Home Blog Page 53

Nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng tạo điểm nhấn

nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng

Nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng hiệu quả giúp thu hút lượng lớn khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh và đột phá doanh thu

Bất kể mô hình kinh doanh nào cũng không thể thiếu thực đơn. Nó chính là công cụ đắc lực để thu hút, kích thích và tạo thiện cảm cho khách hàng. Chưa kể, menu còn giúp nhà hàng khẳng định sự chuyên nghiệp và đẳng cấp của mình. Vì vậy, cần nghiên cứu và chuẩn bị thật kỹ lưỡng để đưa ra mẫu thực đơn hiệu quả nhất. Và để làm được điều đó, không thể thiếu các nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng đã được Nhà Hàng Số tổng hợp thông qua bài viết dưới đây.

Nội dung

1. Menu là gì?

Thực đơn (Menu) là thứ không thể thiếu trong bất kỳ nhà hàng nào. Nó là danh sách những món ăn, đồ uống được sắp xếp theo một bố cục nhất định. Những sản phẩm mà nhà hàng có thể phục vụ trong bữa ăn của thực khách. Ngoài tên, một số nơi còn cung cấp thêm định lượng, mô tả, giá,… để khách hàng có thể lựa chọn dễ dàng. Thực đơn được trình bày dưới một số dạng như thiệp, bảng, sách, quyển,…
menu là gì

2. Cách phân loại thực đơn nhà hàng phổ biến

Thực đơn được phân loại tùy thuộc vào một số tiêu chí. Nắm được rõ cách phân loại sẽ giúp bạn xác định được ý tưởng thiết kế. Từ đó, có thể xây dựng thực đơn phù hợp với danh sách các món và mô hình kinh doanh.

2.1. Theo mục đích dinh dưỡng

  • Thực đơn theo lứa tuổi
  • Thực đơn theo đặc điểm, tính chất lao động
  • Thực đơn đặc biệt: eatclean, ăn chay,…

Xem thêm:

2.2. Theo thời gian

  • Thực đơn theo ngày, tuần, tháng
  • Thực đơn theo mùa
  • Thực đơn theo các dịp đặc biệt

2.3. Theo đặc điểm kinh doanh

  • Thực đơn thông dụng
  • Thực đơn đặc sản

2.4. Theo mức độ chi phí

  • Thực đơn bữa ăn thường
  • Thực đơn tiệc

2.5. Theo cách sử dụng

  • Thực đơn tự chọn
  • Thực đơn áp đặt

2.6. Theo tính chất phục vụ

  • Thực đơn buffet
  • Thực đơn gọi món
  • Thực đơn theo bữa (Combo)

phân loại menu

3. Tầm quan trọng của menu nhà hàng

Thực đơn có vai trò quan trọng đối với nhà hàng. Bởi vậy, xây dựng menu chuyên nghiệp và khoa học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.

3.1. Thực đơn là công cụ quảng cáo hiệu quả

Menu là một trong những công cụ truyền tải món ăn đến khách hàng. Bởi vậy, đây cũng là yếu tố quan trọng để gây ấn tượng cũng như giúp thực khách nhớ lâu hơn đến thương hiệu nhà hàng. Do đó, menu thường được thiết kế khoa học, đẹp mắt để tạo thiện cảm cũng như thể hiện sự chuyên nghiệp. Chưa kể, ở menu thường được bố trí thêm một số thông tin như tên nhà hàng, logo, slogan (nếu có), số điện thoại, địa chỉ các trang mạng xã hội,…

3.2. Thực đơn hỗ trợ quản lý, giám sát

Những món ăn trên menu thường cố định và ít khi thay đổi. Khi thực khách gọi món. Nhà hàng có thể xác định rõ ràng và nhanh chóng các nguyên liệu, cách chế biến… Từ đó, đảm bảo khách hàng được thưởng thức đúng món họ yêu cầu. Ngoài ra, có thể nhắc nhở thêm nhân viên phục vụ thêm hoặc bớt món cũng như dễ dàng thay đổi món nếu sai.

3.3. Thực đơn là cơ sở tính toán nguyên liệu, dụng cụ và hoạch toán kinh tế

Khi có thực đơn, nhà hàng cũng dễ dàng kiểm soát và tính toán mua số lượng nguyên liệu phù hợp cho từng món. Khi đó, sẽ đảm bảo chủ động phục vụ khách hàng nhanh nhất khi họ có nhu cầu. Ngoài ra, nó còn giúp nhà hàng có cài nhìn tổng quát hơn về giá cả. Nhờ vậy, có thể tính toán các chi phí, lãi lỗ trong kinh doanh cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe.

3.4. Thực đơn là cơ sở để thấu hiểu và tăng trải nghiệm cho khách hàng

Khi xây dựng thực đơn, nhà hàng có thể tìm hiểu được rõ hơn về nhu cầu khách hàng. Chẳng hạn, đâu là món họ yêu thích và gọi nhiều nhất. Qua đó, có thể phát triển nó thành món “best seller” của quán. Ngoài ra, cũng sẽ có những chiến dịch phù hợp để cân đối lại các món còn lại.
tầm quan trọng xây dựng menu

4. Quy trình xây dựng menu nhà hàng

Để xây dựng menu nhà hàng không phải điều dễ dàng. Đặc biệt là làm sao để nó thật khoa học, chuyên nghiệp và hiệu quả càng khó khăn hơn. Vì vậy, còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số tham khảo ngay quy trình xây dựng menu nhà hàng dưới đây nhé!

4.1. Bước 1: Tìm hiểu và lựa chọn món ăn và đồ uống

Đã là menu thì bạn không thể thiếu danh sách các món ăn và đồ uống. Khách hàng có lựa chọn đến quán của bạn hay không phụ thuộc rất nhiều vào điều đó. Để có được danh sách các món hấp dẫn, thú vị, đặc biệt là có đủ sức thu hút thực hàng. Bạn cần tìm hiểu kỹ một số đặc điểm của nhóm khách hàng mục tiêu hướng đến. Ví dụ như nhân khẩu học, khẩu vị, nhu cầu, mức giá có thể chi trả,… Sau đó, là cân nhắc kỹ về nguồn hàng, nguồn nguyên liệu để đảm bảo có khả năng phục vụ lâu dài với giá cả phù hợp.

4.2. Bước 2: Thử nghiệm món ăn

Menu không phải cố định mà sẽ cần có giai đoạn để điều chỉnh. Bởi vậy, trước tiên, bạn hãy đặt bản thân mình vào vị trí khách hàng và trải nghiệm. Hình dung một cách khách quan về chất lượng và hương vị món ăn. Để đảm bảo chắc chắn, hãy tham khảo ý kiến của mọi người xung quanh để có cái nhìn xác thực nhất. Nếu chưa phù hợp, hãy nhanh chóng điều chỉnh để đảm bảo phục vụ những món ngon nhất cho thực khách.

4.3. Bước 3: Định giá cho từng món trong menu nhà hàng

Sau khi lựa chọn được các món và tìm hiểu về nguyên liệu của từng món. Bạn cần tính toán chính xác giá cả từ định lượng và lợi nhuận để niêm yết giá phù hợp. Bạn cũng cần dựa vào mức thu nhập của khách hàng mục tiêu sau khi đã tìm hiểu để đảm bảo khả năng chi trả. Ngoài ra, đừng quên tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh tranh để đưa ra giá hấp dẫn nhất nhé!

4.4. Bước 4: Sắp xếp trình bày món ăn trong menu nhà hàng

Menu gồm đa dạng các món ăn khác nhau với rất nhiều thông tin đi kèm. Do đó, sắp xếp và bố trí sao cho khoa học và dễ nhìn là điều không hề dễ. Bởi vậy, cần vận dụng hiệu quả một số nguyên tắc để khiến khách hàng dễ quyết định chọn món. Đồng thời, có thể tập trung vào những món mà nhà hàng muốn hướng đến.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau để sắp xếp và phân loại các món phù hợp. Chẳng hạn như món khai vị, món chính rồi đến món tráng miệng. Cuối cùng là các loại đồ uống. Hoặc một số nơi lại phân chia theo đặc tính hoặc nguyên nguyên liệu chế biến. Ví dụ các món canh, món mặn hay các món từ gà, bò, cá… Sắp xếp sao cho thuận mắt, rõ ràng và không bị rối.

4.5. Bước 5: Thiết kế menu nhà hàng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết, bạn cần thiết kế sao cho bắt mắt và cuốn hút. Đặc biệt là đừng quên chèn thêm hình ảnh món ăn sinh động để kích thích nhu cầu ăn uống của khách hàng. Khi đó, khách hàng sẽ có hứng thú gọi thêm nhiều món hơn. Thiết kế menu phải đảm bảo sao cho vừa có tính thẩm mỹ, vừa thể hiện phong cách nhà hàng.
quy trình xây dựng menu

5. Một số nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng

5.1. Đảm bảo chất lượng thiết kế và in ấn menu

Menu được sử dụng khá nhiều nên rất dễ bị cong, nhàu, thậm chí là rách nếu chất liệu in ấn thấp. Chưa kể, màu chữ cũng như màu sắc ảnh món ăn cũng có thể bị nhòe. Từ đó, gây mất thiện cảm và kém thu hút với khách hàng. Thường menu sẽ được ưu tiên in bằng bìa cứng, ép nhựa chống thấm nước hoặc đóng thành quyển,…

5.2. Không nên đặt khoảng giá

Việc để khoảng giá sẽ khiến khách hàng băn khoăn rất nhiều khi lựa chọn món. Bởi họ không biết gọi định lượng ra sao cũng như dự trù chi phí cả bữa ăn sao cho phù hợp. Do đó, nên xác định mức giá cụ thể, rõ ràng để thực khác dễ gọi món.

5.3. Cân bằng chi phí các món có trong thực đơn

Khi xây dựng chi phí cho menu, bạn cần cân bằng chi phí giữa các món ăn. Đây là nguyên tắc cơ bản mà bất kỳ nhà hàng nào cũng cần nắm vững khi kinh doanh. Việc cân bằng chi phí giúp bạn dễ dàng kiểm soát nguồn nguyên liệu. Đặc biệt là biết được món nào bán chạy để phát triển. Đồng thời, có thể loại bỏ một số món (nếu cần thiết).

5.4. Bổ sung thực đơn cho các dịp đặc biệt

Vào những dịp đặc biệt, số lượng khách hàng có nhu cầu thưởng thức tại nhà hàng sẽ tăng cao. Do đó, bạn cần tận dụng thời điểm đó để đột phá doanh thu và thu hút khách hàng. Đặc biệt là thông qua thực đơn đặc biệt và chương trình khuyến mãi. Bởi vậy, nhà hàng cần chuẩn bị trước các món ăn hoặc combo riêng cho những dịp này. Có thể làm mới từ những món cũ hoặc sáng tạo nên các món mới. Đồng thời, thể hiện qua menu để khách hàng có thể nắm được nội dung chương trình.

5.5. Đa dạng món ăn từ các nguyên liệu chính

Nếu xây dựng menu với quá nhiều món khác biệt nhau về nguyên liệu sẽ rất khó cho việc kiểm soát và chế biến. Do đó, nhà hàng nên đa dạng món ăn từ các nguyên liệu chính. Vừa giúp tiết kiệm tối đa chi phí sơ chế nguyên vật liệu lại có thể tinh gọn nguồn cung cấp. Đồng thời, tránh khỏi các rủi ro từ thị trường như giá tăng, thiếu nguồn cung… Lại vẫn đảm bảo đa dạng các món cho khách hàng thỏa sức lựa chọn.

5.6. Đáp ứng nhu cầu về khẩu vị và cân bằng dinh dưỡng

Bất kể có nhiều món ăn đến đâu, một điều không thể thiếu là tạo nên sự cân bằng. Trước tiên là hài hòa, linh hoạt về hương vị để phù hợp với khẩu vị của người dân địa phương, từng vùng miền. Chẳng hạn như ẩm thực Hà Nội, ẩm thực Nam Bộ, ẩm thực Nhật Bản… Ngoài ra, cần cơ cấu món hợp lý giúp cân bằng dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Ví dụ, một thực đơn sẽ có đồ khai vị, món chính, món tráng miệng, đồ uống,…

5.7. Phù hợp tính chất thời vụ của nguyên liệu

Đây là một trong những yếu tố được các nhà hàng đầu tư và trú trọng. Trước tiên, tìm hiểu về thời vụ sẽ giúp khách hàng lựa chọn được thời điểm cung ứng nguyên liệu chất lượng nhất. Từ đó, làm nên những món ăn tuyệt hảo nhất. Ngoài ra, tùy từng mùa với các dạng thời tiết đặc trưng để cung cấp các thực đơn phù hợp. Chẳng hạn như thực đơn mùa đông ưu tiên các món ăn nóng hổi, nhiều đạm và chất béo. Đồ uống ấm, nóng. Còn mùa hè sẽ bổ sung các món thanh mát, giúp giải nhiệt cơ thể. Ví dụ bổ sung thêm nhiều rau, đồ uống lạnh hoặc các món tráng miệng.

5.8. Đảm bảo các quy chuẩn về yêu cầu thiết kế menu

Khi thiết kế menu nhà hàng, bạn cần đặc biệt chú ý đến một số kiểu thức. Bày trí thành các cột để thể hiện sự gọn gàng và khoa học hơn. Phông chữ dễ nhìn, dễ đọc. Phối màu hài hòa và mang những nét đặc trưng riêng của thương hiệu. Không gian trống có thể bổ sung thêm hình ảnh, họa tiết để tạo nên sự cân bằng và hấp dẫn. Nên có những dấu ấn riêng để làm nổi bật những nội dung muốn thu hút khách hàng. Có thể bằng màu sắc hoặc một số ký hiệu đặc biệt.

5.9. Nghiên cứu và xây dựng nguồn cung cấp nguyên liệu

Khi xây dựng menu nhà hàng, ngoài việc lên danh sách món. Bạn cần nghiên cứu kỹ về nguồn cung các nguyên liệu để chế biến các món đó. Liệu nó có sẵn và dồi dào hay không? Ngoài ra, còn phải tìm hiểu những nhà cung cấp và có một số phương án dự phòng.
một số nguyên tắc xây dựng thực đơn
Xem thêm:

6. Những mẹo để có menu nhà hàng hoàn hảo

6.1. Tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh

Có vô vàn nhà hàng hiện nay. Và cũng có vô số mô hình kinh doanh giống bạn. Vì vậy, để khách hàng chú ý và lựa chọn bạn, hãy tạo điểm nhấn khác biệt so với các đối thủ khác. Và menu chính là công cụ giúp bạn thực hiện điều đó. Bạn có thể thỏa sức thể hiện sự sáng tạo hiệu quả thông qua tên gọi các món, mô tả, thiết kế, bố cục và giá niêm yết. Đừng quên sử dụng chính hình ảnh chân thực của quán để thu hút thực khách. Và đặc biệt là hãy làm nổi bật các món ăn “best seller” của nhà hàng.

6.2. Chia menu nhà hàng thành các phần cụ thể

Chia menu thành các cột cụ thể và rõ ràng để nhóm các món. Điều này sẽ giúp khách hàng có thể chọn món nhanh, dễ dàng. Từ đó, tiết kiệm thời gian và tăng công suất phục vụ. Tất nhiên, tùy vào mô hình nhà hàng để có thể phân chia nhóm phù hợp.

6.3. Cập nhật các món ăn mới hoặc theo trend

Một trong những điều kích thích khách hàng quay lại thưởng thức chính là đưa ra các món ăn mới. Nó sẽ thu hút sự tò mò và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, bạn không nên thay đổi hoặc cập nhật liên tục. Thưởng các món sẽ được thay đổi theo chu kỳ hoặc theo xu hướng tại thời điểm đó. Qua đó, khách hàng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm thú vị. Đồng thời, nhà hàng có thể loại bỏ những món ăn không được lựa chọn nhiều. Và hãy nhớ truyền thông quảng bá để nhiều khách hàng có thể biết đến nhé.
bí quyết xây dựng menu nhà hàng
Trên đây là tất tần tật những nguyên tắc xây dựng menu nhà hàng hiệu quả và thành công mà bạn có thể áp dụng. Menu hoạt động như một công cụ tiếp thị. Do đó, đừng bỏ qua giải pháp quảng bá thương hiệu, thu hút khách hàng, tăng sức cạnh tranh và là nền tảng để phát triển bền vững này nhé. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Truff “hâm nóng” Hidden Valley Ranch, Stacy “bắt tay” với Thin Mints của Scouts làm bánh pita

Nước sốt Spicy Truffle Ranch

Sẽ như thế nào nếu các hãng thực phẩm kết hợp cùng nhau để tạo ra những hương vị và món ăn mới lạ. Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu về những ý tưởng sáng tạo ấy nhé!

Thức ăn thừa là ý tưởng sáng tạo cho những món ăn mới xuất hiện ở khắp mọi nơi. Nhiều ý tưởng quả thực rất hấp dẫn, nhưng ngược lại cũng có một số ý tưởng “dở tệ”…Dưới đây là một số ý tưởng đặc sắc mà nhân viên của Food Dive đã từng nhận được thông qua hòm thư email.

1. Truff “nêm gia vị cay” cho Hidden Valley Ranch

Nước sốt ranch (nước sốt thường dùng cho các món salad) và nước sốt nóng có thể ăn kèm với bất cứ thứ gì. Giờ đây, đã có một ý tưởng mới lạ giúp hai loại nước sốt này được cùng “hòa quyện” với nhau trong một chai.

nước sốt ranch

Spicy Truffle Ranch là sự kết hợp của Hidden Valley Ranch và Truff’s Original Black Truffle Hot Sauce. Mới đây, phiên bản này đã được giới thiệu trên khắp Internet. Đây là lần đầu tiên có một loại nước sốt mang tính biểu tượng được trộn cùng với một loại nước sốt được dùng cho một sản phẩm khác.

Deb Crandall – Giám đốc tiếp thị của Hidden Valley Ranch cho biết trong một thông cáo báo chí: “Hidden Valley Ranch luôn tìm cách đưa ra những ý tưởng mới và bất ngờ để người tiêu dùng của chúng tôi có thể trải nghiệm hương vị sốt ranch mà họ yêu thích. Truff chính là đối tác hoàn hảo nhất của chúng tôi. Nước sốt nóng của họ đặc biệt và có hương vị không giống bất kỳ nơi nào khác”.

Hidden Valley Ranch được quảng bá là “tiền thân” của nước sốt ranch thời bấy giờ. Nó được tạo ra vào cuối những năm 1940, được coi là loại nước sốt đặc trưng tại một trang trại chăn nuôi gia súc tại California. Vào năm 1972, Clorox đã mua lại Hidden Valley Ranch. Trong vòng 50 năm qua, loại nước sốt này đã được sử dụng để làm nước chấm thông thường hoặc nước sốt cho các loại salad gà đóng gói. Nó cũng được coi là một loại gia vị làm nguyên liệu nấu ăn cho bất kỳ món ăn nào, từ thịt hầm cho đến trứng.

Truff là một loại nước sốt nóng cao cấp, có tuổi đời trẻ hơn trong hàng ngũ những gia vị tên tuổi. Nó ra mắt vào năm 2017 bởi một cặp doanh nhân trẻ, và được quảng bá chủ yếu trên Instagram. Nước sốt Truff ngâm nấm truffle là một món ăn yêu thích của “bà hoàng truyền hình Mỹ” Oprah Winfrey. Loại nước sốt này không chỉ có mặt trên các kệ bán hàng mà còn tại các buổi hợp tác với các hệ thống nhà hàng ăn nhanh (QSR). Taco Bell đã giới thiệu một số món trong thực đơn của họ có nước sốt Truff vào năm ngoái. Noodles & Company cũng cũng từng ra mắt bát Truff Mac phiên bản “giới hạn” trong cửa hàng của họ vào tháng 11 năm ngoái.

Nick Ajluni – đồng sáng lập Truff cho biết trong một thông cáo rằng, công ty luôn lắng nghe những đề xuất của khách hàng và một số người đã “rất lớn tiếng” về việc mong muốn có một trang trại nấm truffle.

Nước sốt Spicy Truffle Ranch

Tuy nhiên, sự kết hợp này lại không hề có sẵn tại các cửa hàng. Chỉ một số lượng chai nước sốt có hạn sẽ được bán trực tuyến từ 11 giờ sáng ngày 30/8. Nếu người tiêu dùng muốn thử Spicy Truffle Ranch (nước sốt nấm truffle cay) có thể ghi tên vào danh sách chờ trực tuyến và sau đó sẽ nhận được email về thời gian mở bán.

Hương vị nước sốt ở phiên bản mới này được mô tả là “có gia vị của ớt đỏ, độ đậm đà của nấm cục đen và vị béo ngậy của nước sốt ranch”. Vì nước sốt ranch thường được dùng để “át” phần gia vị đậm của món cánh gà Buffalo, vậy nên loại nước sốt này có thể không phải là món sốt cay nhất của Truff. Nhưng đối với những fan của cả 2 thương hiệu, loại nước sốt kết hợp này chắc hẳn sẽ rất “hot”.

2. Bánh pita của Girl’s Scout (Hội nữ Hướng đạo)

Ngoài việc ủng hộ các hoạt động của hội Nữ Hướng đạo tại địa phương bằng cách đặt cách hộp bánh quy, người hâm mộ của bánh quy Thin Mints giờ đây cũng có thể nhận được sự ủng hộ và niềm yêu thương qua một món ăn nhẹ “mới toanh”.

Stacy’s Pita Chips đã công bố hương vị phiên bản giới hạn của khoai tây chiên Pita Thins, lấy cảm hứng từ bánh quy của hội Nữ Hướng đạo, được tạo ra thông qua quan hệ đối tác cấp phép với hội Nữ Hướng đạo Hoa Kỳ.

khoai tây chiên pita thins

Stacy là thương hiệu được thành lập bởi một nữ doanh nhân, thuộc sở hữu của bộ phận đồ ăn nhanh Frito-Lay Bắc Mỹ của PepsiCo, cũng đang tận dụng mối quan hệ hợp tác của hội Nữ hướng đạo để truyền bá thông điệp nữ quyền. Thương hiệu này cho biết, họ đang cam kết quyên góp 50 nghìn USD cho hội Nữ Hướng đạo Hoa Kỳ. Dự án Stacy’s Rise – một chương trình đầu tư vào các doanh nghiệp do phụ nữ thành lập – đã đầu tư hơn 450 nghìn USD tiền tài trợ kể từ thành lập vào năm 2017.

