Bí kíp kinh doanh quán ăn tự phục vụ hiệu quả hàng đầu hiện nay

Date:

Kinh doanh quán ăn tự phục vụ là mô hình độc đáo, với tiềm năng phát triển mạnh mẽ cho các nhà khởi nghiệp trẻ trong tương lai

Kinh doanh quán ăn tự phục vụ có mang lại cơ hội phát triển giữa bối cảnh thị trường F&B đang diễn ra sôi động? Nắm rõ thông tin và lợi thế của mô hình kinh doanh mới này giúp các nhà khởi nghiệp trẻ có sự chuẩn bị kỹ càng, nâng cao lợi thế cạnh tranh.

1. Tổng quan về mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ

1.1 Thị trường F&B Việt Nam

Theo thống kê từ VIRAC và Euromonitor, tính đến hết năm 2022, Việt Nam có tổng cộng 338.600 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Trong đó, doanh thu ngành được ghi nhận đạt gần 610 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 39% so với cùng kì năm 2021.

tổng quan thị trường

Ngoài ra, thị trường “ăn ngoài” đã có sự chuyển tích cực sau đại dịch Covid 19, đạt gần 333,69 nghìn tỷ đồng. Khách hàng đang quay quay trở lại thói quen ăn ngoài và ưa chuộng các doanh nghiệp F&B đơn lẻ.

1.2 Tiềm năng phát triển mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ

Tại Việt Nam, đối tượng dân văn phòng, công sở là phân khúc khách hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu ngành nghề. Thông thường, đối tượng này không có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ăn uống. Họ cần một quán ăn vừa đáp ứng nhu cầu phục vụ nhanh chóng, lại không quá tải khách mỗi khi vào giờ cao điểm. Vì vậy mô hình kinh doanh quán ăn phục vụ sẽ có lợi thế phát triển.

mô hình kinh doanh tự phục vụ bằng robot

2. Quán ăn tự phục vụ là gì?

Quán ăn tự phục vụ (Cafeteria) là mô hình kinh doanh có sự kết hợp giữa siêu thị tiện lợi và cửa hàng đồ ăn nhanh. Khi sử dụng mô hình này, khách hàng sẽ chọn đồ ăn, thức uống, thanh toán tại quầy thu ngân và sau đó là thưởng thức. Quá trình sẽ diễn ra chủ động và không có nhân viên phục vụ tại bàn.

Hiện nay, mô hình đã xuất hiện phổ biến tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Đây cũng là địa điểm tuyệt vời cho nhân viên văn phòng, những người thường xuyên bận rộn. Tại Việt Nam, quán ăn tự phục vụ đang còn là mô hình lạ lẫm với người tiêu dùng. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm sở hữu, hình thức kinh doanh hứa hẹn sẽ trở nên phổ biến trong thời gian tới, đặc biệt là tại các thành phố sôi động như Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội,…

tìm hiểu mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ

3. So sánh mô hình quán ăn tự phục vụ và Buffet

Dưới đây là mô hình so sánh sự khác nhau giữa quán ăn tự phục vụ và buffet dựa trên một số tiêu chí. Cùng Nhà Hàng Số khám phá ngay.

Tiêu chí Mô hình quán ăn tự phục vụ Mô hình Buffet
Cách thức thanh toán khi mua hàng Khách hàng sẽ thanh toán với thu ngân sau khi chọn món tại khu vực bày đồ ăn và phải trả thêm phí nếu muốn dùng thêm. Khách hàng có thể dùng thêm bất cứ món ăn nào tại quầy mà không mất thêm phí và thanh toán sau khi kết thúc bữa ăn
Mục đích kinh doanh Tiết kiệm thời gian cho khách hàng và mang đến không gian thoải mái Tiết kiệm chi phí khi khách hàng đi với nhóm đông người
Thực đơn món ăn Đa phần là các món ăn đã được chế biến sẵn Đồ ăn đa dạng, bắt mắt và sang trọng
Thời gian khách hàng chờ đợi Khách hàng chỉ mất từ 3 – 5 phút để chọn món và thành toán Khách hàng có thể lấy đồ ăn bất cứ lúc nào, không phải chờ đợi
Số lượng nhân công Số lượng nhân viên ít hơn các mô hình nhà hàng khác Số lượng nhân viên nhiều hơn do lượng khách đông

khách hàng phải trả thêm phí nếu lấy thêm đồ ăn

Xem thêm:

4. Kinh doanh quán ăn tự phục vụ cần bao nhiêu vốn?

Nguồn vốn là yếu tố quan trọng, cần cân nhắc trước khi mở quán ăn tự phục vụ. Theo đó, tùy vào quy mô và mục đích kinh doanh, mỗi quán ăn sẽ có mức vốn khác nhau. Dưới đây là các khoản chi phí mà chủ đầu tư có thể tham khảo:

Khoản mục Chi phí 
Mặt bằng 10-30 triệu đồng/tháng
Nguyên vật chế biến 2-5 triệu đồng/ngày
Trang thiết bị 40-70 triệu đồng
Chi phí vận hành hàng tháng: điện, nước, wifi,… 3-5 triệu/tháng
Dụng cụ ăn uống 5-10 triệu đồng
Máy tính tiền 5-10 triệu/máy
Nhân viên 6-10 triệu/tháng

máy tính tiền tại quán ăn tự phục vụ

5. Quy trình mở quán ăn tự phục vụ

Nhìn chung, quy trình mở quán ăn tự phục vụ khá giống các mô hình nhà hàng khác. Nhà khởi nghiệp nên khảo sát thị trường trước khi tiến hành xây dựng quán ăn để đảm bảo hoạt động hiệu quả.

  • Bước 1: Xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
  • Bước 2: Lựa chọn mặt bằng kinh doanh
  • Bước 3: Tuyển chọn và đào tạo nhân viên
  • Bước 4: Thiết kế không gian quán ăn
  • Bước 5: Trang bị nội thất và dụng cụ ăn uống
  • Bước 6: Tìm kiếm và lựa chọn nguồn nhập nguyên liệu chất lượng
  • Bước 7: Tiến hành xây dựng quán ăn
  • Bước 8: Quảng cáo quán ăn nhằm thu hút khách hàng

không gian quán ăn tự phục vụ

6. Tại sao nên kinh doanh quán ăn tự phục vụ

6.1 Không gian quán ăn thoải mái, chủ động

Với mô hình này, khách hàng sẽ được trải nghiệm không gian rộng rãi, thoải mái. Thông thường, quán ăn sẽ được thiết kế với nhiều khu vực bao gồm: quầy trưng bày đồ ăn/thức uống, quầy thanh toán, khu ăn uống và nghỉ ngơi.

6.2 Thực đơn tối giản, ưu tiên đồ ăn chế biến sẵn

Thực đơn quán sẽ bao gồm các món chế biến sẵn, có thể thưởng thức ngay. Đi kèm với đó là dụng cụ ăn uống tiện lợi, dùng 1 lần, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

món ăn trong menu quán ăn tự phục vụ

6.3 Tối ưu chi phí thuê nhân công

Ưu điểm lớn nhất của mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ là tối ưu chi phí với số lượng nhân viên ít. Nhân viên chủ yếu chỉ thực hiện nhiệm vụ thanh toán, chuẩn bị món ăn và dọn dẹp sau khi khách hàng rời đi. Hình thức này cũng phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn vốn ít ỏi.

6.4 Quy trình quản lý đơn giản

Với số lượng nhân viên ít như trên, mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ sẽ có quy trình quản lý đơn giản. Nếu như trước đây, các cửa hàng, quán ăn sẽ phải đào tạo nhân viên, thì với mô hình mới này, quá trình sẽ diễn ra trên hệ thống.

