Khái niệm chi phí cơ hội và những vấn đề liên quan đến thuật ngữ thường được sử dụng để giúp các doanh nghiệp đưa ra phương án lựa chọn.
Chi phí cơ hội là loại phí được các nhà hàng doanh nghiệp sử dụng thường xuyên trong việc kinh doanh. Chi phí này giúp cho doanh nghiệp đưa ra những quyết định đúng đắn hơn trên con đường kinh doanh của mình. Vậy chi phí cơ hội là gì? Hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu về những vấn đề xoay quanh thuật ngữ này ngay bây giờ nhé.
Nội dung
- 1. Chi phí cơ hội là gì?
- 2. Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong kinh doanh nhà hàng
- 3. Ưu điểm và nhược điểm
- 4. Công thức tính chi phí cơ hội
- 5. Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong kinh doanh nhà hàng doanh nghiệp?
- 6. Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí cơ hội và chi phí chìm
- 7. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến chi phí cơ hội
- 8. Ví dụ chi phí cơ hội trong thực tế
- 9. Tạm kết
1. Chi phí cơ hội là gì?
Chi phí cơ hội (viết tắt là OC – Opportunity Cost) là thuật ngữ dùng để chỉ lợi ích đã mất từ lựa chọn tốt nhất bị bỏ lỡ. Loại chi phí này xuất hiện trong hầu hết quyết định của nhà hàng doanh nghiệp. Bởi khi chọn quyết định đó, doanh nghiệp sẽ phải bỏ qua những lựa chọn khác. Chi phí này được xác định dựa trên nguồn lực khan hiếm. Trong đó, chi phí cơ hội là phương án tốt nhất. Thể hiện phần giá trị của một phương án đã bị bỏ qua. Phần giá trị này có thể là các giá trị về văn hóa, tinh thần thay vì giá trị về mặt kinh tế.
2. Ý nghĩa của chi phí cơ hội trong kinh doanh nhà hàng
Hiện nay, chi phí cơ hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với bất cứ nhà hàng doanh nghiệp nào. Cụ thể, đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chi phí cơ hội sẽ giúp doanh nghiệp so sánh rõ cái được, cái mất khi lựa chọn phương án này. Và bỏ qua các phương án khác. Qua đó, nhà hàng doanh nghiệp có thể chọn được phương án kinh doanh nhà hàng mang lại lợi ích cao nhất.
Ngược lại, nếu không có chi phí cơ hội, nhà hàng sẽ mất thời gian, công sức mà vẫn chần chừ không lựa chọn được phương án tốt nhất. Và bỏ ra nhiều cơ hội tốt khác.
Xem thêm:
- Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển
- Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Mô hình quản lý hiệu quả
3. Ưu điểm và nhược điểm
Sau khi hiểu rõ về khái niệm và ý nghĩa của chi phí cơ hội, Nhà Hàng Số có thể liệt ra các ưu, nhược điểm của nó như sau:
3.1. Ưu điểm
- Nhận thức rõ ràng cơ hội bị mất: Chi phí cơ hội giúp nhà hàng doanh nghiệp cân nhắc lợi ích nhận được trong mỗi phương án. Từ đó, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đúng đắn, sáng suốt nhất. Để nhận được nhiều lợi ích hơn.
- So sánh giá trị tương đối các lựa chọn: Dễ dàng so sánh giá trị thực tế của từng phương án.
Ví dụ: Bạn có 1 tỷ và không biết nên lựa chọn mở thương hiệu trà sữa mới hay kinh doanh nhượng quyền. Khi đó, bạn cần xem xét và cân nhắc kỹ cái được, cái mất của cả 2 phương án. Xác định chi phí cơ hội rồi, sau đó đưa ra quyết định cuối cùng.
3.2. Nhược điểm
- Cần thời gian đủ lâu: Để xác định được chính xác chi phí cơ hội. nhà hàng doanh nghiệp cần có đủ thời gian để tìm kiếm thông tin. Cũng như để nghiên cứu các khía cạnh, so sánh các lựa chọn khác nhau. Doanh nghiệp sẽ không thể xác định chi phí này nếu phải đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
- Khó xác định chi phí kế toán: Vì chi phí cơ hội là chi phí định lượng xảy ra trong tương lai. Do đó, rất khó để nhà hàng xác định số liệu về mặt kế toán. Cũng như không thể đưa chi phí cơ hội vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
4. Công thức tính chi phí cơ hội
OC = FO – CO
Trong đó:
- OC (Opportunity Cost): Chi phí cơ hội.