Phó chủ tịch tiếp thị Rhasheda Boyd của Frito-Lay cho biết: “Chúng tôi luôn tìm cách mang lại nhiều ý nghĩa hơn cho những khoảnh khắc trong ngày, dù thông qua hành động có tác động đối với cộng đồng của chúng tôi hay những hương vị mới lạ và ngon miệng”. “Cũng giống như món bánh pita của chúng tôi, đây là một mối quan hệ hợp tác được chế tạo một cách nghệ thuật mà chúng tôi rất vui khi được chia sẻ với người hâm mộ của mình”.

Stacy’s tiếp tục mở rộng món bánh pita của mình khi cho kết hợp chúng với các món mặn như hummus, vào lĩnh vực tráng miệng. Thương hiệu này cũng đã sản xuất các loại đồ ăn ngọt khác, bao gồm đường quế và ca cao đơn giản.

Hội Nữ Hướng đạo Hoa Kỳ đã cấp phép hương vị bánh quy đặc trưng của họ có trong một số sản phẩm trong nhiều năm. Vào năm 2013, Nestle đã cho ra mắt dòng sản phẩm bánh creamer Coffee-mate lấy cảm hứng từ Thin Mints và Samoas. General Mills cũng đã sử dụng hai hương vị này cho ngũ cốc phiên bản giới hạn vào năm 2016 và Unilever cho kem Breyer’s vào năm 2018. Năm ngoái, Thin Mints đã xuất hiện như một hương liệu cho kem ốc quế Keebler.

bánh quy thin mints - sản phẩm signature của hội nữ hướng đạo

Thin Mints là hương vị phổ biến nhất của bánh quy hội Nữ Hướng đạo trên toàn quốc, tiếp theo là Samoas (còn được gọi là Caramel deLites) và Peanut Butter Patties (còn được gọi là Tagalongs). Hương vị này phổ biến đến nỗi, hội Nữ Hướng đạo Hoa Kỳ đã công bố một loại mới sẽ ra mắt trong năm nay – Rapsberrry Rally. Tổ chức thanh niên gọi vui chúng là dòng “bánh quy họ hàng” với Thin Mints.

3. Spam – Thương hiệu thực phẩm làm bằng thực vật

Mặc dù có nhiều tai tiếng, Spam vẫn phổ biến như ngày nào. Giờ đây, công ty còn đang sản xuất một sản phẩm khác có nguồn gốc từ thực vật và nhắm đến thực phẩm chủ lực.

Thương hiệu protein có nguồn gốc thực vật unMEAT hiện đang bán ở Hoa Kỳ là một sản phẩm đóng hộp không biến đổi gen với ít calo hơn 30% và ít natri hơn 60% so với thời gian trước đó.

“Thịt hộp là một món ăn nhẹ phổ biến tại các hộ gia đình trên toàn cầu. Dù bạn sống trong một gia đình người Mỹ thích món thịt lợn nấu chín đóng hộp cổ điển, hay một gia đình châu Á ưa thích món musibi và thịt ép”, Gregory Bazon – Giám đốc điều hành của Century Pacific Group – công ty mẹ của unMEAT cho biết trong một tuyên bố.

sản phẩm thịt làm từ thực vật unmeat của spam

unMEAT không phải là công ty đầu tiên giới thiệu bản sao có nguồn gốc thực vật của Spam làm từ thịt lợn được bán bởi Hormel Foods. Năm ngoái, OmniFoods có trụ sở tại Hồng Kông đã giới thiệu OmniPork tại Mỹ, trong khi gã khổng lồ bán lẻ Shinsegae của Hàn Quốc gần đây đã công bố cung cấp dịch vụ của riêng mình.

Theo Hormel, một hộp thịt lợn với dăm bông, muối, nước, tinh bột khoai tây, đường và natri nitrat, doanh số bán hàng của Spam đã tăng lên mức cao kỷ lục năm thứ 7 liên tiếp vào năm 2021. Bước nhảy vọt này cũng đã thúc đẩy công ty tăng công suất để hỗ trợ tăng trưởng trong tương lai.

Spam từng là tâm điểm của sự chế giễu từ đoàn hài kịch Anh Monty Python vào năm 1937 – thời kỳ cao điểm của cuộc đại suy thoái. Thời điểm này, họ được ca tụng như một trung tâm sản xuất “thịt thần kỳ” được đóng trong một cái lon.

Tác động của đại dịch đến Bếp trên mây như thế nào?

tác động của đại dịch đến bếp trên mây

Tác động của đại dịch đến bếp trên mây ra sao? Nhà hàng coi bếp trên mây là sự cạnh tranh. Điều này có đúng không?

Bếp trên mây(Cloud kitchen) sẽ chiếm thị phần từ các chuỗi cửa hàng lớn, chứ chúng không có nhiều tác động đến quán ăn nhỏ địa phương. Trung bình, mỗi ngày ở Hoa Kỳ, 6% dân số sẽ gọi đồ ăn mang đi cho một hoặc nhiều bữa ăn. Nhiều người ngầm hiểu rằng tần suất các đơn hàng mang về hoặc các đơn giao hàng của đã tăng lên do hậu quả của đại dịch. Trong một xã hội hậu đại dịch, hành vi của người tiêu dùng sẽ tiếp tục thay đổi và dịch vụ giao hàng tại nhà hàng được dự đoán sẽ ngày càng mở rộng, phát triển.
Doanh số giao hàng tại nhà hàng tăng 46% trong năm 2019. Trong những năm gần đây, mức tăng trung bình hàng năm của đơn giao hàng là hơn 20% (Con số đó dựa vào sự gia tăng của các ứng dụng giao đồ ăn, cùng các đối thủ cạnh tranh mới đang tranh giành miếng bánh và đã thúc đẩy sự gia tăng này.)

1. Tiết kiệm chi phí mặt bằng

Các nhà hàng ăn nhanh (QSRs) đang hợp tác với các nhà cung cấp bếp trên mây để mở rộng quy mô hiệu và tiết kiệm chi phí. Thông thường, bếp trên mây cung cấp cơ sở hạ tầng cơ bản để chuẩn bị thực phẩm và đóng gói để giao hàng. Nhà hàng ăn nhanh sẽ thực hiện phần còn lại.
Nhà bếp trên mây sẽ giúp tiết kiệm chi phí mặt bằng
Ví dụ, Momo King đã hợp tác với Công ty Smart Kitchen để điều hành 11 nhà bếp ở khu vực Delhi-NCR. Theo Shyam Thakur, người sáng lập Momo King: “Một cửa hàng QSR yêu cầu đầu tư từ 12-15 lakh (Đơn vị trong hệ thống đánh số Ấn Độ), thì một nhà bếp trên mây có thể được tạo ra chỉ với 40% số tiền đó.”
Công ty khởi nghiệp Momo King dự định mở rộng mô hình nhà bếp trên mây của mình sang Chandigarh và Dehradun. Đồng thời, họ cũng như xây dựng một ứng dụng giao hàng có tên tuổi. Các nhà bếp của Momo King của được đặt tại Delhi-NCR, có diện tích không quá 150-200 feet vuông, đã phục vụ 60-70 đơn đặt hàng mỗi ngày. Mad Over Donuts cũng đi theo con đường tương tự, hợp tác với Bengaluru’s Loyal Hospitality và New Delhi’s Rebel Foods để tạo ra các nhà bếp trên mây.
Momo King dự định mở rộng mô hình nhà bếp đám mây

2. Mở rộng Zamrudpur (Nơi tập trung nhiều bếp trên mây)

Có thể thấy, các nhà hàng ăn uống ở Delhi thường xuyên đóng cửa do đại dịch trong hai năm qua, dẫn đến sự hình thành của các bếp ăn trên mây, nhà hàng bán mang về. Zamrudpur, một ngôi làng ở phía nam Delhi với khoảng 100 nhà bếp trên mây, là tâm điểm của sự thay đổi này. Các hoạt động nấu ăn, giao hàng diễn ra cả ngày. Phần lớn các bếp trên mây ở đây không có bảng hiệu. Đặc điểm để có thể nhận ra họ là nhân viên giao hàng sẽ đứng nhận đơn đặt hàng qua một khe hở nhỏ ở cửa của tòa nhà.
Nhà bếp trên mây tập trung nhiều tại Zamrudpur
Theo Ashwani Basantani (Người điều hành Cloud Kitchen Exchange): “Ngôi làng này là nơi yêu thích của các doanh nghiệp bếp trên mây. Nhờ vào giá thuê thấp và gần các thuộc địa sang trọng của Nam Delhi, nơi tạo ra phần lớn các đơn đặt hàng có giá trị cao.” Mỗi ngày, nhà bếp Zamrudpur giao khoảng 50 chuyến hàng đến các khu vực lân cận. Các đơn hàng bao gồm: Sushi, dimsum và bánh bao, cùng các món ăn Liên Á khác.

3. Phát triển mô hình kết hợp

Mặc dù, doanh thu trực tiếp tại nhà hàng đang phục hồi nhanh, nhưng giao hàng trực tuyến vẫn là một nguồn thu đáng kể. Các nhà hàng vẫn luôn tìm cách giảm chi phí hoạt động của họ, bao gồm: Điện năng, vật tư, tiền thuê và chi phí nhân công.
Nhà hàng ăn tại chỗ có chi phí thuê cao
Mô hình kinh doanh kết hợp giữa bán tại cửa hàng và bán mang về có thể là một chiến lược kinh doanh sáng tạo. Đây là phương pháp kết hợp những gì tốt nhất của bữa ăn ngon miệng và dịch vụ đóng gói, giao hàng thành một gói tiện lợi.
Sự xuất hiện của thể loại fast-casual là một ví dụ điển hình của mô hình này. Họ kết hợp tốc độ, sự tiện lợi, trải nghiệm dùng bữa tại chỗ và dịch vụ giao hàng với nhau. Điều này làm cho họ có thể cung cấp dịch vụ bữa ăn ngon miệng, nhanh chóng với bầu không khí thoải mái.
Mô hình giao đồ ăn tiện lợi
Các bếp trên mây dựa trên dữ liệu kinh doanh của nhà hàng và kết hợp với tính linh hoạt của xe bán đồ ăn để đưa ra quyết định phát triển. Hiện tại, cả hai mô hình kinh doanh trên đều rất thành công. Điều này đã khiến các doanh nghiệp truyền thống phải cải tổ hoàn toàn hoạt động của họ.

4. Tăng lợi ích bất động sản

So với nhà hàng thông thường, nhà bếp trên may mang lại nhiều lợi ích. Đặc biệt đó là: Chi phí chuẩn bị, vận hành, hậu cần, nhân sự và giấy phép. Dưới đây là so sánh hai ví dụ cho cùng một cơ sở rộng 2.000 mét vuông:

  • Các cửa hàng bán đồ ăn tại chỗ: Vị trí dễ dàng tiếp cận hoặc phải nằm dọc theo các trục giao thông chính. Điều này làm tăng chi phí đất đai và tài sản.
  • Bếp trên mây: Vị trí không cần phải ở khu vực trung tâm. Chỉ cần là nơi dễ vận chuyển hàng hoá, nguyên liệu và thuận tiện cho người giao hàng. Giá thuê địa điểm để làm bếp trên mây sẽ thấp hơn so với nhà hàng phục vụ tại chỗ.

Công nghệ là cốt lõi của bếp trên mây
Bên cạnh bao bì và thực phẩm nổi bật, công nghệ là yếu tố quyết định sự thành công của nhà bếp trên trên mây. Công nghệ nhà hàng hiện đại rất cần thiết để điều hành một công ty giao hàng tận nơi. Đồng thời, nó có thể giúp tiết kiệm chi phí và mang hiệu quả cao cho các nhà bếp trên mây. Nó còn có thể giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa những thách thức và cơ hội đang nổi lên trong đại dịch này.
Nhà Hàng Số hy vọng bài viết vừa rồi về “Tác động của đại dịch đến bếp trên mây” đã mang lại cho bạn nhiều giá trị bổ ích. Nếu bạn có nhu cầu tìm đọc thêm những bài viết liên quan, đừng ngần ngại cho chúng tôi biết nhé!

Chiến lược marketing của Burger King “Vua Burger” thế giới

chiến lược marketing của burger king

Chiến lược marketing của Burger King với hướng đi khác biệt giúp thương hiệu giữ vị thế “vua burger” suốt hơn 50 năm hoạt động

Burger King là thương hiệu burger nổi tiếng hàng đầu thế giới. Tuy không thành công rực rỡ tại thị trường Việt Nam, xong, thương hiệu vẫn giữ vững vị thế của mình trong thị trường. Không thể phủ nhận rằng, Burger King đã có sự phát triển đáng nể trên trường quốc tế. Trong bài viết này, cùng Nhà Hàng Số phân tích chiến lược marketing của Burger King. Qua đó, bạn sẽ hiểu hơn về cách mà “Vua burger” giữ vững thị thần của mình dưới áp lực cạnh tranh không hề “dễ thở”!

1. Tổng quan thị trường burger và đồ ăn nhanh

Trong phần dưới đây, Nhà Hàng Số sẽ phân tích chiến lược marketing của Burger King trong thị trường QSR nói chung và thị trường hamburger (bánh mì kẹp thịt) nói riêng. Góc độ này giúp xem xét một cách toàn cảnh về những gì thương hiệu đã làm được.
Thị trường thức ăn nhanh có nhiều tiềm năng phát triển. Zion Market ước tính tổng dung lượng thị trường toàn cầu cán mốc 647,7 tỷ đô la Mỹ. Một vài nghiên cứu năm 2021 dự đoán rằng thị trường này sẽ đạt tổng dung lượng là 998 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm 2028. Đồng thời, mức lãi suất kép trong giai đoạn 2021 – 2028 được dự đoán là 4,6%/năm.
Lớn mạnh tại nhiều nước phát triển, xong, thị trường đồ ăn nhanh tại các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng lại gặp nhiều thách thức. Sự phát triển của văn hóa ẩm thực đường phố địa phương là thách thức lớn mà bất kỳ hãng đồ ăn nhanh nào cũng phải đối mặt. Tuy nhiên, vẫn có dư địa cho các hãng đồ ăn nhanh phát triển. Dân số trẻ hóa, sự phát triển kinh tế đồng thời tạo ra cơ hội lớn cho các thương hiểu QSR.
Chênh lệch tăng trưởng tiềm năng đối với quy mô thị trường bánh mì kẹp thịt đóng gói từ năm 2021 đến năm 2026 là 3,40 tỷ USD. Quy mô thị trường bánh mì kẹp thịt đóng gói toàn cầu được định giá 3,02 tỷ USD vào năm 2019 và dự kiến ​​sẽ tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,0% từ năm 2020 đến năm 2027.
xu hướng thị trường burger trên toàn thế giới

2. Tổng quan về thương hiệu Burger King

Những nét tổng quan về thương hiệu sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những đường đi, nước bước trong chiến lược marketing của Burger King.
thương hiệu burger king
Được thành lập vào năm 1954, Burger King là một chuỗi nhà hàng burger phục vụ nhanh có trụ sở tại Hoa Kỳ. Thương hiệu còn được biết đến với tên viết tắt ‘BK’. Kể từ năm 1950, Burger King đã phát triển thành một thương hiệu quốc tế với hơn 19 nghìn nhà hàng Burger King trên toàn thế giới. Burger King cũng khẳng định vị thế là một trong những chuỗi QSR có giá trị nhất trên toàn thế giới về giá trị thương hiệu. Nó cũng đứng thứ năm về các chuỗi QSR hàng đầu với số lượng đơn vị nhiều nhất ở Hoa Kỳ.

3. Khách hàng mục tiêu của Burger King

khách hàng mục tiêu của burger king burger king
khách hàng của burger king
Trong chiến lược marketing của Burger King, nhóm khách hàng mục tiêu khá lớn. Khách hàng của Burger King là những người muốn thưởng thức thức ăn nhanh và đồ uống ngon, an toàn. Hầu hết khách hàng của Burger King nằm trong độ tuổi từ 15-40 tuổi. Họ sinh sống tại các quốc gia đang phát triển. Nhóm khách hàng ở các quốc gia phát triển thuộc mọi lứa tuổi cũng thích chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh Burger King.

4. Doanh thu của Burger King

Tình hình kinh doanh sẽ phản ánh chân thực mức độ hiệu quả mà chiến lược marketing của Burger King đem lại.
Gã khổng lồ thức ăn nhanh toàn cầu Burger King đã tạo ra doanh thu khoảng 1,81 tỷ đô la Mỹ trong năm 2021. Con số này phản ánh sự gia tăng so với tổng số 1,6 tỷ của năm trước.
doanh thu của burger king giai đoạn 2004 - 2021
Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh burger nổi tiếng thế giới Burger King đã báo cáo thu nhập ròng lên tới 1,02 tỷ USD trong năm 2021. Con số này tăng so với tổng số 823 triệu đô la Mỹ vào năm 2020.
thu nhập ròng của burger king giai đoạn 2014 -2021

5. Burger King tại Việt Nam: Giới thiệu khái quát

Tại Việt Nam, thương hiệu Burger King lựa chọn hình thức nhượng quyền thương mại. Toàn bộ cửa hàng được nhượng quyền cho Công ty TNHH Dịch vụ Thực phẩm và Giải khát Cánh Diều Xanh. Đây là một công ty thành viên của Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP).
Năm 2011, Burger King chính thức đặt chân tại Việt Nam. Ban đầu, công ty có tham vọng đạt được 60 cửa hàng trong vòng 5 năm. Đồng thời, Burger King sẵn sàng đầu tư 40 triệu đô để phát triển thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến hiện tại, Burger King mới chỉ có 8 cơ sở tập trung tại Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh và 1 cơ sở tại Kiên Giang.
burger king tại việt nam

6. SWOT của Burger King

Chiến lược marketing của Burger King được phát triển dựa trên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu. Mô hình SWOT là một mô hình kinh điển giúp đưa đến bức tranh về doanh nghiệp, thương hiệu.
swot của burger king

6.1. Strengths – Điểm mạnh

  • Hoạt động toàn cầu. Burger là chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 2 trên toàn thế giới. Tính đến hiện tại, Burger King đã có mặt tại hơn 100 quốc gia với 19.196 điểm bán.
  • Mạng lưới nhượng quyền mạnh mẽ. 90% số điểm bán thuộc hình thức nhượng quyền thương mại. Chính vì vậy, Burger King có thể mở rộng một cách nhanh chóng.
  • Dòng sản phẩm đa dạng. Ngoài cung cấp hamburger với các kích cỡ khác nhau, thương hiệu còn phục vụ các loại đồ uống, món tráng miệng, bánh mì sandwich, các món gà. Đây là chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn thứ 2 trên thế giới về số lượng nhà hàng và doanh số bán hàng.

sản phẩm burger king đa dạng

  • Sản phẩm đặc trưng chất lượng. Các loại gà thịt mới có các phương pháp nấu nướng linh hoạt cho phép Burger King chế biến hầu như bất kỳ loại sản phẩm nào để có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác.
  • Xây dựng thương hiệu mạnh. Burger King đầu tư mạnh mẽ trong nỗ lực xây dựng thương hiệu. Thương hiệu nắm bắt đối tượng địa phương một cách thông minh bằng các hoạt động tiếp thị của mình.
  • Ít thâm dụng vốn. 90% cửa hàng Burger king thuộc sở hữu của bên nhận quyền. Chiến lược này giúp họ tập trung vào việc đổi mới thực đơn hơn là lo lắng về tài chính.

6.2. Weaknesses – Điểm yếu

  • Giảm doanh thu tại các thị trường trưởng thành. Do dân số có ý thức về sức khỏe gia tăng, doanh thu giảm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo kết quả tài chính năm 2014 do công ty mẹ Nhà hàng Brands International Inc. công bố, chỉ có khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng doanh thu khả quan 8,7%.
  • Các đại lý nhượng quyền lớn. Số lượng lớn các cửa hàng nhượng quyền dẫn đến khó khăn trong việc xử lý các hoạt động trong khi việc đảm bảo chất lượng phù hợp cũng là một thách thức và xung đột nảy sinh do đó có thể cản trở hình ảnh thương hiệu của Burger King.
  • Quyền sở hữu không ổn định. Kể từ khi thành lập vào năm 1953 với tư cách là Insta-Burger King, công ty đã 6 lần đổi chủ. Công ty mẹ hiện tại là kết quả của việc tái cơ cấu, Restaurant Brands International.

6.3. Opportunities – Cơ hội

  • Tiềm năng mở rộng tại các thị trường đang phát triển. Mở rộng sang các thị trường đang phát triển sẽ có lợi. Bởi các thị trường phát triển, dân số dần già hóa và mọi người trở nên có ý thức hơn về sức khỏe. Nhắm mục tiêu vào các nền kinh tế đang phát triển sẽ là chiến lược trong tương lai của ngành.
  • Thâm nhập thị trường. Tăng cường mạng lưới cửa hàng bằng cách thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện tại sẽ giúp Burger King tăng doanh thu và trở thành công ty số 1 trong thị trường chuỗi thức ăn nhanh.
  • Đồ ăn có lợi cho sức khỏe. Mặc dù “Vua Burger” đã yêu cầu các nhà hàng của mình không sử dụng chất béo chuyển hóa nhưng vẫn do nhận thức ngày càng tăng, các thực đơn lành mạnh với các chất phụ gia hương vị mới ít chất béo sẽ giúp tăng doanh thu trong tương lai và sẽ cải tổ ngành công nghiệp.

6.4. Threats – Thách thức

  • Cạnh tranh từ đối thủ. Cạnh tranh chuyên sâu từ các doanh nghiệp ăn uống địa phương và các công ty quốc tế McDonalds, Domino’s, KFC, Subway và nhiều hơn nữa.
  • Thói quen ăn uống của người tiêu dùng thay đổi. Xu hướng tiêu dùng thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe ngày càng gia tăng, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.
  • Giá nguyên liệu. Giá nguyên liệu tăng có thể ảnh hưởng đến toàn ngành, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và Burger King cũng không ngoại lệ.

7. Chiến lược marketing của Burger King: Marketing mix 7P

Mô hình marketing 7P được phát triển từ mô hình kinh điển 4P. Đây là một mô hình hiện đại, khá toàn diện và đáp ứng được hầu hết mọi nhu cầu của doanh nghiệp.

7.1. Sản phẩm của Burger King – Products

Trong chiến lược marketing của Burger King, sản phẩm được coi là yếu tố tạo nên giá trị cốt lõi của thương hiệu. Các dòng sản phẩm của Burger King bao gồm:

  • Bánh mì kẹp thịt.
  • Thịt gà và cá.
  • Salad.
  • Đồ uống.
  • Đồ tráng miệng.