6.5 Xây dựng văn hóa mua hàng văn minh

Văn hóa mua hàng văn minh khá phổ biến ở quốc gia như Nhật Bản. Tại đây, khách hàng sẽ trung thực trong quá trình mua sắm. Hầu hết khách hàng đều có ý thức trong việc lấy đồ ăn vừa đủ, dọn dẹp vệ sinh trước khi rời đi. Mô hình cũng góp phần xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam trong văn minh lịch sự.

văn hóa mua hàng văn minh của khách hàng

7. Một số lưu ý khi bắt đầu kinh doanh quán ăn tự phục vụ

Bên cạnh những cơ hội phát triển, các nhà khởi nghiệp nếu muốn kinh doanh mô hình quán ăn tự phục vụ nên tham khảo những lưu ý sau để đảm bảo giảm tránh rủi ro và nhanh chóng gặt hái thành công:

  • Xây dựng chiến lược và kế hoạch cụ thể, đáp ứng nhu cầu và sở thích của khách hàng mục tiêu
  • Cần có bảng hướng dẫn chi tiết cho khách hàng mới đến quán lần đầu, để tránh bỡ ngỡ và lạc lõng, dẫn đến những trải nghiệm không hài lòng
  • Thiết lập nội quy chung của quán ăn, nhằm tạo không gian thoải mái, văn minh, lịch sự
  • Nhân viên tránh làm phiền khách hàng trừ những trường hợp ngoài ý muốn
  • Tránh xây dựng quy trình phức tạp và làm mất nhiều thời gian của khách hàng
  • Thiết kế không gian quán ấn tượng, thu hút sự chú ý của khách hàng
  • Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết tại quầy

bảng hướng dẫn tại mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ

Xem thêm:

8. Khám phá mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ đầu tiên tại Việt Nam – BACKWORK

Không nằm ngoài xu hướng thương mại tiêu dùng toàn cầu, Việt Nam cũng đang dần gia nhập thị trường với các thương hiệu kinh doanh quán ăn tự phục vụ đầu tiên. Trong đó, BACKWORK được xem là một trong những cái tên nổi bật nhất. Vào tháng 8/2019, BACKWORK chính thức khai trương cửa hàng tự phục vụ mang thương hiệu Việt. Tại đây, khách hàng sẽ được thoải mái lựa chọn với thực đơn đa dạng, hấp dẫn.

mô hình cafeteria ở việt nam

Các dịch vụ nhỏ mà khách hàng có thể lựa chọn trong chuỗi hệ thống BACKWORK bao gồm:

  • Cơm trưa tự chọn: BACKWORK sở hữu 36 món ăn đến từ các quốc gia khác nhau. Cụ thể là Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Giá đồ ăn dao động từ 29.000 – 44.000. Mức giá phù hợp với điều kiện tài chính của người Việt
  • Thiên đường mì: Khách hàng tự tay pha chế những tô mì trộn đặc biệt dựa trên sở thích
  • Bữa tối lẩu tự chọn: Mỗi suất lẩu tại BACKWORK có giá 99.000 đồng. Đồ ăn đi kèm cũng được đánh giá tươi ngon, hấp dẫn
  • Thế giới đồ ăn vặt hấp dẫn: Đây chính là điểm đến lý tưởng cho những ai mê đắm ẩm thực Hàn Quốc. Hầu hết các món tại đây sẽ phù hợp với khách hàng có độ tuổi từ 15 – 27
  • Đa dạng các loại đồ uống: Nước uống tại BACKWORK được đóng chai và để trong tủ mát. Giúp khách hàng giải nhiệt mùa hè hiệu quả

9. Tạm kết

Như vậy, bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc về mô hình kinh doanh quán ăn tự phục vụ. Với sự phát triển như vũ bão của thị trường F&B. Mô hình này sẽ mang đến nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các mô hình khởi nghiệp quán ăn ấn tượng khác để lựa chọn hướng đi phù hợp cho bản thân.

5/5 - (3 bình chọn)
Thanh An
Thanh An
Là một người đam mê viết lách, tôi luôn tích cực mang đến những bài viết chân thực, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân thông qua trải nghiệm thực tế.
Để lại một câu trả lời

Share bài viết:

Bài viết nổi bật

5 tin tức bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những tin tức nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Mọi người đang đọc
Related

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè: Bí quyết thành công

Mô hình kinh doanh quán ốc vỉa hè với...

Mô hình quán nướng ngoài trời: tối ưu chi phí – tối đa lợi nhuận

Mô hình quán nướng ngoài trời là mô hình...

Mở quán nhậu ở nông thôn: “cơ hội vàng” cho người mới khởi nghiệp

Mở quán nhậu ở nông thôn là mô hình...

Bí kíp kinh doanh quán cơm văn phòng thành công

Kinh doanh cơm văn phòng cần lưu ý những...