xuất cho đơn hàng mới.

5.2. Kiểm tra và giám sát

Người giữ vị trí quản lý sản xuất sẽ có nhiệm vụ giám sát, đôn đốc quá trình làm việc. Các bạn cần phải luôn theo dõi chặt chẽ quy trình nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất diễn ra đúng tiến bộ. Mặc khác, bạn cũng phải xác định các thiết bị máy móc cần thiết cho quá trình sản xuất. Đồng thời chỉ đạo quá trình đó, sắp xếp tăng ca và điều chỉnh kế hoạch hợp lý khi cần thiết.
Bên cạnh đó, quản lý sản xuất cần phải luôn thường xuyên kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những mẫu sản phẩm bị lỗi. Nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và lên kế hoạch khắc phục tình hình. Người quản lý còn cần đảm bảo an toàn lao động sản xuất bằng cách trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ và dụng cụ cần thiết cho người lao động.

5.3. Quản lý máy móc, thiết bị hoạt động trong quá trình sản xuất

bảo dưỡng máy móc thiết bị
Để đáp ứng được nhu cầu sản xuất dày đặc của doanh nghiệp, quản lý sản xuất cần lên kế hoạch bảo dưỡng và sữa chữa thiết bị – máy móc thường xuyên. Đồng thời, mua thêm máy móc, thiết bị cũng cần kế hoạch cụ thể để đưa lên cấp trên phê duyệt. Ngoài ra, quản lý sản xuất cũng là người chịu trách nhiệm bàn giao các phương tiện kỹ thuật cùng hướng dẫn sử dụng máy móc cho nhân viên thuộc bộ phận kỹ thuật.

5.4. Tuyển dụng và đào tạo

Quản lý sản xuất sẽ phối hợp cùng bộ phận nhân sự để tuyển dụng nhân viên cho hoạt động sản xuất. Họ sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình phỏng vấn. Người quản lý cần đánh giá gắt gao để tìm kiếm những ứng cử viên phù hợp với công việc.
tuyển dụng nhân viên
Người quản lý sản xuất sẽ bố trí công việc, chức vụ cho từng nhân viên mới dưới quyền quản lý của mình. Đồng thời, những buổi học bồi dưỡng chuyên môn hay các buổi kiểm tra tay nghề cho nhân viên sản xuất cũng là điều mà người quản lý sản xuất cần lưu ý. Điều này sẽ giúp đề xuất, xét duyệt khen thưởng phù hợp cho nhân viên. Mục đích giúp động viên công lao, thúc đẩy hiệu suất làm việc.

6. Các kỹ năng cần có của vị trí quản lý sản xuất là gì?

6.1. Lập kế hoạch và tổ chức sản xuất

kỹ năng lập kế hoạch
Công việc quản lý sản xuất là gì? Để trở thành một nhà quản lý sản xuất, các bạn cần nắm vững các yêu cầu, chỉ tiêu và các đặc trưng của mặt hàng sản phẩm. Để từ đó có thể lên kế hoạch sản xuất phù hợp nhất. Quá trình tổ chức sản xuất trở nên khoa học và có tính khả thi cao. Điều này sẽ đem lại hiệu quả sản xuất ổn định và tốt nhất.

6.2. Xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp

Quá trình sản xuất của doanh nghiệp có quy mô dù to hay nhỏ thì đều bao gồm nhiều công đoạn và có sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau. Bởi vậy, người quản lý sản xuất cần phải am hiểu về các công đoạn sản xuất. Các bộ phận tham gia và chu trình hoạt đông sản xuất cũng cần nắm rõ, để có thể xây dựng và áp dụng định mức lao động phù hợp. Điều này sẽ giúp đội ngũ sản xuất luôn làm việc với kết quả và hiệu suất chất lượng nhất.

6.3. Tạo động lực cho đội ngũ nhân viên sản xuất

Một nhà quản lý giỏi thì cần trau dồi khả năng theo dõi sát sao và đánh giá đúng hiệu quả công việc của từng nhân viên. Phụ thuộc vào đó có quyết định khen thưởng, đãi ngộ thích hợp. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất cũng như tinh thần làm việc. Ngoài ra, người quản lý sản xuất cũng cần phải nắm bắt chính xác tính chất công việc, Ap dụng triệt để hiệu quả của các tiến bộ khoa học kỹ thuận vào sản xuất. Không chỉ giúp tăng hiệu quả làm việc mà còn khiến giảm thiểu thời gian lao động.

6.4. Khả năng giao tiếp tốt

kỹ năng giao tiếp
Khả năng giao tiếp và truyền đạt thông tin một cách hiệu quả vô cùng quan trọng với một nhà quản lý sản xuất. Bởi tính chất công việc thường phải làm việc, tiếp xúc với nhiều người như ban lãnh đạo, nhân viên sản xuất và phòng ban khác. Không chỉ vậy, việc giao tiếp tốt cũng giúp các bạn tạo dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp, hữu ích cho công việc của bản thân.

7. Tổng kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về về quản lý sản xuất là gì cũng như những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà quản lý sản xuất trong tương lai. Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại chuyên mục Thuận ngữ kinh doanh của Nhà hàng số để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!

5/5 - (5 bình chọn)
Đào Quỳnh
Đào Quỳnh
Với châm ngôn sống luôn tìm tòi và học hỏi, Đào Quỳnh đang giữ vai trò là một Content Writer tại Nhà Hàng số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...