Cuối năm 1957, hãng đã giới thiệu “Whopper Sandwich” vào thực đơn trước đó của mình. Chiếc bánh hamburger chỉ nặng 1/4 pound đã trở thành đồng nghĩa với tên thương hiệu và do đó các nhà hàng mới thậm chí còn được đặt tên là “Whopper Bars”.
sản phẩm đặc trưng của burger king
Năm 1979, một dòng bánh Sandwich đặc biệt đã được giới thiệu và sau đó là dòng sản phẩm ăn sáng. Trong những năm sau đó, bánh nướng xốp mini và bánh mì nướng que kiểu Pháp đã được thêm vào thực đơn. Với việc mở rộng các cửa hàng khác nhau ở các khu vực khác nhau, thực đơn đã được bản địa hóa phần nào để phù hợp với thị hiếu của khu vực và tín ngưỡng tôn giáo.
bánh whooper của burger king
Các món ăn nhanh như Texas Double Whopper, bánh mì kẹp nấm và pho mát Thụy Sĩ đã được thay đổi luân phiên trong thực đơn theo thời gian. Hiện tại , thịt xông khói phô mai, hamburger, cà phê, nước trái cây, bánh quy, bánh quy, khoai tây chiên cỡ vừa, gà xé, hành tây, nước ngọt và sữa lắc được phục vụ cho khách hàng.
Bên cạnh việc đa dạng hóa thực đơn, Burger King còn hợp tác với Coffee Best Starbucks Corp để bán cà phê đi kèm. Màn kết hợp vào năm 2010 này đã tăng độ phủ thương hiệu cho Burger King.

7.2. Chiến lược giá của Burger King – Price

Chiến lược định giá của Burger King chủ yếu dựa trên chiến lược chung là dẫn đầu về chi phí, nhằm giảm thiểu chi phí và giá cả. Giá trong chiến lược marketing của Burger King, việc định giá sản phẩm phù hợp được xem xét. Các chiến lược định giá của Burger King bao gồm:

  • Chiến lược định giá theo định hướng thị trường.
  • Chiến lược giá gói.

Burger King sử dụng chiến lược định giá theo định hướng thị trường làm phương pháp tiếp cận chính để định giá. Chiến lược định giá này liên quan đến việc thiết lập giá dựa trên các điều kiện thị trường phổ biến. Chiến lược bao gồm các điều kiện cung và cầu cũng như định giá của các công ty cạnh tranh.
chiến lược giá của burger king
Phương pháp định giá thứ cấp của Burger King là chiến lược định giá theo gói. Ví dụ: khách hàng có thể mua các bữa ăn giá trị và bữa ăn cho trẻ em với giá trọn gói phù hợp túi tiền hơn so với mua riêng các mặt hàng thực phẩm. Thành phần này của hỗn hợp tiếp thị cho thấy Burger King chủ yếu xem xét các điều kiện thị trường để xác định giá của nó.

7.3. Chiến lược phân phối – Place

Các sản phẩm của Burger King đã có mặt tại các nhà hàng của hãng trên toàn thế giới. Dưới đây là những kênh mà Burger King sử dụng để phân phối sản phẩm của mình:

  • Các nhà hàng.
  • Ứng dụng di động.
  • Trang web giao hàng.

Ngoài các nhà hàng, khách hàng có thể sử dụng ứng dụng di động của Burger King để truy cập vào các phiếu giảm giá cho các ưu đãi đặc biệt và quà tặng miễn phí. Khách hàng cũng có thể sử dụng trang web của công ty để đặt hàng giao hàng tận nhà. Trong thành phần của hỗn hợp tiếp thị này, Burger King chủ yếu dựa vào các điểm phân phối là các nhà hàng của mình.
chiến lược phân phối của burger king
Trong đại dịch COVID-19, Burger King lại đẩy mạnh hơn hệ thống phân phối giao hàng tận nhà. Đây cũng là xu thế chung của hầu hết doanh nghiệp F&B trong bối cảnh đại dịch.

7.4. Chiến lược xúc tiến – Promotion

Burger King sử dụng nhiều chiến thuật khác nhau để quảng bá sản phẩm của mình. Thành phần này trong chiến lược marketing của Burger King bao gồm các chiến thuật được sử dụng để giao tiếp với thị trường mục tiêu về các đề nghị của công ty. Burger King sử dụng các chiến thuật truyền thông quảng bá / tiếp thị sau đây, được sắp xếp theo mức độ quan trọng:

  • Quảng cáo.
  • Chương trình khuyến mãi bán hàng.
  • Bán hàng cá nhân.
  • Quan hệ công chúng.

chương trình khuyến mãi trong chiến lược marketing của burger king
Burger King chủ yếu dựa vào quảng cáo để quảng bá sản phẩm của mình. Công ty quảng cáo trực tuyến và trên TV và các phương tiện in ấn. Ngoài ra, Burger King còn sử dụng các chương trình khuyến mãi bán hàng. Các phiếu giảm giá và các ưu đãi khác được phát hành thông qua trang web và ứng dụng di động của mình. Các nhân viên nhà hàng của công ty cũng thường sử dụng hình thức bán hàng cá nhân để khuyến khích khách hàng mua nhiều sản phẩm hơn từ thực đơn.
dự án csr của burger king
Trong việc áp dụng quan hệ công chúng, Quỹ Burger King McLamore trao học bổng và hỗ trợ tài chính cho các chương trình giáo dục. Qua đó, điều này cũng quảng bá và củng cố thương hiệu Burger King một cách hiệu quả. Công ty đã kết hợp thành công các chiến thuật xúc tiến khác nhau để giải quyết thành phần này của hỗn hợp tiếp thị.

7.5. Yếu tố con người trong chiến lược marketing của Burger King – People

Sự dẫn dắt của CEO Daniel Schwartz là một trong những điều quan trọng tạo nên sự thành công của Burger King. Ông đã xắn tay vào bếp để tìm hiểu tại sao doanh thu Burger King luôn “đi ngang”. Đồng thời, ông đã cống hiến hết sức mình để đưa thương hiệu phát triển.
yếu tố con người trong chiến lược marketing của burger king
Bên cạnh đó, Burger King đầu tư vào chất lượng nhân sự. Một khảo sát của Statista vào năm 2020 chỉ ra rằng 82% khách hàng hài lòng về sự thân thiện của các nhân viên. Nhân viên luôn được yêu cầu mặc đồng phục. Đồng thời, quy trình đào tạo bài bản giúp nhân viên có thái độ và quy cách phục vụ chuyên nghiệp.
nhân viên trong chiến lược marketing của burger king

7.6. Quy trình vận hành và phục vụ của Burger King – Process

Khi những khách hàng bước vào cửa hàng Burger King, họ lần đầu tiên trải nghiệm bầu không khí và phong cách trang trí của. Phảng phất mùi nóng hổi của bánh mì kẹp thịt với khoai tây chiên. Trên quầy, khi khách hàng đặt món, đơn hàng sẽ được chuyển tiếp vào nhà bếp, nơi quy trình bắt đầu. Burger King sử dụng băng chuyền tương tự như một dây chuyền lắp ráp, là những thiết bị chuyên dụng cao.
quy trình trong chiến lược marketing của burger king
Yếu tố quy trình trong chiến lược marketing của Burger King được hoàn thiện đến tối đa. Từ quy trình vận hành, quy trình phục vụ đến quy tình quản lý.

7.7. Bằng chứng hữu hình – Physical Evidence

Trong chiến lược marketing của Burger King, bằng chứng hữu hình là một trong những yếu tố giúp tăng độ nhận diện thương hiệu. Từ trụ sở tại Florida, Mỹ, Burger King hiện đã có mặt trên hơn 100 quốc gia với 19.186 điểm bán.
bằng chứng hữu hình trong chiến lược marketing của burger king
Tại các cửa hàng, sự đầu tư về cơ sở vật chất cũng được Burger King chú ý. Phong cách thiết kế tạo ra sự sang trọng nhưng vẫn vô cùng ấm cúng và thân thiện.
nội thất cửa hàng burger king

8. Chiến dịch quảng cáo nổi bật của Burger King

Nhắc đến chiến lược marketing của Burger King mà bỏ qua những chiến dịch quảng cáo khiến cả thế giới xôn xao thì quả thực là một điều thiếu xót. Để đứng vững trong thị trường, những chiến dịch quảng cáo này đã giúp một phần không nhỏ. Chúng khiến khách hàng nhớ đến Burger King một cách ấn tượng.

8.1. Chiến lược marketing của Burger King: chiến dịch Whopper Sacrifice

“Xóa 10 người bạn để nhận 1 bánh burger miễn phí”. Nghe thật điên rồ nhưng đó là cách mà Burger King làm khi Facebook lên ngôi vào năm 2019. Chiến dịch này đã tạo nên thông điệp rằng Whooper của Burger King thậm chí còn hấp dẫn hơn những người bạn không quen trên mạng xã hội.

8.2. Chiến dịch quảng cáo McWhopper

Burger King từng đề xuất hợp tác với McDonald’s vào ngày hòa bình. Sáng kiến này trong chiến lược marketing của Burger King mặc dù bị McDonald’s từ chối. Xong, điều này lại càng giúp Burger King nhận được thiện cảm và ấn tượng của khách hàng.

8.3. Chiến dịch quảng cáo #Whoisthekingburger

Đây có thể coi là một chiến dịch “cà khịa” lại đối thủ McDonald’s trong chiến lược marketing của Burger King. Ngay sau khi McDonald’s tung ra TVC để “nhắc khéo” sự hạn chế về số lượng cửa hàng của Burger King, thương hiệu ngay lập tức có động thái. Burger King sản xuất một TVC tương tự, và khéo léo cài cắm thông điệp rằng dù cửa hàng của McDonald’s nhiều, nhưng khách cũng chỉ dừng lại mua tách cafe để tiếp tục đi đến Burger King.

8.4. Quảng cáo chiếc burger mốc meo

Táo bạo, sáng tạo và đột phá là những ngôn từ để miêu tả chiến dịch này. Burger King đã tạo ra một đoạn quảng cáo, để chiếc Whooper của họ tự hỏng đến mốc meo. Điều này chứng mình rằng những cam kết về chất lượng thực phẩm tươi sạch, không phụ gia bảo quan là đúng. Quảng cáo nhận được những phản ứng tích cực của khách hàng.

9. Chiến lược marketing của Burger King: Bài học kinh nghiệm từ “Vua Burger”

Những gì mà “Vua Burger” đã làm được cho đến hiện tại đã thể hiện được sự đúng đắn trong những chiến lược thương hiệu. Mặc dù chưa đạt được những thành công như dự tính ban đầu tại thị trường Việt Nam, nhưng sự thành công trong thị trường toàn cầu của Burger King là điều không thể phủ nhận.

9.1. Chọn lối đi riêng tạo sự khác biệt

Mặc dù cùng nhóm sản phẩm với McDonald’s, xong, Burger King vẫn tạo cho mình sự khác biệt. Sự đa dạng các loại burger cùng việc tạo ra Whooper để cạnh tranh với BigMc là lối đi riêng của Burger King. Sản phẩm đặc trưng của McDonald’s là khoai tây chiên ngon thì Burger King là hamburger.
Sản phẩm sẽ là yếu tối quyết định lòng trung thành của khách hàng. Sản phẩm khác biệt mới tạo nên sự khác biệt của thương hiệu.
tạo ra sản phẩm khác biệt

9.2. Định giá khôn ngoan

Giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Việc định giá nên nương theo những xu hướng của thị trường. Đồng thời, mức giá phải phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu. Định giá cần được phân khúc thành những mức giá khác nhau để thu hút cả những khách hàng tiềm năng.

9.3. Quảng cáo tinh tế

Cài cắm thông điệp một cách khéo léo trong quảng cáo sẽ tốt hơn là việc phô trương nó ra. Sự tinh tế trong quảng cáo giúp gây được ấn tượng tốt cho khách hàng.
quảng cáo tinh tế

10. Tạm kết

Burger King đã thành công trong việc giữ vững vị thế của mình trong thị trường thức ăn nhanh. Mặc dù tại thị trường Việt Nam, thương hiệu vẫn chưa đạt được những thành công như mong đợi. Xong, Burger King vẫn có những bước phát triển ổn định. Chiến lược marketing của Burger King đã giúp thương hiệu được khách hàng ghi nhớ như thương hiệu hàng đầu về hamburger. Đăng ký để nhận thêm những tin tức mới nhất đến từ chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số. Những phân tích chuyên sâu về các doanh nghiệp F&B sẽ được cập nhật liên tục. Đừng bỏ lỡ!

Thiết kế nhà hàng chay ấm cúng, thanh tịnh ai cũng muốn đến

thiết kế nhà hàng chay

Thiết kế nhà hàng chay đúng chuẩn và thành công với những ý tưởng độc đáo mang đến sự an yên và thư giãn nhất cho thực khách

Hiện nay, xu hướng ăn chay được rất nhiều người ở mọi lứa tuổi và ngành nghề theo đuổi. Và để gia tăng trải nghiệm, họ thường lựa chọn đến những nhà hàng chay. nơi đây sẽ phục vụ đa dạng các món chay tuyệt hảo. Chưa kể, họ còn được thưởng thức trong một không gian thanh tịnh và thư giãn. Do đó, ngoài chất lượng món ăn và phục vụ, không gian là một trong những yếu tố cần đầu tư mạnh để mang đến sự hài lòng cho khách hàng. Vậy còn chần chờ gì mà không cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay cách thiết kế menu nhà hàng chay ấn tượng dưới đây.

1. Nhà hàng chay là gì?

Nhà hàng chay là mô hình phục vụ những món ăn chay cho thực khách. Không gian cũng được thiết kế đặc biệt để mang đến sự thoải mái và thanh tịnh. Hiện nay, ăn chay không còn rành dành riêng cho một bộ phận hoặc trong một thời điểm nào đó. Chẳng hạn như mồng 1, ngày rằm… Nó trở thành xu hướng và nhu cầu của rất nhiều người. Họ muốn nâng cao sức khỏe, cân bằng chế độ ăn uống thanh đạm và giúp tinh thần được thoải mái hơn. Chính vì vậy, mô hình này đã ra đời để đáp ứng mong muốn đó.
nhà hàng chay là gì

2. Tiềm năng mô hình kinh doanh nhà hàng chay

Với nhu cầu ngày càng tăng cao, nhà hàng chay là mô hình kinh doanh tiềm năng không thể bỏ qua. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay lý do chủ đầu tư không thể bỏ qua ngách thị trường này nhé!

2.1. Vốn ít lời nhiều, rủi ro thấp

Khác so với các nguyên liệu chế biến các món mặn khác như thịt, hải sản,… Nguyên liệu để làm nên những món chay thường là các loại rau, củ, nấm,… Đây đều là những nguyên liệu dễ tìm với giá thành rẻ hơn rất nhiều. Thậm chí, nếu mua với số lượng lớn sẽ càng có nhiều ưu đãi. Chưa kể, các món chay có giá thấp hơn không đáng kể hoặc ngang bằng với các món mặn nên lợi nhuận thu về vô cùng lớn.

2.2. Sức khỏe ngày càng được trú trọng

Như đã nói ở trên, ăn chay dần trở thành nhu cầu vì lợi ích sức khỏe của rất nhiều người. Theo thống kê, có tới 10% người Việt Nam thường xuyên ăn chay và tại châu u là 20%. Và con số này có xu hướng ngày càng tăng. Đặc biệt là từ sau đại dịch Covid, con người ngày càng trú trọng đến những thực phẩm và menu tốt cho sức khỏe. Đặc biệt là tăng cường hấp thụ các sản phẩm xanh, sạch như rau, củ và quả. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người không ăn chay có nguy cơ chết vì bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn 57%. Những người bị bệnh cao huyết áp khi áp dụng chế độ ăn này có thể giảm được huyết áp.
Và không ai là không muốn cải thiện và tăng cường sức khỏe cho bản thân và gia đình. Do đó, tệp khách hàng tiềm năng của mô hình này vô cùng lớn. Ngoài ra, còn có những thực khách trung thành. Họ là những người ăn chay thường xuyên theo các dịp lễ. Thậm chí, có người ăn chay trường quanh năm.

2.3. Ngách thị trường tiềm năng chưa được khai thác sâu

Mặc dù tiềm năng là thế nhưng số lượng các mô hình kinh doanh món ăn chay hiện nay không quá nhiều. Bởi vậy, việc dẫn đầu ngách thị trường này là điều hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, số lượng không quá nhiều đồng nghĩa với việc bạn khó có thể rút kinh nghiệm từ những mô hình đi trước. Thay vào đó, cần trải nghiệm thật nhiều để có kinh doanh nhà hàng riêng một cách hiệu quả và thành công.
tiềm năng mô hình nhà hàng chay

3. Tại sao cần chú trọng thiết kế nhà hàng chay?

Ngoài việc ăn chay để giúp cơ thể cân bằng dinh dưỡng, trở nên nhẹ nhàng và khỏe mạnh. Thực khách còn muốn tận hưởng một không gian yên bình, thoải mái và thanh tịnh. Họ muốn tránh xa cuộc sống xô bồ, phức tạp để tìm lại sự an yên trong tâm hồn. Do đó, chủ kinh doanh cần chú trọng đầu tư thiết kế nhà hàng chay. Bạn nên ưu tiên sự mộc mạc, giản dị cùng những vật phẩm liên quan đến Phật giáo, thôn quê để mang lại cảm giác ấm cúng và thanh cao. Có thể nói, đây chính là điểm cộng lớn giúp nhà hàng thu hút được nhiều thực khách hơn. Đồng thời, càng làm trọn vẹn thêm trải nghiệm cho họ.
tạo sao cần thiết kế nhà hàng chay

4. Đặc trưng trong thiết kế nhà hàng chay cần biết

Để có thể thiết kế nhà hàng chay đúng nghĩa với tinh thần vốn có của nó. Bạn không thể bỏ qua những đặc trưng riêng của mô hình này. Những món ăn chay thường mang lại sự tươi mát, nhẹ nhàng và cân bằng dinh dưỡng. Từ đó, giúp cơ thể và tinh thần trở nên thoải mái và khỏe mạnh hơn. Do đó, không gian xung quanh cũng yêu cầu sự thanh tịnh, giản dị mà tinh tế. Chứ không xa hoa, hào nhoáng.
Bởi vậy, từ lối kiến trúc, màu sắc đến trang trí, lựa chọn nội thất cần toát lên tinh thần đó. Thông thường, các vật dụng liên quan đến Phật giáo hoặc những điều thôn quê xưa cũ thường được tận dụng. Một điều cần đặc biệt lưu ý là nên ưu tiên không gian mở, gần gũi với thiên nhiên. Nhờ đó, sẽ mang lại trải nghiệm thoải mái, thư giãn cũng như ấn tượng sâu sắc cho thực khách khi dùng bữa tại đây.
đặc trưng thiết kế nhà hàng chay
Xem thêm:

5. Những lưu ý khi xây dựng và thực thi ý tưởng thiết kế nhà hàng chay

Để thiết kế nhà hàng chay mang đặc trưng của nó không hề dễ dàng. Chưa kể, đây còn chính là một trong những yếu tố mà các nhà hàng thường đầu tư mạnh để tăng tính cạnh tranh. Do đó, trang trí không gian sao cho bắt mắt và thanh tịnh càng trở nên áp lực. Thế nhưng, trước hết, bạn cần phải xây dựng ý tưởng thiết kế nhà hàng chay đúng chuẩn. Dưới đây là một số lưu ý mà bạn cần cân nhắc đã được Nhà Hàng Số tổng hợp.

5.1. Lựa chọn mặt bằng kinh doanh

Một trong những việc phải làm trước khi thiết kế chính là lựa chọn địa điểm mở nhà hàng. Dù thiết kế có yên bình, thanh tao đến đâu. Nếu đặt tại khu vực sầm uất, ồn ào thì tất cả đều trở nên vô nghĩa. Bởi vô hình trung, nó sẽ phá vỡ cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng. Do đó, với nhà hàng chay, không phải cứ ở mặt tiền, giao thông tấp nập là vị trí đẹp. Bạn nên xây dựng tại những nơi đảm bảo sự yên tĩnh, nhẹ nhàng, tránh những cung đường nhiều xe lớn đi lại. Tốt nhất là gần các khu vực thanh tịnh như chùa chiền. Nếu không tìm được những nơi yên tĩnh, bạn hãy chú ý đến biện pháp cách âm nhé.

5.2. Xác định tệp khách hàng mục tiêu

Để lựa chọn được phong cách thiết kế phù hợp, bạn cần tìm hiểu chân dung tệp khách hàng của nhà hàng mình. Bởi đích đến cuối cùng vẫn là thu hút và mang đến những trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng. Với nhà hàng chay, tệp khách hàng khá rộng mà ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Tuy nhiên, những người trên 35 tuổi sẽ có xu hướng thưởng thức các món chay nhiều hơn. Họ là những người có thu nhập ổn định và chú trọng đến sức khỏe bản thân cùng gia đình. Ngoài ra, trước những bộn bề, náo nhiệt và căng thẳng sau cả ngày làm việc vất vả, họ thường hướng đến sự yên bình, thanh tịnh và thư giãn. Bởi vậy, họ không yêu cầu những thiết kế cầu kỳ và sang trọng. Thay vào đó, là sự gần gũi với thiên nhiên và những điều giản đơn nhất. Tuy nhiên, cần đảm bảo tính thẩm mỹ bởi một số người trẻ sẽ thích check in sống ảo.

