Supply Chain là gì? Bí quyết vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả

Date:

Supply Chain là gì? Quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả giúp nhà hàng, doanh nghiệp vươn cao và xa hơn đối thủ.

Trong những năm gần đây, thuật ngữ Supply Chain được rất nhiều nhà doanh nghiệp, chủ kinh doanh nhà hàng nhắc tới. Đây là một yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa nhà hàng, doanh nghiệp phát triển xa hơn. Vậy Supply Chain là gì? Cùng tìm hiểu lời giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Supply Chain là gì?

Supply Chain còn được gọi với cái tên Chuỗi cung ứng. Đây là chuỗi liên kết của các hoạt động liên quan đến dịch chuyển và chuyển đổi từ nguyên liệu tới thành quả cuối cùng. Chính sự nỗ lực của các tổ chức đã giúp cho chuỗi hoạt động này thành công tạo kết quả.
Theo định nghĩa được đưa ra bởi Lee & Billington thì Supply Chain còn được hiểu là hệ thống công cụ giúp chuyển hóa nguyên liệu thô từ bán thành phẩm trở thành sản phẩm cuối cùng. Sau đó, tới tay người dùng thông qua chuỗi hệ thống phân phối.
Còn với định nghĩa của Ganeshan & Harrison thì đây lại là mạng lưới các lựa chọn bao gồm: phân phối và các phương tiện thực hiện quá trình thu mua nguyên vật liệu. Chuyển đổi các nguyên liệu này qua khâu trung gian. Cuối cùng là sản xuất ra thành phẩm và phân phối chúng đến tay người dùng.
thế nào là supply chain

2. Vai trò của Supply Chain đối với nhà hàng, doanh nghiệp

Có thể thấy, Supply Chain đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các nhà hàng, doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh của nhà hàng. Nếu chuỗi cung ứng được quản lý tốt thì nhà hàng đó sẽ tăng lợi thế cạnh tranh với đối thủ. Hơn thế nữa là tăng độ phủ rộng rãi trên thị trường, mở rộng chiến lược quảng bá, marketing. Giúp nhà hàng, doanh nghiệp ngày càng vươn cao và xa hơn.
Quản lý chuỗi cung ứng xuất hiện trong mọi hoạt động của doanh nghiệp sản xuất. Từ bước đầu hoạch định, đến quản lý quá trình tìm và thu mua nguồn hàng. Tiếp đến là sản xuất sản phẩm từ các nguyên liệu thô đó. Cuối cùng là phối hợp với các nhà cung ứng, đối tác, kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Nhìn chung, Supply Chain chính là quản lý cung và cầu hệ thống của nhà hàng, doanh nghiệp. Từ đó, gia tăng lợi nhuận của nhà hàng từ việc kinh doanh. Tạo cơ sở để doanh nghiệp, nhà hàng chinh chiến trên thị trường F&B. Ngoài ra, Supply Chain còn giúp sản phẩm đảm bảo được đầu vào, đầu ra. Ở đầu ra, doanh nghiệp sẽ được dự báo chính xác lượng hàng hóa theo nhu cầu của người tiêu dùng. Ở đầu ra, nó đóng vai trò cung cấp đủ sản phẩm ra thị trường. Đem lại lợi nhuận cho nhà hàng, doanh nghiệp.
quản lý chuỗi cung ứng

3. Lợi ích của Supply Chain

Hoạt động quản lý chuỗi cung ứng sẽ đem lại cho doanh nghiệp nhà hàng những lợi ích mà Nhà Hàng Số tổng hợp sau đây:

  • Giảm 25 – 50% chi phí cho chuỗi cung ứng
  • Giảm 25 – 60% lượng hàng tồn kho trong nhà hàng
  • Tăng 25 – 80% độ chính xác trong việc dự báo sản xuất
  • Cải thiện 30 – 50% vòng cung ứng đơn hàng
  • Tăng 20% lợi nhuận sau thuế

tăng lợi nhuận sau thuể
Việc xây dựng riêng một bộ phận chuyên trách Supply Chain đối với các nhà hàng doanh nghiệp nhỏ là rất khó. Tuy nhiên, bỏ ra một khoản tiền đầu tư để lập một đơn vị chuyên phụ trách các khâu: nhập hàng, tìm hàng, xuất hàng, chuyển hàng, chuyển tiền mang về rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

4. Mô hình Supply Chain Operations Reference

Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng (SCOR) giúp chủ doanh nghiệp đo lường hiệu suất giao hàng, thực hiện đơn hàng đặt. Ngoài ra còn giúp tính độ linh hoạt trong sản xuất, lượng hàng tồn kho, tài sản,… Để đánh giá độ hiệu quả của tổng thể chuỗi cung ứng.
Mô hình này được thực hiện theo quy trình sau:

  • Lập kế hoạch (Plan): Cân đối nguồn lực. Chuẩn bị các quy tắc trong kinh doanh. Sắp xếp kế hoạch chuỗi cung ứng sao cho phù hợp với kế hoạch tài chính của nhà hàng, doanh nghiệp.
  • Nguồn (Source): Mô tả công việc tìm nguồn cung ứng, quản lý hàng tồn, thỏa thuận và thực hiện thanh toán với nhà cung cấp.
  • Triển khai (Make): Thực hiện sản xuất, đóng gói. Sau đó phát hành thành phẩm theo các đơn hàng đặt. Giai đoạn này giúp quản lý mạng lưới sản xuất, thiết bị vật chất và vận chuyển một cách kỹ lưỡng.
  • Giao hàng (Delivery): Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, doanh nghiệp cần nhận và xử lý đơn hàng, nhập kho, giao hàng. Đồng thời, quản lý lượng hàng tồn thành phẩm và vòng đời của sản phẩm.
  • Trở lại (Return): Xử lý những sản phẩm bị trả lại bằng các quy tắc kinh doanh.

Xem thêm:

5. Các vị trí trong Supply Chain tại nhà hàng, doanh nghiệp

Do Supply Chain chỉ thực sự được chú trọng phát triển trong thời gian gần đây. Nên nguồn nhân lực chưa thực sự dồi dào. Do đó, lực lượng sinh viên trẻ. năng động, có kiến thức chuyên môn luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà hàng, doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi lựa chọn tầm ngắm là những đối tượng đó, chủ doanh nghiệp cần chấp nhận những hạn chế của họ trong kỹ năng mềm, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ,… Để hiệu suất công việc được đảm bảo, chủ nhà hàng doanh nghiệp cần tạo cơ hội để họ tiếp cận được với công việc nhiều hơn. Cũng như tạo điều kiện giúp họ khám phá được năng lực tiềm ẩn của bản thân.
Hiện nay, tại các nhà hàng doanh nghiệp sẽ có 3 nhóm công việc sau trong ngành Supply Chain:

  • Nhóm lập kế hoạch: Production Planner, Capacity Planner, Demand Planner, Supply Chain Planner,…
  • Nhóm tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất: Trưởng phòng, giám sát, giám sát chất lượng sản phẩm nhà hàng, trưởng phòng mua hàng, trưởng phòng chất lượng, nhân viên, nhân viên thu mua nguồn hàng, nhân viên quản lý hàng tồn,…
  • Nhóm tham gia luân chuyển hàng hóa, thông tin và nguyên vật liệu: Nhân viên phân chia đơn hàng, nhân viên phục vụ khách hàng, nhân viên sales,…

nhân viên quản lý hàng tồn kho

6. Mức lương của ngành Supply Chain

Theo thống kê thì so với mặt bằng chung, mức lương ngành Supply Chain tại Việt Nam ở mức khá cao. Mức lương còn phụ thuộc vào kinh nghiệm cũng như vị trí công việc của từng người dù sự chênh lệch là không đáng kể.
Ví dụ, vị trí cấp nhân viên không yêu cầu nhiều kinh nghiệm, mức lương sẽ rơi vào khoảng 5 – 9 triệu/tháng. Vị trí này rất phù hợp với những bạn sinh viên không được đào tạo chính quy, làm trái ngành.
Mức lương sẽ tăng dần tùy thuộc vào lượng kinh nghiệm mà bạn có. Điển hình như mức lương mà vị trí trưởng nhóm nhận được hàng tháng sẽ dao động từ 9 – 15 triệu đồng.
Còn đối với vị trí thuộc cấp quản lý thì trung bình số lương họ nhận được mỗi tháng là 15 – 23 triệu đồng. Có những nhà hàng, doanh nghiệp sẵn sàng chi trả cho nhân viên của mình mức lương lên đến 80 – 100 triệu/tháng.
Xem thêm:

7. Lời kết

Qua những thông tin mà Nhà Hàng Số cung cấp ở trên, bạn đã hiểu Supply Chain là gì chưa? Nhìn chung, việc quản lý chuỗi cung ứng sẽ giúp các nhà hàng, doanh nghiệp Việt Nam phát triển mở rộng vốn đầu tư từ các tập đoàn nước ngoài. Vậy nên, nếu bạn đang muốn phát triển nhà hàng, doanh nghiệp của mình. Hãy ngay lập tức trau dồi cho mình những kiến thức liên quan đến thuật ngữ trên. Và đừng quên ghé thăm chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để theo dõi những bài viết hay và bổ ích hơn nữa nhé.

5/5 - (13 bình chọn)
Minh Hằng
Minh Hằng
Là một người yêu thích sự tìm tòi, khám phá. Minh Hằng đã quyết định trở thành một Freelance Writer để thỏa mãn sở thích của bản thân. Hiện tại, Hằng sử dụng hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của mình để tìm hiểu về những vấn đề mới chia sẻ tới các bạn.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...