Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Mô hình quản lý hiệu quả

Date:

Quản lý chuỗi cung ứng là gì? Khám phá vai trò và những mô hình của quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp F&B

Với vai trò đặc biệt quan trọng của mình, quản lý chuỗi cung ứng đã đem lại cho doanh nghiệp những hiệu quả kinh doanh vượt bậc. Trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Nhà Hàng Số khám phá quản lý chuỗi cung ứng là gì? các thành phần, vai trò và cách áp dụng mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả cho doanh nghiệp nhé!

1. Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng (Supply Chain) là nơi các tổ chức, hoạt động, thông tin, con người, các nguồn lực khác có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình vận chuyển của hàng hóa từ nhà cung cấp nguyên liệu, nhà sản xuất đến khách hàng.
Quản lý chuỗi cung ứng là quá trình phối, kết hợp các hoạt động sản xuất, vận chuyển, kiểm soát và giám sát hàng hóa. Nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường, thúc đẩy vận chuyển và tạo ra giá trị.
khái niệm quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm:

  • Lập kế hoạch và quản lý các hoạt động liên quan đến việc tìm kiếm nguồn cung cấp và nguồn thu mua
  • Hoạt động Logistics
  • Phân phối và hợp tác cùng đối tác trong chuỗi cung ứng toàn diện

2. Chuỗi cung ứng bao gồm những gì?

Cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu những thành phần trong chuỗi cung ứng ngay dưới đây

2.1. Nhà cung cấp nguyên liệu thô

Nhà cung cấp nguyên liệu thô là cá nhân, tổ chức chuyên cung cấp các chất được sử dụng trong sản xuất cơ bản hay sản xuất hàng hóa cho cá nhân, doanh nghiệp khác. Ví dụ như: Ngũ cốc, ngô, gỗ,…
Nguyên liệu thô bao gồm:

  • Nguyên liệu thô trực tiếp: Là nguyên liệu các doanh nghiệp trực sử dụng trong sản xuất thành phẩm
  • Nguyên liệu thô gián tiếp: Là tài sản dài hạn. Có thời gian khấu hao ngắn hơn các tài sản dài hạn khác

Đóng một vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Thông qua nhà cung cấp nguyên liệu thô, doanh nghiệp có thể tìm được nguồn nguyên liệu phục vụ hoạt động sản xuất được thực hiện và phát triển, tìm kiếm và lựa chọn được nguyên liệu thô tốt hơn.
nguyên liệu thực phẩm

2.2. Nhà sản xuất

Nhà sản xuất là cá nhân, doanh nghiệp tự sản xuất hoặc tham gia vào quá trình sản xuất. Thông qua nhà sản xuất, các nguyên liệu thô được hoàn thiện thành sản phẩm.
Qua đây, có thể thấy nhà cung cấp nguyên liệu thô và nhà sản xuất đang giữ một mối liên kết chặt chẽ, không thể tách rời. Để có được thành phẩm đến tay người tiêu dùng, chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nhất định không thể thiếu hai thành phần này.

2.3. Nhà phân phối

Nhà phân phối là một đơn vị trung gian, là cầu nối kết nối các sản phẩm của doanh nghiệp với các đại lý, siêu thị,… nhằm đưa sản phẩm đến với khách hàng một cách nhanh nhất.

2.4. Đại lý bán lẻ

Đại lý bán lẻ là một hình thức của cơ sở bán lẻ, các đại lý bán lẻ thường nhập một lượng lớn hàng hóa trong tồn kho, sau đó sẽ bán lẻ cho từng khách hàng.
Ví dụ: các tạp hóa, siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
đại lý

2.5. Khách hàng

Khách hàng là người đưa ra quyết định mua hàng, sử dụng trực tiếp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khách hàng đóng vai trò rất quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết định đến sự thành công hay thất bại của của doanh nghiệp. Đồng thời đưa ra những đánh giá, góp ý giúp doanh nghiệp cải thiện sản phẩm, dịch vụ, đưa ra chiến chiến lược kinh doanh tốt hơn và khả năng mở rộng quy mô, tăng trưởng kinh tế.
khách hàng nhà hàng

3. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Là cơ sở để hoạt động và sản xuất được diễn ra hiệu quả
  • Đem đến cơ hội giúp doanh nghiệp phát triển, hội nhập và cơ hội hợp tác. Đồng thời đạt được lợi thế cạnh tranh, tạo dựng vị thế vững chắc trên thị trường
  • Đưa sản phẩm, dịch vụ đến trực tiếp người tiêu dùng
  • Tiết kiệm chi phí vận hành
  • Hình thành một chỉnh thể thống nhất trong kinh doanh

Xem thêm:

4. Các vấn đề trong chuỗi cung ứng F&B

bảo quản thực phẩm

  • Không thể theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho trong kho và cửa hàng: Đối với ngành hàng chính là thực phẩm. Việc theo dõi và kiểm soát hàng tồn kho là một thách thức rất lớn đối với doanh nghiệp F&B
  • Chi phí vận hành chuỗi cung ứng tăng cao: Là một trong những ngành kinh doanh đòi hỏi mức chi phí lớn nhất. Bao gồm: Chi phí điện, nước, nhiên liệu – Chi phí vận chuyển hàng hóa – Chi phí nhân công, nhân sự – Chi phí đầu tư vào công nghệ mới
  • Thiếu khả năng đảm bảo an toàn và chất lượng trong chuỗi cung ứng thực phẩm