5.3. Lựa chọn và thống nhất phong cách thiết kế chủ đạo

Sau khi nắm bắt được mong muốn và nhu cầu của thực khách về không gian. Nhà hàng cần lựa chọn phong cách thiết kế riêng cho quán của mình. Có vô vàn phong cách cho các bạn lựa chọn. Chẳng hạn như thiết kế sân vườn, cổ điển, hiện đại, ấm cúng, thanh lịch, phương Tây hay Á Đông… Trong đó, các nhà hàng chay thường lựa chọn phong cách Á Đông, thuần Việt cùng tinh thần Phật Giáo hơn cả. Tuy nhiên, dù theo hơi hướng nào thì sự sáng tạo cùng các điểm nhấn để tạo nên điểm khác biệt vẫn được ưu tiên hàng đầu.
Việc xác định được phong cách thiết kế vô cùng quan trọng. Bởi nó chính là chìa khóa quyết định thành công khi kinh doanh bất kỳ mô hình nào. Và là hình ảnh thương hiệu để khách hàng nhớ đến nhà hàng của bạn. Nó sẽ quy định đến việc lựa chọn không gian, nội thất, màu sắc, cách phục vụ,…

5.4. Thiết kế không gian hài hòa, thư thái

Điểm đầu tiên mà bất cứ ai đều nhắc đến khi nói về nhà hàng chay. CŨng là một trong những lý do khiến họ quyết định tìm đến và thưởng thức các món ăn chay. Đó là sự bình yên và thư giãn. Bởi vậy, sẽ thật vô nghĩa nếu không gian không hài hòa và mang lại những tinh thần đó. Đây sẽ là một điểm trừ vô cùng lớn trong mắt khách hàng. Để thiết kế không gian nhà hàng chay đúng chuẩn, bạn có thể:

  • Sử dụng màu sắc đồng nhất, nhẹ nhàng, hài hòa và tinh tế.
  • Không gian mở, rộng rãi, thoáng mát.
  • Tạo khoảng cách giữa các bàn ăn để đảm bảo sự yên tĩnh và riêng tư.
  • Tận dụng hiệu quả các yếu tố tự nhiên như ánh sáng, gió,…
  • Bày trí nhiều cây xanh, ưu tiên thiết kế sân vườn hoặc các tiểu cảnh nhỏ
  • Lựa chọn các chất liệu nội thất giản dị, gần gũi như gỗ, mây, tre, nứa…
  • Chọn đơn vị thiết kế nhà hàng chay uy tín, chuyên nghiệp

5.5. Lựa chọn đơn vụ thi công uy tín, chuyên nghiệp

Đây là một trong những giải pháp được nhiều nhà hàng lựa chọn. Mặc dù tốn phí, tuy nhiên, việc lựa chọn một đơn vị thiết kế nhà hàng chay chuyên nghiệp, uy tín sẽ hiện thực hóa ý tưởng của bạn tốt nhất. Chưa kể, với kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ. Họ còn có thể góp ý và giúp bạn xây dựng nên những ý tưởng tốt nhất. Mọi khâu đều được hoàn thiện bài bản và đảm bảo sự đồng bộ trong toàn bộ thiết kế. Thời gian thi công và chi phí sẽ được tiết kiệm đáng kể.
lưu ý khi thiết kế nhà hàng chay

6. Bí quyết thiết kế nhà hàng chay thành công không thể bỏ qua

Nếu bạn muốn thiết kế nên một nhà hàng chay thành công và ấn tượng, đừng bỏ qua những bí quyết độc nhất dưới đây. Những tips “vàng” này sẽ giúp bạn tiếp cận lượng lớn khách hàng, đồng thời đột phá doanh thu.

6.1. Lựa chọn và bày trí nội thất phù hợp

Nội thất là yếu tố quan trọng toát lên tinh thần và hình ảnh của nhà hàng chay. Vừa thể hiện sự đầu tư, tinh tế, vừa phải mộc mạc, gần gũi với con người và thiên nhiên. Và gỗ là lựa chọn hiệu quả nhất để thể hiện điều đó. Những đường vân gỗ tự nhiên cùng gam màu trầm tạo nên vẻ đẹp nghệ thuật và sang trọng. Ngoài ra, nó còn được sử dụng trong nhiều đồ vật tạo nên sự thống nhất trong phong cách. Chưa kể, gỗ là chất liệu đảm bảo độ bền cao.
Tuy nhiên, sử dụng hoàn toàn gỗ thì bạn phải tốn khá nhiều chi phí. Do đó, bạn có thể dùng chất liệu khác thay thế khác như nứa, tre hoặc nhôm, sắt… Chưa kể, phun sơn tĩnh điện giả gỗ cũng là giải pháp hiệu quả mà bạn nên cân nhắc.

6.2. Tận dụng hiệu quả các tiểu cảnh trang trí

Ngoài việc lựa chọn nội thất, các nhà hàng chay nên tận dụng các tiểu cảnh để tạo nên vẻ đẹp khác biệt và tăng tính thẩm mỹ. Từ đó, mang đến cho thực khách những trải nghiệm thi vị trong từng bữa ăn. Hoa sen và tượng Phật là nguồn cảm hứng chủ đạo được sử dụng khá nhiều trong các nhà hàng chay.
Hoa sen là quốc hoa, toát lên vẻ đẹp thuần khiết, thanh tao và thoát tục. Bạn có thể bày trí các bức tranh hoặc chuẩn bị lu hoa sen nở rộ với hương thơm ngào ngạt. Tượng Phật lại toát lên sự an lành, tôn nghiêm hiếm có. Ngoài ra, bạn có thể bài trí cây xanh, hoa cỏ và một số tiểu cảnh khác. Chẳng hạn như ao hồ để nuôi cá, hòn non bộ, hoa tươi, vật dụng thuở xưa, tranh ảnh, các bức phù điêu tạo nên nét đẹp độc đáo riêng của nhà hàng.

6.3. Đầu tư hệ thống ánh sáng

Theo tinh thần Phật giáo, ánh sáng từ bi là một trong những khía cạnh được trú trọng. Chủ kinh doanh nên thiết kế phù hợp để có thể tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, hệ thống đèn chiếu sáng cần được lựa chọn cẩn thận. Thường ánh sáng đèn vàng sẽ được ưa chuộng hơn cả. Bởi nó tạo cảm giác ấm cúng, thoải mái. Đồng thời, kích thích sự thèm ăn của khách hàng.

6.4. Lựa chọn màu sắc có chiều sâu

Để thể hiện sự mộc mạc, gần gũi và thư giãn, các nhà hàng chay không nên lựa chọn những màu sắc sặc sỡ. Hoặc kết hợp nhiều màu sắc. Thông thường, các gam màu sắc chủ đạo được lựa chọn là những gam màu tối (nâu đất, vàng đất, cam đất, màu cánh gián…) hoặc những gam màu trung tính như xạnh, trắng, đen. Ngoài ra, bạn có thể tô điểm thêm màu sắc bằng cây cảnh và một số nội thất để tạo chiều sâu và vẻ đẹp bắt mắt.
bí quyết thiết kế nhà hàng chay

7. Một số ý tưởng thiết kế nhà hàng chay thanh tịnh, ấm cúng

Để mang đến cái nhìn trực quan, cũng như giúp khách hàng hoàn thiện được ý tưởng của mình. Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số mẫu thiết kế nội thất nhà hàng chay đẹp và được ưa chuộng nhất hiện nay.

7.1. Nhà hàng chay đẹp và mộc mạc với chất liệu gỗ

Nội thất gỗ là lối thiết kế được ưa chuộng hơn cả. Vừa tạo cảm giác mộc mạc, gần gũi với thiên nhiên. Vừa toát lên vẻ đẹp sang trọng và thanh lịch. Chưa kể, mùi thơm tự nhiên, nồng ấm của gỗ càng làm tăng sự ấm cúng và không khí thân mật cho nhà hàng.
nhà hàng chay với nội thất gỗ

7.2. Thiết kế nhà hàng chay đẹp với các biểu tượng trang nghiêm

Các biểu tượng Phật giáo khiến cho không gian trở nên yên bình và thanh tịnh hơn. Từ đó, tạo cảm giác bình yên và dễ chịu cho mỗi thực khách. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng vì nó khiến khách hàng bị choáng ngợp. Ngoài ra, bạn có thể bố trí thêm nhạc Phật giáo nhẹ nhàng, du dương giúp tâm hồn thực khách thêm thư thái, tĩnh tâm. Ngoài các biểu tượng Phật giáo, hoa sen cũng được sử dụng khá nhiều. Nhờ đó, mang đến không gian thanh tao, thuần khiết và an nhiên.
nhà hàng chay với tượng phậtnhà hàng chay với hoa sen

7.3. Nhà hàng chay mô hình sân vườn gần gũi với thiên nhiên

Các nhà hàng chay được thiết kế theo mô hình sân vườn là địa điểm được rất nhiều người săn đón. Không gian rộng rãi, thoáng mát với hệ thống sân vườn, cây cảnh bắt mắt. Từ đó, trải nghiệm của thực khách sẽ càng trọn vẹn và được đẩy lên cao. Đặc biệt là cảm giác nhẹ nhàng, thư thái và an yên.
nhà hàng chay gần gũi thiên nhiên
nhà hàng chay với sân vườn

7.4. Nhà hàng chay sang trọng hiện đại

Thiết kế hiện đại, sang trọng có lẽ là điểm nhấn mới cho nhà hàng chay. Những không gian như vậy sẽ đặc biệt thu hút giới trẻ. Bởi họ có được tận hưởng và có những bức hình sống ảo chất lượng.
nhà hàng chay hiện đại
nhà hàng chay sang trọng

7.5. Nhà hàng chay phong cách địa phương

Thiết kế không gian đậm phong cách địa phương là điểm nhấn độc đáo. Nó giúp nhà hàng tăng khả năng cạnh tranh. Với phong cách này, từ đồ ăn cho đến thiết kế đều mang đậm đặc trưng từng vùng miền.
nhà hàng chay phong cách địa phương
Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp bạn có thể thiết kế nhà hàng chay thanh tịnh và ấm cúng. Hy vọng, những thông tin trên sẽ giúp bạn xây dựng nên những ý tưởng thiết kế hoàn hảo nhất. Từ đó, hiện thực hóa trong mô hình kinh doanh một cách hiệu quả. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất về tình hình khởi nghiệp nhà hàng.

Cách 5 công ty F&B chuẩn bị cho một cuộc suy thoái kinh tế

f&b suy thoái kinh tế

Kinh tế xoay chiều cùng bối cảnh xã hội, nền công nghiệp F&B liệu sẽ đi về đâu nếu một cuộc suy thoái sẽ diễn ra?

Các nhà kinh tế gần đây đã cảnh báo rằng một cuộc suy thoái có thể xảy ra. Bloomberg Economics dự đoán khả năng xảy ra điều này là 38% trong năm tới. Nhiều người còn lập luận rằng, ngay cả một nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ cũng đã chấp chới trong suy thoái.
Các đợt suy thoái được Forbes Advisor định nghĩa là thời kỳ suy giảm kinh tế do GDP âm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và chi tiêu tiêu dùng thấp. Những điều này có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm, tùy tiến trình lịch sử.
Sau hơn hai năm chật vật vì đại dịch và khủng hoảng nguồn cung toàn cầu, các công ty F&B đang phải xem xét ảnh hưởng của suy thoái toàn cầu lên doanh nghiệp của họ. Một số thì rất lạc quan về triển vọng của bản thân, nhưng nhiều công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh (CPG) vẫn chưa biết được liệu họ có được trang bị những thứ cần thiết cho cuộc suy thoái sắp tới hay không.
Dưới đây là những gì mà 5 công ty CPG đã chia sẻ về tình trạng của họ và cách họ chuẩn bị cho cuộc suy thoái kinh tế sắp tới gần:

1.Kế hoạch “tập trung tại nhà” của General Mills

Trong cuộc gọi thu nhập hàng quý gần đây của công ty, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành General Mills – Jeff Harmening cho biết, danh mục đầu tư của họ có khả năng duy trì ổn định khi đối mặt với suy thoái. Trong cuộc Đại suy thoái năm 2008, nhu cầu ăn uống tại nhà của người tiêu dùng tăng lên, nhờ đó giúp ích rất nhiều cho các thương hiệu của công ty.
Harmening nói: “Tôi nghĩ rằng, khi người tiêu dùng trở nên quan tâm hơn đến điều kiện kinh tế của bản thân, họ sẽ có xu hướng nấu các bữa ăn tại gia hơn. Bản thân chúng tôi cũng nhận thấy sự sụt giảm trong lưu lượng khách tới các nhà hàng theo từng năm. Còn trong vài tháng gần đây, mọi người lại thích ăn uống ở nhà hơn”.
general mills vẫn tự tin có thể duy trì doanh số trước bối cảnh suy thoái
Harmening cũng cho biết, người tiêu dùng tuy có lo lắng, nhưng vẫn phải tiêu tiền. Vì lẽ đó, ông cũng nói rằng, nhu cầu mua các sản phẩm của General Mills về cơ bản sẽ không có thay đổi, cho dù giá cả có tăng hay giảm.
Jon Nudi – chủ tịch quản lý hoạt động bán lẻ của General Mills tại Bắc Mỹ nói thêm, trong những đợt suy thoái kinh tế trước dây, công ty đã bán được nhiều sản phẩm hơn trên các danh mục của mình, tăng một hoặc hai phần trăm về tổng sản lượng. Trong những thời điểm ấy, “các nhãn hiệu hạng hai và hạng ba” đã mất thị phần vào tay các công ty nhãn hiệu tư nhân.

2.Mondelēz International: Ăn nhẹ là điều cần thiết

Khi được một nhà phân tích hỏi về việc liệu có cần lo lắng về hiệu quả hoạt động của công ty trong thời kỳ suy thoái hay không, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Modelez International Dirk Van de Put đã trả lời rằng “các danh mục của chúng tôi hoạt động khá tốt trong thời kỳ suy thoái”.
Van de Put đặc biệt chú trọng đến các sản phẩm dành cho trẻ em, bao gồm bánh quy Oreo, Chips Ahoy và socola Cadbury, bởi lẽ chúng thường sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực trong thời kỳ suy thoái. Người tiêu dùng vẫn coi đây là mặt hàng ưu tiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Van de Put cho biết, số lượng đồ ăn nhẹ bán ra của công ty hiện chưa có sự thay đổi, nhưng ông không chắc điều này có thể kéo dài. Ông có đề cập đến Oreo – một thương hiệu phổ biến với thế hệ trẻ và gen Z – như một ví dụ về mặt hàng trong danh mục đầu tư của Mondelez đã duy trì được động lực tiêu dùng.
các sản phẩm dành cho trẻ em là danh mục trọng tâm của mondelez international
Trong khi người tiêu dùng có sự gắn bó mật thiết với thương hiệu có khả năng mua lại nhiều hơn, Mondelez lại tập trung “giữ chân” những người tiêu dùng đang tìm cách cắt giảm chi phí. Vị giám đốc nhấn mạnh, công ty ông luôn phải “thông minh” trong cách tiếp cận giá cả.

“Tất cả những gì chúng tôi đang làm là cố gắng trong khả năng của bản thân để chuẩn bị cho một người tiêu dùng có khả năng quay lại mua hàng”, Van de Put nói. “Tuy nhiên cũng có một số xu hướng khó có thể nhận biết như: Người tiêu dùng ngày càng ăn vặt nhiều hơn, sự thích thú của người dùng gia tăng, người dùng trở nên gắn bó hơn với thương hiệu…đôi khi sẽ đóng vai trò cảm tính”.

3.Constellation Brands “tự tin” về khả năng kinh doanh bia

Bill Newlands, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Constellation Brands cho biết trong cuộc họp báo thu nhập hàng quý gần đây nhất của công ty rằng, ông cảm thấy tự tin về doanh số bán hàng trong quý vừa qua. Ông dự đoán rằng, nhu cầu của người tiêu dùng vẫn sẽ tiếp tục tăng, bất chấp một cuộc suy thoái tiềm ẩn.

Khi được một nhà phân tích hỏi rằng doanh nghiệp được định vị như thế nào nếu chi tiêu của người tiêu dùng trở nên yếu hơn, Newlands trả lời rằng, cứ 10 người mua bia thì sẽ có 7 người đã lên kế hoạch mua hàng trước. Ông còn nói, tỷ lệ mua của Constellation – số tiền người tiêu dùng đang chi cho các sản phẩm của hãng, nhân với số lần họ đến cửa hàng – tăng lên so với mức trước đại dịch.
sản phẩm bia corona extra của Constellation Brands
Ông Newlands nói: “Nó có ý nghĩa rất lớn đối với công việc kinh doanh của chúng tôi. “Nó thực sự tăng tốc trong [quý trước] đối với bia so với ba tháng trước đó.”

Ông cho biết Modelo đang hoạt động cực kỳ năng suất, và Corona Extra là sản phẩm đóng góp cho sự tăng trưởng hàng quý mạnh mẽ của Constellation. Newlands cho biết thêm, ông hy vọng năm tới, sự vững chắc của ngành kinh doanh bia sẽ tiếp tục, nhưng vẫn nói thêm rằng “các biến số bí ẩn” trong nền kinh tế vẫn có thể thay đổi mọi thứ.

4.McCormick & Co. đặt cược vào việc nấu ăn tại nhà

Công ty gia vị và nước chấm McCormick & Co. đã phải đối mặt với doanh thu trong quý trước khá thấp do chi phí chuỗi cung ứng cao và các hạn chế về dịch ở Trung Quốc. Thu nhập hoạt động đã điều chỉnh của McCormick & Co. giảm gần 33% trong quý đầu tiên, Giám đốc điều hành Lawrence Kurzius nêu chi tiết trong cuộc gọi thu nhập gần đây nhất của mình.
Ông Kurzius cho biết, bất chấp tình hình này, suy thoái kinh tế ngược lại đã “cải thiện” việc nấu ăn tại nhà và danh mục sản phẩm của họ vẫn kinh doanh tốt trong thời kỳ suy thoái. Tuy nhiên, ông nói thêm, công ty có kế hoạch giữ chân những người tiêu dùng đang phải đối mặt với áp lực kinh tế ngày càng tăng trong năm tới.
sản phẩm phục vụ cho việc nấu ăn tại nhà của mccormick

“Mục tiêu của chúng tôi là có những sản phẩm thu hút người tiêu dùng ở mọi mức giá trên toàn bộ danh mục,” Kurzius nói. “Và giữa việc ra mắt sản phẩm mới, tiếp thị thương hiệu và hoạt động tiếp thị thương hiệu của chúng tôi, công ty vẫn đang cố gắng tìm ra phương hướng giải quyết áp lực đó đối với người tiêu dùng”.
Phương hướng hành động có thể là giảm giá các mặt hàng có kích thước nhỏ hơn, Giám đốc điều hành của công ty kiêm Chủ tịch Brendan Foley tiết lộ. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng nhiều người tiêu dùng đang chuyển sang các mặt hàng có kích thước lớn hơn vì chúng có giá trị hơn.
“Đó là những điều mà chúng tôi đang hướng đến để thúc đẩy phân phối nhiều hơn nữa các mặt hàng trong chủng loại, phục vụ những nhu cầu và mức giá mà người tiêu dùng đang tìm kiếm,” Foley nói.

5.Kraft Heinz chuyển sang kích thước bao bì mới, định giá theo giá trị

Tại Hội nghị quyết định chiến lược hàng năm của Bernstein vào tháng trước, Giám đốc điều hành Kraft Heinz – Miguel Patricio, đã được hỏi về những điều công ty đang làm để giảm thiểu tác động của lạm phát đối với người tiêu dùng.
Patricio đã trả lời, mặc dù công ty đã tăng giá trong năm nay nhưng đó lại không phải trọng tâm duy nhất mà họ hướng đến. Ông nói, một chiến lược mà Kraft Heinz đã áp dụng là thay đổi kích thước và chủng loại bao bì cho gần như tất cả các thương hiệu chính. Đáng chú ý, họ đang thử nghiệm các gói nhỏ hơn cho pho mát Kraft Singles và Mac & Cheese, cũng như gói phổ thông với 12 chai tương cà.

Kraft Heinz đã thay đổi bao bì và kích thước của một số sản phẩm như pho mát
Vị giám đốc điều hành cho biết, Kraft Heinz đang hoạt động như thể cuộc suy thoái đang diễn ra thực sự. Ông nói, việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty không hề suy giảm, nhưng suy thoái kinh tế “có thể đến bất cứ lúc nào và mọi người luôn phải sẵn sàng cho điều đó”.
Patricio còn chia sẻ thêm, công ty đang thử nghiệm quảng cáo các sản phẩm của mình như nguyên liệu trong các bữa ăn – như pho mát và sốt mayonnaise để làm pho mát nướng – và cho người tiêu dùng biết bữa ăn hoàn chỉnh sẽ có giá bao nhiêu. Ông so sánh chiến lược này với các công ty đồ ăn nhanh bán các bữa ăn giá trị.

“Chúng tôi phát hiện ra công ty có triển vọng tốt về mặt giá trị nếu có khả năng truyền đạt nó theo cách đúng đắn,” Patricio nói.

Neutral Foods dùng 12 triệu USD để mở rộng sản xuất sữa không carbon

neutral foods

Neutral Foods đã kết thúc vòng Series A trị giá 12 triệu USD do Breakthrough Energy Ventures, một quỹ đầu tư do tỷ phú Bill Gates đồng sáng lập. Những người tham gia khác trong vòng tài trợ cho công ty sữa không carbon bao gồm Global Brain của Nhật Bản, các đối tác CVC của công ty Kirin Holdings Company Limited, Ngân hàng Norinchukin và Craig Shapiro của Quỹ cộng tác có trụ sở tại New York.

Số tiền này sẽ giúp Neutral Foods tiếp tục mở rộng các kệ hàng của Whole Foods và Sprouts Agricultural Market trên toàn quốc và các cửa hàng Target ở Bờ Tây. Công ty cho biết, họ có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng nhà bán lẻ cung cấp sữa nguyên chất và 2% không chứa carbon vào cuối năm nay. Các khoản tiền này cũng sẽ hỗ trợ việc mở rộng của Neutral Foods trong kênh dịch vụ thực phẩm.

Các công ty như Neutral Foods có cơ hội thuyết phục người tiêu dùng và các nhà đầu tư – những người quan tâm đến tính bền vững. Ngành sữa truyền thống không tốt cho môi trường, vì vậy Neutral Foods cho họ thấy được sự tương phản hoàn toàn về tác động môi trường trong các sản phẩm của mình.

Rất nhiều người chú ý đến sự ô nhiễm mà hệ thống thực phẩm truyền thống gây ra, vì nó chịu trách nhiệm cho hơn 1/3 lượng khí thải nhà kính. Và một số thương hiệu trong các phân khúc dựa trên thực vật, lên men, nuôi cấy tế bào và đồ ăn nhẹ đã được thành lập với mục tiêu cốt lõi là bền vững. Tuy nhiên, rất ít công ty khởi nghiệp tập trung vào môi trường trong các phân khúc thực phẩm sử dụng động vật làm công cụ hoặc nguyên liệu sản xuất bị coi là kém thân thiện với môi trường, trong đó có sữa.

nhiều loại sữa vẫn bị cho là kém thân thiện với môi trường

Neutral Foods thành lập vào năm 2019 và đang ghi dấu ấn như một công ty sản xuất sữa lấy sự bền vững làm trọng tâm. Sữa nguyên chất hữu cơ và sữa 2% được Chứng nhận Trung hòa Carbon bởi Dịch vụ Toàn cầu của SCS.

