Hiệu quả kinh doanh là gì? Giải pháp tối ưu hiệu quả kinh doanh

Date:

Hiệu quả kinh doanh là gì? Khám phá bản chất, cách tính và những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh luôn là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì? doanh nghiệp làm thế nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh? Hãy cùng Nhà Hàng Số theo dõi bài viết dưới đây để khám phá chủ đề thú vị này nhé!

1. Hiệu quả kinh doanh là gì?

Hiệu quả kinh doanh là một khái niệm phạm trù được hiểu theo nhiều cách khác nhau:

  • Hiệu quả kinh doanh là kết quả thu được trong hoạt động kinh doanh
  • Hiệu quả kinh doanh phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh
  • Là đại lượng được đo bằng thương số giữa phần tăng thêm của kết quả thu được với phần tăng thêm của chi phí
  • Là phần chênh lệch tuyệt đối giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó

Tựu chung lại hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất.
hiệu quả kinh doanh

2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh

Phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh
Phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất trong quá trình tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh phức tạp và khó đánh giá vì cả kết quả và hao phí nguồn lực đều khó xác định chính xác

3. Các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh

Dưới đây là 4 yếu tố nổi bật tác động đến hiệu quả kinh doanh Nhà Hàng Số đã được tổng hợp:

3.1. Hiệu suất lao động

Tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất và kinh doanh, nguồn lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh.

3.2. Khả năng tài chính

Để doanh nghiệp có thể tổ chức các hoạt động kinh doanh, marketing, tiếp thị,… đem lại hiệu quả tốt thì doanh nghiệp không thể không có nguồn vốn tốt. Do đó, khả năng tài chính là yếu tố tác động rất lớn đến doanh nghiệp.

3.3. Khoa học kỹ thuật

Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển góp phần không nhỏ trong quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Khoa học kỹ thuật không chỉ giúp nâng cao hiệu suất kinh doanh, tối ưu hóa việc sử dụng các nguồn lực mà còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm một khoản chi phí lâu dài.
áp dụng khoa học kỹ thuật

3.4. Quy mô doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động lâu năm sẽ dễ nhận được sự tin tưởng của các nhà đầu tư cũng như các mối quan hệ công việc hơn. Các doanh nghiệp có thể tận dụng ưu thế này để nâng cao hiệu quả kinh doanh, chiêu mộ nhân tài,…
quy mô doanh nghiệp
Ngoài 4 yếu tố nổi bật nêu trên còn có những yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh khác như: nền kinh tế chung, lạm phát, pháp luật,…

4. Tại sao cần đánh giá hiệu quả kinh doanh?

Giúp doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh đúng đắn đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong hoạt động kinh doanh doanh nghiệp góp nhặt được những kinh nghiệm, bài học nhằm phát huy những mặt tích cực và tìm biện pháp khắc phục những hạn chế
Từ hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể nắm bắt được tình hình, chi phí sản xuất, kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng các nguồn lực
Căn cứ vào hiệu quả kinh doanh các nhà đầu tư, công ty tài chính, bên cho vay vốn,… có thể đưa ra quyết định đầu tư, vay vốn đối với doanh nghiệp hay không
đánh giá hiệu quả kinh doanh
Xem thêm:

5. Cách tính hiệu quả kinh doanh

5.1. Công thức tính lợi nhuận trên doanh thu (ROS)

(ROS – Return On Sales) là thu nhập ròng chia cho doanh thu thuần. Lợi nhuận trên doanh thu tương tự như cách tính tỷ suất lợi nhuận hoạt động. Tuy nhiên, thu nhập ròng sẽ bao gồm bất kỳ khoản thu nhập hoặc chi phí nào được loại trừ khỏi thu nhập hoạt động, ROS được đo bằng % theo công thức:
ROS = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x 100%
Ví dụ:
Thu nhập ròng là 25.000 đô la và doanh thu thuần là 100.000 đô la
ROS = (25.000/100.000) * 100%
Lợi nhuận trên doanh thu bằng: 25%