- FO (Return On Best Foregone Option): Lợi nhuận của lựa chọn giá trị nhất.
- CO (Return On Chosen Option): Lợi nhuận của phương án được lựa chọn.
Ví dụ minh họa công thức chi phí cơ hội:
Nhà đầu tư A có 100 triệu để đầu tư, ông cho 2 lựa chọn:
- Sử dụng tiền đầu tư vào mô hình kinh doanh gà rán nhượng quyền, với ước tính lợi nhuận khoảng 30% một năm. Vậy ông A có thể thu về 30 triệu đồng.
- Sử dụng tiền đầu tư mở quán gà rán bình dân, lợi nhuận ước tính khoảng 20% một năm. Tức số tiền thu về là 20 triệu đồng.
Từ hai lựa chọn trên, ta có thể tính được chi phí cơ hội bằng công thức: OC = FO – OC = 30.000.000 – 20.000.000 = 10.000.000 (đồng)
5. Bí quyết để nắm bắt cơ hội trong kinh doanh nhà hàng doanh nghiệp?
5.1. Cân nhắc kỹ lưỡng mọi vấn đề
Trong kinh doanh, các cơ hội có thể đến cùng một lúc. Do đó, doanh nghiệp cần tính toán chi phí cơ hội. Và xem xét đến giá trị thực tế của nó xem có phù hợp với khả năng hiện tại của doanh nghiệp hay không. Lựa chọn cơ hội tốt nhất không phải lúc nào cũng đúng. Cơ hội tốt cần đi kèm với khả năng thực hiện của bản thân nhà hàng doanh nghiệp.
5.2. Hiểu rõ mục tiêu của nhà hàng doanh nghiệp
Chỉ khi nhà hàng doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu kinh doanh, hướng phát triển của doanh nghiệp thì mới nắm bắt được cơ hội tốt. Mục tiêu chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp xác định đâu là cơ hội phù hợp. Và kịp thời nắm bắt nó. Nếu không xác định hướng mục tiêu, rất khó để doanh nghiệp lựa chọn phương án phù hợp. Khiến cho cơ hội bị vụt mất.
5.3. Tính toán chi phí cơ hội
Chi phí cơ hội được vận dụng để giúp doanh nghiệp so sánh ưu nhược điểm của từng phương án. Sau đó đưa ra quyết định chính xác và nắm bắt cơ hội kịp thời. Việc tính toán OC sẽ giúp nhà hàng doanh nghiệp hình dung rõ hơn về ưu, nhược điểm của từng phương án. Để xác định đâu là cái tốt nhất để chọn lựa.
- Supply Chain là gì? Bí quyết vận hành chuỗi cung ứng hiệu quả
- Quản lý vận hành là gì? Ý nghĩa quản lý vận hành trong doanh nghiệp
6. Phân biệt sự khác nhau giữa chi phí cơ hội và chi phí chìm
Tiêu chí phân biệt | Chi phí cơ hội | Chi phí chìm |
Bản chất |
|
Chi phí thực tế đã chi ra, không thể thu hồi được dù lựa chọn phương án nào |
Tác động | Thường được tính đến khi cần đưa ra lựa chọn đầu tư | Thường được loại ra khi xem xét các quyết định đầu tư, kinh tế trong tương lai |
7. Giải đáp các câu hỏi liên quan đến chi phí cơ hội
7.1. Chi phí cơ hội của vốn, chi phí cơ hội của hàng hóa là gì?
Ví dụ, doanh thu trong một giờ của quán ốc A là 1 triệu đồng. Tuy nhiên, thay vì mở cửa vào 6 giờ tối như hàng ngày, quán ốc A mở quán muộn hơn 2 tiếng. Vậy chi phí cơ hội của việc mở quán muộn là 1.000.000 x 2 = 2.000.000 đồng, tương ứng với việc quán A mở cửa muộn trong 2 giờ.