Cách thức hoạt động của công ty là như sau: Neutral Foods tính toán lượng khí thải carbon ở mọi khía cạnh của một trang trại bò sữa, từ thức ăn cung cấp cho bò, năng lượng sử dụng cho hoạt động của nó, cho tới xăng và năng lượng được sử dụng cho vận tải đường bộ và làm lạnh. Sau đó, công ty làm việc trực tiếp với nông dân để đầu tư và thực hiện các quy trình và cung cấp thức ăn thân thiện với môi trường, như chuyển khí thải mêtan thành năng lượng tái tạo. Đối với bất kỳ lượng khí thải ròng nào còn sót lại, Neutral Foods sẽ mua tín dụng carbon từ các nông dân chăn nuôi bò sữa khác có hệ thống năng lượng tái tạo do bò điều khiển.

quy trình sản xuất sữa của neutral foods gắn bó chặt chẽ với mục tiêu bền vững và thân thiện với môi trường

Khoản đầu tư này từ vốn đầu tư mạo hiểm tập trung vào môi trường do Bill Gates sáng lập – cung là khoản đầu tư thứ hai vào Neutral Foods. Breakthrough Energy Ventures đã dẫn đầu vòng hạt giống sớm của công ty vào tháng 10 năm ngoái. Các nhà đầu tư nổi tiếng khác cũng đã đầu tư tiền vào Neutral Foods, bao gồm Mark Cuban Companies (công ty duy nhất ở lại trong vòng gọi vốn tháng 10 năm ngoái), LeBron James, John Legend và Questlove.

Theo một nghiên cứu của Kearney vào đầu năm nay, nhận thức của người tiêu dùng về tác động khí hậu của việc lựa chọn thực phẩm đang tăng. Cứ 5 người sẽ có 4 người có một chút kiến thức về lĩnh vực này. Trong nghiên cứu của Kearney, khoảng một nửa số người tiêu dùng nói rằng, họ không phải lúc nào cũng mua những thực phẩm thân thiện môi trường được, vì họ nghĩ rằng chúng quá đắt.

sản phẩm sữa trung hòa carbon của neutral foods

Nhưng cũng trong nghiên cứu của Kearney, khoảng 4/10 người nói rằng việc không muốn chuyển sang chế độ ăn chay hoặc thuần chay là trở ngại lớn nhất của họ để chuyển sang một giỏ hàng tập trung vào các vấn đề về môi trường hơn. Các công ty như Neutral Foods sản xuất một loại lương thực truyền thống bằng động vật theo cách thân thiện hơn với môi trường có thể giúp những người tiêu dùng này đáp ứng cả mong muốn về tính bền vững lẫn chế độ ăn uống của họ. Nhiều tài trợ sẽ giúp công ty phát triển, giúp loại sữa này nhanh chóng tiếp cận được với người tiêu dùng và hạ giá thành thông qua quy mô kinh tế. Và khi thâm nhập vào nhiều thị trường hơn, Neutral Foods cũng có thể tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi người về ý nghĩa của “carbon trung tính” – thứ thể giúp nhiều người tiêu dùng đưa ra lựa chọn thân thiện với môi trường hơn hơn khi shopping tại các cửa hàng tạp hóa.

Theo dõi Nhà Hàng Số để tìm hiểu thêm nhiều bài viết thú vị về chuyển động F&B nhé!

Xem thêm:

TOP 20+ nhà hàng hải sản ngon, “hút khách” nhất 2023

nhà hàng hải sản

Khám phá ngay TOP 20+ nhà hàng hải sản tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để thưởng thức thêm nhiều món ngon-mới-lạ trên mảnh đất chữ S này!

Một trong những món ăn được không biết bao nhiêu người yêu thích đó chính là hải sản. Hải sản là đồ tanh, nếu không biết cách làm sẽ khiến cho món mất đi mùi vị. Vì vậy, để chế biến được những món ăn hải sản thơm ngon chắc chắn phải nhờ vào bàn tay của người đầu bếp giỏi, kinh nghiệm. Sau đây sẽ là TOP 20+ nhà hàng hải sản dành cho các bạn từ Bắc vào Nam mà Nhà Hàng Số đã tổng hợp được. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm cho mình những nhà hàng hải sản yêu thích.

Lợi ích khi đến nhà hàng hải sản

Có thể nói hải sản là một trong những thực phẩm được ưa chuộng hàng đầu cũng như mang lại nhiều lợi ích cho con người. Chúng giàu chất dinh dưỡng và đóng vai trò bổ sung các loại protein, vitamin, khoáng chất mà không có ở thịt, rau.

Lợi ích của việc ăn hải sản

  • Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết đến với cơ thể con người: Các vitamin B phức hợp (vitamin B1, B3, biotin, B12…). Vitamin A từ các loại cá hồi, bảo vệ thị lực và tăng cường hệ miễn dịch cũng như khả năng sinh sản. Vitamin D giúp chắc khỏe xương, hấp thụ canxi
  • Tốt cho xương khớp, tăng cường sức khỏe tim mạch: Trong thành phần của các loại hải sản có chứa axit béo omega-3 giúp làm dịu các khớp mềm và giảm độ cứng của xương khớp. Ngoài ra chất axit béo này còn làm giảm đáng kể các nguy cơ về bệnh tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…
  • Đẹp da: Việc ăn hải sản sẽ giúp bạn tránh được các tia UV từ ánh mặt trời nhờ có axit béo omega-3 và giảm mụn trứng cá đáng kể
  • Phát triển trí não, chống lại chứng trầm cảm: Nhờ có omega-3 làm giảm hội chứng Alzheimer của người và giúp con người cảm thấy vui vẻ hơn, lạc quan hơn, tránh chứng trầm cảm. Ngoài ra lượng DHA và EPA còn kích thích sự phát triển của trí não.
  • Lợi ích cho việc mang thai: Ăn hải sản giúp giảm tỉ lệ nguy cơ sinh non, có lợi ích tích cực trong việc tăng cân của thai nhi

Chính vì những lợi ích mà hải sản đem lại nên đây cũng chính là món ăn mà rất nhiều người yêu thích. Việc nấu nướng, chế biến ở nhà sẽ không đảm bảo được hết vị ngon, độ hấp dẫn bằng việc thưởng thức tại nhà hàng qua bàn tay của người đầu bếp chuyên nghiệp. Sau đây là những lợi ích có được khi đến nhà hàng hải sản.

Lợi ích khi đến nhà hàng hải sản

  • Được thưởng thức nhiều loại món ăn
  • Có đầy đủ các món cùng với nước chấm đặc trưng
  • Đảm bảo không làm mất đi chất dinh dưỡng của hải sản và vẫn được giữ được độ ngon
  • Không phải mất công dọn dẹp sau khi chế biến các loại hải sản

lợi ích khi đến nhà hàng hải sản

TOP 10 nhà hàng hải sản nức tiếng tại Hà Nội

1. Hải sản Biển Đông

  • Địa chỉ: 2 Ngõ 84 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Quận Cầu Giấy | số 794 Đường Láng, quận Đống Đa | Đường Đê Vàng, tổ 3, phường Giang Biên, quận Long Biên | TTTM Times City, số 458 Minh Khai, lô 22, đường số 3 | Tầng B2-R6-30, TTTM Royal City, quận Thanh Xuân
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:30
  • Giá tham khảo: 300.000 – 400.000

Nằm trong TOP các nhà hàng hải sản không thể bỏ lỡ đó chính là hải sản Biển Đông. Ai là người sành ăn hải sản chắc hẳn sẽ không còn xa lạ với nhà hàng nổi tiếng, xuất hiện trên nhiều quận nội thành Hà Nội.
cua tôm hải sản biển đông
Các cơ sở được nằm tại nhiều vị trí đắc địa, thuận tiện cho thực khách ghé qua để thưởng thức hải sản. Không gian nơi đây rộng rãi, thoáng mát với thiết kế 5 tầng, đáp ứng sức chứa được số lượng đông khách hàng.
ghẹ xanh rang muối hải sản biển đôngMón ăn nơi đây được chế biến vô cùng công phu, tỉ mỉ. Hải sản nơi đây được nhập trực tiếp từ các vực biển lớn nổi tiếng như Kiên Giang, Cà Mau, Cát Bà,… Tất cả đều được kiểm chọn kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn, sạch sẽ trong khâu chế biến đến tay thực khách. Từng món ăn thơm đậm vị tươi ngon.
lẩu hải sản biển đông
Không những vậy, mỗi món đều được trang trí, bày biện cẩn thận, càng làm tăng sức hút từ thị giác, khứu giác cho đến vị giác. Nếu bạn là một tín đồ sành ăn hải sản thì đừng nên bỏ qua Hải sản Biển Đông nhé!
sashimi hải sản biển đông

12 Buffet Chef Dzung

  • Địa chỉ: tầng 3, số 71 đường Nguyễn Chí Thanh, quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 11h00 – 14h30 | 18h00 – 21h45
  • Khoảng giá: 350.000 – 400.000

Nếu hỏi nhà hàng hải sản nào có menu đa dạng nhất thì Nhà Hàng Số sẽ trả lời chính là Buffet Chef Dzung. Đa dạng các món hải sản, với hơn 200 món các loại, Chef Dzung đã khiến trái tim của không biết bao nhiều thực khách “gục ngã”.
lẩu hải sản buffet chef dzung
Ưu thế về diện tích lớn với hơn 2000m2, gồm 8 khu vực và có sức chưa lên đến 600 khách, nơi đây trở thành một địa điểm hấp dẫn để tổ chức liên hoan, tiệc tùng, sự kiện,… Với một không gian rộng rãi, thoáng mát như vậy, Chef Dzung còn được yêu thích bởi thiết kế sang trọng, từng đường nét được đầu tư tỉ mỉ, tinh tế và mang chất phóng khoáng với nhiều màu sắc được tô lên.
bề bề buffet chef dzung cá hồi buffet chef dzung
Nguyên liệu tại đây được lựa chọn những loại cao cấp, chất lượng nhất mong muốn mang tới thực khách trải nghiệm bữa ăn tuyệt vời nhất. Điều đặc biệt ở Chef Dzung là bạn có thể lựa chọn từng loại hải sản trực tiếp trong bể để đầu bếp chế biến. Điều đó giúp cho món ăn càng trở nên tươi ngon, hấp dẫn hơn.
các loại hải sản buffet chef dzung hải sản buffet chef dzung
Menu đa dạng các món ăn, bạn sẽ được thoải mái lựa chọn theo sở thích. Từng món ăn được chế biến vừa vặn, đậm đà mùi thơm, hấp dẫn bởi cách bài trí cho từng món ăn.
nướng buffet chef dzung

3. Hải sản Phố

  • Địa chỉ: 48 Liễu Giai, P. Cống Vị, Quận Ba Đình, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:30
  • Khoảng giá: 350.000 – 400.000

Được thành lập từ năm 2016, cho đến nay, Hải sản Phố được nằm trong top nhà hàng hải sản nổi tiếng bậc nhất Hà thành.
hải sản phố
Bước vào trong bạn sẽ thấy được không gian rộng, thoáng và vô cùng sạch sẽ của nhà hàng. Buổi tối nơi đây thắp lên những ánh đèn lồng lung linh, huyền ảo vô cùng đẹp mắt, khiến nhà hàng trở nên sang trọng hơn rất nhiều. Thế nên khi nhắc tới Hải sản Phố, người ta sẽ nghĩ ngay đến sự cao cấp, sang chảnh.
tôm hùm hải sản phố
Món ăn ở đây vô cùng đa dạng, ngoài các món về hải sản, còn có món ăn tráng miệng, rau củ quả,… Từng món được bày lên đã thấy sự tươi ngon, hấp dẫn. Trong khi chờ đợi hải sản, bạn có thể gọi các món được khá nhiều người yêu thích tại đây như: sashimi, cháo, salad, bánh mì bơ tỏi,…
tôm nướng phô mai thế giới hải sản tôm hải sản phố
Để kể đến món hải sản đã chiếm trái tim của không biết bao nhiêu thực khách thì không thể không nhắc tới hàu nướng phô mai, thịt cua sốt cà ri. Hàu ở đây được lựa chọn kỹ lưỡng, mỗi con hàu đều to, nhiều sữa, được chế biến lên béo ngậy, thơm ngon.
cua hải sản phố

4. Nhà hàng Cửu Ngư Lầu

  • Địa chỉ: 413 u Cơ, Quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 300.000 – 500.000

Nằm trong TOP các nhà hàng hải sản ngon nổi tiếng Hà thành tiếp sau đây mà Nhà Hàng Số muốn giới thiệu đó là Cửu Ngư Lầu.
cá hồi nhà hàng cửu ngư lầu
Nhà hàng được nằm ngay trên con đường u Cơ, hướng nhìn ra Hồ Tây là một lợi thế lớn. Vì vậy Cửu Ngư Lầu đã chiếm trọn trái tim của rất nhiều thực khách. Không gian nơi đây vừa sang trọng vừa thoáng mát bởi hướng mặt ra hồ. Tone màu chủ đạo của nhà hàng là màu đỏ đô, mang đến nét quý phái, sang chảnh.
hàu nhà hàng cửu ngư lầu nhà hàng cửu ngư lầu
Món ăn nơi đây là một điểm cộng vô cùng lớn bởi độ tươi ngon, cẩn thận trong từng khâu chế biến. Thưởng thức từng món ăn, bạn sẽ thấy ngay được độ tươi, giòn, ngọt của hải sản tươi. Bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp của con tôm hùm được đầu bếp chế biến và bài trí ra đĩa. Không những to mà nó còn vô cùng nhiều thịt, ăn vào cảm nhận rõ độ ngọt, săn chắc trong từng miếng thịt. Cùng với đó là nước chấm thần thánh, chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.
tôm nhà hàng cửu ngư lầu
Đồ hải sản tại Cửu Ngư Lầu khá đa dạng, nổi bật nhất không thể bỏ qua: sò huyết, ốc hương rang me,… Từng món ăn đi kèm với một loại nước chấm khác nhau cùng những gia vị tẩm ướp đậm đà, vừa vặn, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời!
tôm nướng phô mai nhà hàng cửu ngư lầu
Xem thêm:

5. Lẩu Hải Sản Tadifar

  • Địa chỉ: 652 Đường Láng, Quận Đống Đa, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 09:30 – 14:00 | 16:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 150.000 – 200.000

Nếu bạn là một tín đồ đam mê các món ăn hải sản thì chắc chắn không thể bỏ qua nhà hàng hải sản Tadifar.
cua hấp nhà hàng tadifar
Với lối thiết kế theo tone chủ đạo là màu trầm, mang đến nét cá tính hòa với sự ấm áp, gần gũi tới thực khách. Không gian khá thoáng, rộng rãi, thích hợp là nơi tụ tập bạn bè, tổ chức sự kiện,… Ánh sáng nơi đây chủ yếu được lấy từ ánh đèn chùm, tạo sự gần gũi, giản dị.
hải sản tadifar
Món ăn tại Lẩu hải sản Tadifar cũng không kém phần hấp dẫn. Nơi đây sẽ thích hợp cho những bạn thích ăn cay bởi các món xào thường sẽ có thêm vị cay nhè nhẹ của sả, tỏi và ớt. Cùng với đó là vị biển khơi tươi ngon của hải sản khiến món ăn đậm đà, thơm ngon.
lẩu hải sản tadifar
Khi nhắc tới món nướng, là một fan cứng nơi đây chắc chắn sẽ nói tới hương vị thơm cuốn hút bởi hành lá, phô mai và bơ béo ngậy. Từng nguyên liệu được chọn lọc kỹ càng, nhập trực tiếp từ biển Thanh Hóa, Quảng Ninh, đảm bảo độ tươi ngon. Tại đây, có đa dạng các món ăn hải sản từ gọi món cho đến lẩu. Đồ nhúng lẩu vô cùng tươi ngon, nhiều loại như mực nang, chả cá, mực ống, bạch tuộc,…
hải sản nhà hàng tadifar

6. Hải sản Mỹ Hạnh

  • Địa chỉ: 102 Tố Hữu, Quận Hà Đông
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:30
  • Khoảng giá: 150.000 – 500.000

Nói về nhà hàng hải sản mang nét Việt cổ thuần túy có lẽ Hải sản Mỹ Hạnh chính là nơi như vậy. Với một không gian không quá cầu kỳ, mang đến cho thực khách cảm giác yên tĩnh. Từng chiếc bàn, cái ghế cho đến đèn đều được thiết kế đơn giản mang phong cách cổ đậm chất Việt.
bể hải sản nhà hàng mỹ hạnh
Hải sản tại nhà hàng Mỹ Hạnh được rất nhiều người yêu thích bởi độ tươi, ngon, to và trang trí vô cùng bắt mắt. Một menu đa dạng với các món ăn được chế biến từ hải sản, gia vị tẩm ướp đậm đà chuẩn vị Việt. Nếu bạn có ghé qua đây đừng quên gọi những món best seller nhà Mỹ Hạnh như: cua sốt me, tôm muối ớt, bề bề sốt me, tôm phô mai đút lò, lẩu hải sản Thái,… Thưởng thức từng món bạn sẽ thấy độ “thơm ngon đến từng thớ thịt” tại đây.
cua nhà hàng mỹ hạnh hải sản nhà hàng mỹ hạnh
tôm hùm nhà hàng mỹ hạnh
tôm hùm nướng phô mai nhà hàng mỹ hạnh

7. Phố Ngon 37

  • Địa chỉ: Tầng 5, IPH, 239 Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 500.000 – 600.000

Một nhà hàng hải sản ngon, nổi tiếng, có vị trí nằm trong tòa nhà Lotte đó chính là Phố Ngon 37. Không gian quán khá rộng rãi, thiết kế tinh tế, sang trọng với một hệ thống đèn led lung linh, huyền ảo.
lẩu nhà hàng phố ngon 37
Món ăn nơi đây được thực khách đánh giá rất cao, đa dạng các món từ Bắc vào Nam. Nếu bạn tới đây đừng quên gọi các món best seller nhà Phố Ngon 37 như: tôm chiên muối ớt, gỏi tôm sú Thái, bề bề sốt me, lẩu cua gạch Hạ Long,… Tôm ở đây được tuyển chọn kỹ lưỡng, thịt mềm, thơm được chiên giòn cùng nước chấm sốt đậm đà. Gỏi tôm được chế biến với vị cay cay mà những ai có sở thích ăn cay không thể bỏ qua khi đến nơi đây.

8. Buffet hải sản Cửu Vân Long

  • Địa chỉ: Tầng 6, Discovery Complex, 302 Cầu Giấy, Quận Cầu Giấy
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 299.000 – 339.000

Mang lối thiết kế của phong cách Hong Kong sang trọng, Cửu Vân Long là nhà hàng hải sản nổi tiếng đình đám trong giới “đam mê” buffet hải sản”. Là một nhà hàng 5 sao, chiếm trọn 6 tầng của tòa nhà Discovery Complex, chính vì thế mà không gian nơi đây vô cùng rộng và thoáng.
buffet cửu vân long
Khi đến nơi đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng ngay khu vực hải sản sống, con nào con nấy đều to, ngon và cực kỳ hấp dẫn. Tại đây, bạn còn được trực tiếp lựa chọn những con hải sản tươi sống để được đầu bếp chế biến. Chính vì thế mà mỗi loại món ăn đều được đảm bảo độ tươi, ngon và theo ý thích của mỗi khách hàng.
cá hồi cuộn buffet cử vân long cuộn cá hồi buffet cử vân long hàu nướng phô mau buffet cửu vân long
Nguyên liệu được tuyển chọn kỹ càng ngay từ khâu đầu, lựa chọn cẩn thận. Mỗi món ăn được bê lên đều hấp dẫn và vô cùng “đã mắt”. Tại Cửu Vân Long chủ yếu là buffet lẩu, nướng và được thực khách đón nhận rất nhiều. Ngoài ra, tại khu vực tự phục vụ còn có những món khai vị, tráng miếng cũng siêu ngon và đậm đà.
ốc đá buffet cửu vân long

9. Thế giới hải sản

  • Địa chỉ: 7A Trần Hưng Đạo, Quận Hoàn Kiếm | Số 18 đường Dương Đình Nghệ, quận Cầu Giấy | Số 99 Mễ Trì, tầng 1-2, Tháp C, tòa nhà Golden Palace | Số 195 đường Thái Thịnh, quận Đống Đa | Số 9A đường Đào Tấn, quận Ba Đình
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 100.000 – 500.000

Không hổ danh là nhà hàng hải sản với một cái tên “Thế giới hải sản”, nơi đây đã làm mưa làm gió với không biết bao nhiêu con người.
tôm hùm thế giới hải sản
Tại đây có một không gian “siêu siêu” rộng, chia làm nhiều khu vực khác nhau và có không gian riêng để khách hàng có thể tổ chức sự kiện, tiệc tùng,… Ngoài ra, nhà hàng còn trang trí cây cối tạo sự thoáng mát cùng với tone màu xanh nước biển chủ đạo. Điều đó khiến thực khách khi đến nơi đây không khỏi nghĩ đang đến một vùng biển khơi.
tôm nướng phô mai thế giới hải sản cá sốt thế giới hải sản
Nếu nói về thế giới hải sản, chắc chắn bạn sẽ phải nghĩ ngay đến cua, cá hồi, tôm,… Với bàn tay của đầu bếp có hơn 20 năm kinh nghiệm và một nhà hàng được thành lập từ năm 2013, bạn sẽ được thưởng thức vô vàn các món ngon như: lẩu hải sản, súp tôm Thái, súp hải sản rong biển, tôm hùm nướng phô mai, cua tuyết,… Đặc biệt tại đây bạn còn được thưởng thức một món ăn “sang chảnh”: cá Bơn Olive được lấy từ đảo JeJu Hàn Quốc. Nghe đã đủ thấy hấp dẫn rồi phải không nào?
cá nướng thế giới hải sản

10. Nhà hàng Cua Nhà Tô (Tomato)

  • Địa chỉ: 33 Nguyễn Thị Định, Cầu Giấy, Hà Nội | 82 Lê Văn Hưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 23:00
  • Khoảng giá: 399.000 – 599.000

Nằm trong TOP nhà hàng hải sản mà bạn không nên bỏ qua đó chính là Cua Nhà Tôm (Tomato).
tôm hùm nướng phô mai cua nhà tô
Cua Nhà Tôm được thiết kế mang phong cách đơn giản, chỗ ngồi được cải cách theo kiểu Nhật Bản đem lại sự ấm cúng đến với thực khách. Ngoài ra, nơi đây còn được nổi bật với một khung biển lớn bên ngoài và hình con cua màu cam vô cùng nổi trội. Thực khách khi đến đây sẽ được thưởng thức những món ăn tươi ngon, hấp dẫn từ tay đầu bếp có nhiều năm kinh nghiệm.
ốc cua nhà tô lẩu hải sản cua nhà tô cua nhà tô
Nguyên liệu hải sản tại đây được lựa chọn cẩn thận, đảm bảo độ tươi ngon 100%. Mỗi món ăn đều được tẩm ướp, chế biến vừa vặn, mang hương vị riêng của nhà hàng. Cua được nhập từ vùng biển Cà Mau, lựa chọn những con to nhất, tươi nhất và ngon nhất để khách hàng được thưởng thức một cách trọn vẹn nhất. Nổi tiếng ở vùng biển Cà Mau là cua, vì vậy bạn sẽ được trải nghiệm độ ngon của lời đồn qua những món như: cua sốt sambal ngọt ngọt chua chua ăn vừa miệng, cua sốt me,…
tôm sốt nhà hàng vua cua
Một menu đa dạng với nhiều món ăn hấp dẫn, vô vàn các món được chế biến từ hải sản. Nếu bạn có ghé qua đây đừng quên thưởng thức thêm các món như: nộm sứa, lẩu hải sản, cua, bạch tuộc mang vị cay cay, tôm xoài,…
tôm nhà hàng vua cua