5. Quản lý chuỗi cung ứng F&B

5.1. Sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp F&B

sơ đồ mô hình chuỗi cung ứng của doanh nghiệp f&b

5.2. Yếu tố quyết định đến thành công của chuỗi cung ứng F&B

  • Nhu cầu tiêu dùng trong chuỗi cung ứng thực phẩm
  • Quản lý tồn kho
  • Kế hoạch bổ sung theo từng giai đoạn
  • Kế hoạch sản xuất theo nhu cầu
  • Quản lý dữ liệu tổng thể trong chuỗi cung ứng thực phẩm
  • Kế hoạch Bán hàng và kinh doanh (S&OP)

5.3. Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp F&B

  • Quản lý chuỗi cung ứng giúp doanh nghiệp nắm bắt, cải thiện sản phẩm, dịch vụ đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng
  • Trong quá trình vận hành, giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí và kiểm soát chi phí hiệu quả
  • Quản lý và kiểm soát hàng tồn kho một cách hiệu quả
  • Thiết lập mối liên hệ giữa các nhà cung ứng

6. Mô hình quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả

Mô hình chuỗi cung ứng là một nỗ lực có ý thức với nhiệm vụ đưa toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng vào một trật tự có logic. Từ đó, người quản lý có thể giám sát và thúc đẩy nhân công hoàn thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
quản lý cung ứng
Các mô hình quản lý chuỗi cung ứng sẽ giải quyết vấn đề về:

  • Sản xuất sản phẩm gì?
  • Nhận diện thị trường
  • Chọn nhà máy sản xuất
  • Tìm nhà cung cấp tốt nhất
  • Chọn địa điểm nhà máy
  • Quản lý hàng tồn kho và vận chuyển
  • Phân phối thành phẩm
  • Quản lý kho
  • Chiến lược sản xuất tiếp theo

6.1. Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản là quá trình mà doanh nghiệp sản xuất mua nguyên liệu từ một nhà cung cấp nguyên liệu. Sau đó, doanh nghiệp sản xuất sẽ sản xuất, tự hoàn thiện sản phẩm của mình và trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng.

6.2. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp

Đối với mô hình chuỗi cung ứng phức tạp, doanh nghiệp nhập nguyên liệu từ nhiều nhà cung cấp, phân phối khác nhau và có đặc điểm tương đồng với nhà sản xuất.
chuỗi cung ứng phức tạp
Xem thêm:

6.3. Mô hình chuỗi cung ứng nhanh

Mô hình chuỗi cung ứng nhanh thường được ứng dụng trong các công ty, doanh nghiệp bán sản phẩm dựa trên xu hướng như về thời trang, làm đẹp,….
Quy trình này bị giới hạn về mặt thời gian vì các doanh nghiệp thì sẽ luôn cập nhập những xu hướng mới nhất và sản xuất thật nhanh. Nhận được sự quan tâm của khách hàng từ những xu hướng nổi tiếng. Mô hình đem đến khả năng tăng doanh thu nhanh cũng như khả năng nắm bắt, cập nhật xu hướng mới của doanh nghiệp.

6.4. Mô hình chuỗi cung ứng Agile

Mô hình chuỗi cung ứng Agile, là mô hình nhận được nhiều sự lựa chọn của các doanh nghiệp. Với cả những ngành nghề khó đưa ra dự đoán chính xác mong muốn của họ về các loại sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sử dụng mô hình này, doanh nghiệp sẽ sản xuất đủ sản phẩm của doanh nghiệp dựa trên lượng mua hàng trước đó của người dùng. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng giảm thì doanh nghiệp cần giảm số lượng sản xuất. Nếu dữ liệu mua hàng có xu hướng tăng thì doanh nghiệp cần phải tăng số lượng sản xuất.

6.5. Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục

Mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục là đáp án lý tưởng cho các doanh nghiệp có sản phẩm ít thay đổi, không cần thiết kế lại. Dù, nhu cầu cao hay thấp. Quy trình của mô hình chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục được thiết lập dựa trên sự ổn định của cung và cầu nhằm đảm bảo dòng sản phẩm liên tục. Qua đó, nhà sản xuất phải tập trung vào khâu chuẩn bị nguyên liệu để có thể đáp ứng được số lượng sản phẩm lớn.
chuỗi cung ứng dòng chảy liên tục

7. Tổng kết

Trên đây là những thông tin về quản lý chuỗi cung ứng được tổng hợp bởi Nhà Hàng Số. Mong rằng qua bài viết bạn đã hiểu được “Quản lý chuỗi cung ứng là gì?”. Tiếp tục theo dõi những bài viết trong trong chuyên mục Thuật Ngữ Kinh Doanh để khám phá thêm nhiều thuật ngữ mới nhé!

5/5 - (9 bình chọn)
Nông Diệu
Nông Diệu
Content Writer tại Nhà Hàng Số
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Customer Retention là gì? Chìa khóa giúp doanh nghiệp phát triển

Customer Retention là gì? Tìm hiểu chiến lược giữ...

FPA là gì? Giải pháp hoàn hảo cho đo lường kích thước phần mềm

FPA là gì? Phương pháp đo lường kích thước...

Upsell là gì? Nghệ thuật Upsell chuyên nghiệp và hiệu quả

Upsell là gì? Bí quyết thuyết phục thành công...

Git là gì? Lợi ích của việc sử dụng git trong quản lý

Git là gì? Tại sao nên sử dụng git...