Qua đó, ta có thể hiểu chi phí cơ hội của vốn là số lợi nhuận doanh nghiệp đánh mất. Khi không sử dụng hay đầu tư vốn vào phương án khác với phương án doanh nghiệp hay nhà đầu tư lựa chọn. Chi phí cơ hội của hàng hóa là lượng hàng hóa khác phải hy sinh nhằm sản xuất ra một hàng hóa khác.
7.2. Chi phí cơ hội tăng dần là gì?
Chi phí cơ hội tăng dần (The law of increasing opportunity cost) xảy ra theo quy luật: Khi doanh nghiệp đồ càng nhiều nguồn lực hạn chế vào một hoạt động. Thì chi phí cơ hội của doanh nghiệp sẽ tăng lên theo mỗi “đơn vị” nguồn lực thêm vào.
Nhà hàng Thái có tổng cộng 20 người làm việc, một thời gian sau doanh nghiệp chuyển 1 nhân viên vào làm việc tại kho. Đồng nghĩa với việc nhà hàng đã mất đi một ít doanh số. Nếu chuyển thêm 2 nhân viên, nhà hàng lại mất nhiều doanh số hơn so với nhân viên thứ nhất. Có nghĩa là cứ một nhân viên mà nhà hàng chuyển đi sẽ khiến nhà hàng mất một khoản doanh số bán hàng lớn hơn. Vì những nhân viên còn lại sẽ phải chịu thêm áp lực về công việc. Khiến họ bị trì trệ trong công việc được giao, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả công việc.
8. Ví dụ chi phí cơ hội trong thực tế
Anh B có một ngôi nhà ở phố hàng Mã, ngôi nhà này có 3 lựa chọn để sử dụng như sau:
- Thứ nhất, anh B bán quán nước trực tiếp tại ngôi nhà này, lợi nhuận ước tính là 50 triệu đồng mỗi tháng.
- Thứ hai, anh B cho thuê cửa hàng bán nước, mỗi tháng nhận 30 triệu đồng. Đồng thời, đi làm công ty nhận lương mỗi tháng 10 triệu.
- Thứ ba, anh B cho thuê nhà để kinh doanh ăn uống, mỗi tháng nhận 30 triệu và không đi làm thêm.
Nếu anh B lựa chọn phương án 2. Thì anh B sẽ bỏ lỡ phương án tốt nhất là trực tiếp bán quán nước thu lợi nhuận. Khi đó, FO là 50 triệu đồng, C0 là 40 triệu đồng. Từ đó, ta có thể tính được chi phí cơ hội: OC = FO – CO = 50.000.000 – 40.000.000 = 10.000.000 (đồng).
Phương án 1 không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn cung cấp cho anh B rất nhiều giá trị về mặt văn hóa, cơ hội,… Nếu anh B ở nhà bán quán nước, anh sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh, quản lý. Và được làm công việc yêu thích của bản thân. Còn nếu anh B chọn phương án thứ 2 và thứ 3, anh B sẽ không học hỏi, rèn luyện được những kỹ năng trên. Và còn phải lo lắng kiểm tra tình trạng nhà thường xuyên.
Vì chi phí cơ hội là chi phí xảy ra trong tương lai. Vậy nên, rất khó để tính toán chính xác loại chi phí này. Do đó, các nhà hàng doanh nghiệp thường chỉ sử dụng chi phí này ở dạng tương đối. Tức là so sánh lựa chọn này tương quan với các lựa chọn khác.
9. Tạm kết
Chi phí cơ hội dù không thể tính toán chính xác. Nhưng nó giúp nhà hàng doanh nghiệp xác định được rõ về giá trị thực tế của từng lựa chọn. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định đúng đắn và khả thi hơn về mặt kinh tế. Hy vọng rằng những thông tin mà Nhà Hàng Số cung cấp ở trên giúp bạn có cái nhìn rõ nét hơn về thuật ngữ này. Đừng quên theo dõi chuyên mục Thuật ngữ kinh doanh của chúng tôi để đón đọc những bài viết bổ ích khác.