Nhà hàng hải sản tại Hồ Chí Minh

11. Nhà hàng NS Bến Thuyền

  • Địa chỉ: 11 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 14, Phú Nhuận, HCM
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 21:30
  • Khoảng giá: 250.000 – 450.000

Một nhà hàng hải sản nổi tiếng, với tuổi đời trên 60 năm mà bạn không thể bỏ qua đó chính là NS Bến Thuyền. Đặt ra 3 tiêu chí: sáng tạo món ăn ngon, trải nghiệm ẩm thực độc đáo và phục vụ hết lòng, tại đây đã thu hút và chiếm trái tim của không biết bao nhiêu thực khách.
cua chiên nhà hàng ns bến thuyền
Không gian được thiết kế với tone màu trầm là chủ đạo, tạo nên sự sang trọng, thanh lịch mà lại ấm cúng. Ưu điểm nơi đây là sở hữu diện tích khá lớn, đủ cho sức chứa lên đến 600 khách hàng. Vì vậy bạn có thể tổ chức tiệc tùng, sự kiện và có phòng riêng cho nhóm 6-35 người.
hàu nướng nhà hàng ns bến thuyền
cá nhà hàng ns bến thuyền
Đến với NS Bến Thuyền, bạn sẽ được làm việc hết công suất với 3 loại giác quan: thị giác, khứu giác và vị giác. Bởi từng món ăn nơi đây đều được chế biến cẩn thận, tẩm ướp gia vị thơm ngon đậm đà. Đừng quên đến đây và thưởng thức các món ăn mới lạ với phong vị từ u đến Á. Đặc biệt, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi được trải nghiệm các món như: cá mú hấp xì dầu, tôm sú hấp trái dừa, hàu nướng sốt wasabi, cua rang me,…
lẩu hải sản nhà hàng ns bến thuyền

12. Nhà hàng Lobster Bay

  • Địa chỉ: 10B Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3, HCM | 484 Nguyễn Tri Phương, Phường 9, Quận 10, HCM
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 200.000 – 300.000

Đứng thứ 2 trong danh sách nhà hàng hải sản ngon nổi tiếng tại Hồ Chí Minh phải nhắc tới Lobster Bay. Mang theo cảm hứng ẩm thực từ các nước u Mỹ, nơi đây được vô vàn thực khách yêu thích bởi món ăn “quyến rũ” của tôm hùm Alaska và sốt cajun kết hợp từ 15 loại gia vị mà chỉ riêng Lobster Bay mới có. Nhờ có nước sốt đó đã tạo cho món ăn hương vị béo ngậy mang chút cay cay phù hợp với khẩu vị Việt.
cua sốt lobster bay
Là một nhà hàng lớn chuyên cung cấp hải sản, uy tín, chất lượng, vì thế mà mỗi món ăn tại đây đều được thực khách đánh giá rất cao. Từng loại đều được tuyển chọn kỹ càng, đảm bảo độ tươi ngon, săn chắc.
miến cua lobster bay súp bề bề lobster bay miến mực sốt xí muội lobster bay miến tôm hùm lober bay
Thực đơn tại đây vô cùng đa dạng, điển hình phải kể đến như: tôm hùm Alaska 9 vị, tôm mũ ni rang muối Hong Kong, ốc hương tỏi ớt, súp bào ngư cồi điệp, chân cua Kingcrab chế biến theo phong cách u Mỹ,… Nghe cái tên thôi đã thấy sự “sang”, sự thơm và sự “quyến rũ” ở đây rồi!
súp cua lobster bay

13. Hải sản Rạn Biển

  • Địa chỉ: 20 Phan Thúc Duyện, Phường 4, Quận Tân Bình| 25 Kỳ Đồng, Phường 9, Quận 3 | 12 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 19, Quận Bình Thạnh | Số 6 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phường Đao Kao, Quận 1 | 22 Võ Văn Tần, Phường 6, Quận 3 | …
  • Giờ mở cửa: Luôn mở cửa

Mang trong mình tiêu chí “đúng chất, đủ lượng”, nhà hàng hải sản Rạn Biển đã chiếm được lòng tin và sự hài lòng của vô số thực khách.
Khác với những nhà hàng khác, khi tới đây bạn sẽ phải choáng ngợp bởi không gian rộng lớn cùng với bể tháp hải sản 3 tầng đặt ngay sau khi bước chân vào. Một bể hải sản “đồ sộ” giúp thực khách có thể ngắm nhìn “đã mắt”. Nơi đây được chia làm 3 khu vực: bể bơi, trong nhà và ngoài trời được thiết kế xanh mát, rộng rãi. Đặc biệt tại đây còn có hơn 20 phòng VIP để phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng.
bào ngư hàn quốc hải sản rạn biển cá hải sản rạn biển cua hải sản rạn biển
Đến với Rạn Biển, bạn sẽ phải ngạc nhiên bởi một menu đa dạng các món ăn và được chế biến, bài trí cẩn thận, vô cùng nổi bật, hấp dẫn. Với trên 50 loại hải sản được Rạn Biển lựa chọn kỹ lưỡng từ các vùng đảo Trường Sa, Phú Quý, biển nông, biển sâu cho đến nhập khẩu. Tất cả đều đảm bảo được độ tươi ngon, to chắc để mang tới cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất.
cua sốt hải sản rạn biển sashimi hải sản rạn biển hải sản rạn biển
Nếu bạn có ghé qua đây thì đừng quên gọi những món best seller: cá đuối, cá mú hấp kiểu Hong Kong, ốc đỏ, gỏi ốc tai tượng,… Ngoài ra còn có những món ăn nhẹ như salad rong nho cũng được rất nhiều thực khách yêu thích.
tôm hùm hải sản rạn biển

14. Nhà hàng hải sản Sepia

  • Địa chỉ: 01 Khổng Tử, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức, HCM
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 23:30

Nếu hỏi đâu là nhà hàng hải sản nổi tiếng ngon ở trung tâm quận Thủ Đức thì Nhà Hàng Số sẽ nhắc đến Sepia. Mang phong cách sang trọng, một không gian vô cùng rộng lớn với khoảng 4000m2, bạn sẽ bị choáng ngợp khi bước vào đây.
bào ngư nhà hàng sepia
Đến với Sepia bạn sẽ được chiêm ngưỡng một sân vườn rộng rãi, xanh mát, thoáng đãng cùng với hệ thống phòng VIP và hội trường “sang-xịn-mịn”. Nhờ đó, tại đây đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng từ ăn đơn giản cho đến tổ chức tiệc tùng, sự kiện,… Điểm nổi bật ở Sepia là hai hồ hải sản ba tầng đồ sộ, hoành tráng với đủ các loại hải sản được cập nhật từng ngày.
cá nhà hàng sepia hải sản nhà hàng sepia
Từng loại hải sản nơi đây đều được lựa chọn cẩn thận, tươi sống. Chính vì vậy, mỗi món ăn tại nhà hàng là sự kết hợp tuyệt vời giữa thực phẩm hảo hạng và bàn tay khéo léo, điêu nghệ của đầu bếp. Tại nhà hàng, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn được chế biến từ hàu, ốc vòi voi, tôm hùm Alaska, ốc hoàng hậu, tu hài, tôm càng xanh, tôm tít,… Các món ăn đều được tẩm ướp, chế biến tỉ mỉ, đậm vị.
tôm nướng nhà hàng sepia

15. Nhà Hàng Dìn Ký

  • Địa chỉ: 142/18 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, HCM | 137C Nguyễn Trãi, Phường Bến Thành, Quận 1, HCM | 6-8 Hồng Hà, Phường 9, Quận Phú Nhuận, HCM
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 23:30

Nằm trong TOP các nhà hàng hải sản ngon, nổi tiếng tại Hồ Chí Minh tiếp theo mà Nhà Hàng Số muốn nói đến chính là Dìn Ký. Đây là nhà hàng cao cấp, sang trọng cùng với một sân vườn rộng rãi, mát mẻ, độc đáo.
miến cua nhà hàng dìn ký
Hải sản tại đây đa dạng từ bình dân cho đến thượng hạng, phục vụ mọi nhu cầu của thực khách. Với hơn 300 món các loại mang nhiều văn hóa ẩm thực từ u-Á, Hoa cho đến hương vị Việt thuần túy. Nguồn thực phẩm tươi sạch, được tuyển chọn cẩn thận, đảm bảo sẽ đem tới cho thực khách trải nghiệm tuyệt vời nhất.
bào ngư nướng nhà hàng dìn ký lòng xào nhà hàng dìn ký salad tôm nhà hàng dìn ký tôm chiên nhà hàng dìn ký
Ngoài ra, nơi đây còn được nhiều thực khách yêu thích bởi sự chu đáo, nhiệt tình của đội ngũ nhân viên. Họ luôn sẵn sàng, nhanh nhẹn mong muốn đem tới cho thực khách những bữa ăn ngon miệng nhất.
tôm hùm nhà hàng dìn ký

16. Nhà hàng Út Cà Mau

  • Địa chỉ: 215 Điện Biên Phủ, Phường 6, Quận 3 | 512 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, HCM
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 150.000 – 220.000

Nếu bạn là người đam mê, yêu thích những món ăn về cua thì đừng nên bỏ qua nhà hàng hải sản Út Cà Mau.
lẩu hải sản nhà hàng út cà mau
Vùng biển Cà Mau đã gây thương nhớ đến không biết bao nhiêu con người bởi chính những món ăn về cua. Tại Út Cà Mau, bạn sẽ được thưởng thức những món ăn về cua được nhập trực tiếp tại vùng biển ở Cà Mau, đảm bảo “còn sống, dày thịt và vỏ cứng”. Với 3 tiêu chí đó, cua tại đây luôn đảm bảo được độ tươi ngon, thơm và nhiều thịt.
cua nhà hàng út cà mau cua phô mai nhà hàng út cà mau
Sự cẩn thận ngay từ khâu tuyển chọn giúp cho những món ăn tại nhà hàng càng được lòng tin yêu của thực khách. Nguyên liệu chính là then chốt của món ăn, đó cũng là điều quan trọng để nhà hàng có thể chế biến, tạo ra những món ăn mang hương vị “tuyệt vời” đến với khách hàng.
hải sản nhà hàng út cà mau mực xào nhà hàng út cà mau
Nếu bạn có ghé qua nơi đây, đừng quên gọi các món best seller như: lẩu cua, cua cà ri, cua bát quái, cua sốt trứng muối, cua rang me,… Nghe cái tên đã thấy vị ngon trong đó rồi! Ngoài ra, Út Cà Mau còn có: mực một nắng, cá bã trầu, cá saba Nhật nướng giấy bạc, hàu nướng phomai, bạch tuộc nướng muối ớt,… Cũng là những món ăn đã chiếm trọn trái tim của không biết bao nhiêu thực khách đến nơi đây.
tôm chiên nhà hàng út cà mau

17. Nhà hàng Vua Cua

  • Địa chỉ: 176 Sư Vạn Hạnh Phường 9, Quận 5, HCM
  • Giờ mở cửa: 10:00 – 14:00 | 16:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 600.000 – 3.500.000

Nếu hỏi nhà hàng hải sản nào khiến bạn say đắm nhất khi đến quận 5 thì Nhà Hàng Số sẽ nói đến Vua Cua. Đến nơi đây, bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời với phong cách phục vụ nhiệt tình, cẩn thận của đội ngũ nhân viên. Bạn sẽ được tư vấn kỹ lưỡng, tận tâm để gọi những món ăn hợp khẩu vị và sở thích của mình nhất.
cua nhà hàng vua cua cua sốt nhà hàng vua cua hải sản nhà hàng vua cua ốc móng tay nhà hàng vua cua
Cùng với đó là một menu đa dạng, trình bày tinh tế, bắt mắt. Những món đã chiếm lòng rất nhiều thực khách khi đến nơi đây phải kể đến: cua sốt me, cua sốt trứng muối, nem cua, hàu nướng, hàu đút lò,…
ốc nhà hàng vua cua tôm nhà hàng vua cua tôm sốt nhà hàng vua cua
Xem thêm:

18. Jumbo Seafood

  • Địa chỉ: 6 Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Quận 1 | Tầng 1, 2-4-6 Đồng Khới, Bến Nghé, Quận 1, HCM | …
  • Giờ mở cửa: 11:00 – 14:00 | 17:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 230.000 – 2.400.000

Khác với những nhà hàng hải sản khác, tại Jumbo Seafood, bạn sẽ được đắm chìm trong không gian mang vẻ đẹp từ Singapore tinh tế, sang trọng nhưng không mất đi vẻ ấm cúng.
cá bống tương sốt nonya nhà hàng jumbo seafood
Có mặt từ năm 2017 cho đến nay, Jumbo Seafood vẫn luôn nằm trong top đầu những nhà hàng hải sản nổi tiếng, cao cấp tại Việt Nam.
cua nhà hàng jumbo seafood
Mang hương vị thuần túy từ xứ Đảo quốc sư tử, các món ăn đều được chế biến bởi bàn tay khéo lẽo của bếp trưởng chuyên gia người Sing. Điều này nhằm mang tới cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời nhất với những món ăn đặc sắc, nguyên vị văn hóa ẩm thức Singapore.
da cá sốt hoàng kim nhà hàng jumbo seafood hải sản nhà hàng jumbo seafood
Ngoài ra, từng món ăn còn được chế biến, trang trí cẩn thận, bắt mắt, tạo nên một cái nhìn sang trọng, cao cấp đến với thực khách. Nếu có ghé qua nơi đây, bạn hãy thưởng thức ngay cua số tiêu đen – một món ăn best seller nổi bật của nhà hàng.
hải sản cua nhà hàng jumbo seafood

19. Nhà Hàng Hải Sản Đại Dương

  • Địa chỉ: 289 Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Quận Bình Tân
  • Giờ mở cửa: 09:00 – 22:00
  • Khoảng giá: 20.000 – 350.000

Nhà hàng tiếp theo mà Nhà Hàng Số muốn giới thiệu đến bạn đó chính là nhà hàng hải sản Đại Dương. Một điểm cộng của nhà hàng là sở hữu một không gian thoáng mát và có những bạn nhân viên vô cùng gần gũi, nhiệt tình. Với mục tiêu xây dựng hệ sinh thái hoàn chỉnh và sản phẩm chất lượng ổn định, giá cả hợp lý nhất, Hải sản Đại Dương đã không ngừng phát triển và nâng tầm với các món ăn tươi ngon, độc đáo.
tôm nhà hàng đại dương
Từ những kinh nghiệm kết hợp với sự sáng tạo và trách nhiệm ngay từ khâu lựa chọn nguyên liệu cho đến khi được đem tới thực khách. Mỗi món ăn đều được đảm bảo chất dinh dưỡng, sạch sẽ và mang tới cho thực khách sự yên tâm và hài lòng khi được thưởng thức món ăn tại đây.
cá hồi nhà hàng đại dương hàu nhà hàng đại dương
tôm nướng phô mai nhà hàng đại dương hàu nướng nhà hàng đại dương

20. Bà Cô Lốc Cốc

  • Địa chỉ: 222 Khánh Hội, Phường 6, Quận 4, TP HCM
  • Giờ mở cửa: 11:00 – 23:30
  • Khoảng giá: 20.000 – 250.000

Khi nhắc đến Bà Cô Lốc Cốc, chắc hẳn ai cũng biết đến đây là một nhà hàng hải sản ngon nổi tiếng khắp quận 4. Được thiết kế theo phong cách đơn giản, tông màu trầm làm chủ đạo, tại nên không gian ấm cúng, gần gũi. Ngay với ấn tượng đầu tiên chính là logo một bà cô cười rạng rỡ chào khách hàng cực ngỗ nghĩnh.
sò bà cô lốc cốc
Menu ở đây khá đa dạng và hấp dẫn với nhiều cái tên cực lôi cuốn. Nằm top đầu các món ăn ngon được nhiều thực khách yêu thích phải kể đến nghêu sốt cam, hàu sốt chanh dây đá bào, tu hài nấu trái vải, ốc hương sốt xoài,… Ngoài ra còn có cả các món nướng mọi, nướng mỡ hành, xào tỏi, xào me, rang muối,…
ốc móng tay bà cô lốc cốc ốc bà cô lốc cốc
Từng nguyên liệu tại đây đều được nhập và chế biến trong ngày, đảm bảo độ tươi, ngon tự nhiên và an toàn vệ sinh. Chắc chắn tại Bà Cô Lốc Cốc sẽ không làm bạn thất vọng.
tôm sốt wabi bà cô lốc cốc

21. Stix Restaurant

  • Địa chỉ: 174A Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP HCM
  • Giờ mở cửa: 06:00 – 22:00

Lọt trong những nhà hàng hải sản lớn, nổi tiếng nằm trong top đầy tại Hồ Chí Minh đó chính là Stix Restaurant. Thuộc chuỗi hệ thống nhà hàng Hải Yến, tại đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một không gian rộng lớn, quy mô và sang trọng.
mực nướng stix restaurant
Với phong cách ẩm thực đầy sáng tạo, tại Stix bạn sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo, cao cấp như ôm hùm mù tạt wasabi, tôm hùm sốt yogurt nha đam, tôm càng quay xốt mận, cua Alaska sốt ớt Singapore, cá mú sao quay ngũ vị,… Ngoài ra, những món ăn có “1-0-2” mà không nơi nào có được như chả giò sầu riêng, chả giò bắc thảo, tôm sú nướng lá thảo dược, gỏi cuốn sơn thủy, cá hồi đút lò hạt dẻ xốt vang trắng,… bởi sự kết hợp sáng tạo, khéo léo của đầu bếp.
cá hồi stix restaurant cơm tấm sườn bì chả stix restaurant cua nướng stix restaurant hàu nướng stix restaurant
Đặc biệt, ở Stix, những món ăn được tạo ra bởi bếp trưởng hàng đầu với 18 năm kinh nghiệm từ các bậc thầy trên thế giới, khách sạn và resort nổi tiếng. Mỗi món ăn được bày lên đều là sự kết hợp hài hòa, sáng tạo và chuyên nghiệp của bếp trưởng. Có thể nói món ăn nơi đây mang một hơi thở “Châu Á mới” đến với thực khách.
tôm hùm stix restaurant

Lời kết

Trên đây là TOP 20+ nhà hàng hải sản mà Nhà Hàng Số muốn gửi đến bạn. Nếu bạn là một người đam mê, yêu thích hải sản thì hãy tới những nhà hàng trên đây để thưởng thức các món ngon. Và đừng quên chia sẻ với chúng tôi cảm nhận khi đến nhà hàng nha!
Ghé qua TOP các địa điểm của Nhà Hàng Số để biết thêm nhiều nơi “đẹp-sang-xịn-mịn” nhé!

Nhà hàng là gì? Đặc điểm và phân loại chi tiết nhất định phải xem

nhà hàng là gì

Nhà hàng là gì? Bất mí tất tần tật về mô hình kinh doanh phổ biến và tiềm năng hàng đầu trong ngành F&B không thể bỏ lỡ

F&B là thị trường tiềm năng được rất nhiều chỉ đầu tư săn đón. Bởi thị trường tiêu thụ rộng lớn cùng tệp khách hàng đa dạng. Do đó, cũng có rất nhiều mô hình kinh doanh cho các bạn lựa chọn. Một trong những hình thức phổ biến nhất chính là nhà hàng. Vậy nhà hàng là gì? Đặc điểm kinh doanh của mô hình này ra sao và cách phân loại như thế nào? Đừng chần chừ mà hãy cùng Nhà Hàng Số tìm hiểu ngay thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Nhà hàng là gì?

Nhà hàng là gì? Một cụm từ rất quen thuộc mà đi đâu bạn cũng đều sẽ bắt gặp. Đây là một mô hình kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Nó chuyên kinh doanh các sản phẩm ăn uống phong phú và đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Thường khách hàng sẽ thưởng thức bữa ăn ngay tại quán. Hoặc có thể “take away” nếu họ có yêu cầu. Qua đó, thu hút lợi nhuận và tạo đột phá doanh thu.
Để kinh doanh hiệu quả nhà hàng thường yêu cầu quy trình vận hành thống nhất và linh hoạt. Từ bộ phận quản lý, giám sát đến nhân viên bếp, phục vụ, lễ tân. Tất cả đều được đào tạo theo quy chuẩn và phối hợp làm việc nhuần nhuyễn. Để qua đó, có thể mang đến trải nghiệm hài lòng nhất cho khách hàng và tăng doanh thu.
nhà hàng khái niệm

2. Lịch sử hình thành

Thuật ngữ “nhà hàng” không xuất hiện ngay lập tức. Mà thay vào đó, nó là tên gọi những mô hình kinh doanh có sự phát triển, đầu tư với quy mô lớn và bài bản hơn. Từ thời cổ đại, nhà trọ và quán rượu đã được mở để phục vụ người dân. Qua quá trình thay đổi thì các nhà hàng đã có sự xuất hiện thời La Mã cổ đại. Tuy nhiên, tận đến thế kỉ 18 tại Pháp, mô hình nhà hàng ngày càng trở nên rõ ràng, phổ biến và giống với ngày nay hơn. Còn ở Trung Quốc, nó có khởi nguồn từ những quán rượu thời nhà Tống.
nguồn gốc nhà hàng

3. Đặc điểm kinh doanh nhà hàng

Nhà hàng được sử dụng để miêu tả những cơ sở kinh doanh ăn uống được đầu tư lớn. Cả về quy mô, chất lượng, các quy trình… Bởi vậy, chúng được đánh giá cao ở một số đặc điểm nhất định. Nhất là trong quá trình sản xuất, bán và cung cấp dịch vụ phục vụ ăn uống giải trí cho khách hàng.