5.2. Lợi nhuận trên tài sản (ROA)

ROA (Return On Assets) là tỷ số lợi nhuận trên tài sản, cho biết khả năng sinh lợi của một doanh nghiệp so với tổng tài sản của nó. Qua đó, thể hiện hiện hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. ROA được tính theo công thức:
ROA = (Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản) x 100%

5.3. Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROE ( Return On Equity) là thước đo hiệu quả tài chính giúp doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh. ROE càng cao, quản lý của công ty càng hiệu quả trong việc tạo thu nhập và tăng trưởng từ nguồn vốn cổ phần. ROE được tính theo công thức:
ROE = (Lợi nhuận sau thuế / Vốn sở hữu) x 100%
tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

6. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

6.1. Chú trọng vào hoạt động Marketing

Trong thời đại nền kinh tế thị trường, hoạt động Marketing ngày càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nắm bắt thông tin thị trường và tổng hợp dữ liệu về khách hàng
Marketing tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào những công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh:

  • Nghiên cứu thị trường
  • Quan hệ công chúng
  • Quảng cáo
  • Truyền thông
  • Bán hàng

Chú trọng vào hoạt động marketing sẽ giúp các doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ bền chặt hơn với khách hàng, thấu hiểu, đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũ cũng như thu hút thêm những khách hàng mới.
chú trọng vào hoạt động marketing

6.2. Đề cao các chính sách sản phẩm

Với nhu cầu ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng nhu cầu cũng như đưa ra những chính sách sản phẩm hợp lý, lấy được lòng tin của khách hàng.
Việc đề cao các chính sách sản phẩm giúp hình ảnh của doanh nghiệp nâng cao hơn trên thị trường. Từ đó định vị thương hiệu, mở rộng thị trường.

6.3. Xây dựng chính sách về giá

Mức giá của sản phẩm được đưa ra dựa trên các yếu tố:

  • Giá thành sản xuất sản phẩm
  • Các khoản thuế theo đúng với quy định của Nhà nước và Pháp Luật
  • Quan hệ cung cầu trên thị trường

Chính sách về giá thường không mang tính ổn định và thay đổi theo thị trường, thời gian và có thể cạnh tranh với đối thủ.
xây dựng chính sách về giá

6.4. Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm

Xây dựng hệ thống giám sát và quản lý chất lượng sản phẩm giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý, giám sát, bảo vệ chất lượng của sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn khi đến với khách hàng. Giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh.
quản lý giám sát chất lượng sản phẩm

6.5. Huy động vốn và có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả hơn

Trong quá trình tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có một lượng vốn nhất định bao gồm:

  • Vốn cố định
  • Vốn lưu động
  • Vốn chuyên dùng khác

Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh. Đồng thời tiến hành phân phối, quản lý và sử dụng vốn một cách hợp lý, hiệu quả cao nhất trên cơ sở chấp hành các chế độ chính sách quản lý tài chính của nhà nước.

6.6. Chú trọng đào tạo, tăng chất lượng đội ngũ nhân sự

Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố rất quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh, bán hàng hay marketing yếu tố con người đều sẽ tham gia trực tiếp vào đó để giải quyết, xử lý và phân tích những vấn đề trong doanh nghiệp
đào tạo nguồn nhân lực
Ví dụ, các marketer (những người làm marketing) thu thập, phân tích dữ liệu về khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp đáp ứng, tạo dựng được mối quan hệ bền chặt với khách hàng. Sales (nhân viên bán hàng) quan tâm, chăm sóc, thể hiện sự tôn trọng đối với khách hàng sẽ giúp uy tín, doanh số bán hàng của doanh nghiệp được nâng cao

7. Tổng kết

Trên đây là những thông tin về hiệu quả kinh doanh được tổng hợp bởi Nhà Hàng Số. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được “Hiệu quả kinh doanh là gì”. Tiếp tục theo dõi những bài viết trong trong chuyên mục Thuật Ngữ kinh doanh để khám phá thêm nhiều thuật ngữ mới nhé!

5/5 - (7 bình chọn)
Nông Diệu
Nông Diệu
Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...