3.1. Hình thức kinh doanh ăn uống

  • Hình thức kinh doanh nhà hàng đa dạng bao gồm tại chỗ, take away, buffet,… Kinh doanh phong phú các sản phẩm bao gồm đồ ăn, đồ uống tự chế biến/ pha chế, bánh kẹo, các loại đồ uống…
  • Các sản phẩm của nhà hàng thường khó có thể lưu trữ, bảo quản mà cần được phục vụ ngay tại chỗ.
  • Doanh thu phụ thuộc vào nhu cầu ăn uống của khách hàng, thị trường, hiệu quả của các chiến dịch.

3.2. Đội ngũ nhân viên

  • Đội ngũ nhân viên của nhà hàng có thể là lao động partime hoặc fulltime có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
  • Phần lớn họ đều tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên yêu cầu kỹ năng giao tiếp, giải quyết tình huống khéo léo, thái độ niềm nở và phục vụ tỉ mẩn.
  • Giữa các bộ phận cần có sự phối hợp chặt chẽ nhưng không thể thay thế công việc cho nhau.

3.3. Tệp khách hàng hướng tới

Nhà hàng phục vụ đa dạng các khách hàng. Bởi mỗi người có một nhu cầu và đặc điểm ăn uống khác nhau. Do đó, nhà hàng cần cân nhắc đến việc xây dựng thực đơn, không gian, kế hoạch kinh doanh phù hợp để mang đến trải nghiệm hài lòng nhất cho thực khách. Và không có gì hiệu quả bằng việc tiến hành khảo sát, nghiên cứu các yếu tố về nhân khẩu học, sở thích, thói quen, khẩu vị… để phục vụ hiệu quả nhất khách hàng.

3.4. Lối kiến trúc và phong cách trang trí

Tùy theo đặc điểm kinh doanh như tệp đối tượng khách hàng, sản phẩm kinh doanh và thương hiệu xây dựng. Các nhà hàng sẽ lựa chọn phong cách thiết kế khác nhau. Chẳng hạn như trong việc trang trí nội thất, sử dụng các trang thiết bị, lối kiến trúc không gian… Qua đó, nâng tầm đẳng cấp cho không gian giúp khách hàng thưởng thức ngon miệng hơn.
Những nhà hàng phương Tây, kiểu Âu thường ưa chuộng cách thiết kế trang nhã, cổ điển mà không kém phần sang trọng. Còn những nhà hàng dân dã sẽ ưu tiên phong cách gần gũi với thiên nhiên với hình ảnh bình dị và gần gũi nhất. Nói tóm lại, sự thống nhất về lối thiết kế sẽ tạo nên nét đặc trưng và khiến khách hàng nhớ lâu hơn nhà hàng của bạn.

  • Kiến trúc kiểu hiện đại: Chuyên phục vụ đồ uống, các bữa tiệc ăn nhanh.
  • Kiểu cổ điển: Được tận dụng trong các không gian, nhà hàng hạng sang. .
  • Kiểu cổ đại: Kiến trúc lâu đời, mang vẻ đẹp sang trọng và trang nghiêm.
  • Kiểu dân dã: Thích hợp với những nhà hàng phục vụ những món ăn dân giã, thuần việt theo từng vùng miền.
  • Kiểu nước ngoài : Phong cách thiết kế mang đậm nét Anh, Pháp, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc….

3.5. Môi trường và phong cách phục vụ

Các bộ phận có sự tương tác, hỗ trợ và phối hợp ăn ý để mang đến trải nghiệm tốt nhất cho thực khách. Từ đó, tránh được sự nhầm lẫn và có tính chuyên môn cao trong công việc.
Các bộ phận phải tuân thủ quy định, quy trình làm việc nghiêm ngặt. Đồng thời, được đào tạo chỉn chu, chuyên nghiệp nhất.
đặc điểm của nhà hàngXem thêm: TOP 25+ nhà hàng 5 sao sang trọng và đẳng cấp bậc nhất

4. Các tiêu chí phân loại nhà hàng

Nhà hàng kinh doanh đa dạng các sản phẩm. Cũng như có nhiều hình thức kinh doanh khác nhau. Do đó, để có thể phân biệt và lựa chọn được mô hình nhà hàng phù hợp để kinh doanh hoặc thưởng thức. Nhà Hàng Số đã tổng hợp một số tiêu chỉ để bạn có thể xác định. Chẳng hạn như: quy mô, hình thức phục vụ, các món ăn, tệp khách hàng, phong cách thiết kế,…

4.1. Quy mô

Để xác định quy mô nhà hàng, chủ đầu tư cần lưu ý đến diện tích cũng như số lượng chỗ ngồi.

  • Nhà hàng quy mô lớn

Ở một số nước Châu Âu, các nhà hàng có trên 200 chỗ sẽ được xếp vào quy mô lớn. Còn ở Việt Nam, mô hình này phát triển chưa lâu nên quy mô lớn chưa nhiều. Vì vậy, mốc xác định sẽ được giảm xuống ở mức 150 chỗ.

  • Nhà hàng quy mô trung bình

Với những nhà hàng có quy mô trung bình, số lượng chỗ ngồi được quy định là từ 50 đến 150.

  • Nhà hàng quy mô nhỏ

Ở Việt Nam, dưới 50 chỗ ngồi sẽ được xét là nhà hàng có quy mô nhỏ. Còn ở nước ngoài quy định là dưới 100 chỗ ngồi.

4.2. Khả năng đầu tư trang thiết bị và chất lượng nhà hàng

Không khó để khách hàng đánh giá ngay được đẳng cấp khách hàng ngay từ khi bước vào. Bởi nó được thể hiện khá rõ ràng qua cơ sở vật chất, trang thiết bị, thiết kế không gian. Chưa kể, đôi khi đi trên trường, khách hàng không có quá nhiều thời gian để tìm hiểu quán. Mà thường chỉ dựa vào tên và diện mạo bên ngoài để quyết định lựa chọn. Qua đó, bạn có thể phán đoán được phân khúc khách hàng và thị trường nhà hàng hướng đến.

  • Nhà hàng cao cấp

Hầu hết những nhà hàng cao cấp thường lựa chọn phong cách thiết kế khá cầu kỳ. Điển hình là kiến trúc Pháp, phong cách Châu u cổ điển. Bởi nó vừa mang lại không gian ấm cúng. Lại vừa hiện đại và sang trọng. Chưa kể, có thể phá cách bằng cách trang trí gần gũi với thiên nhiên.
Menu đa dạng, hướng tới nguyên liệu sang chảnh, phương pháp chế biến và phong cách trang trí cầu kỳ. Các nhân viên cũng được đào tạo quy trình phục vụ bài bản và chuyên nghiệp nhất. Và lẽ dĩ nhiên, đối tượng khách hàng thường là những người có khả năng chi trả cao.

  • Nhà hàng bình dân

Các nhà hàng bình dân thường hướng đến đa dạng tệp khách hàng. Bởi mức giá “bình dân” của nó phù hợp với khả năng chi trả trung bình hoặc thấp. Menu nhà hàng, phong cách thiết kế cũng ưu tiên sự dân dã, gần gũi và đơn giản.

4.3. Thực đơn nhà hàng phục vụ

Cách xây dựng, lựa chọn menu cũng phần nào thể hiện đặc trưng của nhà hàng.

  • Nhà hàng Âu

Với những nhà hàng Âu, ngay từ phong cách và tệp khách hàng, ngoài người dân trong nước. Phần lớn là những người ngoại quốc. Bởi đó là nhóm đối tượng ưa chuộng các món ăn Âu. Vì vậy, các nhà hàng theo phong cách này thường tập trung xây dựng, chế biến và trang trí gắn với văn hóa phương Tây. Tuy nhiên, một số nơi vẫn có sự kết hợp và điều chỉnh một chút theo hương vị của châu Á để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng. Các nhà hàng này tại Việt Nam thường xuất hiện ở các khách sạn du lịch cao cấp và liên doanh với nước ngoài.

  • Nhà hàng Á

Những nhà hàng này sẽ tập trung phục vụ các món ăn mang đậm chất ẩm thực Châu Á. Nếu xây dựng thực đơn theo phong cách nước nào thì việc lựa chọn gia vị, cách chế biến, trang trí cũng mang những đặc trưng rõ ràng nhất. Ngoài menu, không gian, cách bày trí cũng sẽ mang dấu ấn riêng.

  • Nhà hàng đặc sản

Khác với nhà hàng Á và Âu, mô hình nhà hàng này thường chuyên về một hoặc một số món độc đáo, đặc sản của từng địa phương và vùng miền. Bởi vậy, sẽ đặc quyền về cách chế biến cũng như phục vụ. Mặc dù không có quá nhiều sự lựa chọn nhưng nó vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Ngoài ra, nó còn được thiết kế mang đậm nét văn hóa của vùng hoặc dân tộc đó. Từ đó, việc xây dựng thương hiệu sẽ dễ dàng và nhất quán hơn.

4.4. Phương thức phục vụ

Một trong những cách phân loại phổ biến nhất phải kể đến là dựa theo cách thức phục vụ.

  • Set Menu Service – Nhà hàng phục vụ theo định suất

Đây là mô hình phục vụ được áp dụng phổ biến hơn cả. Việc định suất và được quy định rõ ràng trong menu về định lượng và giá cả giúp thực khách dễ dàng lựa chọn hơn. Ngoài ra, cũng dễ dàng hơn trong việc vận hành và hoạt động của các bộ phận. Nhà hàng sẽ chủ động trong việc chế biến và phục vụ món ăn. Bởi tất cả khách hàng đều sẽ thưởng thức cùng một thực đơn.

  • Alacarte – Nhà hàng phục vụ theo các món được lựa chọn

Alacarte cũng là một trong những hình thức được ưa chuộng. Nhà hàng phát triển theo mô hình này cần phải có tính linh hoạt cao. Đặc biệt trong việc phối hợp giữa các bộ phận. Nhà hàng sẽ phục vụ các món theo định lượng, nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng. Vì vậy, họ có thể lựa chọn thoải mái theo sở thích và được phục vụ tại chỗ. Tuy nhiên, giá thành thường cao và biến động hơn. Cũng như, phải chờ đợi bởi nhà hàng không thể chủ động chế biến trước và phải phục vụ nhiều khách cùng lúc.

  • Buffet – Nhà hàng tự phục vụ

Chắc hẳn, buffet không còn quá xa lạ với mọi người. Đây cũng là một trong những mô hình được nhiều người lựa chọn. Đặc biệt là trong những bữa tiệc hoặc đoàn người du lịch. Nhà hàng sẽ bày trí vô vàn món ăn và đồ uống khác nhau. Khách hàng sẽ phải trả một mức giá cố định. Sau đó, họ sẽ được tự lựa chọn món và số lượng theo nhu cầu. Đồng thời, tự phục vụ.
Sẽ có khu trưng bày món ăn, khu chế biến món ăn và khu bàn ăn của khách. Các món ăn đều được trang trí đẹp mắt và sạch sẽ để khách hàng an tâm và hứng thú khi thưởng thức. Nhà hàng có thể tiết kiệm được nguồn nhân lực và vẫn đảm bảo kinh doanh hiệu quả. Chưa kể, còn dễ dàng đáp ứng được nhu cầu của khách.

  • Fastfood – Nhà hàng cung cấp đồ ăn nhanh

Bạn không có thời gian thưởng thức hoặc muốn mang đồ ăn mình yêu thích trên đường đi. Hiểu được điều đó, các nhà hàng chuyên phục vụ nhu cầu ăn nhanh đã xuất hiện. Menu đa dạng và khá đơn giản. Bởi nó thường là những món ăn chế biến nhanh và có thể mang đi dễ dàng. Bên cạnh đó, mô hình này còn có dịch vụ giao hàng tận nơi. Từ đó, tiếp cận lượng lớn khách hàng mà có thể tiết kiệm thời gian tối đa.

  • Coffee Shop – Nhà hàng cà phê phục vụ kèm ăn uống

Có vẻ như, đây là mô hình nhà hàng được lui đến nhiều nhất nhì. Ngoài phục vụ các loại đồ uống như cafe, nước ép,… Bạn còn được phục vụ kèm theo các món ăn nhanh như pizza, xúc xích, viên chiên, gà chiên, mì, hamburger,… Các món này thường sẵn có, chế biến nhanh và phục vụ nhanh. Bởi vậy, nó sẽ đáp ứng được đa dạng nhu cầu và mục đích của khách hàng. Chẳng hạn như để gặp mặt, hẹn hò, tán gẫu,…

  • Banquet hall – Nhà hàng phục vụ tiệc

Bạn cần một không gian để rộng lớn để tổ chức các buổi tiệc, hội nghị,… Bạn muốn có một địa điểm phụ trách thiết kế chuyên nghiệp và phục vụ đa dạng các món ăn, đồ uống. Vậy thì nhà hàng phục vụ tiệc sẽ là giải pháp hàng đầu cho bạn. Bởi họ sẽ có những gói dịch vụ đi kèm đáp ứng tất cả cac nhu cầu của khách hàng.

4.5. Theo vị trí nhà hàng

Ngoài một số đặc trưng trong kinh doanh mô hình nhà hàng. Bạn có thể phân loại dựa trên vị trí mà nhà hàng tọa lạc. Chẳng hạn như:

  • Nhà hàng trong trung tâm thương mại.
  • Nhà hàng trong khách sạn.
  • Nhà hàng trên tầng thượng (Rooftop).
  • Nhà hàng tầng cao.
  • Nhà hàng bên sông.
  • Nhà hàng trong tầng hầm dưới đất…

cách phân loại nhà hàng

5. Tham khảo một số cách phân loại khác

Ngoài các tiêu chí phân loại trên, còn một số cách để phân loại nhà hàng không thể bỏ qua.

5.1. Dựa theo phương thức phục vụ và đặc tính sản phẩm
  • Nhà hàng dân tộc
  • Nhà hàng đặc sản
5.2. Dựa theo hình thức sở hữu
  • Nhà hàng tư nhân
  • Nhà hàng cổ phần
  • Nhà hàng nhà nước
  • Nhà hàng tập thể (hợp tác xã)
  • Nhà hàng liên doanh
  • Nhà hàng 100% vốn nước ngoài
5.3. Dựa theo mức độ liên kết
  • Nhà hàng ăn uống liên kết với khách sạn, siêu thị, trường học, cơ quan hành chính,…
  • Nhà hàng kinh doanh độc lập – chỉ chuyên kinh doanh ăn uống

một số cách phân loại nhà hàng khác

Xem thêm:

6. Hướng dẫn các bước kinh doanh nhà hàng chi tiết nhất

6.1. Lựa chọn mô hình kinh doanh nhà hàng phù hợp

Như đã nói ở trên, có đa dạng các loại hình kinh doanh nhà hàng khác nhau. Mỗi phong cách sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Bởi vậy, chủ đầu tư cần định hình phong cách nhà hàng ngay từ ban đầu để có hướng đi phù hợp. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo với những ý tưởng độc đáo của riêng mình để thu hút khách hàng.

6.2. Nghiên cứu thị trường và xác định tệp khách hàng mục tiêu

Sau khi lựa chọn được mô hình, bạn cần nghiên cứu kỹ thị trường. Đặc biệt là xác định được tệp khách hàng, nhất là phân khúc đối tượng hướng đến. Bằng cách phác thảo chân dung người tiêu dùng về nhân khẩu học, sở thích,… Ngoài ra, cần nghiên cứu các đối thủ cạnh để có tìm được hướng đi có tính cạnh tranh cao nhất. Cụ thể là định hướng mục tiêu kinh doanh, không gian, trang thiết bị, thực đơn, nguồn hàng,…

6.3. Chuẩn bị đầy đủ vốn

Sau khi phác họa được mô hình kinh doanh, bạn cần chuẩn bị đủ vốn để hiện thực hóa nó. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh. Tất nhiên, tùy vào quy mô mà bạn cần chuẩn bị số vốn phù hợp. Có rất nhiều chi phí mà bạn cần dự trù sao cho sát nhất. Qua đó, bạn có thể cân đối ngân sách phù hợp. Nếu vượt quá số vốn, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vận hành, duy trì và phát triển. Một số chi phí phải kể đến như: chi phí thuê địa điểm, thiết kế quán, trang bị dụng cụ, trang thiết bị, nhập nguyên liệu, chi phí dự phòng và một số chi phí khác như tiền lương, tiền điện,…

6.4. Thuê mặt bằng nhà hàng

Tùy theo quy mô, bạn nên lựa chọn mặt bằng phù hợp. Tuy nhiên, khi kinh doanh nhà hàng, những địa điểm ngay tại mặt phố cần được ưu tiên. Ngoài ra, nên lựa chọn những nơi đông dân cư như cạnh chung cư, trường học, xí nghiệp,… để tiếp cận đa dạng khách hàng. Giao thông thuận lợi để thực khách có thể tìm đến dễ dàng và tiện lợi.

6.5. Lựa chọn phong cách trang trí

Tùy theo phong cách được lựa chọn mà bạn cần lên kế hoạch thiết kế phù hợp. Từ lựa chọn không gian, đầu tư nội thất và các vật dụng trang trí. Từ kiểu dáng, màu sắc đến cách bố trí cần được thống nhất sao cho phù hợp và thể hiện được phong cách của nhà hàng. Qua đó, khiến khách hàng ấn tượng và chú ý hơn.

6.6. Cơ sở vật chất và trang thiết bị

Sau khi trang hoàng và hoàn thiện không gian, bạn cần chuẩn bị cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết. Chẳng hạn như bàn ghế, hệ thống đèn chiếu sáng, điện nước, đồ dùng nhà bếp, dọn vệ sinh… Trong đó, khu vực đón khách, khu vực phục vụ và khu vực nhà bếp, bạn cần đặc biệt lưu ý. Nên lựa chọn những nơi cung cấp uy tín để đảm bảo hiệu quả và thời gian sử dụng lâu dài.
Ngoài ra, phần mềm quản lý là thứ bạn không thể bỏ qua. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện nay. Bạn hoàn toàn có thể quản lý nhà hàng dễ dàng, hiệu quả và linh hoạt từ xa. Bởi vậy, đây sẽ là một trợ thủ đắc lực giúp bạn kinh doanh, phục vụ chuyên nghiệp và mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhất cho khách hàng.

6.7. Xây dựng menu nhà hàng ấn tượng, thu hút

Yếu tố quan trọng hàng đầu để giữ chân khách hàng là hương vị món ăn. Bởi đây cũng là lý do để khách hàng lựa chọn nhà hàng của bạn. Do vậy, bạn cần đầu tư menu đa dạng các món. Ngoài ra, cần đảm bảo nguyên liệu tươi sạch, cách chế biến ấn tượng, hợp vệ sinh cùng hương vị riêng độc đáo. Chưa kể, giá thành cũng nên có tính cạnh tranh để có thể phù hợp với đối tượng khách hàng và đảm bảo lợi nhuận.

6.8. Đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng tạo nên chất lượng trải nghiệm cho khách hàng chính là đội ngũ nhân viên. Ngay từ khâu tuyển dụng, bạn cần lựa chọn kỹ càng. Sau đó, đầu tư chương trình đào tạo các quy trình bài bản và chuyên nghiệp để nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân sự.

6.9. Xin giấy phép kinh doanh nhà hàng

Để hợp thức hóa quy trình kinh doanh, bạn nên hoàn tất các thủ tục và giấy tờ liên quan. Cụ thể là xin giấy phép kinh doanh nhà hàng, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm… Nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên xin ý kiến từ những người đi trước hoặc tư vấn từ các chuyên gia. Hoặc tìm hiểu cụ thể, chi tiết để có thể sở hữu các giấy phép nhanh chóng và suôn sẻ nhất.

6.10. Lên kế hoạch thực hiện các chiến dịch Marketing và quảng bá

Với bất kỳ một nhà hàng nào, để thu hút khách hàng và tăng độ tiếp cận. Marketing là giải pháp không thể bỏ qua. Khi đã xây dựng được thương hiệu, bạn cần quảng bá nó để khách hàng chú ý và lựa chọn thay vì hàng trăm, hàng nghìn nhà hàng trên thị trường. Bạn có thể áp dụng các hình thức marketing truyền thống như phát tờ rơi, tặng voucher, giảm giá,… Hoặc các hình thức marketing hiện đại như quảng bá trên các trang mạng xã hội và chạy quảng cáo Facebook Ads, Google Ads,… Ngoài ra, bạn đừng nên bỏ qua các sàn thương mại điện tử đang lên ngôi mạnh mẽ hiện nay nhé.
các bước kinh doanh nhà hàngTrên đây là tất tần tật những thông tin giúp bạn giải mã câu hỏi “Nhà hàng là gì?”. Hy vọng rằng, các chủ đầu tư có thể lựa chọn được mô hình kinh doanh phù hợp. Cũng như hiểu hơn về những đặc trưng của mô hình này để kinh doanh hiệu quả và thành công. Nhà Hàng Số, trang thông tin hữu ích và uy tín với những cập nhật mới nhất tại chuyên mục Thuật ngữ nhà hàng.

Chiến lược marketing của Kichi Kichi – Chìa khóa phát triển bền vững

chiến lược marketing của kichi kichi

Chiến lược Marketing của Kichi Kichi là chìa khóa bền vững tạo nên sự thành công ban đầu và giúp thương hiệu trở nên đáng gờm trong thị trường F&B Việt Nam.

Kichi Kichi là thương hiệu lẩu băng chuyền thành công nhất trên thị trường Việt Nam hiện nay. Không ngừng mở rộng quy mô, đem lại lợi nhuận lớn, đánh bật các đối thủ cùng thời, điều đặc biệt gì trong chiến lược marketing của Kichi Kichi khiến một thương hiệu đã ra đời 13 năm vẫn không ngừng phát triển?

1. Tổng quan về Golden Gate và thương hiệu Kichi Kichi

1.1. Tổng quan về Golden Gate

Năm 2005, Công Ty CP Thương Mại Dịch Vụ Cổng Vàng (Golden Gate) được thành lập bởi 3 doanh nhân là ông Đào Thế Vinh, ông Nguyễn Xuân Tường và ông Trần Việt Trung. Được mệnh danh ông trùm ngành F&B Việt Nam, Golden Gate hiện đang sở hữu 22 thương hiệu. Hơn 400 nhà hàng trên 40 tỉnh thành là con số hiện tại Golden Gate đang sở hữu.
những cột mốc phát triển của golden gate
Dấu ấn đầu tiên của Golden Gate là thương hiệu lẩu nấm Ashima. Thương hiệu được thành lập năm 2005. Đây cũng là thương hiệu tiên phong áp dụng mô hình chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Năm 2008, Golden Gate nhận đầu tư từ Mekong Capital và tạo ra hai thương hiệu Kichi Kichi và SumoBBQ. Năm 2008 là cú hích lớn giúp công ty phát triển nhanh chóng và liên tục cho ra mắt các thương hiệu mới đón đầu xu hướng trải nghiệm ẩm thực ở nhiều phân khúc.
Chiến lược marketing khôn ngoan đã đem lại cho Golden Gate kết quả kinh doanh rất ấn tượng. Trong giai đoạn 2012-2019, doanh thu của công ty đã tăng gấp 16 lần từ hơn 300 tỷ lên 4.776 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng gấp 6,4 lần lên 255 tỷ đồng.
Dù có sự chững lại trong 2 năm Covid-19, nhưng Golden Gate đang cho thấy những dấu hiệu phục hồi tích cực. Năm 2022, Golden Gate đặt mục tiêu tăng 107.3% doanh thu thuần đạt 6.878 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 375 tỷ đồng.

1.2. Tổng quan về Kichi Kichi

Ra đời năm 2009, Kichi Kichi là một trong những chuỗi nhà hàng lẩu băng chuyền đầu tiên tại Việt Nam. Thương hiệu này thuộc sở hữu của công ty CTCP Thương mại dịch vụ Cổng Vàng (Golden Gate). Kichi Kichi là một trong những ‘con gà đẻ trứng vàng’ của Golden Gate bên cạnh những cái tên quen thuộc như Gogi, Manhwa, Vuvuzela,…
thương hiệu kichi kichi
Kichi Kichi tạo dấu ấn riêng với cách phục vụ đồ ăn trên băng chuyền độc đáo. Các đĩa thức ăn đặt trên băng chuyền tự động, lần lượt chạy qua vị trí ngồi của khách hàng. Khách hàng có thể thoải mái lựa chọn đồ ăn theo sở thích. Thương hiệu đã tạo ra một trào lưu mới về cách ăn lẩu cho người Việt: cá nhân hơn và thỏa thích hơn.
Sau cú hích thành công ban đầu, chiến lược Marketing của Kichi Kichi dần thay đổi theo hướng bền vững hơn. Nhờ vậy, sau 13 năm ra mắt Kichi Kichi vẫn không ngừng phát triển. Thương hiệu này dần trở thành top những thương hiệu nhượng quyền có quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Hiện nay trên toàn quốc có hơn 100 chi nhánh nhượng quyền thuộc thương hiệu Kichi Kichi.

2. Khách hàng mục tiêu của Kichi Kichi?

Với phong cách mới lạ, Kichi Kichi chủ yếu nhắm đến khách hàng là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Tập trung đông ở độ tuổi 18-35. Nhóm đối tượng này thường có xu hướng thích những trải nghiệm mới lạ, thường xuyên tụ tập với bạn bè, đồng nghiệp. Do đó với đây là nhóm khách hàng rất phù hợp với phong cách và định vị của Kichi Kichi.
khách hàng mục tiêu của kichi kichi

3. Đối thủ cạnh tranh của Kichi Kichi

Ngay khi du nhập vào Việt Nam, ngoài Kichi Kichi ngay lập tức cũng xuất hiện rất nhiều chuỗi nhà hàng theo mô hình lẩu băng chuyền ra đời. Có thể kể đến như Chipa Chipa, F1, Coca Express,…Đây cũng chính là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Kichi Kichi trong thời gian đầu phát triển.
Tuy nhiên, do không có sự tối ưu như trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi, nên đến nay tất cả thương hiệu kể trên đều đã biến mất trên thị trường.
Hiện tại, đối thủ cạnh tranh có cùng mô hình với Kichi Kichi chỉ còn các thương hiệu có quy mô nhỏ, thành lập trong thời gian gần đây như Lẩu Dao Hua, Lẩu Băng Chuyền Hong Kong,…
đối thủ cạnh tranh của kichi kichiNgoài ra Kichi Kichi cũng phải cạnh tranh với các thương hiệu lẩu theo phong cách truyền thống. Trong thị trường lẩu Việt Nam không thiếu những thương hiệu đang phát triển mạnh mẽ như Lẩu Phan, Lẩu Wang, Hotpot Story,…Thậm chí những thương hiệu “cùng một mẹ” như Manhwa, Hutong, Ashima cũng có thể là đối thủ cạnh tranh với Kichi Kichi.

4. Tình hình kinh doanh của Kichi Kichi

Khi nói về các thương hiệu thuộc Golden Gate, ông Đào Thế Vinh nhà sáng lập Golden Gate nhận xét: “Kichi Kichi thành công nhất về quy mô, Gogi House thành công nhất về tài chính. Manhwa là phong cách ẩm thực phát triển rất nhanh…”.Và đây là một nhận định vô cùng chính xác.
Sau khi ra đời năm 2009, Kichi Kichi đã phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng trung bình là 8-9 cơ sở/năm. Giúp Kichi Kichi trở thành một trong những chuỗi nhà hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam. Kichi Kichi hiện có hơn 100 chi nhánh ở 27 tỉnh thành trên khắp cả nước.
số lượng nhà hàng của kichi kichi
Không chỉ lớn mạnh về quy mô, Kichi Kichi cũng đem lại lợi nhuận khủng cho Golden Gate. Kichi Kichi là một trong 4 thương hiệu lớn đóng góp tới 50% lợi nhuận của tập đoàn Golden Gate.

5. SWOT của Kichi Kichi

Mô hình SWOT là mô hình phân tích kinh doanh dựa trên 4 yếu tố. Bao gồm: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Mô hình đem lại cái nhìn toàn cảnh về vị thế, tiềm năng phát triển và rủi ro của doanh nghiệp. Dưới đây nhà hàng số sẽ giới thiệu chi tiết về mô hình SWOT của Kichi Kichi. Mô hình này nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bối cảnh của chiến lược Marketing của Kichi Kichi.
swot của kichi kichi

5.1. Điểm mạnh

  • Phong cách ẩm thực độc đáo: hình thức lẩu băng chuyền là yếu tố khác biệt lớn nhất giữa Kichi Kichi và các nhà hàng lẩu truyền thống. Mô hình độc đáo giúp Kichi Kichi dễ tạo sự tò mò và ghi dấu ấn riêng với khách hàng.

mô hình lẩu băng chuyền của kichi kichi

  • Lợi thế người đi đầu: Việc đi tắt đón đầu giúp Kichi Kichi thu được lợi nhuận lớn từ sự lên ngôi của những xu hướng trải nghiệm ẩm thực mới. Lợi thế người đi đầu cũng khiến khách hàng có ấn tượng tốt và ghi nhớ Kichi Kichi nhiều hơn.
  • Nhận diện thương hiệu tốt: nhờ 13 năm thâm niên hoạt động cùng quy mô lớn, Kichi Kichi đã thành công xây dựng sự hiện diện của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. Khi nhắc đến lẩu băng chuyền chắc chắn Kichi Kichi sẽ là cái tên được nhớ tới đầu tiên.
  • Chất lượng dịch vụ và sản phẩm khá tốt: Kichi Kichi đã hoạt động được hơn 13 năm, qua thời gian chất lượng dịch vụ và sản phẩm không ngừng được cải thiện.

5.2. Điểm yếu

  • Chi phí hoạt động lớn: Với một chuỗi nhà hàng có quy mô lớn như Kichi Kichi thì chi phí nguyên liệu, nhân sự, mặt bằng,…là một con số không hề nhỏ. Việc cần chi phí hoạt động lớn khiến Kichi Kichi gặp khó khăn hơn khi đối phó với các giai đoạn như Covid-19, suy thoái kinh tế.
  • Ít không gian cho nhóm đông: do các vị trí ngồi trong nhà hàng được đặt dọc theo băng truyền nên không gian của Kichi Kichi không phù hợp với các buổi liên hoan, tụ tập đông người.
  • Không thân thiện với trẻ nhỏ, người lớn tuổi: Với hình thức lẩu băng chuyền, khách hàng phải tự lấy thức ăn, căn chỉnh bếp,… Điều này khiến Kichi Kichi không phải một địa điểm lý tưởng để dùng bữa nếu có trẻ nhỏ, người lớn tuổi đi cùng. Do những đối tượng này không thể tự phục vụ và rất dễ gặp sự cố khi ở gần bếp và băng chuyền.
  • Trang thiết bị cần đầu tư và bảo dưỡng thường xuyên: Kichi kichi phải bỏ ra một khoản khá lớn cho việc đầu tư lắp đặt, bảo dưỡng trang thiết bị. Đặc biệt là băng chuyền và bếp cá nhân – những thiết bị chuyên dụng đối nhà hàng băng chuyền.

5.3. Cơ hội

  • Đã có lượng khách ổn định: Trải qua thời gian hoạt động Kichi Kichi đã hình thành danh tiếng và có được lượng khách hàng ổn định. Điều này tạo cơ sở để Kichi Kichi có thể tiếp tục mở rộng, tăng trưởng.
  • Mở rộng khu vực kinh doanh: Việc liên tục mở rộng chi nhánh ra nhiều khu vực, tỉnh thành giúp Kichi Kichi thu hút thêm lượng khách hàng từ các khu vực mới.
  • Điều kiện sống phát triển dẫn đến sự gia tăng về nhu cầu: Kinh tế phát triển kéo theo đời sống người dân cũng đi lên. Người dân sẵn sàng chi trả cho nhu cầu về trải nghiệm ẩm thực chất lượng hơn.

5.4. Thách thức

  • Nhiều đối thủ cạnh tranh: Hiện nay thị trường buffet lẩu là một miếng bánh béo bở được rất nhiều thương hiệu cùng nhau san sẻ. Từ những chuỗi nhà hàng lớn như Haidilao, Manhwa, lẩu Phan,… đến những thương hiệu nhỏ hơn đều đang cạnh tranh trong thị trường này.
  • Quy mô quá lớn gây khó khăn cho việc quản lý: Với quy mô hơn 100 cơ sở trên khắp cả nước, việc quản lý nhằm đảm bảo đồng bộ về chất lượng sản phẩm, dịch vụ là một thách thức rất lớn đối với Kichi Kichi.

6. Chiến lược Marketing của Kichi Kichi: Mô hình marketing mix 7P

Mô hình marketing 7P là mô hình phát triển tương đối toàn diện. 7P trong mô hình này bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá), Place (Kênh phân phối), Promotion (Quảng bá), People (Con người), Process (Quy trình) và Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình).

6.1. Product (Sản phẩm)

Kichi Kichi cung cấp sản phẩm chính là buffet lẩu. Dù chỉ có một sản phẩm chính là lẩu nhưng khách hàng vẫn có rất nhiều sự lựa chọn. Khách hàng có thể thưởng thức tới 5 loại nước lẩu cùng gần 100 món nhúng.
sản phẩm trong chiến lược marketing của kichi kichi
Menu đa dạng là một đặc điểm cần thiết đối với nhà hàng lẩu băng chuyền. Vì nếu món ăn trên băng chuyền liên tục lặp đi lặp lại sẽ nhanh chóng khiến khách hàng thấy nhàm chán.
Kichi Kichi cũng thường xuyên sáng tạo các sản phẩm mới theo mùa để thu hút khách hàng. Ví dụ như set xiên phô mai Ki-chese, combo hải sản Happy Kichi bear,…
sản phẩm của kichi kichi
Ngoài dịch vụ buffet trực tiếp tại nhà hàng, Kichi Kichi còn có các set lẩu tại gia. Khách hàng có thể đặt hàng theo combo hoặc gọi món với định lượng giống như tại nhà hàng. Đây là một động thái mới cho thấy sự thích nghi của thương hiệu với giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 đồng thời cũng mở rộng sản phẩm để đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
combo lẩu tại gia của kichi kichi

6.2. Price (Giá cả)

Hiện nay Kichi Kichi chỉ áp dụng một mức giá buffet duy nhất cho toàn bộ chuỗi nhà hàng. Giá buffet áp dụng cho buổi trưa là 279,000đ; giá buổi tối và cuối tuần 299,000đ. Giá này đã bao gồm nước lẩu và toàn bộ đồ nhúng. Ngoài ra khách hàng có thể gọi thêm đồ uống với mức giá từ 30.000 – 89.000 đồng (trừ một số loại rượu cao cấp).
Đây là một mức giá không quá ưu đãi khi so sánh với các thương hiệu khác trong thị trường buffet lẩu. Nhưng với định vị thương hiệu và chất lượng của Kichi Kichi thì mức giá này là khá phù hợp.
chiến lược giá của kichi kichi

6.3. Place (Kênh phân phối)

Trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi, có thể thấy địa điểm là một yếu tố rất được chú trọng. Hiện nay Kichi Kichi sở hữu hơn 100 nhà hàng trên toàn quốc. Các nhà hàng đều nằm tại vị trí đắc địa như trung tâm thương mại hoặc trên tuyến đường chính.
Ngoài ra Kichi Kichi còn sử dụng hệ thống giao hàng G-deli chuyên biệt của Golden Gate. Do đó mỗi đơn hàng đều được kiểm soát chính xác về số lượng, thời gian giao hàng và được vận chuyển bằng xe đông, thùng lạnh, thùng mát chuyên dụng.
phân phối trong chiến lược marketing của kichi kichi

6.4. Promotion (Quảng bá)

Để có thể mở rộng khách hàng mới và duy trì khách hàng cũ, thì quảng bá (promotion) là một thành phần không thể thiếu trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi.
Do nhắm tới nhóm khách hành trẻ nên Kichi Kichi đẩy mạnh truyền thông trên các mạng xã hội như Facebook (qua Fanpage) và Tiktok (qua KOL).

@foodholicvn


Đặc biệt nhân dịp kỷ niệm 12 năm, Kichi Kichi ghi dấu ấn với chiến dịch “Niềm vui tiếp nối”. Phim ngắn sáng tạo, đánh trúng insight khách hàng đã đem lại những con số ấn tượng. Chỉ sau một tuần đầu ra mắt, phim ngắn đã đạt được 7.000.000 lượt view, gần 5.000 lượt tương tác, và rất nhiều bình luận khen ngợi.

Kichi Kichi đang áp dụng 2 dạng chương trình khuyến mãi chính:

  • Thứ nhất là các chương trình định kì: bao gồm Happy Monday (giảm giá vào thứ 2 cuối cùng của tháng) và U22 (giảm giá cho thành viên dưới 22 tuổi).
  • Thứ hai là các chương trình thời vụ áp dụng trong một giai đoạn nhất định. Ví dụ như giảm giá khi khai trương, tặng đồ uống khi check-in,…

Hai hình thức này kết hợp vừa đảm bảo duy trì sự hiện diện của thương hiệu đối với khách hàng cũ, vừa thu hút sự chú ý của khách hàng mới.
khuyến mãi của kichi kichi

6.5. People (Con người)

“Nhân viên hạnh phúc thì khách hàng sẽ hài lòng” chính là chiến lược nhân lực mà Golden Gate cũng như Kichi Kichi hiện đang áp dụng.
Kichi Kichi luôn chú ý đến việc làm hài lòng nhân viên – những khách hàng nội bộ của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra đúng sự hạnh phúc của nhân viên khiến nhân viên có nhiều động lực, yêu công ty và khách hàng.
yếu tố con người trong chiến lược marketing của kichi kichi
Kichi Kichi đã thay đổi về văn hoá ghi nhận đóng góp, chú trọng hơn đến việc chăm lo đời sống nhân viên. Điều này đã làm giảm 20% tỉ lệ nhân viên nghỉ việc chỉ sau 1 năm áp dụng.
Về phía khách hàng, Kichi Kichi luôn theo đuổi tư duy dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm. Trải nghiệm khách hàng được nâng cao thông qua việc chuẩn hóa quy trình và áp dụng công nghệ.
khách hàng tại kichi kichi
Nhân viên Kichi Kichi sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc nghiêm ngặt về thời gian tiếp đón khách, gọi món, dọn bàn. Trong quá trình phục vụ nhân viên sẽ chỉ xuất hiện khi khách hàng cần, cố gắng thao tác nhanh gọn nhất để duy trì sự riêng tư cho khách hàng.
Các thông tin về chương trình khuyến mãi của Kichi Kichi sẽ được cập nhật trên ứng dụng G-Spoon. Khách hàng cũng có thể tự kiểm đồ, tích điểm, thanh toán thông qua Qr-code trên ứng dụng.
Tất cả nhằm đem đến cho khách hàng một trải nghiệm theo đúng phong cách của Kichi Kichi: Cá nhân hơn và thỏa thích hơn. Việc đề cao yếu tố con người trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi chắc chắn đã góp phần không nhỏ vào sự thành công của thương hiệu này.

6.6. Process (Quy trình)

Với một thương hiệu có quy mô lớn như Kichi Kichi thì việc đảm bảo quy trình đồng nhất ở tất cả các chi nhánh là một điều rất khó. Tuy nhiên Kichi Kichi đã thành công trong việc xây dựng một quy trình đồng nhất, nhanh chóng, chính xác nhờ áp dụng công nghệ trong quản lý.
quy trình trong chiến lược của kichi kichiKichi Kichi hiện đang triển khai giải pháp SAP S/4HANA Retail nhằm tối ưu hóa các hoạt động của nhà hàng. Nền tảng này sẽ tích hợp toàn bộ các hoạt động của Golden Gate cũng như Kichi Kichi vào một hệ thống duy nhất. Điều này giúp kiểm soát chi phí tốt hơn, cải thiện các quy trình liên quan đến bếp trung tâm và hoạt động bán hàng. Từ đó cho phép Kichi Kichi đảm bảo sự thống nhất về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, quy trình phục vụ ở tất cả các chi nhánh. Tránh tình trạng chất lượng không đồng đều giữa các cơ sở, gây ảnh hưởng danh tiếng thương hiệu.

6.7. Physical Evidence (Bằng chứng hữu hình)

Bằng chứng hữu hình là một điểm mạnh đáng chú ý trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi. Chi nhánh của thương hiệu này thường được đặt ở các vị trí đặc địa, dễ thấy, dễ ghi nhớ. Nếu nằm trong trung tâm thương mại, sẽ có các biển quảng cáo cỡ lớn ở bên ngoài tòa nhà.
bằng chứng hữu hình trong chiến lược marketinng của kichi kichi
Cơ sở hạ tầng tại mỗi chi nhánh cũng được đầu tư đồng bộ. Không gian được trang trí theo phong cách Nhật Bản với ba tone màu đỏ, đen, vàng. Nội thất tối giản bằng các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, kim loại. Cùng với đó là các bức tranh tường khổ lớn nhiều màu sắc, tạo cảm giác trẻ trung, hiện đại.
không gian nhà hàng kichi kichi
không gian nhà hàng của kichi kichi

7. Học được gì từ chiến lược Marketing của Kichi Kichi

7.1. Tiên phong trong lĩnh vực

Sự thành công của Kichi Kichi là một minh chứng rõ ràng cho thấy lợi thế của người đi đầu. Việc dẫn đầu xu hướng đã đem lại cho Kichi Kichi bước khởi đầu mạnh mẽ. Kể cả khi xu hướng lẩu băng chuyền có dần thoái trào thì Kichi Kichi vẫn đã thành công khi tạo ra sự hiện diện của thương hiệu với khách hàng.
Để nắm bắt lợi thế người đi đầu, cần nghiên cứu tâm lý, thị hiếu khách hàng để xác định được xu hướng sắp tới. Từ đó doanh nghiệp có thể lợi dụng xu hướng đó để điều chỉnh chiến lược marketing cho phù hợp.
trở thành người tiên phong

7.2. Chuẩn hóa quy trình để phát triển bền vững

Trong lịch sử ngành F&B có nhiều thương hiệu xuất phát điểm với một khởi đầu phát triển tốt. Tuy nhiên cũng có không ít thương hiệu bắt đầu sa lầy khi mở rộng quy mô. Tại Việt Nam có thể kể đến một số cái tên như Phở 24, The KAfe,…Những thất bại này có một điểm chung là việc mở rộng nhanh chóng khiến đội ngũ quản lý lúng túng trong việc kiểm soát dòng tiền, chất lượng sản phẩm, nhân lực,…
hoàn thiện quy trình
Khi so sánh với những thương hiệu kể trên có thể thấy rõ sự khác biệt trong chiến lược Marketing của Kichi Kichi. Kichi Kichi chú trọng xây dựng một quy trình hoàn thiện, thống nhất từ ở từng cơ sở. Đề ra một quy trình chuẩn mực để đánh giá và xử lý tình huống bao gồm việc kiểm soát nguồn gốc, chất lượng thực phẩm, tiếp đón khách hàng, xử lý khiếu nại,… Ngoài ra Kichi Kichi không ngừng cải thiện, áp dụng các công nghệ mới cũng giúp việc áp dụng quy trình dễ dàng và hiệu quả hơn.
Đây là một bài học đắt giá mà bất cứ ai có ý định phát triển trong ngành F&B đều phải lưu ý.

7.3. Kinh doanh cảm xúc của khách hàng

Đến với Kichi Kichi ngoài thưởng thức đồ ăn, khách hàng còn mong
Đây là chiến lược đã giúp Golden Gate đi tắt đón đầu tạo nên những thương hiệu đáp ứng nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Trong chiến lược marketing của Kichi Kichi thì yếu tố cảm xúc của khách hàng càng được chú trọng. Với Kichi Kichi khách hàng không chỉ thưởng thức đồ ăn mà còn trải nghiệm những cảm xúc mới. Đó là sự thích thú trông mong với từng món ăn chạy trên băng chuyền. Là cảm giác tự do, thỏa thích lựa chọn đồ ăn theo ý thích. Cảm giác được chăm sóc chu đáo, được tôn trọng.
kinh doanh cảm xúc khách hàngKinh doanh cảm xúc của khách hàng là một chiến lược mà rất nhiều doanh nghiệp đều đang theo đuổi. Chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự khác biệt và dễ ghi dấu với khách hàng.

8. Tạm kết

13 năm chinh phục thị trường Việt Nam là minh chứng rõ nhất cho sự khôn ngoan trong chiến lược marketing của Kichi Kichi. Nếu lợi thế người đi đầu và mô hình độc đáo là bệ phóng cho sự thành công ban đầu. Thì bền vững chính là chìa khóa vàng giúp Kichi Kichi tiếp tục phát triển ở giai đoạn tiếp theo.
Kichi Kichi là tấm gương điển hình về sự thành công trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi lẩu có mô hình độc đáo. Chiến lược marketing của Kichi Kichi cho thấy rằng tầm nhìn dài hạn, nước đi sáng tạo là chìa khóa bền vững cho sự thành công. Chuyên mục Case Study của Nhà Hàng Số sẽ tiếp tục mang đến những phân tích chuyên sâu xoay quanh câu chuyện kinh doanh của các doanh nghiệp F&B. Đăng ký nhận tin ngay!